Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 10:15:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 1  (Đọc 4486 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2021, 05:32:09 pm »

Như vậy là trong suốt ngày 25-9-1951, trận đánh kết thúc.

a/ Địch bị chết, bị thương, bị bắt 1.050 tên, do chính tin từ địch phát ra, tình báo ta nắm được và do bà con thị xã Hưng Yên quan sát trực tiếp hàng mấy trăm xe ô-tô địch chở lính chết và thương binh kể lại. Mục tiêu cuộc hành quân do chúng đề ra là bí mật bao vây, cất vó, tiêu diệt bộ đội và du kích ta đã hoàn toàn bị phá sản.


Ta đạt được đầy đủ mục tiêu đề ra là bảo toàn được lực lượng, tiêu hao và tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, bắt 25 tù binh Âu Phi, thu vũ khí, chặn đứng các mũi tấn công của địch, chủ động đánh và chủ động di chuyển theo ý định ta. Nói một cách khác, phần chủ động chiến thuật thuộc về ta.


Tiện đây, cũng xin kế mấy tình tiết khá thú vị:

25 tù binh Âu Phi là người nước Angiêri, thuộc đơn vị 4/7 RTA (tiểu đoàn 4 trung đoàn 7 bộ binh Angiêri) theo chỗ tôi biết, đó là thành tích bắt sống số lượng tù binh Âu Phi lớn nhất trong một trận chống càn trên địa bàn khu Tả ngạn thời đó. Bọn này được giải qua Thái Bình, chuẩn bị đưa về trại tù binh của Liên khu thì gặp cuộc càn "Trái quýt". Trước, tình thế đó, Tỉnh đội chủ trương thực hiện chính sách khoan hồng, thả số tù binh này như ta vẫn đối xử với ngụy binh. Về sau, cán bộ địch vận Tỉnh đội kể lại, sau khi giáo dục, giảng giải cho chúng biết hai dân tộc Việt Nam và Angiêri đều bị thực dân Pháp biến thành dân nô lệ, vì vậy lính Angiêri phải ủng hộ Việt Nam bằng cách khi trở về với quân đội Pháp thì đòi được trả về quê hương, hoặc nếu còn bị ép đi lính thì không bắn giết, đốt phá nhà cửa người Việt Nam v.v..., rồi ta tuyên bố thả chúng về. Bọn chúng được giảng giải như vậy rất cảm động, có người rớt nước mắt, lắp bắp nói lời cảm ơn và quyến luyến không muốn xa ta.


b/ Ta chiến đấu suốt ngày 25-9-1951 cho tới tối. Theo ý định trước, ta chủ động di chuyển về phía sau quân địch, vượt khỏi vòng vây của chúng. Phía Long Cầu, C22 luôn qua xã Minh Hoàng và chuyển sang Thái Bình an toàn. Phía Phan Xá, Tống Xá, chúng tôi tập hợp C20 và C27 sau khi thu dọn chiến trường, cơ động về phía nam, nhưng quân số đông, tốc độ hành quân rất thấp, ỳ ạch chuyển tới thôn Phù Oanh thì trời gần sáng, buộc phải dừng lại, củng cố công sự chuẩn bị đánh địch. Thôn Phù Oanh chỉ cách Phan Xá, Tống Xá không đầy 10km, gân sát bốt tổng dũng của tên tổng Nham ở Hoàng Xá, Hoàng Cát. Tên này phát hiện được ta, vội báo cho bọn địch ở La Tiến, ở đó có trận địa pháo 6 khẩu 105mm. Vị trí La Tiến cách chỗ trú quân của ta là 3km. Bọn địch tưởng ta chuẩn bị tấn công chúng, một mặt điều thêm một tiểu đoàn bộ binh về bảo vệ, mặt khác suốt ngày nã pháo vào thồn Phù Oanh có quân ta trú đóng. Ta chuẩn bị sẵn sàng đánh địch tới càn. Và suốt ngày 26-9 chịu ê ẩm vì đạn pháo xé không khí ở trên đầu, nhưng trận càn không xảy ra, ta cũng không tổ chức tấn công chúng ở La Tiến và nhờ có công sự tốt, nên vẫn giữ được sinh lực an toàn. Tiếp đó, hành quân vê thôn Phi Xá - Giai Lệ (huyện Tiên Lữ) rồi chuyển quân về Thái Bình hội đủ ba đại đội của tỉnh.


c/ Trong 3 ngày, từ 28 đến 30-9, chúng tôi tranh thủ họp mặt cán bộ rút kinh nghiệm. Có thể nói vẻ mặt người nào cũng hân hoan, khí thế phấn khởi, tự hào vì thấy trải qua trận đánh quyết liệt với mật độ phi pháo dày đặc, sức ép quân GM khá nặng nề, thế mà lực lượng cán bộ còn nguyên vẹn, duy hy sinh có một trung đội trưởng là đồng chí Diệp và lại diệt được địch, bắt tù binh, thu vũ khí. Nhưng thu hoạch lớn nhất và kết quả không gì so sánh được, là có hai vấn đề: Một là, anh em đã được thực tế chạm trán với quân GM, tự đánh giá quân GM không có gì ghê gớm lắm, mà còn có thể đánh thắng chúng nếu có cách đánh thích hợp. Nếu quân GM không còn đáng sợ nửa thì tự nhiên đi đến kết luận khá quan trọng nữa là, bộ đội tỉnh có thể hoạt động bất cứ ở đâu trên địa bàn Hưng Yên. Đặc biệt ở địch hậu, ta càng tiến sâu bao nhiêu, địch càng dàn mỏng và suy yếu bấy nhiêu, dân càng dễ nổi dậy và ủng hộ kháng chiến bấy nhiêu. Chúng ta phải sớm trở về Hưng Yên và nêu khẩu hiệu "Muốn lập được nhiều chiến công thì phải Bắc tiến” (Bắc tiến ở đây có nghĩa là phía bắc tỉnh Hưng Yên, lúc đó còn là vùng địch hậu).

Hai là, chúng tôi tóm tắt quy trình hoạt động chống càn của bộ đội tỉnh như sau:

- Cất giấu lực lượng tốt, bao gồm giữ bí mật nơi trú quân và di chuyển luôn không quá ba ngày một lần.

- Công sự vững chắc.

- Cận chiến, xuất kích ngắn khi địch tới càn.

- Giữ trận địa ban ngày và cơ động sang bên sườn hoặc phía sau lưng địch vào ban đêm.

Quy trình này đã giúp chúng tôi hoạt động ở sâu trong địch hậu, vừa đảm bảo tính vững chắc của địa bàn, vừa đảm bảo tính chủ động đối phó với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.


Quân địch trong trận càn "Trái chanh" xem như bị thiệt hại nặng và không đạt được mục tiêu nào. Ngày 30-9-1951, bọn chúng chuyển đội hình sang càn quét khu Tiên - Duyên - Hưng - Thái Bình, mở cuộc hành quân "Trái quýt" (Mandarine). Theo lệnh của Khu, chúng tôi bố trí ở phía huyện Hưng Nhân sát với đê sông Hồng, phối hợp chiến đấu với trung đoàn 42 ở phía huyện Tiên Hưng. Trong suốt 6 ngày bố trí đánh địch, nhưng chỉ có một lần địch chớm vào, phát hiện thấy ta, chúng lùi ra nã pháo bắn vào trận địa ta, nhưng không gây thiệt hại gì.


Sau đó, được lệnh của Khu, vượt ra khỏi vòng vây của địch, chúng tôi lại trở về Hưng Yên, vượt qua sông Luộc, lấy cây chuối làm phao bơi sang sông, sẵn sàng ở tư thế chống càn. Quả nhiên, với bài bản kinh nghiệm chiến đấu vừa rút ra được sau 10 ngày luồn càn trận "Trái quýt", trong vòng từ 18 đến  20-10-1951, 2 đại đội tỉnh ở địa bàn khác nhau đã lập chiến công xuất sắc, chứng minh ta càng đánh càng mạnh.

C27 đứng chân ở thôn Đống Long (huyện Kim Động) bất ngờ mãnh đả và mãnh xung, diệt và bắt gọn 1 trung đội địch (có 2 tên Pháp chỉ huy) và phát triển diệt bốt Thanh Sầm, mở cơ sở ở phía nam Khoái Châu.

C22 đứng chân ở thôn Nhàn La Lương (tên Nôm là thôn Mát, thuộc Ân Thi), tiêu diệt 1 đại đội, bắt sống 30 tên, trong đó có 2 tên chỉ huy người Pháp.


Yếu tố bảo đảm thắng lợi vẫn là cất giấu lực lượng rất kín đáo, bất ngờ nổ súng đánh gần và xuất kích ngắn. Đồng chí Các - trung đội trưởng của C22 kể lại: Địch có một đại đội tiến về đội hình của ta, nhưng chúng cho một tiểu đội vào sát bờ tre thăm dò trước, không phát hiện được ta, nên cả đại đội địch chủ quan tiến vào, bị ta bất thình lình nổ súng xung phong, làm chúng không kịp triển khai chiến đấu, đành phải giơ tay xin hàng. Cách xử trí tình huống khôn ngoan này đúng như tình huống của C20 diễn lại trong trận đánh 25-9 ở Phan Xá, Tông Xá.

Những năm tiếp theo, Hưng Yên còn chịu đựng 2 cuộc hành quân có quân GM cơ động chiến lược nữa, đó là :

- Trận càn Lạc Đà (Dromadaire) hồi tháng 5-1952, sau khi địch thất bại ở Hòa Bình.

- Trận càn Cá Măng (Brochet) hồi tháng 9-1953, trước khi Pháp đổ bộ xuống Điện Biên Phủ.

Cả hai trận càn này diễn ra trên địa bàn đã được ta mở rộng hơn trước nhiều. Phong trào du kích chiến tranh càng mạnh hơn trước. Bộ đội chủ lực và địa phương đã có kinh nghiệm chiến đấu với quân GM, cho nên địch không đạt được mục tiêu tiêu diệt hoặc khu trục lực lượng ta, còn ta thì tiêu hao nhiều địch và bảo toàn được lực lượng, tuy không tạo được trận đánh thắng giòn giã như trận Phan Xá, Tống Xá.


Hưng Yên cũng phá được 2 trận càn vào loại vừa nữa, thiết tưởng cũng cần được lịch sử ghi nhận: Một là, trận phá càn của 1 tiểu đoàn cơ động của Secteur (tương đương với trung đoàn) Gia Lâm, khoảng tháng 8-1952 tại thôn Như Lân, Như Phương (huyện Văn Giang) do đại đội 25 (được xây dựng thay thế C22, bổ sung lên Khu, do đồng chí Trữ - đại đội trưởng, đồng chí Khôn - chính trị viên) thực hiện đã bắt sống 80 tên (do 1 sĩ quan Pháp chỉ huy), toàn bộ biên chế 1 đại đội. Trận thứ hai là trận phá càn chống 2 tiểu đoàn của Zone Hải Dương (tạm dịch là Miền) hồi tháng 12-1952 ở thôn Ninh Vũ (Khoái Châu), do đồng chí Đào Cơ - Tiểu đoàn phó chỉ huy C27 và C29, bẻ gẫy 1 mũi hành quân của địch, diệt 1 đại đội, bắt sống 32 tên ngụy.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2021, 05:41:27 pm gửi bởi quansuvn » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2021, 05:33:39 pm »

Vài lời kết luận

Trong địch hậu, càn quét và chống càn quét là một quy luật. Lực lượng kháng chiến càng lớn mạnh, địa bàn chiến đấu càng mở rộng, thế uy hiếp, chia cắt địch ngày càng phát triển, tất yếu địch phải dùng lực lượng mạnh nhất của chúng, tức là quân GM hành quân nhằm tiêu diệt, khu trục lực lượng vũ trang của ta. Đứng về chiến lược mà nhận xét, đó là thế bị động chiến lược của quân thù. Nhưng về mặt chiến đấu với phương thức tác chiến mới, địch đã gây một số tổn thất cho ta ở một số nơi.


Bài học lịch sử lớn nhất đối với quân dân Hưng Yên hồi đó, là bình tĩnh đứng trước phương thức tác chiến mới của địch, không sợ địch nhưng cũng không khinh địch, phân tích một cách thận trọng hoàn cảnh chủ quan và khách quan, nên đã chuẩn bị đầy đủ tư tưởng dám đánh, dám đương đầu với quân GM một cách khôn ngoan. Bằng nỗ lực chủ quan của mình, biến khẩu hiệu "không sợ quân GM" thành hiện thực. Không những thế, đánh thắng ngay trận đầu, thắng giòn giã tiêu diệt được địch, bắt tù binh, thu vũ khí, đồng thời bảo toàn được lực lượng mình.


Hoạt động ở địch hậu luôn luôn phải ở tư thế chống địch càn quét bất ngờ với binh, hỏa lực mạnh nhất. Chính nhờ qua kinh nghiệm chiến đấu ác liệt, quân dân Hưng Yên đã luôn được bồi dưỡng, hoàn thiện nghệ thuật chiến đấu, nghệ thuật chỉ huy của mình. Sức chiến đấu của quân dân ta thế hiện ở chỗ quân dân nhất trí đánh giặc. Đó không phải là khẩu hiệu suông mà là một thực tế sinh động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân trong địch hậu nói chung, nhân dân ở Hưng Yên nói riêng thật tuyệt vời. Dân quân du kích, đặc biệt nữ du kích Hoàng Ngân đã cùng với bộ đội tham gia chiến đấu, đảm bảo các việc hậu cần như cấp dưỡng, tiếp tế đạn, băng bó, cất giấu thương binh, thu dọn chiến trường. Ngoài rà, chị em Hoàng Ngân đảm bảo công tác quân báo, liên lạc rất thích hợp với hoàn cảnh lúc đó. Đó là yếu tố "nhân hòa" được vận dụng ngay trong chiến đấu.


Địa hình làng mạc với đầm lầy, lũy tre, ao chuôm... thật là lý tưởng cho lực lượng vũ trang ta tổ chức trận địa phòng ngự vững chắc, bảo toàn lực lượng, tiêu hao, tiêu diệt địch. Yếu tố "địa lợi" đã được ta vận dụng triệt để.


Quân dân Hưng Yên đã dày công nghiên cứu phân tích, khắc phục được 2 cái mạnh của địch là hỏa lực phi pháo và quân đông, bằng cách đánh và các thủ đoạn chiến thuật phù hợp, như biết giấu kín lực lượng, bố trí công sự vững chắc, đánh gần, xuất kích ở cự ly thích hợp, cơ động đúng thời cơ, v.v..,


Như vậy là quân dân Hưng Yên không chỉ đánh địch mà còn biết đánh địch một cách thông minh và khôn ngoan. Dám đánh và biết đánh là 2 điều đảm bảo cho ta thắng địch trong các cuộc hành quân của lực lượng cơ động chiến lược của quân Pháp ngay từ trận đầu tiên ngày 25-9-1951 và những trận càn sau trong suốt thời chống Pháp.


Để kết luận, tôi xin trích lời của nhà sử học Pháp tên là Yves Gras trong cuốn "Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương" (Histoire de la guerre de l'Indochine) như sau:

"Cuộc hành quân thứ nhất mang tên "Trái chanh" tiến hành trên một khu vực 100 km2 ở phía tây bắc Ninh Giang. Người ta nghĩ rằng có ở đây một tiểu đoàn chính quy của trung đoàn 42 và 2 tiểu đoàn địa phương. Tướng De Berchoux chỉ huy cuộc hành quân, nắm trong tay 4 binh đoàn cơ động và 2 thủy đội. Đó không phải quá mức, bởi vì cần phải có một số quân hết sức ưu thế so với địch để có thể bao vây và tiêu diệt họ. Chiều ngày 25, binh đoàn cơ động số 1 vẫn không tiến được mục tiêu. Cái lờ đã không đóng lại được, đêm sau, quân Việt thoát được, về phía nam".


Rõ ràng tình báo của Pháp đã sai. Ở đây không có tiểu đoàn chính quy của E42, còn về địa phương chỉ có một tiểu đoàn tỉnh và hai đại đội huyện. Dù sao, ông Yves Gras đã thú nhận cuộc hành quân "Trái chanh" có đến 4 binh đoàn cơ động mà vẫn "không thể bao vây và tiêu diệt họ" và mục tiêu của cuộc hành quân đã không đạt.


Về phía ta, xin ghi lại bài thơ đã hơn 40 năm qua vẫn còn lưu truyền trong ký ức của cán bộ và chiến sĩ năm xưa. Tác giả bài thơ là đồng chí Thân, người thôn Đại Quan, lúc đó là y tá của C20.

   Thơ ca ngợi chiến thắng Phan Xá, Tống Xá (25-9-1951) :
   Báo cáo anh Đông lắm
   Toàn Tâỵ đen, Tây trắng
   Nó vây kín cả làng
   Không kể được hàng trăm
   Phải trên nghìn là ít
   Kìa trông xa, xa tít
   Mà vẫn thấy Tây đen
   Chuyến này hẳn là phen
   Trận giao tranh quyết liệt
   Rồi dân làng đều biết
   Nhớn nhác nói xôn xao
   Chúng tôi chạy đường nào?
   Lúc bấy vừa sóng rõ,
   Thế là quân mũi lõ
   Xồng xộc kéo vào làng
   Chúng tôi bố trí sẵn sàng
   Chờ khi địch tới tung hoành một phen
   Ngông nghênh Tây trắng, Tây đen
   Vừa hai chục thước, trung liên nổ giòn
   Tây chết như ngả rạ
   Chúng rút lui vội vã
   Chúng tôi thét xung phong
   Ra sức đuổi kỳ cùng
   Đến Cát Dương, Hạ Cát
   Cướp được khẩu đại bác
   Ba bốn cỗ trung liên
   Hơn một chục khẩu tuyn
   Cả các-bin, máy nói
   Súng trường thì vô khối
   Tây, bắt mấy chục thằng
   Pa-ti-giăng, mấy chú
   Giao chị em phụ nữ
   Chuyển tải lại phía sau
   Chúng tôi lại bắt đầu
   Ai nấy về công sự
   Thế rối tất cả một ngày
   Na-pan, đại bác, tàu bay nổ rền
   Cửa nhà, cây cối đổ rầm
   Mấy lần giặc tiến, mấy lần giặc lui
   Đồng quê giặc chết tơi bời
   Máu thù và xác còn phơi đầy đồng
   Tống-Phan chiến thắng oai hùng
   Đoàn quân ứng chiến coi chừng từ đây.

   Tác giả: PHẠM THÂN
   (Đồng chí Lưu Trí Yến và Vũ Ngọc Vấn, chiến sĩ cũ C20 sưu tầm)


« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2021, 05:41:13 pm gửi bởi quansuvn » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2021, 09:43:41 am »

IV
DIỆT CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG GM3,
MỞ ĐẦU CHIẾN THUẬT MẬT TẬP


Đó là đầu đề của một mục trong cuốn "Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Hải Hưng" đã diễn tả khá tỉ mỉ trận tập kích vị trí căn cứ hậu phương của GM3, mở đầu cho cả một đợt hoạt động vận dụng hình thức chiến thuật độc đáo khởi sự từ ngày 10-5-1953 cho tới kết thúc chiến tranh năm 1954.


Đó là kết quả của một quá trình sáng tạo của tư duy quân sự và của nghệ thuật tổ chức và chỉ huy chiến đấu, của tinh thần công kích đầy dũng cảm và khôn ngoan của lực lượng vũ trang tỉnh Hưng Yên. Đó là quá trình đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của quân dân Hưng Yên, tạo nên một nét đặc thù của Hưng Yên trong chiến công chói lọi của quân dân toàn khu Tả ngạn và của cả nước đánh thắng kẻ thù xâm lược. Chính vì lẽ đó, tôi xin phép được trình bày dưới đây những suy nghĩ, tìm tòi ra cách đánh rất hiệu quả này trong hoàn cảnh địch hậu thời đó. (Hiệu quả hiểu theo nghĩa là tiêu diệt được địch, bắt tù binh, thu vũ khí, ta thương vong ít) đồng thời cũng xin trình bày cả một chuỗi hoạt động mang tính chất một đợt hoạt động theo thứ tự thời gian cũng như đặc điểm riêng từng trận đánh của chiến thuật tập kích vị trí này trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.


1. Sự tìm tòi sáng tạo

Năm 1952, sau trận càn Lạc Đà và 2 trận càn của Secteur Gia Lâm và Zone (Miền) Hải Dương bị ta đánh bại, bọn địch ở các vị trí đều co lại. Ta có tổ chức được một số trận phục kích trên đường 39, đáng chú ý có trận phục kích của bộ đội tỉnh ở ấp Dâu cách thị xã 3 km, trận phục kích chợ Đìa đi Trương Xá của E42, địch lại càng co lại. Ta cũng có một số trận nội ứng tiêu diệt vị trí ở Thiết Trụ (1-1952) lần thứ nhất, trận nội ứng ở Trương Xá (2-1952), địch càng co lại, ít có thời cơ diệt địch ở ngoài công sự.


Thu Đông 1952, phối hợp với chiến dịch Tây Bắc, trên chiến trường, quân dân ta chỉ có thể bao vây chặt chẽ hơn nữa các vị trí địch, phá hoại đường sá quan trọng như đường 39, thực sự chia cắt địch. Nhìn chung, thế của ta ngày càng làm chủ, càng o ép quân địch và bọn địch thì dựa vào vị trí, công sự, chướng ngại vật cố thủ cầm cự với ta. Từ trạng thái đó, yêu cầu tiêu diệt các vị trí địch vừa để phối hợp với chiến trường trong cả nước, vừa để tranh thủ mở rộng địa bàn là một yêu cầu bức xúc. Có 2 cách diệt đồn địch mà ta đã dùng, nhưng cái mà ta ít có cơ hội để vận dụng, cái thì không phù hợp với khả năng của bộ đội địa phương ở địch hậu thời đó. Đó là:

Cách diệt đồn bằng nội ứng, vận động được nhân mối ngay trong hàng ngũ địch, có cái lợi về chiến thuật là nhân mối giúp ta mở cổng đồn bí mật, để quân ta xung phong ngay trong lòng địch. Đặc biệt, nếu nhân mối đó là người trực tiếp chỉ huy đồn như ở Thiết Trụ do anh Liễu chỉ huy đồn và ở vị trí Trương Xá do anh đội Thuần chỉ huy, cả hai người này đều bắt liên lạc với ta thì việc diệt đồn lại càng dễ. Tuy nhiên, cách này lại bất tiện cho ta, ở chỗ phải dày công gây nhân, bắt mối. Đặc biệt, từ cuối năm 1952, ta đã bao vây chặt các đồn địch, nên việc bắt liên lạc vận động ngụy binh lại càng thêm khó khăn. Thêm nữa, nhân mối thường hay giao động, hay thay đổi ý kiến, nhiều khi làm cho ta phải bỏ dở cuộc tấn công đã định. Do đó, cách đánh bằng nội ứng rất có hiệu quả vẫn rất cần khuyến khích, nhưng cách đánh này không cho ta quyền chủ động lựa chọn vị trí cần tiêu diệt và chọn thời gian tấn công.


Cách diệt đồn thứ 2 bằng chiến thuật công kiên, như bộ đội chủ lực ta đã nhiều lần sử dụng. Cách này thường chia ra giai đoạn chiến đấu mở cửa (thuật ngữ thường dùng lúc đó là "đột phá khẩu") và giai đoạn chiến đấu trong trận nội (chiến đấu tung thâm). Cách đánh này thường phải đối phó với quân địch đã triển khai chiến đấu dựa vào công sự đã chuẩn bị sẵn, cho nên ta phải có nhiều hỏa lực yểm trợ và tỷ lệ thương vong của ta thường lớn hơn nhiều so với quân địch đồn trú. Do đó, cách đánh công kiên rõ ràng khòng phù hợp với bộ đội địa phương ở địch hậu không được trang bị hỏa lực đầy đủ và yêu cầu phải giữ gìn lực lượng chiến đấu dẻo dai với địch.


Qua nghiên cứu, suy nghĩ, so sánh, phân tích 2 cách đánh trong mấy tháng đầu năm 1953, chúng tôi đi đến kết luận là phải học cách đánh bằng nội ứng, tìm ra biện pháp mở cửa bí mật do ta chủ động lấy, không nhờ tới nhân mối làm nữa và phải học cách tổ chức chiến đấu tỉ mỉ, cẩn trọng như bộ đội chủ lực đã làm.


Trong lúc vắt óc tìm ra được cách thay nhân mối, chủ động việc mở cửa vị trí, chính hành động của người ăn trộm đã gợi ý giúp giải đáp bài toán khá gay cấn. Số là, năm 1947, tôi còn làm chủ tịch kháng chiến huyện Yên Mỹ, có một anh ăn trộm thường mò vào vị trí địch ở Lực Điền để làm ăn, nhưng anh này lại có lòng yêu nước nên cứ vài ngày anh lại mang ra cho kháng chiến vài chục viên đạn súng trường, mà lúc đó bộ đội đang thiếu tựa như khát mong có nước uống vậy. Nghiên cứu tại sao người ăn trộm lại có thể vào được vị trí mà địch không biết, thì thấy đã là ăn trộm thì phải nắm được quy luật thức, ngủ, canh phòng của chủ nhà và động tác đột nhập phải nhanh nhẹn, biết cất giấu mình khi có động tĩnh và nhẹ nhàng không để phát ra tiếng động, nếu chủ nhà có chó sủa thì phải đánh bả chó...


Từ đó Tỉnh đội Hưng Yên tổ chức một trung đội chuyên trách trinh sát vị trí, động tác mô phỏng theo như động tác người ăn trộm.

Trung đội trinh sát này mệnh danh là trung đội Tiên Phong, trực thuộc Tỉnh đội, biên chế 20 người, do đồng chí Tựa làm trung đội trưởng, có nhiệm vụ trinh sát ngoại vi vị trí địch, bao gồm các hàng rào dây thép gai, các loại mìn, quy luật hoạt động cùa địch và cùng với bộ đội đảm bảo việc phá gỡ bí mật các loại chướng ngại vật trên đường hành tiến của bộ đội. Tóm lại, trung đội này cùng với bộ đội đảm bảo việc mở cửa bí mật. Trung đội này được tổ chức từ tháng 2-1953, đã được huấn luyện chu đáo trước khi làm nhiệm vụ. Nội dung huấn luyện gồm cách bí mật vượt qua các loại dây thép gai, cách phát hiện và vô hiệu hóa các loại mìn (mìn chống bộ binh, mìn chiếu sáng, mìn chống tăng...), cách xử trí khi gặp địch chiếu sáng hoặc đi tuần, cách ngụy trang và xóa vết tích, khôi phục lại hiện trường từ ngọn cỏ tới các dấu vết khác trong khi bộ đội chưa có kế hoạch tiến đánh để che mắt địch, không để chúng nghi ngờ...


Căn cứ vào ý định của tỉnh đội trưởng, phân chia các vị trí cần trinh sát, trung đội tổ chức thành những tổ từ 4 - 6 đồng chí, mỗi vị trí tùy theo chia thành 2 hoặc 3 mũi, mỗi mũi 2 đồng chí, mũi trinh sát này đồng thời sẽ là mũi tiến quân của bộ đội sau này. Như vậy, trung đội có thể đồng thời trinh sát từ 4 tới 5 vị trí địch. Thứ tự động tác trinh sát như sau: Lợi dụng đêm tối trời, tổ trinh sát vào sát vị trí nghe ngóng, nắm quy luật địch đi tuần tra, bật đèn chiếu sáng hoặc nổ súng bắn vu vơ, rồi tiến vào hàng rào rất nhẹ nhàng, lọt qua dựng đứng từng ngọn cỏ, sờ tay phát hiện từng quả mìn, lấy ghim băng gài lại, soài người tiến từng bước, vừa tiến vừa nghe ngóng, có đêm chỉ tiến được vài thước rồi lại quay về, đợi tối hôm sau làm tiếp cho tới khi sờ vào tới ụ súng của địch mới coi là đạt yêu cầu. Chính vì yêu cầu phải sờ tới ụ súng địch như vậy, về sau thường gắn cho cái tên chiến thuật "Sờ" để gọi cách đánh bí mật tập kích của ta.


Tổ trinh sát với lực lượng rất nhỏ, không đông người, không ồn ào, vừa đảm bảo được bí mật, vừa không cho địch phán đoán được ý định tác chiến của ta, giả định nếu chẳng may trinh sát của ta bị sa vào lưới giặc hoặc anh em bị địch giết hại.


Thực tế ta đã tập kích tiêu diệt hơn 10 vị trí, cũng gặp một số tình huống trinh sát phải xử trí. Tổ trinh sát vào vị trí Lực Điền, một đồng chí bị bắn chết, ta bỏ công việc này, chuyển sang địa bàn khác, nhưng địch cũng chỉ cho đó là du kích đến quấy rối bị chết mà thôi. Tháng 12-1953, ta trinh sát vị trí Dị Sử xong xuôi, đưa cán bộ vào trinh sát thực địa lần cuối, vào sát hố xí của địch, chẳng may gặp một tên địch mở cổng đi vệ sinh, đồng chí cán bộ sợ quá bỏ chạy, ta phải tạm hoãn kế hoạch tác chiến. Tiếp tục theo dõi phản ứng của địch, thấy địch cho là du kích nên chỉ rào giậu qua loa, không nghi ngờ gì lớn, cho nên vài hôm sau, 15-12-1953, ta lại tiến đánh vị trí Dị Sử thắng lợi hoàn toàn.


Tháng 1 năm 1954, cũng như ở Dị Sử, đồng chí Ca - trung đội trưởng vào vị trí Kênh Cầu trinh sát thực địa lần cuối, chẳng may bị tử thương tại hàng rào. Ta thu dọn tử thi chu đáo, nhưng địch vẫn chủ quan để hai hôm sau ta vẫn tiêu diệt vị trí này.


Sở dĩ bộ đội Hưng Yên lập được nhiêu chiến công, tiêu diệt nhiều vị trí cỡ tiểu đoàn địch, chính là nhờ biết tổ chức trinh sát vị trí, coi đó là yếu tố đầu tiên và trước hết quyết định cho tháng lợi. Công tác trinh sát đã giúp cho chỉ huy nắm được tỉ mỉ quy luật hoạt động, những chỗ sơ hở của địch, nắm được chính xác mọi chướng ngại vật, đặc điểm địa hình ở ngoại vi vị trí địch. Tóm lại, chính những người lính trinh sát bằng sự gan dạ, khôn ngoan và tài năng của mình đã là những người có công đầu tiên trong việc tiêu diệt vị trí bằng chiến thuật mật tập, đã thực hiện phần lớn công việc mở cửa bí mật, giảm bao thương vong, tạo cho bộ đội bất ngờ xung phong trong lòng địch, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.


Kế tiếp công tác trinh sát, chúng tôi cũng học tập ở bộ đội chủ lực cách tổ chức chiến đấu một cách tỉ mỉ, cẩn trọng đối phó với quân địch ở trong vị trí đã sẵn có chướng ngại vật, có công sự vững chắc, có kế hoạch phòng thủ từ trước. Tổ chức chiến đấu tập kích thắng lợi đầu tiên ở Bần đã trở thành hình mẫu cho các trận sau.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2021, 09:47:25 am »

2. Đêm 10-5-1951, diệt căn cứ hậu phương GM3, mở màn cho các trận tập kích tiếp theo

Vị trí căn cứ hậu phương của GM3 (tiếng Pháp gọi là Base arrière) đóng ở xóm Lẻ, thôn Bần Yên Phú, cách thị trấn Bần Yên Nhân có đường 5 đi qua khoảng 800 m. Tại thị trấn, có một vị trí của quân Liên hiệp Pháp khoảng một đại đội và một vị trí quận lỵ Yên Mỹ có gần một đại đội bảo an trấn giữ.


Vị trí căn cứ hậu phương có một đại đội bộ binh phòng thủ, cùng với đội quân hậu cần như quân nhu, tài vụ, coi kho... tổng cộng khoảng 300 tên, vị trí có 3 hàng dãy thép gai, xen giữa có gài các loại mìn, các ụ súng xây bằng gạch hoặc đắp đất bố trí khắp xung quanh, vị trí lại ở sâu trong địch hậu nên địch rất chủ quan. Đầu tháng 4, tổ trinh sát gồm 4 đồng chí sau khi nhận nhiệm vụ thì qua một tuần đã về báo cáo kết quả đã vào được hai mũi, qua hết 3 hàng rào và phát hiện được các bãi mìn. Được báo cáo, Tỉnh đội nghiên cứu và xác định có thể đánh được, phác họa phân chia nhiệm vụ cho các đại đội; liền đó tổ chức đi trinh sát thực địa, thành phần gồm Võ An Đông - tỉnh đội trưởng, Đào Cơ - tiểu đoàn phó, Vũ Thành (lúc đó tên là Chiến) - chính trị viên tiểu đoàn, Mai Dương - tác huấn tiểu đoàn, ba đại đội trưởng 25, 27, 29 và mỗi mũi có trung đội trưởng đầu cầu. (Từ năm 1952, C25 và C29 mới được xây dựng thay thế C20 và C22 bổ sung lên Khu). Đi thực địa trở về, tỉnh đội trưởng và các cán bộ giở phác đồ ra để bàn bạc, đề ra câu hỏi: "Trước đây, ta chỉ tiêu diệt bằng nội ứng, một số vị trí cỡ trung đội, nhưng nay đã đánh vị trí cỡ tiểu đoàn lại bằng phương pháp tự ta mở cửa lấy, như vậy có khả năng tiêu diệt không? Đây là chuẩn bị cho chủ trương tác chiến cho nên chúng ta cứ bàn, bàn vào cũng được, bàn ra cũng được, chỉ khi nào có chủ trương dứt khoát rồi thì lúc đó chúng ta chỉ được phép bàn vào, chứ không bàn ra". Hội nghị đã thảo luận, phân tích mổ xẻ chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta, kết quả anh em hoàn toàn nhất trí, không một ý nào khác, thống nhất chủ trương đánh tập kích tiêu diệt vị trí này tuy quy mô lớn hơn, tin tưởng sẽ giành được thế bất ngờ, diệt địch trong khi chúng chưa kịp triển khai chiến đấu.


Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2021, 09:48:06 am »

Sau đó, tập hợp cán bộ từ tiểu đội trở lên phân chia nhiệm vụ và hợp đồng chiến đấu ngay trên sa bàn. Nhiệm vụ giao tới đâu, mũi tên chỉ tới đó, với khẩu hiệu đề ra là chủ trương tác chiến đã định rồi, bây giờ anh em tự thảo luận nhưng chỉ được bàn vào, chứ không được bàn ra, có nghĩa là được tha hồ nêu khó khăn, nhưng phải tìm cách khắc phục chứ không được bàn lùi nữa. Sau đó từng trung đội dẫn chiến sĩ của mình lên phổ biến động tác chiến đấu cho từng người, có sự giám sát bổ sung của đại đội. Kế hoạch tác chiến như sau:

Đại đội 27 và đại đội 29 đảm nhận diệt vị trí địch, đại đội 25 vào làm chủ thị trấn Bần Yên Nhân, kéo hỏa lực của địch ở thị trấn về phía mình, hỗ trợ cho bạn đánh địch ở Bần Yên Phú.

Bí mật cắt 2 hàng rào ngoài cùng, tháo gỡ mìn, rải bẹ chuối hai bên tạo đường tiến an toàn cho bộ đội phía sau, dùng bộc phá phá hàng rào thứ 3 trong cùng; rồi khi bộc phá nổ, tập trung 4 khẩu cối 60 bắn hai loạt hỗ trợ cho bộ đội xung phong.


Huy động 500 dân quân bố trí cách trận địa 1 km, sẵn sàng làm nhiệm vụ thu dọn chiến trường, mang vác thương binh, thu dọn chiến lợi phẩm...


Trong tổ chức chiến đấu, chúng tôi phải tổ chức huấn luyện đánh địch cố thủ các ụ súng và căn nhà, làm sao vừa đảm bảo diệt được địch, vừa đảm bảo an toàn cho ta, từ đó tổ chức tổ 3 ngưôi, chiến sĩ đầu tiên được trang bị một số thủ pháo, ném vào nhà uy hiếp địch bằng tiếng nổ; tiếp đó chiến sĩ thứ 2 dùng tiểu liên nã một loạt đạn để chiến sĩ thư 3 dùng súng trường có lưỡi lê áp sát lá cà bắt tù binh địch. Tổ này không được mang lựu đạn, vì những mảnh lựu đạn bắn ra có thể gây thương vong ngay cả cho tổ 3 người lúc đó đã ở sát địch. Về sau, bắt được một tù binh ở bốt Phương Trù, nó khai rằng đang ngủ, mở mắt thì thấy như có hoa cải rập rình ở mắt rồi ngất đi, bộ đội ta bắt thì mới biết.


Tổ chức trận tập kích đầu tiên lại đánh địch cỡ tiểu đoàn, chúng tôi rất lo lắng phải tự nghĩ ra những khó khăn có thể nảy sinh và tìm cách khắc phục.

Cái kéo cắt dây thép gai hồi đó không có trong tay, phải giao cho tổ quân giới tự rèn lấy. Nó không phải là kéo cộng lực, mà chỉ là kéo đơn giản, tổ chức cắt thế nào để không phát ra tiếng động, phải tổ chức 2 người, một người cầm 2 đầu dây, một người mắm môi vất vả cắt từng sợi rồi nhẹ nhàng vén 2 đâu dây vừa bị cắt xong để ra 2 bên. Cũng may, tuy rất chậm và không sắc nhưng kéo cắt cũng đạt yêu cầu. Chính sau trận đánh này, tôi vào kho thấy một số kéo của địch, thật quý hóa vô cùng, tôi trực tiếp mang một cái, giao thêm một cái nữa cho đồng chí liên lạc đi theo, nói rằng cái này quý hơn khẩu đại liên. Về sau, với các mẫu kéo chiến lợi phẩm đó, tổ quân giới sản xuất hàng loạt phục vụ các trận đánh.


Đánh trong trận nội địch một cách bất ngờ, đồng loạt nổ ra một lúc trong lòng địch, cách đánh như vậy về sau anh em gọi là chiến thuật "nở hoa trong bụng địch".

Triển khai chiến đấu, tiếp cận với đội hình hàng trăm người, chúng tôi rất lo sơ ý bị lộ, nên phải bắt mọi người bôi nhọ từ mặt tới chân như tây đen, áo ngụy trang phải chọn lá êm nhẹ, ai nấy đều ngậm gừng để chống ho, ai thường mắc chứng ho phải ở lại không được đi chiến đấu, quần áo trang bị theo người phải gọn, và đội quân phải chạy tại chỗ xem có phát ra tiếng động không. Chưa đủ, chúng tôi còn tổ chức diễn tập như thật, triển khai đội hình đầy đủ, có hàng rào dây thép gai gài bộc phá ống. Địa điểm diễn tập ở vườn chuối thôn Đông Tảo cách mục tiêu địch đánh khoảng 10 km. Tổ cắt dây thép gai đi trước bí mật cắt dây thép gai, rải bẹ chuối, làm dấu hiệu đường tiến. Để giữ bí mật, đội hình chiến đấu còn bố trí cách 100m, đợi khi tổ cắt dây hoàn thành việc mở cửa, đội hình chiến đấu lúc đó mới bắt đầu tiếp cận địch và xung phong.


Kết quả diễn tập đã đạt yêu cầu, các đơn vị thứ tự dàn đội hình đúng kế hoạch và giữ bí mật. Tổ cắt dây thép gai đúng thời gian. Bộ đội xung phong đúng theo đường mở cửa.

Nhờ công tác tổ chức chiến đấu tỉ mỉ, kỹ lưỡng, lường hết các khó khăn để khắc phục, cho nên đêm 10-5-1953, bộ đội hành quân tiếp cận. Từ khi nổ súng tới khi kết thúc diễn ra trong khoảng 30 phút, ta hoàn toàn áp đảo làm chủ chiến trường, quân địch hoàn toàn bị bất ngờ, không kịp triển khai chiến đấu. Hơn 100 tên địch bị bắt. Ta thu được 300 khẩu súng gồm đủ loại Bazoka, cối 81, 60, trung - đại liên, tiểu liên, súng trường. Thời bấy giờ thu được một lượng súng chiến lợi phẩm nhiều như vậy là chưa hề có, nhưng cái đáng quý hơn cả trong số chiến lợi phẩm là 3 thứ bộ đội Hưng Yên chưa có, lại rất cần cho phục vụ chiến đấu mật tập vị trí địch sau này, đó là :

1. Kéo cắt dây thép gai.

2. Thủ pháo đúc thành bánh có loại 1 lạng, có loại 5 lạng, bọc bằng giấy nến cát-tông, có lỗ sẵn để nhét kíp nổ. Loại này có uy lực hơn loại thủ pháo của ta bằng vải ép không chắc. Ta thu được hàng chục tạ thủ pháo, loại này dùng cho tới khi kết thúc chiến tranh.

3. Gần chục cái máy điện thoại và hơn 10 km dây máy điện thoại có thể dùng để nói thầm được, nói không thành tiếng, rất lợi cho việc chỉ huy hiệp đồng các mũi khi tiếp cận địch. Trận đánh đầu tiên ở Bần vẫn chỉ hợp đồng theo tiếng nổ của bộc phá. Còn về sau, các trận đánh lớn như Vân Trì, Dị Sử có nhiều mũi ở tương đối xa nhau đã được thống nhất chỉ huy hợp đồng chiến đấu nhờ có phương tiện này.


Trận tập kích tiêu diệt vị trí căn cứ hậu phương của GM3 ở Bần Yên Phú đêm 10-5-1953 không chỉ có ý nghĩa lớn về việc quân ta đánh sâu trong vùng tạm chiếm, đánh thẳng vào quân cơ động của Pháp trên sát đường chiến lược số 5, mà còn tiêu diệt hoàn toàn vị trí địch, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí và chiến lợi phẩm các loại. Về phía ta thì tổn thất thương vong rất ít. Đối với bộ đội Hưng Yên có ý nghĩa đặc biệt nữa là trận này đánh dấu một bước trưởng thành về chất lượng của bộ đội trong việc sáng tạo ra một hình thức chiến thuật tiêu diệt vị trí phù hợp với hoàn cảnh địch hậu, đáp ứng được yêu cầu tác chiến là tiêu diệt được địch mà vẫn bảo toàn, bồi dưỡng lực lượng ta. Trận này là trận đánh thắng đầu tiên mở màn cho một loạt các trận tiếp theo, đồng thời nó cũng xây dựng một mô hình chuẩn bị tổ chức và thực hành chiến đấu cho một hình thức chiến thuật mật tập vị trí địch (hiểu theo nghĩa tập kích bí mật) hoặc nôm na gọi là chiến thuật "sờ địch" hoặc "nở hoa trong lòng địch".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2021, 09:50:37 am »

Từ năm 1951 - 1953, có 3 ngày lịch sử đánh dấu từng bước phát triển của phong trào kháng chiến Hưng Yên. Đó là ngày 31-3-1951 phong trào kháng chiến Hưng Yên phá tan hệ thống tháp canh, hương đồn của địch. Ngày 25-9-1951 quân dân Hưng Yên đã đánh thắng quân cơ động GM của địch. Ngày 10-5-1953 quân dân Hưng Yên mở màn các trận tập kích vị trí tiếp theo.

Dưới đây, chúng tôi xin ghi lại thứ tự theo thời gian các trận mật tập dựa theo mô hình, kinh nghiệm của trận Bần trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.


Trận thứ hai là trận tiêu diệt vị trí bảo an quận hành chính Khoái Châu, đóng tại thôn Đào Viên trên đường 39, diễn ra đêm 19 rạng ngày 20 tháng 6 năm 1953, do đại đội 25 đảm nhiệm. Đại đội trưởng là đồng chí Phạm Du, tỉnh đội trưởng Võ An Đông đi sát chỉ huy. Đặc điểm trận đánh này là sau khi rút kinh nghiệm trận Bần, đại đội tự mình tổ chức một tổ trinh sát mà tổ trưởng là đồng chí Hoàng Hải sau này là một gương sáng chiến đấu các trận tiếp theo. Trận này ta bí mật cắt hàng rào thép gai không dùng bộc phá, nên tiến sát vào lô cốt, nhà nghỉ của bọn bảo an và nổ súng, bắt gọn địch, ta không bị thương vong.


Trận thứ ba là trận Phương Trù, diễn ra ngày 10-7-1953, do đồng chí Đào Cơ - tiểu đoàn phó chỉ huy đại đội 27 và một trung đội bộ đội Khoái Châu. Trận này cũng vậy, địch hoàn toàn bị tiêu diệt bất ngờ và bắt gọn. Đặc điểm trận này là ta bắt đầu sử dụng máy điện thoại để chỉ huy, lần đầu tiên bộ đội Khoái Châu do đồng chí Chức - huyện đội phó chỉ huy phối hợp và chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Về vũ khí, ngoài súng trung - tiểu liên, súng trường, ta thu được khẩu DKZ57.


Trận thứ tư là trận tiêu diệt vị trí Vân Trì đêm 15 rạng 16-8-1953. Đồn này do một tiểu đoàn gồm hai đại đội bộ binh, một đại đội xe tăng và cơ giới, một đại đội pháo 105, bốn khẩu, trấn giữ ở sát đường 39. Về ta, tham chiến có 3 đại đội tỉnh (đại đội 25, 27 và 29) có đại đội huyện Khoái Châu phối hợp do tỉnh đội trưởng Võ An Dông chỉ huy. Kết quả, diệt 75 tên, bắt sống 70 tên Âu Phi, phá hủy 14 xe tăng và cơ giới, phá hỏng 4 khẩu pháo 105 mm. Rất. tiếc là mũi phía đông của đại đội 25 vào chậm nên ta không làm chủ hoàn toàn chiến trường, nhưng địch sau đó buộc phải rút về vị trí Lực Điền. Bộ Tổng tư lệnh đã tặng thưởng Huân chương Quân còng hạng ba cho đơn vị dự trận này.


Trận thứ năm là trận tập kích vị trí cống Ao Sầu ở huyện Văn Giang, trên đê sông Hông, ngày 14-10-1053, do đồng chí Phạm Du chỉ huy đại đội 25 thực hiện. Trận này không thắng lợi hoàn toàn, nhưng địch buộc phải rút đi nơi khác.


Trận thứ sáu là trận tập kích tiêu diệt hoàn toàn vị trí ngụy Thiết Trụ ở trên đê sông Hồng lần thứ 2, đêm 8 rạng 9-11-1953. Lực lượng tham gia có đại đội 27 và đại đội huyện Khoái Châu. Chỉ huy trận đánh là tỉnh đội trưởng Võ An Đông, diệt và bắt 50 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Đặc điểm trận đánh, sau khi diệt xong vị trí, hôm sau ta để lại một bộ phận án ngữ, đánh địch, thu dọn chiến trường và bố trí trận phục kích trên sông bằng ĐKZ và đại liên bắn trọng thương một ca-nô địch.


Trận thứ bảy tiêu diệt vị trí Vĩnh An (Văn Giang) do đại đội 25, người chỉ huy Mai Dương - tiểu đoàn phó đảm nhiệm. Trận đánh diễn ra chỉ 3 ngày sau trận Thiết Tra vào đêm 11-11-1953, diệt và bắt 90 tên bảo an, hương dũng.


Trận thứ tám tiêu diệt hoàn toàn cụm vị trí Dị Sử đêm 15 rạng 16-12-1953. Cụm này gồm 2 vị trí liên nhau, một căn cứ hậu phương của GM3 gồm một tiểu đoàn thiếu, một vị trí quận lỵ hành chính Mỹ Hào gồm 1 đại đội bảo an năm trên đường số 5.

Ta có một tiểu đoàn (đại đội 25, 27, 29) do tỉnh đội trường Võ An Đông chỉ huy.

Khác với các trận trước, khi ta trinh sát thực địa, các bộ phận vào liên trong hàng vào, phát hiệu thấy một tên địch đi ra hố xí, tưởng lộ, đồng chí cán bộ nhảy qua hàng rào bỏ chạy nên phải tạm ngừng kế hoạch. Sau đó vài ngày, trinh sát thấy địch chỉ củng cố qua loa, ta nhận định chưa hoàn toàn bị lộ, lại nữa do ý của Khu cần đánh mạnh để phối hợp với bộ đội bên tỉnh Thái Bình chống càn, nên ta vẫn quyết định đánh, mặc dù thời gian này là thượng tuần tháng âm lịch, trời sáng trăng.

Diễn biến của trận đánh phức tap hơn. Ngày hôm ta đánh, địch mới rào thêm một hàng rào dây thép gai. Đồng chí Bế - đại đội trưởng C27 đã dũng cảm chỉ huy bộ đội vượt rào xông vào trận địa. Nhưng một số tên địch phát, hiện ra đã rút lên tháp chùa cũ để ném lựu đạn, bắn súng chống cự (tháp chùa này giống như hình lô cốt, địch lợi dụng trổ một số lỗ châu mai quanh tường, tháp này hiện nay vẫn còn, thiết, tưởng nên giữ lại kỷ vật này). Đồng chí Vũ Văn Thới lúc đó mới là tổ trưởng 3 người đã dẫn tổ vào tháp địch, từ dưới đánh lên và tiêu diệt hoàn toàn số tên địch cố thủ nên đã tạo cho quân ta làm chủ chiến trường, bắt tù binh, thu vũ khí. Kết quả, ta bắt hơn 300 tên địch (trong đó có bắt tên Minh là quận trưởng hành chính Mỹ Hào, thu 500 súng rác loại. Ta hy sinh 10 đồng chí (có đồng chí Quý là đại đội trưởng C29), hơn 10 đồng chí bị thương nặng và vừa.


Sau trận Bần, trận Dị Sử là trận thư hai tiêu diệt căn cứ hậu phương GM3 ở hai nơi khác nhau. Đây là trận chiến thắng oanh liệt trong điều kiện địch đã ít nhiều có đề phòng, lợi dụng lô cốt cố thủ, thời tiết sáng trăng không thuận lợi cho chiến thuật mật tập, đánh tiêu diệt một cụm gồm hai vị trí tính chất khác nhau. Đây là trận đánh thu được nhiều các loại vũ khí nhất, gần 500 khẩu, bắt được gần 300 tên tù binh. Về ta, so với các trận đánh trước có thương vong nhiều hơn, nhưng hy sinh cũng chỉ có 10. Như vậy là ít so với thiệt hại của địch gần 300 tên.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2021, 09:51:35 am »

Trận thứ chín, ngày 18-1-1954, đại đội 25 tập kích tiêu diệt vị trí Kênh Cầu (huyện Yên Mỹ) diệt một đại đội, người chỉ huy là đồng chí Nguyễn Văn Chiện - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 58 của tỉnh và đồng chí Lê Đức Thịnh - chính trị viên Tỉnh đội (đồng chí Thịnh sau này là Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng và sau là Bộ trưởng Bộ Nội thương).

Trong khi đi trinh sát thực địa, đồng chí Nguyễn Văn Ca, trung đội trưởng bị trúng mìn hy sinh ở sát hàng rào, nhưng bọn địch vẫn không phát hiện được ý đồ tác chiến của ta, vài ngày sau ta vẫn tổ chức tiến công tiêu diệt.


Trận thứ mười, tập kích ở Dốc Lã (Kim Động) do đại đội 29 tiến hành dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Văn Chiện, tiểu đoàn trưởng D58. Trận này tiêu diệt được một ụ súng, thu 3 súng. Đội hình bị lộ, địch chống cự ác liệt. Do chỉ huy do dự, động tác chiến thuật không dứt khoát nên ta không xung phong được, vào trận nội của địch, hị hy sinh và bị thương 20 đồng chí. Đây là một trận thất bại không diệt được địch, ta thương vong nhiều.


Trận thứ mười một, tiêu diệt vị trí Đình Dù (huyện Văn Lâm) của D58 tỉnh, đêm 11-3-1054. Đặc điểm trận này là đánh hợp đồng phối hợp với E42, tiêu diệt vị trí Nghĩa Lộ (Lạc Đạo, Văn Lâm) với E50 phục kích trên đường số 5 khu vực chợ Đường Cải, với D54 của tỉnh tiêu diệt, vị trí hương dũng Hoàng Nha, Thanh Đặng cùng với bộ đội và dân quân du kích các huyện dọc đường 5 và đường sắt Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ và các huyện thuộc tỉnh Hải Dường đồng loạt phá hoại đường sắt và đường số 5 do Bộ tư lệnh khu Tả ngạn chỉ huy. Trận Đình Dù là một bộ phận của các hoạt động tổng hợp trên, có tính chất một chiến dịch nhằm đánh phủ đầu phối hợp chặt chẽ với chiến dịch Điên Biên Phủ sẽ mở màn sau đó 2 ngày, tức là ngày 13-3-1954.

Về chiến thuật, trận đánh dù không được sự chuẩn bị từ trước, chỉ được có 5 ngày trinh sát vị trí, tổ chức chiến đấu khẩn trường, thực hiện chiến tranh nhanh gọn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Người chỉ huy là đồng chí Lê Đức Thịnh, chính trị viên Tỉnh đội và Nguyễn Văn Chiện - tiểu đoàn trưởng D58.


Trận thứ mười hai, tiêu diệt vị trí Nghi Xuyên (huyện Khoái Châu) do D54 thực hiện đêm 26-3-1954, do đồng chí Võ An Đông - Tỉnh đội trưởng và đồng chí Vũ Thành (tức Chiền) tiểu đoàn trưởng D54 chỉ huy. Trận đánh diễn ra nhanh gọn, diệt một đại đội, bắt 25 lính Âu Phi làm tù binh. Đây là trận tập kích thắng lợi đầu tiên của tiểu đoàn 54 mới được thành lập 3 tháng, hồi đầu năm 1954.


Trận thứ mười ba, đêm ngày 14-4-1954, đại đội 29 tiêu diệt vị trí Chùa Đàm (huyện Văn Giang) tập kích tiêu diệt một đại đội ngụy binh, thu toàn bộ vũ khí.


Trận thứ mười bốn, đêm 30-4-1954, D54 do đồng chí Vũ Thành chỉ huy, tập kích tiêu diệt gọn vị trí Cửa Gàn cách thị xã Hưng Yên 1km, diệt và bắt gọn hai trung đội ngụy binh.

Sau những trận mật tập trên, D58 có nhiệm vụ quần lộn với GM3 quay về bảo vệ đường sắt, phát triển hình thức tập kích địch trú quân dã ngoại, có những trận thắng lợi như trận Quản Ròn, Hành Lạc, Tuân Lương... D54 đang tung trinh sát chuẩn bị đánh vào thị xã Hưng Yên thì ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, sau đó ký kết hiệp định Giơnevơ. Chiến trường Hưng Yên cũng chuyển sang trạng thái khác.


Như vậy là từ 10-5-1953 tới 30-4-1954, trải qua 12 tháng, quân dân Hưng Yên đã tiêu diệt 14 vị trí địch bằng hình thức mật tập, bình quân mỗi tháng đánh hơn một trận, gồm 3 vị trí cỡ tiểu đoàn, còn lại ở trên dưới một đại đội. Trong 14 trận, chỉ có 1 trận Dốc Lã được coi là thất bại, còn lại ta đều tiêu diệt gọn, thu vũ khí, bắt tù binh. Về phía ta, tỷ lệ thương vong hết sức thấp, càng đánh càng mạnh, không chỉ được bồi dưỡng về kinh nghiệm chiến đấu mà còn ngày càng thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, mở rộng địa bàn ta. Không những thế, mỗi vị trí là một cái kho chứa vũ khí, quân trang, quân cụ, chính nơi đó đã cung cấp cho bộ đội va du kích hàng chục ngàn khẩu súng các loại, hàng trăm tấn đạn dược, đỡ phải cất công lên Việt Bắc lĩnh về.


Về bộ đội tỉnh thì đại đội nào cũng lập chiến công, thuần thục hình thức chiến thuật này, đáng kể có bộ đội huyện Khoái Châu (C10) đã tổ ra mũi phối hợp chiến đấu xuất sắc trong tất cả các trận đánh như Phương Trù, Vân Trì, Thiết Trụ...


Trong hoàn cảnh địch hậu lúc đó, vận dụng sáng tạo ra một hình thức chiến thuật này, thể hiện sự thông minh và khôn ngoan của cán bộ, chiến sĩ Hưng Yên đã tạo ra cách đánh có hiệu suất chiến đấu lớn, vừa tiêu diệt được nhiều địch, vừa mở rộng địa bàn, lại đảm bảo thương vong ít, giữ gìn và phát triển lực lượng ta, đã khéo biết tìm cái yếu trong cái mạnh của địch để khoét sâu, việc chuẩn bị và thực hành chiến đấu có tính toán thận trọng nhưng lại rất táo bạo.

Thiết tưởng đó cũng là một sự tự hào chính đáng của quân dân Hưng Yên trong kháng chiến chống Pháp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2021, 04:27:28 pm »

V
NỮ DU KÍCH HOÀNG NGÂN, MỘT PHONG TRÀO PHỤ NỮ KHÁNG CHIẾN ĐẶC SẮC VÙNG ĐỊCH HẬU HƯNG YÊN


Xuất phát từ đánh giá vị trí, tầm quan trọng, khả năng kháng chiến của phụ nữ vùng địch hậu, nghị quyết Tỉnh ủy Hưng Yên hồi tháng 12-1950 đề ra phải coi trọng xây dựng, phát triển nữ du kích đồng thời với việc củng cố về tổ chức lực lượng vũ trang.


Trong hoàn cảnh địch hậu, nam thanh niên ở các thôn xã trở nên thiếu vắng, hoặc là họ đi theo kháng chiến, vào bộ đội hoặc họ bị bắt đi làm ngụy binh cho giặc, cho nên còn lại ở nhà, lực lượng phụ nữ, đặc biệt nữ thanh niên trở thành lực lượng hùng hậu đáng kể, thay nam giới làm các công việc đồng áng hoặc tham gia nhiều công việc của kháng chiến giao cho. Phụ nữ lại có khả năng hoạt động công khai với giặc, có lợi thế hơn nam giới rất nhiều. Đúng lúc Tỉnh ủy chuyển hướng công tác, để giữ vững và phát triển cơ sở, coi trọng công tác đấu tranh hợp pháp đi đôi với đấu tranh nửa hợp pháp và bất hợp pháp với kẻ địch thì việc huy động quần chúng vào việc đấu tranh công khai hợp pháp với địch, thúc đẩy kháng chiến tiến triển, không tầng lớp nào có khả năng bằng phụ nữ. Ngoài ra, từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hưng Yên nói riêng đều có truyền thống quý báu yêu nước thương nòi, một lòng một dạ kiên trung với chồng con, với nước.


Triển khai nghị quyết của Tỉnh ủy, rút từ những kinh nghiệm trước về tổ chức nữ du kích, Tỉnh đội và Ban chấp hành phụ nữ tỉnh cùng phối hợp tổ chức một mô hình tổ chức như sau: Ban chấp hành phụ nữ các cấp có trách nhiệm tổ chức, động viên hội viên của mình tự nguyện tham gia du kích ở thôn, xã, luôn theo dõi nuôi dưỡng phong trào, coi đó là mũi nhọn công tác kháng chiến của phụ nữ. Cơ quan quân sự các cấp có trách nhiệm tổ chức chị em thành những tổ đội nữ du kích riêng song song với nam du kích. Những tổ nữ du kích này không thoát ly khỏi sản xuất, vẫn là người dân bình thường. Khi giặc chưa tới vẫn sinh hoạt đều đặn với đoàn thể phụ nữ, nhưng khi có giặc hoặc khi huấn luyện quân sự thì đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của xã đội trưởng dân quân.


Để sự phối hợp được chặt chẽ, ở cấp xã, Ban chấp hành phụ nữ cử hẳn một ủy viên có sức khỏe và khả năng quân sự sang nhận chức xã đội phó đặc trách chỉ đạo và chỉ huy nữ du kích; ở cấp huyện thì cử một vài cán bộ nữ sang làm cán sự dân quân của huyện đội, ở cấp tỉnh cử một ủy viên thường xuyên liên lạc và cùng với cơ quan quân sự thống nhất chỉ đạo phong trào nữ du kích. Cụ thể, Tỉnh hội phụ nữ Hưng Yên đã cử chị Thu Thịnh lúc đó là Hội phó phụ nữ sang cùng với Tỉnh đội Hưng Yên đặc trách chỉ đạo phong trào nữ du kích.


Tỉnh đội Hưng Yên đã nghiên cứu các hình thức công việc chiến đấu trong tình hình cụ thể lúc đó nhằm phát huy lợi thế của nữ du kích và phù hợp với khả năng tâm-sinh lý của phụ nữ, nhằm động viên phụ nữ hoạt động kháng chiến từ thấp đến cao, theo hoàn cảnh từng người, do đó mà gây được lòng tự tin cho chị em đóng góp phần mình cho công việc kháng chiến. Tỉnh đội đã xây dựng một giáo trình huấn luyện, rồi cùng với Tỉnh hội phụ nữ tổ chức những lớp tập huấn, huấn luyện quân sự dành riêng cho các cán bộ phụ nữ sắp tới chuyển sang công tác quân sự. Từ tháng 1 đến tháng 3/1951, đã tổ chức được hai lớp huấn luyện, mỗi lớp từ 60 - 80 cán bộ nữ du kích, tiến hành tại huyện Hưng Nhân (Thái Bình) do chị Thu Thịnh trực tiếp phụ trách hướng dẫn. Sau đó, một số huyện và xã cũng tổ chức một số lớp huấn luyện tương tự nhưng chương trình và thời gian rút gọn hơn.


Về chương trình, ngoài những vấn đề chung như kháng chiến trường kỳ, công tác đoàn thể phụ nữ, kỹ thuật quân sự (bắn súng, ném lựu đạn, v.v...), lớp học tập trung vào những vấn đề thật sự hợp với khả năng của nữ giới, đại loại như đảm bảo chiến đấu, đảm bảo hậu cần cho bộ đội, các cách đánh du kích v.v... Về đảm bảo chiến đấu, triệt để tận dụng khả năng hoạt động công khai của phụ nữ, thực hành công tác điều tra tình hình địch ở thị xã, thị trấn, đồn bốt địch, thông tin liên lạc; ban ngày khi bộ đội trú quân cần che mắt quân địch, cùng bộ đội đào công sự, kể cả hầm bí mật, khi cần thiết phá hoại đường sá. Về đảm báo hậu cần: làm cấp dưỡng nấu ăn, làm hậu cần trong chiến đấu, tổ chức lực lượng thu dọn chiến trường như vận tải, cứu thương, nuôi thương binh, mang vác chiến lợi phẩm, thành lực lượng trực tiếp ở sát sau tuyến chiến đấu của bộ đội.


Công tác hậu cần tại chỗ này xem ra rất bình thường, nhưng lại vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong thực hành chiến đấu. Nó bảo đảm cho bộ đội nâng cao quân số trực tiếp cầm súng chiến đấu tới gần 100% gọn nhẹ, đảm bảo tính cơ động rất cao, đặc biệt những công việc này hoàn toàn phù hớp với khả năng của phụ nữ, ai cũng có thể làm được. Về các cách đánh du kích, tùy theo khả năng của từng người, từng nơi, đặc biệt chú trọng công tác vận động binh lính địch (địch vận) quay súng trở về với kháng chiến và cách đánh hóa trang diệt địch. Phương pháp huấn luyện theo cách nêu vấn đề để học viên trao đổi, thảo luận, qua đó giúp cho chị em tự thấy công tác quân sự có nhiều mặt, nhưng có không ít việc chị em có thể làm tốt được, miễn là mình có lòng yêu nước, dũng cảm, xây dựng cho chị em lòng tự hào, tự tin vào khả năng của mình.


Về tên gọi, theo gợi ý của Tỉnh ủy, chị Thu Thịnh phụ trách lớp thay mặt Ban chấp hành Tỉnh hội phụ nữ thống nhất với Tỉnh đội đặt tên lớp học là "Hoàng Ngân” để kỷ niệm tên một lãnh tụ nữ vừa mới từ trần1 (Chị Hoàng Ngân (1921-1949), tên thật là Phạm Thị Vân, sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở phố Savatxiơ (phố Quang Trung, Hải Phòng hiện). Ngay từ thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), chị đã tham gia hoạt động thanh niên. Năm 17 tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1939, chị bị Pháp bắt. Năm 20 tuổi ra tù, tham gia Ban thường vụ Hội phụ nữ giải phóng Bắc kỳ. Tháng 1-1941 chị bị địch bắt ở Hà Đông, rồi bị kết án 12 năm tù giam tại Hỏa Lò, Hà Nội. Tháng 3-1945 chị làm Bí thư Đoàn thanh niên Cứu quốc tại Hà Nội, ủy viên Thành bộ Việt Minh. Cuối năm 1947, chị là Bí thư Trung ương lâm thời Đoàn phụ nữ Cứu quốc Việt Nam. Năm 1949, Hoàng Ngân mất tại Việt Bắc, vừa tròn 29 tuổi). Sau đó, học viên về tổ chức các đội nữ du kích, xã nọ theo xã kia, tự gọi là nữ du kích Hoàng Ngân, dần dà trở thành phong trào rộng khắp tỉnh. Cái tên Hoàng Ngân trở nên rất trìu mến, hãnh diện với chị em du kích, đến nỗi thường gọi là nữ Hoàng Ngân hoặc em là Hoang Ngân, vừa để phân biệt với du kích nam giới, vừa để phân biệt với hội viên Hội phụ nữ nói chung.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2021, 04:27:57 pm »

Việc tổ chức lớp huấn luyện quân sự dành riêng cho cán bộ nữ du kích của ban chấp hành Tỉnh hội phụ nữ kết hợp chặt chẽ với Tỉnh đội Hưng Yên được sự chuẩn bị và hướng dẫn chu đáo, đã đem lại kết quả nhanh chóng, rộng khắp, biến thành phong trào sâu rộng, thiết thực, có tác dụng lớn cho sự nghiệp kháng chiến của Hưng Yên hồi đó. Tất nhiên, trước khi có nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng nữ du kích Hoàng Ngân, không phải phụ nữ không tham gia một tí gì cho kháng chiến, ngược lại cũng có nhiều gương chiến đấu và phục vụ chiến đấu tốt, nhưng đó chỉ là hành động lẻ tẻ, thiếu sự chỉ đạo xuyên suốt. Nay du kích Hoàng Ngân lại được đoàn thể phụ nữ quan tâm, thường xuyên giáo dục, động viên và được cơ quan quân sự các cấp chỉ đạo và chỉ huy các mặt công tác, chiến đấu và đàm bảo chiến đấu, cho nên phong trào có sức sống khá sôi nổi. Lực lượng dân quân, du kích ở các xã tăng lên hẳn về số lượng và chất lượng, tự nhiên có sự thi đua sôi nổi giữa nam du kích và nữ du kích, thậm chí giữa nữ du kích và bộ đội đều là những thanh niên đầy sức sống. Bộ đội địa phương hầu như giao toàn bộ công tác bảo đảm hậu cần cho nữ du kích Hoàng Ngân. Bộ đội về tới thôn nào, phân tán tới nhà nào, cũng có chị em giúp cho việc thổi cơm, nấu nước, lo việc ăn uống chu đáo.


Bộ đội muốn trú quân bí mật, cất giấu lực lượng mà vẫn nắm được tình hình địch, đã có chị em cử người tới giả đi chợ hoặc đi phu ở đồn bốt xem địch có động tĩnh gì kịp về báo gấp cho cấp chỉ huy; hoặc đi cấy, đi chăn trâu ở đầu làng làm nhiệm vụ cảnh giới cho bộ đội. Muốn đánh tiêu diệt đồn nào thì chọn một chị giao cụ thể trinh sát trong đồn địch, trinh sát ụ súng, trận địa, nhà cửa, quy luật tuần tra, ăn ngủ của địch. Em Đào Thị Liêm mới 15 tuổi thường đi phu cho địch ở bốt Vân Trì (em người làng Hồng Vân Ngoại ở gần bốt này), theo yêu cầu của bộ đội nắm từng khẩu pháo, xe tăng, từng nhà ở của địch, giúp cho bộ đội vẽ được sơ đồ, lên được sa bàn, nên bộ đội đã tiêu diệt được vị trí Vân Trì gồm một tiểu đoàn hỗn hợp có xe tăng, pháo binh hạng nặng vào đêm 15-8-1953. Em Liêm sau này được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua và thưởng huân nhương Chiến công.


Kế hoạch tốc chiến của bộ đội bao giờ cũng có 2 phần: Phần 1 là kế hoạch tác chiến của bộ đội, phần 2 gồm kế hoạch bảo đảm hậu cần, bao gồm kế hoạch tiếp đạn, tải thương, thu dọn tử sĩ, chiến lợi phẩm, tiếp giải tù binh. Các trận đánh vị trí địch, thông thường số lượng hậu cần bằng hoặc hơn lực lượng trực tiếp chiến đấu, ít thì vài chục, nhiều thì hàng vài trăm, tại các trận đánh lớn như Bần Yên Phú, Vân Trì, Dị Sử... trong đó lực lượng du kích Hoàng Ngân chiếm tuyệt đại đa số.


Điển hình chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh phái kể đến các bà, các chị nữ du kích Hoàng Ngân ở 3 xã thuộc huyện Khoái Châu là Ninh Tập, Đại Tập, Mạn Trù Châu. Từ năm 1952 cho tới năm 1954 khi hòa hình lập lại, các mẹ, các chị 3 xã này thường xuyên nuôi dưỡng từ 30 - 50 thương binh. Ban quân y Tỉnh đội chỉ bố trí bác sĩ, y tá để giải quyết các việc chuyên môn, hậu cần chỉ có 1 quản lý chuyên lo việc thanh toán, đảm bảo chế độ, còn mọi việc từ hộ lý, cơm nước, phục vụ thương binh, hầm bí mật cho thương binh, thậm chí cử người lên Hà Nội mua thuốc men theo con đường hợp pháp đều giao cho nữ du kích Hoàng Ngân. Thành tích nuôi dưỡng thương binh một cách bền bỉ, thắm tình quân dân đó đã được tặng thưởng huân chương ngay từ năm 1953 (đáng tiếc là trong báo cáo không nêu rõ thành tích của cả 3 xã thuộc khu vực xã Mạn Trù Châu, nên huân chương chỉ trao cho xã Mạn Trù Châu, thật là một thiếu sót không đáng có).


Hồi đầu tháng 6-1951, khi mở khu du kích bắc Tiên Lữ, bọn địch ở bốt Phố Dung cắm trên đường số 20 giữa chợ Thi và phố Giác, sợ hãi bỏ chạy. Chúng tôi trên đường rút quân phát hiện thấy địch đã rút chạy, khi về tới xã Minh Hoàng (huyện Phù Cừ) đã yêu cầu xã đội huy động dân quân du kích tới san phẳng bốt trong đêm, không cho địch chiếm đóng trở lại. Ra tới sân đình thôn Hoàng Tranh, tôi thấy toàn là nữ du kích Hoàng Ngân, người mang cuốc, kẻ mang xẻng, đang chăm chú lắng nghe chị Ái là xã đội phó truyền lệnh rất rõ ràng khúc chiết, sau đó cá đội khoảng trên 50 người lặng lẽ bí mật nhưng hùng dũng ra phía bốt Dung cách đó khoang một cây số và chị em đã phá xong ngay trong đêm. Tôi cũng rất xúc động trước lời lẽ linh hoạt lanh lảnh của người nữ chỉ huy là chị Ái, rất tiếc là tôi không nhớ họ của chị, chắc rằng chị sẽ sống hạnh phúc và ngày nay sau hơn 40 năm, cuộc đời đã phôi pha chắc chị đã thành bà rồi. Lại có một chị làm công tác mật giao (địch vận) vào bốt Thiết Trụ (Khoái Châu) thuyết phục được tay sếp bốt tên là Liễu quay về với kháng chiến, đưa bộ đội vào chiếm bốt, bắt hết binh lính trong đồn, thu toàn hộ vũ khí hồi tháng 1-1952. Về sau chị và anh Liễu kết hôn với nhau đẻ một đứa con và yên ổn làm ăn.


Cuốn "Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Hải Hưng" (trang 373, 374) đã kẻ nhiều gương chiến đấu của nữ du kích Hoàng Ngân các xã, các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Kim Động, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm... Kể được khá nhiều chuyện, nhưng theo tôi chắc chắn vẫn chưa đủ mà chỉ đưa ra được một số mẩu chuyện điển hình thôi. Bởi vì đây là một phong trào rộng khắp, hoạt động hết sức đa dạng phong phú, từ việc đảm bảo hậu cần, tải thương, nuôi dưỡng thương binh, bảo vệ cán hộ, tới việc trực tiếp tham gia đánh Tây một cách độc lập hoặc phối hợp với nam du kích và bộ đội, cũng như làm địch vận, làm công tác bảo đảm chiến đấu cho bộ đội như quân báo, liên lạc, làm công sự... Tới đâu, bất kỳ ở thôn nào, chị em đã sóng thời kỳ những năm 1950 đều hồ hởi ôn lại chuyện cũ mà mình đã góp phần cho công cuộc kháng chiến, rất tự hào và hãnh diện.


Phong trào nữ du kích Hoàng Ngân đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong ký ức của người dân tỉnh Hưng Yên xưa trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2021, 07:28:04 am »

MỘT TRONG NHỮNG CHIẾN CỐNG LỚN Ở TẢ NGẠN SÔNG HỒNG ĐƯỢC TỔNG TƯ LỆNH TẶNG THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG QUÂN CÔNG HẠNG BA


TRẬN TIÊU DIỆT VỊ TRÍ VÂN TRÌ
(Bài đăng trên báo Cứu Quốc số 2437, ra ngày 2-10-1953. Tư liệu này do Bảo tàng tỉnh cung cấp)


Nằm trên đường số 39 (Hưng Yên), Vân Trì là vị trí chỉ huy tiểu khu quan trọng của địch, lọt giữa các vị trí Trương Xá, Đào Viên và tiểu khu Lực Điền.

Địch đến đóng ở Vân Trì từ tháng 6-1952, chúng đã san phẳng nửa làng Vân Trì, chiếm ngót 50 mẫu ruộng để xây vị trí.

Trong vị trí, địch chia thành nhiều khu vực yểm hộ lẫn nhau, mỗi khu vực có nhiều ụ lớn đặt đại liên bắn chéo các mặt, dàn thành một lưới lửa. Xung quanh vị trí có một lũy đất cao và dày, một hào sâu đầy nước, dưới đổ mảnh chai và cắm chông, và 3 hàng rào dây thép gai rộng từ 3 đến 5 thước.


Địch thường xuyên đóng 1 tiểu đoàn ở đây, gồm 1 đại đội khinh binh, 1 đại đội cơ giới và nhiều xe ô tô, thiết giáp, đại bác...

Với một lực lượng mạnh như vậy, địch hy vọng dùng Vân Trì để bảo vệ đường 39 và các đồn lân cận, đồng thời uy hiếp các khu du kích của ta ở Khoái Châu, Kim Động và bắc Ân Thi.

Được nhân dân tích cực giúp đỡ và giữ bí mật, đêm 15-8, lợi dụng địch sơ hở tập trung quân đi càn quét ở miền nam Nam Định, bộ đội và du kích đã anh dũng tấn công tiêu diệt Vân Trì để lập thành tích chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám.


Hơn 3 giờ sáng, sau khi đã bí mật chiếm lĩnh trận địa, quân ta dùng mìn phá tan các hàng rào dây thép gai và một số ụ ngoại vi, xung phong tiêu diệt địch. Các tổ 3 người luôn luôn sát cánh, động viên nhau chiến đấu anh dũng và noi gương tổ Giáp Văn Khương, quyết tâm diệt địch.

Đồng chí Thịnh bị sức ép của mìn quăng xuống hào ngất đi, tỉnh dậy, lại xông lên tích cực diệt địch và chiếm ụ.

Bị đánh bất ngờ, bọn địch đang ngủ trong các công sự hoảng sợ vùng dậy, kêu la ầm ĩ, mấy phút sau mới kịp chống cự. Xe tăng chúng gầm lên, lồng lộn chạy đi chạy lại, cuống quít nhả đạn.

Trong đêm tối, các chiến sĩ ta nhằm thẳng tia lửa ở nòng súng của xe tăng, lao tới phá xe.

Dưới làn mưa đạn của địch, quân ta vẫn anh dũng bò sát các xe tăng, ném lựu đạn, rồi nhảy lên dùng mìn phá hủy xe. Trong khi đó, ở các mặt, các chiến sĩ ta liên tiếp phá các kho đạn, cơ giới, đại bác của địch...


Diệt, xong các ụ xung quanh, ta đánh thẳng vào khu vực trung tâm, nơi bọn chỉ huy pháo binh ở. Đồng chí Lập vừa xông lên phía xe tăng địch, bị 2 tên bắn gãy một tay. Còn một tay, Lập vẫn bình tĩnh cắp súng vào nách rồi đuổi theo xe tăng địch. Súng tắt, Lập quàng súng vào vai, còn một tay cố bám lấy xe nhảy lên, rồi lấy báng súng quật chết 2 tên giặc, và tiếp tục chiến đấu cho đến khi máu ra nhiều, người lả đi, Lập mới chịu để đưa về trạm cấp cứu. Trước sức tấn công mãnh liệt của quân ta, giặc bắn lại dữ dội hồi lâu, rồi cuối cùng bị vây kín nên không dám chống cự, phải giơ tay hàng.


Sau hơn một giờ chiến đấu anh dũng, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn vị trí Vân Trì, diệt và hắt sống 2 đại đội địch, phá hủy 4 đại bác 105 ly, 1 đại bác 37 ly và 49 xe tăng, xe vận tải.

Chiến thắng Vân Trì, cũng như chiến thắng Dị Sử, Chùa Bần gần đây đã gây phấn khởi cho quân dân Hưng Yên, và là kết quả tốt đẹp của phong trào chiến tranh du kích ở Hưng Yên trong mùa hè vừa qua. Đồng thời, chứng tỏ sự trưởng thành rõ rệt của bộ đội và du kích ta, đã nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, biết lợi dụng sơ hở, nhanh chóng tiêu diệt những vị trí kiên cố của địch nằm sâu trong vùng tạm bị chiếm.


Đơn vị dự trận này đã được Bộ Tổng Tư lệnh tặng thưởng huân chương Quân công hạng ha.

(Theo V.N. T.T.X)
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM