Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:18:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Angkor đến Melai, Poipet và Svailo  (Đọc 344413 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #70 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 02:11:14 pm »

Chào các bác H3Hung, Tribeco, MT91 ... em là cựu binh C3 D7 E429 F302 thời 1979. Rất cám ơn các bác đã cho em được đi theo các bác từ phà NiecLuong đến Siem Riep, Angko và sẽ còn theo các bác trên chặng đường hành quân về chiến trường xưa.
  Chào bác soldier1978 ! e429 của f302 ít được nhắc đến trên quansuvn quá ! không phải vì nó ít chiến công,thiếu quân số...mà vì có ít thành viên tham gia trên diễn đàn này ! sao thế nhỉ đàn anh ? em có quen thân một CCB từng là dp d9-e429,nhưng bác ấy cũng chưa có điều kiện tham gia viết bài,bác Nhỏ là thương binh,bỏ lại 1 chân ở Osmach mùa khô 1987.
 Mời bác qua topic "Nơi hội tụ cựu binh 302" nhận đồng đội ,lên kế hoạch và nổ súng hướng 429 đi bác nhé.
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #71 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 02:30:55 pm »

Các bác cựu đi thăm chiến trường xưa, hoàn toàn với tư cách cá nhân, dân K biết tỏng tòng tong là bộ đội VN. Nhưng nhìn vào những hình ảnh trên, ít nhất họ cũng không có "thái độ" gì với các bác!
 Nói xa thêm tý nữa, mấy ông Pháp, Mỹ sang thăm chiến trường xưa của họ có dám đi với tư cách cá nhân không nhỉ? Kiểu như vài ông vào thăm 1 nơi mà mình đã tham chiến ấy? Hay là họ phải nhờ đến chính quyền và kè kè thêm mấy ông an ninh VN đi cùng?
 Nói gân gần đây thôi, mấy cựu binh TQ có sang thăm lại chiến trường xưa của họ dọc BGPB không nhỉ? Chẳng hạn cầu Khánh khê-Lạng sơn, đèo Tà hồ sìn-Cao bằng, Vị xuyên-Hà tuyên(Hà giang)...

 Mà các bác hay có má nuôi bên K lắm! Mấy ông Pháp, Mỹ, TQ kia có u nuôi, má nuôi ở VN không nhỉ?

Mấy ông TQ có U nuôi và cả U vợ ở Việt Nam đấy ! em có bà cô họ xa lấy chồng TQ từ năm 196x và về TQ từ trước năm 1979, mấy năm trước co mấy CCB TQ sang thăm "công trường" xưa và tìm thăm mẹ nuôi em nuôi ! mấy bác này là công binh TQ sang VN làm đường ,làm hầm ở BG những năm 1960 đấy./
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #72 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 04:41:56 pm »

        SÁNG NGÀY THỨ HAI (5/6/2010 ) : ANGKOR VAT & ANGKOR THOM

    Ngày thứ hai, chúng tôi gọi là ngày dành cho quý bà và các cháu: tham quan một số đền ở Siemriep, đầu tiên là Angkor Wat. Đây là một ngày cực kỳ quan trọng: nếu chúng tôi tổ chức tham quan không ngon, quý bà và các cháu sẽ không vui ( chứ hổng có buồn ), vào họp kiểm điểm chúng tôi đương nhiên thê thảm với số phiếu áp đảo 4/7  Grin Grin Grin đương nhiên trách nhiệm phải gánh là  2 chàng TS Hùng và Minh Trang  hehe...
  
    ANGKOR VAT:
    - 6g00, chúng tôi tập trung đã có mặt ở quán nhâm nhi café cho tỉnh táo


    - 7g30, cả đoàn lên xe khởi hành đi...


   - ... ăn hủ tíu Nam Vang chính hiệu Phnompenh  Grin


  -  7 thành viên và 2 chú xe tuk tuk dứt hết 51.000 Riel. Mắc hay rẻ đây?


  - 8g trực chỉ Angkorwat:


  - Chớp mắt đã đến nơi:


  - Trong khi chở mua vé, H3 Hùng và Minh Trang chụp hình với chú cảnh sát này ( gỡ gạt chút đỉnh 20 đô tiền vé vào cổng ấy mà Grin )


    Angkor là một tên thường gọi của một khu vực tại Campuchia đã từng là kinh đô của Đế quốc Khmer và đã phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ "Angkor" xuất phát từ tiếng Phạn nagara và có nghĩa là "thành phố". Theo lịch sử, thời kỳ Angkor có thể tính từ thời kỳ từ năm 802, khi vị vua Hindu Jayavarman II của người Khmer cho đến năm 1431, khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.

    Phế tích của Angkor nằm giữa rừng và vùng đất canh tác nông nghiệp về phía bắc của Biển Hồ (Tonle Sap) và phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay  và là một di sản thể giới của UNESCO. Các ngôi đền của khu vực Angkor có số lượng trên 1000 với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.
  
     Hồi nhỏ, tôi thưởng nghe người lớn tuổi kể chuyện bên Miên có đền Đế Thiên Đế Thích với đầy vẻ kỳ bí . Quả đúng vậy, Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích.
      Angkor Wat _ theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
   Angkor Watđược xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150)., Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật.
   Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15.
   Từđó, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ hơn 3 thế kỷ trong rừng sâu và được khám phá lại vào năm 1860 bởi nhà thám hiểm người Pháp Herri Mouhot. Câu chuyện phát hiện đền cổ Herri Mouhot từ đó đến nay  là đề tài sáng tác cho bao câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm, tìm kho báu giữa rừng xanh làm thỏa trí tưởng tượng nhiều thế hệ trẻ.







    - 8g30 đoàn đại biểu tiến vào đền
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 06:06:42 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:01:00 pm »

Viết bài như thế này chất lượng lắm đấy chú Trí: Có xưa có nay, nhất là tấm hình chụp toàn cảnh đền Angkor nhìn từ trên cao, nhờ thế mình thấy rõ cái khuôn viên đền này hình chữ nhật gần như là vuông vức, riêng cái đền với 5 ngọn tháp thì hình vuông thấy rõ. hào nước bảo vệ đền cũng gần thành hình vuông nốt. Sau này chúng tôi thăm quan thấy nhiều cái Yoni lớn nhỏ các loại nằm rải rác khắp nơi trong khu di tích nó cũng điêu khắc trong nền đá hình chữ nhật gần như hình vuông luôn. Không biết biểu tượng cho cái gì, giống như bánh chưng bánh dày của ta chăng?

Hình chú Trí đứng trước cổng đền Angkor có ý nghĩa lắm đấy, thể hiện rõ nét chổ đứng của mình trong toàn cảnh đền Angkor Wat. Cứ thế phát huy nhe đồng chí tribeco. Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 06:23:25 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #74 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:14:38 pm »

 Ngày xưa em có xem 1 phim(không nhớ phim gì), có cảnh 1 anh lính ta đang ngắm B40(hay B41)bắn lính Pốt trong đền Ăng co. Nhưng anh bên cạnh gạt đi, ý nói "Bắn sẽ làm hỏng kỳ quan của thế giới".
 Nhưng xem ra chẳng có trận nào mình giao chiến tại đây?  Có lẽ điện ảnh nhà mình "phịa" ?
 Chỉ có lính mình mới dám cố thủ trong thành Quảng trị 1972 dưới mưa bom, bão đạn. Lính Pốt có dám cố thủ trong đền Ăng co không hả các huynh?
Logged
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #75 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:47:42 pm »

          Và đây là vé vào đền :

Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:53:33 pm »

Ngày xưa em có xem 1 phim(không nhớ phim gì), có cảnh 1 anh lính ta đang ngắm B40(hay B41)bắn lính Pốt trong đền Ăng co. Nhưng anh bên cạnh gạt đi, ý nói "Bắn sẽ làm hỏng kỳ quan của thế giới".
 Nhưng xem ra chẳng có trận nào mình giao chiến tại đây?  Có lẽ điện ảnh nhà mình "phịa" ?
 Chỉ có lính mình mới dám cố thủ trong thành Quảng trị 1972 dưới mưa bom, bão đạn. Lính Pốt có dám cố thủ trong đền Ăng co không hả các huynh?

Cái vụ đánh nhau với Pốt trong khu vực đền Angkor thì tôi không biết, vì chưa từng đóng quân ở đây.

Có lẽ bác Kon tiahien và angko krao rành về vụ này, vì ngày xưa trung đoàn 747 của bác ấy đã từng đóng quân tại đây, khi đó toàn bộ khu vực Angkor Thom, Angkor Wat nằm trong phạm vi bảo vệ của trung đoàn này. Thành viên quân sử angko krao từng kể cho tôi nghe ngày xưa đơn vị bác ấy xem khu đền này như nhà của mình, bảo vệ cẩn thận không để trầy xước, bởi vậy ngày nay vào đây mà thu tiền của bác ấy 20 đô thì bác ấy đau lòng lắm. Undecided

Xin gởi cho quí vị xem 2 tấm hình vui và đẹp về một góc đền Angkor Wat

Đây là toàn cảnh tấm hình "Rờ em một cái" dùm haanh Grin



Còn đây là ảnh 7 thành viên của đoàn đi thăm quan đền Angkor Wat, đền này đang trùng tu không cho khách vào bên trong thăm quan. Chú ý sẽ nhìn thấy mấy cái hàng rào bằng gỗ họ chắn ngay cửa ra vào.


« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 06:12:16 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #77 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 06:03:45 pm »

SÁNG NGÀY THỨ HAI (5/6/2010 ) : ANGKOR VAT & ANGKOR THOM ( tiếp )

 - 8g30 đoàn đại biểu tiến vào đền:




- Tham quan, chụp ảnh:
















   - 10g20 đoàn rời Angkor Wat đi Angkor Thom


   -  ANGKORTHOM
      Sau Angkor Wat, chúng tôi đi thăm Angkor Thom kế cạnh Angkor Wat.
      Trung tâm của Angkor Thom là đền Bayon, với bốn cửa theo bốn hướng.






   Đúng 10g30, chúng tôi đã có mặt ở Angkor Thom.




   Giữa quang cảnh đổ nát, đi quanh những tảng đá lớn nằm ngổn ngang ở khắp Bayon. Nhìn lên khắp nơi mọi hướng, lúc nào ta cũng thấy tượng đầu người mỉm cười bí hiểm.
   Có tổng cộng 256 gương mặt đá trên 54 tháp nhìn khắp hướng ở Bayon.












« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 09:27:48 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #78 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 07:45:44 pm »

[quote author=minhtrang91
   ....
   Ăn trưa xong ,xe chở chúng tôi đi thăm đền Tà Phrom.Chúng tôi chỉ chụp hình bên ngoài và máy của H3 Hùng bị hết pin .Tiếp theo đền Ta Phrom là đền Bành tia P'đây ...
    
[/quote]
*************************88
 Ngôi đền có nhiều rễ cây cổ thụ như những con trăn lớn quấn quanh các di tích đá Nơi Angiela Jolie đóng phim " Bí mật ngôi mộ cổ " là đền Tà P_rom . Còn ngôi đền nhìn ra hồ nước lớn (600x800m) kè đá phiến 4 xung quanh là đền Bần-tia K_đây
 Phiên âm tiếng Việt hay dùng , phổ biến là như thế Minhtrang91 à
 Mình xin được sửa lại như vậy cho anh em trong, ngoài Quansu.vn và các phượt du lịch dễ theo dõi, và hình dung thực địa
 Mình còn giữ được 1 bức hình chụp ở hồ cá sấu Seamreap cuối 1979 , và 1 bức chụp cùng E trưởng E88 F302 Vuơng Xuân Mậu , ở ngay cổng đền Bầntia K_đây nhìn ra hồ đá 600x800m ( Hồ Sara_sroong = hồ Công chúa) này,đầu năm 1983 .
  Khi E88 từ núi Hồng được điều về đóng quân tại đây để bảo vệ Seamreap , lúc thành phố có nguy cơ bị Pốt tấn công đánh chiếm (ngay sau trận Chan so của Minhtrang đó ) Xin được post hình sau, hầu các bác
 Được xem các bức hình trong chuyến đi này của các bạn H3HUNG , MINHTRANG , TRIBECO là 1 ân huệ rất lớn với mình . Xin cho được gọi các bạn là ÂN NHÂN . Nhất là các hình tại Svaileu - dù đã khác xưa khá nhiều. Khu chùa đã được tu bổ ,xây cất lại rồi . Cây xoài mút cổ thụ ở cuối chùa đá và ngôi chùa TRIBECO đứng chụp hình đó , cũng có nhiều kỷ niệm riêng với tôi lắm , cạnh đó là hồ sen vuông luôn luôn có nước 4 mùa cho các cô sơn nữ Svaileu gánh nước và lính E88 mình sớm khuya, trưa tối, sáng chiều giao lưu và ... chí chóe nhau
  Thuơng thay : cây xoài ấy nay đã chết khô, trơ cành mất rồi còn đâu
Nhìn bức hình ấy khiến lòng tôi thẫn thờ .
 Trước khi các bạn đi , mình đã mấy lần soạn PM định gửi riêng cho Minhtrang , nhờ tìm 1 số riêng tư ở nơi Svaileu ấy , mà rồi không đủ can đảm , lại xóa đi không dám gửi , cậy nhờ .
 Gần 30 năm rồi, quá khứ đã ngủ yên , như cây xoài kia ... đã chết
 Thôi đành : một mình mình biết , một mình mình hay !
 Cho phép mình được chắp tay, vái sống các bạn 1 lạy   gọi là tri ân !
  ...
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #79 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 08:06:22 pm »

   Ha ha...Ha ha...Mấy lão này hiệp đồng binh chủng khá nhịp nhàng dần dần đưa độc giả đi du lịch qua màn ảnh nhỏ vào cõi mê hồn trận , càng những ảnh về sau càng đẹp và những bài viết rất phù hợp với nội dung chính . Nhưng các lão ơi , CPC đã vậy coi chừng Nam Phi nhá không cẩn thận nó cho nốc ao đấy  Grin.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM