Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:42:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Angkor đến Melai, Poipet và Svailo  (Đọc 344420 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #260 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 10:40:37 am »

Trong thời gian chờ đợi nghe tiếp chuyện "Tribeco và cô thôn nữ Mê-lia trong ngôi đền đá đổ" ...

    Ngồi hồi tưởng khúc phim 15 phút để viết tiếp câu chuyện "tribeco vả cô thôn nữ Mê ly..." chợt nhớ có nghe ai kể khu phế tích Boeng Mealea này là nơi chôn cất của ông vua Khmer nào đó trên trang QSVN này. Lần mò tìm lại té ra là thông tin của bác Svailo:



    Sao tôi không nhớ sớm hơn nhỉ? Nếu biết chắc đoàn sẽ chủ động tìm đến vua Suryavarman trong phế tích này.
    Thật ra, đầu tiên Boeng Mealea này được biết đến như là một địa danh gắn với chiến trường gian khổ, khốc liệt mà hào hùng đầy kỷ niệm qua của d52, e88 qua các bài viết của MT91, svailo, lamlinh31278... từ đó chúng ta có thêm nhiều bạn bè mới như Hửu Thiện, Minh khèo, Võ Văn Ba, Tuấn gù...
    Giờ đây được đến nhìn tận mắt, tôi rất ấn tượng trước ngôi đền đổ nát này trong khung cảnh hoành tráng nhưng rất tĩnh lặng. Sự tĩnh lặng của ngôi đền do không gian thông thoáng, do kiến trúc nhưng cũng phần nhờ khách tham quan...thưa thớt. Hôm chúng tôi đến chỉ rải rác có hơn chục khách phương Tây viếng cảnh.
     Điều đó thôi thức tôi sáng nay, tìm hiểu thêm về Boeng Mealea trên mạng. Thật bất ngờ, có nhiều thông tin khá thú vị, có cả những vấn đề liên quan đến sử Việt Nam mình.
    Xin tóm lược, tổng hợp gửi lên đây với niềm mong mỏi những chuyến về thăm chiến trường xưa sau này đặc biệt của các bác d52, e88: khi vào thăm đền những thông tin này sẽ giúp nhiều cho các bác trong tình hình mình đi không có hướng dẫn viên thuyết trình.

                                   Boeng Mealea, nền cũ lâu đài bóng tịch dương (1)

        Vương triều Angkor từng là vương triều hùng mạnh dưới sự trị vì của vua Suryavarman II . Đế chế Khmer (Chân lạp) dưới sự trị vì của ông đã bành trướng đến biên giới Bắc Lào ngày nay, phía nam đến tận bán đảo Malay, phía tây đến tận vương quốc Pagan – Myanmar. Vì vậy ông được mệnh danh là ‘’vị vua bách chiến bách thắng‘’ . Chính ông là người xây dựng nên Angkor Wat – một công trình vỹ đại mà người đời thán phục.
      Năm 1145, sau khi xâm chiếm thành công bắc Champa (Chiêm Thành)*, vua Suryavarman II quyết định xâm lược Đại Việt ( vua nước Đại Việt lúc đó là Lý Anh Tông ) với một đội quân hùng hậu 10 vạn người (bao gồm cả quân Champa bại trận) đã tiến đánh ra khu vực Hà Tĩnh.
     Tuy nhiên Suryavarman II gặp phải tướng nhà LýTô Hiến Thành đánh bại. Liên quân Khmer-Champa đã bị đánh tan tại Hà Tĩnh, Suryavarman II chết trận trong thời gian này. ( cũng chính nhờ sự kiện này mà Champa đã đánh đuổi được người Khmer ra khỏi miền Bắc của họ vào năm 1150 ).



     Sau khi Suryavarman II băng hà, cái chết của ông cùng với vương triều chìm sâu vào quên lãng, người ta không biết và cũng không ai có thể giải thích về những bí mật của vương triều.

     Theo tư liệu người Pháp để lại tại Viện Viễn Đông bác cổ, năm 1954 các nhà khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của đền Angkor nằm trong khu rừng cách Siểmpa khoảng 70 km, nhưng hoàn toàn không có đường vào.
       Mãi đến năm 1965, các toán thám hiểm phương Tây đầu tiên mới đặt chân đến khu rừng này. Và qua những tư liệu cổ, cũng như các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Boeng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cũng như tất cả vàng bạc châu báu của vương triều. Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Boeng Mealea lại chìm đắm giữa rừng hoang...
_______________________________________________
* bắc Champa:  từ Quy nhơn đến Quảng Bình
      
                            
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2010, 04:57:43 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #261 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 12:46:03 pm »

                         Boeng Mealea, nền cũ lâu đài bóng tịch dương (2)

       Năm 2003, chính phủ Campuchia quyết định khai phá mở một con đường từ Dom Dek dẫn vào Boeng Mealea.
       Nằm trong khu vực còn rất nhiều bom mìn vẫn chưa gỡ bỏ hết, lực lượng CMAC – lực lượng rà phá bom mìn quốc tế mất nhiều thời gian khi mở đường vào đền. Khu vực rà soát bom mìn được căng cờ đỏ và có khi bom mìn chỉ cách con đường dẫn vào đền không đầy nửa mét.




Con đường hoàn thành: Beng Mealea chính thức được đưa ra ánh sáng.

  - Ngã ba rẽ vào Boeng Mealea năm 2010


       Khu vực đền đã sụp đổ khá nhiều, nhưng vẫn có thể nhận ra dáng dấp hoành tráng của nó không thua gì Angkor Wat, thậm chí các khối đá xây đền nơi này còn to hơn cả đền Angkor, nặng trung bình 8 tấn so với 3-5 tấn của Angkor Wat.
      Đền Boeng Mealea ngày xưa như một thành phố nhỏ với diện tích 108ha và có hào nước bao bọc quanh thành, có nơi rộng đến 45m. Đền có ba lớp tường bao bọc và được trấn giữ bởi những cánh cổng bằng đá khổng lồ, chính giữa là ngọn tháp cao đến 42m nhưng đã bị gãy đổ.
       Đặc biệt hơn, Beng Mealea có đến bốn thư viện ở bốn góc thành trong cảnh hoang tàn, so với hầu hết các đền đài thời kỳ Angkor chỉ có hai thư viện.
 
Boeng Mealea thời hoàng kim

      Vượt qua vòng thành đổ nát, đi lên rồi trèo xuống những đống gạch đá đổ nát là du khách đến được với trung tâm của Đền. Chiếc quan tài của vua Suryavarman II nằm lăn lóc dưới đất. Theo Ủy ban Apsara, từ những năm chiến tranh, không chỉ các nhà nghiên cứu khảo cổ học mà còn những băng nhóm đào bới mộ cổ đã tìm đến đây và khai quật ngôi mộ cổ này, nhiều vàng bạc châu báu đã bị lấy đi, những mảng phù điêu tuyệt mỹ trên tường của đền cũng bị đục lấy mất và xô ngã chiếc quan tài từ trên đền xuống đất. Nhưng họ không tìm thấy được thi hài của Suryavarman II. Nhiều giả thuyết cho rằng sau khi băng hà, để tránh bị xâm hại, hoàng tộc đã cho hỏa táng thi hài vua, sau đó nghiền ra tro và đưa vào thờ trong đền Angkor Wat, quan tài và ngôi đền này được xây nên chỉ làm nơi thờ cúng hình bóng quốc vương .

Nguồn :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Beng_Mealea
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_s%E1%BB%B1_nh%C3%A0_L%C3%BD
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2010, 03:51:44 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #262 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 08:09:47 pm »

                        Boeng Mealea, nền cũ lâu đài bóng tịch dương (2)





Đây là đường của những năm 80 của thế kỉ XX đấy các bác ạ! Không phải dễ dàng đi từ Boeng Mealea đến Svailođâu ! Dân Boeng Mealea và khu vực Svai lơ đã được lệnh tướng Hai Phê phát quang mỗi bên 10 mét để bộ đội dễ đi và có tầm quan sát .Hơn nữa lệnh này có tác dụng tích cực là khi nó được ban ra cũng đồng thời lệnh cho bọn Pốt : "Hãy gỡ mìn đi ,đừng để dân K đạp nổ uổng lắm !". Ngày nay , đường từ Boeng Mea lea đi Svai lơ không phải bước qua cầu đá nữa mà đã mở đường song song với đường bò cũ ,cách đường bò cũ khoàng gần hai trăm mét về hướng nam .Ngay trạm thu phí vào đền : đi thẳng vào đền , quẹo trái đi Svai lơ và xa hơn là KoKer -Cũng là prasat cách Svai lơ khoảng ba chục cây số   !!!
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #263 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:47:16 pm »


Đây là đường của những năm 80 của thế kỉ XX đấy các bác ạ! Không phải dễ dàng đi từ Boeng Mealea đến Svailođâu ! Dân Boeng Mealea và khu vực Svai lơ đã được lệnh tướng Hai Phê phát quang mỗi bên 10 mét để bộ đội dễ đi và có tầm quan sát .Hơn nữa lệnh này có tác dụng tích cực là khi nó được ban ra cũng đồng thời lệnh cho bọn Pốt : "Hãy gỡ mìn đi ,đừng để dân K đạp nổ uổng lắm !". Ngày nay , đường từ Boeng Mea lea đi Svai lơ không phải bước qua cầu đá nữa mà đã mở đường song song với đường bò cũ ,cách đường bò cũ khoàng gần hai trăm mét về hướng nam .Ngay trạm thu phí vào đền : đi thẳng vào đền , quẹo trái đi Svai lơ và xa hơn là KoKer -Cũng là prasat cách Svai lơ khoảng ba chục cây số   !!!

   - Đường mòn xưa đầy bất trắc...




   - ... nay thông thoáng hơn nhiều
           + Trên đường từ Svailo về Boeng Mealea 


           + Đường vào nhà mẹ Hươn


   - nhưng khách phương xa vẫn giật mình trước những biển báo này

            ( ảnh chụp lúc 9g14 7/6/2010 trong khuôn viên đền Boeng Mealea )


« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:59:30 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #264 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 12:24:52 am »

Cuộc chiến mà chúng tôi đã đi qua trong thầm lặng vẫn còn hằn dấu nơi đây (cận ảnh cái biển báo đã hoàn thành việc tháo gỡ mìn của CMAC: Ngày bắt đầu (tháo gỡ): 03.03.2007, ngày hoàn thành 07.06.2007).

Nhìn cái bảng này nếu không đọc kỹ nhiều... em giật mình. Grin
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2010, 12:56:40 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #265 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 05:11:57 am »

   Minhtrang đã ngồi thật lâu để ngắm hình đường bò và chiếc xe bò chở rơm .Kí ức hiện về ,pha một chút tưởng tượng : Bỗng lòe chớp lửa,một tiếng nổ đinh tai, tiếp theo là  những súng B49,B41,RPD phát huy hiệu quả cùng tiếng súng AK nổ giòn ,vang trời .Khúc nhạc hòa tấu của chiến tranh đầy đau thương vẫn chưa mờ trong tâm trí của người cựu chiến binh !
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
SVNMARINESVN
Thành viên
*
Bài viết: 235


KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI


« Trả lời #266 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 10:26:19 am »

Tuyệt vời, những hình ảnh của các anh đã góp phần gợi nhớ lại quá khứ của Lính Vn trên chiến trường K năm nào. Ngắm nhìn mà rưng rưng
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #267 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 10:45:44 am »

   Minhtrang đã ngồi thật lâu để ngắm hình đường bò và chiếc xe bò chở rơm .Kí ức hiện về ,pha một chút tưởng tượng : Bỗng lòe chớp lửa,một tiếng nổ đinh tai, tiếp theo là  những súng B49,B41,RPD phát huy hiệu quả cùng tiếng súng AK nổ giòn ,vang trời .Khúc nhạc hòa tấu của chiến tranh đầy đau thương vẫn chưa mờ trong tâm trí của người cựu chiến binh !
hehe , đồng cảm  Grin con đường bò là những kỷ niệm vui , buồn của người lính  . Cắt rừng lạc gặp đường bò là mừng lắm vì như vậy có nghĩa  là sẽ có phum , có nước uống , cơm ăn . Nhưng gặp đường bò là phải đối diện với mìn , đối diện với những trận đánh tao ngộ thoáng qua như mưa bóng mây mà kết quả lúc nào cũng có thương vong của 1 trong 2 phía .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #268 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 03:19:20 pm »


Nhìn cái bảng này nếu không đọc kỹ nhiều... em giật mình. Grin

     -  Chỗ cắm bảng tức là dò rồi, còn chỗ không gắn biết có dò chưa  Huh
        hehe...chính gì đọc kĩ nên mới ... teo hơn  Grin : ( sẵn đây khai thiệt với bác H3 đó cũng là một thoáng...bâng vơ của em Shocked  lúc bị nàng Mê-li-a dụ vào mê cung trong đền  Grin Grin Grin )
     - Đúng ra theo em nhà nước K nếu thấy chắc chắn an toàn nên gỡ bỏ những biển báo này đi,cũng quá lâu rồi ( ví dụ bảng chụp ở đền Boeng Mealea cho biết đã dọn sạch mìn từ năm 2007). Sẽ ức chế tâm lý du khách.

    - Riêng bảng như thế này thì ở K hiện nay các khu vực đông du khách hầu như không thấy nữa... hè hè mà nếu có: vào cửa khách được bo thêm 5 đô chắc cũng chẳng có ma nào dám vô  Grin

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2010, 05:12:09 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #269 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 05:39:35 pm »

hehe cái bản đầu lâu xương chéo này cũng có khách chứ , đó là chiến trường xưa của mấy lão công binh mà  Grin Tiếc là vừa rồi mấy bác D25F5 không dám gở vài trái về làm kỷ niệm  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM