Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:20:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ván bài lật ngửa  (Đọc 132136 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #80 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2008, 12:21:40 am »

Chương 5

Vũ Huy Lục lần ra cửa mở máy bay đã mở. Dưới anh là sân bay Biên Hòa ẩn hiện sau lớp mây xốp. James Casey theo dõi Lục ngay khi anh kiểm tra lần cuối, đai dù, hài lòng về vẻ tự tin và thành thạo của anh chàng thám báo sắp thực hiện một chuyến đổ bộ nguy hiểm.

- Ông nắm kỹ thuật nhảy dù khá vững, ông Lục ạ! Tôi tin ông thành công trong lần diễn tập chót nầy. - James Casey thét to vào tai Lục.

Lục lầm lì, chẳng gật chẳng lắc. Anh vốn không ưa tay thiếu tá Mỹ này.

- Báo để ông vui: thiếu tá Luân đón ông dưới sân bay... Bây giờ, ông nghe tôi đếm nhé... Sẵn sàng! Một! Hai! Ba!
Lục bước vào khoảng hẫng. Người anh rơi thẳng. Mồm anh đếm nhẩm và bằng một động tác chuẩn xác anh giật mạnh dù. Chiếc dù xòe rộng. Mọi việc trôi chảy. Bãi cỏ xanh dưới anh mỗi lúc một rộng ra...

Giữa lúc anh cuốn dù, chiếc Jeep chở Luân và Thạch chạy vội đến. Máy bay lượn tiếp, cuộc diễn tập kéo dài thêm một lúc nữa. Nhiều người nhảy, nhưng ít người thành công như Lục.

Khi máy bay hạ cánh thì Lục đã cùng với Luân ngồi trong phòng khách sân bay.

James Casey đon đả bắt tay Luân:

- Thiếu tá truyền cho ông Lục nhiều đức tính quí: trầm tĩnh, chuẩn xác, nhạy cảm... Ông Lục sẽ là một chiến sĩ nhảy dù tuyệt vời!

Luân cám ơn James Casey, mắt long lanh nhìn Lục.

- Chiều nay, tôi mời thiếu tá uống rượu. - Luân nói - Chúng ta hẹn ở đâu nào?

James Casey nháy mắt:

- Cả bà thiếu tá cũng có mặt chứ?

- Tôi không dám cam đoan. - Luân cười - Cô ấy thường bận việc cho đến 9 giờ tối.

James Casey nhún vai:

- Tiếc quá... Ta gặp nhau ở tầng thượng khách sạn Caravelle.

- OK!

Gần đây, James Casey săm đón Dung hơi lộ liễu. Gã hay lợi dụng những buổi gặp Luân để tán Dung, vài lần đột ngột đến nhà lúc Luân đi vắng. Dung khó chịu, nhưng Luân hiểu sự việc theo hướng khác. Gã thiếu tá Mỹ sành đàn bà này có thể nắm được vài chi tiết bên ngoài để đánh dấu hỏi về quan hệ vợ chồng giữa Luân và Dung... Tất nhiên, Luân không tiện nêu nhận xét tế nhị đó với Dung.

Xe đưa Luân về Sài Gòn Lục ngồi sau tài xế được điều sang thay Lục.

- Trung sĩ Toàn lái xe bao lâu rồi? - Lục hỏi. Anh ác cảm với tay tài xế mà theo anh lúc nào cũng lấc cấc

- Kể cũng có thể làm tiên chỉ được đấy! - Toàn trả lời ngổ ngáo - Chạy mòn vài chục bộ lốp và nhẵn đoạn đường Phát Diệm - Ninh Bình, Bùi Chu - Nam Định...

Xe bỗng sa xuống ổ gà, bị xốc mạnh.

Lục “xì” một tiếng dài thượt:

- Tiên chỉ! Ổ gà to bằng cái ao! Nói thật, anh không thể lái xe cho thiếu tá được đâu!

Trung sĩ Toàn lầm bầm cái gì đó, không ai nghe rõ.

*
Luân cho Lục tập nhảy dù sau vụ Ban Mê Thuột.

Đó là bước ngoặt trong đời Lục, bắt đầu bằng bước ngoặt trong quan hệ giữa Luân và Lục.

Vũ Huy Lục được Trần Kim Tuyến giao vừa lái xe vừa theo dõi Luân. Anh làm thật cần mẫn việc trước và thật chểnh mảng việc sau. Chính Luân đã rầy anh về sự chểnh mảng nầy, khi bắt gặp anh lén nghe buổi nhắn tin của đài Hà Nội. Từ đó Lục ghi tỉ mỉ hành động hàng ngày của Luân và báo cáo hằng ngày với bác sĩ Tuyến. Báo cáo của anh càng tỉ mỉ thì bác sĩ Tuyến càng đánh giá nó là tẻ nhạt. Một thời gian anh được phép báo cáo mỗi tuần hai lần, rút xuống một lần, rồi xuống nửa tháng, một tháng một lần. Sau cùng không ai nói, song coi như bỏ luôn. Luân bảo anh cứ viết báo cáo và gởi đều hàng tuần cho bác sĩ Tuyến. Chính bác sĩ Tuyến gọi anh lên Sở Nghiên cứu chính trị:

- Từ nay, anh khỏi báo cáo về ông kỹ sư nữa.

Vũ Huy Lục làm như không hiểu.

- Ông kỹ sư là người tin cẩn của Tổng thống và ông cố vấn, lại là con nuôi đức giám mục... Trước kia, tôi chưa hiểu ông ấy đầy đủ, nên cho anh theo dõi, nay không cần nữa. Anh cứ làm nhiệm vụ lái xe như mọi người lái xe khác.

Trần Kim Tuyến hỏi Lục:

- Liệu ông kỹ sư có biết anh theo dõi ông ấy không?

- Em chắc là ông ấy không để ý, mặc dù ông ấy biết em thuộc Sở Nghiên cứu phái sang. Cũng như ông ấy biết anh Thạch.

- Thạch không phải do tôi bố trí. - Tuyến đính chính - Vậy là ông kỹ sư không bằng lòng tôi... Có dịp, tôi phải nói lại với ông ấy.

Lục thuật lại cho Luân nghe biết mọi chuyện, vào buổi tối rảnh rang.

Luân ngó thẳng Lục. Trước mặt anh một con người thật thà bị lừa gạt, cưỡng bức. Sống chung gần ấy năm. Luân hiểu lòng dạ của người lái xe, thật sự đã là bạn thân của Luân. Luân thương và tôn trọng Lục. Một sợi dây vô hình buộc dần hai người, mặc dù chưa bao giờ Luân hé nửa lời tuyên truyền chính trị với Lục.

Luân biết Lục nhớ gia đình, làng quê. Hễ hết giờ làm việc, Lục ôm radio sống với người xướng ngôn đài Hà Nội cho đến buổi phát thanh cuối cùng. Luân bắt gặp nhiều lần như vậy và cho Lục hiểu ngầm rằng Lục không phải giấu Luân.

- Chú muốn về Bắc không? - Luân hỏi đột ngột.

Lục sững sờ. Có gì nôn nả hơn là được gặp mặt vợ con, mẹ và người thân. Nhưng làm sao về được? Và liệu chính phủ ngoài đó có tha thứ cho sự dại dột của anh không?

Lục không biết phải nói thế nào, ngồi chết trân khá lâu.

Luân quyết định đi thẳng vào điểm chính. Lục từng nói anh có một người cậu ruột làm bí thư huyện ủy. Và A.07 xác nhận đúng như vậy.

Con đường Lục về quê khá rắc rối. Thoạt nghe, Lục từ chối. Ai đời đã lầm lạc vào Nam, bây giờ lại nhảy dù ra Bắc trong lốt thám báo. Mang tội gấp đôi. Anh cám ơn Luân, nhưng nhất định không nhận. Trong mắt Lục, Luân phát hiện cái nhìn Luân không hẳn là khinh miệt song mất hết thiện cảm.

Chính cái nhìn chân thật ấy cho phép Luân đi sâu hơn vào kế hoạch mà anh dự kiến từ lâu.

Lục đăng ký vào đội thám báo nhảy dù do James Casey phụ trách với sự nhất trí của Luân và bác sĩ Tuyến. Lục chuyên chú học tập, ngoài nhảy dù, các kỹ thuật thông tin, điện đài, mật mã, sử dụng súng ngắn, võ Judo, sử dụng chất nổ.v.v… Trường huấn luyện thám báo đặt ở sân bay quân sự Biên Hòa và được giữ tuyệt đối bí mật. Lục vẫn lái xe cho Luân và mỗi tuần vắng hai ngày, trừ tháng cuối cùng phải ra Nha Trang ở hẳn trong trường biệt kích Mỹ.

Bây giờ, đã đến lúc dự định thành sự thật ngày mai, Lục từ giã Luân. Anh sẽ được chở ra Phú Bài. Từ Phú Bài, anh đi trực thăng sang một căn cứ giấu tên ở Bắc Lào. Từ căn cứ biệt kích Mỹ đó, máy bay sẽ cất cánh vào ban đêm và rải cả toán của anh từ Nho Quan đến Bùi Chu, Phát Diệm. Riêng Lục, anh là người nhảy sau cùng xuống ngay quê Hải Hậu của anh, trước khi máy bay ra biển Đông.

James Casey dành nhiều thì giờ để giới thiệu tình hình các vùng mà toán thám báo sẽ có mặt. Theo gã, mọi sự tuyệt vời đến nỗi không còn gì tuyệt vời hơn: quần chúng Bắc Việt chán ghét chế độ Cộng sản sẵn sàng hợp tác với các chiến sĩ đến giải phóng cho họ, đã có rất nhiều cơ sở ở ngay các thành phố.

- Các bạn đi dạo - tôi có thể báo như vậy. - James Casey kết thúc buổi thuyết trình trước một tấm bản đồ với các chỉ dẫn cấn thiết. Nhìn vào bản đồ, những tên đâm thuê chém mướn thấy đúng là mình sẽ đi dạo. - Không có gì nguy hiểm cả, trừ kỹ thuật nhảy dù. Nếu nhảy kém, rơi vào núi hay xuống biển. Thế thôi, kẻ thù chực chờ để ám hại các bạn chính là những thứ vô tri ấy. - James Casey nhấn mạnh - ... Bạn nào thích uống rượu, tha hồ. Thịt chẳng thiếu. Và đây mới là điều tôi tiết lộ quan trọng nhất: các cô gái đẹp sẽ không bao giờ quên ơn những trang anh hùng vì họ mà dấn thân...

James Casey huênh hoang. Tuy vậy, chỉ cần còn đôi chút tỉnh táo, bọn thám báo sẽ hỏi: nhảy xuống thảm nhung nhưng tại sao mang theo mỗi người hai khẩu súng - một tiểu liên và một súng ngắn, một con dao, cơm khô, thịt hộp, thuốc trị sốt rét, võng, giấy tờ giả và, cái này thì James Casey hoàn toàn không nhắc một lời, viên thuốc độc cực mạnh.

Lục là một trong không nhiều lắm người tỉnh táo. Anh hiểu sự thể ngược hẳn điều James Casey vỗ vai từng người và gã quên phắt là trước đó, gã ba hoa rằng mỗi chiến khu đều có điện đài, ngày nào cũng liên lạc với gã...

- Chỉ cần William Porter, trùm CIA ở Sài Gòn, bắt được làn sóng của thám báo thì James Casey lên lon trung tá ngay. - Luân bảo Lục như vậy.

Bây giờ, Lục chia tay Luân. Anh nhìn Luân với đôi mắt vừa chịu ơn, vừa lo lắng.

- Phần em thế là xong. Còn ông và cô Dung...

Lục khóc.

- Em vào Nam, như một tên phản bội Tổ quốc. - Lục bệu bạo - Em ra Bắc như một con người. Ơn của ông lớn lắm. Em sẽ cùng vợ con và mẹ em thường cầu Chúa ban phước cho ông và cô Dung...

- Chú yên tâm. Chú không thấy tôi và Dung sống vững vàng lắm sao? - Luân nói, giọng đứt quãng vì anh cũng xúc động.

- Đành vậy. Song biết nói thế nào về ngày mai? Em thương ông với cô Dung nhiều. Em hiểu công việc của ông và cô. Em cảm phục lắm. Nhưng vở kịch nào cũng không thể giống y như ngoài đời, dù kịch sĩ đóng giỏi. Ông và cô Dung tiếng là cưới hỏi nhưng ngủ riêng. Anh Thạch cũng thấy. Em và anh Thạch thấy, dì Sáu nấu cơm thấy. Có thể có người khác thấy... Anh Thạch thương ông, em biết, dì Sáu cũng vậy... Nhưng, nếu họ bị bắt phải khai thật về ông và cô Dung thì sẽ ra sao? Bây giờ thêm cái thằng láu cá Toàn lái xe cho ông. Nói thật em lo lắm. Có em bên cạnh, ông đỡ vất vả. Em muốn xin ông cho em thư thả hãy ra Bắc.

- Đâu được! - Luân lau nước mắt, anh nghĩ nếu không dứt khoát thì Lục sẽ đổi ý - Chú cứ ra. Chú quên rằng chú còn trở vào hay sao?

Lục cười rạng rỡ, dù nước mắt ướt má anh:

- Em gặp gia đình rồi, sẽ tình nguyện vào ngay.

- Các đồng chí sẽ thu xếp cho chú. Chú trở vào cũng phải theo con đường của chúng nó...

- Em hiểu!

- Chú nhớ nhảy dù không có vật chuẩn. Nhảy theo tọa độ vào ban đêm. Có thể xê dịch mục tiêu hàng chục cây số. Sửa soạn phao cho kỹ, quê chú liền biển...

- Ông khỏi lo, rơi ngoài khơi em cũng vào bờ được.

- Tôi tin chú tháo vát...Hễ xuống đất, chú liên lạc với một trạm dân quân hay công an nào gấn nhất. Liên lạc mà đừng làm ồn ào. Chú đề nghị áp giải chú về huyện. Đến huyện, chú nhờ chuyển “vật đó” về Bộ Nội vụ, theo địa chỉ tôi đã dặn. Ở xã, huyện hay tỉnh, chú một mực không nói gì cả... Dù người ta tống giam chú.

- Em sẽ làm đúng như ông dặn.

- Số cùng nhảy dù với chú đều rất hung ác, quỷ quyệt. Chú phải thận trọng, nhất là trước khi nhảy xuống Hải Hậu. Từ đây đến Bắc Lào, chú vẫn ở trong vòng nguy hiểm. Tôi đợi điện đài của chú lên tiếng, nghe được điện đài, chúng tôi khui liền một chai sâm banh!

- Em xin phép chào cô Dung.

- Được... Trưa nay, chúng ta ăn cơm gia đình.

- Em nói ý chót... - Lục do dự hồi lâu - Em muốn ông và cô Dung...

Luân cười mà mắt đo đỏ:

- Cám ơn anh!

*
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2008, 12:27:29 am gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #81 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2008, 12:21:50 am »

Luân theo thang máy lên từng thượng khách sạn Caravelle. Anh biết James Casey đã có mặt, xe của gã đỗ bên lề. Dung không bận nhưng cô từ chối bữa cơm hôm nay.

- Em đến chỉ thêm phức tạp...

Nói xong, Dung đỏ mặt. Cô đã nói chuyện suốt buổi với Lục và điều mà Lục băn khoăn cũng chính là điều cô băn khoăn.
James Casey ngồi ở một bàn xa nhất, từ đó có thể nhìn bao quát một góc Sài Gòn.

Người mà Luân không ngờ cũng có mặt trên từng thượng là Ly Kai và Fanfani.

- Ồ! Ông kỹ sư... thật là trái đất tròn.

Fanfani duyên dáng chìa tay cho Luân.

- Tôi hẹn ăn cơm với thiếu tá James Casey...

- Tôi biết... Thiếu tá James Casey vừa nói. Do đó, tôi không được ngồi chung bàn với ông. chắc hai người cần trao đổi...

- Tôi nghĩ chẳng có gì trở ngại...

Ly Kai cũng vồn vã không kém:

- Chào ông kỹ sư...

“Thằng cha nầy đến tình cờ hay có dụng ý?” - Luân hỏi thầm khi bắt gặp cái liếc của gã mặc complet xám cùng ngồi với Ly Kai.

- Xính xáng khỏe chứ?

- Cám ơn ông kỹ sư. Xin phép ông...

Ly Kai trở về bàn. Fanfani được James Casey mời sang ngồi chung.

- Ông kỹ sư và thiếu tá biết người cùng bàn với ông Ly Kai là ai không?

Luân và James Casey đều lắc đầu.

- Một người Hoa, tên Dèng Chái Hính. - Fanfani tỏ vẻ thành thạo.

- Chủ chứa cờ bạc?

- Có thể?! - Fanfani đủng đỉnh - Nếu hiểu chủ chứa theo nghĩa rộng, mặc dù đích thị ông ta đứng tên mấy sòng bạc lớn ở Ma Cao, Singapore, Monaco, La Havana...

James Casey huýt sáo mồm, thán phục. Câu trả lời của Fanfani khá mập mờ, song Luân không muốn hỏi thêm. Anh nâng ly:

- Nào, mời thiếu tá, mời cô Fanfani.

Uống xong, Fanfani hỏi:

- Có việc gì mà ông thiếu tá và kỹ sư nâng ly?

- Vui thì nâng ly, không được sao? - James Casey vặn lại.

- Tất nhiên - Fanfani duyên dáng - Song, vui về chuyện gì?

- Tôi rất cám ơn thiếu tá... - Luân chưa nói hết câu thì nhận được bàn chân James Casey khều nhẹ anh. Fanfani không thấy, nhưng qua cái kính trên tường, Luân bắt gặp Dèng Chái Híng để mắt nơi gầm bàn - hai bàn kề không xa mấy.

-... đã giúp tôi mua một chiếc xe du lịch Nhật... - Luân nói không hề đứt đoạn.

Fanfani cười. Chắc chằn là cô không tin.

- Tới phiên tôi. - James Casey rót một ly khác - Tôi chúc ông Luân sớm làm cha - Giọng gã ít nhiều khiêu khích.
Luân uống cạn. Anh nheo mắt ngó James Casey hàm ý: “Tôi làm chủ, lúc nào có còn là tùy ý muốn của tôi”. Người không được vui lại là Fanfani. Cô nói sang chuyện khác:

- Ông kỹ sư vừa đi thị sát Dầu Tiếng về. Tôi muốn biết ý kiến của ông xung quanh trận tấn công. Tôi xin phép lên đó, song Bộ Thông tin đã từ chối. Lucien Bodard của France- Soir (1) viết một bài, kèm ảnh.. Tuy vậy, ông ta không viết một từ nào, chứng tỏ trận tấn công là của Việt Cộng. Tờ Journal Dextrême- Orient (2) in tại Sài Gòn thì giữ thái độ im lặng hoàn toàn.

- Cô Fanfani thân mến! - James Casey sốt ruột - Đây là bữa uống rượu..

- Nếu cô Fanfani định viết bài về Dầu Tiếng, tôi sẽ làm vừa lòng cô, đúng như thiếu tá nói, vào dịp khác. Xin mời! - Luân lại nâng ly.

Ly Kai đứng lên mang ly rượu đầy đến:

- Dạ, xin phép ông kỹ sư, thiếu tá và cô! Ông bạn của tôi, một khách du lịch từ Floida sang, nghe tiếng ông kỹ sư muốn làm quen, tôi hân hạnh giới thiệu...

Người khách cũng đã đứng lên mang ly sang.

- Hân hạnh! - Ông ta nói tiếng Anh - Tôi John Hing...

- Hân hạnh! - Luân chạm ly với ông ta. Bốn mắt ngó thẳng nhau, đôi mắt ông ta hơi xếch kiểu người Hoa Bắc, vừa dữ dội vừa lạnh lùng. Phút tiếp xúc đó như cuộc đọ sức và Luân đối phó lại bằng cái nhìn rất thẳng, rất sâu nhưng pha chút cười cợt. Người bỏ cuộc là John Hing. Ông ta không kềm chế nổi trước lối khinh khi của Luân. Các ly rượu đều cạn.

Luân chủ động kéo ghế mời John và Ly Kai.

John trao danh thiếp cho mọi người. Ông ta ghi chú thêm số phòng trọ và số điện thoại của ông tại khách sạn Majestic. Luân cũng trao danh thiếp của anh.

“Dèng Chái Hính... Dương Tái Hưng! Gã đây rồi!” - Luân nhớ lời anh Sáu Đăng.

- Chúng ta làm quen! - John nói - Tôi là người thích giao du, cho nên thật sung sướng hôm nay gặp các ngài... Tôi sẽ càng sung sướng hơn nếu các ngài, trong một dịp nào đó, đến nhà riêng của tôi ở Florida. Tôi ngưỡng mộ ông kỹ sư vì vậy, tôi phải cám ơn cô Helen. Tôi ngưỡng mộ ông kỹ sư qua các bài báo của cô dịch và đăng trên Financial Affairs.
John nói tiếng Anh âm sắc Mỹ, như một người Mỹ chính cống.

- Nhưng tôi không ký tên dưới bản dịch! - Fanfani cười soi mói- Chắc ông Ly Kai đoán mò và báo với ông?

Ly Kai sa sầm mắt, John cũng thoáng bối rối. Song, ông ta giành tự chủ được ngay:

- Chẳng lẽ có nhiều người của Financial Affairs tại Sài Gòn?... Vả lại, đâu có gì quan trọng, phải không... Xin mời!
Họ ăn uống khá lâu, bàn linh tinh đủ thứ chuyện, tất cả đều là chuyện phiếm. Luân tỏ ra thoải mái. Ngồi quanh anh toàn hạng tình báo nặng cân, anh hiểu rõ. Chúng chưa phải từ một đầu mối chỉ huy song giữa chúng nếu có điều gì giữ kẽ với nhau thì điều đó hoàn toàn ở mức kỹ thuật.

- Chúc ông kỹ sư ngủ ngon, sau một ngày vất vả. - Ly Kai nói như vây khi họ chia tay.

“Sau một ngày vất vả?” - Luân nghĩ mãi về câu chúc không phải tình cờ đó.

- Có phải sáng nay, ở trường bay về, thiếu tá gặp ông Ly Kai? - Luân hỏi James Casey khi hai người ra khỏi khách sạn.

- Ồ! Tại sao ông biết? Đúng... Ông Ly Kai đi chơi trên Trị An, gặp tôi trên đường, ngay chiếc cầu bắc ngang sông, Đồng Nai... Có gì không ổn đối với “bản tango” không?

- Không! Nếu chỉ ở mức đó!

- Chắc chắn là chỉ ở mức đó...

“Nó theo mình...”, Luân nghĩ thầm...

Fanfani chào Luân, kèm theo câu hỏi:

- Ông kỹ sư không thích ông John?

- Tại sao tôi không thích? - Luân cười.

- Tôi biết là ông không thích...

- Cô độc đoán quá!... Cô cần tôi đưa cô về nơi cô nghỉ không?

- Rất bằng lòng, nếu ông dám! - Fanfani cười khúc khích.

- Tôi sẽ đưa cô đến tận phòng! Ta đi! Đi bộ hay đi xe? - Luân choàng vai Fanfani và cố ý siết hơi mạnh.

- Ông uống nhiều quá, phải không? - Fanfani rùng mình - nói vui - Thôi tôi còn chút việc... Cám ơn ông

Fanfani đứng đối diện với Luân mấy giây...

---
(1) Nước Pháp buổi chiều
(2) Nhật báo Viễn Đông
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2008, 12:30:24 am gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #82 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2008, 12:37:52 am »

Chương 6

Nhu đi lại trên thảm. Diệm ngả người trên ghế bành. Phòng khách của tổng thống cách biệt mọi ồn ào bên ngoài nhờ mấy lần cửa. Rèm cuốn lên, qua vách kiếng cái gò đất ngoài cổng dường như thấp hơn.

- Ông Nguyễn Xuân Chữ không hài lòng tôi. - Diệm nói - Tôi định gặp ông ta. Những bài báo của ông ta chỉ có lợi cho Cộng sản...

Nhu biết rõ sự khó xử của anh mình đối với vị bác sĩ một thời quyền thế ở Bắc phần. Nó bắt nguồn từ tháng 8-1945, khi Diệm bị Ủy ban khởi nghĩa Trung Kỳ bắt trên đường từ Đà Lạt ra Huế. Đáng lẽ Diệm bị xử ngay tại chỗ nhưng lệnh của cụ Hồ bảo đưa Diệm ra Hà Nội. Ở Hà Nội, Diệm gặp Chữ trong nhà giam. Diệm đinh ninh mình sẽ phải chết, than thở thời vận. Nhưng Chữ lại tin là cả hai đều sống vì cụ Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc, một nhà yêu nước sáng suốt, nhân đạo, đức độ... Diệm không tin, lén gởi thơ nhờ Nguyễn Hải Thần nói với Lư Hán hoặc Tiêu Văn - các ông tướng của Tưởng Giới Thạch can thiệp giúp. Chữ chế nhạo Diệm: không có vàng kèm theo, Nguyễn Hải Thần đời nào giúp, vả lại, Thần không đọc được chữ Quốc ngữ, không biết tiếng Việt. Đến mức đó mà Diệm vẫn gởi cho Thần bức thư chữ Hán. Đúng như Chữ đoán, thư đi mà tin không lại. Và một buổi sáng sau ngày 2-9, cửa nhà giam mở, Thứ trưởng Nội vụ Hoàng Minh Giám mời hai người lên Bắc Bộ phủ.

Dù cả hai sau đó đều không cùng số phận - Diệm vô Đà Lạt, Chữ ở lại làm chánh khách - nhưng Diệm có phần nể Chữ. Chữ di cư vào Nam sau hiệp định Genève, đứng đầu các tổ chức tương tế người Bắc. Diệm đôi lần muốn mời Chữ làm một vai gì đó trong Quốc hội hay trong các đoàn thể, song ngại: Vai thấp thì Chữ chê, vai cao thì Diệm sợ. Lần khần mãi, Chữ bất mãn. Mượn sự quá chén trong tiệc tùng, Chữ xỏ xiên Diệm. Gần đây, Chữ viết báo. Tất nhiên, ai đó viết ký tên Chữ.

- Sắp tới Liên minh Á châu chống Cộng họp đại hội ở Hán Thành. Ta cho ông Chữ làm trưởng đoàn và đại diện Liên minh tại Việt Nam. Vậy là ổn. Phó chủ tịch Liên minh Á châu, đâu phải nhỏ.

Ý của Nhu giải tỏa nỗi băn khoăn của Diệm

-Tôi chưa ký quyết định giao cho Nguyễn Thành Luân làm chỉ huy trưởng Tỉnh đoàn bảo an Bình Dương kiêm tư lịnh chiến dịch “Cơn hồng thủy”. Tôi cũng chưa ký duyệt kế hoạch của anh ta... Đợi ý chú. - Diệm nói với vẻ thăm dò.

- Anh ký càng sớm càng tốt. - Nhu nói - Đó là chủ trương của em.

- Tôi chỉ ngại anh ta quá cứng, gây khó khăn cho ta. - Diêm nói xong giọng hớn hở.

- Luân đủ khôn ngoan, anh đừng lo. Thậm chí, thừa khôn ngoan nữa.

- Chú một mực không tin anh ta, sao lại trao cho anh ta nhiều quyền như rứa?
Nhu cười, ngay trước anh ruột mình, Nhu vẫn giữ điệu bộ của lãnh tụ. Đây là điều Nhu khác Diệm: Diệm đôi lúc sống như một con người thật, còn Nhu, lúc nào cũng bận tâm cái vẻ bề ngoài.

- Anh có cho rằng trị Cộng sản không ai tốt bằng Cộng sản? Em nói chưa thật đúng, trị Cộng sản không gì tốt bằng phương pháp Cộng sản. Ngoài Luân, chẳng còn người nào cáng đáng nổi công việc bình định phía Bắc thủ đô. Sau roi vọt, phải xoa dịu. Mai Hữu Xuân bình định, bình định xong, an ninh xấu hơn. Ta dám dùng Mai Hữu Xuân thì cũng dám dùng Nguyễn Thành Luân. Luân sẽ phủi hết những cái Xuân tạo ra. Anh đã nghe rồi, Xuân tạo cái gì? Những quả mìn nổ chậm. Thằng trâu đen đó, không từ chối bắn chúng ta nếu có cơ hội. - Giọng Nhu chợt gay gắt - Em hơn một trăm lần can anh dùng Mai Hữu Xuân. Cho hắn về hưu đi. Cho hắn sang Pháp đi.

- Chú quên là ông ta còn bè bạn. Đối xử với ông ta còn phải nghĩ đến các ông Lê Văn Kim, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Văn Minh,... ngay ông Lê Văn Tỵ! - Diệm cao giọng.

Hễ Diệm cao giọng là Nhu dịu giọng. Nhu biết anh Tổng thống không ưa bị lép vế.

- Em trở lại Nguyễn Thành Luân. Luân có thể sẽ thẳng tay với một số người nào từng có công với chúng ta nhưng lại là mục tiêu chống đối của các phe phái và dân chúng. Anh ta bỏ tù, cách chức, thậm chí xử bắn chẳng qua là quảng cáo cho ta. Tổng thống làm mạnh, nhiều người hoang mang, còn Luân làm mạnh thì có đến hàng trăm lời giải thích, đằng nào cũng chỉ có lợi cho ta: Chính phủ công minh, sai sót trước kia là lỗi của cấp dưới. Ngược lại, sẽ như thế nầy: Luân lạm dụng chức quyền. Nói cho cùng, nếu cần, anh ta ra tòa trước bản luận tội không bắt bẻ nổi: Một Việt Công nằm vùng phá hoại chính sách quốc gia.

Thuyết minh của đứa em - Diệu hiểu Nhu từ tấm bé - làm ông bàng hoàng. Ghê quá! Giả sử nó không phải máu mủ của mình...

- Tôi nghĩ là chú nên tìm hiểu và có cách nhìn anh ta công bằng hơn. - Diệm đổi thái độ - Theo tôi, anh ta rất cần cho ta...

- Em chưa bao giờ phủ nhận công dụng của Nguyễn Thành Luân. - Nhu say sưa đeo đuổi ý nghĩ - Nhưng, em không ngây thơ. Đối với một người như anh ta, ngây thơ là phiêu lưu. Báo cáo về anh ta mà em nắm thường lệch về hai cực: hoặc anh ta là một Việt Công tối nguy hiểm, hoặc anh ta là một phần tử Quốc gia không gợn đục. Cực thứ nhất do ganh tị, cực thứ hai vì nói đến anh ta là nói đến giám mục và tổng thống. Em chỉ cần nêu một ví dụ: Luân không ham tiền, không ham gái, không đòi địa vị, đó là cái gì? Lý tưởng ư! - Nhu cười rộ - Ngoài Cộng sản ai có lý tưởng? Giá mà anh ta nuôi mộng thay anh làm tổng thống, em yên bụng hơn!

Nhu dồn Diệm đến chân tường.

- Tuy nhiên, em sẽ cư xử với anh ta theo lợi ích của chúng ta. Ngay như cho anh ta là một Việt Cộng hóa trang đến mức tinh vi, không phải không cần cho ta! Anh biết rằng cái gì cũng có điểm tột cùng. Điểm tột cùng sẽ tạo ra sự trung hòa. Ta đang chống Cộng. Nhưng, khi nào nhu cầu chống Cộng thấp hơn một nhu cầu khác, trong một vài trường hợp thì người của Cộng đôi lúc hóa ra bức thiết đối với ta.

Diệm tán thành Nhu. Chú nó tính xa thật.

- Chú có dọ hỏi người Mỹ về Luân không?

- Dọ hỏi chi, họ không nói đâu. Luân quan hệ khá thân với đại sứ quán Mỹ. Tuy vậy, cho tới giờ này, anh ta chưa hề tỏ ra mình chịu đóng yên cương trong một cuộc chạy đua. Người Mỹ ve vãn anh ta. Giờ nào nhận lời mời mọc đó thì cũng là giờ anh ta tự sát! -Nhu nói qua kẽ răng câu này.

- Em chấp nhận một tên Cộng sản hơn là một tên lưu manh... Hiện thời, anh có thể coi anh ta là một đức cháu, một đứa cháu ngoan ngoãn cũng được. Nhưng, em xin anh chớ nói với Đức giám mục nhận xét của em. Đức giám mục cả tin, nói tuột hết mọi điều cơ mật với đứa con.

Diệm đứng lên:

- Tôi ký ngay quyết định. Chú bảo Luân gặp tôi trước khi lên Phú Cường...

*
Luân day mặt vào tường, nhắm mắt. Từ hôm “lễ cưới” tới nay, quan hệ giữa anh và Dung đâm ra ngượng nghịu. Đêm anh giữ ý đi nằm trước trên chiếc chiếu trải dưới sàn tận góc phòng. Dung mở đèn bàn, cố ru giấc bằng mấy trang sách. “Tuần trăng mật” diễn ra như vậy và về nhà tiếp tục như vậy.

Nhưng, ngày mai Luân chính thức nhận nhiệm vụ ở Bình Dương. Dung bỗng thấy lo. Cô xếp sách, bật đèn - cô biết là Luân chưa ngủ - đến cạnh Luân:

- Anh Luân ơi! - Cô gọi - Giá mà lực lượng vũ trang của ta giảm hoạt động khi anh lên đó, em thấy hay hơn.

- Sao vậy? - Luân trỗi dậy - Trái lại, trong vài tháng đầu, phải đánh dồn dập... Cô đánh giá CIA thấp quá!

- Anh có báo cáo kế hoạch với anh Sáu không?

- Lúc đó tôi chưa biết Nhu sẽ giao tôi công việc nầy nên đâu báo cáo được tỉ mỉ. Song, có hướng chung rồi...

- Nhu đặt tên “Cơn hồng thủy” cho chiến dịch là muốn tràn ngập vùng căn cứ ta đó!

- Phải...Thế nào cũng có “Cơn hồng thủy”. Vấn đề là ai tràn ngập ai... Công việc của chúng ta phải táo bạo một cách thận trọng. Tình thế khẩn trương lắm.

- Theo em, chúng ta phải thận trọng một cách táo bạo! - Dung “sửa” Luân.

- Thôi được tôi nhượng bộ cô! - Luân cười.

Dung ngồi cách Luân có một với tay. Bỗng nhiên, Dung đẹp lạ lùng anh nhớ lại một câu Kinh thánh: "Cố gắng lên, thiên đường trong gang tấc".

- Giờ nầy, anh Lục ở đâu, hở anh?

Dung hỏi cả chục lần mấy hôm nay. Luân không trả lời. Anh biết giờ nầy Lục ở Bắc Lào, nhanh nhất thì tối mai mới “nhảy”. Nhưng anh không trả lời.

- Sao anh nhìn em dữ vậy? - Đến lượt Dung đỏ mừng má.

Luân cầm tay Dung và trân trọng cúi hôn. Dung từ từ rụt tay về thở dài:

- Anh ngủ đi!

Dung trở về giường, tắt đèn. Luân nằm xuống chiếu:

“Lấy nhau cũng là hy sinh, không lấy nhau cũng là hy sinh...”, câu nói đó của anh Sáu chợt văng vẳng.
“Ta chọn cách hy sinh nào?”, Luân tự hỏi và nhắm nghiền mắt. Giấc ngủ đến với anh thật khó khăn. Có lẽ anh đoán, Dung cũng không khác.
*

Tiếng điện thoại reo dựng Luân dậy.
- Tôi nghe đây... Phải, Luân đây... Ai ở đầu dây đó?

- Chào thiếu tá. Tôi là một người quen. - Người nói chuyện với Luân có giọng nói lạ.

- Xin lỗi, người quen là ai?

- Chưa phải lúc xưng tên... Tôi biết thiếu tá sắp đi nhận nhiệm vụ mới. Tôi muốn biết thiếu tá hành động như thế nào?

- Nếu chưa biết mình đang nói chuyện với ai thì tôi sẽ không trả lời...

Dung đã đứng cạnh anh, theo dõi chăm chú cuộc trao đổi mà cô chỉ đoán lời người lạ qua những câu của Luân.

- Thiếu tá định đánh Việt Cộng hay định làm một cái gì khác? Đánh Việt Cộng, đó là việc của thiếu tá. Song nếu không đánh Việt Cộng thì thiếu tá liệu hồn!

- Hăm dọa tôi? Thật lố bịch. Tôi đánh tất cả những cái gì gây ra mất an ninh, kể luôn đảng Rừng Xanh! Không cần dài dòng! - Luân cướp lời và cắt máy.

- Gì thế anh? - Dung trao cho Luân chiếc khăn lau mặt.

- Bọn nào đó... Bọn nào? Giọng nói lạ... Lạ mà không lạ. Hình như ông ta có đổi giọng... Ai?

Luân nghĩ mãi không ra.

- Đảng Rừng Xanh dính líu với ai? Ai mà biết việc tôi làm nhiệm vụ mới? Báo chưa đưa tin. Quyết định của tổng thống sẽ được trao cho tỉnh trưởng Bình Dương sáng mai và cũng sáng mai, các tỉnh Bình Long, Tây Ninh, Biên Hòa, mới biết. Tiết lộ từ Tổng tham mưu? Từ Tham mưu biệt bộ? Từ Nha Công vụ? Bộ Công dân vụ? Tổng nha Cảnh sát? Trung ương tình báo? Từ văn phòng tổng thống?

- Có thể từ tất cả những nơi anh kể! - Dung nói rầu rầu.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #83 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2008, 12:44:20 am »

Chương 7

Luân đến chào Diệm, trước khi lên Phú Cường. Tổng thống hoàn toàn thoải mái, không nói gì thêm về công việc của Luân. Ông bảo Luân cùng dự với ông một phiên tiếp tân các nhân sĩ. Luân chưa hiểu ý nghĩa của phiên tiếp tân nhưng cảm giác là Diệm, trong tư thế người chủ động tạo ra “ thời đại mới”, muốn chứng minh thái độ sẵn sàng nghe các quan điểm khác nhau.

Cuộc tiếp tân tiến hành ngay tại phòng khách dinh Độc Lập – chương trình ghi rõ: Tổng thống mời cơm các nhân sĩ. Vợ chồng Nhu tuy vẫn ở trong dinh nhưng không dự để không khí tiếp tân được nhẹ nhàng.

Người đến sớm nhất là Phan Quang Đán – bác sĩ. Luân đón ông ta ngay thềm.

- Oh la la! - Đán reo – Quand un vrai génie parait dans se monde on le distingue à cette marque: tous les sots se soulèvent contre lui! Đúng không? (1)

Luân chỉ gặp vài lần vị bác sĩ nầy ở mức xã giao – thiên hạ bảo là ông ta chưa có bằng cấp và thực tế không hành nghề bác sĩ. Vài lần cũng đủ cho Luân nhận xét về Phan Quang Đán: ba hoa thiên địa, xu thời, ranh vặt.

- Nầy, các bài của vous trên “Bách khoa” convaincre moi, Mais, comment, dirais je? On hurle dans le désert n’est ce pas? Một point de vue như vầy hoàn toàn sẽ bị rejeté. Vous ngây thơ quá! (2)
Đán nói pha tiếng Pháp với tỷ lệ cao. Luân thấy thêm tính cách hài hước của Đán: Một anh chàng lăng xăng như vậy mà là “chủ bài” của Kennedy thì quái đản thật!

Người thứ hai đến là Phan Huy Quát, cũng là bác sĩ. Quát hời hợt bắt tay Luân. Luân hiểu: anh chẳng là cái gì cả trước con mắt của một chính khách tự phong vị trí ít nhất cũng là phó tổng thống. Thuộc đảng Đại Việt mà!

Người thứ ba, Nguyễn Ngọc Thơ. Thơ niềm nở bắt tay Luân. Phó tổng thống thậm trí hơi rụt rè trước Luân. Vị quan lại cũ, bỗng dưng leo lên phó tổng thống, biết thân biết phận, bao giờ cũng lùi phía sau cánh gà. Vụ dụ hàng Ba Cụt mà ông là người mối lái kết thúc bằng cái chết của viên tướng Hòa Hảo đã biến ông thành tấm bia hứng bao nhiêu lời nguyền rủa, khinh miệt. Chỉ có đức Phật mới hiểu lòng ông: không phải riêng Ba Cụt, chính ông cũng bị lừa. Song, ông không đủ gan nói lên sự thật. Đành nhẫn nhục sống qua ngày vậy! Với ông, Luân là thân thuộc gia đình tổng thống, tốt hơn hết là uốn mình trước Luân, chẳng mất cái gì….

Người thứ tư là Nghiêm Xuân Thiện, cựu tổng trấn Bắc phần, nay chủ trương tờ “Thời luận” với những bài công kích chế độ Diệm khá độc ác. Thiện cũng đi với Nguyễn Xuân Chữ. Một bộ bốn người cùng đến một lượt: kỹ sư Lưu Văn Lang, trắc lượng sư Phạm Văn Lạng, giáo sư Dương Minh Thới, bác sĩ Nguyễn Xuân Bái. Luân lễ phép chào từng người. Anh tôn trọng các vị tự đáy lòng. Đây là những trí thức Tây học thuộc lớp đầu không chọn con đường làm quan và làm giàu, sau Cách mạng tháng Tám chọn lập trường dứt khoát đứng sau lưng cụ Hồ. Các cụ một thời được đánh giá là “đại diện công khai của Việt Minh ở Sài Gòn” – sau đình chiến, tuy trong các cụ có sự phân vân lúc đầu về Ngô Đình Diệm – yêu nước hay Việt gian – nhưng các cụ không tán thành chống Cộng. Và, lần nầy, Diệm dám mời các cụ…

Kỹ sư Lưu Văn Lang ngó Luân:

- Anh là sĩ quan quân đội kháng chiến?

Luân gật đầu.

- Anh phản? - Cụ Lang cau mày, rút khăn lau bàn tay vừa mới bắt tay Luân.

- Tôi ghét phản! – Cụ ném câu nói đó vào mặt Luân rồi hầm vào phòng họp.

Luân tiếp nhận lời mắng mỏ cụ Lang với một tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Cá nhân anh thật thiệt thòi, bị sỉ nhục. Nhưng đất nước này vẫn còn những con người tiết tháo như vậy thì nó không hề ngã, dù cho kẻ thù là ai.

Lần lượt Nguyễn Thành Phương, Trần Văn Soái, Lâm Thành Nguyên, những ông tướng một thời hét ra lửa nay sống nhờ chút lượng bao dung của Diệm – bước lên thềm dinh Độc Lập mà rón rén tựa hồ vào nơi thờ các đấng thần linh.

Rồi các nhà báo Nam Đình, Vũ Ngọc Các….

Người đến sát giờ khai mạc là Trần Văn Hương. Hương cầm gậy dù ông đi không cần phải chống với vẻ mặt thách thức. Hương bắt tay Luân theo lối kẻ cả. Từ khi thôi chức đô trưởng, Hương cùng một số người lập ra nhóm “Tinh thần” – quan điểm chính trị không rõ ràng, song hàm ý đối lập với đảng Cần Lao đồng thời cũng không liên minh với đảng Dân Chủ. Nhóm Tinh thần chủ trương chống Cộng, phản đối chế độ độc tài cá nhân gia đình trị - những cái theo nhóm này, vô hiệu hóa khả năng chống Cộng.

Hương nhìn Luân, mắt hơi nheo. Hẳn là ông liệt Luân vào hạng đầu sỏ của đảng Cần Lao. Tuy nhiên, ông vẫn nhớ lần tiếp xúc cách đây ba năm, Luân gieo cho ông một ấn tượng khá đậm.

- Tôi sưu tầm các bài thơ của tôi, lúc nào tiện sẽ gửi anh đọc chơi!

Luân cám ơn.

Mọi người đông đủ, theo giấy mời, trừ vài trường hợp. Người ta kê ghế thành vòng tròn. Tổng thống ngồi chung trong vòng tròn đó, sắp sửa nói thì thêm một người nữa vào. Diệm hơi cau mày khi thầy bộ áo dà, chuỗi tràng hạt và gương mặt tương phản với bộ vỏ bề ngoài của người đến trễ. Thượng tọa Thích Tâm Châu – có tiếng xì xào. Luân biết Thượng tọa và biết tương đối kỹ, ngay lúc Thượng tọa vừa di cư vào Nam. Người cung cấp tài liệu đầy đủ cho Luân lại là Nhu: Ông là hội trưởng tăng già Bắc Việt, đầu tiên liên quan Phòng Nhì Pháp, sau đó bắt mối CIA và hiện nay đang được CIA chăm sóc. Người của Thượng tọa cử đi học bên Mỹ bao giờ cũng hưởng nhiều điều kiện dễ dàng. Thượng tọa đang cố gắng tạo cho mình một phong thái lãnh tụ và việc ông đến trễ cũng là một cách tự làm nổi bật trong buổi tiếp xúc đặc biệt nầy. Chẳng rõ vô tình hay cố ý mà Thượng tọa chọn chiếc ghế đối diện với Diệm. Thượng tọa chắp tay, khẽ cúi đầu chào khắp lượt và đường bệ ngồi xuống. Linh mục Cao Văn Luận là người duy nhất không đáp lễ
Thượng tọa.

- Hôm nay, tôi mời quý vị đến để trao đổi về tình hình đất nước. - Diệm nói và khi nói ông không tài nào khắc phục nổi cái cố tật là không ngó cử tọa. - So với vài năm trước, Việt Nam Cộng hòa đã lớn mạnh, đối nội đã dẹp yên các thế lực Thực, Phong, Cộng; đối ngoại thì liên kết chặt chẽ với thế giới tự do, uy tín ngày mỗi cao trên trường quốc tế.

Diệm nói không nhìn vào giấy và đúng ra, ông cũng chẳng có giấy. Ông tự tin đã nắm mọi sự, đã rành mọi sự. Có thể ông nắm và rành thật, nhưng khoa ăn nói đã phản ông. Ông không phải hạng hùng biện. Do đó nhiều khái niệm khiến ông lúng túng. Diễn đạt khái niệm bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh, Diệm không đến nỗi tồi; song trước các nhân sĩ mà tổng thống lại xen tiếng nước ngoài thì thật vô cùng bất tiện.

Diệm nói ngót 10 phút mà vẫn chưa ra khỏi phần nhập đề, trái lại, càng về sau càng xa đề. Vài người, như linh mục Cao Văn Luận muốn gỡ rối cho tổng thống, nhưng chưa dám. Với Diệm ai ngắt lời ông thì coi như phạm thượng.

Sau cùng, bản năng của ông gỡ rối cho ông: ông bỏ các “đúc kết” trừu tượng về “Vị thế của Việt Nam Cộng hòa hiện tại” mà rẽ vào các mẩu chuyện. Ông hoạt bát hẳn. Mẩu chuyện của ông nhiều vô kể: Lễ thượng ảnh tổng thống ở Quảng Nam, tấm lòng của các thiên thần mũ đỏ - tức lính dù – với nguyên thủ quốc gia như: trích máu viết thơ xin được “bình Cộng thu Bắc” (3), mối quan hệ cá nhân đậm đà giữa tổng thống Việt Nam Cộng hòa với tổng thống Mỹ, tổng thống Trung Hoa Dân quốc, tổng thống Đại Hàn, tân tổng thống Phi Luật Tân…

Diệm càng hào hứng thì các nhân sĩ càng khó chịu. Vì không ngó cử tọa, Diệm không thể bắt gặp những cái lắc đầu nhè nhẹ và rất tế nhị, những cặp mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra bên ngoài, những cái liếc đồng hồ tay khéo léo.

Cao Văn Luận – ngồi cạnh Luân – chạm tay anh hất hàm ra dấu như trách anh sửa sọan cho tổng thống không tốt. Luân nhún vai, linh mục Luận có thể hiểu, tổng thống không nói theo những điều anh sửa soạn hoặc anh chẳng can dự vào vụ này.

Ngót một tiếng đồng hồ, Diệm thao thao. Chắc chắn đây là lần đầu các nhân sĩ có dịp mổ xẻ tổng thống - ông ta ngồi trước hàng trăm cặp mắt rất muốn phân tích ông, người mà hầu hết nhân vật có mặt hôm nay đều xem là đối thủ.

Điều hết sức dở trong lúc say sưa tự gán cho ông các phẩm chất như được dân yêu, quân đội kính, bạn bè nể, Diệm đã bộc lột tất cả những gì ẩn tàng trong ông, một con người rất thật đang nói. Bỗng Luân so sánh Diệm - Nhu. Nhu hoàn toàn ngược lại – dè sẻn từng lời, không phơi bày trước người khác, nói mà không bao giờ để người khác phát hiện mặt hậu của anh ta…. Diệm giống Thục hoặc Luyện.

Nhân lúc Diệm ngưng nói để tìm đề tài mới, linh mục Cao Văn Luận đứng lên đề nghị tổng thống nghỉ ngơi một lúc… Đề nghị của Luận muốn giúp Diệm lại bị Diệm quật:

- Tôi còn khỏe, rất khỏe….

Linh mục Luận quên các lẽ tối kỵ của Diệm – lên tột đỉnh vinh quang, không thích ai đó cho mình đã yếu về thể lực.

Diệm lấy đà từ chỗ phê phán linh mục Luận nói qua sự minh mẫn của các nguyên thủ: Tưởng Giới Thạch, De Gaulle, Eisenhower... Tất cả cao tuổi hơn Diệm.

Tình hình miền Nam vào thời điểm 1958 nầy quả một số mặt mơn trớn Diệm. Nhưng chính Diệm tự mơn trớn mình là chủ yếu – Luân ngẫm nghĩ. Ông không biết, không thích biết những cái trái ý ông đang diễn ra, lớn lên. Nguy cơ của chế độ Diệm trước hết chính là Diệm, Luân kết luận như vậy.

Rốt cuộc, Diệm cũng đồng ý nghỉ giải lao. Khách được mời sang buồng bên cạnh uống cà phê. Diệm rạng rỡ ngồi một bàn riêng. Ông không thể nghe thiên hạ nói về ông dù nói rất khẽ. Luân quan sát: Trần Văn Hương ưu tư, các cụ Lưu Văn Lang, Nguyễn Xuân Bái… bình thản, Trần Văn Soái, Nguyễn Thành Phương hoan hỉ - hoan hỉ theo nghĩa nào, chưa rõ. Thích Tâm Châu, Phan Quang Đán tươi cười - chắc họ nghĩ đối thủ của họ lẩm cẩm rồi, không đứng được lâu đâu.

Khi mọi người lục tục trở lại phòng, vợ Trần Văn Chương xin nói. Bà chưa nói, ai cũng đoán bà sẽ nói gì. Đại diện Việt Nam Cộng hòa tại Liên hiệp quốc, mặc dù tuổi đã luống – bà hơn chàng rể Ngô Đình Nhu chỉ có 6 tuổi – bà Chương vẫn còn giữ đường nét thuở trẻ, đẹp lộng lẫy. Và, người ta bảo Lệ Xuân thừa hưởng ở bà tất cả - bề ngoài và luôn cả sự đanh đá. Tính cách quý tộc gia truyền – bà vốn là con của Thân Trọng Huề - kết hợp với nghề ngoại giao mà bà giúp chồng từ khi Trần Văn Chương làm bộ trưởng trong nội các Trần Trọng Kim. Bà Chương biết phải nói cho tổng thống hởi lòng hởi dạ. Tốt nhất là minh họa bằng hình ảnh sinh động “mắt thấy tai nghe” tại Nữu Ước, và Hoa Thịnh Đốn về uy tín ngất trời của tổng thống. Bà nói hơn nửa giờ. Vài người xì xầm. Luân biết những người đó ngỡ Diệm nhờ thông gia tâng bốc ông. Sự thật, Diệm hề không hề nghĩ đến sự “cò mồi” như vậy. Nhưng, ông lại rất thích.

Bà Trần Văn Chương vừa dứt, trung tướng Nguyễn Thành Phương đứng lên, mô tả Diệm như là bậc giáo chủ vĩ đại được cả đạo Cao Đài tin phục. Phương có tật nói lố. Ông ta thưa rằng những cuộc cầu cơ ở Tòa thánh Tây Ninh là để cầu an cho tổng thống: “nhiều chức sắc nhịn ăn, tắm gội sạch sẽ, khấu đầu trước đức Thầy với chỉ mỗi một câu. Cầu xin ơn trên phù hộ Ngô tổng thống”. Cái lạ mà Luân phát hiện là mặt mày Diệm nở nang – ông ta khoái luôn là lời phỉnh trơ tráo. Trần Văn Soái nói láo dở hơn Nguyễn Thành Phương, ông chỉ lắp bắp: Tín đồ đạo Hòa Hảo nguyện siết chặt hàng ngũ sau lưng Ngô tổng thống anh minh – dường như là câu ông học thuộc trơn tru hơn cả từ khi quy thuận. Sau Năm Lửa, còn thêm một số người nữa. Vẫn ca ngợi, nịnh nọt.

Thế là chấm dứt buổi tiếp tân. Luân thất vọng. Anh muốn nghe cánh đối lập nhưng từ Phan Quang Đán đến Vũ Ngọc Các, chẳng ai mở miệng.

Bữa cơm tổng thống đãi tất nhiên thịnh soạn. Mặc dù vậy, theo Luân quan sát, ít người ăn ngon. Anh ngồi cạnh cụ Lưu Văn Lang và Phan Quang Đán.

- Tại sao cụ không bày tỏ chính kiến của cụ? – Đán hỏi.

Cụ Lưu Văn Lang cười:

- Nếu tôi nói, ông sẽ hỏi: Tại sao tôi nói? Ông mới cần nói chứ tôi nói để làm gì?

Thấy Phan Quang Đán không hiểu ý cụ, cụ nói tiếp:

- Ông là người trong cuộc, ông cần nói!

- Thưa cụ, tôi đối lập! – Đán vênh váo.

- Đối lập là cái gì? Con ngựa đen với con ngựa trắng đối lập với nhau, để giành cho mình kéo cỗ xe phải không? Tôi đố ông dám đối lập với cỗ xe và người đánh xe! – Nói xong, cụ Lang cười khà khà. Đán đỏ mặt tía tai. Cụ Lang quay sang Luân:

- Anh có đối lập không?

- Thưa bác, cháu đang làm việc cho chế độ! – Luân nói rành rọt.

- Ừ, mình là đồ giả thà cứ nhận đồ giả, tôi chịu anh. Tôi ghét thứ đồ giả mà bán rao đồ thiệt. - Cụ Lang chửi thẳng Phan Quang Đán và từ đó cho đến dứt tiệc, không ngó Đán một lần.

Khách lục tục ra về. Thượng tọa Thích Tâm Châu chào Luân:

- Phiền ông kỹ sư, tôi muốn xin gặp tổng thống độ một tiếng đồng hồ, ông kỹ sư giúp được không? Lúc nào thì do tổng thống định. Gọi điện thoại cho tôi. – Thượng tọa trao cho Luân một danh thiếp bằng tiếng Anh.
“Sư mà xài danh thiếp sang quá!” – Luân cầm tấm danh thiếp in chữ nổi, nghĩ bụng. Hơn nữa hình như Thượng tọa xài cả dầu thơm hảo hạng…

- Tôi sẽ trình với ông tổng thống. Song, nếu không có chi bất tiện, thượng tọa cho tôi biết mục đích gặp tổng thống của thượng tọa.

- Tôi sẽ chuyển đến tổng thống thỉnh nguyện của giáo hội…

- Thỉnh nguyện về vấn đề gì?

- Chung quanh ngày Phật đản, đa số dân Việt là tín đồ Phật giáo, tại sao không được hưởng quyền lợi tinh thần như Thiên Chúa giáo? Thiên Chúa giáo có Noel, Phật giáo có Phật đản… kế đó, giáo hội xin thành lập Nha Tuyên úy Phật giáo….

- Còn chi nữa?

- Xin mở trường Đại học…

- Tôi sẽ trình với tổng thống, còn quyết định thế nào là do tổng thống…

- Tôi cám ơn ông…

Luân vào chào Diệm. Anh không dè Diệm thấy anh nói chuyện với Thích Tâm Châu.

- Hắn nói chi với cháu? – Diệm hỏi.

Nghe Luân thuật lại, Diệm gắt:

- Mần răng mà ưng các khoản của hắn? Hắn đòi nhiều quá! Không được! Phạm Công Tắc đòi có bốn mươi cây số vuông, tôi còn không ưng…. Cháu trả lời hắn.

Luân không trả lời Thích Tâm Châu, đó là công việc không phải của anh. Nhưng anh đã thấy những dấu hiệu xung đột mới. Đòi hỏi của Thích Tâm Châu – nhân danh cho tín đồ - thật sự là đòi hỏi riêng của phe ông ta. Lợi dụng sự kỳ thị tôn giáo trong chính sách của Diệm, Thích Tâm Châu nhen nhóm lên vấn đề bảo vệ tín ngưỡng và ông ta đánh trúng tâm lý của những người theo đạo Phật vốn khát khao được bình đẳng với những người theo đạo Thiên Chúa.

Diệm không đo lường hết mặt phức tạp của tình hình khi ông xem Tâm Châu như Phạm Công Tắc, trước hết là không thấy hai chỗ khác nhau: Tắc là người của Phòng Nhì Pháp, Tâm Châu là người của CIA.
Buổi tiếp tân cho Luân một đánh giá: Lúc Diệm thắng thế hơn bao giờ hết cũng là lúc ông bắt đầu yếu.

---
(1) Khi một thiên tài thực xuất hiện trên trái đất, người ta nhận ra ngay vì tất cả bọn ngu chống lại ông ta. ( E. PAILLERON)
(2) Các bài của anh chinh phục tôi. Nhưng, tôi phải nói như thế nào đây? Người ta gào giữa sa mạc, phải không? Một quan điểm như vậy hoàn toàn bị vứt bỏ. Anh ngây thơ quá!
(3) Nhại theo khẩu hiệu của cụ Phan Bội Châu: Bình Tây thu Bắc – khi Pháp chiếm Bắc Bộ nước ta vào cuối thế kỷ 19.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #84 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 06:37:53 am »

Chương 8

Luân đóng ngay ở cơ quan Bảo an tỉnh tại doanh trại cũ của lính Tây, nằm gần dốc cầu bắc ngang sông, cách dinh tỉnh trưởng non cây số. Công việc trong ngày gồm có: chào trung tá Vũ Thành Khuynh, gặp trưởng ty Công an, nghe thiếu tá chỉ huy phó Bảo an tỉnh báo cáo, bố trí hệ thống thông tin với Bảo an các tỉnh Tây Ninh, Bình Long, đặt liên lạc với sư đoàn bộ binh số 5, số 13...

Trung tá Vũ Thành Khuynh tiếp Luân thật “điệu”, ông hiểu rằng tay thiếu tá này trở lại Bình Dương không phải để tăng mà có thể lột hoa mai của ông. Cho nên, ngoài những lời tâng bốc không ngượng mồm, Vũ Thành Khuynh đãi Luân bữa cơm trưa thật ì xèo và còn mời Luân mỗi ngày dùng cơm với ông “cho vui” - hôm nay thì ăn tại nhà mát bờ sông, còn sắp tới ăn trong gia đình “để thiếu tá thử tài nấu nướng của vợ tôi”. “Sao thiếu tá không đưa bà thiếu tá cùng lên?”, Vũ Thành Khuynh một “thưa thiếu tá”, hai “thưa thiếu tá”, y như cấp thiếu tá to hơn cấp trung tá.

Trưởng ty công an, một thiếu tá, người miền Trung. Nghe đồn ông ta vốn là người giúp việc cho bà Cả Lễ - chị của tổng thống - khi được hỏi, ông chọn chức nào thì ông xin làm gác dan (1) khách sạn Morin ở Huế. Nhưng cậu Cẩn dặn Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia bố trí cho ông làm trưởng ty công an Bình Dương vì ông là người tin cẩn. Phục phịch, hơi thô lỗ, trưởng ty chào Luân theo quân hàm ngang ngửa của hai người.

Nhưng khi đọc quyết định của tổng thống, trong đó có câu “với tư cách là tư lệnh trưởng hành quân liên tỉnh, có quyền vì lý do khả năng, đức độ, tạm ngưng các chức việc từ tỉnh phó trở xuống để chờ tổng thống xử lý”, thì ông vội vàng khúm núm. Luân hỏi một số tình hình, ông lắp bắp mãi. Thực sự, trưởng ty chẳng biết gì hơn giá bò mua từ Lai Khê về bán ở các chợ thuộc quân khu!

Người mà Luân chú ý là viên trung úy trẻ, để râu kiểu Clak Gable, tên Vi. Anh ta lo công việc văn phòng. Rất nhanh nhẹn - khéo léo nữa - trung úy xếp đặt nơi ăn chốn ở cho Luân thật tỉ mỉ. Tiếp xúc với anh ta một lúc, Luân biết nhiều việc hậu trường của tỉnh, nhất là vợ của trung tá tỉnh trưởng, nguyên là một ca sĩ phòng trà.

Đêm xuống, Luân gọi điện cho Dung xong, ngồi ngoài bao lơn hóng mát, suy tính công việc ngày mai. Chợt, Thạch lên báo:

- Trung tá tỉnh trưởng đang đợi ở phòng khách.

Luân thay quần áo, xuống tầng dưới. Vũ Thành Khuynh, mặt mũi bơ phờ, cho Luân hay tin đêm qua xóm Bầu Mây, thuộc làng Bình Thành, quận Tân Uyên, bị Việt Cộng tấn công, đốt cháy 5 nhà dân, bắn chết 3 người đàn ông, trong đó có một ông già trên 80 tuổi, hãm hiếp một gái vị thành niên, một nữ thanh và một bà già - xong rồi bắn chết - vơ vét tiền bạc của cải, lùa bò, khiêng heo...

Trung úy Vi căng lên tường tấm bản đồ. Trung tá tỉnh trưởng chỉ cho Luân vị trí xóm Bầu Mây. Luân tính tỷ lệ, từ Bầu Mây lên thị xã không quá 30 cây số đường chim bay, còn đường bộ thì không quá 40 cây số.

- Tại sao buổi sáng nay tôi không nghe nói về việc nầy? - Luân hỏi, giọng khô khan.

- Dạ... Tôi cũng vừa nhận được báo cáo của quận trưởng... - Trung tá gãi má, lúng túng - Cách làm việc của địa phương còn nhiều khiếm khuyết, mong thiếu tá thông cảm... Rồi với sự giúp đỡ của thiếu tá, chúng tôi sẽ sửa... – Trung tá vò chiếc kêpi, rạp người, giống ông ta sửa soạn hôn chân Luân vậy.

- Tôi chưa nói về cách làm việc. -Luân vẫn lạnh lùng - Có khi đó chính là cách làm việc cố ý. Đây, - Luân chỉ lên bản đồ - Là một tiền đồn. Tiền đồn có điện đài không?

- Thưa, có!

- Trung úy Vi! - Luân ra lệnh - Trung úy gọi đồn nầy cho tôi. Tên là đồn gì?

Vi nhanh nhẩu:

- Đồn Bình Thành, do một đại đội trú phòng, đại úy Phùng Quốc Tri đồn trưởng.

Vi sang phòng điện báo. Luân ngó trừng trừng tấm bản đồ. Bọn nầy phủ đầu mình đây!

Trung tá nép nơi góc salông, tiếp tục vò chiếc kêpi.

Một xe du lịch đỗ ngay bậc thềm. Thạch bước ra và dẫn vào một cô gái.

- Chào thiếu tá! - Cô gái chào Luân. Cô ta mặc jupe ngắn, áo sơmi cực mỏng, cài nút cẩu thả, đầu bới kiểu Lệ Xuân. Cùng ùa vào với cô ta là cả một mùi nước hoa đắt tiền ngào ngạt...

- Ủa, em?! - Trung tá tỉnh trưởng trố mắt, kêu lên.

- Ờ! Em sang đây để làm quen với thiếu tá... - Vừa nói, cô vừa chìa tay cho Luân. Rồi, cô ngồi xuống ghế - ngồi rất ngang nhiên và cũng rất hớ hênh.

- Thưa thiếu tá! - Cô cười thật lẳng, đôi môi son đỏ như mời mọc - Việc nước ở tỉnh cực khổ lắm. Nhà em xọp đi vì hết vụ đánh nầy đến vụ đánh khác...

Trung úy Vi trở ra. Anh ta sượng mấy giây khi thấy có vợ tỉnh trưởng có mặt ở đây.

- Thưa thiếu tá! - Trung úy Vi dập gót chân. – Đồn Bình Thành không trực máy.

Tuy báo cáo về điện đài, song Vi lại liếc người cô gái. Luân hiểu đó là sự xác nhận của anh. Con ngựa cái như vậy đó!

- Trung úy sửa soạn xe. Tôi đi Bầu Mây ngay bây giờ. - Luân ra lệnh.

- Dạ. - Trung úy Vi cố kềm giọng nói. - Dạ thiếu tá đi ngay bây giờ?...

Luân hất hàm thay trả lời.

- Hay là để ban ngày thiếu tá hãy đi. – Vợ tỉnh trưởng rõ ràng hết sức kinh dị về quyết định của Luân.

- Phải đó... Ban đêm đường sá nguy hiểm. – Vũ Thành Khuynh phụ họa vợ.

- Chiều nay, thiếu tá không sang ăn cơm, em nấu nướng xong xuôi, đợi hoài. - Giọng vợ tỉnh trưởng nũng nịu. - Bây giờ, mời thiếu tá sang ăn nhẹ chút gì. Công chuyện để sáng mai...

- Cám ơn bà trung tá! - Luân bận tính hành trình từ thị xã đến xóm Bầu Mây, nên nói lơ đãng.

- Em là Yến Thu... Thiếu tá cứ gọi Yến Thu cho nó thân mật... Nghe thiếu tá lên đây độc thân, em thấy tội nghiệp ghê! - Cô ta nói mà giọng uốn éo như hát.

Luân chưa muốn làm cho “nguyên ca sĩ” cụt hứng.

“Tại sao ả đường đột qua đây?” - Anh tự hỏi thầm - “Cách ăn mặc nầy không phải không nằm trong tính toán. Công bằng mà nói, cô ta khêu gợi thật...”

Luân ngó Yến Thu. Cô ả mừng rơn. Qua cái nhìn đáp lại, Luân thiết là cô ả tự cho đã chiến thắng ngay keo đầu.

- Chú Thạch đâu? - Luân gọi, Thạch vào.

- Xe cộ xong chưa?

- Thưa xong. Trung úy Vi lấy theo một GMC và ba Jeep, ngoài chiếc Jeep của thiếu tá.

- Đâu cần nhiều vậy? Hai Jeep là đủ. Bảo nổ máy.

Luân đứng lên.

- Trung tá và bà về nghỉ. Đây là nhiệm vụ của tôi. Sáng mai tôi hứa sẽ về ăn sáng bên nhà trung tá.

- Dạ... - Vũ Thành Khuynh rơi vào tình thế khó xử.

Ai đời một sĩ quan từ phủ tổng thống tới nơi lại hành quân ngay, còn ông, đầu tỉnh, thì nằm nhà...

- Dạ, để tôi cùng đi với thiếu tá...

- Khỏi phiền trung tá. - Luân nhã nhặn - Có phải ra trận mạc gì đâu. Chẳng qua tôi muốn quan sát hiện trường, vì để đến mai, dấu vết mất hết. Chuyện xảy ra đã gần 24 tiếng đồng hồ…

Trung tá thoát nạn, rạng rỡ.

- Thiếu tá về lúc nào, báo cho tôi hay... Vợ chồng tôi đợi. Đường từ đây tời Bầu Mây chạy chậm cũng độ non tiếng đồng hồ thôi... Lộ trình an toàn!

- Chào trung tá! - Luân bắt tay. Anh chìa một tay, còn Vũ Thành Khuynh thì vồ bằng hai tay. Tỉnh trưởng đã quên trước đây vài phút, ông ta ngại con đường đêm nguy hiểm.

- Sao, Yến Thu dám đi với tôi không? - Luân hỏi sỗ sàng với vợ tỉnh trưởng.

- Yến Thu sợ lắm. Yến Thu đợi thiếu tá... Nhớ về sớm nghen. Bằng không, Yến Thu giận đó?

Cô cảm tay Luân và cố ý ghì bàn tay Luân chạm vào vùng ngực...

---
(1) Gardien: người bảo vệ - tiếng Pháp
 
 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2008, 06:46:06 am gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #85 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 06:47:15 am »

Chương 9

Đồn Bình Thành chơ vơ trên một ngã ba đường, án ngữ lối vào chiến khu Đ, xưa kia là một trong những căn cứ kháng chiến chính của Nam Bộ. Quanh đồn, cây cối bị phát quang, từ lồng cu – không cao lắm – có thể nhìn thông suốt phía Bắc quận Tân Uyên ra tới sông Đồng Nai.

Đại đội Bảo an số 245, quân số thiếu, về giữ đồn từ tháng 4-1957. Một phần của đại đội nguyên là lính Bảo chính đoàn Bắc Việt, một phần trước đây thuộc tổng đoàn Kim Sơn - Tiền Hải, một phần vốn tham gia bán lữ đoàn sơn cước vùng Móng Cái.
Chỉ huy đại đội, đại úy Phùng Quốc Tri, xuất thân từ lính khố đỏ - tên họ có vẻ văn học tương phản hẳn với con người ông ta: rượu thường xuyên hun da một màu đỏ sậm: tượng Chúa lủng lẳng trên cổ - món trang sức hoặc một thứ bùa phép hơn là tín ngưỡng. Người lùn lại rất mập nên khi đi lại giống như một khối tròn di động.

Chính Phùng Quốc Tri tình nguyện tập họp được đại đội 245. Di cư vào Nam mỗi đứa tìm phương sống, mà sống quá khó khăn vì đã quen được cung phụng và quen cướp giật. Khi nghe Tri mộ lính, bọn tàn quân bị Việt Minh đánh cho tan tác ấy lục tục kéo về chợ Ông Tạ. Phùng Quốc Tri chẳng phải nổi tiếng gì nhưng hàm đại úy cho ông ta vốn liếng làm ăn trong thời buổi loạn xà ngầu này.

Lúc đầu, chưa có tên Đại đội 245. Linh mục tuyên úy mang danh sách lên Bộ Tổng tham mưu – Tri khai “ma” vài chục, vị linh mục khai “ma” thêm một ít. Thế là Đại đội bảo an 245 với quân số 120 người ra đời – gần gấp đôi con số thật. Đại đội phiên chế cho tỉnh Bình Dương, nằm trong hệ thống vành đai phòng thủ Sài Gòn. Trung tá Vũ Thành Khuynh – ngày xưa cũng là lính khố đỏ, thông cảm với Tri – tiếp nhận đại đội, đưa tất cả về trại Phú Lợi huấn luyện. Tất nhiên, hai người “thông cảm” luôn về quân số. Thời gian huấn luyện không dài lắm, - nói đúng ra chẳng huấn luyện gì cả.

Phùng Quốc Tri ưng Lái Thiêu – vùng trù phú. Song ông ta không lay chuyển nổi Vũ Thành Khuynh, ông ta không đủ tiền bạc. Mà mụ Yến Thu, vợ Khuynh bao giờ cũng ra một giá biểu kinh khủng. Vả lại, Phùng Quốc Tri thiếu cái mã làm vừa lòng mụ. Thế là đại đội lếch thếch kéo lên Bình Thành, gọi theo công văn nghị định chớ tên cúng cơm của ngọn đồi trọc, toàn đá đỏ nầy là gò Bồ Hót – tức nơi voi đực voi cái tới mùa gặp nhau.

Đồi hoang. Ngoài cây tạp, không có cái gì ăn được. May có con suối dưới chân đồi, lính có chỗ tắm rửa.
Rồi đồn vẫn dựng lên. Cũng dễ thôi. Phùng Quốc Tri cho lính dỡ nhà dân các ấp gần đồn. Đồn chính cột gõ, lợp ngói. Trại lính cột tròn, lợp tôn. Vòng thành thì lùa nam phụ lão ấu cả mấy làng tới đắp một cái đồn đình huỳnh như ai. Kho đầy gạo, chuồng có đủ gà, vịt, heo. Tri chia với Yến Thu phần xi măng, gạch mà đồn được cấp để xây dựng.

Đến giữa mùa mưa năm 1957, mọi việc xong xuôi. Bây giờ, bắt đầu làm nhiệm vụ bảo an: ngày nào cũng lùng sục và ngày nào cũng có thêm gà vịt.

Tuy lộng như vậy, đại đội 245 vẫn ngán cái ấp nhỏ kêu là Bầu Mây, cách đồn lối 5 cây số. Xóm vỏn vẹn 12 nhà dân cố cựu nên vườn tược khác, sống bằng nghề tỉa đậu. Nhà nào cũng rào rấp, dựa vào nhau. Bắt một con gà ở xóm nầy không dễ: họ kéo tận đồn đòi lại. Ban đêm, không có trưởng ấp dẫn đường, lính không vô xóm được. Làm hung họ đánh mõ tụ tập dân. Đội chống cướp của xóm gồm nhiều tay thiện xạ bắn ná và súng săn. Nghe đâu trong xóm có người làm việc ở Sài Gòn đăng tin nói xa nói gần về đồn Bình Thành. Yến Thu có lần bảo Phùng Quốc Tri: tai tiếng đại đội anh đã khá rùm, coi chừng phủ tổng thống cử người về điều tra. Phùng Quốc Tri đã mệt mỏi. Ông ta định kiếm kha khá rồi xin giải ngũ cho nên chẳng đụng cái xóm cứng đầu đó làm gì. Xóm Bầu Mây đáng lẽ được yên ổn nếu không có mấy người khách một hôm đến đồn Bình Thành, đi trên mấy chiếc xe Jeep.

Đại úy Phùng Quốc Tri đang ngủ trưa sau bữa nhậu thường lệ, lính vào dựng dậy. Lúc đầu, ông ta càu nhàu: khách khứa đâu nhè lúc này mà viếng đồn. Rồi ông ta sợ. Hay là phủ tổng thống xuống thiệt? Lính báo: có hai người Tây đi cùng với một ông quan năm. Chết cha phen nầy!

Sửa soạn chỉnh tề - lựa bộ quân phục đàng hoàng nhứt, đeo luôn mấy mề đay – đại úy ra nhà khách. Đại tá Trần Vĩnh Đắt là người quen, nguyên cầm đầu ngành cảnh sát, nay chỉ huy nhà tù Phú Lợi, Phùng Quốc Tri hết sợ. Đại tá bề nào cũng che chở cho em út. Hai người Mỹ - chớ không phải Tây - mặc thường phục nhưng Đắt giới thiệu một là trung tá, một là đại úy tên lằng nhằng quá, Tri không nhớ. Ngoài ra còn một số khách coi bộ hầm hừ: mặc xá xẩu, lãnh đen láng mướt, to bề ngang, da sậm, bít nhiều răng vàng. Hắn ta ngồi bật ngửa trên ghế dựa, mắt ti hí ngó Phùng Quốc Tri mà không chào.

Hai người Mỹ hỏi tình hình trong vùng. Đại úy đồn trưởng biết gì nói nấy. Sau cùng, hai người Mỹ dừng lại khá lâu cái xóm Bầu Mây. Đại úy lại ít biết xóm nầy. Qua người thông ngôn, Phùng Quốc Tri hiểu rằng người Mỹ nghi Bầu Mây là ổ Việt Cộng, đồn Bình Thành cần phải “tảo thanh để lập lại trật tự”. Trần Vĩnh Đắt cắt nghĩa thêm: chỉ có Việt Cộng mới dám tổ chức canh gác như vậy. Phùng Quốc Tri vỡ lẽ. Ông ta hứa sẽ hành quân nay mai.

Hai người Mỹ và Trần Vĩnh Đắt môi giới cho đồn trưởng Bình Thành làm quen với người khách mặc xá xẩu. Vừa nghe tên, Phùng Quốc Tri đã phát hoảng: Phạm Văn Bời, đảng trưởng đảng Rừng Xanh... Hèn chi hắn ta bặm trợn dễ sợ.

Đảng Rừng Xanh – tên tự đặt của bọn cướp – nổi tiếng vài năm nay. Thoạt tiên, Rừng Xanh chỉ là đám cướp như mọi đám cướp khác: chận xe giựt giọc hoặc đánh các tiệm buôn, các nhà khá giả lấy của. Lần hồi, Rừng Xanh chuyển đến các vùng hẻo lánh, không chỉ cướp của mà còn hãm hiếp, đốt nhà, giết người. Cái lạ là Rừng Xanh đánh cả những nhà nghèo nếu nhà đó có người đi kháng chiến, đi tập kết hay đang hoạt động cách mạng. Với những nhà đó, đảng Rừng Xanh khủng bố thẳng tay: chặt đầu, mổ bụng, moi gan...

Đại úy Phùng Quốc Tri nhiều lần báo cáo về tỉnh tin tức của Rừng Xanh nhưng tỉnh trưởng lặng im. Bây giờ, tay đầu đảng Rừng Xanh đang dựa ngửa giữa đồn. Hơn nữa, đại tá Trần Vĩnh Đắt ra về, Phạm Văn Bời cùng hai vệ sĩ ở lại. Xế chiều, Phạm Văn Bời bảo đại úy cho một tiểu đội đi với một vệ sĩ của hắn đến xóm Bầu Mây. Bời và Tri nhậu lai rai chờ kết quả. Nghe vài phát súng nổ, Bời rung đùi:

- Mỗi phát súng là một mạng.

Trời gần sụp tối, tiểu đội khiêng về tay vệ sĩ. Té ra tiểu đội không dám xông vô xóm – cửa ngõ đã bế. Tay vệ sĩ làm tàng, đạp cửa. Bị một dao mã tấu, máu phun có vòi. Lính đành bắn chỉ tiên để cứu gã.

Phạm Văn Bời vỗ bàn rầm rầm.

- Lính cái cục cức! Có mấy nhà lèo tèo mà không dám vô.

Đại úy Phùng Quốc Tri thẹn quá đổ cộc:

- Nếu ông giỏi, xin mời!

Phạm Văn Bời ra xe, phóng lại Bầu Mây, Tri ngại sơ sẩy thì khó lòng với đại tá Trần Vĩnh Đắt nên phóng theo.
Bời cũng chỉ dám chạy loanh quanh rìa xóm. Hắn quan sát các ngã vào. Rồi, hắn hẹn vài hôm sẽ trở lại.
Đúng ba hôm, Phạm Văn Bời trở lại. Hắn đi xe với vệ sĩ. Một xe Jeep nữa cùng đến, chở khá nhiều rượu, thuốc lá, thịt hộp... Bời bảo Tri kiếm năm ba con chó.

Sụp tối, lính của Bời vào nghẹt đồn. Trên 30 tay. Chúng đi bộ từ rừng Khánh Vân để giữ bí mật. Mặt tay nào tay nấy đều có cô hồn. Phùng Quốc Tri ngán quá, hạ thêm một con heo.

*
Chiếc máy phát điện chạy xình xịch, đồn Bình Thành sáng rực. buổi nhậu đi vào hồi kết thúc. Đại úy đồn trưởng đã ngà ngà say. Đảng trưởng Rừng Xanh Phạm Văn Bời, áo phanh ngực – đầu con cọp xăm xanh lè, đưa cặp mắt đỏ ngầu ngó giáp vòng.

- Anh em! Tới giờ rồi! Ăn uống còn dài, ngày mai ta tiếp. Như tôi đã nói, bữa nay anh em đi mần cỏ xóm Bầu Mây trả thù cho Tư Mẹo bị chém. Kẻ nào dám đụng đến đảng Rừng Xanh thì kẻ đó chết không toàn thây! Lệnh của tôi: đốt hết, giết hết, hãm hiếp hết! Không tha một đứa. Già, trẻ đều không bỏ sót. Để cho miệt Tân Uyên nầy hễ nghe đến đảng Rừng Xanh là con nít không dám khóc.

- Hoan hô đại ca! – Đám cướp líu lưỡi vì rốc quá nhiều rượu, cố gắng đáp lại hiệu triệu của đảng trưởng.

- Tôi dặn: cứ xưng là đảng Rừng Xanh, còn không được dĩ hơi về đồn Bình Thành. Nghe chưa?

- Nghe rồi!

- Cũng đừng khoe mình là biệt kích Mỹ. Nghe chưa?

- Nghe rồi!

- Vậy, anh em nào thiếu súng.

Chừng chục đứa không có súng.

- Phiền đại úy cho mượn đỡ. - Bời bảo Tri.

Nếu Bời không nói thật hắn làm việc với sĩ quan Mỹ và đảng Rừng Xanh được xếp vào biệt kích Mỹ, Tri không dám giao súng. Bây giờ, cần cả kho súng, ông ta cũng không chậm trễ. Chính tay Phùng Quốc Tri trao các khẩu súng trường cho từng tên của đảng Rừng Xanh.

- Ông đại úy leo lên chòi canh theo dõi chúng tôi hạ cái xóm Bầu Mây chó chết này!

Phạm Văn Bời vỗ vai Tri, lảo đảo cùng đồng bọn ra khỏi đồn. Chấm thuốc lá của chúng kéo dài giữa đêm tối, lập loè như ma trơi.

... Mặc dù đông đứa, súng ống đầy đủ, đảng Rừng Xanh không chiếm được trọn xóm Bầu Mây. Chúng chỉ lọt khỏi vòng rào đầu xóm, sau cả giờ tấn công. Dân xóm chống cự quyết liệt. Mấy đứa Rừng Xanh trúng tên, trúng đạn chài. Thiệt hại của xóm là hai nhà bị đốt, sáu người dân bị bắn chết, trong đó có một em gái vị thành niên bị hãm hiếp - chết trước khi bị bắn - cùng một phụ nữ non ngày tháng và một bà già. Phạm Văn Bời ra lệnh rút lui. Mượn xe của đồn, hắn chở thủ hạ bị thương về căn cứ, không ghé đồn nhậu tiếp vì mắc cỡ. Hắn thề sẽ không quên mối thù nầy.

*
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2008, 06:53:16 am gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #86 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 06:47:25 am »

Luân đến Bầu Mây lối 9 giờ tối. Nhờ trưởng ấp dẫn được, anh qua rào mà không bị ngăn trở.

Hai ngôi nhà cháy rụi còn ngún mất cây cột, chốc chốc lửa bùng lên, tàn lửa theo gió rải những hạt đỏ lên cái nền đêm đen đặc.

Ánh đèn, ánh lửa chập chờn giữa vùng rừng với cái âm thanh riêng về đêm về đêm, tiếng sụt sùi quanh sáu tử thi đắp chiếu xếp trên sân, tất cả ngoại hình đó khuấy động Luân. Anh nôn nao thèm được nói những lời như anh từng nói trước kia. Anh sẽ xin lỗi bà con với tư cách là một cán bộ bộ đội đã không ngăn chặn kịp bọn giết người.

Cả xóm có mặt tại đây. Mọi người lặng lẽ theo dõi Luân, anh đau đớn hiểu rằng những cặp mắt khinh ghét, căm thù nhìn anh qua bộ quân phục, đã đồng hóa anh với bọn gây tai họa cho dân làng. Chưa bao giờ anh cảm giác mùi quần áo anh đang mặc lại có thể tanh tưởi đến thế. Trong khoảnh khắc, Luân muốn trút bỏ cái vỏ nhơ nhớp này, ôm hôn và cùng khóc với bà con Bầu Mây, rồi cầm súng đánh luôn...

Luân tự buông thả tình cảm không biết bao lâu, đến khi người trưởng ấp giới thiệu anh với một ông cụ cao niên nhất trong xóm. Nhìn qua, Luân đoán ông cụ có học thức và chắc là người được dân trong xóm tín nhiệm. Luân đã không lầm. Ông cụ - ông giáo Hai, như trưởng ấp cho biết – thuật rành rọt từ đầu đến cuối diễn biến đêm hôm trước, chốc chốc, ông cụ hỏi chung quanh: “Tôi nói vậy có đúng không bà con?”.

Theo ông giáo Hai, đây không phải là đám cướp thông thường, mặc dù ai cũng thấy đảng trưởng Rừng Xanh Phạm Văn Bời chỉ huy đánh Bầu Mây. Ông cũng quả quyết không có lính đồn trong bọn. Còn đồn Bình Thành can dự ra sao? Ông nhắc ba hôm trước đó, xảy ra vụ lính xông vô xóm, một tên bị dân chém và lính bắn chỉ thiên giải vây cho gã. Cái đáng để ý là đồn Bình Thành im ỉm khi bọn cướp hoành hành và khi bọn cướp rút, đồn cũng không mở cửa cho ông và trưởng ấp vô trình báo, cả ngày không héo lánh tới xóm, Ban tề cũng vậy. Ấy mà họ đưa tin Việt Cộng đánh xóm Bầu Mây...

Luân xin mấy nén nhang. Và, trước sự kinh ngạc của tất cả - luôn Thạch và số cùng đi với Luận – Luân quỳ cạnh sáu tử thi, khóc tức tưởi:

- Xin đồng bào chết oan uổng chứng giám: chúng tôi sẽ trả thù cho đồng bào.

Anh khấn trong tiếng nấc. Lời khấn của anh có thể được hiểu nhiều cách.

- Ông biết thủ phạm là ai mà đòi trả thù?!

Ông Hai dường như khẳng định sự khóc lóc của Luân là trò bịp, nên hỏi vặn.

- Bây giờ cháu chưa biết, nhưng thế nào cháu cũng sẽ biết

- Sợ khi biết rồi ông lại tiếc là lỡ hứa, chớ!

Luân không nói gì, đi vòng quanh khu nhà bị cháy. Anh bấm đèn pin rọi các thân cây. Trên thân cây mít, nhiều dấu đạn còn rịn
mủ. Luân lại rọi đèn tìm kiếm ở cạnh rào, lượm mấy vỏ đạn súng trường.

- Nếu chính phủ cho phép đồng bào Bầu Mây tự vệ, bác có dám lãnh súng không? – Luân hỏi ông cụ. Qua tiếp xúc, Luân đoán ông cụ nhất định có quan hệ với cách mạng, ít nhất cũng hồi đánh Pháp.

- Thôi đi ông! – Ông cụ cười khẩy - Giao súng để bắt lính phải không? Ông đừng tính qua mặt dân Bầu Mây!

- Dạ không! Giao súng để bà con giữ gìn xóm làng, tránh cảnh như vừa rồi.

- Nữa! Nữa! Ông thị tôi là trẻ nít sao? Giao súng rồi thế nào cũng biểu đi học bắn, giữ luôn trong trại, chớ gì? Nếu không thì đem cái đồn đặt ngay xóm… phải vậy không?

- Dạ không! Thế nào xóm mình cũng có người biết dùng súng, bà con chỉ cho nhau, chỉ cần lập danh sách đội tự vệ xóm, có đội trưởng. Danh sách đó được ông trưởng ấp đây chứng nhận rồi trình hội đồng hương chính ký tên, chuyển lên tỉnh tôi duyệt. Vậy là xong.

Luân dặn luôn trưởng ấp về thủ tục.

- Té ra, ông đây là chỉ huy trưởng bảo an tỉnh! – Ông Hai ngó Luân trân trối.

- Thiếu tá còn là tư lệnh hành quân nữa, người trên phủ tổng thống đó! – Trưởng ấp còn nói thêm.

Luật gạt ngang trưởng ấp:

- Đừng có dài dòng! Chuyện bây giờ là đừng để xảy ra tai họa lần nữa. Trong vụ nầy, làng sở tại có trách nhiệm đó!

Luân quay sang dân trong xóm:

- Bà con nên lo bảo vệ mình. Bọn phá rối trị an là ai, bà con không cần biết mà cần biết kẻ nào đụng đến tánh mạng, tài sản bà con thì bà con chống lại...

Trước khi rời xóm Bầu Mây, Luân chụp hình sáu tử thi...

Luân bảo xe chạy lại đồn Bình Thành.

- Khuya quá, buồn ngủ bỏ bố! – Trung sĩ Toàn càu nhàu.

- Chịu cực một chút, trung sĩ... Mai anh được nghỉ!

- Làng này bị Việt Cộng tàn sát, thiếu tá định truy bọn chúng nội trong đêm này sao?

- Ai bảo anh là Việt Cộng tàn sát họ? – Luân hỏi, hơi bực.

- Nếu không phải thì làng nầy là Việt Công, bị tàn sát là đáng, còn oán trách gì nữa.

Thái dương Luân căng phồng. Anh muốn tống vào cái mặt vênh váo của tên tài xế một quả đấm.

Nhưng anh kềm chế được.

“Tay này ba gai đây!”

Đến cổng đồn, Luân phải chờ hơn 15 phút. Đồn trưởng Phùng Quốc Tri còn ngái ngủ, mời Luân vào đồn. Có lẽ lần đầu tiên trong đời, Phùng Quốc Tri phải tập họp binh sĩ vào nửa đêm. Chưa gặp Luân nhưng ông ta đã nghe tiếng và chiều nay vừa nhận được công văn cho biêt Luân được tổng thống bổ nhiệm làm tỉnh đoàn trưởng bảo an kiêm tư lệnh hành quân liên tỉnh.

Máy phát điện lại nổ xình xịch. Tất cả binh sĩ đồn Bình Thành đứng nghiêm dưới ánh điện.

- Đại úy đồn trưởng! – Luân gọi, giọng nghiêm.

- Có mặt! – Tri chập gót chân, người lắc lư.

- Ra khỏi hàng!

Tri bước hai bước, đưa tay lên vành mũ.

- Lúc xóm Bầu Mây bị đánh, đồn Bình Thành có biết không?

- Thưa, thiếu tá... - Tri chưa tìm được câu trả lời.

- Đại úy nói rõ! Đại úy đã áp dụng những biện pháp nào tiếp cứu dân xóm Bầu Mây?

- Thưa thiếu tá tư lệnh hành quân... Dạ em...

- Trong quân kỷ, không có điều khoản nào quy định xưng “em” với cấp trên!

- Thưa, tôi đã...

Cả hàng quân lặng thinh. Tuy binh sĩ thẳng người, song ai cũng liếc viên đại úy.

- Cho tôi liên lạc với sở chỉ huy! - Luân bảo Thạch.

Máy bộ đàm gọi nhau: “Hải vương tinh đâu? Ngân hà đây!”.

- Thưa thiếu tá, đã liên lạc được với sở chỉ huy! – Thạch báo.

- Anh truyền mệnh lệnh của tôi: cho một trung đội cảnh vệ lên đồn Bình Thành. Tôi đang ở đồn, - Luân xem đồng hồ tay – 1 giờ 15 thì trung đội phải có mặt.

Mệnh lệnh của Luân được thông báo ngay.

- Súng của anh đâu? Của anh? Của anh?... - Luân trỏ một loạt binh sĩ tay không.

- Dạ… - Binh sĩ nào cũng ú ớ.

- Đem sổ vũ khí cho tôi – Luân ra lệnh. Một thiếu úy mang sổ ra. Luân liếc qua.

- Đại úy cắt nghĩa vì sao đồn thiếu mất năm khẩu súng trường?

Tất nhiên đại úy Tri không thể cắt nghĩa nổi. Những khẩu súng cho Phạm Văn Bời mượn và khi Bời trả, Tri không kiểm tra thiếu đủ.

- Khi nãy tôi nói đại úy không làm gì hết là tôi nói sai. Đại úy có làm! Chính đại úy đã chỉ huy cuộc tàn sát ở Bầu Mây... Cái gì đây? – Luân chìa ra mấy cái vỏ đạn.

- Dạ! - Đại úy Tri sợ hết hồn - Dạ... em, dạ, tôi không làm việc đó. Còn súng, dạ, do lệnh của đại tá Trần Vĩnh Đắt... Dạ mong thiếu tá xét lại.

Tiết lộ của đại úy Tri làm Luân choáng váng. Anh không ngờ Trần Vĩnh Đắt dính vào vụ nầy.

- Đại úy nói láo! - Luân nạt – Đại úy có biết rằng vu cáo cho cấp trên sẽ bị xử theo điều mấy của quân lệnh không?

- Dạ! Tôi nói thật! – Tri quay về phía sau – Thiếu tá hỏi binh sĩ đây thì rõ. Không phải một mình đại tá Đắt mà còn hai sĩ quan Mỹ nữa…

Thế là rõ. Nhưng Luân giả bộ không tin:

- Được! Rồi đại úy sẽ trả lời trước tòa án binh. Một đại úy đồn trưởng cho lính đi cướp của giết người, hiếp dâm, đốt nhà dân...

- Dạ! Không phải.. Em chỉ giao súng cho ông Phạm Văn Bời thôi..

À! Vậy thì đảng Rừng Xanh lại liên quan với đại tá Trần Vĩnh Đắt và hai sĩ quan Mỹ. Trong mấy phút, cái bí ẩn được phanh phui. Khi nghe tin, Luân đinh ninh đồn Bình Thành nhúng tay vào vụ Bầu Mây. Bây giờ, thủ phạm ở tầm cỡ cao hơn một đại úy đồn trưởng và vấn đề phức tạp hơn nhiều.

Luân bỗng thay đổi thái độ: bảo Thạch liên lạc bộ đàm với xe cảnh vệ và yêu cầu xe quay về sở chỉ huy.

Đại úy Tri thở phào. Không khí đồn Bình Thành nhẹ nhõm. Đại úy Tri và binh sĩ đồn Bình Thành hiểu rằng Luân ngán Trần Vĩnh Đắt, ngán Mỹ và đảng trưởng Phạm Văn Bời.

- Đại úy phải kín miệng vụ này. Dặn tất cả binh sĩ đừng hé cho ai biết đồn Bình Thành trao súng cho đảng Rừng Xanh.
Luân dặn đại úy Tri trước khi lên xe về Thủ Dầu Một.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2008, 06:56:53 am gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #87 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 06:58:54 am »

Luân đến Bầu Mây lối 9 giờ tối. Nhờ trưởng ấp dẫn được, anh qua rào mà không bị ngăn trở.
Hai ngôi nhà cháy rụi còn ngún mất cây cột, chốc chốc lửa bùng lên, tàn lửa theo gió rải những hạt đỏ lên cái nền đêm đen đặc.
Ánh đèn, ánh lửa chập chờn giữa vùng rừng với cái âm thanh riêng về đêm về đêm, tiếng sụt sùi quanh sáu tử thi đắp chiếu xếp trên sân, tất cả ngoại hình đó khuấy động Luân. Anh nôn nao thèm được nói những lời như anh từng nói trước kia. Anh sẽ xin lỗi bà con với tư cách là một cán bộ bộ đội đã không ngăn chặn kịp bọn giết người.
Cả xóm có mặt tại đây. Mọi người lặng lẽ theo dõi Luân, anh đau đớn hiểu rằng những cặp mắt khinh ghét, căm thù nhìn anh qua bộ quân phục, đã đồng hóa anh với bọn gây tai họa cho dân làng. Chưa bao giờ anh cảm giác mùi quần áo anh đang mặc lại có thể tanh tưởi đến thế. Trong khoảnh khắc, Luân muốn trút bỏ cái vỏ nhơ nhớp này, ôm hôn và cùng khóc với bà con Bầu Mây, rồi cầm súng đánh luôn...
Luân tự buông thả tình cảm không biết bao lâu, đến khi người trưởng ấp giới thiệu anh với một ông cụ cao niên nhất trong xóm. Nhìn qua, Luân đoán ông cụ có học thức và chắc là người được dân trong xóm tín nhiệm. Luân đã không lầm. Ông cụ - ông giáo Hai, như trưởng ấp cho biết – thuật rành rọt từ đầu đến cuối diễn biến đêm hôm trước, chốc chốc, ông cụ hỏi chung quanh: “Tôi nói vậy có đúng không bà con?”.
Theo ông giáo Hai, đây không phải là đám cướp thông thường, mặc dù ai cũng thấy đảng trưởng Rừng Xanh Phạm Văn Bời chỉ huy đánh Bầu Mây. Ông cũng quả quyết không có lính đồn trong bọn. Còn đồn Bình Thành can dự ra sao? Ông nhắc ba hôm trước đó, xảy ra vụ lính xông vô xóm, một tên bị dân chém và lính bắn chỉ thiên giải vây cho gã. Cái đáng để ý là đồn Bình Thành im ỉm khi bọn cướp hoành hành và khi bọn cướp rút, đồn cũng không mở cửa cho ông và trưởng ấp vô trình báo, cả ngày không héo lánh tới xóm, Ban tề cũng vậy. Ấy mà họ đưa tin Việt Cộng đánh xóm Bầu Mây...
Luân xin mấy nén nhang. Và, trước sự kinh ngạc của tất cả - luôn Thạch và số cùng đi với Luận – Luân quỳ cạnh sáu tử thi, khóc tức tưởi:
- Xin đồng bào chết oan uổng chứng giám: chúng tôi sẽ trả thù cho đồng bào.
Anh khấn trong tiếng nấc. Lời khấn của anh có thể được hiểu nhiều cách.
- Ông biết thủ phạm là ai mà đòi trả thù?!
Ông Hai dường như khẳng định sự khóc lóc của Luân là trò bịp, nên hỏi vặn.
- Bây giờ cháu chưa biết, nhưng thế nào cháu cũng sẽ biết
- Sợ khi biết rồi ông lại tiếc là lỡ hứa, chớ!
Luân không nói gì, đi vòng quanh khu nhà bị cháy. Anh bấm đèn pin rọi các thân cây. Trên thân cây mít, nhiều dấu đạn còn rịn mủ. Luân lại rọi đèn tìm kiếm ở cạnh rào, lượm mấy vỏ đạn súng trường.
- Nếu chính phủ cho phép đồng bào Bầu Mây tự vệ, bác có dám lãnh súng không? – Luân hỏi ông cụ. Qua tiếp xúc, Luân đoán ông cụ nhất định có quan hệ với cách mạng, ít nhất cũng hồi đánh Pháp.
- Thôi đi ông! – Ông cụ cười khẩy - Giao súng để bắt lính phải không? Ông đừng tính qua mặt dân Bầu Mây!
- Dạ không! Giao súng để bà con giữ gìn xóm làng, tránh cảnh như vừa rồi.
- Nữa! Nữa! Ông thị tôi là trẻ nít sao? Giao súng rồi thế nào cũng biểu đi học bắn, giữ luôn trong trại, chớ gì? Nếu không thì đem cái đồn đặt ngay xóm… phải vậy không?
- Dạ không! Thế nào xóm mình cũng có người biết dùng súng, bà con chỉ cho nhau, chỉ cần lập danh sách đội tự vệ xóm, có đội trưởng. Danh sách đó được ông trưởng ấp đây chứng nhận rồi trình hội đồng hương chính ký tên, chuyển lên tỉnh tôi duyệt. Vậy là xong.
Luân dặn luôn trưởng ấp về thủ tục.
- Té ra, ông đây là chỉ huy trưởng bảo an tỉnh! – Ông Hai ngó Luân trân trối.
- Thiếu tá còn là tư lệnh hành quân nữa, người trên phủ tổng thống đó! – Trưởng ấp còn nói thêm.
Luật gạt ngang trưởng ấp:
- Đừng có dài dòng! Chuyện bây giờ là đừng để xảy ra tai họa lần nữa. Trong vụ nầy, làng sở tại có trách nhiệm đó!
Luân quay sang dân trong xóm:
- Bà con nên lo bảo vệ mình. Bọn phá rối trị an là ai, bà con không cần biết mà cần biết kẻ nào đụng đến tánh mạng, tài sản bà con thì bà con chống lại...
Trước khi rời xóm Bầu Mây, Luân chụp hình sáu tử thi...
Luân bảo xe chạy lại đồn Bình Thành.
- Khuya quá, buồn ngủ bỏ bố! – Trung sĩ Toàn càu nhàu.
- Chịu cực một chút, trung sĩ... Mai anh được nghỉ!
- Làng này bị Việt Cộng tàn sát, thiếu tá định truy bọn chúng nội trong đêm này sao?
- Ai bảo anh là Việt Cộng tàn sát họ? – Luân hỏi, hơi bực.
- Nếu không phải thì làng nầy là Việt Công, bị tàn sát là đáng, còn oán trách gì nữa.
Thái dương Luân căng phồng. Anh muốn tống vào cái mặt vênh váo của tên tài xế một quả đấm.
Nhưng anh kềm chế được.
“Tay này ba gai đây!”
Đến cổng đồn, Luân phải chờ hơn 15 phút. Đồn trưởng Phùng Quốc Tri còn ngái ngủ, mời Luân vào đồn. Có lẽ lần đầu tiên trong đời, Phùng Quốc Tri phải tập họp binh sĩ vào nửa đêm. Chưa gặp Luân nhưng ông ta đã nghe tiếng và chiều nay vừa nhận được công văn cho biêt Luân được tổng thống bổ nhiệm làm tỉnh đoàn trưởng bảo an kiêm tư lệnh hành quân liên tỉnh.
Máy phát điện lại nổ xình xịch. Tất cả binh sĩ đồn Bình Thành đứng nghiêm dưới ánh điện.
- Đại úy đồn trưởng! – Luân gọi, giọng nghiêm.
- Có mặt! – Tri chập gót chân, người lắc lư.
- Ra khỏi hàng!
Tri bước hai bước, đưa tay lên vành mũ.
- Lúc xóm Bầu Mây bị đánh, đồn Bình Thành có biết không?
- Thưa, thiếu tá... - Tri chưa tìm được câu trả lời.
- Đại úy nói rõ! Đại úy đã áp dụng những biện pháp nào tiếp cứu dân xóm Bầu Mây?
- Thưa thiếu tá tư lệnh hành quân... Dạ em...
- Trong quân kỷ, không có điều khoản nào quy định xưng “em” với cấp trên!
- Thưa, tôi đã...
Cả hàng quân lặng thinh. Tuy binh sĩ thẳng người, song ai cũng liếc viên đại úy.
- Cho tôi liên lạc với sở chỉ huy! - Luân bảo Thạch.
Máy bộ đàm gọi nhau: “Hải vương tinh đâu? Ngân hà đây!”.
- Thưa thiếu tá, đã liên lạc được với sở chỉ huy! – Thạch báo.
- Anh truyền mệnh lệnh của tôi: cho một trung đội cảnh vệ lên đồn Bình Thành. Tôi đang ở đồn, - Luân xem đồng hồ tay – 1 giờ 15 thì trung đội phải có mặt.
Mệnh lệnh của Luân được thông báo ngay.
- Súng của anh đâu? Của anh? Của anh?... - Luân trỏ một loạt binh sĩ tay không.
- Dạ… - Binh sĩ nào cũng ú ớ.
- Đem sổ vũ khí cho tôi – Luân ra lệnh. Một thiếu úy mang sổ ra. Luân liếc qua.
- Đại úy cắt nghĩa vì sao đồn thiếu mất năm khẩu súng trường?
Tất nhiên đại úy Tri không thể cắt nghĩa nổi. Những khẩu súng cho Phạm Văn Bời mượn và khi Bời trả, Tri không kiểm tra thiếu đủ.
- Khi nãy tôi nói đại úy không làm gì hết là tôi nói sai. Đại úy có làm! Chính đại úy đã chỉ huy cuộc tàn sát ở Bầu Mây... Cái gì đây? – Luân chìa ra mấy cái vỏ đạn.
- Dạ! - Đại úy Tri sợ hết hồn - Dạ... em, dạ, tôi không làm việc đó. Còn súng, dạ, do lệnh của đại tá Trần Vĩnh Đắt... Dạ mong thiếu tá xét lại.
Tiết lộ của đại úy Tri làm Luân choáng váng. Anh không ngờ Trần Vĩnh Đắt dính vào vụ nầy.
- Đại úy nói láo! - Luân nạt – Đại úy có biết rằng vu cáo cho cấp trên sẽ bị xử theo điều mấy của quân lệnh không?
- Dạ! Tôi nói thật! – Tri quay về phía sau – Thiếu tá hỏi binh sĩ đây thì rõ. Không phải một mình đại tá Đắt mà còn hai sĩ quan Mỹ nữa…
Thế là rõ. Nhưng Luân giả bộ không tin:
- Được! Rồi đại úy sẽ trả lời trước tòa án binh. Một đại úy đồn trưởng cho lính đi cướp của giết người, hiếp dâm, đốt nhà dân...
- Dạ! Không phải.. Em chỉ giao súng cho ông Phạm Văn Bời thôi..
À! Vậy thì đảng Rừng Xanh lại liên quan với đại tá Trần Vĩnh Đắt và hai sĩ quan Mỹ. Trong mấy phút, cái bí ẩn được phanh phui. Khi nghe tin, Luân đinh ninh đồn Bình Thành nhúng tay vào vụ Bầu Mây. Bây giờ, thủ phạm ở tầm cỡ cao hơn một đại úy đồn trưởng và vấn đề phức tạp hơn nhiều.
Luân bỗng thay đổi thái độ: bảo Thạch liên lạc bộ đàm với xe cảnh vệ và yêu cầu xe quay về sở chỉ huy.
Đại úy Tri thở phào. Không khí đồn Bình Thành nhẹ nhõm. Đại úy Tri và binh sĩ đồn Bình Thành hiểu rằng Luân ngán Trần Vĩnh Đắt, ngán Mỹ và đảng trưởng Phạm Văn Bời.
- Đại úy phải kín miệng vụ này. Dặn tất cả binh sĩ đừng hé cho ai biết đồn Bình Thành trao súng cho đảng Rừng Xanh.
Luân dặn đại úy Tri trước khi lên xe về Thủ Dầu Một.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #88 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 07:00:10 am »

Chương 10

Bài báo kèm ảnh của Helen Fanfani trên tờ Financial Affairs được đăng lại trên tờ Washington Post – một trong những tờ báo có nhiều đọc giả và có thế lực nhất nước Mỹ và được tờ Thời luận của Nghiêm Xuân Thiện dịch, đã gây xôn xao trong dư luận Sài Gòn. Sáu tấm ảnh in hình sáu tử thi – đặc biệt tử thi một cô bé vị thành niên và một bà già - đặt ra một câu hỏi: Ai là thủ phạm? Fanfani không chỉ đích danh ai, song cách dẫn dắt người đọc của cô khiến người ta loại trừ những khả năng giáo phái hay Việt Cộng và qui các yếu tố vào hướng một nhóm cướp nào đó – một nhóm khủng bố có thế lực đó là cái gì và ai che chở. “Hình như đây là một hành động nhằm gieo sợ hãi trong dân chúng với một chủ mưu vạch sẵn chĩa vào các vùng bấy lâu chế độ Sài Gòn chưa đặt bộ máy cai trị một cách vững chắc”. – Cô viết như vậy.

Lập tức, Bộ Thông tin gọi Fanfani lên cảnh cáo. Sau đó Bộ Thông tin phổ biến một mẩu đính chính ngắn: “Vừa rồi báo Mỹ đã đăng một bài quanh vụ xóm Bầu Mây thuộc tỉnh Bình Dương bị một nhóm lạ mặt tấn công và sát hại 6 người vào đêm 10-5-1958. Bài báo có ý gây hiểu lầm về sự dính líu của nhà chức trách dân sự và quân sự địa phương. Bộ Thông tin được phép bác bỏ luận điệu đó. Nội vụ đang trong vòng điều tra”.

Đại sứ Durbrow không có ý kiến gì nhưng phó đại sứ William Porter không hài lòng bài báo của Fanfani. Ông bảo cô, nhân gặp trong một buổi tiếp tân: “Cô nên thận trọng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa có toàn quyền trục xuất cô, nếu họ thấy cần”.
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa lại không trục xuất Fanfani. Luân về Sài Gòn sau đêm lên Bầu Mây, thông báo với Nhu những chi tiết mà anh lưu ý. Luân biết chắc là Nhu không chủ trương sử dụng đảng Rừng Xanh. Nhu bực bội khi nghe tin đảng Rừng Xanh quan hệ với Trần Vĩnh Đắt và sĩ quan Mỹ. Anh ta cảm giác người Mỹ chen vào nội bộ Việt Nam quá sâu, tự tung tự tác và cảm giác quyền lực sẽ vuột lần khỏi tay chính phủ Sài Gòn. Tất nhiên, Nhu thừa hiểu người Mỹ hành động như vậy không phải vì lợi ích của chính phủ Việt Nam.

Theo lệnh Nhu, đại úy Phùng Quốc Tri bị cách chức tạm giam. Đồn Bình Thành thay chỉ huy.

Nhưng Nhu nghe lời khuyên của Luân, không đá động tới Trần Vĩnh Đắt, mặc dù Nhu căm phẫn: Nó là thứ ăn cháo đá bát. Đắt vốn có họ hàng xa với gia đình họ Ngô, từ một kẻ vô danh được nâng lên hàng đại tá, có nắm ngành công an. Vì Đắt bất tài lại lem nhem nên Nhu cho làm Nha Cải huấn kiêm chúa ngục Phú Lợi, một nhà giam lớn chuyên nhốt tội chánh trị. Đắt bất mãn...
Không đá động Trần Vĩnh Đắt, Nhu muốn sưu tra thêm để dí mũi William Porter những bằng chứng khiến không chối cãi nổi.

Luân có yêu cầu khác: Cần qua Đắt mà tìm hiểu và xử lý bọn biệt kích Mỹ đang bắt đầu hoạt động ở vùng kháng chiến cũ.

Đồn trưởng đồn Bình Thành – một trung úy vừa mới ra trường được Luân giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân vệ ở các làng quanh đồn, tất nhiên có xóm Bầu Mây. Dân vệ được phát các khẩu súng mút Indochinois và mút Nhật với cơ số đạn hạn chế.
Bỗng nhiên, an ninh được cải thiện hẳn ở các vùng dân vệ. Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định tặng thiếu tá Nguyễn Thành Luân Đệ tam đẳng “Anh dũng bội tinh” có nhành dương liễu. Đó là vào tháng thứ hai Luân có mặt ở Bình Dương.

*
Luân đang cắm cúi đọc thông báo tình hình trong ngày trước khi họp với sĩ quan sở chỉ huy thì Thạch vào trình một thư. Luân bóc phong bì, liếc qua tờ giấy: Sự vụ lệnh của tướng Nguyễn Ngọc Lễ, phụ trách bảo an trong bộ Tổng tham mưu giới thiệu một trung tá tên Trần Viết Lượng có việc cần gặp Luân.

Trung tá trạc 40 tuổi, khá đẹp trai, ăn mặc chải chuốt: bộ gabardine màu xám tro ủi phẳng phiu, nếp sắc cạnh, kêpi kiểu lục quân Mỹ, giày da bóng, tóc mượt brillantine.

Khi Luân vào phòng khách, trung tá Trần Viết Lượng đã ngồi tréo ngoảy trên chiếc ghế bành to nhất, phì phèo thuốc lá qua chiếc đót ngà voi cẩn vàng.

Theo quân luật, Luân chập gót chân chào khách. Trần Viết Lượng không đổi tư thế, chỉ nghiêng đầu ngó Luân, rõ ràng chứng tỏ ông ta là cấp trên và có quyền đón nhận sự tôn kính của kẻ dưới. Thậm chí, Lượng không thèm chìa tay cho Luân bắt.

- Thế nào? - Trung tá hất hàm hỏi bâng quơ, giọng Hà Nội.

Luân ngồi đối diện với ông ta.

- Anh định giữ đại úy Phùng Quốc Tri đến bao giờ?

- Viên đồn trưởng đồn Bình Thành, có phải trung tá muốn nói về ông ta?

- Chứ có mấy đại úy Phùng Quốc Tri?

- Thưa, đại úy Tri do tòa án binh thụ lý. Chỉ tòa án mới có quyền định đoạt số phận của ông ta.

- Chà! - Trung tá cười mỉa - Anh lấy luật pháp dọa tôi hả Ai mà không biết anh ký lệnh giam đại úy. Người nào ký lệnh tống giam thì người đó ký lệnh miễn tố...

- Thưa, xin trung tá cho biết mục đích gặp tôi? - Luân thấy sự nhũn nhặn của anh như vậy là đủ.

- Anh tối dạ thế mà làm tư lệnh hành quân, kể cũng lạ! Tôi không lên Phú Cường để du lịch. Anh hiểu chứ? Đáng lẽ sáng nay tôi cùng phó đại sứ Mỹ William Porter đi thị sát Mỹ Tho, nhưng vì vụ đại úy Tri mà phải lên đây.

- Thưa, trung tá có mang theo quyết định của đại tá công tố ủy viên tòa án binh Sài Gòn ra lệnh trả tự do cho đại úy Tri không?

Trung tá Trần Viết Lượng tròn xoe mắt nhìn Luân, y như ông ta gặp một hiện tượng kỳ quặc - một người vượn chẳng hạn.

- Lại còn giấy với má! Tôi trực tiếp bảo anh. Không đủ sao? Sự vụ lệnh do tướng Lễ ký, không đủ sao?

- Thưa, không đủ! - Luân rắn rỏi.

- Quái! Anh là cái thá gì? – Trung tá ném cho Luân cái bĩu môi khinh miệt.

- Thưa, tôi là thiếu tá Nguyễn Thành Luân! - Luân trả đũa.

- Thiếu tá! Thiếu tá... - Lượng nhại – To gớm chưa? Thôi, tôi chẳng có thì giờ đâu mà cãi chày cối với anh. Tôi muốn mượn đại
úy Phùng Quốc Tri vài tuần... Sẽ trả lại anh sau khi xong việc. Tính tôi bình dân, giá anh hỗn như thế với ông khác thì hoa mai của anh rụng liền... Bảo đứa nào đó đưa đại úy đến đây, cùng về bộ Tổng tham mưu với tôi... - Ông ta xem đồng hồ tay. - Tôi đợi 15 phút là tối đa...

“Thằng cha này ngu quá!”. Luân nghĩ thầm, khẽ liếc khuôn mặt rất sáng sủa của trung tá Lượng.

- Xin trung tá cảm phiền, tôi bận họp!

Luân đứng lên, chập gót chân.

- Ủa! Còn việc của đại úy Tri? – Trung tá Lượng kêu lên.

- Thưa trung tá, luật pháp là luật pháp.

- Nghĩa là anh không chấp hành mệnh lệnh của cấp trên?

- Xin lỗi, tôi chưa nhận được mệnh lệnh của cấp trên!

- Anh ngồi xuống. Tôi muốn nói thêm, may ra cái đầu của anh đỡ đần độn ít nhiều chăng.

Luân nán ngồi lại.

- Tôi nghe trung tá.

- Tại sao anh thích gây khó khăn cho chúng tôi! - Ông ta hỏi đột ngột và giọng cũng dịu hơn.

- Thưa trung tá, “chúng tôi” là ai? – Luân hỏi, hóm hỉnh.

- Chẳng lẽ anh không biết... - Ông ta ngừng ngang câu nói – Tôi rất khó hiểu vì anh đặt lệch trọng tâm bình định... Anh đánh Việt Cộng hay đánh ai?

- Thưa quyết định của tổng thống giao tôi nhiệm vụ vãn hồi an ninh cả khu vực. Tôi đánh những cái gì phá rối an ninh hoặc dẫn đến phá rối an ninh.

- Tại sao anh quan tâm đến một cuộc hành quân tảo thanh và kết tội nó?

- Thưa, trung tá muốn nói cuộc hành quân nào? Nếu vụ tàn sát, đốt phá Bầu Mây là cuộc hành quân tảo thanh thì tôi quyết diệt nó từ trong trứng!

- Ái chà! Lớn lối dữ! Cái gì mà đốt phá, tàn sát? Chiến tranh mà không có chết người ư?

- Tôi nói chưa hết ý, thưa trung tá. Còn cướp bóc, còn hãm hiếp nữa.

- Nhưng, ai dạy anh nhân đạo với Cộng sản?

- Cộng sản? Ở đâu ra Cộng sản ở Bầu Mây? Em bé gái 13 tuổi là Cộng sản? Trừng phạt Cộng sản bằng hãm hiếp trẻ nít à?

- Người ta nói với tôi anh chưa gột sạch đầu óc Việt Minh. Rõ là như vậy... Anh không cho vụ Bầu Mây là một cuộc tảo thanh mặc dù đúng là cuộc tảo thanh, nhưng chưa thành công. Bây giờ, càng khó thành công hơn vì chính anh phát súng cho chúng nó! Anh không chỉ phát súng riêng xóm Cộng sản Bầu Mây – Trung tá Lượng rít lên. Cái vẻ công tử của ông ta biến mất.

- Thưa, trung tá, tôi là gì, tự tôi và tự hành động của tôi chứng minh. Người Pháp thua trận bởi họ có kiểu lập luận mà trung tá nhại lại. Trung tá định đào huyệt chôn luôn Việt Nam Cộng hòa? Làm sao có thể công nhận những hành động gian ác là vì chính nghĩa quốc gia? Làm sao có thể tưởng tượng chính nghĩa quốc gia lại bắt tay với bọn cướp? Chúng ta có luật pháp, có hiến pháp, thưa trung tá?

- Có phải bao giờ cũng khư khư theo luật pháp, hiến pháp?

- Tôi hiểu cái đảng mang tên Rừng Xanh thì cần gì luật lệ.

- Một trung đoàn phó Việt Minh có thể trở thành Tư lệnh hành quân của Việt Nam Cộng Hòa thì tại sao đảng Rừng Xanh lại không đứng được dưới cờ chính nghĩa?

- Được! với điều kiện không đốt nhà, giết người, hãm hiếp!

- Nếu tôi nói với anh là đại úy Phùng Quốc Tri chấp hành mệnh lệnh ở trên, thì anh bảo sao?

- Tôi lôi cấp trên đó ra tòa!

- Anh kiêu ngạo quá! Hẳn anh ngỡ dựa vào gia đình tổng thống là anh có thể làm trời!

- Thưa trung tá, tôi còn chỗ dựa vững hơn: lương tâm của tôi!

Trung tá Trần Viết Lượng cười như thương hại Luân.

- Lương tâm? Lấy ở đâu ra cái của hiếm như vậy?

- Đúng! – Luân dằn mạnh từng tiếng – Không dễ gì tìm sự công bằng trong thời buổi mà cái bắt đầu có thể là cái kết thúc, kẻ ra vành móng ngựa có thể xứng đáng ngồi trên ghế thẩm phán. Song, thưa trung tá, trung tá hẳn biết câu ngạn ngữ Pháp: “L’exception confirme la règle (1). Tôi có quy tắc của tôi.

Trung tá Trần Viết Lượng đứng lên.

- La dialogue des sourds (2) chẳng đi đến đâu. Tôi chúc thiếu tá – Ông ta muốn tỏ cho Luân biết mình cũng có trình độ văn hóa và lần đầu, gọi Luân theo cấp bậc, thái độ ôn tồn – Hạnh phúc với quy tắc của mình, một quy tắc, xin lỗi thiếu tá, tôi bắt chước thiếu tá dùng một hình tượng: ảo ảnh!

Ông ta nện mạnh đế giày trên thềm. Luân quay lại văn phòng với xấp thông báo, miệng hơi mỉm cười: tống giam đại úy Phạm Quốc Tri “chạm nọc” cơ quan cao nhất của biệt kích Mỹ. Cái mà gã Trung tá ngập ngừng là mật hiệu SSI - Special service number one (3) một tổ chức thuộc CIA quản lý, hoàn toàn không có một dấu vết công khai.

*
Luân chưa đọc được nửa trang giấy. Thạch lại cho hay: Ly Kai và một người nữa xin gặp.

Nghe vậy, Luân đinh ninh hôm nay chạm mặt trực tiếp với Dương Tái Hưng. Tốt thôi, anh muốn biết gã người Hoa, nhân viên tình báo quốc tế đẳng cấp cao nầy định làm gì với anh.

Nhưng, gã người Hoa mà mà Luân gặp không phải Dương Tái Hưng.

- Xin giới thiệu với ông kỹ sư, đây là thương gia Bá Thượng Đài...

Người Hoa mặc Âu phục sang trọng, tướng phốp pháp, cúi gập người chào Luân.

Luân suy tính: Tại sao Ly Kai đưa Bá Thượng Đài lên đây. Anh từng nghe tiếng Pô Xường Thài “vua sắt”

- Thưa ông kỹ sư, ông Bá Thượng Đài không nói rõ tiếng Việt. Nếu có thể, xin ông kỹ sư nói tiếng Quảng hoặc Tiều... – Ly Kai nhớ câu nói tiếng Hoa của Luân trong đại hội văn hóa toàn quốc.

Theo Bá Thượng Đài, ông ta gặp Luân để xin mua sắt vụn - chủ yếu là các xe vận tải và xe tăng trong chiến tranh Việt-Pháp rải rác dọc đường 13 từ Thủ Dầu Một lên Chơn Thành.

- Sắt vụn đó bỏ ngoài trời uổng quá! - Ly Kai tán – Bán cho ông Bá đây, bảo an tỉnh cũng có lợi.

Ly Kai khôn ngoan, không đặt việc mua bán nầy thành lợi riêng cho Luân. Nhưng, Luân muốn hiểu đích xác ý nghĩa của việc mua bán nầy – nhất định không chỉ vì mua bán.

- Tôi chưa thể trả lời ngay với ông. – Luân nói - Nhưng tôi nghĩ không có gì trở ngại lắm. Nếu tôi đồng ý, ông sẽ thu nhặt số sắt vụn đó như thế nào? – Luân quyết định thăm dò - Xác xe không chỉ nằm ven lộ mà có chỗ cách đường 13 đến vài cây số.

- Tôi mượn một bộ phận của hãng RMK – BRJ có xe tải, cần cẩu làm việc nầy... Miễn ông ký giấy cho phép chúng tôi đi lại dễ dàng khắp vùng mà bộ tư lệnh hành quân của ông phụ trách. - Bá Thượng Đài mừng rỡ, tuôn một thôi tiếng Quảng.

- Được! Khi thu xếp xong thủ tục với Phòng Phế liệu thuộc Bộ Quốc phòng, tôi sẽ liên lạc ở địa chỉ nào?
Bá Thượng Đài đưa cho Luân tấm danh thiếp. Ông ta cám ơn và nhã nhặn mời Luận, khi về Sài Gòn đến nhà ông ta, bất cứ lúc nào, miễn điện thoại cho hay trước.

Họ ra về, Luân khẳng định thêm: Ly Kai và Bá Thượng Đài mượn cớ mua sắt vụn để dòm ngó vùng rừng, điều đó dính đến đảng Rừng Xanh và SSI. Nhưng, dính như thế nào Luân chưa nghĩ ra.

Cuộc họp với sĩ quan sở chỉ huy không có gì quan trọng. Công việc ủi đường của công binh đã bắt đầu từ Lộc Ninh sang phía tây, mỗi ngày tiến được vài trăm thước nói chung rất chậm. Sĩ quan chỉ huy xin bảo vệ, nhưng bộ tư lệnh hành quan cho là không cần thiết. Địa hình của vùng đó mấp mô, nhiều đồi, suối, sự chậm chạp dễ hiểu. Trong ngày hôm qua, không có một va chạm nào với lực lượng vũ trang lạ mặt ở cả ba tỉnh. Ngoại trừ truyền đơn ký tên “lực lượng vũ trang tự vệ miền nam kêu gọi binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa – hãy đoàn kết với nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm và quan thầy của chúng là đế quốc Mỹ”.

Trung úy Vi lo le một tờ báo. Anh ta nửa muốn trình với Luân nửa lại ngại:

- Việc gì? - Luân bắt gặp cử chỉ lúng túng của Vi.

- Dạ, tờ báo Việt Cộng... - Vi trả lời.

- Rồi sao?

- Có bài nói về thiếu tá.

- Vậy hả... Trung úy đọc cho mọi người nghe.

Đó là bài bình luận, nhan đề: “Vạch trần âm mưu thâm độc của tên Nguyễn Thành Luân”. Phần đầu, bài bình luận nhắc việc làm của Luân: tổ chức dân vệ vũ trang ở các xóm, ấp. Phần sau phân tích việc làm đó: một thủ đoạn nhằm quân sự hóa nhân dân, kiểm soát thôn xã, bắt lính. Kết luận, bài báo không tiếc lời xỉ vả Luân, nào là tay sai đế quốc Mỹ, nào là tôi tớ gia đình Ngô Đình Diệm và hô hào trừng trị Luân.

Nghe đọc xong, Luân giữ tờ báo. Những sĩ quan có mặt đều nhất trí đánh giá: Luân mất tinh thần trước sự hăm dọa của Việt Cộng. Họ ái ngại cho Luân. Ai chớ Việt Cộng hăm dọa, không phải để chơi.

Ăn trưa xong, Luân mang tờ báo ra đọc lại. Tờ báo khổ giấy manh học trò, in sáp, tên là “Hoà Bình – Thống Nhất, tiếng nói của nhân dân tỉnh Bình Dương” bốn trang. Ngoài các tin tức địa phương, tất cả là tin tố cáo về tề lính cướp giật, hiếp đáp dân chúng - có tin toàn miền, tin miền Bắc và thế giới. Bài bình luận về Luân thay cho xã luận.

Luân bồi hồi trước tờ báo: Những khó khăn của các đồng chí để có được một công cụ thông tin – đôi khi đổi bằng máu. Tờ báo đơn sơ – có thể nó là thô sơ – song nó xúc động Luận. Anh cảm thấy gần gũi với đồng đội tại vùng rừng nầy khi cầm tờ báo trong tay.

Bài bình luận – nhất định ở tỉnh Bình Dương chỉ đạo, ban tuyên huấn viết – là một hỗ trợ đối với Luân, ít nhất xét từ mục đích của các đồng chí tỉnh Bình Dương. Song, bài viết tưởng là chặt chẽ, lại sơ hở. Bởi vì số người gia nhập dân vệ không ít - và đây phải là kết quả thực hiện một nghị quyết bí mật của tỉnh ủy - có thể buộc những người như Nhu và CIA lưu ý. Đáng lý không nên có bài bình luận, cứ lờ đi thì tốt hơn.

Trong hoàn cảnh của Luân, anh không thể nào liên lạc được với tỉnh ủy. Tin thông báo mỗi ngày: tỉnh ủy thường qua lại vùng An Điền, An Tây, Phú Thứ... Bí thư tỉnh ủy là Ba Đợi – Luân chưa rõ là ai.

Gần như cùng lúc Luân suy tư, ở Bình Dương, thiếu tướng Mai Hữu Xuân đang nói chuyện với Ngô Đình Diệm tại dinh Độc Lập, nội dung quanh thí nghiệm lập dân vệ của Luân...
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2008, 07:06:08 am gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #89 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 07:00:19 am »

... Mai Hữu Xuân quyết định nói thẳng với Ngô Đình Nhu những nhận xét của ông ta về chiến dịch “Cơn hồng thủy”. Từ sau chiến dịch Trương Tấn Bửu do ông chỉ huy, mặc dù được thăng hàm thiếu tướng, Mai Hữu Xuân ngửi thấy mỗi ngày họ Ngô mỗi xa lánh ông. An ninh quân đội không còn do ông điều khiển nữa, tổng thống điều ông về bộ Tổng tham mưu với chức danh không rõ ràng. Đại khái ông chịu trách nhiệm theo dõi công cuộc bình định nhưng không có trong tay một tên lính quèn, trừ mấy vệ sĩ dành cho cấp tướng. Phải nói là Mai Hữu Xuân nhẫn nại. Ông đi gõ cửa, làm quen với James Casey. William Porter lịch sự nghe ông và “nghe qua rồi bỏ”. Còn James Casey thích đi nhậu với ông song câu chuyện chưa bao giờ vượt quá đề tài Whisky, Cognac, Vodka, Ngũ gia bì và rượu đế Chợ Đệm thứ nào ngon hơn hết. Con người thông minh như Mai Hữu Xuân làm sao không hiểu cái ngăn trở ông chính là quá khứ dính líu sâu của ông với Phòng Nhì Pháp, dù cho ông đã hy sinh không ít chiến hữu và nộp cho CIA một lô danh sách tình báo của Pháp để CIA sử dụng. Mỹ chưa cho điểm ông: ông còn giấu nhiều chủ bài kể cả cấp tướng, bộ trưởng, tỉnh trưởng. Không thể được! Ông không phải là đứa đần độn, giá cả còn do thị trường chính trị. Ai dám cam đoan, họ Ngô “thiên niên trường trị” ở Nam Việt? Savani há chẳng từng thư từ nói lóng với ông: “Hatez vouz lentement” (4) đó sao? Thế cờ chưa ngã ngũ. Ông chẳng phải là hạng người trọng tình bạn - cái gì bán được, ông bán ráo – song mua chức thiếu tướng bằng chừng ấy con tin là quá nhiều. Giả sử ông làm Tổng tham mưu trưởng, “hàng hóa” nhất định tương ứng. Và, nếu địa vị cao hơn... Người Mỹ chưa chọn ông – họ dừng ở mức xài ông như một chuyên gia chiến thuật tình báo, một tên sai vặt.
Tất cả vì Nhu. Nợ nào rồi cũng có lúc phải thanh toán. Ông dặn lòng như vậy. Tuy không thạo chuyện cổ lắm, ông cũng biết bên Tàu thời Hán, có mưu sĩ trên Trần Bình đồng liêu với Hàn Tín, khi Hàn Tín bị Lữ Hậu sát hại, Trần Bình không khóc mà còn lớn tiếng thóa mạ vị phá Sở đại công thần nầy, nhờ đó được Lữ Hậu yêu dùng. Rồi khi Lữ Hậu chết, việc đầu tiên của Trần Bình là tru lục cả nhà họ Lữ, phơi xác bà ta giữa chợ cho diều tha quạ mổ, làm đại lễ tế Hàn Tín...

Thông báo tình hình của chiến dịch “Cơn hồng thủy” như bêu riếu ông. Dù sao, Mai Hữu Xuân cũng từng làm công việc đó trước Nguyễn Thành Luân. Những chủ đồn điền cao su người Pháp đã cám ơn ông. Phạm Văn Bời vốn là bộ hạ của ông, ông giúp cho gã tạo thế lực. Bất kể bây giờ Bời do ai nắm cũng không thể để rã cánh trước thằng Cộng sản Nguyễn Thành Luân. Phải thuyết phục Ngô Đình Diệm chấm dứt chiến dịch “Cơn hồng thủy”.

Mai Hữu Xuân xin gặp Nhu và được phép.

- Thưa ông cố vấn, tôi rất lo ngại về chiến dịch “Cơn hồng thủy”. Chủ trương của thiếu tá Nguyễn Thành Luân có cái gì đó chưa ổn, nếu không nói là nguy hiểm...

Nhu lắng nghe Xuân. Anh ta vốn ngại viên tướng lắm mưu mẹo và vi cánh này. Tuy nhiên, điều mà Xuân nêu ra lại chính là điều

Nhu từng nghĩ tới.

- Tôi kính trọng thiếu tá Luân và bao giờ cũng đánh giá cao tài năng của ông. Song, giữa phương pháp mà ông đeo đuổi với đường lối của chính phủ vẫn chưa phải hoàn toàn ăn khớp. Những rối rắm do các nhóm sống ngoài vòng luật lệ khiến nhiều thôn xã mất an ninh, ví như bệnh ngoài da. Nó khác hẳn mưu đồ của Cộng sản. Nhiệm vụ của chiến dịch không nên quá nặng về phía trừng trị bọn cướp hoặc một số hành động xằng bậy của quân đội hay chức việc nhà nước ở hạ tầng. Thiếu tá say sưa lao vào những râu ria mà bỏ sót cái chính yếu. Phương pháp đó vừa làm nản lòng cấp dưới vừa tạo điều kiện cho Cộng sản ngóc đầu dậy. Đặc biệt, tôi lưu ý ông cố vấn về việc thiếu tá tỏ ra quá rộng rãi phân phối súng cho dân vệ.

Nhu tán thành lập luận của Mai Hữu Xuân, nếu ông ta dừng lại ở chỗ đó. Nhu đã nghĩ thoáng trong đầu, cách kềm chế Luân –

 “Ta cử Mai Hữu Xuân lên làm đốc chiến cho Nguyễn Thành Luân, có lẽ hay”.

Nhưng những cái gật đầu đệm từng chập của Nhu đã đẩy Xuân đi lố:

- Tôi biết thiếu tá Luân đang theo dõi và sẽ tung một đòn chí tử vào đảng Rừng Xanh. Tất nhiên, một nhóm cướp khó mà sống sót trước đòn sấm sét của thiếu tá. Đảng Rừng xanh của Phạm Văn Bời thật sự không đe dọa chúng ta mà là mối nguy đối với Cộng sản. Họ là người địa phương, thông thạo từng lối mòn nhỏ trong rừng. Nếu có chính sách đúng họ hợp tác với chính phủ và sẽ là thế lực chống Cộng sản rất hiệu quả, yểm trợ đắc lực cho chương trình dinh điền của ông Cố vấn...

“Hóa ra thằng cha nầy thuyết tràng giang đại hải rốt cuộc là vì sợ Luân đánh tan đảng Rừng Xanh. Nhất định là y ăn chịu với hắn. Tạm thời cứ để Luân đánh tan đảng Rừng Xanh, sau đó – sẽ cử thằng cha này lên làm một thứ “giám quân”...” - Nhu nghĩ thầm.

- Rất hoan nghênh thiếu tướng! – Nhu kết thúc - Tôi sẽ theo dõi chặt chẽ chiến dịch và cũng mong thiếu tướng làm như vậy...
Mai Hữu Xuân hiểu rằng câu nói tống khách của Nhu hoàn toàn theo phép xã giao. Còn vì sao Nhu vừa tán thành vừa từ chối ông ta thì quả Mai Hữu Xuân không nghiệm ra. Bởi gì, Mai Hữu Xuân không biết Nhu đã đọc nhiều lần lời khai của đại úy Phùng Quốc Tri và càng không thể biết trong ý thức Nhu cái họa Cộng sản và cái họa bị Mỹ đâm sau lưng, theo thời gian và bằng các thực tế sống động bỗng trở nên ngang nhau hay ít nhất đều đe dọa triều đình nhà Ngô.

*
Mùa mưa bắt đầu, công việc mở các trục lộ giữa rừng tạm ngưng.

Bộ tư lệnh hành quân tiếp tục công việc theo một nhịp độ trái ngược: Thiếu tá Nguyễn Thành Luân đã thành lập lực lượng dân vệ đến cấp tổng khắp tỉnh Bình Dương và lần lượt đi dự lễ ra quân các quận. An ninh ba tỉnh nói chung là tốt - như thông báo tổng kết hằng tháng của bộ Tổng tham mưu và Tổng nha Cảnh sát. Điều đó được các chuyên viên ở bộ Tham mưu biệt bộ phủ tổng thống phân tích như là vì thiếu tá Nguyễn Thành Luân trực tiếp làm tỉnh đoàn trưởng bảo an Bình Dương, nghĩa là có xu hướng muốn đề nghị tổng thống giao cho Luân kiêm nhiệm chức vụ Tỉnh đoàn trưởng Bảo an các tỉnh miền Đông. Nhu không đồng ý mà không nói lý do.

Giữa lúc đó, một người được báo chí nhắc đến: Tỉnh trưởng Định Tường Nguyễn Trân.

Nguyễn Trân, quê miền Trung, xuất thân công chức, tùng sự ở Tổng nha Công vụ - bấy giờ do Kiều Công Cung phụ trách. Cung từng đi kháng chiến, là thủ lãnh Thanh niên tiền phong và sau đó là sư trưởng Cộng hòa vệ binh, trước khi đầu hàng Tây. Trân thừa hưởng kinh nghiệm của Cung và do đó, được Diệm bổ nhậm tỉnh trưởng Định Tường, nơi nổi tiếng ổ Cộng sản với con kênh Tổng đốc Lộc bị cải danh thành kênh Nguyễn Văn Tiếp – tên một lãnh tụ Cộng sản - với Vĩnh Kim từng chịu bom trong bạo loạn Nam Kỳ năm 1940. Vừa đặt chân đến Mỹ Tho, Trân lập tức thực hiện một pha ngoạn mục: tổ chức đấu lý giữa một số cán bộ cộng sản bị bắt, 14 Việt Cộng đưa trong khám ra tranh luận với tỉnh trưởng trước 2.000 người. Kể ra đó là một sáng kiến có giá trị nếu những người bị bắt không phải trải qua hằng tháng trời lấy khẩu cung cực kỳ thô bạo ở ty cảnh sát. Sáng kiến mau chóng biến thành màn dàn dựng và Nguyễn Trân, đạo diễn kiêm diễn viên. Báo chí tường thuật từng câu đối đáp và ai cũng biết kết quả: Cộng sản không có chính nghĩa.

Nhu tiếp nhận kết quả đó và anh ta không cần đọc. “Lố bịch!” - Nhu hạ một câu sát rạt. Cho nên, khi Nguyễn Trân lên báo cáo với Nhu, hí hửng lúc bước vào và tiu nghỉu khi bước ra.

- Ông làm cái trò tốn tiền, tốn công mà báo chí nước ngoài cười chúng ta. - Nhu bốp chát – Ông coi đây...

Nhu vứt trước mặt Trân bản tin télex của phóng viên hãng Thông tấn Mỹ UPI: “Đấu lý hay xưng tội? Trò đùa nhạt nhẽo nầy được một quan chức đầu tỉnh thuộc lưu vực sông Cửu Long trưng ra với dư luận như là một cách tân trang phương pháp chống cộng về mặt ý thức hệ. Mười một ký giả và ba trí thức được mệnh danh là Cộng sản đứng trước 2.000 người chọn lọc - ông tỉnh trưởng cưỡng ép 2.000 người cho có vẻ công chúng – trả lời các câu hỏi của chính tỉnh trưởng. Cuộc đấu lý tất nhiên phải đi vào quỹ đạo mà tỉnh trưởng muốn: những người Cộng sản còn thú tội để được một ân huệ; tối thiểu là khỏi bị tra tấn. Liệu rằng nước Mỹ có nên đứng sau lưng những tay phù thủy tập sự này không?”

- Ông nên để đầu óc lo công việc khác vừa sức ông hơn. – Nhu mắng mỏ Nguyễn Trân.

Nhu hằn học với Nguyễn Trân không phải chỉ vì màn kịch “đấu lý” thất bại mà vì Trân thuộc nhóm Đại Việt Hà Thúc Ký, nhờ khéo luồn lách nên khỏi tội vụ Ba Lòng.

“Thằng cha thích làm lãnh tụ này toan kiếm chác vốn liếng chính trị để rao hàng với CIA đây!”.

Đầu tháng 8, Nhu sang Nam Vang. Chuyến đi này nhằm làm dịu lập trường hai nước càng lúc càng đối chọi. Thông cáo Việt Nam tố cáo Miên xâm lấn biên giới. Thông cáo Miên tố cáo Việt Nam thọc qua đất Miên...

Nam Vang đón Ngô Đình Nhu không mấy nồng nhiệt. Tuy vậy cuộc tiếp xúc Sihanouk – Nhu vẫn mang lại đôi kết quả: hai bên hứa trừng phạt cấp dưới gây rối ở biên giới. Shihanouk bằng lòng viếng Sài Gòn theo lời mời của Nhu...

Không ai tiết lộ thái độ thật sự của Sihanouk sau hội đàm. Phần Nhu, anh ta, trong một lần trao đổi với Luân, đã hé:

- Trung lập của Cambốt có nhiều cái hay. Phải chi Việt Nam ta có điều kiện như Sihanouk...

... Trần Vĩnh Đắt bước vào văn phòng của Luân không báo trước. Thái độ của Đắt khác hẳn khi ông ta làm tổng giám đốc cảnh sát, Đắt tự chọn ghế ngồi và bắt tay Luân lỏng lẻo.

- Sao? - Đắt hất hàm, hỏi Luân.

- Tôi chưa rõ đại tá hỏi việc gì?

- Chẳng lẽ tôi hỏi thiếu tá về giá gạo Sài Gòn hay giá thị trường chứng khoán Hồng Kông?

Luân sa sầm mặt:

- Về các loại giá cả đó, đại tá là một chuyên gia cỡ lớn!

- Anh đừng có xỏ xiên! Tôi đến để xem anh làm ăn thế nào? Từ khi lên đây, anh không thèm chào tôi. Tôi hỏi: Anh định trao cho du kích Cộng sản bao nhiêu súng?

- À, hóa ra đại tá quan tâm việc đó. Số súng mà các đội dân vệ có thể chuyển cho du kích là bao nhiêu, tôi chưa có cơ sở để nghĩ đến một con số. Song số súng mà các cơ quan tỉnh Bình Dương do đại tá phụ trách khi còn là tổng giám đốc cảnh sát quốc gia đã trao cho du kích lẫn bọn cướp thì có con số: không tính bằng khẩu mà phải tính bằng kho! – Luân phản kích giọng châm chọc.

Trần Vĩnh Đắt ngao ngán:

- Tôi không hiểu tại sao tổng thống lại giao thiếu tá trọng trách bình định ở một vùng nhạy cảm như thế này. Từ khi thiếu tá bắt tay vào công việc, lực lượng quốc gia trong tỉnh sa sút, ai cũng thấy, còn Việt Cộng thì lên vùn vụt. Theo báo cáo chính thức, cả chục trung đoàn cộng sản làm mưa làm gió ở đây..

- Đại tá đã quá đề cao tôi rồi đó! – Luân tiếp tục cười cợt - Trong vòng sáu tháng, tôi xây dựng được cho Cộng sản cả chục trung đoàn! Để xem, tôi có nên nhận sự khen tặng như vậy hay không?

- Thiếu tá cần nhớ đây không phải là nhận xét riêng của tôi!

- Tôi hiểu, đại tá có bao giờ có nhận xét riêng!

- Tôi hỏi thiếu tá đã xin ý kiến của Sài Gòn chưa?

- Thưa đại tá, ông có cần đọc một lần nữa quyết định của tổng thống về nhiệm vụ của tôi không?

Đắt cười nửa miệng:

- Tôi muốn nói đến ý kiến khác, trên cả tổng thống kia!

Luân cau mày:

- Tôi nhớ trước đây đại tá một vâng hai dạ với tổng thống và ông bà cố vấn. Bây giờ thì... tôi thành thật thương hại đại tá. Đại tá ngỡ che bằng một cây dù khác thì tránh được sét sao? Ngỡ như vậy là quá sớm, thưa đại tá...

- Anh biết cóc rác gì mà nói! - Đắt tỏ ra cứng song giọng nói đã tỏ ra bớt sẵng.

- Vốn trước đây tôi với đại tá quen biết nhau. Vợ tôi có lúc tòng sự dưới quyền đại tá. Tôi thích sòng phẳng. Việc đại tá thôi chức tổng giám đốc cảnh sát quốc gia và không được thăng cấp tướng, phải giam mình ở chức cai ngục không liên can gì đến tôi nếu không nói là tôi đã làm hết sức mình để giữ nguyên hoa mai trên cầu vai đại tá. Cái mà đại tá cần rút kinh nghhiệm là nên chuyển ngân như thế nào cho kín đáo chứ không phải là sừng sộ với tôi. Còn bây giờ, đại tá nên giữ gìn: “phàm làm gián điệp nước đôi phải tinh vi”.

- Anh định vu khống tôi hả? Tôi cho anh tâu rỗi với Ngô Đình Nhu đó! – Đắt lên gân bằng giọng yếu xìu.

- Tôi không vu khống cho bất kỳ ai! Tôi cũng không cần phải tâu rỗi với ông Nhu. Tiếp xúc thẳng với Đức Chúa trời vẫn lợi hơn gặp các thánh như người ta nói. Chắc đại tá cho rằng quan hệ với ông Fishell là độc quyền của đại tá? Đại tá muốn thử không?
Luân bước lại máy nói:

- Thôi mà! Ông kỹ sư...

Đắt đột ngột thay đổi thái độ, giọng gần như van vỉ

- Tôi lỡ nóng nói bậy... Ông kỹ sư đừng chấp.

Luân vẫn quay máy.

- Ông kỹ sư! - Đắt kêu lên tuyệt vọng.

- Alô! - Luân nói vào máy. Đắt tái mặt

- Alô, trung úy Vi đó hả, cho hai chai nước giải khát..

Đắt không kềm nổi tiếng thở phào.

- Tôi biết trong trại giam Phú Lợi có một khu dành huấn luyện biệt kích Mỹ. Đó là việc làm phi pháp. - Luân ngồi xuống và bây giờ đến lượt anh lên lớp Đắt - Phi pháp với chính phủ Việt Nam và cũng phi pháp với đại sứ quán Mỹ. Không cẩn thận, báo chí Mỹ ngửi ra, làm rùm beng thì chính đại tá là vật hy sinh của SSI.

Trần Vĩnh Đắt ngọ nguậy mãi trong ghế. Đôi mắt đờ đẫn chứng tỏ ông ta không nghĩ rằng Luân biết nhiều như vậy.

- Dân vệ Phú Hòa Đông bắt được hai biệt kích đang toan làm tiền Sở Cao su ông Huyện Huyên. Họ đã khai.

Tới đây thì Đắt hoàn toàn bị đánh gục:

- Tôi mong ông kỹ sư nghĩ tình..

Luân giả như không nghe nói tiếp:

- Còn đảng Rừng Xanh, đại tá quan hệ với chúng nó quá chặt. Gần đây chính đại tá ký giấy cho Pô Xường Thài lợi dụng việc đi lại mang gạo thóc tiếp tế cho đảng Rừng Xanh... Tôi đã bắt được nguyên xe cam nhông... và tất nhiên thêm lời khai nữa, ngoài lời khai của đại úy Phùng Quốc Tri... Tôi còn biết đại tá định cho nổ mìn phá hủy các xe ủi của công binh, vì căn cứ Bình Chánh của Phạm Văn Bời nằm trong vùng sẽ xẻ đường. Đại tá bạo gan thật!

Trần Vĩnh Đắt không nói ra câu, ông ta rên rỉ...

- Ông kỹ sư ơi…

- Còn nữa, giữa đại tá và cô Yến Thu... Chính đại tá bảo tình nhân đến đây ngăn tôi không lên xóm Bầu Mây.. Tôi không can thiệp vào sinh hoạt cá nhân của đại tá. Đại tá nên đề phòng trung tá Vũ Thành Khuynh.

Luân nói hai sự kiện sau cùng là hoàn toàn là đòn tâm lý. Anh chưa có bằng cớ. Nhưng Đắt thú nhận:

- Tôi khốn khổ vì mụ Yến Thu...

- Tôi cũng nghĩ như vậy.

Luân mời Đắt uống nước.

- Dầu sao, trong phạm vi trách nhiệm của mình, tôi cố giúp đại tá... Tôi đảm bảo các lời khai sẽ không có một chữ nào dính đến đại tá.

Trần Vĩnh Đắt vồ lấy tay Luân, cảm ơn líu lưỡi:

- Ông ra ơn cho tôi, tôi phải đền ơn. – Đắt nói - Có một việc liên quan đến đại úy Phùng Quốc Tri...

Đắt nói thật nhỏ...

---
(1) Sự ngoại lệ xác định quy tắc
(2) Cuộc đối thoại của những người điếc
(3) Đặc vụ số 1
(4) Hãy nhanh lên một cách chậm chạp
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2008, 07:11:47 am gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM