Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:05:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229149 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #540 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:32:55 pm »

3. Đơn vị bạn : bên phải là đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 153 ở trận địa lấn dũi bản Nậm Ngặt; bên trái là đại đội 3 phòng ngự ở đồi Không tên; phía sau là đại đội 1 (thiếu) phòng ngự ở bình độ 1000 đến 800.

4. Bố trí đội hình phòng ngự của đại đội 2 :

- Một trung đội bộ binh và 1 đại liên phòng ngự ở đồi tiền tiêu và Gò Chè.

- Hai trung đội bộ binh và 2 khẩu cối 60mm phòng ngự phía sau ở 1100.

- Một trung đội bộ binh được tăng cường 1 cối 60mm của đại đội 1 và 1 đại liên, 1 khẩu 12,7mm phòng ngự ở 1050 và là lực lượng cơ động.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #541 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:33:47 pm »

II. DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤu

A. DIỄN BIẾN

1. Từ 28-11-1985 đến 1-12-1985 :

Trong thời gian 4 ngày pháo binh địch bắn phá, đại đội đôn đốc các phân đội tăng cường cảnh giới, ẩn nấp bảo vệ lực lượng, tranh thủ sửa chữa công sự bị pháo địch bắn hỏng (gồm 4 hầm kèo và một số đoạn hào bị sụt lở) và sẵn sàng đánh địch tiến công.


2. Ngày 2-12-1985 :

Địch tiến công trên cả 3 khu vực : Pha Hán (bên phía đông sông Lô), đông bắc 685 (khu núi đá) và bắc Thanh Đức (khu núi đất). Cụ thể trên hướng 1100 :

03.00 : bộ phận trực chiến ban đêm (50% quân số) ở đồi tiền tiêu và Gò Chè nghe có tiếng động trước tiền duyên dùng cối 60mm và M79 bắn vào những nơi đó, địch không phản ứng gì. Đến 04.00 theo quy định thường lệ, bộ đội ra vị trí chiến đấu 100%.

06.30 : trời vẫn còn sương mù dày đặc, tầm quan sát hạn chế nhưng pháo binh, súng cối địch bắt đầu bắn chuẩn bị trên toàn tuyến phòng ngự của trung đoàn. Riêng phạm vi từ  điểm tựa 1100 xuống đến bình độ 700 trong khoảng 2 giờ địch bắn khoảng 20.000 viên đạn pháo cối trong 2 giờ. Ngay từ những loạt đạn đầu hệ thống thông tin hữu tuyến điện đã không làm việc được; 2 máy vô tuyến điện 2W ở 1100 liên lạc với tiểu đoàn và trung đoàn chập chờn vì bị đứt dây ăng ten. Toàn bộ đường hào, cửa hầm bị sạt lở; tất cả các hố quan sát và hào có nắp, 1 hầm kèo ở Gò Chè, 2 hầm cối 60mm ở 1100 và 1050 bị sập.

Trong lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị, khoảng 2 tiểu đoàn bộ binh từ 1509 triển khai tấn công :

Hướng chủ yếu : mũi 1 khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh từ 1200 theo sống núi đánh xuống đồi tiền tiêu, mũi 2 khoảng 1 đại đội tăng cường từ phía sườn tây đánh vào Gò Chè.

Hướng vu hồi : mũi 3 khoảng 1 đại đội bộ binh tăng cường theo sườn đông bắc (tây Nậm Ngặt) đánh vào 1050 cắt phía sau 1100.

Hai mũi phối hợp : khoảng 1 đại đội bộ binh từ phía bắc đánh xuống trận địa lấn dũi của đại đội 5 ở Nậm Ngặt; khoảng 1 đại đội từ tây bình độ 1400 đánh xuống điểm tựa của đại đội 3 ở đồi Không tên. Hai mũi tiến công này trong ngày bị hoả lực pháo binh, súng cối và hoả lực bộ binh ta đánh lui.

Từ lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị, tuy bị mất liên lạc với các phân đội phòng ngự nhưng trung đoàn phán đoán địch sẽ tiến công nên đã ra lệnh cho các trận địa súng cối của trung đoàn bắn chặn vào trước tiền duyên 1100, Gò Chè, bắc Nậm Ngặt và trận địa địch ở 1200 đến 1300 và 1509, đồng thời báo cáo sư đoàn 356, đề nghị pháo binh sẵn sàng chi viện.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #542 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:33:58 pm »

08.30 : cuối giai đoạn pháo bắn chuẩn bị, địch dùng đạn nổ không mảnh bắn vào điểm tựa 1100 từ 7-10 phút (từ 1050 xuống vẫn bắn đạn sát thương) đồng thời bộ binh của hai mũi hướng chủ yếu nhanh chóng tiếp cận trận địa ta, chiến sĩ cảnh giới không phát hiện được, bộ đội vẫn ở trong hầm tránh pháo. Khi đã vào sát chiến hào, cùng một lúc địch xung phong bất ngờ và đột nhập trận địa. Đồi tiền tiêu và 1100 ta hy sinh 2 và bị thương 7 đồng chí. Gò Chè hy sinh 7 đồng chí, chỉ còn 2 đồng chí chiến đấu.

Sau khi đột nhập, địch phát triển đánh vào bên trong. Mũi 1 chia thành 2 bộ phận đánh sang sườn đông và lên đỉnh nơi có bố trí đại liên; mũi 2 cũng thành 2 bộ phận đánh vào sườn tây nơi có hầm chỉ huy của đại đội trưởng và bọc phía nam 1100.

Lúc này pháo cối ta vẫn bắn chặn trước tiền duyên và trên đỉnh 1509. Đồng chí Thủy đại đội trưởng đang ở đồi tiền tiêu thấy địch đã kịp thời báo cáo lần cuối cùng bằng vô tuyến điện 2W về tiểu đoàn đồng thời ra lệnh cho bộ đội ra chiến đấu và vừa chỉ huy vừa trực tiếp đánh địch.

Qua máy vô tuyến điện liên lạc vượt cấp, trung đoàn nắm được tình hình đã ra lệnh tập trung toàn bộ hoả lực súng cối của trung đoàn, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 5 trung đoàn 153 (sắp vào thay phiên phòng ngự) bắn mãnh liệt bao bọc quanh tiền duyên từ tây Gò Chè đến đông 1050, yêu cầu pháo sư đoàn và quân khu bắn từ bình độ 1200 trở lên đỉnh. Hoả lực của ta từ cối 82mm trở lên bắn chính xác chỉ cách mép hào 100m, cối 60mm bắn sát mép hào nên đã chia cắt được lực lượng địch phía sau, cô lập được bọn địch đã đột nhập trận địa.

Bên trong điểm tựa, chiến sĩ từ trong các hầm vừa bắn vừa ném lựu đạn ra ngoài, chiếm giữ các cửa hầm còn lại để chặn địch. Mũi 1 nhiều tên bị chết, số còn lại không phát triển được; mũi 2, một toán 7-8 tên mang bộc phá, tên đi đầu đã gần tới hầm đại đội trưởng; 1 chiến sĩ trong hầm phát hiện được, dùng lựu đạn ném ra diệt vài tên. Cùng lúc đó đại liên và 12,7mm ở 1050 đã bất ngờ bắn mãnh liệt vào đội hình địch diệt nhiều tên, số còn sống phải chạy trở ra (có 1 tên bị thương nằm sát mép hào phía tây, chiến sĩ ta kéo xuống một lúc sau thì chết).

Cùng trong thời gian này, pháo cối cấp trên vẫn bắn chặn địch, tiểu đoàn và trung đoàn đã điều động lực lượng từ phía sau lên tăng viện : đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) và 1 trung đội của đại đội 6 (đã điều lên tăng cường cho tiểu đoàn 1 từ lúc pháo địch bắn chuẩn bị) lên 1050 thực hành phản kích sang 1100. Bộ phận phản kích triển khai thành 3 mũi phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng ngự của đại đội 2 đánh bật quân địch ra khỏi trận địa; lúc tháo chạy chúng phải bỏ lại trước tiền duyên ta hơn 30 xác, bên trong trận địa 7 xác ở quanh và trên nóc hầm đại đội trưởng. Sau khi khôi phục trận địa, đại đội 2 được tăng cường trung đội của đại đội 6 tiếp tục phòng ngự ở 1100, còn đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) phòng ngự ở 1050.

Trong lúc đại đội 1 phản kích, trung đoàn đã điều đại đội 6 (thiếu 1 trung đội) tăng cường cho tiểu đoàn 1 bố trí ở trận địa bình độ 900-1000 làm lực lượng cơ động và điều 1 trung đội của đại đội 7 lên bố trí ở trận địa đại đội 6 sẵn sàng tăng cường cho tiểu đoàn 1.

09.00 – 13.40 : địch tổ chức 4 lần xung phong nữa, mỗi lần cách nhau từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Trước khi xung phong dùng pháo binh, súng cối bắn chế áp và vẫn chia làm 3 mũi như lần một. Cả 4 lần địch đều bị hoả lực pháo binh, súng cối và bộ binh ta đánh ngay trước trận địa không để vào gần chiến hào, chúng chỉ kịp lấy xác đồng bọn rồi rút ngay dưới sự yểm hộ của pháo binh, súng cối.

15.00 : sau lần xung phong thứ 5 không thành công địch phải rút về 1509 và ngừng bắn pháo.

Ban đêm : địch bắn 43 quả pháo sáng để thu dọn chiến trường. Bên ta đại đội 1 thay phiên phòng ngự cho đại đội 2 về phía sau củng cố.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #543 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:34:19 pm »

B. KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU (THEO BÁO CÁO CỦA ĐƠN VỊ)

- Địch : bị diệt khoảng 170 tên (bỏ lại 7 xác bên trong và 30 xác trước trận địa ta). 2 tiểu đoàn và 1 đại đội của trung đoàn 603 bị thiệt hại nặng.

- Ta : hy sinh 11 đồng chí, bị thương 21 đồng chí.

Thu được một số vũ khí bộ binh và quân trang có phiên hiệu sư đoàn 201, quân đoàn 67.

Tiêu thụ đạn dược (chủ yếu đạn hoả lực) : đạn pháo các loại 2.350 viên; cối 120mm và 106,7mm : 1.120 quả; cối 82mm : 3.400 quả; cối 60mm : 990 quả; lựu đạn : 1.000 quả.

- Quân khu 2 đánh giá : trận đánh ở 1100 có ý nghĩa đặc biệt với các lực lượng vũ trang quân khu. Với lực lượng có hạn, trang bị, hoả lực yếu hơn địch nhiều lần nhưng đại đội 2 do đã biết lựa chọn, lợi dụng triệt để địa hình, bố trí phòng ngự chặt chẽ, có công sự vững chắc, chiến đấu kiên cường đánh bại được nhiều đợt xung phong liên tục của trung đoàn địch, làm thất bại âm mưu lấn chiếm của chúng. Qua thực tế chiến đấu đánh giá được khả năng của địch, ta; củng cố được quyết tâm và khẳng định phòng ngự vững chắc của ta đánh bại được địch tiến công.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #544 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:34:39 pm »

III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

1. Trong tiến công địch đã kết hợp nhiều thủ đoạn chiến đấu :
   
- Kết hợp giữa đánh hiệp đồng binh chủng với bí mật áp sát mục tiêu bất ngờ xung phong trên nhiều hướng làm ta khó chống đỡ. Tiến công một điểm tựa địch đã tập trung lực lượng hơn ta 6-7 lần, ngoài ra còn tổ chức đánh các điểm tựa xung quanh nhằm kiềm chê,s nghi binh, phá thế liên hoàn chi viện lẫn nhau của ta.

- Đội hình tiến công một mục tiêu thường có hướng chính diện (1-2 mũi) kết hợp với vu hồi hai bên sườn và phía sau thành thế bao vây chia cắt. Khi đã đột nhập trận địa ta nhanh chóng thọc sâu chiếm đỉnh cao hoặc đánh vào vị trí chỉ huy đồng thời mở rộng sang hai bên sườn phối hợp với các mũi khác (như mũi 1 đã phát triển lên đỉnh và sườn đông bắc, mũi 2 đã phát triển vào hầm chỉ huy và bọc phía sau 1100).

- Sử dụng hoả lực pháo binh, hoả lực đi cùng tập trung, mật độ cao có trọng điểm : địch đã bắn vào điểm tựa 1100 nhiều ngày, nhiều lần hàng chục nghìn phát pháo nhằm phá huỷ công sự, sát thương sinh lực, uy hiếp tinh thần bộ đội ta; trước khi xung phong hoả lực pháo binh lại bắn chuẩn bị trực tiếp, xen kẽ dùng đạn không mảnh lừa ta ẩn nấp trong công sự để bộ binh của chúng tiếp cận bất ngờ xung phong. Nếu ta không tổ chức quan sát tốt sẽ không kịp đối phó (như trường hợp ở 1100 địch tràn vào trận địa mới phát hiện được).

- Liên tục đột phá : do địa hình rừng núi cao buộc địch phải thu hẹp chính diện tiến công chỉ sử dụng từng phân đội cỡ trung, đại đội thay nhau liên tục xung phong, mỗi đợt có thể cách nhau 1-2 giờ. Khi dùng phân đội nhỏ sức đột phá hạn chế và dễ bị ta đánh bại nhưng lại có ưu thế quân đông, thay thế bổ sung nhanh buộc ta phải liên tục đối phó, tâm lý căng thẳng. Do đó cấp trên phải chuẩn bị sẵn lực lượng, đạn dược… bổ sung kịp thời cho điểm tựa; phân đội phải nhanh chóng củng cố, điều chỉnh bố trí (nếu cần) bổ sung nhiệm vụ, hiệp đồng, sửa chữa công sự… để đánh đợt xung phong tiếp theo của địch.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #545 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:34:56 pm »

2. Tinh thần chiến đấu của binh lính địch có mức độ, thường lúc đầu ỷ lại vào lực lượng đông, hoả lực mạnh… còn hăng hái nhưng gặp ta chiến đấu kiên cường và khi bị thương vong nhiều cũng xuất hiện tâm lý sợ chết, hiệp đồng không ăn khớp, đội hình rối loạn, sức chiến đấu giảm sút.


3. Tổ chức phòng ngự của ta phải là điểm tựa trung đội, đại đội làm cơ sở mới đủ sức ngăn chặn địch tiến công liên tục, xé lẻ lực lượng hoặc dàn mỏng trên diện rộng khó giữ được trận địa. Với cách bố trí và tổ chức phòng ngự của đại đội 2 thành 3 điểm tựa (1 trung đội phía trước, 2 trung đội ở giữa, 1 trung đội phía sau) đã tạo thành chiều sâu vững chắc, phù hợp với địa hình kéo dài, tập trung lực lượng mạnh tới 2 trung đội giữ điểm tựa then chốt (1100), đồng thời có điểm tựa trung đội ở phía sau (1050) kịp chi viện hoả lực giữ bàn đạp cho lực lượng cơ động cấp trên vào triển khai phản kích hoặc khi cần tăng cường cho điểm tựa phía trước được kịp thời.

Trong mỗi điểm tựa đã cấu trúc công sự vững chắc, đủ số lượng công sự chiến đấu ẩn nấp cho từng chiến sĩ, phân đội; có hệ thống giao thông hào bảo đảm cơ động trong mọi tình huống, bảo toàn được lực lượng, hạn chế thương vong khi hoả lực pháo binh địch bắn kéo dài mật độ cao… do đó đã còn đủ lực lượng đánh bại xung phong và đột nhập của địch giữ vững được trận địa.

Quá trình phòng ngự bộ đội còn thường xuyên củng cố, trận địa cấp trên đã tích cực chi viện, đã có lúc huy động toàn bộ cơ quan kịp thời mang vật liệu cho phân đội sửa chữa công sự.


4. Bố trí hệ thống hoả lực nghiêm mật, hiểm hóc có hiệu quả : hoả lực bộ binh của đại đội 2 đã bố trí thành thế giăng chéo nhau, phân công phạm vi bắn cụ thể ở phía trước, hai bên sườn và bên trong trận địa, kết hợp được với hệ thống vật cản, có kế hoạch và chỉ huy bắn kịp thời; kết hợp được với hoả lực cấp trên, đơn vị bạn.

Các hoả khí chính (trung, đại liên…) không làm lỗ bắn trực diện với hướng tiến công của địch mà đã làm lỗ bắn ở bên sườn công sự bảo đảm được bí mật, địch khó phát hiện và phá huỷ; có đường hào cơ động sang công sự bắn dự bị nên trong chiến đấu đã chi viện cho nhau được thuận tiện bất ngờ từ nhiều phía (kể cả điểm tựa phân đội bạn) bắn tập trung vào bên sườn từng mũi tiến công của địch (như trường hợp 12,7mm và đại liên ở 1050 bắn vào sườn mũi tiến công số 2; đại liên của đại đội 5 bắn vào sườn mũi tiến công số 3…)

Hệ thống hoả lực pháo binh, súng cối của cấp trên đã chi viện tích cực cho điểm tựa, tạo điều kiện quan trọng cho đại đội 2 giữ vững được trận địa. Từng cấp từ tiểu đoàn trở lên đã phân công cụ thể về mục tiêu, tuyến (phạm vi) bắn từ xa đến gần, cách bắn cho từng loại hoả khí trong từng tình huống theo phương án dự kiến chủ yếu tập trung tạo thành vành đai hoả lực trước tiền duyên và hai bên sườn điểm tựa, chia cắt được địch ở phía sau, tiêu hao và cô lập lực lượng đang tiến công hay đã đột nhập trận địa tạo điều kiện cho bộ binh ta tiêu diệt. Công tác chuẩn bị rất chu đáo gồm đo đạc tính toán sẵn các phần tử, bắn thử, luyện tập hiệp đồng hoả lực với hoả lực, hoả lực với bộ binh… Khi chiến đấu đã bắn chính xác kịp thời trong ngày 2 tháng 12 năm 1985 có lần đánh trúng đội hình địch trước lúc xung phong, chúng phải bỏ chạy trước khi bộ binh ta nổ súng.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #546 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:35:19 pm »

5. Cách đánh trong phòng ngự : Đại đội 2 đã vận dụng tốt cách đánh : dựa vào công sự vững chắc, dùng hoả lực sát thương địch trước tiền duyên, đặc biệt khi địch đột nhập trận địa không còn đủ sức phản kích đã kiên cường ngăn chặn địch, giữ bằng được phần trận địa còn lại, tạo thời cơ và phối hợp với lực lượng cấp trên phản kích khôi phục trận địa.

Ở đây nghiên cứu thêm về vấn đề tổ chức và sử dụng lực lượng cơ động :

Khi địch tiến công chúng đã sử dụng nhiều phân đội thay nhau liên tục đột phá. Phía ta phân đội phòng ngự có hạn, quá trình chiến đấu bị tiêu hao nên sẽ gặp khó khăn lúc đó địch dễ dàng đột nhập trận địa. Do đó lực lượng cơ động phải do cấp trên tổ chức bảo đảm tăng viện kịp thời cho phân đội phòng ngự.

Trong trận này tiểu đoàn và trung đoàn ngay từ lúc địch bắt đầu hoả lực chuẩn bị đã cơ động lực lượng từ nơi chưa bị tiến công lên lót sẵn phía sau điểm tựa 1050 nên đại đội 1 và một trung đội của đại đội 6 đã phản kích đúng thời cơ, đánh bật quân địch vừa mới đột nhập vào 1100 ngay trong lần tiến công thứ nhất. Sau khi khôi phục trận địa, ở mỏm 1100 trước có ba trung đội phòng ngự đã bị tiêu hao nay được bổ sung thêm hai trung đội nữa; mỏm 1050 trước chỉ có một trung đội nay bố trí thành hai trung đội. Như vậy sức chiến đấu của hai điểm tựa 1100 và 1050 đã được tăng cường. Mặt khác khi đã sử dụng phân đội cơ động thứ nhất thì đã có phân đội cơ động thứ hai lên thay thế; đại đội 6 (thiếu) lên bố trí ở vị trí của đại đội 1 (bình độ 900) và một trung đội của đại đội 7 lên bố trí ở vị trí của đại đội 6…. Sẵn sàng tăng viện cho phân đội đang phòng ngự.

Cách tổ chức và sử dụng lực lượng cơ động trong phòng ngự của tiểu, trung đoàn như vậy là hợp lý bảo đảm liên tục tăng cường và duy trì được sức chiến đấu cho phân đội phòng ngự giữ vững trận địa.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #547 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:35:40 pm »

6. Tổ chức quan sát và trực chiến trong phòng ngự : tuy đại đội 2 đã tổ chức trực chiến và quan sát chu đáo song vẫn còn bị bất ngờ, địch đột nhập trận địa mới phát hiện được. Vấn đề khó khăn ở đây là trong lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị ta phải phát hiện được và kịp thời đánh trả bộ binh địch ngay từ lúc chúng đang tiếp cận và còn ở cách xa trận địa bảo đảm cho phân đội có đủ thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu.

Vì vậy có thể áp dụng một số biện pháp :

- Ngoài các chiến sĩ quan sát của từng phân đội ở trong trận địa cần kết hợp với địa phương (nếu có) tổ chức một vài đài quan sát bí mật đặt ở hai bên sườn, ngoài trận địa, trong tầm bảo vệ của hoả lực ở điểm tựa; phạm vi quan sát của các đài này phải chồng lên nhau, có công sự vững chắc làm việc được trong mọi tình huống; có phương tiện thông tin (kể cả thông tin bằng tín hiệu và phương tiện đơn giản), kịp thời thông báo cho phân đội.

- Ngoài số hoả khí trực chiến ở trận địa, cần phái một vài tổ hoả lực, bí mật bố trí ở hai bên sườn trên hướng địch có khả năng tiến công; có đường hào bí mật cơ động từ điểm tựa ra (đường hào phải lát nắp ngụy trang kín đáo), liên lạc được với đài quan sát và phân đội, có công sự thật vững chắc để chiến đấu được một thời gian kịp thời báo động cho phân đội triển khai (cũng có thể kết hợp vừa quan sát vừa trực chiến).

- Phối hợp với địa phương (nếu có) và đơn vị bạn tổ chức các toán, phân đội tuần tiễu, phục kích kết hợp đánh chông, mìn, cạm bẫy ở hai bên sườn, giữa các khoảng cách khe núi, khe suối, bìa rừng… phát hiện kịp thời và đánh ngay để đơn vị triển khai sẵn sàng chiến đấu.

- Khi học chiến thuật phòng ngự, cần đưa vào chương trình huấn luyện cho chiến sĩ, phân đội làm thành thạo các nhiệm vụ trên.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #548 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:45:06 pm »

Để tiện theo dõi và minh họa, xin đưa lại một số bản đồ cuộc chiến, phác đồ khu vực Hà Giang:

- bản đồ cỡ 1/50K

- bản đồ cỡ 1/250K hàng Nga

- Chú thích về các điểm cao, địa danh của bác Khanhhuyen.

- ảnh khu vực trên của bác vmt

-
Logged

yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #549 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 01:53:24 pm »


Để tiện theo dõi và minh họa, xin đưa lại một số bản đồ cuộc chiến, phác đồ khu vực Hà Giang:
...

Cảm ơn công trình của bác quancang, tập hợp các bài viết lại với phần trích dẫn rất đầy đủ và xúc tích.

Yta262 xin đóng góp thêm bản đồ tác chiến vẽ ra cho trận 02/12/1985:



(Trích nhật ký bác Đặng Việt Châu, chủ nhiệm chính trị f356, viết ngày 12/7/2009, nguồn: tra bác Gút là ra ngay).

Thêm cái tranh cho nó sống động   Cheesy:
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 02:11:13 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM