Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:27:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229157 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #200 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 11:00:37 pm »

Bọn em chạy qua suối Thanh Thủy xong là vào giao thông hào dẫn vào sát chân núi đá, các bác vào hang Dơi thì đi sang phải còn bọn em vào hang Làng Lò thì đi sang trái qua cửa hang trinh sát xong là vào hang. Cứ chạy nhanh đến chân núi đá là bọn em thấy an toàn rồi, nói như bác Đức là vào trong hang thì như là đã về đến nhà.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #201 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 11:27:11 pm »

   @ bác Tiengiao,chào mừng bác-người cựu binh của sư 313-Đã tham gia vào chủ đề "Hà giang"
    Bác,tôi và tất cả anh em cựu binh tham gia diễn đàn này,sau hơn 30 năm buông súng trở về ,nay ta cũng trở thành "Lão cựu chiến binh " cả rồi bác ạ.Điều nhớ,điều quên là chuyện không tránh khỏi đâu bác.Tôi nghĩ để,ôn lại những ngày khói lửa ấy :Bạn quên tôi nhắc,kể cả là tranh luận cho sáng tỏ vấn đề cũng chẳng sao.Miễn là ta tôn trọng nhau tôn trọng lịch sử thế thôi
   Trung đoàn 14 của bác lên Hà tuyên năm 79,D8 vào Lao chải thay bọn tôi ra Thanh thủy.Sau có đơn vị tham gia phòng thủ ở một số vị trí kèm cùng 122 sau rút ,giao trận địa cho 314 (?)
   Còn các vị trí các bác trên minh họa là đúng đấy bác ạ,Điểm cao 673 chân nó thò  xuống từ ngã 3 Thanh thủy,đằng sau choãi tận Nà sát .Sườn lên đỉnh dốc đứng,bác chạy qua đấy sao được Huh (Bác chạy tránh ngã 3,phải qua dông yên ngựa nối 673 với 812 .xuống thì tùy cây 1,cây 2...)
   Tiện đây cũng giải thích cùng các bác về tên một số đia danh:Đá pháp(hay đồi đá pháp),ở ngay ngã 3 suối Thanh thủy đổ nước vào sông lô,ở đây có một lô cốt của pháp(đồn pháp)xây thời pháp thuộc.Nó được coi như đồn biên phòng ngày ấy,nên a/e ta gọi tắt :đồi đá pháp (cả 1 dải đá đấy)
   Đồi cô Ích :năm 77 một chiến sỹ nữ nuôi quân lính D1,E122 bị đột tử,mộ chôn ở chân đồi nên gọi chung lên đến đỉnh là :Đồi cô Ích
   Đồi chuối gọi theo rặng chuối của C2 khi đóng quân trồng ăn quả,từ những năm còn yên ả
   Còn lại đồi đài,6A,6B,A 21 do lính ta đặt theo hoàn cảnh lúc đó.Còn 685,300,400 ,1100 v/v...là gọi theo cao độ của bản đồ tác chiến
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #202 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 12:59:42 am »

   @ bác Tiengiao,chào mừng bác-người cựu binh của sư 313-Đã tham gia vào chủ đề "Hà giang"
    Bác,tôi và tất cả anh em cựu binh tham gia diễn đàn này,sau hơn 30 năm buông súng trở về ,nay ta cũng trở thành "Lão cựu chiến binh " cả rồi bác ạ.Điều nhớ,điều quên là chuyện không tránh khỏi đâu bác.Tôi nghĩ để,ôn lại những ngày khói lửa ấy :Bạn quên tôi nhắc,kể cả là tranh luận cho sáng tỏ vấn đề cũng chẳng sao.Miễn là ta tôn trọng nhau tôn trọng lịch sử thế thôi
   Trung đoàn 14 của bác lên Hà tuyên năm 79,D8 vào Lao chải thay bọn tôi ra Thanh thủy.Sau có đơn vị tham gia phòng thủ ở một số vị trí kèm cùng 122 sau rút ,giao trận địa cho 314 (?)
   Còn các vị trí các bác trên minh họa là đúng đấy bác ạ,Điểm cao 673 chân nó thò  xuống từ ngã 3 Thanh thủy,đằng sau choãi tận Nà sát .Sườn lên đỉnh dốc đứng,bác chạy qua đấy sao được Huh (Bác chạy tránh ngã 3,phải qua dông yên ngựa nối 673 với 812 .xuống thì tùy cây 1,cây 2...)
   Tiện đây cũng giải thích cùng các bác về tên một số đia danh:Đá pháp(hay đồi đá pháp),ở ngay ngã 3 suối Thanh thủy đổ nước vào sông lô,ở đây có một lô cốt của pháp(đồn pháp)xây thời pháp thuộc.Nó được coi như đồn biên phòng ngày ấy,nên a/e ta gọi tắt :đồi đá pháp (cả 1 dải đá đấy)
   Đồi cô Ích :năm 77 một chiến sỹ nữ nuôi quân lính D1,E122 bị đột tử,mộ chôn ở chân đồi nên gọi chung lên đến đỉnh là :Đồi cô Ích
   Đồi chuối gọi theo rặng chuối của C2 khi đóng quân trồng ăn quả,từ những năm còn yên ả
   Còn lại đồi đài,6A,6B,A 21 do lính ta đặt theo hoàn cảnh lúc đó.Còn 685,300,400 ,1100 v/v...là gọi theo cao độ của bản đồ tác chiến
Đấy,những cái tên nghe rất mông lung,luôn treo lửng trong trí nhớ của bao ngưới lính chiến năm xưa.Nào Cô Ích,Đồi Chuối,Đá Pháp-không tên.Nào 6A,6B...685,300,400 ..,1100,1509.Không có những người lính đàn anh đi trước như bác vt738@yahoo.com,thì với bao người lính đã từng chiến đấu tại đây.Cũng chẳng hiểu về cội nguồn những mỏm đá,đồi đất sông,suối nơi này.Ôi !!! ....những cái tên nghe chẳng vào đâu,...nhưng với những người lính Hà Tuyên năm xưa,thật sự là ....vô cùng oanh liệt.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #203 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 06:38:39 am »

Em thấy có tấm hình này các bác thử hình dung lại xem nó thể nào giúp em nhé:
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #204 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 06:55:51 am »

  Chào bạn Tiến @ 673 là cao điểm , phần cao nhất là mỏm đá nhọn đặt đài quan sát , còn khu vực bộ đội ta ở thấp hơn ( Sở CH)  nơi đó có suối nhỏ ,có đường hào từ 812 chạy xuống, bộ đội ta thường đi lối này để lên Thanh thủy
  Tương tự Cốc Nghè là cả khu vực .Đỉnh là nơi đặt  SCH  trong ảnh khó thấy ( hay do máy tôi mờ )còn vêt trắng do pháo bắn nằm thấp hơn nhưng vẫn gọi là Cốc nghè  .
  Đá Pháp có 3 mỏm , mỏm thấp nhất giáp Đồi đài và Cô ích là mỏm 1, lui về sau là 2,3 nên lính ta hay gọ Pháp 1, pháp 2
    
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #205 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 07:30:10 am »

Trên địa bàn Quân khu 2, vào trung tuần tháng 5-1981, pháo binh địa phương và 1 tiểu đoàn pháo 105mm của trung đoàn PB 457 đã chi viện cho bộ binh đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương, bảo vệ được các điểm cao 1800A, 1800B (ngày 11 và 12-5). Tiếp đó ngày 22-5 các đơn vị pháo binh trong biên chế sư đoàn 313 và hoả lực tăng cường đã bắn chế áp pháo binh đối phương, chi viện cho bộ binh chiến đấu bảo vệ điểm cao 1509, 1688, 1785....
Đến hết tháng 6-1981, các đơn vị pháo binh cùng các lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã chiến đấu kiên cường, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương hòng chiếm các điểm cao 1800A, 1800B, 1509, 1688, 1785.


Tôi cũng có góp ý chút về bài của bác pb47 đưa lên,đây là một đúc rút về công tác chỉ huy,chỉ đạo và chiến đấu của bộ đội pháo binh mặt trận Vị xuyên sau 10 năm ở chiến trường này.Bài viết rất hay,cho ta thấy sự hiện diện của hỏa lực ta ở mặt trận ,cả về điểm yếu lẫn điểm mạnh.Có thể lấy đó làm kinh nghiệm áp dụng khi có chiến tranh xảy ra...
   Tuy nhiên số liệu về tên một số  cao điểm chưa chính xác:Ví dụ cao điểm 1800,đây là cao điểm nằm ở phía đông bắc dãy Tây côn lĩnh.Thuộc địa bàn Lao chải,nó cao nhất tính cả dải biên giới từ Thanh thủy đến lao chải dài khoảng 10 km ( Vì cao điểm 2000 nằm trong nội địa).đứng ở 1800 soi thấy đỉnh đầu 1509.Quả đồi này hình nón úp,trên đỉnh đào xuống 20 cm là đá ong,về phía TQ có nhiều nơi trơ toàn đá.Đỉnh trơ chọi không nước uống, cả ta và tàu không ai chiếm giữ cao điểm này và nó cũng không xảy ra đụng độ nào ở đây.Năm 1978 là nơi đội địch vận  thường lên đây bắn truyền đơn.Và nó cũng chỉ có duy nhất một 1800(Không có A,B).Vùng này mọi người hay nhầm nó với 1558 vì cao điểm này có 2 vị trí cùng cao độ ở kế bên nhau,như anh em sinh đôi
   Bài viết của bác trích từ nguần nào sao bác không nêu tên ?
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #206 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 09:36:24 am »

Chú thích trên bản đồ khu vực 400 thì 685 ko có đâu, và bình độ 300 phải dịch sang bên trái chỗ có chỗ đất đỏ bám vào 400 mới đúng. Các bác cứ nói nhiều về pháo của chúng bắn đạn giấy, đạn ko mảnh là ko đúng đâu. Trong PB để cho đạn nổ phải có ngòi gây nổ cho đạn. Có 4 loại ngòi chính:
 Loại thứ nhất: Ngòi chạm đất là nổ gọi là ngòi nổ ngay,dùng cho đạn nổ. loại ngòi này dùng lắp cho các loại đạn của pháo, cối có cỡ nhỏ hơn 100mm trở xuống như cối 82, 60. pháo 85, 76,2... khi bị bắn loại này ta chỉ cần vào hàm uống nước và hút thuốc lào là ổn
Loại ngòi thứ 2 là loại điều chỉnh nổ dùng cho đạn nổ phá có 3 tư thế: Chạm nổ, là chạm đất nổ ngay, tư thế thứ 2 nổ chậm vừa là xuyên xuống đất khoảng 0,5m thì nổ tư thế này dùng bắn các mục têu trong công sự có nắp. Tư thế thứ 3 là nổ chậm là đạn xuyên hết cỡ xuống mới nổ tư thế này để bắn các mục tiêu kiên cố, có nắp dày, he.. he..he bác KH và các bác nằm ở công sự đất là sợ loại ngòi này bắn. Nếu trúng hầm thì ...., nếu ko trúng thì cũng nhớ đến đời cháu...
Loại ngòi thứ 3 là dùng để bắn cho đạn nổ trên ko: Loại này có 2 loại, loại thứ nhất là loại điều chỉnh thời gian nổ, loại này thông dụng nhất, ta và địch đã sử dụng ở mặt trận vị xuyên loại ngòi này khi bắn gây nổ cho đạn cách mặt đất 20m trở xuống thì rất hiệu quả, nhất là khi ta lộ trên mặt đất, chứ chui vào hầm thì ko có tác dụng. Địch đã lợi dụng tính năng này để dẫn BB xung phong. vì chúng cho nổ cao hơn 30m tiếng nổ rất to nhưng ko có mảnh, dùng hình thức chiến thuật này hơi mạo hiểm vì nhỡ có viên điều chỉnh ko đúng là gậy ông đập lưng ông ngay. Loại thứ 2 là ngòi vô tuyến Loại này khi cách mặt đất 20m trở xuống khi nhận được sóng xung điện là tự nổ, Loại này ít, thường dùng cho đạn mũi tên chống biển người và BB lộ tập trung đông, loại này ta có nhưng chỉ để phòng thủ chưa bắn.
Loại thứ 4 là lắp kèm luôn với đạn như đạn xuyên, đạn lõm... để bắn các mục tiêu lô cốt, xe tăng
Logged
Tiengiao
Thành viên
*
Bài viết: 215


« Trả lời #207 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 02:15:38 pm »

   @ bác Tiengiao,chào mừng bác-người cựu binh của sư 313-Đã tham gia vào chủ đề "Hà giang"
    Bác,tôi và tất cả anh em cựu binh tham gia diễn đàn này,sau hơn 30 năm buông súng trở về ,nay ta cũng trở thành "Lão cựu chiến binh " cả rồi bác ạ.Điều nhớ,điều quên là chuyện không tránh khỏi đâu bác.Tôi nghĩ để,ôn lại những ngày khói lửa ấy :Bạn quên tôi nhắc,kể cả là tranh luận cho sáng tỏ vấn đề cũng chẳng sao.Miễn là ta tôn trọng nhau tôn trọng lịch sử thế thôi
   Trung đoàn 14 của bác lên Hà tuyên năm 79,D8 vào Lao chải thay bọn tôi ra Thanh thủy.Sau có đơn vị tham gia phòng thủ ở một số vị trí kèm cùng 122 sau rút ,giao trận địa cho 314 (?)
   Còn các vị trí các bác trên minh họa là đúng đấy bác ạ,Điểm cao 673 chân nó thò  xuống từ ngã 3 Thanh thủy,đằng sau choãi tận Nà sát .Sườn lên đỉnh dốc đứng,bác chạy qua đấy sao được Huh (Bác chạy tránh ngã 3,phải qua dông yên ngựa nối 673 với 812 .xuống thì tùy cây 1,cây 2...)
   Tiện đây cũng giải thích cùng các bác về tên một số đia danh:Đá pháp(hay đồi đá pháp),ở ngay ngã 3 suối Thanh thủy đổ nước vào sông lô,ở đây có một lô cốt của pháp(đồn pháp)xây thời pháp thuộc.Nó được coi như đồn biên phòng ngày ấy,nên a/e ta gọi tắt :đồi đá pháp (cả 1 dải đá đấy)
   Đồi cô Ích :năm 77 một chiến sỹ nữ nuôi quân lính D1,E122 bị đột tử,mộ chôn ở chân đồi nên gọi chung lên đến đỉnh là :Đồi cô Ích
   Đồi chuối gọi theo rặng chuối của C2 khi đóng quân trồng ăn quả,từ những năm còn yên ả
   Còn lại đồi đài,6A,6B,A 21 do lính ta đặt theo hoàn cảnh lúc đó.Còn 685,300,400 ,1100 v/v...là gọi theo cao độ của bản đồ tác chiến
Đấy,những cái tên nghe rất mông lung,luôn treo lửng trong trí nhớ của bao ngưới lính chiến năm xưa.Nào Cô Ích,Đồi Chuối,Đá Pháp-không tên.Nào 6A,6B...685,300,400 ..,1100,1509.Không có những người lính đàn anh đi trước như bác vt738@yahoo.com,thì với bao người lính đã từng chiến đấu tại đây.Cũng chẳng hiểu về cội nguồn những mỏm đá,đồi đất sông,suối nơi này.Ôi !!! ....những cái tên nghe chẳng vào đâu,...nhưng với những người lính Hà Tuyên năm xưa,thật sự là ....vô cùng oanh liệt.

Sau bao nhiêu năm em cũng tâm trạng như các bác chỗ nhớ chỗ quên, đúng 673 bác Khanh Huyên vẽ có thể chính xác, em nhầm chỗ thấp nhất giữa 673 và 812 là đường giao thông hào nối Nà Cáy đi qua đó rồi xuống hang Dơi, đi ban ngày bọn em thường đi qua đó, còn đi ban đêm bọn em thường qua ngã ba Thanh Thuỷ, ở đó chạy đoạn khá dài mới đến cửa hang.
Đúng là rừng núi hiểm trở, cùng vị trí mà mỗi người cảm nhận mỗi khác.
Gửi bạn Mai Anh, cùng quân của bác Toái trong diễn đàn này có lần thấy bác Đức Duy ở d9
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #208 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 04:29:47 pm »

                                                          Em thấy có tấm hình này các bác thử hình dung lại xem nó thể nào giúp em nhé:
                                                         
    Tấm hình của bác vmt đưa lên,mời các bác phân tích giúp các vị trí đã được xác định trên bản đồ xem sao.Trong đó các cao điểm :1445,1685 họ còn đang đặt câu hỏi(?).Và đây là trận địa của cả 2 bên ( Mà bên kia biên giới chủ yếu chỉ ra các trận địa pháo mặt đất) phải không các bác ?
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #209 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 05:09:20 pm »

Trận tập kích nông trang 1: Vào khoảng tháng 10/85 đài quan sát của tôi cùng đài quan sát của 168 cùng phát hiện khoảng 1cBB địch đang hành quân từ khu đồn công an vào Nông trang 1, chắc là hành quân lên Đ3 của 772 và 685 tôi báo cáo lên trên, khi được lệnh của trên dP11 pháo 105 cùng dP2 pháo 152 của 168 cùng tập kích vào khu nông trang, với mật độ dày.tất cả khu vực đó chìm trong khói lửa, cháy gần 1 ngày,khi ngừng bắn chúng tôi đến được hơn 30 cáng của địch khiêng nhau đi về phía đồn công an. Tôi xin trên tiếp tục tập kích vào khu này nhưng trên ko nhất trí. Khi nắm được kết quả cả 2 đơn vị đều báo cáo lên trên kết quả bắn.Về kết quả này 2 sếp của 2 đơn vị gửi điện cho nhau để hích nhau, bác Huân et 457 gửi điện cho bác Nhân đại ý nói là:PB47vp nó bắn sao bác lại " Đánh hôi " Bác nhân lữ trưởng 168 bảo: PB chú gửi bức điện này cho et của chú: " Voi gầm lựu đạn cũng quăng ra,
             Hưởng chung thành tích cháy nhà nông trang ..."
Đúng là trong chiến đấu dù gian khổ hi sinh vẫn ko quên tạo nên tiếng cười, liềm vui các bác ạ. hi.. hi.. Phục các sếp!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM