Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:37:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số kỷ niệm trên chiến trường K ( phần 4 )  (Đọc 279636 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #510 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 12:29:52 am »

@bác Quyenh: Thấy bác nói chuyện tưởng có MÁU không HOA. Thì ra đọc bài bác viết lần này cảm thấy có hứng khởi.
Lúc đánh đấm thì mặt xanh, mắt vàng nhưng khi chuyện đã qua thì lính mình lại miệng cười toe tét. He he... Cứ coi như sự việc tình cờ đi qua.
Vậy mà đã có nhiều hy sinh quá!
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #511 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 08:32:02 am »

6 giờ sáng thì mình vượt sông , nước đoạn vượt chỉ ngang đầu gối lởm chởm những cục sỏi to trơn phều vì rêu , vào sâu trong cánh rừng khộp khoảng 500m thì gặp những lán trại thấp lè tè của lính Pốt  , những chiếc giường chúng lấy cây rừng mà đan mái che bằng tấm nylon thì ra đây là trạm xá của chúng , những chiếc giường cá nhân che nylon là giường của thương bệnh binh sâu vô nữa thấy những chiếc võng có người nằm nhưng chết tự bao giờ mùi thum thủm bốc lên chắc chúng chưa kịp chôn , qua một thằng còn thoi thóp mình xin lỗi đàng hoàng khi mượn nó chiếc võng , cuộn lại nhét vào balo rồi tính sau .
                                                                                                    Nhớ về Tà Sanh - Sam Lốp

Lão Quyền này lịch sự ghê nhỉ,  thằng Pốt đó nó chưa dám nhận lời xin lỗi mà cái võng đã vào ba-lô của lão rồi, còn cái thân của nó thì sao? Chắc dộng cho nó một cái chân súng máy 12 ly 7 vào đầu cho nó đi đầu thai sớm nhỉ?  Angry

Nhớ Tà Sanh - Sam Lốp thì dắt vợ con, rủ anh em quân sử hè này đi mau đi. Đêm dài lắm mộng!
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #512 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 09:54:42 am »

Chiếc võng mà lão quyềnh mượn đàng hoàng của thằng Pốt rồi sau này có trả lại tử tế cho chúng nó không hả bác quyềnh ?. Nếu lỡ quên mang về VN thì hôm nào anh em QK7 tổ chức đấu giá chiếc võng này coi bộ xôm lắm đó nghe. Cheesy
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #513 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 11:20:49 am »

 Chốt C2 tại biên giới Thái .
 Cám ơn bác Yta 262 cho mình tấm bản đồ khu vực , tại sao ngày ấy khi vào khu vực này kinh khủng quá , hai bắp chuối chỉ sau một buổi là tê cứng lại , khi dừng chân phải xoa phải nắn cho bớt đau , ôi những bình độ chi chít trên tấm bản đồ mà thời ấy tôi cùng đồng đội đã tuôn biết bao mồ hôi .
 Nắm cơm vắt trôi vô bụng chưa được nửa tiếng đồng hồ cả đội hình lại rùng rùng xuất kích , nhìn phía trước con đường mòn chưa được hai ngang tay cứ ngoằn nghèo bò lên núi .
 Thằng Việt truyền xuống : theo đường mòn mà đi không ngồi vào vệ đường không được níu cây ?
 Khẩu lệnh cứ thế được truyền xuống phía dưới đội hình
 M.. mấy thằng TS sao chọn lối này đi nhỉ chết bố tụi ông rồi , mồ hôi cứ tuôn thành dòng .
 Hai chân súng 12,7 dài lằng ngoằng thế nào , đám bộ binh còn chặt cái gậy chống khỏi trơn chỉ tội cho đám hỏa lực chúng mình .
 Mũi giày phải nhủi nhủi cho bám chắc vô đất mới rướn người lên , lưng phải còng xuống để giữ thăng bằng , một gốc cây để chúi đầu mũi mồm tai tất cả dùng để thở .
 Khi lên tới đỉnh thì mặt trời đã nghiêng bóng , chắc phải mất gần 3 tiếng đồng hồ vẫn chưa được ngồi chỉ chống hai chân 12,7 quan sát chung quanh , lác đác vài bộ xương thú thì ra đây là bãi mìn .
 Lên đã khó nhưng lúc xuống chẳng phải dễ ăn , ngực ngả về sau hai chân vừa chạy vừa giựt lại phía sau từng bước ngắn .
 Con đường đất đỏ và đây sau này mỏm dồi nhỏ này là chốt của C2 , địch đã bỏ chạy về bên kia biên giới Thái , mấy ông đặc công đi trước chỉ diệt được vài tên , công binh đang rà mìn chung quanh khu vực chốt .
 Tầm khoảng gần tối không biết mấy ông đặc công lọ mọ đâu về , đầu chít vải dù bông rằn ri trên người bộ đồ đặc chủng theo sau khoảng chục người nghe anh em nói là người Thái .
 Chốt C2 nằm ngay trục đường đất đỏ song song con sông bên Thái chảy về , nước con sông đục lên màu đỏ không phải phù sa mà là màu của đất xa xa trên kia họ đang đãi mọi thứ tìm đá quý thiên nhiên .
 Nhìn bản đồ thì ngay Ph.O Choar

                                                                         Nhớ về Tà Sanh - Sam Lốp
 
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2010, 11:28:35 am gửi bởi quyenkh » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #514 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 12:46:32 am »

Chốt C2 tại biên giới Thái .
 Cám ơn bác Yta 262 cho mình tấm bản đồ khu vực , tại sao ngày ấy khi vào khu vực này kinh khủng quá , hai bắp chuối chỉ sau một buổi là tê cứng lại , khi dừng chân phải xoa phải nắn cho bớt đau , ôi những bình độ chi chít trên tấm bản đồ mà thời ấy tôi cùng đồng đội đã tuôn biết bao mồ hôi .
 Nắm cơm vắt trôi vô bụng chưa được nửa tiếng đồng hồ cả đội hình lại rùng rùng xuất kích , nhìn phía trước con đường mòn chưa được hai ngang tay cứ ngoằn nghèo bò lên núi .
...
 Tầm khoảng gần tối không biết mấy ông đặc công lọ mọ đâu về , đầu chít vải dù bông rằn ri trên người bộ đồ đặc chủng theo sau khoảng chục người nghe anh em nói là người Thái .
 Chốt C2 nằm ngay trục đường đất đỏ song song con sông bên Thái chảy về , nước con sông đục lên màu đỏ không phải phù sa mà là màu của đất xa xa trên kia họ đang đãi mọi thứ tìm đá quý thiên nhiên .
 Nhìn bản đồ thì ngay Ph.O Choar

                                                                         Nhớ về Tà Sanh - Sam Lốp
 
Chỗ yta đóng quân lâu nhất là Sầm Rông trên lộ 68, cũng thuộc vùng biên giới Bắc Campuchia, địa hình núi non hiểm trở nhưng lại không ác liệt bằng các bác phía Tây Nam K. Sau khi giải phóng K. thì F302 dí Pốt chạy lòng vòng, tụi nó không dám chống cự mạnh, còn phía Tây Nam của các bác thì chúng dám phản công lại. Nhờ thông tin của các bác yta mới biết té ra thủ đô của chúng vào các năm 79-82 định lập ra ở Leach, rồi Tà Sanh, Pailin ... Sau này chắc là bị bộ đội ta quần quá nên chúng mới vọt lên Anlung Veng, địa bàn của F302 và F307!

Vào thời điểm 79-82, vì sợ bộ đội F302 khinh địch nên lúc nào đơn vị cũng cũng bắt lính tráng phải đề cao cảnh giác, các chính trị viên cứ nhắc nhở: "Nuôi quân 3 năm đánh giặc 1 giờ", đại ý là cứ truy quét hành quân gát xách miết nhưng chỉ cần đụng địch 1 giờ là coi như đáng công "nuôi" 1 anh bộ đội rồi! Hehehe, theo như các bác kể coi như QĐND nuôi yta là lỗ nặng (đánh địch không có giờ nào hết. đúng ra đơn vị pháo vừa kéo tới là địch chạy vắt giò lên cổ rồi, lấy gì mà đánh!), còn nuôi các bác QĐ3 & QĐ4 thì chẳng những gỡ vốn mà còn lời to  Grin!
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2010, 01:09:14 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
h_lananh
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #515 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 07:45:14 am »

.. Sau này chắc là bị bộ đội ta quần quá nên chúng mới vọt lên Anlung Veng, địa bàn của F302 và F307!
Anlungveng có một bất lợi cho ta là nó nằm trên đường 69. Đây là con đường cắt ngang dọc theo biên giới Thái. Thực ra thì lúc đó khu vực này cũng không có gì mang tính chiến lược. Sự chi viện hậu cần cho khu vực này quá khó khăn.
 Sau năm 1989 khi ta rút quân thì Pốt mới lấy Anlongveng làm căn cứ ( lúc này thuộc tỉnh mới chứ không còn thuộc Preah vihear nữa).
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #516 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 10:59:33 am »

.. Sau này chắc là bị bộ đội ta quần quá nên chúng mới vọt lên Anlung Veng, địa bàn của F302 và F307!
Anlungveng có một bất lợi cho ta là nó nằm trên đường 69. Đây là con đường cắt ngang dọc theo biên giới Thái. Thực ra thì lúc đó khu vực này cũng không có gì mang tính chiến lược. Sự chi viện hậu cần cho khu vực này quá khó khăn.
 Sau năm 1989 khi ta rút quân thì Pốt mới lấy Anlongveng làm căn cứ ( lúc này thuộc tỉnh mới chứ không còn thuộc Preah vihear nữa).
**************************88
  Đúng là như vậy . Cuối 1988 bạn tái lập tỉnh Ôđô_mienchay (lính ta gọi là tỉnh : Không đổi thì Cho mượn) Và sau 1989 ta rút quân thì Pốt mới chiếm giữ và xây dựng Anlungveng thành tổng hành dinh của chúng .
Trước 81 đây là chốt của F307 - QK5 . Cuối 81-> 89 , E 201-F302 đứng chân giữ vững khu vực này . Chỉ có cứ của F912 và tiền phương của Pốt ở Ban Trabeng , tây nam Anlungveng 10km
 Tuy địa hình núi cao hiểm trở , nhưng ở Ban trabeng Pốt đã làm được đường cho ô tô chở hàng chạy từ đất Thái trên đỉnh núi xuống chân núi vào sâu nội địa khoảng 15km .(có nhiều đoạn quá dốc , hoặc cua gấp , chúng phải làm Tời , để hỗ trợ cho ô tô lên xuống núi) 1 loạt hệ thống kho tàng được lập tại điểm dừng oto( bắc phum Tà điêu >5km) . Hàng trăm nhánh đường bò, dày đặc vết bánh xe, từ đây tỏa ra các hướng , như những mũi dao nhọn cắm sâu vào nội địa về các vùng :Chongkal , Varin , núi Liếp-Persaneng , Núi Hồng-Svaileu, Boengmealea...
 1984 F302 đánh cứ này . Nhìn những vết bánh xe bò sâu hoắm, chen chúc nhau tỏa đi như mạng nhện , chúng tôi chợt hiểu : bọn Pốt trong nội địa lấy ở đâu ra mìn và các loại đạn B , Cối ..., để " kính biếu " các đơn vị ta nhiều đến như vậy
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #517 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 11:10:48 am »

ở Ban trabeng Pốt đã làm được đường cho ô tô chở hàng chạy từ đất Thái trên đỉnh núi xuống chân núi vào sâu nội địa khoảng 15km. 1 loạt hệ thống kho tàng được lập tại điểm dừng oto( bắc phum Tà điêu >5km). Hàng trăm nhánh đường bò, dày đặc vết bánh xe, từ đây tỏa ra các hướng , như những mũi dao nhọn cắm sâu vào nội địa. Nhìn những vết bánh xe bò sâu hoắm, chen chúc nhau tỏa đi như mạng nhện , chúng tôi chợt hiểu : bọn Pốt trong nội địa lấy ở đâu ra mìn và các loại đạn B , Cối ..., để " kính biếu " các đơn vị ta nhiều đến như vậy
Hix, Thái Lan luôn lo hậu phương cho kẻ địch của VN. Giờ VN mua máy bay và tầu ngầm thì chính họ kêu trước là mình "chạy đua vũ trang", đòi VN giải thích. Điếm thật!
Liệu bảo họ là mình mua vũ khí để bảo vệ... họ thì họ có tin không nhỉ? Đang muốn lập cộng đồng Asean mà? Grin
Logged
h_lananh
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #518 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 11:21:49 am »

Trước 81 đây là chốt của F307 - QK5 . Cuối 81-> 89 , E 201-F302 đứng chân giữ vững khu vực này . Chỉ có cứ của F912 và tiền phương của Pốt ở Ban Trabeng , tây nam Anlungveng 10km
 
Tháng 6 đầu mùa mưa năm 1982 Anlongveng vẫn còn là địa bàn của F307 Bác Slaivo ạ . Anh em D9 E29 F307 vẫn còn truy quét và hoạt động khu vực này đấy bác. Còn các địa danh bác nêu đúng là của F302 đảm nhiệm.
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #519 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 12:27:20 pm »

Trích dẫn từ: h_lananh
 [/quote
Tháng 6 đầu mùa mưa năm 1982 Anlongveng vẫn còn là địa bàn của F307 Bác Slaivo ạ . Anh em D9 E29 F307 vẫn còn truy quét và hoạt động khu vực này đấy bác. Còn các địa danh bác nêu đúng là của F302 đảm nhiệm.
*********************88
 H_lananh à ! Cuối 1981,  E 201, bàn giao vùng Srenoi-Kantuot cho E88 , lên nhận chốt, dựng cứ trên Anlungveng rồi . Có nhiệm vụ Chặn , Giữ địch từ bắc và tây bắc lộ 69 tới biên giới Thái .
 Nam lộ 69 tới Srenoi, Kan tuot-núi Hồng là E88 .
 Tây nam lộ 69 tới Varin-núi Liếp là của E271
 Khoảng trung gian từ đông nam lộ 69  tới núi Hồng-độ 50-60 km (tức là vùng bắc : Tà Xiêm , Svaileu , Boengmealea...của D52-7705 đang chốt giữ địa bàn) là E88 kết hợp với E29-QK5 cùng đảm nhiệm truy quyét .Vì D52 không đủ lực để bung xa ngoài địa bàn chốt . Nên vài tháng chúng ta lại phải tìm , bắt tay nhau 1 lần đấy.Mấy năm liên tục vậy mà : E 88 từ Tây sang Đông/ E29 từ Bắc xuống Nam lang thang tìm nhau bạc mặt . H_lananh nhớ không ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM