Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:03:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229160 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #570 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 12:02:19 pm »

  Bác PB @ Chắc lúc đó ta đề phòng địch tán công hướng đó . D pháo này không phải  đánh nhau mà . Có thể khi về F308 nó phải sang Vị xuyên
  Bác đức @ thác Âm phủ phải qua cốc nghè rồi rẽ trái rất xa , nó dưới 1509. còn bác từ  làng Pinh lên chưa qua Cốc Nghè thì không phải rồi
 
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #571 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 12:40:37 pm »

   maianh @ ! năm 84 bác vượt Coóc nghè qua 812,thì đúng chưa có đường hào mùa xuân vì :Sang 85,do việc di chuyển qua dông 812 sang bờ bắc suối Thanh thủy với lượt người qua đây rất cao,để tránh bị hỏa lực của Tàu đe dọa như D7-É14 đã bị ( a/e đi không để ý,khi đột ngột quang mây mù nên bị pháo tàu dọt.Hy sinh,bị thương gần chục bác) ,nên chỉ huy mặt trận giao cho D3-E122 đào tuyến hào này nối với nhiều nhánh đi nhiều nơi bên sườn 812,như bác pb47 đã nói trên
  Bác hongduc,thác "Âm phủ",như bác pb đã nói:Nơi đó,lãnh địa của nhiều bác nhà ta đã nghỉ lại đó.Nhưng so với "quán" cầu khỉ chỗ bác Làn "bủ" thì chưa thấm gì,vì pháo tàu thường đào các bác cũ lên để "Bắt"đội tử sỹ của bác Làn chôn lại.Chuyện đó thật bi ai,đến nỗi đêm chôn a/e xong đội tử sỹ phải trồng cỏ ngụy trang luân,tránh quân tàu nhòm ngó (Chắc chúng tưởng có trận địa mới)
  Thời gian sau,số a/e trong đội,cay bọn tàu quá nên xin đi chiến đấu gần hết,vì chôn cất nhiều a/e mình ,đội bị áp lực quá lớn các bác ạ...


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 02:03:51 pm gửi bởi vt738@yahoo.com » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #572 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 02:04:50 pm »

  maianh @ ! năm 84 bác vượt Coóc nghè qua 812,thì đúng chưa có đường hào mùa xuân vì :Sang 85,do việc di chuyển qua dông 812 sang bờ bắc suối Thanh thủy với lượt người đây rất cao,để tránh bị hỏa lực của Tàu đe dọa như D7-É14 đã bị ( a/e đi không để ý,khi đột ngột quang mây mù nên bị pháo tàu dọt.Hy sinh,bị thương gần chục bác) ,nên chỉ huy mặt trận giao cho D3-E122 đào tuyến hào này nối với nhiều nhánh đi nhiều nơi bên sườn 812,như bác pb47 đã nói trên
  Bác hongduc,thác "Âm phủ",như bác pb đã nói:Nơi đó,lãnh địa của nhiều bác nhà ta đã nghỉ lại đó.Nhưng so với "quán" cầu khỉ chỗ bác Làn "bủ" thì chưa thấm gì,vì pháo tàu thường đào các bác cũ lên để "Bắt"đội tử sỹ của bác Làn chôn lại.Chuyện đó thật bi ai,đến nỗi đêm chôn a/e xong đội tử sỹ phải trồng cỏ ngụy trang luân,tránh quân tàu nhòm ngó (Chắc chúng tưởng có trận địa mới)
  Thời gian sau,số a/e trong đội,cay bọn tàu quá nên xin đi chiến đấu gần hết,vì chôn cất nhiều a/e mình ,đội bị áp lực quá lớn các bác ạ...


VN mình thì "nghĩa tử nghĩa tận", dù sao người ta cũng đã chết rồi.  "Người chết hai lần, thịt xương nát tan", trận địa của bác KhanhHuyen còn hơn thế nữa, xác liệt sĩ rồi cũng không được yên, thịt xương trở về cát bụi trong ngày! Anh em mình ra lấy xác cũng không được  Angry. Đặng Tiểu Bình và Dương đắc Chí ngày ấy, vô tình hay cố ý, đã cho ra đời một kiểu mai táng rùng rợn nhất kim cổ của thế giới loài người: "pháo táng", nghiền xác ra thành nhiều mảnh, rãi đi khắp nơi! Ác!
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 02:11:13 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #573 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 03:46:35 pm »

  maianh @ ! năm 84 bác vượt Coóc nghè qua 812,thì đúng chưa có đường hào mùa xuân vì :Sang 85,do việc di chuyển qua dông 812 sang bờ bắc suối Thanh thủy với lượt người đây rất cao,để tránh bị hỏa lực của Tàu đe dọa như D7-É14 đã bị ( a/e đi không để ý,khi đột ngột quang mây mù nên bị pháo tàu dọt.Hy sinh,bị thương gần chục bác) ,nên chỉ huy mặt trận giao cho D3-E122 đào tuyến hào này nối với nhiều nhánh đi nhiều nơi bên sườn 812,như bác pb47 đã nói trên
  Bác hongduc,thác "Âm phủ",như bác pb đã nói:Nơi đó,lãnh địa của nhiều bác nhà ta đã nghỉ lại đó.Nhưng so với "quán" cầu khỉ chỗ bác Làn "bủ" thì chưa thấm gì,vì pháo tàu thường đào các bác cũ lên để "Bắt"đội tử sỹ của bác Làn chôn lại.Chuyện đó thật bi ai,đến nỗi đêm chôn a/e xong đội tử sỹ phải trồng cỏ ngụy trang luân,tránh quân tàu nhòm ngó (Chắc chúng tưởng có trận địa mới)
  Thời gian sau,số a/e trong đội,cay bọn tàu quá nên xin đi chiến đấu gần hết,vì chôn cất nhiều a/e mình ,đội bị áp lực quá lớn các bác ạ...


VN mình thì "nghĩa tử nghĩa tận", dù sao người ta cũng đã chết rồi.  "Người chết hai lần, thịt xương nát tan", trận địa của bác KhanhHuyen còn hơn thế nữa, xác liệt sĩ rồi cũng không được yên, thịt xương trở về cát bụi trong ngày! Anh em mình ra lấy xác cũng không được  Angry. Đặng Tiểu Bình và Dương đắc Chí ngày ấy, vô tình hay cố ý, đã cho ra đời một kiểu mai táng rùng rợn nhất kim cổ của thế giới loài người: "pháo táng", nghiền xác ra thành nhiều mảnh, rãi đi khắp nơi! Ác!
Bọn TQ(gọi đúng danh xưng quốc gia theo Nội quy - quansuvn) dùng "pháo táng" cũng không có gì lạ,ngay cả với đồng đội của chúng ,cũng chằng tha(như bác ccb khanhhuyen có nói về mấy cái xác ở 1100 ngày 2-12-1985
cháu xem Hà giang từ phần 4-7,phần nào cũng hình dung sự ác liệt của chiến tranh chống bành trướng Bắc Kinh,nhưng có nhiều chi tiết về địa lý vẫn chưa thông.rất mong các ccb vẽ bản đồ khu chiến thể hiện những diểm cao ở mặt trận như 1509,772,1250,pha hán,300-400,685,thể hiện các vị trí của ta và địch,sch,trận địa pháo của ta..với bản đồ khu chiến tỉ mỉ(hơi khó làm)sẽ giúp các ccb ở trong VMH cũng như khách xem sẽ hình dung ra được trận địa của ta ra sao?khoảng cách các chốt?đồng thời cũng để trả lời các tranh cãi về nhưng ký hiệu của chốt ta và địch như khu bốn hầm,cót ép,..
Rất mong nhận được sự giúp đở của các ccb để hoàn thiện hơn nửa chất lượng VMH Hà giang.và làm kho tư liệu sinh động về quá trình chiến đấu và bảo vệ vị xuyên-hà giang.
Trân trọng
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 04:00:53 pm gửi bởi quansuvn » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #574 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 05:49:39 pm »

Trên VMH là nơi để các CCB viết, kể về các hồi ức về cuộc chiến đã từng, và trải qua. Những suy nghĩ đánh giá nhận định v, v.. Với lại mỗi  CCB lại ở một khu vực, một hướng khác nhau nên cũng khó có thể đồng nhất ý kiến được. Có bác chỉ chuyên về 1 hướng, 1 khu vực nên chỉ biết rõ về khu đó. Bản đồ khu tác chiến các bác ccB cúng đã đưa lên bạn Kc135 chịu khó sưu tầm.Có những cái thuộc về bí mật quốc gia, khu vực ko tự tiện đưa lên được bạn ạ.Ví dụ: 772, 685..trên bản đồ có,nhưng do người chỉ huy mỗi đơn vị gọi khác nên chuyện tranh luận là bình thường. Có bác gọi Đ3 mỏm 3 của 772 là 772 cũng đúng, hoặc các mỏm E của 685 Từ E1  đến E5, hay H3 chỉ bác nào ở đó mới biết, ở 685 có 1 nơi chúng tôi gọi là tổ quạ trên diễn đàn nhiều bác ko biết rất rễ tranh luận nhau. Nếu tất cả cùng 1 đơn vị, tham gia cùng 1 trận thì sẽ trùng nhau thôi bạn ạ.
Logged
tuan_qd3
Thành viên
*
Bài viết: 242


« Trả lời #575 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 06:12:04 pm »

Bác tailíenson, tôi vừa điện hỏi ông anh họ hồi đó là TMT Hoàng su phì về dP đó, bác ý nói có 1 đơn vị PB đóng ở đồi dài, phía sau ko biết đơn vị nào.Có lẽ là dP của f31.

Cuối năm 85, F31 không có dp nào đóng ở .. và phía sau đồi dài. Đồi Đài do c10 giữ chốt, Đồi Chuối c9, 6a-6b c11, Pháp 1 CH D3 có 2 cối 60 của c11,  Hải (cối) H1, lính tháng 7/ 84 quê Hải Phòng là AT. Trên đỉnh 6a, 1 DKZ 85 K65 sãn sàng CĐ .. nhưng chưa bắn .. phát nào .. và 1 súng bắn tỉa do Hùng quê Tĩnh Gia Thanh Hóa đảm nhiệm. Tất cả các C .. đó .. đều lấy tên E982. HT: 2A.10229. Vị Xuyên. Hà Tuyên.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #576 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 10:04:37 pm »

Bác tuan-qd3 hiểu sai ý tôi rồi, tôi trả lời bác tailienson về dP mà bác tài đề cập có lên Hoàng su phì của f bác đó nói tới. Chứ ko phải ở khu vực đồi dài vị xuyên, mong bác thông cảm. Chứ f313 của tôi, và bản thân tôi ở vị xuyên những hơn(...)năm cơ mà bác.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #577 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 10:32:44 pm »

  Bác PB @ Chắc lúc đó ta đề phòng địch tán công hướng đó . D pháo này không phải  đánh nhau mà . Có thể khi về F308 nó phải sang Vị xuyên
  Bác đức @ thác Âm phủ phải qua cốc nghè rồi rẽ trái rất xa , nó dưới 1509. còn bác từ  làng Pinh lên chưa qua Cốc Nghè thì không phải rồi
 
Bác Tai_lienson @ thân mến .Trước khi f356 sang Vị xuyên , thì các bác f313 trấn thủ Vị xuyên Hà giang , vậy nên các địa danh trong khu vực 673,Cốc Nghè ,812 , v.v... Chắc là do anh em đặt , nên có lẽ đúng bác ạ.
Với  lại lúc tụi tôi lên Cốc nghè - là những phân đội cuối cùng . E876 vào trước đó cả 1 tuần.
Nói như bác @pb47vp là hợp lý - các địa danh gọi theo đơn vị tác chiến ở khu vực đó ,vào thời điểm đó . Còn khi đơn vị khác vào tiếp quản , thì họ lại gọi khác đi .
Như khu điểm cao 685 chẳng hạn e153 -f356 thì gọi là E,1,2,3,4,5.
Nhưng sau này đơn vị khác vào thay , thì anh em lại gọi là khu H: H1,23...
Nếu không vào trang VMH , trao đổi thông tin ,cùng các đồng đội một thời ở chiến trường Vị xuyên , các kỷ niệm mới theo nhau trở về .Còn không những ký ức về một thời máu lửa nơi miền biên ải Vị xuyên Hà giang ...Chắc đã nằm lại trong sâu thẳm của lòng mình ?...
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #578 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 10:52:45 pm »

                                                                               
                                                     
                                                                                Người mẹ bên mộ con,tại nghĩa trang lính Trung quốc (Biên giới Việt-Trung)

                                 


                                 Người cha bên mộ con (Nghĩa trang biên giởi Việt-Trung)                     
             
   


VN mình thì "nghĩa tử nghĩa tận", dù sao người ta cũng đã chết rồi.  "Người chết hai lần, thịt xương nát tan", trận địa của bác KhanhHuyen còn hơn thế nữa, xác liệt sĩ rồi cũng không được yên, thịt xương trở về cát bụi trong ngày! Anh em mình ra lấy xác cũng không được  Angry. Đặng Tiểu Bình và Dương đắc Chí ngày ấy, vô tình hay cố ý, đã cho ra đời một kiểu mai táng rùng rợn nhất kim cổ của thế giới loài người: "pháo táng", nghiền xác ra thành nhiều mảnh, rãi đi khắp nơi! Ác!


    Các bác hãy xem hai hình ảnh phía trên,họ "Gieo gió ắt phải gặt bão".Việt nam chúng ta từ ngàn xưa vẫn quật cường như thế trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào

Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #579 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:12:43 am »

 Tên gọi là do lính  thổ công 313 đặt các đơn vị sau cứ thế mà gọi . Thác Thanh hương được gọi là thác âm phủ ,nó nằm trên con suối chảy ra Thanh Thủy
  suối Thanh thủy gọi là suối gọi hồn
   Chuồng cu theo tôi hiểu là mỏm đá nhô ra trên 685 hướng về 673-
     H1 H2 H3 là các  mỏm hướng  đông  nam của 685
     Các E 4 ,5 là các  mỏm  hướng  Tây nam . Khi E 977 F31 chốt vẫn có đơn vị ở trên E( không rõ E nào ) Như vậy H khác E
     4 hầm vẫn do 977 giữ nhưng tôi cũng không rõ lắm về điểm này
  Có lẽ phải nhiều người thảo luận nữa mới rõ hết được các bác ạ, nhất là các bác thổ công
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:23:28 am gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM