Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:47:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229149 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #430 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 08:01:12 am »

Trả lời bác yta262: Đây là mặt trận mà bác, bình thường đông sông lô ta có 2 ePB, tây sông lô cũng có 2ePB xe kéo, ko kể cối các loại của các eBB. Trong chiến dịch MB có thêm dPB Lữ 368 của BCPB tăng cường, như vậy là hơn 100 khẩu. Cái vidio clip này bác lấy của nhà dân chủ rồi, ko lên đưa ra đây. Người nói đó là cp của tôi, tháng 3 này nhận sổ cùng mấy pháo thủ trong đơn vị.Tôi là người trong cuộc sao lại nghe làm gì hả bác.Chắc bác cùng ngành với tôi ? bác có những kinh nghiệm, bài học gì khi sử dụng PB bác cho anh em học tập nhé, cả thắng và thua cũng được để rút kinh nghiệm cho thế hệ sau. chúc bác và GĐ mạnh khẻo, hạnh phúc.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #431 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 08:16:46 am »

      @ bác yta262,ở BGTN các bác thì không biết thế nào,chứ ở BGPB chúng tôi về trang bị mũ đội cho lính thì đa dạng lắm bác ạ.Thôi thì đủ cả:Mũ cứng ,Mũ mềm,Mũ bông ...V/V.Do là sau giải phóng miền nam ta không còn nhận được viện trợ, nên mũ ta làm ra không bền,cường độ lao động,sẵn sàng chiến đấu cao cộng thêm thời tiết khắc nghiệt nên mũ mãng mau hỏng.
    Trong đơn vị,thôi thì mũ lá (lá cọ),mũ tà pủ của dân tộc có bác nhà ta đội nguyên cả chiếc mũ quân giải phóng của tàu gắn sao quân Việt nam ta.Nhưng không sao,ở chốt suất ngày có đi  ra ngoài đâu.Cứ yên tâm đi,khi nào về phép (Nhất là về phép cưới vợ) a/e sẽ lo cho đủ từ chân lên đến đầu.Mới kính coong,đủ 21 chân kính thì thôi ... Huh
   Còn lính tàu,bọn nó lo cho quân cái gáo nhiều đấy.Dù là bộ binh khi xung trận chúng vẫn đội mũ sắt nhá,có lần chúng tôi nhặt về một cái ,bị thủng nên không làm được gì,liền dùng làm bát cho chú cẩu của chốt.Kể cũng hay...
   
     Bác pb47 @:Như vậy ở tuyến sau ,nên xếp trên các bác nghiêm khắc nhỉ (?).Chuyện bác Hùng oóc bắn súng ấy,trên tôi một c trưởng lên họp muộn.D trưởng gọi thông tin,nhưng máy bị đơ .Điên tiết D trưởng vác súng gọi ...đoàng,đoàng.C trưởng nghe biết tính D trưởng nên cũng đáp lại  đoàng ,đoàng ... Huh Thế là hòa
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #432 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 08:52:52 am »

                                                 
          
          Đây là bóng hồng chiến sỹ TT và là đồng nghiêp của các bác Đức,Xoan Xoan và bác nào là CCB binh chủng Thông tin nữa ...

          Chiếc máy chiến sỹ này mang là máy gì vậy các bác ?
Bác vt738@yahoo.com và các bác ccb thân mến .
Chiếc máy mà nữ chiến sỹ tt2w mang chỉ có thể là máy 71C ,
Vì máy P105 Đ nặng 21kg kể cả nguồn. P105M thì nặng 16kg ker cả nguồn . Máy 71 c chỉ có 8kg cả nguồn.
Về chuyện hai bên bắt sóng liên lạc của nhau là chuyện bình thường . Còn để giải mã lại là chuyện rất khó - vì các bức điện đều có khóa : Lính 2w gọi đó  là Bảng Mã -Dịch. ...BMD do cấp QK hoặc QĐ phê chuẩn.
Bác pb47vp thân mến . Cụm từ : Cua bò Lổm ngổm, cho mưa nặng hạt .
ở E153-f356 lính 2w tụi tôi câu đó sẽ là :
Bọ hung bò lổm ngổm , xin mưa rào .xuống đồi cây khô.
Nội dung bức điện là : Trên đồi cây khô có nhiều xe ô tô của địch. Xin pháo bắn cấp tập.
Bức điện này dùng trong lúc khẩn cấp không thể Mã -Dịch được.
Thân ái.
....Nếu là máy VTĐ 71c thì phần nắp mở máy phải ở phía sau lưng... nắp máy mỏng bằng nhôm nếu tính cả gờ nắp máy dập nổi cũng chỉ dày 2 cm , thằng này sử dụng pin 1,5 v gồm 3 khối pin mỗi khối 3 quả...tổ hợp nghe nói của 71 C trông gọn hơn nhiều nếu pin này yếu rã ra nghe đài vẫn tốt chán...còn máy trong ảnh to vậy chắc sử dụng ác qui khi hành quân chiến đấu máy 71 c có choàng vỏ bằng vải bạt trông rất đẹp và gọn...còn máy này trông to và cồng kềnh lắm chắc là đồ Nga - Xô...còn máy 71 C tôi gắn bó với nó hơn 3 năm...có thể nói nhìn thoáng qua biết ngay...thân ái
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2012, 09:08:27 am gửi bởi tung677 » Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #433 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 10:24:23 am »

                                                               



              Đây ạ ! Chiến sỹ binh chủng thông tin-liên lạc của các bác đây,loại này chắc dùng cơ động trong chiến đấu phải không các bác ? Trông nhẹ nhàng lắm !

Logged
Ampin
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #434 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 11:06:15 am »


         Bác pb47, trong hình  này là đơn vị của bác những năm ở mặt trận Vị xuyên phải không ? Năm nào đấy,trận địa 105 đóng ở đầu làng Pinh ven lộ 2 (Km13) phải không ? Ngày tôi qua đấy thấy lính pháo đội mũ sắt cơ mà ?

Các bác pháo binh e457 hãy nghe đồng đội kể lại trận đánh theo góc nhìn của pháo binh nhà ta vào tháng 7 năm 1984, lúc đó 1 trung đoàn pháo của f313 có 36 khẩu, tổng cộng riêng tuyến Vị Xuyên Thanh Thủy không thôi ta đã đem lên khoảng 100 khẩu pháo để đấu với pháo TQ (100 khẩu là hơi bị nhiều ấy, chỉ có chiến dịch lớn mới cần 100 khẩu)!!! Nghe các bác nói về pháo và phản pháo rất đặc trưng cho pháo binh vùng đồi núi! Bác này có lúc bắn vào Đồi Chè và 1200 để hổ trợ cho đơn vị bác khanhhuyen đây, bác này từng kéo pháo lên tận cao điểm 673, sau đó ác liệt quá mới dời cao điểm 812 của bác pb47vp đây. Mời các bác xem có ý kiến gì không ạ:

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Zwa1HV-qwFQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Zwa1HV-qwFQ</a>

Đào lão à? Cái trận mà cha con nhà họ Túc bị thiệt hại cả E ấy(E chứ không phải F đâu, lão ếch lắm, chẳng biết đâu là trung đoàn, đâu là sư đoàn cả). Là do họ bị đánh 1 trận, sau 15 phút, thua tuyệt đối bởi 2B bộ binh+ khoảng 1 vạn đạn pháo các loại.

Bên kia, em quên phiên hiệu rồi, láng máng có câu Côn minh, đại quân khu Tế nam gì đó?Huh??

Bên ta, do C5-D5-E 567-F322-QK1 sang Vị xuyên với phiên hiệu là C5-D5-E 982-F313-QD26-QK2. Đánh vào cái điểm cao mà Tàu gọi là 211, ta gọi là A 6b.

Trận này xảy ra vào 5h sáng 31/5/85. Sau khi mất chốt, cha con nhà Túc xung phong đúng kiểu ...Moden1979 bởi lính sơn cước, lính bộ binh, từ mạn chân 400, kiểu đầu voi đuôi chuột, Đảng viên đi trước, sơn cước theo sau,mỗi lần như vậy. Lại no đòn bởi pháo( em chưa rõ là bác nào bắn mà kinh thế)đài quan sát của ta bảo nó chết nhiều kinh khủng ở khe núi đá. Nó cũng không dám đi thu xác.

Bác pb47vp cho em hỏi, khoảng 1987, F312 có lên Vị xuyên lần nữa. Pháo binh của họ đặt ở đâu vậy? Nghe đâu có khẩu sản xuất từ...1930?HuhHuhHuhHuh?

Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #435 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 11:50:48 am »

Bác Ampin, nói nhiều vế PB tôi e ko tiện..hì. Hồi đó các f BB đều có biên chế 1 ePB trong đó tùy để được biên chế. có e thì 1d Lựu 122M30, 1d 105mm ( hoặc cối 160mm), 1d 85mm (hoặc 76,2mm).Đại đa số là L105, L122 và 85 là thông dụng nhất bác à. Riêng f tôi có 1d 122Đ 30, 2d 105, 2c cối 160, Loại Lưu 122M30, M38 là thông dụng của các f. F312 năm 84 lên vẫn kiểu sản xuất năm 1930. Các loại này đến năm 94 vẫn chưa có gì mới. Sau năm 85 các đơn vị vào thay phiên ko thay pháo. Nếu đơn vị nào kéo nên đều để ở ngoài.
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #436 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 12:03:25 pm »


         Bác pb47, trong hình  này là đơn vị của bác những năm ở mặt trận Vị xuyên phải không ? Năm nào đấy,trận địa 105 đóng ở đầu làng Pinh ven lộ 2 (Km13) phải không ? Ngày tôi qua đấy thấy lính pháo đội mũ sắt cơ mà ?

Các bác pháo binh e457 hãy nghe đồng đội kể lại trận đánh theo góc nhìn của pháo binh nhà ta vào tháng 7 năm 1984, lúc đó 1 trung đoàn pháo của f313 có 36 khẩu, tổng cộng riêng tuyến Vị Xuyên Thanh Thủy không thôi ta đã đem lên khoảng 100 khẩu pháo để đấu với pháo TQ (100 khẩu là hơi bị nhiều ấy, chỉ có chiến dịch lớn mới cần 100 khẩu)!!! Nghe các bác nói về pháo và phản pháo rất đặc trưng cho pháo binh vùng đồi núi! Bác này có lúc bắn vào Đồi Chè và 1200 để hổ trợ cho đơn vị bác khanhhuyen đây, bác này từng kéo pháo lên tận cao điểm 673, sau đó ác liệt quá mới dời cao điểm 812 của bác pb47vp đây. Mời các bác xem có ý kiến gì không ạ:

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Zwa1HV-qwFQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Zwa1HV-qwFQ</a>

Đào lão à? Cái trận mà cha con nhà họ Túc bị thiệt hại cả E ấy(E chứ không phải F đâu, lão ếch lắm, chẳng biết đâu là trung đoàn, đâu là sư đoàn cả). Là do họ bị đánh 1 trận, sau 15 phút, thua tuyệt đối bởi 2B bộ binh+ khoảng 1 vạn đạn pháo các loại.

Bên kia, em quên phiên hiệu rồi, láng máng có câu Côn minh, đại quân khu Tế nam gì đó?Huh??

Bên ta, do C5-D5-E 567-F322-QK1 sang Vị xuyên với phiên hiệu là C5-D5-E 982-F313-QD26-QK2. Đánh vào cái điểm cao mà Tàu gọi là 211, ta gọi là A 6b.

Trận này xảy ra vào 5h sáng 31/5/85. Sau khi mất chốt, cha con nhà Túc xung phong đúng kiểu ...Moden1979 bởi lính sơn cước, lính bộ binh, từ mạn chân 400, kiểu đầu voi đuôi chuột, Đảng viên đi trước, sơn cước theo sau,mỗi lần như vậy. Lại no đòn bởi pháo( em chưa rõ là bác nào bắn mà kinh thế)đài quan sát của ta bảo nó chết nhiều kinh khủng ở khe núi đá. Nó cũng không dám đi thu xác.

Bác pb47vp cho em hỏi, khoảng 1987, F312 có lên Vị xuyên lần nữa. Pháo binh của họ đặt ở đâu vậy? Nghe đâu có khẩu sản xuất từ...1930?HuhHuhHuhHuh?


cái vụ Túc Nhung Sinh dẫn quân thuộc sư đoàn 199 của quân đoàn 67.ĐQK Tế Nam lên đánh A 6B.Trận đó Đào Lão nói địch chết 120, bị thương không biết bao nhiêu mà kể.như vậy cũng không tới nỗi nào làm tê liệt cả 1 e được
các bác CCB có cảm thấy vô lý không khi mà số lượng quân địch chết trận lại "tròn" như thế?.
Nếu như trận nào địch cũng hành động theo kiểu 1979 thì nghĩa trang Malipo sẽ được mở rông thêm vài chục hecta.Nhưng bác pháo binh ơi.trận đó bắn tới 1 vạn quả đạn pháo àh?bắn trùm lên khu vực A 6.Ạ và 300,400 hay bắn toàn mặt trận Vị Xuyên luôn hả bác?
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #437 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 12:47:57 pm »


Đào lão à? Cái trận mà cha con nhà họ Túc bị thiệt hại cả E ấy(E chứ không phải F đâu, lão ếch lắm, chẳng biết đâu là trung đoàn, đâu là sư đoàn cả). Là do họ bị đánh 1 trận, sau 15 phút, thua tuyệt đối bởi 2B bộ binh+ khoảng 1 vạn đạn pháo các loại.

Bên kia, em quên phiên hiệu rồi, láng máng có câu Côn minh, đại quân khu Tế nam gì đó?Huh??

Bên ta, do C5-D5-E 567-F322-QK1 sang Vị xuyên với phiên hiệu là C5-D5-E 982-F313-QD26-QK2. Đánh vào cái điểm cao mà Tàu gọi là 211, ta gọi là A 6b.

Trận này xảy ra vào 5h sáng 31/5/85. Sau khi mất chốt, cha con nhà Túc xung phong đúng kiểu ...Moden1979 bởi lính sơn cước, lính bộ binh, từ mạn chân 400, kiểu đầu voi đuôi chuột, Đảng viên đi trước, sơn cước theo sau,mỗi lần như vậy. Lại no đòn bởi pháo( em chưa rõ là bác nào bắn mà kinh thế)đài quan sát của ta bảo nó chết nhiều kinh khủng ở khe núi đá. Nó cũng không dám đi thu xác.

Bác pb47vp cho em hỏi, khoảng 1987, F312 có lên Vị xuyên lần nữa. Pháo binh của họ đặt ở đâu vậy? Nghe đâu có khẩu sản xuất từ...1930?HuhHuhHuhHuh?


cái vụ Túc Nhung Sinh dẫn quân thuộc sư đoàn 199 của quân đoàn 67.ĐQK Tế Nam lên đánh A 6B.Trận đó Đào Lão nói địch chết 120, bị thương không biết bao nhiêu mà kể.như vậy cũng không tới nỗi nào làm tê liệt cả 1 e được
các bác CCB có cảm thấy vô lý không khi mà số lượng quân địch chết trận lại "tròn" như thế?.
Nếu như trận nào địch cũng hành động theo kiểu 1979 thì nghĩa trang Malipo sẽ được mở rông thêm vài chục hecta.Nhưng bác pháo binh ơi.trận đó bắn tới 1 vạn quả đạn pháo àh?bắn trùm lên khu vực A 6.Ạ và 300,400 hay bắn toàn mặt trận Vị Xuyên luôn hả bác?


@khanhhuyen: Cám ơn bác vẽ lại rất rõ ràng, rất thuyết phục về đội hình năm xưa ở chốt Đồi Chè và 1100 và 1050

@pb47vp: Như avatar cuả yta262, khi xưa yta262 chỉ là thằng lính công binh, sau làm y tá cuả e262, f302, mặt trận 479, CPC.

Mỗi mặt trận mỗi đặc điểm khác nhau, theo tầm nhìn hạn hẹp kiểu cuả mình, yta262 xin dùng kinh nghiệm chiến trường K. để nêu một vài ý kiến tham mưu con như sau (chắc khi đó cũng đã biết & làm rồi):

1. Pháo binh đánh rất kiên cường, chân đồng vai sắt, pháo lớn 85, 105, 122, 130 ly đặt ở Làng Pình không có tác dụng lớn vì bị cao điểm 812 & 673 che khuất góc xạ giới. Sao không kéo lên đỉnh Cốc Nhè, có sẵn đường bộ để kéo pháo lên núi?
2. Đặt pháo ở đỉnh yên ngựa 673 & 812 đều bắn rất tốt, cao hơn Cốc Nhè, có thể thấy rõ đường đạn và tự chỉnh pháo khi cần. Bắn xong kéo pháo đi chỗ khác ngay, hay kéo vào hầm pháo (nhờ công binh giúp làm hầm chống phản pháo).
3. Thông thường, pháo bắn phải có trinh sát pháo bám cùng với bộ binh, bám sát với đơn vị bác khanhhuyen, nằm chung với thông tin để báo về ngay, hoặc ít ra nên có lập đài quan sát gần cao điểm 1200, do đó tránh bắn vào chỗ không người, tránh tốn đạn pháo
4. Nếu đánh ban đêm thì thả pháo sáng để thấy địch còn đó không, thông tin mở vô tuyến 2W tối đa để dò sóng địch xem chúng ra sao, nếu thấy im lặng quá tức là không có ai ở đó hết, khỏi bắn tốn đạn
5. Bộ binh giữ chốt rất tốt, đã làm hao mòn địch mất ăn mất ngủ, do đó đặc công nếu có thể luồn ra sau lưng địch, hay đánh tạt sườn, hay nở hoa lòng địch, vân vân ... Nếu thấy không có địch thì tản ra, không co cụm lượm chiến lợi phẩm, nên rút về ngay, không để chúng dùng pháo toạ độ dập nát đội hình mình, cho thông tin báo về ngưng bắn pháo cối.
6. Không cho lính từ cấp C trở xuống biết trước kế hoạch hành quân ra sao, giờ nào đánh, đánh đâu ... Tung tin đồn giả, rải truyền đơn chuẩn bị đánh lớn ở lộ 2.
7. Trinh sát bộ binh cần phải nắm rõ tình hình địch, nắm rõ động tịnh cuả địch từng giây từng phút
8. Thông tin dùng mã số chứ không dùng tiếng Việt, thí dụ đại đội gọi là 1045, pháo gọi là 1033 (Bà cố TQ cũng đoán không ra  Grin!)
9. Tổ chức mũi vu hồi đánh 485 hay 1250 hay pháo kích và thả xe tăng giả dạng chạy về lộ 2 để địch không phán đoán ra ý đồ chiếm lại 1509, hay mũi đánh úp vô hậu cần Malipô hay trận điạ pháo cuả địch

Yta262 dựa trên hồi ký CCB khi tham gia các chiến dịch lớn như trận Bản Tà Tum cuả f302 & f5 thiếu, trận xoá cao điểm Cao Mê Lai cuả f5 & QĐ4 thiếu năm 1985 bên CPC.

@kc135: Yta262 nhẩm tính giá cả theo thị trường hiện nay: http://www.pmulcahy.com/ammunition/howitzer_rounds.html

1 vạn quả đạn 130ly, mỗi quả pháo 130 ly giá chào hàng khoảng US$800, US$800 x 10,000 = 8 triệu đô la Mỹ, 176 tỉ đồng VN, tính "liều" giá 1 căn hộ chung cư là 1 tỉ thì xây được 1 chung cư 170 căn hộ, vậy mà bắn 1 chung cư đạn pháo vô chỗ không người thì phí quá!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2012, 01:12:33 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #438 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 02:54:06 pm »

ý kiến bác y tá 62 rất hay.ta dùng mã số không phải tiếng Việt để trao đổi.bọn Tàu có chặn thu tin cũng phải bó tay thôi.
1 vạn quả pháo bắn vào khu A 6 và 300,400 nghe có vẻ xa rời thực tế quá.vì ngày 31/5-11/6 địch chỉ có 1 e tăng cường đánh A 6B.nếu bắn 1 vạn quả thì đâu có chuyện 1 tay lính hậu cần nào đó bắn Túc Nhung Sinh(chắc gì anh lính hậu cần đó còn sống vì 1 vạn quả pháo của ta bắn)
sau trận A 6b đó các bác có thu được tin tức về tổn thật của Tàu ko các bác?chứ diễn tả"xác chết nằm la liệt" thì khó nắm thông tin lắm
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #439 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 03:42:11 pm »

 1vạn quả pháo các loại thì nếu tính cả cối 60 trở lên thì hơn đấy. Đây là bài viết về trận đó em lại bê về để các bác xem và phân tích nhé :

Trận tiến công đánh chiếm mỏm A6B dãy 400 (Vị Xuyên) của c5/d5/e567/fBB322/qđ26/qk1, ngày 31/5/85

....
Đêm 28 và 29-5 các trung đội vào các điểm tựa phòng ngự ở A6a, hang Gió, Cây si và A21 đúng kế hoạch, giữ được bí mật, an toàn. Trong 2 ngày 29 và 30-5 bộ đội trực tiếp quan sát địa hình và địch trên hướng tiến công của phân đội mình, cán bộ các bộ phận đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ từng chiến sĩ và hiệp đồng trong từng phân đội.

Cũng trong 2 ngày trên, để giữ được các hoạt động bình thường, trung đoàn trưởng cho ĐKZ của tiểu đoàn bộ binh 4 bắn sang 400 phá huỷ của địch 6 công sự ở sườn phía tây và 1 tổ cảnh giới phía đông nam đồi Cây khô.


Sáng 30/5, súng cối địch ở A6b bắn sang A6a, bộ phận chủ yếu bị hy sinh 1 và bị thương 2 đồng chí. Đại đội trưởng phải dồn quân còn 5 tổ xung kích (có 1 tổ dự bị) và bổ sung nhiệm vụ cho các tổ.

24.00 : đại đội trưởng kiểm tra các bộ phận lần cuối cùng và báo cáo tiểu đoàn trưởng.

Các bộ phận có nhiệm vụ phối hợp đã chuẩn bị xong, liên lạc với trung đoàn trưởng thông suốt.


Ngày 31-5 :

03.00 : đại đội 5 vào chiếm lĩnh vị trí chuẩn bị xung phong theo 3 đường quy định cho từng hướng (công binh đã khắc phục mìn từ trước).

Sau 1 giờ 45 phút (04.45) cả 3 hướng đã vào đúng vị trí, triển khai xong đội hình chiến đấu, giữ được bí mật, an toàn, so với kế hoạch bị chậm 30 phút vì trung đội 3 phải vận động xa hơn, địa hình khó khăn hơn, đường mở qua bãi mìn hẹp.

Trung đội 1 : triển khai đội hình ở sườn tây bắc A6a, sau các mỏm đá, cách giá mìn định hướng khoảng 10m. Hai tổ ở phía trước cách địch khoảng 40m, chính diện khoảng 15m, 3 tổ bố trí hàng dọc tiếp theo, kéo dài chừng 50m.

Trung đội 2 : triển khai đội hình ở nam bãi mìn chân điểm cao được 1 tổ cách địch khoảng 20m, tổ còn lại bố trí theo hàng dọc ở phía sau.

Trung đội 3 : triển khai ở sườn phía đông 400 (A22) đầu đội hình cách địch khoảng 70m, cả trung đội nằm theo hàng dọc dưới chân phía đông A22.


04.47 : Trung đoàn trưởng phát lệnh nổ súng tiến công. Súng cối 82mm của trung đoàn bắn vào đồi Cây khô 1 quả đạn sáng.

Theo đúng hiệp đồng và nhiệm vụ quy định, các trận địa súng cối 82mm của các tiểu đoàn, pháo binh trung, sư đoàn và quân khu đồng loạt bắn vào các mục tiêu được phân công (tổng số 54 khẩu cối 82mm, pháo 76,2mm, 105mm và 122mm đã bắn 1.092 viên vào 29 mục tiêu).

Đồng thời hoả lực các điểm tựa của ta cũng nổ súng bắn vào các điểm tựa của địch : ĐKZ ở A21 bắn vào ổ chiến đấu số 8 ở A6b làm chuẩn cho trung đội bộ binh 3; cối 60mm của đại đội bộ binh 2 ở đồi Cây Gạo bắn vào điểm tựa địch ở 400, A6b, Cây Khô, đồi Chuối.

Địch bị bất ngờ không phán đoán được ý định của ta nên không có phản ứng gì.

Trên các hướng tiến công ta dùng B-40, B-41, M-72 bắn vào các mục tiêu được phân công yểm hộ cho bộ binh mở đường qua bãi mìn.

Hướng trung đội bộ binh 1 mìn định hướng, đại đội trưởng ra lệnh dùng 5 ống bộc phá đánh liên tục, cửa mở không đủ chiều dài, chiều rộng nên còn sót mìn lúc xung phong bị thương 1 đồng chí.

Hướng trung đội bộ binh 2, mìn định hướng nổ, khi bộ binh xung phong anh em nhảy truyền trên các mỏm đá nên không có ai thương vong. Có 2 trường hợp thương vong : chiến sĩ Thêm dùng B41 bắn vào ổ số 2 không có chỗ di chuyển, ĐKZ của địch ở 400 liên tục bắn sang bị trúng mảnh đạn nên hy sinh; đồng chí Kha tiểu đội trưởng lên thay thế bắn tiếp được 1 phát cũng bị hy sinh.

Hướng trung đội bộ binh 3 mìn định hướng không nổ, không có bộc phá ống dự bị, trung đội trưởng ra lệnh dùng B41 bắn 5 phát để mở đường. Khi có lệnh xung phong phó trung đội trưởng Khánh lên vướng mìn, đồng chí Khánh và 3 chiến sĩ bị thương (sau đó 3 đồng chí chiến sĩ hy sinh).

Trong thời gian trên (mới nổ súng được 8 phút) liên lạc với trung đội bộ binh 3 bị gián đoạn.

Hướng trung đội bộ binh 1 hai toán địch cảnh giới bên ngoài không còn, tổ 1 đi đầu đánh vào ổ số 4; địch ném lựu đạn ra, anh em tung thủ pháo vào, sau khoảng 5 phút ta chiếm được tầng trên, 3 tên địch bị chết bên ngoài công sự; khi đánh tiếp xuống tầng dưới diệt thêm 3 tên, bắt sống được 1 tên, thu 1 vô tuyến điện 2W, 3 khẩu B41, 1 ống nhòm hồng ngoại (có thể đây là vị trí chỉ huy của tên trung đội trưởng.

Tổ 3 đánh vào ổ số 5, sau khi B41 bắn sập đoạn kè đá, trung đội trưởng chỉ huy đánh lướt qua, dùng B41 chi viện cho 2 chiến sĩ (Tuyến và Quang) theo hào đá dùng thủ pháo đánh chiếm được ổ số 9 ở trên đỉnh. Chiến sĩ Quang chiếm được khẩu đại liên bắn truy theo những tên địch tháo chạy về ổ số 6.

Lúc này lực lượng phía sau chưa lên kịp, địch ở đồi cây Khô bắn cối 60mm sang phía bắc A6b, ổ số 6 và 8 ta chưa chiếm được, 2 toán địch từ hai nơi đó đó phản xung phong đánh lên ổ số 9, đồng chí Tuyến và Quang phải lui về ổ số 5, lực lượng phía sau của trung đội 1 đã vào được ổ số 4 cũng phải dừng lại.

Đại đội trưởng sau khi vào ổ số 4 đã kịp thời lên ổ số 5 tổ chức giữ nơi đã chiếm từ ổ số 5 đến bờ đá bắc ổ số 2.

Sau khi lấy lại được ổ số 9 và khẩu đại liên, địch tổ chức 2 mũi (mỗi mũi khoảng một nửa tiểu đội) 4 lần đánh xuống ổ số 5 đều bị ta dùng lựu đạn đánh lui.

Hướng trung đội bộ binh 2 sau khi diệt toán cảnh giới đánh chiếm ngay được ổ số 3, ta dùng B41, B40 bắn tiếp vào ổ số 1 và 2 chi viện cho bộ binh tiếp cận dùng lựu đạn, thủ pháo đánh vào bên trong, khi sục vào không còn địch, chỉ có một số ba lô, pin khô dùng cho vô tuyến điện ở ổ số 2.

Liên lạc với đại đội trưởng bị gián đoạn, đồng chí Thu phó đại đội trưởng về  chính trị phán đoán trung đội 1 gặp khó khăn đã ra lệnh cho trung đội 2 để lại một bộ phận giữ nơi đã chiếm còn lại phát triển lên bình độ trên nhưng gặp vách đá cao và mìn không lên được phải đi theo đường mòn có sẵn ở phía nam từ ổ số 2 sang ổ số 4.

Hướng trung đội bộ binh 3 xung phong chia thành 2 mũi cùng đánh vào ổ số 8 và 10, chiếm được ổ số 10 trước còn ổ số 8 vì vách đá cao không lên được, đồng thời địch ở bên trong ổ số 8 bắn chặn, cối 60mm ở 400 cũng bắn sang.

Do không phát triển được lên sườn phía bắc, bị mất liên lạc với đại đội trưởng nên phó đại đội trưởng Khiêm ra lệnh cho trung đội 3 phái 1 tổ giữ ổ số 10 còn lại nhanh chóng theo đường mòn sườn tây nam sang qua bên ổ số 4 bên hướng trung đội rồi theo tầng trên đánh vào ổ số 8.

Sau 20 phút chiến đấu cả 3 hướng cơ bản đã đánh chiếm được các mục tiêu quy định, giữ được nơi đã chiếm, đánh bại được 4 lần phản kích của địch. Do địa hình khó khăn, phải tiến chậm, từng người, từng tổ phải lợi dụng vách đá, tảng đá chi viện lẫn nhau chiến đấu và gần như cả đại đội dồn về hướng trung đội 1. Trên đỉnh và khu bắc địch vẫn giữ được, các điểm tựa bên cạnh vẫn bắn chi viện ngăn chặn ta phát triển.

Đại đội trưởng quay lại ổ số 4 báo cáo với tiểu đoàn trưởng và điều lực lượng vào đánh tiếp các ổ chiến đấu ở phía bắc. Cùng lúc đó 1 chiến sĩ xuống báo cáo trong ổ số 6 địch đang gọi điện.

Đại đội trưởng để lại 1 bộ phận giữ nơi đã chiếm, tổ chức lực lượng còn lại (của 3 trung đội) thành 2 mũi phát triển lên phía bắc.

Sau khi cho B41 bắn vào ổ số 6 và 9, một mũi (tổ 4) do phó đại đội trưởng Khiêm chỉ huy đánh ổ số 6, một mũi (tổ 5) đánh ổ số 9 và 8; 5 phút sau ta chiếm được hai ổ số 6 và 9; địch bị chết quanh các hốc đá; bên trong ổ số 6 còn 2 xác chết và nhiều vũng máu, cả 3 máy vô tuyến điện vẫn đang có tiếng nói; những tên sống sót đã theo đường hào tháo chạy về hướng A5. Bọn địch ở ổ số 7 (cối 60mm) bỏ chạy lúc nào không rõ, ta chiếm nốt ổ số 7 (khoảng 05.35).

Sau 48 phút chiến đấu (04.47 – 05.35) trận đánh kết thúc.

Đại đội trưởng căn cứ vào kế hoạch, đã chỉ huy các trung đội chiếm lĩnh vị trí quy định, nhanh chóng chuyển vào phòng ngự đồng thời giải quyết thương binh, tử sĩ đưa về phía sau, tiếp nhận cơm, nước, đạn dược, vật liệu làm công sự.

Sau khi biết chắc bị ta chiếm A6b, lúc 07.00 cùng ngày (sau 1 giờ 25 phút) pháo binh địch bắn trùm lên mục tiêu (A6b) và tổ chức tiến công vào đồi Cô X, đồi Đài quan sát, sau đó là A6b.

Từ 07.30 – 21.00 cùng ngày địch từ A5 và A23 theo 2 hướng 5 lần đánh vào A6b; trên mỗi hướng lực lượng khoảng 1 đại đội bộ binh thay nhau liên tục xung phong.

Từ 1-6 đến 3-6 : địch tiếp tục đánh 7 lần nữa vào A6b.

Tất cả các đợt tấn công của địch (12 lần) trong 4 ngày đều bị đại đội 5 (ngày 31-5 và 1-6) sau đó là đại đội 7 (ngày 2 và 3-6) đánh lui; các lần tấn công quân địch theo những đường, hướng nhất định, ta phát hiện sớm đã dùng hoả lực súng cối 82mm, 60mm, phá của trung, sư đoàn và quân khu bắn ở nhiều cự ly khác nhau vào quân địch từ lúc chúng tập kết hoặc đang cơ động… cùng với các điểm tựa xung quanh chi viện có hiệu quả. Những toán địch nào lọt vào gần trận địa, chiến sĩ ta lợi dụng công sự có sẵn và các hốc đá bắn gần và ném lựu đạn đánh lui xung phong của địch.

Đêm 1 rạng ngày 2-6-1985 đại đội 5 được lệnh bàn giao cho đại đội 7 vào thay và rút ra ngoài củng cố.


Trận tiến công A6B địch bỏ xác tại trận 25 tên (đài quan sát còn phát hiện địch khênh từ hướng đồi Cây Khô ra 28 cáng), bị bắt sống 1 tên.

Ta hy sinh 4, bị thương 15; thu được : 1 đại liên, 2 trung liên, 3 B41, 4 AK, 4 vô tuyến điện 0,2/0,3W, 1 điện thoại, 1 ống nhòm tia hồng ngoại, trên 3.000 lựu đạn, nhiều đạn AK, B41, 1 quyển nhật ký chiến đấu.
 
Tiêu thụ đạn dược (cả tiến công và phòng ngự) : M72 32 viên, B40/41 280 viên, ĐKZ 70 viên, cối 60mm 5000 viên, cối 82mm 5200 viên, đạn pháo 5920 viên, 12,7mm 4000 viên, đại liên 9000 viên, thủ pháo 65 quả, bộc phá ống 8 ống, đạn K56 9000 viên.


Trận phòng ngự ngày 31/5 và 1/6 ta hy sinh 13, bị thương 24. Thiệt hại của địch không rõ.

Phía tàu xác nhận là quân TQ phản kích ở A6B thiệt hại rất nặng, trong 10 ngày (1-11/6) chết hơn 120 lính, dùng cả đặc nhiệm mà vẫn thất bại, cả 1 trung đoàn bị tê liệt.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM