Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:02:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lò thiêu người  (Đọc 15664 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2018, 03:27:16 am »


        Chuyện bình thường này đã tác động mạnh mẽ đến chúng tôi vì tấm bản đồ tìm thấy trong người Bác-bơ-rông đã khiến cho bọn Zet-ta-pô chú ý tới biệt đội chúng tôi. Tới lúc ấy chúng tôi vẫn được trọng nể do có nghề chuyên môn. Nhưng giá thử có một người tù Đức làm chỉ điểm cho bọn Zet-ta-pô mà một cuộc lục soát toàn thể xảy ra thì sự đánh giá về chúng tôi của chúng sẽ không còn gì nữa. Hẳn tất nhiên là đã có sự tiết lộ nào đó. Chắc chắn trong đám tù với nhau, ai cũng rõ việc chúng tôi đọc báo... Dù rất thận trọng, chúng tôi vẫn thấy cần thiết xiết chặt hàng ngũ hơn nữa. Chúng tôi lúc đứng chờ tàu trên sân ga sẽ không trao đổi về các biến cố nữa vì ở đấy nhiều lỗ tai có thể nghe lỏm được...

        Một việc xấu khác lại xảy đến. Vào một buổi chiều khi đi làm về đáng lẽ là giải tán sau khi đã vào cổng trại, chúng tôi lại phải diễu ngang qua một vật gì ngó từ xa tựa như một đống thịt và áo quần lẫn lộn. Nhiều lính gác đứng bên và chúng tôi nghe một thằng trong bọn chúng lặp đi lặp lại "Chiến tranh chưa kết thúc, chiến tranh chưa kết thúc". hắn có nhiệm vụ thét to câu đó và ngón tay chỉ thẳng vào đống thịt im lìm kia. Một lúc sau tôi được giải thích về màn trò đó. Một người tù Pháp cùng một người tù Nga chung một biệt đội đã rủ nhau tìm cách vượt ngục vào buổi chiều. Tức thì bọn ss với chó săn có mặt trên công trường truy đuổi... Khi họ đã chạy được một độ đường dài thì một toán học sinh dạo chơi ngoài đồng bắt gặp. Chúng báo ngay và điện thoại reo vang. Chưa đến một giờ sau họ bị toán lính tuần tiễu đang lùng sục họ bắt lại. Họ bị đánh ngã gục, trói chặt đưa về trại. Để treo gương cho mọi người tù, bởi lẽ các hình phạt thay đổi luôn luôn, viên chỉ huy trại - một bạo chúa Nêrông hiện đại, ra lệnh cho chó cắn họ. Đó là nhũng con chó giữ nhà to bự, luôn luôn bị kích dộng, được huấn luyện đặc biệt trước những hình nộm mặc đồng phục tù của chúng tôi. Những con chó chồm lên hai người vượt ngục. Họ không thể tránh né được, vả lại họ cũng đã kiệt sức. Khi bị chó cắn xé vừa độ không thể nhúc nhích gì nữa, bọn ss kéo chó lại. Chúng không muốn họ chết. Những xác chết lúc này không còn làm chúng tôi xúc động nữa. Tuy vậy hai sinh vật bị chó cắn xé nát bươm còn thoi thóp chắc chắn gây cho chúng tôi khiếp hãi hơn để không bao giờ còn dám trốn trại hoặc nổi loạn nữa. Và trước giờ chúng tôi trở về, hai thân người được đặt giữa sân đợi chúng tôi đi qua. Đến khi chúng tôi đã đi qua rồi, bạn bè của hai nạn nhân mới được lệnh chuyển họ xuống bệnh xá. Trong quần áo rách tả tơi, thân thể họ đầm đìa máu, những mảnh thịt bị xé rách ra còn thây lẩy. Một xung động thần kinh làm họ động đậy, dấu hiệu cho hay họ chưa chết. Nhưng họ không nói được tiếng nào...

*

        Thần chết vẫn tiếp tục hoành hoành với nhịp độ đều đều đáng sợ. Từ mười đến mười lăm người một ngày trong tháng 8, lên tới hai mươi đến hai mươi lăm người một ngày trong tháng 9. Cứ ba ngày, một xe tải tới chở xác họ đến lò hoả thiêu ở Đô-ra. Vi trùng kiết lỵ luôn luôn tấn công vào chút xíu sức khoẻ cuối cùng trong thân thể rã rời của người tù. Người Bỉ và người Pháp cung cấp cho lò hoả thiêu nhiều nhân mạng nhất. Ở khối chúng tôi cũng như ở các khối khác, chế độ nửa phần ăn đã làm cho mọi người ốm teo thêm trông thấy và cuộc sống thường xuyên ở một nơi không đủ không khí đã làm da họ ngả sang màu da của những xác chết. Cả ngày họ phải trần truồng, ai may mắn nhất thì có được một mảnh chăn che trên lưng... Ban tối, thấy chúng tôi đi làm về họ lao đến để hỏi một câu nặng trĩu lo lắng : "Có gì mới không vậy?". Trả lời họ thế nào đây nhỉ? Chỉ có các cuộc ném bom, các bài diễn văn, nhưng chẳng ai còn lưu tâm tới những sự kiện ấy nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2018, 03:28:02 am »


*

        Giữa tháng 12, một tâm trạng cuồng nhiệt thật sự đã xâm chiếm chúng tôi, ngay cả những người bị bệnh hoạn nặng nê nhất. Cơ hồ như đối với chúng tôi, đi tới được năm 1945 là hiện thân của một sự chịu đựng lớn lao khủng khiếp. Nhưng rồi có điều mà chúng tôi chờ đợi từ ngày tuyết bắt đầu rơi đã làm êm dịu đi chút ít tinh thần chúng tôi. Cuộc tấn công của Nga xô. Mặt trận phía Đông... Và chúng tôi cảm thấy cuộc tấn công như sấm sét sắp sửa nổ ra. Ở phía Tây, có lẽ lực lượng Đồng minh nhận thấy phòng tuyến Siegfried và lò thuốc nổ Re-na-ni là việc có thật. Chứng minh cho việc có thật ấy là từ khi chiếm được E-la-Sapen-lơ, họ tiến rất chậm chạp, chỉ từ 3 đến 500 mét mỗi ngày. Cuộc tấn công của Von Rundstedt ở Ba-stô-nhơ khiến một vài người bạn chúng tôi hoảng sợ. Những lúc đọc báo, chúng tôi đã nhanh chóng nhận định tình hình... Đương nhiên là Guyt-sta-vơ tỏ ra rất thích thú về chuyện đó. Anh ta đến tìm tôi, không giấu niềm vui sướng :

        - Như tôi đã nói với anh đó, là chẳng bao giờ họ dẹp qua được phòng tuyến Siegfried đâu. Chỉ trong 36 giờ chúng tôi chiếm được những gì mà bọn Mỹ phải mất hai tháng. Tới lễ Phục sinh, chúng tôi lại có mặt ở Pa-ri thôi.

        Giống mọi lần tôi cứ để anh ta tha hồ múa mép. Tôi có đủ niềm tin để nói cho anh ta biết rằng đó chỉ là cơn khủng hoảng lúc hấp hối thôi, là tiếng kêu của con vạc giữa đêm tàn. Nhưng tôi nghĩ, làm gì cho phí sức khi phải tìm cách làm cho một con ngựa thông minh hơn khi nó chẳng có chút thông minh nào. Cứ để mặc anh ta như thế, nhất là anh ta có lòng tốt, lại còn thành thật trong thái độ như thế nữa chứ. Guyt-sta-vơ là một trong số rất hiếm nhân viên dân sự tỏ rõ xúc động khi thấy chúng tôi gày mòn và đói khát đến cùng cực. Và khi có điều kiện, anh ta không quên tuồn cho người nào đó trong chúng tôi mà sức lả kiệt nhất một cái gì. Rất hiếm khi anh ta quên mòi tôi một điếu thuốc mỗi lần tôi gặp anh nói chuyện. Vậy thì hãy cứ để tuỳ anh với ảo vọng riêng tư ấy. Và tôi nghĩ "Người bạn Đức thân mến ơi, từ giờ đến lễ Phục sinh, tôi hy vọng là ắt hẳn có chuyện mới mẻ nhưng không chiều theo ý bạn đâu..."

        Mùa đông mang theo tuyết và lạnh giá đã đến. Trong mùa thu, chúng tôi có những phút được thả hồn mơ mộng qua ánh sáng mặt trời lấp lánh trên các vòm lá cây màu đỏ. Còn bây giờ chỉ là màu tang chế, màu trắng của tuyết, màu đen của rừng thông và bùn lầy vô tận và bầu trời tái xám đến vô cùng. Y phục được phát thêm trong mùa đông này là một áo mặc ngoài mang sọc rằn rện, nặng đúng một cân Anh. Chỉ có người chết đi thì người sống mới được may mắn khỏi phải đi chân đất. Bây giờ trong khối có chỗ rộng hơn. Nhưng ai cũng muốn dồn ép vào nhau cho bớt giá buốt. Bây giờ dù ít dù nhiều những người không áo quần đã có cái mặc. Nhưng những người còn chưa chết qua ba tháng đói khát đã không còn bước nổi trăm bước. Thật ra là toàn những bộ xương được che ngoài một lần da. Tuy vậy họ không muốn buông xuôi cho xuống đến tận cùng của dốc. Họ hết còn bị gọi đi tập hợp điểm danh nữa. Nhưng vẫn một ngày hai lần, vì phải giữ nghiêm nguyên tắc với bất cứ giá nào, nên một nhân viên danh sách cầm tay đi qua các giường để kiểm diện những thân thể nằm dán bẹp xuống giường, cả ngày. Tên ss phụ trách khối của chúng tôi sau lúc ngắm nhìn họ đã nói thế này :

        - Tôi có ý nghĩ là nếu người ta không kết thúc số mạng họ đi thì họ sẽ chẳng bao giờ chết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2018, 03:28:41 am »


        Và một người trong số "chẳng bao giờ chết" này từng nói với tôi :

        - Khi còn trong nhà tù ở Pháp người ta tự bảo rằng "bị kết án mức nào cũng được, miễn là đừng phải chết". Còn ở đây ! Thà như nhận mấy viên đạn vào đầu hoặc đi qua ba phút trong phòng hơi ngạt còn hơn là sống như chúng tôi bây giờ, cứ nhìn thấy cái chết đến dần dần hàng tuần hoặc có khi hàng tháng. Thà rằng họ cắt hết suất ăn đi, còn hơn là cứ kéo dài cái chế độ nửa suất thế này mãi. Tôi cứ tự hỏi phải chăng họ chủ tâm cho chúng tôi chế độ ăn nhu thế nhằm làm cho cơn hấp hối cùa chúng tôi dài ra lê thê? Chúng tôi cũng không tự tử được. Người ta bảo tự tử là hèn nhát nhưng chúng tôi thì nghĩ là chúng tôi không đủ dũng cảm để tự tử. Khỏi đàm luận dũng cảm hay hèn nhát, hành động của một người Do Thái cũng đã chứng minh khi anh ta đâm đầu vào gầm con tàu chở chúng tôi đến công trường vào lúc anh ta vừa trở lại đi làm. Anh bị cắt làm hai đoạn. Chúng tôi chỉ bước đến theo linh tính giống thể một đàn cừu sợ trận bão và ngó nhìn một người đã vĩnh biệt chúng tôi. Một vài người dò đoán xem có chút mủi lòng nào trong cái nhìn của bọn lính gác trước thảm kịch ấy chăng. Song, chính chúng cũng chẳng hiểu mình đang ở trong thế giới nào. Vả lại, người ta đã nhồi nhét vào đầu óc bọn lính gác ấy một ý niệm ràng tất cả chúng tôi rồi sẽ bỏ mạng tuốt trong các trại tập trung. Và bọn "khổng lồ" ngu xuẩn, thô bạo ấy cũng run rẩy trong bộ quân phục trước một ngài cấp trên thuộc loại cấp bậc thấp nhất. Chúng khiếp hãi cấp trên của chúng gấp bội lần chúng tôi khiếp hãi những tên này. Và có lúc chúng tôi phát buồn cười nhìn thấy chúng điều chuyển lực lượng để canh giữ chúng tôi với những thể xác mà chỉ một cái ẩy nhẹ thôi cũng đổ kềnh ngay.

        Ngày lể Nô-en là ngày lễ trọng đại nhất ở Đức. Ngày lễ này đã có giá trị đối với người tù chúng tôi bằng cuộc điểm danh suốt sáu giờ liên. Giá buốt hai mươi độ âm làm tôi tưởng mình rụng mất cả đôi chân. Do lầm lẫn trong lúc đếm mà viên chỉ huy trại quyết định hành tội chúng tôi đến thế. Hàng chục người ngã khuỵu vì bị đông máu hoặc bị đói lả. Sống hay chết, mặc lòng. Chúng tôi vẫn phải chờ tiếng còi mới được buông tha, trong khi di chuyển tình cờ tôi đã đứng gần một người Áo. Ông này đã kiên quyết cự tuyệt một công việc làm trong số các nhân viên dù rằng ông được quyền hưởng ân huệ ấy. Ông bằng lòng với số phận của bản thân là thủ kho của công trường. Làm vậy để ông không phải canh giữ các bạn tù đồng cảnh với mình, một chức vụ mà ông luôn ghê tởm. Cũng như chúng tôi, ông chỉ nhận khẩu phần tối thiểu. Nhưng ông đã quen như thế tám năm rồi và cơ thể ông có sức chống chọi phải nói là tốt. Khi tôi chửi rủa buổi điểm danh khốn nạn này, nhất là chửi rủa cái rét thì ông lại cười, tuồng như ông chẳng có quan hệ gì với sự cực khổ và rét buốt ấy. Và, do có thể trò chuyện mà không sợ bị theo dõi, ông bảo với tôi :

        - Chẳng qua chỉ là một trò chơi nho nhỏ thôi mà.

        - Nhưng mà, tôi trả lời, nó đã hành chúng ta hơn ba giờ rồi và không hiểu nó sẽ kéo dài đến bao giờ nữa.

        - Ô ! Ông ta tiếp tục, nó sẽ không lâu hơn cuộc điểm danh mà chúng tôi đã phải chịu đựng năm 1941, tất cả những người tù thâm niên không làm sao quên được. Phải rồi, dạo ấy chưa có người tù Pháp.

        Câu chuyện này tôi đã được Ja-cốp trưởng khối 56 của tôi kể cho nghe khi đang ở Bu-sân-van, nhưng vì muốn giữ lễ phép, tôi vẫn để ông bạn mới người Áo nói. Tôi mới hiểu rằng cuộc thử thách ấy đã thành ấn tượng sâu sắc của những người trong cuộc đến mức nào.

        - Tối hôm đó, đúng vào mùa dông, cuộc điểm danh sau buổi đi làm về được tiến hành như thường   lệ,   nhưng nó đã kéo   dài đến vô lý. Sau hai giờ chờ đợi, viên chỉ huy trại thông báo trên loa phóng thanh là trong chuồng lợn biến mất hai con. Hắn lên án không chi có năm người tù Ba Lan có trách nhiệm chăn nuôi lợn mà lên án cả trại can tội đồng loã, bởi lẽ, hắn nói tiếp "nếu là năm người thì không cách nào xài hết hai con lợn chỉ trong một đêm". Hắn chờ người phạm tội đầu thú... Sự thật là, chính bọn ss được sự đồng lõa của viên chỉ huy trại đã đánh cắp hai con lợn để bán hoặc để làm gì đó tôi không hiểu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2018, 03:30:21 am »


        Do việc làm bị tố giác và tính mạng của chúng tôi bị đe doạ mà viên chỉ huy trại đã đổ vạ một cách dễ dàng cho người tù. Anh biết kết cục thế nào không? Năm người tù Ba Lan bị hành quyết - treo cổ ! Còn bọn tôi thì phải đứng trắng đêm dưới trời buốt cóng hơn hôm nay nhiều. Một ngàn rưởi người đã bị ngã khuỵu. Một tên ss đến đập vào những người ngã khuỵu ấy để thử xem sự yếu đuối của họ ra sao.

        Sau mười một tiếng đồng hồ đứng vậy, đến sáu giờ sáng công việc mới lại chờ đợi chúng tôi : hàng trăm xác chết lạnh cứng. Nhưng nhục hình lại giáng xuống chúng tôi. Năm ngày không được ăn uống gì mà phải làm việc. Ba ngàn người khác lăn ra chết và những ai còn sống cũng không còn ra người nữa. Sang ngày thứ sáu, chúng tôi khóc như trẻ con trước khẩu phần bánh mỳ. Đó, anh sẽ hiểu vì sao tôi lại bật cười khi thấy anh tỏ ra chán ngán. Ngẫm cho cùng, nếu bây giờ chúng ta nằm trong trại thì có lẽ chúng ta đang lảm nhảm chung quanh chuyện lễ Nô-en, rồi chuyện đó lại xui ta não lòng thêm thôi. Ở đây, chúng nó bắt ta hít thở một chút không khí trong sạch mà như thế dường như là tốt hơn ấy.

        Ông ta bị bắt vì lý do là một nhà buôn, ông chối từ treo bức ảnh Hit-le trong cửa hiệu. Ông trạc tuổi 40 và không có quan điểm chính trị nào đáng chú ý. Có thể xếp ông vào nhóm xã hội -  công giáo. Tính tò mò xui tôi hỏi ông về bọn Đức.

        -  Đúng, người ta có thể giết sạch bọn ss mà chẳng sợ trời phạt. Nhưng, nhìn vào bọn Kapô thì thấy không phải bọn Đức luôn luôn là tồi tệ. Còn bọn Ba Lan, Bỉ, Pháp nữa... Nếu ta coi bọn ss là điển hình của sự xấu xa, thì tôi có thể đoán chắc với anh là xứ sở nào lại không có lũ người ấy, mà nước Đức thì có nhiều hơn, vậy thôi ! Tôi đã học lịch sử triết học khá nhiều, tôi tự tin mình hiểu biết nhiều chuyện và ở nước tôi, con người cũng yêu tự do và yêu đời sống đẹp giống ở Pháp thôi. Vậy anh có thể lý giải để tôi hiểu vì sao ở Áo số người vào đảng Quốc xã còn đông hơn cả ở Đức không? Có lẽ thế giới chưa biết rõ chuyện ấy. Nhưng đó là sự thật một trăm phần trăm. Và chính những công dân Áo đó, mười lăm ngày trước lúc Hítle xâm phạm biên giới của chúng tôi, trong một cuộc trưng cầu ý dân với một đa số phiếu 85% lại tuyên bố ràng họ ủng hộ một nền độc lập hoàn toàn. Tôi biết anh không lý giải nổi và tôi cũng thế. Nhưng tôi rất không bàng lòng về những người đồng hương của tôi và chán ngấy nhiều chuyện...

        Ông còn kể với tôi về thủ đô Viên-nơ, về những khách du lịch Pháp, rất nhiều người hàng năm mang theo một bó hoa đồng thảo tới đặt ở nhà thờ Capucins ở đó giữ di hài của Quận công Reichatadt1. Số đông người Pháp có tư tưởng cộng hòa nhưng họ tôn trọng truyền thống đó...

----------------
        1. Tước hiệu của Napoléon I. Ngay khi vừa chiếm nước Pháp, Hittle đã hạ lệnh mang di hài của quận công về Pa-ri.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2018, 03:32:29 am »

                
18

        Mồng 1 tháng Giêng năm 1945. Năm mới ! Năm của chiến thắng. Phát thanh viên đài BBC đã kêu lên như vậy và chúng tôi vô cùng hân hoan được nhìn thấy chiến thắng. Ngày đầu tiên của tháng Giêng nào cũng từng nói điều ấy. Đã đến lúc phải chấm dứt để khỏi bị mang tiếng là 1 lừa dối. Trong lúc chờ đội, định mệnh lại chọn ngày hôm ấy để phân phát những đòn đánh đập bằng gậy gộc cho hơn ba chục người tù. Chỉ tại một lầm lẫn trong danh sách dễ khiến tên trung uý ss ở văn phòng nhân số nổi khùng. Lại một biến cố quá đỗi tầm thường nếu như Ăng-đrê và tôi không có trong số nạn nhân ấy. May làm sao, trong cái rủi ro ấy, chúng tôi chỉ phải nhận mười gậy. Trời đất, đau đến sập người xuống ! Và thằng khốn nạn đánh chúng tôi là một Kapô Đức thay Pôn đang bị bệnh, đã nhắm chúng tôi rất kỹ. Và tên trung uý đứng nhìn. Một chút tận tụy quá mức cần thiết của thằng Kapô đủ để làm nên một sự tạ ơn tối thiểu để hắn tránh được đòn trừng phạt.

        Khi về đến khối sau buổi lễ kỳ quặc đó, Ăng-đrê đột nhiên hỏi tôi.

        - Ngày mồng 1 tháng giêng năm 1944 anh ở đâu?

        - Bị giam trong phòng tối ở Mông-tơ-lúc.

        - Mình cũng thế, ở Năng-xi. Nhưng hẳn là anh không đặt giả thiết là phải ở đấy tới năm sau chứ?

        - Không, tôi giả thiết nhiều điều, ngoại trừ điều đó.

        Rồi chúng tôi buồn rầu làm bảng kết toán những chuyện thăng trầm trong suốt năm qua... Làm sao chúng tôi lại chịu được tất cả? Quả thật chúng tôi là những người sống sót. Chúng tôi những người Pháp tự đi tìm nhau trong các khối. Chỉ những ai may mắn có việc làm tốt thì mới còn lại. Nhưng không phải là tất cả đều được như vậy đâu, vì cái chết hãy còn tiếp tục. Ngay lúc năm mới vừa đến thì Barot đã phải đi bệnh xá rồi. Một bệnh mói lại tìm đến chúng tôi, tuồng nhu thần chết chưa có đại diện đầy đù. Ây là bệnh phù thũng, thay thế cho việc biến thành bộ xương trong vài ba ngày, người bệnh lại sưng vù lên một cách đáng sợ cũng trong ngần ấy thòi gian. Thường thì bệnh bắt đầu từ chân, rồi nhất định sẽ tràn lên mặt làm biến dạng hoàn toàn tới mức không làm sao nhận ra bạn bè mình nữa.

        ...Trong khối chúng tôi có khá nhiều người Bỉ mà phần nhiều là người của vùng Flăng-đrơ. Họ sống với nhau thành nhóm cách biệt với mọi người chẳng phải vì ghét bỏ gì ai mà chỉ vì thổ ngữ và các tập quán của họ khác biệt quá nhiều với chúng tôi. Do vậy, những đau khổ, mất mát của họ không làm chúng tôi xúc động như với các bạn bè cùng một biệt đội. Nhưng khi Ro-giê, người nghệ sĩ điêu khắc lâm bệnh thì tất cả chúng tôi bàng hoàng thật sự. Lâm bệnh vào lúc đó có nghĩa là rất hiếm khả năng trở lại gặp bạn bè. Mà anh là bạn của tất cả mọi người. Ngay trong đêm đầu tiên lâm bệnh, anh đã sốt cao tới 40 độ. Việc đoán bệnh chẳng khó khăn gì, anh tự làm lấy được. Anh bị sưng phổi cấp tính. Ru-đôn-pho đích thân đưa anh đi bệnh xá và xin được chăm sóc anh với những điều kiện tốt nhất. Nhưng chúng tôi lo ngại cho số mệnh của anh vô cùng, vì trước lúc chia tay với chúng tôi, anh đã nói gở:

        - Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ông tôi rồi bố tôi đều chết do bệnh này. Tôi cũng không thoát được số phận như thế ở nơi này.

        Ba ngày liền, chúng tôi phấp phỏng nỗi lo, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến anh. Đêm nào Ru-đôn-pho cũng tới bệnh xá với anh. tới đêm thứ tư lúc trở về thì Ru-đôn-pho đã đổ sập xuống : "Chết... Rô-giê chết rồi !" Con người duy nhất của cả trại. Cùng với chừng mươi người nữa, Rô-giê còn xứng đáng được gọi bằng danh hiệu đó. Với phẩm chất của một "Gentlman1" đích thực, anh vượt lên trên tất cả chúng tôi. Đêm 11 tháng giêng, đêm đầu tiên sau cái chết của anh, chúng tôi thật sự nhìn thấy một khoảng trống vắng bởi thiếu anh. Mọi người trong nhóm bị chìm vào sự im lặng nặng nề suốt hai giờ đứng chờ đợi ở sân ga. Im lặng là lời biểu dương chân thành nhất đối vài con người cao thượng và thuần phác ấy.

        Ngày 13 tháng giêng cái tin mới mẻ giống thể một cơn gió đông nam thổi từ Địa Trung Hải tới những ốc đảo giữa sa mạc - quân đội Nga mở   cuộc tấn công mới. Trong khắp các biệt đội lao dịch lan truyền tin túc này - Thế là thời cơ đã tới rồi !

-------------------
       1. Gentlmen : Người lịch sự, quý phái.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2018, 03:04:58 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2018, 03:06:43 pm »


        Một tờ báo cũng đã đưa tin quân đội Nga trong năm ngày đã tiến hơn một trăm rưởi cây số. Không có thể là sự sai lầm nữa. Và không khí giống như mùa hè năm 1944 khi cuộc tiến quân diễn ra trên đất Pháp. Buổi tập hộp mỗi sáng, chúng tôi lại bàn nhau về những tin tức trong ngày rồi vội vã tới công trường để ngắm coi vẻ mặt của bọn nhân viên dân sự. Khi Breslau bị phong toả, tôi lại gặp Guyt-sta-vơ vừa trở lại sau mười lăm ngày đi vắng. Anh ta huyên thuyên với tôi dù chuyện, trừ tình hình mặt trận. Tôi cũng cẩn trọng với anh ta, không chạm tới một lời nào liên quan đến thời sự. Tôi chẳng dại làm bùng nổ sự phẫn nộ. Tát cả lũ nhân viên dân sự đều tỏ ra ngu ngốc. Bị nhồi nhét vào đầu những luận điệu xảo trá, thì làm sao chúng tin được là quân đội Nga, mà Gơ-ben đã huênh hoang tuyên bố nhiều lần sẽ bị tiêu diệt và thất bại thảm hại, lại đã có mặt tại đông Oder, trước Stettin mà trước đây chỉ ba tuần lễ họ đang còn ở Ba Lan phía sau sông Vistule !... Pavel đã trốn thoát lúc cuộc tấn công mới khởi đầu. "Khi quân đội chúng tôi tấn công, tôi sẽ đi tìm gặp họ", anh đã bảo với tôi như thế. Suốt nhiều ngày liền, tôi ngóng rình tin tức về số phận anh. Nhưng anh thật sự đã thoát rồi. Alex cho tôi biết lệnh truy nã được bãi bỏ. Chắc chắn là Pavel đã hoàn toàn thành cône bởi vì cứ nhìn bọn ss luôn luôn tỏ ra khoái chá trong việc khoe khoang với chúng tôi về thành tích với người bạn "bất hạnh" của chúng tôi, là chúng tôi đoán ra sự thật.

        Cuộc trốn thoát của Pavel là dấu hiệu của thời gian khá thuận lợi cho chúng tôi. Mùa thu và những ngày đầu năm đã làm chúng tôi sụp đổ hoàn toàn về tinh thần và khi nhìn bao nhiêu người vĩnh viễn ra đi thì chúng tôi nghĩ là số phận mình đã được sắp đặt cả rồi. Thế mà bây giờ, bỗng như sau đêm đen dài dặc buổi bình minh sáng chói đã hiện phía chân trời - cuộc tổng tấn công của quân đội Nga lại đem tới cho chúng tôi niềm hân hoan một tình cảm ham mê cuộc sống đặng có thể tiếp tục chịu đựng...

        Thần chết quay trở lại rồi. Nó chỉ lui một chút để lấy đà nhảy vọt xa hơn. Một sự cố mới lại xảy đến nhằm tiếp tay dắt đi những người khốn khổ đã thắng được mọi thử thách trước đó : Lò bánh mì bị phá vào trung tuần tháng hai. Có nghĩa là miếng ăn độc nhất cho chúng tôi khỏi bị gục ngã đã không còn nữa. Đã nhiều tháng rồi, súp ăn chỉ là nước củ cải trong lẻo, thì từ nay, nó trở thành món ăn quý nhất cho chúng tôi. Một lít vào bốn giờ sáng và một lít buổi tối như thường lệ. Giữa hai lần lĩnh súp là mười bảy giờ đồng hồ bụng rỗng không. Thê thảm quá chừng cái cảnh đói đúng như nghĩa đen của nó. Sau khi ăn nửa giờ, ai cũng cảm thấy chẳng còn chút gì trong người nữa. Chẳng qua chỉ là một cuộc rửa ruột, rồi chúng tôi khốn khổ thêm vì cứ phải đi tiểu nhiều hơn ; Ngoài công trường trong giờ nghỉ trưa, từng nhóm tù giống như thể bầy chó đói quanh làng vì ngửi thấy mùi thom của thức ăn trong bếp, không chịu nổi nên cứ lò mò, lò mò đến gần nhà ăn của bọn nhân viên dân sự. Đối tượng của những cuộc tranh cướp nhau dữ dội là các cọng rau, lõi cuống bắp cải, vỏ khoai tây trong thùng rác. những vật nhặt được, mót được. Sau khi rửa thì cho tất cả vào một cái lon nấu thành súp không muối mắm, không một chút chất béo. Vậy mà khi họ ăn người ta cứ ngỡ như họ đang ăn món ngỗng quay. Số người lao động của công trường giảm từ một nghìn rưởi xuống sáu trăm. Mỗi tối nhìn họ trở về và chẳng khác nào đoàn người đi đưa đám ma. Khoảng hai chục người bạn mà chúng tôi phải dìu phải cõng về và thật khó phân biệt được một đôi người với xác chết. Quả nhiên họ đã chết sau đó không lâu... Đến lượt Bác-bo-rông người bạn mà chúng tôi không bao giờ đưa được vào chung một biệt đội nữa, đã lâm bệnh. Anh, Mác-xen và Ăng-đrê với chúng tôi cùng một lứa tuổi và thường tối vẫn tìm nhau dể trò chuyện. Tất cả bọn tôi đều đã chiến thắng các bệnh tật một cách vẻ vang, chúng tôi lại có thêm niềm tin vững chắc trong những thử thách mới. Thế mà biết bao nhiêu người trai trẻ và người khoẻ mạnh hơn chúng tôi đã bị đem đi giống thể những cọng rơm cọng cỏ. Chúng tôi vẫn níu giữ được vị trí thuận lợi trong công việc của biệt đội. Thật sự có ảnh hưởng trong bạn bè, chúng tôi được tôn sùng như những người lãnh đạo về tư tưởng. Do thế mà tạo ra được bầu không khí tinh thần trong đó chúng tôi trở thành "bất khuất". Chính chúng tôi cũng thường tự nhủ "Nếu mọi người đều phải vào lò thiêu xác thì ít nhất chúng tôi cũng là những người cuối cùng." Bác-bơ-rông lâm bệnh vào những ngày đầu tiên mất bánh mỳ khiến chúng tôi tiêu tan mọi ảo tưởng. Được Ăng-đrê và Mác-xen giúp sức, tôi đưa anh tới bệnh xá. Đến đây chúng tôi mới mục kích một cảnh tượng còn khổ cực hơn là mường tượng... Ánh sáng yếu ớt của những ngọn đèn bão khiến chúng tôi không thể nhìn thấy tất cả . Cùng với những đoàn người từ mọi công trường xếp thành hàng một đi vào cổng trại, những người lâm bệnh và chết rồi cũng được đưa về theo. người chết rồi thì được xếp chất đống ngay bên ngoài, trên trán vẽ số với sự có mặt hai người làm chứng để tránh nhầm lẫn. Ấy là nghi lễ vĩnh biệt độc nhất giành cho những ai quen biết kẻ quá cố.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2018, 03:07:08 pm »


        Có hàng nghìn cơ hội bị chết đối với những người đi khám bệnh trước khi gặp bác sĩ. Hàng người chờ đợi dài đến hơn năm chục thước. Những bệnh nhân còn đứng nổi hoặc đã ngã xuống phải ôm lấy nhau cho đỡ lạnh, nhất là để giảm bớt sức mạnh các trận gió cuốn theo tuyết thổi tới... Tất cả bệnh nhân đều sốt trên 39 độ. Nếu chưa sốt tới mức ấy thì họ không cần phải đến bệnh xá. Chúng tôi đợi suốt hai giờ, gắng hết sức che chắn cho Bác-bo-rông và đỡ cho anh hai bên sườn. Những người được bác sĩ nhận vào bệnh xá nằm ngổn ngang la liệt trong phòng khám, vì còn phải chờ đến sáng mai mới có những giường trống cho họ. Một y tá len lỏi đi qua những hàng bệnh nhân, dùng một miếng giẻ ướt chùi trán cho họ rồi viết lên đó con số thay cho tên của từng người. Một nửa bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng ở đấy trong đêm đầu tiên. Ngay từ mờ sáng, kíp luân phiên khênh xác chết sẽ tới nhặt xác tại phòng khám. Họ phải rất vất vả mới phân biệt được người sống với kẻ chết, bởi người còn sống cũng nằm lịm đi, không nhúc nhích. Rất may mát họ còn mở. Nhung tôi vẫn cảm thấy khiếp hãi khi nghĩ rằng có thể nhầm lẫn là dễ dàng có một người đang hấp hối bị khênh đến lò thiêu như người đã chết. Một y tá nghe tôi nói lên ý nghĩ ấy đã trả lời :

        - Đã xảy ra trường hợp như vậy ! Khi họ đã ở tình trạng thế thì quan trọng gì. Trong ba người chúng tôi, Bác-bơ-rông là người trầm lặng nhất. Anh nhẹ nhàng cất đầu lên, nói :

        - Như thế thì người ra ít nhất cũng được sưởi ấm một lần cuối cùng. Và anh còn nói thêm lúc chúng nó viết số lên trán :

        - Các anh thấy chưa? dừng bao giờ nên lập chương trình dự án gì hết.

        Chúng tôi phải khó khăn lắm mới rời anh được để quay về. Bởi lẽ tên y tá làm công việc đánh số lên trán bệnh nhân có vẻ giống như một tên đồ tể đóng dấu kiểm dịch vào súc vật trước lúc mổ thịt chúng. Tuy thế, lúc đã ra ngoài rồi, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng hẳn để có thể hít một hơi không khí trong lành. Thật sự chúng tôi vừa từ địa ngục bước ra và bỗng nhiên chúng tôi nghĩ Đăng-tơ hãy còn là một người kể chuyện ngây thơ lắm.

        Ăng-đrê quay về khối 3. Mác-xen và tôi về khối 7. Dù sao quang cảnh ở khối cũng đỡ hãi hùng hơn ở bệnh xá. Ở đây, những người còn sống phải giành giật với số phận bằng chút sức lực cuối cùng, vì giá súp thừa đã tăng hai lần tù khi không còn bánh mì nữa. Những con quỉ tàn ác triệt để lợi dụng thời kỳ kiệt quệ cuối cùng của con người để thoả mãn thú tính mà chúng chưa được thoả mãn lâu nay.

        Và, nếu như có rất nhiều người đứng trước một đĩa súp mà sự kìm chế của lương tâm vốn vô cùng trong sáng đã tiêu tan hoàn toàn thì cũng không ít trường hợp có thể gọi là anh hùng đã làm ta xoá bớt được sự tởm lợm. Tô-sô, một thanh niên ở Gro-nôp-blo vẫn bị tên Kapô bám theo như đỉa, đã trả lời khi hắn nêu việc đánh đổi thức ăn.

        -  Tôi thà chết đói chứ không nhượng bộ.

        Vào một đêm thứ tư kể từ ngày mất nguồn bánh mì, kho chứa củ cải của nhà bếp bị tấn công. Chùng năm chục người tù bất chấp lệnh cấm di chuyển, đang đêm khuya xông tới đập võ cửa sổ và bắt đầu một cuộc cướp phá. Một trận gió mạnh át các tiếng động, những tiếng cãi cọ, la hét đã làm tên lính trong vọng gác gần đó nghe được. Hắn liền bắn về phía phát ra tiếng động ấy. Và đến rạng đông, những người tù đi làm vệ sinh trông thấy hai xác chết cứng đờ và nhiều người bị thương gần như đông cứng thành đá. Đêm thứ sáu, những người phu đám ma đang lột áo quần những người chết trưóc bệnh xá chợt trông thấy một tên Di-gan đang xẻo một miếng "bít-têt" chỗ bàn đặt xác chết. Tên ss chỉ huy trại được tên Kapô ở bệnh xá báo cáo trường hợp ăn thịt người đầu tiên, liên dắt vợ và cả bọn tay chân tới xem cảnh khủng khiếp ấy. Tôi cũng là người được báo để tới xem. Tên Di-gan không chút ngân ngại gì khi viên chỉ huy đưa cho hắn một miếng bánh mì và một nhúm muối rồi bắt hắn diễn lại những việc hắn đã làm vụng trộm. Nhìn thấy miếng bánh mì thì tuồng như sự khát thèm của hắn lại được kích thích. Sau khi xẻo thêm một miếng nữa ở đùi xác chết, rắc muối lên, hắn làm thành một miếng xăng-uých, rồi cho vào mồm ăn ngấu nghiến chỉ trong vài phút... Vì đứng gần, tôi trông rõ miếng thịt người đỏ thẫm. Tên chỉ huy trại nhe răng cười với vợ như có ý nói với mụ ta : "Em yêu, anh đã cho em được chứng kiến một cảnh hiếm thấy trên đời". Giữa khuya đêm đó, tên Di-gan bị những người tù thuộc mọi quốc tịch giết chết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2018, 03:07:33 pm »


*

        Tất cả những cái Mác-xen phác hoạ với bạn bè đã sụp đổ đúng vào lúc anh cần đến họ nhất. Tất cả những người sống sót trong chuyến di chuyển cuối cùng đều phải ra đi trên chuyến tàu nói là để chở bệnh nhân, để tới một trại dưỡng bệnh. Bọn bác sĩ Đức biết rõ sự thật là thế nào đã được ngụy trang. Chúng tôi cũng nghi ngờ lắm cái chuyến đi gọi là để dưỡng bệnh ấy. Rất tiếc là đại uý A-dam, Buya-rô, ông thầu khoán cỡ nhỏ ở Li-ồng và nhiều người nữa cũng phải đi theo chuyến di chuyển tới một địa điểm mà chắc chắn là chẳng bao giờ họ còn trở về được nữa.

        Một đêm, người ta loan báo nhà bếp có bán xà ĩách và củ cải. Vì vẫn không có bánh mì cấp phát, nên cái tin này dấy lên cả một cơn sốt đổ xô nhau di tìm "vàng" mỏi. Mỗi nhà buôn có cửa hàng trong vùng cho bầy nô lệ chúng tôi mỗi tháng từ 1 đến 4 đồng Mác bằng hình thức một phiếu mua hàng. Tuy thế, nếu bỗng dưng nhà bếp rao bán thứ gì đó thì nhiều nhất cũng chỉ một trăm người có thể mua được. Như thế, dễ hiểu rằng trận chiến hôm ấy diễn ra quyết liệt đến mức nào.

        Đang lúc tôi quá thất vọng và sắp quay lại khối với tay không thì nghe có ai gọi tên mình bằng tiếng Nga. Quả như một phép mầu nhiệm nếu người nào đó nhận ra mình giữa đám đông hỗn loạn ấy, nhất là trong bóng tối nữa, vì chỉ có ánh sáng trong nhà bếp lọt qua cánh cửa hé mở là chiếu sáng được một chút bên ngoài. Nhưng may mắn cho tôi biết mấy một chàng Vơ-la-đi-mia xách một ga-men hai lít đụng đầy xà lách, đã nhẩy bổ tới choàng lấy cổ tôi. Bốn tháng rồi, tôi không được gặp lại người anh gầy hơn, dĩ nhiên. Vừa trách móc tôi, không năng tới tìm nhau chơi, anh vừa đưa ga-men xà lách cho tôi. Có cả Mác-xen đi cùng, chúng tới cảm thấy xấu hổ vì đã bốc rau bằng tay mà ăn ngấu nghiến nhu sợ ai đó ăn mất phần. Nhưng mới ngon biết bao. "Vật chất sáng tạo tinh thần" Lý luận đó rất đúng với chúng tôi. Bởi lẽ, sau bữa ăn đơn sơ ấy, chúng tôi cảm thấy tinh thần sáng khoái quá, có thể chịu đựng nổi nhiều tháng nữa. Và chúng tôi được một đêm ngủ không bị cái đói hành tội.

        Ăng-đrê nhờ những cây đèn anh mang được về cho tên trưởng khối mà đã được phần ăn gấp đôi. Mác-xen với giấy và chiếc bút chì lấy từ văn phòng công trường về đã làm được một cuộc đổi chác đáng giá với Frantz vì hắn đang cần những vật đó. Bê-be và Bi-cô tiếp tay với những người tù Nga để tấn công các toán khiêng súp. Họ có hai chục người mà mỗi chai súp chứa những 20 lít kia. Hai lần họ thành công trong hai đêm liên tiếp. Rồi những nhóm khác bắt chước theo họ, các chuyến chở súp liền được các nhân viên có vũ trang bằng gậy hộ vệ. Cứ thế, mỗi người tùy theo cơ hội và khả năng mà cố tự kiếm ăn.

        Những bưu kiện tiếp tế đã thành chuyện ngày - xưa. Trong câu chuyện người ta chỉ còn nói đến việc ăn uống. Ăn uống là tất cả ám ảnh và có người đã thú nhận mỗi khi nói đến một lát thịt bò bỏ lò hay một đĩa khoai tây rán là nước miếng đã ứa tràn rồi và cơ hồ dạ dày được căng đầy lên... Dù thế, ai cũng nao động trong ý nghĩ về việc quân đội Nga chỉ còn cách Béc-lin 100 cây số và ở phía Tây, Đồng minh đang chuẩn bị cho trận cuối cùng bàng cách tăng thêm những cuộc oanh tạc. Nhưng, một nỗi khiếp sợ bao trùm lên chúng tôi, nỗi khiếp sợ thấy lời tiên đoán của viên quản trại thành sự thật : "Rồi các anh sẽ qua đấy hết". Các trại tập trung lớn thì được nhiều người biết, nhưng thử hỏi mấy ai biết đến số phận vài nghìn người đang sống lẩn khuất ở thị trấn Ellrich bé nhỏ này. Làn khói cất lên từ lò thiêu xác sẽ chẳng lưu lại một dấu vết gì. Và chỉ cần một đại đội binh lính là đủ sức xoá bỏ trại tập trung này trong một ngày thôi. Thần kinh chúng tôi căng lên vì sụ yếu đuối tột độ. Các cuộc gây lộn xảy ra luôn luôn ngay trong biệt đội và trong toán mà chúng tôi tụ tập lại mỗi buổi chiều trên sân ga, nhiều khi chỉ vì những nguyên do cực kỳ ngu dại. Đã 9 giờ đêm rồi mà tàu hoả vẫn chưa thấy đâu. Một trận rét khô hai mươi độ âm buộc từng tiểu đội chúng tôi nhét dây giấy trước ngực và sau lưng. Dù thế vấn cảm thấy như bị ướp trong đá và mỗi hơi thở lại cảm tưởng là thân thể khô đi một ít. Nước mũi chảy ra làm chúng tôi nghĩ rằng có lẽ từng tế bào của não đang nhểu tuôn ra dần dần.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2018, 03:08:13 pm »


*

        Mưòi một giờ khuya, vẫn chua thấy tàu hoả tới, được cái may mắn trời không mưa. Chúng tôi bị tê cóng toàn thân, không người nào dậm chân được nữa. Tôi đói và rét trong khi bao nhiêu người khác trên trái đất này đang được ăn và được sưởi ám. Thế thì vì sao lại bị chôn đứng ở đây? Chiếc dây vô hình nào đã kéo tôi tới sân ga này? Tôi như một con vi trùng trong triệu triệu con vi trùng. Tôi bắt đầu nói lảm nhảm ú ớ vì thốt nhiên trước mắt tôi hiện ra một căn phòng lộng lẫy có một lò sưởi to tướng và ngọn lửa hồng đang cháy trong đó. Tôi đang ngồi trong chiếc ghế bành êm ru nhìn chị hầu gái đang dọn lên bàn một bữa ăn tối thật sang trọng. Thế rồi tôi mất hết cảm giác ở chân tay, tôi hết đói, hết rét. Tuồng như tôi không còn tồn tại nữa. Một cảm giác nhẹ nhàng thư thái, tôi cứ để mặc, cho thân thể trôi đi, trôi đi. Mười hai giờ rưỡi đêm tàu hoả mới đến. Chính các bạn bè đánh thức tôi dậy ở trên tàu đã nói lại cho tôi biết như thế. Thật đau khổ khi thức dậy với thực tế. Thế mà với tôi dãy trại như cả một toà lâu đài và đĩa súp nguội tanh lại như một đĩa kem ngon tuyệt vời. Nhưng lúc phân phát xong đồ ăn thì đã gần ba giờ sáng và nửa giờ nữa thôi là phải thức dậy. Quân đội Nga chỉ còn cách Béc-lin tám chục cây số. Tuy vậy những đường hầm sẽ trở thành các nhà máy chế tạo các bộ phận riêng lẻ để rồi chuyển tới các xưởng lắp ráp thành máy bay dùng vào việc oanh tạc chính số quân Nga ấy vẫn cứ được tiếp tục đào thêm. Đến bốn giờ sáng, chúng tôi lại đã có mặt ngoài sân đứng thành từng nhóm 100 người. Đèn pha phải tắt hết vì có báo động. Nhưng trời vẫn đủ sáng để người ta điểm danh chúng tôi. Rất nhiều người thiếu mặt trong giờ điểm danh. Vài giờ nữa lại có thêm những "ứng cử viên" mới được ghi tên tại văn phòng khai tử. Có thể là tôi cũng ở lại trại bởi lẽ tôi có là gì nữa đâu sau cơn ngất đêm qua. Nhưng chỉ cần nhớ đến con số được viết trên trán là thần kinh ở đôi chân tôi hoạt động tức thì. Để nỗi bất hạnh của chúng tôi sâu nặng thêm, con tàu buổi sáng đó lại không tới. Sau khi chờ đợi suốt bốn giờ dằng dặc, trên sân, tên chỉ huy trại ra lệnh cho chúng tôi phải đi bộ. Chúng tôi phải đi chặng đường 6 cây số trong ba giờ. Lúc xuất phát thì có vẻ bình thường nhưng được một cây số thì những người yếu đuối nhất đã ngã xuống, phải dìu hoặc phải khiêng. Dừng lại là điều tuyệt đối cấm, mà chờ đợi lòng thương xót chỉ là ảo tưởng. Báng súng được đưa ra để duy trì nội qui. Chẳng rõ lúc ấy chúng tôi giống cái gì nhỉ? - Những xác chết được khai quật lên, không hơn không kém. Mác-xen và Ăng-đrê phải đỡ dìu tôi từ cây số thứ ba. Tôi trĩu xuống trong một nỗi thống khổ vô tận và bạn tôi cũng chẳng hơn gì. Chúng tôi đi ở đoạn giữa của đoàn người xếp hàng năm và nhờ có những người đi sau mà mình được thúc đẩy, lôi kéo đôi chút. Những ai đi sau cũng thì luôn bị chó cắn vào chân vì bọn linh gác dắt theo chó. Kích thích những con chó cắn vào chân người là trò vui của chúng. Hành trình bằng chân đã đưa chúng tôi đi qua một ngôi làng khá lớn mà hình như là bị bỏ trống hoang. Nhưng, có lẽ bây giờ không phải mùa thu hoạch hoặc giả dân cư trong làng đã không được phép ra khỏi nhà. Vì khi quan sát các cửa sổ thì có thể thấy những cái đầu len lén nhìn ở khoảng mà bức màn cửa đã kéo sang một bên. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến một không khí gia đình êm dịu và một bữa ăn sáng sang trọng như thế mà những người đang bên trong cửa sổ kia, chỉ cách chúng tôi vài thước, đã có diễm phúc được tất cả cái tôi đang mơ ước. Lúc tới công trường thì có độ ba chục người không làm sao đến được chỗ làm việc. Họ nằm sóng soài trên mặt đất thành một nhóm cho tới khi tập họp vào xế chiều. Còn những người khác làm việc ra sao? Nếu như hôm đó tôi cũng phải làm việc thì bây giờ tôi đâu viết ra được những dòng này. Tôi đã nhập vào hàng đống người hấp hối mà ngay từ sáng sớm đã đông lên lắm rồi. Và may mắn là Ăng-đrê đem tới được mấy củ khoai mà do tình cờ anh đã nhìn thấy chúng trong gian phòng anh đang sửa chữa. Có lẽ nhờ ba củ khoai đó mà tôi và cả Ang-đrê nữa được cứu khỏi tay thần chết. Đến chiều hôm đó, cả một toa tàu phải dành riêng cho ngưồi bệnh và người chết. Chỉ còn lại năm toa chở chúng tôi...

        Suốt trong mười ngày chúng tôi không được ăn một mẩu bánh mì nào. Con số người chết trung bình mỗi ngày là 125. Và mẩu bánh mì 150 gam mà chúng tôi được phát lại sau những ngày nhịn đói dài dằng dặc ấy ngon hơn bất kỳ thứ bánh ngọt nào. Nhưng đã muộn quá rồi. Bởi vì đâu chỉ một mẩu bánh mì là cứu sống được tất cả chúng tôi. Buổi sáng hôm sau trong khoảng thời gian từ lúc tập hợp đến lúc khởi hành đã có hàng chục người trong mỗi nhóm 100 người ấy ngã khuỵu vì đói lả. Những người đó phải chờ cho tới khi chúng tôi đi khỏi rồi mới được đưa đến bệnh xá. Công việc chúng tôi làm được là kéo họ ra khỏi đám bùn nhầy nhụa khắp sân để đặt họ nằm trên những khoảng có lát đá và đồ ướt át hơn. Còn với những người ngã xuống khi đang đi và trước lúc ra khỏi cổng chính thì bạn bè sẽ đành phải bấm bụng mà bước ngang qua chứ không thể giúp đỡ được gì hơn vì cả hàng người đang đi không được phép dừng lại. Cứ nhịp độ này, các công trường có thể phải ngưng làm việc vì thiếu nhân lực. Nhưng rồi đã có thêm người được đưa tối. Họ là 5 nghìn người tù chuyên đến từ trại tập trung gần Stettin. Vào giữa tháng ba. Trông họ có vẻ béo tốt hơn chúng tôi, nhưng đã được lắng nghe tiếng đại bác của quân đội Nga nên trông họ có chút ít can đảm bù lại phần nào sự thiếu thốn thực phẩm mà họ là nạn nhân suốt bốn ngày bốn đêm hành trình. Họ gồm đủ loại quốc tịch. Họ được phân chia vào tất cả các biệt đội lao động, vì lẽ ấy nhiều người Pháp đã tới ở với chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2018, 03:09:03 pm »


19

        "Tột điểm sụ nhọc nhằn của chúng tôi" đã từng được vua hề Sac-lô nói tới, triền miên hàng tháng mà mỗi ngày có từ bốn muoi đến năm mươi người chết, ngồ dài như cả thế kỷ. Nếu cứ mãi nhịp độ này, rồi tất cả người tù trong trại đều phải đi qua lò thiêu xác trưỏc lúc Đồng minh tới. Nhọc nhằn quá thể khi nhìn bạn bè ngã xuống vĩnh viễn và trông thấy thần chết cứ mỗi ngày lại đến sát kề với mình. Khi Ăng-đrê cho chúng tôi biết cuộc tấn công có tính quyết định của Ai-xen-hao-ơ đã mở đầu và thành công ngay từ đầu bởi việc vượt được qua sông Ranh... nỗi sung sướng vô bờ đã giảm nhẹ nỗi sầu não của chúng tôi khi Bác-bơ-rông đang hấp hối mà rất hiếm khả năng cứu khỏi. Sự tận tuy của người bác sĩ quen biết anh đã tỏ ra bất lực trước con bệnh, bởi vì trong tay ông có chút thuốc men nào đâu. Mới qua được bệnh sưng phổi thì bệnh phù thũng và kiết lỵ lại hùa nhau đánh ngã anh hoàn toàn. Mọi lời kêu ca đều vô ích rồi. Khi quân Đồng minh đã vượt qua Francfort thì người bạn thân yêu của chúng tôi lại ra đi giữa một ngày bầu trời xám xịt nhu chì và chỉ sau vài phút thân thể anh chỉ còn là một làn khói xa xanh cuộn thắt trên ống khói lò thiêu.

        Nhằm vào lúc quân đội Mỹ tiến mau lẹ, trong trại lan truyền nhiều tin đồn kỳ quái : Những ai sống sót sẽ bị bắn chết bằng súng máy hoặc sẽ bị chở bằng xe tải tới Bu-sân-van cho vào lò hơi ngạt. Thật hay hư? Chúng tôi bảo nhau không nên để cho các tin đồn ấy tác động tiêu cực đến tâm trí. Mà phải chuẩn bị cho thời cơ khi quân đội Đồng minh đến. Lúc người ta bắt đầu bàn tán đến việc "đoàn quân tiên vào Kassel" cách Ellrich 100 cây số, chúng tôi kiểm tra lại lần cuối cùng những phương tiện nhằm thục hiện một kế hoạch mà chúng tôi đã vạch ra trong khuôn khổ một Uỷ ban quốc tế. Thanh toán gọn tất cả bọn tù làm nhiệm vụ cai quản tù binh trong trại, những tên chỉ điểm đã bị lộ mặt tại văn phòng, để đưa ra toà án... Chúng tôi có bảy người đã chuẩn bị xong một cuộc nổi loạn nhỏ. Ba người Pháp là Mác-xen, Ang-đrê và tôi đã đề xuất ý kiến ở đây, cuối cùng là Sachka. Tất nhiên là chính Sachka sẽ cung cấp lực lượng chiến đấu để thực hiện kế hoạch. Nhóm người tù Nga trong từng khối được những người tù khác hỗ trợ trong phạm vi cho phép, phải sẵn sàng thi hành mệnh lệnh của chúng tôi.

        Vũ khí, gồm cả dao được rèn bí mật trong các nhà máy mới ở công trường, phải sẵn sàng hành động.

        Dự kiến trước để tránh xảy ra tình trạng rắn không đầu, một nhóm đặc biệt được chỉ định để lúc đến giờ H... đánh chiếm ngay nhà bếp. Và Mác-xen biết tiếng Anh sẽ nhân danh chúng tôi trình bày tình hình cho viên sĩ quan Đồng minh có mặt trước tiên. Bộ máy hoàn chỉnh của chúng tôi được thai nghén trong phòng tám ở một góc tách biệt của toà nhà hoặc trong một khối mà ở đó chúng tôi thấy có thể tụ họp mà không bị phát hiện. Đương nhiên là chẳng khi nào chúng tôi lại tụ họp cả bảy người một lúc. Mỗi người được nhận thông báo tin tức và quyết định rồi người ấy báo cho những người thuộc hạ biết. Chúng tôi phải luôn luôn cảnh giác, bởi lẽ những ông chủ của chúng tôi không tử tế hơn trước tin tức về những biến chuyển bất lợi cho chúng. Là bọn quân sự hay dân sự, chúng đều hy vọng vào một phép nhiệm màu. Riêng bọn ss chúng càng đểu cáng hơn lúc nào. Cuộc thua trận thật sự nghiêng về phía số phận của chúng tôi rồi và mỗi người tù sống sót là thêm một nhân chứng đối với tội ác của chúng. Nên chi chúng tôi mới chỉ được đảm bảo an toàn có năm mươi phần trăm nếu nghĩ đến những ngày cuối cùng.

        Có nhiều lý do để chúng tôi phải thận trọng. Một đêm, khi có dấu hiệu nhận biết quân Đồng minh đã tới Kassel, chúng tôi đã chứng kiến ngay giữa công trường lúc tập hợp một cuộc hành quyết treo cổ bốn người. Vụ hành quyết diễn ra lúc gần tắt mặt trời, chúng tôi được xếp hàng đứng thành hình vuông chung quanh cây cột gia hình. Một bọn sĩ quan và binh lính được vũ trang khắp người được điều từ Dô-ra tới nhằm tăng thêm phần khùng khiếp cho cuộc hành quyết và đề phòng xảy ra những cuộc lộn xộn. Khốn khổ, chúng tôi hoàn toàn bất lực. Những người bị hành quyết là bốn thanh niên Nga, miệng bị ngậm bàng một thanh gỗ, tay bị trói, đúng cách cây cột gia hình vài thước. Một viên sĩ quan đọc bản tuyên án... người ta có ấn tượng nhu đang là năm 1941 thời kỳ huy hoàng của sự đại thắng của Đức Quốc xã.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM