Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 09:13:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lò thiêu người  (Đọc 15642 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 15 Tháng Tư, 2018, 07:13:36 pm »

   
        - Tên sách : Lò thiêu người

        - Tác giả : Serger Miller
                        Người dịch : Mai Linh

        - Nhà xuất bản Thanh Hóa

        - Năm xuất bản : 1996

        - Số hóa : Giangtvx

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2018, 07:49:57 pm »


1

        Một chiều thứ bảy ngày 23 tháng 10 năm 1943. Bầu trời Liông ảm đạm bỗng được sưỏi ấm bằng tia mặt trời muộn mằn.

        - Chốc nữa gặp lại - tôi nói với Sác-lơ một người bạn từ buổi thiếu thời bây giờ cũng đang hoạt động trong tổ chức bí mật, tôi có hẹn Béc-tơ-lô tại một quán nước trên đại lộ Phi-lip-pơ lúc 6 giờ. Sau đây tôi sẽ quay lại. Cậu nói với Nenli sắp đồ đạc cho mình đi.

        Tôi tới chỗ hẹn trong tiệm cà phê. Bất ngờ, một người đàn ông đã áp sát sau lưng tôi, dí súng lục vào hông và lệnh cho tôi phải đi theo. Thật là vô ích chơi trò láu cá lúc này. Họ có ba người thuộc sở mật vụ Zét-ta-pô - Suốt sáu tháng rồi họ đã săn lùng tôi.

        Phải diễn tả từng giây mới đầy đủ cảm giác của tôi lúc bấy giờ. Nhưng chẳng ai làm gì được như vậy.

        Niềm hy vọng, mộng ước, tuổi trẻ, cha mẹ, bạn bè và nhiều điều nữa, tất cả lướt nhanh qua trí óc tôi như những tia chớp trong vài giây đồng hồ, quãng thời gian tôi bị dẫn qua đường. Bởi vì hết sức hài hước, những người này hôn tôi tại ngay trước cổng cơ quan của họ vốn là một trường y tế. Đúng thế, cơ quan Zét-ta-pô vùng Liông đặt trong ngôi nhà này.

        Họ đẩy tôi lên tầng thứ nhất. Tôi chợt nhớ đến người vô hình của Oen trong các truyện thần tiên, đến Chúa, đến tất cả các nhân vật có thể đem lại phép lạ mà sách đã nói. Song, không có gì xảy ra cả. Tôi bị đưa vào một phòng. Bốn thằng lực lưỡng lao vào phía tôi và cuộc tiếp đón ban đầu là những cú đấm đá nhà nghề. Lúc tôi vừa tỉnh thì một trận mưa câu hỏi dồn dập bằng tiếng Pháp và tiếng Đức.

        - Mày tên gì ?

        - Mày từ đâu tới ?

        - Ai đợi mày ?

        - Hôm qua thì mày ở đâu ?

        - Mày đến gặp những người đó làm gì ?

        Cứ thế hàng chục lần. Và mỗi khi tôi đang định trả lời thì một trận mưa câu hỏi lại trút xuống : Vì sao ? Ỏ đâu ? Làm sao ? Ai ? Cái gì ? ...

        Tất cả cái trò đó kéo dài khá lâu. Và trong khi tôi nửa tỉnh nửa mơ thì mọi thứ tôi có trong túi bị mất tuốt. Một bầy châu chấu trên một bông lúa mì !

        -  Suy nghĩ chín chắn đi, thứ hai đến mày sẽ được thẩm vấn. Không, có thể như vậy được chăng?  Lẽ nào đây là phép lạ được đón chờ. Quả thế, bây giò là tối thứ bẩy và quý vị đây sửa soạn vào các cuộc hoan lạc. Như vậy là tôi còn 36 tiếng đồng hồ nữa để sắp xếp các câu trả lời thẩm vấn. Thật tuyệt vời ! Tôi cảm thấy nhẹ nhõm bởi vì vừa bị đánh chết lịm, vừa bị tra hỏi căng thẳng mà phải trả lời ngay lúc vừa tỉnh lại thì ắt là sẽ phạm sai lầm dại dột và bọn bò mộng sẽ lợi dụng cơ hội khai thác.

        Tôi được đưa xuống căn hầm một ngôi trường dùng làm phòng đợi. Nơi đây một hành lang chính dẫn tới nhiều phòng. Mỗi phòng giam từ 3 đến 5 người mới bị bắt và đợi thẩm vấn. Không một tiếng động nào ngoài tiếng động cơ của xe cộ bên trên mặt đất. Bởi vì trên trần mỗi phòng giam có một lỗ thông hơi sát ngang mặt lề đường. Tự do gần lắm đang trêu ghẹo chúng tôi.

        Khoảng gần nửa đêm, họ đến tìm chúng tôi. Chúng tôi cứ hai người bị trói chung bàng một sợi dây và trước đấy thì viên thanh tra đã cẩn thận còng tay từng người lại rồi.

        Vây quanh chúng tôi, bọn nhân viên SS lăm lăm trong tay súng tiểu liên. Chúng tôi phải xếp hàng một, tất cả chừng mười lăm người, tiến về phía cửa ra vào. Trong sân, một chiếc xe tải mui bạt kín mít đang chò đợi. Chiếc xe này thường chạy lui chạy tới giữa văn phòng trường y tế và nhà lao của pháo đài Mông-tlúc. Mãi sau chúng tôi mới hay là ít lâu nay chiếc xe tài ấy được hai xe con hộ tống bởi vì vài ngày trước đã xảy ra vụ phục kích trên đường phố, nhân Cơ hội đó mà một thủ lĩnh kháng chiến quan trọng của địa phương trốn được.

        Chúng tôi bị ép đẩy một cách không thương tiếc vào trong sâu để chừa chỗ bên ngoài cho bốn tên lính. Không phải còng và phải trói nên chỉ chen đẩy nhau rớt xuống đuòng là điều dễ dàng. Nhưng, ngoài mối họa bị gãy chân tay lại còn những cây súng luôn sẵn sàng nhả đạn từ trong hai chiếc xe con chạy áp sát phía sau nữa chứ.

        Xe dừng lại. Họ xô chúng tôi xuống thật nhanh. Chúng tôi đã ở trong sân có những bức tường cao nhất bao quanh. Đây là bên trong pháo đài. Đi qua một hành lang tới một sân khác, lại một hành lang nữa thì họ đẩy mọi người vào một gian phòng bao quanh bằng chấn song sát. Một tên lính đội mũ sắt, tay cầm bản danh sách điểm tên từng người. Lúc hắn gọi đến tên tôi, tôi nghe tên phu tá nói: "Xà lim 62".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2018, 07:50:27 pm »


        Xà lim 62 ỏ khoảng giữa trên tầng thứ nhất. Tối đen nhu mực, bởi vì chỉ tầng trệt mỏi có đèn và cũng chỉ là vài ngọn đèn tù mù thôi. Hắn chọn lấy ra từ một xâu chìa khóa to lù một chiếc chìa có thể mở được mọi cửa rồi mở cửa. Tôi bị đẩy vào tít bên trong. Tôi bị vấp, ngã xuống một chiếc đệm rơm. Rồi tôi chỉ còn cách dùng chân mà dò dẫm. Tôi biết là đã khá đông người bị nhốt ở đây rồi.

        - Có tin gì không đấy?

        Tôi được mọi người đón tiếp bằng câu hỏi đột ngột ấy. Hai giọng nói một lúc.

        - Quân đội Nga đã tới Kiép, còn những đạo quân khác thì vẫn chôn chân tại Rôm, tôi trả lời nhỏ nhẹ.

        - Hình như anh điên thì phải, Rôm đã được giải phóng từ lâu rồi. Lạ thế đấy, ở trong tù bao giờ ý tưởng người ta cũng đi trước hiện thực. Hơn bất cứ nơi nào, ở đó hy vọng là lẽ sống của con người.

        Tôi ngã xuống gần hai người lạ lẫm. Họ nói :

        - Ngày mai nhé, ta sẽ làm quen với nhau. Khác với ban chiều, trong bóng tối thế này tôi lại cảm thấy mình gần như khỏe khoắn trở lại. Mọi xúc động qua đi. Bây giò tôi có thể hít thở một lúc và sửa soạn cho nhũng câu trả lòi thẩm vấn sáng thứ hai.

        Tôi buồn ngủ lắm, nhưng không sao ngủ nổi. Trong căn phòng nhỏ bé ở công trường Côn-be người ta sẽ nghĩ thế nào khi tôi không trở về. Tôi hi vọng đã chuyển địa điểm rồi. Đây không phải là lần thứ nhất.

        Cạnh tôi tiếng ngáy đã ồn ĩ, chắc họ quen với nơi này quá rồi. Sáng hôm sau tôi làm quen được với hai ngưòi cùng cảnh ngộ : Một là ngưòi bán thực phẩm và bách hóa ỏ Xanh-ê-chiên, tên là Bat-chiê, một nữa là tài xế xe tải ở công ty Ve-rơ-co, người này còn phụ trách việc tiếp tế cho một chiến khu. Trong lúc đó tôi cũng quan sát phòng giam. Tất cả phòng giam cùa nhà lao Mông-tlúc đều chẳng khác gì nhau về kích thuớc : bề rộng 1,5 mét bề dài 2,2 mét, bề cao 2,5 mét, một cửa sổ nhỏ trên cao có song sắt để ánh sáng lọt vào và một cái xô dùng cho cả tiểu tiện và đại tiện. Hai chiếc nệm rơm, ban ngày thì phải xếp gọn lại để có chỗ mà luân phiên nhau đi lại : ba bước chiều dài, ngoẹo qua phải, lại ba bước. Trên tường la liệt những chữ viết giống thể các tường ở những nơi mà con người sống khổ hơn con vật. Bao nhiêu tư tưởng và bao nhiêu ước vọng chứa chất trong những chữ viết ấy. Có một câu viết bằng nét chữ lớn nhất, bằng tiếng Đức :"Ở đây một người Andatxơ đã sống đau khổ".

        ... Hôm nay là chủ nhật, ngày đâu tiên của tôi trong xà lim. Ngoài kia trời đẹp, anh chàng bán thực phẩm và bách hóa mồm liến thoắng. Còn tôi, tôi đang nhớ đến Pari. Lúc này hẳn là ở Pari đang tấp nập người trên các đại lộ !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2018, 07:51:59 pm »


2

        Như đã được sắp định trước rồi, sáng thứ hai một viên cảnh sát tới tìm tôi. Dù không phải chuyện bất ngờ, nhưng khi nghe tiếng giày cao cổ dừng lại đột ngột nơi trước cửa và tiếng chìa khóa xoay trong ổ, rồi cửa mở ra, rồi tiếng gọi tên tôi,|những âm thanh ấy khiến tôi sởn da gà và rợn óc. Lúc này, do bản năng, mọi người đều lui sát vào tường.

        Chiếc xe chở tù nhân hàng ngày chở chúng tôi tới trường y tế. Và trong ngày đầu tiên này với số người quá đông có thể cuộc thẩm vấn kéo dài cho đến hết ngày mà chẳng ai được ăn được uống gì. Song, mọi việc đều đã qua. Dĩ nhiên là đã dàn dựng : kẻ sát nhân tỏ thái độ thờ ơ phì phèo điếu thuốc trên môi, lắc lắc chiếc gậy cao su trong tay, còn tên đồng nghiệp thì ngồi đánh máy lời "thú nhận" của chúng tôi.

        Nếu biết tiếng Đức thì thật là thuận lợi vô cùng. Được như thế tự nhiên viên thông ngôn sẽ chống lại chúng tôi. Riêng với tôi, việc họ dẫn những người bị hỏi cung đi khắp nước Pháp cũng chẳng có gì đáng phải quan tâm. Bởi lẽ họ có tìm được trong người tôi một tài liệu nào khả dĩ buộc tội đâu. Tôi thả sức vẽ vời. Rồi tối đến, khi được đưa trở lại xà lim, tôi sẽ hoàn toàn thoải mái. Sau 48 giờ đã qua, bây giờ tôi mới được ăn món súp, ăn như chưa bao giờ được ăn.

        Sáng hôm sau, cuộc thẩm vấn lại tiếp tục. May mắn vẫn đến như ngày hôm qua. Biết tiếng Đúc là một đại phúc.

        Sau lần thẩm vấn thứ ba, tôi đã ký vào bản cung.

        - Tốt lắm ! Bây giờ người ta sẽ kiểm chứng lại tất cả lời khai của anh. Viên thanh tra nói với tôi như vậy. Một tuần sau, lại có thêm người thứ tư bị đưa vào xà lim chúng tôi. Đó là một thanh niên 24 tuổi, có tên là Pôn, theo khuynh hướng Đờ Gôn. Cậu ta báo tin đã giải phóng Kiép, còn phía Tây thì chưa có tin tức nào cả.

        Có thêm một người lạ là sinh phiền phức cho chúng tôi vì thiếu chỗ. Nhưng rồi cũng phải quen, cậu ta kể cho mọi người nghe đời riêng của mình, chuyện bị bắt ra sao. Do vậy chúng tôi lại có quãng thời gian êm ả, thoải mái.

        Bây giờ nổi lo lại ập đến với tôi, bởi vì cuộc điều tra ắt là kết thúc đến nơi rồi và thế nào họ cũng đến tìm tôi. Vì mọi lòi khai đều bịa hoặc cũng gần như bịa. Tôi trù liệu cách thức điều chỉnh lại lời khai để làm sao không tệ hại lắm cho mình.

        Tôi nhầm. Chẳng có gì xảy ra hết. Sáng ra lúc cửa mở, tôi lo ngay ngáy. Nhưng họ chỉ gọi đến tên người tù mới thôi. Bỗng một đêm anh ta trở về, nét mặt hớn hở : " Chúng nó điên cả rồi, cứ bắt bừa với bất kỳ lý do nào, và dĩ nhiên là cuộc điều tra phải kéo dài". Nghe anh ta nói, tôi thấy thích thú quá và suốt đêm ấy tôi ngủ ngon lành.

        Đã sắp hết tháng 11. Chúng nó vẫn chưa động đến chúng tôi. Có một miếng bìa là chúng tôi có thể chơi cờ tướng hoặc cờ đam, thế là có thêm một trò giải trí. Ở đây gần như chẳng có gì để giải trí. Thư từ, quà cáp không, sách báo, thuốc lá cũng không ! Chẳng có gì hết. Mọi người sống như súc vật.

        Hấp dẫn nhất là trò chơi điện thoại. Tin tức được truyện đến với nhau qua các bức tường dầy của xà lim bằng viên sỏi nhặt được ban sáng. Cách thức đơn giản lắm nhưng nhiêu khê : A - 1 tiếng gõ, B - 2 tiếng gõ, cuối cùng là z - 25 tiếng. Chữ w thì thôi.

        Những chữ, rồi những câu hình thành sau các tiếng gõ ấy. Người ta chép lại các tin tức bằng cây bút chì giấu kỹ. Và khi đã ghi nhận xong thì tin tức lại được xóa sạch.

        Thông thường khi một người tù mới đến một xà lim nào đấy mang theo một tin sốt dẻo thì liền đó tiếng gõ bắt đầu truyền từ phòng này đến phòng khác, từ tầng nọ đến tầng kia. Quá nhiều những tin sai lệch và cũng quá nhiều là ảo mộng.

        Vào một sáng nọ tất cả bị chấn động ngỡ như một tiếng nổ lớn. Sau một lúc, khi chúng tôi đã trở lại xà lim, những tiếng gõ rộn lên. Anh chủ hàng bách hóa không khi nào chịu cho ai mượn đoạn bút chì, phụ trách việc ghi chép lại tin túc. Anh ta đua tay chỉnh lại chiếc kính cận và bắt đầu : "Đổ bộ ở Giên-nơ1. Đang tiến quân như bão táp tại Ba Lan".

        Khó mà tả được niềm sung sướng của chúng tôi. Thế là cuộc đổ bộ đã diễn ra rồi. Có lẽ đây là phòng tuyến thứ hai để rồi cuối cùng người ta sẽ chứng kiến sự kết cục.

        Tiếng gõ lại rộ lên vì ai cũng đánh truyền đi tin tức vui mừng. Buổi tối, giọng một nguời đàn bà hét la to hơn mọi ngày : "Chào quí ông !" Một người nào đấy đáp lại : "Chào quí bà !" Một người nữa từ nãy đến giờ vẫn huýt sáo miệng dân ca. Rồi có tiếng hô : "Ông Râu (Xtalin) muôn năm ! Ta sắp được gặp họ rồi !" Đó là tín hiệu trước lúc đi ngủ. Nhưng suốt đêm đó, có ai ngủ được đâu. Tiếng động ồn, nặng nề và đều đều của các máy bay Đồng minh bay ngày ngày trên đầu khiến mọi người khó ngủ.

---------------
        1. Thuộc I-ta-li-a
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2018, 07:52:22 pm »


        - Chúng đang bay về phía Nam ! Pôn thét to. Các bạn thấy chứ, tin tức hoàn toàn đúng. Chúng làm nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh đổ bộ vào Giên-nơ.

        Tiếp đó chúng tôi lại chìm vào thế giới suy tuởng. Nhưng rồi có lẽ chúng tôi đã hơi ầm khi có tiếng "hừ" rồi theo liền là tiếng gậy đập cửa. Niềm vui của chúng tôi chẳng bao giờ kéo dài. Và tới chiều thì tình hình trở nên xấu hẳn.

        Lại một nguời tù thứ năm bị tống vào xà lim chúng tôi, một thanh niên theo đạo Thiên Chúa hăng hái ở Roan-nờ.

        Anh ta cho hay mọi tin tức chúng tôi biết đều không đúng. Không một bước tiến nào của quân Đồng minh tại Ý đáng được phấn khỏi. Còn ở phía Đông thì cuộc phản công của quân Đức quốc xâ đã chiếm lại được Jitomia và họ đang ào ạt tiến quân về Kiép.

        - Tôi chẳng sung sướng gì khi phải báo vói các anh cái tin nhu thế. Nhưng đó lại là sự thật !

        Tiếng trò chuyện im bặt. Trò chơi ngừng hẳn và ai cũng đắm vào tư lự. Tâm trí tôi bỗng dồn hết vào cuộc điều tra kiểm chứng lời khai cung của mình. Cuộc điều tra chắc là đã kết thúc. Thế thì lẽ nào họ lại chưa đến tìm tôi? Hay là tôi đã bị họ liệt vào những người tử tội chỉ còn đợi hành quyết nữa thôi. Đến một ngày tôi sẽ bị tống lên xà lim trên cao, xà lim giành riêng cho các tội nhân tử hình. Rồi tôi sẽ bị dẫn ra pháp trường. Một cáo phó lại đước đăng trên báo chí và người ta sẽ nói : "Lại một tên nữa". Làm sao lại nhu thế được. Không ! tôi tự cưỡng lại sự bi quan và vẫn như trước đây, sau mọi cơn khủng khoảng, tinh thần tôi dần dần trở lại thăng bằng. Không khí được cải thiện chút ít khi lão Bastiê nêu ý kiến làm một cuộc đấu cờ dam trả thù. Một hôm bà xã và con gái của lão được phép của trại vào thăm chồng và bố. Lão được gọi xuống như là một ân huệ đặc biệt. Lúc trở lên lão ôm theo một gói đồ. Khó xử quá. Chẳng người nào được nhận đồ tiếp tế. Chỉ riêng lão được ban ơn. Chúng tôi giả tảng không trông thấy và tỏ ra đang bị cuốn hút vào cuộc chơi cờ. Thế nhưng lão thì cứ tự nhiên, coi là chẳng có ai hết, lão già khốn nạn, cứ nhai kẹo sô-cô-la và bích qui rau ráu. Ai chẳng rõ lão là người keo xỉn, nhưng thật quả không ngờ lão lại tồi tàn đến như vậy !

        Cuối cùng thì lão phát cho mỗi người một cái kẹo. Tôi gần như uất lên vì bất bình trước cái kẹo lão đặt vào tay tôi.

        Lại một buổi sớm, bắt đầu là tháng Chạp, sau lúc đi dạo, họ đến thông báo cho người tài xế trẻ biết rằng anh ta sẽ được sang Đức vào buổi tối hôm đó. Cả một ngày bận bịu vì sự chuyển dời của anh ta, nào là những phỏng đoán, nào là sắp xếp chương trình. Ai cũng lộ vẻ xúc động bối rối. Anh là người đầu tiên ra đi tính từ ngày tôi bị giam ỏ đây.

        Anh ta ra đi vào lúc vừa mờ tối trước khi nhận phần súp. Mỗi tù nhân ở lại được thêm một chút súp chia từ phần của anh. Chúng tôi được anh đãi ngoài ý muốn bởi cuộc chia tay này.

        Còn lại bốn người, chúng tôi thấy thoải mái rõ rệt. Tuy nhiên những tiện nghi đó không kéo dài được bao lăm. Liông quyết chiến chống lại quân xâm luộc khiến chúng hoang mang, bắt bớ tràn lan. Chúng tôi thấy xà lim nào cũng năm sáu người mà chúng tôi chỉ có bốn. Chẳng may mắn thế này mãi đâu. Rồi một đêm họ đẩy vào hai đứa bé trạc tuổi 15 hoặc 17. Ai nấy sửng sốt nhìn nhau :

        - Đến bị chết ngột hết thôi, phải kháng nghị. Cậu biết tiếng Đức, đập cửa ngay và bảo cho họ biết là ắt hẳn họ lầm lẫn rồi.

        Tôi động viên tinh thần lăo Bastiê và cho lão biết là chớ nên kháng nghị vói bọn Đức làm gì. Vả lại đâu phải chỉ có chúng tôi gặp rủi ro thế này.

        Với sáu ngưòi thì quả là ngột thở quá thôi. Đêm đêm chỉ năm người được nằm và phải nằm áp sát vào nhau, còn người nữa thì phải nằm lên ngang chân chúng tôi. Và phải tự căn lấy khoảng cách với chiếc xô vệ sinh lúc nào cũng đầy cả. Cho nên chúng tôi phải thay phiên nhau để làm "ngưòi thứ sáu". Trừ lão Bastiê tuổi cao thì được miễn vai trò ấy. Hai người mới vào là con nhà buôn, tỏ vẻ kiêu ngạo. Một tên tóc hung ánh mắt hiểm độc, môi thì mỏng dính mà luôn mím chặt, ai cũng phải dè chừng, nghi ngại. Một tên tóc nâu, quăn tít, cái miệng tỏ ra con nhà được cưng chiều và ngoan ngoãn nghe theo ý kiến của tên kia như cái máy. Cả hai đều không hiểu chiến tranh là cái gì, nếu không muốn nói là mọi chuyện trên đời này với chúng đều tốt đẹp cả. Quả thật chúng không liên quan gì với chiến tranh và không hay biết gì về chuyện ấy. Chúng tự phong cho mình thuộc đạo quân bí mật. Đó là một tổ chức kỳ quặc mang tên A.S mà chúng thường gọi chuyên tiếp nhận vào đội ngũ những kiểu cách người như thế. Nhưng khi nghe chúng tán tụng thì hiểu ra ngay một phần tuổi thanh xuân đẹp đẽ của chúng đang được ném vào một trò choi bắt chước thám tử SêlốcHôm mà lại mang danh nghĩa kháng chiến ! Chúng bị tóm trong cuộc vây ráp ở tiệm cà phê của cha mẹ Giêra, tên tóc nâu kia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2018, 07:52:47 pm »


        - Chỉ có mỗi một ga men súp này thôi à ? Trong ngày đầu thằng nhỏ kêu lên như thế. Chà ! Thế này thì phải kết thúc sớm đi thôi. Các lão thanh tra, Zét-ta-pô thường hay ăn cơm với mẹ tớ, thế nào bà cũng có cách gửi đồ tiếp tế vào cho tớ xài.

        Jin, thằng tóc hung thì cứ lầm lì, hoặc rất ít nói. Một cái gì đó đang ám ảnh nó và hình như có nhiều tâm sự lắm. Sáng hôm sau, nó bị gọi. Lúc được thả về xà lim, vào chập tối khi cửa đã đóng, nó đổ nhào người xuống cái chỗ trống và hẹp. Và ngay tức khắc chúng tôi chú ý gương mặt xanh tái của nó. Tuồng nhu phút này thần kinh rung động đang làm cho nó bị kích thích quá mức. Hẳn là cu cậu đã biết thế nào là đòn thẩm vấn rồi. Nhưng cả tối hôm ấy tất cả đều im như thóc. Không khí ngột ngạt như sáp có bão. Trong cái khoảng không gian nhỏ hẹp thế này, dễ nhận ra một quang cảnh dị kỳ là năm cái đầu bị kích động đang chú mục vào cái đầu thứ sáu cũng bị kích động như thế.

        - Ê ! Các anh nhìn gì tôi mà quá xá vậy ? Hắn bỗng thét lên. Ừ ! Tôi đã cung khai, nhưng họ có cần gì tới tôi đâu. Họ có hết các địa chỉ rồi. Ngừng một lúc, nó xoay người về phía thằng tóc nâu có tên Giêra : "Tao lợi dụng bà già mày một chút, nghĩa là tao đã cùng với họ ăn ở nhà mẹ mày đấy. Tao đã nói hết để bà hiểu rồi. Bà đã thưa chuyện với ông thanh tra, chỉ vài ngày nữa là mày nhận được quà đấy thôi.

        Hắn tỏ ra hết sức bình tĩnh, cười nói toe toét để kéo thằng Giêra vào chuyện.

        Người ta, cứ hai ngày một lần đến gặp hắn. Và trong khi hắn đi khỏi là chúng tôi lại điện thoại ngay cho nhau. Buồn thay, không có gì mới cả.

        Lễ Nô-en đến rồi. Lão Bastiê đã huýt sáo miệng từ hai ba hôm nay bài ca " Nửa đêm Thiên Chúa ". Do lão thuộc cả lời nên chúng tôi bảo nhau phải học hát để có thể cùng hát với mọi người trong ngày lễ Giáng sinh. Vì vậy thời gian này chúng tôi tạm thời gác ra một bên những suy tư những sở thích để học hát với lão. Đúng là lão hứng thú ra mặt khi điều khiển chúng tôi bằng ngón tay trỏ để chúng tôi bắt đầu hát, hát đúng nhịp. Viên quản trị nhà lao đồng ý cho tổ chức buổi lễ cầu kinh ở căn phòng của tầng trệt với một ban nữ đồng ca. Mọi tiết mục đều trình bầy tại đó. Ai cũng biểu lộ hết niềm tin tưởng mê muội. Chính điều đó cũng làm cho mọi người được nghỉ ngơi thư giãn đôi chút.

        Buổi lễ chấm dứt. Họ đến gặp Bastiê. Và lão được thả. Lão biết điều này từ nhiều ngày trước đó rồi, nhưng lão giữ kín để người ta khỏi nghi kỵ, ganh ghen   
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2018, 07:54:34 pm »

       
4

        Trong trại giam mới có tên Công-pi-e-nhơ. Trong một căn của trại giành cho tôi và các bạn được những người cũ sẵn sàng ra đi để chỗ cho chúng tôi. Tôi đang ngồi trước mặt một chàng trai quê ở Muy-xi-dăng1. Ngưòi ta làm quen với nhau rất nhanh. Anh bị bắt ngoài đường cùng các bạn trong đội bóng bầu dục, chẳng có lý do nào hết và bị liệt vào những tên khủng bố. Anh nói vắn tắt cho tôi biết chương trình làm việc của trại :

        - Đều đặn 8 ngày lại có một chuyến di chuyển. Thức ăn ở trại này thì chẳng có gì đáng kể. Song, cứ mỗi tuần hai lần được ăn súp do Hội chữ thập đỏ cấp. Lúc ra đi thì Hội cho mỗi người một gói quà. Hàng ngày, chỉ phải làm vài việc lặt vặt, còn ra thì anh thế nào mặc xác anh. Có thể đi dạo, đọc sách và cả đọc báo cũng được. Ưng đi xem lễ thì đã có một nhà thờ. Hơn nữa trong đấy có một dãy những căn trại nhốt người tù là linh mục. Người ta được phép hút thuốc nhưng tịnh không ngửi thấy mùi thuốc thơm bao giò. Anh có thể mua 400 phờ-răng một gói nếu như có tiền. Ngày nào người ta cũng điểm danh chúng ta, nhưng nhanh thôi. Mà anh nên nhớ, cần đề phòng bọn can phạm cai quản trại giam. Chúng phần nhiều là những thằng Hi Lạp có quan hệ với Zét-ta-pô.

        Có một tin khiến tất cả vui sướng hơn nữa, đó là tối đầu tiên chúng tôi đã được ăn súp của Hội chữ thập đỏ phát. Có Hội này là lỗi của chiến tranh. Nhưng bởi có chiến tranh, nên dù thế nào cũng phải biết ơn tổ chức này. Súp ngon lắm và lại nhiều đến độ những ai chậm chân nhất cũng còn được đến hai lần múc. Khi dạ dầy căng thì tư tưởng bỗng được rộng mở. Trong các câu chuyện tràn trề những tin tức lý thú. Những tay tài tử nhướng cổ rống lên các bài ca ưa thích. Và tôi được mời chia khói một mẩu thuốc lá với một người ở bên cạnh.

        Cơ hồ đã ấn định trước rồi, hôm sau họ chuyển chúng tôi sang trại lớn, trại số 5, phòng số 6. Dãy trại này rộng quá thể, dễ đi lạc lắm. Trước là doanh trại của binh lính, giờ thì giành cho việc xuất cảng với số lượng khổng lồ những nhân lực không phải trả lương. Bốn mươi tám người chứa trong một phòng cả một tuần lễ, do thế cần thiết sắp đặt cuộc sống một chút. Những ai có trách nhiệm, những ai phải làm tạp dịch đều được quyết định dân chủ và thế là các nhóm được hình thành. Bởi lẽ chỉ có thể mua cho mỗi phòng một đến hai tờ báo là cùng. Người ta qui định là thông cáo và tin tức sẽ đọc to cho tất cả cùng nghe sau bữa ăn mỗi tối. Việc này chưa xong việc kia đã đến, các họa sĩ thì được huy động vẽ các biểu trưng.

        Thỉnh thoảng người ta mua vài thứ rau quả và hành tỏi ở nhà bếp. Chỉ một hai củ khoai tây bất ngờ nhặt được và một vài thứ thức ăn còn thừa của những người khác là Jim, anh bồi pha rượu ở Ren nơ đã có thể nấu súp cho tất cả cùng ăn. Cả hai đứa em của Jim cũng ở trong này. Một cậu kể chuyện tục với giọng đặc sệt Mac-xây. Còn cậu kia thì hát rất hay. Cậu ta lên cơn thèm thuốc lá rồi, nhưng có thể nói cậu hát bài hát ấy bằng trái tim mình : Họ là nhũng bạn đồng hành vui tính nhất suốt thời gian sống ỏ trại này. Ngoài họ và những người bạn khác, còn một nhóm nữa cũng được tất cả chú ý ở một mặt khác. Đó là những nhà công nghiệp giàu sang, những viên chức cao cấp của một thành phố miền Tây. Và rất dễ nhận ra quí vị này chỉ lợi dụng "Quốc gia Pháp". Bởi lo ngại cho một ngày mai bấp bênh, các vị chơi con bài ái quốc. Tuy thế, cái trò bắt cá hai tay là cực kỳ nguy hiểm, nhất là với những kẻ phô trương và ham hố hư danh. Tỏ lòng thương hại, họ cho mọi người cái phần ăn được trại phân phát. Nhưng một thằng cha tham ăn trong họ lấy lý do sức khỏe phải ăn món súp củ cải, ăn bằng hết phần của mình.

        Tin tức ngu xuẩn nhất mà họ tung ra là dịp dầu cơ về kết thúc của cuộc chiến tranh. Tin mới mẻ chúng tôi vừa nhận được là Đồng minh đã đổ bộ ở Nettuy-nô vùng Tây Nam nước Ý.

        - Các ông thấy rồi chứ, một vị lên tiếng, tôi đã dự đoán đúng Nga và Đức sẽ kiệt quệ dần và đến lúc này thì Anh và Mỹ lặng lẽ vào cuộc. Ông bạn này, đến một ngày người ta sẽ nhận ra ngài Thống chế2 không đến nỗi sai lầm nhiều đau nhé. Vả lại ai chứng minh được ngài Thống chế là không cùng cánh với Ru-dơ-ven và Sớc-sin. Bởi vì, cuối cùng rồi sẽ sáng tỏ ra rằng các ông không tán thành sự chiến thắng của Nga xô là có lợi cho chúng ta chứ ! Bọn Nga xô còn hoang dã lắm ! Nếu như phải bị ăn thịt thì tôi vẫn thích bị người Anh hay nguời Mỹ ăn thịt hơn. Và chăng, chiến tranh đã kết thúc đâu. Ai dám đoán chác với các ông ràng nếu Đức thất bại thì cả thế giói này không biểu đồng tình chống Nga xô. Trong tình hình như thế, cái lợi của nước Pháp là chờ đợi thôi. Và tôi cho là chuyện dễ hiểu khi các cường quốc suy yếu dần sau một cuộc chiến tranh kéo dài. Và đó cũng là một cách tuyệt diệu nhất để chúng ta tìm lại sức mạnh của mình. Mọi âm mưu, mọi cuộc ám sát chỉ dẫn đến sự nổi giận của bọn Đức và rồi sẽ mất hết.

----------------
       1. Thuộc miền Đoóc-đô-nhơ ở Tây Nam nước Pháp

        2. Thống chế Pêtanh của Pháp.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2018, 08:49:52 pm »

   
        Người được nghe ông ta thuyết giáo những lời trên gật gù và thẽ thọt : "Đúng đấy, đúng, có thể !" rồi đảo mặt một vòng chung quanh để xem người ta có hưỏng ứng không. Có lúc họ ưu tư cho tương lai. Một người trong các vị nguyên là giám đốc kinh tế buông một câu hỏi lửng giũa đám đông.

        - Nhưng rồi đây nếu người Đức buộc mỗi người làm việc với chuyên môn mà mình có, thì không rõ họ bắt tôi làm gì đây. Lính thư ký ư? Nhưng một tiếng Đúc tôi cũng mù tịt.

        Trong dãy trại chúng tôi đang bị nhốt treo một bản đồ hành quân cho người ta thấy mặt trận phía Đông. Trước tấm bản đồ ấy, lúc nào cũng có một vài người tù tới xem mà nếu được trò chuyện với họ thì khá lý thú. Tại đó, tôi bắt quen với Ra-mơ-lanh và Mai-Cơn. Mai-Cơn là một sĩ quan người Xéc-bi, Nam Tư. Anh tới Luân Đôn bằng máy bay trước khi chính phủ Bêôgrat đổ vài giờ, tháng 3 năm 1941. Là một trong những người được thả dù với nhiệm vụ được giao khác nhau, nhưng anh đã rất nhanh chóng bị bắt tại Pari vì một phụ nữ. Cớ gì anh lại không bị hành quyết? Chính anh cũng không tự trả lời được câu hỏi ấy. Anh đùa cợt với cuộc đời giống thể trong một cuộc đánh bài tây. Dù thế, đến tận bây giờ anh có đủ cơ sở để kiêu hãnh rằng lúc nào cũng được bốn con át chủ. Tuy nhiên đây cũng là người bạn đồng hành đáng quí của tôi. Vì vậy chúng tôi quyết tìm hết cách để đi cùng một toa tàu với nhau...

        Nhiêu lời đồn đại khó mà xác minh nổi, nhưng vô cùng phấn chấn, rằng mọi chuyến di chuyển người tù trước đây đều xảy ra không ít cuộc chạy trốn mà chuyện này không phải là cuộc chót... Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm mọi thứ đặng làm cho vụ vượt ngục từ toa tàu chở hàng thành công... Chúng tôi gồm năm người đều một lòng khởi sự. Xó xỉnh nào của nhà bếp, y xá, nhà vệ sinh đều "viếng thăm" hết và mọi căn trại đều được làm quen. Kết quả thật là mỹ mãn. Kho khí giới được đặt ở một nơi kín nhẹm. Những của quí ấy đâu phải trời cho. Phải nghe ngóng, phải dò tìm mới tìm được những thứ "đồng lõa" đắc dụng ấy. Một nhà tù như Công-pie-nhơ đã hàng nghìn nguòi tù đến và đi với con số nhân viên quản lý không phải ít, thông thạo nhiều nghề nghiệp mà nếu người cầm đầu số nhân viên như thế bị mua chuộc rồi, thì không khó khăn lắm để tìm được ỏ những nhân viên cấp dưới những người có thể tin tưởng. Qua các buổi trông coi công việc lao dịch bên ngoài nhà lao, họ mang được về trong trại các thứ dụng cụ đạt yêu cầu "tiếp liệu", theo cách họ vẫn nói thường ngày, cho một chuyến di chuyển sắp bắt đầu.

        Bầu trời tháng giêng đẹp quá. Sau cuộc thử thách trong xà lim, được thả bước dạo khá lâu trong một khu vực rộng lớn thoáng đạt thế này thì sảng khoái biết bao nhiêu. Nhìn sang xà lim chúng tôi còn những xà lim khác nữa, cách một đoạn tương đối xa và bao vây bằng hàng rào thép gai, bị nhốt trong đó toàn là những người tù dân sự mang quốc tịch Anh, Hoa Kỳ đã bị bắt trên đất Pháp. Do được tiếp tế khá đầy đủ từ các Hội chữ thập đỏ của nước họ nên nhiều người tù tìm đến họ hỏi mua thứ này thứ khác, nhất là thuốc lá. Tiếc rằng rất ít khi những người tù này toại nguyện. Những người Hoa Kỳ không cần đồng tiền của Pháp, cũng có thể họ cảm thấy xấu hổ nếu bán theo giá cắt cổ.

        Mãi tới sát ngày cuối cùng, mỗi người được phân phát một gói quà to do Hội chữ thập đỏ tặng để lên đường. Vì đã lâu ngày thiếu thốn miếng ngon vật lạ, nhiều người chúi mũi vào gói quà được nhận tựa như ruồi thấy mật : bánh bố này, sô cô la này, đường, bột trái cây này ...Mọi chỉ dẫn về cuộc ra đi ngày 26 tháng giêng người ta đã thông báo cho chúng tôi biết sau điểm danh chung đêm qua. Chúng tôi đông tới 2.500 người. Rất nhiều thanh niên, nhiều người đã đứng tuổi, và thương tâm quá, cũng có không ít người già yếu. Những người già yếu này làm được gì nữa ? Trong đây có một ông già đã đến 72 tuổi. Ông đang ngồi trên chiếc va li, bộ râu bạc phơ và chiếc gậy chống trong tay, trông ông già hao hao như một Moa-sơ1 hiện đại giữa bộ lạc của mình, chỉ khác là lần này Ixơraen quay trở về Ai Cập. Nỗi buồn mênh mang thình lình tràn ngập cả tâm trí chúng tôi. Công-pi-e-nho quả là một trạm nghỉ ngơi tốt. Mọi những người đã từng qua độ cuối 1943 đầu 1944 vẫn chưa thể nào quên nguôi cảm giác khoan khoái giữa hai chặng đường khốn khổ gian truân.

        Nhìn những hành trang chất ngất hỗn loạn trên sân, chúng tôi khác nào những kẻ lữ hành vô tổ quốc ... Đêm tháng giêng này sao mà dịu dàng thế, dịu dàng đến ngạc nhiên. Bất đồ trong đám phụ nữ, có một người hét lên : "Sao các ông lại không hát lên nhỉ ?" Bài ca Mác-xây-e-dờ được hát vang lên, thoạt đầu còn rụt rè rồi cứ mạnh mẽ dần lên. Với số đông chúng tôi, đây là bài ca vĩnh biệt Tổ quốc - nước Pháp.

----------------
        1. Moise hay Mosché là vĩ nhân số một trong lịch sử dân Do Thái đã lãnh đạo tộc ê-Bri-ơ đi từ Ai Cập tới Palestin trong bốn chục năm ròng rã.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2018, 06:49:27 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2018, 06:50:55 pm »


5

        Chúng tôi trở lại địa điểm đã trú tạm lúc vừa tới, mỗi người đều muốn được một giấc ngủ như ý. Hạnh phúc biết mấy là những người vô tư ! Còn những người khác vì bị kích động thì cứ đi qua đi lại hoài trong các hành lang để tự hành hạ đầu óc đặng xua đuổi được phương thuốc chữa trị nổi ưu tư. Mặc nhiên là ai cũng khỏe khoắn hơn tuần trước. Quên bẵng nhà lao và xà lim. Và chúng tôi đã giấu được các thứ khí cụ trong cuộc lục soát ban sáng. Vậy thì vì lẽ gì trên tấm thiếp có hình ảnh mà chúng tôi được gửi về gia dinh lại có một câu nhắc nhở khả nghi : " Chờ có địa chỉ mới rồi hãy trả lời". Vì sao lại có điều bí ẩn như thế ? Vì sao lại không cho chúng tôi được biết trưổc địa điểm sẽ đến ?

        Đại hội Hội chữ thập đỏ cho biết rằng chúng tôi sửa soạn tỏi Vây-ma1. Đó là trại tập trung Bu-sơ-van. Với nhiều người, tên của trại này thật xa lạ, nhưng nó lại gợi nhớ trong tôi một kỷ niệm mơ hồ. Những năm tiếp theo với sự "thăng hoa" của Hít le, tại Pa-ri ra đời một tờ báo ra hàng tháng do ủy ban Ten-lơ-man ấn hành, một tổ chức chống phát xít sáng lập sau ngày đảng Quốc xã lên cầm quyền, để giúp đõ những người tị nạn chính trị. Trên các tờ báo đó tôi đã được đọc nhiều lần những bài phóng sự về các trại tập trung nổi tiếng, đặc biệt các trại Bu-sân-van, Đa-sau, Ô-ra-niêng-buốc là ba trại nổi tiếng nhất. Và tôi vẫn không quên những cuộc tra tấn những người quyết liệt chống chế độ mới. Tôi đặc biệt chú ý tới vết thương trên vú một phụ nữ vì bị đốt bằng đèn cầy.

        Ngày đó, mấy ai lưu tâm đến nỗi khổ đau của những nạn nhân bị giam cầm trong các trại tập trung ấy. Nhưng trách oán làm sao được, vì người ta cách biệt với chúng tôi khá xa, tương tự hàng nghìn người chết đói hoặc chết vì bão lụt tận Ấn Độ hay tận Trung Quốc, những sự kiện đau lòng như thế chỉ hiện ra trên mặt các báo hàng ngày khoảng năm, sáu dòng mà thôi.

        Lẽ nào chúng tôi lại sắp phải bị dẫn tới các trại tập trung đó? Câu hỏi luôn luôn đặt ra và luôn luôn phải có lời đáp . Không ! Trong các trại ấy hẳn là chật ních người Đức, kể cả người Áo, người Tiệp, người Do Thái và cả người Ba Lan và người Nga nữa. Nhưng người Pháp thì không có trong đó ! Bởi vì người Đức bao giờ cũng chú ý đến phẩm chất sức lao động của người Pháp. Và hơn nữa, chúng tôi vừa trải qua những đày đọa trong các nhà lao, điều đó đã là hình phạt tàn khốc rồi. Chắc hẳn là chúng tôi sẽ bị canh giữ kỹ hon là các công nhân tự do. Nhưng dần dà sẽ được nới lỏng rồi chúng tôi sẽ được trả về là những người dân sự và được hưởng tất cả những gì mà một dân thường được hưởng.

        Chúng tôi vẫn chưa đặt chân trên đất Đức. Rất có thể còn nhiều điều xảy ra từ đây cho đến biên giới.

        Đó là những nghĩ suy của chúng tôi đêm trước ngày ra đi. Điều hết súc lạ lùng là không một người nào, kể cả những người đã ở rất lâu trong trại cung cấp được bất kỳ tin tức gì về số phận các chuyến di chuyển trước đây, về cách thức du hành của những con người ấy. Nhận định này được sự tán dồng của không ít người. Mỗi toa sẽ chứa năm chục người, một người suy đoán thế. Không, bảy chục người, ý kiến của một người khác. Đến lượt tôi ! Tôi được tin truyền là có lúc một trăm người nhốt trong một toa kia đấy. Tất cả đều là phỏng chừng, không xác thực chút nào. Có điều, ai cũng nhạo cợt con số 100...

        - Không đâu các anh ơi ! - Ra-mơ-lanh gào lên, anh quên bẵng cả sự thận trọng tối thiểu -  bọn phát xít không từ một hành động nào đâu, chúng chẳng đối đãi đặc biệt gì với chúng ta đâu. Bằng mọi cách có thể làm để trốn thoát trước lúc tới biên giỏi. Chúng ta phải thường trực trong tư thế chiến đấu. Và khi đã đến đất Đức thì không còn gì khác là lao động khổ sai hoặc là chết.

        Quì trên nệm rơm dùng cho lúc ngủ anh nói trong bóng tối căn phòng. Người ta chỉ nhìn thấy được đôi mắt nhấp nháy sáng của anh thôi. Lời anh như roi quất vào mỗi người. Một nhóm nhỏ chúng tôi thì luôn sẵn sàng, những người còn lại thì tỏ ý chờ xem họ sẽ chất bao nhiêu người tù trong một toa.

        Vừa 4 giờ sáng, còi rúc liên hồi, chát chúa dựng chúng tôi dậy. Lúc nào giờ này cũng là giờ ngủ ngon nhất.

        Khi mỗi người đã nhận một miếng bánh mỳ và một khúc xúc xích, họ thông báo cho chúng tôi biết đó là suất ăn cho cả chuyến đi. Rồi tất cả xếp hàng 5, cất buớc !

---------------
        1. Khu công nghiệp ở miền Đông nước Đức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2018, 06:51:40 pm »


        Bình minh vừa hé ở chân trời. Một đội lính hộ tống canh giữ chúng tôi rất nghiêm ngặt và khoảng cách người này tới người kia chỉ có hai mét. Bởi vì họ xếp chúng tôi 50 người một nhóm. Tức khắc ai cũng một ý nghĩ ràng mỗi nhóm sẽ lên một toa. Đi qua các con đường bên ngoài, tự dưng chúng tôi ngước nhìn lên các cửa sổ phía trong các cánh màn, người ta đang ngủ mê mệt, rất có thể có kẻ đang ân ái với nhau nữa đấy. Chẳng một ai trông thấy chúng tôi. Suy đến cùng, 2500 người có là cái gì trong lúc ngày ngày hàng nghìn người gục ngã xuống... Kia ! Dẫu thế bên cạnh câu sông Oa-sơ, một nhóm phụ nữ bị giữ lại bỏi một hàng lính đi mô tô, đang khóc lóc vẫy tay với chúng tôi.

        Đây là nhà ga rồi ! Ai cũng nhìn lên phía trước cơ hồ đang thử nhìn một vật gì đó. Đoạn đến lượt nhóm của chúng tôi...

        - Nào ! gấp lên các ngài !

        Chói tai đến khùng khiếp khi phải nghe một tên Đức nói tiếng Pháp. Đó là những tên lính được phép nói tiếng Pháp khi đã qua một cuộc thử thách nghiêm ngặt lại còn phải qua một cuộc thi nữa chứ. Mọi người hấp tấp leo lên. Thật là ít ỏi chỗ tốt trong một toa xe chở hàng thế này. Mỗi toa chỉ có hai lỗ thông hơi mà một nửa lỗ còn bị bịt bằng thép gai đan dầy.

        - Ô, năm chục người là được rồi, còn nói gì nữa !

        - Này, các ông còn lên nữa à?

        - Ô, nhầm rồi ! Đã năm chục mạng rồi còn gì !

        Nhũng câu hỏi, những lời ca thán đó trút lên toán năm chục người tới sau. Nhưng vô nghĩa hết.

        - Đi đi ! Nhiều tên lính vừa quát tháo vừa xô ép năm chục con người tiếp theo rồi một tên đóng sập cánh cửa lại, tiếng kêu phát ra nghe như sấm dội. Thế là cả thảy 100 mạng chen chúc, lóp ngóp tựa bây chuột.

        Khi cánh cửa đóng sập lại, những ảo tưởng thoát tan biến. Từ người đa nghi, lạc quan, thấp hèn cho đến người dũng cảm, tuốt tuột, chúng tôi nhìn nhau ngơ ngác và trong ánh mắt mỗi người thoáng hiện một tia khiếp sợ.

        Quả là Ra-mơ-lanh có lý khi anh đã nói trước cho chúng tôi biết, quân Đức không từ mọi chuyện có thể làm, kêu than cũng vô ích thôi. Tuy nhiên tình trạng chưa vượt qua mức tối thiểu như một người trong chúng tôi nhận xét. Đối với chúng tôi căn xà lim ở Mông-tlúc nhốt tới sáu người bây giờ là lý tưởng. Ở đấy chúng tôi có thể ngồi, nằm được. Còn ở đây tìm làm sao cho được một vị trí thoải mái. Lại còn cụ già với hành lý nữa chứ. Làm thế nào đây ! Ngay đến việc đi lại, gục ngã hoặc nói một câu "ông đếch cần" cũng không còn làm được. Không làm được bởi lẽ anh đang bị dẫm đạp, dễ bị nghiến nát bởi một rừng chân tay và thân thể người. Chúng tôi và Uy-be, Pi-e được đứng cạnh một lỗ thông hơi. Còn Ra-mơ-lanh, Mai-Cơn thì tận cuối toa. Qua tiếng la thét cũng như những cử động và qua chen lấn xô đẩy quyết liệt, họ đang gắng sức để may ra tới được với chúng tôi. Từ hai đầu toa, chúng tôi chỉ có thể nhìn ra nhau một cách lờ mờ. Còn ngay giữa toa thì tối như hũ nút. Không may một ai đó bị đẩy vào đó thì chỉ có chết ngạt, chưa nói còn phải khốn khổ thế nào với hai thùng vệ sinh đã đến lúc được dùng rồi. Mãi 1 giờ trưa đoàn tàu mới chuyển bánh. Như thế là chúng tôi đã bị lèn trên toa sáu tiếng đồng hồ rồi. Đã có người bị nghẹt thở. Sau khi ghi tên, tất cả mọi người bệnh tật hay khỏe mạnh đều phải ra đi tuốt.

        Ai cũng muốn kiếm được chỗ tốt nên chúng tôi nhũng người đứng bên cạnh thật khổ sở. Phải ra một quyết định tập thể là ai đau ốm thì được đến bên lổ thông hơi một lát. Nhưng người đau ốm lại đông quá. Thế là tức thì xảy ra một cuộc cãi vã nhau, tranh giành nhau. Rất may mắn, niềm hi vọng về một cái gì tốt đẹp hơn lúc này trong mỗi con người là không vơi cạn.

        "Dù sao họ cũng không thể để tình cảnh này quá 24 tiếng đồng hồ được". người bi quan nhất đưa ra một câu quyết đoán thế. Và do ai cũng đồng tình được vói câu quyết đoán ấy mà cái khối người hỗn độn này bỗng nhiên tĩnh lặng được đôi phần. Tiếp theo lại thêm một quyết định mới. Từ giờ đến tối sẽ luân phiên nhau một nửa đứng, một nửa ngồi. Và mọi người vào bữa ăn của mình. Điều hết sức ngạc nhiên là một vài người ăn thật ngon miệng dưòng như không có chuyện gì cả, dường như họ phả đồ ăn vào mồm vậy. Một trong những người phải ngồi trên thùng vệ sinh - có thế mới tiết kiệm được một chỗ -  phải đứng lên như một chiếc máy bởi có một người khác đã mót lắm rồi. Nhưng bắt chấp tiếng ồn và mùi vị xú uế bốc lên, ông ta vẫn cứ thế mà nhai ngon lành. Đêm đã xuống và ánh sáng nhạt dần. Ai cũng kiếm tìm một vị thế dễ chịu nhất, nên chi cảnh lộn xộn lại tái diễn. Nhưng rất nhanh thôi sự im lặng bao trùm lên tất cả vì ai cũng mệt mỏi và có vài người đã bị nghẹt thở.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM