Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:40:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lò thiêu người  (Đọc 15646 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2018, 07:35:23 pm »

       
*

        Tôi hằng nghĩ về tương lai của thế giới và nước Pháp. Có điều giả như tôi phải bỏ xác ở đây và biến thành dải khói xanh thì trái đất vẫn cứ xoay quanh mặt trời và nước Pháp vẫn ở vị trí vốn có. Và nếu như định mệnh bắt tôi phải chết thì tại sao không để cho tôi chết trên chiến trường hay trong cuộc chiến đấu chống xâm luộc? Còn ở trong trại tập trung này cái chết quả là nhọc nhằn và vô ích. Từng xẻng than, từng tấm ván thô trên lưng báo cho tôi biết thần chết đang tới gần. Tôi chỉ còn da bọc xương qua tám ngày lao dịch trên các toa xe hàng. Tôi cố gắng lạc quan trong lúc tự bảo chiến tranh chỉ kéo dài ba tháng nữa thôi. Lúc nào cũng còn 3 tháng nữa. Trời ! Những chiếc máy bay vút ngang trên đầu chúng tôi ngày ngày hẳn là phải ném nhiều bom lắm... Chưa đủ. Những luận cứ cho lạc quan hãy còn nhẹ đồng cân quá. Ra đi từ lúc nhọ mặt người, làm mười giờ lao dịch, được một lít súp và một mẩu bánh mì, bị chửi mắng đánh đập, rồi về trại khi đêm xuống. Thật là quá mức có thể chịu dựng và tôi có cảm giác khó mà qua khỏi trong vài tuần lễ nữa. Tôi như đang trước một ngã tư chẳng biết rẽ theo về đuờng nào cho được. Không bạn bè có quyền chức, không cả bưu kiện tiếp tế. Liệu Paven làm được cho tôi điều gì vậy? Anh ta làm công việc quét dọn văn phòng, đó là một công việc vương giả. Tôi đồ ràng chẳng phải bổng dưng mà có được địa vị ấy. Tôi bộc lộ những suy nghĩ với anh. Tôi quá đỗi ngạc nhiên với niềm sung sướng không có lời nào nói được khi anh báo cho hay đã chạy lo kiếm chỗ cho tôi ngay lúc chúng tôi vừa quen nhau. Một sự may mắn nữa !... Alex một nhà hóa học trẻ ở Pra-ha làm việc tại một kho vật liệu có vai trò quan trọng. Khi Paven đem tôi đến gặp anh ta, còn có một người Bỉ nguyên là thư ký của thị trưởng Ăng-ve cũng cùng được giới thiệu. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, Alex hứa với chúng tôi 48 giờ nữa sẽ có một cách thức giúp đỡ. Anh ta giữ lời hứa. Anh chàng người Bỉ được nhận vào làm việc tại phòng kinh lý để đo đạc những đường hầm. Tôi làm phiên dịch trong một kíp thợ điện. Những người sống cô độc bị bất hạnh biết chừng nào. Tình cảm qua lại cùng những câu chuyện hàng ngày đã tạo nên mối dây liên hệ vững bền hơn bất kỳ cái trò vật chất nào. Ngẫm cho cùng, tôi thật sự biết ơn sự tình cờ đã buộc tôi học biết tiếng Đức.

        Qua vài ngày, tôi như không còn là tôi nữa khi ở vào vị trí mới này, khiến tôi còn tin tưởng rằng có lẽ chiến tranh sẽ kết thúc vào mùa hè thôi.

        Quá đỗi sung sương khi biệt đội toàn là người Pháp và người Bỉ. Chúng tôi thuộc biên chế những người mắc điện trong những đường hầm mới đào xong. Tên Kapô dẫn chúng tôi là người Đức, nhưng không giống đồng bọn của anh ta. Ở các biệt đội khác, Kapô là một kẻ tàn ác mà những người tù bắt buộc phải phục vụ hết mình dưới những đòn khủng bố, thì Kapô của chúng tôi, Ru-đôn-pho là một chuyên viên, tù chính trị. Đây lã trường hợp hiếm có ở Ellrich. Anh ta còn là hiện thân của một nhân vật tiểu thuyết, là cựu sĩ quan hải quân đã bị thương ở tay trong một cuộc chiến đấu ác liệt nổi tiếng ở Jutland. Anh từng kể không chỉ một lần : "Quân Anh đông hơn năm lần, nhưng Lord Kitchener vẫn phải thừa nhận là bị đại bại. Niềm kiêu hãnh của anh ta là chống đối đến cùng Quốc xã và được rèn luyện trong quân đội. Sau chiến bại năm 1918, anh trở về với chức kỹ su trưởng của hãng Siemens và suốt mười năm ngao du khắp thế giới do công việc được hãng cử đi. Anh đã lần lượt làm việc ở Riga, Khackốp, Durban, Thường Hải. Đến năm 1930 trở về quê mẹ toan để nghỉ ngơi với sự giàu có nhưng nào ngờ chính trị đã không buông tha. Gặp lại bạn đồng ngũ rồi bị lôi cuốn vào một liên minh cựu sĩ quan mang khuynh hướng cộng hòa.

        Năm 1933 tất cả phải chạy tị nạn. Ru-dôn-pho sang sống ở Pháp. Bọn Zét-ta-pô không động đến con mồi nhỏ, nhưng đặc biệt theo dõi các cán bộ cũ đã trốn ra nước ngoài. Nhưng anh nghĩ rằng : "Ta đang sống ở Pháp, xứ sở của tự do và của quyền tị nạn". Nhưng đó là ảo tưởng thảm hại ! Cảnh sát Pháp đã bắt anh ở Mạc-xây do bị tình nghi. Và khi bộ Ngoại giao Pháp nhận được yêu cầu dẫn độ, tuy vấn đề chẳng có gì là nguy hiểm, họ vẫn giao anh cho nhà đương cục Đức một cách thật hèn hạ. Ấy là vào năm 1934. Từ đó bắt đầu với anh con dường đã thành lệ của tất cả tù chính trị Đức. Trước nhất phải bốn năm bị giam giữ trong vòng bí mật. Anh nhắc lại với tôi nhiền lần : "48 tháng một thân trong xà lim Kassel".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2018, 07:36:23 pm »


        Anh không rõ mình phạm tội gì, nhưng bị tuyên án chung thân trong một trại tập trung. Số phận mới trớ trêu làm sao ! Sau khi ở nhiều trại trung ương, anh bị dưa vào Ellrich để rồi làm cái việc dắt dẫn biệt đội chuyên về công việc điện, thuộc công ty cũ của chính ông... đã năm muơi tư tuổi, sức khỏe anh còn khá tốt lại thêm một tâm trí giàu thiện cảm. Anh là một người Đức của rượu bia và âm nhạc. Trong khối do anh dẫn dắt, mỗi lần có một người tù khốn khổ bị đánh toạc da tóe máu chỉ vì thử tìm cách để được thêm một chút súp thì anh nằm trong góc nhà mà khóc thầm. Anh không có cách nào can thiệp. Người đồng hương của anh luồn rình rập đón thời cơ để nhổ bật anh khỏi vị trí, bởi đó là một trong những chức vụ tốt nhất trong trại.

        Anh thường nói chuyện với tôi : "Hítle tồn tại được là do nước Anh và nước Pháp. Chính các thủ lĩnh của hai nước này mới dáng bị giam cho thối người trong các trại tập trung này".

        Quân Đông minh vẫn tiên đều đều và máy bay Đồng minh vẫn ngày ngày trút bom làm tắt lịm vô số những giọng la thét "Heil Hitler !". Vậy nên hãy nuôi hi vọng cho tới lúc mùa hè đi qua.

        Những người tù hoàn toàn tán thành kết luận ấy. Trong lúc chờ đợi ngày đẹp trời ấy, tôi phát hiện ra nhiều người trai trẻ từ khắp mọi nơi đã đến biệt đội. Pacô, chuyên viên vô tuyến diện của hãng Hàng không Pháp tìm được ba người bạn. Sau khi thoát án tử hình họ gắn bó nhau như vỏ bám vào cây. Mọi người gọi họ là "Ba ngự lâm pháp thủ". Hai người tù gốc Hi Lạp Tony và Tozo, 20 tuổi không rời nhau nửa bước lúc thôi học ở trường làng cho tới khi đến trại

        Ellrich. Tình bạn của họ giống như rượu vậy, càng lâu năm càng ngon. Chưa vào lính họ đã bị Zét-ta-pô bắt, bị giam cầm ở xà lim Bu-sân-van và Dô-ra.

        Bi-cốt là tên một người tù quê xứ Oóc-lê-ăng mà chúng tôi đặt cho anh, nhưng lại cứ khăng khăng rằng mình sinh ra ở Tây Ban Nha, bị bắt trong một chiến khu ở dãy núi Pia-rê-nê (thuộc cực nam nước Pháp giáp biên giới Tây Ban Nha). Anh ta sẵn sàng chịu mọi thiếu thốn để đổi lấy mỗi ngày được rít vài hơi thuốc lá. Đôi mắt tinh ranh của anh ta rất nhanh nhám vào chỗ mà một nhân viên dân sự vừa quẳng mẩu tàn thuốc. Khốn khổ, có còn tí thuốc nào đâu mà nhiều khi lại cháy cả môi. Trong khi những người nghiện thuốc khác chịu được thiếu thổn trong im lặng thì anh ta có thể hạ sát một tên Đức nếu như anh biết rõ hắn ta có một gói thuốc lá trong người. Quả thật đã lâu lắm rồi anh ta chẳng được hút một điếu nào.

        Ba-rô được thu nhận làm nhân viên văn phòng của một cơ quan ở một quận lỵ xa xôi miền Batxơ-Anpơ. Rụt rè như một công chức của Cuốc-tơ-lin-nơ, ánh mắt như luôn luôn tự hỏi các thân chù của mình bây giờ thế nào. Vậy mà thật ngạc nhiên quá đỗi, là anh ta đã vượt được hết mọi cạm bẫy. Anh kể chuyện của mình sảng khoái như là được ăn một món ăn ngon :

        - Tôi không làm gì để chống lại người Đức.

        Tôi tôn trọng các luật lệ hiện hành và ở cái thành phố. nhỏ bé của tôi chẳng đổi thay gì hết. Đài phát thanh ư? Trước và sau lúc chiến tranh xảy ra tôi chỉ luôn luôn nghe đài Pa-ri thôi. Có lần, giống như thường lệ, sau bữa ăn trưa, tôi ra khỏi nhà để đi làm, thì có hai người chặn tôi lại và bốc tôi lên chiếc ô tô đưa đến một khách sạn để dò hỏi tôi về một chiến khu dường như đã được lập lên ở đâu đó trong vùng. Nhưng đã khi nào tôi biết chiến khu này đâu. Thế là tôi bị tra tấn rồi bị tống giam vào Công-pi-e-nho. Do trò chuyện với những người khác tôi mới hiểu kháng chiến là thế nào. Ôi ! tôi chẳng hợp tác với họ, nhưng lương tâm tôi yên ả. Tôi tịnh không làm điều gì chống họ. Chắc là vì lầm lẫn mà họ bắt tù đày tôi thôi.

        Thật là buồn cười đến chết, nhưng anh ta nói thế với tất cả vẻ ngây thơ.

        - Thật đáng tiếc, Pacô thở dài, tại sao bọn Zet-ta-pô không biết những người chẳng làm gì cả để thay thể cho chỗ chúng ta !

        Bê-be là một chú bé ở Pi-gan-lo, không biết ngày sinh của mình nhưng được đào tạo chu đáo. Anh ta không biết gì gốc gác của mình, được nuôi dưỡng bởi tổ chức cứu tế xã hội. Vì hạnh kiểm tồi, trại cứu tế chỉ nuôi anh ta tới tuổi 15. Ra khỏi, anh ta đậu lại ở Pa-ri, trong vương quốc của giới chị em và hộp đêm. Bê-be trước sau làm mọi thứ công việc ở đây mà toàn là những công việc chẳng tốt đẹp gì... Anh ta làm chân dắt mối và cung cấp gái cho những luật sư, những nhà ngoại giao, những nhà công nghiệp và cả cho một vị tu sĩ và thường thì anh được gái chia cho phần tiền đều dặn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2018, 07:36:45 pm »


        Bê-be dùng một ngôn ngữ khá nhiều tiếng lóng. Và vì mọi người không hiểu, anh ta đã giải thích bằng vẻ kiêu hãnh và bình tĩnh, khi thuật lại các chi tiết chung quanh những khách hàng của mình. Không phải chỉ riêng có Ba-rô mới mở to mắt và dỏng tai lên để nghe. Và tuồng như phải tới trại tập trung Ba-rô mới nhận ra là trong con người hiệu hữu bằng xuống bằng thịt đâu chỉ có tình yêu như sách thánh nói...

        Bac-bơ-rông tính tình phớt lạnh đúng như dân Ănglê. Anh ta đã sống qua thời niên thiếu ở xứ Ca-mơ-run, nơi bố anh có đồn điền. Anh kể lại những câu chuyện hấp dẫn mà tâm trí còn có thể ghi nhớ. Đương nhiên là do có một gia tài lớn lao, anh đã sống những ngày vương giả. Anh vẫn đủ khả năng để tiếp tục cuộc sống của mình hết sức ích kỷ cho tới khi kết thúc chiến tranh, nhưng anh lại thích lao vào sự nguy hiểm của cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.

        - Nói thật là chẳng phải vì yêu nước mà tôi thích chi cái cuộc kháng chiến. Tôi mải mê hoài với quá nhiều những cuộc du lịch và tôi có hiểu gì nhiều đâu về lý tưởng quốc gia. Với tôi cái đó cũng hạn hẹp như đàn ông mà chỉ có một vợ vậy. Tôi cũng chẳng ghét người Đức đến mức như ai đó. Tôi ham mê chiến đấu vì muốn giết thời gian. Nhưng đến bây giờ tôi phải thừa nhận ràng bọn Quốc xã là đáng căm ghét, đáng bị tiêu diệt, kể cả những kẻ cùng chung quan niệm với chúng ở bất kỳ quốc gia nào.

        Rô-giê là nghệ sĩ, nhà điêu khắc trong "ê kíp" chúng tôi. Tuy nhiên đó chỉ là nghề phụ thôi. Anh ta sống bàng nghề chạy áp-phe. Thời bình anh đi lại giữa Bruých-xen-lơ và Luân Đôn bằng máy bay như đi chợ. Ru-đôn-pho cho anh thoải mái trong một góc của kho vật liệu, nhờ điều kiện tốt đẹp ở đây, anh ta làm biến chuyển cách suy nghĩ của họ. Giả thử bọn ss biết được điều đó thì anh ta chỉ còn cách bị treo cổ thôi và những người bao che thì sẽ bị tù đày. Song, nếu như chỉ lo lắng đến tất cả tai họa mà một người tù có thể gặp trong ngày thì chẳng thể nào mà sống được. Rô-giê có phong độ thanh lịch ngay cả khi làm việc tay chân. Chưa khi nào anh nổi khùng. Anh chấp nhận sự cam go về vật chất bằng thái độ trầm lặng rất đáng kính phục.

        Còn Ray-mông-đơ chủ đồn điền trồng nho ở Bô-jô-le. Ông đã tiếp tế rượu vang cho chiến khu và thường xuyên khuyến khích chúng tôi uống loại Pui-i, loại rượu tuyệt hảo của ông. Ông thích kể những chuyện hay nhất trong mùa hái nho. Khi góp chuyện với một ai về vấn đề nào dó, ông ta không quên thêm một câu : "Chuyện của các anh thì hay cực kỳ, nhưng mà phải ăn cái đã chứ. Bữa nay các anh ăn gì đấy? ", và tự nhiên ông kéo được mọi người vào câu chuyện ăn uống. Sau cùng là đủ mọi hạng người khác nữa làm đủ thứ nghê, trừ nghề điện ra. Thế mà khi được hỏi ai là người biết nghề diện thì giơ tay tuốt tuột. Vì sao vậy nhỉ. Chỉ vì đánh hơi thấy chỗ giấu đồ ăn...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2018, 02:29:17 am »

 
*

        Trong những người đến chơi với chúng tôi, có một nhóm sáu thợ điện, năm người Pháp và một người Nga, nhưng họ có công việc tốt hơn chúng tới. Họ chỉ phải làm những công việc nhỏ ở văn phòng những nhân viên dân sự và trong doanh trại của lính gác, chúng tôi thì phải làm hầu hết các công việc nặng nhọc. Viên chỉ huy họ là một cựu quân nhân ss rất bẩn tính nhưng lại tỏ ra chững chạc đàng hoàng đối vói họ. Điều khiến nhóm là một người ở Lo-ren-nơ thuộc thành phố Năng-xi. Anh ta tên là Ang-drê, cũng vốn là tù binh chiến tranh như tôi nên thời gian gần dây chúng tôi thường gọi lại với nhau những kỷ niệm chung. Không biết chúng tới có nên trốn khỏi trại tù binh chiến tranh để rồi sau đó lại rơi vào các trại tập trung như thế này? Khó tìm được câu trả lời. Anh ta cũng bị hút vào một vụ lộn xộn và trong những vụ như vậy, ở miền Đông nước Pháp người ta phải di đến tận cùng, không thể lưng chừng được. Dó chính là một phong trào được các cựu tù binh chiến tranh vuột ngục sáng lập nên. Dần dần cả hai chúng tôi phát hiện ra nhau cùng làm việc trong một tổ chức ở hai vùng khác nhau... Tôi gặng ép mãi, anh ta cũng chỉ hé cho tôi biết về mấy tờ báo trên bàn ông chủ và những cuộc nói chuyện mà anh nghe trộm được trong lúc làm việt. Do biết tiếng Đức mà anh được phụ trách công việc về điện trong các văn phòng kỹ sư Đức. Ngày 21 tháng 7 lúc 3 giờ chiều, với một vẻ hết sức thản nhiên khiến tôi cũng chẳng lưu ý gì cả, Ăng-đrê tối tìm tôi. Hẳn nhiên là để ngụy trang, phải càm trong tay một chiếc kìm hay một đoạn dây diện và thái độ thì tỏ ra đang lo lắng vì công việc. Tôi từng tới chỗ anh để nhận vật liệu, nhưng lần này thì thật là bất ngờ, sự bất ngờ chờ đội từ lâu rồi. Trên mặt bàn trong văn phòng của ông chủ có một chiếc máy thu thanh để ngửa, có lẽ đang sửa chữa. Đôi mắt Ang-drê nói nhiều hơn là lời. Thấy tôi câm lặng, anh nói cho tôi hiểu:" Thế nào, anh lạ lùng lắm hả? Nó được sửa xong sớm nay rồi. Nhiều máy thu thanh được dua đến đây sửa chữa, ông sếp phụ trách việc này thì lại vắng mặt cả buổi chiều. Nhưng đã đã có Guy canh phòng. Anh biết rồi đấy, Guy là người Tu-lu-dơ thường ngày làm việc ở kho vật liệu đấy. Nào, phải thật lẹ, chỉ còn mười phút nữa là đến buổi phát thanh". Từ lâu tôi đã hiểu. Chẳng sao, dễ đau tim đấy, nhưng chớ có chần chừ vì định mệnh đã giành cho chúng tôi.

        "Đây là Đài phát thanh Luân Đôn... Chúng tôi chưa có đầy đủ chi tiết của vụ mưu sát. Hít le chỉ bị thương nhẹ, đã thoát chết nhờ phép màu nào đó... "Ảnh hưởng của việc này ở Đức cực kỳ lớn... Xin chờ các buổi phát thanh tiếp, quí vị thính giả sẽ biết những biến cố quan trọng..."

        Ăng-đrê nắm lấy tay tôi thật chặt và tôi nhận thấy móng tay anh bấm sâu vào thịt da tôi.

        "Dường như phong trào do những sĩ quan Bộ Tổng tham mưu cùng các nhân vật chính trị kỳ cựu khởi xướng ngày một lan rộng. Cách mạng đã nổ ra ở nhiều thành phố. Một tờ báo Stốc-khôm đưa tin hải quân Stettin và Kiel đã nhất tề vùng dậy..."

        Hai chúng tôi nhìn nhau, mắt đỏ sọng, cổ họng khô và đắng. Có người bước ngoài hành lang, Ăng-đrê tắt máy, nhưng chúng tôi cũng được nghe nhiều lắm rồi. Một khát khao không thể cưỡng nổi là muốn lao ngay ra ngoài mà hét lên thật vang. "Anh em ơi ! Xong rồi, các anh được tự do rồi !"

        Chúng tôi bước ra, nếu giữ bình tĩnh. Đã cố gắng tự chủ mà đôi chân tôi vẫn run lẩy bẩy. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ở trước mắt chúng tôi. Ai ai cũng đang làm việc trong vẻ bình thường của cả công trường. Chúng tôi đồ rằng nhân viên dân sự và binh lính chưa hề hay biết gì đang bận canh gác chúng tôi. Nhưng chắc là trong vài phút nữa thôi, chúng tôi sê tận mắt nhìn cảnh họ tháo chạy tán loạn. Chúng tôi lẻn đi tìm Ru-đôn-pho kể cho ông nghe những điều mà chúng tôi coi như là bí mật và độc quyền.

        - Các con này, ông ta nói, mặt mày tái ngắt, nếu các con hiểu mình vừa nói cái gì đó thì quả thật là các con chưa hiểu thế nào là bọn Đức quốc xã... Tôi biết tin vụ mưu sát này rồi. Đừng có ảo tưởng gì hết. người Anh tuyên truyền cũng ba láp như Gơ-ben vậy thôi mà... Hãy tin ở tôi. Chừng nào mặt trận còn vững chắc và còn cách quá xa biên giới Đức quốc xã, chùng đó chưa thể có một cuộc cách mạng nào nổ ra đâu. Nếu Hit-le chết, xác lão ta sẽ làm vững vàng thêm chế độ Quốc xã bởi lẽ những người kế nhiệm sẽ tôn vinh lão ta như một chiến sĩ hy sinh vì chủ nghĩa của họ.

        Tôi cảm thấy Ru-đôn-pho nói những điều thành thật. Nhưng lập luận của ông khiến chúng tôi nổi xung. Ăng-drê ghé vào tai tôi thì thầm : "Dẫu gì nó cũng là một thằng Đức". Chúng tôi không thể để những giây phút sướng mê vừa trải qua lại không lưu lại một cái gì. Gần như Ru-đôn-pho định làm cho chúng tôi mất mặt do sự già dặn kinh nghiệm của mình. Nhưng êm dịu biết bao nhiêu khi chúng tôi được ru trong ảo vọng. Cuối cùng là ông ta có lý. Hai mươi bốn giờ sau đó, báo chí đã đưa ra tất cả sự thật. Và nhan đề một bài báo trên trang nhất đập vào mắt mọi người" Bọn phản bội đã bị tắm máu". Bên dưới tấm ảnh Hitle cỡ lớn có câu ghi chú : "Thượng đế đã giữ ngài quốc trưởng lại cho chúng ta".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2018, 02:30:25 am »


        Nếu đúng vậy thì quả là đài B.B.C đã phóng đại quá đáng. Đó chỉ là một vụ biến trong cả cuộc cách mạng lâu dài. Cả dân tộc Đức vẫn đang làm việc và chiến dấu hết sức mù quáng. Điều đó đối với chúng tôi thật kinh khủng. Giống một tia nắng lóe lên giữa bầu tròi u xám, chúng tôi cảm thấy ngày kết thúc đang tới gần, sự kết thúc đẩy chúng tôi là những người nhiều toan tính sang hàng ngũ những người bi quan. Thật chua chát, cái tin cuộc nổi dậy trong hải quân chỉ là tin vịt. Trên mỗi dòng chữ của tờ báo, sự giận dữ và ngạo mạn của bọn Zét-ta-pô đã bùng nổ. Chúng vẫn là chủ nhân của tình thế... Nôi súp mỗi ngày một trong leo lẻo và người lạc quan nhất cũng nhanh chóng bị sụp đổ về tinh thần...

        Một bộ phận lính gác, có Hans đã được điều ra mặt trận, thế chỗ là những lính dự bị già. Nhưng những lính dự bị già này lại còn quá tệ hơn. Họ nhìn chúng tôi với con mắt nghi ngờ, tuồng như chúng tôi là lũ người truyền bệnh dịch hạch vậy. Ngược lại chính chúng tôi mới cần giữ mình nghiêm ngặt vì về lâu dài rất có thể lạc vào trận đồ của gián điệp và phản gián diệp.

        Tên Kapô quê miền An-dát-xơ có tên là Pôn đã hoàn toàn Đức hóa. Chính hắn được giao trách nhiệm đàn áp người tù chỉ phạm lỗi nhẹ thôi bằng những cái đá vào mông, bằng gậy, bằng dây diện. Hễ viên thượng sĩ ss già cần đến một người sẵn sàng làm việc đó là Pôn nhảy ra ngay. Hắn mập mà, ăn mặc đầy đủ. Dưới uy quyền của hắn là cả một bầy chỉ điểm. Hắn tiên đoán là Anh- Mỹ vĩnh viển không có cách vượt qua được lá chắn của quân đội Đức và không lâu nữa họ sẽ bị đẩy bật ra biển khơi. "Tôi từng đóng lon thiếu úy của quân đội Pháp, hắn nói với tên ss, tôi biết rõ thứ quân đội ấy mà". Có lúc hắn xáp vô đám người tù Pháp như muốn bày tỏ tâm trạng dằn vặt do hối hận một chút nào chăng nhưng hắn chỉ nhận được sự lạnh nhạt im lặng. Những lúc đó, người ta có thể đọc được trong đôi mát ti hí như mắt lươn của hắn sự sợ hãi, tuồng như trong hắn thức dậy cái ý nghĩa. "Nếu người ta không chết hết thì rồi sẽ có người nói lại hành trạng của hắn". Và hắn lui đi, vẻ mặt hằn học đe dọa khiến ai cũng rùng mình. Chức vụ tạo cho hắn mọi quyền lực đối với người tù. Hắn y hệt một tên Kapô cảnh sát. Hắn không phụ trách riêng một toán lao dịch nào cả mà phụ trách tất cả và toàn diện công trường và chính hắn có quyền ra lệnh hình phạt. Hắn làm như vậy nhằm chứng tỏ với chủ ràng hắn không phải người bất lực. Nên chi, người ta căm giận hắn hơn là bọn ss. Tại đây cũng có tổ chức Zet-ta-pô thực thụ. Cơ cấu Zet-ta-po được lập ra ở tất cả cộng đồng tại Đức. Văn phòng của nó được đặt trong một dãy trại ở ngay lối vào công trường. Một ủy viên béo như con lợn và một cô thư ký tóc vàng mà ai cũng biết rõ. Tuy thế, kẻ dò la tin tức lại cũng vận áo quần giống tù thôi, nên khó mà giấu được chúng. Kẻ chỉ điểm không phải bao giờ cũng là một kẻ được trọng đãi. Ngược lại, một người rách xác xơ ở một biệt đội khốn cực nhất nhưng chỉ vì một điếu thuốc lá, một mẩu bánh mì mà cam tâm báo cho chúng biết người tù mang số nào đã thảo luận những vấn đề "chính trị". Những con chó săn nguy hiểm nhất là bọn Zigano. Vì thế, lẽ tự nhiên ai cũng xa lánh không dám trò chuyện gì với chúng. Nhung nếu như Đồng minh thình lình ập tới trại này thì chúng lại sẽ là những người trước tiên treo cổ chù nhân đã bao che chúng hôm trước. Chúng có bao giờ trung thành với bất kỳ ai.

        Viên quản trại vì ăn cắp quá nhiều của nhà bếp đã bị thay thế bằng một tên khác từ Đô-ra tới. Ngay tức thì những tên đặc biệt nhất trong bọn Gitan tự nguyện dâng mình để phục vụ viên quản trại mới. Nhưng chúng đã chưng hửng. Ông chủ mới này tỏ vẻ không thích chúng và chọn ngay một cậu nhỏ Ba Lan. Cậu nhỏ này được trọng đãi, mới chỉ 15 tuổi. Người ta phải hỏi chẳng biết hắn có phải đại diện cho phái nam giới không. Giờ điểm danh, lúc ông chủ đi qua các hàng người tù thì hắn lũn cũn đi theo như một cô công chúa trẻ măng trong bộ áo quần được sửa sang lại đúng kích thước và đôi giày bóng loáng. Hắn ăn ngay khi thấy đói, ăn khoai tây nghiền với thịt, uống bia. Tùy theo hứng, hắn phân phát cho vài lít súp, bởi hán có cả một kho thực phẩm thừa sức để thỏa mãn sự đói khát của cả chục người. Khi rỗi rãi, hắn tới thăm đồng nghiệp ở các khối. Chúng tụm nhau lại hút thuốc, vẻ lơ đãng. Nhưng hàng trăm cặp mát sáng long lanh theo rình những mẩu tàn thuốc mà chúng quăng vứt đi. Ở đây, sự tha hóa toàn diện đã ngự trị trên hết nên quá nhiều kẻ sẵn sàng quì gối làm bất cứ cái gì có thể đánh đổi miếng ăn. Vô số nhũng lời diễu cợt chua cay luôn luôn nhằm vào những ai không chịu van xin, thà đói khát chứ không đánh mất danh dự. Phải cực kỳ dũng cảm mới bước qua được sự cám dỗ. Buồn chết được ! Những thanh thiếu niên ấy là điển hình cho mẫu người mới trong hàng loạt nạn nhân của chế dộ Hitle. Bị đưa vào trại tập trung lúc còn bé dại, đói khát đã làm tiêu ma mọi ý thức ở trong chúng và bây giờ được ăn là tối thượng, chúng chỉ có một lo nghĩ là giữ cho được dịa vị. Không lúc nào nghe chúng nói tới sự biên chuyển của tình hình và chiến tranh không có quan hệ gì tới suy tư của chúng. Vậy nên tốt nhất là đừng nói chuyện gì khi chúng có mặt. Bởi sau khi đã bán thể xác rồi, tâm hồn của chúng chẳng dáng giá một xu nào nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2018, 02:32:19 am »


16

        Ngày tháng nối tiếp qua di. Và những ai sốt ruột nhất, cố nhiên là những người làm trong các biệt đội tệ hại nhất tỏ ra hoàn toàn ngờ vực thời hạn ba tháng từng được xem là thời gian cần thiết để chiến tranh kết thúc... Các thông cáo của bọn Đức đưa ra đầy dẫy sự ngạo mạn và ngày ngày không quên lặp lại ràng Luân Đôn bị chìm dưới làn tên lửa V1. Người ta bắt đầu không tin hoặc tin ít thôi. Song, nước rơi mãi thì đá cũng thủng. Sau khi chiếm được Vác-xô-vi , quân Nga đã trụ lại. đã đến tháng 8 rồi và chỉ có thể diễn ra các cuộc ném bom mà thôi. Không kể những chuyến tàu đến chậm thì kết quả của chiến lược này người ta chua thấy được qua diễn biến của tình hình. Và trên cán cân đo lường sự bại trận của Đức người ta chưa biết rõ trọng lượng của chiến lược ấy là thế nào. Quần chúng thì mang đậm tính đàn bà. Họ bao vây chúng tôi và vì đã quá quen nghe nhũng tin hấp dẫn suốt mấy tuần lễ qua nên chỉ muốn được thấy một cuộc tiến quân thêm vài cây số nữa và một thành phố nào đó được chiếm lại. Vụ mưu sát Hítle sưởi ấm được tâm trạng họ và thế là họ kiên quyết không nghe những lời nói đúng sự thật. Nếu chẳng ai loan báo gì thì họ sẵn sàng lắng nghe các tin sai lạc.

        Rất may mắn cho những ai tuyệt vọng. Mác-xen đã kịp tới bổ sung cho tình trạng thiếu hụt tin tức của chúng tôi. Anh ta chẳng đem tới một tin tức chính xác nào, nhưng anh ta thuộc loại người dễ được tin ngay qua lời nói... Ăngdrê và tôi là người trước tiên quan sát sự cảm phục chung ấy, bởi vì nhờ vậy mà chúng tôi có điều kiện nghỉ ngơi và chuyển hướng sự chú ý của mình dù rằng hơi nặng nề. Vậy thì "Sớc-Sin sẽ có mặt tại1

        Béc-Lin ngày 15 tháng 10". Mác-xen còn giữ lại được một mẩu của tờ báo trong đó xác nhận lời tuyên bố của ngài thủ tướng Anh trong một cuộc tiếp xúc ngay sau ngày quân Đồng minh đổ bộ với viên Đại biện của tòa Đại sứ Mê-hi-cô ở Luân Đôn. Anh ta có lòng tin sắt đá vào việc đó. Với anh ta Sớc-sin là thần tượng rồi. Mặc dù Mắc-xen là đại úy hải quân, nhưng mọi nghi ngờ về nước Anh lưu truyền trong Hải quân Pháp đã tiêu tan trong anh ta. Dễ hiểu điều này thôi. Năm 1940 anh kết thúc một khóa huấn luyện về hải quân ở Luân Đôn dưới nhũng trận mưa bom của không quân Đức và bây giờ anh nói tiếng Anh giỏi như tiếng mẹ đẻ vậy. Cùng một số người Pháp yêu nước khác, anh đã đi qua khóa huấn luyện đầy gian nan để trỏ thành lính biệt kích đổ bộ...

        Mác-xen kể về những con số, về các cuộc mạo hiểm trên mặt bể. Anh đã có mặt trong nhiều chuyến hành quân, trước nhất là trên Đại Tây dương, Bắc hải đến Muốc-man-sko. Song, chẳng có gì làm anh suy giảm lòng tin. Đến nỗi anh đã trở thành thần tượng của mọi người do tròi phú cho cái giọng nói chí tình. Và do anh còn vượt xa hơn cả những ai lạc quan mà người ta đòi hỏi anh thật nhiều, buộc anh nhắc đi nhắc lại những dự đoán của cá nhân anh. Tôi và Ăng-drê luôn luôn khẳng định ràng chính hai chúng tôi đã phát hiện ra anh. Chỉ nhờ một sự tình cờ thế này. Chúng tôi chuyển vật liệu cho một toán làm việc trong đường hầm. Ăng-đrê dẫn tôi đi qua công trường, vừa đi vừa kể lại nhũng ngày đầu tiên ở trại tập trung.

        - Một vùng rộng lớn trồng toàn lúa mì. Chúng tôi có năm trăm người và những người đầu tiên đến xây dựng trại Ellrich. Những xe vận tải nhỏ chở chúng tôi đến đây. Khi đó là tháng tư, đúng ngày thứ hai của lễ Phục Sinh. bởi là công việc mở đầu, nên chúng tôi phải phân tán ra trên khắp cánh đồng bao la đó và tha hồ giẫm đạp lên lúa. Nhiều xe ủi đất đến tiếp sức cho công việc phá hoại ấy. Và với tôi đây là quang cảnh đẹp nhất của thời đại khùng điên mà chúng ta đang trải qua. Ở nhà ga Wofleben các toa chở vật liệu đang chờ. Từ đấy như anh biết, công việc xây dựng không dứt. Nhiều con đường được mở dài thêm. Con sông lượn khúc quanh triền núi đã được nắn lại dòng để khỏi ngáng trở việc đào đường hầm. Trong cả một góc tròi, tất cả những gì xinh tươi đều đã bị biến thành địa ngục.

        Càng tới gần những đường hầm tiếng động càng thêm chát chúa. Người làm đứng cách nhau khoảng mười mét. Một đường ray cho các toa chở đá ra ngoài. Hầm đào sâu vào tới đâu, đường ray được nối dài tới đó. Và kíp bắt điện chúng tôi phải kéo đường dây theo để có ánh sáng cho họ làm việc. Một luồng khí lạnh ẩm ướt bao phủ lấy toàn thân ở ngay lối di vào. Và bên trong thì toàn một thứ bụi xám xịt, mịn như bột phủ lên mọi vật. Bóng tối chỉ được chọc thủng bằng vài ngọn đèn tù mù, còn ánh sáng đầy đủ người ta chỉ giành cho những thợ dân sự Đức đến xây đặt các nhà máy mới khi hoàn thành đường hầm...

-----------------
        1. Sớc-Sin là thủ tướng Anh.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2018, 02:33:16 am »


        Nguy hiểm nhất là các cuộc nổ mìn để chuẩn bị cho việc mở đường hầm sâu vào lòng núi. Mọi người được di tản ra ngoài đường hầm một lúc, nhưng giả thử một ngòi mìn nào đó không nổ thì một người tù phải quay vào kiểm tra lại thi thường là bạn bè chỉ còn cách đi nhặt nhạnh lại những mảnh xương thịt bắn ra vung vãi cùng đá vụn. Các vụ sập hầm là chuyện như cơm bữa. Nhưng do chẳng có một biện pháp an toàn nào được qui định, nên chỉ bọn nhân viên dân sự mỗi ngày chỉ vào kiểm tra vài phút là thôi.

        Lúc chúng tôi bước vào đường hầm với Ăng-drê thì các bạn bè chúng tôi đang chăng đường dây. Bỗng nhiên tôi ngẩng nhìn lên trần vì thấy nước đang rỉ xuống. Những người tù khổ sai làm công việc xếp dá lên các toa xe nhỏ trong âm thanh náo động thật đáng sợ. Toán đào hầm không nhìn thấy được bời chung quanh họ là một lớp bụi bao phủ. Rất đông thiếu niên làm việc trong lò này "Ở Đô-ra cũng thế" Ăng-drê nhắc nhở tôi vì chính anh trước khi thành thợ điện nhờ biết nói tiếng Đức cũng đã nếm trải sự khốn khổ của chế độ lao dịch này. Chúng tôi hiểu thứ ngôn ngữ này là cứu cánh tuyệt đối của chúng tôi. Nếu không thì cũng tai hại như bị câm bị diếc, trừ phi có phương tiện đặc biệt, phải cam chịu làm bất cứ công việc nhọc nhằn nào. Ăng-drê phải đặt một ổ cắm điện trong một dãy trại trước cửa hầm làm văn phòng cho nhân viên dân sự. Nhiệm vụ của tôi đã xong, tôi đi theo anh. Chúng tôi ngạc nhiên lúc gặp một người tù mặc bộ quần áo còn rất tốt và nhất nữa là có chữ "F" trên ngực áo.

        - Nhìn kìa, những người Pháp ! Anh ta kêu lên. Thật là vui sướng khi thấy các anh trốn được việc. Tôi là Mác-xen, tù Đô-ra đến đã sáu ngày và làm việc tại phòng vẽ bản đồ. Tất nhiên là do biết tiếng Đức.

        ... Tuồng như các biến chuyển của tình hình đã chứng minh là anh ta có lý. Qua báo chí và các buổi phát thanh mà Ăng-drê đọc, nghe được, chúng tôi được biết các sự kiện như vụ A-vơ-răng-sơ, cuộc tiến quân vào Ren-nơ, cuộc bao vây miền Brơ-ta-nhơ và cuộc mở màn tiến quân về Pa-ri. Thật là nhãng ngày đáng nhớ và những người tù lại được quyền hi vọng... Làm sao lại có thể không tin là chiến tranh sắp kết thúc nay mai. Nhưng không rõ vì sao lại có nhận định là chiên tranh sẽ kết thúc vào tháng 5 năm 1945 như đài phát thanh Mát-xcơ-va truyền đi và một người bạn Đức ở Bu-sân-van nói lại cho tôi biết. Con số này cứ trở lại trong tâm trí tôi mỗi lúc tình hình xem ra tốt đẹp hon... Đúng thời điểm đó, do một cuộc xếp loại lại, tôi bị điều đi khỏi khối 3 sang khối 7 cùng tất cả biệt đội. Tôi và Mác-xen tìm cách nằm cạnh nhau để có thể tiếp tục những câu chuyện đã nói tới lúc trên sân ga một cách tỉ mỉ hơn. Chúng tôi nói với nhau về những kỷ niệm cũ. Chuyện của anh thường là rất xúc động bởi anh biết sử dụng yếu tố tình cảm.. Dĩ nhiên anh luôn luôn quay lại với câu chuyện hồi sống ở Luân Đôn. Và anh tỏ ra ngưỡng mộ tướng Đờ Gôn.

        - Tôi đến đấy ngày 18 tháng 6. Tất cả phong trào tự do Pháp đều có mặt tại đây trong hai gian phòng của khách sạn. Trong một gian có kê chiếc bàn, một cuốn vở và một giá đặt bút. Một nhân viên tùy phái được giao việc ghi tên những ai tình nguyện. Ngày thứ nhất có 300 người, chụp ảnh chung. Tướng Đờ Gôn nói đôi lời ngắn gọn rồi bắt tay từng người... Chúng tôi cảm thấy có đủ khả năng làm bất kỳ công chuyện gì theo chuyên môn của mỗi người. Phải học hỏi để có phương pháp mới nhằm giành lại nước Pháp. Chúng tôi ở các đơn vị huấn luyện đặc biệt cùng với thanh niên thuộc đủ các quốc tịch. Năm 1943 cần một sổ người tình nguyện làm nhiệm vụ phá hoại cơ sở của bọn phát xít Đức trên lục địa. Rất nhiều người Ba Lan, Bỉ, Nga, Pháp và Đức nữa đã xung phong dẫu biết đó là một việc nguy hiểm và có thể thất bại nữa. Chúng tôi được máy bay thả dù xuống chính xứ sở mình. Cuộc xuất phát được tổ chức vào ban đêm. Nhưng chúng tôi cảm thấy những giờ phút trước lúc xuất phát là những giờ phút đẹp nhất trong cuộc đời mình. Thời gian thật có ý nghĩa khích lệ cực độ và ai cũng cảm nhận được tình anh em đích thực. Chúng tôi chỉ hiểu nhau qua họ của từng người, những là Peter, Hans, Stanislas, Georges. Tất cả lặng im khi bước lên máy bay, nước mắt trào ra. Chúng tôi hẹn sẽ gặp nhau ở tất cả các tiệm rượu của Châu Âu khi chiến tranh chấm dứt. Nhưng đó chỉ là cách để kìm nén xúc cảm vì mỗi người đều biết là vĩnh viễn không còn cơ hội gặp lại nhau nữa đâu... Đó là những nhân viên được thả dù mà sau đó thì tỷ lệ mất mát lên tới mức cao nhất. Trước sau rồi mọi người cũng sẽ sa lưới của kẻ thù. Số phận còn đang ưu đãi tôi. Còn số đông đồng chí đã bị xử tử.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2018, 02:33:58 am »


        Ngọn lửa thiêng vẫn còn cháy trong anh, không thể khác được và anh sốt ruột muốn ra khỏi nơi này không phải vì mục đích được ăn uống thả sức hoặc để nghỉ ngơi mà là để chiến đấu. Cuộc chiến đấu lần này là nhằm vào quân Nhật.

        Tôi không muốn tranh luận gì với anh nhất là thấy anh tỏ thái độ thành khẩn như vậy. Tuy thế, đôi lúc đến họp mặt với chúng tôi Pacô trình bày một quan điểm ngược hẳn nhưng Mác-xen vẫn vững vàng nhu sắt đá. Nghĩ cho cùng cuộc đối thoại giữa chúng tôi chẳng qua chỉ là một cách giúp cho tinh thần bộn bề ưu tư vượt được lên khỏi hoàn cảnh sống ngày càng tồi tệ, nhọc nhằn mà thôi. Thực tế về cảnh sống cơ hàn phơi bày ra đêm đêm trong khối chúng tôi, thiếu chỗ, chúng tôi phải nằm chồng lên nhau như cá đóng hộp đúng như nghĩa thực và quả là một bài toán đau đầu nếu muốn kiếm được một góc nằm riêng. Hai trăm trong số bảy trăm người phải nằm dưới đất... Và làm thế nào để mình không rơi vào con số 200 ấy. Đến giờ ngủ phải ngủ, một nhân viên trại cầm cây lùa ba người lên một giường. Rồi khi mọi giường đều đầy cả, thì nhũng ai còn lại phải nằm dưới đất. Chẳng phải vì lòng ích kỷ mà Mác-xen và tôi đã lợi dụng vị trí của mình ở công trường để chiếm cả một giường. Nhưng nếu là ba người thì đúng là một cực hình. Vả lại, nếu có đưa được thêm một người nữa nằm dưới đất lên giường với chúng tôi thì sự giúp đỡ ấy cũng chẳng có ý nghĩa quái gì... Lại còn chăn đắp nữa chứ. Một chiếc cho hai hay ba người đấy ! Số chăn đâu có đủ cho tất cả. Và rủi ro nhất là những ai bị kéo mất chăn lúc đèn mới tắt. Tuy thế, nói chung trong cả thời kỳ ấy, những thiếu thốn trở thành không đáng nói, bởi lẽ chúng tôi đã được an ủi bằng cái khác : Tròi rất đẹp, tin tức đầy khích lệ và ở trong trại cũng như ngoài công trường, ai ai cũng nghe đến tên thành phố Pa-ri bằng mọi thứ ngôn ngữ. Phải như quân Đồng minh đã tiến vào cửa ngõ thủ đô và có thể coi đó là một biến cố đặc biệt trong những biến cố, không thuần túy là về quân sự mà hơn như thế, một cái gì về mặt tình cảm nữa.

        Ngày 20 tháng 8 báo đưa tin bằng tít lớn các trận đánh trên đường phố làm cho chúng tôi lo láng. Dĩ nhiên là Pa-ri có những điều đáng xấu hổ như các nhà ổ chuột, các khu hộp đêm. Nhưng Pa-ri có nhũng cái khác đáng yêu như các viện bảo tàng, đài kỷ niệm, công viên, những đại lộ tráng lệ và tất cả những công trình nổi tiếng của hàng ngàn năm lịch sử... Ăng-drê và tôi quả quyết rằng sẽ có một buổi phát thanh về cuộc tiến quân giành lại Pa-ri. ... Ăng-đrê quyết định tự nhốt mình trong văn phòng từ 5 giờ chiều nhờ có một chìa khoá vạn năng mở được mọi cửa. Và anh phải đóng vai người quét dọn hành lang để canh phòng. Tôi chỉ nhập bọn được sau 20 phút. Zô và Bi-cốt cũng đã xong việc và từng người phải đứng vào một vị trí thích hợp để anh canh chừng nhũng người lạ xuất hiện từ xa. Họ đem theo đủ các vật liệu dụng cụ, giả bộ đang làm việc một cách bình thường. Khi đoán chắc sẽ không có ai trông thấy, Guy nhanh chóng mở cửa và nhốt tôi vào văn phòng cùng với Ăng-đrê. Phòng tối mù, các cửa sổ đóng kín mít. Tôi nhìn thấy ở cuối phòng nơi chiều cao ngang với mặt bàn có một chấm sáng. Đó là mắt thần của chiếc máy thu thanh. Và một giọng nói từ phương trời xa nào vừa đưa lại. Ăng-drê đâu rồi? Tôi đứng yên một lúc, nín thở và cuối cùng nhìn thấy người trong cuộc đứng dậy từ một góc bước tới nói với tôi :

        - Khi nghe tiếng chìa khoá, vì linh tính, tôi rút vào góc tối nhất.

        - Tốt lắm, anh bắt được chưa?

        - Tôi dò được chỗ rồi nhưng chưa nghe họ loan báo gì cả.

        Chúng tôi đứng cạnh nhau, sát tới mức đầu cụng vào một văn bản kinh tế, trong đó có các lời hứa hẹn sau ngày chiến thắng... lời của phát thanh viên gây căng thẳng cho thần kinh chúng tôi. Nói thật là chúng tôi sợ. Lần đầu người ta có thể hành động do mù quáng, nhưng lần thứ hai thì ít hay nhiều người ta ý thức rõ hơn về hành động của mình. Chúng tôi hoàn toàn rơi vào tình trạng nguy hiểm trong việc làm liều lĩnh. Trong trí nhớ tôi chợt hiện lại hình ảnh những người tù Tiệp Khắc lùng lẳng ở đầu sợi dây thòng lọng. Ăng-đrê trỏ chiếc đồng hồ trên mặt bàn. Hai mươi phút đi qua rồi. Đành phải tắt máy để chờ cơ hội khác thôi. Nhưng lúc ra đến cửa, một sức mạnh vô hình nào đó, một trực giác kỳ lạ khiến chúng tôi quay trở vào. Chiếc máy thu thanh được mở nhanh chóng, cùng lúc chúng tôi xiết chặt tay ngay khi nghe mấy tiếng : "Đã tiến vào Pa-ri dũng cảm..." Ai? Ai đã tiến vào? Khỏi cần biết là ai, Ăng-đrê tắt máy, không chậm một giây nào bởi giờ tập hợp đến rồi. Một phản ứng rất tỉnh táo nhắc bảo chúng tôi không được nhảy nhót hò hét vì quá sung sướng. Ba tiếng huýt sáo nhẹ qua lỗ khoá báo cho Guy biết chúng tôi muốn ra. Hẳn là không ai lạ ngoài hành lang nên ngoài hành lang nên tức khác nghe tiếng chìa đút vào ổ khoá. Nhưng lại một sự hồi hộp khác khi tiếng chìa khoá xoay trong ổ. Nếu như phía sau cánh cửa là tên ss hoặc một nhân viên dân sự thì sao? May thay lại chính là Guy. Anh khỏi cần giải thích lúc chúng tôi nhảy lên ghì lấy cổ anh. Nhằm đánh lạc hướng nguồn tin, vì biết đâu những người đầu tiên được nghe lại chạy đi thông báo cho đồng bạn biết, cứ thế lần lượt bị tiết lộ, chúng tôi quyết định để cho một nhân viên dân sự loan tin cho một đồng nghiệp và nhiều người trong chúng tôi nghe được tình tiết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2018, 03:25:09 am »


        Nhưng có gì mà chúng tôi phải sợ. Trong toàn trại đâu phải chỉ riêng chúng tôi nghe được tin tức. Và tuy không có gì là xác thực, nhưng với sức mạnh của dư luận, khi chúng tôi nhận được hồi âm thì đã trở thành tin Đồng minh vượt qua Pa-ri, rồi tiếp nữa là những đoàn quân đã tiến rất xa về phía đông. Dư luận chỉ loang ra sau đó vài giờ vì rằng mỗi ngày lại có tin tiến quân về hướng sông Ranh và phía Bắc.

        Theo nguồn tin tức, tinh thần chúng tôi tựa như một núi tuyết, không ở trạng thái bất biến. Từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9, thời gian đi sao nhanh thế. Lúc quân Mỹ dừng lại trước E-la-Sapen-lơ thì mọi người nhất trí là cần có sự sắp xếp lại hàng ngũ trước lúc mở màn cuộc tổng tấn công... Guyt-sta-vơ một kỹ sư điện thường hay trò chuyện với chúng tôi những lúc có sự kiện lớn và luôn luôn trả lời tôi mọi câu hỏi bằng các sự kiện. Những phản biện của anh ta có thể khiến độc giả một tờ báo hài hước bật cười, thế mà anh ta lại nói rất nghiêm chỉnh và rõ ràng. Chuyện xảy ra rồi. Trước khi có cuộc đổ bộ, khó mà tìm được một người Đức tin chuyện ấy là thật. Nhưng lúc cuộc đổ bộ đã diễn ra, bộ máy tuyên truyền của phát xít Đức thích ứng thật nhanh chóng với tình hình mới. Bởi tôi vẫn thường dỡn Guyt-sta-vơ về việc này, anh ta trả lời với một vẻ quan trọng :

        -  Bọn tài phiệt mạnh hơn chúng tôi về hải quân và không quân. Vậy thì chúng tôi dại gì lại để tự tiêu hao lực lượng ở bờ biển. Bức tường Đại Tây dương được hình thành thật sự là nhằm làm chậm bớt cuộc đổ bộ. Nhưng chúng tôi lừa họ tiến sâu vào đất liền, ở đó sức mạnh của chúng tôi là vô địch. Đừng hòng bao giờ họ vượt quá được bán đảo Công-tăng-tin. Đến khi Pa-ri bị vượt qua thì anh ta lại lý giải ra vẻ bí hiểm rằng đó là nhằm để biểu dương toàn lực lượng. Von Rundstedt chỉ cần có một nửa nước Pháp là người ta sẽ chứng kiến một cuộc tàn sát khốc liệt chưa từng thấy. bởi về bộ binh thì năm sư đoàn Mỹ chắc chi đã đánh ngã được một sư đoàn ss.

        Cuối cùng khi quân Dồng minh áp sát biên giới Đức, anh ta lại lập luận ra ràng từ ngày hoả tiễn V1 được đem ra sử dụng thì vấn đề lãnh thổ chẳng còn ý nghĩa gì nữa, rồi anh ta giới thiệu kế hoạch tối hậu của tổng hành dinh Fuhrer:

        Một là, nhử cho các lực lượng Đồng minh đang đóng lại ở Anh tiến càng sâu vào đất Pháp.

        Hai là, san phẳng luôn Luân Đôn và cả vùng phía Nam nước Anh bằng hoả tiễn V1 và V2.

        Ba là, trong lúc quân Anh, Mỹ bị xé ra từng mảnh trước phòng tuyến Siegfried thì một lực lượng đông đặc quân nhảy dù và các sư đoàn không vận sẽ được đổ xuống nước Anh xảo trá.

        Rồi Guyt-sta-vơ kết luận : " Đấy sẽ là sự toàn thắng của nước Đức Quốc xã. Quả đây là một người chỉ biết dựa vào nguyên lý để chấp nhận từng trận thất bại và từng cuộc rút lui. Mà theo đó thì hễ Fuhrer đã ra lệnh như thế là chắc chắn nhắm vào mục tiêu chiến thắng cuối cùng. Tất cả sự thất bại có khả năng xảy đến cho nước Đức, anh ta gạt phăng tuốt.

        Trước đầu óc ngoan cố của anh ta, tôi mất bình tĩnh và quên bẵng chỗ mình đang đứng :

        - Thế nhưng, tôi đáp lại anh ta khi biết E-la-Sapen-lơ đã trong vòng vây, anh có nghĩ rằng một khi cuộc đổ bộ hoàn tất thì sau ba tháng kẻ địch của các anh đã tới sát được bờ sông Ranh không nào? Cứ nhớ lại lời lẽ của báo chí các anh vào giữa tháng 6 lúc loan tin V1 đã ra đời. Chắc chắn Luân Đôn sẽ bị cào bằng trong vài tuần lễ nếu không muốn nói đúng là vài ngày. Anh bảo rằng bọn Anh sẽ van xin được đối xử ân huệ. Thế mà chính họ đã cùng người Mỹ làm cho nhiều thành phố của các anh hàng ngày bị tê liệt hoàn toàn và lúc này chỉ còn cách đây ba trăm cây số thôi. Anh thấy chưa, rõ ràng là các anh bại trận và tốt nhất đối với Đức chỉ còn là đầu hàng.

        Tôi đã biết dừng lại đúng lúc khi nhìn thấy trong mắt anh ta vụt loé lên một tia sáng dã thú. Tôi đã đạt tới giới hạn của một người thông minh. Thêm một lời nào nữa là tôi sẽ đánh thức trong anh ta con người Đức dã man xưa hãy còn ẩn náu trong mỗi người Đức bây giờ... Nhưng dù sao tôi đã làm tổn thương niềm tin không lay chuyển của anh ta, vì vậy anh ta chạy nấp vào sau một bức tường như thể một con chiên ngoan đạo nấp vào bóng Chúa.

        - Mặc dù cho tình huống thế nào đi nữa, chúng tôi cũng không bao giờ đầu hàng, chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến người cuối cùng. Làm sao chúng tôi lại có thể chấp nhận thất bại sau vô vàn những nỗ lực và hi sinh. Người Mỹ sẽ phải biết điều và có sự thương lượng. Chỉ còn thiếu sụp khuỵu xuống, như một người hấp hối anh ta lấy lại giọng châm biếm để tiếp tục đối thoại với tôi với vẻ gần như uất giận : "Vả chăng dù muốn hay không họ phải đi tới một thoả hiệp với chúng tôi tại phương Tây. Lý do là họ đã và sẽ còn đổ nhào vô số là sinh mạng trước phòng tuyến Siegfried nhưng họ sẽ không có hi vọng bao giờ vượt lên được. Đó là một kho thuốc nổ mà họ sẽ tìm thấy trên từng thước đất."

        Công bằng mà nói, không tính những lời lẽ điên khùng ấy, anh ta là con người trung hậu. Anh ta đối xử với chúng tôi như người với người và không bao giờ lợi dụng sự thất thế của chúng tôi.

        Đó đây trong số những nhân viên dân sự cũng có biểu hiện hèn hạ. Một thợ máy nhân một lần máy bị hỏng hóc giải bày với tôi và chúng tôi đã có thể đối thoại vài lời ngắn ngủi. Anh ta quê ở vùng Sarrd gần biên giới nước Pháp. Ông nội anh ta là người ở Lo-ren-nơ. "Tôi chẳng có điều gì phải sợ hãi. Tôi có thể chứng minh nguồn gốc của tổ tiên tôi chứ". Anh ta nói tiếp. bởi vì tâm tưởng chính của người Đức là mọi công dân Dức sẽ bị lên án nếu như không bị Đồng minh tàn sát. Tuy vậy, ở kẻ cuồng tín cũng như ở kẻ hèn hạ, ta không bắt gặp dấu hiệu nào chúng tỏ họ vô kỷ luật hoặc là chán nản. Him-le, con nhện chúa đã dệt nên mạng lưỏi của mình tinh vi và Gơ-ben, người nắm giữ mọi quyền hành từ sau vụ mưu sát 20 tháng 7 đã tăng thêm số giờ làm việc để giảm bớt số giờ rảnh rỗi của đồng bào hắn. Vào những ngày tháng 9 ấy, nói cho đúng là chúng tôi sung sướng hơn bọn lính canh gác và các nhân viên dân sự. Chúng tôi nhận biết được rằng chiến thắng đã nằm trong tầm tay rồi. Trong lúc đó, bọn Đức lại chẳng có gì để tự an ủi. Công việc tiếp tế nói chung là rất tệ hại, các thành phố bị ném bom, dân tị nạn ùa đến ngập các làng quê.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2018, 03:26:09 am »


17

        Riêng chỉ còn một điều là ở phía Tây, quân Đồng minh đột ngột dừng lại nơi cửa ngõ tiến vào nước Đức. Cuộc dừng quân này sẽ kéo dài đến bao giờ? Chúng tôi vô cùng nôn nóng bởi ai cũng mong ước được giải phóng sớm chừng nào tốt chừng ấy. Nhất nữa là mùa hè đã qua đi và những trận mưa đầu mùa đã tới.

        Và trong khi chúng tôi đang phập phồng lo lắng về mỗi tin tức thì một tai hoạ lại ập lên đầu chúng tôi vào những ngày chót tháng 9. Đó là lúc chúng tôi nghe được bài diễn văn của Sóc-sin thủ tướng Anh. Trong đó ông dự đoán cuộc chiến tranh có khả năng kết thúc vào đầu năm 1945. Báo chí Đức giỏi đưa tin ba láp và phịa ra nhũng tin tức giả. Một người tù Bỉ là thợ mộc đang khi sửa chữa văn phòng cho một sĩ quan đã nhìn thấy hắn đang nghe buổi phát thanh bằng tiếng Đức của đài Luân Đôn. Nhờ biết tiếng Đức anh ta cũng nghe được bài bình luận về bài diễn văn này. Cũng rất có thể đó lại là một lầm lẫn nữa. Nhưng Ăng-đrê lại cho tôi biết chính anh đã nghe được buổi phát thanh ấy khi ông chủ của anh vắng. Vậy thì còn nghi ngờ gì nữa. Đoạn diễn văn khiến chúng tôi phấn khích có nội dung "Chúng ta hy vọng chiến tháng vào cuối năm nay, nhưng chiến tranh chỉ có thế kết thúc trong những tháng đầu năm 1945". Một vài người chỉ suy xét câu đầu thôi. Còn chúng tôi lại sờ sợ vì phần sau của lời tuyên bố ấy. Vì vậy trong lúc chúng tôi giữ thái độ im lặng thì có vài người đã tiết lộ tin tức đó với bạn bè. Vả chăng, những người tù Tiệp Khắc cũng biết rồi. Thế là chỉ trong vài ngày cả trại đều loan truyền rằng không những chỉ chuẩn bị cho mùa thu mới bắt đầu mà còn chuẩn bị cho cả mùa đông dài lê thê nữa. Đương nhiên nhóm người bi quan đã coi tin này là quan trọng và một cuộc hỗn loạn đã chớm hé. Tờ báo cũng trích tin của báo chí Mỹ dự đoán ngày kết thúc chiến tranh phải xa hơn nữa, vào năm tới...

        Và như là định mệnh có ý mách bảo cho chúng tôi biết ràng mình là những người chịu án treo về tội phải chết. Nhiều biến cố tựa như dấu hiệu báo trước xảy đến liên tiếp trong những ngày kế theo bài diễn văn của thủ tướng Anh. Bác-bo-rông là nạn nhân trước tiên. Anh ta phải trả giá vì một sự phớt lờ rất nguy hiểm. Suốt cả tuần nay, khi tới công trường anh ta đến dãy trại mà bọn ss muốn thay tất cả hệ thống điện sáng. Vì toán phụ trách điện luôn luôn bận bịu, nên anh được lựa chọn. Ông bạn "Bob" của chúng tôi có thói quen ngồi nghỉ trong lúc chờ đợi những người làm việc trong dãy trại tới bảy giờ hoặc có khi chậm hơn thế. Khi tôi cho anh biết làm vậy là nguy hiểm, anh ta đáp : "Tôi lúc nào cũng sẵn sàng dụng cụ trong tay và đề phòng chứ". Anh ta đề phòng tốt đến mức có lần tên ss bắt được anh đang ngủ như chết trên chiếc ghế với một cuộn dây quanh cổ và cái kìm trong tay. Tên ss này khá tế nhị. Hắn cho gọi vài tên Kapô chuyên nghiệp hành hạ người tù rồi cùng đánh thức Bác-bo-rông dậy. Chúng không những đánh thức anh dậy mà còn làm cho anh phải ngủ lại, bởi vì rốt cục anh có còn nhìn thấy gì nữa đâu. Trong lúc bị đánh đập, vật mà anh dùng làm ví (là một tấm bìa cứng gập lại trong đó chúng tôi giấu một bức thư hoặc một vật nhỏ nào đấy khả dĩ nhắc nhở dĩ vãng của mình) đã rơi ra khỏi túi áo vét tông của anh. Thật rủi cho anh là tên Kapô đã khám thấy một bản đồ những cuộc hành quân ở phía Tây cắt ra từ báo ở văn phòng có bản đồ và báo. Nhưng một nguôi tù mà để thứ này trong người là phạm tội lớn và tức khắc những danh từ "chính trị", "phá hoại" được gán cho. Để tỏ lòng tận tụy vói ông chủ, tên Kapô phất phất mẩu giấy coi như một chiến lợi phẩm và hắn đưa trình tên ss đã bỏ đi từ lúc đầu vừa quay lại. Chỉ vài giây đồng hồ, trong đầu tên Đức đã có quyết định cho số phận của người bạn chúng tôi. Bọn giám ngục đã tuyên bố treo cổ và có lẽ đó là hình phạt dành cho anh rồi. Tên ss nhìn anh. Song có lẽ tình trạng anh lúc bấy giờ đã làm thức dậy trong hắn một phần nghìn gam tình thương, bởi hắn chi gia hình anh bằng phương pháp cổ điển : Đánh 25 roi vào mông. Pôn là một tên Kapô quê miền An-dát-xơ được gọi tới. Hắn là kẻ được giao phần việc ấy. Thế là một Bác-bơ-rông đầy thương tích phải nhận 25 roi làm bằng dây cáp khiến mông anh đẫm máu. Người ta cứ tưởng mông là phần cơ thể nhiều thịt nhất sẽ cản bớt sức mạnh của roi. Nhưng đâu phải thế. Phải nghe tiếng rú của người bị hành hình mới thấu hiểu được nỗi đau đớn tới mức nào. Để chấm dứt, tên ss tuyên bố chuyển anh sang biệt đội khác. Ngày hôm sau, anh bạn của chúng tôi bắt đầu một ngày làm việc thuộc loại cực nhọc nhất - Tải đường ray xe lửa mà mặt mày thì tím bầm, môi sưng vù đầy máu, áo quần thì tả toi và đi đứng cực kỳ khó khăn. Công việc ấy vừa cực nhọc lại vừa nguy hiểm nữa. Đã thường xảy ra các vụ dập chân do việc đặt đường ray trật chỗ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM