Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:45:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ván bài lật ngửa  (Đọc 132138 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #160 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 09:36:31 pm »

Tướng Xuân xếp bản đồ lại. Những lời “phán” của Fishell có làm cho ông ta cụt hứng nhưng ông ta vẫn chưa chịu rút lui.

Bức thư gần đây nhất của Savani, người thầy và người bạn Pháp của ông, đã giúp ông nghị lực:

“Cái chúng ta chờ đợi, cái đó đang đến gần. Sự có mặt của nước Pháp ở Đông Dương thuộc Pháp vốn bắt nguồn từ những điều kiện lịch sử sâu xa, thái độ quay phắt của ông Diệm dù sao cũng chỉ mang ý nghĩa nhất thời. Đối đầu với Cộng sản ở Đông Dương, là nhiệm vụ mà thượng đế chỉ giao cho nước Pháp. Chúng ta phải thú nhận rằng chúng ta đã thua một số trận, thậm chí một số chiến dịch, nhưng, nói theo đại đế Napoléon, chúng ta chưa thất trận. Trái lại, người Mỹ đang cầu cứu chúng ta. Số sĩ quan được nước Pháp đào luyện, kể cả sĩ quan cao cấp, vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong quân đội Nam Việt Nam. Đa số chính khách và trí thức Sài Gòn đều giữ cảm tình với nền văn minh Pháp. Còn dân chúng, họ đã có điều kiện thực tế để so sánh hai lối cư xử, nhất định sự hào hoa và tế nhị của Pháp bao giờ cũng được mến chuộng hơn tính cách thông tục và thực dụng kiểu Mỹ. Bản thân thiếu tướng, những cái mà thiếu tướng còn nắm được, không quá nhỏ bé - tôi muốn nói hệ thống điệp viên của Sở mật thám và của Phòng Nhì. Dĩ nhiên, hơn lúc nào hết, thắng lợi tùy thuộc ở tài suy đoán và chiến thuật của thiếu tướng. Sẽ không cần thiết làm như Nguyễn Chánh Thi đã làm. Điều kiện chính trị hiện nay khác hẳn năm 1960. Chỉ cần khéo léo lợi dụng các mâu thuẫn đang có thật trên cái nền phẫn nộ của dân chúng, biểu hiện gay gắt qua thái độ mỗi lúc một quyết liệt của tín đồ đạo Phật. Thiếu tướng gần đi đến đích mà chẳng nhọc công, vẫn bảo toàn được thế lực. Đó là tôi chưa nói một yểm trợ khác, gián tiếp hơn, nhưng vẫn không quan trọng: chính sách của Thái tử Sihanouk và xu thế của chính phủ Phouma. Hoàn toàn không nên lầm lẫn chủ thuyết trung lập của nhóm Băngđung - thực tế có lợi cho Cộng sản - với chủ thuyết trung lập Đông Dương của tướng De Gaulle. Đông Dương phải trung lập, nghĩa là phải thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng sản lẫn của Mỹ. Giữa chúng ta, ông và tôi, nên thẳng thắn nhìn lại bước đường cũ. Chúng ta đã vấp một số sai lầm kỹ thuật mà chính phủ Pháp đã khắc phục sau này đối với Algérie và các thuộc địa thuộc châu Phi khác.

Sớm hơn như Nguyễn Chánh Thi là phiêu lưu. Nhưng, bây giờ trễ hơn là mất mát. Trễ hơn sẽ có nghĩa trên trận địa chỉ còn có Mỹ và Cộng sản. Vai trò “đệm” của chúng ta đòi hỏi “chớp” lấy những cái gì mà cả Mỹ, ông Diệm và Cộng sản đang biếu không.

Ông bạn Xuân thân mến, hẳn ông bạn đã đọc tiểu thuyết của Dumas: Truyện về bá tước Monte Cristo. Gần đây, các nhà điện ảnh Pháp dựng lên bộ phim “Vengeance de Monte Cristo”. Tôi biết gần 10 năm qua, ông bạn nuôi nấng một cách khôn khéo ý chí phục thù. Bây giờ, thiếu tướng thân mến, hãy như bá tước Monte Cristo, tuốt lưỡi gươm phục thù... ”

- Tại sao chúng ta không bổ sung những bước đi của ngài Fishell bằng kiểu của Stofenberg đối với Hitler? - Xuân đặt câu hỏi, đôi môi thâm mỉm cười.

- Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể đóng được vai trò của Stofenberg.

Xuân nói tiếp rất tự tin.

Từ nãy giờ đại tá Đỗ Mậu chỉ nghe và suy nghĩ. Lần đầu, ông nói:

- Tất nhiên, mang một khối thuốc nổ cực mạnh chừng một ký lô, đựng trong chiếc cặp với chiếc đồng hồ điều khiển giờ nổ và đặt nó trong phòng họp có mặt Tổng thống Diệm, bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể làm được. Stofenberg giả đò đi gọi dây nói để lấy tài liệu báo cáo với Hitler và chuồn thẳng; chiếc bàn đã cứu sống Hitler. Tôi hiểu chuyện ngày 20-7-1944 tại tổng hành dinh Maduri, Nhưng, vây quanh Hitler là Keitel, Goering, Himler... Còn vây quanh Tổng thống Diệm là ai? Tôi tán thành sự bổ sung của tướng Xuân với điều kiện là quả bom phải đặt dưới gường ngủ của Tổng thống Diệm, điều mà chắc chắn không ai làm nổi.

Giọng của Đỗ Mậu pha chút châm biếm khiến tướng Xuân tái mặt.

- Vả lại, - Đỗ Mậu nói tiếp - Vấn đề không phải là một âm mưu, một cuộc ám sát. Tôi nghiêng về khuyến cáo của các bạn Mỹ.

Thế là đại tá Có được giao việc tiếp xúc với tướng Big Minh và cuộc họp chấm dứt. Buổi thịt rừng gần như không ai nâng ly cầm đũa...

*
Nhu gọi Luân vào dinh Gia Long.

- Sau khi xin ý kiến Tổng thống, tôi muốn nhờ anh một việc. Như anh biết, sau cái chết của Thích Quảng Đức, tình hình tiếp tục xấu. Có thể, vấn đề Phật giáo ở Việt Nam Cộng hòa sẽ bị lợi dụng để “quốc tế hóa”. Nước láng giềng của chúng ta là Cambôt, một nước theo đạo Phật. Ở Việt Nam Cộng hòa, có gần 300.000 người Cambôt, tất cả đều là tín đồ Phật giáo phái Thereveađa, chịu hệ thống lãnh đạo của các vua sãi ở Nam Vang. Hiện nay, chống lại sự phá hoại của các nhà sư phải bằng chính những người theo đạo Phật. Chúng ta có được một số sư sãi và tín đồ di cư thuộc phái Tăng già Bắc Việt, một số thuộc phái Cổ Sơn Môn ở Nam Việt, cần tranh thủ thêm phái Therevađa. Anh nên đi Nam Vang một chuyến. Nhiệm vụ của anh là gặp Sihanouk. Sở dĩ Tổng thống và tôi nghĩ đến anh trong sứ mạng này là vì chúng tôi biết anh và Sihanouk từng học chung ở Trường Chasseloup Laubat, cùng lớp thậm chí cùng phòng interne (1). Anh nghĩ sao?

Luân hơi sửng sốt trước đề nghị của Nhu. Làm thế nào mà Luân có thể thuyết phục nổi các vua sãi ở Nam Vang, còn với Sihanouk, đúng anh và ông ta là bạn học khá thân, nhưng tình đồng môn chắc chắn chẳng nghĩa lý gì trước sự chia rẽ chính trị không còn thể cứu vãn giữa Nam Việt và Cambốt. Hay là Nhu một lần nữa muốn anh làm con thoi nối với đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại sứ Nguyễn Thương cùng học Đại học Hà Nội với anh. Phòng thông tin của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở Nam Vang hình như do bạn của anh, Nguyễn Văn Hiếu phụ trách.

- Tôi sẵn sàng chấp hành mọi chỉ thị của Tổng thống và của anh. Song, tôi chưa hiểu tôi sẽ đến Nam Vang với tư cách nào và bằng cách nào trong khi ngoại giao của hai nước đã gián đoạn sau vụ nổ bom ở Hoàng cung. Ý kiến của anh quá đột ngột đối với tôi, liệu rằng tôi có thể tác động được gì các vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo ở Cambôt và với thái tử Sihanouk.

- Gần đây bằng con đường không chính thức, chính phủ hoàng gia Cambôt muốn có một cuộc tiếp xúc giữa họ và chúng ta. Tôi chưa rõ họ định tiếp xúc vì vấn đề gì, có thể là vấn đề biên giới. Cũng có thể là một cớ để họ đánh lạc hướng chú ý của chúng ta. Có lẽ anh biết Cộng sản bắt đầu sử dụng một phần biên giới Cambôt làm bàn đạp luyện quân, đặt cơ sở hậu cẩn nhất là rút lương thực từ nội địa Cambôt. Tôi cử một đoàn đại biểu Quốc hội lên Nam Vang, đi bán chính thức do ông Hà Như Chi cầm đầu. Anh sẽ tháp tùng phái đoàn đó, không mang danh nghĩa gì cả vì anh không có chân trong Quốc hội. Đại khái, anh giữ chân cố vấn của phái đoàn. Đến Nam Vang, anh cứ tùy cơ ứng biến. Ông Ngô Trọng Hiếu sẽ giới thiệu với anh một số địa chỉ Việt kiều có thể làm “đầu cầu” giúp anh. Hoặc tự anh nẩy ra sáng kiến tại chỗ. Trong phái đoàn Quốc hội có một vài tín đồ của đạo Phật, họ sẽ gặp các vị lãnh đạo tinh thần của đạo Phật ở Nam Vang và dĩ nhiên anh chỉ đạo họ, có thể cùng đi với họ, nếu tiện, có thể không cần... Cách thức tiến hành cụ thể, văn phòng Quốc hội sẽ bố trí hoặc phái đoàn đi đường bộ, hoặc đáp máy bay.

... Luân suy nghĩ rất nhiều về chuyến “công du” khá đặc biệt này. Có thể nào nhân đây mà liên hệ với A.07? Tình hình Nam Việt Nam chuyển động vùn vụt, anh cần được chỉ đạo cụ thể. Không rõ vì sao cấp trên không liên lạc với anh? Nhưng, nguyên tắc bí mật lại dằn vặt anh. Riêng chuyến đi theo ủy thác của Nhu, cũng cần đánh tiếng với Mỹ như thế nào cho hợp lý. Anh mà đóng vai cố vấn của một phái đoàn Quốc hội Nam Việt, thì chỉ có những tên ngốc mới không đặt dấu hỏi và không theo dõi. Số lượng CIA ở Nam Vang cũng không kém ở Sài Gòn. Phòng Nhì Pháp thì nhất định nhung nhúc rồi.

Như vô tình, trong mộc cuộc điện đàm với James Casey, Luân cho biết anh phải vắng mặt ở Sài Gòn vài ngày.

- Tôi đã thấy danh sách của đại tá trong phái đoàn Quốc hội Việt Nam Cộng hòa bán chính thức “đi thăm thiện chí” Vương quốc Cambôt! - James Casey kêu lên - Hẳn là một thứ “mission impossible” (2). Chắc ông Nhu muốn nhờ đại tá đi “giải độc” vụ Phật giáo.

- Đúng vậy! - Luân cũng cười trong máy nói - Chỉ có điều không biết tôi có thể giải độc nổi hay không.

- Chúc đại tá may mắn.

Phái đoàn đáp máy bay. Một chuyến bay dân dụng đặc biệt được thỏa thuận giữa hai nước và hai nước cũng thỏa thuận không đưa tin này lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, tại Tân Sơn Nhất không có lễ tiễn và tại Pochentong cũng không có lễ đón.

Tại Tân Sơn Nhất, Luân gặp một rắc rối nhỏ - đúng hơn, bị vây vào một rắc rối mà anh không lường. Khi xe đưa Luân vào sân bay - Dung không tiễn anh theo quy định chung - thì anh thấy một đám cảnh sát dã chiến bao quanh một phụ nữ người Âu, như sắp ra tay đàn áp. Chính là Helen Fanfani, săn tin từ đâu, chực sẵn ngay cửa phòng khách quốc tế sân bay, chờ chụp một số pô ảnh và phỏng vấn trưởng đoàn Hà Như Chi. Cảnh sát dã chiến cấm cô ta và cô ta phản đối.

- Đại tá Luân! Ông xem này... Họ định hành hung với tôi, toan đập vỡ máy ảnh và máy ghi âm của tôi... - Fanfani kêu to.

- Thế nhưng tại sao cô đến đây? Đến đây rất không hợp thời và không cần thiết... - Luân vẹt đám cảnh sát, bảo Fanfani.

- Xin lỗi đại tá... Nghề nghiệp của tôi... - Fanfani vừa nói, vừa mở máy ghi âm đeo trên vai...

Luân nhanh nhẹn thò tay tắt máy:

- Tôi cũng xin lỗi cô... Không có điều gì cần thu thanh cả và xin cô chớ gương máy ảnh lên... Trong trường hợp đó, cảnh sát dã chiến sẽ tịch thu máy của cô...

- Thế, tôi không cần cầu cứu ông nữa! - Fanfani giẫy nẩy - Tôi nhờ ông Hà Như Chi vậy...

Hà Như Chi còn nhanh hơn Luân, hấp tấp lọt vào phòng khách.

- Tôi thất bại! - Fanfani thểu não... - Lẽ nào ông không thấy cái lợi khi báo Mỹ đưa tin ông đi Phnôm Pênh?

Luân lắc đầu:

- Không có lợi gì cả... Đánh tiếng về việc của chúng tôi chỉ gây rắc rối. Tôi yêu cầu cô đừng đưa tin, bất kể dưới hình thức nào. Chúng tôi không “đi đêm” nhưng giữa hai chính phủ - Việt Nam Cộng hòa và Cambôt - thỏa thuận giữ cuộc tiếp xúc trong im lặng hoàn toàn. Cô thấy đây, ngay

Thùy Dung còn không tiễn tôi kia mà!

Fanfani nhún vai:

- Nếu hãng A.P hay Reuter mà đưa tin “hớt” tay trên tôi thì ông sẽ khó ăn nói với tôi sau này...

- Tôi hứa sẽ cung cấp cho cô một reportageinédit (3) về Cambôt hiện nay, nếu cô thích... Chẳng hạn, điện Chamcar Môn, Hoàng cung, các bà vợ đẹp của thái tử Sihanouk... - Luân cười.

- Cám ơn! Những cái đó tôi thừa... Tôi chỉ muốn giành ưu tiên loan tin về phái đoàn các ông. -

Fanfani làm mặt giận.

- Phái đoàn Quốc hội Việt Nam Cộng hòa lại có một cố vấn như tôi... Tin của cô độc đáo lắm, song
sẽ rất nguy hiểm cho sứ mạng của chúng tôi.

- Sứ mạng gì? - Fanfani nháy mắt.

Luân không trả lời, chìa tay, Fanfani bắt tay Luân, siết chặt. Đám cảnh sát dã chiến lỡ bộ, đứng trân.

- Các anh không biết mối quan hệ giữa đại tá và tôi hay sao? - Fanfani vụt đùa với đám cảnh sát -

Tôi và đại tá có thể hôn nhau...

Luân bảo Fanfani:

- Thôi, cô về... Hẹn gặp lại...

Anh bước vào phòng khách, vì biết rằng nếu chậm trễ, Fanfani dám dở trò trước mặt thiên hạ - cô ta chẳng coi chuyện thân mật với Luân là điều cấm kỵ...

Sau nửa giờ bay, máy bay đáp xuống sân bay Pochentong. Sân bay được mở rộng, nhiều đường băng với một nhà ga trang nhã và hiện đại. Luân thấy trên sân nhiều máy bay thuộc nhiều hãng hạ cánh: Aeroflot của Liên Xô, Air France của Pháp, Pan American của Mỹ, CSA của Tiệp, Japan Airline của Nhật, India Air của Ấn, China’s của Trung Cộng... Chiếc DC.10 chở phái đoàn không mang cờ nước nào, hạ cánh. Ngoài nhân viên sân bay, không ai đón. Đoàn đi thẳng vào nhà ga và lên luôn một ô tô Tiệp Khắc nhiều chỗ ngồi về trung tâm thành phố. Nhìn mặt cả đoàn, Luân buồn cười: tất cả - luôn hai nhà sư, một Việt tên Thích Vân Tự nói giọng miền Trung, một gốc Miên tên Thạch Chrei mà Luân biết là sản phẩm của Trần Kim Tuyến - mặt tái nhợt. Có vẻ như họ đi ra pháp trường! Quang cảnh sân bay trung lập khiến họ không yên tâm... Xe theo một đại lộ và đại lộ tên là Liên Xô! Đến ngã rẽ, xe chuyển hướng, bây giờ theo một đại lộ khác, mang tên Mao Trạch Đông. Xe qua một bệnh viện lớn bảng đề: Hopital de I’amitié Kampuchéenne – Soviétique (4). Trước khi lên đường, Luân đã nghiên cứu bản đồ Nam Vang; anh thấy lạ: đường Mao Trạch Đông chạy rìa thành phố và bệnh viện Miên - Xô nằm tận Toul Kok, ngoại ô. Chẳng lẽ chính phủ ông Sihanouk nhét phái đoàn tận ngoại ô? Nhưng xe lại rẽ về hướng trái, ngay chân cầu được gọi là cầu Sài Gòn vắt ngang sông Bassac và theo trục lộ lớn quay vào nội thành. Xe theo con đường mang tên Monivong rồi chuyển sang con đường rất sầm uất tên Charles de Gaulle, vòng qua một loạt tên đường Tito, Tiệp Khắc, Nerhu... chạy qua khu sứ quán. Cả đoàn gần như bị điện giật khi xe bỗng chạy chậm hẳn trước ngôi nhà treo ngọn cờ đỏ sao vàng!

Luân nhìn ngọn cờ rồi nhắm nghiền mắt. Anh xúc động và cố che giấu xúc động. Ngọn cờ lay nhẹ trong gió sớm, hiên ngang làm sao! Đã khá lâu, Luân mới nhìn rõ lá cờ, nhìn lá cờ trong tư thế uy nghi, đại diện cho đất nước. Giá mà... Luân không dám buông lỏng ham muốn.

Xe chỉ chạy chậm thôi. Sau cùng, xe dừng trước một khách sạn bốn tầng, tên Sukhakhan nằm trên đường Kampuchéa Krom. Không ai trong đoàn biết ý nghĩa con đường này, trừ Luân.

“Ông Hoàng Sihanouk chơi xỏ thật!” - Luân nghĩ – “Ông ta thị uy rõ rệt bằng cách đánh đòn cân não vào đoàn, phô trương chính sách trung lập của ông ta và sau cùng đặt trước đoàn một yêu sách: Kampuchéa Krom, có nghĩa là Miên miền hạ, tên còn đường ghi nhận tham vọng bành trướng của ông ta”.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 09:41:45 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #161 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 09:37:34 pm »

Một nghị sĩ Miên đón đoàn tại phòng khách của khách sạn. Ông tự giới thiệu: Hing Hing, nguyên tỉnh trưởng Takeo. Tóm lại, một người không giữ vị trí chính trị gì đáng kể, gần như vô danh.
Hà Như Chi bất mãn. Ông ta tự vẽ cho mình vai vế khi cầm đầu một đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, bây giờ, chỉ được cho trú ngụ tại một khách sạn loại 3 sao, được một nghị sĩ hạng bét tiếp. Ở sân bay thì ông thông cảm được: tránh sự dòm ngó; còn ở đây là thủ đô, tại sao không đưa đoàn vào nhà quốc khách hoặc một khách sạn loại sang - nghe nói không hiếm gì ở Nam Vang.

Luân phải bảo nhỏ Hà Như Chi:

- Họ chịu tiếp và cho một nghị sĩ tiếp là đã quý rồi... Ông nên chú ý, nếu ông tỏ vẻ đối địch, họ tung tin sự có mặt của chúng ta ở Nam Vang thì lập tức báo La Dépêche tiếng Pháp, báo Trung Lập tiếng Việt và các báo khác sẽ mở ngay chiến dịch đánh ta và suốt ngày, hết đoàn biểu tình này đến đoàn biểu tình khác, ném đá tan cái khách sạn này...

Bữa cơm “tẩy trần” dù sao cũng thịnh soạn. Hing Hing nâng cốc chúc sức khỏe toàn đoàn Nam Việt. Ông báo là đoàn nghỉ suốt ngày hôm nay, ngày mai sẽ bắt đầu chương trình. Bắt đầu chương trình như thế nào thì ông không nói, nhưng dặn mọi người trong đoàn chớ ra khỏi khách sạn, e không được an toàn.

- Dân chúng thủ đô chúng tôi đang giận chính phủ các ngài, nếu họ biết các ngài từ Sài Gòn tới thì có thể họ hành hung.

Hà Như Chi muốn gặp “người có trách nhiệm” của Quốc hội, Hoàng gia và Bộ trưởng ngoại giao. Thích Vân Tự và Thạch Chrei xin yết kiến các vua sãi. Hing Hing ghi chú và hứa sẽ trả lời sau. Ông ta xem danh sách cả đoàn...

-Thằng cha cù lần này còn đi trình báo! - Hà Như Chi nhận xét và yên chí sẽ rảnh rang suốt buổi chiều và cả đêm: sử dụng thời gian sao cho đáng với chuyến công du.

Ông ta gọi người phục vụ. Lát sau, bóng phụ nữ thấp thoáng trong phòng ông ta - và một số phòng nữa.

Vào hai giờ chiều, Hing Hing trở lại khách sạn. Hà Như Chi không thể tiếp mà nhờ Luân thay.
- Hai vua sãi muốn gặp hai vị sư trong đoàn ngay... Nhờ ông gọi giúp. Tôi cùng đi với họ. - Hing Hing bảo Luân.

Luân gõ cửa phòng Thích Vân Tự. Gõ mấy lượt và chờ. Cửa mở hé. Không có ai trong phòng trừ nhà sư, nhưng toalet thì đóng chặt, và nhà sư ăn vận quá vội, ngay trên gường ngủ vẫn chưa kịp giấu các đồ lót của phụ nữ.

Luân gõ cửa phòng Thạch Chrei. Cửa không cài. Và so với Thích Vân Tự, nhà sư cũng không có gì che trên thân cùng một cô gái giống như vậy.

Luân khép cửa nói vọng vào ý kiến của Hing Hing.

Mười lăm phút sau, hai “đại diện” Phật giáo nghiêm trang rời khách sạn.

Luân ra ban công, nhìn bao quát khu vực. Nam Vang xây dựng khá nhanh và phải nói là đẹp. Nhà không cao lắm, năm tầng trở lại, ngăn nắp theo một quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, có vẻ các nhà sang trọng nhất thuộc về người Hoa - kiểu kiến trúc đặc sệt Trung Quốc.

Ông Hoàng Sihanouk chơi trò xiếc đi dây. Những thành công bước đầu khuyến khích ông: ông giữ được thăng bằng giữa một khu vực đang xáo trộn dữ dội. Đó là nói về đối ngoại. Còn đối nội, tình hình không thuận lợi lắm. Sau vụ Đáp Chuôn, các phần tử trí thức lại rục rịch chống ông. Quân đội, ngoài mặt trung thành với ông, nhưng nhiều phe nhóm chen vào chi phối, đáng kể hơn hết là Lon Nol, người mang huyết thống Trung Quốc, đang là tướng lĩnh nắm nhiều thực quyền với cương vị Tổng tham mưu trưởng. Phòng Nhì Pháp, vào lúc này, ủng hộ Sihanouk - là chỗ dựa quan trọng của ông Hoàng. Chỗ dựa ấy còn vững đến bao giờ thì lại tùy thuộc vào tác động của Mỹ - Sihanouk nhận viện trợ kinh tế Mỹ, không nhiều, trên 10 triệu dollar năm, nhưng chính là phần ngoại tệ quan trọng thứ nhì sau Pháp. Sihanouk tìm thêm chỗ dựa mới: Trung Quốc xây dựng cho ông một số xí nghiệp công nghiệp. Liên Xô giúp ông các công trình phúc lợi xã hội. Điều nguy hiểm là Sihanouk lạm dụng mối tác động qua lại giữa các nước lớn, nay đề cao quá trớn nước này, mai đả kích cũng quá trớn nước khác. Ông sống trong ảo tưởng là ông và chế độ của ông - là một báu vật mà các nước buộc phải nuông chiều...

Một xe Mercésdès dừng trước khách sạn. Luân không để ý lắm. Vài phút sau, Giám đốc khách sạn khúm núm đưa lên một người và người đó bước ra ban công, nghiêng mình:

- Thưa đại tá, tôi là Phuissara được lệnh của Samđech (5), mời đại tá vào Hoàng cung gặp Người.
Luân không ngờ cuộc gặp mặt quá nhanh như vậy với Sihanouk. Anh xin lỗi Phuissara, vào phòng thay quần áo. Anh định báo cho Hà Như Chi biết, nhưng cửa phòng của ông ta đóng chặt. Luân đành ghi mấy dòng, bảo người thư ký của đoàn trao lại khi Hà Như Chi thức dậy.

Trên xe, Phuissara tự giới thiệu người có họ hàng với Sihanouk, phụ trách lễ tân thay cho vị hoàng thân xấu số Vakrivan chết vì quả bom nổ năm trước - tác phẩm của Ngô Trọng Hiếu - Ly Kai.
Sihanouk đón Luân ở phòng khách riêng, đặt trong Điện Chamcar Môn, trên bờ sông Cửu Long. Luân vừa lên khỏi tam cấp thì Sihanouk đã vồn vã ôm ghì anh:

- Tao cứ ngỡ không bao giờ gặp mày! - Sihanouk nói tiếng Pháp và xưng hô như lúc hai người còn học chung.

- Tôi cũng vậy, tôi đâu tưởng có thể gặp Thái tử, nhất là gặp ở Phnôm Pênh... - Luân giữ khoảng cách cần thiết.

- Đọc bảng danh sách đoàn Quốc hội Sài Gòn, thấy tên mày, tao mừng quá, bảo gọi ngay...

Sihanouk lôi Luân vào phòng.

Cuộc nói chuyện bắt đầu bằng sự nhắc nhở các kỷ niệm cũ. Sihanouk nói rất say sưa, gần như một mình ông ta nói, với giọng “mái”. Quá khứ của những năm trung học được xốc dậy, Sihanouk quả có tài nhớ mọi chi tiết, kể cả chi tiết leo rào đi chơi đêm và nhờ Luân trùm mền lên gối đánh lừa giám thị.

- Tôi muốn trao đổi với Thái tử vài vấn đề liên quan đến hai nước chúng ta... - Luân lựa lúc thuận lợi, lái câu chuyện vào hướng chính.

Sihanouk gạt phắt:

- Ồ! Hôm khác đã... Vả lại, mày đâu phải trưởng đoàn... Hôm nay chúng ta sống lại thời trẻ, chỉ làm việc đó thôi.

Hai người dùng cơm tối và Sihanouk không ngớt thao thao.

- Đáng lẽ tao phải gọi vợ con ra chào mày, song - Sihanouk cười ha hả - Tao nhiều vợ như phong tục nước ta cho phép và do đó, nhiều con, gọi cả thì quá đông, gọi một người thì không tiện. Monique gần gũi tao nhất nhưng còn nhiều bà khác... Hơn nữa, họ chẳng chia xẻ được tí gì ngôi trường của chúng ta.

Mãi gần 10 giờ đêm, Luân mới chia tay Sihanouk.

- Quốc hội Campuchia cử Hing Hing làm việc với đoàn của Nam Việt. Có thể tao sẽ gặp mày lần nữa, lần đó, tha hồ cho mày nói chính trị!

Sihanouk bảo như vậy khi tiễn Luân xuống tận xe.

Hà Như Chi chờ Luân. Ông ta thất vọng vì cuộc tiếp xúc của Luân với Sihanouk chỉ đơn thuần bè bạn.

Thích Vân Tự và Thạch Chrei mang về kết quả không phấn khởi. Hai vua sãi trách cứ nặng lời chính sách của chính phủ Việt Nam đối với Phật giáo và còn doạ, nếu chính sách ấy mà lan đến người Khmer, thì hai vị sẽ có biện pháp phản đối kiên quyết.

Hai vua sãi hỏi Thích Vân Tự và Thạch Chrei có biết hòa thượng Thích Quảng Đức, người tự thiêu vừa rồi gây chấn động khắp thế giới đã từng học đạo ba năm ở Nam Vang hay không? Cả Thích Vân Tự lẫn Thạch Chrei đều không để ý đến chi tiết này.

- Ngài là người Khmer Krom (6) lại tu hành, đừng nên theo vết chân của ông Diệm.

Vua sãi phái Tiểu thừa bảo Thạch Chrei.

- Chúng tôi sẽ xin Giáo hội Phật giáo Nam Việt một xá lợi của hòa thượng Thích Quảng Đức để vào nơi tôn kính của chùa chúng tôi.

Vua sãi phái Đại thừa bảo như vậy.

Hôm sau, Hing Hing mời đoàn đến trụ sở Quốc hội làm việc. Đoàn Cambôt, ngoài trưởng đoàn Hing Hing, có thêm hai nhân viên Bộ ngoại giao, cấp thấp. Chương trình nghị sự do Hing Hing đưa ra gồm ba vấn đề lớn:

1. Xác định lại đường biên giới “không minh định” chạy dọc theo các tỉnh Kongpong Chàm - Kratiê của Cambôt với các tỉnh Tây Ninh và Bình Long của Nam Việt.
2. Xác định lại đường phân chia hải phận trên vịnh Thái Lan.
3. Qui chế người Khmer sống ở Nam Việt.

Chương trình của Hing Hing dồn đoàn Việt Nam vào chỗ lúng túng. Hà Như Chi không được chỉ thị bàn các vấn đề đó, dù chỉ bàn về các thể thức sẽ trao đổi. Tất cả đều quá lớn và nhất định ảnh hưởng đến lãnh thổ Nam Việt kể cả đảo Phú Quốc.

Luân không nói gì. Anh biết Sihanouk thỏa thuận cho đoàn đại biểu Quốc hội Nam Việt đến Nam Vang không phải để bàn các vấn đề trên. Chẳng qua ông “xả xú páp” mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước và các vấn đề nêu lên để ném ra một đầu cầu mà hai bên hứa sẽ tiếp tục trao đổi. Chỉ như vậy thôi.

Hà Như Chi đưa ra “phản đề nghị”:

- Cambôt cam kết giữ trung lập triệt để trong các quan hệ nội bộ Nam Việt, kể cả vấn đề Phật giáo.

Cuộc họp ngừng. Chiều hôm đó, Hing Hing mở tiệc chiêu đãi. Đêm, đoàn Nam Việt được mời xem bộ phim màu “Nữ đại sứ”, kịch bản của Sihanouk, do ông đạo diễn, ông và vợ ông, bà Monique đóng vai chính. Chuyện phim là bản án về cuộc tạo phản của Đáp Chuôn ở Xiêm Rệp, có bàn tay của tình báo Việt Nam nhúng vào. Toàn bộ bộ phim toát tinh thần kì thị chủng tộc, tỉ như nữ tình báo Nam Việt làm tình với Đáp Chuôn tên là “Cô nước mắm”.

Luân xem nửa chừng, bỏ ra về. Anh tính toán kỹ và thấy cần phản ứng, mặc dù nội dung của bộ phim không phải không chứa ít nhiều sự thật.

Về đến khách sạn, Giám đốc khách sạn rối rít báo với Luân là hoàng cung gọi điện đến cho anh.

- Alô! - Luân nói vào máy - Kính chào Thái tử... Vâng, tôi không xem hết bộ phim. Tôi không nói về đạo diễn, diễn viên và các mặt kỹ thuật. Tôi chỉ phàn nàn tác giả nhìn dân tộc tôi một cách phiến diện...

- Tôi chỉ nói những người Việt nào như tôi mô tả. - Sihanouk giải thích - Anh không phải người Việt loại đó... Anh quên rằng chính tôi suýt chết vì gói quà của Ngô Trọng Hiếu?

- Tôi không quên. Và, gói quà không riêng của Ngô Trọng Hiếu. Nó được gởi từ Hồng Kông.

- Tôi biết... Thôi, nếu có điều gì tao làm phật lòng mày thì tao xin lỗi. Ngày mai, chúng ta gặp nhau.

Hà Như Chi trách Luân thiếu tế nhị ngoại giao, nhưng khi nghe Sihanouk gọi điện xin lỗi Luân thì ông ta đổi thái độ, bắt đầu chống chế dài dòng về việc ông ta không thể rời buổi chiếu phim được do cương vị trưởng đoàn bắt buộc. Ông ta rất ngại Ngô Đình Nhu biết chuyện này.

- Anh biết tin tức mới nhất ở Sài Gòn chưa? - Sihanouk hỏi Luân ngay khi hai người ngồi vào ghế, bắt đầu trao đổi.

- Chưa... Tin gì? - Luân hỏi.

- Ba tin: Một, Hội đồng các tướng lãnh ra thông báo kêu gọi đoàn kết, bình tĩnh, mong các vấn đề được giải quyết trong tình huynh đệ. Hội đồng các tướng lãnh - anh nhớ cho, chỉ ngày 11-11-1960 mới có danh xưng này. Và, Hội đồng các tướng lãnh lại không đứng trong tư thế quân nhân chấp hành ý kiến của Tổng thống, mà trèo lên cả trên đầu Tổng thống, ra lời khuyên kiểu trọng tài thổi còi! Nguy hiểm lắm! Tin thứ hai: Nhiều sư và ni cô biểu tình trước sứ quán Mỹ, yêu cầu Mỹ can thiệp ngăn chặn ông Diệm giết tín đồ đạo Phật. Cuộc biểu tình bị đàn áp trước mũi Mỹ... Đài truyền hình Mỹ tha hồ mà chiếu hằng giờ về những cái chính phủ Mỹ cần cho công chúng Mỹ biết. Tin thứ ba: Một cuộc biểu tình lớn xảy ra ở một ngôi chùa để dự lễ tang ông hòa thượng tự thiêu, đông đến cả vạn người. Xung đột dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát. Đến hàng nghìn người bị bắt...
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 09:45:10 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #162 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 09:37:42 pm »

Luân trầm ngâm. Đúng là anh chưa biết ba tin này, chắc sự việc xảy ra lúc anh rời Sài Gòn.

- Chính phủ do tôi cầm đầu tới nay chưa tỏ thái độ. Tôi không muốn bị Nam Việt kết tội chen vào việc nội bộ của Nam Việt. Nhưng, nếu Cambốt không phải là nước đầu tiên lên án chính phủ Sài Gòn thì Cambốt lại không thể im lặng nếu một nước nào đó ở Đông Nam Á mở đầu lên án, nhất là nếu nạn nhân của chính sách đàn áp gồm luôn người Khmer Krom. Tôi rất lạ về ông Diệm. Anh không thể ảnh hưởng đến ông ta hay sao? Ông ta có loạn thần kinh không? Ông ta hô hào chống Cộng bằng cách tạo đủ các điều kiện phì nhiêu nhất để cho Cộng sản nảy nở... Ông ta chắc không để ý rằng chống Cộng không thể không tính đến những đổi thay của thế giới... Còn một tin nữa, hôm nay, nữ phi hành gia đầu tiên của loài người, một người Nga, một người Cộng sản bay lên vũ trụ. Bà ta tên là Valentina Têrêxkhôva...

- Tôi biết ông Nhu phái anh lên gặp tôi, do chúng ta là bạn học. Tôi thích gặp bạn học, nhất là bạn thân. Nhưng, đó là việc khác. Tôi có thể cam đoan rằng Sihanouk là người ít thích ông Diệm đổ nhất trong số những kẻ ghét ông Diệm bởi vì ông Diệm đổ - hiện nay, không do Cộng sản - thì an ninh của Cambôt cũng bị đe doạ, trong khi đồng thời tôi cũng không bao giờ cho phép ông Diệm mạnh. Ông Diệm mạnh, rảnh tay có nghĩa nạn nhân sẽ là nước Cambôt trung lập chúng tôi, ít về dân số, kém về khả năng tự vệ. Tôi không giấu giếm anh. Tôi muốn ông Diệm suy nghĩ đến chính sách trung lập ở Nam Việt, mặc dù tôi biết rằng, quá trễ và thật sự chính sách trung lập không hợp khẩu vị ông Diệm. Những gì có thể hứa với anh, tôi đã hứa!

Luân hiểu rằng Sihanouk, trong trường hợp này, nói thật. Ông ta tỏ ra một nhà chính trị khá cứng. Như vậy, ông ta sẽ tiếp tục ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng trong chừng mực có thể kiềm chế chính phủ Sài Gòn.

Công việc của đoàn đại biểu coi như xong. Trước hôm lên máy bay về Sài Gòn, một nhà báo Pháp tên Georges Chaplas, đột ngột đến gặp Hà Như Chi với một lô phỏng vấn. Hà Như Chi đẩy sang Luân. Luân từ chối.

- Tôi không có điều gì để nói với nhà báo bởi tôi lên Nam Vang với tư cách cá nhân...

- Ông đi du lịch? - Georges Chaplas hỏi móc.

- Đúng, tôi đi du lịch - Luân bình thản.

- Ông gặp những ai?

- Tôi gặp các cô hướng dẫn và các ngôi đền.

- Ông có gặp Thái tử Sihanouk?

- Không!

- Có, ông có gặp. Gặp những hai lần!

- Không!

- Ông có gặp đại diện của Bắc Việt hoặc của Mặt trận Dân tộc Giải phóng?

- Nếu ông thích tin giật gân thì ông cứ nêu lên báo rằng tôi có gặp...

- Tôi muốn đưa tin trung thực, khách quan...

- Đó không phải là nhiệm vụ của tôi...

- Tôi vừa gặp ông Trần Bửu Kiếm... Ông biết ông ấy?

- Biết... Rất biết. Ông Kiếm đang phụ trách đối ngoại của Việt Cộng...

- Tôi muốn lưu ý ông rằng tôi gặp ông Kiếm ở đây, Phnôm Pênh...

- Rất tiếc tôi không phải là Thống đốc Phnôm Pênh để đánh giá tin của ông và có thái độ...

- Ông có tham gia Hội đồng tướng lĩnh Sài Gòn?

- Tôi là đại tá... Và, xin lỗi ông, tôi đang bận.

- Trưởng đoàn của ông ủy quyền cho ông tiếp tôi.

- Tôi đi du lịch, làm gì có trưởng đoàn! Tốt nhất ông đến với ông nào tự nhận là trưởng đoàn...
Luân trục Georges Chaplas ra khỏi phòng.

Sát giờ ra sân bay, Phuissara mang đến một gói quà của Sihanouk gửi tặng vợ Luân với danh thiếp:

“Bạn Nguyễn Thành Luân! Bạn và vợ bạn cứ yên tâm mở gói quà, vài món kỷ niệm của cá nhân tôi không thể gây ra tiếng nổ... Tôi cũng muốn gửi ông Diệm một món quà, song tiếc rằng ông ấy không phải là bạn tôi... ”

NORODOM SIHANOUK.

Luân cùng đoàn bước ra cửa khách sạn, sắp lên xe thì một nhà sư trẻ - áo choàng nửa vai vàng rực - cầm bình bát đến xin khất thực. Ở thủ đô Phnôm Pênh, sư hóa trai nhiều vô kể, chẳng ai lạ gì việc xuất hiện của nhà sư trẻ này, mặc dù, da của nhà sư hơi trắng so với các nhà sư Khmer khác.

Thoạt đầu, Luân cũng không để ý, nhưng trông qua một lần, anh giật mình. Nhà sư khá đẹp trai, đầu cạo nhẵn, liếc nhìn anh.

Luân kềm chế, giữ vẻ thật bình thản, ra hiệu mời nhà sư trẻ vào chờ anh, anh gọi một tô cơm và thức ăn. Khi người phục vụ mang cơm và thức ăn đến, đoàn đã lên xe.

Hà Như Chi bảo:

- Đại tá Luân làm động tác ngoại giao cuối cùng đấy...

Luân tiến sát nhà sư trẻ, cuối chào lễ phép rồi trút cơm, thức ăn vào bình bát. Không ai thấy tay Luân và tay nhà sư trẻ chạm nhau - Luân nhận một vật thật nhỏ, như cây tăm - và mọi người ngỡ Luân chúc tụng nhà sư và nhà sư cám ơn Luân. Sự thật, mấy câu ngắn như thế này:

- Có chỉ thị của A.07 cho anh Bảy!

- Cảm ơn... Mong gặp Sa quá...

- Sẽ nối lại liên lạc ở Sài Gòn... Theo dõi mục rao vặt trên báo Cách mạng quốc gia...

- Tôi về hôm nay...

- Anh chị có cháu chưa?

- Sắp...

Cái mà Luân day dứt mãi, bây giờ mới được giải quyết...

*
Báo cáo của Phân cục tình báo Mỹ
Nơi gởi: Phnôm Pênh
Nơi nhận: Sài Gòn

Đoàn đại biểu bán chính thức của Quốc hội Sài Gòn không thu được kết quả gì trong chuyến đi đến Phnôm Pênh. Chính phủ Hoàng gia tiếp hờ hững. Nguyễn Thành Luân gặp Sihanouk nhưng chỉ nhắc tìn cảm bạn bè cũ. Không có dấu hiệu Luân tiếp xúc với một nhân vật Cộng sản nào.

---
(1) Nội trú (nói tắt).
(2) Nhiệm vụ bất khả thi.
(3) Phóng sự chưa hề công bố.
(4) Bệnh viện hữu nghị Miên - Xô.
(5) Hoàng thân
(6) Miên miền hạ
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 09:47:14 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #163 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 09:48:17 pm »

Chương 6

Luân có trong tay một tập sách mỏng in ronéo do một Quốc Tân nào đó biên soạn, dĩ nhiên là lưu hành bí mật. Tổng nha Cảnh sát quốc gia tịch thu được tập sách, chuyển lên báo cáo với Ngô Đình Nhu và Nhu trao lại cho Luân để nghiên cứu. Tập sách gồm một số chương và một số tiết mà chương đầu tập trung nói về Ngô Đình Diệm và mối liên quan giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
Trong tiết: “Hoàn cảnh nào đã tạo ra Thủ tướng Ngô Đình Diệm?”, tác giả bắt đầu từ 1954 và nhận định rằng, do quyết định tối hậu của các đại cường, Việt Nam đã chia làm hai miền: Bắc bị Cộng sản thống trị, Nam dưới quyền chính phủ Quốc gia. Lúc đầu, chính phủ Quốc gia vẫn tiếp tục dựa vào Pháp nhưng không lâu thì Hoa Kỳ cảm thấy Pháp không đủ sức bảo vệ miền Nam tự do nên quyết định gánh vác sứ mệnh đẩy lùi sự đe dọa của Cộng sản. Do môi giới của Trần Văn Chương, đại sứ của Việt Nam ở Mỹ, Tổng thống Mỹ đã đi đến giải pháp Ngô Đình Diệm, Ngô - Trần là thông gia với nhau và ý kiến của ông được Hồng y Spellman ủng hộ, rất ăn khớp với dự định của Tổng thống Mỹ.

Tập sách nói đến con người Ngô Đình Diệm như sau: Nhờ người cha, Ngô Đình Khả, là quan đại thần triều Khải Định, Ngô Đình Diệm được học trường Hậu bổ, ra làm Tri huyện, sau thăng Tuần vũ. Sống trong buổi giao thời, với bản tính chấp nhất, quan liêu, tự mãn với địa vị của mình, ông Diệm chỉ là một người thuộc lớp “Cổ vô đạt, kim bất thông”.

Năm 1932, Bảo Đại từ Pháp về nước lập chính phủ Nam triều, ông Diệm được gọi từ Phan Thiết ra Huế giữ chức Lại bộ Thượng thư. Sau vì ghen tài với Phạm Quỳnh và thấy cái kém của mình trước một người tài hoa được nhà vua trọng dụng hơn, nên Diệm xin từ chức.

Suốt trong 12 năm, từ 1934 đến 1946 là lúc dân tộc chuyển mình trong phong trào đấu tranh giành độc lập, cả nghìn vạn chiến sĩ bị tù đày hoặc ngã gục trước mũi súng của thực dân. Vậy mà, từ Bắc chí Nam không thấy bóng dáng và tiếng nói của ông Diệm.

Thế rồi, đầu năm 1948, người ta lại thấy ông Diệm xuất hiện ở Đà Lạt để Bảo Đại ban cho chức Thủ tướng chính phủ thuộc địa. Nhưng do thế lực của Trung tướng Nguyễn Văn Xuân khi đó quá mạnh khiến ông Diệm bị thất vọng rồi ôm hận qua La Mã ở với anh ruột là Ngô Đình Thục.

Năm sau, ông Diệm qua Balê. Ở đây, ông sống trong một căn nhà trọ nghèo nàn, sinh hoạt như một chàng sinh viên kiết xác.

Khi ấy “hoàng thượng Bảo Đại” du hành qua Pháp. Có người kể tình cảnh ba đào của ông Diệm hiện tại cho “hoàng thượng” nghe, “hoàng thượng” bèn nghĩ đến thể thống quốc gia, chẳng gì cũng đường đường một vị “cựu Lại bộ Thượng thư”, sao nỡ để cho đày đọa trần ai thế!

Bởi vậy “hoàng thượng” thương tình nên giúp cho một số tiền, để người bầy tôi cũ của mình có thể thuê khách sạn mà ở cho đỡ tủi thân.

Tình trạng ông Diệm như vậy, ta đủ hiểu gia đình họ Ngô lúc đó bỉ cực đến thế nào?

Ông Diệm ở khách sạn của Hoàng đế Việt Nam thuê cho tại Balê được ít lâu thì anh ông, Giám mục Ngô Đình Thục, từ La Mã ghé qua đón ông sang Mỹ.

Ở đây, ông Diệm mặc áo dòng, hầu hạ Hồng y Spellman trong 4 năm và giữa lúc đang sửa soạn thành linh mục, thì một cơ hội nghìn năm một thuở đến với ông.

Hồng y Spellman thương tình người đồ đệ của mình, ông nhắm thời cơ và nhận thấy tình trạng đất nước Việt Nam lúc đó là một cơ hội tốt, có thể giúp Ngô Đình Diệm làm được nhiều việc có lợi hơn là nằm trong khuôn khổ một linh mục.

Bởi vậy, Hồng y Spellman đã sử dụng mọi uy tín và thế lực của mình để vận động với chính phủ Mỹ, đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam.

Trước việc làm của Spellman và lời đề nghị của Trần Văn Chương, chính phủ Mỹ vội vã cứu xét và chấp nhận ngay, vì thấy có hai điều lợi ích căn bản:

1. Dùng Diệm chắc chắn sẽ tạo được một chính phủ chống Cộng triệt để.
2. Qua Spellman, chính phủ Mỹ biết được bản tính của Diệm: thuần phục, dễ bảo. Điều đó cho biết một chính phủ do Diệm lãnh đạo sẽ không bao giờ hành động vượt ra ngoài chủ trương và sách lược của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Thế rồi, ông Diệm được sửa sang mày mặt, cởi bỏ áo dòng khổ hạnh để về Sài Gòn ngồi ghế Thủ tướng.

Và, việc gì đến đã đến!

“Giải pháp Bảo Đại không ổn thì Bảo Đại phải đi”!

Khi hoàng thượng bị truất phế, người những hai lần tuyên thệ làm bầy tôi trung thành của hoàng thượng và đã để hoàng thượng phải thương xót trong cơn ba đào tại hải ngoại, đã không ngần ngại phỉ nhổ và quét mực vào mặt hoàng thượng in trên giấy, rồi đem bêu xấu khắp các phố phường, thôn xóm.

Trong tiết “Chế độ Ngô Đình Diệm” tài liệu viết:

Khi đã truất phế xong Bảo Đại, ông Diệm bèn nghĩ đến việc chia bùi xẻ ngọt với anh em, bà con, tương tự như các bậc đế vương đời Xuân Thu - Chiến Quốc thường làm.

Với Ngô Đình Nhu, con người nuôi tham vọng trở thành “vua học thuyết và chính trị tại Việt Nam”, khi đã đóng vai cố vấn, nấp sau hậu trường, Nhu không từ một chước thần mưu quỷ nào để thu gom quyền hành về cho gia đình họ Ngô.

Ngô Đình Nhu đã âm mưu với Diệm thủ tiêu Hồ Hán Sơn và Trịnh Minh Thế, hai người có công đầu trong việc kiện toàn tổ chức, thu hồi quyền lực về cho chính phủ trung ương. Sau đó, các giáo phái, nhân sĩ, trí thức, đảng phái đối lập lần lượt bị anh em Ngô Đình Diệm hãm hại và làm cho tan rã.

Đã độc tài về chính trị, làm cho mọi người mất hết tự do, nhân dân sống trong cảnh nghẹt thở; gia đình họ Ngô còn độc tài về kinh tế. Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn thi nhau lợi dụng uy thế của gia đình mình, lũng đoạn nền kinh tế quốc gia, khiến cả triệu người lâm vào cảnh đói khổ.

Những cảnh muôn vạn người nghèo khổ, mọi thứ tự do bị chà đạp, Việt Cộng đánh phá khắp nơi đều có tội của gia đình họ Ngô gây ra cả.

Đó là những nguyên nhân sâu sa tạo ra phản ứng của quần chúng. Nhưng nguyên nhân tối hậu thúc đẩy sức phản ứng quyết liệt của quần chúng lại là vấn đề Phật giáo.

Vậy tại sao có phong trào đấu tranh của Phật giáo đồ?

Đầu năm 1963, báo HongKong Tiger Standard tiết lộ: Giám mục Ngô Đình Thục đã không ngần ngại đọc diễn văn nói về sự phát triển Thiên Chúa giáo tại Việt Nam đã đến giai đoạn cực thịnh. Ông nhấn mạnh: Phật giáo Việt Nam đã tự hủy diệt lần mòn và tới nay không còn dấu hiệu gì chứng tỏ đó là một tôn giáo đang còn sinh hoạt...

... Một mục sư Tin lành đã hoạt động tại Việt Nam trong 12 năm qua cho biết: “ông Thục lợi dụng uy thế của người em làm Tổng thống để âm mưu cùng mọi người trong gia đình đặt kế hoạch biến Thiên Chúa giáo thành quốc giáo trong vòng vài năm... ”.

Báo HongKong Tiger Standard đặt vấn đề:

“Ông Thục muốn dâng công với Tòa thánh Vatican để chiếm chức Hồng y hay nuôi tham vọng trở thành giáo chủ Việt Nam giáo, tương tự như Anh giáo”?

Phù hợp với tiết lộ trên, thực trạng tại Việt Nam cũng cho ta thấy:

- Riêng tại miền Trung đã có mấy nghìn gia đình bị cưỡng bức tòng giáo.

- Ai không chịu theo Thiên Chúa giáo thì bị tù đày, giết chóc.

- Phật giáo đồ bị ngược đãi, nhiều địa phương, chính quyền công khai xúc phạm và khinh bỉ Phật giáo.

- Công chức, quân nhân theo Thiên Chúa giáo được ưu đãi hơn mọi người theo tôn giáo khác.

Ngoài ra, mặc dù Phật giáo đồ bất bình, ta thán về đạo dụ số 10, nhưng đạo dụ đó vẫn tồn tại suốt 9 năm cầm quyền của ông Diệm.

Đạo dụ số 10 có phương hại gì đến tinh thần tín ngưỡng cùng truyền thống của dân tộc ta?
Thoát thai từ chế độ thực dân, đạo dụ số 10 ban hành năm 1950 mang nặng tính chất bất công, kỳ thị tôn giáo.

Đạo dụ này hạ thấp tôn giáo xuống ngang hàng với các hội đua ngựa, đá banh. Nhưng đặc biệt, lại đặt các hội truyền giáo Thiên Chúa ra ngoài phạm vị đạo dụ đó.
Như vậy, rõ ràng thực dân muốn miệt thị dân tộc ta, nên coi tôn giáo của đại đa số nhân dân Việt Nam không có giá trị gì.

Ông Diệm lên nắm chính quyền, không những không sửa đổi đạo dụ đó, mà lại còn ký thêm một nghị định vào ngày 23-9-1960 nói về việc mua bán các bất động sản của các tôn giáo - dĩ nhiên, trừ Thiên Chúa giáo - dù bé nhỏ tới đâu cũng phải được sự cho phép của Tổng thống.

Trên danh nghĩa, mọi tôn giáo đều chịu sự kiểm soát của Phủ tổng thống một khi tiếp nhận bất động sản do tư nhân tiến cúng. Nhưng mặt trái của sự việc này ra sao? Ông Diệm liệu có tránh khỏi thiên vị khi chính nghị định này không phải là sáng kiến của ông, mà do sự yêu cầu của người anh ruột đầy quyền hành và đầy tham vọng trần tục!

Sự kiện đó làm cho người ta hiểu rằng, dù ông Diệm không dám mong ý tưởng hủy diệt Phật giáo, nhưng ít nhất ông cũng bị chi phối, khiến không thể công bình trong việc đối xử với các tôn giáo khác.
Đã thiếu minh chính, thiếu vô tư xuyên qua đạo dụ số 10 và nghị định ký ngày 23-9-1960, ông Diệm còn phó mặc mọi công việc thuộc phạm vi quyền hành của ông cho những kẻ thân tín trong gia đình. Mà những kẻ này là ai? Là những kẻ chẳng có cương vị, chẳng có trách nhiệm gì đối với lịch sử và dân tộc, nhưng trong lòng lại chứa đầy những tham vọng cuồng dại. Mỗi người một vẻ, mỗi người đều muốn trở thành “vua” trong lĩnh vực riêng: kinh tế, chính trị và tôn giáo.

Vì vậy người dân chỉ khổ trong phạm vị độc tài kinh tế, chính trị, nhưng Phật giáo đồ còn khổ cả về mặt tinh thần, tức vấn đề tín ngưỡng bị đe doạ.

Quan điểm của tập sách thật hết sức rõ ràng. Nó đáp ứng trước hết là khẩu vị của nước Mỹ và không loại trừ bàn tay của CIA nhúng vào và khai thác, chủ yếu sự thù địch tôn giáo. Mục tiêu chống Cộng vẫn là hàng đầu của người viết sách. Dĩ nhiên, những sự kiện mà tập sách nêu ra đều đúng 100%, nhưng cách phân tích những sự kiện thì lại xuất phát từ những ý định có sẵn, làm thế nào để giải thích công cuộc chống Cộng kém hiệu quả ở Nam Việt Nam bằng một luận điểm và chỉ một luận điểm mà thôi: do Ngô Đình Diệm, biểu trưng tập trung nhất là đàn áp Phật giáo.

Tập sách minh họa nhận định của lãnh đạo mà Luân nhận được ở Nam Vang từ tay Sa. Trò khua động dư luận để tạo cớ “thay ngựa giữa dòng” bắt đầu một cách rộn ràng.

Chẳng có gì khó hiểu khi thượng tọa Thích Tâm Châu, Chủ tịch Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo bỗng dưng ra một lời đính chính rằng Phật giáo không chấp nhận sự ủng hộ của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngày mùng 10-6, Hãng thông tấn Pháp AFP loan tin này, tin bịa và thượng tọa Thích Tâm Châu đã đính chính thật. Người ta có thể thông cảm rằng Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến muốn cột phong trào Phật giáo với Việt Cộng nhưng người ta khó đoán mà thông cảm sự đính chính với lời lẽ hằn học của một nhà sư. Thượng tọa Thích Tâm Châu yêu cầu báo chí nói rõ rằng sự can thiệp của tướng Giáp là một việc làm không ăn thua vào đâu và ông ta không nhận sự ủng hộ ấy, mà ông ta xem như là một thủ đoạn của Cộng sản.

Trong đầu Luân, bài toán xoay quanh một ẩn số, đó là quần chúng, kẻ phán quyết số phận của chế độ Ngô Đình Diệm lẫn các phần tử lợi dụng đạo Phật, lợi dụng quần chúng, lợi dụng thế của cách mạng.

Ngày 16-6, Ủy ban liên bộ gồm Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ trưởng Phủ tổng thống Nguyễn Đình Thuần và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Văn Lương đã ký với phái đoàn Phật giáo một thông cáo chung. Đó là kết quả của 3 ngày thảo luận tại hội trường Diên Hồng. Thông cáo chung gồm 5 điều khoản, trong đó phía chính phủ có những nhượng bộ và phía Phật giáo cũng thế. Nếu người ta chú ý đến giờ ký bản thông cáo chung - 1 giờ sáng - thì có thể hiểu quá trình “cò kè” phức tạp đến chừng nào. Thông cáo chung được hòa thượng Tổng hội chủ Phật giáo kiểm nhận và Tổng thống Ngô Đình Diệm thông qua. Bên trên chữ ký của Diệm là hai dòng bút tích của ông: “Những điều được ghi trong thông cáo chung này thì đã được tôi chấp nhận nguyên tắc ngay từ lúc đầu”.

Bị bắt buộc phải hạ mình ngang với các sư, Ngô Đình Diệm vẫn cố vớt vát.

Cái chết của hòa thượng Thích Quảng Đức vẫn chưa đủ độ mạnh để cảnh tỉnh chính phủ Ngô Đình Diệm.

Mười ngày sau khi thông cáo chung được ký kết, Tổng thủ lãnh Thanh niên Cộng hòa Ngô Đình Nhu đã xác lập: Phong trào Thanh niên Cộng hòa là một phong trào quần chúng, không phải là một phong trào của chính phủ để mù quáng làm tay sai cho bất cứ ai. Người ta chỉ có thể giải thích quan điểm đó là Thanh niên Cộng hòa không thừa nhận thông cáo chung. Nhu đã nói rõ: Các nhà sư rất hăng hái lợi dụng, xuyên tạc một cách trắng trợn và ngoan cố để đầu độc một số tín đồ và gây áp lực với các vị đại đức hầu phát động một chiến dịch bất tuân pháp luật... Sự nguy hiểm của công việc thiếu giáo dục, thiếu học tập, thiếu cảnh giác nhân dân, để một số bất cứ lúc nào cũng có thể trở nên cuồng tín. Trong một vụ làm chết người có tổ chức bằng cách tưới xăng đốt một vị thượng tọa và các nhà sư không ngần ngại hành hung các cảnh sát...

Theo gợi ý chung của Nhu, Cao Xuân Vỹ, Tổng giám đốc Nha thanh niên, vận động một cuộc biểu tình đại quy mô để yêu cầu Ngô Đình Diệm duyệt lại bản thông cáo chung mà Vỹ cho là quá khoan hồng với Phật giáo. Một số cuộc mít tinh khác lập kiến nghị lên án Phật giáo. Một bộ phận trong nhóm Lục Hòa Tăng và Cổ Sơn Môn, theo gợi ý của Nhu, đã đánh điện cho Hội Phật giáo Sri Lanka lên án các hoạt động của Phật giáo Việt Nam.

Trong thời gian này, Diệm chơi trò hai mặt. Một mặt dùng Nguyễn Ngọc Thơ để xoa dịu, một mặt dùng Cao Xuân Vỹ để kích động.

Phía Phật giáo cũng có cách phản ứng riêng. Chan Htoon, Chủ tịch Hội Phật giáo thế giới đã ra lời kêu gọi Phật giáo thế giới ủng hộ Phật giáo Nam Việt Nam chống lại sự áp bức và ngược đãi Phật tử. Thái tử Norodom Sihnouk, Quốc trưởng Cambôt yêu cầu giải quyết gấp rút vấn đề tôn giáo bằng đường lối hòa bình, phù hợp với những nguyên tắc đã được ghi trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc. Sihanouk còn đánh động các chính phủ Mỹ, tổng thống Ấn Độ, rổng thống Pháp, thủ tướng Anh; và bà Bandaranaike, thủ tướng Sri Lanka cũng hành động tương tự.

Thông điệp của Sihanouk, như ông ta cam kết với Luân, lời lẽ hết sức có mức độ. Nhưng các trung tâm Phật giáo Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Iran, Nhật Bản và một số nước khác đã họp tại Tân Gia Ba để bày tỏ thái độ ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo Nam Việt.

Điều mà dư luận lấy làm lạ xoay quanh chỗ hai phe chống đối đổ cho nhau là Việt Cộng. Phật giáo, qua Thích Tâm Châu, đã gán cho Ngô Đình Nhu là Cộng sản, là sử dụng nghệ thuật của Cộng sản khi gọi những người Phật giáo là phản động, là phiến loạn. Trên tờ The Times of Viet Nam, Trần Lệ Xuân cho đăng một bài tố cáo rằng những cuộc biểu tình của Phật giáo đều được tổ chức đúng như dự kiến của Cộng sản.

Phật giáo tố cáo ông Ngô Trọng Hiếu đã cho 300 cán bộ công dân vụ cạo trọc đầu, giả làm sư để làm mất thanh danh Phật giáo, thậm chí thuê may cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam. Thông cáo của Bộ Nội vụ trưng ra các bằng chứng về sự dính líu của Phật giáo với Việt Cộng: tịch thu ở chùa này truyền đơn, ở chùa kia lựu đạn, ở chùa nọ chất nổ, bắt được quả tang cán bộ Cộng sản hóa trang làm sư với giấy thông hành giả và súng ngắn. Vân vân và vân vân.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 09:52:47 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #164 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 09:49:24 pm »

Chín giờ sáng ngày 23-7-1963, trong lúc chùa Xá Lợi đang diễn ra cuộc họp báo của bà Diệu Huệ, mẹ của giáo sư Bửu Hội, cho hay bà sẽ tự thiêu thì một đoàn biểu tình án ngữ lối ra vào chùa với các băng ghi: Đại diện cho 5 vạn thương phế binh và 12 vạn cô nhi quả phụ, yêu cầu hãy chấm dứt gây chia rẽ trong hàng ngũ Quốc gia. Trong các khẩu hiệu, ngoài những câu chống Cộng quen thuộc, Ngô Trọng Hiếu còn sáng tác ra một nội dung ngộ nghĩnh: Yêu cầu Tổng hội Phật giáo kết tội Lê Đình Thám, người sáng lập Hội Phật giáo, hiện làm tay sai cho Cộng sản miền Bắc. Nhưng có lẽ, cơ quan tình báo Mỹ đặc biệt chú ý đến hai khẩu hiệu:

- Đừng để ngoại bang xâm nhập chủ quyền dân tộc.

- Chấm dứt mọi hành động vọng ngoại ươn hèn.

Hết sức lý thú là sau cuộc biểu tình “tự động” của dân vệ và thương phế binh trước chùa Xá Lợi, Tổng giám đốc Thông tin Phan Văn Tạo hỏa tốc họp báo. Tạo thanh minh rằng chính phủ không hay biết về cuộc biểu tình này, người chịu trách nhiệm là trung tá Trần Thanh Chiêu, thanh tra Trung ương dân vệ đoàn Chính phủ đã cách chức và phạt trung tá Chiêu 40 ngày trọng cấm. Nhưng, sau cuộc họp báo giật giân này chẳng bao lâu thì Trần Thanh Chiêu lại được thưởng Anh dũng bội tinh.

Tình hình vừa căng thẳng vừa lộn xộn, có bi và có hài.

... Luân đọc các tin trên báo, trong các báo cáo và anh bỗng cười. Dung kinh ngạc.

- Em đoán xem tại sao anh cười? - Luân hỏi vợ.

- Chịu thôi!

- Hiện nay, ai cũng nhắc đến Việt Cộng cả. Em nhớ cuộc xung đột ở bán đảo Sinai giữa Ai Cập và Do Thái không? Ai Cập tuyên bố: Chúng tôi sẽ thắng vì chúng tôi noi theo tấm gương anh hùng của Việt Nam. Do Thái tuyên bố: Chúng tôi sẽ thắng vì chúng tôi học các bài học dũng cảm, kiên quyết của Việt Nam... Tại Sài Gòn, chính phủ buộc Phật giáo là Việt Cộng, Phật giáo buộc chính phủ là Việt Cộng... Trăm sự đều do Việt Cộng cả!

- Tất nhiên, họ xuyên tạc. Song, cái đáng nói là Việt Cộng buộc họ phải nhắc đến như một huyền thoại.

- Em nói đúng. Xét cho cùng, tất cả rắc rối thuộc nội tình của chế độ thân Mỹ ở Nam Việt sẽ không có hoặc có dưới mức gay gắt, nếu chúng ta không tồn tại, dân tộc ta không thể hiện bản lĩnh và từ 1954, không có một miền Bắc tự do, từ 1960, không có một Mặt trận Giải phóng hùng mạnh...
Luân dịu dàng ghì Dung, hôn lên má cô.

*
12 giờ trưa ngày 4-8, Thích Nguyên Hương, một nhà sư trẻ, sinh năm 1940 đã tự tưới xăng lên mình, tự châm lửa tại Đài chiến sĩ trước Tòa tỉnh trưởng Phan Thiết. Thích Nguyên Hương chết kéo theo những rắc rối mới. Cơ quan công lực tỉnh Bình Thuận bắt nhốt các tăng ni Phật tử đến viếng Thích Nguyên Hương tại nhà xác của bệnh viện. Tàn bạo hơn nữa, cảnh sát bẻ nhục thân của thầy Nguyên Hương để nhét vào hòm, đưa về Tuy Phong tránh mũi nhọn của quần chúng tại thị xã Phan Thiết.

Đại đức Thích Nguyên Hương tự thiêu không phải là một hành động đột ngột. Ngày 30-7, đại đức đã gửi một thư trần tình và bức thư đó - cùng với bức thư của đại đức gửi cho cha mẹ - được công bố trên báo chí.

20 giờ ngày 12-8, một thiếu nữ vóc dáng mảnh dẻ, mặc chiếc áo dài màu xanh đã dùng búa tự chặt tay mình tại chùa Xá Lợi. Đó là nữ sinh Mai Tuyết An. Cũng như trường hợp Thích Nguyên Hương, Mai Tuyết An đã dự định hành động và không giấu giếm ý định của mình.

Ngày 13-8, tại Huế, đại đức Thích Thanh Tuệ lại tự thiêu. 8 giờ ngày 15-8, tại Ninh Hòa, ni cô Diệu Quang tự thiêu tại chùa Ninh Hội. Ngày 16-8, tại Huế, trong khuôn viên tại chùa Từ Đàm, thượng tọa Thích Tiêu Diêu tự thiêu.

Tất cả đẩy tình hình Nam Việt đến chỗ bùng nổ.

Bình luận của các báo: Hầu hết các báo đều đăng các tin bình dưới đây, không mang chữ ký.

*
Bảng thông cáo chung, gáo nước lạnh dội vào ngọn lửa le lói...

2 giờ ngày 16-8-1963, bản thông cáo chung được ký kết giữa chính phủ và Phật giáo sau 2 ngày đêm hội đàm, 5 nguyện vọng chính đáng của Phật giáo được công nhận. Tổng hội Phật giáo Việt Nam tuyên bố, cuộc đấu tranh đã hoàn thành trong giai đoạn cần thiết.

Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã thực hiện đúng với chương trình đấu tranh thuần túy tôn giáo, cương quyết từ chối mọi sự lợi dụng của những tổ chức chính trị. Bức thư của thượng tọa Thích Tâm Châu, Chủ tịch Ủy ban liên phái đăng trên tờ Đồng Nai chống lại sự lợi dụng của Võ Nguyên Giáp đồng thời vạch rõ vị trí hoạt động của Phật giáo Việt Nam trong cuộc đấu tranh thuần túy tôn giáo cho 5 nguyện vọng Phật giáo đồ.

Bản thông cáo chung giữa chính phủ và Phật giáo được ký kết như một giáo nước lạnh xối vào ngọn lửa le lói của bọn trung lập định lợi dụng cuộc đấu tranh huynh đệ ở Việt Nam.

*
Phối hợp chặt chẽ giữa bọn trung lập thân Cộng Việt - Miên

Trong thời gian có cuộc đấu tranh tôn giáo thì tại Cambôt, bọn trung lập thân Cộng Cao Miên cũng như lưu vong Việt Nam hớn hở mừng rỡ. Điện tín, thư từ giữa bọn trung lập Cambôt và bọn trung lập thân Cộng Việt Nam cầm đầu là Trần Văn Hữu có sự giúp sức của bọn Hồ Thông Minh, Phạm Huy Cơ, cấu kết với nhóm Việt Cộng của Mai Văn Bộ định thành lập ngay một chính phủ lưu vong mà bản tuyên ngôn đầu tiên kiểu trung lập Lào năm 1960.

Một số chính khách lưu vong từ Balê về Nam Vang hăm hở họp hằng ngày để bàn về tình hình Sài Gòn trong thời gian có cuộc đấu tranh tôn giáo.

*
Sự thật về âm mưu Sihanouk và lưu vong

Cuộc đấu tranh của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, đúng như Đức hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam và thượng tọa Thích Thiện Minh, Trưởng phái đoàn Phật giáo Việt Nam đã nói là thuần túy tôn giáo.

Cũng như Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đã nói, tinh thần bản thông cáo chung được ký kết giữa Phật giáo và chính phủ là tinh thần đoàn kết huynh đệ, những minh định trên đây của các vị lãnh đạo chính phủ cũng như Phật giáo, hơm một lần đã làm sáng tỏ thiện chí xây dựng của những người yêu nước, đặt quyền lợi của Tổ quốc, của dân tộc lên trên hết.

Những bọn cơ hội, bọn hoạt động, bọn tay sai cho Cộng sản, vẫn cố tình lệch lạc, nhắm mắt, bưng tai, âm mưu lợi dụng cuộc đấu tranh huynh đệ trong nội bộ Việt Nam Cộng hòa, muốn biến cuộc đáu tranh thuần túy tôn giáo của Tổng hội Phật giáo Việt Nam thành một cuộc đấu tranh chính trị có lợi cho bọn đế quốc, bọn Cộng sản và bọn thù nghịch quốc tế.

Tại Nam Vang, trong một buổi lễ khánh thành một ngôi chùa, thái tử Norodom Sihanouk, Quốc trưởng Cao Miên đã tuyên bố, sẽ tích cực can thiệp để cứu “những đạo hữu Việt Nam - của ông”. Sau đó, chính quyền Cao Miên tổ chức cuộc biểu tình của các sư sãi Cao Miên đến trước Tòa đại diện Việt Nam Cộng hòa để đưa kiến nghị.

Thái tử Norodom Sihanouk đích thân viết thư cho Tổng thống Kennedy, Thủ tướng Mac Milan, Tổng thống Ấn Độ và UThant, Tổng thơ ký Liên hợp quốc yêu cầu can thiệp vào vấn đề nội bộ Việt Nam Cộng hòa.

Tổng thống Kennedy đã trả lời Norodom Sihanouk rằng: “Nguyên tắc dân chủ, Tổng thống Kennedy không thể can thiệp vào vấn đề nội bộ Việt Nam Cộng hòa và Tổng hội Phật giáo đã đi đến một thỏa hiệp tốt đẹp.”

Norodom Sihanouk nấp sau bức bình phong tôn giáo để thực hiện một âm mưu chính trị.
Trong khi ấy, tại Nam Vang, bọn Ca Văn Thỉnh, đại diện kinh tế mậu dịch của Việc Cộng, Lê Phủ Doãn, tên trùm giám điệp Việt Cộng đã cùng với một số lưu manh, chạy theo với một số chính khách Cao Miên để tập hợp thêm một số bất mãn lưu vong ở Cambốt với sự giúp đỡ của Cambôt lợi dụng phong trào đấu tranh tôn giáo ở Việt Nam Cộng hòa điều động một số người đánh phá vùng biên giới. Một mặt, có sự phối hợp của Cộng sản miền Nam phá hoại ở đô thị gây ra những cuộc náo loạn, biến cuộc đấu tranh thuần túy tôn giáo thành cuộc đấu tranh chính trị quần chúng để lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

*
Tờ New York Times cuối tháng 7, đăng một bài tường thuật của Erich Wulf, nhà thần học, gốc Đức, nhiều năm ở Nam Việt Nam. Tường trình của bác sĩ Erich Wulf cùng với hàng loạt cuộc diễn thuyết của ông trên đất Mỹ đã dẫn đến một cuộc hội kiến giữa công và các nhân vật có thẩm quyền của chính phủ Hoa Kỳ trong đó đáng để ý là Ngoại trưởng Dean Rusk và nhà chính trị có thế lực của đảng Cộng hòa Cabot Lodge. Erich Wulf nói:

“Ngày 8-5-1963, tại cố đô Huế, tôi phải tìm hết cách mới lén lút vào được căn nhà xác để xem 8 tử thi bị quân đội của tổng thống Ngô Đình Diệm bắn đứt đầu, gãy chân ngay trước khi chính phủ vội vàng đem chôn... Tôi là người Tây phương, không có ân huệ gì với Phật giáo Việt Nam, không có ác cảm gì với chính phủ Ngô Đình Diệm; tôi nói những điều này là tôi trông thấy, các ông nghĩ sao?

Đầu tháng 6, tôi cố gắng lắm mới tìm được cách vào săn sóc chớp nhoáng cho 62 sinh viên Phật tử, nạn nhân của những vụ “tạc đạn lửa chế tạo tại Hoa Kỳ” do chính phủ Ngô Đình Diệm gây ra. Trong chương trình viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam, gồm có nhiều thứ, nhưng chắc các ông đã nhận thấy chính phủ Ngô Đình Diệm không ham chuộng chuyên viên y tế và thuốc men bằng súng bom!

Các ông hiện nay là những yếu nhân của chính phủ Hoa Kỳ, nếu có những người dân của các ông tuyệt thực để phản đối chính sách của các ông; các ông đối phó với họ bằng cách nào? Tất nhiên, các ông phải áp dụng phương thức nhân đạo chung mà thế giới thường làm: cứu xét nguyện vọng để thỏa mãn; nếu chưa thể được thì phải giữ họ mà tiêm thuốc bổ để duy trì sức khỏe cho cơ thể họ. Các ông có biết ở miền Nam Việt Nam, người ta đã đối phó như thế nào không? Khi 300 sư sãi và Phật giáo đồ tuyệt thực 48 giờ trong chùa Từ Đàm, thì chính quyền cho lính đến bao vây, cúp điện nước. Hết hạn tuyệt thực của tăng ni, họ lại mang dây thép gai đến phong tỏa, không cho chở thực phẩm vào chùa. Vài ngày sau, một số người hoạt động trong chi nhánh hội Hồng thập tự quốc tế tại Việt Nam bí mật nhờ tôi tới xem xét có muối và nước trong chùa Từ Đàm mà các vị sư đang cần để tìm cách cứu giúp. Nhưng tôi cũng bị chung một số phận với các sinh viên Phật tử đội cơm tới chùa để cúng đường, họ bị đuổi về, sau khi thực phẩm bị quăng xuống cống. Còn tôi, tôi bị dây thép gai trói chặt lấy lương tâm và lòng thương xót của tôi.

Cũng vì việc phong tỏa này nên các sinh viên Phật tử nhất tề nổi dậy, rồi họ bị khủng bố, bị đả thương rất nhiều và nhiều người bị thương tích vô cùng trầm trọng. Tôi không thể dành cho các sinh viên này một phương pháp trị liệu đặc biệt nào, vì nhân viên chính phủ đã từ chối không cho tôi biết là họ dùng loại lựu đạn gì. Nhưng có biết cũng vô ích vì chỉ một ngày sau, tất cả các bệnh nhân của chúng tôi đều được mang đi và được giam ở một nơi rất cẩn mật, đến nỗi hiện nay chúng tôi cũng không nhận được tin tức gì về số phận của họ. Trong số những người bị thương, và bị giam giữ bí mật này có nhiều người tôi quen biết vì họ là những sinh viên ưu tú của lớp học mà tôi dạy, trước ngày bị thương trầm trọng, một trong những sinh viên ưu tú của Trường y khoa Huế đã gặp người bạn đồng nghiệp rất thân của tôi tại một góc phố. Đồng nghiệp của tôi không nhận ra anh sinh viên Phật tử này nữa, vì trông anh quá hốc hác do sự hành hạ dã man gây ra”.

Mũi tiến công đột phá của Erich Wulf được dư luận Hoa Kỳ tán đồng - dư luận báo chí và dư luận chính giới - như đã chờ đợi từ lâu, theo bản hợp xướng đã xong phần phối âm. Tờ New York Herald Tribune lên tiếng sớm nhất:

“Thượng tọa Thích Quảng Đức, một vị tu sĩ Phật giáo đã biến tấm áo cà sa vàng của mình thành một dàn hỏa thiêu không phải là một người duy nhất có thể tự đốt mình. Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam cũng đang làm một việc rất hay là ông đang tự đốt hết nền tảng của chế độ ông... ”

Thượng nghị sĩ Wayne L.Morse thuộc tiểu bang Oregon dự vào cuộc hòa âm ngay lập tức: “Chúng tôi không đồng ý cho một dollar nào nữa để ủng hộ một chế độ độc ác và tàn bạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam”. Trước nghị viện, ông Morse nói thẳng thừng: “Chế độ hiện thời ở Nam Việt Nam không đáng hưởng sự hy sinh tín mệnh của một trẻ em người Mỹ... ”

*
THÔNG BÁO CỦA BỘ NỘI VỤ
Từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 7 năm 1963, Tòa án quân sự đặt biệt Việt Nam Cộng hòa đã xử 94 can phạm gồm 19 sĩ quan và 75 thường nhân liên quan đến cuộc phiến động ngày 11 tháng 11 năm 1960. Tòa tuyên án chung thẩm tử hình đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh lữ đoàn dù, trung tá Vương Văn Đông, đồng thời đã kêu án từ 18 năm khổ sai đến 7 năm khổ sai và 5 năm cấm cố các thiếu tá Phan Trọng Chinh, trung úy Nguyễn Bá Mạnh Hùng vv...

Về thường nhân, tòa đã kết án thỏa đáng các tên Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Thành Phương, Đinh Xuân Hoạt, Phạm Lợi, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Nguyễn Tường Tam, Hoàng Hồ, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Lê Quang Luật, Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Tuyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Văn Đỗ v.v...

*
NHÀ VĂN NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM TỰ SÁT

Tin các báo:
Nhà văn nổi tiếng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, một lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng, từng là Chủ nhiệm những tờ báo nổi tiếng như Phong Hóa, Ngày Nay, Xướng Xuất, Tự lực văn đoàn, tác giả nhiều quyển tiểu thuyết, đã có lúc giữ chức Ngoại trưởng chính phủ Việt Minh, vào 1 giờ 12 phút ngày 8-7-1963 đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Đồn Đất bằng thuốc độc, giữa lúc tòa án quân sự đặc biệt đang xét xử ông.

Đám tang Nguyễn Tường Tam được cử hành theo thể thức Phật giáo và một đoàn người đông đảo đã đưa linh cửu Nguyễn Tường Tam đến cầu siêu tại chùa Xá Lợi. Nguyễn Tường Tam được chôn ở chùa Giác Minh, Gò Vấp. Ông hưởng thọ 57 tuổi.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 09:59:41 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #165 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 09:49:35 pm »

MỘT TÊN KHỦNG BỐ VIỆT NAM MƯU TOAN LIỆNG LỰU ĐẠN VÀO ĐÁM TANG NHẤT LINH

Tin VTX
Một tên khủng bố Việt Cộng đã bị bắt ngày hôm qua trong lúc đang trà trộn vào đám đông người dự đám táng nhà văn Nguyễn Tường Tam tại nghĩa trang chùa Giác Minh (Gò Vấp).

Tên này là phu xích lô số 0125 lúc ấy đậu trước nhà cạnh nghĩa trang.

Theo nhà chức trách, tên này mặc sơ mi kiểu quân nhân, trên túi áo để một trái lựu đạn. Vẫn theo nhà chức trách thì vị trên đường vào nghĩa trang là độc đạo, nên tên VC này chưa dám ném trái lựu đạn, vì y sợ khi ném rồi thì không có lối thoát thân.

Thật quả là một điều may mà tên khủng bố chưa thi hành được thủ đoạn, nếu không, có lẽ sẽ gây tai nạn cho nhiều người, vì lúc ấy còn đông người dự đám tang.

Cuộc điều tra của nhà chức trách còn đang tiến hành.

*
THÔNG BÁO CỦA NHA TỔNG GIÁM ĐỐC THÔNG TIN

Ngày 7-7-1963, trước cửa chùa Nguyệt Quang ở hẻm 164 đường Trương Minh Giảng đã xảy ra một vụ lộn xộn như sau:

Sáng hôm đó, một số sư sãi làm lễ cầu siêu trong chùa rồi sắp hàng kéo ra đường định biểu tình, nên các cảnh sát viên yêu cầu họ trở về chùa với lý do trật tự an ninh. Một vài ký giả ngoại quốc đứng gần đó đã tiến tới vạch lối cho sư sãi đi: đó là một trường hợp đi ra ngoài quyền hạn của báo chí.

Tiếp theo ký giả Peter Arnett, thuộc hãng thông tấn Associated Press giơ máy chụp hình và phó thẩm sát viên Lâm Văn Lý thuộc Tổng nha Cảnh sát quốc gia ra lệnh không được chụp sau khi đã xuất trình phù hiệu cảnh sát. Ký giả Arnett không những không tuân lệnh mà còn quay ống ảnh vào chính mặt ông Lâm Văn Lý chụp.

Ông Lâm Văn Lý lấy tay che ống kính máy ảnh, thì bị ký giả Malcolm Browne, cũng thuộc hãng AP, hành hung. Đồng thời ký giả Peter Arnett quay lại đánh thẩm sát viên Nguyễn Văn Lang tới giải vây cho phó thẩm sát viên Lâm Văn Lý. Cả hai nhân viên công lực đều bị thương nhẹ, và rách áo.

Còn phía ký giả Arnett Browne khai bị hư máy ảnh.

Việc này chỉ là một vụ lộn xộn nhỏ có thể xảy ra bất cứ ở nơi nào. Nhưng rất tiếc rằng một số các ký giả ngoại quốc đã tự ý cho việc này có một tầm quan trọng hơn, cho rằng “chính phủ Việt Nam định tâm dùng vũ lực đàn áp ký giả ngoại quốc” trong khi chính mấy ký giả đó đã dùng vũ lực để đàn áp cảnh sát - nói tóm lại, đã thổi phồng việc này thành một đề tài chính trị nên Tổng nha thông tin có bổn phận phải đặt lại vụ lộn xộn trong khuôn khổ sự thực.

*
ĐIỆN KHẨN

Peter Arnett gửi Tổng xã AP Sài Gòn ngày 9-7.

Thông báo của Nha tổng giám đốc Thông tin Việt Nam Cộng hòa về trường hợp của tôi và của Browne là hoàn toàn xuyên tạc. Chính Nguyễn Văn Lang và Lâm Văn Lý cùng nhiều cảnh sát đã đánh chúng tôi. Ở Sài Gòn, người ta đang sáng tác những thông báo dối trá đến độ nhơ nhớp. Ví dụ người ta đưa tin một tên khủng bố Việt Cộng mưu toan liệng lựu đạn vào đám tang nhà văn nổi tiếng Nhất Linh và tên khủng bố bị bắt. Đó là một vụ tưởng tượng, mặc dù chính phủ ông Diệm cố chụp ảnh chiếc xích lô. Thói nói láo đã trở thành một bệnh dịch được nhà nước Việt Nam Cộng hòa gieo rắc và khuyến khích cho lây lan...

*
Luân và Nhu ngồi đối diện cả 15 phút. Ngoài rít thuốc, họ im lặng. Luân đoán rằng Nhu sắp tung thêm một đòn nữa vào Phật giáo - đòn gì, anh chưa biết.

Trong những tháng gần đây, Nhu mất hẳn vẻ điềm đạm và sâu sắc mà Luân vẫn phục anh ta. Nhu bắt đầu nói năng thiếu cân nhắc, có nhiều quyết định thật đột ngột và chẳng hợp lý, nhất là trên mặt trận dư luận và trong đối phó cụ thể. Cảm thấy uy tín của chế độ mà anh ta là “linh hồn” - như anh ta tự nhận đôi khi lộ liễu - sa sút nghiêm trọng trong mấy năm nay, Nhu thích ca ngợi quá khứ, kể công. Không ít lần Luân phải chịu đựng hàng giờ với Nhu: anh ta “độc chiếm” diễn đàn thao thao bất tuyệt. So với tuổi, Nhu già quá sớm - già về khả năng suy xét.

Đối thủ của anh ta, bây giờ là cả một chính phủ Mỹ, tất nhiên rất vui lòng trước những sơ xuất liên tục của anh ta - đúng như tờ New York Herald Tribune nhận xét - “gia đình Tổng thống Diệm đang thúc đẩy sự thiêu hủy của chính mình”.

- Đã đến lúc mà một nhượng bộ nhỏ cũng trở nên nguy hiểm! - Nhu nói. - Ta phải làm mạnh. Tổng thống Mỹ ủng hộ ta. Số đông nhà sư chân chính ủng hộ ta. Các tướng nói chúng đều đứng sau lưng chính phủ. Ngay Big Minh, ông ta cũng chỉ lưu ý tôi là đề phòng cấp dưới lợi dụng danh nghĩa chính phủ mà gây ra hiểu lầm trong dư luận... Về người Mỹ, tôi nghe đâu Kennedy đau một thứ bệnh gì đó nan y.

Luân bỗng thấy thương hại Nhu. Anh so sánh Nhu với những ngày cuối cùng của Hitle mà anh xem trong nhiều sách! Đầu tháng 4, nghĩa là cách ngày Hitle tự sát non tháng, khi các vành đai phòng thủ ngoại vi dẫn đến Berlin bắt đầu nát vụn trước các mũi tiến công dữ dội của quân đội Xôviết, Hitle đã hò hét: “Đối với chúng ta, chỉ có việc đơn giản là phải đứng vững. Ở mặt trận phía đông, có thể chống cự với quân Nga ít nhất 2 tháng nữa. Từ đây đến đó, liên minh Nga - Mỹ - Anh sẽ đổ vỡ và sẽ ký một thỏa hiệp với nước nào đề nghị với ta trước... ”. Hitle có cái nhìn lịch sử khá độc đáo vào lúc y mạt vận: y cắt nghĩa thắng lợi của vua Frederik (1) là do... cái chết bất ngờ của Nga hoàng Elizabeth.

Bởi vậy, ngày 13-4, tin tổng thống Mỹ Roosevelt từ trần được bọn đầu sỏ phát xít tiếp nhận với sự vui mừng điên dại. Goebel ngã lăn ra bất tỉnh, rồi gọi điện cho Hitle: Thưa Quốc trưởng, hôm nay, đúng là bước ngoặt. Hitle cũng nhảy cỡn lên, gọi điện thoại loạn xạ đi khắp nơi.

Nhu đang ở trong tình trạng bấn loạn. Anh ta hy vọng hão huyền.

Nhu đứng lên, Luân biết là Nhu không còn sức để trao đổi với anh những vấn đề thực tế, mặc dù Nhu giao anh một cặp tài liệu cực dày về các vấn đề bảo vệ ấp chiến lược, hẹn hôm nay bàn. Hai người bắt tay nhau. Chưa bao giờ hai người lại ít nói như hôm nay. Nhu lững thững đi vào phòng riêng. Luân có cảm giác Nhu cố gắng thật dữ để lê đôi chân...

---
(1) Còn gọi là Frederik II đại đế, vua Phổ (1740-1786), chiến thắng cuộc chiến tranh “7 năm” của các nước liên minh Nga, Pháp, Áo. Elizabeth, nữ hoàng Nga (1741-1782), con gái của Pierre Đại đế.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 10:02:12 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #166 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 10:04:08 pm »

Chương 7

Frederick E. Nolting thỏa mãn với bài trả lời của ông cho ký giả Don Paker của Hãng UPI. Nolting nhẩm đọc:

“Hơn 2 năm sống tại Việt Nam, tôi chưa bao giờ nhận thấy dấu hiệu nào chứng tỏ có sự kỳ thị tôn giáo tại xứ này.

Vấn đề Phật giáo bỗng dưng nổi lên và tôi công nhận tình hình đang rất xấu nhưng không thể nghĩ rằng nguồn gốc của nó là từ phía chính phủ. Trái lại, chính phủ Việt Nam thành thật mong muốn giải quyết vấn đề Phật giáo theo nguyên tắc dàn xếp những hiểu lầm nho nhỏ bị phóng đại với những động cơ rõ ràng là không minh bạch. Với tư cách là người đại diện cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ở Việt Nam, tôi rất tiếc có người tung hỏa mù quanh vấn đề Phật giáo cốt làm xóa nhòa những thành quả của chính phủ Việt Nam trong công cuộc chiến đấu chống Cộng sản và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống rõ rệt của người dân tại xứ này. Dư luận Mỹ và các nước khác cần được soi sáng nếu chúng ta vẫn còn nuôi ý chí chiến thắng Cộng sản. Đó là những gì tôi thấy cần thiết nói với công chúng Mỹ”.

Nolting bấm chuông gọi thư ký. Vài giờ sau, phát biểu của ông sẽ truyền về đến Mỹ và được công bố rộng rãi. Bản sao của bài trả lời được gửi tới cho tờ The Times of Viet Nam tại Sài Gòn.
Với Nolting, đây là một động tác quan trọng cuối cùng với tư cách đại sứ Mỹ trước khi rời Việt Nam. Chiều nay, ông sẽ bay lên Đà Lạt, dĩ nhiên theo lời mời của Trần Lệ Xuân. Ông và Lệ Xuân thỏa thuận nghỉ hai ngày tại Đà Lạt. Ngày thứ ba sẽ dành cho cuộc tiễn đưa của dân Khánh Dương, phía tây Nha Trang, nơi ông và vợ đỡ đầu xây dựng trụ sở của chính quyền, trường học và bệnh xá. Bà Lindsay Nolting sẽ từ Sài Gòn bay thẳng ra Nha Trang để gặp ông và Trần Lệ Xuân từ Đà Lạt xuống. Quyết định của Tổng thống Mỹ thay thế đại sứ ở Việt Nam Cộng hòa đã khiến cho chế độ Sài Gòn hoang mang. Còn với Nolting, ông ta đã sửa soạn từ lâu cho việc rời Sài Gòn. Vai trò của ông đã xong. Ông thỏa mãn hoàn toàn. Và, đã đến lúc không nên dấy sâu hơn nữa: Lệ Xuân hết còn là cái gì khiến Nolting háo hức. Trong vòng nửa tháng nay, hầu như ngày nào Nolting cũng gặp Lệ Xuân. Điều kiện nơi ông làm việc cũng như nhà riêng của ông, không cho phép hai người vượt quá mức nghi lễ mặc dù Nolting cảm thấy Lệ Xuân dễ dàng đối với ông hơn bao giờ hết. Dẫu sao thì cuối cùng rồi hai người vẫn có thể sống bên nhau một cách thỏa mãn và cũng có thể nói là hoàn toàn tự do trong vài ngày. Nolting có trong tay bản báo cáo của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Mac Namara trình cho Tổng thống Mỹ ngày 15-5 cùng với bản báo cáo của Ngoại trưởng Dean Rusk. Nolting tin rằng lần gặp gỡ này với Lệ Xuân được hứng thú là nhờ Mac Namara. Làm sao Lệ Xuân không cảm động được khi đọc những dòng trong báo cáo tuyệt mật này: “Tôi có cảm giác rằng việc nước Mỹ ủng hộ Tổng thống Ngô Đình Diệm là hoàn toàn chính xác. Ông Diệm xuất hiện ở Việt Nam như một phép màu. Chỉ một mình, ông Diệm đã soạn thảo bản Hiến pháp, tổ chức chính phủ mới và trong vòng không đầy mười năm đã biến Nam Việt Nam từ một nước đang ở chế độ phong kiến trở thành một quốc gia tân tiến, đã tăng gấp 3 hệ thống giáo dục trong nước, đã tổ chức được một quân đội quy củ, thiện chiến, trung thành và đã đem lại trật tự trong nước. Cần lưu ý rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm đã thực hiện ngần ấy công cuộc trong khi phải đương đầu với các hoạt động chiến tranh do Việt Cộng gây ra. Tuy chúng ta chưa có thể tiên đoán một cách chính xác kết quả chung cuộc của cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam, nhưng công bình mà nói, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho chúng ta niềm hy vọng lớn nhất. Quan điểm của Bộ quốc phòng là bất kỳ một ý định nào nhằm loại Tổng thống Ngô Đình Diệm, thậm chí nhằm giảm bớt quyền lực của ông, cũng sẽ đưa nước Mỹ đến tai họa”.

Tường trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ không là một tài liệu mật. Sau khi công bố phát biểu của Ngoại Trưởng Dean Rusk trong đó, ông xác nhận lập trường không thay đổi của Hoa Kỳ là ủng hộ chính phủ Việt Nam do tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, mặc dù tình hình nội bộ Nam Việt có rối ren do vấn đề Phật giáo gây ra. Richard Phillips, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao đã đính chính những tin tức đăng tải trên một số báo Hoa Kỳ cho rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể đã dự liệu một giải pháp thay thế ở Việt Nam. Vấn đề nội bộ Cộng hòa Việt Nam về Phật giáo không làm thay đổi lập trường của Hoa Kỳ. “Chúng tôi,” Richard Phillips nói, “nghĩ rằng chính phủ Việt Nam Cộng hòa và giới Phật giáo sẽ giải quyết thỏa đáng và sớm về vụ tranh chấp này”.

Tài liệu thứ hai tuy công khai song Nolting vẫn dùng nó để minh họa cho tài liệu thứ nhất. Nolting đang chìm sâu trong suy nghĩ, sửa soạn trước những lời lẽ một khi chỉ còn riêng ông ta với Trần Lệ Xuân trên biệt điện Đà Lạt, thì tiếng ồn ào từ bên ngoài vọng tới. Phó đại sứ Trueheart hấp tấp xô cửa bước vào:

- Phật tử biểu tình đòi gặp ngài!

- Gặp tôi? – Nolting sửng sốt.

- Vâng. Họ muốn nhờ đại sứ chuyển một bức thư của Phật giáo cho Tổng thống chúng ta.

- Tôi không thể gặp họ, tôi không thể tiếp xúc với những người biểu tình, nghĩa là chính phủ Mỹ không thể nhúng tay vào công việc đơn thuần nội bộ của Việt Nam Cộng hòa!

- Nhưng nếu họ cứ ngồi lì hoặc phá cửa vào, thì sao?

- Điều đó nhất thiết không được xảy ra, ông nghe rõ chứ, ông Trueheart?

- Tôi nghe rõ!

Phó đại sứ Trueheart quay lưng, nhưng Nolting đã gọi lại:

- Tuyệt đối không để có va chạm nhỏ giữa quân cảnh Mỹ và người biểu tình!

Trueheart gật đầu. Ông ta hỏi:

- Thế còn quân cảnh và cảnh sát dã chiến Việt Nam?

Nolting nhún vai.

*
Chiếc trực thăng hạ cánh trên một khoảng đất trống ngay rìa quận lị Khánh Dương. Đám đông dân chúng tụ tập - một số người là Thượng, một số là người Kinh, một số là Hoa kiều. Nhưng, binh lính và gia đình họ vẫn đông hơn. Mỗi người cầm trên tay hai lá cờ Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Nhiều băng treo quanh. Đại loại, những băng đó ghi: Tri ân đại sứ Nolting! Tổng thống Ngô Đình Diệm muôn năm! Nhiệt liệt hoan nghênh ông bà Nolting, công dân của Khánh Dương! Nhiệt liệt hoan nghênh bà dân biểu Ngô Đình Nhu!

Vợ chồng Nolting được Trần Lệ Xuân hướng dẫn bước ra cầu thang tiếp nhận tiếng hoan hô của những người có mặt. Trần Lệ Xuân lần này mặc áo pull và quần jean. Khó mà đoán Lindsay Nolting cảm nghĩ như thế nào về Lệ Xuân khi mà bà thừa biết sự đi lại và mưu đồ của chồng và mụ ta từ 2 năm nay – vụng trộm với bà nhưng gần như công khai với người khác. Cái lý do mà Nolting bảo là ông cần cùng Lệ Xuân bàn việc 2 ngày trên Đà Lạt không thể thuyết phục được bà. Nhưng Lindsay Nolting đã là vợ của một nhà ngoại giao Mỹ chuyên nghiệp, bà hiểu ý nghĩa của những sự tiếp xúc kiểu đó. Nolting có say đắm Lệ Xuân hay không? Lindsay Nolting chỉ băn khoăn bấy nhiêu. Và khi bà nắm chắc chồng bà là một kịch sĩ lão luyện, bà an tâm. Thậm chí đôi lúc bà nghĩ, nếu Lệ Xuân sinh được một đứa con giống hệt Nolting thì chưa hẳn là một điều không may. Bổng lộc của một đại sứ Mỹ ở Việt Nam Cộng hòa rất dồi dào, không phải xét, từ đồng lương hoặc quỹ mật của đại sứ quán. Bà đã có một bộ sưu tập về nghệ thuật điêu khắc người Chàm gần như vô giá. Bà lại có đến hàng trăm cổ vật Trung Quốc - những ấm, những chén cách nay hàng nghìn năm. Quà biếu của Lệ Xuân. Cả Nolting và bà đều được tặng một tượng bán thân bằng vàng do một nghệ sĩ có tài của Việt Nam sáng tác, mỗi tượng cân gần một ký lô. Cũng là quà của Lệ Xuân. Bà đã có thể ký gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ và Canada một số dollar hàng trăm vạn - cả đời Nolting dù tằn tiện mấy cũng không thể dành dụm nổi một phần số tiền đó.

Lindsay Nolting biết tính toán. Một lần, tại nhà riêng của đại sứ, bà tiếp lệ Xuân và như vô tình để rơi một bức ảnh kẹp trong một quyển sách. Bức ảnh chụp Lệ Xuân và Nolting đang hôn nhau, trên người Lệ Xuân chỉ còn vài miếng vải mỏng. Lệ Xuân đỏ bừng mặt và hai tượng bán thân ra đời sau sự kiện như vậy để đổi lấy tấm ảnh và phim. Lindsay Nolting trao ảnh và phim với lời dặn gọn gãy bằng tiếng Pháp: Sois prudente! (1)

Kỳ mục Khánh Dương đón vợ chồng Nolting và Trần Lệ Xuân khá độc đáo. Ba người được mời lên ba chiếc kiệu thường chỉ dành để rước sắc thần, đòn chạm trổ và sơn son thiếp vàng. Tám người lực lưỡng khiêng một chiếc kiệu. Màn vén lên để chúng dân chiêm ngưỡng. Theo sau kiệu, các kỳ mục, có người râu tóc bạc, vận áo dài bằng the xanh, bịt khăn be. Kiệu đi một vòng sân rồi thẳng vào một ngôi nhà mà các kỳ mục gọi là công quán. Tại đây Nolting thay quần áo. Ông ta mặc y hệt kỳ mục trong làng, còn Lệ Xuân thì diện chiếc áo dài, lần này không hở cổ. Chỉ có mỗi Lindsay vẫn mặc như cũ. Sau tuần trà, kỳ mục mời ba vị khách đến ngôi đình. Trẻ con, hẳn là đã được người lớn dạy cẩn thận, vẫn cố nín cười bởi một ông Mỹ lại mặc áo dài khăn be, trông hết sức ngộ nghĩnh. Lệ Xuân liếc về các kỳ mục, cau mày. Mụ ta cảnh cáo thái độ vô lễ, không những của trẻ con mà của một số phụ nữ: có người che miệng cười.

Ba hồi trống vang rền rừng núi. Ba hồi đại hồng chung ngân dài. Lindsay Nolting tựa lưng vào cột đình theo dõi, có thể bà thích thú. Nolting và Lệ Xuân thắp hương rồi quỳ xuống chiếu đã kê sẵn hai chiếc gối. Người ta có cảm giác Nolting và Lệ Xuân làm lễ tơ hồng.

Một kỳ mục chắc chắn là niên trưởng, đọc một văn kiện như sau: Các bậc trưởng thượng quận Khánh Dương cùng với các hội đồng hương chính trong quận, căn cứ vào lời thỉnh cầu của đại sứ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ Frederick Nolting, đã quyết định nhận Frederick Nolting là công dân danh dự của quận Khánh Dương và cũng quyết định đổi tên Nolting thành Nguyễn Đôn Tín...

Nolting trịnh trọng tiếp nhận tờ quyết định, đứng nghiêm trước bàn thờ thần chừng một phút. Sau đó, một cuộc mít tinh quần chúng, Nolting nói bằng tiếng Việt, thay mặt cho vợ tỏ lòng cám ơn kỳ mục và dân chúng quận Khánh Dương. Trần Lệ Xuân thay mặt cho quận Khánh Dương đáp lời. Mụ ca ngợi Nolting là một đại sứ vĩ đại, một người bạn vĩ đại của Việt Nam Cộng hòa.

Bữa tiệc kéo dài đến xế chiều. Trực thăng đón họ và đêm đó họ nghỉ tại Nha Trang.

Không hiểu bằng cách nào mà Nolting lại đến được với Lệ Xuân lúc gần sáng.

- Em nên xuất ngoại một chuyến để giải độc dư luận châu Âu và châu Mỹ.

Đó là sáng kiến cá nhân cuối cùng của Nolting với Lệ Xuân, trước khi ông ta vội vã mặc quần áo, và chuồn khỏi phòng Lệ Xuân. Dù vội vã, ông vẫn như để lại cái nuối tiếc - chính cái nuối tiếc ấy nuôi hy vọng cho Lệ Xuân...

Nolting không ngờ ở Sài Gòn, nhà sư Thích Tâm Châu đã gửi cho ông một văn thư chính thức phản đối bài phát biểu của ông với hãng UPI, kèm theo bản sao bức điện của Tổng hội Phật giáo Việt Nam đánh cho Tổng thống Kennedy, cũng với nội dung như vậy.

*
Sài Gòn (VTX)

Sáng 14/8/1963, bà cố vấn, Chủ tịch sáng lập Phong trào phụ nữ liên đới Việt Nam đã vi hành đến Ba Xuyên thăm Phong trào phụ nữ liên đới địa phương.

Tại lễ tuyên thệ của Phụ nữ bán quân sự của tỉnh, sau khi bà Trưởng ban chấp hành Phong trào liên đới tỉnh đọc diễn văn chào mừng và đệ trình công tác huấn luyện bán quân sự từ 7-7-1962 đến 7-7-1963, bà cố vấn đã ban huấn từ cho hơn 1.000 thanh nữ bán quân sự hai khóa Đồng Tâm và Đồng Tiến với sự hiện diện của một số rất đông thính giả gồm quan khách và dân chúng.

Bà cố vấn đã nhắc lại về cuộc tranh đấu của phụ nữ cho chính nghĩa, trong đó phụ nữ đã cố gắng tột bực và luôn luôn tôn trọng sự thật và lòng ngay thẳng. Đó là tiêu chuẩn của một thành công vững bền và lâu dài.

Bà cố vấn Ngô Đình Nhu đã ứng khẩu nhấn mạnh như sau:

- Như chị em thấy, không phải bất chiến tự nhiên thành, không phải chỉ với chính nghĩa mà tự nhiên chúng ta thắng. Nước của chúng ta không có tham vọng đi xăm lăng nước người, chúng ta chỉ có một ước vọng rất chính đáng là được ăn yên ở yên, được phát triển và bảo vệ đất nước.
Theo ý nghĩa đó, phụ nữ chúng ta không ưa giành giật gì của ai, cai trị gì ai. Chúng ta chỉ suy luận là chúng ta không phải là một con dân thấp kém và chúng ta chỉ xin được thật sự nam nữ bình quyền, bình đẳng.

Như tôi đã nói nhiều lần, chính nghĩa ấy mặc dầu kết sức chính đáng, đã không tự nhiên thắng và cũng không thắng dù chúng ta đã cố gắng khá nhiều một cách ngay thẳng.

Lý do là vì giá phải trả để thắng không những dựa trên một sự đấu tranh ngay thẳng, mà còn phải đấu tranh tột bực.

Ngay thẳng nghĩa là không được dùng các thủ đoạn xảo trá, lừa bịp. Ngay thẳng nghĩa là phải luôn luôn rất trung thực khi đấu tranh.

Tột bực nghĩa là không phải đấu tranh trong một phạm vi nào đó, mà bỏ phạm vi khác, tột bực là làm tròn nhiệm vụ trong tất cả các phạm vi: gia đình, xã hội, quân sự. Dĩ nhiên có thể một người không thể lo được hết nhưng nói chung, chúng ta phải liệu sao có phụ nữ tại cả ba phạm vi, một người phải đảm nhận ít nhất là hai phạm vi.

Hơn thế nữa, để khỏi phản bội chính nghĩa của một con dân là bảo vệ xứ sở, kiến thiết nước nhà và chính nghĩa của phụ nữ là bảo vệ nhân vị, củng cố quyền lợi chính đáng của chúng ta, cũng như để khỏi phản bội công lao của chúng ta để đừng bao giờ trở thành như dã tràng, cố gắng hết sức nhưng không đến đâu, chúng ta phải đặt tất cả cố gắng của chúng ta trong một khuôn khổ có tổ chức bảo đảm, có quy tắc vững chắc, rồi dựa vào đó mà áp dụng kỷ luật “triệt để”.

Một tràng pháo tay vang dội tiếp đón lời huấn thị bà cố vấn.

Xong buổi lễ, bà cố vấn cùng phái đoàn lần lượt đến thăm các cơ sở xã hội của phong trào liên đới: trụ sở tỉnh, cô nhi viện Khánh Hưng và quán cơm xã hội Khánh Hưng.

Bà Chủ tịch sáng lập Phong trào phụ nữ liên đới Việt Nam nhân dịp này, đã ứng khẩu nhắn nhủ chị em về đường lối hoạt động của phong trào liên đới trong kỷ luật và dựa trên nguyên tắc dân chủ.
Cử tọa dồn hết tâm trí theo dõi từng chi tiết các lời huấn thị của bà Chủ tịch sáng lập Phong trào phụ nữ liên đới, nhất là khi bà Chủ tịch đề cập đến vấn đề như sau:

“Chị em đừng để cho sự dị đoan, mê tín mê hoặc chị em.

Có thể nói tất cả gia đình chúng tôi là theo đạo ông bà. Riêng thân mẫu tôi theo Phật giáo, thân sinh tôi theo đạo Khổng – 20 năm về trước tôi cũng đã rất chú ý tới Phật giáo và cũng có đi chùa, niệm Phật - vì lý do đó, tôi có hiểu phần nào về Phật giáo. Cũng vì tôi hiểu mục đích chính của Phật giáo nên tôi mới ghét thậm tệ những người dám lợi dụng Phật giáo để mê hoặc chị em.
Theo tôi được biết thì giáo lý đạo Phật đã dạy mình phải tự giải thoát ra khỏi những điều nô lệ hóa chúng ta như đau khổ, bằng cách kiềm hãm và không thỏa mãn nó. Những đau khổ của loài người như: đói, khát, lạnh, giận, ghét, hận, tham lam... bất cứ cái gì có thể nô lệ hóa chúng ta.
Theo tôi, ai cũng có thể tin giáo lý đạo Phật vì chính Đức Phật đã thi hành các điều Đức Phật đặt ra và nhờ đó, đã tự giải thoát được, nghĩa là đã đạt được Niết Bàn. Vậy nếu Đức Phật đã thi hành được các điều đó, thì ai cũng có thể làm được.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 10:07:21 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #167 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 10:08:02 pm »

Chính Đức Phật không bao giờ tự xưng là một thánh nhân nào hết mà chỉ coi mình như một người thường, cố gắng đạt được mục đích của loài người là tự giải thoát. Vì thế mà chị em có thể hiểu ngay là mê tín dị đoan cũng như các chiến dịch không dựa được trên một lý lẽ chính đáng nào và chỉ gây oán hận, bạo động và lộn xộn với những lời mỉa mai mạt sát vu vơ kẻ khác, rồi lại đổ cho họ những tội mà chính mình công khai phạm hằng ngày, nhất là không thể nằm trong đường lối do Đức Phật đã vạch ra.

Chẳng những vậy, đó còn là một sự nô lệ hóa chúng ta một cách trắng trợn, và với ý gì? Không lẽ để bảo vệ một tín ngưỡng mà không ai tranh chấp, nhất khi đức tin là một sức mạnh mà giá trị chính ở điểm là không ai có thể đụng chạm gì tới được vì ở trong lòng ta.

Tôi thấy làm lạ khi thấy những người tự xưng là theo giáo lý đạo Phật mà lại mê tín dị đoan hoặc tệ hơn nữa dùng mê tín dị đoan để mê hoặc thiên hạ. Việc đó, chúng ta không thể chấp nhận được.

Vừa mới đây, có một em bé nhỏ mới 18 tuổi tự nhiên đi chặt tay mình (may mà không đến nỗi gì) và cho biết rằng “bà Ngô Đình Nhu, là người phụ nữ chúng tôi rất biết ơn vì đã giải phóng phụ nữ, nhưng vì bà đã động tới các sư, những người mà đức độ hơn bà tới một trăm phần, nên tôi thấy tín ngưỡng của chúng tôi bị lâm nguy, vậy tôi chặt tay hy sinh để phản đối và bảo vệ tín ngưỡng”.
Nghe việc đó, tôi hết sức ngao ngán, không phải là vì em đó phán rằng ai đó đức độ trăm phần hơn tôi, vì sự thật về việc đó chỉ có trời mới biết được đúng thôi. Tôi chỉ ngao ngán là vì em đó là một phụ nữ.

Thật vậy, nếu một ai khác làm việc đó thì có lẽ tôi không chú ý gì lắm vì tôi ít khi trọng các việc quá khích vô lý. Theo tôi, mình làm chủ mạng mình. Vậy ai coi rẻ mạng mình đến nỗi sẵn sàng hy sinh mà không cần muốn biết là có nên hay không, thì họ toàn quyền. Quyền mình là phê bình và xem nên đề cao hay coi thường sự hy sinh đó.

Nhưng đây là một phụ nữ lại mới bằng tuổi con tôi, thì có chán không? Mục đích của kẻ trá hình là ngăn cản tôi làm nhiệm vụ công dân, là giải độc ai đã bị mê hoặc. Bây giờ chúng lại xui trẻ con dọa tôi. Tôi mở miệng thì các trẻ tự tử. Vậy chị em nghĩ sao? Nếu ai không đồng ý với tôi, sao không nói công khai lý lẽ của họ đi, các lý lẽ của tôi được nêu rõ khi tôi không tán thành, sao lại mạt sát tôi sau lưng rồi nếu tôi phúc đáp lại xúi các trẻ tự tử phản đối? Quan niệm gì lạ vậy? Như vậy thì ai còn trọng cái chết phi lý của mình nữa. Nhưng như vậy cũng đủ để chị em chú ý đến vấn đề đọc kỹ các lời tuyên bố của tôi và cấp tốc thực thi chiến dịch giải độc và chiêu hồi nếu thấy nên. Chúng ta không thể để cho một thiểu số phi lý áp đảo tinh thần của ta đến nỗi ta có thể quên đại đa số phụ nữ đang trông đợi ở một sự lãnh đạo sáng suốt, bất khuất nhưng cũng nhân đạo của chúng ta, nếu những người lầm đường lạc lối biết chiêu hồi”.

Lời tuyên bố của bà cố vấn được đại hội nhiệt liệt hoan nghênh.

Bà cố vấn và phái đoàn trung ương rời Ba Xuyên lúc 15 giờ 30 và đã để lại cho chị em Ba Xuyên một mối tình liên đới sâu đậm, một ý chí quyết thắng vì chính nghĩa và một niềm tin tưởng trong công cuộc giải độc cùng chiêu hồi những kẻ đi lầm đường lạc lối.

*
BÀ CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU TRẢ LỜI BÁO NEW YORK TIMES

Thưa ông,
Tham chiếu bài bình luận ngày 9-8-1963 của báo ông mạ lỵ tôi một cách vô căn cứ và vô ích, với một giọng điệu làm tôi ngạc nhiên khi đọc thấy ở một tờ báo như tờ của ông, tôi xin hỏi rằng: Khi có những người không xứng đáng dám lợi dụng tôn giáo để làm chuyện lố bịch thì những ai sùng kính tôn giáo phải tiếp tay cho cái trò chơi xúc phạm thần thánh hay là phải vạch mặt chỉ tên bọn chúng ra?

Nếu ta không có can đảm để tố giác, nếu ta cúi đầu trước sự điên rồ và ngu xuẩn, thì làm sao có hy vọng đối phó được bao điều lầm lạc sơ hở của thế nhân, thường bị Cộng sản lợi dụng cùng theo một cách thức như vậy?

Có lẽ tôi gây xúc động cho một số người khi nói rằng: “Phải đánh những kẻ khiêu khích mười lần hơn, nếu những kẻ ấy dám khoác áo thầy tu” hoặc “chỉ còn nước vỗ tay cổ võ khi coi tuồng nướng thầy tu. Thật vậy là sao mà chịu trách nhiệm về sự điên rồ của kẻ khác được!”

Đúng vậy, có lẽ tôi gây xúc động thật đối với những lời ấy, nhưng tôi đã phải nói sao bây giờ khi một phần thế giới này đang mất trí – về vấn đề mệnh danh là “Phật giáo”, nhờ sự giúp sức của các báo như báo của ông – nên cần phải được chữa trị bằng cách cho điện giật”.

Hơn nữa, tại sao lại phải bị mê hoặc và áp đảo đến nỗi không thể nhận thấy rằng các nhà tu hành, chính vì được coi là “thánh thiện” và “học thức” nên càng phải được coi là phạm tội và khó bề dung thứ khi họ dám hành động xúc phạm thần thánh nhằm mục đích gây nên tình trạng bất an cho xứ sở đang ở trong tình trạng chiến tranh, cũng như khi họ dám coi thường luật lệ của xứ sở và của tín ngưỡng họ nữa, chung qui gọi là để tranh đấu cho một quyền lợi mà thật sự không bao giờ bị ai chối bỏ, và hơn thế nữa, đã được chính phủ luôn luôn cố gắng bảo vệ.

Một vài người còn nói rằng: “Mọi việc tiến triển êm đẹp cho đến khi bà Ngô Đình Nhu đánh đổ tất cả với những lời công kích”, với những người này, tôi thấy cần phải nhắc lại rằng sự thật không bao giờ đã ổn thỏa - bằng chứng là những lời hăm dọa của những kẻ phản loạn hằng ngày được phổ biến trong nước và trên báo chí hoàn cầu mà ai cũng đều biết.

Thật vậy, làm sao ổn thỏa được khi mà, để làm vừa lòng và xoa dịu một thiểu số thầy tu giả trá, nghĩa là đem lại một tình thế êm dịu với họ, chỉ có cách là quỳ gối dâng cho họ trên khay vàng trọn đất nước và thành công của ta. Mục đích của tôi không bao giờ như thế. Mục đích của tôi là lột trần bộ mặt thật của bọn chúng dù chúng núp với hình thức giả hiệu nào cũng vậy.

Tôi đã gọi họ đúng tên, nghĩa là Việt gian, là Việt gian. Còn ông, thì vì bị chìm đắm trong mặc cảm giả tạo về một vấn đề mà ông cũng như báo chí Hoa Kỳ đã tưởng chỉ là “vấn đề Phật giáo”, ông chỉ thấy rặt có chùa và áo cà sa.

Nhưng tại sao ông không nhìn thẳng con người nấp sau bộ áo, ông lại không nhìn thẳng về những hoạt động lén lút sau bình phong của chùa chiền?

Vả lại, nếu phải nhận là “tu hành” những người thật sự không bao giờ có tư cách ấy, và chỉ vì họ muốn vậy, tại mình quá sợ những gì mình tưởng là sức mạnh của họ, thì tại sao chúng ta lại phải hy sinh lớn lao như thế kia để chống lại sự giả dối và nhất là lực lượng Cộng sản, thật sự mạnh hơn biết bao?

Tôi cũng tự nhận là đang đấu tranh bảo vệ tôn giáo và Tổ quốc, và tôi thách thức bất cứ ai có thể nêu lên bất cứ gì trong hành động và lời nói của tôi mà đã xúc phạm đến mục đích ấy.

Vì tình giao hữu giữa hai quốc gia chúng ta, tôi khẩn cấp yêu cầu ông hãy cố gắng tìm hiểu bạn hữu và đồng minh trước khi lao đầu vào cạm bẫy của kẻ thù, kẻ thù chung cho nước ông cũng như nước tôi; và cạm bẫy rõ rệt nhất mà chúng ta phải tránh là không bao giờ được hốt hoảng, đừng có cắn rứt nhau đến nỗi không lo lột mặt nạ những kẻ dám lạm dụng và lợi dụng những gì mà chúng ta coi là thiêng liêng nhất, tôn giáo và tín ngưỡng.

Thành thật

Bà Ngô Đình Nhu

*
Thùy Dung sanh một đứa con trai. Hai vợ chồng đặt tên là Nguyễn Thành Lý. Thằng bé hội được những nét đẹp của cha và mẹ, rất kháu khỉnh.

Tổng thống cử Chánh văn phòng đến chúc mừng. Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đều có quà tặng. Riêng Lệ Xuân đã vào nhà bảo sanh thăm Dung ngay sau Dung xổ lòng. Đức Tổng giám mục cũng điện vào thăm hỏi. Ngày đầy tháng của bé Lý, người đến thăm khá đông. Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia, đại tá Đặng Văn Quang và một số quan chức tuy không thân tình với Luân nhưng vẫn muốn tỏ ra quan tâm đến Luân. Chiều tối thì Nguyễn Thành Động, Lê Khánh Nghĩa bấm chuông. Một lúc sau thiếu tướng Lâm cũng có mặt. Họ bày bàn ở sau vườn. Mừng con trai của Luân đầy tháng chẳng qua là cái cớ. Những sĩ quan này, tuy mỗi người một quan điểm, nhưng gặp nhau trong một suy nghĩ chung: tình hình rồi sẽ ra sao? Thiếu tướng Lâm mở đầu câu chuyện, sau khi nổ một chai sâm banh:

- Hấp hối! Tôi nói rằng chế độ đang hấp hối. Cũng tốt thôi. Vậy là một triều đại sẽ phải cáo chung. Chúng ta chưa có thể biết hình dạng của bước cáo chung nhưng phải cáo chung. Anh Luân có nhớ không, tôi từng nói ông Diệm là một người anh hùng nhưng ông trở thành anh hùng quá nhanh và do đó, như một ngạn ngữ: Từ chỗ vĩ đại đến chỗ lố bịch chỉ có một bước. Ông Diệm đang ở trên phần đất của sự lố bịch... - Lâm nâng ly:

- Ta hãy uống chúc sức khỏe ông Diệm – và cũng chúc sức khỏe đại tá Nguyễn Thành Luân người đã làm tất cả những gì có thể làm được để chống đỡ cho gia đình ông Diệm không rơi vào cảnh chán chê như hiện nay. Không ai trách được anh Luân, người Mỹ hay các phe nhóm đang muốn hạ bệ ông Diệm. Trong nhiều lần nói chuyện với nhau, tôi và bạn bè của tôi ví anh Luân như Gia Cát Lượng, tài bất phùng thời!

Luân cười thật tươi:

- Thiếu tướng xỏ tôi. Tôi không phải là Gia Cát Lượng, và tôi không theo xu hướng khôi phục nhà Hán. Tôi bảo vệ cái mà tôi cho là cần bảo vệ...

- Cái cần bảo vệ đó là cái gì? – Thiếu tướng Lâm phản kích.

- Tôi biết cái mà đại tá muốn bảo vệ. - Nguyễn Thành Động lên tiếng – Nhưng thật khó. Tôi đã làm thử ở Bến Tre theo gương đại tá và tôi đã thất bại. So với lúc đại tá có mặt, Kiến Hòa bây giờ nát như tương bằm. Ấp chiến lược thoi thóp. Chúng ta là những quân nhân, khổ nổi là quân nhân cấp thấp. Tôi băn khoăn mãi, không biết mình phải làm gì nếu Sài Gòn ra lệnh cho tôi bắn vào các nhà sư biểu tình và cũng sẽ không biết phải làm gì nếu một cấp trên nào đó ra lệnh tôi bắn vào dinh Tổng thống...

Giọng Nguyễn Thành Động thật chán chường.

- Đúng, chúng ta là quân nhân, nhưng mỗi quân nhân đều có cái đầu riêng. Đầu để suy nghĩ. – Người nói câu đó là Lê Khánh Nghĩa.

- Ông Diệm sẽ đổ và chắc sẽ đổ trong thời gian không xa mấy. – Lê Khánh Nghĩa nói tiếp – Có lẽ ông Diệm hết còn là cái gì để chúng ta bận tâm. Cái mà chúng ta bận tâm là sau ông Diệm. Nếu sau ông Diệm, một chính phủ hợp lòng dân ra đời, thật là điều tốt lành. Hợp lòng dân bây giờ nghĩa là làm đủ mọi cách để chấm dứt chiến tranh, thực hiện một nền dân chủ, chấm dứt chế độ độc tài gia đình trị. Chấm dứt chiến tranh chỉ có thể bằng thương lượng với đối phương. Còn ngược lại, sau ông Diệm là mở rộng chiến tranh, là chiến tranh ác liệt hơn thì có nghĩa đất nước sẽ bị tàn phá kinh khủng và những quân nhân như chúng ta là lính đánh thuê.

Người Mỹ sẽ diễn lại cái trò Cao Ly tại đây. Chắc chắn gay gắt hơn Cao Ly thập bội, thiếu tướng Lâm cũng như trung tá Động nếu quan tâm thì nên quan tâm theo hướng đó...

Luân cố giấu một nụ cười. Những điều Lê Khánh Nghĩa trình bày cũng chính là những điều ghi trong chỉ thị của A.07 gửi cho Luân. Thiếu tướng Lâm và trung tá Động rõ ràng bị Lê Khánh Nghĩa thuyết phục. Động thở dài:

- Lực lượng bảo an một tỉnh như Kiến Hòa không thể xoay chuyển nổi cục diện.

- Tôi còn không có lấy được một tiểu đội. – Thiếu tướng Lâm gầm gừ - Tôi cảm giác là thời cuộc đi quá nhanh. Ông Diệm, ông Nhu, bà Nhu dường như nóng ruột hơn cả chúng ta, họ đẩy cho tình thế nhảy vọt. Đặc biệt là bà Nhu, con sư tử cái. Ai đời dám trả lời với báo New York Times: Đánh sư như thế chưa ăn thua, tôi còn đánh mạnh gấp mười lần; đến nỗi ông Trần Văn Chương, bố của bà đã phải ra tuyên bố nói rằng bà Ngô Đình Nhu đã tỏ ra vô lễ và không có tư cách khi tuyên bố về Phật giáo. Tôi chán gia đình ông Diệm – xin lỗi đại tá Nguyễn Thành Luân – nhưng tôi còn chán hơn người Mỹ. Đại sứ Nolting nói rằng vấn đề Phật giáo không có gì quan trọng. Không đáng kể, vấn đề đáng kể là phải thắng trong cuộc chiến tranh và mọi người phải dồn hết tâm lực theo hướng này. Ông Diệm, bà Nhu có thể chết vì cái trò mặt sấp, mặt ngửa của ông đại sứ kỳ quặc này...

- Chẳng kỳ quặc đâu. – Nguyễn Thành Động lắc đầu – Tôi chưa thấy một đại sứ nào làm tròn trách nhiệm bằng ông Nolting. Với nước Mỹ, ông đã tạo điều kiện đủ chín muồi cho một sự thay đổi danh chánh ngôn thuận. Người Mỹ được giới Phật giáo ngưỡng mộ như là ân nhân nếu họ lật ông Diệm. Người Mỹ tức là chính phủ Mỹ, còn Nolting thì nếu không về hưu cũng sẽ gầy một sòng bạc khác ở nơi khác. Với bà Nhu, đại sứ Nolting đã đóng rất tròn vai người yêu, một mực che chở cho bà Nhu. Bà Nhu lõa lồ đấy, nhưng vẫn được nặn tượng đặt ở công viên Mê Linh bởi bà được nấp sau cái lưng của Nolting...

- Tôi muốn nói chuyện về người Mỹ. - Thiếu tướng Lâm ngắt lời trung tá Động – Trong thời gian còn chiến tranh ở Đông Dương, Mỹ bảo chúng ta đánh Cộng sản cho Pháp là đồng minh của họ rồi sau họ sẽ cho chúng ta một chính phủ tốt: bây giờ thì họ lại bảo chúng ta đánh Cộng sản cho ông Diệm và khi nào hòa bình trở lại, họ sẽ cho chúng ta một chính phủ tốt. Nay mai họ lại sẽ bảo chúng ta đánh Cộng sản cho một cha chủ ba trợn nào đó để có một chính phủ tốt. Nghe họ làm quái gì!
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 10:12:31 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #168 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 10:08:36 pm »

Không khí đột nhiên trầm lặng. Gần như không ai buồn mở miệng. Luân hiểu trong ba người khách thì trừ Lê Khánh Nghĩa, hai người kia mới đạt đến mức phê phán chế độ cần phải soát xét những người bất mãn với chế độ trong hàng sĩ quan cấp cao đông đến bao nhiêu và lý do bất mãn của từng người hoặc từng nhóm người. Về phương diện này, có vẻ CIA và các cơ quan tình báo nước ngoài, kể cả Trung Cộng, nắm được bao quát hơn Luân.

- Phải làm gì? – Nguyễn Thành Động đặt câu hỏi, phá tan sự im lặng. Nhưng sự im lặng không bị phá tan. Không hẹn, cả ba người đều ngó Luân, như chờ đợi ý kiến phán quyết. “Làm gì?”. Chính Luân cũng chưa biết.

Khách ra về, bắt tay nhau khá nặng nề. Luân trở vào phòng. Dung thay tã lót cho con. Thằng bé, tay nắm chặt, tay và chân co duỗi liên hồi như nó định bơi trong không khí, đôi mắt mở to, miệng cười. Luân ngồi cạnh vợ. Anh thở dài. Dung đánh giá đúng tiếng thở dài của Luân. Cô ngước nhìn chồng, chia sẻ.

- Nếu tình thế bất lợi, em sẽ bồng con vào chiến khu!

Luân không trả lời vợ. Đúng, trong bài toán cần giải đáp đối với thời cuộc bây giờ thêm một con số mới và Luân không thể không đếm xỉa đến...

*
Tuyệt mật

Đại cương về “Kế hoạch nước lũ”
Kế hoạch “Nước lũ” được chia thành hai phần:
- Phân hóa và cô lập.
- Trấn áp và đấu tranh.

A) Phân hóa và cô lập
- Giữa các chùa ở Sài Gòn.
- Giữa Sài Gòn và các tỉnh.
- Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế sự xê dịch của nhà sư và chư tăng, ni.
- Bao vây kinh tế, nhất là những vận dụng cần thiết cho sự thông tin và tuyên truyền.

B) Trấn áp và đấu tranh:
Phần này có hai biện pháp:
- Tiêu cực
- Tích cực

1. Tiêu cực
Liên tiếp tổ chức những tuần lễ như:
- Biết ơn tử sĩ.
- Giúp đỡ thương phế binh.
- Giúp đỡ gia đình tử sĩ.
- Mừng chiến thắng
- Ghi ơn những vị tiền bối cách mạng quốc gia.
- Ghi ơn những vị anh hùng dân tộc
- v.v...
Những tuần lễ này được tổ chức với mọi phương tiện sẵn có của chính quyền.
Kế hoạch này được chỉ thị tối mật cho các cơ quan, đoàn thể chia nhau luân phiên làm rùm beng trong thời gian từ 3 đến 4 tháng, nhằm mục đích cho quần chúng quên lãng cuộc đấu tranh của Phật giáo.

2. Tích cực.
Chủ trương làm mạnh để đàn áp hợp pháp:
- Mệnh danh các phong trào này, đảng nọ, nhóm kia... viết những bức thư công kích, đả kích, tố cáo Phật giáo gửi đến các cơ quan chính phủ và các nhân vật cao cấp (Phật giáo) và các báo chí trong và ngoài nước cùng các tòa đại sứ, lãnh sự tại Sài Gòn.
- Tổ chức đánh cắp trái tim (2) để phanh phui sự lừa bịp và thần thánh hóa của Phật giáo.
- Cho người len lỏi vào trong các chùa để lấy tài liệu, tìm tòi hay “tạo nên” (monter coups) những nhà sư có cấp bậc cao phạm pháp bằng mọi hình thức để truy tố trước pháp luật, quần chúng trong nước và quốc tế.
- Mua chuộc một số nhà sư cao cấp tố cáo những hành động của Tổng hội Phật giáo.
- Theo dõi để bắt hết những người cộng tác hay tiếp tay với các nhà sư để chặt tay chân, tai mắt của Tổng hội Phật giáo.

(“Kế hoạch nước lũ” không mang chữ ký của cơ quan dự thảo, lại do Tổng hội Phật giáo phát hành, gửi đến các cơ quan thông tấn và cả Tổng thống – ghi chú của hãng UPI)

*
TIN VỀ MỘT CUỘC ĐẢO CHÍNH

Sài Gòn (phóng viên báo Phillipines Herald).

Hiện nay, đang có dư luận dai dẳng ở Sài Gòn về khả năng nổ ra một cuộc đảo chính hoặc do những quân nhân tán thành Phật giáo, hoặc do chính phủ tạo cớ để đàn áp Phật giáo mạnh tay hơn hoặc do một số thế lực chống Cộng cho rằng chính phủ hiện hữu quá nhu nhượt, cần thay đổi. Gần đây ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu đã công khai tuyên bố về khả năng đảo chính từ những sĩ quan bất mãn các nhượng bộ đối với Phật giáo của chính phủ. Các giới am hiểu tình hình Nam Việt, đều cho lời ông Nhu mang tính cách đe dọa hơn là phản ánh khả năng có thật. Dẫu sao, không khí Sài Gòn hình như gần kề với một đột biến nào đó.

*
ĐIỆN CỦA PHÂN XÃ UPI GỬI TỔNG XÃ

Cử ngay sang Sài Gòn một số phóng viên năng nổ, kèm cả máy quay phim.

*
Tuyên bố báo chí của bà cố vấn Ngô Đình Nhu: Chúng ta không thể thối lui được nữa.

“Ngày 6-8-1963, Đài tiếng nói Hoa Kỳ có mô phỏng một lời tuyên bố của đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, dựa theo đó đại sứ không tán thành các lời nhận xét “thiếu lễ độ” của tôi, liên quan đến vụ ám sát thượng tọa Thích Quảng Đức, do Đài vô tuyến truyền hình CBS truyền ngày 1-8-1963.

Tại cuộc phỏng vấn đó và đáp lại câu hỏi: “Bà có nghĩ rằng các Phật tử muốn lật đổ chính quyền này không?” tôi đã có trả lời chính xác như sau:

“Không phải các Phật tử. Mà chỉ có vài người tự xưng là “lãnh đạo Phật giáo” mà chúng tôi ví như những kẻ tàn bạo, muốn lật đổ chính quyền này mà thôi. Nhưng giữa mong muốn và năng lực làm được, có cả một sự khác biệt. Thật vậy, đối với chính phủ này đang đem quốc gia đến thắng lợi trong chiến tranh chống Cộng sản và đang xây dựng chính ngay tại căn bản quốc gia, nghĩa là tại các cấp – một nền dân chủ thật sự, có đủ đảm bảo nhất vì được cấu tạo từ hạ tầng cơ sở - đối với các thành tích ấy, thử hỏi các nhà tự xưng là “lãnh đạo Phật giáo” đã làm được những gì?
Họ không có chương trình và cũng chẳng có nhân vật khả dĩ thay thế cho sự thiếu sót chương trình. Và tất cả hành động của họ chung qui vào việc là đem “nướng” sống nhà tu, ngay cả không phải với phương tiện tự túc, mà với xăng dầu được nhập cảng. Lý do của cuộc sát nhân ấy là gì? Chỉ là mạo nhận để bênh vực một lập trường mà không bao giờ bị xúc phạm đến!

Lời lẽ ấy của tôi có thể được xem là “thiếu lễ độ” thật đấy, nếu sự kiện này liê quan đến các “việc thần thánh” chân chính; nhưng thật ra trường hợp ở đây đâu có phải như vậy! Ngoài ra, tôi không hiểu tại sao chúng ta lại phải chịu để cho các lý sự cùn, dựa trên những hoàn cảnh giả tạo, mà kẻ thù chính tông đã dựng đứng lên, mê hoặc và áp đảo chúng ta?”

Dù sao tôi rất biết ơn đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn đã cho tôi có dịp xác nhận lại quan điểm của tôi về vấn đề này:

Nước Việt Nam ở trong tình trạng chậm tiến về nhiều mặt, nguyên nhân sự chậm tiến ấy do chiến tranh ác liệt mà Cộng sản quốc tế đã đem lại.

Vì lý do ấy, Việt Nam không thể nào cho phép một cuộc thoái bộ nữa. Và thật là một sự thoái hóa đến... tối tăm, man rợ của tiền lịch sử, khi xui khiến phụ nữ, trẻ con, và các bô lão, dù có điên rồ, bệnh hoạn hay vô dụng đến đâu đi nữa – đi đến chỗ hủy mình vì một quyền lợi không bao giờ bị ai chối cãi, với mục đích phong các người khốn khổ ấy thành “thánh nhân và tử vì đạo”, để khiêu khích chung quanh xác chết của họ một sự thờ phượng khả dĩ gây mầm móng rối loạn xã hội và ngay cả việc sát nhân khác.

Những hành động này chứng tỏ sự vô liêm sĩ đến độ mà nhân cách và lòng tự trọng của dân tộc Việt Nam không thể nào tha thứ được, tại vì những hành động này chứa đựng, không những một sự lạm dụng trắng trợn lòng tin tưởng của các tín đồ, mà hơn nữa, đó là một cuộc xâm phạm đến sự kính nể mà dân tộc Việt Nam có quyền hưởng đối với toàn thế giới.

Vì danh dự và thể diện nước nhà, những hành động ấy phải được tố giác và được đặt lại đúng trong nội dung của nó.

Tôi chỉ có làm thế thôi... và tôi rất tiếc KHÔNG nói được rằng tôi đồng ý với những người nào đã nghĩ một cách khác”.

Bà NGÔ ĐÌNH NHU

*
TIN CỦA BÁO NEW YORK TIMES

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi hỏi về việc nếu các nhà sư cứ tiếp tục tự thiêu thì chính phủ có biện pháp gì đối phó không, bà cố vấn Ngô Đình Nhu trả lời: “Chúng nó là bọn bán nước. Bởi thế, dù chúng nó có nướng sống 30 nam và nữ, hoặc hơn, chúng tôi cũng sẽ vẫn tiến tới và vỗ tay hoan hô. Chúng tôi không phải chịu trách nhiệm gì về sự điên rồ của những kẻ ấy”.

*
THÔNG BÁO CỦA BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC

Do không còn thích hợp với nhiệm vụ đang gánh vác, linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng Viện đại học Huế được phép thôi giữ chức này. Chính phủ sẽ cử một Viện trưởng khác.

TIN CỦA HÃNG AFP

Kể từ ngày 18-8-1963, một loạt các Khoa trưởng đại học thuộc Viện đại học Huế đã xin từ chức để phản đối việc chính phủ bãi chức Viện trưởng của linh mục Cao Văn Luận. Hành động này không hẳn vì cảm tình với linh mục Viện trưởng mà để bày tỏ thái độ bất bình với chính phủ.

Tiếp sau thái độ của các nhà giáo là thái độ của học sinh. Trong một tuyên cáo, Liên đoàn học sinh Phật giáo Việt Nam đã nói thẳng với chính phủ là họ không tín nhiệm cách cai trị vừa qua. Họ nhắc đến một học sinh bị đã bị người Pháp bắn chết cách đây 13 năm tên Trần Văn Ơn. Điều đó có nghĩa là nếu chính phủ không tìm cách giải quyết tình hình đang hết sức căng thẳng ở Nam Việt thì xu hướng chống chính phủ vì lý do Phật giáo có thể biến thành một cái gì nguy hiểm hơn. Trần Văn Ơn là một học sinh được Cộng sản suy tôn như anh hùng. Cho tới nay, chưa có một dấu hiệu rõ rệt nào Cộng sản lợi dụng phong trào Phật giáo ở Nam Việt, nhưng người ta không loại trừ xu thế của chính phong trào, trước sự ngoan cố của chính phủ, sẽ nghiêng về phía tả. Còn các nhà sư có tham vọng chính trị, trong khi đính chính thẳng thừng mối quan hệ của họ với Cộng sản, đã không bỏ qua một cơ hội nào lợi dụng Cộng sản – lợi dụng sức ép của Cộng sản hiện nay về chính trị và quân sự ở Nam Việt, và lợi dụng cả quá khứ của Cộng sản.

Giới Phật giáo đã quảng bá khắp nơi những lời tuyên bố nảy lửa của bà Ngô Đình Nhu. Giới ngoại giao ở thủ đô Nam Việt nhận xét rằng đó là cách làm tốt nhất dấy lên sự công phẫn của quần chúng.

---
(1) Hãy thận trọng
(2) Trái tim của hòa thượng Thích Quảng Đức
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 10:14:33 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #169 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 10:19:25 pm »

Chương 8

Luân quyết định thăm dò giới Phật giáo, trước hết là tìm hiểu ý đồ của một số nhà sư đứng đầu Ủy ban liên phái. Trong bộ thường phục nghiêm chỉnh, Luân đến chùa Xá Lợi vào buổi chiều 20-8.

Trước khi đi, Luân điện cho Nhu. Nhu trả lời uể oải:

- Tùy anh. Nhưng, tôi nghĩ là sẽ không thể nói chuyện đạo lý với các nhà sư quá tự phụ và quá ỷ lại vào nước ngoài này. Anh định đến chùa nào?

Nghe Luân sẽ đến chùa Xá Lợi, Nhu ngập ngừng một thoáng trong điện thoại rồi buông thõng: “Anh cứ đi!”

Một thoáng ngập ngừng của Nhu gợi cho Luân và Dung nhiều suy đoán. Nhu ngại một thông đồng nào đó giữa Luân và giới Phật giáo? Nhu ngại Luân nghe giới Phật giáo tố khổ rồi phân vân? Hay cái khác?

Thật ra, cho đến bay giờ, Luân vẫn chưa “phân thế” rạch ròi trong Phật giáo. Có thể xác định được thế lực thân Mỹ, thậm chí là CIA trong một số nhà sư liên quan mật thiết với đảng Đại Việt, phần lớn là di cư.

Cũng có thể biết chắc số nhà sư có lòng yêu nước liên quan đến mức này hay mức khác với kháng chiến trước kia và hiện nay cùng với một số nhà sư tu hành đơn thuần, tỉ như hòa thượng Thích Quảng Đức. Nằm giữa hai thế lực này là ai? Thế lực nào giữ vai trò quyết định? Phật tử thì đương nhiên đang sôi sục. Luân hiểu rằng phạm vi Phật tử ở đây không chỉ để chỉ những tín đồ của đạo Phật theo cái nghĩa chặt chẽ. Trong hàng ngũ biểu tình mấy tháng nay, có không ít người thật sự chưa một lần đi chùa, chưa một ngày ăn chay. Vấn đề Phật giáo trở thành vấn đề quần chúng đông đảo. Nó chứng tỏ không ai không muốn thay đổi chế độ hiện hành – mục đích thay đổi thì khác nhưng nguyện vọng thay đổi thì thống nhất, có lẽ trừ một bộ phận theo đạo Thiên chúa. Ngay với đạo Thiên chúa, cũng bắt đầu ló dạng những bất đồng quan điểm với Tổng thống Diệm chung quanh chính sách Phật giáo của chính phủ. Theo tin của cảnh sát, một ít linh mục đã có mặt tại các chùa và tỏ thiện cảm với những Phật tử bị đàn áp.

Cổng chùa Xá Lợi được thanh niên Phật tử và một số nhà sư trẻ canh phòng cẩn mật. Luân xuất trình danh thiếp. Anh phải đợi hơn 15 phút, một cư sĩ lớn tuổi, có vẻ là một trí thức, đón anh. Thạch, bảo vệ của Luân không được theo Luân.

Luân bước vào một gian phòng rộng, có máy điều hòa nhiệt độ. Ba nhà sư – tất cả còn trẻ - đứng lên niệm Phật hiệu và một trong ba người mời Luân ngồi. Cư sĩ đón Luân cũng ngồi cạnh đấy.
Chỉ cần liếc qua, Luân đã có thể nhận xét đây không phải những người cao cấp nhất của Ủy ban liên phái nói chuyện với Luân.

Một nhà sư mắt nâu, mỏng môi mở lời:

- Chúng tôi hân hạnh được đón đại tá, người của gia đình Tổng thống. Lẽ ra các thầy của chúng tôi hầu chuyện với đại tá nhưng các ngài đang tĩnh tọa. Chúng tôi được các thầy cho phép trao đổi mọi vấn đề với đại tá. Tôi là Thích Đức Nghiệp, trong phái tăng già Bắc Việt. Còn đây là đại đức Thích Từ Đức, thuộc phái tăng già Nam Việt.

Nhà sư được giới thiệu dong dỏng cao, nét chất phác bộc lộ ra ngoài, khẽ cúi đầu niệm: Mô Phật!
Thích Đức Nghiệp chỉ sang người phía bên phải ông: một nhà sư đeo kiếng trắng, gọng vàng.

- Đây là đại đức Thích Nhất Hoa, tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ.

Người được giới thiệu hơi ưỡn ngực.

- Tôi là kiến trúc sư Nguyễn Văn Thi. – Cư sĩ dẫn Luân vào, tự giới thiệu.

- Các vị đã biết tôi, chắc cũng biết luôn tôi là tín đồ đạo Thiên Chúa. Nhưng hôm nay, khi đến đây, tôi không đại diện cho chính phủ và cũng không dính dáng gì đến tín ngưỡng. Tôi là một quân nhân, phàm quân nhân thì không được phép làm chính trị. Tôi chỉ muốn tìm hiểu những gì khiến Ủy ban liên phái và Ủy ban liên bộ không thể gặp nhau: không thể đi đến thỏa thuận mặc dù đã có thông cáo chung. Các vị có thể xem tôi như một người quan tâm đến sự ổn định nội bộ của Việt Nam Cộng hòa và có thiện chí. Tuy không cùng tín ngưỡng với các vị, tôi vẫn rất tôn trọng đạo Phật...

Hai nhà sư ngó nhau – Thích Đức Nghiệp và Thích Nhất Hoa. Có lẽ họ trao đổi cách phải đối phó với Luân mà sự xuất hiện tại chùa Xá Lợi có lẽ là đột ngột.

- Chúng ta nên bắt đầu từ chỗ nào? – Thích Đức Nghiệp nói. – Chẳng lẽ chúng ta lại phải lùi thời gian trở về các sự kiện ở Huế vào tháng 5 hoặc xa hơn? Đại tá, dù cho rằng mình không được quyền làm chính trị nhưng với cương vị quan trọng trong tham mưu biệt bộ của Tổng thống, đồng thời là người cộng sự thân tín của ông cố vấn Ngô Đình Nhu, hẳn đã rõ hết mọi tình hình. Chúng tôi không dám tiếp nhận những lời tốt đẹp của đại tá về tôn giáo chúng tôi. Chúng tôi tạm thời tin vào thiện chí của đại tá. Nhưng đã đến lúc chúng ta phải sòng phẳng với nhau. Chúng tôi không có điều gì phải giấu giếm Tổng thống. Hằng ngày, mật vụ của Tổng thống hẳn đã phúc trình đầy đủ cho văn phòng của Tổng thống. Một cuộc điều tra, dù cho một đại tá thực hiện, vẫn sẽ không thêm được điều gì mới so với các phúc trình ấy!

Thích Đức Nghiệp tiến công Luân ngay, trong khi nói, đôi mắt của ông ta lóe lên những tia hung tợn, mâu thuẫn với chiếc áo nâu mà ông ta mặc và Luân nghĩ rằng, ông ta chưa hề được giáo lý Phật cảm hóa. Luân chợt thấy vui vui: Tay này mà đấu khẩu với Lệ Xuân thì đúng là “kỳ phùng địch thủ”!

- Dẫu sao thì chúng ta cũng cần phải minh bạch. Tôi đến đây không để trinh sát nhà chùa, không để thu thập tài liệu. Đó không phải là công việc của tôi. – Luân vừa nói vừa mỉm cười – Chúng ta có thể bắt đầu từ chỗ nào mà các vị thấy cần bắt đầu. Trong vai vế nhỏ bé của mình, tôi sẽ cố gắng hết sức để tìm được tiếng nói chung giữa chính phủ và các vị cầm đầu đạo Phật.

- Chúng tôi xin lỗi đại tá. Đại đức Thích Đức Nghiệp vốn nổi tiếng là người nóng tính, bộc trực, mong đại tá hỉ xả. Như ý của đại tá, chúng ta sẽ bắt đầu từ chỗ phân tích xem vì sao thông cáo chung không được thi hành.

Thích Nhất Hoa chen vào câu chuyện với thái độ đĩnh đạc.

- Cũng chẳng có gì khó hiểu khi thông cáo chung biến thành mảnh giấy lộn, bởi vì chính phủ chỉ muốn có một thông cáo chung. Phó tổng thống, xét về danh vị, là nhân vật số hai của đất nước nhưng xét về giá trị có thật thì ông Nguyễn Ngọc Thơ chỉ là bù nhìn. Chữ ký mang tên ông cũng giả tạo như chức tước của ông. Không phải đây là lần đầu ông Thơ làm cò mồi. Có điều, thời thế đã khác lúc ông Thơ dụ hàng tướng Lê Quang Vinh. Chúng tôi sẵn sàng ký thông cáo chung nhưng chúng tôi cũng sẵn sàng đối phó với mọi lật lọng. Ngay cả Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng không phải là người giữ quyền lực cao nhất ở đây. Ông Nhu, bà Nhu! Chính hai người đang thao túng quốc gia và căm ghét thông cáo chung. Hai người căm ghét thông cáo chung bởi vì họ nghĩ rằng, những người theo đạo Phật sẽ từ bỏ yêu sách thiêng liêng của mình với vài dòng chữ ru ngủ và khi điều đó không xảy ra, họ điên cuồng tức giận. Thiện chí nghĩa là đôi bên cùng nghĩ đến cách giải quyết êm đẹp những bất đồng này, khác. Chính phủ rất có thiện chí với đạo Thiên Chúa nhưng lại rất ít, thậm chí không hề có thiện chí với đạo Phật. Từ khi có thông cáo chung đến nay, thời gian cũng chưa lâu lắm nhưng tình hình thì phát triển hết sức khẩn trương, đến nổi, nếu quả chính phủ có thiện chí như đại tá nói, cần có một thông cáo chung thứ hai mà nội dung không thể dừng ngang mức thông cáo chung lần trước!

- Nghĩa là thế nào? – Luân hỏi.

Thích Nhất Hoa mỉm cười – tuy chỉ là một nụ cười thật nhẹ mà hàm chứa một cái gì của kẻ bề trên, của người nghĩ rằng mình đang chiến thắng.

- Phật giáo không làm chính trị. Nhưng Phật giáo biết đòi hỏi những người làm chính trị phải có một thái độ như thế nào đối với đạo Phật, một tôn giáo về thực tế là quốc giáo ở Việt Nam. Trước đây, chúng tôi chỉ yêu cầu chính phủ Thiên Chúa giáo của ông Ngô Đình Diệm cư xử phải chăng với tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam. Bây giờ chúng tôi cảm thấy rằng không thể dừng yêu sách ở mức đó. Đã có quá nhiều các bậc tu hành và những tín đồ hy sinh cho đạo pháp. Cách nào đó, chúng tôi phản bội lại những hy sinh cao cả đó.

- Nghĩa là các vị muốn thay đổi chế độ?

- Không! Không có chuyện thay đổi chế độ tự do ở nước Cộng hòa chúng ta. – Thích Nhất Hoa trả lời.

- Các ngài nghĩ gì về chiến tranh?

- Tôi phải nói để đại tá an tâm. – Thích Đức Nghiệp nói – Chẳng những chúng tôi chủ trương phải loại bỏ Cộng sản vô thần ở miền Nam mà còn thực hiện yêu cầu lớn lao hơn, điều mà Tổng thống Ngô Đình Diệm không làm nổi: chúng ta sẽ Bắc tiến!

Câu nói sắt máu của Thích Đức Nghiệp được những người có mặt tiếp nhận, theo quan sát của Luân, bằng nhiều thái độ khác nhau: Thích Nhất Hoa khẽ liếc Thích Đức Nghiệp như một nhắc nhở thận trọng trong lời ăn tiếng nói; Thích Từ Đức và cư sĩ kiến trúc sư Nguyễn Văn Thi khẽ lắc đầu. Với Luân, tuy anh đã dự đoán nhưng vẫn không ngờ nhà sư di cư này lại háo sát đến thế.

- Vậy là chính phủ hiện hữu và các vị gần như là không còn có thể tìm được tiếng nói chung. Tôi diễn đạt như vậy có đúng không?

- Lỗi không phải từ phía Phật giáo. – Thích Nhất Hoa trả lời.

- Tôi muốn lưu ý các vị là chính phủ có trong tay lực lượng quân sự mạnh...

- Và cảnh sát, mật vụ, Thanh niên, Thanh nữ Cộng hòa, Phong trào cách mạng quốc gia, Phụ nữ liên đới, đảng Cần Lao, Tổng liên đoàn lao công... - Thích Nhất Hoa chen vào, giọng mỉa mai – nhưng chính phủ không còn ông Nolting. Mọi thứ sẽ đảo lộn bởi ông Cabot Lodge không phải là ông Nolting.

- Tôi hiểu! – Luân nói, hết sức điềm đạm – Tôi hiểu rất rõ.

Và Luân thở dài. Những người có mặt dứt khoát không thể hiểu tiếng thở dài của Luân.

Vừa lúc đó, một nhà sư lao vào phòng như một ngọn gió mạnh – một nhà sư cũng trẻ.

- Báo động! Kế hoạch “Nước lũ” bắt đầu thực hiện đêm nay!

Trao cho Thích Đức Nghiệp một mảnh giấy, ông ta chợt thấy Nguyễn Thành Luân.

- Ủa! Có đại tá ở đây?

Luân lễ phép chào ông.

Mảnh giấy được trao cho hai đại đức và ông kiến trúc sư.

- Xin giới thiệu với đại tá, đây là đại đức Thích Tâm Giác...

Luân đã nghe tiếng nhà sư này từ lâu. Trong báo cáo mật của Trần Kim Tuyến, nhà sư đã được nhắc đến như một phần tử có tham vọng trở thành đại tá Trưởng phòng tuyên úy của Phật giáo trong quân đội.

- Một tín đồ đạo Phật báo cho chúng tôi đêm nay chính phủ sẽ tiến công các chùa. Không rõ ông đại tá có nắm được kế hoạch đó không và – xin lỗi đại tá – việc đại tá đột ngột đến chùa có liên quan gì đến kế hoạch đó không?

Luân có đọc kế hoạch “Nước lũ” trong bản tin của UPI. Dung không biết về kế hoạch này. Trần Kim Tuyến không hé môi mà Luân thì không tiện hỏi Ngô Đình Nhu.

- Thú thật, tôi chỉ biết cái danh xưng này qua hãng thông tấn ngoại quốc. Còn tôi, như từ đầu đã trình với các vị, tôi đến chùa Xá Lợi với tư cách riêng.

Năm người có mặt trong phòng đều nhìn Luân. Họ hoài nghi. Thích Nhất Hoa cười lạt.

- Tôi không tán thành bạo lực đối với Phật giáo – do đó tôi không tán thành cái gọi là kế hoạch “Nước lũ”. Nếu quả có một kế hoạch như thế, tôi sẵn sàng làm con tin tại đây khi chính phủ tấn công các chùa.

Luân nói, rất thành khẩn.

- Nguồn tin này chính xác một trăm phần trăm! - Thích Tâm Giác nhấn mạnh, ông ta ngồi xuống và chìa tấm giấy cho Luân xem. Nửa tờ polure, viết tay: Các thầy nên sẵn sàng, nội đêm nay chính phủ sẽ tiến công bằng võ lực các chùa.

Không có chữ ký. Nhưng nét chữ thì không xa lạ với Luân: Mai Hữu Xuân.

- Đã trình cho chư tôn hòa thượng chưa? – Nhất Hoa hỏi Tâm Giác.

- Đã và cũng đã báo động cho các vị lãnh đạo các chùa trong đô thành nhưng không báo động kịp các tỉnh.

- Ở chùa có điện thoại không? – Luân hỏi.

- Có. Nhưng để làm gì? – Nhất Hoa hỏi – Đại tá định nói chuyện với ông Nhu?

Luân gật đầu và đi đến chỗ đặt máy. Điện thoại bị cắt đứt.

- Với những triệu chứng như thế này, có khả năng các chùa chiền bị tấn công thật. – Luân bảo, căng thẳng – Tôi muốn liên lạc với Phủ tổng thống. Phiền các vị cho người cầm thư của tôi ra cổng chùa, giao cho người bảo vệ của tôi mang vào Phủ tổng thống.

Tâm Giác, Nhất Hoa, Đức Nghiệp không thích thú với sự can thiệp này. Nhất Hoa bảo:

- Không cần! chính phủ muốn gặt cái quả lớn hơn thì cứ gieo cái nhân tương xứng...

- Nhưng, tiến công có nghĩa là đổ máu, Phật tử khó tránh khỏi ít nhất cũng là thương tích! Không thể được! – Luân gằn giọng.

Trước mặt anh, ba nhà sư rõ ràng coi thường sinh mệnh của tăng ni và Phật tử. Có vẻ họ còn sốt ruột khi kế hoạch “Nước lũ” thực hiện chậm. – Một cơn giận nổi lên khiến Luân mất bình tĩnh:

- Các vị muốn đánh đổ ông Diệm, tôi không ngăn. Nhưng không thể lợi dụng xương máu của quần chúng. Các vị không sẵn sàng mang thư thì tôi sẽ ra cổng giao thư và trở vào đây cùng chịu chung số phận với các vị!

Không cần biết phản ứng của chung quanh, Luân xé một tờ giấy trong sổ tay và hí hoáy viết.

- Tôi sẽ mang thư ra cổng cho đại tá. – Thích Từ Đức nói. Từ khi Luân bắt đầu cuộc trao đổi ý kiến, đây là lần đầu Thích Từ Đức lên tiếng – Tôi nghĩ đại tá cũng có thể ra về...

Luân trao mảnh giấy cho Từ Đức.

- Cám ơn đại đức. Tôi ở đây!

Từ Đức tất tả bước ra khỏi phòng. Gian phòng im ắng một cách nặng nề. Trong đầu Luân, nhiều điều được soi sáng. Người báo tin cho Phật giáo cũng sẽ là người chỉ huy cuộc đàn áp – Mai Hữu Xuân là một con người như thế đó. Kế hoạch “Nước lũ” có thể do chính tay ông ta thảo ra, có tham khảo ý kiến của Fishell, John Hing, thậm chí tham khảo cả ý kiến của Thích Tâm Châu và ba nhà sư đang ngồi trước anh.

Thích Từ Đức trở vào, trả thư cho Luân, giọng buồn bả:

- Chùa bị phong tỏa rồi!

- Ai phong tỏa? – Luân hỏi.

- Tôi ra đến cổng thì gặp một toán an ninh quân đội đuổi tôi trở vào...

- Bên ngoài có cảnh sát hay quân đội không?

- Chưa thấy... Tín đồ ở ngoài đường đông lắm...

Luân cười gằn:

- Mai Hữu Xuân!

Thích Từ Đức và kiến trúc sư Nguyễn Văn Thi không thấy có điều gì khác lạ trong nhận xét của Luân, còn ba người kia thì mặt hơi biến sắc.

- Không phải... - Thích Đức Nghiệp buộc miệng nhưng ông ta ngừng ngang và Luân thấy rõ Tâm Giác ra hiệu bằng cách đạp lén chân ông ta.

“Thằng cha Mai Hữu Xuân ra tay trước, hắn bít cửa chùa để “kế hoạch nước lũ” đánh thật đau vào Phật giáo – nghĩa là đánh thật đau vào Ngô Đình Diệm” – Luân nghĩ như vậy.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 10:24:09 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM