Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:48:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lò thiêu người  (Đọc 15644 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 09:13:11 am »


        Về căn bản, sáu người đã được công nhận. Tôi được chỉ định cùng người phiên dịch của khối Mai-cơn, một người tên là Mác-xen từng chỉ huy quân du kích tại Xaôn-ê-Loa-rơ, một trung tá hải quân và Mác-xơ. Tôi đã chú ý đến Mác-xơ ngay từ bữa mới đến. Nằm một ngăn với chúng tôi, anh ta luôn luôn im lặng, còn tìm cách che dấu mình đi giữa đám đông. Chính cái đó làm khơi dậy óc tò mò của mọi người và anh lại chiếm được nhiều thiện cảm. Anh nói được tiếng Đức và cả tiếng Nga nữa. Điều này lại là một bí ẩn nơi con người anh. Vì thế nên tôi vận động mọi người đồng ý nhận anh vào một cơ cấu của tổ chức mỏi.

        Tôi phải nói rằng rất ngạc nhiên về kiến thức ngoại ngữ của anh, kiến thức hiếm có ở một người Pháp. Anh ta kéo tôi ra, lợi dụng chút ít thời gian ngắn ngủi có thể nói chuyện riêng với nhau. Sau nhiều lần do dự tuồng như cố tìm cho được những từ ngữ thích hợp nhất đang diễn tả tư tưởng mình, anh tiết lộ với tôi :

        - Anh vừa giúp tôi một việc quí vô giá. Do đó tôi thấy mình có bổn phận phải đền ơn anh bằng sự thật này. Họ tên tôi hiện đang dùng nguyên là của một người bạn kháng chiến, nhưng bọn Zét-ta-pô không thể phát hiện được gì hết. Thật ra tôi là người Đức gốc Do Thái, tránh nạn tại Pháp từ năm 1933. Ngày đó tôi mới 15 tuổi, như anh thấy tôi nói tiếng Pháp rất lưu loát và đúng giọng Pháp, với thú nhận này, tôi đã đặt phần nào số phận tôi trong tay anh, bởi nếu điều này bị bại lộ thì mạng sống của tôi sẽ không đáng gì nữa. Mặc dù vậy, tôi vẫn cứ nói để tỏ niềm tin cậy của tôi đối với anh.

        Tình bạn cực kỳ hiếm trong trại tập trung. Tôi chấp nhận tình bạn mới hoàn toàn vui vẻ, đồng thời tôi cũng hứa tuyệt đối giữ kín về những điều mà anh vừa tỏ bày cho tôi biết.

        Cuộc họp diễn ra trong phòng viên trưởng khối và một thỏa thuận đã được nhất trí. Đại tá Gan-nơ-van được xem như người đứng đầu kêu gọi mỗi người chấp hành kỷ luật nhằm giúp cho bộ máy quản trị mới hoạt động thành công.

        Đang khi chúng tôi tưởng là kế hoạch thường lệ đã vạch ra sẵn sẽ vĩnh viễn được áp dụng, bỗng một buổi sáng một công việc phụ thật khó chịu gọi đến một trăm người trong chúng tôi. Mỗi khối đang trong tình trạng kiểm dịch mà phải cung cấp một trăm người để làm công việc gọi là "tạp dịch trong vườn" trong suốt bốn ngày liền. Đây là khu vuòn bao la của trại tập trung mà nhiệm vụ chăm sóc là thuộc những người tù đã được phân công. Công việc tạp dịch trong vườn nói ở đây là chuyển phân lấy từ các nhà vệ sinh. Xảy ra những tình cảm cực nhọc và những hy sinh vượt giới hạn có thể chịu của con người. Rồi một cảnh náo động bùng lên lúc lập danh sách một trăm người đầu tiên phải sẵn sàng vào công việc sáng mai. Đến chiều tối trở về, họ kể cho chúng tôi hay về địa ngục họ vừa trải qua. Trong mười hai giờ liền chỉ đưọc nghỉ nửa giờ buổi trưa, phải vận chuyển những thùng đầy phân đi xa bốn trăm mét có lính ss và chó dữ hộ tống. Người nào quá mệt mỏi ngã khụyu xuống là chó chồm lên cắn ngay, chưa nói những đòn đánh bằng gậy buộc phải đúng lên. Chỉ vì có vài người tự ý thọc tay vào túi để tìm hơi ấm một chút mà viên chỉ huy đã hạ lệnh mọi người phải nhúng tay vào thùng phân đầy lút sâu đến tận cùi để cảnh cáo đừng có tái phạm. Hôm đó thời tiết lại lạnh hai mươi độ âm. Nhiều người còn bị chó cắn, bạn phải dìu về. Ai cũng mệt lả, không còn đủ sức lê mình tối phòng rửa mặt. Cơn mệt khiến họ không còn cảm giác về mùi hôi thối nữa. Họ chưa có gì trong bụng từ sáng và phần súp của từng người vẫn được để đó từ buổi trưa, đã nguội ngắt. Dẫu là có lò sưởi đấy, song để hâm nóng được một trăm gamen súp thì phải mất bao nhiêu thì giờ. Vả chăng, cái đói cũng không cho họ chờ đợi. Công việc đó kéo dài trong bốn ngày. Trong bốn ngày lại thực hiện nhiều sự thay thế để giữ được sự công bằng tối thiểu. Ấy chính là mánh khóe của bọn ss khi chúng chỉ chọn lấy ở mỗi khối một số người, nhằm gây chia rẽ. Và trong 250 người ấy làm sao mà lại tạo được sự ăn ý nhau hoàn toàn. Khi lao dịch kết thúc, những người tù cho chúng biết đó là công việc để chuẩn bị đón nhận thêm người tù mới thôi.

        Liều thuốc đầu tiên được tiêm sau thử thách đó và liền sáng hôm sau người ta bắt chúng tôi xếp hàng trong nhà. Chừng mười y tá mang theo chai lọ, ống tiêm và mọi đồ dùng cần thiết, bước vào. Một cái bàn nhanh chóng được đặt ra. Rồi dưới sự điều khiển của một người, họ bắt đầu tiêm, tiêm hàng loạt, chi có mười người của họ mà tiêm cho cả 500 tù. Tất cả công việc phải làm xong trong chưa đầy một giờ. Đó là một loại thuốc nước của quân đội nhưng tò giấy dán ngoài thùng cho biết thuốc đã quá "đát" một năm rồi. Tôi nói rõ sự ngạc nhiên với một người hình như là vị chỉ huy thì ông ta thản nhiên trả lời rằng chuyện này là bình thường ỏ trại tập trung và tốt nhất là giống thể trong quân đội, đừng nên tìm hiểu làm gì uổng công.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 09:14:16 am »


        Ngạc nhiên khi nghe tôi nói tiếng mẹ đẻ của ông ta và biểu lộ niềm thích thú vì cuộc nói chuyện, ông ta hẹn mời tôi một tối nào đó tới y xá chơi. Ở đây, ông nói, sẽ có thì giờ rảnh rồi để trò chuyện, ông ta mời cả Mác-xơ và Mai-Cơn vì lúc ấy hai người đứng gần tôi. Đừng nên bỏ lỡ một cơ hội may mắn đến thế, ngay đêm ấy, điểm danh xong, do chúng tôi yêu cầu, viên thư ký khối thân hành đưa chúng tôi đến thăm người vừa quen biết. Viên thư ký cho biết ông này là một nhân vật có thế lực và có nhiều trách nhiệm.

        Chúng tôi vào một gian phòng mà cách bài trí gợi cho người ta liên tưởng đang ở trong một gian phòng khách sạn hạng hai. Trên bàn có các loại báo chí, thuốc lá và nhiều chai bia. Chúng tôi tự hỏi đây là giấc mơ chăng. Liền bên hàng trăm người bệnh đủ mọi loại đang rên rỉ, không bao giờ có hi vọng được điều trị thì đây là một góc của thiên đường. Chủ nhân tỏ ra hài lòng trước vẻ ngạc nhiên êm dịu của chúng tôi. Rồi sau khi cho chúng tôi hút thuốc, uống bia, ông mời ngồi và bắt đầu câu chuyện, giọng ung dung.

        - Các anh đừng ngạc nhiên về chuyện đêm nay. Cứ mỗi lần có chuyến áp tải tù mới đến đây, tôi lại tìm cách giao tiếp với những người ngoại quốc mà theo tôi là đáng chú ý. Tôi tin chắc ràng mình không bao giờ lầm lẫn. Tôi vốn là giáo sư triết học ở Hây-đen-bớc và ắt là các anh phải hiểu vì sao tôi lại ỏ nơi này. Do tôi biết ít nhiều khái niệm về y học mà ban quản đốc bố trí tôi vào bệnh xá. Ở đây tôi điều khiển tất cả nhân viên cấp dưới. Viên thư ký khối các anh có thể làm cho các anh sáng tỏ chút ít về cách tổ chức trại tập trung. Và tôi mời các anh, bởi vì anh ta có cho tôi biết về các anh. Nên nhớ rằng, khi chiến tranh mới bắt đầu thì người làm chủ ở đây là các tù thường phạm. Nhưng vì họ ba trợn quá, đến nỗi một hôm viên chỉ huy ss triệu tập tất cả tù chính trị lại : "Tôi biết các anh chống lại chế độ. Nhưng chớ quên rằng đối với tôi, trước nhất các anh là người Đức. Tôi cho các anh một cơ hội là từ bây giờ được nắm quyền quản trị trại tập trung. Các anh được tự do miễn là công việc phải tốt đẹp. Đừng tìm cách phá hoại bởi vì các anh phải hiểu, tôi là người có sức mạnh nhất". Chúng tôi đã đợi chờ từ lâu cái giây phút này. Hàng nghìn bạn hữu của chúng tôi đã chết vì cách đối xử của bọn tàn bạo đó, nhưng giờ phục thù đã điểm rồi. Khỏi phải nói với các anh rằng chúng tôi chẳng ngần ngại gì hết. Cuộc chiến đấu ấy đã kết thúc từ lâu rồi. Nhiều tên trong bọn chúng đã bị tống đi nhũng nơi tồi tệ, còn những tên mà các anh thấy đang đập đá đấy là nhũng tên sống sót đã từng sống và tác oai tác quái ở đây.

        Ngừng một lát để đốt điếu thuốc và quan sát chúng tôi, ông tiếp tục :

        - Có ai trên trái đất này có thể nghĩ rằng vào tháng 2 năm 1944 này, chính những người chống đối chế độ Quốc xã lại nắm quyền chỉ huy ở trại Bu-sân-van, trước ngày vào đây các anh là ông này ông kia. Ngay lúc bị bắt, bị đánh đập, tra tấn, bọn Zét-ta-pô vẫn gọi các anh bằng tên của mỗi người. Các anh là từng "cá nhân". Vào đây, các anh không còn là cái gì hết, không được gọi là gì hết. Các anh có thể chết đêm nay hay chết ngày mai, điều đó không ai cần hỏi lý do. Duy trên báo cáo trình lên bọn ss hàng ngày thì con số chết lại tăng thêm một "cá nhân".

        Chẳng kể các anh là ai, một vị tướng, một nhà tư tưởng lớn, hoặc chỉ là một tên đại bợm, tôi phải nói là chúng tôi hoàn toàn là những kẻ không còn chút dính líu vào với thế giới bên ngoài. Ô ! đương nhiên là các anh có thể viết thư và được nhận vô khối bưu kiện tặng phẩm. Nhưng bọn ss sẽ cười : "Ăn đi, tranh thủ đi, chúng mày sẽ vĩnh viễn không ra khỏi nơi đây". Đó là tư tưởng của bọn chúng. Chính bởi chống đối tư tưởng ấy mà tù chính trị Đúc chúng tôi đấu tranh liên tục. Và, tôi xin được giải thích : Hitler đã thua trận, chúng tôi không nghi ngờ gì điều đó từ ngày hắn dám tấn công Đồng minh. Vấn đề là, phải bằng mọi giá tồn tại cho tới phút cuối cùng ấy. Phút cuối cùng ấy có thể là còn lâu mới đến vì chẳng bao giờ bọn Quốc xã muốn đầu hàng. Tuy vậy, các anh cũng thừa biết là không có cách nào cứu được tất cả mọi người. Cả một chương trình xây dựng ngầm dưới đất đã được thực hiện. Những người đã ra đi phần nhiều không bao giờ thấy lại tự do. Chẳng hạn, đoàn của các anh có 2500 người, khi chấm dứt thời gian kiểm dịch, bọn ss bắt chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng cho 2500 người ấy để đưa tới một nơi nào đó. Tuy vậy vì chẳng hề có sự kiểm soát theo tên tuổi nào được thực hiện, nên chúng tôi có thể giữ lại đây một chiến sĩ, một nhà bác học hoặc bất kỳ một nhân vật nào đáng được cứu thoát và điền vào bằng những người tù rút trong các biệt đội lao động luôn luôn được giữ tại đây. Tất yếu, kẻ vô danh này có thể là một người dũng cảm hoặc chỉ là một người vô tội. Song, biết làm thế nào được? Chiếc máy đo giá trị con người chưa được phát minh. Và, tại đây, cái nan giải là "Tồn tại hay là biến mất". Cũng như thế, những người ra đi không sống sót trở lại, sẽ được thêm vào danh sách hàng triệu người vô tội kể cả những binh nhì trên trái đất này. Tôi không hiểu bọn ss có biết được âm mưu của chúng tôi không, song tôi nghĩ chúng cũng chẳng cần quan tâm đến làm gì. Nhờ đó chúng tôi có thể tìm ra tung tích bọn nguy hiểm mà trong chuyến áp tải tù nào cũng có nhân viên chỉ điểm và một nhân viên mật vụ. Thế là, trong lúc một người khác mà bọn Zét-ta-pô gửi đến đây tin ràng sẽ bị đày đọa cho đến chết thì, trái lại, lại nhận được một công việc có thể chịu đựng cho tới khi chiến tranh kết thúc. Để bắt liên lạc được với người ngoại quốc, chúng tôi thường nhằm vào những phần tử chống chế độ Quốc xã... Bây giờ đến lượt người Pháp tới đây, chúng tôi hy vọng sẽ cứu được những người dũng cảm nhất. Nhưng ác thay, vì đông người quá, chúng tôi không thể cứu được tất cả. Với những công nhân thì rất đơn giản, chúng tôi đưa họ tới các nhà máy của trại này. Nhưng với tất cả những trí thức kia ! Thì rất ít chỗ... Do vậy sự lựa chọn ngày một khắt khe.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 02:59:12 am »


        Cho đến lúc đó ông ta nói thoải mái, nhưng thốt nhiên tỏ vẻ ngần ngừ như có cái gì đó ám ảnh... Rồi ông nói...

        -  Bây giờ nói chuyện mật... Khi nói là chúng tôi nắm toàn quyền chỉ huy, nhưng không hẳn là như vậy. Có những trường hợp đặc biệt, một vài chuyện xảy ra trong trại mà tới nay chưa ai biết rõ nhưng dù sao chúng tôi cũng là đồng lõa.

        Khối 46 là cả một bí mật với người tù. Thật ra trong đó là một phòng thí nghiệm bệnh thương hàn do nhũng bác sĩ của ss điều khiển. Họ có các con vật bình thường để thí nghiệm, nhưng thỉnh thoảng lại phải cung cấp cho họ một người để tiêm thí nghiệm một loại xe-rom mới. Cho đến nay không thấy một ai trở lại. Nhưng đừng hốt, chúng tôi chỉ đưa tới đó bọn tội phạm giết người, bọn chỉ điểm để chúng đừng bao giò trở lại xã hội nữa. Nhưng chuyện này chưa thấm gì đâu. Còn nữa : Mụ vợ tên trưởng trại thích thú hình xăm trên người. Mụ ta yêu cầu viên y sĩ trưởng cung cấp cho mụ da người có hình xăm nào đẹp nhất. Mụ ta cho thuộc da ấy để làm những vật trang trí trong nhà, đặc biệt là các chao đèn...

        Lut-vích, là tên ông ta, lúc nào cũng quan sát chúng tôi. Tính thích khoa trương như hầu hết người Đức, vẻ ngạo mạn ban đầu đã không còn, dường như bị hành hạ bởi chính lời nói của mình vậy.

        Đúng ! Tất cả chúng ta đều ở trong một khu trú ngụ kỳ quái. Các anh thử nghĩ xem, ngoài tất cả những chuyện ấy, còn là những mưu toan kiếm lợi riêng. Khi được một chỗ người ta phải đấu tranh để giữ. Mỗi người đều thấy như mình đúng bên bờ một vực thẳm khổng lồ. Tất cả bị bản năng sinh tồn ngự trị, chẳng ít thì nhiều, chúng ta bị biến thành thú vật...

        Ông lộ vẻ mệt mỏi, nói đứt mạch :

        - Thiết tưởng các anh cũng biết quá nhiều rồi. Hãy kín mồm kín miệng. Từ nay ta liên hệ với nhau bằng một mật hiệu. Tôi sẽ nói với trưởng trại về các anh. Và khi kiểm dịch xong, các anh sẽ có chỗ ưng ý, nhất là các anh lại nói được tiếng Đức. Bây giờ thì tôi đưa các anh về.

        Chỉ nhân viên của trại mối có quyền đi lại giữa các dãy trại về đêm. Ông đứng dậy và trước lúc đi ra còn nói tiếp : Đừng lấy làm lạ vì sao

        tôi chẳng đòi hỏi các anh cái gì hết. Tôi hiểu gần hết những gì cần hiểu về những người mà chúng tôi muốn giữ lại bên cạnh chúng tôi.

        Lúc về đến khối rồi, ở đây chỉ còn một ngọn đèn sáng. Khoảng thời gian vừa trải qua với Lút-vích đối với chúng tôi vừa tuyệt diệu lại vừa đáng sợ. Chúng tôi vừa gia nhập giai cấp thống trị trại tập trung.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 03:00:02 am »


8

        Chúng tôi đến Bu-sân-van đã được 15 ngày. Đời sống ở đây được tổ chức và tuồng như ai cũng đã thích nghi.

        Những buổi tiêm phòng tiếp tục theo lịch đã định và thời gian trong ngày được lập trọn bằng vài vòng đi hầm đá, và nhũng cuộc điểm danh qua đi mà không xảy ra một biến cố nào.

        Chỉ ngày chủ nhật mới được phép sinh hoạt văn nghệ trong từng khối. Ông tu viện trưởng Buốc-joa luôn luôn tìm kiếm các diễn viên và đã tập hợp được một nhóm trẻ tuổi để dựng nên các màn kịch liên quan tới đời sống thường ngày tại Pháp.

        Cuộc thẩm vấn toàn diện lần thứ hai lại đến. Một buổi sáng, chúng tôi được dẫn tới bệnh xá trước một bác sĩ ss. Hắn chễm chệ ngồi trong chiếc ghế bành. Chung quanh hắn, các bác sĩ là người tù chạy lăng xăng, trình cho hắn xem những phiếu cá nhân của chúng tôi. Y liếc mắt nhìn trên tò giấy lại nhìn trên thân hình chúng tôi, lúc này chúng tôi cởi trần và quần tụt xuống thấp để hắn có thể thẩm tra bệnh sa ruột. Số đông người tù sẽ được gửi đi nay mai, trong các cuộc di chuyển. Cuộc khám bệnh này để phân loại xem ai sẽ đuọc giữ lại vì lý do tàn tật hay bệnh kinh niên. Còn lại, trừ các công nhân chuyên nghiệp, đưọc liệt ngay vào hạng "di chuyển". Sự thật là mọi chuyện đó chỉ là một hài kịch. Bởi lẽ là viên bác sĩ chẳng bao giò kiểm tra các danh sách được lập.

        Khám sức khỏe về, các thợ chuyên nghiệp có dính dáng tới luyện kim đều phải trình diện. Theo lệnh, chừng năm chục người bước ra. Một đôi người tình cờ rớ được chiếc giũa, số khác là nông dân thục thụ. Tuy nhiên, tất cả đều nghĩ rằng mình đã thừa biết cái bí mật của nghề luyện kim. Và họ có lý lắm, mất gì đâu, hãy cứu lấy chính mình trước đã.

        Thời gian kiểm dịch rút ngắn dần, mọi việc lại chạy đều trong khối. Với tờ giấy 1000 phờ-răng, Uy-be mua đước 20 lít súp do nhà bếp bán. Lẽ ra phải có tiền Đức mới mua được nhưng một nhân viên chịu lấy tiền Pháp với thỏa thuận 25% tiền hoa hồng. Đó là vào một dịp lễ nhỏ, Uy-be có rất đông bạn bè trong tối đó.

        Một buổi sớm, mọi người trong khối phải ra ngoài lau chùi cái gì đó không rõ thì tôi phát hiện thấy trong tận cùng ngăn ở phần dưới thấp, tức là gần như ngang với mặt đất, một người tù có tuổi lồm cồm ngồi dậy khi bắt gặp tôi trông thấy, rồi với giọng dịu dàng ông xin tôi cho phép nằm lại vì ông mệt nhọc lắm. Qua chiếc kính viền vàng, ông ta có gương mặt một vị chưởng khế tỉnh lẻ.

        - Tôi là M.Xau-đan, bộ trưởng tư pháp Bỉ, ông tiết lộ với tôi. Trong trại chúng tôi có nhiều người Bỉ và người Sla-vơ. người Nga phần nhiều là vị thành niên và đã trở nên đối tượng của óc tò mò hết cớ. Đa số bị hốt trong các nông trang tập thể ở U-krai-na. Chúng chỉ có một câu trả lời duy nhất cho tất cả các câu hỏi : "Ở xứ tôi, người ta được ăn. Ở xứ phát xít, người ta đói". Vượt qua hết thử thách một cách khỏe khoắn và nhanh nhẹn như chồn, chúng thâm nhập tất cả các khối để trao đổi, mua bán, thuốc lá là thứ được hỏi mua nhiều nhất.

        Thỉnh thoảng lại xảy ra việc một vài đồ vật bị ăn cắp. Đã một lần có đứa ăn cắp bánh mì. Chẳng ai bảo ai, người ta lên án các vụ ăn cắp đó. Nhưng thủ phạm đã bị phát giác, đó là một thợ phụ quê ở Lin-lơ. An trộm nhũng thứ khác được coi là trộm vặt. Nhưng bánh mì, bánh mì là vật thiêng liêng, hình phạt tử hình có thể được xử với kẻ ăn trộm vật thiêng liêng này...

        Ở khối 59, cạnh chúng tôi, một người tù Hà Lan chỉ vì ăn trộm một cục 250 gam bột đen gọi là bánh mì ấy mà đã bị tử hình. Anh ta bị lột trần truồng và trói vào cánh cửa suốt đêm. Sáng hôm sau thì chỉ còn là cái xác cong queo vì cóng lạnh. Ở khối chúng tôi, hôm ấy Lê-ô lên cơn khùng tuyên bố ràng sẽ làm như thế với đứa phạm tội. Rất may, Cuốc-tơ, mất vẻ lạnh lùng cố hữu, đã kịp thời xen vào : Kẻ phạm tội chỉ bị hình phạt đứng trên ghế đẩu 3 giờ và đeo trước ngực một tấm biển ghi lại những sai lầm thôi.

        Một đêm viên thư ký bảo tôi đứng nguyên ở hàng sau. Rồi sau khi điểm danh, ông ta bước lên chiếc ghế đẩu, trong tay cầm bản danh sách. Qua một phiên dịch ông tuyên đọc sự quyết định từng người vào công việc bắt đầu từ ngày mai. Người ra trình diện nếu là chuyên viên thì sẽ tới nhà máy, số còn lại có công việc ngoài trời như làm đường bộ, đường sắt, đào mương. Mọi việc làm đều ỏ chung quanh trại thôi. Đứng làm việc suốt 12 giò dù thòi tiết thế nào, chỉ được nghỉ một thòi gian rất ngắn buổi trưa.

        -  Tuy thế, ông ta nói lời chấm hết, các anh chỉ làm những công việc đó tại đây một thòi gian không dài nữa thôi. Trong chuyến sắp tới độ 8 hoặc 15 ngày nữa là cùng, tất cả lại phải đi.

        Uy-be, Pi-e, tu viện trưởng Buốc-joa, đại tá Gan-nơ-ran đều phải làm việc ngoài trời thảm hại quá thể. Ra-mơ-lanh đi về nhà máy, tốt hơn. Mai-cơn được làm y tá. Mắc-xơ sang làm phiên dịch cho khối 58, còn tôi cũng làm công việc như Mác-xơ ở khối 56. Chúng tôi thuộc số người được ưu đãi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 03:00:44 am »


9

        Tôi được ông trưởng khối 56 đón tiếp. Tại Bu-sân-van có ba ông, nhưng ông này đeo băng tay số 3 và là người quan trọng hơn cả. Ông mới thực sự là người quản lý trại. Nhân vật này có quyền hành rộng rãi đối với chúng tôi hơn bất kỳ ngài quốc trưởng nào đối với dân chúng của ông ta. Phúc đức làm sao, ông chỉ sử dụng quyền hành đó để che chắn cho chúng tôi, buộc thuộc hạ tuân thủ một kỷ luật nghiêm khắc, và có tinh thần trong sáng. Bởi lẻ ở cái thành phố quái quỉ này vô vàn là bất công, nếu không muốn nói là tội ác, vẫn hiện ra ngày ngày. Nếu một khiếu nại có chứng cớ rõ ràng là ông ta đẩy kẻ phạm tội đi nơi khác ngay lập tức. Cố nhiên với bọn ss thì ông không có quyền làm gì. Khổ thay, đâu phải lời kêu ca nào cũng thấu được đến ông.

        Ja-cốp là người chỉ huy mới của tôi. Ông nói với tôi rất nhiều về nhiệm vụ của ông và phần nhiệm vụ mà tôi phải làm.

        - Với anh, mọi chuyện sẽ vui vẻ thôi. Ở đây đã có một người phiên dịch, An-be. Nhưng trình độ tiếng Đức của anh ta cũng không hơn gì tôi nói tiếng Pháp. Mà ỏ đây lại toàn là người đồng hương với anh. Tôi hy vọng hai người sẽ hợp ý nhau.

        Qua lời lẽ mà ông giải thích với tôi, tôi nhận ra rằng ông đã bị tác động của An-be. Nên khi tôi gặp người phiên dịch cũ là lập tức y xem tôi như một đối thủ. Các nhân viên khác trong khối đều là người Nga trẻ, đúng hơn là toàn người U-crai-na, quá rõ ràng là họ khinh thường người Pháp. Tôi đã có cơ hội quan sát thái độ ấy đối với chúng tôi khi tôi là tù binh chiến tranh. Bấy giờ, trong lúc người Anh, Ba Lan, Nga, Nam Tư và Bỉ đều kiêu hãnh về sự đoàn kết thì chúng tôi lại hư hỏng, thậm chí không ít người lại sẵn sàng chấp nhận cả những nguy cơ tệ hại nhất. Chính các sĩ quan Ba Lan và người Nam Tư lại nhắc chúng tôi phải nhớ là chúng tôi có quốc ca, phải hát quốc ca 14 tháng 7 (1789) bất chấp đang bị giam hãm sau hàng rào dây thép gai. Vào cái thời đó, chẳng mấy người trong chúng tôi tin vào chiến thắng cuối cùng của Đồng minh. Sau này những nhóm thân Pê-tanh ra đời ỏ khắp các trại giam Đức, đến mức quân Đức ở nơi nào cũng hoàn toàn hài lòng. Và nhũng người đang sửa soạn vượt ngục cũng phải dè chừng người bạn tù của mình. Ngay trong tù đày mà chúng tôi vẫn chia rẽ. Và chẳng lấy gì làm lạ khi huyền thoại về sự trượt dốc của Pháp đã phôi thai trong tư tưởng của khá đông bọn tù ngoại quốc của chúng tôi.

        Bây giờ là lúc nhũng thanh niên nông dân Nga luôn luôn hỏi tôi về nguyên cố của sự thảm hại đó. Vì sao một nước như nước Pháp có cả một phòng tuyến Ma-gi-nô và quân lực tốt đến thế lại bị đánh tan tành chỉ có trong ba tuần lễ? Họ không hiểu và tôi thì gắng giải thích là sự phản bội có thể đánh gục những ai khỏe mạnh nhất.

        - Không gì khác là các nhà mại dâm đã làm đất nước của anh sụp đổ, Lê-ô-nit bảo tôi như thế, anh ta là người lãnh đạo đám thanh niên Nga. Hình như Pa-ri là nơi nhiều ổ điếm nhất.

        Khi tôi miêu tả với anh ta về phong trào kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi thì anh ta vẫn không chịu :

        - Hãy nối tôi nghe nào, có nước nào mà một bộ phận lớn đến thế lại họp tác với kẻ thù tới mức ấy không ! Các anh có một vị tưỏng ỏ Luân Đôn, nhưng một ngài Thống chế (chỉ Pê-tanh) lại ngoắc tay với Hít-le và theo với ông ta là cả một chính phủ mà không phải chỉ toàn là bọn tốt đen cả đâu ! Các anh đã là một dân tộc vĩ đại, thế mà nay chỉ còn là một quốc gia bé nhỏ !

        Người ta chỉ phục tùng kẻ mạnh, còn thì không cái gì đáng kể, và ngay trong sâu xa của một trại tập trung, chúng tôi đã phải trả giá thế nào cho nỗi nhục nhã của năm 1940. Là đứa con của một đất nước đang đi tới một tương lai vĩ đại. Tuy thế, tôi thấy cần phải nhắc lại với anh ta một vài chi tiết lịch sử mà anh ta đã quên.

        Nếu người Nga vốn là giàu tình cảm thì họ cũng sẽ thấu hiểu được sự chân thành. Cho rằng tôi thấu đáo về tổ quốc họ, về lịch sử của họ, nên họ đã thay đổi nhanh chóng thái độ với tôi để rồi hài lòng về sự bổ nhiệm tôi. Tôi hiểu ngay là họ ghét An-be người phiên dịch cũ khi họ nói với tôi về anh ta bằng lời lẽ vạch ra những cái xấu. Buổi chiều, lúc mọi người đi lao động trở về, tôi nghe thấy những lời kêu ca của những người vừa phải một ngày làm việc ngoài trời nào xúc đất, cuốc đất nhưng bụng thì trống không. Tôi nói với họ mấy lời hứa rằng sẽ làm tất cả những gì làm được để giúp đỡ họ. Nhưng vừa dứt lời, thì cả một vùng âm thanh than vãn vang lên. Tôi trấn an mọi người và đề nghị một người đứng ra trình bày ý kiến cho tất cả. Người được chỉ định làm việc đó có giọng nói vùng Buốc-gô-nho tên là Bút-sê. Tôi được biết ông ta từng làm luật sư ở Pa-ri.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 03:14:44 am »


        - Thật là nhục nhã, ông ta hét toáng lên, chúng tôi không được đụng đến cả lít súp mà chúng tôi có quyền đước hưởng. Đây là cả một cuộc đánh đổi thật xấu xa.

        Đêm đầu tiên, chính tay tôi phân chia súp. Ai cũng được nhận dù suất của mình và tôi sung sướng bắt gặp niềm vui tràn ngập nơi mỗi người lần đầu tiên mới có. Mọi người đều tỏ ra hài lòng, trừ Lê-ô-nít. Anh ta vừa là thủ lĩnh của đồng bào mình ở đây vừa là thư ký của khối. Vì vậy với chức ấy, anh ta là cấp trên của tôi. Lúc tôi làm xong công việc, anh ta gọi tôi lại :
         
        - Họ phàn nàn về chất lượng súp, thì chẳng sao, nhưng họ không nên khóc lóc quá thể vì hơn kém một vài thìa. Họ còn nhận được các bưu kiện tiếp tế, chứ như chúng tôi hai ba năm ở đây rồi đã bao giờ nhận được cái gì từ bên ngoài đâu. Tối nào tôi chả tiếp tế thêm cho những bạn đông cảnh ít may mắn hon. Ở từng khối chỗ nào có nhân viên là người Nga thì họ cũng làm như tôi.

        Tôi bày tỏ ý kiến rằng cử chỉ ấy là rất tử tế. Tuy nhiên, phân minh mà nói thì không nên lấy của người này mà cho người nọ. Tôi cũng nhắc anh ta ràng đa số người tù đồng hương của tôi hiện tại cũng đang đau khổ ít nhất thì cũng như người tù Nga.

        Ja-cốp vốn không quan tâm nhũng vấn đề vụn vặt ấy. Còn Lê-ô-nít 22 tuổi có thể lên giọng ông chủ nhưng anh không làm thế. Thái độ kiên quyết của tôi khiến anh ta ưa thích rồi anh ta dàn hoà liền. Anh ta chủ trương ai có phần riêng người ấy, nếu còn dư thì cứ chia đôi. Tôi hoàn toàn bằng lòng. Với cách tổ chức mới này, mỗi người tù sẽ nhận đủ một lít súp. Số còn dư thường là 10 dến 15 lít, Lê-ô-nit chia lấy một nửa đem giúp đỡ bạn anh. Tôi lấy một nửa cho bạn của tôi. Đêm sau, tôi đi tìm Uy-be và vài người bạn nữa để cho họ được ăn thêm lít thứ hai. Họ đã chẳng thèm nghĩ đến việc được mời tới lần nữa.

        Uy-be kể lại với tôi những ngày lao dịch cực nhọc mà tôi cũng đã biết từ những người tù ở khối tôi làm việc.

        - Cái đó không hẳn là công việc mà chỉ là đứng suốt ngày. Và phải luôn luôn dè chừng bọn ss đi lơ phơ như không có việc gì cả nhưng bất thình lình nhảy bổ tới chộp lấy mình giống thể sói vồ cừu non. Anh đã thấy trận bão tuyết chiều qua chứ ? Nhưng vẫn cứ không được ngừng tay đâu. Mãi 6 giờ mới thôi và lại là lúc tập họp đến khi quay trở về thì lại điểm danh. Mọi việc xong xuôi rồi thì điểm danh mất nửa giờ. Thế là 7 giờ mới về đến khối. Chia súp, hỏi dò tin tức, bàn tán, đã gần 10 giờ, sáng hôm sau phải thức dậy từ 4 giờ rưỡi.

        - Thế có tin tức gì không ?

        - Nghe đâu Phần Lan đầu hàng rồi.

        Vậy đó, thỉnh thoảng lại có cuộc đầu hàng ở một nơi nào đấy. Giống những chỗ khác, phòng của Ja-cốp cũng có máy phóng thanh. Buổi tối, ăn súp xong, tôi phiên dịch bản thông cáo trong ngày. Bằng vào bản thông cáo này thì thực tế đã không chiều những lo lắng của bộ tổng tham mưu Đức về tình hình mặt trận phía Đông, nơi Hồng quân Liên Xô từ từ nhưng chắc chắn chiếm lại dần lãnh thổ. Do tôi biết pha thêm mắm muối trong lúc dịch mà tinh thần mọi người được thư dãn chút ít sau một ngày nhọc mệt. Vả chăng, những người tù Đức được phép mua dài hạn một tờ báo. Hàng ngày Ja-cốp vẫn nhận tờ "Thuringsche Zeitung". Luôn luôn tôi tìm được vài dòng trong đó cho hay sự điên cuồng của Béc-lin trước tin về kho vũ khí của Đồng minh được tích trữ tại Anh càng ngày càng khổng lồ. Thế là những tin tức ấy trở thành món tráng miệng tuyệt diệu cho mọi người. Nhờ được ban phát quyền ưu đãi mà tôi tổ chức kiểm soát công việc tạp dịch thường xuyên và nghiêm chỉnh, thay thế một vài trưởng khối tư lợi quá xá trong lúc phân chia phó mát trắng. Tôi xứng đáng để tự hào là đã giành được cảm tình tốt đẹp của đại đa số người tù .

        Song, cũng vì thế mà An-be chăng chung quanh tôi một màng lưới nhện. Chẳng một ai hay biết gì tung tích của anh ta ngoài việc anh ta là một trong số người Pháp đến trại này sớm nhất. Bập bẹ được vài tiếng Đức, anh ta khôn khéo xoay xở để lách được vào chức vụ hiện tại. Ở đây, tuyệt nhiên không có sự kiểm soát nào về quá khứ của một người tù. Kẻ nào mau miệng thì bao giờ cũng có lý. Người nào cũng nể sợ anh ta, dễ hiểu là vì anh ta có ô dù to ở vãn phòng lao dịch. Bút-sê là người tù tôi quen nhất đã thông tin cho tôi vài điều cần biết :

        - Hắn ta thực thi tại đây một sự khủng bố gắt gao nhất. Không ai lại muốn đi Đô-ra hoặc một nơi nào khác, chí ít nhất người ta biết rõ mình được cái gì ở đây. Chẳng lâu la gì nữa bưu kiện sẽ tới. Đôi người đã có rồi và đúng như anh ta nghĩ họ vội vàng mang biếu hắn. Đến cả
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 03:15:41 am »


        Mit-sơ-lanh (anh biết rồi, ông ta hiện đang ở đây) cũng đã hứa vỏi hắn những món tiền khổng lồ để tránh cho mình khỏi phải di chuyển tới Mau-thau-sen nay mai. Hắn ta không dám nhận. Hắn ta đầy thế lực, là một thằng xảo quyệt, một tên dâm đãng, không biết ngượng mồm khi tuôn ra những lời lẽ xu nịnh để mê hoặc người Đức. Chỉ cần bắt gặp đúng lúc hắn phạm tội, ví như lúc hắn vòi vĩnh người tù cho lại các bưu kiện tiếp tế. Nhưng có điều này anh phải đề phòng, kẻ đã bị lừa vì xu nịnh có thể sẽ nói rằng chính hắn đã làm một việc giúp đỡ tự nhiên và vũ khí mà anh sử dụng lại biến thành con dao hai lưỡi xoay nhằm lại chính anh. Nhất là Ja-cốp lại vốn ghét chuyện yêu sách những bưu kiện ấy. Ông ta chẳng bao giờ nhận được gì hết và có thể nói được rằng suốt mười năm rồi ông ta chỉ ăn súp và phần bánh mì của mình thôi. Ở đây, chỉ riêng nhóm người Nga có thế lực, nên thân với họ.

        Vậy mà trước mặt tôi, An-be chỉ có cười thôi. Và từ ngày tôi đến dây hắn ta chẳng gây khó gì hết, cơ hồ chỉ muốn để tôi được toàn quyền. Tuy thế, tôi lo lắng nên đã nói cho Mắc-xơ, Mai-cơn và các bạn bè khác rõ. Ai cũng giễu cột tôi : "Anh muốn hắn làm gì nào. Khi người ta tỏ ra hài lòng về công việc của anh thì hắn sẽ bất lực với anh hoàn toàn". Có một đêm Lê-ô-nit nói cho tôi hiểu ngóc ngách : "Mỗi lần chỉ có hắn ở với Ja-cốp, hắn ta rỏ một giọt dấm, ít thôi, nhưng do ông kia lại rất dễ bị lây, nên chi anh phải đề phòng". Làm thế nào bây giờ ! Tôi là người mới tới, tôi lại không làm gì khiến hắn sợ tôi thù oán, tâm hồn tôi thanh thản. Nơi rừng già, nhiều nạn nhân hẳn là có trạng thái tinh thần như thế trước lúc bị dã thú ăn thịt.

        Những lời của Bút-sê vẫn văng vẳng bên tai tôi. Tôi cố gắng thắt chặt mối dây thân thiết cùng Lê-ô-nít và nhóm của anh ta. Nhưng thực sự họ có giá đến thế nào. Trong mười nhân viên của khối nổi bật lên ba người, Lê-ô-nít ở hàng người lãnh đạo, Vích-to thợ cắt tóc và Vát-xin lo trách nhiệm về bánh mì.

        Tiếng Nga của tôi ngày một thạo hơn. Rồi khi biết tiếng Nga thì dần dà hiểu được những thổ ngữ Sla-Vơ. Điều này có tầm quan trọng quyết định ở đây.

        Uy-be và các bạn gặp tôi thường xuyên và không biết gì nỗi lo lắng của tôi. Ở họ cũng có nỗi lo âu riêng. Suốt ngày bị đày đoạ ngoài trời, mong muốn duy nhất là nhanh cho đến tối để được về ăn một chút súp thừa. Họ tỏ ra hài lòng, nhưng có lẽ tôi còn hài lòng hơn khi được thấy các bạn vui vẻ. Bút-sê, Gan-nơ-van cũng vào nhóm với chúng tôi và do tình bạn mà tôi quên được nhiều điều ti tiện. Nhưng cũng có người vẫn không quên. Buổi sáng ngày 10 tháng ba, với tư cách là thư ký khối, Lê-ô-nít đi nhận các chỉ thị của văn phòng trung tâm mỗi sáng, vội vã tìm tôi :

        - Xem này, tôi nghi chính hán ta làm việc này.

        Trong bản danh sách có các số thứ tự, tôi đọc được con số của tôi - tên những người tù phải di chuyển trong ba ngày nữa. Đi Đô-ra, anh cho biết thêm, tất cả người mới đều phải tới đó. Một sự sụp đổ hoàn toàn, cảm giác của tôi là giống như khi tôi bị bắt.

        Tôi mới ở cái chức vụ này khoảng mười ngày thôi. Tôi đã được thêm nhiều bạn tốt. Và trong lúc giúp đỡ họ, tôi cứ tưởng là còn có thể tiếp tục cuộc chiến đấu. Vậy mà, phút chốc phải vứt bỏ hết, đến là tàn bạo. Kẻ chủ mưu có thế mạnh và nếu như tôi định phản công thì phải nhanh chóng, chớ để lỡ thòi gian.

        Tất cả người di chuyển phải có mặt tại quảng trường ngay sáng hôm sau. Từ đấy còn phải đi khám bệnh, kế đó là mặc áo tù để làm nhục họ chút nữa và đặc biệt để ngăn âm mưu vượt tù trên đường di chuyển hoặc ngay ở địa điểm làm việc sắp tới vốn lỏng lẻo trong canh giữ so với ở trại Bu-sân-van.

        Cực kỳ khổ sở về tin này, tôi lao đi tìm Ja-cốp để hỏi và yêu cầu giải thích, nhưng ông ta tỏ ra thờ ơ :

        - Đi mặc áo đã, thời gian cho anh còn tới ba ngày kia mà, người ta có đủ thì giờ xem xét lại.

        Qua câu trả lòi này, tôi hiểu sự vu khống đã thắng, trái với tôi là thảm kịch thì với Ja-cốp dường như chỉ là một biến cố chẳng đáng quan tâm làm gì. Mười năm ở trại ông ta đã mục kích bao nhiêu biến cố quan trọng hơn nhiều.

        Lê-ô-nít đem chỉ thị về lúc 5 giờ. Nửa giờ sau đó, tôi đã ở quảng trường sáng rực đèn pha. Hàng nghìn người phải di chuyển... Ban nhạc cử một bài hành khúc nặng nề, theo đó đám người tù khổng lồ phải đi đều bước. Đến là khôi hài, song vì trời rét lắm nên chẳng ai buồn cười. Khi họ biến mất sau cánh cửa chính của trại, tôi thấy chỉ còn lại độ vài trăm người. Rồi họ đưa chúng tôi về phía trại bệnh xá. 2500 người nữa phải sẵn sàng ra đi và đa số đã mặc quần áo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 03:15:51 am »


        Trước cửa bệnh xá, chúng tôi phải đợi suốt ba giờ để qua một cuộc khám bệnh dài... 3 giây ! Căn phòng khổng lồ chứa quần áo mà chúng tôi từng đi qua lúc vừa đến, bây giờ chúng tôi cũng đợi ở đây nhưng với loại quần áo khác : áo vét, quần, mũ chào mào có sọc cả.

        Mới đêm trước tôi còn mặc thường phục, đúng hơn là thứ đồ rách mướp của lũ vô gia cư vô nghề nghiệp, nhưng tôi được trọng nể, hầu như là được mọi người sợ sệt vì tôi thuộc đẳng cấp "quí tộc" ở đây. Từ phút này, tôi chỉ còn là một thằng tù chìm lấp giữa đám đông. Số phận này không chỉ giành riêng cho tôi, nhưng với tôi, người đã được giao chức vụ phiên dịch mà phải di chuyển thì ắt là có nghĩa đã phạm tội trong lúc thực thi chức phận. Hơn nữa trong tâm trí những ai không thấu hiểu điều đó sẽ cộm lên không ít giả thiết và nghi ngờ. Khi về lại khối, tôi quan sát và biết mình đã là đầu đề của mọi câu chuyện. Nhưng tôi có còn thì giờ nào nữa để nghe họ đàm luận những gì, tỏi còn phải chạy báo động cầu cứu bạn bè nhất là những người giữ các địa vị. Chuyện của tôi làm họ kinh hoàng và tôi tự hỏi người kê tên tôi vào danh sách có thế lực đến chừng nào. Chỉ có Lut-vich là bình tĩnh.

        - Chuyện đã xảy ra rồi, chuyện nào cũng có thể xảy ra hết. Điều đáng bực ở đây là chuyện lại xảy ra giữa người Pháp với người Pháp. Tôi biết rõ An-be được văn phòng trung tâm xem như đại diện có tu cách của người Pháp. Tôi cố tìm hiểu chuyện này xem nó là thế nào.

        Một ngày đã qua. Trong lúc nhũng người sắp di chuyển ngả ra nằm cho đỡ mệt thì tôi chạy tung lên khắp nơi nhưng dành chịu uổng công. Quả vậy, cho đến ngày ra di chúng tôi dã có một quãng thời gian rảnh rỗi để có thể làm cuộc vận động.

        Được Lut-vích làm môi giới trong nhóm người tù Đức và Lê-ô-nít người Nga, lẽ phải tôi đưa ra dần dần được chấp nhận. Một phái đoàn liên hợp Pháp - Nga tới gặp Ja-cốp biểu lộ sự khó hiểu về việc tôi bị đẩy đi. Trước yêu cầu được giải thích, ông ta không lạnh lùng được nữa và cho đến lúc này, ông ta chỉ nói với tôi về những chỉ thị và vui lòng tiếp để thảo luận trường hợp tôi. Cuộc đối thoại được lái sang lịch sử phong trào công nhân Đức mà may mắn tôi cũng am hiểu về cơ bản. Rồi ông ta kết thúc với lời thừa nhận rằng, giống như dự đoán của tôi, rằng tôi có thể là nạn nhân của sự vu cáo hèn hạ.

        Trong lúc ấy An-be dò la hoạt động của tôi, trầm tĩnh như những đại lãnh chúa và rất mực tự tin. Anh ta có lý để tin khi mọi sự can thiệp đều như vô hiệu và người tống táng tôi đi lại chẳng phải một tên ss nào, cũng chẳng phải một người tù ngoại quốc mà chính là một người Pháp. Tên súc sinh này đã thi hành đến tận cùng sự độc tài đối với tôi.

        Tôi đã chuẩn bị tư tưởng để ra di. Nhưng tôi đau thắt ruột mỗi lúc nghĩ đến An-be vẫn còn ngự trị trên số phận bao người như một thằng cướp. Tôi chỉ muốn được ở lại đặng lột truồng bộ mặt hắn ta ra. Nhưng khi tôi không còn ở dây nữa thì địa vị anh ta lại càng được củng cố. Thòi gian cho tôi chỉ còn một buổi chiều và một đêm thôi. Vào lúc nửa đêm của ngày 12 ấy, tất cả phải tập trung trong phòng trình diễn văn nghệ vì chỉ có một phòng độc nhất này thôi, để kiểm soát lần cuối cùng trước lúc ra đi vào sáng ngày mai. Tôi tuyệt vọng, người ta chẳng biết rõ tôi lắm vì tôi là người mới và lời nói của người cũ mới có trọng lượng. Anh ta đã nói những gì, ai mà biết được. Người ta không giải thích gì hết.

        Có niềm an ủi duy nhất cho tôi là trong số những người ra đi có cả Uy-be, Pi-e và tu viện trưởng Buoc-Joa. Tuy vậy tôi vẫn còn kháng nghị. Linh cảm mách bảo rằng nhà máy trong lòng đất ấy sẽ là thảm hoạ đối với tôi. Tôi phải ở lại. Nhưng bằng cách nào bây giờ?

        Lúc tối, tôi đã giã biệt bạn bè, và khi đến gặp Ja-cốp thì tôi ngạc nhiên nghe ông nói, vẻ tươi cười :

        - Đừng bao giờ tuyệt vọng !

        Chính Lê-ô-nít đưa chúng tôi đi tới địa điểm tập họp. Khối chúng tôi có 15 người. Đến phút cuối cùng, cả nhóm người tù Nga bạn của viên thư ký tới bắt tay tôi, không phải để từ biệt mà để biểu lộ tình cảm liên kết. Họ cũng tươi cười. Tôi linh cảm một cái gì đấy mà thật khó lý giải.

        Lúc tôi đi vào căn phòng rộng lớn, thấy người tù đã đông chật nhu nêm, ngồi bệt xuống đất. Chiếc bàn đầy giấy tờ đặt ngay lối ra vào. Nhiều người Đức đang làm việc kiểm soát người mới tới. Lê-ô-nít vừa ra hiệu cho một người trong bọn vừa bí mật chỉ về phía tôi. Người đó bước về phía tôi, xem mạch và dường như muốn cho các đồng nghiệp nghe được, anh ta nói với tôi.

        - Quay về khối của anh đi, anh bị sốt rồi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2018, 04:04:24 am »


        ... Lê-ô-nít tiến đến bên tôi, thấy tôi bối rối, anh cười phá lên :

        - Chính tôi và cả toán anh em đã yêu cầu Ja-cốp giữ anh ở lại. Mỗi trưởng khối có quyền sử dụng thủ đoạn ấy... Đương nhiên là không một người thứ ba nào được biết chuyện đó. Và từ mai, trước mọi người anh là người bị bệnh tật.

        Rồi anh cho biết thêm Lut-vích và viên thư ký khối 62, tóm lại là những người được tôi báo động đều đã đến nói chuyện với Ja-cốp nhằm thúc bách ông ta phải can thiệp cho tôi. Ngày sau, khi bắt gặp tôi, mọi người kể cả An-be hiểu rằng tôi vừa thắng một keo đầu trong giây phút cuối.

        Vừa có thì giờ để kìm chế con xúc động thì ngay tuần lễ liền đó, tôi lại bị ghi tên vào chuyến di chuyển bao gồm toàn là người tù Đức gốc Bô-hêm-mo1. Tôi lại phải qua cuộc khám bệnh, nhưng Mai-cơn được kịp báo nên đã ghi tên tôi vào hạng thải loại. Thế là lần thứ hai tôi thoát nạn.

        Rõ ràng Ja-cốp bảo vệ tôi. Rồi một đêm, khi chỉ có hai người với nhau ông ta bộc lộ :

        - Ngay từ hôm anh mới đến, An-be đã đánh lén anh rồi. Và nói thật lòng, tôi đã tin hắn. Tôi luôn luôn tin hắn... Chính sự ganh tị đã xúi giục hắn... Chỉ vì tôi đã chọn anh làm phiên dịch chính. Anh biết cho, khi những người Pháp đầu tiên bị đưa tới đây, hắn ta là một trong số người cực kỳ hiếm hoi nói được chút ít tiếng của chúng tôi và chính vì cái chút ít ấy mà hắn ta đã lừa được tất cả. Hắn có bạn giữ địa vị tốt ở văn phòng kiểm tra danh sách di chuyển thì hắn ta ngần ngại gì mà không đưa tên anh vào đấy. Nhớ là đừng bao giờ nhác lại chuyện này. Những chuyện tương tự cũng đã xảy ra lúc chúng tôi chỉ mới có người Đức với nhau thôi. Và đã diễn ra những cuộc huynh đệ tương tàn, sau đó mới có được tình trạng ổn định như nay. Người Ba Lan, người Nga cũng có những kẻ tồi trong bọn họ với nhau. Và thật dáng buồn, không phải bao giờ người tốt cũng giành phần thắng...

        Ông ta đi tìm thuốc lá để trong vỏ đồ hộp cũ rồi đến ngồi trước mặt tôi. Mọi người đã ngủ từ lâu và trong gian phòng nhỏ còn lại Vich-to và Lê-ô-nít đang ngồi đánh cờ. Có thể nghe được cả tiếng thở của họ ngỡ như là họ muốn tôn trọng sự im lặng thiêng liêng này.

        - Anh thấy không, Ja-cóp tiếp tục, lúc này là giây phút tốt nhất với chúng tôi, những người đã có mặt lâu dài trong trại, khi tất cả đều tĩnh lặng hết. Chúng tôi không thể can dự vào các vụ tranh chấp nữa. Và "kho báu" của chúng tôi là nói chuyện quá khứ...

        Bị bắt từ năm 1933, lúc chế độ Quốc xã mới mọc dậy. Đã được thả ra vì hứa không làm chính trị nữa nhưng ông lại bị bắt không đầy một tháng sau đó cùng vỏi nhiều bản in của tờ báo Cờ đỏ và lần này thì hết chuyện thả ra.

        - Thoạt đầu là 6 tháng ở trại đặc biệt, trong trại này sự im lặng là kỷ luật luôn luôn bị bắt buộc. Chúng tôi bị biến thành những người máy thật sự. Sau đấy là bị đẩy đi đắp các miền đầm lầy tận biên giới Hà Lan. Mình trần nhu nhộng trong bất cứ thời tiết nào, rồi đào những con kênh sâu hai thuớc. Bọn ss tha thẩn bước dọc con kênh. Và ai đó vô phúc ngẩng lên thì tức khắc nhận những trận mưa đòn roi. Khỏi phải nói đa số đã chết những năm đầu ấy. Chính chúng tôi xây dựng lên trại Bu-sân-van, Đa-sau bằng mồ hôi và bằng máu. Đó là những năm 1934, 1935, 1936 trong khi cả thế giới sống vô tư và hạnh phúc. Lúc đó chỉ mới là người Đức với nhau thôi, vậy mà chúng đối đãi với chúng tôi tàn ác hơn bây giờ nhiều... Chiến tranh đã nuốt mất số đông bọn ss. Và từ trận Xta-lin-grát thì Hítle không còn tiết kiệm chúng nữa. Chỗ nào nguy biến, ông ta gửi chúng tới liền. Và cuối cùng, ắt là chúng sẽ tan như xác pháo ở đấy tất cả.

        Thấy mi mắt tôi đã sụp xuống, ông đứng lên đi một vòng trong khối để kiểm tra. Lê-ô-nít nằm dài trên nệm rơm. Khi đã tiếp thu được một bài học mới của Vích-to, anh không bao giờ thua cờ nữa, bảo tôi :

        - Đó là một người tốt bụng. Nhưng ông ta và bạn hữu cũng có vẻ lẩm cẩm rồi. Từ ngày biết ông ta, ít ra cũng hơn chục lần ông ta đã kể với tôi cuộc đòi của mình. giờ tới phiên anh đấy và chỉ mới là dạo đầu thôi mà.

-----------------
        1. Miền đất Tây Nam Tiệp Khác (cũ).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2018, 04:05:10 am »


10

        Tôi đã vật ngã định mệnh hai hiệp rồi và lại được tin cậy. Nhưng An-be vẫn còn hiện diện và đó chính là kẻ phải đề phòng nghiêm ngặt. Chúng tôi là hai cực của khối và ai cũng ghi chép và kết toán nhũng cơ hội may mắn riêng của mỗi bên.   

        Những lá thư đầu tiên và bưu kiện tiếp tế phảng phất một ít hơi hướng quê nhà đã đến. Ja-cốp, người mà trừ một điếu thuốc, còn thì kiên quyết từ chối bất kỳ thứ gì mà ai đó đem biếu, cũng cấm ngặt tôi không được nhận dù chỉ là một tấm bánh nhỏ. Trái lại nhận được đồ tiếp tế của vợ gửi tới thì ông vội vàng, sốt sắng san sẻ, dù gói quà chia ấy không có gì là lớn.

        Những bạn bè từ thuở ban đầu, người này kế tiếp người kia đã ra đi hết rồi, chắc chắn là đến Dô-ra. Còn lại là Mai-Cơn, Mác-xơ và Ra-mơ-lanh thì địa vị đều đã vững chãi. Đại tá Gan-nơ-van cũng đuợc tách ra khỏi công việc tạp dịch ngoài trời để vào nhà máy do sự giúp đỡ của các sĩ quan Tiệp Khắc quen biết ông từ ngày trước lúc ông sang Pra-ha với một công vụ nào đó. Họ đã nhận ra ông cho dẫu ông đã khoác bộ đồng phục "nhà tù". Người Tiệp, chỉ sau người Đức là may mắn nhận được những công việc tốt, trước nhất do tư cách là công dân "nước bảo hộ" của Đại Đức quốc.

        Thấy tôi không hề nhận được thư từ, bưu phẩm nào nên các bạn tù Nga lại càng thương mến tôi. Một lẽ nữa, địa vị tôi có vẻ còn vũng vàng, nên cả những người đã bỏ rơi tôi lúc tôi lâm nạn cơ hồ là tuyệt vọng, cũng đã quay lại. Do đó, nhiều người đã cho tôi biết An-be đã ăn chặn của họ nhiều gói quà với sự giải thích rằng để giúp cho họ khỏi bị đẩy đi đến những nơi tồi tệ. Điều đó thì ai trong khối cũng đều biết hết, có điều chẳng ai dám khiếu nại. An-be được bề trên che chở nhiều. Một thanh sô-cô-la hoặc một gói thuốc lá Gô-loa cũng có tác dụng bằng cả một vị đại diện lèm nhèm. Thằng quỉ ấy biết áp dụng cung cách này. Một chiến sĩ du kích người Brơ-ta-nhd đề nghị với tôi cho anh được khử nó, nhưng Ja-cốp không chịu. Tiếc quá, việc đó dễ ợt mỗi khi đêm xuống. Phải nghĩ cách khác thôi. Chính But-sê cho chúng tôi giải pháp. Đã từ lâu anh ta có vũ khí giấu kỹ chỉ chờ cơ hội là đặt tay vào. Vũ khí bí mật ấy chỉ là chiếc đồng hồ đeo tay bàng vàng đã bị thằng khốn nạn đó cưỡng đoạt ngày anh mới tới bằng cách thò ra lòi hứa sẽ giúp anh vào làm việc ở nhà máy. Dùng quyền của người phiên dịch, hắn ta len lách vào những người mới đến đang lúc họ được khử trùng để tìm cách vơ vét.

        - Hắn bóc lột không trừ ai. Mọi người chung quanh nói, tốt hơn hết là nên dàn xếp giữa người Pháp với nhau.

        Ai lại còn nghĩ đến việc giữ chiếc đồng hồ khi mình đã bị lột trần truồng như nhộng để rồi bị cắt và cạo giống thể trong lò sát sinh ? Bút-sê là người đầu tiên để cho hắn ta làm, tưởng đâu chỉ là chuyện bình thường. Có hai chứng cớ về tội trạng này khó bề chối cãi. Một mảnh giấy trên đó An-be đã viết nguệch ngoạc rồi đưa cho anh trong lúc ấy. Thứ hai là bên trong nắp đồng hồ có khác tên của chủ nhân, cả ngày tháng sử dụng nữa. Một đoàn hội thẩm danh dự gồm người Đức, Nga và Pháp được thành lập. Bút-sê nguyên là luật sư. Giọng sâu cay, mạch lạc và dứt khoát, anh phanh phui hết đến nỗi các người phiên dịch cũng lúng túng. Những chứng cớ thì đã quá đủ, nên anh bất tất đưa hết tài năng mình ra làm gì. Lúc nào An-be cũng đeo chiếc đồng hồ này trên tay và lên mặt nói rằng mình đã thành công cất kín được qua mọi cuộc lục soát từ ngày bị bát giam ở Pháp. Hắn chua chát mà kêu lên không ngờ lại có cuộc tấn công đã được chuẩn bị trước như vậy. Một hội thẩm đề xuất án tử hình. Nhưng, cuối cùng hình phạt được biểu quyết là phải tống khứ hắn đến một mỏ muối. Bốn ngày sau, An-be ra đi. Và ngay cả bọn thuộc hạ thân cận nhất của hán cũng chẳng dám ra bắt tay từ biệt.

        "Tên khủng bố" đã cút xéo rồi. Ai nấy thở phào nhẹ nhõm. Những cái chuyện này còn nhùng nhằng cho mãi đến tháng ba. Chỉ là mấy tin vịt, ngoài ra chẳng có gì mới lạ. Ngay cuộc hành quân ở mặt trận phía Đông cũng dừng lại rồi ...Những người thảng hoặc nhận được gói quà tiếp tế để duy trì mạng sống là chuyện đơn giản. Đến những người ít may mắn nhất, những người lao động ngoài trời cũng đỡ kêu than bởi mùa đông lạnh lẽo đã đi qua. Ai cũng hiểu rằng đượcở lại Bu-sân-van là còn có may mắn sống sót. Bởi vì đã có những thiệt hại rất lớn trong các chuyến di chuyển cách đây mấy tuần. Chúng tôi biết thế qua văn phòng nhân lực. Tôi buồn rầu tự hỏi Uy-be và những bạn khác đã ra sao rồi trong cuộc thử thách mới này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM