Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:34:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242933 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #60 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 01:42:41 pm »

Chào bác Tailienson, bác Tuanb5, bác Binhyen, chào bác chủ.
Các bác bảo f 320 để mất cao điểm 200. Vậy cụ thể là E nào để mất.Tôi là lính tân binh của d6 rồi d4 e 52 thời đó mà sao tôi không biết nhỉ.
   Nếu mất chốt thì bộ binh phải bỏ chạy, mà chạy về đâu? Chỉ có chạy về d bộ thôi.Mà lúc ấy tôi là lính d bộ mà. Các bác giải quyết thắc mắc này cho em tý.
   Tôi chỉ nhớ đơn vị để mất chốt một lần ở đường 3 Tà keo mà thôi.Lần đó chạy bở hơi tai.Mồm và mũi thi nhau lấy ô xi để cung cấp cho hai lá phổi đang hoạt động quá công suất. Khi không chạy được nữa, quay nhìn trở lại chẳng thấy địch đâu.Hay thật.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #61 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:01:11 pm »

Nỗi đau nơi xóm vắng
     Một quyết định liên quan đến tính mạng một con người hẳn đó là một quyết định đặc biệt cần phải cân nhắc kỹ. Cho đến bây giờ đã gần U60 mà tôi vẫn còn day dứt  bởi đúng hay sai về một quyết định tập thể của tổ trinh sát mà lúc đó đều ở tuổi 20 . Câu chuyện thế này.
     Khoảng tháng 10/ 1978, đội hình sư đoàn 320A đã sang tác chiến bên kia biên giới thuộc huyện Mi mút tỉnh Công phông chảm. Đây là huyện miền núi biên giới của nước bạn giáp tỉnh Tây Ninh của ta. Đại đội 20 trinh sát sư đoàn đóng ở phía Đông cao điểm 200. Nói là cao điểm nhưng thực ra đó là 1 đồi thấp, được phủ toàn bộ cây cao su đã nhiều năm tuổi. Vào buổi chiều, lúc này ở Căm pu chia là đầu mùa khô, đ/c Đại đội trưởng gọi toàn tổ lên giao nhiệm vụ luồn sâu đặt đài quan sát đường 78 từ ngã ba Suông đi đầm Be. Công việc chủ yếu là theo dõi, ghi chép sự di chuyển lực lượng của địch thời gian 5 ngày về báo cáo trực tiếp tại ban trinh sát. ...

Để em yểm trợ bác Đức Cường nhé!
Điểm cao 200 và cao điểm 202 được đường 71 (nhánh của đường 7) xuyên qua; như bác Đức Cường mô tả là 2 quả đồi cao nhất trong số một loạt các quả đồi thấp, nhỏ.

Nếu đi từ biên giới sang ta sẽ phải vượt qua phòng tuyến đường số 7 của Pôn pốt. Nếu nhìn từ hai quả đồi này về biên giới Việt Nam thì cũng kha khá thoáng,  Grin.

Logged

tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #62 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:04:09 pm »


  
  Không hẹn mà gặp bác Quang@
                 Bản đồ này tôi dùng để phác họa chiến dịch A88 nhưng vì không có bản đồ sạch nên tạm  gửi các bác để ta hình dung thế trận tháng 8/1978
  Chiến dịch a 78 lúc đó D2E 866 phải đánh  phum gạch , điểm cao 159,điểm cao 94, điểm cao 119
  e 28  đánh sở 3, f 320 đánh 200,202 còn 105 bắc , 112 địch ở ,sang tháng 10   d2 e 866 mới đánh chiếm
  Cao điểm 62  hồi tháng 8/78  E 24 /F10 bàn giao cho E 977/ F31
   bình độ 50, 105 nam trên trục đường 7 Ê 66/F10 bàn giao cho E 922/F31
   Lúc đó E bộ E 52 của Pho@  ở bản Khan Đa là thủ đô của  các F.
     Sau khi các cao điểm 200,202,159,119,94,112,105 bắc, 105 nam, thuộc về ta thành 1 vong cung giữ Mi mốt
   Giai đoạn này mất chốt nào là chỉ chốt đó không có hiệu ứng Đomino đâu bác Pho@ à
   Xin Bác Quangcan@ cho đường nich tìm bản đồ của Lào vàK với . Cứ phải coppi bản cũ  cũ bác ạ  
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2013, 03:25:02 pm gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #63 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 03:30:39 pm »

 
... Có thể trận mà nói mất chốt rồi đánh lấy lại tháng 8/78 là trận Phu Sâm của e 64 F320A. Vì suốt 20 ngày đêm địch vây phu sâm ta không vào giải vây được nên tiểu đoàn 9 E 64F320 chỉ với hơn 150 người đã chiến đấu cực kì ác liệt . Chỉ đến khi cho pháo bắn trùm lên trận địa của mình sau đó anh em mới rút khỏi Phu sâm . Ngày 8/8 /78 rút khỏi PHu sâm thì đúng 20 ngày sau E 64 lại tổ chức đánh chiếm lại căn cứ này . Người chỉ huy Trung đoàn lúc ấy là anh Nguyễn Hữu Mão ( sau này vào năm 1984 anh Mão về làm sư trưởng sư đoàn 7 chiến đấu ở K)
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 04:21:14 pm »

Xin phép các cụ, cho phép em - kẻ ngoại đạo - thuyết một chút về chỗ này và góc độ .... cao cao một tý,  Grin.

1. Tổng hợp:
- Như các bác đã biết, từ khoảng giữa năm 1978, ta đã hất địch sang bên kia biên giới. Trên toàn phòng tuyến Tây Ninh căng lên như một dây đàn - địch liên tục tổ chức xuất phát ngắn hoặc dùng phân đội nhỏ luồn sâu đánh lén, cài mìn định hướng, ..... gây cho ta nhiều phiền phức nhất định.

- Bên cạnh đó, chúng cũng chủ động xây dựng phòng tuyến biên giới khi nguy cơ QTN VN sắp đánh sang. Pôn Pốt lấy đường 7 là điểm tựa, là ranh giới án ngữ đối xứng với các lực lượng của ta. Xây dựng trận địa nhiều lớp, nhiều tầng với các phòng tuyến được đan xen và bẫy mìn la liệt. Địch thời điểm này còn mạnh, còn có tổ chức tốt và hỏa lực tương đương nếu không nói là có phần nhỉnh hơn ở cấp D trở xuống.

- Về địa hình: hơi nghiêng từ K sang ta, các cao điểm liên tục nhưng với bình độ thấp (100m 200m); hoàn toàn là đồng bằng với các đồn điền cao su lúp xúp, trải rộng với hàng trăm cây số vuông. Hoàn toàn có thể sử dụng các đường nhánh của đường 7 (vuông góc) thành tuyến phát triển, thọc sâu hoặc luồn sâu vu hồi phá hủy khu căn cứ chỉ huy và kho tàn địch.

2. Chiến thuật:
- Chính vì vậy, khi đánh giá tổng quan tình hình và tương quan lực lượng. Quân đoàn 3 đã hết sức cân nhắc. Các bác có thể thấy một hình ảnh minh họa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được lặp lại:

  * BTL Quân đoàn 3 đã cân nhắc rồi đi đến quyết định, dùng F320A - một sư đoàn thiện chiến ở khu vực đồng bằng là quân át chủ bài trong vai trò mở cửa chiến dịch. F320A sẽ tiên phong đi đầu, mở đường cho F10/ sư đoàn 10 và sư đoàn 31/ F31 thọc sâu bằng đội hình cơ giới. Giống đánh Đồng Dù chưa ạ!  Grin. F320A/ thê đội 1 hồi đó cũng  mở cửa chiến dịch cho đội hình cơ giới F10/ thê đội 2 chọc thẳng vào Sài Gòn.

  * Quán triệt tinh thần chỉ đạo đó, F320A dùng E64/ trung đoàn 64 - một trung đoàn nổi tiếng với tinh thần "dũng cảm đánh hăng, luồn sâu đánh hiểm" tổ chức một đội hình mạnh chiếm toàn bộ địa bàn quan trọng từ ngã ba Sầm Rông theo trục đường 701 qua các điểm cao 200, 202, Sa Lăng 1, Sa Lăng 2, phum Lou, buộc địch phai phân tán lực lượng, co kéo đối phó,  Grin.

Trung đoàn 48/ E48 nổi tiếng với tinh thần/ hoạt động tác chiến đánh công kiên từ thời Pháp và trung đoàn 52/ E52 sẽ từ hai bên cánh chọc thẳng  tạo thành vòng cung. E24 F10/ trung đoàn 24 sư đoàn 10 - trung đoàn Trung dũng, luôn luôn Trung dũng sẽ được tăng cường hỏa lực cấp Quân đoàn đánh vỗ mặt từ hướng chính diện.

Ngoài ra, sư đoàn 320A đã tung một số đơn vị trinh sát/ phân đội nhỏ đánh bật một số các mục tiêu nhỏ, lẻ sát biên giới nhằm tạo vị trí đứng chân cho đội hình trong chiến dịch.

Ở đây ta sẽ gặp một loạt các vị trí, điểm mốc khá quen thuộc đối với những người tham gia trận đánh: Phum Lou/ Ph. Lu; các cao điểm 200, 202, 125, 144; Sa Lăng 1, 2; Bản Đỏ; đồn điền Me Mut/ Mi Mút; Kh. Suong/ Suông/ Xuong; Phum Sâm/ Ph. Sam

nghiêng: nhận xét/ đánh giá riêng của em ạ! Mô phỏng tạm bởi "đồ bản" tự vẽ, mong các bác bổ sung,  Grin.



Logged

binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #65 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 04:55:58 pm »


... Có thể trận mà nói mất chốt rồi đánh lấy lại tháng 8/78 là trận Phu Sâm của e 64 F320A. Vì suốt 20 ngày đêm địch vây phu sâm ta không vào giải vây được nên tiểu đoàn 9 E 64F320 chỉ với hơn 150 người đã chiến đấu cực kì ác liệt . Chỉ đến khi cho pháo bắn trùm lên trận địa của mình sau đó anh em mới rút khỏi Phu sâm . Ngày 8/8 /78 rút khỏi PHu sâm thì đúng 20 ngày sau E 64 lại tổ chức đánh chiếm lại căn cứ này . Người chỉ huy Trung đoàn lúc ấy là anh Nguyễn Hữu Mão ( sau này vào năm 1984 anh Mão về làm sư trưởng sư đoàn 7 chiến đấu ở K)

 Bác nguyentrongluan@ nói đúng lắm.  Grin

 Đại tá Nguyễn Hữu Mão quyền Sư đoàn trưởng F7 năm 1983, Sư đoàn trưởng F7 từ 1984 đến 1988.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 05:18:13 pm »


... Có thể trận mà nói mất chốt rồi đánh lấy lại tháng 8/78 là trận Phu Sâm của e 64 F320A. Vì suốt 20 ngày đêm địch vây phu sâm ta không vào giải vây được nên tiểu đoàn 9 E 64F320 chỉ với hơn 150 người đã chiến đấu cực kì ác liệt . Chỉ đến khi cho pháo bắn trùm lên trận địa của mình sau đó anh em mới rút khỏi Phu sâm . Ngày 8/8 /78 rút khỏi PHu sâm thì đúng 20 ngày sau E 64 lại tổ chức đánh chiếm lại căn cứ này . Người chỉ huy Trung đoàn lúc ấy là anh Nguyễn Hữu Mão ( sau này vào năm 1984 anh Mão về làm sư trưởng sư đoàn 7 chiến đấu ở K)

 Bác nguyentrongluan@ nói đúng lắm.  Grin

 Đại tá Nguyễn Hữu Mão quyền Sư đoàn trưởng F7 năm 1983, Sư đoàn trưởng F7 từ 1984 đến 1988.

Năm 79, khi tụi em về sư 320, bác Mão đang là trung tá tham mưu trưởng sư đoàn, hình như lúc đó bác ấy 27 tuổi, 1 trung tá trẻ, cao, đẹp trai... niềm ngưỡng mộ của đám lính trẻ  Grin, sau đó anh Mão đi học, không ngờ bác ấy có duyên với chiến trường K, K ra Bắc rồi lại lộn về K, cám ơn anh Luân và bác BY về thông tin này, tụi em chỉ biết khi về hưu bác ấy là thiếu tướng, hồi ấy tụi em cứ nghĩ bác Mão còn lên cao nữa  Roll Eyes
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 05:35:58 pm »


... Có thể trận mà nói mất chốt rồi đánh lấy lại tháng 8/78 là trận Phu Sâm của e 64 F320A. Vì suốt 20 ngày đêm địch vây phu sâm ta không vào giải vây được nên tiểu đoàn 9 E 64F320 chỉ với hơn 150 người đã chiến đấu cực kì ác liệt . Chỉ đến khi cho pháo bắn trùm lên trận địa của mình sau đó anh em mới rút khỏi Phu sâm . Ngày 8/8 /78 rút khỏi PHu sâm thì đúng 20 ngày sau E 64 lại tổ chức đánh chiếm lại căn cứ này . Người chỉ huy Trung đoàn lúc ấy là anh Nguyễn Hữu Mão ( sau này vào năm 1984 anh Mão về làm sư trưởng sư đoàn 7 chiến đấu ở K)
Cao điểm 200,201 có giá trị chiến thuật án ngữ hướng tây đường 7, f 320 để mất vào giai đoạn đầu tháng 8 - đơn vị nào thì em không rõ .Nhưng chiến dịch A78 là bọn em được phổ biến các mục tiêu  có f 320 đánh lại các điểm cao này .Các cao điểm chiếm trong chiến dịch A 78  ltạo thành thế trận phòng ngự liên hoàn Tây nam đường 7, là  bàn đạp để tiến hành chiến dịch A 88 giải phóng K ngày 31/12/78
   Phum Sâm do e 64 chốt và đúng là có chuyện pháo ta bắn trùm trận địa bằng đạn  chụp mũi tên .sau đó còn giữ được mấy ngày nữa . Phòng ngự lúc đó là D7 ( 8??) do Khuất Hoan làm D tr . Bác Hoan vừa chỉ huy D vừa bắn cối 60
    Bản đồ bácQuang Can @ vẽ  có lẽ  đó là giai đoạn đầu của chiến tranh tây nam 11/77  vì Quân đoàn 3 sau khi mở   chiến dịch A 58  ngày 12/6/78  với 2 trận mở màn của E 866 và e 66 thất bại đã lợi dụng kết quả của QK7 để sang  Mi mốt và E 64 từ cao điểm 105 Nam  nằm trên đường 7 xuất phát đánh Phum Sâm
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2013, 05:42:30 pm gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 07:22:14 pm »



- Bên cạnh đó, chúng cũng chủ động xây dựng phòng tuyến biên giới khi nguy cơ QTN VN sắp đánh sang. Pôn Pốt lấy đường 7 là điểm tựa, là ranh giới án ngữ đối xứng với các lực lượng của ta. Xây dựng trận địa nhiều lớp, nhiều tầng với các phòng tuyến được đan xen và bẫy mìn la liệt. Địch thời điểm này còn mạnh, còn có tổ chức tốt và hỏa lực tương đương nếu không nói là có phần nhỉnh hơn ở cấp D trở xuống.


Nhờ các bác phân tích thêm về giá trị chiến thuật của khu vực đường 7. Bởi tôi thấy cả ta và Pốt đều chọn nơi này tỉ thí Grin. Cao điểm 62 ngay gần đường 7 đánh nhau ác liệt lắm, F10 tốn rất nhiều xương máu tại đây mới lấy được nó (E66) và giữ được nó thì E24 cũng mất mát nhiều.

Về phía Pốt, ở khu vực này tôi nhận thấy chúng tập trung quân sĩ khá đông và mạnh về hỏa lực. Trước khi bộ binh xông lên, cối pháo nó nện không thương tiếc, khiến bọn tôi ù hết tai. Rừng cao su nhiều năm tuổi bị mảnh chém tướp hết, nhựa cao su trắng nhỏ ròng ròng, dính chặt vào quần áo lính mình.
Công sự phải ngụy trang kín đáo và có vài hầm  nối nhau bằng giao thông hào để cơ động, kẻo DK nó phang cho tan nát ngay tắp lự.

Những trận tấn công hòng cướp chốt ta, chúng bỏ lại ít nhiều xác chết, ấy vậy chúng không ngán. Cuối ngày, theo thông lệ, thường có hội ý và thông báo vắn tắt về tin chiến thắng của quân ta (trong và ngoài đơn vị). Thú thực, tôi nghe và chỉ tin ở mức độ...vừa phải Grin. Nhưng tôi biết Pốt thiệt hại rất nhiều tại đây, bởi những gì tôi nhìn tận mắt: Đó là những xác chết...

Thông thường, buổi sáng chúng thường lên tầm 9 giờ. Buổi chiều tầm 15 giờ. Lúc ấy chúng hò hét rôm rả lắm. Lại còn tuýt còi, hệt như cảnh sát giao thông khi tắc đường vậy Grin Khi kết thúc trận, rời hầm tiến "sâu đo" (e nó chơi miếng đà đao) để thu dọn chiến trường, tôi nhớ lúc ấy trời bắt đầu nhá nhem tối.

Chắc Pốt có nhiều lý do nên chúng cố sống cố chết chiếm bằng được Cao điểm này.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #69 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 10:03:02 am »

Tôi nghĩ rằng địch đánh hướng tuyến tây ninh mà chử yếu tuyến biên giới đối diện đường 7 bởi:
1 -đó là một trong hai con đường về TP HCM  gần nhất.địch không thể tiến công qua cửa khẩu mộc bài vì sợ ta phản công thì TP nom phenh bị uy hiếp trực tiêp ngay nên đó là sự lựa chọn duy nhất.
2 -có nhiều cao điểm,nhiều đường thuận lơi cho tác chiến cũng như phòng ngự''dân cư ở vùng này thưa.
   Theo tôi biết thì sư 320A đánh cao điểm 62 chứ không phải f10.Người hùng được đài tiếng nói VN tường thuật trực tiếp nhắc tên và sau này được thưởng huân chương chiến công hạng nhất trong trận đánh. đó là cs Lê viết Khởi lúc đó ở d7 E64.Đ/c hiện nay đang là đai tá GV Học viện KTQS[nhập ngũ 11/77 với tôi].Rất cảm ơn bác binhyen, quangcan... đã làm sáng tỏ thêm bài "nỗi đau nơi xóm vắng "bằng những địa danh mà tôi không thể nhớ được.xem bản đồ tôi mừng lắm thấy được những con đường  đầy "máu và nước mắt"mà tuổi trẻ chúng tôi đã đi qua.niềm vui này sẽ đến với cả đồng đội của tôi khi đến nhà chúng tôi sẽ mở xem cùng bình luận.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM