Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 07:43:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392965 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #20 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 12:11:55 am »

5. Pz I

 Loại xe tăng này ban đầu được chế tạo với mục đích huấn luyện, đã trở thành loại xe tăng đầu tiên của Đức trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và được tiếp nhận dưới nhiều phiên bản khác nhau cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giời thứ hai.
 Từ năm 1932, trong sự thâu tóm quyền lực của Hitle, những thiết kế đầu tiên (nguyên hình, nguyên mẫu – NV) của xe tăng Pz I được biết đến dưới tên gọi LaS (Landwirtschaftilicher Schlepper – máy kéo nông nghiệp). Từ năm 1935, những chiếc xe tăng này được biết đến với tên viết tắt Pz Kpfw I Ausf A (Panzerkampfwagen Ausfuhrung A – xe bọc thép chiến đấu, kiểu A) hoặc ngắn hơn là Pz IA (Panzer IA – xe tăng IA). Trừ các trường sĩ quan Thiết giáp, những chiếc xe tăng này đã tham gia vào những trung đoàn xe tăng đấu tiên. Trong thời kỳ đầu, kiểu xe tăng này có mặt trong thành phần lực lượng quân đội Đức dưới hai biến thể: Pz IA và Pz IB. Chúng giống nhau về cấu tạo tháp pháo và trang bị cơ bản là súng máy, nhưng loại Pz IB có động cơ mạnh hơn với 100 sức ngựa, thân xe kéo dài vào có 5 bánh đỡ ở mỗi bên thay vì 4 bánh đỡ như ở Pz IA. Lần tham chiến đầu tiên của Pz I xảy ra trong thời kỳ nội chiến tại Tây Ban Nha.Tuy nhiên, do giáp mỏng và trang bị yếu, sau đó chúng đã bị thiệt hại nặng trong các trận đánh bởi các xe tăng T-26 và BT-5 của Liên Xô. Trong các cuộc đụng độ với các binh đoàn Ba Lan, 3 Pz I thậm chí còn bị bắn cháy bởi những chiếc xe tăng loại vừa TKS, được trang bị 20mm. Mùa hè năm 1941, tại biên giới với Liên Xô, người Đức tập trung 410 xe tăng Pz I. Trải qua những trận đánh (thực tế chiến đấu – NV), đến cuối năm 1941, phần lớn số xe tăng này đã bị mất (phá hủy, bắn cháy), và đến năm 1942, hầu như bị loại khỏi biên chế trong bộ phận quân Đức tại mặt trận phía Đông. Đến năm 1942, có khoảng hơn 1800 Pz I loại A và B được sản xuất. Ngoài ra, còn khoảng 50 xe tăng phiên bản C với giáp dày hơn, động cơ 150 sức ngựa được trang bị trong các phân đội xe tăng của quân đội Đức vào năm 1943. Khi đó còn xuất hiện loại xe tăng Pz IF – so về kích thước và trang bị không khác với các biến thể đời trước, nhưng theo khối lượng chiến đấu và cấu tạo có khác nhau một cách đặc biệt. Pz IF được bọc thép tốt hơn và khối lượng lên đến 21 tấn, đã tiếp nhận hệ thống truyền động mới với bản xích rộng và những bánh đỡ lớn phân bố theo hình bàn cờ (được lắp đặt phía ngoài và năm so le so với bánh đỡ trên các phiên bản cũ.). Nhìn bề ngoài, Pz IF nhỏ hơn “Tigr – Con cọp” và được sử dụng để chống lại lực lượng du kích trong hai năm cuối chiến tranh thế giới thứ 2.
 Số Pz I còn lại nhanh chóng trở nên không phù hợp (lỗi thời – NV) và chúng dần dần bị loại ra khỏi các đơn vị thiết giáp hoặc được cải tiến thành pháo tự hành với 3 kiểu:
+ pháo chống tăng 47mm
+ pháo bộ binh hạng nặng 150mm
+ pháo phòng không tự động 20mm.
 Trên cơ sở của Pz I đồng thời cũng có các phiên bản đặc biệt: xe chỉ huy, xe cứu thương(quân y), xe kéo và xe tải đạn….
 Loại xe tăng này được sử dụng rộng rãi trên khắp các chiến trường, một số tháp pháo của Pz I còn được tháo ra để được sử dụng như các lô cốt (hỏa điểm) trên các mặt trận phía Đông và phía Tây.
 
 Các thông số chính:
Tên gọi                      : Pz IF
Phân loại                   : hạng nhẹ
Kíp xe                       : 2 người
Khối lượng chiến đấu: 21 tấn
Chiều dài,m               : 4,38
Chiều rộng,m            : 1,85
Chiều cao,m              : 2,05
Số lượng vũ khí         :
Pháo chính/mm         : -
Hỗ trợ/mm                 : 2/7.92
Độ dày giáp trước      : 80mm
Độ dày giáp bên         : 40mm
Động cơ                     : “Maybakh” HL45P, bộ chế hòa khí, 150 sức ngựa
Tốc độ tối đa              : 25km/h
Tầm hoạt động           : 150km. 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #21 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 12:13:12 am »

 Pz IA
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #22 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 01:45:46 am »

6. PZ II

 Pz II, đồng thời như Pz I, được chế tạo cho sự chuẩn bị các đơn vị thiếp giáp riêng và thành lập các quân đoàn xe tăng của quân đội Phát xít Đức. So với các đời xe tăng trước (Pz I và các biến thể của nó), Pz II không khác biệt nhiều về kích thước. Pz II có trang bị mạnh hơn và không chỉ sử dụng trong mục đích huấn luyện, mà còn trong chiến đấu. Nó có khả năng chống lại các xe chiến đấu hạng nhẹ của đối phương. Thời điểm gần bắt đầu chiến tranh thế giới thứ hai, Pz II là loại xe tăng cơ bản của quân đội Phát xít Đức với số lượng 1223 chiếc.
 Pz II được sản xuất sau những cuộc tuyển chọn có cơ sở. Mẫu xe đầu tiên, có động cơ “Maybakh”, 130 sức ngựa và pháo chính 20mm cùng súng máy. Sau 6 năm không ngừng sản xuất và trải qua một vài giai đoạn hiện đại hóa, bộ phận truyền động của toàn bộ Pz II đời đầu đều có 5 bánh đỡ mỗi bên và được nâng bằng những tấm lò xo. Sự thay đối không mang nhiều ý nghĩa này đã ảnh hưởng đến động cơ, hệ thống và trang bị của xe tăng. Trên phiên bản Pz IID thay đổi cấu trúc hệ thống nâng và giảm xuống còn 4 bánh gầm theo kiểu “Kricti”. Việc này cho phép nâng tốc độ tối đa lên 50km/h. Tuy nhiên, vũ khí trang bị và giáp của nó rõ ràng không đảm bảo. Do kích thước của tháp pháo nhỏ nên lắp pháo mạnh hơn lên Pz II là không khả thi, vì thế chỉ phương án còn lại chỉ là tăng thêm độ dày của giáp. Dòng Pz II đầu tiên được tăng độ dày giáp đầu gồm các phiên bản A, B và C. Công việc cải tiến được tiếp tục trong quá trình sửa chữa xe tăng nhưng không mang lại kết quả.
 Phiên bản hoàn thiện hơn của Pz II và cũng là mẫu cuối cùng là Pz II “Lukhs” –“Linh miêu”. Theo thực tế, đây là loại xe tăng mới, vì thế nó có thân, tháp pháo khác và bộ phận truyền động với bánh đỡ được bố trí so le (theo hình bàn cờ vua - NV). Mẫu cuối cùng này có những cải tiến về nâng cấp giáp và động cơ mạnh hơn. “Linh miêu” là loại xe trinh sát nhờ tốc độ cao và khả năng vượt chướng ngại vật tốt với bản xích rộng. Vào năm 1943, 133 xe tăng kiểu này đã được sản xuất và được tiếp nhận vào các phân đội trinh sát trong các sư đoàn xe tăng Đức.
 Sự sản xuất những mẫu cơ bản của Pz II được tiếp tục từ năm 1935 đến năm 1941.
 Trận đánh đầu tiên mà Pz II tham gia với Pz I tại Tây Ban Nha trong thời kỳ nội chiến. Sau đó, chúng tham gia chiến đấu tại Ba Lan, Pháp và trong các cuộc xâm lược của quân đội Phát xít tại các quốc gia Scandinavi. Gầm của Pz II đã được sử dụng chế tạo xe tăng phun lửa “Flamingo”, pháo tự hành “Marder II” và “Bespe”. Vào năm 1941. hơn 400 Pz II đã bị tiêu diệt trong các trận “tăng đấu tăng” với các loại xe tăng hạng trung của Liên Xô. Chúng không có bất kỳ cơ hội chiến thắng nào cả. Vì thế, từ năm 1942 chúng được tiếp nhận chỉ duy nhất nhiệm vụ trinh sát. Pz II đồng thời còn được chuyển giao cho Tiệp Khắc (cũ), Rumani và Bungari.

 Các thông số chính:
Tên gọi                       : Pz II Ausf. L
Phân loại                    : hạng nhẹ
Kíp xe                        : 4 người
Khối lượng chiến đấu: 11,8 tấn
Chiều dài,m               : 4,63
Chiều rộng,m            : 2,48
Chiều cao,m              : 2,6
Số lượng vũ khí         :
Pháo chính/mm         : 1/20
Hỗ trợ/mm                 : 1/7,92
Độ dày giáp đầu        : 30mm
Độ dày giáp bên        : 20mm
Động cơ                     : “Maybakh” NL66, bộ chế hòa khí, 200 sức ngựa
Tốc độ tối đa              : 60km/h
Tầm hoạt động           : 290km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 01:46:28 am »

 Pz IIL tại Nooc măng đi năm 1944:
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 01:47:02 am »

 Pz IIC
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 02:28:46 pm »

7. Pz III

 Pz III theo những đặc tính riêng đã trở thành xe chiến đấu đúng nghĩa của quân đội Phát xít Đức và đến đầu năm 1943, là loại xe tăng hạng trung cơ bản trong quân đội Đức.
 Trong quãng thời gian 7 năm của seri sản xuất, nó thường xuyên được cải tiến hoàn thiện hơn, và Pz III có khoảng 20 phiên bản khác nhau. Đặc điểm cải tiến được rút gọn cùng với sự tiến bộ của công nghệ sản xuất, tăng giáp bảo vệ và hỏa lực của xe tăng. Vì thế, trong phiên bản “G”, pháo chính 37mm được thay thế bằng pháo 50mm nòng ngắn, sau đó là pháo nòng dài 60mm. Những thực nghiệm tại chiến trường Bắc Phi đã dẫn tới cải tiến với một thùng (hòm) lớn để phía sau tháp pháo – được gọi theo tiếng lóng là “hòm của Romen”. Trong thùng chứa những dụng cụ và đồ dùng cá nhân của lính tăng, để mà giải phóng không gian trong xe tăng, tăng cơ số đạn pháo. Trên Pz III N được lắp pháo nòng ngắn 75mm, loại trước đó được lắp trên Pz IV, đồng thời còn có thêm một tấm diềm chắn, được lắp trên đường rãnh giữa thân xe và tháp pháo. Những tấm diềm chắn này có tác dụng tăng khả năng bảo vệ xe tăng khỏi đạn nổ nhưng không giúp chống lại các loại đạn xuyên thép (đạn đúc bọc thép thông thường – NV).
 Ngoài phiên bản chiến đấu thông thường, Pz III còn biết đến dưới 5 kiểu xe chỉ huy và dẫn bắn cho pháo binh. Có khoảng 435 xe loại này đã được sản xuất. Đồng thời cũng có khoảng 100 xe tăng phu lửa Pz III với tầm phun lửa 60m. Gần thời điểm xâm lược nước Anh, được xác định vào năm 1941, 168 Pz III được trang bị để hoạt động dưới nước với độ sâu 15 mét. Trên xe tăng được trang bị la bàn bán thủy lực (гидрополукопас) và ống cao su thở dưới nước dài 18 mét và đường kính 20cm. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự hoạt động của xe tăng trên những vùng nước sâu, cần đến khả năng lặn, xe tăng được lắp thêm ống rắn dài 3,5 mét. Bộ phận xe tăng này được sử dụng vào ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi vượt sông Buga (Huh)
 Sự sản xuất Pz III được ngừng vào năm 1943, sau khi đã sản xuất được 6000 xe tăng. Sau đó, trên cơ sở Pz III người Đức đã chế tạo ra pháo tự hành kiểu StuG. III. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, Pz III được sử dụng rộng rãi trên tất cả các mặt trận. Chúng có mặt trong các phân đội thuộc quân đoàn Châu Phi của Romen, tham gia vào các trận đánh tại phía Tây và phía Đông (châu Âu). Với sự bố trí kíp xe hợp lý với khả năng quan sát bằng mắt thường, Pz III gần như trở thành loại xe tăng điển hình so với các loại xe tăng khác. Sự khác biệt nằm ở những dụng cụ quan sát tốt và thước ngắm (cho pháo) đồng thời có hệ thống liên lạc rất tốt. Những  Pz III bị quân đội Liên Xô bắt làm chiến lợi phẩm, được biết đến như những xe tăng chỉ huy. Pz III có mặt trên khắp các chiến trường cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ hai.

 Các thông số chính:
Tên gọi                       : Pz III. Ausf. N
Phân loại                    : hạng trung
Kíp xe                        : 5 người
Khối lượng chiến đấu: 21,3 tấn
Chiều dài,m               : 5,78
Chiều rộng,m             : 3,41 (với diềm chắn)
Chiều cao,m               : 2,5
Số lượng vũ khí         :
Pháo chính/mm          : 1/75
Hỗ trợ                         : 2/7,92
Độ dày giáp trước       : 70mm
Độ dày giáp bên          : 30mm
Động cơ                      : “Maybakh” HL120TRM, 300 sức ngựa
Tốc độ tối đa               : 40km/h
Tầm hoạt động            : 155km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 02:29:36 pm »

 Pz III L
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 02:30:09 pm »

 Pz III E
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 02:45:19 pm »

 Pz III G (Huh)
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 09:39:57 pm »

8. Pz IV

 Loại xe tăng duy nhất của Đức mà seri sản xuất của nó kéo dài toàn trong toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Cho đến giữa năm 1943, nó trở thành loại xe tăng cơ bản của quân đội Phát xít Đức và là đối thủ chính của xe tăng Liên Xô T-34.
 Về cấu trúc và hình dạng riêng của loại xe tăng này giống Pz III. Nhưng có động cơ tốt hơn đồng thời giáp bảo vệ và pháo chính mạnh hơn. Những chiến Pz IV lần đầu tiên có mặt trong quân đội Đức vào năm 1938 được biên chế cấp phân đội. Đến thời điểm gần bắt đầu chiến tranh thế giới thứ hai, chúng có khoản 211 (các phiên bản A, B, C). Trong chiến dịch Ba Lan, quân Đức bị bắn hỏng 97 chiến, tuy nhiên 19 Pz IV bị phá hủy hoàn toàn (không quay trở về - NV). Có hơn 97 xe tăng kiểu này bị bắn cháy bởi người Pháp.
 Pz IV tham chiến với số lượng lớn tại mặt trận phía Đông. Trong tổng số 3582 xe tăng, tham gia tấn công Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, có 439 Pz IV. Đến cuối năm, còn lại 348 chiếc không lành lặn sau các trận đánh trên chiến trường.
 Pz IV đã thất bại trong các trận đấu tăng với các loại xe tăng KV và T-34 của Liên Xô do vỏ thép kém, tốc độ nạp đạn không nhanh, và khả năng bắn chậm từ pháo chính 75mm nòng ngắn. Vỏ thép 45mm của Pz IV thậm chí còn bị bắn thủng bởi pháo 45mm trên các xe tăng T-26 và BT-5 của Liên Xô. Sự thay thế pháo nòng ngắn 74mm bằng pháo nòng dài 43mm, sau đó là 48mm, cũng ít mang lại sự cải thiện. Những phiên bản sau này, được nâng cấp về vỏ thép vào hỏa lực, nhưng lại kém về khả năng vượt chướng ngại vật do khối lượng xe tăng tăng kéo theo áp lực lên mặt đất nặng hơn. Sự thay thế bản xích, được tiếp nhận vào năm 1942, cũng không giải quyết được vấn đề này. Từ năm 1943, đồng thời Pz III N và Pz III IVH được lắp thêm diềm chắn hai bên hông. Tuy nhiên, các tiêu bản của Pz IV chứng tỏ là loại xe tăng đáng tin cậy và dễ điều khiển với hệ thống liên lạc bằng vô tuyến điện và kính ngắm quang học. Vì thế, sau khi được chiếm làm chiến lợi phẩm, quân đội Liên Xô thường sử dụng đồng thời Pz III và Pz IV dưới dạng xe tăng chỉ huy trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Tại nước Đức, sự sản xuất hàng loạt với số lượng lớn thì Pz IV chiếm vị trí đầu bảng (thứ nhất). Từ năm 1937 đến năm 1945, khoảng trên 8500 Pz IV được sản xuất.
 Ngoại trừ Đức, Pz IV còn có mặt trong lực lượng vũ trang Hung ga ri, Bun ga ri, Rumani, Phần Lan, Tây Ban Nha và Tuynidi. Sau chiến tranh, Pz IV được quân đội Phần Lan sử dụng cho đến năm 1962, sau đó bị loại khỏi biên chế, phá hủy và đem bán. Những chiếc xe tăng Pz IV cuối cùng nằm trong biên chế quân đội Siri, tham gia vào cuộc chiến tranh 6 ngày, gần như toàn bộ số Pz IV đó đã trở thành chiến lợi phẩm của Israel và một số đã được đặt trong bảo tang.
 Trên cơ sở Pz IV, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, người Đức còn thiết kế được loạt pháo tự hành: “Iagdpanser IV”, StuG.IV “Naskhron”, “Khummel” và “Brummber”. Nhưng loại pháo tự hành sau cùng được trang bị loại pháo lớn 150mm.
 
 Các thông số chính:
Tên gọi                       : Pz IV Ausf. F
Phân loại                    : hạng trung
Kíp xe                        : 5 người
Khối lượng chiến đấu: 22,3 tấn
Chiều dài,m                : 5,92
Chiều rộng,m              : 2,88
Chiều cao,m                : 2,68
Số lượng vũ khí          :
Pháo chính/mm           : 1/75
Hỗ trợ/mm                  : 2/7,92
Độ dày giáp trước       : 50mm
Độ dày giáp bên          : 30mm
Động cơ                      : “Maybakh”, HL120TRM, bộ chế hòa khí, 300 sức ngựa
Tốc độ tối đa               : 42km/h
Tầm hoạt động            : 200km.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2009, 12:33:21 am gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM