Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:04:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí đi tìm đồng đội  (Đọc 278636 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #110 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2009, 10:48:37 pm »

vẫn chỉ là giọt nước trong đại dương thôi bác quyenkh ạ,nếu ccb chúng ta cùng thân nhân,con em và những nhà hảo tâm ghi nhận và tìm kiếm,cập nhật thông tin liệt sỹ nằm ở mỗi địa phương của mình lên trang quansuvn.net.Có lẽ sẽ có nhiều thông tin và có hệ thống hơn,và chuyên nghiệp hơn.
Mình tìm được tranh này nữa bác ạ , xem hay lắm.
http://teacherho.vnweblogs.com/
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #111 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 10:39:47 am »

Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2009
9:30 phút, xe dời bến.
Ba anh em chúng tôi lên đường.
Chiếc xe ô tô của hãng Hoàng Long có giường nằm, máy lạnh được tôi chọn đi kể ra vé có đắt một chút nhưng đảm bảo sức khỏe của hành trình tôi dự kiến là năm ngày.
Xe xuôi về hướng nam, tự nhiên cái cảm giác của chuyến tầu quân sự chở đoàn chiến sĩ mới vào mặt trận ùa về. Tôi nằm úp mặt vào kính của ô tô, nhìn ra đường và hồi tưởng lại. 31 năm về trước, chúng tôi, những chàng trai trẻ hừng hực nhựa sống như những nụ những lộc của cành đào xuân ưỡn ngực tạm biệt quê hương và tổ quốc ra trận... và bây giờ, tôi âm thầm nằm miên man kí ức trên chặng đường đó để đi mang bạn về với quê mẹ.
Hai đứa em của bạn tôi nằm giường kế bên ríu rít đủ trò, chắc chắn chúng không hiểu được tâm trạng của tôi.
Gọi là em của bạn tôi, nghĩ rằng chúng còn bé bỏng lắm nhưng cái Chín cũng đã gần 50 tuổi và lên chức bà ngoại từ mấy năm rồi. Kể ra cũng bé bỏng thôi vì khi Quân hy sinh thì nó còn trẻ lắm, cái Yên thì còn bé nữa và vì người anh của chúng ra đi mãi mãi ở tuổi 22. Từ hôm gặp các em bên nhà anh Trộn thì tôi trong các em là anh Quân của chúng, cũng chính vì thế mà nhiều khi chúng cũng nũng nịu. Cả cái Yên và cái Chín đều chịu khó hay lam hay làm nuôi dậy các cháu không lớn trưởng thành. Các cháu con của em Yên học rất giỏi. Là con gái nông thôn nhưng các em cũng chu đáo lắm. Hôm thư bảy vừa rồi, các em cùng sang thăm ông bà cả hai bên nội ngoại của tôi và không quên thắp hương lên ban thờ cầu nguyện xin cho anh em chúng tôi chuyến đi thuận buồm xuôi gió.
Nằm trên xe được một lúc thì hai đứa phải chui xuống sàn xe và lần ra chỗ bác tài ngồi buôn chuyện vì bị say xe. Tôi  thì nằm dán mình trên giường, chỉ những lúc nào xe dừng thì tranh thủ xuống  làm mấy hơi thuốc lá rồi lại tót lên giường của mình
Vượt qua hầm đèo Hải Vân thì trời mưa to, xe phải đi chậm lại vì thỉnh thoảng lại gặp cung đường xấu lụt lội.
...
10:00 xe đến Quy nhơn. Tôi vào bến xe mua vé đi Gia lai.
Từ ngã ba Diêu trì đến Pleiku đâu khỏng 160 km. Tôi nhẩm tính và thoáng lo lắng vì sợ lệch so với kế hoạch đã dự tính.
Đến bến xe Quy nhơn, tôi vào mua vé bắt xe lên Gia lai. Xe chật cứng người, trời lại bắt đầu mưa to nhưng xe chạy khá nhanh. Qua khỏi ngã ba cầu Bà Di, xe rẽ vào đường 19, đó là con đường gắn với tôi rất nhiều kỉ niệm của hơn ba mươi năm về trước. Ngồi trên xe, tôi nhoài người ra phía trước để ngắm con đường qua gạt nước của ô tô. Đồi núi cao nguyên bắt đầu hiện lên, bên cạnh tôi, hai đứa bát đầu thút thít khóc làm mọi người trên xe để ý đến anh em chúng tôi.
- Anh Quân ơi, anh nằm chỗ nào giữa núi rừng ngút ngàn này, anh có biết chúng em cùng với anh L. đang đến với anh không. Anh L. ơi, sao mãi chẳng đến chỗ anh em nằm... cái Yên níu chặt vào canh tay tôi vừa khóc vừa nói.
Tôi biết trước thế nào cũng có “đoạn” này nên cũng chẳng dỗ dành gì hết, kệ cho chúng nó khóc để nhẹ nỗi lòng có khi lại hay vì chẳng thấy đứa nào say xe nữa.
Xe đến đèo An khê, tôi không còn định dạng bởi sự thay đổi quang cảnh của khu vực này sau gần một phần ba thế kỉ qua đi. Thị trấn An Khê ngày xưa với vài cái nhà cùng với cái bưu điện dặt dẹo đìu hiu không còn nữa mà thay bằng một thị xã đẹp của vùng đồi núi cửa ngõ của Tây Nguyên. Đó là một thị xã gần như quận Kiến an của Hải Phòng, phố xá sầm uất, cửa hàng cửa hiệu dọc hai bên đường kéo dài đến mấy cây số.
Đây rồi, con sông Ba với cây cầu  mới làm, rẽ bên phải đi thêm mấy km nữa là đến hòn Công nơi sư đoàn bộ binh 2 thân yêu của tôi đứng chân cùng các d trực thuộc.
Xe dừng, hai cậu lính mặt non choẹt, quân phục gọn gàng lên xe.
- Lính sư 2 đó chú, cựu binh với tân binh nói chuyện gì cho vui đi chú ơi, chứ mấy má này khóc như ri buồn thúi ruột - cậu lái xe nói với tôi.
Hai cậu lính trẻ biết chúng tôi vào Tây nguyên đi tìm đồng đội có vẻ phục lắm. một cậu nói:
- Khi về, chú nhớ rẽ vào sư đoàn đi chú, thỉnh thoảng các chú các bác ở ngoài đó vô thăm, các thủ trưởng chúng con quý lắm.
Và:
- Chú đi 78 ở hả chú, oánh K chú nhỉ, thời các chú oanh liệt thiệt đó. Nếu chú còn ở lại chắc cỡ trung đoàn trưởng trở lên chứ bộ...
- Đánh K, sao các cháu lại có từ này, tôi ngạc nhiên hỏi.
- Chúng con học tập truyền thống của sư đoàn mà chú ơi, còn nhiều chuyện chiến đấu, đủ chuyện thời các chú cứ lớp này đến lớp khác kể cho nhau nghe hoài mà chú...
Xe đến đèo Măng Giang, hai cậu lính xuống xe, ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi và không quên chúc tôi “ hoàn thành nhiệm vụ của trái tim”...
Ba mươi năm trước chúng tôi cũng như mấy cậu lính của sư đoàn vừa gặp, vô tư, hồn nhiên như “ một nhánh lan rừng” ra trận, chấp nhận sự gian khổ hy sinh... và gìơ đây, ba mươi năm sau, mái tóc bắt đầu điểm bạc lần mò đi tìm nhau thế này. Ước gì không bao giờ có chiến tranh để không bao giờ các cháu, những người lính thế hệ tiếp sau phải như chúng tôi...
12:30, xe tới PleiKu.
Anh em chúng tôi nghỉ ngơi một lát rồi chui vào quán ăn cạnh bến xe. Xong xuôi, chúng tôi đi. Cái Yên, cái Chín kêu như cháy đồi đòi gọi xe ôm, tôi không chịu và bắt chúng đi bộ vì có mấy bước chân là đến nhà anh Tôn rồi, thậm chí tôi còn chỉ lối đi tắt đến nhà anh Tôn. Mấy đứa ngạc nhiên vì chúng đâu có biết, theo hướng dẫn của anh Tôn là “khi nào chú và các em đến bến xe thì gọi điện để anh ra đón..” anh Tôn dặn và nói vị trí nhà, tôi vào mạng và “ xà thấp trên nóc nhà ” của anh ngay gần ngã tư đường Lê Duẩn. Đứng trước cửa nhà, gọi điện, và anh Tôn chạy ra.
Ảnh: An Khê hiện dần qua kính chắn gió bị rạn của ô tô
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2009, 10:22:41 pm gửi bởi dongdoi78 » Logged
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #112 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 12:09:37 pm »

Chuyện về những người đồng đội di tìm đồng đội đã ra đi mãi mãi tuổi đôi mươi luôn chứa đựng cái tình,cái tâm sâu sắc vô cùng.Tôi đọc mà mắt dưng dưng,nghĩ lại rất căng phẫn tại sao đang hưởng cái thanh bình đã tốn bao máu xương mà đất nước còn tồn đong nhiều kẻ tham nhũng quá,táng tận luơng tâm quá!?Buồn,ai có phép màu và nhìn rõ bộ mặt coi nhẹ sự hy sinh của anh em hã chỉ cho họ đọc một topic thôi,xem họ cảm nhận ra sao,nếu vẫn theo chủ nghĩa ĐỚP+ĐỂU bất chấp tất cả thì BOTAY.COM?Huh?
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #113 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 01:03:33 pm »

Thaynhin à ! Những kẻ tham nhũng đó là những kẻ vô ơn bạc nghĩa với những liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc dành lấy cho nhân dân cuộc sống của hôm nay . Họ đã lợi dụng quyền hạn của mình vơ vét trộm cắp tài sản của đất nước bóc lột sức lao động của nhân dân , loại người vô liêm sỉ này hiện nay trong xã hội chúng ta không thiếu , tất nhiên họ phải có một khả năng gì đó mới làm được những việc này , không thể là anh xe ôm bà hàng rau ngồi ngoài chợ mà có thể tham nhũng được .
 Tôi phát biểu điều này không phải để du ngủ mọi người đâu nhưng chúng ta phải tin ở sự tốt đẹp của phát triển xã hội , từ từ từng bước xã hội sẽ loại bỏ dần những kẻ đó và họ sẽ phải trả giá cho những việc làm của mình , chính quyền chúng ta đang làm xã hội vẫn lên án , nhân dân thì căm phẫn . Vậy thì những kẻ đó sớm muộn sẽ bị đưa ra vành móng ngựa .
 Theo tôi biết ngay xã hội Mỹ đầu thế kỷ trước nạn tham nhũng cũng ghê ghớm lắm , các cấp trong chính quyền cũng vơ vét , và anh CSGT cũng chặn xe vòi vĩnh tiền lộ phí , giấy tờ cũng nhiêu khê hạch sách dân đủ đường , trốn thuế buôn lậu , tay trong với những công trình quốc gia ăn chia vơ vét làm giàu cho riêng mình . Thời gian dần dần họ cũng ổn định và rõ nét nhất mà chúng ta đang thấy là Hàn quốc họ đã từng lôi cả Tổng thống ra vành móng ngựa trước những việc làm sai trái .
 Vậy thì một ngày nào đó , đất nước , chính quyền chúng ta sẽ làm được điều đó , bắt những kẻ xấu xa đó phải trả giá cho việc làm hiện nay của họ . Đến khi đó họ là người không đáng bằng con chó .
 Chúng ta hãy sống trong hy vọng 1 ngày gần đây con cháu chúng ta sẽ được sống trong môi trường trong sạch hơn xã hội tốt đẹp hơn bây giờ rất nhiều vì chính quyền nào thì cũng hướng tới điều tốt đẹp đó cho nhân dân , cho Tổ quốc mình . Hãy tin ở ngày mai bạn ạ .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #114 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 01:49:44 pm »

Xe đến đèo An khê, tôi không còn định dạng bởi sự thay đổi quang cảnh của khu vực này sau gần một phần ba thế kỉ qua đi. Thị trấn An Khê ngày xưa với vài cái nhà cùng với cái bưu điện dặt dẹo đìu hiu không còn nữa mà thay bằng một thị xã đẹp của vùng đồi núi cửa ngõ của Tây Nguyên. Đó là một thị xã gần như quận Kiến an của Hải Phòng, phố xá sầm uất, cửa hàng cửa hiệu dọc hai bên đường kéo dài đến mấy cây số.
Bác nói về đèo An Khê , và tâm trạng của 31 năm về trước làm mình nhớ quá .
Cũng con đường này cũng đèo An Khê này cả D11 An Sơn Nghĩa Bình của tôi , trên 10 chiếc xe Car chở gần 400 con người lao vào biên giới , trai trẻ không có gì lo lắng nhiều , không ai biết được cuộc chiến kéo dài đến thế , 382 người ra đi còn được bao nhiêu người trở về lành lặn .
An Khê bây giờ trên đình còn lạnh không bác , còn những đám mây trắng hạ thấp lờn vờn trên ngọn cây , như ta có thế với tay níu xuống được , có còn cái cảnh người dân buộc ngọn trà cây vào đuôi xe đạp cho đổ dốc không bác , có còn những chứng tích cũa trận chiến 75 không .. chắc là hết rồi , mai sau có dịp tôi cũng phãi quay ngược lại thời gian để tìm vị trí xuất phát của thời ấy .. hy vọng là thế .
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #115 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 01:53:06 pm »

Chúng ta hãy sống trong hy vọng 1 ngày gần đây con cháu chúng ta sẽ được sống trong môi trường trong sạch hơn xã hội tốt đẹp hơn bây giờ rất nhiều vì chính quyền nào thì cũng hướng tới điều tốt đẹp đó cho nhân dân , cho Tổ quốc mình . Hãy tin ở ngày mai bạn ạ .
" Hãy tin ở ngày mai, hãy tin ở hoa hồng. Cám ơn Bình yên. Xin chia sẻ với nỗi lòng bức xúc cua thaynhin
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #116 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 02:18:59 pm »

Bác nói về đèo An Khê , và tâm trạng của 31 năm về trước làm mình nhớ quá .
Cũng con đường này cũng đèo An Khê này cả D11 An Sơn Nghĩa Bình của tôi , trên 10 chiếc xe Car chở gần 400 con người lao vào biên giới , trai trẻ không có gì lo lắng nhiều , không ai biết được cuộc chiến kéo dài đến thế , 382 người ra đi còn được bao nhiêu người trở về lành lặn .
An Khê bây giờ trên đình còn lạnh không bác , còn những đám mây trắng hạ thấp lờn vờn trên ngọn cây , như ta có thế với tay níu xuống được , có còn cái cảnh người dân buộc ngọn trà cây vào đuôi xe đạp cho đổ dốc không bác , có còn những chứng tích cũa trận chiến 75 không .. chắc là hết rồi , mai sau có dịp tôi cũng phãi quay ngược lại thời gian để tìm vị trí xuất phát của thời ấy .. hy vọng là thế .
[/b]
Dọc hai bên đường rừng thông xanh mởn như hớn hở chào đón những người lính năm xưa. Những công trình, những ngôi nhà mới xuất hiện. Đỉnh đèo vẫn có mây nhởn nhơ, tai vẫn bị ù phải nuốt nước bọt cho cân bằng áp suất. Không còn những chiếc xe đót như ngày xưa và cũng không còn cảnh buộc cây vào xe để giảm tốc. Đường 19 thì không còn tốt như xưa, cái cảm giác ngồi trên xe quân sự nghe tiếng ro ro của bánh xe không còn nữa chắc vì nó cũng đã trải qua một thời gian dài oằn mình cho cuộc chiến tranh và tái thiết sau đó.
Cám ơn bạn nhiều lắm, bạn đã hiểu được tâm trạng của một thằng lính như tôi và nỗi nhớ An khê khát khao cháy bỏng đến thế của bạn ( chưa sống, chưa qua, chưa gắn bó thì không thể có nỗi niềm như thế phải không bạn thân mến, đồng đội chưa biết mặt của tôi!!!). Chỉ có chúng ta, những thằng lính mới, đã và sẽ đồng cảm như vậy.
Đúng như bạn nói, đó tiếng lòng của những thằng lính chúng ta khi đi qua mảnh đát An Khê giàu truyền thống cách mạng đã chứng kiến biết bao cuộc ra đi, biết bao cuộc trở về, cả những cuộc hội ngộ. Chúc bạn khoẻ
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2009, 02:24:57 pm gửi bởi dongdoi78 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #117 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 02:26:38 pm »

nghe chú dongdoi78 nhắc đến An Khê, con đường QL 19 lại nhớ những câu chuyện được nghe kể. Con đường huyết mạch này gắn liền với E12 F3 - đặc biệt là các D5, D6. Những cống Hang Dơi, điểm cao 638, 384, ghi danh những người con anh hùng thầm lặng đã đứng vững - chốt chặn đến người cuối cùng trước họng súng của lính Đại Hàn. Nhờ có vậy mà địch không tiếp ứng được cho Tây Nguyên. Bao lớp người của E 12 F3 gắn liền với địa danh này, điểm cao này. Hy vọng là sắp có bia tưởng nhớ tại nơi đây.
Logged

tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #118 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 02:33:06 pm »

...đang thấy là Hàn quốc họ đã từng lôi cả Tổng thống ra vành móng ngựa trước những việc làm sai trái   .Lại chuyện nhạy H1N1  Grin . Chuyện Bác Binhyen bức xúc thì .....nhiều người thấy lắm ,nhưng mà theo mình ở ta khó lắm. Cũng bởi vì xương máu  đã đổ nhiều nước VN ta mới được thống nhất như ngày hôm nay và có người tự hỏi tại sao ta cực khổ đổ xương máu mà bây giờ lại....mất quyền làm đầy tớ thì ....tức lắm .Mà thằng đầy tớ này tạm gọi là có công cứu mạng chủ khi xưa hôm nay được chủ tin giao tay hòm chìa khóa tiền chợ hàng ngày thì ngu gì mà sống trong kho thóc gà không mổ bậy vắng chủ . Nhưng khi ông chủ kêu giao lại quyền tay hòm chìa khóa cho kẻ khác liệu là ông có đồng ý hay không ?? .Còn giã như chủ kêu thằng đầy tớ mới toanh vào làm cạnh tranh với thằng cũ ,thậm chí thằng cũ mua bán gì thằng mới đứng giám sát thì sao ? . Cách tốt nhất cho thằng đầy tớ cũ là....làm hợp đồng với thằng chủ suốt đời, trong hợp đồng ghi rõ mày phải giao tao làm quản gia suốt đời ,không được mướn đầy tớ khác ngay cã thằng đó chỉ đứng nhìn việc tao làm , bắt thằng chủ lúc còn mang ơn cứu mạng ký  . Sau khi có HĐ độc quyền suốt đời rồi thì tha hồ mà gà mổ thóc rơi vãi ,không có thóc rơi cũng giã bộ quẵng 01 nắm... Còn chủ mà nhúc nhích thì...căn cứ vào HĐ thưa nó ra ,cho CA xử lý nó ....rồi đấm mõm cho CA 01 tí là xong.
 Bời vậy cho nên...khó lắm thay ...khó lắm thay . Chỉ mong ....trời còn thương dân Việt ...chỉ mong thằng đầy tớ có lòng nghĩ lại chủ nhân của nó...
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #119 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 02:59:41 pm »

Tiếp tục đi Dongdoi78! Viết nhanh nữa lên cho tôi đỡ nóng ruột!
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM