Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 08:31:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53393 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #120 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 02:55:10 pm »

Chương 37
“XÔI HỎNG, BỎNG KHÔNG”

Đại sứ Sedgewick đã nổi cơn thịnh nộ lôi đình khi Đại tá Gascon lao như tên bắn qua mặt cô Helen Eng vào thẳng phòng ông ta để thông báo cho ông ta rằng cuộc đảo chính mà Đại sứ quán Mỹ vẫn đang cho là sẽ nổ ra ấy đã không thể xảy ra được. Cuộc trao đổi rất dài dòng giữa hai người chứa đầy những tình tiết hết sức khôi hài, Đại sứ Sedgewick luôn lẫn lộn giữa tướng Kim, người anh em vợ với tướng Trần Văn Đôn và là người đứng đầu nhóm tạo phản và tướng Khiêm, Tổng tham mưu trưởng và là thủ lãnh của một nhóm tạo phản khác. Chính vì thế, Đại tá Gascon cứ lấn cấn như gà mắc tóc khi diễn giải lý do vì sao cuộc đảo chính không thể tiến hành theo kế hoạch. Đại sứ Sedgewick cảm thấy như mình bị lừa tới hai lần, bởi vì gần hai giờ trước đó ông ta đã sai D. Marnin đem bức điện sau đây đến phòng mật mã để gửi về cho Tổng thống Kennedy.

Điện số 375.
Từ Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn    Gửi tới: Ngoại trưởng
Tuyệt mật    Điện khẩn; Ngày 31 tháng 8 năm 1963 - 6 giờ sáng
Gửi tới: Tổng thống Mỹ

Chúng ta đang đi trên một con đường mà không có lối quay trở lại: lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong đoạn này không hề có một con đường nào khác bởi vì uy tín của nước Mỹ đã được công khai thừa nhận là phải đi đến cùng và điều đó càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi các tin tức bị lọt ra ngoài. Theo quan điểm của tôi, trên những nguyên tắc cơ bản, ta không còn sự lựa chọn nào khác bởi vì chúng tơ sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này dưới chế độ Ngô Đình Diệm . Ngay cả khi có bất cứ một thành viên nào trong gia đình này có thể nắm quyền lãnh đạo đất nước đi nữa thì họ sẽ không có những người ủng hộ, chẳng hạn như giới trí thức, các nhân viên trong hệ thống chính quyền, an ninh hay lực lượng quân đội và lực lượng bán vũ trang người bản xứ - chứ chưa nói gì đến sự ủng hộ của người Mỹ.

Xét trong một chừng mực nào đó thì cơ hội để các tướng lĩnh tiến hành một cuộc đảo chính phụ thuộc rất lớn vào bản thân họ, nhưng cũng không còn nghi ngờ rằng điều đó ít nhất cũng phụ thuộc vào phía chúng ta. Các tướng lĩnh người Việt vẫn nghi ngờ chúng ta chưa có đủ ý chí, lòng quyết tâm và sự quyết đoán để cho điều này được thực hiện. Bọn họ đều bị ám ảnh bởi ý nghĩ là chúng ta sẽ bỏ rơi bọn họ. Vì thế chúng ta cần phải gây áp lực thêm nữa. Nếu như kế hoạch đó bị dừng lại tôi tin rằng các tướng lĩnh người Việt sẽ mất hết sự tôn trọng đối với chúng ta. Tôi cũng nhận thấy điều này sẽ dẫn đến đến khả năng bị mất miền Nam Việt Nam cũng như sẽ có thêm nhiều binh sỹ Mỹ phải bỏ mạng tại mảnh đất này. Cá nhân tôi sẽ không bao giờ tính đến kế hoạch này nếu như có một cơ hội hợp lý để cùng với ông Diệm giữ lại mảnh đất này.

Các ngài đã yêu cầu tôi nên tham khảo thêm quan điểm của tướng Donnelly. Ông ấy cho rằng tôi nên yêu cầu ông Diệm sa thải vợ chồng ông Nhu trước khi để cho các tướng lĩnh hành động. Thế nhưnq tôi tin là những bước như thế sẽ không có cơ hội giành được kết quả như mong muốn mà nó còn có thể tạo ra những phản ứng trầm trọng khi các tướng lĩnh lại coi đây là dấu hiệu chần chừ hay lùi bước của Chính phủ Mỹ. Tôi tin đó là sự mạo hiểm mà chúng ta không nên thử làm gì.


                     Đại sứ: Sedgewick

Với ông Đại sứ Sedge wick, buổi sáng hôm đó thật là ảm đạm. Trước khi Đại tá Gascon tới báo tin, D. Marnin cũng vừa thông báo cho ông ta rằng hai nhà sư tên là Bắc và Hiệp đã đột ngột biến mất khỏi trụ sở của USOM. Sáng hôm đó, ngài Curly Bird là người đầu tiên đã gọi điện cho anh vì thế khi nghe tiếng người thư ký của ông Bird ở bên kia đầu dây, anh đã nghĩ rằng có thể là chuyện liên quan đến Lily. Thế nhưng đó lại là thông báo của ông ta về sự ra đi của hai nhà sư. Vào lúc bảy giờ sáng, lão Du là đầu bếp người Trung Quốc và cũng là một Phật tử đem thức ăn đến thì phát hiện ra rằng căn phòng đã chống trơn. Họ đã bay khỏi nơi trú ẩn mà không để lại lấy một mẩu giấy hay bất cứ thứ gì liên quan không biết chuyện gì đã xảy ra với họ. Mấy người lính gác cổng nói rằng hai người bọn họ đã ra đi từ lúc sáu giờ sáng, không mang theo gì ngoài chiếc bát đi khất thực. Kể từ khi nhận lệnh của ngài Đại sứ không được phép làm phiền hai nhà sư Bắc và Hiệp, chỉ có hai nhà sư này gọi người khác lại để hỏi han chứ không có ai được quyền chặn họ lại. Chính vì thế không có tay lính gác nào dám ngăn cản họ làm bất cứ điều gì và người gác cổng sáng nay cũng mặc nhiên để hai nhà sư này ra khỏi cổng mà không thông báo cho ai hay chặn họ lại.

Ông Curly Bird là người cảm thấy thoải mái nhất khi hai nhà sư bỏ đi. Nhưng D. Marnin hiểu rằng Đại sứ Sedgewick sẽ rất bực bội vì chuyện này. Trong rất nhiều lần phát biểu công khai, ông ấy vẫn coi sư Bắc và sư Hiệp là hai minh chứng sống thể hiện thiện ý của Đại sứ quán Mỹ sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho những “con người bé nhỏ”. Vậy là anh quyết định tự mình đi tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra trước khi thông báo tin này cho ông Sedgewick. Anh lái xe đi tới chùa Xá Lợi ngay cạnh cổng ra vào của trụ sở USOM. Ở đây mọi thứ đã khác mấy tuần trước rất nhiều. Không còn tiếng chuông đổ liên hồi, không còn ngút ngát mùi trầm hương, không còn tiếng lách cách vội vàng của máy chữ hay tiếng quỳnh quỵch của máy in rônêô. Phần lớn các nhà sư đã đi ra ngoài khất thực trên các ngả đường. Những người còn lại thì vẫn đang lau chùi, quét dọn. Tất cả rác rưởi đều đã dọn đi hết. Quang cảnh ở đây đã trở lại với vẻ tĩnh mịch vốn có của một ngôi chùa của người Việt Nam.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #121 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 02:57:36 pm »

D. Marnin không còn nhìn thấy một nhà sư nào mà trước đó anh đã quen. Chẳng những thế anh cũng không thể tìm đâu thấy một nhà sư có thể nói được tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Một nhà sư khoảng bốn mươi tuổi đang ngồi trong gian phòng làm việc cũ tỏ ra là người chịu trách nhiệm ở đây. Ông ta đeo một cặp kính gọng bằng kim loại và trên đầu cạo sạch tóc của ông ta có mấy cái nhọt đang mưng mủ và một vài cái khác đã được gián bằng băng dính y tế. Thật may mắn khi nhà sư này là người Sài Gòn và giọng nói của ông ta cũng tương đối ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. D. Marnin tự giới thiệu bản thân mình và hỏi ông ta về sư Bắc và sư Hiệp rồi cung cấp đầy đủ thông tin tên tuổi của họ cũng như chỉ tay sang phía trụ sở của USOM và bảo đó là nơi họ đã sống.

- Chuyện gì đã xảy ra với họ thế - anh hỏi - bây giờ họ đâu rồi?

- Họ đi rồi - nhà sư kia trả lời.

- Họ đi đâu mới được chứ?

- Về nhà.

- Về tận Nha Trang hay sao?

Nhà sư khẽ gập đầu và mỉm cười khoái trá như thể đó là một trò đùa vậy.

- Tại sao họ phải đi chứ?

- Họ đã ở đó quá lâu rồi.

- Lâu thì sao chứ? Ai bảo họ đi thế?

Ông ta lại gật đầu và lại cười tiếp.

- Thế làm sao mà người ta lại có thể nói chuyện được với họ khi họ đang ở trong USOM chứ? Ở đó họ làm gì có điện thoại chứ.

Ông ta chỉ tay về phía tường rào ngăn cách giữa ngôi chùa và khu dinh thự bên cạnh rồi nhún nhún vai mấy cái và dùng ngón tay trỏ và ngón giữa chỉ rất nhanh để mô tả động tác một ai đó trèo lên trên.

- Đã có ai đó nói chuyện với họ bằng cách chèo qua bức tường kia hay sao?

Ông ta gật đầu đồng tình và lại bật cười thêm một lần nữa.

Đại sứ Sedgewick cũng hết sức ngỡ ngàng khi biết được tin này.

- Cậu nói sao cơ? Họ lững thững đi bộ ra khỏi trụ sở của USOM là thế nào? Làm sao mà họ có thể làm vậy được cơ chứ? Họ là những con tin cơ mà. Họ là những con tin xấu số đang tìm kiếm cơ hội làm tị nạn chính trị để tránh sự truy lùng của một chính quyền cảnh sát cơ mà! Họ đang phải lo sợ cho tính mạng của họ chứ ! Hãy đọc trên tờ New York Times đây này! Đó cũng chính là câu chuyện mà tất cả các hãng thông tấn và đài truyền hình trên toàn thế giới đang nói đấy thôi. Họ đúng là những biểu tượng xấu số của một tầng lớp những người cần được hưởng các quyền lợi căn bản mà Đại sứ quán chúng ta đang phải đòi lại cho họ. Mà chính tôi đã nói với cậu là cậu phải bảo đảm là họ có tất cả những gì họ cần đó sao. Tôi đã nói với cậu là cậu phải khiến cho họ thật sự hài lòng cơ mà. Và chính cậu cũng đã nói với tồi là họ rất hài lòng đó thôi.

- Vâng thưa ngài, họ vẫn nói là họ chẳng có gì để phàn nàn cả. Hôm qua lúc tôi gặp họ, họ còn tỏ ra rất cảm kích khi hôn lên tay tôi khi tôi bước vào phòng của họ.

- Vậy thì tại sao họ lại bỏ đi chứ?

- Rõ ràng là đã có ai đó bảo họ bỏ đi.

- Thế còn cảnh sát thì sao? Họ đã chẳng yêu cầu chúng ta phải giao nộp sư Bắc và sư Hiệp để họ thẩm vấn rồi đấy thôi.

- Trong ba ngày đầu tiên họ có để lại mấy tay mật vụ theo dõi ở ngoài cổng gác. Nhưng sau đó họ phát hiện ra rằng hai nhà sư này cũng chỉ là những người bình thường khác nên họ chẳng thèm quan tâm nữa.

- Vậy là bây giờ họ có thể đang ở trên một chiếc xe đò nào đó trở về Nha Trang. Và cả cậu, cả tôi, cả CIA cũng đều không cho là họ bị ép buộc. Nói vậy thì cái đồ con khỉ gì đang diễn ra ở đây kia chứ?

- Chúng tôi có thể là không biết chắc chắn. Nhưng như tất cả những gì mà chúng ta có thể nói...

Đúng lúc này, cô Helen Eng gọi tới nói rằng Đại tá Gascon đang bước vào. Gascon chẳng thèm để ý đến sự có mặt của D. Marnin bởi vì anh ta biết rằng một trong những nhiệm vụ của người phụ tá là đọc trước và sửa lại tất cả các bức điện mà Đại sứ Sedgewick sẽ ký.

- Hỏng hết mọi thứ rồi - anh ta nói.

Đại sứ Sedgewick đứng bật dậy hỏi vội vã:

- Anh đang nói cái khỉ gì vậy chứ?

- Mấy tay đó không thể gộp lại với nhau được - Gascon nói y như những gì mà Lily đã từng nói với anh -Tướng Minh đã cho ngừng cả kế hoạch lại. Có quá nhiều thứ không chắc chắn và không có gì bảo đảm là chúng ta sẽ giành chiến thắng. Không có Tướng Đính đứng về phía chúng ta thì chúng ta sẽ phải gây ra một vụ tắm máu. Theo Tướng Minh, ông Nhu đã biết hết mọi chuyện và ông ta đang phủi sạch hai tay ngồi đợi chúng ta phạm sai lầm. Cả Tướng Minh và Tướng Khiêm đều nghĩ là họ đã bị phản bội và bán cho dinh Tổng thống. Họ nghi ngờ đó chính là người trong Đại sứ quán có quan hệ rất gần gũi với ông Nhu.

- Làm thế quái nào mà họ lại có ý nghĩ ấy chứ? Anh có bằng chứng gì không, bất cứ cái gì có liên quan thôi cũng được?

- Không thưa ngài Đại sứ - Gascon trả lời - theo như tôi thấy thì mọi chuyện đúng là xôi hỏng bỏng không. Lộ tẩy hết rồi còn gì nữa.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #122 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 02:59:42 pm »

Chương 38
LẶNG LẼ CHẤP NHẬN

Mandelbrot cũng có ý nghĩ giống hệt tướng Minh “lớn” là nhất định phải có ai đó trong Đại sứ quán đã tiết lộ âm mưu đảo chính cho ông Nhu. Anh ta nói với Marnin:

- Tên nào đó đã khai ra rồi.

Theo anh ta những người đáng nghi ngờ nhất là ông Sabo và ông Markoff bởi lẽ ông Nhu sẽ không thể lần ra được vụ này nếu không có sự giúp đỡ của một trong hai người này ở sau lưng.

- Nghe có vẻ kỳ cục lắm đấy. - D. Marnin trả lời - trước hết, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy ông Nhu biết được kế hoạch của cuộc đảo chính. Thứ đến là giả sử như ông Nhu có phát giác được chuyện này thì khả năng rất lớn là do đám mật vụ của ông ta lần ra được. Thêm vào đó chẳng có lý do gì khiến ông Sabo và ông Markoff phải trung thành với ông Nhu đến thế bởi vì làm vậy thì họ sẽ được cái gì chứ. Bất cứ ai tiết lộ những thông tin đó đều hiểu rằng anh ta sẽ không thể lên cao trong Chính phủ Mỹ.

- Xin ông đừng cho là tôi nói chuyện nhảm nhí. Người ta ở vị trí càng cao thì người ta lại càng dễ để lộ thông tin ra ngoài. Bất cứ ai đã làm việc cho tờ New York Times đều có thể khẳng định điều đó. Cậu hỏi vì sao họ phải kể cho ông Nhu ư? Quá đơn giản. Họ là những người cùng hội cùng thuyền với ông Corning và thời gian của họ ở đây cũng chỉ còn đếm bằng ngày thôi. Ngoại trừ trường hợp của tướng Donnelly, anh Mecklin và cậu sẽ là những người cuối cùng trong phe của Đại sứ Corning còn ở lại mà tất cả đều nhờ vào ảnh hưởng của tớ với sếp của cậu. Các cậu gặp may rồi đấy.

- Cậu tử tế quá. Vậy là tớ nợ cậu một ân huệ rồi đấy.

- Tướng Donnelly chưa bị xử bắn ngay - Billy tiếp tục với tham vọng để cho D. Marnin thấy được sự hiểu biết sâu rộng của anh về tình hình chính trị nội bộ của Đại sứ quán như thế nào. - Ông ta quá thân cận với tướng Taylor. Nhưng mà ông ấy cũng phải ra đi thôi. Ông ta sẽ không được kéo dài thêm một nhiệm kỳ nữa một khi nhiệm kỳ này của ông ta kết thúc. Ông ta vẫn chưa biết chuyện đó đâu nhưng rồi ông ta sẽ phải đón nhận một cấp phó thường trực tên là Westmoreland  , một tay nổi tiếng là thích ẩu đả và sẽ là người thay thế ông ta để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Cả ông Sabo và ông Markoff, những người hầu trong Chương trình lập ấp chiến lược của ông Nhu sẽ bị tách rời nhau ra ngay khi ông Nhu bị loại khỏi chính trường.

- Nhưng chính cậu cũng đã khẳng định là cuộc đảo chính đã bị hoãn lại rồi đấy thôi?

- Không, không hoàn toàn như vậy. Các tướng lĩnh đều hiểu là nếu dừng lại ở đây họ sẽ bị ông Nhu vặt từng người như vặt một quả nho tươi rồi ăn sống họ luôn vậy. Thế nhưng trước khi tiến hành cuộc đảo chính các tướng lĩnh đều muốn có một tín hiệu ủng hộ họ từ phía Chính phủ Hoa Kỳ - không chỉ của riêng ngài Sedgewick đâu, họ biết quá rõ về vị thế của ông ta cho nên cái họ cần là sự dứt khoát của Tổng thống Kennedy, của Ngoại trưởng Dean Russk, và của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara.

- Đấy là dạng tín hiệu nào vậy?

- Tướng Minh “lớn” muốn được chấp nhận ba điều kiện. Ông ta muốn viện trợ kinh tế của Mỹ cho Nam Việt Nam phải bị cắt. Ông ta muốn ông Markoff và ông Sabo bị loại ra khỏi cuộc chơi. Và điều cuối cùng là ông ta muốn Đại sứ quán phải giữ khoảng cách nhất định với ông Diệm.

- Viện trợ kinh tế của chúng ta đang giúp cho mọi thứ ở đây vận hành một cách hoàn hảo. Không có nó thì tất cả sẽ sụp đổ hết chứ còn gì nữa.

- Có tới hơn hai trăm triệu đô-la tiền viện trợ đổ vào đây. Và nền kinh tế của đất nước này chỉ sụp đổ hoàn toàn khi tất cả số tiền này bị ngừng lại cùng một lúc.

- Xem ra cậu cũng biết nhiều về kinh tế giống như cậu biết về choi tennis vậy nhỉế Vậy theo cậu Đại sứ quán sẽ phải làm thế nào để “giữ khoảng cách” - như cách gọi của cậu với một Chính phủ mà chúng ta đang liên can tới cơ chế vận hành ở tất cả các cấp từ cao nhất cho đến những làng bản, thôn ấp ở vùng sâu vùng xa?

- Chính sách ấy sẽ được điều chỉnh một cách từ từ. Chúng ta không chạy theo bọn họ mà trái lại hãy để cho bọn họ phải chạy theo chúng ta. Hãy làm cho họ phải toát mồ hôi ra ấy chứ. Nếu như họ không làm đúng những gì mà chúng ta yêu cầu - phóng thích các tín đồ Phật giáo, các sinh viên, bãi bỏ điều số mười trong Hiến pháp hiện hành, cho phép các phong trào tự do dân chủ hoạt động - thì khi  đó chúng ta sẽ để cho chiếc thòng lọng tự rơi xuống đầu họ.

- Vậy là chúng ta chỉ việc ngồi tại Đại sứ quán mà đọc báo thôi.

- Nếu như một buổi sáng nào đó, cậu đóng chặt cửa Đại sứ quán lại và cho tất cả các quan chức cũng như nhân viên ở đó đi nghỉ thì cậu biết sẽ có chuyện gì xảy ra không? Để tôi nói cho cậu biết nhé. Sẽ chẳng còn gì tồi tệ hơn thế nữa đâu. Và cậu có biết tại sao không? Bởi vì có ai nhận ra điều đó đâu kia chứ. Đó chính là lý do vì sao đấy.

Chỉ mất vài phút ở trong phòng thay đồ, D. Marnin đã chuyển cho ông bạn mình mấy chiếc phong bì màu vàng. Thế là Mandelbrot đã được đọc tất cả những bức điện mới nhất nhưng sẽ chẳng bao giờ được đem công khai từ chính Đại sứ quán. Anh ta đã không viết gì về cuộc đảo chính bị lộ tẩy mặc dù chính anh ta đã biết tường tận đến tất cả các chi tiết nhỏ nhất mà chưa chắc Đại sứ Sedgewick được biết. Chính vì thế anh ta có thể để mặc cho các diễn viên của màn kịch này đóng tiếp vai diễn của họ - đây cũng là một mánh khóe thể hiện khả năng điểu khiển giới báo chí của Đại sứ Sedgewick. Thay vì viết những câu chuyện liên quan đến cuộc đảo chính, mỗi tuần câu chuyện của Mandelbrot lại tập trung vào khai thác mọi góc cạnh khác nhau trong phái bộ Mỹ. Trên trang đầu tiên của tờ Nhật báo Times, anh ta đã viết về một số “quan chức cao cấp trong phái bộ Mỹ” đã không hài lòng với chính sách mới mà Đại sứ Sedgewick đang áp dụng nhằm “bảo vệ quyền lợi của Mỹ”. Những người này đã có thời được kinh qua “trường học của Đại sứ Corning về chính sách ngoại giao nhân nhượng”, một chính sách làm thỏa mãn tên bạo chúa người Việt và gia đình ông ta. Những quan chức này trong Đại sứ quán là không thể tin cậy được với bất cứ ai dám yêu cầu rằng người dân Mỹ không thể bị áp đặt theo kiểu khinh khỉnh như vậy được. Thật may mắn là, Mandelbrot viết tiếp, “bây giờ chúng ta đã có một nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm ở vị trí đứng mũi chịu sào, một con người nếu cần, luôn thách thức với tất cả các hình thức quan liêu và sẵn sàng đánh bại những người giỏi nhất trong số họ”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #123 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 03:03:45 pm »

Những người đang có mặt tại Sài Gòn vào lúc này đều hết sức ngạc nhiên trước việc Đại sứ Bascome Sedgewick nhanh chóng nắm được toàn quyền điều khiển ở đây. Một quan chức cao cấp nhất của Đại sứ quán cũng đã phải thốt lên: “Ông ấy thật kỳ lạ. Những gì mà ông ấy đã làm được trong vòng một tuần qua đã có ý nghĩa hơn tất cả những gì mà chúng ta đã làm được trong suốt năm năm qua ở đất nước này. Cái mà nơi này cần là một chiếc chổi mới. Và cám ơn Chúa chúng ta đã có được điều đó”.

Trong khi các quan chức Đại sứ quán, Mandelbrot viết tiếp - như muốn ban thêm cho họ coup de grac’e 1  nữa - không muốn nêu tên của mình, tất cả những ai ở Sài Gòn đều hiểu rằng còn hai quan chức Đại sứ quán có mối quan hệ thân mật nhất với Ngô Đình Nhu và cũng là những người trực tiếp tham gia vào Chương trình lập ấp chiến lược đầy tai tiếng. Đó là Cố vấn chính trị Samuel F. Sabo và Trưởng lưới CIA tại Sài Gòn Station, Stuart M. Markoff. Đã có nhiều đồn đại cho là thời gian tại vị của hai người này ở Sài Gòn sẽ không còn được kéo dài thêm bao lâu nữa..

Câu chuyện này đã gây nên một trận bão lửa ở tất cả các cấp cao nhất tại Washington. Thư ký báo chí của Nhà Trắng, Pierre Salinger vẫn khẳng định rằng Tổng thống Kennedy hoàn toàn ủng hộ cả Đại sứ Sedgewick lẫn tướng Donnelly và nhận định rằng nỗ lực đó của Mandelbrot chỉ như “muối bỏ biển”. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, Bob Manning lại bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước những gì mà công luận dị nghị về những biểu hiện thiếu đoàn kết trong cộng đồng các quan chức Mỹ tại Sài Gòn. Theo đó, Phái bộ Mỹ tại Sài Gòn vẫn đang hợp tác chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đại sứ Sedgewick, một người đã được Ngoại trưởng đặc biệt tin tưởng. Tại phòng họp báo của Lầu năm góc, Tướng Taylor cho trích dẫn lời phát biểu của mình rằng “Blix” Donnelly là một trong các tướng lĩnh cừ khôi nhất mà Lục quân Hoa Kỳ đã đào tạo được trong hơn nửa thế kỷ qua và không còn gì có thể kỳ diệu hơn dưới sự chỉ huy của ông ấy.

Cơ quan vướng phải vấn đề rắc rối nhất trong bài báo của Mandelbrot chính là Cục Tình báo trung ương (CIA). Tất cả mọi người trong giới ngoại giao cũng như báo chí ở Sài Gòn đểu biết rằng ông Markoff là Trưởng lưới điệp vụ CIA ở đây. Nhưng bài báo của Mandelbrot đã phạm phải một điều cấm kỵ khi công khai điều này cho công luận. Trong thực tế, Đại sứ Sedgewick đã kịp thời yêu cầu tổ chức điều tra đặc biệt và bức thông điệp bày tỏ sự “thất vọng nhiều hơn là giận dữ” của ông ta gửi tới Giám đốc CIA, ông John McCone là khẩn trương cho thay thế ông Markoff bằng người khác. Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tương lai của ngài Markoff tại Việt Nam dưới trướng của Đại sứ Sedgewick rõ ràng là không còn được bao lâu. Tuy nhiên, theo phỏng đoán riêng của D. Marnin thì chỉ có một nhân tố duy nhất khiến cho ông Markoff trở thành người đầu tiên trong Phái bộ Mỹ sau ngài Sabo bị đuổi về nước chính vì đó là điều kiện mà tướng Dương Văn Minh đã đặt ra để làm sống lại cuộc đảo chính đã bị lộ tẩy.

Ngày 7 tháng 9, tướng Khiêm thông báo ngắn cho Gascon về một cuộc họp vào buổi tối hôm trước giữa các tướng Minh “lớn”, Đôn, Bích, Kim và tướng Khánh. Theo lời Khiêm, tất cả bọn họ đều tin rằng âm mưu đảo chính hồi tháng 8 được chính ông Markoff tiết lộ cho ông Nhu. Cũng theo lời tướng Khiêm, các tướng lĩnh thậm chí không nghĩ tới việc bắt đầu tiếp tục tổ chức cuộc đảo chính trừ khi họ chắc chắn rằng nó sẽ được ủng hộ một cách toàn diện bởi một Chính phủ Mỹ thống nhất, trong đó có cả tướng Donnelly. Họ đã đặt ra bốn điều kiện trước khi họ triển khai kế hoạch - ba điều kiện trong số này đều tương tự như những gì Mandelbrot đã tiên đoán cho D. Marnin một tuần trước đó bao gồm: phong tỏa viện trợ kinh tế, dứt khoát giữ khoảng cách lạnh nhạt với ông Diệm và ông Nhu, thay thế, trục xuất ông Markoff ra khỏi Việt Nam (không hề đả động đến việc sa thải ngài Sabo). Điều kiện thứ năm là từ chối viện trợ tài chính trực tiếp cho lực lượng đặc nhiệm của Đại tá Tung nếu như ông này không đồng ý để lực lượng này nhập vào cơ cấu chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Đại tá Gascon đã viết một bức điện gửi tới tướng Khiêm thông báo rằng yêu cầu của họ đã được chuyển cho D. Marnin đưa tới tận tay ngài Đại sứ để ông này thông qua vào buổi tối hôm đó. Giống như thường lệ, bất cứ khi nào có gì đó quan trọng gửi cho Đại sứ Sedgewick duyệt trước khi gửi về Mỹ, D. Marnin đều đặt nó ở giữa bàn làm việc nơi ông ta không thể quên nó được. Thế nhung tối hôm đó, khi anh thu dọn lại mấy tờ báo của ông Đại sứ thì bức điện đó vẫn còn lại trên bàn. Sáng hôm sau anh lại để nó lên giữa bàn làm việc của ông ấy thêm một lần nữa. Vậy nhưng nó vẫn chẳng được đụng vào chút nào hết. Đến buổi sáng tiếp theo mọi việc lại lặp lại đúng như vậy. Tuy nhiên, khi D. Marnin tới khóa cửa vào buổi tối thì bức điện đã biến mất. Anh vội tới hỏi cô Helen Eng xem cô ấy có đem bức điện xuống phòng mã hóa hay không. Cô ấy đã không làm vậy. Cuối cùng anh tìm kiếm trong đống giấy loại ở ngăn kéo dưới cùng trong két của ngài Đại sứ, anh đã tìm thấy nó bị xé làm đôi. Ông ta đã chẳng bao giờ gửi nó về Washington chính vì thế chẳng bao giờ có ai chú ý đến bốn điều kiện mà tướng Minh “lớn” đưa ra trước khi tiến hành cuộc đảo chính.

Ba điều kiện đầu tiên do tướng Minh đưa ra đã nằm trong tay ông Sedgewick. Thứ nhất là cả hai ông Sabo và Markoff sẽ sớm rời khỏi Sài Gòn. Thứ hai là ông Minh cũng đã nhận được lệnh thông báo cho Đại tá Tung rằng mọi chế độ cung cấp tài chính cho quân của ông ta sẽ không còn trừ khi lực lượng đặc nhiệm của ông ta được đặt trực tiếp dưới sự chỉ huy của Bộ tổng tham mưu. Thứ ba là, Washington cũng đã đồng ý rằng một số phần trong chương trình viện trợ kinh tế sẽ bị cắt “tạm thời” nhưng quyết định cuối cùng sẽ bị đình lại cho tới sau chuyến thị sát tình hình thực tế của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tướng Taylor trong mười ngày cuối cùng của tháng 9.

Tất cả mọi người đều đứng dậy chào khi Đại sứ Sedgewick bước vào phòng họp theo thói quen của ông ta là muộn hơn năm phút. Ông ta hất hàm ra hiệu cho ngài Bilder bắt đầu rồi để cho mỗi người thuộc các bộ phận khác nhau báo cáo về tất cả các sự kiện liên quan đến những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ cùng các đối tác trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Trưởng đại diện của các mảng công tác đều thông báo rằng mọi hoạt động hợp tác của họ với người Việt Nam đều đã bị hủy bỏ. Chỉ riêng tướng Donnelly cho rằng phạm vi công việc của ông ta là cuộc chiến tranh chống lại Việt Cộng vẫn đang được tiến hành bình thường và thu được kết quả tốt. John Mecklin cũng báo cáo tóm tắt toàn bộ nội dung chính của các bài báo đáng chú ý trong báo chí địa phương ra vào cuối tuần trước. Tờ Times của Việt Nam Cộng hòa và một số tờ báo khác phát hành bằng tiếng Việt cũng đã trích dẫn câu chuyện của phóng viên Mandelbrot nói về mối bất đồng trong Phái bộ Mỹ. Một vài tờ báo trong số này đã thêm một vài chi tiết nhằm công kích thẳng vào ngài Đại sứ Mỹ và gọi ông ấy là “tên thực dân cuối cùng”. Sau đấy, Đại sứ Sedgewick là người đưa ra kết luận cuối cùng. Ông ta nói:

- Thưa các quý ngài, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để đối phó với mấy đòn chính tri đầy ác ý mà họ vừa tung ra nhằm vào Đại sứ quán này, chống lại các ngài, chống lại tôi và chống lại tất cả chúng ta. vẫn có một cách để đáp trả những hành động này, nhưng giống như ông bạn già của tôi, ngài Lyndon Johnson vẫn nói: “Dù sao cũng đừng bao giờ ganh đua với một con chồn hôi” - ông ta nói tiếp - Chúng ta không thể giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Chính vì thế tôi đã quyết định rằng cách tốt nhất để đối diện với những thách thức này là áp dụng một chính sách mới. Trước hết, chúng ta sẽ tạm thời cắt viện trợ. Thứ hai, chúng ta sẽ thực hiện chính sách ngoại giao lạnh nhạt đối với các đối tác người Việt của chúng ta để cho họ phải hiểu rằng chúng ta sẽ không thể bị họ đá qua đá lại mãi được. Từ nay trở đi, Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn sẽ ngừng mọi liên hệ với các quan chức người Việt trên phương diện công việc và quan hệ xã hội. Các ngài sẽ không được đón tiếp họ tại nhà hay ở các nhà hàng. Các ngài cũng sẽ từ chối nhận lời mời của họ, từ chối thảo luận với họ về các vấn đề đang còn dở, dang. Khi có được hỏi về vấn đề cắt viện trợ, nhiệm vụ của các ngài chỉ là nở nụ cười và nói vấn đề đó đang được thảo luận. Nếu họ tiếp tục hỏi là khi nào nó sẽ được quyết định, các ngài chỉ cần nói “sớm thôi” và mặc cho họ suy luận thế nào cũng được.

Ngài Bilder trông ngớ người ra như thể có ai đó vừa để cho một tảng đá rơi thẳng vào đầu vậy. Rõ ràng là vấn đề này chưa được thảo luận với ông ta một chút nào trước cuộc họp này.


---------------------------------------------------------
1.Phát súng ân huệ - phát súng cuối cùng cho chết hẳn
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #124 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 03:05:20 pm »

- Thưa ngài Đại sứ - ông ta ngập ngừng thăm dò - đây là cuộc thảo luận mở hay là ngài đã đưa ra quyết định cuối cùng rồi?

- Theo như tôi được biết - Đại sứ Sedgewick trả lời - chẳng còn gì phải bàn bạc nữa cả.

- Tôi đang đặt giả thiết là việc này chỉ áp dụng cho các bộ phận trong Đại sứ quán chứ không cho các cơ quan trong Phái bộ Mỹ như USOM chứ - ông Curly Bird nói.

- Giả thiết của ông cũng sai rồi. Điều này sẽ áp dụng cho tất cả mọi người - Đại sứ Sedgewick hằn học đáp lại.

- Cho tôi hỏi một chút - tướng Donnelly vội hỏi -quân của tôi đang chiến đấu ngoài mặt trận. Họ đang phải phơi xác ở đây mỗi ngày. Cá nhân tôi sẽ không thể dừng các hoạt động tác chiến được.

Lần đầu tiên thấy Đại sứ Sedgewick suy nghĩ trong chốc lát.

- Thôi được, - cuối cùng ông ta trả lời - tôi nghĩ là chúng ta sẽ có một trường hợp ngoại lệ cho lực lượng Quân đội. Nhưng điều này chỉ áp dụng cho các hoạt động tác chiến ngoài mặt trận chứ không áp dụng cho việc thảo luận về hoạch định chính sách hay các chương trình viện trợ quân sự (MAP).

- Điều này sẽ thật bất tiện đấy thưa ngài. - tướng Donnelly buột miệng thốt lên.

- Tôi biết là nó sẽ rất bất tiện - ông Đại sứ trả lời ngay - tôi muốn nó phải bất tiện. Sự bất tiện này sẽ như một bức thông điệp gửi cho phía bên kia. Và tôi không muốn ai nghi ngờ rằng bức thông điệp ấy mang ý nghĩa gì.

- Tôi đã mời hai Bộ trưởng Nội các tới dự tiệc vào tối Thứ bảy này - ông Sabo nói - trường hợp này tôi nên làm thế nào?

- Ông có hai sự lựa chọn. Ông có thể báo là ông không mời họ nữa hoặc ông có thể hủy bỏ bữa tiệc ấy. Tôi cho tất cả mọi người một thời hạn là ba ngày. Trong giai đoạn này tất cả những gì đã được bố trí từ trước đều có thể tiếp tục. Nhưng sau ba ngày đó mọi thứ đều phải dừng lại.

- Tôi có một bữa tiệc chia tay vào cuối tháng này - ông Curly Bird nói - đây là một cơ hội rất quan trọng và tôi định mời tất cả những người đã từng cộng tác với tôi, có nghĩa là sẽ có khoảng hơn ba trăm quan khách người Việt. Thưa ngài Đại sứ, theo như ngài nói thì cả bữa tiệc đó cũng phải hủy bỏ sao?

- Đúng vậy. - ông Sedgewick trả lời dứt khoát.

Ông Bird trở nên tiu nghỉu ngay lập tức.

- Thưa ngài Đại sứ - Sam Sabo nói - Tôi biết là ngài đã quyết định tất cả rồi. Nhưng nếu như ngài cho phép tôi được thanh minh một chút, tôi hy vọng là mình có thể đưa ra được một vài ý tưởng nào đó.

- Chẳng hạn như thế nào?

- Có một điều thế này, đó là hậu quả của việc này sẽ là rất lớn đối với người Việt Nam và đặc biệt là với ông Diệm và ông Nhu. Họ sẽ thấy như ta đang đánh nhau với họ vậy. Theo ý tôi thì việc để mặc cho họ đứng ngồi không yên như thế là một sai lầm. Chúng ta vẫn có thể bảo họ làm bất cứ cái gì mà chúng ta muốn. Nhưng chúng ta không thể để làm điều đó bằng cách bỏ mặc họ với tất cả những gì họ có. Cái chúng ta cần là có nhiều hơn những người như bọn họ chứ không phải là gạt họ ra. Chúng ta cần phải nắm chặt tay họ chứ không phải bỏ mặc họ. Tôi không thấy hay ho gì khi phải gây chiến với họ như vậy.

- Chúng ta không phải đang gây chiến với họ. Chính họ đã gây chiến với chúng ta - Đại sứ Sedgewick trả lời - Chẳng nhẽ vừa nãy ngài không có mặt khi nghe cậu John Mecklin đây báo cáo về những gì họ nói về chúng ta trên báo chí địa phương hay sao? Có một điều mà tất cả các ngài ở đây phải hiểu là, ở nước Mỹ của chúng ta, không có một chính trị gia nào - không có một ai - là người chống chủ nghĩa thực dân và ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc trong suốt hai mươi năm qua. Và thằng Nhu vẫn lườm vào mặt tôi mỗi ngày mà coi tôi như “một thằng thực dân cuối cùng”. Đây là lời nói dối trá, trắng trợn nhất của một thằng Hitler  . Ông Goebels   cũng không thể làm tốt hơn được thế. Bây giờ, tôi cũng không quan tâm đến những gì họ nói về cá nhân tôi. Tôi đã từng được những con chồn hôi còn to hơn cả thằng Nhu gọi là một con sói cơ. Nhưng tự tôi không thể cho phép mình quên rằng người mà chúng công kích mỗi ngày lại là đại diện cho tư cách cá nhân của Tổng thống Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Cái gì có thể khiến cho một kẻ tâm thần như thằng Nhu nghĩ rằng nó có thể thoát được với trò quảng cáo vớ vẩn như thế chứ? Làm gì còn sự tôn trọng nào mà chúng ta có thể nhận được từ người Việt Nam nếu như họ nhìn nhận chúng ta giống như những gì mà bọn chúng mô tả một cách đầy khiêu khích như thế chứ? Tôi biết vẫn có những rủi ro. Nhưng quên mẹ nó đi, đã đến lúc chúng ta phải liều mạng ở xứ sở này. Đám người này phải bỏ ngay cái ý nghĩ rằng chúng ta chỉ là mấy thằng nhu nhược. Còn một điều nữa. Hãy đừng bao giờ quên tôi là người đang cầm lái chiếc xe này. Bất cứ ai cảm thấy không thích nó đều có quyền tự do xuống khỏi chiếc xe này mà không phải bận tâm vì điều gì. Nhưng tôi cũng muốn mọi người phải hiểu rõ là chúng ta không nài nỉ van xin Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu thêm một phút nào nữa. Chính sách của chúng ta là dứt khoát. Mọi người hiểu cả chưa? Rõ cả chưa nhỉ?

- Vâng, thưa ngài! - ông Bilder vội hấp tấp trả lời.

- Vâng, thưa ngài! - tướng Donnelly cũng trả lời theo.

D. Marnin vẫn ngồi im trên chiếc ghế quen thuộc của mình ở áp sát tường mà đưa mắt nhìn ngài Stu Markoff, một người chưa nói câu nào trong suốt cuộc họp này. Nó thật khó cho ông ta khi phải giải trình với sở chỉ huy Cục Tình báo trung ương (CIA) rằng tất cả các điệp viên của ông ta đều đã cắt đứt quan hệ với tất cả các kênh liên lạc là người Việt để gửi tới cho Ngô Đình Nhu một bức thông điệp mang ý nghĩa chính trị đúng đắn. Đó cũng là điều mà ông ta phải đi lại với ông Đại sứ và D. Marnin cũng tính rằng ông ta có thể sẽ gặp riêng ngài Sedgewick ngay sau cuộc họp này để nói về một số nguyên tắc mới cho các điệp viên của mình trong đó có cả Gascon. Thế nhưng D. Marnin vẫn nhìn  ông ta một cách thận trọng vì một lý do khác.

Tất cả mọi người khác trong phòng này đều tỏ ra sẽ chấp hành chính sách cắt viện trợ và phong tỏa ngoại giao mới mà Đại sứ Sedgewick vừa đưa ra nhằm giữ thể diện cho mình. Thế nhưng vì lẽ ông Markoff cũng là người chia sẻ các bí mật về những cuộc tiếp xúc giữa Gascon với các tướng, D. Marnin hiểu rằng ông ta là người duy nhất trong phòng này đã nhận ra rằng, bằng việc bổ sung vào chính sách mới, Đại sứ Sedgewick đã lặng lẽ chấp nhận tất cả bốn điều kiện mà tướng Minh “lớn” và tướng Khiêm đưa ra hôm 7 tháng 9 để tiến hành cuộc đảo chính.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #125 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 03:07:23 pm »

Chương 39
RÚT HẾT VỐN

Ông Markoff cố gắng gặp Đại sứ ngay sau khi cuộc họp kết thúc, thế nhưng H. Eng đã thông báo cho ông ta rằng Đại sứ Sedgewick đã cho D. Marnin đi cùng tới gặp một nhà sư mới tìm đến gặp người Mỹ để xin được hưởng quy chế tị nạn chính trị. Chiều hôm trước, vị khách mới này của Đại sứ quán đã liều mạng xông bừa vào khu lãnh sự. D. Marnin được gọi tới để chứng kiến và xác minh thân thế của anh ta. Khi ông Đại sứ nghe được tin này, ông ta cảm thấy như cuối cùng thì vận may cũng đã đến với ông ta. Với ông ta sự xuất hiện của vị khách đặc biệt này dường như là của trời cho và bởi vì như chính ông ta đã câu được một con cá to nhất - Hòa thượng Thích Trí Bình.

Với một nụ cười hớn hở trên môi, Đại sứ Sedgewick lao thẳng vào căn phòng dưới tầng trệt nơi Bình đang ẩn náu. Ông ta chìa tay ra chào, còn vị Hòa thượng lại giật lùi lại một cách bối rối và thận trọng. Thay vì đưa tay ra bắt, sư Bình lại chắp hai lòng bàn tay trước ngực và cúi đầu chào theo kiểu chào cổ điển của Phật giáo. Bởi vì anh ta từng nói đến cả trăm bài thuyết pháp chỉ trích hành vi của người Mỹ ở đất nước mình - như những vụ cưỡng dâm, gây tàn phế, trộm cắp đều gây ra bởi đám người Mỹ “mũi lõ” - cho nên việc anh ta tỏ thái độ rụt rè cẩn trọng trước sự hoan hỉ của nhân vật quyền lực nhất trong đám mũi lõ cũng là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên là anh ta không biết rằng Đại sứ Sedgewick là người duy nhất chẳng biết chút gì về những chuyện tầm phào mà người ta vẫn đồn đại về tư tưởng chống Mỹ của anh ta cho nên ông Đại sứ chẳng những không coi anh ta là kẻ thù của nước Mỹ mà còn coi anh ta như một đồng minh thân cận trong cuộc chiến lật đổ Ngô Đình Diệm.

Hôm đó là một ngày có toàn những chuyện đen đủi. D. Marnin vừa về đến nhà vào buổi tối thì cũng là lúc có tiếng gõ cửa vội vã vang lên.
- Claudio - anh kêu lên sung sướng - ông bạn của tôi ơi, anh vào nhà đi nào.

D. Marnin rót cho mỗi người một ly rượu Scotch và mở hộp đậu phộng để ra trước mặt. Họ ngồi đối diện với nhau trong khi D. Marnin ngồi lên chiếc ghế bành còn Claudio lại ngồi ngả người mệt mỏi trên đi văng vừa uống rượu, vừa nhằn đậu phộng.

- Tôi cũng dám chắc là cậu chẳng thể giúp tôi việc chó chết này được - Claudio nói - nhưng tôi đang ở trong tình trạng là tôi phải làm tất cả những gì có thể để thoát ra khỏi hoàn eảnh này.

- Anh đang nói về cái gì cơ? Có chuyện gì không ổn sao?

- H m... cũng phải thú thực với cậu là tôi đang bị kẹt. Tôi phải làm sao đó để thu hồi thật nhanh một số tiền mặt rất lớn. Hoặc là như thế hoặc là phải thuyết phục được một số nhân vật có tiếng tăm không hay lắm rằng họ không cần thiết phải bắt tôi làm như thế.

- Anh có thể lấy bất cứ cái gì mà tôi có anh Claudio ạ - D. Marnin trả lời thành thật.

- Cậu thì có cái gì chứ?

- Hãy cho tôi một vài ngày tôi sẽ thu xếp được khoảng mười hay mười lăm ngàn đô-la tiền mặt gì đó. Còn nếu anh lấy bằng xéc thì tôi có thể đưa cho anh ngay bây giờ.

Claudio mỉm cười một cách cay độc.

- Ngần đấy chỉ đủ cho anh thôi, anh bạn ạ. Nhưng anh không thể hiểu hết mọi chuyện đâu. Tôi cần khoảng năm mươi đến một trăm lần con số đó kia. Mà tôi lại cần nó trước thứ sáu này.

- Nhưng tôi đã nghĩ là tất cả công việc làm ăn của anh đang rất trôi chảy kia mà.

- Đúng thế, nó thì vẫn trôi chảy. Theo tính toán của chúng tôi hôm thứ Sáu tuần trước, trong thời gian sáu tháng nữa chúng tôi có thể nhân đôi số tiền của chúng tôi. Dĩ nhiên là điều này còn phụ thuộc vào việc người Mỹ các anh không can dự vào nữa - một giả thiết mà chẳng ai nghi ngờ là nó sẽ xảy ra. Nhưng bây giờ thì chuyện đó là quá thừa rồi.

- Anh không cho là chúng tôi cũng đã đầu tư tất cả vào đây và rồi đột nhiên chúng tôi bỏ đi mà chẳng cần một cái gì đấy chứ?

- Điều không may là, những ngưòi cộng tác làm ăn với chúng tôi không biết nghĩ là gì cả, họ chỉ sẵn sàng hành động thôi.

- Tại sao thế?

- Có đến năm hay sáu lý do khác nhau. Thế nhưng lý do quan trọng nhất là Chương trình nhập khẩu hàng hóa CIP. Các anh chuẩn bị cắt bỏ các khoản cho vay này. Không có chương trình CIP, đất nước này sẽ lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Hơn thế nữa, không có chương trình CIP, tất cả chúng tôi cũng sẽ phá sản.

Trong thực tế, Đại sứ quán không mong muốn người Việt Nam phản ứng ngay tức khắc với lệnh cắt viện trợ mà chưa từng được công bố này. Điều này vẫn được coi là “thông tin nội bộ” và được bảo mật rất cao.

- Mấy ông bạn của anh chỉ đang cường điệu lên thôi - D. Marnin nói - Không cần phải hốt hoảng đâu. Các chuyến hàng sẽ chỉ bị đình lại, chỉ bị đình lại thôi. Chưa hề có một quyết định nào về việc hủy bỏ chương trình hỗ trợ nhập khẩu hàng hóa cả. Lâu nhất là chỉ trong từ ba đến bốn tháng nữa sẽ có vài trăm triệu đô la từ các kênh cung cấp sẽ được chuyển vào cho chương trình CIP này thôi. Không có gì phải lo ngại cả đâu.

- Không còn gì phải lo ngại cả ư ! Hãy nói điều đó vói mẹ tôi khi họ đã quẳng tôi xuống sông Sài Gòn cho cá nó xơi rồi ấy ông ạ. Cậu và đám người Mỹ các cậu đều không hiểu là cậu đang ngồi trên cái cứt khô gì đâu khi mà nó động đến vấn đề kinh tế. Thị trường chỉ quan tâm đến những ý định của các cậu thôi. Theo cách đánh giá từ những người của chúng tôi, các cậu chuẩn bị rút mạnh tấm thảm trải dưói chân ông Diệm và họ hoàn toàn không hiểu sao lại thế. Để làm gì mới được chứ? Có một thứ mà thị trường không bao giờ muốn đó là sự mất ổn định. Tại sao mấy người bọn tôi lại phải bỏ lại cả đống tài sản của mình ở Sài Gòn để cho chúng trở nên vô dụng một khi Việt Cộng tiến được xuống đây trong khi ấy họ có thể lấy lại số tài sản đó nếu họ có thể tái đầu tư vào bất cứ cái gì ở Hồng Kông hay ở Băng Cốc. Và dù sao thì cuộc đảo chính sẽ sớm nổ ra trong năm nay thôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #126 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 03:09:44 pm »

- Không có ai đang rút tấm thảm dưới chân ai cả đâu - D. Marnin cố cãi - và nếu như anh đang kiếm cái kiểu tiền mà anh đang nói đến ấy thì tôi cũng không hiểu vì sao những người bạn của anh lại cảm thấy lo ngại chứ?

Claudio nhìn chằm chằm vào D. Marnin như không thể tha thứ được.

- Tôi hiểu rồi, tôi sẽ phải kể nó cho cậu nghe bằng những từ ngữ đơn giản nhất nhé. - anh ta nói - Mấy tay ba Tàu là những tên chơi bạc đại tài. Điều này có nghĩa là khi có một cơ hội vô tình lướt qua, giống như việc Hoa Kỳ quyết tâm theo đuổi chính sách đô hộ ở miền đất này, họ sẽ cùng chơi vào đây bằng tất cả mọi giá. Họ nghĩ là sẽ chẳng có gì bằng việc vay một triệu đô-la với lãi suất khoảng 6,4% để đầu tư vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc lá bởi vì nhà máy đó có thể giúp họ kiếm được nửa triệu đô-la ngay trong năm đầu tiên mới bước vào sản xuất. Số tiền đó đủ để họ trả tiền lãi và kiếm được khoảng một trăm ngàn đô la tiền lời, một vụ đầu tư gần như chẳng bằng cái gì ngoài một chút hợp tác hai bên.

- Tôi thấy có vẻ như làm ăn vậy cũng kiếm được đấy chứ - D. Marnin thật thà nhận xét.

- Đúng vậy. Đặc biệt là vì họ vay tiền để chống lại những mối hợp tác tương tự ở ba nước khác nhau - có thể là ở đây và ở Băng Cốc, hoặc là Hồng Kông. Hoặc có thể là ở Singapore hay ở Malaysia hay ở bất cứ nơi nào khác. Chừng nào người Mỹ các cậu còn ở đây, những người chủ nợ của họ còn đáng yêu lắm - vậy nên họ sẽ không quá mệt nhọc để tìm hiểu xem nguồn vốn đó đến từ đâu. Nhưng nếu khi các cậu đã rút đi rồi, hoặc chỉ có vẻ như một ngày nào đó các cậu sẽ rút đi thì toàn bộ mọi thứ sẽ thay đổi. Những người chủ nợ sẽ bắt đầu xem xét. Vì thế một cái nhà máy sản xuất thuốc lá mới tuần trước có trị giá trên hai triệu đô-la mà có thể sử dụng làm tài sản để thế chấp vay thêm mười triệu đô-la khác để sử dụng cho việc xây dựng một dây truyền sản xuất đồ thủy tinh cao cấp hay hàng chục nhà máy nữa, ngày nay đã trở thành một mạng lưới các tiêu sản. Cuối cùng cậu sẽ không thể bỏ tất cả chúng vào trong va ly rồi mang nó đi khỏi đây được.

- Nhưng mà các anh vẫn có thể kiếm được khối tiền đấy thôi.

- Cuối tuần trước, tất cả tiền vốn của chúng tôi đã đạt mức cao nhất. Chúng tôi đã có thể thanh toán mọi nợ nần và rời bỏ mảnh đất này với một món lời thấp nhất cũng là khoảng mười triệu đô-la. Chỉ một năm nữa thôi, con số này ít nhất cũng phải đạt được khoảng mười lăm triệu đô-la hoặc là gần hai mươi triệu đô-la. Đấy là khi có một thị trường. Ngày hôm nay, bởi vì không có thị trường nào hết, tất cả tài sản của chúng tôi chỉ còn là đống cứt ... - còn tồi hơn cả cứt ấy chứ vì ít ra thì cứt còn có thể làm phân bón được. Các chủ nợ của chúng tôi, những người cho vay theo tuần chứ không phải theo năm đều muốn lấy tiền về - đến những xu cuối cùng ngay tức khắc. Và gã đầu tiên sẽ bị họ đập vỡ chân là thằng cha đứng đầu cả nhóm mà đó lại là cái thằng tôi chứ. Và tất cả cũng chỉ bởi vì cái ông Sedgewick thích châm chọc của các cậu quyết định cướp quả bóng trong tay ông Diệm mà vứt đi thôi.

- Tôi nghe như thể những gì cậu nói rằng nếu chúng tôi quá thờ ơ với thị trường tài chính thì tự nó sẽ tạo nên những áp lực với Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và đó cũng chính là những gì mà ông Sedgewick đang mong muốn.

- Cậu đừng có nhầm lẫn như thế. Chính sách này sẽ không chỉ lấy đi mấy quả trứng vàng thôi đâu. Nó sẽ còn giết luôn cả con ngỗng mẹ nữa đấy. Lý do khiến cho mấy viên tướng đó không thể tự quyết định chống lại Ngô Đình Diệm hai tuần trước đây là vì những người vẫn trả phụ cấp cho lối sống của họ, những người còn hiểu họ hơn cả má của họ nữa nhận thấy là mấy tay này chẳng thể điều hành nổi một quầy bán bánh mì trên phố chứ chưa nói gì đến một đất nước. Ông Diệm có thể có những sai lầm nhưng so vói mấy tay này thì có thể gọi ông ta giống như cách gọi của Phó Tổng thống Johnson là Winston Churchill của Châu Á. Cứ tin tôi đi, nếu như cậu sẽ đầu tư tiền của cậu vào đất nước này, cậu sẽ muốn nó được điều hành bởi Ngô Đình Diệm, người chẳng bao giờ quên một cái gì cả, còn hơn là nó được điều hành bởi tướng Minh “lớn”, người còn quên mở cả khóa quần lúc đi tè vào sáng nay.

- Tôi rất thông cảm với anh - D. Marnin nói - anh có một thửa ruộng quá rắn để cuốc cho hết. Đại sứ Sedgewick không phải là hạng người dễ bị lay chuyển đâu. Cánh thương nhân địa phương nên gây thêm áp lực với ông Diệm và ông Nhu để họ đầu hàng đi.

- Hai anh em họ quá ư cố chấp đấy. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra ít nhất là cho đến lúc đã quá muộn rồi. Các anh đã quá may mắn được một lần rồi. Thiếu chút nữa các anh đã đẩy mảnh đất này vào tay mấy tên tướng tá bất tài rồi. Nhưng lần này các anh sẽ không còn gặp may nữa đâu.

- Vậy theo anh tôi có thể làm được gì chứ?

- Hãy trình bày với ông Sedgewick khờ khạo ấy rằng nếu ông ta có bất cứ ý tưởng nào cho là ông ấy có thể từ từ cắt viện trợ cho chương trình CIP để ngày càng có nhiều áp lực hơn từ phía các nhà đầu cơ đối với Chính phủ Việt Nam Cộng hòa để bắt họ phải khấu đầu lạy tạ xin thua thì ông ấy bị điên thật rồi. Trong thành phố này chẳng có gì gọi là bí mật hết. Tất cả những gì mà ông ấy đang làm thực ra là hủy hoại cái thị trường mà cộng đồng các thương nhân đang cố nuôi cho nó sống. Không phải là ông ta đang vắt bỏ mỡ ra khỏi cái mảnh đất này mà chính là ông ta đang hủy hoại sự tồn tại của nó. Nếu không có thị trường, tất cả mọi thứ sẽ bị bay hơi hết và cả miếng ăn của tôi nữa, Entiende?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #127 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 03:11:25 pm »

*
*      *

Lily đã đứng đợi ở đó khi anh vừa mở cửa bước vào, cô mặc chiếc áo ngủ xuềnh xoàng màu hồng. Thế nhưng thay vì đón anh bằng một nụ hôn thật dài, thật êm và vòng tay âu yếm ôm chặt quanh cổ anh, cô nhìn anh mà quở mắng rằng cô đã chẳng gọi điện cho anh một giờ trước đó vậy mà anh vẫn còn đến muộn hơn gần hai mươi phút.

- Nếu anh chán em rồi - Lily nói - anh chỉ việc nói ra là xong.

- Anh thực tình là không muốn vậy. Anh Claudio bất ngờ nghé thăm vói một số rắc rối nên anh phải nói chuyện vói anh ấy thôi.

- Claudio, cái gì mà Claudio chứ! Em nào có quan tâm gì đến Claudio nào chứ? Nếu anh cảm thấy ông bạn quý báu Claudio của anh còn quan trọng hơn em, anh có thể quay lại, bước xuống dưới kia và ra khỏi đời em đi.

- Thôi nào, em yêu. Anh xin lỗi vì anh đã đến muộn, thôi nào ... - anh cố gắng xoa dịu sự bực tức của cô bằng một nụ hôn nồng nàn - hãy ngoan nào em yêu.

- Anh còn dám cưng nựng em nữa hay sao! Nếu với anh em không dễ thương thì tại sao anh không đi chỗ khác đi? Có thể đến với một trong vô số các cô gái nhảy ở trên đường Tự Do ấy, cô ta còn đáng yêu hơn nhiều.

- Thôi đi em, em đừng hành hạ anh nữa có được không? ngày hôm nay là quá đủ với anh rồi đấy...

- Chỉ có anh mới có một ngày mệt nhọc thôi hay sao? Thế anh cảm thấy em là người thế nào chứ? ... H ..u... Ngày hôm qua em còn là một triệu phú - nhờ vào bản thân mình. Đến hôm nay em bỗng là một đứa ăn mày - nhờ vào cái ông Đại sứ đáng nguyền rủa của anh đấy.

- Này Lily, em đang nói đến cái quái quỷ gì thế?

- Trước lúc ông ta đến đây, mọi thứ đều rất tuyệt vời. Người ta đều có thể làm ăn được... lần đầu tiên bọn trẻ con được đi đến trường... những tòa nhà mới vẫn mọc lên ở khắp nơi. Chỉ lúc sáng nay thôi em thức dậy và hát véo von như một con chim đang đón chào một ngày mới ở phía trước. Em không phải làm gì nhiều ngoài việc đi mát-xa, đi mỹ viện và chờ đợi một đêm nữa được yêu anh trên chiếc giường này. Và cái gì đã xảy ra nữa chứ? Trước lúc em bước vào cửa hiệu làm đầu, em bỗng nhận ra là mình sẽ mất tất cả mọi thứ - điền trang, nhà cửa và cả cái giường mà em đang ngủ.

- Nhưng anh nghĩ là việc ở trang trại đang rất suôn sẻ cơ mà.

- Nó chỉ đã suôn sẻ thôi. Mới hai ngày trước đây, em vừa ký một hợp đồng cung cấp trứng, thịt gà và thịt lợn cho căn cứ quân sự ở sân bay Biên Hòa với cái giá cao hơn trước tới 40%.

- Vậy thì chuyện gì xảy ra thế?

Cô ném mình lên giường rồi bật khóc tức tưởi. Mặc dù cô đang thổn thức, anh vẫn không thể không nhìn lên đường cong hoàn hảo trên hông cô.

- Mấy tay ba Tàu đòi thanh toán món nợ - cô nói trong tiếng nấc nức nở - họ đòi tất cả tiền nợ.

- Em nợ họ tiền sao?

- Dĩ nhiên là em phải nợ rồi. Anh sẽ không thể làm ăn mà không bị dính tí nợ nần nào hết. Thế anh nghĩ là Chúa đã sáng tạo ra các ngân hàng và những chủ nợ để làm cái gì chứ?

- Anh có thể đưa cho em tất cả những gì mà anh có.

Cô gạt nước mắt rồi hỏi

- Nhưng anh thì có được bao nhiêu kia chứ?

- Ừ, ... khoảng mười lăm hay mười sáu ngàn đô-la gì đó.

- Em cần khoảng mười lần như thế cơ. Ôi ... h...u ... em biết làm thế nào đây.

- Nhưng em có biết tại sao mấy tay ba Tàu đó lại đòi nợ vào lúc này không?

- Biết, em biết quá đi chứ! Tất cả mọi người ở Sài Gòn này đều biết cả! Họ đều sợ là ông Sedgevvick sẽ lật đổ Ngô Đình Diệm và trao đất nước này cho mấy tay tướng lĩnh bất tài đó rồi sau đấy - các anh sẽ bỏ đi luôn ...

- Ôi, ... Lily ...Lily ơi đấy không phải là sự thực đâu ...

- H ..u... H ..u... lại không a a ...à! Đi đi, đi khỏi đây di, cả anh và tay Sedgewick của anh nữa tất cả người Mỹ các anh đi khỏi đây đi và để cho chúng tôi yên.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #128 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 03:13:28 pm »

Chương 40
LỜI BIỆN HỘ

Điện số 563

Từ: Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn   Gửi tới: Ngoại trưởng
Tuyệt mật   Điện khẩn; Yêu cầu: Chỉ đọc không sao chép.
Sài Gòn Ngày 18 tháng 9 năm 1963 - 05 giờ chiều
Kính gửi: Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; (Không gửi cho bất cứ ai khác)

1. Nếu ngài Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân tới Việt Nam, họ sẽ tới thăm xã giao Tổng thống Diệm và tôi sẽ phải tháp tùng họ. Ở đây, một hành động như vậy sẽ được xem như một dấu hiệu cho thấy chúng ta đã từ bỏ chính sách “không quan hệ” được đưa ra nhằm thể hiện sự không đồng ý của chúng ta đối với các biện pháp đàn áp tôn giáo mà họ đã làm từ hồi tháng năm. Điều này cũng sẽ được xem như một gáo nước lạnh dội lên đầu đám tướng lĩnh đang cố gắng tạo ra sự thay đổi trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa hiện nay. Gia đình Ngô Đình Diệm cũng sẽ hào hứng ủng hộ ý tưởng cho rằng mọi khúc mắc sẽ được giải quyết và giờ đây chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này.

2. Chính vì lẽ đó, cả ngài Bộ trưởng và Tướng Taylor cần mở rộng tầm mắt và hiểu rằng tất cả những điều đó là những phản ứng rất tự nhiên. Trong địa vị của họ, rất khó có thể tìm ra sự khác biệt rõ ràng giữ những gì thuộc lĩnh vực chính trị và những gì thuộc lĩnh vực quân sự. Người Việt Nam sẽ không thể phát hiện ra điều đó và cánh báo chí của chúng ta cũng vậy.

3. Tôi đã giám sát chặt chẽ việc thực thi chính sách “Không quan hệ” mà chúng ta luôn có đủ lý do để tin rằng nó đang khiến cho gia đình này phải đi vào khuôn khổ và phải chấp nhận một số nhượng bộ. Hiệu quả của chính sách này nhất định sẽ mất hết tác dụng nếu như chúng ta bị xa vào việc bộc lộ những cử chỉ quá thân thiện trong chuyến thăm này của ngài Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.

                     Ký tên
                  Đại sứ: Sedgewick




Điện trả lời: Điện số 431

Từ: Ngoại trưởng Mỹ Gửi tới: Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn
Tuyệt mật. Điện khẩn; Yêu cầu: Chỉ đọc không sao chép.
Ngày 18 tháng 9 năm 1963 - 04.52 chiều
Từ: Tổng thống Mỹ Gửi tới: Đại sứ Sedgewick; (Không gửi cho bất cứ ai khác)

Tôi rất hiểu vấn đề rắc rối mà ông sẽ gặp phải trong chuyến thăm của ngài McNamara và Tướng Taylor. Cùng lúc đó tôi cũng đang kỳ vọng rất nhiều vào chuyến thăm này và tôi cũng hy vọng là chúng ta có thể sử dụng nó để tạo ra một số thuận lợi cho ông trong việc xử lý các vấn đề cần quan tâm nhất. Như trong bức điện trước đã nói, mối quan tâm chủ yếu của tôi trong chỉ đạo hoạt động của Phái bộ Mỹ ở đó là bảo đảm rằng tất cả các cố vấn quân sự cao cấp của Mỹ đều được trang bị những hiểu biết đầy đủ về tình hình thực tế bỏi vì cả hai nhiệm vụ của họ cho dù là tham gia vào các công việc ở đây hay chịu trách nhiệm chính quyền trước Quốc hội Mỹ đều có chung mục đích cuối cùng là giành chiến thắng trước Cộng Sản. Đã từng trưởng thành trong ngôi nhà của Đại sứ quán cũng như đã được đào tạo bài bản về tầm quan trọng của việc bảo vệ hiệu quả công việc của người “đang ở hiện trường”, tôi muốn bố trí để chuyến đi này có thể hỗ trợ và không làm lệch hướng trách nhiệm của riêng ngài. Tuy nhiên trong mấy tuần tói đây, tôi không muốn có sự thay đổi nào trong lực lượng Quân đội ở đó; còn về phần mình, tôi sẽ tiếp thu đánh giá có thẩm quyền về công tác chỉ huy lực lượng Quân đội tại đó.

                     Ký tên
                  Ngoại trưởng: Rusk


Không giống như Đại sứ Sedgewick, tướng Donnelly chào đón chuyến thăm của ông McNamana và tướng Taylor rất nồng nhiệt. Từ những mối quan hệ với cấp cao nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như những gì mà vô số các sỹ quan người Việt vẫn kể cho các đối tác ngưòi Mỹ của mình, ông ta biết rằng kế hoạch tổ chức đảo chính vẫn đang được tiến hành. Với tất cả những gì mà ông ta hiểu thì chỉ thị từ Washington là rất rõ ràng - không cho phép sự can dự trực tiếp của Mỹ vào bất cứ cuộc đảo chính nào lật đổ ông Diệm. Thế nhưng liệu ngài Đại sứ có nghiêm chỉnh chấp hành những chỉ thị đó hay không lại là chuyện hoàn toàn khác. Thêm vào đó, tướng Donnelly không tin tưởng Đại tá Gascon. Chính vì vậy, ông ta hy vọng vai trò đúng đắn của Mỹ sẽ được định đoạt trong chuyến thăm này của Bộ trưởng Quốc phòng và tướng Taylor. Ông ta đã cảm thấy như mọi thứ đang tiến triển rất tốt đẹp và chẳng có lý do gì để gây nguy hiểm cho tiến trình tổ chức chiến tranh bằng cách thúc đẩy các nỗ lực chính trị không cần thiết mà nó có thể đẩy nước Mỹ vào tình trạng nguy hiểm hơn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #129 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 03:15:01 pm »

Điện số 7356

Từ: Tư lệnh Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ (MACV)
Gửi tới: Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (CJCS)
Tuyệt mật. Điện khẩn; Yêu cầu: Chỉ đọc không sao chép.
Ngày 20 tháng 9 năm 1963 - 7.47 sáng
Đồng kính gửi: Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.
(Đặc cách gửi tới ngài Đại sứ Sedgewick. Trên danh nghĩa cá nhân gửi tới tướng Taylor)

1. Giống như tất cả những người khác đang nói, đang viết và đang ,lúng túng vì vấn đề mà chúng ta đang vấp phải tại Việt Nam, tôi cũng nhận thấy mình phải có trách nhiệm để làm một điều gì đó. Trong phần lớn những báo cáo, những bài viết mà tôi đã được đọc, người ta đều dễ dàng nói rằng tất cả các chương trình mà chúng ta đã tiến hành ở đây đều đã bị phá sản. Chúng tôi đã đón tiếp hết vị khách này đến vị khách khác tới từ Bộ Ngoại giao - tất cả bọn họ đều được gọi là chuyên gia về Việt Nam (những chuyên gia chỉ có thể nói thạo được tiếng Pháp nhưng chẳng biết nói lấy một từ bằng ngôn ngữ của người bản địa) - Những người này chỉ đưa ra được những kết luận dựa trên các cuộc trao đổi với các trí thức ở thành phố hay những định kiến mà họ có từ trước khi đật chân đến đất nước này. Trong thực tế, tôi hoàn toàn không đồng ý với những “chuyên gia này”, những người rút ra những nhận định chuyên môn chỉ bằng tán gẫu với một vài người bạn cũ thuộc tầng lớp thượng lưu bị Pháp hóa ở Sài Gòn và ở Huế. Cho tới giờ phút này, những chương trình của chúng ta ở đây chưa hoàn toàn phá sản như những gì họ vẫn nói.

2. Miền Nam Việt Nam được chia thành hai khu vực khác nhau - thành phố lớn nhất là Sài Gòn cùng thành phố vệ tinh của nó là Huế và khu vực hai gồm tất cả những vùng còn lại. Ở Sài Gòn và Huế, cánh báo chí của chúng ta thu lượm được toàn sự bất bình và lời những đồn đại. Nhưng cũng phải cám ơn Chúa vì tôi chỉ được đọc những bài báo đó sau khi nó đã phát hành được ít nhất ba ngày. Nếu như tôi cũng đọc tờ New York Times và Washington Post sớm như các ngài, có lẽ tôi sẽ rất sợ phải đi làm và cũng chẳng biết phải làm gì khi đến nơi làm việc. Chính vì thế thay vì chỉ đến ngồi chơi ở phòng làm việc tôi đã làm việc cật lực và phát hiện ra rằng mọi thứ không tăm tối như thế. Ở đây mọi thứ đều khác xa vói tất cả những gì mà người ta vẫn đồn đại.

3. Như các ngài đều biết, mọi chương trình của chúng ta đều tập trung vào lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng hoà và những người dân đang sống ở các vùng nông thôn. Không có chương trình nào phục vụ riêng cho những người ở Sài Gòn hay ở Huế. Các chương trình của lực lượng vũ trang gần như đã hoàn tất hoặc ít nhất cũng đang tiến triển tốt. Các chương trình ở vùng nông thôn vẫn tiếp tục đúng như những gì mà chúng ta đã dự liệu. Cả hai dạng chương trình này đều đang thu được kết quả.

4. Nói như vậy là tôi rất lạc quan mà đặc biệt lạc quan trên lĩnh vực quân sự và tôi cũng thật sự tin là còn có nhiều lý do nữa để lạc quan hơn trong một số lĩnh vực khác. Chẳng hạn như:

a. Lệnh thiết quân luật đã được chấp nhận.

b. Quyền tự do báo chí đã được nới lỏng nhiều hơn.

c. Những phản ứng nhanh nhẹn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (RVNAF) đã kịp đáp trả nhiều hơn những cuộc tấn công của VC.

d. Cho đến nay, những phong trào đấu tranh tự phát của các tù trưởng người dân tộc thiểu số ở khu vực Pleiku cũng đã giảm.

e. Mục đích cuối cùng là việc giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại vc đã được phổ biến trong tất cả các cấp thuộc lực lượng RVNAF. Điều này đặc biệt có tác dụng khi lệnh thiết quân luật được gỡ bỏ.

f. Hầu hết các quân nhân trong Quân lực VNCH đều muốn thắt chặt mối quan hệ và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau với các cố vấn quân sự Mỹ.

g. Trong con mắt của mỗi người đều dễ dàng nhận thấy rằng Sài Gòn đang phát triển rất nhanh và đã trở thành một trong các thành phố lớn nhất ở Đông Nam Á. Ngoại trừ một số khu vực ở vùng sâu vùng xa, đa số các vùng đông dân cư đều đang nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Người ta có thể sống ở Sài Gòn và cảm thấy an toàn hơn nhiều so với ở các thành phố khác trên thế giới chẳng hạn như ở New York.

5. Tất cả điều đó và còn rất nhiều thứ khác cho thấy rằng các chương trình của chúng ta đang tiến triển rất tốt. Chúng ta không thể dừng chúng lại và phó mặc mọi chuyện cho các đồng minh của mình ở đây. Họ biết là họ đang bị thua và đang rất tuyệt vọng. Ngay bây giờ chúng ta không thể bỏ cuộc được.

Chân thành gửi tới ngài những lời chúc tốt đẹp nhất.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM