Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 08:29:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội  (Đọc 252198 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #230 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2011, 08:40:15 am »

Tôi vừa hỏi: nhà anh Sơn ở xóm Đồi, ngay ngoài đường cái.

Thế thì cùng làng tôi, xóm Đồi là xóm đâu làng từ QL6 vào, còn tôi ở xóm Đông cuối làng. Tôi không biết a Sơn này, chỉ biết 2 Anh Sơn khác, không biết anh ấy có biết tôi không. Nêu gặp có thể biết. Hôm nào về quê tôi hỏi bà con ở làng xem a Sơn nào. Về quê bao giờ cũng đi qua xom Đôi. Smiley

Đã có số ĐT, anh cứ hỏi thẳng mà nhận đồng hương.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #231 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2011, 09:31:45 am »

.....Ngày xưa ở hàng rào quân y viện 354 sát đường Điện biên phủ ( bây giờ là tổng cục KT_QP ) , ....

Chính xác.
Năm 1964, tôi còn được bố cõng vào đấy, khám bệnh.  Grin
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #232 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2011, 11:06:47 am »

     Bác mõ LXT có "tầm nhìn chiến lược" vì U60 rồi chọn nhà gần bệnh viện phòng khi trái nẳng trở trời, có bị sao đi cấp cứu cho nhanh. Em nghĩ nếu không có QYV 354 thì có khi anh em chỉ còn nhìn thấy bác trên ảnh, chứ không còn được tâm sự và vui chơi giải trí với bác he he  Cheesy Grin Grin
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #233 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2011, 01:04:21 pm »

         @BH: Một số thông tin về Bệnh viện QY354 (theo BKMTT WIKIPEDIA):
          Bệnh viện 354 là bệnh viện đa khoa thuộc Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.
          Bệnh viện được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1949 tại Đại Từ, Thái Nguyên với tiền thân là Quân y xá Trần Quốc Toản.
          Trong KCCP và KCCM, với các chiến dịch trên các chiến trường B-K-C, chiến dịch Hồ Chí Minh..., nhiều y, bác sĩ của bệnh viện đã phục vụ chiến đấu, khám bệnh cấp cứu, điều trị cho bộ đội và nhân dân.
          Bệnh viện QY354 hiện ở đ/c Số 6 Đốc Ngữ, P.Vĩnh Phúc Quận Ba Đình Hà Nội.
          Bệnh viện QY354 hiện nay thực hiện các nhiệm vụ:
            - Khám bệnh và điều trị cho các đối tượng: quân đội, gia đình quân nhân, bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế.
            - Tham gia công tác chỉ đạo tuyến đối với các đơn vị quân đội trên địa bàn Hà Nội theo sự phân công của Cục quân y.
            - Nghiên cứu khoa học về y học và y học quân sự.
Ngày trước bà xã tôi công tác ở Viện nghiên cứu y học quân sự, khoa tiêu hóa - Làm tại Viện 354 này luôn. Sau khi sinh thằng cu lớn thấy vất vả quá nên xin chuyển nghành. Hiện tại gia đình tôi đều đăng ký Bảo hiểm y tế tại viện 354, nhờ giời nhiều năm rồi chưa sử dụng đến thẻ. Không muốn chạm mặt anh Mõ LXT ở đấy nhiều đâu nhé, vì ứ thích bị ốm!
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #234 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2011, 02:35:13 pm »

Cháu nhớ hồi cháu còn bé, vườn hoa quanh Quốc Tử Giám không có rào sắt như sau này. Bác cháu làm rể phố Hàng Bột (đầu gần Giám) nên hồi bé vẫn hay được đưa lên đó chơi. Sau này ra HN nhiều, hầu như lần nào cũng đi ngang Hàng Bột và Giám.
......
Cháu thấy các làng ở Hà Tây (cũ) và Bắc Bộ mà cháu được biết thì Hội làng thường làm trước Rằm tháng Giêng, chắc là do thời điểm đấy nông nhàn và vẫn là "Tháng ăn chơi"


1- Trước đây hè đường và khu vườn hoa chạy dọc theo đoạn đầu phố Hàng Bột chỉ có  hàng rào cây > Năm 2010 nhân 1000 năm Thang long., người ta đã ngăn bằng hàng rào sắt để  để quản lý- Ra vào phải đi qua các cửa  ( còn để thu tiền chứ - trước thì khó thu lắm??? )

 2- Trong ca dao dân ca đã nói về lễ hội tháng giêng của người Việt :
   Tháng giêng là tháng ăn chơi,
   Tháng hai trồng đậu , tháng ba trồng cà
   Tháng tư cày vỡ ruộng ra
   Tháng năm gieo mạ mưa sa đầy đồng.
   .....
Lễ hội tháng Giêng có nguồn gốc  từ khí hậu, thổ nhưỡng và sinh hoạt của  cộng đồng Việt theo văn hóa “ lúa nước” trên vùng đồng bằng . Đầu năm  tiết xuân mát mẻ , cảnh người đều vui lại đúng lúc  nông nhàn –  Xưa làm nông theo tự nhiên, chưa có thủy lợi rồi thâm canh như giờ. Cả năm chỉ có một vụ lúa, cày cấy đón lúc mưa rào cuối tháng 4 đầu tháng năm.
Tiết xuân mát mẻ, lại là những ngày đầu năm mới cộng thời gian rảnh rỗi- từ đấy mà có rất nhiều lễ hội đầu năm.  Đi chơi , thăm hỏi, vãn cảnh rồi Cũng là đi cầu ,xin cho năm mới nhiều may mắn, sức khỏe, lộc.... Có rất nhiều lễ hội trong suốt mùa xuân. Có lễ hội kéo dài từ tháng Giêng đến  hết tháng 3 âm lịch như hội Chùa Hương là một điển hình.
 Kể sơ một vài lễ hội ở vùng Thăng long, vùng  kinh Bắc , vùng trung du Bắc bộ như:
      - Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.
Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa.
      - Mỗi năm vào dịp xuân sang
        Em về Triều Khúc xem làng hội xuân
      - Dù ai buôn bán trăm nghề Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu
Câu ca dao về Lễ hội Chọi trâu diễn ra hằng năm vào hai ngày 16 và 17 tháng Giêng tại xã Hải Lựu- huyện Sông Lô (Lập Thạch cũ)- tỉnh Vĩnh Phúc.
Đặc sắc có thể kể đến lễ hội sau :
- Lễ hội chùa Hương : Lễ hội chùa Hương kéo dài từ 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch . Chùa Hương và động Hương Tích là danh lam nổi tiếng của Việt Nam thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 70km.. Theo tâm thức của người Việt Nam Hương sơn được coi là cõi Phật. Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Ngày 6 tháng giêng khai hội, có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.

- Hội Lim : Hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, đó là hội hàng tổng gồm các làng Nội Duệ, Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang (tức Cầu Lom và Xuân Ó). Tổng Nội Duệ huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn) trải dài trên đôi bờ sông Tiêu Tương, ôm ấp ngọn núi Hồng Vân (còn gọi là núi Lim), trên có ngôi chùa thờ phật. Hội Lim là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

- Hội Yên tử : Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân .Vùng núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công cách trung tâm  thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) khoảng chừng 14 km. Đây là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất 1.068 m (so với mặt nước biển..

- Hội Gióng : Hội bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 4  Âm lịch.  Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng (tên nôm là làng Gióng). Đây là một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ, một diễn trường lịch sử - văn hoá, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân. Lễ hội làng Gióng được cử hành trên một diễn trường rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ.
 
- Lễ hội Chử Ðồng Tử  : hội hàng năm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 3 âm lịch tại đền thờ Chử Ðồng Tử thuộc làng Ða Hoà, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội hơn 20 km. Ðức Thánh Chử Ðồng Tử là một trong "Tứ bất tử" của người Việt- một anh hùng văn hoá và anh hùng khai phá (chinh phục đầm lầy, mở mang nghề nông, phát triển buôn bán...).

- Hội Cổ loa: Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6 tháng giêng tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa;
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #235 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2011, 04:35:36 pm »

Hồi nhỏ BH còn một thú vui nữa, Đó là chui vào vườn của Phủ chủ Tịch .

Ngày xưa BH học lớp vỡ lòng ở khu 1A Hoàng văn Thụ , đối diện với cổng trạm 66 , từ đó lên vườn bách thảo hay hồ tây thì gần Phủ chủ tịch lắm, mà vườn Phủ CT thì rất nhiều loại cây , có đoạn không xây tường rào hay rào kẽm gai mà chỉ là những cây duối hay dâm bụt, nên chỉ cần vạch ra là chui vào được, hihi , trong đó có rất nhiều trái cây và rụng xuống cỏ nên không bị dập , vườn lại mát rượi nên đám trẻ con hay chui vào và đặc biệt các chú bộ đội và công an thì không bao giờ la mắng ( trong vườn của Bác ai mà dám la mắng thiều nhi ) , mà chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhở, hihi ,  nên đám trẻ con không bao giờ sợ , chỉ đi lúc đó , khi nào không có ai lại chui vào Smiley .

Còn vườn nhà Bác Võ nguyên Giáp thì rất nhiều vải, đến mùa thì không thể thoát khỏi mắt đám trẻ nhỏ , và trẻ con quân khu 28 như BH thì càng không thể vắng mặt , hihi .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #236 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2011, 10:20:18 pm »

     Bác mõ LXT có "tầm nhìn chiến lược" vì U60 rồi chọn nhà gần bệnh viện phòng khi trái nẳng trở trời, có bị sao đi cấp cứu cho nhanh. Em nghĩ nếu không có QYV 354 thì có khi anh em chỉ còn nhìn thấy bác trên ảnh, chứ không còn được tâm sự và vui chơi giải trí với bác he he  Cheesy Grin Grin

@TMH: Trận đó đã định lên nóc tủ đấy chứ nhưng tủ thì tủ mọt, người hơi bị nhẹ cân leo lên rồi nhưng tủ chực sập lại đành phải xuống. Ấy thế mà cũng gần 8 năm rồi đấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #237 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2011, 08:53:32 am »

Chợ Cửa Nam, khi xưa là chợ truyền thống, sau khi xây lại thì đã thành "trụ sở của Vietinbank", bây giờ những người đã xa Hà Nội có về tìm lại chợ thì cũng chẳng thấy đâu chỉ thấy một tòa nhà" xanh rì" thôi
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #238 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2011, 09:51:12 am »

Ngày xưa BH nhớ đối diện cái bảng cổng chợ cửa Nam bây giờ , bên kia đường có một quán phở gà , mà ngày xưa chuyện ăn cơm còn khó nói chi tới phở , nên chỉ khi nào ốm mới được ăn, hic , thèm phở HN quá.
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #239 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 05:13:26 am »

Ngày xưa BH nhớ đối diện cái bảng cổng chợ cửa Nam bây giờ , bên kia đường có một quán phở gà , mà ngày xưa chuyện ăn cơm còn khó nói chi tới phở , nên chỉ khi nào ốm mới được ăn, hic , thèm phở HN quá.

Ủa, anh tưởng chỉ cánh nam giới thèm phở thôi chứ? Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM