Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:09:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355722 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #340 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 02:09:08 pm »

Chào các bác Bob và Tomqb3.

Ôi. nhớ B3, những nồi sắn luộc trộm bằng thùng đạn đại liên lại đậy nắp khiến nó nổ to như bom, sắn nát bét bay hết chẳng còn củ nào. May mà không ai chết vì sắn. Thật đúng như câu nói thuở nào: "Sống mà ăn sắn"
- Đúng là lính Tây nguyên "gộc"! Nói cái vụ luộc sắng bằng thùng đại liên... chính xác 100%. Bob tui đã chứng kiến một lần như rứa... Cảm ơn bác trọngc6 đã "khui" lại cái ký ức sâu thẳm tưởng như đã quên lâu rồi.
- Còn quần áo thì đúng như bác Tom@ kể. Sau chuyến thăm B3 của cấp trên, đơn vị bob cũng được "bổ sung" quân trang..."nói ra thì cười vỡ bụng"! thôi thì lúc đó có còn hơn không mà...đúng không bác Tom@!
- Còn ăn thì mỗi người 1 ngày 400gram (4 lạng) gạo. Có khá hơn trước. Nhưng khi anh nuôi mở xoong quân dụng ra thì chả thấy hạt cơm nào! chỉ thấy toàn sắn là sắn...
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #341 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 03:21:06 pm »

Cái vụ mà bác Tom và bác Bob được quần áo mới nhưng mỗi nơi một kiểu, cụ Tố Hữu kể trong hồi ký của cụ ấy cảm động lắm. Trong chuyến đi "Nước non ngàn dặm" này, cụ Tố còn gặp con trai người cứu cụ khi vượt ngục những năm 1940. Theo cụ Tố kể thì người con trai đó trao lại cho cụ cặp ngà voi mà cha anh hứa để dành cho cụ Tố và cụ đem về để ở phòng khách phố PĐP, Hà Nội. Mà chuyện quần áo và nhầm lẫn quần áo này cũng thấy cụ Hiệp nói đến trong "Ký ức Tây nguyên" đấy hai bác ạ. Thủ trưởng cũng "sâu sát" ra phết đấy chứ.   
Vâng, đúng vậy. Hồi ấy lính tây nguyên rất quí trọng, kính nể các thủ trưởng. bởi tác phong sâu sát "đồng cam cộng khổ" và rất thương lính. Cảm ơn bác qtdc@ đã quan tâm.
 -Bac Tom@, hồi đó chắc được nghe các cụ TW nói chuyện trực tiếp, chứ ở đơn vị bob chỉ có tiểu đoàn trưởng trở lên mới được dự nghe. sau này có nghe kể chuyện lại thôi. đại thể các cụ "sạc" ghê lắm. Nào là: -"Các anh báo cáo TW là tự túc được lương thực, quân trang...Chỉ xin TW cấp đủ vũ khí đạn dược...vào thì thấy lính ăn mặc như thế../ Rồi các anh cho lính phá rừng trồng sắn...thu được mấy củ sắn đáng giá bao nhiêu, trong khi rừng gỗ quí phải hàng trăm năm mới có..vv và vv". Sau đó thì bộ đội Tây nguyên không "được" phát rẫy mới nữa. Tuy vẫn còn "tăng gia, sản xuất" nhưng chỉ trồng lại vào các rẫy cũ...
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #342 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2010, 07:26:32 am »

chào bác Bob ,bác Trongc6 f320 thật đúng là :     "Trường sơn đông nắng tây mưa
                                                                    Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình "
 nhắc tới kỷ niệm ,một thời gian khổ,đạn bom ,là trào dâng ngay.ngày đó thèm nhất là cơm .bọn tôi ở trên cq ,tiêu chuẩn chỉ có 3 lạng gạo một ngày thôi .thế mà có đợt chỉ ăn đỗ đỏ ,lạc và sắn thôi .cái món đỗ đỏ bi giờ thổi sôi thì rất là hấp hẫn ,nhưng ăn nó thay cơm mấy bữa thì nuốt ko trôi .còn quần áo đụp ,xà phòng ko có ,mang ra bờ suối đập mãi cũng ko xuể ,thì cho ra máy giặt ,chay bằng "thủy điện trực tiếp " .tức là chọn chỗ nước suối chẩy xiết ,cắm một cái cọc ,rồi vắt quần áo qua ,chỉ sau một đêm là sạch tươm .
-còn cái vụ các cụ vào "văng củ đậu" ,thì nhiều ,gọi là thâm cung bí sử ,mà sao ngày ấy thằng địch thì mù tịt ,còn các cụ đi lướt qua ,mà đọc ra từng vị một .các bác nhỉ.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2010, 06:59:12 am gửi bởi Tomqb3 » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #343 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 05:51:52 pm »

bac Bob đâu rồi ? tiếp tục đi chứ ! bây giờ ta phải hẹn nhau : bác nhớ phiá trước ,tôi phiá sau ,cùng nhau cho topic này rôm rả nữa nhé !
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #344 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:55:46 am »

bac Bob đâu rồi ? tiếp tục đi chứ ! bây giờ ta phải hẹn nhau : bác nhớ phiá trước ,tôi phiá sau ,cùng nhau cho topic này rôm rả nữa nhé !
-Mấy hôm rồi bob đi vắng, không tiếp chuyện bác được, mong các bác thông cảm. Vâng, từ khi có bác Tom@ vào QS Bob như trẻ lại. Dần dần nhớ ra những Ký ức sâu thẳm trong thời gian ở Tây nguyên (B3).
 Vâng, đang nói chyện ăn, mặc... ở tây nguyên ngày ấy. bob bỗng nhớ lại một chuyến đi nhận " gạo cách mạng" ở một bản dân tộc. vào khoảng đầu năm 1972: Công tác chuẩn bị (đạn gạo) cho chiến dịch xuân hè đang khẩn trương... đại đội của bob (có người dẫn đường) đến một bản rất heo hút gặp người "già làng". Người dẫn đường nói gì đó với già làng (bằng tiếng dân tộc) rồi già làng dẫn chúng tôi ra kho. Tưởng gần bản, nhưng cũng mất khoảng gần 1 giờ sau chúng tôi mới đến kho. Chắc kho chỉ cách bản vài km thôi nhưng vì không còn đường đi nên già bản phải cầm theo một con dao phát cây và một cây gậy. Già bản đi trước, vừa đi vừa phát cây, phát dây leo chằng chịt... Đến gần kho (chừng 100m) già ra hiệu cho chúng tôi đi đúng theo vết gậy cụ vừa gạt lá sang hai bên (do lá khô phủ kín). hóa ra đó là bãi chông tre, nhìn vào đám lá khô do gậy cụ gạt ra hai bên, tôi thấy lẫn rất nhiều đoạn chông tre bị gẫy vì mục (chắc chông đã cắm rất lâu). Khi đến tận nơi thì từ trong kho hàng đàn sóc chạy rào rào phóng ra khỏi kho con nhảy xuống đất, con chạy lên mái nhà đua nhau bám vào dây leo chằng chịt trên mái rồi leo tít lên ngọn cây...(Gọi là kho nhưng thực tế chỉ là một cái nhà sàn làm bằng gỗ và nứa rông chừng hơn chục mét vuông). Khi cụ mở kho thì cái đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là phân sóc (một lớp đen sì phủ kín mặt kho). già bản dùng gậy gạt phân vào một góc, rồi giục chúng tôi vào xúc gạo...(không phải cân đong gì). mỗi người lấy chừng 20kg (đầy một cái túi tự khâu) hoặc ba lô cóc. Nhưng gạo để lâu ngày chỉ thấy mùi hôi,(mùi hôi của mốc và mùi phân sóc). cầm một nắm gạo trong tay bóp mạnh là tan ra như bột. Trong lúc ae lấy gạo già làng kể: Đồng bào đã theo cách mạng là theo đến cùng. Tuy còn thiếu đói, có lúc đồng bào đói phải vào rừng đào củ mài ăn thay cơm nhưng gạo "ở kho' dành cho cách mạng thì không ai đụng vào một hạt. Có chứng kiến cảnh "gạo CM" thì mới cảm phục tinh thần của đồng bào dành cho CM lúc bấy giờ. Khi lấy gạo rồi chúng tôi ra về...quay lại bản trước khi chia tay với già bản, nói chuyện với ông mới biết: "Già bản" chính là người Hà nội, đi B từ hồi "Nam tiến"...Rất tiếc tôi không nhớ tên. nhưng hình ảnh người "thanh niên" hà nội ấy cứ ám ảnh mãi trong tôi. anh đã hy sinh cả tuổi xuân của mình...để phục vụ CM. Nhiệm vụ âm thầm của a là sống "Ba cùng" với đồng bào dân tộc, để giác ngộ CM cho họ...Mới đầu gặp a... Chúng tôi không nhận ra anh là người kinh. Vì anh cũng đóng khố, cởi trần, da đen cháy, Hút thuốc nương khét lẹt...Không biết sau giải phóng anh làm gì và ở đâu nữa, nhưng thành tích của những người như anh đóng góp cho cách mạng thật to lớn.       
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2010, 10:06:01 am gửi bởi bob » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #345 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2010, 01:28:31 pm »

 "để phục vụ CM. Nhiệm vụ âm thầm của a là sống "Ba cùng" với đồng bào dân tộc, để giác ngộ CM cho họ...Mới đầu gặp a... Chúng tôi không nhận ra anh là người kinh. Vì anh cũng đóng khố, cởi trần, da đen cháy, Hút thuốc nương khét lẹt...Không biết sau giải phóng anh làm gì và ở đâu nữa, nhưng thành tích của những người như anh đóng góp cho cách mạng thật to lớn."

Bác Bob ạ ! có lẽ người gìa bản đó tên là Cường ,bác âý là sĩ quan qđndvn ,mang quân hàm đại úy  (năm 73 ),vẫn thuộc quân số của B3 .ko thể tưởng tượng được phải ko bác ?bác nhắc đến truyện già bản ,mà tôi cứ nghĩ mãi ,sao ngày ấy Đảng ta đã rèn luyện được người cán bộ hy sinh cho CM đến thế nhỉ ?. để vận động đồng bào TN đi theo cm ,người cán bộ đã biến mình thành đồng bào , được dân làng bầu là trưởng bản ,già làng .ngày ấy bọn tôi cũng ko thể nhận ra bác ấy là người kinh .tôi nhớ một hôm vào năm 73 ,có đoàn văn công Việt bắc vào TN ,các cô văn công tiếp xúc với già làng ,luc ấy già làng Cường bảo :bây giờ đồng bào muốn nghe văn công hát , đồng bào ko chờ được đến tối ,thế là mấy cô văn công ,thi nhau hát ,như các cháu 3 tuổi ,ko ai mảy may nghĩ rằng người già làng kia là một sĩ quan và là người kinh .
chỉ có bọn mình mới được mục kích cái ý thực tế cuả câu thơ ,trong bài học văn ngày xưa:
       “mình đã cà rồi ,hàm răng ngà ngọc .
         khố trần một chiếc bưng đèo “
thôi bác nhỉ .
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #346 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2010, 03:40:35 pm »

Bác Bob ạ ! có lẽ người gìa bản đó tên là Cường ,bác âý là sĩ quan qđndvn ,mang quân hàm đại úy  (năm 73 ),
Ồ! hóa ra bác Tom@ cũng biết người "già làng" ấy! Bob gặp 1 lần duy nhất (năm 1972) mà nhớ mãi.
- Trong chiến dịch 1972 sau khi ta giải phóng đăktô - Tân cảnh (tháng 4/1972), đơn vị bob phối thuộc với E66 đánh Plei cần (đầu tháng 5/1972). Trận đó rất ác liệt...E66 đánh 3 ngày mà không dứt điểm được...phải rút. bob bị thương nặng nằm lại trận địa... mãi đến đêm mới được ae mò lên tìm, cáng về phẫu...rồi từ phẫu tiền phương về đội điều trị 10 của viện 211.
ở đó 1 tuần bob được đưa ra điều trị tại viện 470 trên đất Lào...
- Thời gian nằm điều trị ở Lào, bob lại gặp một ông "già làng" của Lào, nhưng ông này là cán bộ "to to" của bạn: ( là tỉnh đội trưởng tỉnh Atôpơ). Điều đặc biệt là người "cần vụ" của ông tỉnh đội trưởng là bạn thân của bob và cùng quê với bob. hỏi ra mới biết ông tỉnh đội trưởng là người Việt (quê Bắc thái). sang lào "công tác" lâu rồi... và có tên Lào (lâu quá bob không nhớ). Hèn nào câu:"Việt Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng hà Cửu long" mới ý nghĩa làm sao...
-Bốn tháng sau (khoảng tháng 9/1972) B3 có đoàn cán bộ sang nhận lại quân (đoàn do bác Thiên Lương làm trưởng đoàn), hồi đó bác Thiên Lương làm ở ban tuyên huấn B3 thì phải. "Bố" này có khiếu nói chuyện thời sự hay lắm! lính B3 có câu: "Mồn cá chép...mép Thiên Lương" mà. "Thiên Lương mà nói thì con kiến trong lỗ bò ra..."!
Đợt ấy có một số ae thương binh nặng (cụt tay, cụt chân, không còn sức chiến đấu) được ra bắc. còn bob và nhiều ae khác tiếp tục quay về đơn vị...     
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #347 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:36:06 pm »


Bác Bob ạ ! có lẽ người gìa bản đó tên là Cường ,bác âý là sĩ quan qđndvn ,mang quân hàm đại úy  (năm 73 ),


 "già làng" của Lào là ông tỉnh đội trưởng là người Việt (quê Bắc thái). sang lào "công tác" lâu rồi... và có tên Lào

     Ở miền đông nam bộ TTNL gặp du kích xã, ở Huế gặp biệt động thành toàn là người bắc đã rất kính phục. i "già làng" ở Tây Nguyên là người Hà Nội, "già làng" ở Lào là người Việt thì xin được ngả mũ, nghiêng mình.

     Chuyện của bác Bob ở Tây Nguyên gian khổ quá ! nhất là mù mịt không có "ánh Mặt Trời" và chẳng biết ngày nào ra . . .
Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #348 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:43:41 am »


Bác Bob ạ ! có lẽ người gìa bản đó tên là Cường ,bác âý là sĩ quan qđndvn ,mang quân hàm đại úy  (năm 73 ),


 "già làng" của Lào là ông tỉnh đội trưởng là người Việt (quê Bắc thái). sang lào "công tác" lâu rồi... và có tên Lào

     Ở miền đông nam bộ TTNL gặp du kích xã, ở Huế gặp biệt động thành toàn là người bắc đã rất kính phục. i "già làng" ở Tây Nguyên là người Hà Nội, "già làng" ở Lào là người Việt thì xin được ngả mũ, nghiêng mình.

     Chuyện của bác Bob ở Tây Nguyên gian khổ quá ! nhất là mù mịt không có "ánh Mặt Trời" và chẳng biết ngày nào ra . . .
Cảm ơn bác TTNL@ đã quan tâm! Bob vưỡn đọc ký ức "không quên - cười ra nước mắt" của bác đấy!. Chả là hồi năm 1970 bob có thời kỳ đi B "ngắn". Đã từng ở bãi hà Vĩnh linh, lội qua đầu nguồn sông Bến hải vượt qua những quả đồi cây khô "trắng hếu" trụi lá vì chất độc da cam...Lội dọc suối La la, Qua đồi không tên (đồi Bùi Ngọc Đủ), làng Cù đinh..điểm cao 544. Khoét hầm "hàm ếch" bên suối, nằm cả tháng trời trong đó. đầu năm 1971 chuyển lên Hướng hóa...đón lõng máy bay trong chiến dich đường 9 nam Lào.
 Khi thấy bác viết về Quảng trị thì bob dõi theo đọc miết đấy. Công nhận bác viết rất hay, cái "chất lính" nó toát lên câu chữ của bác rất thật... bob rất muốn học cách viết của bác mà học không nổi. bob chỉ viết theo cảm nghĩ "dân dã" của lính hồi ấy, "thấy sao viết vậy" cục mịch, nhưng rất thật... Có gì mong các bác thông cảm. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bác@.   
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #349 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 01:07:37 pm »

"ở Tây Nguyên gian khổ quá ! nhất là mù mịt không có "ánh Mặt Trời" và chẳng biết ngày nào ra . . ."

chào bác Bob ,TTNL :
-nói đến sự gian khổ ở TN trong kccm thì sự ác liệt của bom đạn chắc ko bằng chiến trường QT của bác TTNL ,nhưng đúng như bác TTNL nói ,nó mù mịt ko biết đến bao giờ được ra,và cái đói cơm ,rách áo triền miên.vì thế ngày xưa các chiến sĩ ta mới nói “ăn B2 ,ngủ B3 ,ra B1 “.mặc dù đầu năm 73 tôi mới vào đến TN ,nhưng cũng là lúc các đơn vị tham gia chiến dịch CT 72 giải quyết hậu quả.ngày đó nghe các anh em trực tiếp tham gia nói lại ,ta tổn thất rất lớn .
-bác Bob cũng biết bác Thiên Lương à ,ngày ấy, bác ấy là phó ban tuyên huấn của mặt trận B3 rất có tài nói truyện và viết ,năm 85,86 bác ấy đã viết một quyển sách về “Thú rừng TN” rất sinh động đấy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM