Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:30:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355727 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #390 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 12:23:50 pm »

SGG !sao còn đắn đo nữa ? mỗi chúng ta tìm đến trang này là đã muốn chia sẻ rồi  ,bạn làm tôi tò mò đấy ,tiếp tục đi ,một đoạn ví dụ cũng được .
 Mình cũng như bácBob đọc rồi và chỉ thấy sự ác liệt và tình  yêu thương đồng đội của một người đa cảm .Ngày đó gác bút nghiên lên đường ra trận ,mình cũng ghi nk nhưng ko có khiếu văn chương và liên quan nhiều đến một cô gái xóm đạo ,sau này sợ vợ nên đốt mất rồi (!) bây giờ tiếc quá ,giá còn thì kể cho các bác nghe chắc cũng ấn tượng lắm đấy .
Sắp tết rồi kể truyện tết lính đi bác Bob ơi .               
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #391 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 12:54:03 pm »

...mà các đơn vị quân y hồi ấy bao giờ cũng nằm ở tuyến sau...
...! Và "nhật ký chiến trường" của ai đó (nếu nơi vào tay địch) biết đâu lại cung cấp cho đối phương biết bao "tư liệu" "quí"...!
 Rất cảm ơn SGG@! với tầm nhìn rộng nắm bắt nhiều thông tin "gần...xa" và xử lý thông tin theo cách "riêng" của mình rất hay.... bái phục, bái phục!

@bob: SGG đắn đo qua nay - cứ ngại câu "chuyện góp" của thằng em lứa trẻ có thể phá vỡ toàn cảnh của trang ký ức của những bậc đàn anh...
Dưng xét ở góc nào đó - đối với em - cũng là... "Ký ức một thời"
Mà trên hết cả... em lao đầu vào chuyện này cũng phát xuất từ một chút "tự cao, tự hãnh và tự hào" của người lính, chiến sĩ QDNDVN (?)

Vâng, như Bác vừa nêu đó "...các đơn vị quân y hồi ấy bao giờ cũng nằm ở tuyến sau..." và SGG em cũng nêu nhận định về việc "ém tài liệu"
Không nói gì đâu xa, chỉ ngay trên trang QSVN này, ai cũng thấy sự ác liệt vào đoạn 1968-1970 trên chiến trường Quảng Ngãi-Bình Định... những đầu cầu về đồng bằng bị siết chặt - đó là thời gian chịu đựng nhiều "đòn hiểm" của Sư 2, Sư 3 Sao Vàng... (mà có lần, ở đâu đó trên đây, SGG có nêu đại ý rằng... những D406, D409 được thành lập trong giai đoạn này, phải lấy từ các cán bộ khung... để chính là mong nhờ dùng chiến thuật "đặc công" để phá đòn thế này...

Trở lại câu chuyện, về những cái "tự..." trên kia... Thật sự là SGG em "muốn phá lên cười" với cái nỗi nghô nghê của một SQ tình báo, con của một quan chức cao cấp, được đào tạo bài bản từ học viện có tiếng... nhưng tay ấy chỉ chăm chăm với một lý luận "Vì đương sự là một bác sĩ quân y - nên hẳn chị ta ở đâu thì gần đó phải là F2, F3..."
Và một đội trực thăng tìm diệt đặc biệt được lập ra để "không phải là giết, mà là theo dấu chân" để làm phóng đồ truy tìm cái sư đoàn Bắc Việt khét tiếng kia... vâng, khét tiếng đúng nghĩa...

Theo dấu tọa độ từ GPS của trực thăng... theo dấu các ghi chép báo cáo từ những kẻ phản bội... mới thấy rằng, bàn chân của "bà chị đáng kính của em" đã tạo thành một ô vuông có mỗi cạnh 25km
Hỡi ôi, các bệnh xá... chỉ là một trạm quân-dân-y kết hợp... mà vì lý do này khác, chủ yếu để ưu tiên chăm sóc cho dân vùng "chống càn 100%" - dầu người đứng đầu là một nữ Bác sĩ Quân y

Quyết định theo "dấu chân" kiểu ấy suốt một thời gian dài - theo một bác sĩ quân y để tìm diệt một sư đoàn - đúng là một phân tích tình báo... chỉ có ở một cái đầu... ngắn mà không chỉ là ngắn tóc Grin - những cái "tự..." trên kia của SGG là từ lý do đó!

Không phải ngẫu nhiên mà ai cũng đọc thấy cái cụm từ "Chị đã chia lửa cho cả một sư đoàn" - có khi có đọc mà chưa kịp hiểu hết ý!

Đến đây, thì chợt "lóe" một chút niềm tin vào sự thần thánh, bản lĩnh chiến tranh của bộ óc tập thể đã đẻ ra cái trạm xá kia!
Và chợt thấy cảm thông hơn với suy nghĩ "Sao bà chị anh hùng của mình lại có thể hớ hênh đến độ đi rừng mà mở nhạc cho vui tai - chốn ấy đâu phải đang trên rừng Trường Sơn đất Lào đâu, nó chỉ cách QL1 và cái đồn Núi Bé kia có non chục cây số mà..."
SGG em nghĩ, có những góc kỳ lạ trong chiến tranh - mà ta đừng đào sâu làm gì để mất đi vẻ diệu kỳ của nó...

Dưng đó là chuyện trong tâm tưởng - là những đúc kết về sau - chưa phải là chuyện "đã trải" để kể như một "ký ức"

SGG em đang "kéo rê" topic để cho hai ông anh Bob, Tomqb3... có chút thì giờ "giải lao" nhới về chuyện "Tết của lính" thôi đó nghen... Grin
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #392 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 01:46:56 pm »

Trở lại với câu chuyện năm 2005 ngày ấy...

Những sự kiện liên quan đến "sự trở về của cuốn nhật ký" hay gọi là "trả lại" hay gọi là "giữ để tìm về"... rồi là những chuyện viếng thăm, những phát biểu kính phục, ngưỡng mộ từ những người "nghe chuyện" hẳn cả nước này ai cũng biết!

Và SGG chỉ quan tâm đến người trong cuộc... người ở bên kia chiến tuyến - người mà như trong bài trên, đã "mất giá" trong lòng SGG vì sự tự hào pha chút háo thắng của một gã lính hậu bối - nếu chỉ xét riêng về mặt kỹ năng quân sự!
Thưa các Bác, thâm tâm SGG không hề diễu cợt hay nhạo báng sự "cảm phục" của họ về những anh chị chúng ta... như những gì mà ai cũng đã biết!

Nhưng bởi là người lính, không có gì ngăn chúng ta có những suy nghĩ đa diện cho một vấn đề nào... Vì chưng, ngày 2/5/2005 chính là mốc của con số "30 năm quá 2 ngày" - mà luật pháp xứ người ta cho phép "không truy cứu trách nhiệm hình sự" cho một tài liệu cấp nào đó - người Sq đối phương đã từng tốt nghiệp trường luật sau khi rời quân ngũ mà!

Mà thôi, họ cũng phải biết cách để "tồn tại" chứ - huống chi, khi họ đã có lòng mang về một thông tin "người thân" của mình!
Người VN chúng ta có một truyền thống tốt đẹp, "nghĩa tử là nghĩa tận" - lấy vị tha làm nghĩa cử giao hòa... nên người khách bên kia chiến tuyến xưa thì nay được đối đãi như là thượng khách!

Có điều, chuyện không có gì đáng nói, nếu như không có một "bầu đoàn thê tử" báo chí, máy quay... kéo nhau vào chốn rừng xanh để rồi đặc tả cảnh "nơi suối này, ngày ấy chị đã từng... giặt băng cho đồng đội của mình" - một giọt nước mắt rơi kéo theo cả triệu người sướt mướt...

hừ hừ... cái bờ hồ chỗ ấy, năm 1977 mới được hình thành, bao nhiêu ngày công đào đắp hàn nối các mõm núi, để trở thành một hồ Liệt Sơn, giữ nước đầu nguồn cho cả một huyện Đức Phổ
Mà trong tay của SGG, đang có bao nhiêu là bản "báo cáo hành quân" "báo cáo cây nhiệt đới"... chi tiết tọa độ, vệt di chuyển của cái radio vào giờ nào có bài "Danuble xanh"

Dấu chân bà chị đáng kính của gia đình, mà SGG đã gọi cho Mẹ, xin kết nghĩa từ xa - ngay từ những ngày đầu biết thông tin - đang là "dấu hỏi lớn" trong tâm trí của SGG! Vì rằng, một ngày trước lúc hy sinh, chị "đã làm gì, ở đâu" - khi chị và đồng đội đang thật sự bị... bỏ rơi, vì cả một "tuyến" đang bị bao vây vì một sự phản bội!
Mà lúc ấy - SGG đã biết, những con đường của chị đi qua, theo dòng nhật ký - nay đã phần nhiều nằm dưới đáy hồ kia rồi!

"Giọt nước mắt ấy..." đã khiến SGG trong 16 tiếng đồng hồ - từ 13g30 trưa ngày 4/11 đang ở tại Phan Thiết, tức tốc quay đầu chiếc honda DH88 của mình ra miến Trung... đến 7g30 sáng hôm sau, có mặt tại Đức Phổ... rồi sau đó một ngày, dắt bà con, trong đó có 3 đồng đội của chị... băng rừng, cắt núi... vào đến nơi chị hy sinh ban đầu, đúng nơi có gốc cây mà trong 3 người đồng đội đi theo đó, có 2 người đã chính tay vuốt mắt, đặt chị nằm giữa núi rừng - và sau đó thì "giải mã" chuyện hai ngày trước khi hy sinh, chị chị đã phải một mình băng rừng rất xa, tìm nhờ bà con H're hỗ trợ! Và chĩ trong hai đêm, chị và hai mươi mấy bà con, đã đào bốn cái hầm, và chuyển hết các thương binh sang chỗ mới, cách đó gần chục cây số đường rừng - Chỉ vì cuốn nhật ký và sổ lương thực bị bỏ quên mà chị quay về và bị hy sinh...

SGG em đã tìm được một già làng, ở một bản sâu trong rừng Ba tơ, không một bóng điện, không một radio, TV... - hơn ba chục năm, ông đi về thị trấn có đúng 2 lần - gần như không biết gì nhiều với "thế giới bên ngoài" - càng hoàn toàn không biết suốt mấy tháng qua (lúc 11/2005) mọi người xôn xao chuyện về một bác sĩ mà ông chỉ kêu là "y ta cham"

SGG em nhớ như in, nét mặt "người nhân chứng" - vừa chiêu cút rượu bằng chiếc lá ngắt vội của SGG để kết nghĩa "pạ con"... vừa trầm ánh mắt, thở dài khi giờ mới biết tin "y tá cham" chết rồi à? Đã mấy lần, ông pạ già buông câu thảng thốt "tau đã bảo đừng về mà nó có chịu nghe đâu" - ông chính là chàng thanh niên hơn ba chục năm về trước, đã đốt đuốc vào rừng hú gọi huy động người về hỗ trợ "y ta cham" (bởi khi địch đổ bộ càn quét, cả bản làng đã mạnh ai nấy tản vào rừng sâu)

Ngay sau chuyến đi ấy, SGG đã gặp gỡ các vị chứcquyền của tỉnh QN (chính xác hơn là bị... vây gặp Grin) để cung cấp những thông tin cần thiết cùng một số đề nghị khác, cốt sao cho mảnh đất rừng đó được lưu giữ vẹn tròn...
Ngày nay, nơi chị hy sinh đã có một cụm tượng đài kỷ niệm, chút còn lại của trạm xá xưa nghe rằng được phục dựng chút ít... cũng ở gần đó... và chắc chắn là thật cách xa nơi "bối cảnh rửa băng" làm rơi nước mắt hàng triệu người trên một kênh truyền hình Quốc gia!  
Thật sự, cho đến nay, SGG chưa có dịp quay lại khu rừng ấy - ngày khai trương cụm di tích, tỉnh QN có lời mời nhưng SGG không sắp xếp dự được vì kẹt đi công cán ở... nước bạn Lào (thì cũng với một vài chuyện... tương tự)!

Chỉ biết rằng, cho đến nay, mỗi khi có dịp ngược xuôi ngang địa phương "đất thép xưa" ven đường QL1 ấy, hễ khi SGG bước xuống xe là như bước vào nhà mình, trong tình thân ái của bà con, con cháu của những lão làng là những người đã từng bám trụ kiên cường cùng sống cùng chiến đấu với "Bà chị kính yêu" trong những tháng ngày ác liệt ấy...
Họ luôn cảm kích pha lẫn thắc mắc, không hiểu bằng cách nào... mà chú em này từ trong Saigon ra, lại có thể dắt mọi người, phom phom vào rừng, băng suối vượt đồi để đến chính chỗ mà hàng chục năm qua người ta cũng đã có nhiều lần tìm đến chỉ nhằm để tưởng nhớ người đồng đội, đồng chí và chính là mảnh đất chiến đấu ngày xưa lưu giữ đoạn tuổi thanh xuân của họ (bởi từ năm 76 cải táng rồi những năm 90, Chị đã trở về với lòng Hà nội, nơi quê nhà mà tứ đó chị đã ra đi)

Thì bà con làm sao mà hiểu được, khi SGG chỉ với một mảnh giấy "ngày 22 tháng 6 năm 1970. tọa độ xxxxx-xxxxx. Một phụ nữ đi thẳng vào đội hình - tình trạng số 3 - nổ súng! Một balo nhỏ có vài tài liệu sổ tay tiêng Việt, có vẻ là một NVA quân lương - mang tài liệu về!"
(May cho "Bà chị" của SGG - đó chỉ là một đơn vị BB kích càn - chứ đúng là đội tìm-diệt Oranger của gã D. - mà hiện nay cứ mỗi năm ba tháng phải ngâm mình trong nước băng Ngũ Đại hồ vùng Bắc Mỹ, để trị liệu căn bênh... hội chứng VN - thì thể nào cũng có chuyện "cột chân treo trực thăng..." để đi rêu rao thị uy cùng dân chúng - như chúng đã làm với nhiều người khác)

Câu chuyện kể đến đây dừng được rồi - ta không cần đào sâu hơn nữa...
Dưng sở dĩ, hôm nay SGG muốn thổ lộ câu chuyện ký ức này... chỉ vì một ẩn ý... muốn chuyển đến những người bạn có hữu ý!

Vì rằng, đã quá 35 năm rồi đó...
Nghĩa là... 35 năm, là một thời hạn... cho các tài liệu ở một mức cao hơn được giải tỏa... mà trong đó chính từ những "báo cáo hành quân/confidential" có khi sẽ cho ta thấy những thông tin chi tiết về những đồng đội đàn anh "Vẫn chưa về..."

Bác Bob. Tomqb3 và các Bác hiểu lòng thằng em SGG này chứ?

*SGG hiệu đính: sửa vài lỗi chính tả và bổ sung vài từ ở câu kết (có thể so sánh với quote trong bài Bác Bob phía dưới) - thể theo vài lời nhắn nhắc của một số anh em (thật ngạc nhiên khi những bài của SGG lại được nhiều người chú ý quan tâm - thậy ấm lòng và Cảm ơn cả nhà chúng ta)
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2011, 10:03:55 am gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #393 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 02:30:21 pm »

Sắp tết rồi kể truyện tết lính đi bác Bob ơi .               


 Cảm ơn bác Tom@! Bob ở lính có 10 năm, cuối năm 1979 đã ra quân. thời gian ở Tây nguyên (trước 1975) cứ dịp tết là vào chiến dịch (mùa khô), nên có biết tết thực sự là cái gì đâu. Chỉ nhớ trước khi vào chiến dịch cấp trên nhắc: "tổ chức ăn tết trước cho ae" để chuẩn bị đánh lớn...Việc tổ chức tết cũng "xôm" lắm: nào là bánh chưng, bánh tét, giò chả...rượu, thuốc lá...! chương trình văn nghệ tự biên tự diễn "mừng xuân" cũng vui lắm! Nhưng mọi cái đều chế biến với những loại thực phẩm "tự kiếm" lúc bấy giờ! do vậy nên bob đã kể với bác về "măng 7 món" đó! Riêng rượu thì tuyệt! Cứ Vitamin b1 nghiền ra trộn với củ riềng (rừng) giã nhỏ, sắn luộc bóp vữa ra đễ nguội. tất cả trộn chung vào nhau rồi cho vào xoong đậy kín, ủ cỡ 1 tuần lấy ra pha thêm nước rồi chưng lấy rượu uống... say ra phết! Hì...hì...Tết lính mà!
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #394 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 05:54:41 pm »

-SGG ! rất cảm ơn ,lính nó phải thế chứ , để Tết này có dịp tôi sẽ hỏi thêm người Df năm xưa ,sẽ có vị trí và các thông tin khác về câu chuyện tôi kể .
- Bác Bob giờ tôi kể cái Tết đầu tiên trong lính bác nghe ,nhưng ko nghe bằng tai cv nhé !
  Tết 72-73 lúc đó còn trên đường hành quân ,chắc ở trên đất Lào ,hôm 30Tết cũng là ngày kỷ niệm thành lập Đảng .hôm ấy đơn vị cũng phát động ,hành quân khí thế , đảm bảo tốc độ đến trạm sớm .Tiêu chuẩn tết của chúng tôi năm ấy mỗi người được một chiếc bánh chưng nhân bằng đỗ đỏ ko có thịt ,hình như cũng ko có muối .khi nhận bánh vẫn hành quân bình thường , đến lượt ai đi qua chỗ phát bánh  thì được phát một cái .
  Tôi còn nhớ một truyện ,bây giờ nghỉ lại vẫn thấy bật cười : chả là hôm ấy ,trong khong khí phấn khởi ,mấy cây văn nghệ của c2 ,d76 chúng tôi thi nhau hát vừa động viên nhau ,vừa mừng ngày thành lập Đ, đón xuân mới . Đại đội tôi có thằng Luân Đen .nó có dọng hát rất truyền cảm ,hát rất nhiệt tình ,cả đoàn quân cứ vỗ tay bắt hát đi ,hát lại ,không khí rất sôi động ,lúc ấy có anh Tác là liên lạc đại đội ,hay đi nhác nhở anh em ,anh này cũng hát được ,tuy ko hay lắm nhưng được cái nhiệt tình ,lúc lên đến đỉnh dốc lại xung phong hát cho khí thế ,mỗi khi anh hát song ,mọi người chúng tôi lại vỗ tay yêu cầu hát lại .  Lúc đầu thì bình thường ,cứ vỗ tay liên tục là hát lại ,nhưng về sau thấy anh ta vẫn còn sức hát nữa ,mấy thằng lính học trò chúng tôi mới nghĩ ra kiểu động viên quáy ác ,kiểu học trò : mấy thằng lại vỗ tay rầm rầm ,miệng kêu
  Tác ơi hát nữa đi ... đi, hát cho chết đi... đi  ,hát cho chết  mày đi ... đi
vừa hô ,vừa sợ ctv nghe thấy thì ông ấy bêu cho ,mãi sau người ca sĩ mới nghe thấy ,mặt tưng hửng ,ngơ ngác ,chúng tôi ôm nhau cười khoái trá .
hành quân mệt ,lại ko biết giờ giấc thế nào nên ngủ đến sáng mới biết đã sang năm mới ,lại hành quân tiếp .   
       
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #395 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 03:13:48 pm »

Nghĩa là... một thời hạn... cho tài liệu một mức cao hơn được giải tóa... mà trong đó chính những "báo cáo hành quân/confidential" có khi sẽ cho ta thấy những thông tin chi tiết về những đồng đội đàn anh "vãnchưa về..."

Bác Bob. Tomqb3 hiểu lòng thằng em này chứ?

 -Bob hiểu và rất cảm phục nữa. Thông tin của SGG@ đã mở thêm tầm hiểu biết cho bob, Chứ cứ như sự đọc và nghe của bob thì chỉ thấy "một chiều" và một "màu hồng"... Cảm ơn SGG@ rất nhiều!
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #396 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 12:57:25 pm »

** SGG ! tôi cứ phải đọc đi đọc lại bài của bạn ,tệ hơn nữa là sau khi đọc lại muốn mổ cò tí nữa (!)
Cũng như bác Bob tôi cũng đã hiểu cái ý tưởng của bạn về một con đường về cho những “đàn anh vẫn chưa về “ và ý nhắn đi nhắn lại ... đã 35 năm rồi ...
Hôm nay tôi lại nhớ một câu truyện cũng có thể nói là tìm đường về ,và có khi hơn thế nữa là tìm đường sống cho một người lính cấp dưới của một người chính ủy trung đoàn trong KCCM ,mà tôi đã  chứng khiến ,việc làm của anh khắc mãi trong trí nhớ của tôi ,và hình như nó đã tác động nhiều đến tôi trong cuộc sống sau này .
Câu truyện là thế này :
.... vào khoảng giữa năm 73 sau khi hiệp định đã ký nhưng tiếng súng vẫn nổ ,có khi còn rất ác liệt . Trung đoàn 25 thuộc B3 có một điểm chốt rất lợi hại ,hôm ấy trên chốt có một tổ 3 người do tiểu đội trưởng tên Mạnh người Ninh bình chốt ,thường mỗi đợt chốt phải mấy ngày mới thay phiên ,lại đã hàng tháng tình hình yên tĩnh ,người At mới quyết định giao cho 2cs ở lại trực còn mình đi xuống bản chơi và tìm thứ để ca cóng .ko ngờ sau khi người at đi thì chốt bị bọn bk tập kích ,chốt bị chiếm mà phía sau ko biết ,bọn bk đột nhập sâu vào hậu cứ của trung đoàn ,vào trạm xá của trung đoàn ,do bị bát ngờ và lực lượng chính ko về kịp nên chúng đã gây ra thiệt hại nặng và rút an toàn .Khi phát hiện có địch người at chạy về chốt thì thấy mất chốt ,chạy về hậu cứ thì thấy đã bị địch tàn phá ,nghĩ rằng do mình bỏ chốt đã gây thiệt hại cho đơn vị nên người at trong lúc ko sáng suốt đã trốn trong rừng ở khu vực quanh đơn vị .Máy ngày sau đơn vị mới phát hiện ra ,người At liền bị một trận lên bờ xuống suối ,tí nữa thì bị chỉ huy bắn ngay tại bờ suối .Sau đó ko biết thông tin từ trong địch hậu ra thế nào mà tội trạng là :”chiêu hồi ,chỉ điểm ,dẫn bkvào đánh pha hạu cứ , đã được phía địch cho đi trực thăng về PLK ăn chơi ,rồi lại được cài về tiếp tục hoạt động “.Với tội trạng trên chỉ còn chờ chết .Anh ta được đưa về Viện kiểm sát B3 giam giữ . Ngày ấy chúng tôi được quán triệt :phải tập trung cảnh giác ,vì đây là tên chiêu hồi rất lợi hại ,gác sách , đi đường  vv phải giữ khoảng cách an toàn .Của đáng tội trông anh ta cũng thấy gian gian ,lầm lì ,người lại vạm vỡ nên bọn tôi luôn phải thủ thế ,nhất là ban đêm khi anh ta xin phép đi tiểu .
 Được mấy tháng sau , ở dưới trung đoàn lại báo cáo lên là có thể nhầm lẫn ,cần khai thác tiếp để làm rõ . nhưng hỏi thế nào anh ta cũng chỉ khai như trước .Một hôm tôi thấy người chính ủy e25 lên viện KS ,nghe nói anh đã đi bộ hai ngày ,lằm ở trên viên hai đêm chỉ để tâm sự với người At ,lúc đầu vẫn một mực khai như trước nghĩa là có chiêu hồi ,có được đi máy bay trực thăng về PLK ăn chơi ,rồi được cài về tiếp tục hoạt động vv . Chúng tôi đã chứng kiến sự kiên trì của người chính ủy ,mãi sau anh ta mới chịu khai lại ,cuối cùng chỉ còn tội bỏ chốt ,gây thiệt hại nghiêm trọng ,bị kỷ luật cho ra Bắc ngay .thật là một tấm lòng cao cả ,trách nhiệm với sinh mệnh của cấp dưới .
- bác Bob có biết e25 thuộc B3 sau chiến dịch TN nó đi đâu ,ko thấy có trong biên chế QĐ3 khi tham gia chiến dich HCM ?   

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #397 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 03:49:42 pm »

Bác SGG nói về nguyên nhân dẫn đến chuyện chị ĐTT quay về, lọt vào ổ phục rồi hy sinh cũng giống như em nghe chị KT em ruột chị ĐTT kể lại, ngậm ngùi thật, đúng là sống chết có số.
Bác Tomqb3: người chính ủy trung đoàn 25 xử lý như vậy quả là sáng suốt, thấu tình đạt lý quá phải không bác. Em chỉ biết trung đoàn 25 Tây Nguyên đó là trung đoàn có bác Trần Tất Thanh, sau này là sư trưởng 31 QĐ3, tư lệnh QK2, đã hy sinh trong tai nạn máy bay quân sự ở Lào năm 1998 cùng bác Đào Trọng Lịch (nguyên Et của F316 trong chiến dịch Tây Nguyên 1975), khi đó là Tổng Tham mưu trưởng, một chuyến bay mất 2 tướng giỏi, đau quá.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #398 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 07:09:36 pm »

hơ! Bác Tomqb3... có một mẫu hồi ức thật là bi hùng về thân phận người lính... mà đôi khi xét thấu đáo, thì lại chính phát xuất từ "lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần trách nhiệm cao nhất" (!?!?)
Thật vậy, anh ta thừa biết "chuyện thì đã xẩy ra rồi, hậu quả cụ thể thế nào đã thấy" - nhưng nếu anh không "chịu tội" thì sẽ còn liên lụy đến đồng đội, đơn vị nhiều hơn... chi bằng "ta cam chịu" để có gì thì cũng gọi là "đáng tội cho sai phạm của mình"
Xin đừng nói gì về "không sáng suốt" hay "mù quáng" ở đây - mà càng thấy rõ hơn chỗ cũng bởi vì anh ta chính là... người lính mới vậy đó!

Vấn đề là trong lúc hữu sự, mấy ai có thời gian mà "nhìn thấy" được ngọn ngành - mà việc chính ủy cuốc bộ hai ngày trời cũng không chỉ là vì... một người lính ấy - mà chính là cái cao hơn, cái tinh thần gắn kết của toàn đơn vị "ở nhà" kìa...

Nhưng em chợt vui vì cái rút ra được từ câu chuyện chia sẻ của Bác Tomqb3: "kiên nhẫn, bền bỉ... để nhìn thấu đáo mọi chuyện"
Bởi SGG vừa mới làm "một bài thi" xong, trên tinh thần cũng thật vui khi thấy ông anh Bob của mình cũng đã chịu khó "lặn lội tới góc rừng xa chỉ để thêm vào một câu chữ như động viên tinh thần thằng em nhỏ! Cảm ơn Anh Bob nhiều nhé! Bài thi Chư Tan Kra em tạm hoàn tất rồi đó, hồi hộp chờ...

@qtdc: Chuyện chị ĐTT hy sinh trên đường quay về trạm xá cũ là chuyện ai cũng biết lâu lắm rồi - bởi đường về của chị còn cùng đi với hai người nữa, một người đang tụt đàng sau cua quẹo, còn người bên cạnh thì lại vừa vấp té ngay lúc một tiếng đạn nổ - chỉ một tiếng thôi!
Hẵn ta thừa biết rằng, phản xạ người lính sẽ làm hai chị kia "ém" luôn - riêng người gần chị nhất,có lẽ chỉ vì nghe một tiếng đạn và nhìn vết đạn duy nhất trên trán đó... đã trở thành "nín lặng" nhiều năm trời và... cũng đã có những điều không hay đến với cả hai trong nhiều năm sau này - cũng như rất nhiều chuyện kể, từ "đã chung vai nổ súng chiến đấu kiên cường..., hô khẩu hiệu thật to..."
Nhưng... không, không có gì cả khi lọt vào nguyên tắc ứng xử số 3 của một đơn vị biệt kích là "người không vũ trang nhưng đi thẳng vào vị trí số 1 của đội"
Thậm chí, mấy chị chỉ biết đi theo bà chị mình về để lấy đồ hoặc xóa dấu vết... nhưng cũng không biết là lấy đồ gì...

Bởi cái ba lô có cuốn NK và sổ lương thực thu được từ trong trạm gần đó, chứ đâu có mang trên người? Báo cáo chỉ ghi lại "có vẻ như là một bộ đội..." chứ bằng không thì... chẳng biết chuyện gì xảy ra khi chúng biết đó là ĐTT - người đang được treo giá cao mà!

Một trong 5 người lập mộ ban đầu chính là một bà chị khác, chị N. - đang bệnh yếu mấy năm nay, nhưng ngày ngày vẫn đến làm việc trong cơ ngơi xinh đẹp ngày nay để luôn tưởng nhớ về bà chị kết nghĩa của mình!
Và cũng đã nhiều năm nay rồi, chị N. vẫn chưa được thừa nhận trọn vẹn tuổi xuân chiến đấu của mình và những năm tháng công tác sau ngày hòa bình để trở thành một định suất thâm niên - bởi vì, chị ấy đã dám... "tự túc" Cry
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #399 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 10:48:25 am »

- bác Bob có biết e25 thuộc B3 sau chiến dịch TN nó đi đâu ,ko thấy có trong biên chế QĐ3 khi tham gia chiến dich HCM ?   


  Hồi ấy Bob có nghe E25 là trung đoàn độc lập, hoạt động ở B3 từ 1972... Chiến dịch xuân hè 1975 tham gia đánh BMT rồi phối thuộc với F10 đánh lữ dù 3 ở Khánh dương (3/1975), đèo Phượng hoàng...Nhưng sau đó E25 đi đâu bob cũng không biết nữa. Có bác nào nghiên cứu kỹ q sử biết rõ thông tin về e25 giúp bác Tom@ với.  Xin cảm ơn!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM