Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:30:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242940 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #510 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 08:33:08 pm »

Chào Đức Cường!  P/K vừa đọc qua bài của ĐC mới biết ĐC ở 320, thời chiến tranh biên giới và trên CPC nghe ĐC nhắc đến các địa danh thì P/K không còn lạ gì. Lò Gò, Sa Mát, Tân Lập mà ĐC bảo dân bị tàn sát ấy là P/K đã đi qua, ra chốt có tên Năm Gấu..Mi Mút,  Công Pông Chàm…Đường 5.6.7 ở CPC,  P/K đã  đi qua. Trước P/k ở sư 10, tháng 4-77 bổ xung về E922, sư 31.  Này cái vụ xe tăng địch chạy lẫn với xe tăng ta là nó đã chà rất nhiều lính của E28 đấy? Khi E của P/K chiếm  Phum Sâm, cái chốt quan trọng nhất trong phòng ngự của Pôn Pốt trên đường 7, thấy trên đường có lốt xe tăng chạy xuống rồi  nó ngược lại. Có thể  đấy là chiếc xe nghiến lính 28 đang từ hường Krếch đánh sang, vì lính ta cũng nhầm là xe ta. Chắc chiếc này trà trộn vào 320?
ĐC nhập ngũ 11-77, cho P/K hỏi  là ĐC được huấn luyện ở đâu?  Cuối năm 77 P/K có huấn luyện đợt tân binh của Nghệ An ở Dục Mỹ, Nha Trang, vào khoảng tháng 2 hay 3 gì đó là dẫn vào bổ xung cho quân đoàn đang tác chiến ở Tây Ninh. ĐC có trong đợt đó không?
ĐC cường viết tiếp hồi ở CPC đi. Xin chào!
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #511 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 09:04:33 pm »

Chào bác phước khách: Bác vừa tân gia ngôi nhà mới mà thật đông khách. Chúc mừng bác đã vào mái nhà chung của CCB đó là MVH. Hy vọng hồi ức của bác chủ sẽ được sông lại tái hiện qua từng trang viết.
Đúng vậy. Duccuong vào huấn luyên tại C14 D7 E 24 quân trường lam sơn ( Dục mỹ - phú khánh) .Tháng 3 / 1979 bổ sung cả 3 tiểu đoàn huấn luyện tân binh quê huyện Nghi lộc vào F320. Lúc bấy giờ đang tác chiến tại lò gò.
Sang k vào tháng 8/1978 tại My mút. Đã đặt chân lên đường bình độ 50 ( Phum sâm ) cao điểm 105, cao điểm 200...
Vẫn biết bác ở F10 trong bài viết của bác. Ra bắc F10 đóng quân ở vùng thị trấn Đu Thái nguyên.F31 đóng ở trên trục đường 1B thuộc huyện Đình cả.
Hồi ký ở K duccuong đã viết trọn 50 trang rồi. Bây giờ chủ yếu viết về những câu chuyện khi gặp lại bạn bè trong đại đội thôi. Nếu có thời gian mời bác thường xuyên gé thăm " Đời quân nghũ " sẽ hiểu về F320 khi còn ở chiến trường K.
Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #512 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 10:36:35 pm »

Xin chào bác Đức Cường , chào các bác đang tham gia topic " Đời quân ngũ "
Em theo dõi chuyện của bác chủ topic đã lâu , thấy nhiều câu chuyện ly kỳ ghê , tò mò muốn biết đoạn cuối quá trời . Bác Đức Cường hành quân nhanh hơn chút nữa thì tốt biết bao.Hic .
Chúc các bác mạnh giỏi .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #513 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2014, 06:36:21 pm »

                                    Lần đầu ra trận của chiến sỹ Phạm văn Lấn

Nhận lời mời của anh em cùng nhập ngũ Xã Nghi thiết. Tôi và vaphotho tu xuống chơi vào một ngày chủ nhật  nắng đẹp. Đang mùa thu, trời xanh cao không còn cái nắng oi bức cuả mùa hè nữa. Chúng tôi xuống lần này mang theo mấy bức ảnh tặng bạn trong dịp trung tướng khuất duy Tiến đến thăm cở sở đóng tàu thuyền , doanh nghiệp Lấn – Lưu.
Vượt qua ba ra Nghi quang , chúng tôi đã nghe bản hợp xướng của xí ngiệp đóng tàu . Tiếng máy nổ , máy cưa, tiếng đục đẽo khua vang một góc trời.

Được sự ủy quyền của trung tướng Khuất Duy Tiến, Đức Cường đã trao tặng
 cuốn hồi kí Kí ức đời binh nghiệp, trong đó lời đề tặng và chữ kí của ông

 
Chúng tôi đến thật đúng lúc . Con tàu dài 27m vừa mới hạ thủy ngày hôm qua đang chạy thử kiểm tra để bàn giao cho thượng đế. Khách thường là người Ninh binh, Nam định và các tỉnh miền trung đến đặt hàng . Là một thương binh trở về , tài sản là  hai ban tay trắng và chiếc ba lô cũ sờn như bao thương binh khác. Lấn đã trăn trở vươn lên làm giàu. Với đội nghũ công nhân được ưu tiên là đồng đội, con em TB . Lấn đã trở thành hạt nhân tiêu biểu làm kinh tế giỏi điển hình của CCB huyện nghi lộc .

Bài viết này tôi không nói về cái tài làm ăn giỏi , là đối tác tin cậy của khách hàng  của CCB Phạm văn Lấn . Mà gi lại chiến công đầu của một đồng chí tân binh lần đầu ra trận .

Sau khi bổ sung vào F320 tại lò gò. Lấn được biên chế về C11D6E52 . Lúc này sư đoàn đang tác chiến tại Lò gò- Xóm giữa - Xa mát.
Vào khoảng tháng 5/1978. Địch lúc này đang ở thế tấn công lấn chiếm đất của ta khá sâu. Có nơi vào đến 10km. Mặc dù  phòng ngự chủ động nhưng thương vong giai đoạn này quá lớn bởi vậy cấp trên điều Đồng chí Khuất duy Tiến trưởng phòng tác chiến về làm sư đoàn trưởng.

Lời đề tặng của trung tướng

Ngay cuộc họp quân chính đầu tiên sư đoàn đã thay đổi cách đánh . Không chờ giặc đến đánh mà tìm giặc để đánh. Vậy là toàn sư đoàn đã thay đổi cách đánh đó là các đơn vị phải thay phiên ra khỏi chốt phòng ngự , mai phục tiêu diệt địch trước khi bị tấn công. ( điều này thể hiện rất rõ trong Hồi ký của đồng chí trung tướng khuất duy Tiến.) .
Trong cụm điểm tựa phòng ngự thì trung đội của Lấn nằm trên cùng khá gần chốt của địch . Đại đội hằng ngày có 3 tổ rời trân địa chốt lúc sáng sớm ra phục kích ở những vị trí qui định do trinh sát tiểu đoàn và trung đoàn dẫn đi. Những trận địa phục sau lưng chốt tiền tiêu của địch gần như cố định nên chỉ một hai hôm sau thì các tổ tự đi không cần trinh sát dẫn nữa .

 Tổ của lấn có 3 đồng chí . sau bốn ngày mật phục tại vị trí quy định . Đó là con đường mòn lâm ngiệp trong rừng có thể đi về bến sỏi. nhưng vẫn không gặp địch . Sang đến ngày thứ năm như thường lệ cả tổ dậy sớm nhưng hôm nay một đồng chí quê ở hà nam ninh bị ốm vậy là chỉ còn hai người Lấn và Viêm . Viêm cùng quê , cùng nhập ngũ . Tình tình ít nói . Sinh ra từ vùng quê vựa lúa của huyện , xã nghi công.

 Tuy chỉ có hai người nhưng đồng chí trung đội trưởng Phướn , người dân tộc thiểu số quê ở Hà sơn bình vẫn lệnh lên đường. Vậy là tổ mật phục chỉ còn hai tân binh chưa vào trận lần nào.
Sau bốn ngày đi phục. đường đi của tổ đã trở thành lối mòn dễ giàng nhận biết. Chỉ sau hai giờ ( đi chậm do phải quan sát địch ) tổ đã đến vị trí qui định . Công việc đầu tiên là bố trí quả mìn đinh hướng c laymo . Theo hướng dẫn của đồng chí trung đội trưởng ngày đầu , Lấn bố trí ngay mép đường có độ hắt của mảnh bi theo trục đường lớn nhất.
Lấn giữ khẩu AK còn Viêm giữ khẩu B40. Mặt trời đã đúngbóng , bi đông nước đã cạn một nửa do đi đường ra mồ hôi nhiều. Cả hai nằm chờ giặc đến. Nhớ lời đồng chí đại đội trưởng ( đ/c Quang quê ở Quảng bình . Sau đó không lâu bị hy sinh khi đi tìm nguồn nước sinh hoạt cho đơn vị bị giẫm phải mìn) dăn : “ con đường này địch vẫn thỉnh thoảng đi lại vận chuyển LTTP cho chốt tuyến trước và ra đường 20 cài mìn xe cơ giới của ta. Nên các đồng chí phải kiên trì mai phục …” Dù cùng quê nhưng trong điều kiện này cả hai không giám nói chuyện mà phải liên tục quan sát để địch đi vào trận địa phục , làm sao quả mìn định hướng phát huy hiểu quả nhất.

Thật không phụ lòng “tôi đã phát hiện một tốp địch 7 tên hình như đang gùi đạn và mìn ra tuyến trước bởi đi khá nặng nề ” Lấn nói. Lần đầu ra trận ai không có phút mất bình tĩnh . Tim Lấn đập nhanh , thần kinh căng như sợi dây đàn . Khi hai tên đi đầu vào trong trận địa , Lấn và Viêm đã nhìn rất rõ mặt hai tên đi đầu. Một điều bất ngờ làm Lấn bối rối hai đứa đi đầu không mang vũ khí không mang gùi và nó là hai đứa trẻ mới lên 9-10 tuổi !. Nhưng Lấn không thể làm khác. Hộ khẩu ngón tay trỏ đã đè trên cần điểm hỏa. Lấn ấn mạnh cả vùng đất phía trước rung chuyển, Tiếng kêu la thất thanh của địch hòa trong khói mìn . Lấn hô “ chạy ” . Viêm cũng không kịp bắn nữa cả hai vùng chạy trong tiếng kêu rống của bọn bị thương. Cả hai chạy một mạch mất 30 phút mới về đến chốt đại đội. Lấn báo cáo đứt quãng trong hơi thở gấp gáp. Địch đã bị tiêu diệt nó kêu cứu ầm ĩ. Sự việc đã được báo lên tiểu đoàn qua điện thoại và đại đội 11 được lệnh rời trận địa vân động ngay lên vị trí tổ Lấn đã phục kích. Chưa đầy một giờ sau cả đại đội đến vị trí . Cối 60 và khẩu 12.7li tăng cường bắn mạnh sang bên kia để cả đại đội vượt đường truy kích . Không có sự phản kháng nào của địch , cả đại đội lúc này mới quay lại vị trí mai phục. Hai tên địch bị chết tại chỗ , máu me lênh láng đầy đường. Ta thu được một khẩu M79 và một khẩu B40 cùng  một số LTTP và đạn dược mà địch gùi cho chốt tuyến trước.
Một tên địch chết nằm sấp. Viêm lật người lên , thấy cộm trước ngực , dù máu me đầy người nhưng vẫn thấy rõ đó là một cái võng dù còn mới , đã bị thủng một lỗ bi ( sau này về giặt đếm thì bị thủng 8 lỗ do võng gấp.) Đại đội nhanh chóng cài lựu đạn dưới xác tên địch rồi rút về chốt .

Đức Cường thay mặt Ban liên lạc hội nhập ngũ 11.1977, tặng đồng chí Lấn tấm ảnh chụp Trung tướng cùng các thủ trưởng trong Ban liên lạc Đại đoàn Đồng Bằng đến thăm xưởng đóng tàu của Lấn

Trận đánh đầu tiên của chiến sỹ Lấn là như vậy .Vẫn chưa kịp nổ súng nhưng hiệu suất chiến đấu cao. Sau trận này hai chiến sỹ đều được phong lên binh nhất. Bởi sau khi làm lễ tuyên thệ  kết thúc huấn luyện chiến sỹ mới ở quân trường Lam sơn , lên Tây ninh tất cả chúng tôi vẫn là anh binh nhì.

Một điều mà doanh ngiệp Phạm văn Lấn vẫn còn ám ảnh cho đến tận bây giờ đó là gương mặt của hai đứa trẻ con phải đi trước mà Lấn nhìn rõ trong trận phục kích đó.Thật may hai đứa  không chết . Đó là cái may mắn cho nó khi chỉ một vài tích tắc mà Lấn đã giật mình vì gương mặt trẻ thơ của hai tên đi đầu nên nó đã đi quá giải quạt hiểu quả của  trái mìn clây mo. Mãi sau này sang chiến đấu tại chiến trường K ,chúng tôi mới hiểu bọn Pốt thật dã man bắt trẻ con người già đi trước để đỡ đạn, khua xương đá mìn thay cho việc tàn sát dân K loại hai.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2014, 07:18:38 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #514 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2014, 05:16:21 pm »

Em Anhtho chúc mừng anh Duccuong đã về thăm đồng đội đồng niên nhập ngũ và có những giao lưu nghĩa tình, chúc các anh CCB cùng nhập ngũ tháng 11/77 ở Vinh vui khỏe hạnh phúc và thành đạt
@ Duccuong! Em đã báo cho anh và anh Vapho bên trang anh Phuockhanh là mẹ em bệnh "có cả bệnh nhớ con rể con cấy nữa", em viền gấp hôm thứ tư đáp thẳng Tân Sơn Nhất - Thọ Xuân, không ghé Vinh nên em không báo các anh đón. Hôm nay mẹ em đã khá, có lẽ chủ nhật là em khứ hồi vì dạo ni Vetran bận lắm, mà bỏ cu chàng trong nớ lâu cũng không in tâm. Thôi hẹn các anh dịp khác nhé.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2014, 07:40:28 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #515 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2014, 07:26:09 pm »

Em Anhtho chúc mừng anh Duccuong đã về thăm đồng đội đồng niên nhập ngũ và có những giao lưu nghĩa tình, chúc các anh CCB cùng nhập ngũ tháng 11/77 ở Vinh vui khỏe hạnh phúc và thành đạt
@ Duccuong! Em đã báo cho anh và anh Vapho bên trang anh Phuockhanh là em mẹ em bệnh "có cả bệnh nhớ con rể con gấy nữa", em viền gấp hôm thứ tư đáp thẳng Tân Sơn Nhất - Thọ Xuân, không ghé Vinh nên em không báo các anh đón. Hôm nay mẹ em đã khá, có lẽ chủ nhật là em khứ hồi vì dạo ni Vetran bận lắm, mà bỏ cu chàng trong nớ lâu cũng không in tâm. Thôi hẹn các anh dịp khác nhé.

Đề nghị Anh Thơ viết bài không dùng tiếng địa phương.
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #516 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2014, 09:08:52 pm »

Không sao đâu bác lính đường dây . Người Thanh hóa hiểu ngay ngôn ngữ địa phương ấy mà. Có lẽ Anh tho muốn dành riêng cho mọi người đồng hương và những người lính đã đóng quân ở xứ Thanh giây phút cảm xúc nhớ về miền quê bắc miền trung ấy!.
Chúc mừng bà ngoại của Anh tho -  ve tran đã hồi phục. Khi ốm đau , Các cụ thấy con gái về là mừng lắm. Anh tho nhớ ra kênh nhà lê sau nhà chụp ảnh nhé Grin.
Duccuong vẫn biết sân bay Thanh hóa ( sao vàng ) đã đi vào hoạt động . Nên cơ hội vào Vinh của các bạn sẽ ít hơn . Hy vọng một lần nào đó được tiếp kiến vetran và anh tho tại đất nghệ.
Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #517 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2014, 07:29:42 pm »

Chúc mừng bà ngoại của Anh tho -  ve tran đã hồi phục. Khi ốm đau , Các cụ thấy con gái về là mừng lắm. Anh tho nhớ ra kênh nhà lê sau nhà chụp ảnh nhé Grin.
Duccuong vẫn biết sân bay Thanh hóa ( sao vàng ) đã đi vào hoạt động . Nên cơ hội vào Vinh của các bạn sẽ ít hơn . Hy vọng một lần nào đó được tiếp kiến vetran và anh tho tại đất nghệ.
Thân ái.
Em Anhtho cám ơn anh Duccuong đã chia sẻ, 17h hôm qua em về tới nhà trong mưa dông dữ dội, Vetran phải đội áo mưa ra đón.
Ngoài anh với anh Vapho ở Vinh, hai chúng em còn hàng chục đồng đội CCB của binh trạm 179 cục vận tải TCHC, vận tải hàng không, đường bộ và đường sông biển cho chiến trường K  hiện sống ở Vinh rất thành đạt và hơn nữa còn có gia đình cô em út của Vetran làm chủ doanh nghiệp gỗ ở Con Cuông (em đã tới thăm mấy năm trươc) do vậy chúng em sẽ giành thời gian điều kiện vào Vinh thăm các anh. Em hy vọng đón các anh ở tp HCM cuối năm nay. Về thăm ông bà một mình, em cũng không đi lang thang ra kênh Nhà Lê chụp hình được.
Đề nghị Anh Thơ viết bài không dùng tiếng địa phương.
Không sao đâu bác lính đường dây . Người Thanh hóa hiểu ngay ngôn ngữ địa phương ấy mà. Có lẽ Anh tho muốn dành riêng cho mọi người đồng hương và những người lính đã đóng quân ở xứ Thanh giây phút cảm xúc nhớ về miền quê bắc miền trung ấy!.
Đúng! "Không sao đâu" anh Duccuong ạ. Anh lính đường dây nhắc yêu Anhtho ấy mà, Vetran, Anhtho đã cùng anh Linh uống bia Hà Nội không cần đá mà lạnh buốt răng trong mùa rét đậm gần tết Quí Tỵ ở Thủ Đô, hơn nữa con gái con rể anh Linh giảng dạy ở đại học khoa học xã hội & nhân văn tp HCM nhưng nhà các cháu gần nhà em bên phường Phú Thuận mà.
Em chúc anh mạnh giỏi
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2014, 08:00:33 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #518 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2014, 09:00:06 pm »

  Chào các bác, sau khi lập kế hoạch chi tiết từ lâu. Chiều hôm qua bác Đước Cường đã có mặt tại Hà nội. Hôm nay hai chúng tôi lên đường  về thăm gia đình bác Hoằng nguyên Ctr C20 F320A khi ở BGTN. Bác Đức Cường về nhà bác Hoằng từ khi đi học ở Sơn tây. Khi đó Đức oai còn là huyện của tỉnh Hà tây, nay đã là Hà nội đã lâu. Chúng tôi đành gọi cho bác Hoằng ra đón.
  Điểm hẹn thanh bình như 1 làng quê cũ, giải nhiệt tí rồi lên đường về nhà nào
 
 Hai anh em cùng 1 xe

  Tới nơi rồi

  Vợ chồng bác chủ nhà và 2 ông khách, vui như tết Grin Grin Grin

   Qua câu truyện của 2 anh tôi mới biết rằng: Chính trị viên C trinh sát ngày đó khác với CTRv C bộ binh chúng tôi. Anh cũng phải luồn sâu, nắm địch như một cán bộ chỉ huy khác. Không như lính bộ binh bọn tôi, khi tấn công hay phòng ngự thì ctv thường ở sau 1 chút nắm Y tá, cối 60 và bộ phận hậu cần.
  Hai anh em


   Chúc nhau mạnh khỏe, có hũ rượu quê, làm cho hết rồi đi đâu thì đi Grin Grin Grin

   Mai lại gặp, họ hẹn hôm sau sẽ cùng anh em bè bạn vào thăm trung tướng Khuất Duy Tiến nguyên tư lệnh F320 tại nhà riêng của ông.
Tạm chia tay
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2014, 09:08:03 pm gửi bởi hong c9d3e866 » Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #519 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2014, 06:10:56 pm »

Chào Đức Cường
Hôm nay xứ Nghệ trời trở gió.Đất trời mù mịt mưa rơi,cái lạnh lại nhớ mùa quay trở lại.Lòng người lại nhớ bạn , nhớ đồng đội nơi phương xa.Chợt nhớ câu ca dao học từ thời tóc còn để chỏm:
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
Nhìn Đức Cường và bác Hoằng và bác Hồng c9 chén chú chén anh vui đến thế chắc cũng quên hết lời "ai dặn dò".
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM