Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:49:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự TQ viện trợ VN chống Pháp  (Đọc 63122 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #90 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:03:54 am »

III

Trên cơ sở cơ bản thống nhất tư tưởng và làm tốt bảo đảm chiến thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến quân lên vùng Tây Bắc Việt Nam, vào trung tuần tháng 11/1953. Trong quá trình tiến quân, một vấn đề hiện thực đặt ra trước mắt bộ đội chủ lực lúc bấy giờ là : có nên giữ thái độ tích cực tranh thủ tiêu diệt bọn địch ở Lai Châu hay không ? Trong tình hình binh lực địch ở Điện Biên Phủ tăng lên trên 15 tiểu đoàn còn dám đánh hay không ? Đồng thời một loạt vấn đề tuyến đường cung cấp lên Tây Bắc khá dài, tình trạng đường vận tải tương đối kém, các vũ khí nặng như lựu pháo 105, cao xạ pháo 37 v.v... đều lần đầu vận động đường xa, mở thông đường, xây dựng trận địa bộ đội cung cấp v.v... đã làm cho rất nhiều đồng chí quân đội Việt Nam cảm thấy khó khăn rất lớn, lo lắng rất nhiều. Vì vậy trên đường hành quân, bộ đội hơi lề mề, ba ngày hành quân thì nghỉ một ngày, đi một tuần nghỉ hai, ba ngày. Mỗi ngày hành quân chỉ được 25 km. Hành trình 200 km, dự tính đi 20 ngày.

Bọn địch ở Lai Châu trên thực tế chỉ có 1 tiểu đoàn bộ binh và hơn 10 đại đội vũ trang địa phương. Khi phát hiện địch rút về Điện Biên Phủ, quân đội Việt Nam sử dụng hai trung đoàn bộ binh truy kích tiêu diệt. Bộ đội cử đi chưa thể áp dụng phương thức bôn tập tích cực, hoặc chặn đánh mai phục giữa đường, để tiêu diệt, mà là tiến hành theo cách thông thường, làm cho phần lớn quân địch chạy thoát, chỉ bắt sống được bảy tám chục tên tản mát giữa đường. Lúc đó có người bàn tán rằng : cứ điểm Lai Châu gần biên giới Trung Quốc, đánh Lai Châu để người Trung Quốc đánh, đánh cho Trung Quốc. Thật là luận điệu kỳ lạ. Trong khi bộ đội hành quân, Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam có đồng chí hai lần thăm dò ý kiến của cố vấn : “ Binh lực của địch ở Điện Biên Phủ tăng lên trên 10 tiểu đoàn, làm thế nào ? Tăng lên trên 15 tiểu đoàn làm thế nào ? ”. Có ý là đánh hay không ? Chứng tỏ quân đội Việt Nam có cán bộ băn khoăn lo lắng rất nhiều đối với công phá cứ điểm có trên 10 tiểu đoàn binh lực đóng giữ. Sau khi quân địch ở Điện Biên Phủ bị bao vây, do ở gần chiến trường đều là rừng núi, không có đường đi, lựu pháo 105, cao xạ pháo 37 lần đầu tiên ra trận đi vào trận địa cực kỳ khó khăn. Sau khi Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp nghiên cứu quyết định động viên cán bộ chiến sĩ dùng sức người kéo pháo, bắt đầu mỗi ngày kéo 500 mét, 1000 mét về sau mỗi ngày có thể kéo ba đến năm kilômét vừa kéo pháo vừa làm đường gần một tháng mới đưa đại pháo vào trận địa dự kiến.

Đang lúc tiền phương tiến hành chuẩn bị tác chiến khẩn trương, ngày 23/11/1953 Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN Văn Tiến Dũng cử Cục trưởng Tác chiến Hà Văn Lâu gặp cố vấn Trung Quốc bàn vấn đề. Hà Văn Lâu trình bày bọn địch ở hai nơi Điện Biên Phủ, Trung Lào đều tăng trọng binh, tấn công Điện Biên Phủ có thể gặp khá nhiều khó khăn, đồng thời cảm thấy tuyến đường cung cấp cho hai hướng tác chiến tương đối dài, cung cấp có không ít khó khăn. Lúc đó tôi trả lời rằng : “ Binh lực cơ động đội dự bị chiến lược của địch đều bị ta phân tán, binh lực ta đã tập trung, đang là thời cơ tốt cho hai nơi tiêu diệt địch ”. Tôi còn nói : “ Khi hai trung đoàn của đại đoàn 304 tiến quân lên Trung Lào, vấn đề lo lắng lớn nhất là cung cấp khó khăn, nhưng sau khi bộ đội tiến lên đã đánh thắng trận, Liên khu 4 từng báo cáo nói Trung Lào có tăng thêm hai trung đoàn thì về cung cấp cũng không thành vấn đề. Bây giờ vẫn là binh lực của hai trung đoàn trước đây, đang phát triển thắng lợi, mở rộng chiến quả lại chưa tăng quân có chút khó khăn cũng có thể khắc phục được. Khi bộ đội chủ lực tiến quân lên Tây Bắc mọi người lo lắng lớn nhất cũng là vấn đề cung cấp, kết quả vẫn chẳng phải là khắc phục một cách thắng lợi đó sao ! Tôi lại nói vấn đề bây giờ là phải dám khắc phục khó khăn để giành thắng lợi, không nên sợ khó khăn quá đáng ”. Nghe những ý kiến này, hai đồng chí Văn Tiến Dũng và Hà Văn Lâu vui vẻ gật đầu tán thành. Sau đó tôi nghĩ, lần hẹn gặp này phải chăng định dùng phương thức đó để yêu cầu viện trợ mới nhưng do phía bạn trong trao đổi không đề cập đến vấn đề này, nên tôi cũng không tiện nói nhiều, chỉ phân tích cần thiết theo vấn đề tình thế. Trên thực tế, trong tác chiến Điện Biên Phủ ngoài kế hoạch năm ra Trung Quốc đã tăng thêm viện trợ rất nhiều vật tư quân sự.


IV

Tình hình địch ở Điện Biên Phủ không ngừng tăng quân và bộ đội Việt Nam từng bước hoàn thành thế bao vây địch, thời gian công tác chuẩn bị đã hơn hai tháng. Lúc này dám phát động công kích hay không, công kích vào lúc nào là vấn đề suy xét rất nhiều của những người chỉ huy tiền phương phía bạn. Vì vậy Chánh, Phó Tổng cố vấn Đoàn cố vấn quân sự đích thân ra mặt trận, cùng với các đồng chí Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất ý kiến từ khảo sát đến bố trí, từ chiến thuật đến kỹ thuật, lựa chọn điểm công kích như thế nào, xoay quanh vấn đề tập trung binh lực, hoả lực như thế nào và xây dựng trận địa công kích như thế nào v.v.., và nghiêm chỉnh thông qua các đồng chí cố vấn của đại đoàn đi vào phân đội hỗ trợ cụ thể, tổ chức thực hiện.

Đứng trước binh lực hơn 20 tiểu đoàn địch đóng giữ Điện Biên Phủ lúc bấy giờ và công sự phòng ngự tập đoàn cứ điểm có diện tích rộng, vấn đề then chốt là : “ trận đầu ” phải thắng, nhưng làm thế nào để thắng. Điều đó liên quan đến toàn bộ chiến dịch có thể đánh liên tục, không ngừng, tiêu diệt toàn bộ, giành toàn thắng hay không. Vì vậy, lúc đó cùng với Bộ chỉ huy tiền phương nghiên cứu quyết định, xác định “ trận đầu ” dùng hai đại đoàn chủ lực cùng một lúc tấn công tiêu diệt cứ điểm một tiểu đoàn địch. Để nắm chắc thắng lợi hơn, Bộ chỉ huy tiền phương đã tạm thời thay đổi thành lần lượt công kích, tức là đêm 13/3 đại đoàn 312 công kích trước một tiểu đoàn địch ở cứ điểm Him Lam, đêm 14 đại đoàn 308 công kích một tiểu đoàn địch ở đồi Độc Lập. Như vậy hai tiểu đoàn lựu pháo 105 của phía Việt Nam có thể sử dụng tập trung hoả lực mức độ lớn hơn, càng nắm chắc chiến thắng hơn. Sau này xem lại, quyết định và thay đổi như thế là đúng đắn. Tấn công cứ điểm Him Lam rất thuận lợi lúc 20h tiêu diệt toàn bộ địch đóng giữ, chiếm lĩnh cứ điểm. Đêm 14, đại đoàn 308 mở công kích vào bọn địch ở đồi Độc Lập theo kế hoạch, pháo bộ binh đi theo chưa đến kịp giờ, sau khi bắt đầu công kích, hoả lực gián đoạn một hồi, bọn địch lập tức báo cáo lên trên “đêm nay bình yên vô sự”, không ngờ lúc tờ mờ sáng, bộ đội Việt Nam lại bắt đầu tấn công địch buộc phải đầu hàng trong hoảng loạn. Bọn địch chi viện cũng hoảng sợ rút lui trước sự pháo kích của phía Việt Nam.

 Sau khi địch đóng giữ ở Him Lam và đồi Độc Lập bị tiêu diệt hoàn toàn, một tiểu đoàn quân nguỵ đóng giữ Bản Kéo hoang mang cực độ. Đêm 17, hai đại đội và hai trung đội này đầu hàng phía Việt Nam. Như vậy tác chiến Điện Biên Phủ trận đầu phải thắng chính thức mở màn, hai đêm tiêu diệt gọn nhẹ hai tiểu đoàn địch. Sau đó bộ đội Việt Nam chuyển vào tổng kết kinh nghiệm “ trận đầu ” và chuẩn bị khẩn trương cho tác chiến đợt hai. Tác chiến đợt hai qua hai tuần chuẩn bị, đêm 30/3 chính thức nổ súng, về bố trí phía Việt Nam dùng ba đại đoàn mỗi đại đoàn chọn một cứ điểm địch trước mặt để công kích. Sau khi thuận lợi phát triển vào sâu bên trong theo hướng phát triển của mỗi đại đoàn dự định cho đến khi đạt mục đích cuối cùng tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Sau khi mở công kích, bộ đội qua một đêm chiến đấu ác liệt chỉ chiếm được các cứ điểm trước mặt. Vì gặp phải cụm cứ điểm bên trong của địch phản kích dữ dội, vô kế khả thi, công kích liên tục năm đêm đều tiến triển không lớn. Thậm chí có bộ đội cơ chế hỗn loạn, mất khả năng đánh tiếp, lần lượt lợi dụng công sự địch chiếm được, cố giữ trận địa đã chiếm, chuyển vào phòng ngự, hình thành thế cầm cự với địch... Lúc này lại triệu tập hội nghị cán bộ, tổng kết bài học kinh nghiệm, cho rằng chủ yếu là nghiên cứu, nhận thức không đầy đủ đặc điểm của bố phòng tập đoàn cứ điểm của địch – vừa có thể cố thủ độc lập, vừa cấu thành hệ thống chi viện hoả lực dày đặc.

Vì vậy khi địch nắm được quy luật chuẩn bị hoả lực của ta, khi bộ binh ta bắt đầu xung kích, lợi dụng khe hở gián đoạn hoả lực của ta hoặc thời cơ kéo dài xạ kích địch phản kích lại hoả lực của ta, gây thương vong khá lớn cho bộ đội, khiến công kích bị trở ngại, cán bộ lại thiếu kinh nghiệm chỉ huy tác chiến liên tục, tỏ ra bất lực trước tình hình thay đổi ; toàn bộ việc bố trí còn thiếu đội dự bị chiến dịch, tất cả bộ đội hầu như triển khai toàn diện, vì vậy một khi công kích bị trở ngại, là không có khả năng đánh tiếp ngay. Dự định thông qua tác chiến đợt hai một cú đấm tiêu diệt toàn bộ quân đich, kết quả là dục tốc bất đạt, hình thành thế giằng co. Đúng vào lúc này đầu sỏ đế quốc Mỹ Dulles bay đến Sài Gòn loè bịp dọa dẫm, đồng thời mùa mưa sắp đến. Đứng trước hiện thực này, tiếp tục kiên trì đánh tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch, giành toàn thắng hay là bỏ dở giữa chừng, lui quân kéo về ? Điều này không thể không là một thử thách ác liệt đối với người chỉ huy tiền phương của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ. Có cán bộ phụ trách quân đội Việt Nam, luôn luôn phản ánh một số tâm tư lo ngại, từng hỏi cố vấn Vi Quốc Thanh : “ Nếu tiếp tục đánh, Dulles ném bom nguyên tử thì làm thế nào ? ”. Vi Quốc Thanh nói : “ Đừng sợ hắn doạ, khi chiến tranh Triều Tiên, Mỹ cũng doạ Trung Quốc, chúng ta nhất định phải kiên định quyết tâm tiếp tục chiến đấu, quyết không thể dao động quyết tâm ”.

Cũng đúng vào lúc này, hội nghị Genève sắp triệu tập. Các đồng chí lãnh đạo nước ta hết sức quan tâm đến thắng lợi của trận đánh lần này. Bộ trưởng Bành Đức Hòai còn căn cứ vào tình hình tác chiến lúc đó và ý kiến của Đoàn cố vấn quân sự, chỉ thị rõ ràng xác đáng, nên áp dụng phương châm đánh chắc thắng chắc, dùng cách thức gọt củ cải bóc vỏ ngô, chuẩn bị đầy đủ để tiêu diệt địch trước mắt, chuẩn bị tốt hơn tiêu diệt từng cứ điểm của địch, gọt đến một mức nhất định, đến một lúc nhất định thì mở tổng công kích tập trung tiêu diệt địch. Theo tinh thần đó, bộ đội có thể tiến hành luân phiên chuẩn bị, luân phiên tác chiến, luân phiên chấn chỉnh bổ sung, vừa đánh, vừa bổ sung, vừa chỉnh đốn có thể luôn luôn đứng ở vị thế chủ động. Sau khi tác chiến đợt hai Điện Biên Phủ đi vào cầm cự, lập tức dụng cách đánh nói trên, phía Việt Nam gọi là tác chiến đợt ba.

Tác chiến đợt ba, bộ đội Việt Nam cùng với pháo DKZ-75 không ngừng tiêu diệt cứ điểm tiểu đội, trung đội, đại đội địch ở từng nơi, từng bước áp sát sân bay địch, cho đến khống chế sân bay, cắt đứt viện trợ trên không, thả dù của địch, từ đó tăng thêm khó khăn cho địch cố thủ. Vào thời gian này bọn địch ở Điện Biên Phủ báo cáo với Hà Nội “ Xem ra Điện Biên Phủ không còn hy vọng ”. Pháo hoả tiễn nhiều nòng của Trung Quốc điều động cũng được đưa vào chiến trường. Bọn địch hoảng hốt la lên : “ Hoả lực pháo binh của Việt Nam còn mạnh hơn hoả lực chiến dịch Verdun, tương tự hoả lực của quân Liên Xô công phá Berlin ”. Mặc dù như vậy, bọn địch vẫn không cam chịu thất bại cuối tháng 4 đầu tháng 5, địch điều từ Hà Nội ba tiểu đoàn lính dù nhảy xuống Điện Biên Phủ. Những lính dù này vừa chạm đất đã bị quân đội Việt Nam tiêu diệt rất nhanh.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #91 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:04:19 am »

 Lúc bấy giờ đế quốc Pháp có tất cả 8 tiểu đoàn lính dù ở chiến trường Đông Dương, trong đó có 6 tiểu đoàn bị tiêu diệt ở Điện Biên Phủ. Trong tình hình như vậy bộ đội Việt Nam trải qua hơn 20 ngày đánh chắc thắng chắc, cứ đánh nhỏ, đánh vặt, không ngừng giành được thắng lợi, củng cố mở rộng trận địa vốn có, thu hẹp địa bàn địch cố thủ ; đồng thời bộ đội Việt Nam trải qua chỉnh đốn bổ sung đã dần dần khôi phục tinh thần và cơ chế. Nhất là sau khi khống chế sân bay địch, cắt đứt đường vận tải trên không của địch, chúng chỉ còn dựa vào thả dù tiếp tế, mà trên một nửa vật tư ném xuống rơi vào vùng khống chế của phía Việt Nam. Điều đó chuẩn bị điều kiện có lợi, đặt cơ sở có lợi cho tác chiến đợt bốn tổng công kích.

Mùa mưa sắp đến, hội nghị Genève tới gần, Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp nghiên cứu quyết định chuẩn bị thật nhanh mở tổng công kích. Tổng công kích quân địch ở Điện Biên Phủ (Việt Nam gọi là tác chiến đợt bốn) bắt đầu từ đêm 6/5. Dưới sự chi viện của pháo hoả tiễn nhiều nòng, bộ đội Việt Nam trải qua một đêm chiến đấu ác liệt đã đánh chiếm ba cứ điểm quan trọng then chốt trong bố phòng của địch ở Điện Biên Phủ, tức là cứ điểm A, cứ điểm C và Châu Ôn. Đó cũng là ba cứ điểm quan trọng nhiều lần giành giật với địch từ tác chiến đợt hai trở đi. Phản kích của địch đều bị đập tan, lính nhảy dù cũng bị tiêu diệt toàn bộ ngay trong đêm đó. Đến đây, địch đã ở vào trạng thái tuyệt vọng, viên chỉ huy địch cố thủ, chuẩn tướng De Castries báo cáo với Hà Nội nói : “ Tiếp tục chống cự đã vô vọng ”. Viên chỉ huy Bắc Bộ cho phép ông ta “ tự xử lý ”.

Sáng ngày 7/5, phía địch ngừng bắn, quân đội Việt Nam trong khi áp sát cứ điểm địch, bọn địch không bắn súng, mà từ lỗ châu mai lần lượt thò ra các vật khăn trắng, mảnh vải trắng, tờ giấy trắng v.v.. để biểu thị đầu hàng. Buổi chiều, trong lô cốt bốn bề của địch lũ lượt giương cờ trắng. Bộ chỉ huy địch ở Mường Thanh cũng giương cao cờ trắng, bọn địch cố thủ cũng đầu hàng toàn bộ. Bộ đội Việt Nam chia nhau đi tiếp nhận đầu hàng. Tác chiến Điện Biên Phủ bắt đầu từ 13/3, trải qua 57 ngày đêm đến đây kết thúc thắng lợi ; tác chiến Đông Xuân bắt đầu từ tháng 12/1953, trải qua hơn 5 tháng chiến đấu căng thẳng, đến đây cũng kết thúc thắng lợi. Thắng lợi của tác chiến Điện Biên Phủ đã gạt bỏ trở ngại, lót đường cho việc ký kết hiệp định Genève. Nhân dân Việt Nam từ đây có một nửa giang sơn thoát khỏi cảnh đen tối và một chính quyền dân chủ nhân dân độc lập tự chủ, đích thực. Chính phủ Trung Quốc đi đầu cử La Quý Ba nguyên Đoàn trưởng đoàn cố vấn chính trị Trung Quốc tại Việt Nam làm Đại sứ tại Việt Nam, Liên Xô và những nước Đông Âu cũng kế tiếp cử Đại sứ.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu đứng sừng sững kiên cường ở phương Đông của thế giới. Ngày 8/5 hội nghị Genève bắt đầu thảo luận vấn đề Đông Dương và ngày 20/7 ký hiệp định đình chiến. Pháp buộc phải thừa nhận độc lập của Việt Nam rút khỏi ba nước Đông Dương, cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam kết thúc thắng lợi. Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới mùa thu năm 1950 đã củng cố mở rộng phát triển căn cứ địa chống Pháp Việt Bắc, tạo điều kiện thuận lợi, đặt cơ sở mạnh mẽ cho giải phóng Bắc Bộ Việt Nam. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợt đặt cơ sở vững chắc cho giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Việt Nam, đánh đuổi thực dân Pháp và đánh bại xâm lược Mỹ về sau.

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân thuộc địa, nửa thuộc địa còn chưa được giải phóng lúc bấy giờ. Cuộc đấu tranh giải phóng của rất nhiều dân tộc và nhân dân bị áp bức ở Châu Á, Châu Phi v.v. từ đó về sau càng phát triển sôi nổi hơn nữa. Thắng lợi của tác chiến Điện Biên Phủ đã bồi dưỡng và rèn luyện mạnh mẽ khả năng công kiên của Quân đội nhân dân vào tập đoàn cứ điểm, cũng rèn luyện năng lực chỉ huy của Quân đội nhân dân, tổ chức tác chiến tập đoàn tương đối lớn. Lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản và Tổng quân ủy Việt Nam đều thấu hiểu và nhận thức sâu sắc điều đó. Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng chỉ huy tiến quân giải phóng miền Nam Việt Nam thập kỷ 70 thế kỷ XX từng nói : “ Phải có một số trận đánh tiêu diệt có tính chiến lược lớn như Điện Biên Phủ, chỉ cần có hai ba trận lớn như thế, thì địch sẽ nhanh chóng sụp đổ ”. Đó là quan điểm của họ đối với chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng là phương châm chỉ đạo về quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam giải phóng miền nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trôi qua hơn 40 năm, những ấn tượng trong ký ức người ta dần dần biến mất. Nhưng những người làm công tác sử học của hai nước Trung – Việt sẽ không quên sự kiện này, Tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy chiến dịch này năm đó càng không quên, người con gái của vợ ông sinh ra sau chiến tranh được đặt tên là “ Điện Biên ” để kỷ niệm thắng lợi to lớn quyết định vận mệnh của nhân dân các dân tộc Việt Nam này.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #92 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:06:12 am »

ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ VIỆN TRỢ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP CỦA VIỆT NAM
Trương Quảng Hoa

Từ tháng 8 năm 1950 đến đầu năm 1956, Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tác chiến và xây dựng, đã làm rất nhiều việc. Đồng thời, Đoàn cố vấn quân sự còn coi trọng xây dựng nội bộ, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, không ngừng cải tiến lề lối làm việc. Sau khi cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam giành được thắng lợi, lập lại hoà bình ở Đông Dương, nhiệm vụ lịch sử viện trợ cuộc đấu tranh chống Pháp của Việt Nam mà Đoàn cố vấn quân sự gánh vác hoàn thành thắng lợi. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kịp thời ra quyết định từng bước rút Đoàn cố vấn quân sự đến mùa xuân 1956, toàn thể đoàn viên đoàn cố vấn đã rút về nước. Hành động thực tế của Đoàn cố vấn quân sự gương mẫu chấp hành nhiệm vụ quốc tế đã tăng thêm tình hữu nghị chiến đấu giữa nhân dân hai nước Trung – Việt.

I. Đoàn cố vấn quân sự hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ lịch sử


Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân uỷ Trung ương, được sự quan tâm và ủng hộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Đoàn cố vấn quân sự phát huy tinh thần quốc tế vô sản, đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc tế gian khổ và vẻ vang của đảng giao cho, đã cống hiến sức mình vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam và lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Trong thời gian hơn 5 năm, Đoàn cố vấn quân sự chủ yếu làm mấy việc dưới đây.

Thứ nhất : Giúp Quân đội nhân dân tổ chức chỉ huy tác chiến, giành thắng lợi chiến tranh chống Pháp.

Căn cứ vào chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và thực tế đấu tranh của Việt Nam, Đoàn cố vấn quân sự coi việc gúp quân đội tổ chức chỉ huy tác chiến, không ngừng giành thắng lợi trong chiến dịch, chiến đấu, đánh bại bọn xâm lược Pháp là nhiệm vụ trung tâm của mình. Từ tháng 8 năm 1950 Đoàn cố vấn quân sự sang đến Việt Nam đến đình chiến Đông Dương năm 1954, Quân đội nhân dân lần lượt tiến hành tám chiến dịch quy mô tương đối lớn : Biên giới, Trung du, Đông bắc, Ninh Bình, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Trừ chiến dịch Hoà Bình, do Đoàn cố vấn quân sự đang tập huấn chỉnh đốn chưa ra mặt trận trực tiếp giúp chỉ huy ra, còn các chiến dịch khác đều tiến hành dưới sự giúp đỡ của Đoàn cố vấn quân sự từ quyết sách đến tổ chức thực hiện trong suốt quá trình chiến dịch.

Trong tám chiến dịch nói trên, đặc biệt quan trọng là ba lần thắng lợi Biên Giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ, Đoàn cố vấn quân sự đều đưa ra đúng lúc kiến nghị có tính chiến lược và giúp vạch kế hoạch tác chiến chu đáo, thực thi tổ chức chỉ huy linh hoạt cơ động, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Tổng quân uỷ, Quân đội nhân dân anh dũng tác chiến, đã đập tan thắng lợi các kế hoạch chiến tranh từ De Lattre de Tassigny đến Navarre, từng bước giành được thắng lợi trong chiến tranh chống Pháp. Đồng thời Quân đội nhân dân được rèn luyện và thử thách trong chiến đấu thực tế, nhanh chóng trở thành một quân đội cách mạng có thể nắm vững và vận dụng chiến lược chiến thuật của chiến tranh nhân dân, có khả năng tác chiến kiên cường.

Thứ hai : Giúp quân đội nhân dân tăng cường xây dựng quân sự, nâng cao tố chất quân sự của bộ đội.

Căn cứ theo yêu cầu phát triển của tình hình Đoàn cố vấn quân sự giúp Quân đội nhân dân thực hiện ba lần chuyển biến về tư tưởng chỉ đạo tác chiến và xây dựng quân đội, tiến hành ba lần chỉnh đốn biên chế tổ chức trang bị và huấn luyện quân sự có tính toàn quân. Lần thứ nhất, là chuyển biến từ đánh du kích lên đánh vận động bắt đầu từ chiến dịch biên giới năm 1950. Thích ứng nhu cầu của chuyển biến này, được Trung Quốc viện trợ và Đoàn cố vấn quân sự giúp đỡ cụ thể, Quân đội nhân dân lần lượt thành lập 6 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công pháo thống nhất biên chế, cải thiện trang bị, tăng cường huấn luyện chiến thuật kỹ thuật bước đầu nắm vững cách đánh vận động và năm kỹ thuật lớn. Sức chiến đấu nâng cao rõ rệt.

Lần thứ hai là chuyển biến từ đánh công kiên quy mô nhỏ lên đánh công kiên quy mô lớn từ sau chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào năm 1953. Thích ứng nhu cầu của chuyển biến này, Trung Quốc viện trợ quân đội nhân dân thành lập thêm bộ đội trọng pháo, cao xạ pháo, Đoàn cố vấn quân sự giúp biên soạn tài liệu công kiên tập đoàn cứ điểm, thống nhất tư tưởng tác chiến, tăng cường huấn luyện chiến thuật kỹ thuật công kiên, nâng cao năng lực tác chiến công kiên của bộ đội.

Lần thứ ba là chuyển biến từ môi trường chiến tranh sang môi trường hoà bình, từng bước thực hiện chính quy hoá hiện đại hoá quân đội từ sau khi Việt Nam thực hiện đình chiến. Được Trung Quốc viện trợ và Đoàn cố vấn quân sự giúp đỡ, quân đội nhân dân thống nhất hơn nữa biên chế toàn quân, cải thiện thêm một bước trang bị mới và tăng cường bộ đội đặc chủng tiến hành huấn luyện chính quy có hệ thống đối với bộ đội, làm cho bộ mặt bộ đội đổi mới.

Thứ ba : Giúp Quân đội nhân dân tăng cường xây dựng chính trị, nâng cao tố chất chính trị của quân đội.

Một là, giúp đặt đúng vị trí và vai trò xứng đáng của công tác chính trị trong quân đội, chú trọng tăng cường lãnh đạo tư tưởng, tăng cường chỉ đạo công tác chính trị thời chiến, bắt tay từ giáo dục cơ bản, có bước đi tổ chức tiến hành bốn đợt giáo dục tư tưởng chính trị lớn trong toàn quân, từ đó nâng cao rất nhiều giác ngộ chính trị của bộ đội, khích lệ nhiệt tình kháng chiến to lớn và tinh thần chiến đấu quên mình bảo đảm thắng lợi của chiến dịch và hoàn thành mọi nhiệm vụ, đồng thời làm cho cán bộ các cấp trong Quân đội nhân dân nhận thức được tính chất cực kỳ quan trọng của việc tăng cường lãnh đạo chính trị tư tưởng của đảng, từng bước học hỏi bản lĩnh tiến hành công tác chính trị tư tưởng, điều đó có ý nghĩa sâu xa đối với việc xây dựng Quân đội nhân dân.

Hai là, giúp tăng cường xây dựng đảng trong quân đội. Sau khi công khai tổ chức của Đảng Lao động trong quân đội, giúp xây dựng và kiện toàn chế độ đảng uỷ, xây dựng tập thể đảng uỷ, làm sống động sinh hoạt đảng, tăng cường xây dựng cơ sở đảng, chỉnh quân chính trị năm 1953, làm trong sạch đội ngũ của đảng. Những biện pháp cơ bản này đã nâng cao rất lớn sức chiến đấu của đảng uỷ và chi bộ các cấp.

Ba là, giúp Tổng cục Chính trị xây dựng kiện toàn bộ máy các ban nghiệp vụ, xác định rõ ràng chức trách công việc, huấn luyện cán bộ nghiệp vụ, tăng cường xây dựng nghiệp vụ, không ngừng tổng kết kinh nghiệm công tác chính trị và tăng cường chỉ đạo công tác, làm cho cơ quan chính trị các cấp và các loại nghiệp vụ ngày càng kiện toàn và hoàn thiện.

Giới thiệu có hệ thống kinh nghiệm công tác chính trị thời chiến của quân đội Trung Quốc cho Tổng cục chính trị quân đội nhân dân. Quân đội nhân dân theo kiến nghị của cố vấn Trung Quốc triển khai các hoạt động tôn trọng cán bộ, yêu quý chiến sĩ, phát huy dân chủ, thi đua giết giặc lập công v.v.. đã có tác dụng rất lớn đối với giành thắng lợi tác chiến.

Thứ tư : Giúp Quân đội nhân dân đào tạo huấn luyện cán bộ, nâng cao tố chất của đội ngũ cán bộ.

Một là, giúp đào tạo, nâng cao cán bộ. Đây là một khâu quan trọng để làm tốt việc xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân, bảo đảm nhu cầu tác chiến và xây dựng quân đội. Giúp tổ chức các lớp huấn luyện luân phiên các cấp nhiều khoá, bồi dưỡng huấn luyện cán bộ mọi mặt. Nhất là nhóm cố vấn chính trị giúp Tổng cục chính trị tổ chức lớp huấn luyện luân phiên trọng điểm là đào tạo huấn luyện cán bộ trung cao cấp, lần lượt tổ chức được 8 khoá, đã đào tạo huấn luyện hàng loạt cán bộ quân sự, chính trị, hậu cần, đạt hiệu quả rõ rệt. Trường sĩ quan lục quân do Trung Quốc giúp đỡ mở tại Vân Nam (sau dời về Quảng Tây, sau đình chiến dời về Hà Nội) cũng cử cố vấn Trung Quốc đến giúp mọi mặt trong mấy năm đã đào tạo huấn luyện trên một vạn cán bộ, đã đóng vai trò quan trọng đối với tăng cường đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân.

Hai là, sau chiến dịch biên giới, kịp thời nắm bắt giúp giải quyết vấn đề đường lối, phương châm chinhs ách cán bộ. Thực hành phương châm lấy công nông làm nòng cốt, đồng thời cũng coi trọng việc bồi dưỡng và sử dụng cán bộ xuất thân không phải công nông, uốn nắn cách làm chỉ chú ý đề bạt cán bộ trong phần tử trí thức, làm cho số lớn cán bộ công nông ưu tú trong bộ đội trưởng thành nhanh chóng, cán bộ xuất thân không phải công nông cũng nâng cao giác ngộ, kiên định lập trường chính trị.

Thứ năm : Giúp Quân đội nhân dân tăng cường xây dựng hậu cần, nâng cao năng lực bảo đảm hậu cần.

Một là, giúp Quân đội nhân dân tăng cường xây dựng cơ bản hậu cần. Ngay từ đầu giúp hậu cần xây dựng tư tưởng chỉ đạo đúng đắn coi việc phục vụ tiền tuyến, phục vụ bộ đội, bảo đảm tác chiến thắng lợi là nhiệm vụ trung tâm của công tác hậu cần. Giúp xây dựng, kiện toàn và chỉnh đốn tổ chức hậu cần các cấp, tăng cường công tác chính trị của hệ thống hậu cần và quản lý cán bộ hậu cần, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ và tác phong cần cù tiết kiệm của cán bộ hậu cần. Giúp xây dựng và hoàn thiện các quy tắc điều lệ chế độ, chỉnh đốn công tác tài chính kinh tế, tăng cường quản lý tài chính kinh tế, từng bước khắc phục hỗn loạn về cung cấp quân nhu và công tác bảo đảm hậu cần khác tồn tại do không có quy chế điều lệ để tuân theo, làm cho công tác hậu cần từng bước đi vào quỹ đạo không ngừng nâng cao năng lực bảo đảm.

Hai là, giúp làm tốt xây dựng hậu phương, nâng cao năng lực bảo đảm hậu cần sau chiến dịch. Sữa chữa, làm mới các con đường ở căn cứ địa hậu phương của quân đội nhân dân, xây dựng tuyến giao thông vận tải thuỷ bộ thông ra tiền tuyến, và cả việc xây dựng binh trạm và hệ thống cấp cứu chữa bệnh v.v.. đều tiến hành dưới sự viện trợ rất lớn của Trung Quốc và giúp đỡ của cố vấn Trung Quốc. Trong mấy chiến dịch lớn, từ chuẩn bị hậu cần trước chiến dịch đến thực thi các bảo đảm hậu cần trong quá trình chiến dịch, đều được Đoàn cố vấn quân sự hỗ trợ cụ thể, Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân lãnh đạo tiến hành. Rất nhiều kiến nghị đúng lúc, sát thực tế của cố vấn giúp phía Việt Nam tránh được sai sót, cải tiến công tác, khắc phục khó khăn, bảo đảm nhu cầu của tiền tuyến. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ hậu cần quân đội nhân dân, công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch ngày càng tốt, đóng vai trò xứng đáng trong việc giành thắng lợi của chiến dịch.

Thứ sáu : Hỗ trợ làm tốt công tác viện trợ vật tư quân sự cho Việt Nam, bảo đảm nhu cầu tác chiến và xây dựng của Quân đội nhân dân.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, Trung Quốc là nước duy nhất cung cấp số lớn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp Trung Quốc đã viện trợ cho Quân đội nhân dân Việt Nam 155.000 khẩu súng các loại, 57.850.000 viên đạn các loại, 3692 khẩu pháo các loại, 1.080.000 đạn pháo các loại, 840.000 quả lựu đạn, 1231 ôtô, 1.400.000 bộ quân phục, hơn 14.000 tấn lương thực và thực phẩm phụ hơn 26.000 tấn dầu, và rất nhiều thuốc men và vật tư quân dụng khác.

Viện trợ vật tư quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam bắt đầu từ tháng 6 đầu năm 1950. Sau khi Đoàn cố vấn quân sự vào Việt Nam, căn cứ vào tình hình cụ thể và yêu cầu của Bộ tổng Quân đội nhân dân, đã giúp phía Việt Nam vạch kế hoạch yêu cầu vật tư viện trợ nửa năm hoặc cả năm, đề xuất kiến nghị với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc xem xét kế hoạch viện trợ. Khi cần thiết, còn căn cứ vào nhu thực tế của tác chiến Quân đội nhân dân, đáp ứng yêu cầu của phía Việt Nam, kịp thời đề xuất kiến nghị viện trợ khẩn cấp tạm thời với Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, để bảo đảm nhu cầu của tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã tăng thêm rất nhiều viện trợ trang bị và vật tư quân sự như ôtô, súng ống, xăng dầu, đạn dược, lương thực v.v..

Công tác sáu mặt trên đây của Đoàn cố vấn quân sự đều tuân theo nguyên tắc tư tưởng của Mao Trạch Đông về chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, kết hợp với tình hình đã hoàn thành mỹ mãn hai nhiệm vụ to lớn giúp Việt Nam đánh thắng trận và xây dựng quân đội chính quy mà Trung ương Đảng Trung Quốc giao cho.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #93 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:06:42 am »

II. Sự lãnh đạo kiên cường, kịp thời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đoàn cố vấn quân sự

Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương Trung Quốc rất quan tâm và coi trọng công tác của Đoàn cố vấn quân sự. Trước khi ra nước ngoài, lãnh đạo Trung ương Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức đích thân gặp gỡ các cố vấn, ân cần dặn dò ý nghĩa to lớn của công tác ở Việt Nam, giao rõ nhiệm vụ, và đưa ra yêu cầu nghiêm khắc. Trong thời gian đoàn cố vấn ở Việt Nam, các kiến nghị quan trọng liên quan đến tác chiến và xây dựng quân đội nêu ra với phía Việt Nam đều qua Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai v.v.. phê duyệt. Trong các điện chỉ thị của Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương gửi cho Đoàn cố vấn quân sự có rất nhiều cái tự tay Mao Trạch Đông chấp bút. Mỗi một chiến dịch quan trọng và mỗi một công việc quan trọng, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân uỷ Trung ương đều có chỉ thị cụ thể cho Đoàn cố vấn. Sự lãnh đạo kiên cường, kịp thời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là bảo đảm căn bản cho Đoàn cố vấn quân sự hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ viện trợ Việt Nam đấu tranh chống Pháp.

Trong thời gian Đoàn cố vấn quân sự công tác tại Việt Nam, toàn thể đồng chí ghi nhớ chỉ thị của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, thành tâm thiện chí phục vụ sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam với nhiệt tình chính trị tràn đầy. Các đồng chí và cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam cùng hành quân đánh giặc, ăn ngủ ngoài trời, đồng cam cộng khổ, đoàn kết hợp tác, quân hệ chan hoà. Thi hành nghĩa vụ quốc tế bằng hành động thực tế gương mẫu được Quân đội nhân dân từ trên xuống dưới nhất trí đánh giá tốt. Nhưng do nguyên nhân chủ khách quan sống ở môi trường nước ngoài lâu dài, phân tán chấp hành nhiệm vụ, thiếu kinh nghiệm công tác nước ngoài v.v... nên trong công tác cũng nảy sinh một số vấn đề. Nhất là ở giai đoạn đầu sang Việt Nam công tác có nhiều đồng chí có lúc chủ quan, nóng vội trong công tác không chú ý lắm đến phương thức, phương pháp hoặc bao biện làm thay, thiếu điều tra nghiên cứu có hệ thống, giới thiệu kinh nghiệm Trung Quốc không chú ý lắm đến tình hình thực tế của Việt Nam, yêu cầu quá cao, quá gấp đối với phía Việt Nam, công tác thiếu trọng điểm, dẫn đến có lúc ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.

Nhằm vào tình hình nói trên, sau ba chiến dịch vùng đồng bằng, Đoàn cố vấn quân sự tập trung toàn thể cố vấn và nhân viên công tác tiến hành một cuộc chỉnh đốn tư tưởng và tổ chức từ tháng 11/1951 đến đầu 1952. Trong cuộc chỉnh huấn này, chú trọng giáo dục chủ nghĩa quốc tế, tổng kết công tác hơn một năm qua, liên hệ tư tưởng cá nhân và thực tế công tác, trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình. Đồng thời, thành khẩn trưng cầu ý kiến của phía Việt Nam, và mời lãnh đạo Quân đội nhân dân giới thiệu có hệ thống lịch sử, tình hình hiện thực của Quân đội nhân dân và tình hình quân địch. Qua cuộc chỉnh đốn lần này đã làm sâu sắc thêm hiểu biết về nhiệm vụ công tác của đoàn cố vấn, uốn nắn hơn nữa thái độ công tác, nâng cao tính tự giác chấp hành “quy tắc công tác của đoàn cố vấn”, tăng cường đìều tra nghiên cứu tình hình Việt Nam, làm cho kinh nghiệm Trung Quốc và thực tế Việt Nam được kết hợp một cách chặt chẽ hơn.

Sau đó dưới sự chủ trì của Đặng Dật Phàm, đã tăng cường công tác tư tưởng đối với các cố vấn, sinh hoạt đảng đều đặn, quản lý chặt chẽ cán bộ đi cùng, bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Trên cơ sở chỉnh đốn tư tưởng, đã tiến hành điều chỉnh tổ chức tương đối lớn. Rút bỏ cố vấn đơn vị tiểu đoàn Quân đội nhân dân. Đầu năm 1952 điều một số cố vấn cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn về nước và tinh giảm số lớn cán bộ đi cùng, làm cho bộ máy tổ chức của Đoàn cố vấn quân sự tương đối tinh gọn, từ lúc bắt đầu gần 300 người giảm xuống còn hơn 100 người. Sau đó Đoàn cố vấn quân sự đặt trọng điểm giúp quân đội và Bộ Tổng và mấy đại đoàn chủ lực, các đại đoàn 308, 312, 316 và đại đoàn công pháo 351, để nhóm cố vấn tinh gọn, đơn vị dưới trung đoàn nói chung không cử cố vấn nữa. Chẳng bao lâu, Nguyễn Chí Thanh thay mặt Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nêu ra yêu cầu cử thêm cố vấn các ban chủ yếu của Bộ Tổng tham mưu và cố vấn chính trị của đại đoàn chủ lực. Tháng 5, 7 năm 1952, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp nhận yêu cầu của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, lại tiếp tục cử một đợt cố vấn quân sự, chính trị, hậu cần. Hạ tuần tháng 6, tại Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ tiếp một số cán bộ mới sắp cử sang công tác tại Việt Nam, một lần nữa ra chỉ thị quan trọng về ý nghĩa to lớn sang công tác tại Việt Nam và làm thế nào để làm tốt công tác cố vấn.

Đoàn trưởng Đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh về nước nghỉ chữa bệnh sau khi kết thúc chiến dịch Ninh Bình tháng 6/1951, Quân uỷ Trung ương xét thấy tình hình sức khoẻ đồng chí tạm thời không thể trở lại Việt Nam công tác, nên ngày 29/5/1952, bổ nhiệm La Quý Ba kiêm làm Đoàn trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc, Mai Gia Sinh làm Phó đoàn trưởng thứ nhất, Đặng Dật Phàm làm Phó đoàn trưởng thứ hai. Ngày 15/6, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn hợp nhất Đoàn cố vấn quân sự và Đoàn cố vấn chính trị. Đoàn cố vấn chính trị do La Quý Ba lãnh đạo thành lập 11/1950, Đoàn cố vấn quân sự, chính trị thông báo tình hình cho nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau trên công tác. Sau khi La Quý Ba kiêm nhiệm Đoàn trưởng Đoàn cố vấn quân sự, hai đoàn cố vấn hợp lại, công tác càng thêm thuận tiện.

Ngày 29/9/1952, trước ngày Quốc khánh lần thứ ba nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi thư thăm hỏi động viên La Quý Ba và toàn thể cố vấn cùng nhân viên công tác trong đoàn cố vấn. Trung ương ngỏ lời “ thăm hỏi động viên thắm thiết nỗi vất vả hai năm qua ”, nêu rõ công tác của đoàn cố vấn “ đạt thành tích nhất định ”, “ Điều đó không những có ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà còn có ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh của phe dân chủ thế giới ”. Đồng thời chỉ rõ : “ Các đồng chí nhất thiết không được vì thế mà kiêu căng tự mãn ”, “ các đồng chí còn có khuyết điểm với mức độ khác nhau ” “ mong các đồng chí nhanh chóng sửa chữa ” “ để nâng cao công tác lên một bước ”, “ hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang mà Trung ương giao cho các đồng chí ”. Bức điện vừa động viên vừa phê bình vừa hy vọng đó đã khích lệ và giáo dục rất lớn đối với toàn thể đoàn viên đoàn cố vấn.

Tháng 5/1953, Đoàn cố vấn căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn hơn hai năm qua và nhu cầu triển khai công việc hơn nữa, đã xây dựng lại “quy tắc công tác Đoàn cố vấn”. “quy tắc” mới so với “quy tắc” cũ, nội dung đầy đủ hơn, quy định chi tiết hơn, yêu cầu chặt chẽ hơn. Sau khi báo cáo “quy tắc công tác Đoàn cố vấn” lên Trung ương, Mao Chủ tịch đích thân sửa chữa bổ sung. Ngày 29/5, Trung ương Đảng phên chuẩn công bố thi hành.

Ngày 23/9/1953, Trung ương Đảng ra “chỉ thị về công tác cố vấn” nêu rõ : Làm cố vấn ở nước anh em, dù đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc hay đối với đảng anh em đều là một trách nhiệm chính trị cực kỳ to lớn. Chúng ta phải toàn tâm toàn ý giúp đỡ đảng anh em, nhưng phải cố hết sức tránh giúp sai. Vì vậy, đoàn cố vấn phải xử lý đúng đắn quan hệ ba mặt : quan hệ cố vấn các cấp với Ban chỉ huy đoàn cố vấn và Ban chỉ huy đối với Trung ương ; quan hệ Trung ương đối với Ban chỉ huy đoàn cố vấn và Ban chỉ huy đối với các cố vấn; quan hệ Ban chỉ huy đoàn cố vấn đối với Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, các cố vấn đối với tổ chức các cấp Đảng Lao động Việt Nam ở đơn vị mình công tác. Xử lý quan hệ ba mặt này như thế nào cho tốt, “chỉ thị” nêu rõ ràng xác đáng : quan hệ của cố vấn đối với cố vấn cấp trên và ban chỉ huy đoàn cố vấn đối với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải chặt chẽ hơn, báo cáo nhiều hơn, phản ánh tình hình nhiều hơn hiện nay. Chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và chỉ thị của Ban chỉ huy đoàn cố vấn đối với cố vấn cấp dưới đều không phải là chỉ thị đối với Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và tổ chức các cấp của họ. Sau khi cố vấn nhận được chỉ thị của cấp trên phải nghiên cứu những chỉ thị đó đã thoả đáng chưa, thời cơ đề xuất với đối phương đã chín muồi chưa, chứ không nên vừa nhận chỉ thị cấp trên là lập tức đề xuất kiến nghị đối phương mà chẳng suy nghĩ gì cả. Quan hệ giữa cố vấn và đảng Lao động Việt Nam là quan hệ với đồng chí đảng anh em. Cố vấn không được tự mình ra tay, cũng không được thủ trưởng phụ trách, càng không được tự mình xuất diện đấu tranh với tư tưởng sai lầm trong đảng Lao động Việt Nam.

Đề xuất kiến nghị cần thiết, chỉ nên gói gọn trong những vấn đề tương đối lớn. Không nên cưỡng ép đối phương chấp nhận, cũng không nên can thiệp vào nhân sự của đối phương. Cố vấn nên đứng sau màn, không nên ra sân khấu biểu diễn, càng không nên ra sân khấu đóng vai chính. “Chỉ thị” nghiêm túc phê bình cách làm sai lầm bao biện làm thay, khách lấn chủ nào đó trong công tác cố vấn.

Chỉ thị trên của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là văn kiện quan trọng về chuẩn tắc quan hệ giữa đảng anh em, các nước anh em, là kim chỉ nam hành động của công tác cố vấn. Lãnh đạo đoàn cố vấn rất coi trọng, tổ chức cho toàn thể cố vấn nghiêm chỉnh học tập, liên hệ thực tế tự kiểm điểm kiên quyết quán triệt tinh thần chỉ thị của Trung ương và trong công tác thực tế, toàn tâm toàn ý, phục vụ sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam có hiệu quả hơn. Sau khi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm Vi Quốc Thanh làm Tổng cố vấn quân sự, La Quý Ba làm Tổng cố vấn chính trị, tháng 5/1954, chia tách bộ máy Đoàn cố vấn quân sự và Đoàn cố vấn chính trị. Ngày 22/5, Trung ương Đảng Cộng satn Trung Quốc ra “ chỉ thị Đoàn cố vấn cần học tập văn kiện hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ tư tiến hành kiểm tra tư tưởng đối với Đoàn cố vấn quân sự, chính trị, yêu cầu Đoàn cố vấn kết hợp thực tế học tập nghị quyết của hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ tư khoá 7, giải quyết những tư tưởng ảnh hưởng đến công tác, ảnh hướng đến đoàn kết tồn tại trong nội bộ, để tăng cường đoàn kết trong đảng và đoàn kết với đảng anh em ”. Từ ngày 21/6 đến 7/7, Đoàn cố vấn quân sự tập trung toàn thể cố vấn để truyền đạt, học tập văn kiện hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ tư của đảng. Học tập lần này lấy nghị quyết hội nghị toàn thể Trung ương 4 dẫn đầu tiến hành kiểm điểm, triển khai phê bình và tự phê bình, rút bài học kinh nghiệm, đã thống nhất nhận thức, tăng cường đoàn kết.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #94 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:07:15 am »

III. Rút Đoàn cố vấn quân sự

Hạ tuần tháng 8 năm 1954, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định chính thức thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Ngày 1/9, Đại sứ đầu tiên La Quý Ba trình quốc thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam chính thức thành lập.

Trung tuần tháng 9, La Quý Ba chuyển đề nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc rút dần Đoàn cố vấn quân sự, chính trị lên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trưng cầu ý kiến của phía Việt Nam. Sau khi Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thảo luận, bày tỏ đồng ý rút bộ máy tổ chức và tên gọi Đoàn cố vấn, tán thành từ nay về sau công khai mời cố vấn nhưng cho rằng cố vấn hệ thống quân sự này không nên áp dụng biện pháp mời công khai, vẫn nên giúp đỡ công tác bằng phương thức bí mật.

Ngày 10/10/1954, Đoàn cố vấn quân sự theo Bộ tổng Quân đội nhân dân về Hà Nội. Lúc này đoàn cố vấn có tất cả 237 người, trong đó nhân viên công tác bảo đảm cung cấp, y tế, điện đài v.v... chiếm đa số. Theo chỉ thị của Trung ương Đảng rút dần Đoàn cố vấn quân sự, Phó tổng cố vấn Mai Gia Sinh và một số cố vấn đại đoàn, trung đoàn đang nghỉ ở trong nước không phải sang Việt Nam công tác nữa. Tháng 7, 8 năm 1955, trong thời gian Vi Quốc Thanh nghỉ ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đã có chỉ thị về rút cố vấn của Đoàn cố vấn quân sự. Lưu Thiếu Kỳ nêu rõ, căn cứ vào tình thế mới, Đoàn cố vấn quân sự phải chia đợt rút về. Đoàn cố vấn đã giúp Việt Nam xây dựng bộ đội, huấn luyện bộ đội, tổ chức tác chiến v.v... đều đạt được rất nhiều thành tích. Về mặt giúp tiếp quản thành phố cũng có thành tích. Trước khi rút phải giáo dục toàn thể nhân viên không được có bất cứ chểnh mảng nào, phải làm tốt công việc từ đầu đến cuối. Trong công tác nếu mắc khuyết điểm sai lầm thì nên nghiêm chỉnh tự phê bình cố gắng làm tốt công tác đoàn kết. Đồng chí Đặng Tiểu Bình cũng nhấn mạnh, các đồng chí chúng ta công tác ở Việt Nam phải tích cực làm những công việc phải làm, phải đứng trên lập trường của nhân dân Việt Nam để làm việc, phải đoàn kết và tôn trọng các đồng chí Việt Nam, không được tuỳ tiện nêu ý kiến, làm sai còn phải bị phê bình.

Hạ tuần tháng 8, Vi Quốc Thanh từ Bắc Kinh về Hà Nội, truyền đạt chỉ thị nói trên của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và lãnh đạo Trung ương cho Đoàn cố vấn quân sự. Lúc này Đoàn cố vấn quân sự còn có tổ cố vấn quân sự, chính trị, hậu cần, pháo binh, công binh, hàng không dân dụng v.v.. vài chục cố vấn và nhân viên kỹ thuật. Ngày 2/9, sau khi đảng uỷ Đoàn cố vấn quân sự thảo luận nghiên cứu, đã sắp xếp cụ thể để quán triệt chấp hành chỉ thị của Trung ương ; trong tháng 9, 10, cuối năm và mùa xuân năm sau, nhân viên đoàn cố vấn chia làm ba đợt rút về nước, những người được mời làm chuyên gia quân sự và nhân viên kỹ thuật giao cho Phòng Tuỳ viên quân sự Sứ quán lãnh đạo, và nêu ra yêu cầu cụ thể để bảo đảm làm tốt các công tác và làm tốt đoàn kết trong ngoài trước khi rút.

Theo sắp xếp trên đây, trung tuần tháng 9/1955, sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác ở Việt Nam, Phó tổng cố vấn Đặng Dật Phàm và một số cố vấn rời Hà Nội về nước. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Chí Thanh đã hai lần trò chuyện thân tình với Đặng Dật Phàm trước khi về nước, bày tỏ tấm lòng cảm kích chân thành và tình bạn chiến đấu quyến luyến, và đích thân tiễn đồng chí đến mục Nam Quan nay là Hữu Nghị quan.

Ngày 24/2/1955, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cùng ra “ quyết định về rút Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam và chuyển sang chuyên gia quân sự ”, đồng thời chỉ định Vương Nghiên Tuyền làm Tổ trưởng Tổ chuyên gia, Quốc Lâm Chi làm Bí thư đảng uỷ Tổ chuyên gia. Quyết định trên đây của Chính phủ Trung Quốc đưa ra trong tình hình phía Việt Nam nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tiếp tục cử cố vấn quân sự. Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam hai lần thăm Trung Quốc vào mùa hè và mùa đông năm 1955 đều nêu ra yêu cầu tiếp tục cử cố vấn giúp Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy, đồng thời với Chính phủ Trung Quốc đưa ra quyết định này Bành Đức Hoài viết thư cho Võ Nguyên Giáp trình bày cụ thể vấn đề rút Đoàn cố vấn quân sự. Trong thư nói : “ Hoà bình đã thực hiện ở Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tôi luyện qua tám năm kháng chiến, về các mặt tác chiến hay huấn luyện đều có tiến bộ rất lớn, và thu được kinh nghiệm tác chiến khá phong phú, đã đặt nền tảng tốt đẹp đi lên hiện đại hoá chính quy hoá. Để thích ứng với tình hình trên đây, chúng tôi cho rằng cần thay đổi phương pháp hiện nay do Trung Quốc cử cố vấn quân sự giúp Quân đội nhân dân Việt Nam công tác, cho nên quyết định rút bộ máy tổ chức của Đoàn cố vấn quân sự hiện có. Nếu Quân đội nhân dân còn có công việc nào đó cần Trung Quốc giúp mà chúng tôi có thể giúp được thì chuyển sang cử cán bộ có tính chất chuyên gia đi giúp ”.

Trong thư còn nói rõ : “ Theo đề nghị của đồng chí, đồng chí Vi Quốc Thanh sẽ đi Hà Nội một thời gian ngắn, hỗ trợ Tổng quân uỷ sắp xếp một số công việc cần thiết đã thảo luận ở Bắc Kinh, sau khi làm xong những việc đó, đề nghị để đồng chí đó trở về ngay Bắc Kinh ”.

Mang theo thư Bành Đức Hoài gửi Võ Nguyên Giáp, ngày 29/12/1955 Vi Quốc Thanh rời Bắc Kinh đi Hà Nội, tiếp tục giúp Quân đội nhân dân sắp xếp công việc mà ba bên Trung Quốc, Việt Nam, Liên Xô đã thảo luận ở Bắc Kinh. Ngày 13/1/1956 một đội nhân viên cố vấn quân sự nữa về nước. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác, và tham gia hội nghị cán bộ cao cấp Quân đội nhân dân, nghe yêu cầu và ý kiến của phía Việt Nam đối với công tác về sau, theo chỉ thị của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, trung tuần tháng 3, Vi Quốc Thanh cùng với đoàn nhân viên cố vấn cuối cùng rời Hà Nội. Trước khi về, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh v.v... mở tiệc chiêu đãi Vi Quốc Thanh. Trong bữa tiệc, Hồ Chí Minh phiên dịch, mọi người trò chuyện với Vi Quốc Thanh nhiệt tình chân thành, bày tỏ tình hữu nghị chiến đấu keo sơn.

Đến đây Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ lịch sử, mọi công việc kết thúc toàn bộ, cơ cấu tổ chức giải thể.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #95 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:08:09 am »

IV. Tình hữu nghị chiến đấu giữa nhân dân hai nước Trung – Việt trường tồn

Trong thời gian Đoàn cố vấn quân sự công tác tại Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Tổng Quân uỷ quan tâm nhiệt tình, tín nhiệm và ủng hộ rất lớn. Hồ Chí Minh nhiều lần nói : “ Tôi tuyệt đối tín nhiệm ” cố vấn Trung Quốc, cổ vũ cố vấn tích cực nêu ra kiến nghị, làm tốt công tác. Người yêu cầu “ giữa cán bộ Trung Quốc và Việt Nam phải đoàn kết ”, yêu cầu “ cán bộ Việt Nam phải thực thà học tập cán bộ Trung Quốc ”. Các kiến nghị liên quan đến quyết sách lớn tác chiến và xây dựng quân đội của Đoàn cố vấn quân sự đối với Việt Nam đều do Hồ Chí Minh từ hội nghị Trung ương Đảng thảo luận quyết định, sau đó Tổng Quân uỷ và cơ quan Bộ Tổng tổ chức thực hiện. Tổng quân uỷ và các tổng cục Quân đội nhân dân Việt Nam cũng rất quan tâm, tôn trọng và ủng hộ đoàn cố vấn. Nhiều lần bày tỏ “ nhiệt liệt hoan nghênh ” sự giúp đỡ của đoàn cố vấn, “ gửi gắm rất nhiều hy vọng ”, “ tôn trọng chân thành ” và theo sự phát triển của thực tiễn “ càng tin vào tính đúng đắn của tư tưởng Mao Trạch Đông và kinh nghiệm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ”.

Sự tin cậy và ủng hộ của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Tổng Quân uỷ và đông đảo cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân đối với đoàn cố vấn là điều kiện quan trọng để Đoàn cố vấn quân sự hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giúp Việt Nam đấu tranh chống Pháp.

Hồ Chí Minh cũng thân thiết, tỉ mỉ quan tâm đến cuộc sống của đoàn cố vấn. Người nhiều lần tiếp kiến các cố vấn và đến thăm nơi ở của đoàn cố vấn, thăm dò ý kiến, ân cần hỏi han, thân thiết như người nhà. Hoặc mời đồng chí lãnh đạo đoàn cố vấn cùng ăn cơm, hỏi chuyện nhà, bàn chiến sự, rất thoải mái. Mỗi khi có một số nhân viên mới đến công tác, Hồ Chủ tịch, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp v.v... đều đến đoàn cố vấn chào mừng, làm cho các đồng chí mới đến được giáo dục và cổ vũ. Mùa xuân năm 1953, Hồ Chí Minh còn mời riêng các đồng chí nữ trong đoàn cố vấn đến chỗ ở của người dự tiệc trà, biểu diễn văn nghệ, cùng vui liên hoan. Người nhiều lần tham gia hoạt động chúc mừng, ngày lễ lớn của hai đảng hai nước do Đoàn cố vấn tổ chức. Mỗi khi kết thúc hoạt động Người đều hào hứng chỉ huy mọi người hát vang bài ca “ Đoàn kết là sức mạnh ”. Có lúc Người còn làm thơ để bày tỏ tình cảm sâu sắc quan tâm, tin cậy, hữu nghị đối với đoàn cố vấn. Khi kết thúc chiến dịch biên giới, Hồ Chí Minh cho người đem tặng Trần Canh, Vi Quốc Thanh mấy chai rượu sâm banh của Pháp thu được trên chiến trường và kèm theo bài thơ chữ Hán :

Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi.
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Địch binh hưu phóng nhất nhân hồi ”.

Tam dịch như sau :

“ Sâm banh một cốc rượu ngon
Vừa nâng bỗng một tiếng đờn cất lên
Uống say ở chốn sa trường
Mà quân địch vẫn không đường thoát thân ”

Dạt dào niềm vui, phấn khởi chiến thắng biên giới. Có một lần Hồ Chí Minh đến thăm nơi ở của đoàn cố vấn, gặp lúc Vi Quốc Thanh v.v... không có ở nhà. Hôm sau, Chủ tịch cho người đưa đến Vi Quốc Thanh một bài thơ :

“ Bách lý tầm quân vị ngộ quân
Mã đề đạp túy lĩnh đầu vân
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân ”.

Tạm dịch là :

“ Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Vó ngựa trèo lên đỉnh núi xanh.
Trở về bỗng thấy nhành mai núi.
Mỗi đoá hoa vàng, một điểm xuân ”.

Bày tỏ tình cảm nồng nàn của Người đối với Đoàn cố vấn quân sự - cũng là đối với nhân dân Trung Quốc.

Toàn thể đồng chí Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc với tinh thần quốc tế vô sản cao độ, cùng đông đảo chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam đồng cam cộng khổ, hoạn nạn có nhau, không sợ ngày hè nắng gắt, không sợ khó khăn và hy sinh, làm việc cần cù vì sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam. Thậm chí có đồng chí hiến dâng tuổi trẻ của mình yên nghỉ lâu dài trên mảnh đất Việt Nam. Họ đã vun xới thêm tình hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước Trung – Việt bằng tư tưởng phẩm chất đạo đức cao cả và hành động thực tế gương mẫu, được phía Việt Nam ca ngợi, Đảng, Chính phủ và quân đội Việt Nam đánh giá rất cao và cổ vũ rất lớn công tác của Đoàn cố vấn quân sự.

Tháng 7/1952, trong thư góp ý kiến của Tổng Quân uỷ quân đội nhân dân Việt Nam gửi đoàn cố vấn có nói : “ Nhờ có tư tưởng quân sự đúng đắn của Mao Chủ tịch và sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí, không những Quân đội nhân dân Việt Nam có tiến bộ, mà mấy đồng chí Tổng Quân uỷ chúng tôi cũng học tập tư tưởng và tác phong của các đồng chí ”. Ngày 2/1/1954, trong thư của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói : “ Trong hơn một năm qua chúng tôi rất có tiến bộ. Sở dĩ có những tiến bộ đó, là do sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, sự chiến đấu dũng cảm của nhân dân, công tác tích cực của cán bộ. Và quan trọng hơn là được sự chỉ dẫn quý báu của các đồng chí và sự giúp đỡ hết mình của các đồng chí cố vấn ”.

Ngày 28/10/1955, Võ Nguyên Giáp nói khi hội đàm với Bành Đức Hoài : “ Cố vấn Trung Quốc giúp đỡ chúng tôi rất lớn, tình đoàn kết giữa chúng ta cũng rất tốt. Cán bộ của quân đội Việt Nam không chỉ rất khâm phục, mà còn rất có cảm tình với đồng chí Vi Quốc Thanh ”. Để biểu dương công tác của đoàn cố vấn, sau chiến dịch biên giới năm 1950, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tặng “ kỷ niệm chương Hồ Chí Minh ” cho toàn thể các đồng chí Đoàn cố vấn quân sự. Nhân dịp quốc khánh Việt Nam 2/9/1953, lại tổ chức long trọng lễ trao huân chương ngay nơi ở Đoàn cố vấn tại Việt Bắc. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v.v.. đến dự. Hồ Chí Minh đích thân trao huân chương cho các đồng chí cố vấn. Trao huân chương Hồ Chí Minh hạng hai cho La Quý Ba, Vi Quốc Thanh, trao huân chương quân công hạng hai cho Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm, trao huân chương quân công hạng ba cho Vương Nghiên Tuyền, Lý Văn Nhất, lần lượt trao huân chương anh hùng, chiến sĩ thi đua và huân chương kháng chiến cho hơn 30 cố vấn và nhân viên công tác khác. Đồng thời tặng kỷ niệm chương kháng chiến cho 397 nhân viên đoàn cố vấn.

Trước khi đoàn cố vấn rút về nước, lại lần lượt trao huân chương quân công và huân chương anh hùng chiến sĩ thi đua cho một số cố vấn và nhân viên công tác. Công tác của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam và những đóng góp cho cuộc đấu tranh chống Pháp của Việt Nam là một trang sử vẻ vang của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Thắng lợi của chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, căn bản nhất là kết quả đổ máu hy sinh, anh dũng phấn đấu của nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam. Sự viện trợ quốc tế vô tư của Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội Trung Quốc cũng là nhân tố không thể thiếu để nhân dân Việt Nam giành thắng lợi. Tình hữu nghị chiến đấu của nhân dân và quân đội hai nước Trung – Việt xây đắp nên tồn tại mãi mãi trong lịch sử hai nước Trung – Việt, nhân dân hai nước Trung – Việt mãi mãi không bao giờ quên.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #96 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:09:22 am »

ĐẠI SỰ KÝ
Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp

Năm 1950

Tháng 1-2

Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng Cộng sản Đông Dương bí mật thăm Trung Quốc, Liên Xô, đề xuất yêu cầu viện trợ Việt Nam với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định cử Đoàn cố vấn quân sự sang Việt Nam, đồng thời giúp đỡ vật chất giúp Việt Nam tiến hành chiến tranh chống Pháp. Trung tuần tháng giêng, La Quý Ba từ Bắc Kinh lên đường sang Việt Nam.
9/3

La Quý Ba đại diện liên lạc của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đến trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Bắc. Ngay hôm đó trao đổi với Hồ Chí Minh vấn đề tác chiến biên giới.
Tháng 3

Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập đại đoàn 304. Trước đó, quân đội đã thành lập đại đoàn 308 và 312.
17/4

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc thông tri cho Dã chiến quân số 2, 3, 4 Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc mời Dã chiến quân chọn điều động cố vấn các cấp của mỗi đại đoàn tổ chức thành Đoàn cố vấn quân sự sang Việt Nam.
27/6

Tại Di Niên đường Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức tiếp người phụ trách Đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm và một số cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên và nhân viên công tác, cho chỉ thị quan trọng về ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu công tác tại Việt Nam.
Thượng tuần tháng 7

Trần Canh làm đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đầu bộ phận cán bộ làm công tác cố vấn quân sự do Dã chiến quân số 2 điều động từ Vân Nam vào Việt Nam, hỗ trợ phía Việt Nam tổ chức chiến dịch biên giới và xử lý vấn đề liên quan đến viện trợ quân sự cho Việt Nam.
Hạ tuần tháng 7

Cán bộ và tuỳ tùng Đoàn cố vấn quân sự do Vi Quốc Thanh làm Đoàn trưởng, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm làm trợ thủ tất cả 250 người đến Nam Ninh, Quảng Tây tập huấn, truyền đạt, học tập chỉ thị quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Trung ương và qua thảo luận nhiều lần vạch ra Qui tắc công tác của Đoàn cố vấn quân sự cần phải tuân theo.
25/7

Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thảo luận vấn đề liên quan chiến dịch Biên Giới, quyết định cử Võ Nguyên Giáp làm Bí thư đảng uỷ mặt trận, Tổng chỉ huy kiêm chính uỷ Bộ chỉ huy chiến dịch.
8/8

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc phê chuẩn 6 người Vi Quốc Thanh, Đặng Dật Phàm, Mã Tây Phu, Lý Văn Nhất, Đặng Thanh Hà tổ chức Đảng uỷ Đoàn cố vấn quân sự, Vi Quốc Thanh làm Bí thư, Đặng Dật Phàm làm Phó bí thư.
11/8

Đoàn cố vấn đi qua Tịnh Tây Quảng Tây vào biên giới Việt Nam, rạng sáng ngày hôm sau đến Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân Việt Nam ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. Ngày 13, phía Việt Nam triệu tập cuộc họp chào mừng, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần Trần Đăng Ninh phát biểu ý kiến.
14/8

Trần Canh dẫn một số cán bộ đến Bộ chỉ huy tiền phương Quảng Uyên, gặp Đoàn cố vấn quân sự, thảo luận với phía Việt Nam vạch kế hoạch tác chiến chiến dịch biên giới.

Các tổ cố vấn Đoàn cố vấn quân sự lần lượt đến các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam triển khai công tác.
16/8

Đảng uỷ mặt trận Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp thu kiến nghị của Trần Canh và Đoàn cố vấn quân sự thảo luận thông qua phương án tác chiến chiến dịch Biên Giới đánh Đông Khê trước, cuối cùng tấn công Cao Bằng. Phương án tác chiến này được Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương phê chuẩn. Ngày 22, Trần Canh báo cáo phương án này cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 24, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điện trả lời đồng ý.
23-24 tháng 8

Đảng uỷ mặt trận Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên các bộ đội tham gia chiến đấu chiến dịch Biên Giới, Võ Nguyên Giáp tuyên bố kế hoạch tác chiến chiến dịch, Trần Canh được mời phát biểu ý kiến.
11/9

Hồ Chí Minh đi thị sát mặt trận, tiếp lãnh đạo và một số cố vấn Đoàn cố vấn quân sự, và có bài phát biểu quan trọng trước cán bộ Quân đội nhân dân và đoàn cố vấn.
16/9
1-3 tháng 10

Binh đoàn Lepage quân Pháp đóng ở Thất Khê đưa quân lên phía bắc, binh đoàn Charton quân Pháp ở Cao Bằng bỏ chạy về phía nam. Trần Canh và Đoàn cố vấn hỗ trợ Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân điều chỉnh bố trí, tiến hành công kích hai cánh quân địch.
7/10

Quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt toàn bộ binh đoàn Lepage và binh đoàn Charton của Pháp.
10-23 tháng 10

Quân Pháp rút khỏi các thị xã, thị trấn Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, Yên Châu v.v.. chiến dịch Biên Giới kết thúc.
27-30 tháng 10

Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới ở Nam Sơn Việt Bắc, có cán bộ tiểu đoàn trở lên bộ đội tham gia chiến đấu tham gia, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng. Trần Canh được mời dự và có bài phát biểu dài.
1/11

Trần Canh hoàn thành nhiệm vụ đã định, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn, lên đường về nước.
Thượng tuần tháng 12
6/12

Pháp rút chỉ huy xâm lược Việt Nam, cử De Lattre de Tassigny làm Cao uỷ Pháp kiêm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương,  thay thế Pignon và Carpentier.
Từ 25/12 đến 25/1/1951

Hỗ trợ Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chỉ huy chiến dịch trung du sông Hồng.
27/12

Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập Sư 312
Tháng 12

Giúp Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành công tác xây dựng cơ bản hậu cần, xây dựng và kiện toàn tổ chức hậu cần các cấp, xây dựng các chế độ điều lệ và tiêu chuẩn cung cấp v.v..
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #97 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:09:52 am »

Năm 1951

Thượng tuần tháng 1

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị cán bộ công tác chính trị cấp trung đoàn trở lên của các bộ đội tham gia chiến đấu, tổng kết kinh nghiệm công tác chính trị chiến dịch biên giới.
Tháng 2

Giúp Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức lớp huấn luyện luân lưu cán bộ đầu tiên. Sau đó liên tục tổ chức nhiều lớp huấn luyện luân lưu trọng điểm là bồi dưỡng cán bộ trung cao cấp, đào tạo rất nhiều cán bộ chính trị quân đội.
11-19 tháng 2

Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 tại Tuyên Quang. Tuyên bố thành lập Đảng Lao động Việt Nam và vạch ra Cương lĩnh, Điều lệ mới của Đảng. Đại hội quyết định phải xây dựng một quân đội nhân dân thật sự lớn mạnh với ba đặc điểm, dân tộc, nhân dân và dân chủ.
Tháng 2

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quân lần thứ nhất.
Hạ tuần tháng 2

Đoàn cố vấn quân sự và phía Việt Nam thảo luận vạch kế hoạch tác chiến chiến dịch Đông bắc.
Hạ tuần tháng 3

Giúp quân đội nhân dân tổ chức chỉ huy chiến dịch Đông bắc. Chiến dịch bắt đầu từ đêm 23-3 đến đầu tháng 4 kết thúc.
Tháng 5

Giúp Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân tổ chức lớp huấn luyện cán bộ hậu cần và cán bộ quân y. Sau đó nhiều lần tổ chức lớp huấn luyện luân lưu đào tạo rất nhiều cán bộ hậu cần và y tế.
Tháng 5

Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập đại đoàn 316, 351.
28/5 đến 20/6

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chỉ huy chiến dịch Ninh Bình.

Vi Quốc Thanh về nước chữa bệnh.

Giúp bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành chỉnh huấn quân sự với nội dung chính là chiến thuật vận động chiến và 5 kỹ thuật lớn, và tiến hành giáo dục tình hình “hai phe lớn” trọng điểm đối với cán bộ.
21-30 tháng 8

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị công tác tuyên truyền giáo dục toàn quân lần thứ nhất, vấn đề chính là tăng cường lãnh đạo tư tưởng và xác định rõ ràng tầm quan trọng của giáo dục chính trị, xác định phương châm giáo dục chính trị.
17/8 đến 4/9

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị công tác phòng bệnh bảo vệ sức khoẻ tập trung giải quyết vấn đề phương châm công tác quân y v.v..
Tháng 11 – tháng 12

Đoàn cố vấn quân sự tập trung toàn thể cán bộ tập huấn, tổng kết một năm rưỡi công tác, tiến hành chỉnh đốn tư tưởng và tổ chức.

Thượng tuần tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Quân đội nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Hoà Bình.
6/12

Mao Trạch Đông phê duyệt đồng ý ý kiến của Nhiếp Vinh Trăn, Vương Gia Tường, Dương Thượng Côn v.v.. trao đổi nêu ra, gộp cán bộ của Vi Quốc Thanh, La Quý Ba phụ trách thành Tổng đoàn cố vấn La Quý Ba làm Tổng cố vấn, cử một Phó tổng cố vấn lãnh đạo công tác quân sự.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #98 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:10:13 am »

Năm 1952

Nước Pháp cử Salan thay De Lattre làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, Letourneau làm Cao uỷ.
Tháng 1-2

Đoàn cố vấn quân sự tinh giản số người, một bộ phận cán bộ trung đoàn, đại đoàn và đại bộ phận cán bộ cấp tiểu đoàn lần lượt điều về nước.
16/2

La Quý Ba báo cáo với Quân uỷ Trung ương Trung Quốc ý kiến của đoàn cố vấn về kế hoạch tác chiến và chỉnh huấn năm 1952 của quân đội nhân dân, nêu ra trước mùa mưa tiếp tục triển khai chiến tranh du kích địch hậu là chính, đại bộ phận chủ lực tiến hành chỉnh huấn, chủ yếu là chỉnh huấn chính trị, sáu tháng cuối mở chiến dịch Tây Bắc, chuẩn bị năm tới tiến vào tác chiến ở Lào. Ngày 2-3, quân uỷ phê duyệt trả lời đồng ý.
Trung tuần tháng 3

Tổng Quân uỷ Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị mở rộng, nghiên cứu nhiệm vụ của năm 1952 và vấn đề đấu tranh sau lưng địch, La Quý Ba, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm được mời dự và phát biểu, nêu lên kiến nghị cụ thể liên quan đến vấn đề đấu tranh sau lưng địch.
Đầu tháng 4 đến tháng 8

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành chỉnh huấn chính trị. Đây là cuộc vận động cải tạo tư tưởng và giáo dục chính trị quy mô lớn đầu tiên của quân đội nhân dân.
10-30 tháng 4

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị quân y toàn quốc. Tổng kết công tác quân y năm 1951 và nghiên cứu của kế hoạch công tác quân y năm 1952.
20/5

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam áp dụng kiến nghị của Đoàn cố vấn quân sự, ra “nghị quyết về chế độ đảng uỷ trong bộ đội chủ lực”.
29/5

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc điện chỉ thị : Vi Quốc Thanh vì bị bệnh không thể trở sang Việt Nam công tác, La Quý Ba kiêm nhiệm Đoàn trưởng Đoàn cố vấn quân sự, Mai Gia Sinh làm Phó đoàn trưởng thứ nhất, Đặng Dật Phàm làm phó đoàn trưởng thứ hai.
15/6

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn bộ máy Đoàn cố vấn quân sự và Đoàn cố vấn chính trị hợp nhất.

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc theo yêu cầu của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, quyết định điều động hơn 10 cán bộ cấp đại đoàn, trung đoàn sang Việt Nam tăng cường công tác cố vấn ở cơ quan các Tổng cục và đại đoàn quân đội nhân dân. Hạ tuần, Lưu Thiếu Kỳ tiếp 6 đồng chí mới điều động chuẩn bị sang Việt Nam tại Trung Nam Hải và cho chỉ thị quan trọng.
11/7

La Quý Ba, Mai Gia Sinh báo cáo Quân uỷ Trung ương Trung Quốc bố trí chiến dịch Tây Bắc chia hai đợt tác chiến. Ngày 22, Quân uỷ trở lời đồng ý về nguyên tắc.

Để tăng cường xây dựng Quân đội nhân dân, Đoàn cố vấn quân sự nêu ra với Tổng quân uỷ ý kiến về kế hoạch xây dựng công tác quân sự, chính trị, hậu cần.

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị công tác tổ chức toàn quân lần thứ nhất, xây dựng đề cương chủ yếu công tác chi bộ, ra nghị quyết tăng cường xây dựng công tác chi bộ.

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị công tác địch vận toàn quốc, tập trung thảo luận vấn đề công tác tranh thủ ngụy quân.

Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị đảng uỷ trước chiến dịch Tây Bắc, thảo luận và thông qua phương án tác chiến Tây Bắc, lãnh đạo Đoàn cố vấn quân sự được mời dự hội nghị.
Tháng 8 đến tháng 9

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam chỉnh đốn biên chế trang bị và tiến hành chỉnh huấn quân sự.
4/9

Quân uỷ Trung ương, Ban liên lạc Trung ương Trung Quốc phê chuẩn Ban chấp hành đảng uỷ Đoàn cố vấn sau khi hợp nhất gồm có La Quý Ba, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm, Lý Văn Nhất, Mã Tây Phu, Kim Chiêu Điển, Trương Anh, Lý Hàm Trân, chỉ định La Quý Ba làm Bí thư.
Đầu tháng 9

Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, thảo luận và thông qua kế hoạch tác chiến Tây Bắc. La Quý Ba được mời dự hội nghị.
9/9

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên bộ đội tham gia chiến đấu truyền đạt thảo luận kế hoạch chiến dịch Tây Bắc. Hồ Chí Minh đích thân đến huấn thị Lãnh đạo đoàn cố vấn và một số cố vấn được mời tham dự.

Để bảo đảm quán triệt chấp hành chính sách dân tộc thiểu số và chính sách liên quan khác trong thời gian chiến dịch Tây Bắc, phía Việt Nam áp dụng kiến nghị của Đoàn cố vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban bố “ tám điều mệnh lệnh của Chính phủ gửi bộ đội và nhân dân vùng mới giải phóng ”, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ban bố cho toàn quân mười kỷ luật lớn và kỷ luật chiến trường.
29/9

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi điện hỏi thăm động viên cho La Quý Ba, và toàn thể cố vấn và nhân viên công tác đoàn cố vấn

Hồ Chí Minh bí mật đến Bắc Kinh, cùng lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn bạc trao đổi vấn đề tác chiến Tây Bắc và phương châm chiến lược từ nay về sau của Việt Nam v.v...
Tháng 10 đến tháng 12

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chỉ huy chiến dịch Tây Bắc.
Thượng tuần tháng 10

Mai Gia Sinh dẫn một bộ phận cố vấn theo Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân lên mặt trận Tây Bắc.
14-23 tháng 10

Tác chiến đợt 1 chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Nghĩa Lộ.
16/10

Vi Quốc Thanh thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sang Việt Nam giúp Quân đội nhân dân tổ chức chỉ huy chiến dịch Tây Bắc. Ngày 24, từ Ban chỉ huy Đoàn cố vấn lên đường đi đến Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân ở Nghĩa Lộ để giúp công tác.
15/11-10/12

Tác chiến đợt 2 chiến dịch Tây Bắc giải phóng Sơn La. Cuối tháng 11, quân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản, Quân đội nhân dân công kích không hiệu quả, chủ động ngừng công kích, kết thúc chiến dịch Tây Bắc.
Tháng 12

Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập Đại đoàn 325.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #99 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:10:48 am »

Năm 1953

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, triệu tập hội nghị toàn thể lần thứ 4, thông qua “ phương án cương lĩnh về chính sách ruộng đất ”. Tháng 12, Hồ Chí Minh ban bố “ Pháp lệnh về chính sách ruộng đất ”.
Tháng 1

Vi Quốc Thanh về Bắc Kinh báo cáo tình hình và xin ý kiến công tác với Quân uỷ Trung ương.
3/2

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi điện cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc : thay đổi kế hoạch đánh Nà Sản trước mùa mưa, định tổ chức chiến dịch Thượng Lào trong tháng 4. Ngày 9, Trung ương Đảng Trung Quốc trả lời tán thành.
4/3

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điện chỉ thị : đồng ý ý kiến của Đoàn cố vấn quân sự dự định kiến nghị phía Việt Nam tiến hành chỉnh quân chính trị vào năm 1953, và cho chỉ thị quan trọng. Ngày 8-4 Đoàn cố vấn quân sự nêu ra kiến nghị về chỉnh quân chính trị với Tổng quân uỷ Quân đội nhân dân.
5/3

Vi Quốc Thanh từ Bắc Kinh lên đường sang Việt Nam, giúp Quân đội nhân dân tổ chức chiến dịch Thượng Lào.
8/4 đến 3/5

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chỉ huy chiến dịch Thượng Lào.

Pháp lại thay đổi chỉ huy xâm lược Việt Nam, Navarre thay Salan làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch quân sự Navarre ra lò.

Trung ương Đảng Lao động và Tổng quân uỷ Việt Nam chấp nhận kiến nghị của Đoàn cố vấn, lần lượt họp hội nghị thảo luận, ra quyết định triển khai chỉnh quân chính trị trong toàn quân.
29/5

Ban bố chấp hành 14 điều “Qui tắc công tác đoàn cố vấn” của Đoàn cố vấn soạn thảo được Mao Trạch Đông đích thân sửa chữa, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn.
1/6

Tổng Quân uỷ Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên, Võ Nguyên Giáp truyền đạt quyết định chỉnh quân chính trị, lãnh đạo đoàn cố vấn được mời phát biểu ý kiến.

Giúp Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân biên soạn tài liệu chiến thuật công kiên và bồi dưỡng cán bộ theo tài liệu thống nhất, và tiến hành huấn luyện quân sự với bộ đội chủ lực.

Giúp Bộ Tổng Quân đội nhân dân tổ chức lớp tập huấn chỉnh quân chính trị cho cán bộ lãnh đạo tiểu đoàn trở lên, giúp trung đoàn 102, đại đoàn 308 tiến hành thí điểm chỉnh quân chính trị.
Tháng 7-8

Giúp Quân đội nhân dân tiến hành chỉnh quân chính trị.
29/8

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi điện cho La Quý Ba, đưa ra kế hoạch chiến lược đầu tiên tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng Bắc và Trung Lào, từng bước đẩy chiến trường xuống Nam Lào và Cao Miên uy hiếp Sài Gòn để tạo điều kiện, sau đó đánh lấy đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.
2/9

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tổ chức lễ trao huân chương tại nơi ở của Đoàn cố vấn, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến dự, trao huân chương và gắn kỷ niệm chương kháng chiến cho nhân viên đoàn cố vấn.

Giúp Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị công tác hậu cần toàn quân, tổng kết kinh nghiệm công tác hậu cần toàn quân, quyết định phương châm công tác hậu cần từ nay về sau.
23/9

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra “chỉ thị đối với công tác đoàn cố vấn”. Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh chỉ đạo công tác cố vấn.
10/10

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điện Trung ương Đảng Lao động Việt Nam : quyết định Vi Quốc Thanh làm Tổng cố vấn quân sự, phụ trách công tác về mặt giúp tác chiến và xây dựng quân đội, La Quý Ba làm Tổng cố vấn chính trị, phụ trách công tác về mặt xây dựng công tác đảng địa phương và chính sách. Tháng 5 năm sau, tách bộ máy Đoàn cố vấn quân sự và đoàn cố vấn chính trị.
25/10

Vi Quốc Thanh đến Việt Nam, lập tức cùng với phía Việt Nam nghiên cứu vấn đề tác chiến mùa đông, giúp Quân đội nhân dân bố trí toàn diện tác chiến mùa đông, đánh lấy Lai Châu là chính, và tiến công Thượng Lào, Hạ Lào và khu vực bắc Tây Nguyên.
13/11

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thảo luận thông qua kế hoạch tác chiến mùa đông của Quân đội nhân dân.

Bộ Tổng Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên, truyền đạt kế hoạch tác chiến Tây Bắc lần thứ hai và tấn công mùa đông, Vi Quốc Thanh được mời phát biểu ý kiến tại hội nghị. Sau hội nghị Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh dẫn một bộ phận cố vấn theo Bộ chỉ huy tiền phương quân đội lên mặt trận Tây Bắc.
Thượng tuần tháng 12

Căn cứ vào tình hình thay đổi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh cùng phía Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh bố trí tác chiến, phía Việt Nam quyết định tác chiến ở Tây Bắc, chia làm hai bước, đánh Lai Châu trước, đánh Điện Biên Phủ sau. Ngày 8-12, Vi Quốc Thanh báo cáo kế hoạch này với Quân uỷ Trung ương Trung Quốc. Ngày 10, Quân uỷ Trung ương điện trả lời đồng ý.
6/12

Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thảo luận phê chuẩn kế hoạch điều chỉnh tác chiến Tây Bắc của Tổng quân uỷ đưa ra, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, và thành lập Đảng uỷ và Bộ chỉ huy tiền phương do Võ Nguyên Giáp làm Bí thư và Tổng chỉ huy.
7/12

Quân Pháp đóng ở Lai Châu rút chạy về Điện Biên Phủ, Quân đội nhân dân lập tức giải phóng Lai Châu và truy kích địch, tiêu diệt một bộ phận.

Theo bố trí tác chiến mùa đông, Quân đội nhân dân tiến vào Trung Lào mở công kích vào quân địch, giải phóng phần lớn Trung Lào.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM