Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Năm, 2024, 03:16:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời " bộ đội "  (Đọc 149327 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #150 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 01:28:24 am »


Keke, đúng rùi đó Linh quany, sợ qué gì cái món Việt vị cơ chứ! Grin Tôi nhớ tới cựu danh thủ Giu ven tút là In gia ghi có nói rằng, cứ 3 lần anh ta có mặt ở vị trí nhạy cảm này sẽ có 1 lần anh ta ghi bàn thắng.

Cũng có người, mãi nhiều năm sau này còn tiếc hùi hụi: Sao hồi ấy mình không...Việt vị. Biết đâu lại ghi bàn ngoạn mục thì sao Cry

Cho nên, đôi khi vẫn ...cứ phải Việt vị là vậy;D
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #151 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 09:53:07 am »

...Tôi liên tục bị cộc đầu vào vách đá đau điếng. Thế này thì lúc lên bờ chắc sưng bố nó đầu mất ! tôi nghĩ vậy nhưng không dám nói, chỉ lầm bầm trong miệng .

  - Thế nào ! Thằng em ! Nghe chừng sợ rồi hả ? Một anh đi cùng nhóm hỏi tôi, như kiểu anh ấy đoán được ý nghĩ của tôi vậy .

   - Còn lâu nhé ! Ngày trước em đi bãi vàng...chui mãi rồi , chẳng qua lâu nên hơi quên thôi !

  Tôi nói cứng vậy chứ lúc đó tôi mệt lắm ! Lúc trên bờ nói rõ oai, giờ tự dưng lại xẹp thì ngượng chết đi được ấy. Lúc tôi nai nịt gọn gàng theo anh em, bố tôi ban đầu cũng không muốn nhưng rồi có vẻ cũng ...hơi hãnh diện khi thấy vẻ oai hùng của tôi. Ông Hai thì vui ra mặt. Đàn em của ông nhiều nhưng đều ..lão làng trong mọi chuyện, họ thực hư thế nào ông cũng chỉ tin chủ yếu vào những gì họ làm, và những điều họ làm cũng khiến vài lần ông đau đầu vì giải qyết hậu quả. Tôi biết ông cũng kỳ vọng vào tôi nhiều ( Ông nói với bố tôi vậy ). Đi qua lán em Nhu thấy em đang nhìn ra. Tôi ưỡn ngực thêm chút nữa rồi xin điếu thuốc người đi cùng châm hút, tý sặc !

   Người đi đằng trước ánh đèn pin cứ loang loáng, tôi nhìn lúc được lúc không liền kêu toáng lên “ Này ! anh làm gì mà đi nhanh thế, đợi em với chứ, chẳng nhìn thấy gì cả. Sưng mẹ nó đầu lên đây này ! “ Ngươì kia dừng lại nói với tôi “ chú mày phải nhìn thật tinh vào, nếu anh cứ dò dẫm soi đường cho chú thì có đến trưa không xuống tới nơi . Xuống hang thì phải biết quan sát, bé như cái lỗ mũi có gì mà không nhìn thấy!”

   Chúng tôi bò qua các đường ống ngoằn nghèo, có chỗ bé chỉ lọt nguyên người qua, đồ đạc người này qua xong quay lại đỡ cho người khác quăng vào. Qua những ống này xong tự dung tôi như lạc vào một mê cung, các ngõ hiện ra nhằng nhịt. thỉnh thoảng lại có một vũng nước sâu gần như phải lặn qua. Người đi đầu có vẻ quen cứ bò không cần nhìn đường. Lúc này cái khăn trên đầu tôi thấy nó vướng víu và nặng chình chịch vì nước và mồ hôi, tôi vội gỡ ra vứt đi thấy cũng nhẹ đầu chút...

   Tự dưng hiện ra một cái Ục thật rộng ( Ục ở đây chỉ những gian động dưới lòng đất, không phải có ý nghĩa như trúng “ ục” ở trên sông ) Phải bằng mấy gian nhà, tôi vội nói “ dừng nghỉ giải lao tý đi, em mệt lắm rồi. Xong kệ những người kia có đồng ý hay không tôi phi ngay tới dòng nước đang chảy , có lẽ là suối ngầm để rửa mặt, mặt tôi lúc này toàn bùn là bùn, không ngờ nước suối lạnh như băng làm tôi thọc tay xuống lại phải rút lên ngay. Người đi cùng càu nhàu “ Mày rách việc quá ! Mấy hôm nữa thì chán ngắc ra ấy mà” .

   Đi đến một hàm ếch , một người lấy ít bùn trát vào mấy chỗ bên ngoài nói “ Bây giờ em ở ngoài này, cầm một cái đèn pin, nhiệm vụ của em là trông cái chỗ anh trét đất , nếu thấy nó nứt thì báo bọn anh ngay và khi bọn anh đóng đất quẳng ra thì em xếp vào mấy cái ngách kia để chiều bọn vận chuyển xuống đưa lên bờ. Nhớ đừng lơ là chỗ trét đất đấy” Dặn dò kỹ càng xong anh ta cùng người kia chui vào đào thình thịch .

   Thỉnh thoảng tôi tò mò ngó vào xem, thấy một người nằm cầm choòng ( tương tự xà beng nhưng bé và rất ngắn ), xỉa các vách cho đất rụng xuống, gặp đá anh ta bẩy đá vét đất ra. Người còn lại cứ người kia ra chút đất nào thì vơ vào bao, loại bao tải này chúng tôi cắt làm đôi từ những bao đóng gạo 30 kg xong khâu đúp lại, nếu không kéo lê thì rách ngay. Chắc trong ngách thiếu khí lên hai bác thở phì phò. Có lẽ tôi xem lâu quá một người cáu “ Mẹ ! mày không ra trông lỡ nó sập xuống chì chết cả nút đấy con ạ...” Tôi vội chui ra soi thấy không việc gì yên tâm ngồi chơi.

   Được một lúc tôi ngủ lúc nào không biết, đang lơ mơ thì phịch một cái, bao đất trúng mặt , không biết do vô tình hay người kia thấy tôi ngủ gật cố ý ném như thế, tôi vội xếp vào các ngách như anh kia dặn, được lúc thấy đầy đầy mới nhớ cái mảng đất lấy đèn pin soi , đèn pin xuống dưới này bị chạm mát tối om om, thêm cái túi nilin bọc cho khỏi nước ai không quen nhìn khó lắm, soi mãi thì thấy chỗ đó đã giãn ra khoảng gần nửa phân, vội vàng tôi gọi vào. Hai người kia bò nhanh như sóc phi ra nom xong cầm luôn cái bao vụt tôi một cái đau điếng “ Đm mày trông thế này à ! Để nó toang hoác thế kia mới gọi...!” Xong hai người nói với nhau lên thôi, để chiều mang cọc xuống chống !

   Lên đến bờ thì trời quá trưa, ánh nắng chói lòa làm tôi phải che mắt một lúc mới nhìn mọi thứ bình thường, dưới hang thấy một lúc mà hóa ra trên trần gian lại trôi vùn vụt như vậy. Các lán đang lặng im nghỉ trưa. Lúc này nhìn người tôi như con ma bùn, từ đầu đến chân toàn bùn, hở mỗi đôi mắt . Bố tôi đón cửa lán, ông chưa kịp hỏi thì một anh nhanh nhảu lên tiếng “ Thằng cu nhà chú khá lắm ạ ! Lần đầu nhưng em nó như thế cháu thấy...rất được” Bố tôi chỉ nói “ ừ ! em nó chưa quen các anh có gì còn phải chỉ bảo thêm nhiều, thôi các cháu tắm rửa rồi vào bếp ăn cơm đi...”

Tôi chỉ cố suy đoán xem lán bên kia không biêt em Nhu có nghe thấy lời khen ( đểu ) của anh ấy không nhỉ Huh
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2013, 10:21:52 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #152 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 10:09:02 am »


         Này bạn lính quân y tôi đọc cái đoạn chui xuống hầm lò của bạn mà thấy ghê cả răng  .Có khi còn sợ hơn là chui xuống địa đạo Củ Chi hay Vịnh Mốc ấy nhỉ .Công nhận là bạn dũng cảm thật đấy ,chẳng thấy nói sợ gì .Có chăng thì chỉ sợ em Nhu một tý thôi  Grin
               Chuyện lần mò ở " chín tầng địa ngục " của bạn hay lắm .Chờ bạn kể tiếp .
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #153 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 10:11:35 am »


         Này bạn lính quân y tôi đọc cái đoạn chui xuống hầm lò của bạn mà thấy ghê cả răng  .Có khi còn sợ hơn là chui xuống địa đạo Củ Chi hay Vịnh Mốc ấy nhỉ .Công nhận là bạn dũng cảm thật đấy ,chẳng thấy nói sợ gì .Có chăng thì chỉ sợ em Nhu một tý thôi  Grin
               Chuyện lần mò ở " chín tầng địa ngục " của bạn hay lắm .Chờ bạn kể tiếp .

Chính vì sợ...em Nhu coi mình không oai như cóc trong mắt em ấy nên em với không biết sợ đấy bác ạ !  Grin

Còn thực ra thì em lúc đó thuộc hệ...điếc không sợ súng. Sau này em sợ đến có lúc.... mất cả chức năng của dây thần kinh giao cảm, điều tiết lung tung !  Grin

Hơ ! sao bài của em lại lộn lên trước bài của bác nhỉ. Em đang trích dẫn trả lời bác mà ??
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #154 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 10:12:25 am »

       xin phép xóa trùng bài ,mạng hôm nay có lỗi
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #155 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 11:12:04 am »

            Chào bạn Linhquany, bạn Laoshan1234 cùng các bạn! Như thế là Tranphu341 bây giờ mới biết được Topic này. Tranphu phải đọc nghiến ngấu mấy ngày với theo kịp mạch chuyện của Hai bạn. Thật tuyệt vời khi thấy cuộc đời tuổi thơ của chú Linhquany thư sinh bây giờ mà lại có quãng thời thơ ấu cũng rất "máu lửa" như vậy  Grin Grin Grin.

           Chuyện của hai bạn kể rất hay, lôi cuốn hấp dẫn. Đúng là Tranphu cũng như nhiều người chỉ nghe nói về cái khổ, cái phức tạp, với các tệ nạn mà những người đi tìm Vàng ở các bãi Vàng phải gánh chịu rồi nghiện ngập, rồi bệnh tật vv.. Thái Bình có xã đã đứng đầu cả nước về tệ nạn nghiện ngập và HIV. Qua bài viết của hai bạn cũng có những cái đó. Nhưng lại cũng có những lúc Tranphu cảm động rơi lệ khi thấy sự nhường nhịn chia sẻ của những người lính đã một thời hào hùng, oanh liệt cầm súng bảo vệ Tổ Quốc. Rồi khó khăn mưu sinh phải lần mò đi tìm Vàng. Mong được đổi đời. Nhưng trước hết là do cuộc sống. Cái bản chất Thiện, Cái cao thượng của những người lính một thời cùng chung chiến hào tại bãi Vàng cũng vẫn được tỏa sáng.

          Những năm 90. Tranphu cũng đã đi tìm Vàng. Nhưng là Vàng Đen - Than đá. Tại vùng mỏ Vàng Danh Quảng Ninh. Cũng nhiều chuyện có thể phải kể trong những năm đó. Nhưng chưa có điều kiện kể vì công việc còn bộn bề quá.

           Chuyện của các bạn có thể biên tập rồi xuất bản được đấy. Có thể lấy tựa đề" Tuổi thơ trong bãi Vàng hay Tuổi thơ đi tìm Vàng" Grin Grin Grin Tranphu sẽ ủng hộ nhiệt tình.

           Sơ bộ vậy Chúc các bạn cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống. CÙNG TIẾP NHỮNG MẠCH CHUYỆN DANG HỒI HẤP DẪN.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #156 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 03:58:54 pm »

   Cháu cám ơn chú Phú vào động viên, chẳng mấy khi có hẳn cán bộ đến tiếp cảm hứng cho thế này thì tốt quá . Biết đâu lại nhờ Xihanuc Phú giúp cho gánh hát Văn công của bác Laoshan và cháu mở mang thêm, ăn nên làm ra. Cháu đang chờ xem chuyện " Đời mợ mỏ " hay " Ký ức của một thổ phỉ ( than thổ phỉ ) " chú ạ ! Grin

 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #157 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 04:03:21 pm »

   Sau một số ngày lăn lê bò toài khắp các nơi tôi bắt đầu  hiểu chút về vương quốc dưới lòng đất này .

   Ở đây các hang, động được chia ra làm ba tầng . Cấu tạo địa chất cũng tương đối giống nhau, chỉ khác mỗi độ sâu trong lòng núi, nói trong lòng núi bởi vì chúng tôi đang nằm ngang hai ngọn núi chứ không phải dưới chân núi, cho nên có sâu thế nào thì vẫn...ở trong lòng hai quả núi đó thôi.

   Tầng thứ nhất là lớp dưới mặt, lớp này chỉ cần đào lên một vài mét là thấy  ngay, là lớp đá xít phong hóa Cấp III , vàng và các loại quặng nằm  trong mình các phiến đá lổn nhổn này, do thời đó chưa biết cách nên họ bỏ tất, chỉ vét số bùn, đất xung quanh chân các tảng đá rồi đem đãi. Trên thực tế  hơn chục năm sau đó, sau khi bãi vàng tan có một nhóm quay lại mang máy móc đến nghiền đá ra  thì số lượng vàng thu được khá lớn, gần bằng số trong hang trên mỗi cầu..

   Tầng thứ hai, tầng giữa, chính là tầng tôi xuống hôm đầu tiên.. bao gồm nhằng nhịt các đường ống, các ngách và các khoảng không gian lớn mà gọi là Ục. Các đường ống thì cấu tạo thành một hệ thống đặc bao quanh , chui trong các đường ống này không bao giờ sợ bị sập vì nó rất chắc, tuy nhiên nó có thể bị nước bít các đầu ra vào bất kỳ lúc nào, thường thì cũng rất hiếm, chỉ khi mưa to gió lớn nước đổ tràn về thung lũng xuống hang mới xày ra chuyện này. Các ục lại khác,  nó có thể bằng phẳng hay nhấp nhô, có thể bằng cả gian nhà hay vài gian, nếu nối hết các ục với nhau chỉ cần trong một tầng thì chứa hàng đại đội lính nhảy sếch trong đó ( Sau này có một trường hợp hy hữu mà cả một lán chui hẳn, biến mất xuống các ục này sinh hoạt một số ngày, đương nhiên họ phải cơm nắm muối vừng theo chứ đốt lửa ở đây thì đi tất ), trong đó có thể khô ráo hay có thể có những con suối ngầm trong lòng núi chảy qua, thậm chí có con suối rất to, chìm nghỉm đầu người. Các ngách thì là các hàm ếch, hoặc là một đoạn cấu tạo như đường ống nhưng ngắn, không vững chắc bằng, làm trong những chỗ này nguy hiểm hàng đầu vì bất chợt người làm việc có thể nát như tương mà không có cách nào lấy ra được vì đá sập đè. Họ rất chú trọng để ý các ngách này, hàng loạt cây chống được dựng lên, cứ một thời gian kiểm tra thay vì sợ nước ngấm mục có thể cây không còn tác dụng chống đỡ nữa . Nhiều chỗ các ngách và đường ống giao nhau cũng rất khó phân biệt rạch ròi ...

   Tầng thứ ba thì y hệt như vậy , nó cách tầng thứ hai chỗ sâu chỗ nông, nhiều đoạn hai tầng thông nhau bằng đường ống, một lần tôi đánh rơi một thứ xuống nước thế mà mấy hôm sau thấy thằng lán khác nói nhặt được ở tầng thứ ba, nó không nhặt được có khi chui ra hồ cũng nên. Các bác từng biết thác Bản Giốc chứ ạ, nghe nói bên trong ngọn núi cao nhất của thác có một hệ thống hầm, ống cũng hoành tráng lắm, mọi dòng nước đều chảy ra hòa nhập với dòng thác, chỗ chúng tôi như thế, chỉ mỗi con thác không thể to và đẹp bằng.

Ảnh minh họa



   Có những câu chuyện rất hài ở trong hầm . Một lần có mấy ông bố bản vào xin xuống hang đánh dậm, ok. Các cụ lôi một đống con cháu lao xuống, trong đó có mấy cô gái. Một ông tướng rất nghịch nhè người ta đang ở tầng trên rúc đầu vào ngách bò từ tầng dưới lên ...vén váy ...soi đèn pin.. Hình như gặp phải cao thủ...không thèm ăn đu đủ cho nên cô gái phớt lờ, mày soi cá soi ếch kệ mày, tao cứ đất tao xơi vào bao. Lúc quay ra bọn họ chặn lại soi đèn vào mặt thì lại lấy tay che “ Ối ! không được soi, xấu hổ lắm vớ !” Híc !

   Cũng chuyện hai tầng gần nhau như vậy, thằng tầng trên vì lo việc của mình không thèm để ý đến sự an toàn thằng phía dưới thúc choòng ầm ầm, thằng phía dưới chui lên nói nhẹ thôi không sập chết bố mày bây giờ. Thằng trên thủng thẳng liên quan ..éo gì đến tao, mày sợ thì biến chỗ khác đi. Thế là thằng dưới làm đoạn dây mìn đem xuống  đốt cháy khét lẹt dưới đít thằng kia xong bò hùng hục ra cứ như kiểu đang đánh mìn, thằng trên thấy thế hỏi “ chúng mày làm gì thế, đốt mìn sao không gọi tao !” thằng dưới lại thủng thẳng “ liên quan ...éo gì đến mày, cứ ở đấy mà làm đi”.

   Còn một loại nữa, đó là giếng , Cho đến khi ra về tôi cũng không biết độ sâu chính xác của những cái giếng tôi từng chui, đu dây xuống là bao nhiêu mét nữa, nó như không có đáy, đào cho đến khi nào không thể xuống được nữa thì thôi, mười mét, hai chục mét, gần trăm mét....chỉ biết rằng tôi tý nằm lại vĩnh viễn một trong những cái giếng đó !

   Câu chuyện về “ thế giới ngầm”  còn dài. Em xin phép các bác đi “ chạy thận”   lúc đã ! Grin

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2013, 04:59:28 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #158 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 04:12:56 pm »

  Cháu cám ơn chú Phú vào động viên, chẳng mấy khi có hẳn cán bộ đến tiếp cảm hứng cho thế này thì tốt quá . Biết đâu lại nhờ Xihanuc Phú giúp cho gánh hát Văn công của bác Laoshan và cháu mở mang thêm, ăn nên làm ra. Cháu đang chờ xem chuyện " Đời mợ mỏ " hay " Ký ức của một thổ phỉ ( than thổ phỉ ) " chú ạ ! Grin

  

            Mới được biết thêm bác Trần Phú là thợ hàn xì (tức xihanuc ) nay lại thêm " Tôi là người thợ lò ,đi trên đất mỏ...." nghĩa là than " thổ phỉ " . Grin  rồi là ông chủ đồ " Bao chọn gói "(bao bì ) còn là " ông bầu " chuyên bảo kê cho  " ông anh ruột "  .Bác là giám đốc nhà hàng Đông Á  Grin ... còn nữa chưa thống kê hết .
                
                         Đúng là bác Phú ;  Trai Thái (bình) / Tài ghê    Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2013, 08:26:31 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #159 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 05:42:44 pm »

   Cảm ơn các bác :xuanv338,huonghn76,hongc9d3e866 tuanb5 và bác tranphu341 cùng toàn thể mọi người đã động viên và cổ vũ anh em chúng tôi.Trong cuộc sống,chúng ta vẫn đề cao lao động và luân cho rằng:Lao động là vinh quang.Điều đó là rất đúng,nếu không lao động để kiếm sống thì cả loài người ,đến giờ-chứ chẳng riêng gì chúng ta-cũng chẳng còn tồn tại.Nhưng dù lao động khai thác than-một loại vàng đen-như chuyện bác tranphu341 sắp kể.Hay đi khai thác vàng sa khoáng, như Linh quany và tôi thì cũng không phải là loại hình lao động phổ biến.Do vậy,khi viết ra sẽ có nhiều người giờ mới biết đến, cảnh làm ăn mà chỉ có ở những "bờ bãi" như thế.Tuy nhiên,những người lính trở về vẫn giữ được bản chất cao quí của anh bộ đội.Ở ngay trên những bãi vàng,đầy rẫy tệ nạn...

 Rất mong  thường xuyên nhận được sự cổ vũ của các bác.Đặc biệt mong sớm được đọc chuyện khai thác"vàng đen",trên vùng than đông bắc của tổ quốc.Mà tác giả là bác tranphu341./.

 Xin trân trọng cảm ơn !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM