Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 04:47:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật ký đi tìm đồng đội ( PHẦN 2)  (Đọc 300832 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #370 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 03:08:37 pm »

Về vụ kinh phí hỗ trợ cất bốc, đi thăm LS... các quê có thể tham khảo ở đây:

http://www.laodong.com.vn/Home/Ho-tro-kinh-phi-di-chuyen-cat-boc-hai-cot-liet-si-Tai-sao-khong/20098/149755.laodong

http://www.laodong.com.vn/Home/Phai-chang-ong-Cuc-pho-Cuc-Nguoi-co-cong-da-quen/20098/150048.laodong
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2010, 03:42:25 pm gửi bởi lixeta » Logged
Caylim95
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #371 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 03:34:44 pm »

E hèm. Thay mặt LS Hoàng Văn Đang nhà cháu xin góp chuyện đây ( chả hiểu sao bao nhiêu ngày vào QSN toàn khóc với mếu nay tâm trạng nhà cháu lại vui vui lại muốn tếu táo chút, xin các bác bỏ quá cho). Mấy hôm nay các bác đang lo nghĩ , xót thương cho Đang và một đồng đội nữa chưa biết tên, nhà cháu cũng vậy thôi - dù chưa một ngày làm lính-. Thưa anh em đồng đội trên diễn đàn tôi rất hiểu các ý kiến đưa ra của anh em đều là vì 2 LS thân yêu của chúng ta. Nhưng thật sự có động vào chính sách mới thấy những người thực hiện chính sách họ có rất nhiều lý do mà ta chưa bao giờ nghĩ ra được. Nói thế chắc anh em hiểu, kẻo không lại phạm quy thì...nhà cháu sợ lắm. Về ngôi mộ của một đồng đội ở gần Đang bên K, gia đình tôi đã rất muốn được đưa về cùng với hài cốt của Đang cơ, nhưng hóa ra không như mình nghĩ đâu các đồng đội ạ.
-Lúc đầu khi đặt vấn đề xin đưa hai bộ hài cốt về ( ấy là chỉ nghĩ như mình có mộ thì có cốt) thì bên K91 đã trả lời " Nếu không có giấy báo tử làm sao tôi biết đó là liệt sỹ mà đồng ý cho chị mang về gửi vào nhà quàn?" Thử hỏi các bác làm sao mà em có giấy báo tử của LS ấy được đây?
- Hiện nay theo như lời kể của chồng em thì đồng đội ấy đã bị những người đi đào củ mài bới lên vứt lung tung từ 1990- 1991 ( đây là lời thú nhận của một công dân nước bạn nói trực tiếp với chồng em khi anh ấy muốn tìm đồng đội chưa biết tên) chồng em bảo chỉ còn thấy một vài mảnh nilon vụn nát thôi. Nay em vẫn quyết định mấy hôm tới sẽ sang nhặt về . Nhưng ai sẽ cho phép em mang những manh vụn ni lon ấy mà đưa vào nghĩa trang đây. Nếu không đưa được vào NT thì làm thế nào đây hả các bác.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #372 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 04:12:53 pm »

   Cám ơn bác lixeta đã cho biết nguồn thông tin cụ thể . Trường hợp của tôi thì thế này , trước khi đi tìm mộ LS bên CPC tất nhiên sẽ phải qua sở LĐTBXH đến Phòng rồi Phường để hoàn tất giấy tờ cần thiết (theo hướng dẫn)qua các cửa tôi thấy dễ chịu vì họ làm rất nhanh và có phần lưu tâm và đương nhiên phải biết rõ chứ không cả tuần cũng không xong ví như đi viện chỉ để làm công việc xét nghiệm nhập viện rồi thanh toán viện phí để ra viện không linh hoạt thì nếu viện 7 tầng nhà thì cũng phải leo lên xuống dăm bẩy lần (phát sinh "cò mồi" ) Về việc được thanh toán hỗ trợ đi lại...trong thời gian tìm mộ được các cơ qua TBXH trả lời là có được thanh toàn hỗ trợ dĩ nhiên phải đáp ứng yêu cầu Nhà nước đề ra và khi về quê hương mới được hưởng chế độ đón nhận và được vào NTLS , họ nhấn mạnh mấy điểm những trường hợp không được thanh toán là vé máy bay và không tìm bằng phương pháp ngoại cảm bởi thế đi đến đâu (theo họ dặn)do CCB và đồng đội tổ chức đi tìm LS . Còn phí giám định ADN thì chưa biết mà chúng tôi cũng chưa đến những công việc này . Vấn đề nữa là giả sử tôi đã tìm được hài cốt của em mình không phải vì xét nét với LS đâu nhưng vì để yên tâm tôi sẽ để hài cốt ở nhà quàn K73 mang mẫu về giám định ADN rồi mới mang về (nếu đúng) còn không thì đón các anh vào NTLS của VN gần nhất (công việc này do đ/v K73 đảm nhiệm ) rồi hàng năm vào thắp hương cho anh và đồng đội thế mới an lòng .Thật tiếc những công việc này chúng tôi chưa thực hiện đến.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2010, 04:24:41 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

Caylim95
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #373 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 04:14:47 pm »

Muốn biết được danh tính của LS nằm cạnh bác Đang thì theo em nên tìm theo hướng đơn vị của bác Đang, ít nhất cũng là cấp tiểu đoàn , rồi tiếp đến những bác còn sống sót trong chuyến công tác ấy.
À mà bác dongdoi cho biết là : giấy báo tử của bác Đang ghi là an táng ở đâu thế ?
Xin thưa các đồng đội giấy báo tử của Đang chỉ vẻn vẹn mỗi một câu: An táng tại nghĩa trang đơn vị. Chính vì thế mà gia đình đã tìm từ đông sang tây, ai cũng đoán đây là NT Pô sát song thực tế có phải thế đâu. Các đồng đội đều bảo LS từ 1980 trở đi đã được đưa về hết. Gia đình hỏi hết ở QK9 lại sang đến K91 về đến các NT thuộc Quân khu 9 . Và bây giờ qua đồng đội Nguyễn Đông Thiềng thì trận đánh có 13 người hy sinh hết, chỉ lấy được 11 xác còn 2 mất. Trong đó có Đang được gọi là ( thằng thông tin người Hà Nam Ninh) lúc ấy Đang là văn thư mà. Còn một thì CB ấy không nhớ rõ là ở đâu.
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #374 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 05:22:27 pm »

Xin trích một đoạn trong đường link của bac xetang: "... Chính phủ đã giao Bộ KHCN đánh giá, nghiệm thu và cho ý kiến về khả năng ứng dụng trong thực tế của "kỹ thuật giám định gene hài cốt liệt sĩ thông qua so sánh trình tự gene".  Đến nay, Bộ KHCN chưa có công bố chính thức về vấn đề này. Do vậy, những mộ LS được tìm kiếm qua phương pháp ngoại cảm, xác định gene không nằm trong quy định tại thông tư liên tịch 01".
Và: " ...công văn số 6505 VPCP-KGVX của đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gửi Bộ LĐTBXH cùng các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất của tôi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một chương trình mục tiêu quốc gia "Trả lại tên cho các anh hùng liệt sĩ chưa biết tên", nhưng cho đến nay chúng tôi không nhận được bất cứ một thông tin phản hồi từ  Bộ trưởng và Bộ LĐTBXH. Kính mong Bộ trưởng xem xét, chỉ đạo và cho ý kiến phản hồi cho các gia đình LS chúng tôi...".
 Còn đây là nguyên văn thông tư
 
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007

 của Chính phủ qui định về tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ,

quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ

_______________

 

Căn cứ Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ qui định về tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ;

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn việc tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ (gọi chung là công trình ghi công liệt sĩ) như sau:

 
Mục I
TÌM KIẾM VÀ QUI TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ
Điều 1. Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

1. Địa phương, cơ quan, đơn vị theo sự  phân công địa bàn tìm kiếm qui tập hài cốt liệt sĩ quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 3 Chương II Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ rà soát các tài liệu liên quan đến mộ liệt sĩ để tổ chức việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ  hoặc bàn giao cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy quân sự, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, kết luận việc tìm kiếm và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết quả thực hiện trên địa bàn.

2. Tổ chức, cá nhân biết thông tin mộ liệt sĩ có trách nhiệm báo đến cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan quân sự địa phương để tổ chức tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ. Đối với những phần mộ do nhân dân phát hiện mà chưa rõ nguồn gốc thì cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Quân sự, Công an địa phương xác minh, kết luận và tiến hành qui tập nếu là hài cốt liệt sĩ.  

Điều 2. Qui tập hài cốt liệt sĩ

1. Cơ quan, đơn vị qui tập hài cốt liệt sĩ phải vẽ sơ đồ vị trí nơi phát hiện ra mộ, lập biên bản hài cốt và di vật (nếu có) để bàn giao cho địa phương nơi an táng mộ liệt sĩ.

2. Việc bàn giao hài cốt liệt sĩ sau khi qui tập cụ thể như sau:

a) Đối với hài cốt liệt sĩ xác định được tên, quê quán:

- Nếu liệt sĩ còn thân nhân thì cơ quan, đơn vị qui tập bàn giao hài cốt liệt sĩ cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ để làm thủ tục an táng theo qui định.

- Nếu liệt sĩ không còn thân nhân thì cơ quan, đơn vị qui tập bàn giao cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi quê quán của liệt sĩ để an táng trong nghĩa trang liệt sĩ.  

b) Đối với hài cốt liệt sĩ chưa xác định được quê quán thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi qui tập đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ.

c) Đối với hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện chưa xác định được quê quán thì đơn vị qui tập bàn giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi được giao đón nhận để an táng trong nghĩa trang liệt sĩ.  

d) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi an táng hài cốt liệt sĩ tiếp nhận những giấy tờ được lập khi qui tập mộ theo qui định tại Khoản 1 Điều 2  Mục I Thông tư này và ghi vị trí an táng trong nghĩa trang liệt sĩ (số mộ, hàng mộ, lô mộ, khu mộ) vào sổ, lưu giữ hồ sơ tài liệu về mộ liệt sĩ.

3. Đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ.

a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện.

b) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ qui tập trong nước.

c) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ đã được qui tập trong nghĩa trang liệt sĩ, nay thân nhân liệt sĩ di chuyển về quê hương. Đối với cấp xã không có nghĩa trang liệt sĩ thì phối hợp với các ngành chức năng cùng tổ chức đón nhận và an táng vào nghĩa trang liệt sĩ do cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý.

 

Mục II

XÂY DỰNG, SỬA CHỮA VÀ QUẢN LÝ

CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ

Điều 3. Xây dựng, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ

1. Nghĩa trang liệt sĩ chỉ an táng các hài cốt liệt sĩ. Nghĩa trang phải được thường xuyên chăm sóc, tu bổ, nâng cấp, đảm bảo tôn nghiêm, sạch, đẹp.  

2. Mộ liệt sĩ:

a) Mộ trong cùng một nghĩa trang liệt sĩ phải được xây dựng thống nhất về kích thước, qui cách.

b) Khoảng cách giữa các mộ, lô mộ, hàng mộ phải thông thoáng, thuận tiện cho việc thăm viếng và chăm sóc, phù hợp với phong tục tập quán từng địa phương.

c) Bia mộ liệt sĩ gồm các nội dung sau:                                                    

LIỆT SĨ
Họ và tên …

Sinh ngày, tháng, năm …

Nguyên quán (xã, huyện, tỉnh) …

Cấp bậc, chức vụ …

Đơn vị …

Hy sinh ngày, tháng, năm …

Đối với những mộ liệt sĩ chưa có đủ các thông tin trên thì chỉ ghi thông tin đã rõ vào dòng tương ứng.

d) Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ phải thực hiện theo qui định tại Tiết a, b, c Khoản 2 Điều 3 Mục II Thông tư này.

đ) Vỏ mộ liệt sĩ được xây dựng bằng vật liệu bền, đẹp, đảm bảo việc gìn giữ lâu dài. Những vỏ mộ, bia mộ liệt sĩ bị hư hỏng cần sửa chữa ngay, hàng năm phải có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp bia, mộ.

e) Không xây mộ không có hài cốt (mộ vọng, mộ tượng trưng …) trong nghĩa trang liệt sĩ. Trường hợp các địa phương đã xây mộ vọng thì khi lập danh sách mộ phải ghi rõ là “mộ không có hài cốt”.

3. Đối với cấp huyện không có nghĩa trang liệt sĩ thì xây đài tưởng niệm hoặc nhà bia ghi tên liệt sĩ.

 4. Đối với cấp xã mới thành lập, không có nghĩa trang liệt sĩ thì xây nhà bia ghi tên liệt sĩ.

5. Việc xây dựng công trình ghi công liệt sĩ phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; phong tục, tập quán và qui hoạch của địa phương.

Điều 4. Quản lý, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ

1. Cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ phải lập sơ đồ vị trí mộ, hồ sơ từng phần mộ, lập 02 danh sách mộ gồm 01 danh sách được lưu giữ tại nhà quản trang (hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với nơi không có nhà quản trang) và 01 danh sách được lưu giữ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Cấp huyện tổng hợp danh sách mộ, nghĩa trang của cấp xã, kể cả nghĩa trang cấp huyện quản lý và lập thành 02 danh sách gồm 01 danh sách được lưu giữ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và 01 danh sách báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ về mộ, nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương, đồng thời báo cáo danh sách mộ trong nghĩa trang, mộ do gia đình quản lý và thông tin nghĩa trang về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để theo dõi và thống nhất quản lý.

2. Những mộ liệt sĩ đã di chuyển hài cốt thì phải sửa chữa lại vỏ mộ, trong danh sách quản lý mộ phải ghi rõ: hài cốt liệt sĩ đã di chuyển về quê quán. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi bàn giao hài cốt phải lưu giữ: giấy đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang và biên bản bàn giao hài cốt cho thân nhân liệt sĩ.      

3. Các công trình ghi công liệt sĩ phải được chăm sóc, bảo quản, tu bổ giữ gìn. Đối với những công trình có qui mô lớn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần ban hành qui chế quản lý để công trình luôn phát huy hiệu quả là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Các công trình ghi công liệt sĩ bị xuống cấp do thời gian, thời tiết, lũ lụt phải được lập kế hoạch để tu sửa, nâng cấp, đảm bảo việc giữ gìn lâu dài.      

4. Các công trình ghi công liệt sĩ phải được trông coi, chăm sóc; chế độ đối với người trông coi, chăm sóc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quản lý công trình ghi công liệt sĩ qui định.

 
Mục III
KINH PHÍ ĐẢM BẢO XÂY DỰNG, TU BỔ, SỬA CHỮA
VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ
Điều 5. Các nội dung chi do ngân sách Trung ương đảm bảo

1. Chi khảo sát, tìm kiếm mộ liệt sĩ trong nước theo Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm các khoản sau:

a) Chi bồi dưỡng người đưa, dẫn đường mức 100.000 đồng/người/ngày.

b) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát, tìm kiếm mộ mức 100.000 đồng/người/ngày.

c) Chi tiền phương tiện đi lại, chuyên chở.

d) Chi mua sắm hoặc thuê công cụ phục vụ cho việc tìm kiếm, khảo sát, đào bới.

đ) Chi mua thuốc chữa bệnh thông thường và thuốc sốt rét.

Các khoản chi tại Tiết c, d, đ trên đây tính theo chi phí thực tế.

2. Chi thu thập, xử lý thông tin mộ liệt sĩ

3. Chi qui tập mộ

a) Mức chi qui tập mộ liệt sĩ để mua tiểu, vải, cồn, hương và nhân công … là 500.000 đồng/ mộ

b) Trong trường hợp đặc biệt, khi qui tập phải sử dụng lực lượng lớn, tốn kém, điều kiện qui tập khó khăn chi vượt mức nêu trên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thống nhất với Sở Tài chính trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi thực tế. Phần kinh phí vượt định mức qui định do ngân sách địa phương đảm bảo.

4. Chi xây vỏ mộ (cả bia), nền, đường đi giữa các mộ (không bao gồm sân, vườn, đường nội bộ trong nghĩa trang); mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/mộ.

5. Chi đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu, khu căn cứ địa cách mạng được cơ quan có thẩm quyền công nhận; nghĩa trang quân tình nguyện Việt Nam từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung theo dự án đầu tư đã duyệt và các quy định hiện hành.

6. Chi hỗ trợ địa phương xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ từ nguồn vốn sự nghiệp ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm theo nguyên tắc:

a) Chi hỗ trợ địa phương xây dựng, cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ cấp tỉnh, huyện cho các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, hải đảo, các tỉnh ngân sách khó khăn (ưu tiên cho các địa phương mới chia tách theo đơn vị hành chính, địa phương có các nghĩa trang liệt sĩ bị xuống cấp do thiên tai, lũ lụt), cụ thể như sau:

- Các địa phương ngân sách Trung ương phải bổ sung cân đối trên 50% chi cân đối ngân sách địa phương, mức hỗ trợ tối đa 80% tổng số vốn công trình.

- Các địa phương ngân sách Trung ương phải bổ sung cân đối còn lại, mức hỗ trợ tối đa 50% tổng số vốn công trình.

Mức hỗ trợ tối đa không quá 5 tỷ đồng/công trình xây dựng mới và 2 tỷ đồng/công trình cải tạo, nâng cấp thuộc cấp tỉnh; 2 tỷ đồng/công trình xây dựng mới và 1 tỷ đồng/công trình cải tạo, nâng cấp thuộc cấp huyện; 0,2 tỷ đồng/công trình xây dựng mới và 0,1 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp thuộc cấp xã.

- Các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu về ngân sách Trung ương, vốn thực hiện các công trình này do ngân sách địa phương đảm bảo.

b) Chi hỗ trợ các địa phương xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ ở những huyện không có nghĩa trang liệt sĩ. Mức hỗ trợ tối đa 70% tổng số vốn công trình nhưng không quá 2 tỷ đồng/công trình.

c) Chi hỗ trợ các địa phương xây dựng bia ghi tên liệt sĩ ở các xã biên giới, hải đảo, căn cứ địa cách mạng hoặc những huyện không có nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ. Mức hỗ trợ tối đa 70% tổng vốn công trình nhưng không quá 0,5 tỷ đồng/công trình bia ghi tên liệt sĩ cấp huyện; 0,1 tỷ đồng/công trình bia ghi tên liệt sĩ cấp xã.

Căn cứ vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và cân đối của ngân sách địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho các công trình.

d) Hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền thông báo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án phân bổ cụ thể, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt, thông báo cho các cơ quan đơn vị thực hiện; đồng thời gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để báo cáo.

Điều 6. Các nội dung chi do ngân sách địa phương đảm bảo

1. Ngân sách địa phương bố trí và huy động các nguồn hợp pháp khác để bảo đảm phần vốn còn lại của các công trình ghi công liệt sĩ được ngân sách Trung ương hỗ trợ và vốn xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ.

2.  Chi quản lý, giữ gìn, chăm sóc, trông coi các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn.

3. Tổ chức lễ đón nhận hài cốt liệt sĩ, mức chi cụ thể do địa phương căn cứ vào cấp tổ chức để bố trí ngân sách.

4. Ngân sách địa phương chi trong trường hợp địa phương quyết định mức chi cao hơn mức chi quy định tại Điều 5 Mục III Thông tư này.

 
Mục IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát, kết luận việc tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ theo thẩm quyền và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý những sai phạm trong công tác quản lý công trình ghi công liệt sĩ.

2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc quản lý, tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ và phối hợp với các tổ chức, cá nhân vận động, huy động mọi nguồn lực tham gia tu bổ, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Sỹ Danh KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Bùi Hồng Lĩnh
 

 

Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #375 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 11:57:11 pm »

Muốn biết được danh tính của LS nằm cạnh bác Đang thì theo em nên tìm theo hướng đơn vị của bác Đang, ít nhất cũng là cấp tiểu đoàn , rồi tiếp đến những bác còn sống sót trong chuyến công tác ấy.
À mà bác dongdoi cho biết là : giấy báo tử của bác Đang ghi là an táng ở đâu thế ?
Xin thưa các đồng đội giấy báo tử của Đang chỉ vẻn vẹn mỗi một câu: An táng tại nghĩa trang đơn vị. Chính vì thế mà gia đình đã tìm từ đông sang tây, ai cũng đoán đây là NT Pô sát song thực tế có phải thế đâu. Các đồng đội đều bảo LS từ 1980 trở đi đã được đưa về hết. Gia đình hỏi hết ở QK9 lại sang đến K91 về đến các NT thuộc Quân khu 9 . Và bây giờ qua đồng đội Nguyễn Đông Thiềng thì trận đánh có 13 người hy sinh hết, chỉ lấy được 11 xác còn 2 mất. Trong đó có Đang được gọi là ( thằng thông tin người Hà Nam Ninh) lúc ấy Đang là văn thư mà. Còn một thì CB ấy không nhớ rõ là ở đâu.
Mới nhậu với Nguyễn Đông Thiềng và nhiều CCBF3389 từ Gò Vấp về đây;Sáng mai đ/c Thiềng, tayđoc và một số anh em hành quân đi làm giấy tờ để chuẩn bị những thủ tục đưa LS Đang về nước...
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #376 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 10:24:32 am »

Theo tin mới nhận được, Taydoc đang chuẩn bị đi Đồng Tháp liển hệ với Quân khu 9 để nhờ tìm xác định danh tính liệt sĩ hy sinh cùng Đang. Mong sao mọi việc đạt kết quả tốt đẹp
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #377 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 11:39:04 am »

11:31 ngày 29/6/2010. Taydoc gọi điện về báo:
_ Chiều nay, anh Báu sẽ bay vào Thành phố HCM.
_ Sáng mai gia đình liệt sĩ cùng đội K91 sẽ đến Pua Sat để tổ chức hành lễ quy tập liệt sĩ.
_ Chiều mai, đoàn sẽ quay về Việt Nam
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #378 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 11:49:27 am »

11:31 ngày 29/6/2010. Taydoc gọi điện về báo:
_ Chiều nay, anh Báu sẽ bay vào Thành phố HCM.
_ Sáng mai gia đình liệt sĩ cùng đội K91 sẽ đến Pua Sat để tổ chức hành lễ quy tập liệt sĩ.
_ Chiều mai, đoàn sẽ quay về Việt Nam

Làm sao mà từ QK9 đi Puốt sát rồi về T.P HCM trong ngày được? Liệu K91 có khảo sát luôn khu vực chôn đồng chí còn lại không hả các bác?
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #379 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 02:52:36 pm »

11:31 ngày 29/6/2010. Taydoc gọi điện về báo:
_ Chiều nay, anh Báu sẽ bay vào Thành phố HCM.
_ Sáng mai gia đình liệt sĩ cùng đội K91 sẽ đến Pua Sat để tổ chức hành lễ quy tập liệt sĩ.
_ Chiều mai, đoàn sẽ quay về Việt Nam

Làm sao mà từ QK9 đi Puốt sát rồi về T.P HCM trong ngày được? Liệu K91 có khảo sát luôn khu vực chôn đồng chí còn lại không hả các bác?
Có luôn bác ạ, như thế rất thuận cả cho việc tìm kiếm( dù chỉ là tượng trưng nắm đất), thuận lợi cho việc quản lí hài cốt của liệt sĩ trong thời gian xác định danh tính. Cầu mong linh ứng của các đồng đội chỉ đường soi lối cho chúng ta.
Tho@: Bác không quên trường hợp của liệt sĩ Điền đấy chứ ? Trường hợp của liệt sĩ Điền cũng éo le lắm. Liên hệ với ngoại cảm đến đâu rồi bác. Dạo này tôi mất liên lạc với Bạch Cúc@ bác ạ
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM