Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 03:40:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường sắt Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2035-2050 phát triển như thế nà  (Đọc 153341 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cangiuoclongan
Thành viên
*
Bài viết: 52

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 11:13:51 am »

http://en.wikipedia.org/wiki/High-speed_rail

http://en.wikipedia.org/wiki/Planned_high-speed_rail_by_country#Vietnam
Logged

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!
cangiuoclongan
Thành viên
*
Bài viết: 52

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 06:47:47 pm »

http://www.tuanvietnam.net/2010-05-23-duong-sat-cao-toc-bac-nam-kim-tu-thap-cua-viet-nam-

...
Không cần phải các chuyên gia, ngay sinh viên đại học nếu chịu khó để tâm tìm hiểu sẽ thấy tất cả 4 phương án so sánh do Bộ Giao thông vận tải đưa ra chỉ là hình thức vì thực tế chỉ có một "4 in one" (bốn trong một) "cao tốc, cao tốc, lại cao tốc".

Tại sao lại như thế!? Nó thể hiện ở chỗ MỤC TIÊU của dự án!? Chưa vội bàn về mặt kỹ thuật thì mục tiêu của dự án là gì?  Trong phương án 3 nêu rõ: "việc xây mới tuyến đường 1.435mm không đạt được mục tiêu vận tải khách với tốc độ cao."

Hóa ra mục tiêu phải hiểu là "vận tải khách với tốc độ cao"? Đặt mục tiêu như thế là sai. Hay nói cách khác "Sai một ly, đi một dặm". Mục tiêu phải là "vận tải hành khách và hàng hóa dọc Bắc Nam bằng đường sắt một cách kinh tế nhất trong vòng 100 năm".

Từ đấy, mới so sánh tính toán các phương án. Lúc đó, phương án đường sắt cao tốc sẽ  xuống hàng thứ yếu vì không vận tải được hàng hóa. Liên hệ đến việc đặt mục tiêu này, theo anh bạn người miền Trung kể lại kinh nghiệm cay đắng ở Hà Tĩnh: Chưa xây toilet đã đặt mục tiêu là "xí bệt" nên kết quả là khánh thành xong 1 ngày bị bỏ quên ngay trong tình trạng mất vệ sinh kinh khủng vì người dân ở nông thôn Hà Tĩnh lấy đâu ra tiền để bơm nước lên mà giật!

Về phía Nhật Bản, từ năm 1999 JICA đã tiến hành khảo sát lập quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống giao thông Việt Nam, gọi là Vitranss 1. Hồi đó, đã bắt đầu nhen nhóm đề xuất về Shinkansen ở VN. Trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2008, giới tư nhân chuyên về phát triển đường sắt của Nhật đã lobby chính phủ Nhật tìm cách bán công nghệ Shinkansen của họ.

Năm 2008,  Chính phủ Nhật  quyết định chi tiền để làm Vitranss 2, chính thức đề xuất Shinkansen. Nhật Bản rất muốn bán Shinkansen sang Việt Nam bởi từ trước đến nay họ mới chỉ thành công thương vụ này ở Đài Loan, tuy nhiên, hiện nay do một số nguyên nhân vẫn chưa hoàn chỉnh.  Xin lưu ý, Trung Quốc khác hẳn Việt Nam, họ khôn ngoan mở cửa cho cả Đức, Pháp vào để cạnh tranh nên Nhật Bản bị ép rất nhiều như phải chuyển giao công nghệ hoàn toàn, phải sản xuất và lắp đặt ở ngay Trung Quốc và cho chuyên gia, nhà thầu Trung Quốc tham gia khiến Nhật Bản phải ngao ngán.

Đối với Việt Nam là nước nhỏ, đang nợ nước ngoài chiếm trên 40% tổng GDP, muốn thực hiện dự án vốn ODA chỉ có trông chờ vào nguồn vốn và kỹ thuật của Nhật Bản, phải dành ưu tiên cho các công ty của Nhật Bản tham gia dự án. Đối với các hệ thống thiết bị cao cấp có tính công nghệ cao, các nhà thầu, nhà sản xuất cung cấp thường có bí quyết giữ lại các công cụ đồ nghề đặc biệt, phụ tùng thay thế đặc chế, chỉ có họ mới biết làm, biết sửa chữa.

Bài học của Đài Loan về sử dụng công nghệ đường sắt cao tốc của Nhật, mỗi khi có sự cố lại phải mời chuyên gia Nhật sang rất tốn kém.
...

...
Trên thế giới có nhiều nơi xây kim tự tháp, nổi tiếng nhất là kim tự tháp Kheop ở Ai Cập. Thực ra, hiệu quả của sử dụng kim tự tháp không lớn, nhiều khi chỉ để cho "oai". Nhưng dù sao thì những kim tự tháp vĩ đại vẫn là những di sản văn hóa tuyệt vời của con người.

Còn nếu không bàn kỹ, và chuẩn bị kỹ thì rất có thể dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam sẽ biến thành "kim tự tháp" mà chưa chắc đã được coi là di sản văn hóa thế giới như  các kim tự tháp thật! Thậm chí sẽ bị các thế hệ mai sau oán trách, vì sự chơi ngông theo kiểu "con nhà lính, tính nhà quan" mà cái giá phải trả cho sự chơi ngông này nhiều khi không  đơn thuần chỉ còn là về kinh tế.

Nhiều người vẫn còn nhớ ông GS. David Dapice của Tufts từng có báo cáo nghiên cứu gây đình đám về Việt Nam đã gọi đường sắt cao tốc là "Industrial Pyramid" (Kim tự tháp công nghiệp)  của Việt Nam.

Hỏi kỹ thì ông ấy trả lời là đường sắt đôi khổ rộng thông thường mới là cái Việt Nam cần tìm kiếm chứ còn cái 300km/h kia là dùng tiền để xây KIM TỰ THÁP mà thôi. Ông cũng nói thêm khái niệm "Industrial Pyramid" không chỉ có ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới,  nhiều nước cả giàu lẫn nghèo trong nhiệm kỳ của mình đều có những vị lãnh đạo khoái làm như  thế.
...

--------------------------------


Bác nào ở Hà Nội mà rảnh rỗi thì ghé thử chỗ này, đặt câu hỏi với chuyện gia của JICA thử xem

--------------
http://www.facebook.com/#!/event.php?eid=119742138064207&index=1

Xin trân trọng gửi tới quý vị và các bạn thông tin về chương trình Tìm hiểu Nhật Bản qua DVD và Video (kỳ II, buổi thứ 4) được tổ chức bởi Trung tâm Hợp tác Nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC Hà Nội).

Chủ đề: Tàu siêu tốc Shinkansen
Chuyên gia: Ông Phan Lê Bình - Cán bộ chương trình cao cấp JICA Việt Nam
Thời gian: 18:00~19:30 ngày 28/5/2010 (thứ Sáu)
Địa điểm: Phòng Đa năng, tầng 3, VJCC, số 91 phố Chùa Láng, Hà Nội (trong trường ĐH Ngoại thương)
--------------
Logged

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!
superhv
Thành viên
*
Bài viết: 74


« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 08:43:32 pm »

Em chỉ muốn làm rõ mấy vấn đề nếu đáp ứng được thì em ủng hộ làm đường sắt 300 km/h:
- Thứ nhất nó có chở được xe tăng không (tầm 60 tấn)?
- Thứ hai nếu dự án thất bại ảnh hưởng của nó đến kinh tế đất nước như thế nào và tiền trả nợ lấy từ đâu ? Trong khi nhân dân, người trả nợ chính lại không được hưởng lợi từ dự án (thất bại có thể là do giá vé qua đắt) thì chẳng nhẽ cứ vẽ ra để dân chịu mà cụ thể chính là con cháu các bác đấy thôi. Nói chung cái này không chỉ quốc hội mà tốt nhất nên trưng cầu dân ý vì đụng đến túi tiền của chúng ta.
- Thứ ba chúng ta sẽ được chuyển giao công nghệ gì sửa chữa, thay thế, làm mới hay thành lập cái gọi là công ty liên doanh bảo dưỡng nghe thì hay mà thực chất chúng ta chả được cái c... gì. Xin lỗi vì em văng tục nhưng cú quá không chửi không được.

Hết
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 11:42:55 pm »

Chọi hòn đá hội nghị:

Nhìn chung, em thấy các ý kiến phản đối tập trung vào hai vấn đề: vốn 55 tỷ đô la và độ dài kỷ lục từ bắc vào nam 1700km. Choáng, so với điều kiện hiện nay, em cũng choáng. Liệu chúng ta có quá ấn tượng vào những con số đo mà chưa chú ý đến chi tiết dự án không phải làm ngay hôm nay mà chí ít là 10 năm nữa và nếu làm suốt từ bắc tới nam thật thì thời gian thực hiện dự án không phải là 10 hay 20 năm mà là 40 năm 50 năm hoặc nhiều hơn nữa. Liệu chúng ta đang nhìn rừng mà không thấy cây?
Em xin phép đề xuất: Nhìn vấn đề một cách đơn giản và đúng mô hình hơn. Ta làm đường sắt cao tốc Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang, liệu có nên không ạ.
Logged
T-90s
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 12:08:01 am »

 Em nghi đây là cú hích cuối của 2 bác trên Bộ trước khi về vườn trồng rau....!!! Shocked
   Lợi thì có lợi nhưng răng không còn  Grin
Logged
superhv
Thành viên
*
Bài viết: 74


« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 12:22:06 am »

Đã thí điểm sao không thí điểm đường sắt chạy 200km/h trở khách và 120 km/h trở hàng vừa ích nước vừa lợi nhà. Còn vụ đường sắt 300km/h nói thực lòng em đề nghị để năm 2020 chúng ta bàn tiếp vì đến năm đấy liệu có thực sự hoàn thành mục tiêu về cơ bản là nước công nghiệp hay không bây giờ em còn chưa dám chắc nói gì đến cái tương lai 30 năm hay 40 năm  Grin Số tiền bỏ ra nếu được duyệt cho đến năm 2020 tầm 10 tỷ đô em nghĩ nên đầu tư vào các nghành công nghiệp phụ trợ thì hơn. Mơ làm gì khi đến con vít với mấy cái vỏ nhựa vẫn phải nhập nước ngoài, mà công nhận công nghiệp nhựa mình dởm thật nhìn cứ dại dại thế nào ý  Grin Quên cho em chém nốt phát nữa: em rất tiếc khi không thấy đợt khủng hoảng kinh tế mình hốt được nhà máy công nghiệp hiện đại nào của nước ngoài cả, lúc khó khăn mới dễ mua chất xám chứ bình thường thằng nào chịu bán cho mình.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
T-90s
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 01:50:55 am »

Một số người bên hoangsa.org cũng đang bàn linh tinh về vấn đề này  Grin
  các bác qua cho ý kiến tham mưu đi...!!! Shocked
Logged
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 09:44:06 am »

Theo em cứ thử mở một tuyến Tàu siêu tốc Shinkansen từ Sân bay Nội Bài về đến Ngã tư Cầu Giấy xong chạy thử một thời gian xem:

- 1 - Có dễ làm hay không ?
- 2 - Có khách hay không ?
- 3 - Dân có đủ tiền mua vé hay không ?
- 4 - Có thực sự thuận tiện & Phù hợp với môi trường Việt Nam không ?
- 5 - Cân đối xem sau bao nhiêu năm thì thu hồi được vốn ?

- Nếu nhiều tiền thì mở tuyến Hà Nội - Hải Phòng xem sao ?


 
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 09:52:04 am »

Đổ tiền vô vinashin mà còn chết nữa là nói tới mấy ông đường sắt. Có mỗi cái vé thôi mà Tết năm nào dân cũng khổ sở muôn đàng... Bỏ 56 tỉ ra để phục vụ bao nhiêu % dân nước này? Và gánh nặng nợ đó bao nhiêu % dân phải gánh?
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #29 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 03:25:56 pm »

Thứ nhất: Dự án 56tỷ USD thì QH cũng không đủ tư cách để quyết. Sao không chưng cầu dân ý rộng rãi kệt hợp với việc bỏ biếu bầu ĐBQH khóa tới?

Thứ hai: Tại sao cứ phải công nghệ Nhật? Công nghệ của Nhật tiên tiến và kinh tế nhất thế giới à? Sao không đấu thầu ngay từ khâu tư vấn?

Thứ ba: Là nếu dự án thất bại các vị có dám cam kết dân sẽ đào mả các vị lên đổ xuống sông không?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM