Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 09:32:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Angkor đến Melai, Poipet và Svailo  (Đọc 344406 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #510 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 11:18:47 am »

Lão H3 già nửa đêm tâm tư, chắc như lão buzu nói là cái miểng cối ở mông trở quẻ! Cheesy

Nhìn lại những căn nhà sàn cũ tuềnh toàng không cửa nẻo ở phum Sophi với cảm xúc của một chuyến tìm về mà chỉ những người lính cùng chiến trường năm xưa với nhau mới cảm được...! lão h3 lại ngứa cẳng rồi phải không? Wink
Mình cũng đã nghe có người nói ( chắc là gặp cựu binh ở K đi qua đó nhiều ): hình như mấy ổng đi rồi thì ghiền đi hay sao đó, mà thấy...qua đó hoài! Grin

Cái phum Sorija cũ nó vắng vẻ , chính vì thế mà nó gần như giữ được trọn vẹn khung cảnh 30 năm trước...ở cái phum này là cũng...lạnh lưng! Cheesy Còn phum Sophi thì ngày xưa chắc vui ra phết, dân tình quây quần... hờ hờ!, ở phum này, tối ngủ có em... bỏ gác là cái chắc?! Cheesy
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #511 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 12:06:48 pm »

Còn phum Sophi thì ngày xưa chắc vui ra phết, dân tình quây quần... hờ hờ!, ở phum này, tối ngủ có em... bỏ gác là cái chắc?! Cheesy

Cái phum Sophi này là trọng điểm xây dựng chính quyền khum Sophi của huyện Sisophon. E4 cử hẳn chính trị viên d3 (sau này là tướng Quân đoàn 4) về làm trưởng đoàn chuyên gia tại đây.

Chánh quyền xã Sophi thời đó (1980) rất mạnh có đội dân quân du kích, có cả Hội Phụ nữ xã. Đêm đêm du kích chia nhau tuần tra canh gác bảo vệ xóm làng của mình. Trên hướng của trung đội tôi đứng chân cũng có chốt gác của du kích ngoài rìa phum. Bởi vậy ba tháng ở Sophi thú thiệt tôi không phải gác đêm ngày nào. Không phải tôi bỏ gác mà là b trưởng cho phép: Cứ ngũ mẹ nó đi, để du kích nó gác được rồi. Hì
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #512 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 10:18:28 pm »

Cái phum Sorija cũ nó vắng vẻ , chính vì thế mà nó gần như giữ được trọn vẹn khung cảnh 30 năm trước...ở cái phum này là cũng...lạnh lưng!

Cái phum này vắng vì cuối 81 đầu 82 nó bị di dời ra lộ 5. Nếu xuất phát từ hướng Sisophon thì mình sẽ đến phum Souriya (mới) này trước rồi mới đến ngã ba Sophi.

Đầu mùa mưa 82, d3 chúng tôi đã quay về đây tập chiến thuật bài "Tiểu đoàn bộ binh vận động tấn công trên chiến trường". Lúc đó chấp hành lệnh di dời của chính quyền tỉnh Battambang, cái phum Souriya phía Bắc ngã ba Con Voi này đã hoàn toàn trống vắng!

Giữa mùa mưa 82, sau đợt nhận tân binh. Chúng tôi còn kéo về đây luyện tập chiến thuật "Đại đội bộ binh phòng ngự trận địa", "Đại đội bộ binh vận động tấn công trên chiến trường" .v.v... Lúc đó tôi được phân công làm hướng dẫn viên, đã làm giáo án (Khoa mục huấn luyện) và chia quân ra thành các mũi chủ yếu đánh chính diện, thứ yếu đánh thọc sườn, vu hồi vòng ra sau lưng đón lỏng địch bỏ chạy. Chúng tôi đã lấy cái phum này làm thao trường của mình. Khi đó  nhà cửa trong phum bỏ trống rất nhiều. Cái chổ tôi hỏi cô phum nữ hôm nọ, năm 82 là thao trường luyện tập chiến thuật của chúng tôi đó.

Hôm bữa mình vào cái phum này thấy vắng là vì vậy. Dân di dời đã ổn định ở chổ mới nên không quay về đây nửa. Dân ở chổ đó là dân nơi khác đến nên chẳng ai biết ai, hu.
Logged
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #513 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 10:59:57 am »

   Phum Sôphi cũng là nơi đặt trụ sở ủy ban xã, cuối năm 79 ta tổ chức 1 đoàn công tác do D trị viên phó D3 phụ trách với lực lượng hỗ trợ gồm C 132Z và 1 B của D3 (BT người Thái Bình), nhiệm vụ chính là xóa chính quyền 2 mặt. cơ bản đoàn công tác hoàn thành nhiệm vụ, riêng C 132Z phải trả giá khá đắt (bị địch lôi kéo hết 1 CT và 1 BT bạn). Dân trong phum có cả 1 số gốc Hoa và gốc Thái. Bản thân tôi cũng có nhiều à-nus xa-và-ri (kỉ niệm) với phum này lắm, vẫn mong 1 dịp trở lại. Roll Eyes
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #514 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 08:41:05 pm »

Đây là me Yên. Bà cầm tay tôi nói: Chia chuôn Sophi nức lục Ninh chờ-rờn ná (Dân Sophi nhớ ông Ninh nhiều lắm). Ông Ninh thời 1980 là chính trị viên d3 e4. Trong thời gian làm trưởng đoàn chuyên gia ở Sophi ông thường ở nhà bà me này, vẫn kêu bà bằng me (mẹ) như mọi chú đội khác. Không biết bác alik21 có biết bà me này không? Thời đó nhà bà to cao ngự ngay giữa phum. Ảnh chụp lúc 1 giờ 35 phút trưa ngày 2/11/2009 tại phum Sophi.



Bảng hiệu của một đảng phái chính trị đặt ngay đầu phum Sophi


Ngày xưa tôi và b trưởng Thạch híp (đi cùng đợt bác alik21) ở dưới gầm nhà sàn của một bà me. Tôi vẫn lên nhà me chơi, nghe cách nói chuyện thì tôi biết ba me này thích đảng của cựu hoàng Xi-ha-nuc. Me nói với tôi: Thời Xi-ha-nuc thơ xe-re mui chơ-năm xi bây chơ-năm, bang lui chờ-rờn ná (làm ruộng 1 năm ăn ba năm, kiếm được tiền nhiều lắm).
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #515 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 08:52:50 pm »

Đây là tấm ảnh tôi đang nghe và trả lời điện thoại của thanglong69 và Dũng tây.
Ảnh do angko krao chụp lúc 3 giờ 25 phút trưa ngày 2/11/2009 tại ngã ba Con Voi



Còn đây là cảnh 2 anh lính chiến người Campuchia mặc đồ rằn ri đang tiến vào Cao Mê-lai, thấy ngầu chưa? Grin
Ảnh do angko krao chụp lúc 3 giờ 28 phút trưa ngày 2/11/2009 tại ngã ba Con Voi
Logged
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #516 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 11:03:00 pm »

   Thời đó, ngoài những mối quan hệ công việc tôi cũng ít tiếp xúc với dân (có lẽ do bản tính mình vậy), với những người phụ nữ cpc tùy theo tuổi tác tôi gọi: bà, bác, cô, dì... kg gọi ai bằng mẹ. Mà hình như các bà cũng rất thích nhận công-toáp VN làm con và cũng xí phần nhau dữ lắm (người giành đứa này, người xí đứa kia vậy đó). Ảnh H3 Hùng post tôi kg nhận ra, có lẽ bụi thời gian đã phủ nhiều rồi. Boòng Ninh thời đó cũng "quái" lắm à, được bố trí phiên dịch mà lắm lúc boòng lại chỉ thích trực tiếp tiếp xúc với dân bằng tiếng Thái thôi.
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
hungnguyen0360
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #517 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2010, 02:05:05 am »

Có cái lạ là bên K hầu như tỉnh nào cũng có cầu Xihanucvin ,Khách sạn Xihanucvin .không biết giờ còn như vậy nữa không hả các bác.
Logged

Ngoảnh mặt nhìn về nơi xa ấy
một khoảng đời thơ lúc tuổi xanh
bạn bè thủa ấy giờ đâu cả
tiếng thơm danh toại đã ai thành
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #518 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2010, 07:32:45 am »

Có cái lạ là bên K hầu như tỉnh nào cũng có cầu Xihanucvin ,Khách sạn Xihanucvin .không biết giờ còn như vậy nữa không hả các bác.

Tôi đã qua K 2 chuyến trong vòng 1 năm nay nhưng toàn ngồi xe lướt qua các địa danh trên đường. Không biết chữ K, không rành tiếng K nên cũng không rõ. Hì
Logged
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #519 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2010, 09:16:07 pm »

Có cái lạ là bên K hầu như tỉnh nào cũng có cầu Xihanucvin ,Khách sạn Xihanucvin .không biết giờ còn như vậy nữa không hả các bác.
                                                                                                                                                                                                                                        Cũng đơn giản thôi, ở K trừ thời kỳ 3 năm 8 tháng thằng Pốt trị vì, thì từ xưa giờ vẫn theo chế độ quân chủ mà trong lịch sử hiện đại được trị vì bởi vương triều Sihanouk (quốc vương Sihamoni hiện nay là con của cựu hoàng), nên nhiều công trình mang tên Sihanouk, riêng Sihanoukville (với tiếp vĩ ngữ ville- thành phố) chỉ có 1 đó là hải cảng số 1 của K. Cũng như hiện nay có rất nhiều công trình mang tên gốc Hun Xen, nhất là các trường học trên khắp đất nước chùa tháp.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2010, 01:26:50 pm gửi bởi alik21 » Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM