Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 11:24:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392979 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #120 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 03:16:09 am »

 Sơ đồ cấu tạo "Valentine": (Mk IX)


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #121 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 03:16:53 am »

 Phiên bản trước "Valentina" Mk II:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #122 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 03:18:06 am »

 Một trong các biến thể của "Valentina": Xe làm cầu:
 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #123 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 06:32:57 pm »

3. Mk IV Churchil III


  Trong toàn bộ các dòng xe tăng Anh tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, “Churchil” là dòng xe tăng được trang bị giáp bảo vệ tốt nhất. Nhưng nó bị đánh giá là loại xe tăng khó tính và không tin cậy sau nhiều những khiếm khuyết về hệ thống động lực.
  Cấu tạo của “Churchil” là bước lùi trong sự phát triển dòng xe tăng hạng nặng. Xích xe tăng chiếm phần lớn chu vi xe, và hình dáng cồng kềnh, trong một chừng mực nào đó, giống như xe tăng trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Điều đó tăng khả năng vượt các chướng ngại vật với tiếng ồn của động cơ và thành xe thẳng đứng, nhưng làm xấu đi kết cấu chung của xe, đồng thời ảnh hưởng tới vị trí của lái xe và khả năng ngắm bắn của pháo thủ. Phiên bản đầu tiên của “Churchil” được trang bị pháo 40mm trên tháp pháo chính và pháo nòng ngắn “3 insơ”  - được bố trí trên đầu xe, giống như xe tăng Pháp B1. Trên biến thể thứ hai, pháo nòng ngắn được hay thế bằng sung máy 7,7mm, còn sung máy thứ hai được gắn đồng trục với pháo chính trên tháp pháo. Trang bị đó rõ ràng là một nhược điểm, không phù hợp với khối thép gần 40 tấn. Trong các biến thể sau, trang bị cơ bản của xe tăng được nâng cấp lên: pháo chính 57mm, sau đó là 75mm và cuối cùng là 95mm. Thế hệ “Churchil” cuối cùng trang bị pháo nòng ngắn.
  Phiên bản “Churchil” đầu tiên không chỉ có những nhược điểm về kỹ thuật, và thủ tướng Anh Churchil đã từng đánh giá loại xe tăng này bằng một câu mang đầy tính châm biếm: “Xe tăng mang tên của tôi có nhiều nhược điểm hơn cả chính tôi”. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian ngắn, rất khó để khắc phục được các nhược điểm đó. Seri sản xuất của xe tăng diễn ra từ năm 1941 đến 1945, tổng số đã có 5640 với 15 biến thể cơ bản được sản xuất. Từ trong số đó, 301 chiếc được bán cho Liên Xô. Hồng quân sử dụng các xe tăng này vào các trận đánh trong vòng cung Kursk và trong cuộc giải (phá) vây thành phố Leningrad. Lính xe tăng Liên Xô không thể hiện sự thích thú với “Churchil” mặc dù nó thể hiện sức sống dai dẳng của hệ thống chuyền động. Sự hoạt động của xe bị ngừng khi một vài bánh đỡ của nó bị mất.
  Năm 1941, xe tăng “Churchil” thực hiện chiến dịch đổ bộ lên Dnhiev nhưng không thành công. Gần cuộc đổ bộ từ 28 xe tăng, qua La-Mansh(?), 22 xe bị đánh chìm bởi những con sóng, số còn lại bị bắn hỏng trên bờ. Xe tăng “Churchil” còn kịp tham gia các chiến dịch tại Bắc Phi và phía tây Châu Âu sau khi mặt trận thứ hai được mở năm 1944. Năm 1953, một vài xe tăng phun lửa “Churchil – cá sấu” tham gia các hoạt động quân sự trong thời gian chiến tranh Triều Tiên.

 Các thông số chính:
Tên gọi: Mk IV Churchil III
Phân loại: hạng nặng (bộ binh)
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 39,5
Chiều dài,m: 7,44
Chiều rộng,m: 3,25
Chiều cao,m: 2,49
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/57
Hỗ trợ/mm: 2/7,92
Độ dày giáp đầu: 102mm
Độ dày giáp bên: 38mm   
Động cơ: “Bedford”, bộ chế hòa khí, 350 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 25km/h
Tầm hoạt động: 144km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #124 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 06:33:37 pm »

 Biến thể "Churchil" với pháo chính 75mm:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #125 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 06:36:34 pm »

 Mk "Churchil" VIII:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #126 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:38:40 am »

4. Mk VIII “Kromwell” (A27)

  “Kromwell” được thiết kế cho việc thay thế cho dòng xe tăng hạng nhẹ dành cho bộ binh và với mục đích phát triển những loại xe tăng đủ mạnh, có thể thực hiện những nhiệm vụ cơ bản – hoạt động phía sau lưng (hậu phương) sau khi đột phá qua phòng tuyến của kẻ thù trên mặt trận. Cấu trúc của nó đã khắc phục được các điểm yếu của dòng xe tăng hạng nhẹ dành cho bộ binh trước đây – giáp đầu được tăng lên từ 65-75mm, tăng chu vi tháp pháo dành cho việc bố trí trên đó pháo chính 75mm thay cho pháo 40mm thông thường.
  Nguyên mẫu xe tăng được thiết kế năm 1941, sự sản xuất hàng loạt “Kromwell” được thực hiện vào năm 1943, còn nó chỉ tham gia các hoạt động quân sự từ tháng 6 năm 1944. Nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ này do nhiều khó khăn trong sự thích ứng của xe tăng với hệ thống động lực của động cơ dùng cho hàng không Rolls-Rois “Merlin”, được tiếp nhận trên phiên bản xe tăng “Metoer”. Hai hãng “Naffild” và không lâu sau là “Leiland motor” tham gia vào cuộc chạy đua này. Sau sự hiện đại hóa bộ phận truyền động của xe tăng “Crusader”, hình dáng bên ngoài của các xe tăng là tương đồng với nhau (đồng dạng). Tuy nhiên, nguyên mẫu của hãng “Naffild” được trang bị động cơ “Liberty” và không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của khối thép nặng 27 tấn. Vì thế, loại xe tăng này với tên gọi A24 “Kromwell” I được sử dụng chủ yếu vào mục đích huấn luyện và được đổi tên thành “Kavalep”. Loại xe tăng  “Kromwell” II của hãng “Leiland” mang tên A27 có động cơ hàng không “Merlin” 600 sức ngựa. Nhưng khi đó, theo định hướng của nền công nghiệp quân sự Anh năm 1941 định hướng đầu tiên nhằm vào việc sản xuất động cơ hàng không “Merlin”, hãng “Leiland motor” đã chuyển sang sản xuất xe tăng với động cơ “Lierty”, khác nhau ở mức độ hiện đại hóa (bộ hộp số truyền động mới và khả năng lắp đặt động cơ “Rolls -  Rois” khi nó đáp ứng được yêu cầu). Phiên bản đó gọi là A27L “Cromwell” III để dành cho xe tăng với động cơ “Meteor”. Tên gọi “Cromwell” sau đó chỉ được duy trì đến A27M, còn A27L được đổi tên thành “Sentor”.
  Tổng cộng từ giữa năm 1942, người Anh đã sản xuất khoảng 950 “Sentor”, 80 trong số đó dưới tên gọi CS, được trạng bị pháo nòng ngắn 90mm và tham gia các hoạt động quân sự tại Nooc măng đi. Một bộ phận “Sentor” được tái trang bị thành “Cromwell” bằng cách trang bị động cơ “Meteor”. Trong quá trính thử nghiệm và tinh chế lại có việc hoàn thành xong hệ thống truyền động. Điều đó làm cho “Cromwell” vào thời điểm đó, với tốc độ cao, khả năng cơ động cùng hệ thống vũ khí có hiệu quả cao, uy lực mạnh đã đáp ứng được yêu cầu của dòng tăng hạng trung bình thời kỳ này.
  Phiên bản Mk I-III được trang bị pháo 57mm cũ, nhưng từ Mk IV đã được lắp pháo chính 75mm mạnh hơn. Từ năm 1943 đến 1945, đã có 1070 “Cromwell” với các biến thể khác nhau được xuất xưởng.
  Không chỉ người Anh mới có thể sử dụng các “Cromwell” một cách thành công trong các trận chiến tại Châu Âu. “Cromwell” còn được người Ba Lan và Tiệp Khắc tiếp nhận trên mặt trận phía Tây. Tại Tiệp Khắc, “Cromwell” còn nằm trong lực lượng vũ trang đến đầu những năm 50 (Tk 20). Tại Anh, sau chiến tranh, nó được hiện đại hóa theo hướng trang bị pháo mới 83,8mm và nhận ký hiệu mới – FV401 “Charioter”. Từ năm 1956, các xe tăng này được chuyển đến Ai Len, Áo và Phần Lan. Trong các cuộc xung đột quân sự, “Cromwell” và các biến thể của chúng được sử dụng tới năm 1976. Đầu tiên chúng tham gia chiến tranh Triều Tiên, sau đó là các cuộc xung đột Arập – Israel. Vào một trong những cuộc xung đột đó, Quân đội Israel đã chiếm được 10 chiếc “Charioter” từ Tổ chức Giải phóng Palestin và sử dụng chúng chống lại quân Arập.


Các thông số chính:
Tên gọi: Mk VIII (A27M) Cromwell Mk IV
Phân loại: hạng trung
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 28
Chiều dài,m: 6,42
Chiều rộng,m: 3,05
Chiều cao,m: 2,49
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/75
Hỗ trợ/mm: 2/7,92; 2/7,7
Độ dày giáp đầu: 76mm
Độ dày giáp bên: 38mm   
Động cơ: “Meteor”, bộ chế hòa khí, 600 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 61km/h
Tầm hoạt động: 277km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #127 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:40:19 am »

 Các biến thể khác nhau về pháo chính của Mk VIII (A27M) Cromwell:
 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #128 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:41:26 am »

 A24 "Cromwell" sau được đổi tên thành "Kavaler":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #129 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 05:36:34 pm »

5. A34 “Comet”


  “Comet” là dòng xe tăng bộ binh hạng trung cuối cùng của Quân đội Anh và được biết đến như một trong những loại xe tăng tốt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, mặc dù sự tham gia của nó vào các hoạt động quân sự không đáng kể.
  Điểm yếu của xe tăng “Cromwell” là pháo chính 57mm, trên thực tế chiến trường, trong các trận đấu tăng với xe tăng của Đức không phát huy hiệu quả. Vì thế, giới chỉ huy Quân đội Anh đã giao nhiệm vụ cho hãng “Leiland” thiết kế trên cơ sở “Cromwell” loại xe tăng mới, có trang bị mạnh hơn, phù hợp cho các trận đấu tăng trên chiến trường. Pháo 76,2mm dành cho xe tăng đã được thiết kế bởi các kỹ sư hãng “Bikkers – Amstrong” trên cơ sở thực tiễn chiến trường. Đạn sử dụng cho loại pháo này cũng khác so với tiêu chuẩn – vỏ đạn ngắn và rộng hơn, đơn giản hóa công việc nạp đạn trong tháp pháo. Để tránh khỏi sự phức tạp, rối rắm trong việc hậu cần, tiếp tế, loại đạn này của dòng xe tăng mới được gọi là 77mm.
  Theo cấu trúc “Comet” giống với “Cromwell” và thừa hưởng 40% các bộ phận và chi tiết từ “Cromwell”. Theo sự so sánh với các dòng xe tăng bộ binh trước đó, “Comet” được gia tăng giáp bảo vệ một cách rõ rang. Khối lượng chiến đấu của xe tăng lên đến 36 tấn, vì vậy, tốc độ và tầm hoạt động bị rút xuống, so với “Crowell” là 30%. Theo khả năng tác chiến, “Comet” có thể so sánh với xe tăng cơ bản Pz IV của Đức, nhưng rõ ràng thua kém “Panther” (“Con báo”).
  Đến cuối Chiển tranh Thế giới thứ hai, nền công nghiệp của Anh chỉ đáp ứng được việc trang bị “Comet” cho 1 sư đoàn xe tăng số 11, đơn vị sau đó đã tham gia đánh lùi cuộc tấn công của Quân Đức vào Arden tháng 1 năm 1945. Sau chiến tranh, các đơn vị khác mới được tiếp nhận loại xe tăng này. Đến đầu năm 1949, “Comet” được thay thế toàn bộ bởi “Senturion”. Trong lực lượng Thiết giáp Anh, chúng được bố trí tại phía tây Berlin và thuộc địa Hồng Kông. Chúng được khai thác sử dụng cho tới năm 1958, sau đó được chuyển về làm lực lượng dự bị. Từ năm 1960, “Comet” được Anh bán cho nhiều quốc gia trên thế giới. Số “Comet” phục vụ trong quân đội Phần lan được sử dụng lâu hơn – đến năm 1970.


Các thông số chính:
Tên gọi: A34 Comet
Phân loại: hạng trung (bộ binh)
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 35,77
Chiều dài,m: 7, 65
Chiều rộng,m: 3,05
Chiều cao,m: 2,68
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/77
Hỗ trợ/mm: 2/7,92
Độ dày giáp đầu: 76mm
Độ dày giáp bên: 43mm   
Động cơ: Rolls-Rois “Meteor”, bộ chế hòa khí, 600 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 51km/h
Tầm hoạt động: 198km.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM