Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 09:15:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229144 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #300 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:16:49 pm »

Ở Ngọc đường chỗ bãi đá để ra TX Hà giang,đơn vị pháo PPK đóng quân sát vách đá , trận địa pháo 37mm hướng về phía Tây bắc là d14 PPK của f 313 chứ bác Đức? Vì năm 87 đơn vị tôi rút ra ở tại ngã ba nhà ông Phúc ngựa rẽ vào cạnh d 28 biên phòng mà?


 Hồi năm 87 bác pb47 có hay ra quán phở bà Cánh không, không biết năm 87 bà ấy còn bán phở không chứ hồi 84-85 bọn em hay ra đấy mỗi lần trong túi có tiền. Còn quán giải khát của chị Nhung vợ anh Thức, năm 2009 em có lên và gặp anh chị giờ mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng cạnh ngã ba lối rẽ vào xóm Quyết thắng và E bộ của 153.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #301 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:29:23 pm »

Trong quá trình phát triển PB, trong chiến tranh thế giới lần thứ1 và lần 2, hình thành 2 phe rõ rệt. Cứ phe này nghiêm cứu ra loại pháo mới nào, bên kia lại tìm cách nghiên cứu ra loại mới có tần bắn xa hơn, cỡ nòng to hơn để cho bên kia ko bắn tới.Thế mới có chuyện khi Liên xô có pháo 130mm, thì lập tức Đức nghiên cứu ra loại pháo có tầm bắn trên 30 km, cỡ 300 mm, nặng hơn 100 tấn và cần hơn 1000 pháo thủ. Nhưng chưa kịp đưa ra sử dụng thì chiến tranh chấm dứt. Ngày nay trong chiến tranh hiện đại, người ta ko quan tâm đến cỡ và tầm nữa, mà đi sâu cải tiến khả năng cơ động, sự sống còn và về đạn là chủ yếu. Làm sao vừa có cấu tạo gọn, nhẹ, cơ động nhanh, tầm bắn xa, mức chính xác cao, giảm pháo thủ sử dụng đến tối đa khi tác chiến. Do vậy đòi hỏi QĐ ta cần phải hiện đại và tinh nhuệ hơn mới đáp ứng được.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #302 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:47:00 pm »

Yta@      
  Phần trên là anh em thảo luận lý do tại sao ta có những trận đánh không thắng  ??chứ không nói là taị sao ta  không bao giờ  thắng
  Trên mặt trận Vị xuyên,10 năm Trung quốc duy tri thế giằng co với ta.thì có khoảng một nửa thời gian đó là cực kỹ căng thẳng.Nó lên đến cao độ trong khi ở mặt trận Campuchia,quân ta đang dồn lũ Pôn pôt đến bờ biên giới Thái lan.Trong khi đó để hòa chung tiếng súng với bè lũ diệt chủng thì ở bên này quân TQ cũng khiêu khích và tấn công ta mạnh mẽ.Sau khi mặt trận Campuchia  ngã ngũ,đã biết kẻ thua người thắng thì TQ đã dần rút lui
    Trong quá trình chiếm đóng vài km2 ở quanh vùng núi đất xen đá Thanh thủy,TQ cũng nếm mùi thất bại nặng nề chứ không phải lúc nào chúng cũng chiến thắng.Đánh giá của giới quân sự TQ,cũng thừa nhận toàn cục là chúng thất bại.
    Hẳn các CCB mặt trận vị xuyên còn nhớ những trận như:vào khoảng tháng 10/85 E pháo mặt đất của sư 313 phối hợp với E pháo cùng loại của E150 sư 356 chẳng giã cho 1 đơn vị tăng cường vừa xuống xe ( Ở nông trường)của quân TQ,một đòn chí tử đó sao (?).Hoặc cuối năm 86 đến đầu năm 87 hàng sư đoàn BB -TQ tràn sang,ta lừa chúng vận động dồn đuổi sau đó dùng hàng trăm ngàn quả pháo nã xuống,sau hàng tháng trời gió mùa đông bắc thổi sang đưa mùi tử khí của lính TQ chết tràn ngập cả một vùng thung lũng ven bờ sông lô...
   Và điển hình nhất là trận tái chiếm lại 6AB,do đặc công và bộ binh ta phối hợp đánh bại 21 đợt phản công của địch vào ngày 1/6/85.Trận đó lính TQ xác phải thành bột vì các loại pháo của cả 2 bên giã vào,vì thế đá núi mới thành vôi...
   Ngày nay thời mở cửa,mọi thông tin dù được bảo mật vẫn đôi khi dò rỉ.nhưng chẳng phải tin mật gì cả mà cứ xem cái nghĩa địa lính TQ chết trận ,ở MT Thiên bảo (Bên ta gọi là MT Vị xuyên),chôn cất ở sâu trong đất TQ khoảng 60 km thuộc địa phận Châu vân sơn,rộng hàng mấy ha chật ních nấm mồ,thì cũng thấy chúng chẳng chết ít tí nào.Mà cũng đúng thôi nó cũng phải tỉ lệ thuận vì:đánh biển người thì chết cũng phải biển quân chứ...
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2012, 02:25:56 pm gửi bởi vt738@yahoo.com » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #303 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 01:23:17 pm »

Kc 135! Bạn sinh ra thời 8x, sao bạn lại có thể nắm chắc 1 số kiểu, loại pháo thế? Thời đó các loại đó ta đều sử dụng như 152 ML20, 130M46, 122 Đ74, 122M30,122Đ 30, 105...còn về đạn bạn tìm ở mục này tôi đã giải thích rồi mong bạn tìm xem. Trong chiến đấu dùng loại này bắn vào đâu, loại kia bắn vào đâu là do người chỉ huy QĐ. Đạn mũi tên chống biển người chỉ có ở pháo 105 nhưng nó chỉ bắn được ỏ cự li gần, nên PB trên mặt trận chưa có điều kiện sử dụng loại này, nên chúng ko dám liều mạng xông vào trận địa pháo đâu bạn ạ.Trận từ 5/1 - 7/1/84 là trận kịch chiến về PB lớn nhất giữa ta và chúng trong xuất cuộc chiến vị xuyên. có ngày vừa bắn vừa phải tiếp đạn, bắn liên tục đến nỗi tai ù , điếc đặc cán bộ b.c phải xuống tận nơi để giao mục tiêu bắn và chiến đấu cùng pháo thủ

Bác thắng cũng đã ở đấy rồi à? năm 87 tôi chỉ huy T/s của e, đơn vi tôi ở ngay đầu sân bóng sau cổng gác của vệ binh, bác thắng lúc đó ở c 24 thì tôi biết rồi vì c24 của tôi cũng ở trong e bộ.Từ ngày rời khỏi HG mến yêu tôi chưa có điều kiện lên thăm lại chiến trường xưa và bà con trên đó.Là chỉ huy TS chắc bác thắng biết rồi? Phải tuyệt đối bí mật tôi ko phô bác đâu hì..hì..
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #304 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 02:17:39 pm »


Trung quốc đem pháo 85 ly lên 1509,vậy ở dãi 2000(Tây côn Lĩnh) ta có bố trí pháo tầm xa để trị bọn chúng không?.đặc biệt giai đoạn địch pháo kích dữ dội ngày 02/01/1987 - 07/01/1987 không thấy ai nhắc đến...

Thắc mắc hay,  Grin. Tuy nhiên có vài vấn đề cần bàn:
- một là, đưa pháo tầm xa lên cao: nói vậy mà không hề dễ dù ta có rất nhiều kinh nghiệm trong KCCM; đồng thời, dễ ăn phản pháo như chơi vì ở sát tuyến biên giới, phía địch có hàng loạt các cao điểm rất lợi thế như 1172, 1271,

- hai là, dãy Tây Côn Lĩnh/ Tsi Can Ling/ điểm cao 2428 ở quá xa để có thể với đến cao điểm 1059; rất dễ bắn nhầm vào phía ta. Xin bác lưu ý, nếu tính bờ đông Sông Lô, về địa hình, bao giờ cũng là địch cao - ta thấp, nhất là đoạn biên giới. Bác nào không rõ thì hiểu nôm na là địa hình ở đường biên giới trũng xuống, sâu vào nội địa của hai bên cao dần lên. Điều này cũng giải thích giá trị của cao điểm 1059 ở sát Nam Cat/ Nâm Cát và chi phối toàn bộ đường từ biên giới xuống ngã ba Thanh Thủy - Làng Ping ở bờ đông.

- ba là, pháo bắn hủy diệt, bắn phủ xuống điểm cao thì dễ; ngóc đầu bắn trúng, bắn chuẩn vào dãy/ tuyến chốt ăn ngầm hoặc ở bình độ thấp hơn điểm cao đấy thì khó,  Grin
Logged

hoabattu2059
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #305 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:18:14 pm »

Tháng 11-1984 khi đánh 685 lính bọn em có giai thoại:
 Đại trưởng:
 - Khẩu đội cấp tập
 Lính:
 - Báo cáo đại trưởng, đạn còn một quả ẩm liều.
 Đại trưởng :
 - Một quả ẩm liều cũng cấp tập.
Cháu chào chú Nguyễn Đình Thắng. Cháu là thanh niên cuối 8x nhưng đã theo dõi và tìm hiểu về cuộc chiến tranh biên giới cũng được vài năm, từ những ngày còn là quansuvn.net. Hôm rồi về quê, cháu cho bố cháu ( cũng là cựu binh Hà tuyên nhập ngũ tháng 9-1983). Rất bất ngờ vì đã nhận ra trong những bức ảnh chú chụp các liệt sĩ ở nghĩa trang, có 2 liệt sĩ là Phạm Văn Long và chú Nhĩ ( cháu không nhớ rõ tên) là người cùng làng và nhập ngũ cùng bố cháu.Như vậy chắc bố cháu cùng B với chú. Bố cháu cũng nhắc nhiều đến trận đánh tháng 11 năm 84. và theo như bố cháu nói ngày đó đơn vị chủ yếu là lính Hải Phòng, Thái Bình vốn từ Trung đoàn Lê Mã Lương tử Quảng Ninh.Ko biết có đúng không ạ?
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #306 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:25:33 pm »


Trung quốc đem pháo 85 ly lên 1509,vậy ở dãi 2000(Tây côn Lĩnh) ta có bố trí pháo tầm xa để trị bọn chúng không?.đặc biệt giai đoạn địch pháo kích dữ dội ngày 02/01/1987 - 07/01/1987 không thấy ai nhắc đến...

Thắc mắc hay,  Grin. Tuy nhiên có vài vấn đề cần bàn:
- một là, đưa pháo tầm xa lên cao: nói vậy mà không hề dễ dù ta có rất nhiều kinh nghiệm trong KCCM; đồng thời, dễ ăn phản pháo như chơi vì ở sát tuyến biên giới, phía địch có hàng loạt các cao điểm rất lợi thế như 1172, 1271,

- hai là, dãy Tây Côn Lĩnh/ Tsi Can Ling/ điểm cao 2428 ở quá xa để có thể với đến cao điểm 1059; rất dễ bắn nhầm vào phía ta. Xin bác lưu ý, nếu tính bờ đông Sông Lô, về địa hình, bao giờ cũng là địch cao - ta thấp, nhất là đoạn biên giới. Bác nào không rõ thì hiểu nôm na là địa hình ở đường biên giới trũng xuống, sâu vào nội địa của hai bên cao dần lên. Điều này cũng giải thích giá trị của cao điểm 1059 ở sát Nam Cat/ Nâm Cát và chi phối toàn bộ đường từ biên giới xuống ngã ba Thanh Thủy - Làng Ping ở bờ đông.

- ba là, pháo bắn hủy diệt, bắn phủ xuống điểm cao thì dễ; ngóc đầu bắn trúng, bắn chuẩn vào dãy/ tuyến chốt ăn ngầm hoặc ở bình độ thấp hơn điểm cao đấy thì khó,  Grin
   Tây côn lĩnh (Tsi can ling),điểm cao 2428,1509 hay 1172,1271 bác không cho cái bản đồ ,để a/e ngắm nghía mà bình xem sao chứ chay tịnh thế này... Huh.Nghĩ không thấy ra quangcan ới
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #307 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:36:34 pm »

 Giá hồi đó QĐ ta có chiếc trực thăng CH-47 cẩu 1 khẩu 130mm lên đỉnh 2000 thì chúng ko dám xâm lấn VX đâu?
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #308 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:50:32 pm »

Tháng 11-1984 khi đánh 685 lính bọn em có giai thoại:
 Đại trưởng:
 - Khẩu đội cấp tập
 Lính:
 - Báo cáo đại trưởng, đạn còn một quả ẩm liều.
 Đại trưởng :
 - Một quả ẩm liều cũng cấp tập.
Cháu chào chú Nguyễn Đình Thắng. Cháu là thanh niên cuối 8x nhưng đã theo dõi và tìm hiểu về cuộc chiến tranh biên giới cũng được vài năm, từ những ngày còn là quansuvn.net. Hôm rồi về quê, cháu cho bố cháu ( cũng là cựu binh Hà tuyên nhập ngũ tháng 9-1983). Rất bất ngờ vì đã nhận ra trong những bức ảnh chú chụp các liệt sĩ ở nghĩa trang, có 2 liệt sĩ là Phạm Văn Long và chú Nhĩ ( cháu không nhớ rõ tên) là người cùng làng và nhập ngũ cùng bố cháu.Như vậy chắc bố cháu cùng B với chú. Bố cháu cũng nhắc nhiều đến trận đánh tháng 11 năm 84. và theo như bố cháu nói ngày đó đơn vị chủ yếu là lính Hải Phòng, Thái Bình vốn từ Trung đoàn Lê Mã Lương tử Quảng Ninh.Ko biết có đúng không ạ?

 Đúng là bố cháu ở đơn vị đó nhưng chú thì không. Chú chụp ảnh danh sách các liệt sỹ ở Vị Xuyên chủ yếu là nếu ai cần thông tin thì có. Ngày trước chú ở sư 356 chứ không phải ở 983 là đơn vị của bố cháu từ sư 328 bên đặc khu Quảng Ninh sang tăng cường cho mặt trận Vị Xuyên.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
maianh
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #309 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 05:12:20 pm »

Chào bác thắng !

ngày đó có lần em ra thị xã, nhìn thấy mấy khẩu 2 lòng lằm ở cạnh đường.trông oai ra phết.sau này em có quen một anh tên hòa người vĩnh phú.anh ấy kể,trước lữ đoàn ở bên cam đường thì phải.sau này mới sang hà giang.lằm mãi ở thị xã chờ nó sang bắn để chia thịt "ngựa".nhưng mãi nó không chịu sang thị xã,thế lên sau này,trên điều lữ bác ấy đi đào đường hào mùa xuân.lữ trưởng của bác ấy là thiếu tá đào huy kiệt.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM