Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:48:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lò thiêu người  (Đọc 15648 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2018, 06:52:17 pm »


        Cả buổi chiều Ra-mơ-lanh đã để ý thấy ở một góc mà ván ngăn đã mục rồi, chọc thủng được để có một lỗ hổng ban đầu. Cả năm người phải hợp sức lại để chia phiên nhau làm việc này. Nào ngờ đông người quá, mà việc đầu tiên là ai cũng muốn chiếm cho được một chỗ tôn tốt ngay từ phút vừa lên toa. Dự dịnh của chúng tôi không thực hiện đưọc vì làm cách nào để chuyển dịch giữa đám đông nghẹt người như vậy cho đặng. Đã thế, chúng tôi chỉ là số ít ỏi dám đánh cược với rủi ro để có một cuộc vượt ngục. Không kể số người què tật, ốm đau, tiêu cực, sợ hãi, số còn lại có là bao nhiêu đâu. Khi Ra-mơ-lanh lớn tiếng cho chúng tôi biết anh cứ thử đục một lỗ, có sự giúp súc của Mai-cơn thì một tiếng thét, hoàn toàn không còn là tiếng con người nữa, ngăn anh lại. Đó là tiếng thét của một người giữa toa đã chằm chặp theo dõi việc làm của chúng tôi từ lâu. Như là còn nhằm de nạt, giọng ông run rẩy, mồ hôi túa ra trên người như tắm.

        - Chúng sẽ bắn vào cả đám đấy ! Chúng chẳng đã báo trước rồi đấy thôi ! Tới trại thì các anh hãy lo việc chạy trốn.

        Khá nhiều người tán đồng ý kiến ông ta, và nhất loạt phản đối : - Đúng đấy ! Đúng đấy ! giờ thì kha khá rồi, chớ có khoét chuyện ra nữa !

        Vấn đề "Chớ có khoét chuyện" này là cả một kế hoạch, một mưu sách đã trở về trong trí nhớ chúng tôi. Lúc này đoàn tàu băng qua biên giới rồi. Ra-mơ-lanh vẫn không ngừng, đã đục thủng đôi chỗ. Chỉ một chút cố gắng nữa thôi là cả miếng ván sẽ bật ra. Đang lúc đó, nghe nhiều tiếng súng nổ và nhìn qua lỗ thông hơi chúng tôi thấy ánh sáng đèn pha hình như đặt ở toa cuối cùng. Đoàn tàu chạy chậm hẳn và đậu trên sân ga.

        Chuyện gì xảy ra đó? Chuyện gì thế?

        Mọi người tỉnh giấc, lo âu, ném ra những câu hỏi bâng quơ. Cuống họng tự dưng nghẹt lại, chúng tôi nghe nhiêu tiếng Đức thét lác, cửa một toa đã mở rồi đóng lại ngay. Sau cùng, cửa toa chúng tôi mỏ tung ra... Và đi đầu là một nhóm lính gác. Thằng biết tiếng Pháp lệnh cho chúng tôi dồn lại để hắn đếm.

        Viên chỉ huy cuộc di chuyển leo lên đứng gần cửa và đếm :

        -  5,10,15,60,90,100... xong rồi ! Hắn nói bằng giọng chế diễu. Bây giờ cởi giày ra, gấp lên, gấp lên !.

        Chúng tôi chừng mười người không chấp hành lệnh cởi giày, vì đã hiểu bọn Đức này ít nhiều rồi. Chúng gào thét lên, de dọa và định tạo ra một tình trạng khiếp sợ rồi nếu được, thì lợi dụng ngay lập tức.

        Quan sát chúng trong lúc này, có cảm tưởng rõ rệt là mình đang đối mặt với những bầy người còn sống trong cảnh man rợ ở Trung Phi nhưng ở đây là bầy người man rợ da tráng mắt xanh.

        -  Chấm dứt cởi giày ! Bây giờ cởi đến đồng hồ ! Những người có đồng hồ, bước lên !

        Những cánh tay tua tủa giơ lên chào mòi. Và tên hạ sĩ quan bắt đầu cuộc thu hoạch. Ấy là mối lợi do tình trạng khiếp sợ đang tràn ngập toa xe mang lại. Biết làm cách gì khác được ! Một chiếc đồng hồ có là cái gì đâu khi người mang nó biết là mình có thể bị giết rất dễ dàng bất cứ lúc nào. Cửa đã sập lại và tiếng đóng dinh trên ván nghe rờn rợn. Mọi việc xảy ra không tới mười lăm phút. Đến lượt các toa phía sau cũng diễn ra hành động như thế. Lúc ấy chúng tôi đã biết có nhũng cuộc chạy trốn hoặc chí ít cũng dã có những dự định chạy trốn.

        Sau cái sự biến ấy vài giờ chúng tôi vượt qua Mét-dờ. Thế là may mắn cuối cùng của chúng tôi không còn nữa.

        "Buổi sáng ngày hôm sau chúng tôi nằm ngồi co quắp lan can. Bên trên lủng liểng túi dết, xắc cốt, áo choàng bằng đủ các cách móc trên vách ván. Không khí sặc mùi hôi thối. Và cảm tưởng tuồng như chúng tôi bị nghiền nát ra và bị xáo trộn bởi một hàm răng khổng lồ. Tiếp theo ánh sáng ban ngày đã rọi đến là tiếng la lối, cãi cọ vì ai cũng đau đớn, cố rướn vai duỗi mình đặng chiếm cho được một chỗ tốt hơn cho cả ngày đường. Con tàu dừng lại một lần nữa sau một buổi sáng.

        Chúng tôi đang đậu lại ở Tơ-re-vơ trong một sân ga chờ đổi hướng tàu. "Phải xuống đây, chịu thế nào nổi nữa !" một người nào đó thốt lên. Có chuyện phải xuống ga này thật, nhưng rồi lại phải trèo trở lên toa, chỉ sau mười phút thôi. Hóa ra là để được phân phát súp mạch mà chỉ người Đức mới sản xuất được. Hiến binh đông kín nhu ruồi trên sân ga. Khi một tên xốc tới mở cửa toa đã lập tức phải lùi lại, tay bịt mũi. Cả hai thùng vệ sinh đã đầy lên lưng chừng, vậy mà độc ác thay chúng không cho phép mang đi đổ và rửa thùng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2018, 06:52:43 pm »


        Nếu tô súp mạch buổi sáng giúp chúng tôi dễ chịu vì nguôi đi phần nào cơn khát, thì cơn khát đã rất nhanh chóng trở lại tấn công chúng tôi một cách bạo liệt hơn. Nguyên nhân đơn giản là chúng tôi trải qua ngày thứ hai với tình trạng cơ thể kiệt nước và đôi ba người đã nói năng lảm nhảm như bị bệnh tâm thần.

        Một người bán bơ quê vùng Nóoc-măng-đi cứ lắp đi láp lại mãi câu : "Đến đây chúng ta uống một cái đồ-mi đi". Người bạn ông ta lựa lời để lái câu chuyện sang hướng khác nhưng vô ích. "Để xem, đến đây, anh không đến là tại sao?" Ông ta điên thật rồi.

        Cơn khát quả thật đã chế ngự mọi nỗi lo khác. Tất cả đều không nghĩa lý gì : Mùi hôi thối, tứ chi đau nhừ, tương lai vô định. Chỉ có một đòi hỏi không thay đổi, tối thượng đó là "Uống" ! Thế nhung làm thế nào đây trong tình trạng tuyệt vọng này ?

        Uống ! Một kỹ sư đã uống nước tiểu của mình và với giọng hổn hà hổn hển anh ta nói trước với chúng tôi rằng : "Đừng ! đừng ! đừng uống ! Hôi lắm thôi, mặn lắm ! Uống xong lại khát hơn !". Biết là mặn mà anh ta vẫn không cưỡng được con khát. Dù thế nào đi nữa cũng cứ uống. Uống để khỏi phải lao vào một cuộc giết lẫn nhau chăng? Đã có những cú đấm giữa người này và người kia với lý do rất vu vơ. Người yếu nhất thì đã không thể rên được nữa rồi. Suốt đêm, vài người trong chúng tôi đã phải thức để canh phòng. Nhưng cơn mệt mỏi của tất cả đã giúp chúng tôi yên ổn. Rồi bình minh buổi sáng thứ ba đã làm rạng dần toa tàu. Nhưng cũng lại phơi bày ra một quang cảnh nẫu gan ruột hơn ngày hôm qua. Đêm thứ hai trôi qua giống thể một chiếc xe lu dằn ép lên mọi người. Nom ai cũng không còn dáng dấp là người khi ló cái đầu khỏi mớ rối ren bừa bộn. Rất nhiều cẳng chân sục trong vũng nước hôi thối do một thùng phân đầy tràn đã bị đổ ra đêm qua. Lại như những ngày trước : Tiếng la hét, lời chửi rủa nhau, những nắm tay đe dọa và sẵn sàng đánh lộn. Dấu hiệu của cơn điên loạn tập thể bắt đầu, khiến đầu óc hừng hực như lửa và không ai làm chủ được mình nữa. Chỉ còn những người đau đớn nhất là còn làm chủ được mình khi trông thấy tình cảnh ấy.

        Riêng tôi, không rõ do một may mắn ngẫu nhiên nào mà cơn khát đã bỏ quên tôi. Vậy mà lúc này nó lại ập đến. Tôi có niềm tin là lúc đó nhờ ý chí mà tôi vượt qua được ranh giới phân cách con người và con vật.

        Buổi chiều, một trận mưa lớn trong nhiều giờ. Ngay tối hôm truớc thấy bầu trời đặc mây chúng tôi đã rình rồi. Thế là một cuộc chiến đấu để liếm những giọt nưỏc nhỏ nhoi roi từ lỗ thông hơi xuống. Bên ngoài trời buốt rét, nhưng ai cũng lột áo choàng áo len ra, có người còn trần truồng như nhộng. Là những thây ma còn cựa quậy được, chúng tôi đợi chờ một sự cứu vớt vô vọng.

        Chính trong cái đêm thứ ba này, tình trạng mới cực kỳ bi thảm. Cái ông luôn mồm kêu la đòi uống một ly đo-mi đã cứng đờ và người bạn đang cố sức giữ cho xác ông ở tư thế ngồi, không thì sẽ bị dẫm nát mất. Ở những chỗ khác, nhiều người bị đọa đầy cũng đã chết. Mùi tử khí hòa trộn với mùi phân mùi nước tiểu làm cho không còn thở nổi nữa.

        Qua lỗ thông hơi đàng kia, Mai-cơn đang nói chuyện với tên lính dưới sân ga : "Tối nay các anh sẽ tới nơi các anh sẽ mục kích một an dưỡng đường đích thực" - tên lính bảo thế.

        Hắn nói danh từ "an dưỡng đường" với một nụ cười ma giáo. Sang đêm thứ ba, đã có sáu người chết, hơn một chục người phát điên, số còn lại không còn ra người nữa... Con tàu dừng lại đột ngột. Tất cả cửa đều mở ra. Nhiều tiếng la thét, tiếng hú, tiếng chó sủa và ánh đèn pha chiếu trên sân đón đợi chúng tôi. Phía xa kia, những cây đèn đường khoảng cách đều nhau soi rõ những dãy cọc chăng đầy dây thép gai... Qua hơn sáu chục giờ đồng hồ, chúng tôi bị dồn hành đống như đồ hộp, bây giờ thì phải nhảy xuống thật nhanh. Những kẻ khốn khổ đang mò tìm hành lý. Bọn ss, đích thị là ss, những tên làm việc ở các trại tập trung đã nhảy phóc lên. Trong đêm tối, các báng súng giáng tới tấp lên đầu lên bụng, ngực và lên cả các xác chết. Tồi nhảy xuống từ lâu rồi và đứng vào hàng, chúng tôi phải xếp hàng năm.

        Tuyết và bùn lạnh buốt đón tiếp những chân không có giày của chúng tôi. Bọn ss thúc chúng tôi bước rảo lên. Những ai đã quá đuối lả và mệt mỏi bước không kịp thì báng súng, chó săn, tiếp sức cho. Gần như phải chạy đến tới được một cánh cửa sắt lớn khiến chúng tôi vô cùng kinh ngạc. Cửa mở. Đoàn đầu tiên bước vào và hai bên là bọn s.s và những tên cai ngục không còn mặc đồng phục đứng đếm từng người với vẻ khoái chá. Đúng lúc sắp bước vào, tôi còn kịp nhìn thấy và dịch một hàng chữ viết trên cửa : "Mày vào đây để làm việc và chết"
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2018, 08:03:45 pm »


6

        Khi vừa vượt qua cánh cửa, chúng tôi đã không còn nghe tiếng thét nữa, tiếng chó sủa cũng xa dần. Không thấy lính ss đâu nữa. Chúng tôi liên tiếp bước về phía trước tưởng như có những lò xo vô hình đẩy mình đi vậy. Trong bóng đêm xám mờ, vừa đi chúng tôi vừa đoán định các con đường hai bên dựng lên những căn trại bằng gỗ, cả những ngôi nhà rất lớn tối mù. Rồi tất cả dừng lại trước cánh cửa hiện ra bởi ánh đèn màu xanh. Hai người to mập nói tiếng Đức nhưng lại bận quần có sọc rằn rện1 để chỉ dường cho chúng tôi đi vào. Tiếp sau chúng tôi là người tù các toa khác ùn lên vì ai cũng phải bước qua khung cửa này. Đó là một căn phòng có nhiều ghế, móc áo, rồi lại qua một khung cửa khác để vào một phòng tắm rộng thênh thang. Và như thể của trời cho, nước bắt đầu chảy xuống. Bấy giờ trong mỗi người chỉ còn ý nghĩ duy nhất là ngửa đầu ra, há miệng cho rộng đón trận mưa rào rộng khắp... Tất cả chỉ còn mê say với một thú khoái lạc tập thể mới : uống !

        ... Nỗi kinh hoảng đầu tiên nhẹ dịu dần dần. Mỗi người cố trấn tĩnh và tụ nhau thành nhóm. Tâm trí trở lại thư thái, nỗi mệt mỏi như tan biến. Tóm lại là chúng tôi chỉ khát. Một nhu càu thú vật đã tạo nên thảm trạng suốt ba ngày đêm vừa qua. Cả băng tù thuộc trại Công-pi-e-nhơ được bổ sung các phần tử mới nên đông thêm, hoàn toàn bình yên.   

        - Tôi, Mai-cơn nói, chỉ bắt đầu nhận biết mùi chất lỏng ấy lúc uống đến ga-men thứ tư, mỗi ga-men là một lít. Tỏi ga-men thứ năm bỗng nhiên tôi buồn nôn.

        Chúng tôi nhớp nhúa tới mức không còn nhận ra mình nữa trước tấm gương. Ở Công-pi-e-nho, khi vừa khởi hành chúng tôi còn là những người dân sự, mỗi người mang quần áo riêng và có nhân cách riêng. Bây giờ tại nơi này, chúng tôi chẳng khác chi một lũ con rối xồm xòa lua tua bị tháo rời ra từng mảnh. Giữa một đám đông loạn xị ngậu thế này, nhiều linh mục mặc áo dòng đi tới nom thật vô lý. Một tu viện trưởng còn trẻ tuổi khuôn mặt bết máu. Chỉ muốn giúp người bạn mình xuống toa xe mà ông đã bị một báng súng dập vào trán. Thế là, đáng lẽ người bạn này cần được dìu đi thì lại phải dìu ông vì cú đánh khiến ông hôn mê. Nhờ nước, ông đã tỉnh táo một chút. Nhưng lúc ngả lưng xuống chiếc ghế dài, hai tay ôm lấy đầu, ông cứ tự hỏi phải chăng là mình đang ở phòng đợi của "Địa ngục"?

        Luôn luôn đi dò hỏi tin tức, Mai-Cơn đã bắt chuyện được với một công nhân phục dịch của trại. Thế là một số người nhóm tụ lại bởi vì ai cũng tỏ ra lo lắng, đều tự hỏi liệu người ta sẽ làm gì chúng tôi đây. Giọng khàn đặc, anh ta cho biết :

        - Tôi cũng là thằng tù giống các anh thôi. Tôi là dân Đức, dĩ nhiên... Các anh nghĩ thế nào? Đâu phải tất cả những người chống đối như chúng tôi đều bị giết sạch... Tôi đã bị giam tại đây mười năm rồi...

        Chúng tôi uống những lời nói của anh ta hết sức chân thành... Anh ta bị không biết bao nhiêu câu hỏi ném tới, luôn mồm trả lòi, có vẻ thỏa mân nữa vì đưọc mọi người chú ý đến thế :

        - Thời gian này là tốt lắm... Đây thục sự là một nhà dưỡng bệnh. Các anh thấy có đủ chủng tộc, cả người Nga nữa đấy... Chúng tôi ngạc nhiên thấy anh ta nói năng tự do - Quân ss đưa các anh tối cửa ngoài. Còn ở đây, bên trong trại thì do các người tù chính trị trông coi. Phải làm việc, cố nhiên. Nhưng các anh tha hồ được nhận tiếp tế do thân nhân gửi cho tùy sức và mỗi tháng được một lần gửi thư. Tôi có nhiệm vụ mở nước và một hệ thống sát trùng đầy đủ. Chốc nữa, các anh sẽ qua đó. Cái gì thế kia? Một linh mục.

        Anh ta nhìn ra ông linh mục bị thương ở trán, và tò mò quan sát quần áo của ông. Đoạn, hoàn toàn không ác ý gì, nhưng giọng báng bổ :

        - Thế nào, Cha còn tin chứ nhỉ?

        Ngài đại diện Tòa Thánh ngẩng nhìn chằm chằm người đang đối thoại, chậm rãi :

        - Tại sao lại không, hơn bao giờ hết !

        Anh ta cười phá lên rồi quay đi. Tôi nghe tiếng lẩm bẩm :

        - Tôi không thể nào hiểu nổi.

        Các tin tức mà người bạn tù vừa cho nay dường như làm chúng tôi vui lòng. Chúng tôi chờ đợi những biến chuyển tiếp theo với óc tò mò. Gần 4 giờ sáng rồi. Đám đông ồn ào tiến về phía bức tưòng của căn phòng để áo, ở đó có một của ghi-sê ngó ra một hành lang rộng.

        Hơn chục gương mặt còn trẻ trung hiện ra và chúng tôi trông thấy những chiếc mũ dã chiến của lính Nga. Họ nhìn chúng tôi hiền lành như những con sóc nhỏ và chỉ nói gọn lỏn hai tiếng : "Đai khlép" (cho xin bánh mì). Mai-Cơn gốc Nga, giờ đây hơn bát cứ lúc nào anh ta thật có ích. Một cuộc trò chuyện thân mật diễn ra... chúng tôi nghe toàn là các âm "r". Bị tứ phía thúc ép, cuối cùng, anh phải làm phiên dịch viên :

        - Họ hỏi xin bánh mì và khuyên chúng ta có gì hãy ăn kỳ hết, bỏi lẽ chúng ta sẽ phải cởi bỏ hết quần áo, đồ dùng để qua một cuộc tẩy trùng tổng thể bắt đầu rồi. Họ cho biết trong trại hiện giờ có khoảng hai chục ngàn tù đủ các quốc tịch, trong đó có cả người Pháp.

-------------------
        1. Quần chỉ giành cho người tù.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2018, 08:04:12 pm »


        Một thoáng, cả một núi mẩu bánh mì và các thức ăn khác mà chúng tôi được phát ở trại Công-pi-e-nho dùng chưa hết được ùn qua ghi-sê nhỏ hẹp. Những tiếng Spát-xi-ba (cảm ơn) lặp lại nhịp nhàng nhiều lần trên khuôn miệng tươi tắn để đáp lại quà tặng của chúng tôi. Lát sau, những công việc như ở các lò mổ Si-ca-gô bắt đầu, chỉ khác về ý nghĩa, thật may mắn cho chúng tôi.

        Đầu tiên, từng nhóm nhỏ một, đi qua khỏi một vuông sân ở ngay trung tâm của tòa nhà khổng lồ thì vào một căn phòng, ở đó những người tù cũ thu hết đồ dùng của chúng tôi. Đương nhiên là quần áo phải cởi bỏ ra hết, trần truồng. Họ cho tất cả vào một gói. Đồ vật quí như tiền bạc, đồ trang sức... thì đều có phiếu ghi tên dán lên, rồi bỏ vào một phong bì đặc biệt. Tiếp đó, đi qua sang một gian liền kề, ở đây có chừng hai mươi thợ cắt tóc đang sẵn sàng trong tay các tông đơ điện. Họ dũi cắt hết, từ dưới tới trên. Cố nhiên là sau chúng tôi sẽ đến lượt nhóm khác vì không một ai trốn tránh được giai đoạn thay hình đổi dạng này.

        Tới lượt tôi, tôi gặp một thanh niên kháng chiến Tiệp Khắc chừng hai mươi tuổi. Anh nói được tiếng Đức do dó tôi mới biết cắt tóc là một trong những công việc tốt nhất trong trại.

        - Thế nào, quân Anh và Mỹ đổ bộ vào Pháp rồi phải không? Anh thanh niên vừa hỏi tôi vừa thọc chiếc tông dơ vào nách tôi. Tôi cho anh rõ cái tin ấy là không có, nhưng nói thêm, việc đó chắc là cũng sắp xảy ra.

        Liền đó là phòng tắm, bé hơn nhiều so với phòng chúng tôi dược uống nước lúc đầu hôm.

        Chiếc bể tắm khổng lồ chứa thứ nước màu xanh như đang mời mọc chúng tôi nhào vào. Nói nghiêm chỉnh thì là một người tù Ba Lan đứng đó để cho chúng tôi biết là người nào cũng phải dầm mình xuống cho tới lút cả đầu, ai lưng khừng thì anh ta có nhiệm vụ không cho phép họ cứ đứng mà nhìn. Lúc có khoảng hai chục người đã tắm mình trong chất lỏng sát trùng làm xót mắt một chút đó thì một công nhân mở nước chảy xuống từ hoa sen khi đã phát cho mỗi người một ít xà phòng bột. Cắt tóc, sát trùng, tắm táp xong tất cả nối nhau thành hàng đi lên tầng một. Và thật là một vở kịch vừa bi vừa hài khi chúng tôi gồm những người đủ lứa tuổi, đủ kích cỡ, trần truồng như thế mà đi qua các hành lang và cầu thang. Trong căn phòng lớn, đáng gọi là một cửa hàng vĩ đại, phía sau các quầy là hàng đống quần, áo vét, sơ mi, quần lót, áo len đã sẵn sàng cấp phát cho mỗi người. Ở đó, một người tù phụ trách công việc, đưa mắt nhìn để ước lượng khổ người chúng tôi rồi với niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mỗi người được nhận một gói. Toàn là những chuyện không ngờ giống như khi cắt tóc. Một chiếc mũ cát két hoặc một chiếc mũ thông thường chẳng rõ sản xuất tại đâu. Một đôi giầy sắt thít chặt vào chân. Quần áo được nhận thì sạch sẽ nhưng vá chằm vá đụp hết chỗ.

        Một người Hà Lan trong nhóm nhân viên trại giải thích với chúng tôi rằng quần áo đã sát trùng rồi sắp xếp trong một cái kho và theo lý thuyết,

        chúng tôi sẽ được nhận lại lúc được trả tự do. Trái lại, quân áo của những người chết thì đưa vào nơi dự trữ để phát cho người mới tối. Tất cả không được phép giữ lại áo quần vật dụng riêng của mình.

        Anh nhân viên Hà Lan cũng hỏi chúng tôi về nghề nghiệp và trước sự tò mò của chúng tôi, anh ta cũng cho biết :

        - Ở trại này, những người tù chính trị Đức thì được cai quản bên trong. Những công nhân là có ưu thế lắm. Chốc nữa các anh sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi về nghề nghiệp của từng người đấy. Tốt nhất là nên khai mình là thợ luyện kim hơn là tiến sĩ triết học !

        Điều này khiến chúng tôi hết sức chú ý, nhưng cũng có không ít người phấp phỏng lo ngại.

        Dù sao thì lúc này không còn nỗi sợ hãi về một cái chết khủng khiếp nữa và chúng tôi nhận biết rõ ràng họ dang cần nhân công cho nhũng công việc to lớn. Lúc này là tất cả phải luồn lọt vào thật nhanh chóng, bởi lẽ ngay cả dưới địa ngục cũng còn có chỗ sơ hở nữa kia mà.

        Mặc quần áo xong lần lượt mỗi người phải đi qua nhiều bàn giấy. Ở mỗi bàn, một câu hỏi đưa ra về huyết thống. Một trong nhiều câu hỏi đó: "Địa chỉ báo tin khi bị tai nạn".

        Một chuyên viên đang có mặt ở đấy hỏi tất cả những gì liên quan ớối sức khỏe mỗi người. Mọi động tác được thực hiện rất là khoa học.

        Thủ tục tiếp đón chúng tôi đã xong với việc cấp cho mỗi người một số thứ tự để may lên ngực áo bên trái và lên ống quần bên phải. Đến lượt tôi đi ngang qua nhân viên có nhiệm vụ phân phát các con số, tôi liền chú ý con số đã sẵn sàng trước giành cho tôi. Trên hai miếng vải trắng : 44.809. Một cái nhìn buồn bã lướt trên khuôn mặt tôi : "Từ nay, con số ấy là tên anh đấy".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2018, 08:04:40 pm »


        Phần nhiều các nhân viên điều tra là người Tiệp Khắc biết ít nhiều tiếng Pháp. Đa số trong họ là trí thức nên họ tỏ ra lịch sự nhã nhặn, công việc của họ ở đây là xếp loại, chuẩn bị áo quần. Nhưng lúc có đoàn áp giải quan trọng đua đến thì họ sẽ giúp thêm cho đồng nghiệp tại Ban điều tra chính trị. Tại đây người tù chứng minh được rằng mình biết nhiều thứ tiếng thì sẽ đuợc cử tới làm việc như thư ký bàn giấy chẳng hạn. Ai biết nhiều thứ tiếng và lẽ đương nhiên, ngoài tiếng mẹ đẻ, ai biết thêm tiếng Đức nữa sẽ có hi vọng lớn nhận một trong số công việc này.

        Thế là sau khi thay hình đổi dạng hoàn toàn, chúng tôi được đưa tới các dãy trại để sống ở đó. Toà nhà chúng tôi vừa đi khỏi có tên là "Kho áo quần". Ở đó có lắp vòi hoa sen, nhiều phòng sát trùng và một nhà kho chứa đủ dồ dùng của vài mươi nghìn người tù. Màu sắc xám tối, nó là kiểu dáng cổ điển của một trại lính Đức. Gần đó, một kiến trúc cùng kiểu là nhà bếp khổng lồ. Giữa hai khối nhà ấy, trong khu đất giống một cái sân đầy những cỏ cằn cỗi, hoang dại là một cây sồi lừng lững, oai nghiêm, cô độc mà cách đây gần một trăm năm chục năm Gốt, ở Vây-ma gần đó, thưòng tới ngồi trầm tư dưới gốc của nó.

        Do số phận trớ trêu hay là bởi ý muốn của Himle, một trong những thủ lĩnh s.s tối cao mà cái trại tập trung chuyên công việc bóp chết đời sống tinh thần đã được quyết định cất dựng tại đây, nổi đã từng đón một trong những bộ óc vĩ đại nhất của nước Đức nếu không nói là nhất thế giới đến trầm tư. Song, đối vối chúng tôi bây giờ nơi này không phải chỗ để triết lý. Chúng tôi đến lúc 2 giờ sáng và lúc ra đi là 2 giờ chiều. Từ khi xuống tàu, mỗi người chỉ có mấy lít nước trong bụng.

        Chúng tôi di qua các lối nhỏ có lề đưòng rất thô sơ và với đôi giày sắt chúng tôi không cách gì bước theo cho kịp người hướng dẫn. Tới lúc gót chân đau nhói, chúng tôi mới dược đưa vào một dãy trại mà bên trong được tiêu chuẩn hóa giống bất kỳ trại lính nào. Tâm trí đổ dồn cả vào gót chân đau đớn, chúng tôi chẳng còn thì giờ nào để quan sát xem có gì xảy ra bốn phía trong khi đi qua khu vực được gọi là tiểu trại.

        Trong khu vực này có hơn mười dãy nhà được gộp thành một khối và được đánh số. Nó nằm phía dưới một dải đất thoải trên đó có trại tập trung Bu-sân-van. Đó là khu tạm trú cho những người tù vừa đến để phải qua cuộc kiểm dịch tới bốn mươi ngày mà các phương thức của nó chúng tôi mới được biết.

        Vừa bước vào "khối" số 62, một người tù phát cho mỗi người một cái mền lính rồi cứ tám người một nhóm đi tới chỗ nằm. Từng "khối" được chia thành 10 hay 12 phần gọi là "ngăn", tùng "ngăn" lại có 1 tầng trệt và 2 tầng gác...

        Mỗi tầng còn chia ra làm đôi chứa 48 người khi tình trạng bình thường tức là khi không có người tù nội trú dồn đọng. Chỗ nằm cho mỗi người chỉ vừa đủ duỗi dài chân và giả như giữa tầng gác thứ hai và trần nhà còn có khoảng trống thì người tầng dưới chỉ còn mỗi một cách đi lại là bò trong bụi bặm và bóng tối. Bởi lẽ khoảng cách giữa hai tầng không hơn bảy mươi lăm xăng ti mét. Cái gì cũng bằng gỗ. Cứ tám người thì được hai đệm rơm. Ai cũng mệt lử, đến nỗi được yên lành ngả người xuống đã là một sự giải thoát hoàn toàn. Nhưng đến lúc cơn đói hành hạ chúng tôi rồi. Chúng tôi chờ đợi được phát một thứ nào đó mà ăn. Nhưng chưa thấy cái ăn đâu thì đã nghe một hồi còi, rồi người ta đọc cho chúng tôi một bài diễn thuyết.

        Diễn giả cũng là một người tù. Bên cạnh số thứ tự trên ngực áo còn có một hình tam giác đỏ và chữ N trên mũ cho biết quốc tịch của người tù ấy. N là chữ đầu của từ Nederland (Hà Lan). Ông ta nói tiếng Pháp thật khó khăn, nhưng cũng có thể hiểu được. Nhờ đó chúng tôi biết sẽ lưu lại đây độ một tháng, thời gian cần cho họ khảo sát chúng tôi. Trong một tháng này, mỗi người được tiêm liền sáu mũi thuốc trừ thương hàn, qua một cuộc thẩm vấn nữa, một cuộc khám sức khỏe do một y sĩ trưởng ss thực hiện rồi mới được quyết định phân bố vĩnh viễn vào một đội lao dịch. Thế rồi sẽ chuyển sang trại lớn, đàng hoàng hơn nếu bên đó có chỗ. Ngày nào chúng tôi cũng phải thức dậy từ 4 giờ rưõi sáng, để mình trần đi qua sân tới nơi rửa mặt. Cà phê, hay gọi cho đúng là một thứ chất lỏng nào đó và thảng hoặc là nửa lít cháo nhạt nhẽo vô vị sẽ là bữa ăn sáng cho tất cả. Suất bánh mì cho mỗi ngày cũng phát luôn một lần buổi sáng, Một lít súp cho buổi trưa. Và buổi chiều lại cái thứ cà phê tương tự buổi sáng. Và tùy từng ngày, thêm một thìa mứt hoặc phó mát được phát theo bánh mì và thi thoảng dược một lát xúc xích.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2018, 04:19:51 am »


        Chúng tôi cũng được biết mỗi "khối" được điều khiển bởi một viên chỉ huy, một thư ký và hơn chục phụ tá mà người tù diễn giả đã giới thiệu ở trên. Tất cả họ đều là người Sla-vơ. Mỗi người trong họ có một chuyên môn riêng ví dụ ông ta làm công việc bảo vệ sức khỏe, một người làm công việc cắt tóc, người thứ ba phát súp, người thứ tư phát bánh mì... Tóm lại, họ cai quản 500 con người chúng tôi. Ông ta đề nghị mỗi "ngăn" đề cử một người để giúp thêm công việc phân chia thực phẩm và việc tạp dịch đã nói ở trên được nhanh chóng. Tốt nhất là một người biết tiếng Dức là thứ tiếng thông dụng nơi này. Diễn giả cũng cho biết trước mỗi "khối" có một tên ss chuyên trách điểm danh bởi y phải chịu trách nhiệm về số lượng người tù trước trưởng trại. Ông ta nói đến vấn đề phải tuân thủ kỷ luật, nhất là vấn đề vệ sinh thì rất khắt khe. Quả thế, tất cả nhũng nơi mà chúng tôi di qua đều thấy rất nhiều biểu ngữ bằng nhiêu thứ tiếng : "Một con rận = thần chết !" bên cạnh hình một con rận to lù. "A ! Diễn giả lại lên tiếng sau khi ngừng một lúc, khi nào các anh cần hỏi thăm tin tức thì hỏi tôi. Tôi tên là Lê-ô. Ngay lúc này các anh cũng có thể hỏi". Một người có lẽ chò đợi sự cho phép này đã lâu, lên tiếng :

        -  Công việc ở trại Bu-sân-van này gồm những gì? Đấy là diều mà mỗi người chúng tôi đều thiết tha được biết. Nằm vắt vẻo trên giường nom như các lồng thỏ không có lưới vây, những cái đầu ló ra khỏi chăn nhướng lên, mọi người lắng nghe vẻ kinh cẩn.

        -  Sau 40 ngày các anh sẽ được phân công tới một biệt đội. Ai có tay nghề sản xuất kim loại thì được đưa tới công xưởng phía đầu trại, đó là những người gặp số may. Được ở trong nhà suốt ngày, làm đủ mọi công việc theo nghề của mình và mãi mãi được ở đấy làm việc. Còn những người khác - ông ta tỏ vẻ ngại ngùng trước khi tiếp lời, tuồng nhu có gì nghiêm trọng phải nói ra - những người khác thì sẽ lao động ngoài sân, hầm đá, đưòng sắt, đường bộ, mọi công việc bên ngoài và công việc vận chuyển. Thường kỳ sẽ có nhũng đợt di chuyển đến các công trường, mỗi nơi ấy lại là một tiểu trại phụ thuộc trại Bu-sân-van. Ở đó có mỏ muối, nhiều nhà máy, tất cả cũng tốt lắm. Tuy thế, nhọc nhằn hơn hết là ở Đô-ra. Đó là một nhà máy được xây dựng trong lòng đất và ở đó đang cần nhiều nhân lực nhất. Nhà máy này là con quái vật khổng lồ ăn thịt người.

        Và như muốn lấy lại thăng bằng cho tinh thần mọi người, ông ta tiếp thêm : "Nhưng đừng lo ngại, các anh còn cả một tháng đợi chờ và chiến tranh thì đang tiến triển". Ông ta hãy còn muốn tiếp tục, nhưng đã vang lên hồi còi báo giờ điểm danh rồi. Tất cả leo xuống khỏi giường, đứng xếp hàng ở lối đi chính giữa phân chia "khối" ra làm đôi. Cứ năm người một toán và sau lúc điểm đếm từng người rồi, việc chỉ huy khối và viên thu ký bước tới nhận mặt chúng tôi. Đầu tiên là một người Đức quê vùng Xuy-dét, cao to, vẻ mặt lạnh lùng, ăn bận khá ấm bằng một áo khoác ngắn, chân đi ủng. Người thứ nhì là người Nam Tư... Đếm xong, chúng tôi còn phải đứng nguyên như thế suốt hai tiếng đồng hồ, không cử động nổi, chẳng những vì không còn chỗ ở mà còn vì một lẽ đon giản là tên ss có thể xộc tới đột ngột bất kỳ lúc nào. Cuối cùng, hắn tới vối cuốn vở trong tay. Sau khi hô lệnh cho chúng tôi "nghiêm" viên chỉ huy khối báo cáo số người với hắn. Hắn đếm, ghi vào vở rồi đi, nhưng đã xong đâu. Tất cả những tên ss có người chỉ huy khối đi theo về văn phòng trung tâm để họp nhau kiểm tra lại và cộng tổng số. Kết quả như ý thì cuộc điểm danh mới gọi là xong và sẽ thông báo trên loa phóng thanh. Ở mỗi dãy trại có một loa mắc nối vào phòng viên chỉ huy khối, chỉ sau khi thông báo mọi người mới được giải tán.

        Liền đó, họ chỉ định ở mỗi ngăn một người có trách nhiệm như là trưởng ngăn. Mai-Cơn được chỉ định ở ngăn của anh, còn Ra-mơ-lanh ở cùng với tôi, anh đề cử tôi. Nhung ở ngăn tôi lại có vị tu viện trưởng bị thương trên trán. Thấy ông biết tiếng Đức tôi bàn với ông nên nhận nhiệm vụ này thực chất là nhiệm vụ của một người chăn dắt tinh thần. Ông bằng lòng. Cái đói cộng với nỗi đau tê liệt chân cẳng, chúng tôi phải nằm duỗi dài, nhưng một kinh ngạc mới lại hiện ra nhãn tiền. Rận không có thì nệm rơm, sàn ván lại lổm ngổm bọ chét, vì thế chúng tôi không thất nghiệp. Bọ chét nhiều đến mức khiến chúng tôi nghĩ rằng họ thả vào đó để không cho chúng tôi ngủ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2018, 04:22:52 am »

        
7

                Sáng hôm sau, chúng tôi bị dựng dậy bằng giọng la hét của đủ thứ ngôn ngữ, trừ tiếng Pháp, để lao tới các bồn rửa mặt. Trời hãy còn nhọ mặt người và tuyết đóng cứng trải đầy mặt đất. Buổi đầu, chưa một ai thích nghi với hệ thống D, tất cả mình trần đều phải đi qua hệ thống này. Hệ thống đó được áp dụng cho mọi cộng đồng ở Đức. Nhưng, đối với người có tuổi và người bệnh tật thì vô cùng cơ cực. Đời sống trong các trại| tập trung này thật sự nhằm mục đích thanh toán càng nhanh càng tốt số mệnh họ.

        Ở phòng rửa mặt trở về thì bắt đầu việc phát bánh mì cho cả ngày. Không ai đủ dũng cảm giữ lại một mẩu cho cả ngày. Vừa khi chúng tôi ăn hết bánh mì, cả mười nhân viên phụ trách đồng thời thét lớn báo hiệu cho chúng tôi ra tập hộp.

        Ánh sáng của một ngày đã lấp ló chân trời. Chúng tôi áo vét bó sát người, nửa bàn chân vùi trong tuyết, run lập cập. Qua người thông ngôn được chỉ định chiều qua, chúng tôi được báo hôm nay tới hầm đá chuyển đá về rải đường trong trại. Công việc rải đường giao cho những toán đặc biệt làm.

        Đoàn người dài dặc di động theo sụ hướng dẫn của một toán trưởng vừa đến. Tôi chạy ào lên phía trước mong tìm cách nói chuyện với toán trưởng. Anh ta nói rằng cứ mỗi biệt đội được một người tù cũ chỉ huy và theo số lượng tù y được giúp việc bởi những viên cai, cũng là người tù thôi. Làm vậy tiết kiệm việc dùng đến nhân viên ss, bọn chúng chỉ thỉnh thoảng tới kiểm tra thôi.

        - Ở đây, anh ta cho biết, công việc của chúng ta là canh chừng, tránh để bọn ss thình lình bắt gặp chúng ta. Dĩ nhiên là phải làm việc ở mức tối thiểu và đôi mắt cũng phải làm việc như tay chân vậy.

        Xây dựng trên một triền thoai thoải của cao nguyên có tên Bu-sân-van rừng cây dẻ gai, khu vực cho người tù có 60 khối. Đứng ở nơi điểm danh này nhìn bao quát được hết các khối. Giữa thời tiết lục địa khác nghiệt, gió lồng ngang dọc, bốn phía rừng vây bọc, cả khu vực cho người ta mường tượng là một thành phố ở A-lat-ska. Mặt khác, những hàng rào dây thép gai, những chòi canh khổng lồ rất nhanh đưa trí nhớ người ta tới hình ảnh một nhà tù ở Xi-bê-ri dưới thời Nga hoàng được hiện đại hóa. Một loại kiến trúc mang dáng dấp dân sự trải men theo phần đất trên cao, nằm hai bên cổng chính mà tối hôm trước chúng tôi được dẫn vào. Viên chỉ huy cùng lực lường canh gác ở trong các ngôi nhà ấy. Trên ban công chính giữa được xây dựng đặc biệt của tầng thứ nhất có nhiều quân lính với đèn pha, súng đại liên ngày đêm canh gác. Người toán trưởng tới trình diện với toán gác và một lính canh ngồi phía sau ghi-sê, anh ta ngả mũ và hỏi: " Cần bao nhiêu người đây cho công việc tạp dịch". Đếm từng người chúng tôi xong tên ss mở cửa. Chúng tôi mới hay là trại của chúng tôi chỉ bằng một phần tư hoặc một phần ba toàn bộ khu vực bên ngoài thôi, ở dây có các nhà máy, nhà kho và người tù làm việc, ngoài ra là nhũng trại lính cho bọn ss tân binh ở. Khu này lớn tới mức cùng lúc có thể tiếp nhận nhiều sư đoàn. Những bãi tập và sân bắn cũng xây dựng ở đây. Đi qua đấy mới tới triền dốc bên kia, ở đó là một hầm đá lộ thiên cực kỳ rộng lớn. Khi ánh sáng tái nhạt mùa đông ló ra, có thể trông thấy tận xa tít một thung lũng chen kín làng mạc. Trong giới hạn nhìn thấy được, tịch không một dấu hiệu có sự sống con người. Cái gì cũng cơ hồ đông cứng lại. Dẫn tới hầm đá là một con đường vạch ra bởi bàn chân người tù. Ở đây đã có các toán khai thác đá. Công việc chúng tôi phải làm đon giản lắm, mỗi người nhặt một hòn đá. Những người tới trước ngồi chờ cho cả toán đến đủ. Nếu mặt đất không trơn trượt quá thì một lớp bùn dày lại níu chặt lấy đế giầy bằng gỗ nên đã không ít người trở về chân không. Nhưng rồi những ai di chậm cũng phải theo kịp số đông. Sau khi bị đếm đi đếm lại, mọi người trở về ôm một hòn đá.

        Nơi duy nhất có thể thử tìm cách để vượt ngục ở trại Bu-sân-van này là hầm đá. Nhưng ngoài những ông cai thường trực canh giữ toán tù do mình phụ trách còn có quân ss. Bốn phía công trường đầy lính gác, đứng cách nhau 50 mét canh phòng ngày đêm. Dọc những con đường qua khu vực ngoại vi luôn có những toán lính tuần tiễu chặn đường và kiểm soát sự đi lại. Đúng là trại tập trung hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Vì thế chưa một người nào thành công trong các dự tính vượt ngục.

-----------------
       1. Một vùng cực Bắc châu Mỹ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2018, 04:26:52 am »


        Trước khi trở về "khối" phải đi qua một con đưòng dài, dọc theo đó, chúng tôi bỏ đá lại cho những người đập đá lao động trên suốt con đường trong bất kỳ thời tiết nào. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy họ toàn là người Đức và dường như họ còn cực khổ hơn chúng tôi nhiều.

        ... Khi trở về khối, chúng tôi phải lau chùi giày sắt cứ như là sửa soạn bước vào một chốn tôn nghiêm. Rồi ai trở lại chỗ nằm người nấy để đợi được nhận súp, cấm chuyển dịch. Chỉ người có trách nhiệm là đứng trước ngăn giống thể người dạy thú dữ đứng trưỏc chuồng nhốt cả một bầy 48 con.

        Đoàn người bưng những thùng súp đi qua được chào đón bằng những lời vui vẻ. Người phụ trách việc này cùng nhiều người khác nữa đi sau mang hàng chồng ga-men, múc cho mỗi người một phần gần một lít. Súp đang nóng rãy, chỉ vì thế mà chúng tôi thấy ngon. Loáng cái, ai cũng ăn hết phần của mình và hàng trăm cặp mắt hau háu ngó vào các thùng với lương tính đầy ảo tưởng xem có may mắn còn dư ít súp nào chăng. Tôi chú ý ngay trong bữa ăn đầu tiên này, những người chỉ huy ngăn đã múc cho mình gấp đôi, cả người phiên dịch, người bê ga-men và một vài người được ưu đãi cũng thế. Một giai cấp trung lưu vừa ra đời. Tu viện trưỏng Buốc-Joa, tên của người chỉ huy ngăn chúng tôi quả là gương mẫu. Ông chẳng khi nào ăn lít súp thứ nhì mà lại không chia san cho mỗi người trong bọn chúng tôi. Là giáo viên một trưòng trung học tự do, ông ta chịu đựng nỗi khổ sở cùng cực trong cả thời gian bị giam giữ. Ở sân ga, khi bị đẩy lên tàu đến Công-pi-e-nhổ, bị xiềng chân còng tay và tuy bị viên sĩ quan có chức trách ngăn cấm, ông vẫn hát vang lên bài Mác-xây-e, theo ông, cả đoàn người cùng hát lên. Bọn lính gác và viên chì huy tức tưởng vỡ ngực nhưng đành chịu bó tay.

        Buổi chiều, hầm đá lại chờ đón chúng tôi. Chỉ sau vài chuyến vận chuyển đã phải sủa soạn điểm danh rồi. Lúc ấy là 7 giờ. Tôi biết rõ các khối đang thời kỳ kiểm dịch phải tập hợp trước những toán khác hai giờ dồng hồ, việc này nhằm mục đích rèn luyện chúng tôi. Lại còn phải đứng thêm ba giờ nữa khi trong bụng chi có một thứ nước như thuốc sắc thay vì bữa ăn tối.

        Ngày hôm sau không phải ra hầm đá. người ta buộc chúng tôi phải rời khỏi khối ngay khi phát bánh mì xong để chùi rửa sàn nhà và đó cũng là qui tắc... Lại phải đứng chờ ở ngoài rét run lên vì giá lạnh, bắt buộc ai cũng phải nhảy tại chỗ nhằm cho tứ chi khỏi bị tê cóng. Một đoàn người đói rách đứng trước quán súp bình dân còn đỡ thảm hại hơn chúng tôi lúc này, một bầy run dúm trong tình cảnh độc địa. Chính điều đó đã khiến chúng tôi nhận rõ sự khôi hài của 40 ngày kiểm dịch... Đây quả là một công việc thuần dưỡng cầm thú. Mục tiêu là tiêu diệt trong mỗi con người những phẩm chất tiêu biểu cho nhân cách đặng biến họ thành một con thú chỉ biết nghe lệnh và phục dịch.

        Đối với mặt vật thể thì công việc này đã được thực hiện rồi. Bị cắt tóc cạo lông, đánh số, ăn mặc đồng phục khác gì những kẻ thất nghiệp lang thang, chúng tôi y hệt một bầy trong đám trò "nhạc kịch ba xu". Hơn thế, thức ăn được tính toán hết sức khoa học đã đưa chúng tôi đến chỗ ngày một mòn mỏi suy nhược. Song, đối tượng mà người ta cần tiêu hủy ở chúng tôi lại chính là trí não. Chúng tôi bắt đầu nhìn ra những phương pháp thực thi vì mục tiêu đó. Một sự hạ nhục tàn bạo tới nấc thang cuối cùng. Những sự mất lòng nhau, sự kích động quốc tịch, sự tra tấn thường xuyên và tâm lý sợ hãi tạo nên bằng sự đe dọa liền liền. Không ai còn có cho riêng mình một giờ phút nào và chúng tôi chịu sự dẫn dắt vô nhân bởi chính những người tù như mình thôi. Rất muốn làm một điều gì đó, nhưng tuyệt đối không được xáp gần họ. Và người phiên dịch là một sinh viên còn trẻ vì sợ sệt, không dám can dự. Chỉ còn đón một cơ hội thuận lợi nhân một sự kiện nào đó, cơ hội mà Mai-Cơn đã phải trả giá đắt. Vì không chịu làm một công việc tạp dịch với một tên người Ba Lan cực kỳ xấu tính mà anh đã bị hắn đánh gần ngất và anh đã phải nhẫn nhục chịu đựng vì tên Ba Lan này, hiện tại được xem là đại diện cho quyền lực ss. Nếu chống hán dẫu là để tự vệ tức là phản loạn. Nhưng rất may vụ rắc rối này đã thu hút sự chú ý của viên thư ký cũng là dân Xec-bi. Anh ta đầy uy quyền với tất cả bởi là cánh tay đắc lực của viên chỉ huy khối.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2018, 04:30:26 am »


        Thế là ổn thỏa, Mai-Cơn được bảo toàn danh dự. Anh tìm dược ở người đồng hương một tình bạn và nhân cơ hội này anh giới thiệu tôi với người bạn mới. Chúng tôi được viên thư ký đưa tới căn phòng nhỏ của người chỉ huy khối. Ông mời chúng tôi hút một điếu thuốc lá Ma-choóc-ca1 mùi vị giống hệt mùi cỏ cháy, nhưng ở đây là sang trọng lắm. "Lúc này đã sau giờ điểm danh chúng mình có thể trò chuyện vỏi nhau cả dêm nay", ông nói, " Cuốc-tơ, người chỉ huy khối đã đi thăm bạn bè rồi". Hai bên giới thiệu về nhau. Chúng tôi phải giữ kín tuyệt đối vì những thổ lộ của ông hình như là bí mật hoàn toàn.

        Vốn là người quản lý một rạp hát ở Da-grép ông đã nhập cuộc với một nhóm trí thức thân Ti-tô2.

        Ông bị quân Đức bắt khi chúng chiếm đóng và đưa tới Bu-sân-van sau nhũng ngày nếm trải đủ mọi gian khổ của kiểm dịch rồi, mình mẩy đầy sẹo, dấu tích nhũng cuộc tra khảo trong lúc thẩm vấn của cảnh sát Pa-vơ-lit-sd3, ông nói :

        - "Sau này các anh có dịp hiểu biết nhiều hơn cái bên trong của cuộc sống ở trại này. Tôi chỉ nói tóm tắt bằng cách giải thích cách thức quản lý trại tập trung như thế nào thôi. Quân ss có một nguyên tắc : Chúng dồn cục vào trại tới chục ngàn người bắt góp từ các vùng bị Đức chiếm đóng. Số người này là lực lượng lao động ngoan ngoãn lại không phải trả lương gì hết. Để giúp chúng trong nhiệm vụ, nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và phức tạp này, chúng sử dụng những người tù Đức. Vậy là, có tù chính trị đánh dấu tam giác đỏ, tù thường phạm thì tam giác màu xanh lục, tù chống lại xã hội hoặc loại phá hoại công việc thì đeo tam giác đen, những phân tử thuộc các hiệp hội công giáo chống chủ nghĩa Quốc xả thì phân biệt với một tam giác tím. Nhưng, giữa tù nhân với nhau, chúng tôi đã phân chia một cách tàn bạo là chỉ có hai hạng : một hạng tù chính trị, còn lại tất cả hạng hai. Cuộc xung đột đang diễn ra trong tất cả các trại, có tính chất một mất một còn để nắm quyền lãnh dạo. Các anh sẽ có cơ hội để suy xét việc này, đó là quyền lực thật sự mà nhũng ai đã nắm giữ được thì tha hồ hoành hành trên sinh mạng đám tù hạng hai kia.

        Đã nhiều năm rồi, tù chính trị Đức giữ quyền lực này ở đây. Điều ấy chẳng chút nào đơn giản đâu nhé. Các anh nghĩ mà xem, hiện giờ số người tù đông khoảng 25 nghìn. Bọn ss muốn cai quản thật chặt đám tù khổng lồ đó nên chúng luôn luôn kiểm soát hết sức ngặt nghèo. Chúng chẳng làm gì hết, chỉ lo kiểm soát số lượng người vào tù lao dịch của họ. Do vậy, cần một tổ chức như thế nào để cai quản được. Một là phải làm cho bọn ss vui lòng về chính kiến rõ ràng của mình hai là phải tận lực với mọi giá để duy trì một hình thức giam cầm có vẻ văn minh. Bọn ss là ác quỉ tận trong tim. Chính chúng nó đặt ra chương trình để rồi chúng tôi phải hành hạ đầu não mình mà tìm cách nọ cách kia với hi vọng một phần nào qua mặt chúng.

        Có thể các anh sẽ nói rằng nếu thế thì các tù chính trị tỏ ra không xứng dáng khi nhận giúp quân ss. Câu trả lòi quá đơn giản. Đó là một cuộc tự sát. Nghĩ kỹ xem, nếu tù chính trị không làm việc ấy, tù thường phạm luôn mong mỏi điều đó, tức thì họ xin cho được làm thay ngay. Đến thế thì mọi người chúng ta sẽ tuyệt diệt trong nhũng điều kiện khốn nạn nhất. Chúng tôi đã sống trong trại nhiều năm mà cuộc chiến tranh còn chưa kết cục. Chúng tôi phải nghĩ cách để không chỉ tự cứu mình mà còn có thể giúp đỡ là mức thấp nhất, những người chống phát xít ở các nước bị bắt đưa tới đây..."

        Anh cười. Tôi hiểu, dù sao con người vẫn là con người và tại sao các anh mong đọi họ trở nên tốt hơn ở trong trại này. Những người tù Đức gần như tất cả là không thừa nhận chế độ Quốc xã Hít-le và từng giữ những trọng trách ví như viên trưởng trại và một hai người khác đã là cựu dân biểu. Họ bị bắt giam cả chục năm nay rồi và nếu có người nào trong đám họ mà ta cảm thấy không ưa thì hãy nhỏ rằng năm tháng bị tù đầy quá dài, quá khủng khiếp trong những năm đầu khiến một số người thay đổi tính tình ghê lắm. Nhưng cần phải thẳng thắn thừa nhận là một chút tình nhân loại vẫn còn giữ lại được ở đây là nhờ những người này. Chúng ta, mọi người chúng ta không thể không chịu ơn họ. Tìm cách che mắt bọn ss, họ đã cứu và hãy còn cứu nhiều nhân vật, nhiều chiến sĩ thực sự là tinh hoa của đất nước họ. Họ đã cứu cho hàng nghìn thiếu niên Nga, trong đó là nguyên một khối toàn trẻ con 8 đến 14 tuổi đã đạt được kết quả là các em không phải làm lao dịch...

----------------
        1. Thuốc lá Uy-kren - Liên Xô.

        2. Sau này là tổng thống Nam Tư.

        3. Người lãnh đạo chính quyền Nam Tư thời Đức chiếm đóng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 09:12:55 am »


        Những tình cảm tốt đẹp dắt dẫn hành vi con người trong đời sống dân sự vẫn còn đang được thể hiện ở đây. Vì không nhiều lắm nên họ phải tuyển chọn thêm những người phụ tá trong số người tù từ các nước miền Đông đưa tới. Họ dã chọn người Tiệp Khác, người Ba Lan vài người Xéc-bi và đông hon cả là người Nga. Mà đa số những người phụ tá là rất trẻ chưa thi hành nghĩa vụ quân dịch hoặc không tham gia một tổ chức chống phát xít nào, xuất thân tù hàng triệu công nhân bị biến thành nô lệ được đưa từ Đông Âu tới để thay thế cho số công nhân Đức trong các nhà máy của chế độ Quốc xã bị động viên ra mặt trận. Họ chỉ còn da bọc xuơng và tin chắc rằng sẽ bị tiêu diệt đến người cuối cùng. Ngược lại, họ được các người tù Đức giúp đỡ kịp thời và có hiệu quả. Họ thiếu kinh nghiệm và cứ tin tưởng rằng bằng sự sốt sắng lố bịch họ sẽ chứng tỏ được với các vị cứu tinh ấy lòng biết ơn. Do thế, họ hơi thô bạo trong việc đối xử với những người mới tới, nhất là ở đây tất cả các anh đều là người Pháp. Sự khác biệt quá lớn về tâm lý tới mức chỉ còn để lại hận thù, và rất buồn chỉ vì giữa người này với người kia chưa thật hiểu nhau mà chính bọn giám ngục ss là được lợi mà thôi".

        Tôi bắt lấy ngay lời thú nhận này và đề xuất thành lập một hội đồng trung gian do người tù chỉ định đặng làm cho bộ máy cả khối chạy đều và cũng giúp tránh được những chuyện đáng tiếc.Ông ta hứa sẽ nêu vấn đề này ngay đêm nay với Cuốc-to. Sau khi nghe mấy lời kết thúc cuộc nói chuyện của ông thì chúng tôi cáo lui :

        - "Chỉ còn một số ít ỏi sống sót khi ra khỏi trại nếu như trong cơn hấp hối chúng không tàn sát tất cả chúng ta".

        Thòi gian tốt nhất với chúng tôi vẫn là buổi tối khi loa phát thành loan báo điểm danh xong vì hãy còn cả một tiếng đồng hồ để được tự do tán gẫu với nhau trước giờ ngủ theo nội qui trại.

        Có một điều vẫn được mọi người nói đi nói lại là " Chỉ trong ba tháng". Thời gian cứ trôi qua nhưng lúc nào cũng là "tháng". Trong những ngày bắt đầu tháng 2 năm 1944, những ai có đầu óc thực tế nhất cũng tự vấn với vẻ lo ắáng không hiểu rồi mình có vượt qua được đến cuối năm không. Đó là thòi điểm kết thúc chiến tranh mà ai cũng đinh ninh như vậy, với số đông, mọi chuyện đã được sắp xếp : Đổ bộ vào tháng ba là thời gian thuận lợi nhất với các hoạt động trên biển. Một trung tá hải quân có mặt tại đây chứng minh được điều ấy. Trong 500 người chúng tôi, duy nhất có một người nhận ra điều ấy là đúng : đại tá Gan-no-van (sau chiến tranh là trưởng ban quân quản Béc-lin) nhiều lần tuyên bố : "Chiến tranh chỉ kết thúc vào năm 1945". Ông là người bi quan nhất trong khối, nhưng có lúc dường như để thăng bằng trở lại, ông nói với chúng tôi giọng thân mật, kẻ cả : "Thật là một đại phúc nếu mà chuyện đó là thật vào cuối năm 1944".

        Độ hai chục người chúng tôi nghe ông nói tựa học trò ngồi nghe giảng bài. Ngay lúc vừa quen, tôi đã nói cho ông biết về đại thể cuộc tiếp xúc với viên thư ký và mời ông tham gia nhóm. Vì đã làm trưởng ngăn, nên ông không nhận, nhưng hứa rằng sẽ làm hậu thuẫn cho chúng tôi. Cũng là may mắn lắm vì thời gian cấp bách quá rồi. Lê-ô lại đánh ngất xỉu một thanh niên có tên Bác-bi-ê vì một sai lầm không đáng gì. Anh này hiểu không đúng một mệnh lệnh của Lê-ô phải chùi rủa một góc khối làm vệ sinh nhỏ và nơi rửa chén bát. Khi đã đánh Bác-bi-ê nặng nề như thế, Lê-ô còn bắt anh ta trần truồng nằm xuống nền xi măng ẩm ướt, lúc đầu nằm sấp, rồi sau nằm ngửa, mỗi lần anh ta bị xối ba xô nước lạnh buốt. Ngỡ như có phép nhiệm màu giúp sức, trừ các vết tím ngắt do những quả đấm thì không có gì đáng gọi là trầm trọng. Không một thằng ss nào phản đối sự hành hạ đó, mà chúng tôi thì căm phẫn vô cùng. Mai-Cơn bỏ đi tìm viên thư ký đồng hương. Như thưòng lệ, ông ta rất điềm tĩnh :

        - Tôi chẳng hề ngạc nhiên về Lê-ô, bạn bè y gọi y là tên sát nhân. Y vốn không phải người ác, nhưng theo chu kỳ y lại nổi cơn điên khùng. Y đã tham gia chiến đấu trong cả cuộc chiến tranh Tây Ban Nha nên hẳn là có nguyên nhân nào đấy khiến y rối loạn tâm trí. Nhân thể, Cuốc-to chấp thuận đề xuất của các anh. Khi nào các anh chuẩn bị xong ta sẽ tổ chức ngay cuộc họp để xúc tiến công việc đó.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM