Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:24:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lò thiêu người  (Đọc 15655 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2018, 03:09:25 pm »


        - Thật bất hạnh cho những kẻ dám cả gan phá hoại công việc của nước Đại Đức. Bốn tên kẻ cướp đứng trước mặt các anh đã phạm vào tội ấy. Chúng sẽ bị treo cổ. Và chúng tôi còn sẽ treo cổ những kẻ nào bàn tán đến "politik" (Chính trị). Hàng trăm nghìn kẻ tội phạm như các anh đang trong tay chúng tôi. Và chính phủ có thể treo cổ không kể là bao nhiêu, nếu việc đó xét thấy là cần thiết để duy trì trật tự Quốc xã.

        Bốn "tên ăn cướp" chỉ là bốn cậu bé, bị bắt lập nghiêm và đi đều bước tới chiếc ghế dài đặt bên dưới những thòng lọng. Đúng lúc ấy một tên ss quàng thòng lọng vào cổ họ. Họ bật khóc, tiếng khóc của trẻ con. Nhưng một vài giây trước lúc chiếc ghế dài bị xô đổ, họ thét lên lời tung hô Tổ quốc để nói với các bạn tù của mình là họ đã chết như những chiến sĩ.

        Tôi và Ảng-đrê đứng ngay hàng đầu. Cuộc hành quyết kéo dài nhiều phút, trong khoảng thời gian ấy những thân hình còm cõi dãy dụa đung đưa cách mặt đất chỉ chừng ba mươi phân. Chúng tôi được lệnh trước là không được phép ngả mũ xuống và không được bày tỏ tình cảm bằng bất kỳ hình thức nào. Súng tiểu liên lăm lăm chĩa về phía chúng tôi nếu như chúng tôi quên mệnh lệnh mà có những cử chỉ do sự xui khiến của trái tim. Sau đó chúng tôi phải diễu hành tới gàn cây cột treo cổ và nhìn vào mặt các tử thi. Chẳng phải một cuộc đi đưa tang trong không khí tôn nghiêm mà phải vùa đi vừa chạy và gậy gộc sẵn sàng ở sau lưng để thúc hối phải biết chạy thật mau... Đêm đó về, tôi tính toán cùng Ăng-drê những may mắn mà chúng tôi đã gặp trong liền 9 tháng vừa qua. May mắn không bị một tên chỉ điểm nào đó báo cáo về các cuộc thảo luận và hoạt động của chúng tôi, chưa nói vụ nghe trộm máy thu thanh. Tưởng như đó là một việc khó tin và dù sao cũng cần suy nghĩ một cái gì đó trong những ngày sắp tới. Nhưng trong lúc cố gắng và thận trọng thì những biến chuyển có tính chất quyết định xảy tới đã làm cho những sự đe doạ không còn đủ sức ngăn cản chúng tôi hoàn chỉnh bộ máy tổ chức nổi dậy. Ngay đài phát thanh Đức cũng đã truyền tin về những cuộc giao chiến trong thành phố ở Kassel và thế là từ bây giờ không còn chỗ cho những bài xã luận, triết lý mà một vài kẻ nhàn cư trước đó vẫn làm để tô vẽ cho các cuộc tàn sát để trả thù chúng tôi của lũ ký sinh trùng và bọn yêu ma quỉ ác. Một vài người có trái tim nhân hậu, những người không phản đối sự căm giận về các tội ác của bọn phát xít Đức, nhưng vẫn mong muốn rằng người ta sẽ trao họ cho quân đội Đồng minh. Tất nhiên thuyết cải lương này chẳng có ai bận tâm bàn luận làm gì bởi nó xúc phạm đến đa số.

        - Trước nhất, Alex nói, phải bứt bỏ khỏi chúng ta những kẻ mập phì trên mồ hôi và máu của chúng ta hơn một năm nay. Nếu cho chúng sống chúng sẽ trở nên thần tượng và sẽ tìm cách dàn xếp để được sạch tội.

        Sachka thì nói thêm :

        - Nếu Hồng quân tới vùng này trước, chúng tôi sẽ đưa những tên có trong danh sách của chúng tôi ra xét xử ở toá án quân sự. Nhưng với quân Anh và Mỹ thì quả là tôi nghi ngờ lắm. Những con người dân chủ ấy thì ba hoa nhiều quá và chúng ta sẽ bị lừa dối đấy. Chính chúng ta phải tự thi hành lấy công lý với sự ủng hộ tất cả những người đã từng đau khổ ê chề.

        Trong không khí của một con sốt, trong nỗi lo âu và hi vọng, chúng tôi đợi chờ cái khoảnh khắc nhìn thấy chiếc xe tăng giải phóng đầu tiên đi tới trước mặt. Đó là dấu hiệu tin cậy giúp chúng tôi chiếm trại tập trung. Theo ước đoán không có gì là huyễn hoặc của chúng tôi, chỉ cần ba mươi phút là cùng, người của chúng tôi sẽ làm chủ tất cả các khối và nhà bếp. Xấp xỉ 100 nào là trưởng khối, kapô, nhân viên, thuộc hạ đủ mọi quốc tịch phải bị đền tội tại chỗ, 50 tên khác phải bị bắt    giam và xét xử trong sự bình tĩnh vì trưòng hợp    của số này   đang được tranh luận.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2018, 03:09:49 pm »


        Ăng-đrê chi huy nhóm thứ nhất gồm 5 khối. Mác-xen nhóm thứ hai cũng gồm 5 khối. Còn Alex thì nhóm thứ ba. Nhưng vì nhóm thứ ba gồm 7 khối mà những văn phòng quản lý trại lại là những tổ chức chứa rất nhiều các tài liệu quan trọng, cho  nên Alex phải có phụ tá là đại diện tù Ba Lan và Bỉ. Mỗi người có bộ phận tham mưu riêng và thêm một người được chỉ định trước cho một khối làm nhiệm vụ với trưởng nhóm của mình. Tôi và Sachka sẽ chiếm các cơ sở thuộc nhà bếp. Mười lăm người, mười Nga và năm Pháp còn có sức khoẻ sẽ làm liên lạc viên giữa chúng tôi để truyền các mệnh lệnh và báo cáo tin tức về những sự việc xảy ra trong từng khu vực. Mặt khác chúng tôi còn phải tranh thủ sự đồng tình những phần tử có thể tranh thủ được trong số những người tù đã giữ trách nhiệm trong các nhân viên quản lý trại để thực hiện kế hoạch chiếm nhà bếp. Cán bộ cho tương lai đều được chọn định trước và ban lãnh đạo mới trong mỗi khối phải được hình thành sẵn sàng cả. Theo cách thức mà chúng hoạch định, hành động trục tiếp với những cố gắng lớn nhất, chúng tôi tin chắc là sẽ chiến thắng mà tránh được tổn thất. Chúng tôi hi vọng sẽ hoàn toàn làm chủ trại tập trung và cuộc mít tinh sẽ diễn ra trước nhà bếp, ở đó có đủ chỗ cho tất cả mọi người tập hợp mà mục đích là để tiếp nhận được những biện pháp của Uỷ ban quốc tế vừa đưa ra. Xác những tên bị đền tội sẽ được trưng bày ngoài sân trước lúc cho thiêu trong một đống lửa mà chúng tôi mường tượng sẽ là ngọn lửa của hân hoan, của chiến thắng.

        Ngày 1 tháng 4 năm 1945 đã tới. Thêm một lần nữa, từ tám ngày nay mùa xuân đã hồi sinh. Tuy vậy, mới chỉ là hồi sinh trên những tờ lịch bởi vì, tiết trời còn giá buốt và ẩm ướt lắm. Hôm đó là chủ nhật không phải đi làm. Không kể cuộc điểm danh dài hai giờ, chúng tôi được yên ổn. Có lẽ trên các lục địa người ta dang tổ chức mừng lễ Phục sinh vì mới là ngày thứ nhất của lễ lớn của người theo đạo Thiên chúa. Nhưng với chúng tôi thì chưa có gì là vui vẻ và hồi sinh. Chính đài phát thanh Đức đêm qua đã thú nhận rằng những cuộc giao chiến vẫn tiếp diễn quyết liệt trên đường phố ở Kassel. Thế thì điều này xác nhận là thành phố đã bị chiếm, tấm thảm kịch có thể xảy ra nhanh chóng trước lúc chúng tôi hi vọng được giải phóng, tin đó làm chúng tôi hồi hộp đến hụt hơi, khiến chúng tôi quên bẵng tính mạng của mình như sợi tóc treo nghìn cân. Chúng tôi phấp phỏng chờ đợi từng phút tiếng động của đoàn xe cơ giới ầm ầm tiên qua trại. Con đường từ Kassel đến Ellrich rất bằng phẳng. Và giũa hai thành phố này quân Đức không làm sao dựng lên được một phòng tuyến chống cự. Và có nghĩa lý gì một trăm cây số đối với xe tăng nếu trước mặt nó chẳng có chướng ngại nào. Thật khốn khổ, ở bệnh xá người ta vẫn cứ lột áo quần của những người chết mà những người bệnh còn giành giật với tử thần không thể nào tin là thật. Họ khóc oà lên vì sung sướng và van nài bạn bè đang hấp hối gắng gượng chống cự vài giờ nữa để chờ hội chữ thập đỏ tới cứu...

        Dù thế nào, chúng tôi vẫn nghĩ rằng tình hình được loan báo tối chủ nhật ngày lễ Phục sinh ấy là vô cùng ý nghĩa. Bọn ss dường như buông tay hết. Chúng tôi phỏng doán :"Quân Mỹ đến gần quá rồi. nên bọn chúng từ bỏ âm mưu tiêu diệt chúng tôi". Lúc 8 giờ tối chúng tôi họp nhau ở phòng tám khối 3 và nhất trí các khối chia phiên để thức suốt đêm. Xe tăng có thể sẽ đến trong sứ mệnh. Dĩ nhiên, tất cả thành phàn của cuộc nổi dậy phải mặc nguyên quần áo mà ngủ và con dao cũng phải sẵn sàng cho việc sử dụng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2018, 04:04:03 am »


        Khi về đến khối 7, tôi và Mác-xen đưa mắt nhìn vào góc phòng dành cho người tù Pháp. Chỉ còn lại hai chục người. Hai người trong số còn lại ấy đang quì trên giường và sát mặt xuống để cầu nguyện. Họ nắm một dây tràng hạt bằng gỗ trong tay mà họ đã lén lút gọt dũa một cách thô sơ. Đối với một con chiên, quả là có một cái gì đấy đáng phải cám ơn Đấng tối cao, dù Đấng tối cao đó có tên gì, bởi vì, chẳng xảy ra điều gì trong đêm. Và sáng hôm sau, như thường lệ, chúng tôi phải ra công trường. Quang cảnh có vẻ khôi hài vì mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày. Con tàu đến công trường đúng giờ và bọn lính gác làm nhiệm vụ vẫn với một kỷ luật như cũ. Thế nhưng ở công trường đã có chuyện mới lạ, đó là nhiều kỹ sư dân sự vắng mặt và người ta chú ý tới sự biến mất của một trong những tên ss của ban chỉ huy trại. đó là dấu hiệu đầu tiên của sự tan rã. Điều bất lợi nhất đối với chúng tối là quân Mỹ tiến đến ban ngày. Vì trong lúc ấy chúng tôi vắng mặt thì những âm mưu vận động của bọn yêu ma ác quỉ có thể diễn ra ờ trại tập trunii với quân giải phóng. Nhưng may sao không có gì xảy ra buổi sáng lẫn buổi chiều. Tôi gặp Guyt-sta-vơ trước cuộc tập hợp vào lúc mãn chiều vài phút. Tôi chú ý đến chiếc va-li buộc trên giá hành lý sau chiếc xe gắn máy của anh. Nhu thường ngày thì tôi chẳng phải bận tâm tìm hiểu hiện tượng đó làm gì. Nhưng hôm nay ắt phải có lý do quan trọng. Hình như anh dọc được ý nghĩ của tôi, vì anh vừa đi vừa nói :

        -  Đúng rồi, tôi phải ra đi, trong vài giờ nữa có thể quân Mỹ sẽ tới. Chúng tôi thua trận, nhưng giữa Đồng minh với nhau, các anh rồi sẽ đánh lộn nhau thôi.

        Tôi chỉ lưu ý đến lời thú nhận thất bại và những tiếng "chúng tôi thua trận" đem đến cho tai tôi cảm giác êm dịu. Tôi hiểu điều đó hơn cả anh. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nghe điều đó ở chinh miệng một người Đức. Tôi liền chạy đi thông báo cho anh em trong biệt đội biết. Sự thật là nhiều người không hình dung nổi tình hình ra sao, vẫn còn bán tin bán nghi. Từ ngày chiến tranh mới bắt dầu, sự thật đã bị pha tạp nhiều quá, bị xúc phạm trắng trợn đến mức số đông người tù đều trở thành các nhà tiên tri ở nhiều lĩnh vực. Trên con tàu trở về trại tập trung tối thứ hai. Ray-mông, nhà sản xuất rượu vang, người có thể kể tới hai mươi thực đơn một lúc mà khổng nhầm lẫn, đã rỉ tai tôi :

        - Này ! Chẳng thể nào lại có chuyện chiến thắng sắp đến rồi. Cứ nhìn bọn linh gác mà xem, chúng hành động có khác năm ngoái gì đâu.

        Lý do là, mới về đến trại trong lúc chúng tôi thầm nghĩ rằng sẽ có chuyện thay đổi thì sự thật lại chẳng có gì mới mẻ xảy ra cà. Các tin tức đồn đại trái ngược nhau lan truyền trong khối, trong đó có tin đêm nay, đêm thứ hai rạng ngày hôm sau sẽ là đêm cuối cùng với chúng tôi, vì mọi việc đã sẵn sàng cho chúng tôi bước vào cái chết. Dù tin tức này không có gì là tưởng tượng cả, nhưng phần chúng tôi, căn cứ vào những quyết định đêm qua, chúng tôi nhắc lại cho tất cả những người vạch kế hoạch trước biết rằng chúng tôi quyết định chống trả nếu cần, ngay cả với bọn ss cũng vậy. Chúng tôi sợ nhất là một cuộc tập hợp vào ban đêm. Nên hay không nên tới nơi điểm danh khi có tiếng còi, là một vấn đề phải xử lý thật khéo léo. Câu trả lời quá khó đối với câu hỏi đó khi những người có trách nhiệm trong các khối đặt ra. Bởi lẽ, chúng tôi đặt ra với nhau một thứ kỷ luật sát, dẫu không chối bỏ hẳn quyền tự do bàn bạc, nhưng buộc phải thi hành một cách máy móc những chỉ thị đã được quyết định. Và trong trường hợp này thì câu trả lời của chúng tôi không thể khác, là một mệnh lệnh. Cuối cùng, sau khi tính toán đến mọi khía cạnh của vấn đề, chúng tôi quyết định là sẽ phải ra sân khi có còi báo tập hợp, nhưng xuống sau cùng. Nhờ khuôn sàn rộng rãi có thể dễ dàng cho các cuộc đổi chỗ và nếu như xảy ra vụ tàn sát tập thể, biện pháp tiêu diệt duy nhất ở Ellrich vì không có phòng ngạt, thì các dãy nhà sẽ là chỗ nấp cực kỳ thuận lợi. Còn nếu cứ nằm lỳ trong khối là tự sát bởi lẽ chỉ cần hai hay ba tên lính có vũ trang là đủ sức tiêu diệt chúng tôi. Thế là chúng tôi chia tay để sống qua đêm thứ hai trong trạng thái tâm hồn lúc thì đầy lo âu, lúc thì tràn trề hi vọng. Nhưng rồi chẳng xảy ra chuyện gì cả. Và khi thức dậy, chúng tôi cú thắc thỏm với một câu hỏi là không hiểu thứ vũ khí bí mật nào đã chặn quân đội Mỹ lại...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2018, 04:04:28 am »


        Cuối cùng, một tin tức quan trọng đến với chúng tôi trong lúc đang chuẩn bị ra sân tập hợp. Vì nó là biến chuyển của tình hình : Mọi người ở lại trại, không ra công trường. Lần đầu tiên, một sự bắt buộc, sự lao dịch, đã bị bãi bỏ. Nhưng sau những phút phấn chấn đầu tiên đó ai cũng tự hỏi : Chuyện gì đây sẽ xảy ra trong trại. Vô số câu trả lời. Câu trả lời bi quan nhất vẫn cùng một nội dung quen thuộc : Là ngày tận số của chúng tôi, một mũi tiêm tại bệnh xá và một ngôi mộ chôn tập thể vì lò thiêu không cách nào đốt cháy hết trước lúc quân đội Mỹ tới. Câu trả lời lạc quan nhất thì lại đưa người ta tiến gần biên giới của hạnh phúc hoàn toàn. Viên chỉ huy trại cho chúng tôi nghỉ ngơi để tắm rửa sạch sẽ và được đưa ra giới thiệu với quân đội giải phóng cho thật đàng hoàng chững chạc. Và điều mà chẳng ai liệu trước được lại đến với chúng tôi vào buổi sáng : Cuộc di tản trại tập trung sẽ được thực hiện vào ngày mai. Chúng tôi tính toán kỹ về cuộc này. Nó không thực hiện được về phía đông vì quân đội Nga đã ở cách đây hai trăm cây số, về phía tây quân đội Mỹ chỉ còn cách nhiều nhất là chín mươi cây số. Cả hai mặt trận gần như song song nhau và nước Đức của Hitle chỉ còn lại một hành lang đang từng ngày thu hẹp lại dần. Di tản về phía nam cũng là chuyện không thực hiện nổi vì Weimar đã bị chiếm. Chỉ còn phía Bắc, nhưng ở phía ấy cũng thế. Chúng tôi phải di chuyển theo hướng thẳng góc với trục tiến công của Đồng minh đang chọc sâu vào Hanovere. Khó mà hiểu nổi. Vậy thì chúng tôi sẽ bị đưa đến đâu? Các tuyến đường sắt còn sử dụng được thì đều đang đầy những đoàn tàu vật liệu, binh lính và người bị nạn. Tại sao họ lại còn định lừa chúng tôi vào cái mớ hỗn độn ấy? Nhưng lý giải mãi nguyên nhân chỉ là uổng công. Kế hoạch của chúng tôi bị phá sản và cuộc giải phóng chúng tôi lại bị trì hoãn chưa biết thế nào.

        Cả một ngày thứ ba, trại tập trung giống thể một hội chợ hay một phiên chợ ngồi xổm. Một bầu không khí tươi vui tràn trề khắp các khối và chỉ một niềm sung sướng ấy thôi đã dù để đẩy thật xa vào quá khứ nổi đau khổ triền miên dằng dặc. Như một trận sóng dâng không sức nào ngăn nổi, cả khối khổng lồ những người tù đã xô nhào hết thày những quy tắc và thể lệ mà bộ máy kìm kẹp lập ra trước dây. Hết phải run sợ trước một tên Kapô hoặc tên trưởng khối. Bòi vì chính chúng cũng biết rằng thời đại của chúng đã qua rồi. Pôn một kapô gốc An-dát-xo đã lặng lẽ và thận trọng chối bỏ cái chức vụ giết người của hắn khi còn ở văn phòng hành chính từ nhiều tháng rồi. Hầu hết người tù của hắn đã chết mà những người tù mới tới chưa hiểu nhiều về hắn. Vì thế, đã có lúc hắn vác cái mặt lì lợm lui tới nhóm chúng tôi hòng chơi trò mị dân. Hắn lại trở thành người tù Pháp có chữ "F" mới toanh trên hình tam giác gắn nơi ngực áo và không còn nghe hắn nói một tiếng Đức nào nữa.

        Buổi sáng thứ tư ngày mồng 4 tháng 4 tới giống như những buổi sáng khác. Quân đội Mỹ phải dừng lại trước sông Werra để nghỉ ngơi lấy sức. Khoảng giữa trưa, có lệnh tập họp 10 khối đầu tiên để đi chuyến tàu thứ nhất. Alex đã thu thập được những tình tiết chung quanh việc chuyên chở. Chuyến thứ hai chở bảy khối khác và những bệnh nhân hoặc người tù tàn tật sẽ khởi hành vào lúc chập tối. Nhân viên trại thì chia ra theo hai tuyến. Vì không có cuộc kiểm tra nào cà, nếu thận trọng thì nên đi chuyến thứ hai, sẽ có 6 giờ đồng hồ chờ đợi giữa 2 tuyến, thời gian ấy quá đủ cho một vài xe tăng kịp tới. Biệt đội của tôi phải đi chuyến thứ nhất. Chỉ có Tony và Toso theo sang khối 3, khối của Mác-xen, Ang-drê và tôi. Nhưng tới khi khối này phải chạy sang khối 12 của Alexe, Sachka và các bạn của anh đã tới đó rồi và tôi sung sướng gặp lại Vladimir người có chung ý nghĩ. Chẳng ai chú ý tới cuộc điều chuyển của chúng tới. Vì nhiều người đáng lẽ phải đi chuyến thứ hai lại leo lên chuyến thứ nhất. Lý do là họ muốn bằng bất kỳ giá nào đi được chuyến thứ nhất để mau chóng rời khỏi cái nơi khốn nạn sặc mùi chết chóc này.

        Ba ngàn năm trăm người tù rời khỏi trại lúc hai giờ trưa. Tất cả những người quen biết nhau hẹn gặp lại nhau ở Pa-ri. Họ tin chắc là sẽ về được tới đó rất sớm. Cho mãi đến sáng hôm sau, mồng 5 tháng 4, những người còn lại mới được chở đi. Cuối cùng là chẳng có một chiếc xe tăng nào tới Ellrich như mong muốn của chúng tôi.

        Những hồ sơ và những xác chết còn lại được đem ra đốt vội vàng đêm hôm trước. Cả đêm súp được đem ra phân phát thả cửa cho những khối còn người ở lại. Tuy chỉ là một loại nước nóng, nhưng đã lâu mới được một bữa no nê !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2018, 04:05:04 am »

   
        Truck giờ lên tàu, mới người được phát một ổ bánh mì tròn và một hộp thịt. Như thế là chúng tôi đã được hưởng số thực phẩm thừa lại, bởi vì những người ra đi hôm qua không được phát thịt hộp. Máy người ngơ ngác không tin ở mắt mình, một lúc được cả nửa cân thịt. Trước đây chỉ vài sợi thịt trong nước súp mà thôi. Chưa bao giờ chúng tôi lại được nhiều thịt đến thế này. Người đau yếu được xếp lộn xộn trong nhiều toa tàu hẳn là cảm nhận được nổi nhọc nhằn trong ngày này. Nhưng khốn khổ, con tàu lại chính là mồ chồn phần đông những người như thế. Chừng hai giờ chiều, con tàu chuyển bánh. Chúng tôi được xếp lên một toa tàu chở hàng, không có mái che.

        Và hình ảnh trại tập trung thê thảm kia lại hiện ra trước mắt chúng tôi lần cuối cùng... Trong tâm trí chúng tôi mãi mãi khắc sâu một kỷ niệm đau buồn nhục nhã không cách gì xoá được.

        Nhưng ai đâu đây nhi ? Nhìn hướng mặt trời thì thấy con tàu đang chạy lên phía bắc. Lập tức một ý định cũ trở lại trong đầu chúng tôi là phải trốn. Cuối cùng cơ hội đã tới. Trời đêm, lại chỉ có một tên lính gác trên chòi canh nhô lên khỏi toa tàu. Tin tức độc nhất mà chúng tôi có được là ổ bánh mì và hộp thịt là phần ăn cho bốn ngày. Nhưng ngay trong đêm đầu thì một nửa phần ăn ấy đã vào dạ dày. Rồi cái việc khổ sở lúc khởi hành vì quá sung sướng chúng tôi đã quên đi. Bây giờ trở lại : Chúng tôi 80 người chất trong mỏi toa, không còn cách chi kiếm được một chỗ thoải mái cho mình. Cả một buổi chiêu, ngồi hay đứng cũng phải dựa lưng vào thành toa. Cuộc hành trình lúc đầu có vẻ bình thường, nhưng khi đêm xuống là bắt đầu các cuộc cãi lộn. Rồi, không hiểu là để làm chúng tới dịu lại hay phẫn uất thêm, trời bỗng đổ một con mưa nhẹ nhàng, lê thê. Mác-xen nêu ý kiến là nên lọi dụng đêm đầu tiên có vẻ tối trời để vọt trốn lúc tàu chạy chậm. Ăng-drê đã từng có lần làm như thế khi anh còn là tù binh chiến tranh, nên có kinh nghiệm về việc này, mới ngăn lại :

        - Những dêm mưa là vô cùng nguy hiểm, chúng ta chẳng trông rõ một cái gì. Lại với bộ áo quàn ràn rện thế này nữa, chó dại dột mà đi vào một nông trại nào lộ ngay. Phải chờ lúc trời tốt.

        Ăng-drê có lý. Chúng tôi ngồi, người nọ đã dính sát vào người kia. Mười người Pháp chìm lút trong bảy mươi người Nga và Ba Lan. Sachka đã cùng Alex lên một toa khác. Cách tốt nhất là chia ra thành nhóm nhỏ thì mới dễ trốn. Chúng tôi đã chia tay nhau với mật lệnh là không bao giờ gặp lại nhau nữa. Do điều kiện như vậy, kê hoạch vạch ra từ trước không còn giá trị gì nữa bởi lẽ chúng tôi còn phải làm tất cả những việc có thể làm được nhằm tránh tai hoạ phải trở lại trại tập trung. Con tàu dừng lại nhiều lần trong đêm và đến sáng chúng tôi vẫn thấy con tàu chạy về phía bắc. Nó dừng lại lần nữa nơi một đường đổi hướng. Nơi bọn lính gác đếm lại số người trong từng toa và nhìn thái độ của chúng, nhận ra ngay đã có những vụ chạy trốn. Mác-xen nhân đó đã trêu Ăng-drê. Anh ta bình tĩnh đáp : "Ngày chúng ta trốn thoát sẽ đến thôi". Nhưng đêm thứ hai rồi thứ ba vẫn mưa và tình hình chung xem ra càng đáng lo. Các trận ẩu đả thực sự đã bùng nổ mà những người yếu đuổi nhất chỉ biết rên rú lên vì những cái đá cái đạp không thương xót. Tiếng kêu la của họ tưởng như xé toạc cả bầu trời đêm yên ắng, át chìm đi cả tiếng bánh xe nghiến trên đường ray. Thật là não lòng : Không kể số người bệnh mà mưa gió và giá rét đã cướp đi hàng chục, thì toa nào cũng có người chết. Riêng ba đêm đầu đã chết hơn 300 người. một phần mười số người chúng tôi. Xác của họ được xếp thành đống trên một toa không mái che ở cuối con tàu. Chúng tôi tiếp tục hành trình với người chết và người bệnh đến một nơi vô định nào đấy.

        Ban ngày, mặt trời giúp chúng tôi sưởi ấm và bắt rận vì những "cư dân ấy" cũng đi theo chúng tôi suốt chặng hành trình. Những hộp thịt chẳng còn gì bên trong trở thành hộp đi đại tiện và đương nhiên mặt mũi chúng tôi đen đúa vì ghét cáu. Sáng chủ nhật tàu dừng bánh tại ga Salzwedel, nói đúng hơn là một cái gì đó còn lại từa tựa nhà ga thôi vì một cuộc ném bom dường như vừa xảy ra đã thiêu hủy nhà ga. Thành phố xem ra không bị thiệt hại. Khó mà nhận biết được nó nằm ở vị trí nào và mặt trận là chỗ nào. Điều chắc chắn hơn là chúng tôi luôn luôn đi về phía bắc, hướng Hambours. Nhưng trong hai ngày ba đêm chúng tôi không tiến được quá 100 đến 150 cây số. Con tàu cứ như là lê lết từ các đường đổi hướng tới các con đường đã bị cắt đứt. Ổ bánh mì và thịt hộp sau ba ngày đã hết nhẫn. Thế là nhiều quá rồi còn gì, năm trăm gam thịt trong bốn ngày khi ở ngoài dân thường cả tuần lễ chỉ được hai trăm gam mà thôi mà. Nhưng đối với những kẻ đói khát như chúng tôi, chẳng qua chỉ như vài món ăn chơi. Và chỉ có ngần ấy thôi, hoàn toàn không hiểu rồi có thể được phát thêm nữa không. Không ngờ là có, vào chiều chủ nhật, một mẩu bánh mì chừng 400 sam. Với giọng nghe dễ thương, người ta báo cho chúng biết đó là khẩu phần từ hôm ấy chúng tôi sẽ đến được địa điểm di tản, vì đó là phần còn lại cuối cùng của khối lượng thục phẩm dự trữ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2018, 04:05:52 am »


        Con tàu lại lăn bánh vào khuya, 20 giờ. Tại một ngã tư đường Ăng-drê đọc thấy trên một tấm bảng cái tên Hambourg. nhưng anh không đọc được chính xác khoảng cách còn 78 hay 178 cây số. Và thật khó lường, con tàu lại ngoặt theo hướng nam. Thế là đường sắt đã bị cắt đứt ! Đêm thứ tư lại diễn ra thảm kịch đã quen : Cuộc tranh cướp một chút không gian sinh tồn. Chẳng phải ai xa lạ, cũng chính là những người ban ngày tán chuyện và đùa bỡn với nhau như bạn bè, thế mà ban đêm lại như thú dữ với nhau. Thật là uổng công nếu muốn kêu gọi sự tự giác để xếp 75 người vào một nơi mà sức chứa nhiều nhất chỉ có thể là 25, bởi vì lúc này ai cũng muốn thoát khỏi cuộc thử thách cuối cùng này một cách bình an.

        Trước đây, tôi đã từng thấy trong tia mắt nhìn có ý định giết người ở một vài người tù khi đánh đấm nhau dể tranh cướp súp và từng nhìn thấy những kẻ đánh ngã gục hoặc bay tung một người khác đang hút thuốc vì nhất quyết không chia sẻ vài hơi trong lúc cơn thèm đang hành hạ cho đến tận tim gan. Nhưng mãi đến bây giờ, trong đêm thứ tư của cuộc hành trình quái dị này, tôi mới hiểu được những trạng thái tinh thần như thế. Suốt ba đêm đầu, chúng tôi hy sinh tới mức cao nhất nhằm khỏi rơi vào tình trạng tồi tệ. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Suốt đêm, cả một cuộc ẩu đả loạn xị để rồi cuối cùng chẳng đi đến đâu. Mác-xen bị một cái ga men dập chảy máu đầu. Ăng-drê bị một gót giầy bọc sắt tống vào lưng phải nằm liệt cho tới sáng. Và trong đêm tối thì biết ai mà đánh trả đòn ?...

        Trong các toa khác vang lên những tiếng thét "Cứu tôi với" của người đồng hương đang nguy kịch và những tiếng s.o.s của những người tù thuộc các quốc tịch khác réo lên không dứt. Lẽ dĩ nhiên, tìm cách trốn thoát trong một cảnh hỗn loạn dường ấy là không thể được. Tên lính gác luôn luôn thò đầu ra khỏi chòi canh để xem có phải tất cả đã phát điên rồi chăng. Sáng thứ hai mồng chín tháng tư, ngày hành trình thứ năm chúng tôi được yên tĩnh, nhưng mình thấy đau buốt đầy thương tích trông thật kỳ quặc. Một tia sáng mặt trời loé lên làm cho chúng tôi cười phá lên khi thấy mình đã đánh lẫn nhau hết sức ngu xuẩn. Chúng tôi thấy con tàu lại trở về gần Salzwedel sau một chặng đường chạy vô ích về phía nam. Mặt bắc cũng như nam đều bị cắt đường. Vậy người ta sẽ làm gì chúng tôi đây và chờ đợi được phân phát thức ăn trong ngày chỉ là ảo vọng. Đang miên man suy nghĩ thì một tiếng rầm rầm vang lên ở phía tây. Rồi những đốm sáng trắng rồi lại đen láp lánh xuất hiện giữa bầu trời lấp loáng. Máy bay đồng minh ! Nhưng rồi niềm vui biến nhanh nhường chỗ cho nỗi lo sợ. Bởi vì con tàu chở chúng tới dài đến năm chục toa nom như một con trăn khổng lồ dưới tầm bom dạn của những máy bay cường kích và tiêm kích. Chẳng có ký hiệu nào cho các phi công nhận biết được chúng tôi là ai. May mắn quá thể, phi dội của đồng minh có mục tiêu khác trong hôm đó, vì thế chúng tôi được nhìn tận mắt một ngày hội của không quân trong cuộc thả bom thật ngoạn mục. Vốn là chuyên viên về hàng không và hàng hải, Mác-xen xác định cho chúng tôi biết là cuộc ném bom đang thực hiện ở một địa điểm cách xa chừng hai chục cây số. Chỉ trong mười phút, khói dầy đặc đen kịt trùm lên cả một góc tròi và vài giây sau một lần máy bay bổ nhào xuống lại nghe tiếng nổ. Một khẩu pháo phòng không với sự cố gắng bắn trả một cách yếu đuối và vô ích nhằm hạn chế bớt các đợt tấn công của phi dội cứ đều đặn tiếp nối nhau rồi lại lần lượt bay đi. Rồi sau một ngày chờ đợi, khi đêm xuống, con tàu lại mới tiếp tục hành trình, lại hướng về phía nam. Từ lúc ấy rõ ràng là bị chặn ở cà bốn mặt. Viên chỉ huy con tàu cố gắng cho chạy tới một trại tập trung nào đấy để trút bỏ chúng tôi. Cơn đói và khát dễ dàngi làm cho chúng tôi hành động cực đoan. Giữa đồng không, hắn sẽ rất khó quản lý chúng tôi so với trong khu vực trại có hàng rào bao bọc. Năm ngày sống ngoài trời làm cho chúng tôi thích thú hơn là lại bị đầy vào một trại tập trung. Chúng tôi quyết định phải trốn trong đêm ngày thứ năm này. Cả buổi chiều chúng tôi bàn bạc với người Nga và nhất trí được với nhau nhằm dễ dàng hơn cho cuộc trốn thoát. Bởi vì ít nhất cũng cần hai điều : tốc độ tàu không quá 50 cây số một giờ và đêm phải thật tối. Vọt qua thành toa xe là cực kỳ nguy hiểm. Trước tiên là vì chiều cao. vả lại tên lính gác có thể đủ thì giờ trông thấy và tì súng lên vai. Để nhảy được, lại phải leo lên thành toa dùng lại vài giây rồi mới buông tay thà rơi mình vào khoảng không. Tuy biết rằng toa tàu có một cửa hai cánh, mở ra bàng một cái chốt sắt. Nếu mở được thì chỉ phải nhảy ở độ cao một thước thôi, nhưng mở được cái chốt ấy đâu có đơn giản, mà tốt nhất là đừng mơ tưởng đến việc ấy. Chừng hai chục người Nga đã sẵn sàng và nhờ ảnh hưởng của họ trong một số bạn bè mà yên tĩnh vẫn được duy trì trong toa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2018, 04:06:12 am »


        Phía chúng tôi gồm Mác-xen. Ăng-drê người cả một năm nay không bao giờ biết lùi bước, và tôi. Riêng còn một điều này đã dày vò tâm hồn tôi : Tony và Toso đã ở chung với chúng tôi từ đầu cuộc hành trình. Nếu Toso bị đau ốm thì Tony rất tháo vát trong hoàn cảnh như thế. Nên tôi cảm thấy buồn trĩu lòng khi phải xa họ. Nhưng Mác-xen lại không muốn "nặng gánh", theo anh, bốn người đã là quá đônu. Người Nga đông hơn có thể chiếm một nông trại mà không sợ gì trong việc kiếm ăn. Hai chục hay ba chục người. họ không mấy bận tâm, vui nữa là khác. Chúng tôi thì không có được khí phách như họ. Đã thế chúng tôi lại không biết trước một cái gì trong tương lai. Thế là trong lúc Mác-xen không thay đổi quyết định, thì tôi lại không nỡ nào bỏ rơi hai người bạn cùng chung một biệt đội vào lúc tính mạng họ được quyết định. Trong cuộc xung đột ý kiến này, chính Tony lại giúp chúng tôi hoà hợp được với nhau - anh từ bỏ theo chúng tôi. Chẳng phải một sự hy sinh giả dối để giữ quan hệ bình thường, nhưng vì Tony đang trong tình trạng sức khoẻ sa sút không cho phép làm theo cách chúng tôi được nên anh không đành lòng bỏ rơi người bạn của mình để sống lấy một mình...

        Lúc tất cả đã được giải quyết xong, chúng tôi đoán chừng đã 11 giờ đêm rồi. Tên lính gác chú ý đặc biệt đến toa của chúng tôi. Đó là điều có thật hay là cảm nhận thôi ? Cứ đều đặn từng quãng, tên ss lại thò đầu qua bên phải, bên trái chòi canh để canh chừng cả bọn chúng tôi trong toa. Chúng tôi còn 5 giờ đồng hồ nữa trước khi trời sáng và có bao nhiêu là cơ hội. Vậy thì phải thay phiên nhau mà nghỉ ngơi. Ăng-đrê và Guy ngủ trước. Mác-xen và chúng tôi sẽ thay họ sau một giờ. Chúng tôi lượng tính thời gian sai bét trong đêm tối và run sợ khi nghĩ đến lúc mở mát ra thì đã sáng rồi. Trực giác mách bảo cho chúng tôi biết không còn may mắn nào nữa khi đêm tàn. Đang lúc nằm co quắp ngủ ngon nhất giữa đồng chân cẳng và thân mình của nhũng người khác, thì thấy bị lay giật rất mạnh. Chính là Ăng-đrê :

        - Này ! Xong rồi. anh thì thầm- có cớ rồi, nhiều người Nga đã nhảy !

        - Còn tên lính gác ? Tôi hỏi.

        - Anh biết không, họ nhảy nhanh như chớp, ba giây thôi, thời gian mà cái đầu hắn thụt vào chòi canh, và họ nhảy về phía bên kia.

        Tốc độ con tàu vừa đủ để nhảy được. Mác-xen đã thức và Guy cũng vậy, tất cả đều sẵn sàng. Tôi cũng thấy trong tư thế như họ nhưng vẫn cảm thấy giây khắc ấy thật buồn cười. Đêm tối, không khí mát mẻ, cảnh vật thiên nhiên vẫn thế và chúng tôi rơi xuống chỗ nào ? Trong vài giờ nữa thôi, như người ta hứa, chúng tôi sẽ được phát một miếng bánh mì. Ba mươi sáu giờ đã đi qua, bụng chúng tôi vẫn rỗng tuếch. Cứ thế, tới lúc chẳng cần thiết chi nữa, những ý tưởng ấy lại cồn lên hành hạ trí óc tôi. Nhưng tôi hiểu chúng là những mũi tên độc và tôi gạt phăng chúng đi thật nhanh.

        Con tàu vẫn chạy và mỗi giây đi qua là mỗi lúc chúng tôi lại phải nhận thêm thiệt thời. Ngay cả lúc dũng cảm lên đến điểm đỉnh thì việc nhảy từ thành toa cũng làm chúng tôi ít nhiều phải khiếp hãi. Người Nga hẳn có thân hình ma quái thế nào mới dám nhảy như thế chứ. Tuy nhiên, cuối cùng cũng phải nhảy. Lệnh nhảy ra khỏi toa tàu đã được quyết định trước rồi. Ăng-đrê nhảy trước, đến Mác-xen, tôi sẽ là người kế tiếp và Guy cuối cùng. Một nỗi sợ hãi sau chót phải tính đến, nếu không may nhảy trúng vào cột điện, một thân cây, một tảng đá hoặc bình thường hơn là cây bị gãy dò. Chúng tôi còn được phép do dự chần chừ trong bao lâu nữa ? Mười phút, mười lăm phút là nhiều nhất. thời gian ấy dài bằng hàng giờ với chúng tôi. Và đúng lúc Ăng-đrê đặt chân lên thành toa xe thì một chiếc máy bay mà chẳng ai hề nghe tiếng rú vừa xuất hiện ngay trên đầu chúng tôi và chúc mũi xuống con tàu. Một tràng đạn đại liên quét qua không khí tựa một tia chớp. Và trong khi chúng tôi do bản năng cúi đầu xuống thì tràng đạn đó còn hơn là một hiệu lệnh, mà chính là một mệnh lệnh đối với chúng tôi. Ấy là lúc để nhảy hoặc mãi mãi không nhảy nữa, bời lúc này tên lính gác đã hoàn toàn co dúm trong chòi canh. Nhung truỏc cả Ăng-đrê, một người thân hình nom giống một iu sĩ đâ hồi sinh từ một chiến trường ngổn ngang xác chết mà quang cảnh trong toa cũng gần như thế, đã leo lên thành toa ở chỗ cửa toa, mở cánh cửa này nhảy vọt ra. Trước cánh cửa mở như là mòi mọc, Ăng-đrê nhảy. Mác-xen nhảy theo rồi đến lượt tôi. Tôi có cảm giác là Guy đã đẩy tôi ra và lăn xuống đá sỏi rải đường ray. Vài giây sau tôi nghe có tiếng rơi gần đấy. Mặt sấp xuống, tay ôm đầu khiến tôi ngõ mình sẽ trỏ thành hư vô trong dáng diệu ấy. Tôi nghe tiếng tàu chạy gần như trên đầu tôi, vì chúng tôi rơi xuống ngay ụ đất đặt đường ray. Nằm co quắp và lòng đầy lo lắng : Hoặc là nghe tiếng súng tiểu liên của bọn lính gác, hoặc tồi tệ hơn thấy đoàn tàu dừng lại... Tôi nín thở, không, tiếng dộng vẫn nhịp đều, con tàu đi xa thật đáng yêu biết chừng nào. Sau cùng nó mất hút vào đêm. Năm bóng đen trên một quãng đường chừng 100 thước cùng lúc đứng cả dậy tưởng như được điều khiển bằng máy và tìm đến với nhau.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2018, 04:07:05 am »


20

        Toàn bộ sự việc diễn ra mau lẹ tưởng không có gì đáng phải kể lại. Sao chiếc máy bay lại xuất hiện kịp thời đến thế để đuổi đi những do dự của chúng tôi. Trong những đêm trước chiếc máy bay ấy đã xuất hiện. Nhưng đêm nay lúc con tàu dừng lại, các tia lửa than vọt ra đầu máy đang chạy đã khiến chiếc máy bay chú ý.

        Người mỏ cửa toa cho chúng tôi do có phản ứng nhanh nhạy và sự bình tĩnh hiếm có, là Rô-be, một người Pháp. Anh đã rình đón suốt tối âm mưu của chúng tôi và quyết dinh sẽ theo chúng tôi. Nhưng không muốn bị xem là kẻ "ăn theo", anh đã trả cho chúng tôi một thứ lệ phí gia nhập nhóm độc đáo bằng hành động mở cửa và nhảy xuống trước nhất. Hành động của anh là một sự cực kỳ khôn ngoan, khéo léo. Trừ một vài chỗ xây xát ở tay vì rơi trên dá dăm, chẳng một ai bị thương tích nặng nề. Bình minh sửa soạn xuất hiện, vì thấy ở phương đông một vết xám đục mờ dã chọc thùng màn sương đêm đang bao phủ chúng tôi. Nhưng khổng phải lúc ngắm nhìn cảnh bóng đêm nhường chỗ cho ánh sáng. Ăng-đrê bước lên, dẫn đầu chúng tôi theo hàng dọc, đi về hướng một cánh rừng in bóng cả một khối đen sẫm nghiêng nghiêng về phía tây. Phải đi chừng một cây số mới tới cánh rừng đó.

        Nổi lo về thực phẩm tự dưng tan biến khi Guy nhác thấy một gò đất nhỏ mà nếu không có cặp mắt tinh tường thì thật khó nhận ra. Nó nằm giữa cánh đồng ven bìa rừng. Đó chính là nơi cất trữ khoai tây mà có lẽ một nông dân nào đó vừa chôn cách đây vài giờ. Giá nhu có ai từ xa trông thấy, hẳn sẽ vô cùng kinh hãi vì chúng tôi chẳng khác gì năm tên trộm đang đào mộ khai quật một quan tài. Có thức ăn, chúng tôi đã được cứu sống một nửa rồi. Chúng tôi vào sâu, một rùng thông để tổ chúc một cuộc họp nhỏ. Chúng tôi chẳng biết gì cả, cả huỏng mặt tròi lẫn vị trí địa dư của mình. Chúng tôi không có bản đồ, la bàn, diêm, bật lửa. Chỉ biết mỗi một điều : Hôm nay là sáng ngày 10 tháng 4. Cần đi thám sát một vòng và tìm cái gì đốt lửa để nấu một chút thúc ăn. Nếu không, sẽ chẳng làm sao tiếp tục con đường tẩu thoát trong đêm mai. Ở tất cả các làng mạc Đức, đâu cũng có tù binh chiến tranh Pháp hoặc người quốc tịch khác được đi làm ruộng mà lại không bị canh giữ. Sẽ nguy hiểm nếu chúng tôi không gặp được ai. Ăng-drê. Guy và Rô-be ở lại giữ kho tàng và luân phiên nhau nằm nghỉ. Còn tôi và Mác-xen đi sâu thêm vào rừng, băng sang bên kia và quan sát cánh đồng. Chúng tôi đang giữa một đám thông con bị chặt chỉ còn cao quá đầu người, nhưng những bụi rậm bên dưới thì rất dày có thể làm một chỗ ẩn náu lý tưởng. Hễ bắt gặp một chỗ thuận lợi, tôi lại đánh dấu bằng một cành cây nhọn hình mũi tên hoặc một hòn dá dể giữ huỏng dường về. Sau nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi gặp con suối để Mác-xen có thể rửa vết thương trên đầu và chúng tôi rửa mặt. Nhìn qua một rừng cây, chúng tôi trông rõ một cánh dồng bao la, mặt đất sáng và xốp tựa cát. Mặt trời lên cao chiếu đến tận chỗ chúng tôi. Thình lình Mác-xen nắm chặt lấy tay tôi :

        - Nhìn kìa, có một người ! Nhìn chiếc mũ chào mào ấy, tôi tin chắc đó là một người Pháp.

        Tôi cố mở to mắt, thấy một bóng người giữa cánh đồng bát ngát nhưng chưa phân biệt được rõ những chi tiết. Chẳng còn ngần ngại chi nữa ! Trường hộp xấu nhát chúng tôi sẽ phải dùng đến con dao mang theo từ trại tập trung. Để xoá bớt hình thức bên ngoài của người tù, chúng tôi bỏ mũ và vắt áo vào tay. Nếu đứng từ xa quan sát thì chúng tôi chỉ còn giống như hai người đi làm đồng, bởi vì những đường sọc chiếc quần đã phai hết. Còn cách con người đang xới đất chừng 300 thước, Mác-xen thì thầm với tôi :

        - Mình không nhầm đâu, đúng là một người Pháp. Chỉ nhìn hắn hút thuốc bằng tẩu lớn là biết thôi.

        Lúc chúng tôi đến bên, anh ta dừng tay. Mặc bộ quần áo kaki nom anh ta giống như mọi người mà tôi quen ở các nhà tù Đức. Và nếu anh ta không phải đồng hương thì ít ra cũng là tù binh chiến tranh. Đưa tầm mắt ra xung quanh, không thấy một ai. Và từ một con dường thật xa, khó có ai nghi ngờ được chúng tôi. Chúng tôi có thể yên tâm được đôi chút trong tình thế hai chọi một. Thế là, sau khi ra hiệu cho Mác-xen là để tôi nói chuyện với anh ta, lấy giọng bình tĩnh, rõ ràng, tôi can đảm hỏi :

        - Pháp à ?

        - Đúng, Brơ-tông.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2018, 04:07:44 am »


        Kìa ! Anh ta đã nói một điều gì rồi. Mác-xen không ghìm nổi xúc dộng, bắt đầu ngay câu chuyện bằng toàn những tiếng lóng địa phuơng rất lạ tai với tôi.

        - Còn quân đội Mỹ ?

        Nhân lúc Mác-xen ngừng nói, tôi nêu câu hỏi đó.

        - Chúng tôi chờ đợi họ hôm nay hoặc ngày mai, anh ta đáp lời tôi. Bà chủ bảo tôi tới đây đào cái hầm để giấu ít khoai tây, vì bà ta sợ sẽ bị trưng dụng hết.

        Rồi đưa ngón tay trỏ về phía nam. anh ta chỉ cho chúng tôi thấy nóc của một gác chuông nhà thờ và những mái nhà ngói đỏ. Đó là ngôi làng mà anh ta đã được đưa tới ở ba năm nay. Giống thể mọi tù binh chiến tranh được sắp xếp vào lao động ở các nông trại, anh ta may mắn như chuột sa hũ gạo. Lao động nhiều, dĩ nhiên rồi, nhưng được ăn no căng diều và gần như là được tự do hoàn toàn, còn được những mối lợi khác nữa là do đàn ông Đức đã phải vào lính. Lúc đầu, anh ta nghĩ chúng tôi là tù trốn trại. Thật ra cũng gần như thế, ngoài ra anh ta chẳng biết trại tập trung là cái gì. Mác-xen dừng lại vài lời ngắn gọn cố làm cho anh ta hiểu. Chúng tôi phải tranh thủ thời gian. Cuộc gặp gõ vô cùng cảm động. Tuy vậy sau tình cảm thì thực tế trở lại với quyền lực thật sự của nó. Anh ta là một người tốt, một mẫu người đôn hậu, thuần phác, không có một ý thức nào về tình huống của chúng tôi. Anh ta lấy làm tiếc đã không mang theo phần bánh mì của mình. Trả lòi câu hỏi của chúng tôi, anh ta cho hay là chúng tôi đang ở phía đông của sông Elbe, gần như chính giữa con đường nối Hambourg với Magdebourg. Anh ta có chiếc bật lửa. Đó là thứ chúng tôi đang cần trước nhất. Có điều khi Mác-xen ngỏ ý với chúng tôi cần chiếc bật lửa ấy như cần đôi chân, thì anh ta tỏ ra trù trừ.

        - Nó là một kỷ niệm của vợ tôi.

        Và anh ta khẩn khoản yêu cầu chúng tôi lúc nào đi qua đây, vì đó là con đường chúng tôi phải đi, hãy để lại chiếc bật lửa vào trong một góc hầm mà anh vội vã lấy cán cuốc làm dấu cho chúng tôi nhớ chỗ.

        Đôi khi vì thiếu xã giao, Mác-xen đã mắc sơ hở khi muốn nói rõ ý định chúng tôi cần chiếc bật lửa trong nhiều ngày nữa. Nhưng Anh dã cắt ngang lời anh ta :

        - Hẳn là như thế rồi, tôi nói với người bạn Bro-ta-nhơ, thông cảm với lòng anh, dây là kỷ niệm của bà nhà. Chúng tôi sẽ trả lại anh. không sợ mất đâu. Nói vậy nhưng tôi vẫn nghĩ : "Tội nghiệp cho anh bạn nếu anh biết tôi có cần gì kỷ niệm của vợ anh". Người ta vừa nói cho anh biết về hàng triệu người chết mất xác trong những trường hợp khủng khiếp, trong đó có người Pháp của anh, những người Brơ-ta-nhơ như anh. Tôi từng ở đấy với một người đồng hương của anh ... Anh có biết rằng bốn ngày nay chúng tôi chỉ có một mẩu bánh mì trong bụng, rằng tính mệnh của chúng tôi đang bị đe doạ sau lúc trốn thoát khỏi địa ngục trên chiếc xe lửa, rằng chúng tôi còn ba người bạn đang bị rét cóng trong rừng và phải già đi vì mong đợi chúng tôi. Thế mà người ta chỉ xin anh mỗi một chiếc bật lửa mà anh còn tiếc, trong lúc anh có quyền ăn mỗi ngày năm bữa trong nông trại và còn có thể được ngủ với bà chủ hoặc con gái bà ta.

        Nếu anh ta phải cho tôi chiếc bật lửa thì việc đó cũng là công bằng thôi, mặc dù tôi đã hứa trả lại anh. Tôi giữ lấy chiếc bật lửa trong tay mình làm cho anh ta bối rối đến suýt nữa tôi phì cười. Vật kỷ niệm của vợ anh ta chỉ là cục sắt thảm hại đáng giá ba quan trước chiến tranh, chứ là cái gì. Dành rằng một vật kỷ niệm là vô giá như người ta vẫn nói, nhưng sau thời gian ở Ellrich thì không thể coi chiếc bật lửa - vật kỷ niệm là vô giá được.

        Để làm cho anh ta yên tâm hoàn toàn, vì thấy anh ta cứ liếc nhìn mãi thứ tài sản của mình mà tôi đang nám chặt trong tay, tôi đọc cho anh ta nghe một đoạn thơ mới trong đó có tất cả những gì hay ho nhất nói về những kỷ niệm và tính cách lãng mạn. Cuộc từ biệt diễn ra nhanh gọn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2018, 04:51:54 am »


        Mác-xen ghi địa chỉ của minh cho anh ta và hứa sẽ xin cấp cho anh ta một huy chương vì đã có công lao giúp đỡ một sỹ quan hải quân gặp lúc nguy nan. Điều đó đã kết thúc rất tuyệt cuộc gặp gỡ này. Trên đường quay về, tâm hồn chúng tôi phơi phới niềm vui. Ba người bạn chúng tôi chưa hay biết gì. Quả là chúng tôi đã lạc vào một nơi lý tưởng cách biệt mọi nẻo đi qua, cách biệt hết những làng xóm ở vùng lân cận mà bọn trẻ nhỏ rong chơi có thể là mối nguy hiểm với chúng tôi. Với niêm kiêu hãnh rất chính đáng, kiêu hãnh vì trở về với một kết quả không ngờ, và với một chút xúc động, Mác-xen huýt sáo miệng hai lần ở một địa điểm thuận tiện định trước để các bạn khỏi giật mình sợ hãi vì chúng tôi đường dột quay về. Có tiếng trả lời ngay. Và trông tháy nét mặt chúng tôi, là họ hiểu ngay rằng chúng tôi dã thành công. Thương quá thể, các bạn tôi bị rét cóng. Chỗ chúng tôi ẩn náu, mặt trời không chiếu đến được. Trái lại, theo ý kiến Rô-be, một người hiểu biết nhiều thì đây là nơi lý tưởng để đốt một ngọn lửa trên mặt đất này. Anh ta đã chuẩn bị hết, cành thông khô, gỗ thông mục. Và chỉ sau khi chúng tôi trở về năm phút, các bạn tôi đã có ngọn lửa sưởi ấm, họ thay phiên dùng chiếc mũ chào mào quạt đuổi khói để bị chú ý từ xa. Mọi việc đều tốt lành. Và nửa giờ sau, Rô-be đã thú nhận với chúng tôi là một tay chuyên săn bắn trái phép ngày còn sống cuộc đời dân thường, chuyên cho chúng tôi mấy củ khoai tây đã nướng chín trong tro. Chẳng muối, chẳng tiêu, vậy mà ngon ơi là ngon. Đấy là lúc sướng nhất của chuyến mạo hiểm. Bới lẽ tưởng như mọi vật đều cười đón chúng tôi, kể từ lúc nhảy vào cõi vô định.

        Sau khi no nê rồi, lại còn được nhét đầy túi để dự trữ cho đêm hành trình sắp tối, chúng tôi thống nhất ý kiến với nhau : Nghỉ ngơi tại khoảng rừng trống có ánh sáng mặt trời liền kề chỗ đang ngồi vì đã năm đêm rồi không được ngủ. Rồi khi mặt tròi lặn là lên đường ngay, theo hướng tây. Không có tin tức nào chính xác, vì chúng tôi nghi ngờ tin tức do người tù binh chiến tranh kia đưa ra. Chúng tôi thoả thuận là phải chí ít là một trăm cây sổ mói gặp được quân đội Đồng minh. Mỗi đêm di 20 cây số, thế là phải năm đêm. Đó là điều buồn nản nhất. Chúng tôi hiểu sức khoẻ tồi tệ của mình và một cuộc gặp gỡ không như mong muốn có thể xảy ra. Ban đêm dĩ nhiên là di chậm hơn ban ngày, đã vậy còn phải đi hàng dọc để băng vượt cánh dồng cũng làm chậm hơn nữa. Chúng tôi tới khoảng rừng thưa và nằm sóng soài ra để tìm giấc ngủ. Mác-xen nhận phiên gác đầu giờ. Mặt tròi đã ở đỉnh đầu. Thật là yên tĩnh đến chừng nào giữa vũ trụ bao la. Lại chỉ có tiếng chim hót, tiếng rỉ rả của côn trùng làm xao động cảnh thanh bình của cánh đồng và khu rừng. Khó mà tin được cả thế giới đang đẫm máu và ngổn ngang những đổ nát tan hoang? Còn con tàu, bây giờ nó đang ở đâu ? Làm sao mà ngủ được trong những giờ phút sôi động như thế. Đôi lúc sau một tiếng động lạ, chúng tôi phải nín thở để nghe ngóng. Nhưng đó chỉ là tiếng lá rơi hoặc tiếng cành,khô gãy rụng do chim chóc chuyền từ cành này sang cành kia gây ra. Cảnh hoàng hôn lại huy hoàng hơn nữa. Lúc mặt trời dần dần lặn xuống, nhịp sống của hàng hà ra số côn trùng chậm lại, một không khí dịu dàng nên thơ nối tiếp cái nắng ban trưa với cái lạnh của đêm tối, tràn ngập cả cánh rừng thưa nơi chúng tôi đang nghỉ ngơi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM