Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:26:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229148 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #140 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 07:08:48 pm »

          Các bác ạ Cái gì thì không biết chứ , còn đạn pháo của TQ bắn sang đất mình thì quá dư thừa . Chỉ nói đến đạn mà họ sản xuất ra quá đát , bắn sang đất ta để tiêu hủy thì chắc cũng là số lượng khủng
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #141 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 07:10:48 pm »

 Phía bên cạnh có cái hẻm đen đen đó là hang trinh sát bác xuanxoan à, gọi là hang trinh sát vì hồi bọn em lên là lính trinh sát toàn nằm bên đó cho tiện đi lại. Còn vấn đề khói trong hang thì vô tư đun nấu vì lòng hang rất rộng và cao, phía bên trên có 2 cái vòm xòe ra và lính đặc công cũng hay nằm trên đó và đi cửa bên trên nên khói lên hết nóc hang rồi ra cửa trên. Cả hang có một nghách đá chắn rất kín và con suối chẩy từ bên trong hang ra cửa khi đến đó thì chia làm đôi và có một nhánh chẩy vào trong ngách đá đó và mất tiêu vào trong rồi chẩy sang hang bên cạnh. Chỗ đó bọn em làm chỗ giải quyết đầu ra, chính vì vậy anh em ở hang bên cạnh cũng phải chấp nhận và chỉ nói là " Các ông đừng tắm rửa liệt sỹ ở phía trên để chẩy sang hang bọn tôi ở là được ". Thực ra tất cả các hang quanh đó đều chung một nguồn nước nên khi bọn em dùng nước ăn vẫn phải đào cái hố nhỏ bên cạnh suối để lấy nước ăn, em không biết nó có sạch hơn không nhưng trông cũng yên tâm hơn.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #142 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 07:18:55 pm »

chú khanhhuyen cho cháu hỏi cụ thể hơn một tí về gia cố hầm ở 1100 về đêm:
1/ sau mỗi ngày chịu pháo Tàu bắn thì lớp đất trên hầm (hào có nắp, hầm có nắp) sẽ mỏng đi, mình cần phải gia cố- nhưng nếu mình đổ đất mới lên thì bọn kia nó lại phát hiện ra chứ ạ ?
2/ theo cháu hiểu là hầm trú quân nằm ở độ sâu 6-8 m, mình không thể sắp xếp lại trần hầm đc và như vậy chỉ có cách là móc đất ở lòng hầm sâu thêm phải không chú


Chào bạn,chắc là bạn cũng thích cảm giác được thử đạn pháo trần  Grin mà ngày nay trong các mục giải trí,họ thường dùng từ mạo hiểm hay cảm giác mạnh.
Đùa vậy thôi,rất vui là vẫn còn có một số nhỏ quan tâm về cuộc chiến này.Khi pháo,cối lớn bắn vào chính nơi mình đang ẩn nấp.Người đang ẩn nấp dưới độ sâu của áo giáp "độ dầy của đất" bảo vệ sự sát thương ghê gớm của pháo,như nghe được sự săn đuổi qua từng gõ gách trong tận cùng của hầm sâu.Ghê lắm chứ,tê tái từng khúc ruốt lắm chứ và chỉ mong chúng..... đừng bắn nữa,nhưng đó là điều không tưởng,hoang tưởng.Vậy chỉ còn mong,....chúng chuyển làn hay sự sai số khi bắn vào điểm chuẩn ban đầu bị sai lệch do độ dung,dật của pháo mà những quả đạn sau không còn tiếp tục dã vào vị trí ban đầu.Và.....,điều đó đã sẩy ra.Khi mà,ngồi dưới hầm sâu hàng loạt đạn nổ lục bục trên đầu mình,như những kẻ đào vàng đang hối hả bổ những nhát quốc mạnh mẽ,vội vã khi đánh hơi dưới lòng đất có vàng. Grin
Với hào chiến đấu có nắp,thường sâu trên 1 mét dưới 1,5 mét,khi quả đạn cối 100 ly nổ ở trên nóc thì cả cái đuôi cối còn nguyên màu cỏ úa lao xuống xuyên qua nắp cắm xuống lòng hào.Với cối lớn 160,khi quả đạn rơi chúng nóc hầm thì độ sâu từ 5 mét trở xuống thì người ở dưới điểm nổ không còn cơ hội sống.

Trích dẫn
1/ ................................nhưng nếu mình đổ đất mới lên thì bọn kia nó lại phát hiện ra chứ ạ ?

phạm vị từ đỉnh 1100 đến sườn từ 100 mét sườn đông và gần 300 mét sườn tây,đạn pháo,cối cày sới chỉ còn một màu đất nâu sẫm.Phía dưới ngoài 100 mét còn nhìn thấy hố pháo mới,phía trên đỉnh hố pháo mới chỉ còn hình phơn phớt lồi lõm,vì địa hình ở đây toàn là cát.Cát bị pháo bắn nhiều,lội sục ngang bẹn như đang lội dưới đồng chũng,chỉ khác là dưới đồng có nước,bùn.Trên đỉnh 1100 chỉ có cát và mảnh pháo,đuôi cối.Khi sửa hầm,hào chỉ cần chú ý đừng làm khác biệt lớn về độ cao của nơi có hầm mới sửa là được.Màu đất mới thì không lo,ở đây sương mù cả ngày,ít khi có trời sáng nên độ ẩm rất cao,hơi nước sẽ là một lớp màu hóa trang hoàn hảo cho từng hạt cát.

Trích dẫn
2/....
Để bảo đảm độ sâu an toàn và tăng cường sức chịu lực của hầm cũ.Bắt buộc phải đào móc hầm cũ lên và đào sâu xuống.

Chào bạn.
Lính Hà Tuyên KH.

Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #143 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 07:20:53 pm »

   Đây chắc là trong " hang ổ " của bác Nguyendinhthang  Grin !

                                                         
    @ bác tuanb5 và bác Xoan xoan !
     Hang Làng lò (Tên địa phương)10 năm BGPB ở mặt trận Vị xuyên,bao người lính đã đến đây,ở đây.Năm 1984,hàng đống ba lô chồng chất, không người về nhận lại.Tại sao ?chủ nhân của nó là chiến sỹ các sư đoàn 31,356,312,313,314,325...hay đặc công,thông tin,trinh sát...(?).Họ không trở về, vì đã nằm lại ở 233,685,772 hoặc 1509.Còn những người may mắn trở về ,đều nhớ hang Làng lò...!
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #144 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 08:03:54 pm »



      Theo các đồng đội từng ở đây đã viết trước ở trang 9 ...thì vị trí này là hang phòng ngự của các điểm chốt phía trên điểm chốt tiền tiêu; tạm gọi như bọn mình là cứ để tập kết trước khi đánh hoặc nhìn vào hang - vị trí này có bao giờ là trạm phẫu không đồng đội? chỉ có một lối ra - thì khe mà nguyễn đinhThắng nói anh em trinh sát hay nằm chính là vị trí hết sức quan trọng để bảo vệ hang này. Không hiểu sao tôi thấy vị trí hang này giống như đồn trú của lính chiến vậy - hết sức quan trọng khi lính ở tuyến trên rút xuống, lính ở dưới lên thay chốt đều ở hang này.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #145 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 08:21:54 pm »

   Đây chắc là trong " hang ổ " của bác Nguyendinhthang  Grin !

                                                         
    @ bác tuanb5 và bác Xoan xoan !
     Hang Làng lò (Tên địa phương)10 năm BGPB ở mặt trận Vị xuyên,bao người lính đã đến đây,ở đây.Năm 1984,hàng đống ba lô chồng chất, không người về nhận lại.Tại sao ?chủ nhân của nó là chiến sỹ các sư đoàn 31,356,312,313,314,325...hay đặc công,thông tin,trinh sát...(?).Họ không trở về, vì đã nằm lại ở 233,685,772 hoặc 1509.Còn những người may mắn trở về ,đều nhớ hang Làng lò...!
Đúng thế bác ạ . Trận 12-7-84 trung đoàn 174F316 và một số đơn vị khác đã trú quân ở đây để tiến đánh 233 và 300-400.Những đống ba lô không người về nhận sẽ mãi khắc sâu vào tâm trí những người còn sống về một cuộc chiến khốc liệt nhiều mất mát hy sinh ...vì một dải biên cương yên bình hôm nay ...
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #146 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 08:28:27 pm »

Nơi đây trong các chiến dịch lớn thì là phẫu của trung đoàn bác ạ, phẫu sư đoàn đặt ngoài Làng Pinh. Vậy nên tối nào cũng có vận tải mang lương thực, thực phẩm và đạn dược vào hang sau đó lại tải thương binh từ hang Làng Lò và hang Dơi ra. Hang Làng lò ngày xưa nó như thế này bác ạ:

 Có con suối ở giữa hang chẩy từ trong ra ngoài cửa hang, lòng hang rộng và cao:



Và đây là nơi giải quyết đầu ra cho lính trong hang, nó có tảng đá chắn phía trước nên kín đáo lắm:



 Hồi bọn em lên nó còn có cả những thứ này nằm trong khe suối:



Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #147 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 09:06:51 pm »


Biết đâu vào năm 3x của thế kỷ 21, hang làng Lò trở thành nhà nghỉ du lịch . Ở trên gắn biển "Nơi đây , nguyen dinh thang và..."
Mà hang này, so với hầm chốt trên cao điểm 62 hồi bọn tôi đánh K, dư sức đạt chuẩn 5 sao Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #148 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 09:16:55 pm »

   "Hang Làng Lò",của Linh Quany ! bác nguyenhongduc đâu rồi,mau chuẩn bị có chú thích cho tấm ảnh của đồng đội đê.Nơi bác vấp chân vào cây nghiến cửa hang ấy Huh...!
-     -     -       -      -        -        -         -        -      -            -             -             -            -         -
Bác Vt738@yahoo.com thân mến . Khi tụi tôi lần đầu tiên vào hang Làng lò , đó là khoảng thời gian cuối đêm , hôm đó trời không trăng sao, tối đen . Khi đồng đội đã vào hang thì tôi còn ở ngoài , lúc leo lên , vấp ngay phải cây nghiến nằm chềnh  ềnh ngay cửa hang . Lúc đó phần vì mệt mỏi do chạy một mạch mấy km , phần lo pháo địch bắn ... Bị một cú ngã trời giáng , ba lô văng ra lăn long lóc , toàn thân đau ê ẩm , trán sưng u do đập vào cây gỗ.May mà đội mũ cối ,
Lúc đó tôi vừa cáu , vừa giận : miệng lầm bầm : không biết bố trẻ nào dỗi hơi chặt cây gỗ nghiến , rồi quăng ra đây để bẫy anh em ?
Hang Làng Lò ngày ấy là nơi tập kết của các đơn vị đi tác chiến ở khu vực 233, 300,400,685.
Nơi đây là Phẫu của E149-f356 hồi 12- 7. Và Phẫu của E153-f356 hồi 18-11-1984.
Phía trên sát với vách đá có một hang nhỏ tựa một cái gác xép, khi đó C18 tt của tôi hạ trại ở đó .Phía dưới từ dòng suối trở sang phải là các tiểu đoàn 4,5,6 và các C trực thuộc 14,15,16,17,24,25 của E 153.Ngày đó trong hang lúc nào cũng tấp nập người ra vào, ánh lửa bập bùng , tiếng nói lâo sao, khói thuốc mù mịt ...Hic. Tôi có cảm tưởng đây là một binh trạm của lính...
Mỗi người lính khi trở về hang Làng Lò có cảm giác như trở về  tổ ấm gia đình vậy . Các bác cựu HG thấy sao?
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #149 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2012, 09:44:01 am »

   Hang Làng lò khoảng năm 81-82,lúc bấy giờ hoạt động qua lại đây chủ yếu ở đây là bộ đội biên phòng,lính địa phương tỉnh Hà tuyên và quân sư 313,đảo nhau thay chốt ghé vào.Ngoài ra  còn các bộ phận trinh sát đủ mọi cấp cũng "Ăn nhờ,ở gứi " tại đây
   Trong số đó có đội trinh sát pháo binh của sở chỉ huy tiền phương,do cụ Thực chỉ huy.Ít khi cụ đi tuyến,công việc của đội là  đo đạc lại các điểm bắn ,để khi có chiến sự lan rộng còn có số liệu sử dụng.Cụ là cây thuốc lào của hang,có lẽ ban đầu cụ chiêu đãi a/e thoải mái quá, về sau không đủ thuốc để chi ,nên dần dần cụ thắt chặt hầu bao.Đôi khi tôi cũng ké cụ được một hai hơi,rồi nằm dài bên cạnh cụ
   Nằm tỉ tê tâm sự mới biết cụ nhập ngũ từ năm năm 59,vậy mà năm đó là năm 82  cụ vẫn mang quân hàm trung úy.Nghe chuyện cụ mới biết đời lính của cụ ,cũng từng qua khắp các chiến trường B,C,K rồi.Nhận xét về chiến tranh cụ cho rằng đánh Mĩ,chúng có lợi thế về máy bay,nhiều trận ta đánh vận động nhưng chỉ lát sau máy bay đến oanh tạc ,trúng đội hình làm ta tan tác,thương vong, vậy là trận đánh bị hủy bỏ.Còn nếu như đánh công bằng ngoại trừ máy bay,thì chúng khó thắng ta.
  Còn với Trung quốc kẻ đang đối đầu với ta lúc đó,cụ cho rằng TQ thì chưa sử dụng máy bay,nhưng chúng lại dùng pháo để trải thảm,ở miền nam Mĩ,ngụy dùng pháo dàn ,pháo bầy nhưng TQ dùng cả một cộng đồng đủ các loại pháo bắn xa bắn gần ,bắn với mật độ dày đặc rai dẳng suất ngày đêm,thật là khủng khiếp
   Câu chuyện của người lính già nhiều lúc nằm nghe, rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.Và khi mình tỉnh dậy trong tiếng lao xao của đoàn quân từ khắp mọi ngả đổ về ,ngoài trời đang tối dần.Ở trần hang trên,lính đặc công lại chuẩn bị đi về phía bên kia biên giới...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM