Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:04:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229153 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #470 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2012, 09:59:16 pm »

bác vt738 Anh em mình cùng f,  cùng chiến hào, cùng biết v93. Những nhân chứng cuộc chiến này của f mình nhiều lắm, sao các bác ấy ko lên diễn đàn để tâm sự cùng các bác trên HG nhỉ?như bác Kh tâm sự HG không là nơi sinh ra, không phải quê hương mình, nhưng anh em mình cứ đau đáu về HG, cứ nghe bài hát HG mến yêu của tôi lòng lại bồi hồi nhớ về HG thế mới lạ. Lại một mùa xuân sắp dến, anh em mình lại thêm 1 năm hoài niệm về HG, trí nhớ lại giảm sút về những ngày gian khổ phải ko bác.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #471 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2012, 10:34:29 pm »

Thưa các bác cựu binh Hà giang . Trong số hàng vạn chiến sỹ  QĐNDVN tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị xuyên từ 1979 -1989 , nhưng số anh em tham gia viết bài trên trang VMH không nhiều . Tuy vậy nhiều bài viết của các bác rất hay , chứa đựng nhiều thông tin bổ ích . Những bài viết của các bác đã giúp các thanh viên khác hiểu được :về cuộc chiến ở Vị xuyên HG nhưng năm 79-89.
Mong rằng các bác sẽ duy trì topic này để mọi thế hệ thanh niên VN hiểu rằng -: Tháng ấy , năm ấy ( 1979 - 1989 )
Tại mảnh đất Vị xuyên HG , những chiến sỹ QĐNDVN đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ mảnh đất biên cương nơi thượng nguồn sông Lô,,, và nhiều người trong các anh đã ngã xuống nơi các điểm cao trên dải biên thùy xa xôi ...
Mong rằng các đồng đội của tôi, dù rằng trong cuộc sống - các bạn phải bươn trải , lo toan .v.v... Nhưng hãy đến với những người lính HG để cùng chúng tôi giữ ngọn lửa nhiệt huyết về một thời đã qua : ...ngày ấy ...họ đã chiến đấu để bảo vệ Vị xuyên HG.
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #472 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2012, 10:48:09 pm »

Thưa các bác cựu binh Hà giang . Trong số hàng vạn chiến sỹ  QĐNDVN tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị xuyên từ 1979 -1989 , nhưng số anh em tham gia viết bài trên trang VMH không nhiều . Tuy vậy nhiều bài viết của các bác rất hay , chứa đựng nhiều thông tin bổ ích . Những bài viết của các bác đã giúp các thanh viên khác hiểu được :về cuộc chiến ở Vị xuyên HG nhưng năm 79-89.
Mong rằng các bác sẽ duy trì topic này để mọi thế hệ thanh niên VN hiểu rằng -: Tháng ấy , năm ấy ( 1979 - 1989 )
Tại mảnh đất Vị xuyên HG , những chiến sỹ QĐNDVN đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ mảnh đất biên cương nơi thượng nguồn sông Lô,,, và nhiều người trong các anh đã ngã xuống nơi các điểm cao trên dải biên thùy xa xôi ...
Mong rằng các đồng đội của tôi, dù rằng trong cuộc sống - các bạn phải bươn trải , lo toan .v.v... Nhưng hãy đến với những người lính HG để cùng chúng tôi giữ ngọn lửa nhiệt huyết về một thời đã qua : ...ngày ấy ...họ đã chiến đấu để bảo vệ Vị xuyên HG.
Thân ái.

yểm hộ các bác cựu Hà Giang hết mình,  Grin

Trích dẫn
....Chỉ riêng địa bàn Quân khu 1, trong tháng 4 và tháng 5 năm 1984 lực lượng pháo binh Quân đoàn 14, Quân đoàn 26 và các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng đã bắn hết 19.950 viên đạn pháo, cối các loại, kịp thời chi viện cho 2 sư đoàn bộ binh (337, 347) bảo vệ vững chắc điểm cao 400 ở Cao Lộc; 820, 636 ở Thất Khê.

Trước tình hình đối phương đẩy cuộc chiến tranh bằng pháo lên nấc thang mới, dùng hỏa lực pháo binh chi viện tối đa cho bộ binh đánh chiếm một số điểm cao có đường biên giới chung và những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Bộ Quốc phòng ra lệnh chuyển một số cơ quan của Quân khu 1, Quân khu 2, Đặc khu Quảng Ninh lên trạng thái sắn sàng chiến đấu cao và lực lượng pháo binh tăng cường cho phía trước được tăng lên đáng kê, tham gia thường trực sẵn sàng chiến đấu ở tuyến 1.

Tính đến cuối tháng 5 năm 1984, thời điểm đối phương tạm ngừng lấn chiếm, đi vào củng cố khu đã chiếm, trải qua gần 60 ngày đêm chiến đấu, lực lượng pháo binh ở biên giới phía Bắc đánh trả 1.178 trận, tiêu thụ 51.816 viên đạn các loại gây cho đối phương nhiều tổn thất.

Trên mặt trận Vị Xuyên, tháng 4 năm 1984 có trung đoàn pháo binh 457 thuộc Sư đoàn 313 với 3 tiểu đoàn pháo mặt đất. Đơn ví đầu tiên đánh trả pháo binh đối phương lúc 10 giờ 25 phút ngày 2 tháng 4 năm 1984 là tiểu đoàn 10 trung đoàn 457 pháo 105 ly, và đại đội súng cối 120 ly thuộc trung đoàn 122 bộ binh phòng ngự ở các điểm cao 1509, 772. Nhưng do công sự của ta lúc này chưa tốt, ý thức phòng tránh chưa cao nên bị pháo đối phương bắn cháy gần hết số xe kéo pháo của một tiểu đoàn, 1 khẩu pháo 85 ly và 1 máy vô tuyến điện.

Từ tháng 4 và đến tháng 7 năm 1984, pháo binh ở Vị Xuyên được tăng cường: Trung đoàn 457 (đủ 5 tiểu đoàn), các trung đoàn bộ binh được bổ sung súng cối và ĐKZ đủ theo biên chế, Lữ đoàn 168 (4 tiểu đoàn) và Lữ đoàn 368 (2 tiểu đoàn). Toàn bộ pháo binh ở đây hình thành cụm pháo 1, cụm pháo 2 quân khu và cụm pháo sư đoàn; đến tháng 12 được tăng cường thêm trung đoàn pháo 150 thuộc Sư đoàn 356. Cùng lúc, Lữ đoàn 368 được điều về phía sau làm nhiệm vụ khác. Tổ chức pháo binh lúc này vẫn giữ nguyên 2 cụm pháo chi viện chung, các trung đoàn bộ binh trên từng hướng có cụm hỏa lực chi viện trực tiếp. Cũng trong thời gian này, Bộ đã nghiên cứu đưa vào sử dụng một số bom, đạn mới bắn phá khu vực đối phương vừa chiếm được.

Từ khi đối phương chiếm được mục tiêu, pháo binh Sư đoàn 313 và Lữ đoàn 168 liên tục chi viện cho bộ binh phản kích, giữ rừng địa hình có lợi và độc lập tập kích hỏa lực vào quán đối phương, trong đó có một số trận hiệu quả bắn pháo rất cao.

Năm 1984, pháo binh chi viện cho bộ binh tiến công 2 đợt quy mô cấp trung đoàn.
- Đợt 1, cuối tháng 6 đầu tháng 7, chi viện cho trung đoàn bộ binh 876 thuộc Sư đoàn 356 và trung đoàn 174 thuộc Sư đoàn 316, tiến công chiếm lại các điểm cao 233, 685.

Ngày 12 tháng 7 trận tiến công hiệp đồng bộ binh-pháo binh lần thứ 2 chi viện cho trung đoàn 876, 174 và trung đoàn 14B thuộc Sư đoàn 312 đánh chiếm lại các điểm cao 1030, 300 và 400.

Mặc dù bị phản pháo ác liệt, các phân đội pháo binh vẫn tích cực chủ động chế áp pháo binh đối phương và chi viện cho bộ binh xung phong. Đại đội pháo 85 ly bắn trực tiếp bằn sang điểm cao 772. Mỗi khi nổ súng, phải chịu hỏa lực pháo binh đối phương bắn tập trung mật độ rất cao, nhưng các khẩu đội vẫn kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ.

Sau 4 tháng chiến đấu đánh trả các đợt pháo kích và tiến công xâm lấn ở biên giới phía Bắc, ngày 9 tháng 8 năm 1984, Bộ Tư lệnh Pháo binh triệu tập hội nghị các chủ nhiệm và cơ quan tham mưu pháo binh các quán khu, quân đoàn phía Bắc, thống nhất nhận thức, đánh giá mạnh, yếu của đối phương, nghiên cứu tài liệu “Sử dụng pháo binh đánh bại âm mưu lấn chiếm mới của đối phương", tổ chức hiệp đồng khi sử dụng các trung đoàn, lữ đoàn pháo binh dự bị trong kế hoạch "ĐT-2" trên từng hướng và bổ sung các biện pháp thực hiện chỉ thị 40/QP trong hoạt động chiến đấu mùa khô tới.

Rút kinh nghiệm đợt 1, đợt 2 các đơn vị chiến đấu ở Vị Xuyên chuyển phương pháp tiến công thông thường sang vây lấn. Nhiệm vụ hỏa lực của pháo binh được Bộ Tư lệnh Binh chủng chỉ đạo cụ thể: "Khi bộ binh còn giữ bí mật, ban ngày pháo binh bắn phá hoại, ban đêm dùng súng cối 82 ly, ca nông 57 ly khống chế, gây căng thẳng, hạn chế đối phương củng cố công sự. Tập trung kiềm chế các trận địa pháo nguy hại bắn vào trận dịa hỏa lực của ta. Tích cực chế áp, tiêu diệt sinh lực vận động từ phía sau ra. Khi bộ binh nổi chốt, tập trung vào nhiệm vụ đánh pháo binh và quân đối phương phản kích. Hết sức tiết kiệm đạn dành cho nhiệm vụ then chốt. Sử dụng hỏa lực gắn liền với hành động của bộ binh"...

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #473 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2012, 10:49:40 pm »

tiếp.... Grin

Trích dẫn
...Ngày 18 tháng 11 năm 1984, pháo của ta bắt đầu bắn phá hoại tập trung vào các mục tiêu tiến công 685, 300 và 400. Sau 5 ngày đêm đấu pháo, trung đoàn bộ binh 14 thuộc Sư đoàn 313 và trung đoàn bộ binh 153 thuộc Sư đoàn 356 thực hành vây lấn. Đối phương phản kích, giành giật với ta từng công sự, mỏm đá. Trong vòng một tháng pháo bính chi viện cho bộ binh đẩy lùi 21 lần phản kích của đối phương. Tuy chưa dứt điểm, nhưng đây là đợt chiến đấu có hiệu suất cao. Tiểu đoàn 10 và 11 trung đoàn pháo binh 457, tiếu đoàn 13 pháo chống tăng của Sư đoàn 313, đại đội súng cối 160 ly của Sư đoàn 356, Lữ đoàn 168 trực thuộc Quân khu 2 đóng góp nhiều thành tích vào chiến công chung là bảo vệ được các vị trí được phân công.

 
Đầu năm 1985, đối phương triển khai phương thức luân phiên chiến đấu; đồng thời tăng cường hỏa lực pháo binh lên đến đỉnh cao nhằm đạt được mục tiêu lấn chiếm. Từ đấu năm đến hết năm 1985, đối phương đã sử dụng tới 850 nghìn viên đạn pháo, cối... các loại. Thời gian có đợt tiến công lấn chiếm kéo dài 33 ngày. Tại mặt trận Vị Xuyên có trận "đấu pháo” kéo dài hàng giờ. Đạn pháo rền vang như sấm, rung chuyển cả núi rừng.


Năm 1986, ta tiếp tục củng cố thế trận phòng ngự ở điểm nóng Vị Xuyên; tăng cường pháo cho tuyến pháo bắn thẳng, xây dựng thêm nhiều công sự kiên cố bằng bê tông cốt thép. Tuyến pháo bắn thẳng cùng với hệ thống các đại đội pháo binh cơ giới của các huyện biên giới tỉnh Hà Tuyên hình thành thế trận pháo binh tại chỗ. Do có cách đánh thích hợp, thế trận phòng thủ vững chắc, tạo điều kiện cho các đơn vị luân phiên thay nhau vừa chiến đấu, vừa củng cố xây dựng lực lượng; tạo được khả năng chiến đấu lâu dài; đơn vị nào vào trực tiếp chiến đấu cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đầu năm 1987, đối phương tiến hành một đợt đánh lớn vào 4 khu vực, 13 mục tiêu của ta sát tuyến biên giới. Pháo binh ta đánh trả kịp thời, sử dụng 37.000 viên đạn pháo, cối các loại, chi viện cho bộ binh bảo vệ vững chắc trận địa phòng ngự. Từ đó xung đột quân sự trên tuyến biên giới phía Bắc dần dần lắng xuống.
Chiến sự diễn ra ở biên giới phía Bắc (từ 1980 đến 1989), tuy hai bên đều giới hạn về không gian và lực lượng trực tiếp chiến đấu, sử dụng chủ yếu là bộ binh và pháo binh, xảy ra trên đường biên giới chung nhưng là kiểu chiến tranh dai dằng nhất, căng thẳng và ác liệt tập trung cao nhất ở Vị Xuyên, Hà Tuyên, tiêu tốn lượng vật chất kỹ thuật rất lớn.
Logged

vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #474 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 04:41:12 pm »

  Cảm ơn quangcan đã chuyển thông tin bài viết hỗ trợ anh em "mặt trận Hà giang"
 
   Thưa bác khanhhuyen,hongduc , pb47 và các bác CCB đã từng chiến đấu trên mặt trận Vị xuyên.Những năm 80 của thế kỷ trước ,thế hệ chúng ta từng ôm súng chiến đấu vì toàn vẹn lãnh thổ,bảo vệ tổ quốc.Nay họa xâm lăng của các thế lực cũng chưa phải đã hết,vì vậy ôn lại lịch sử giữ nước ,như lời nhắc nhở con cháu ta và các thế hệ kế tiếp là vô cùng cần thiết
 
   Việt nam đất nước từng trải qua bao cuộc chiến tranh,dọc cả chiều dài đất nước từ Đồng văn đến mũi Cà mau,đâu đâu cũng thấy nghĩa trang liệt sỹ.Điều đó nói lên rằng để có được ngày hôm nay yên bình ,người Việt nam đã phải đổ biết bao xương máu...
 
   Trong một trận chiến,con người mang xương thịt mình để đấu chọi với bom rơi đạn nổ.Khoảng khắc ấy quyết định sự sống còn,thực tế có 2 con đường :Môt, bạn có thể thoái lui,chuồn về hậu phương để tránh chết chóc,một khác là, bạn vì lòng tự trọng của một con người,bản chất dũng cảm dám xả thân của người lính mà không thể quay đầu.Điều này được đa số mọi người nằm trên chiến tuyến lựa chọn
  Là người lính hẳn các bác từng chứng kiến:Cả trăm người ra đi buổi sáng ,chiều  chỉ còn vài người trong số họ trở về,người về cũng không phải yên lành hết cả.
 
   Nhưng nay nếu đất nước giặc giã ,khi tổ quốc cần chắc chúng ta chẳng ai từ chối.Cũng lại vì:Lòng tự trọng,và bản chất của một người lính,đã có sẵn trong mỗi bác...
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #475 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 06:38:28 pm »

Bác vt có bao giờ bác sang Pha hán chưa, Tôi vừa sang bác lập LX hậu cần e bác về, Tôi có hỏi trươnge ban LL e 122 xem biê bác ko. chú  Long bảo ko biết, Số diện thoại đây bác: Nguyễn văn Long 0979785079.  Trần văn thành 0913368015
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #476 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 06:42:43 pm »

 
 
   Việt nam đất nước từng trải qua bao cuộc chiến tranh,dọc cả chiều dài đất nước từ Đồng văn đến mũi Cà mau,đâu đâu cũng thấy nghĩa trang liệt sỹ.Điều đó nói lên rằng để có được ngày hôm nay yên bình ,người Việt nam đã phải đổ biết bao xương máu...
 
   Trong một trận chiến,con người mang xương thịt mình để đấu chọi với bom rơi đạn nổ.Khoảng khắc ấy quyết định sự sống còn,thực tế có 2 con đường :Môt, bạn có thể thoái lui,chuồn về hậu phương để tránh chết chóc,một khác là, bạn vì lòng tự trọng của một con người,bản chất dũng cảm dám xả thân của người lính mà không thể quay đầu.Điều này được đa số mọi người nằm trên chiến tuyến lựa chọn
 

                             Chào bác vt738 .Bác viết rất hay, hào sảng,mạnh mẽ ,nó như môt khúc tráng ca ,đầy ý chí chiến đấu của thế chúng ta ,đã sống chiến đấu bảo vệ tổ quốc .Đời lính chúng ta không phải buồn ,phải ân hận .Giờ đây nhiệm vụ đó giao cho thế hệ trẻ ,điều cần thiết vẫn phải tuyên truyền giáo dục ,để các bạn hiểu rõ ,phải sống chiến đấu ,bảo vệ tổ quốc ,quê hương .Trong đó có gia đình cũng như bản thân chính mình.
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #477 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 12:04:33 pm »

thưa các bác ccb.trận điểm cao 1100 ngày 2 tháng 12 năm 1985.khi quân địch rút chạy khỏi trận địa ta,tại sao pháo binh hoặc cối các cở của ta không bắn theo?để chúng chạy thoát,như vậy chiến thắng không được trọn vẹn.
địch để lại 30 xác trước trận địa ta,vậy trước đó lúc rút đi chúng có kéo theo xác đồng bọn về 1200hay không hay để 30 cái xác đó chờ trời tối mới thu dọn? còn 7 xác trong trận địa ta các bác ccb xữ lý thế nào vậ?
cháu xem các cuộc chiến từ chống Hán-chống Pot,TQ.cháu nhận thấy;đánh bành trướng thì phải đánh cho nó chết,thả nó về sau này nó qua nó đánh ta nửa.bằng chứng là ngoài mặt trận ta để cho chúng thoát.sau đó chúng vẫn tiếp tục đánh ta đó thôi
một tên tướng chỉ huy năm 1984 của địch tên Liêu Tích Long,trước đại hội 18 của ĐCS TQ hắn làm chủ nhiệm tổng bộ trang bị PLA.bộ trưởng QP hiện nay của Tq cũng từng có nợ máu với chúng ta,và chính những tên này kêu gào bành trướng bá quyền.chúng ta đã phạm sai lầm là cho chúng thoát

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 05:17:33 pm gửi bởi kc135 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #478 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 01:25:35 pm »

Địa thế Ạ 5, A 6, H3 Rất nguy hiểm với 300, 400, nó khống chế cả 2 phía để chúng cơ động ra. Bên sườn đông chúng qua đồi cây khô bằng các giao thông hào sau trận 18/11/85 bị pháo, cối ta dọn sạch cây cối nên khi vận động là bị lộ, nên chúng nhiều lần cố chết chiếm lại. Mỏm H3 cũng vậy trắng ra như lò vôi, bọn ở 300,400 ngày đêm lo ngay ngáy sợ bị tiêu diệt. Ở khu vực này việc tiếp tế, sinh hoạt chắc cũng khó khăn như ta, vì nhiều buổi sáng thấy chúng cũng gùi nước lẩn rất nhanh, cũng can đựng nước trắng đeo sau lưng, ko thấy chúng đi ban ngày.Với khí tài quan sát đặc chủng, chúng bị giám sát nghiêm ngặt, Thỉnh thoảng cối 120,82 của ta hay bắn vào đồi đất bắc 400 là vị trí chỉ huy và trận địa cối 60. Khi đó mà ta chỉ dùng cối 60 bắn cầm canh vào lũng đồi cây khô, hoặc lũng giữa H3 và 400 để khống chế chúng có khi hiệu quả lại cao cũng lên?
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #479 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 02:22:03 pm »

    Bình độ 1100,một địa danh nằm trên đường lên cao điểm 1509 lịch sử.Bình độ 1100 nếu xét về yếu tố chiến thuật cục bộ thì ngay trong các kế hoạch tác chiến thời đó đều đề cao bình độ này.Bởi vì :Nếu để mất 1100,thì cũng như để mất cả toàn bộ 1509,nguy hiểm hơn nó sẽ khống chế điều tiết các đường mòn ra vào các vị trí ở bắc suối Thanh thủy mà ta còn chiếm giữ ,trong đó có một số hang động ta dùng như kho tàng tự nhiên vậy
   
   Trận chống tập kích ngày này của 27 năm trước (2/12/85),hình thế trận địa đã được một cựu chiến binh tham gia trong diễn đàn chúng ta là bác Khanhhuyen (Người chiến binh tham gia trực tiếp chỉ huy trận đánh)đã hồi ức và vẽ lại
   
   Trong trận đánh này,sau đó được đài kỹ thuật ta thông báo lại.ngòai hơn 100 binh sỹ hoặc chỉ huy cấp dưới của địch bị ta đã tiêu diệt ,trong số đó còn 2 tên chỉ huy cấp đại đội-Một tên trúng đạn pháo chết ngay bờ hào tiền duyên,tên còn lại do chiến sỹ ta bắn trực diện.Đặc biệt tên chỉ huy cao nhất nắm toán quân mũi nhọn là tiểu đoàn trưởng đã bị hạ gục ngay khi chạm chiến hào của đơn vị phòng ngự,2 đài thông tin cùng với 4 tên lính cũng bị thiệt mạng ngay trong chiến hào của ta
 
    Lũ quân bành trướng lúc đó như rắn mất đầu,sở chỉ huy của chúng mất thông tin phía trước.Chính vì vậy,đội quân luân coi "Quân lệnh như sơn" cũng phải thoái lui.Trong trận này,các đơn vị pháo của ta hiệp đồng chặt chẽ,làm nên chiến thắng vẻ vang trên bình độ 1100
                                     
                                             
     
     Một đơn vị hỏa lực của quân bành trướng đang bắn về phía bình độ 1100,hòng giải thoát cho số quân đang bị tan tác trên trận địa
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM