Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Năm, 2024, 04:45:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính 7704 kể chuyện trên đất bạn  (Đọc 313778 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #200 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 10:32:07 am »

chắc anh KHƯƠNG đi tìm anh MẾN 160 nge anh nói đi lộn nhàhay đi lạc đâu rồi anh QUÂN KHÍ VIÊN ơi,
Bạn Khương này "gà" quá .Nếu thấy chiến hữu của mình lớn tớn trên trang là mình bắn cho 1 tin ,lôi vào 'nhà " ngay ,chứ ai lại để chạy thoát rồi ngồi than thở . Grin Grin Grin
Logged
khưong726
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #201 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 05:14:26 pm »

Mình còn nhớ câu viết của Raxun Gamzatop trong Đaghextan của tôi " Nếu anh đi ngang mà không đổ nhà tôi, thì mưa đá sấm rền sẽ đổ vào anh sấm rền mưa đá. Nhưng nếu anh không vui vì lều tôi không rộng mở, thì mưa đá sấm rền sẽ đổ vào tôi mưa đá sấm rền "
Thôi chuyện đó để tính sổ sau.Bây giờ tôi có chút tâm sự cùng mọi người đây...chờ chút nhé!
Logged
khưong726
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #202 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 05:30:50 pm »

                      Thân chào các bạn quân sử !

Mở đầu cho topic 7704 với những bài viết từ sự bột phát, nó được dồn nén bằng những cảm xúc lâu ngày của một người lính với nhiều kỷ niệm buồn vui. Để chờ đợi gặp được các bạn thì chẳng biết đến bao giờ mới nói hết được lòng mình. Bằng cả sự chân thành,  tôi hòa mình vào đây. Một hạt cát nhỏ nhoi, mong muốn góp thành biển cát.

Nhiều lúc thấy chán muốn bỏ ngang, rút lui giữa chừng vì sự đơn lẻ. Nói cho đúng hơn là sự hiểu biết một thời còn quá ít ỏi so với những sự kiện rộng khắp của một chiến trường rộng lớn trên đất nước chùa tháp, sợ không gánh nổi.

Và rồi nhờ sự động viên nhiệt tình của những người bạn chưa quen trên quân sử như Minh Trang, H3 Hùng và các bạn…tôi đã cố gắng tồn tại, mặc dù còn khập khiểng những bước đi. Nhưng tự nhủ lòng mình phải giữ cho được hình ảnh 7704 ngày nào không phai mờ trong ký ức, hình như nó đã ăn sâu trong tâm khảm của người lính 726 một thời.

Trước tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến ban quản trị quân sử đã làm cầu nối hết sức quý báu này. Cảm ơn các bạn từ khắp mọi miền đã có những dòng hồi ký, hình ảnh và những câu chuyện đầy xúc động. Nó bù đắp thêm cho mình những hiếu biết còn quá nhiều khiếm khuyết về chiến trường bên ấy.

Những câu chuyện ngày xưa có lẽ không cùng một lúc nhớ hết được. Chỉ dần dà hiện hữu theo sự hồi tưởng của mỗi bạn. Chiến trường từ Đông Bắc sang Tây Nam thì rộng lớn, mỗi người một vị trí, mỗi đơn vị đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, những diễn biến xãy ra chỉ có mỗi đồng đội cùng nhau góp nhặt mới hình thành được câu chuyện lớn.

Trên quân sử, các bạn hầu như cũng đã kể hầu hết những ngõ ngách từng mẫu chuyện của một thời đã qua. Phương tiện truyền thông về lịch sử cuộc chiến không mong đợi này cũng không còn bỏ sót lại một chi tiết nào.Chỉ có điều những sự thật được công bố không bao giờ đi sát với thực tế chiến trường. Tất cả những bài viết được ngợi ca từ báo chí, truyền hình, hoặc hồi ký của những vị chỉ huy già;chung lại cũng chỉ đủ tóm lược cho cuộc chiến đã xãy ra hơn ba mươi năm từ biên giới Đông Bắc sang Tây Nam đến biên giới Thái Lan.
Những con số thống kê, chi tiết trận đánh chỉ nói lên một phần nào của những câu chuyện thật hơn đang còn cất giữ trong mỗi chúng ta.

Sự hy sinh mất mát và những cống hiến của tuổi thanh xuân, lịch sử không thể phủ nhận. Nhưng còn những mất mát quá lớn cho đến hôm nay vết thương vẫn chưa lành. Đó là những trường hợp người thân chưa tìm được mộ của con em mình.

Tất cả những thông tin chung chung ấy nào sánh bằng sự giao lưu trên diễn đàn này. Ở đây được mở lòng bằng những sự việc cụ thể và có thật 100%, mà chỉ có người trong cuộc, những người đồng cảnh ngộ mới nhìn thấy mới cảm nhận hết được.

Mỗi câu chuyện được các bạn viết ra luôn gắn liền với một sự mất mát, hy sinh nào đó của đồng chí, đồng đội mình.Vì thế không phải ngẫu nhiên mà mỗi chúng ta hiểu biết hết được. Những mẫu chuyện như thông điệp muốn gửi gấm chia sẽ không chỉ cho những người trực tiếp cầm súng, mà còn mang đến cho những người thân, thế hệ con cháu sau này, những câu chuyện không dễ nói ra trong đời thường.

Năm tháng trôi qua thật mau. Những sự kiện cách xa đã ba mươi năm, có được trổi dậy trong lòng còn phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt, đời sống công việc và môi trường tiếp xúc, cộng với chút ít kiến thức ít ỏi của bản thân gom góp lại; thì cảm xúc sẽ hiện diện bất ngờ từ sự cảm nhận nào đấy.

Tôi còn nhớ có một dòng tâm sự trong quân sử của bạn Võ Thiện Đức: “Anh em mình hiện còn cũng đông đủ, sao trên quân sử này thấy ít ỏi quá”. Tôi hiểu ý bạn ấy và cũng rất thông cảm cho sự nhiệt tình này còn thiếu sẽ chia của các đồng đội.

Lướt một vòng trên diễn đàn này, chúng ta có thể nhận thấy ngay những khuôn mặt, nick name, những dòng viết quen thuộc của các “cây bút” chủ chốt. Những người “hot nhất forum” đã từng có hàng ngàn bài viết, mỗi bài nhiều khi chỉ một hai câu ngắn gọn.Nhưng ít ra nó cũng đủ để làm liên tục một cuộc hành trình “tiếp sức” cho nhau.

Trung đoàn 726 là đơn vị không nhiều tên tuổi như các E,F lừng lẫy một thời.Vả lại sau một thời gian ngắn được lùi về trong nội địa làm công tác dân vận và đánh địch trong dân.Thỉnh thoảng phối kết hợp hành quân truy quét dài ngày. Cũng không sánh bằng sự ác liệt của đơn vị các bạn đã từng kể trong diễn dàn và qua các phương tiện truyền thông.

Vì vậy qua topic này, tâm nguyện của riêng tôi là làm sao mang cầu nối đến cho các bạn, với những kỷ niệm, cảm xúc có được sẽ lần lượt theo suốt cuộc hành trình .Mọi người đã quá lâu không gặp lại. Cũng có thể sẽ mãi mãi không gặp được nhau.Việc gặp nhau cũng không quá khó, nhưng việc từ chối nhau cũng còn nhiều lý do.
Quá khứ là vậy, kỷ niệm cũng còn nhiều,thời gian là thử thách cho sự đợi chờ bền bỉ rồi hy vọng.

Đó là những chuyện hôm qua vẫn còn dang dở… nhưng hiện tại quyết định thi hành lệnh gọi nhập ngũ trong thời chiến đã được gửi đi và có hiệu lực từ 01/8/2011.
Như vậy lịch sử chuẩn bị bước sang một trang mới cho tình hình biển đông cồn cào dậy sóng.

Chỉ muốn nói thêm một điều là sự xúc phạm dù của bất cứ kẻ nào đến Việt Nam, chỉ làm dấy lên tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc chưa một lần khuất phục trước ngoại bang.

Việc thì quá rõ ràng, song chẳng nên bàn luận gì nhiều. Chỉ mong thế hệ cháu con đã từng nghe, từng đọc và từng thấy được qua hình ảnh những gì cha anh đã trải qua; quyết xứng đáng là người con nước Việt.
        
                                  “ Thi thoảng có chút tâm sự để trải lòng. Mong các bạn cùng nhau viết tiếp cuộc hành trình quân sử nhé !”
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2011, 05:49:30 pm gửi bởi khưong726 » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #203 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 06:22:25 pm »

@khuong726 : hehe thì bác cứ bắn tắc cú tiết kiệm đạn chờ đồng đội 726 nói riêng và 7704 nói chung vào chi viện  Grin
Lính địa bàn chúng ta tuy không có những chuyện đánh nhau hoành tráng như các đơn vị chủ lực nhưng do chúng ta làm công tác xây dựng chính quyền , phải đi sâu đi sát vào đáy quần ..chúng nên cũng có những khó khăn gian khổ đặc thù của lính địa bàn . Đêm đêm , những chàng trai trẻ hừng hực sức sống nằm ngủ dưới gầm sàn nhà dân phải chịu đựng những âm thanh yêu đương phát ra chỉ cách mình 1 tấm ván 20 phân cũng tra tấn tinh thần lắm chứ dâu dễ chịu gì  Grin
hehe đẹp trai , đa tình như bác lại là lục thum thì cũng phải mưu trí khéo léo tránh né những viên đạn bọc đường từ các cô gái , bà giá háo sắc bắn ra phải không ạ .
Chỉ nhiêu đó thôi bác đủ đạn bắn để chờ đồng đội chi viện rồi hé  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
khưong726
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #204 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 01:19:32 pm »

Cảm ơn bạn haanh thượng tá đã tiếp lửa,hổm rày lu bu quá,không tìm kiếm được chút manh mối thông tin nào của đồng đội.Ngày xưa mình thuộc loại ngang bướng nên chậm phát triển.Năm 1981 vẫn còn hạ sỹ quèn đấy.Đến nước cờ tàn hết người mượn tạm con chốt thay xe chớ nào lục thum gì,nghe mà xấu hổ.Mấy bữa nay cũng không thấy bạn Hùng ,Trần Hòa lên tiếng chắc không hứng thú lắm hả  Wink.Còn ông bạn Mến tư vấn cho đủ điều rồi mắc cỡ như con gái cũng cao chạy xa bay mất rồi.
Nhưng thôi có nhà thì phải giữ,từng bước chậm nhưng thật chắc để giữ cho được cái hồn của câu chuyện !
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #205 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 01:37:39 pm »

[quote ]
Tôi thuộc Tiểu đoàn 3-Doàn 7704 đóng tại tỉnh Bat tam bang.Đây là hình chụp đại đội với quân số mỏng còn lại trên chốt biên giới Campuchia-Thái lan thuộc thị trấn Xi xô phôn-Battambang
[/quote]}

Sisophon nằm cách Battambăng 60-70km theo QL5 và cách biên giới Thái 40 km theo QL6 "cửa khẩu Pôibét" thị xã Sisophon là cứ của F5 QK7 từ 4/79 trở về sau này.
Logged
khưong726
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #206 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 02:31:25 pm »

Đây là bản đồ vị trí đóng quân D bộ 3 và C10. Phum Kandal,nơi chúng tôi từng mai phục có con đường buôn vào sâu trong rừng.

Năm 1982 tiểu đoàn 3-7704 đóng quân ở đây.Vậy không biết F5-QK7 của bạn hoangson1960 từ 4/79 trở về sau này  đến thời điểm nào!Tôi cũng không nhớ ngoài tiểu đoàn của tôi thì còn đơn vị nào khác.Mới gần đây thì tôi mới biết Mongco-pray là khu vực có đường tàu đơn vị bạn Hungqs bảo vệ ở đó.
Tỉnh Battambang thời ấy tôi thì nhớ rất rõ 2 thị trấn Po PaiLin đường 10 và Thị trấn Si xô Phôn đường 5.Sau 1983 có sự thay đổi thế nào ,tôi đã về mất rồi.Bạn Hùng còn nhớ vào đây tiếp viện.Kẻo bạn hoangson1960 nghi ngờ sự có mặt của tiểu đoàn,cũng từ đây có thể hiểu thêm tình hình bố phòng trên địa bàn mà thông tin thì còn quà thiếu !
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2011, 03:04:58 pm gửi bởi khưong726 » Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #207 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 03:30:19 pm »

Đây là bản đồ vị trí đóng quân D bộ 3 và C10. Phum Kandal,nơi chúng tôi từng mai phục có con đường buôn vào sâu trong rừng.

Năm 1982 tiểu đoàn 3-7704 đóng quân ở đây.Vậy không biết F5-QK7 của bạn hoangson1960 từ 4/79 trở về sau này  đến thời điểm nào!Tôi cũng không nhớ ngoài tiểu đoàn của tôi thì còn đơn vị nào khác.Mới gần đây thì tôi mới biết Mongco-pray là khu vực có đường tàu đơn vị bạn Hungqs bảo vệ ở đó.
Tỉnh Battambang thời ấy tôi thì nhớ rất rõ 2 thị trấn Po PaiLin đường 10 và Thị trấn Si xô Phôn đường 5.Sau 1983 có sự thay đổi thế nào ,tôi đã về mất rồi.Bạn Hùng còn nhớ vào đây tiếp viện.Kẻo bạn hoangson1960 nghi ngờ sự có mặt của tiểu đoàn,cũng từ đây có thể hiểu thêm tình hình bố phòng trên địa bàn mà thông tin thì còn quà thiếu !
]

Chào bác Khuong 726 :
Tôi không nghi ngờ bạn đâu chỉ sợ bạn nhớ lộn địa danh thôi ! 1/79 F5 đánh lên Battambăng cùng QĐ3 .Ngay tết ta 78-79 thì đánh lên Pailin.Từ 3/79-4/79 về Congbongchnang ,Âmlin truy quét cùng QĐ4 .Đến cuối 4/79 lại về địa bàn Sisophôn.Trung đoàn tôi <Q16> của F5 ,Trung đoàn bộ nằm ngay thị trấn Mong cuaBray trên trục lộ đi Battambang.Đơn vị tôi C18 12.8ly trực thuộc E nằm trong 1phum cạnh bờ sông cách Mongcuabray khoảng 3-4 km.Năm 1980 tôi về nước rồi ,nhưng nghe ae về sau nói lại 81-82 vẫn nằm ở đó. Chào bạn.
Logged
khưong726
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #208 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 03:40:16 pm »

Như vậy thì rõ rồi.Năm 1982 từ Phum Rung Xã Chơ-năng Battambang đơn vị mình chuyển lên đây.Thư từ gửi về gia đình đều bắt đầu từ :Si-xô-phôn ngày...tháng... năm...Mỗi lần về D bộ tôi dạo chợ và uống cafe ở đó.Có lẽ F5 chuyển quân và giao lại địa bàn thời điểm ấy.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #209 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 03:51:38 pm »

Đúng rồi đó các anh,thời điểm 1982,sư bộ F5 hình như đả chuyển về Chúp,giao địa bàn Si sô phôn lại cho đoàn 7704 chịu trách nhiệm.Phía trên hơn nửa, khu vực Cao mê lai_Poipet_Đăng cum lại do E2, E4 và 1 số đ/v trợ chiến của F5 trấn giử.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM