Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:06:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242942 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #410 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 09:15:46 pm »

    CB chào bác vanthang341ht. chào chủ nhà duccuong. bác vanthang341ht là cẩn chắc và lo xa giúp duccuong. Vậy mà khi đọc truyện em cứ ngỡ là đến đoạn kết cô sinh viên khoa văn đại học Vinh chính là người bạn đời của duccuong bây giờ cơ đấy. Làm em đã vội trêu lính QY. vì sỏ trường của thằng cháu là thích  nghe những câu truỵen tình lãng mạn để vào trêu vui! bác vanthang341 lo xa vậy cũng đúng. Nhưng CB em lại nghĩ khác.ducuong cư vui vẻ kể tiếp truyện. Vì truyện đã là quá khứ xa rồi. đó cũng là những hồi ức của lính. vợ duccuong có đọc được cũng chẳng trách cứ được gì. truyện tương ự thế này có mà đầy trong lính chiến, bác vanthang341ht thấy em nói có đúng không? có người nói ra, có người chẳng nói ra mà thôi. Chuyện đánh nhau nhiều rồi, giờ có câu ruyện như vậy làm dịu không khí căng thẳng thấy vui duccuong ạ! Chúc ducuong tếp tục tự tin kể truyện tiếp câu truyện đang hấp dẫn......
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #411 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 09:23:45 pm »

Chào bác vanthang341 - Lâu quá mới thấy bác gé thăm đời quân ngũ  Angry.
Vợ em gái quê lại ít tuổi nên cũng dễ lừa thôi bác ạ  Grin Grin
Cô ấy khi nào cũng nghĩ duccuong là mối tình đầu của cô ấy . Bữa nào bác sang chơi mà "tố " em chuyện này thì em chỉ có đi nạng  Kiss
Chủ nhật này bọn em sang Hồng lĩnh . Bác chuẩn bị cho một chai quốc lủi Đức thọ nhé . Trước lúc đi sẽ vào quang 266 chơi.
Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #412 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 07:46:49 am »

      ( Tiếp theo )          Chuyện riêng đời quân ngũ

 Những ngày ở TP , buổi tối tôi thường đi xem ca nhạc ở Hồ kỳ hòa hay nhà văn hóa quận 10 . Hồi đó hai chị em ca sỹ Bảo Yến , Nhã Phương và nhạc sỹ Quang Dũng thường xuyên biểu diễn ở đây . Cũng tại nơi này ,  tôi được nghe ca sỹ Duy khánh ( ca sỹ chế độ VNCH ) hát những bài hát mà trước đây chỉ được nghe ca sỹ này hát trên băng đĩa .

Nghỉ ngơi chơi Sài gòn ít hôm . Tôi đi xe ngoài lên hậu cứ đơn vị . Ở đây có đồng chí Thủy người Đô lương Nghệ an tốt ngiệp lớp công trình khóa 1980 – 1984 ( TSQ-CB) phụ trách . Vài hôm sau chính ủy đơn vị là Lê văn Diễm về Bộ tư lệnh họp rồi lên hậu cứ đón tôi sang . Tôi về làm trợ lý ở ban tác huấn trung đoàn theo quyết định của bộ. Lính cũng như quan bên này uống rượu nhiều hơn lính Miền bắc . Rượu mua ở dân được đóng từng bịch ny lông trong suốt . Khi nhậu, chỉ uống một ly quay vòng rất bình đẳng . Khi đã uống nhiều thì chuyển sang hai người uống một ly tỏ tình “ xa ma ky ”! . Thật lắm chuyện , mục đích cuối cùng là để uống cho đến “ phê ” thì mới dừng lại . Bên này thịt chó rất rẻ, chỉ vài đôi dày hay bộ quần áo lính ra dân đổi thì có ngay một bữa RTC tươm tất .

  Trung đoàn bộ và tiểu đoàn 1 vượt sông đóng ngay cạnh cầu sắt ( cầu khmung ). Nhằm bảo đảm cho các đơn vị vượt sông Mê công khi có lệnh . Nơi đây tôi quá quen thuộc bởi trận đánh vượt sông ngày 6/1/1979. Còn hai tiểu đoàn công trình đóng ở tận thị trấn Lếch tỉnh pua xát , cách xa trung đoàn hàng trăm km .

  Lúc này ở k đang đầu mùa khô. Hai tiểu đoàn công trình d2,d3 đang thi công công trình K5 của bạn tận gần xóm năm nhà .( trên đường 56 , cách Lếch khoảng 50km ) . Đây là công trình phòng thủ biên giới của bạn , chủ yếu làm đường cấp phối vào biên giới .

 Là sỹ quan mới sang , tôi được thử thách ngay. Nhận nhiệm vụ lên đường 56 phụ trách cơ quan trung đoàn bộ tiền phương . Bao gồm bảo đảm tác chiến khu vực đơn vị thi công . Chỉ huy trực tiếp lính thông tin, trinh sát công binh, điều động xe máy làm đường cho hai tiểu đoàn vv…Còn đồng chí Thắng trợ lý cùng ban , là sỹ quan chỉ huy nhưng tốt ngiệp đại học giao thông chuyển vào được giao nhiệm vụ chỉ huy thi công . Giám sát chất lượng công trình .

  Lính ở rừng buồn lắm. Khi công việc hằng ngày xong thì nằm trên võng đung đưa thả hồn về quê nhà. Rồi viết thư cho bạn bè người thân. Tôi đã viết lá thư đầu gửi cho nga kể lại hành trình còn lại của mình sau khi chia tay tại ga Nha trang . Trong thư tôi kể lại cuộc sống và chiến đấu của những người lính làm nhiệm vụ trong  vùng rừng thiêng nước độc  này . Để minh họa cho cuộc sống và công tác , tôi đã sao chép lại một số trang nhật ký của mình để gửi . Kể cả những chuyện bị cá cóc cắn hay những chuyện đi ném mìn đánh cá ở sông Lếch cải thiện bữa ăn cho bộ đội đều được tôi gi lại . Mục đích cũng là ca ngợi sự hy sinh vất vả của người lính trong sự nghiệp BVTQ . Hẳn trong bài giảng của các cô sau này , những tư liệu trên cũng làm sinh động thêm bài giảng...( còn nữa )
  



  
  
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2014, 08:05:30 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #413 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 08:29:10 am »

       
              Chào Đức Cường! Chào các bác! Chuyện kể của Bác chủ vẫn ngày càng hấp dẫn. Giời đây đã giảm đi những bùng bình súng đạn. Nhưng giờ đây nghe chừng tiếng bùng bình còn to hơn của nhịp Tim người Sỹ quan tuổi 28 chưa vợ. Như vậy đến giai đoạn "Máu" đã qua. Đến đọan " Hoa" rồi đây..hi hi.. Grin Grin Grin

             Tranphu341 chúc mừng và mong đươc đọc tiếp câu chuyện đang kỳ hấp dẫn của bác! Kính!
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #414 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 02:32:43 pm »

Bác tranphu ơi - Nhận xét của bác thật bất ngờ  . Đuccuong kể chuyên RIÊNG trên MVH là do vô tình . ( anh chàng linhquany , vaphothotu ... nhắn tin động viên viết về cô gái này. Vậy là ducccuong viết . Không ngờ được các bác ủng hộ Grin ) .  Đúng rồi " MÁU VÀ HOA" đó là trái tim người chiến sỹ ! Họ lao vào cuộc chiến không mù quáng . Họ đã sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng họ theo đuổi . Lý tưởng này được thấm vào máu do cha ông để lại .Và được bổ sung trên những trang sách giáo khoa thời niên thiếu .

Người chiến sỹ chúng ta cũng có trái tim biết yêu - thương- căm - giận . Biết rung động trước sự đau khổ của con người . Cầm súng nhưng trái tim không lạnh lùng . Vâng đó là HOA phải không bác tranphu nhỉ?
Hẹn gặp bác một ngày gần nhất. ( Nhớ khi đi mang theo vợt bóng bàn  Grin !?)

Kính bác .
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2014, 04:52:54 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #415 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 04:40:23 pm »

Chào các bác .
 Đì đòm mãi cũng chán . Thỉnh thoảng tươi mát một tý xả trịt . Mời các bác nghe tiếp câu chuyện đời tư mà duccuong bị vấp…

                     ( tiếp theo )                   Chuyện riêng đời quân ngũ


Sau khi lá thư được gửi đi, tôi thấp thỏm chờ đợi để được đọc thư trả lời từ hậu phương miền Bắc xa xôi. Đó là tâm lý chung của bất cứ người con trai nào, mà tôi là một sỹ quan trẻ chưa vợ cũng đang háo hức tìm bạn . Nhưng càng chờ càng thất vọng . Cho đến một ngày nắng đẹp người lính quân bưu đưa tôi một bức thư kèm nụ cười hóm hỉnh. Ngoài phong bì là một địa chỉ rất kêu với nét chữ được trau chuốt : “ Người gửi – Lam Giang  lớp v7 K25 trường ĐH SP vinh”. Tôi xin trích một đoạn như sau :

Chào anh Đức cường !

Em xin tự giới thiệu tên em là Lam giang , cùng lớp V7 với bạn Thanh nga . Chiều nay , nghe bạn nga kể về cuộc gặp gỡ giữa anh và bạn ấy , một cảm xúc khó tả trong em  cứ lớn dần lên . Bởi từ lâu rồi em đã vô cùng ngưỡng mộ mến yêu người lính . Em đã từng say sưa hát cho mẹ và bạn bè nhiều lần bài hát : “  con gái mẹ đã trở thành người chiến sỹ ” Chắc anh biết bài đó? Em nhắc lại mấy lời đúng với tâm trạng của em “ lúc còn thơ ngắm  nhìn anh bộ đội , nhấp nhô cây súng dài con thích lắm mẹ ơi . mẹ bảo con gắng học xong lớp mười , mai khôn lớn mẹ cho đi bộ đội …”.

 Nhưng giờ bỏ lại giấc mơ xưa để làm cô giáo . nếu anh không phiền lòng , thì từ nay cho phép em thay mặt những cô giáo tương lai gửi tới anh và đồng đội những tình cảm thân thương từ hậu phương nhé ? Lửa chiến trường sẽ được sẻ nửa với chúng em…chờ thư anh – Lam Giang ”.

  Lá thư của một người chưa hề quen biết nhưng chứa đọng tấm lòng của người hậu phương với tuyền tuyến. Những lá thư của lam Giang gửi sang , đồng đội tôi luôn đòi đọc trước. Bởi theo họ , những lá thư đó là “ tài sản “ của tôi, được quyền sở hữu lâu dài. Và cũng là tôi, đại diện cho những người lính trẻ từ mặt trận viết thư hồi âm  cho cô ấy. Một lá thư vào tận Rô viêng không phải dễ, thậm chí phải đổ máu . Trong đơn vị tôi đã có hai chiến sỹ quân bưu bị thương một đồng chí hy sinh mùa hè 1988 do địch phục kích khi ngồi trên xe đi từ Thị trấn Lếch vào . Cung đường 56 này chạy lên đến tận biên giới Thái lan , do lính  sư đoàn 339 ( quân khu 9 )chốt đường trấn giữ . Bởi vậy, có lá thư tôi đã viết : “ thư bạn đến tay tôi đã lấm bụi chiến hào và có khi đổi bằng xương máu…”.

 Hai mùa khô trên cung đường biên giới nước bạn có lẽ phải đến hàng trăm lá thư đi và gửi về . Tính lãng mạn và hay tưởng tượng có từ thời cha sinh mẹ đẻ đã làm tôi phải trăn trở mỗi khi lá thư Lam giang gửi đến . Nhìn từng đoàn chim bay về phương bắc cũng thấy xuất hiện một sự thèm khát ước ao . Nằm trên võng nhìn hình hài những đám mây lững lờ trôi lại tưởng tưởng đến khuôn mặt của người con gái chưa một lần gặp . Nhìn dòng sông lếch chảy giữa rừng già với những bàn đá ven suối được ngơi ca bằng dàn nhạc chim rừng chẳng khác gì lạc vào động tiên Duccuong lại cầm bút  . Chúng tôi kể về cuộc sống gian khổ vất vả, về những trận bị địch phục kích trên tuyến đường 56. Và trong mỗi lá thư đó, tôi đều gửi theo nỗi niềm tâm sự ước mơ của một của một người con trai .

Tháng năm trôi qua, những lá thư của Lam Giang như cánh chim không mỏi vượt sông lếch đến tận mặt trận đường 56. Động viên chúng tôi hãy cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, đừng để “ phụ lòng người em gái hậu phương… ”. Tập thư theo thời gian ngày một dày thêm. Cũng có nghĩa đó là sự tích lũy tình cảm của tôi với em, như mạch nước âm ỉ chạy trong lòng đất để ra biển lớn. …( Còn nữa )








 



« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2014, 11:51:03 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #416 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2014, 12:01:31 pm »

 
( tiếp theo )                                  Chuyện riêng đời quân ngũ


 Mùa khô ở K, đó cũng là mùa truy quét, mùa thi công các công trình phòng thủ biên giới. Nơi nghã ba Rô viêng rừng thiêng nước độc này cách biên giới Thái lan không xa. Ở đây chỉ rừng và rừng nối nhau chập chùng cho đến tận biên giới Thái. Tuyện nhiên không có một người dân nào sống trên trục đường dài khoảng 70km này ( tính từ thị trấn lếch đi vào ). Những cây khoọc thẳng đứng lá vàng úa, mọc trên thảm cỏ dày trông như một công viên hoang vu thật đẹp. Nơi đây có sông Lếch uốn lượn chảy qua. Đoạn sông này nhiều cá vô kể. Những buổi chiều tà, tôi thường ra suối ngồi trên phiến đá đọc lại những bức thư Lam Giang gửi rồi thả hồn mình trong đó. Nhìn những đàn chim bay về phương bắc, lòng thầm ước gửi giùm một cánh thư đến thành phố đỏ, nơi cô sinh viên văn khoa đang học,có lẽ cũng đang mong chờ tin thư người ở chiến trường.

 Mùa khô 1988. Những ngày cuối năm , tôi nhận được thư em . Lam Giang nói rằng đang làm luận án tốt ngiệp chỉ vài tháng nữa ra trường . Trong lá thư có cả  một tấm hình em gửi tặng . Đó là bức ảnh chụp chung cả lớp khi đi ngoại khóa , kèm theo một lời đánh đố gi sau tấm hình : “ Ở trong đây có một lời muốn nói . Được gửi vào ánh mắt dõi tìm anh” Và :  “Anh mà đoán được em theo chàng về luôn ”.
                      .
Trời!. Em đưa tôi vào tình huống quá khó . Tôi có phải nhà tiên tri đâu . Lớp văn của Lam Giang toàn là nữ, ai cũng cười như hoa hậu cả . Khó quá, nhìn bức ảnh cả lớp đang cười như đang chế nhạo thách đố mình . Làm sao đây để “ đưa nàng về dinh !”. Tôi dùng “kế của người mẹo” . Đó là chính sách hoãn binh . Tôi viết thư trả lời là đã tìm được nàng trong tấm ảnh do nhờ “ sóng tim” mách bảo . Nhưng về phép vào thăm lớp mới trả lời .

 Trong hai năm ở bên đó , tôi nhận được có đến một gang tay thư của Lam Giang . Cứ mỗi lá thư đi là những ngày sống trong mong đợi . Để rồi có được những giây phút hồi hộp đến hạnh phúc khi bóc lá thư đọc . Lam Giang nói rằng thư của anh đều được “ công khai ”cho các bạn trong lớp xem . Mỗi lá thư của tôi dần dần trở thành niềm vui chung của cả lớp V7 . Mọi người đều  mong chờ ngày gặp mặt để được nhìn thấy “ người hùng ” của họ từ chiến trường trở về . Và sẽ chứng kiến người lính đó nhận “ người trong ảnh ” là tác giả của những bức thư .

  Cũng mùa khô năm đó chúng tôi được lệnh khẩn cấp rút quân . Công trình K5 của bạn đang dở dang cũng đành bỏ lại . Nếu bộ đội ta rút thì con đường mà đơn vị tốn bao công sức và máu của đồng đội nghiễm nhiên trở thành đường vận tải cho lính cho Pôn pốt . Trước sức ép của dư luận quốc tế, buộc ta phải rút cơ bản hết quân về nước trong năm 1988 . Bởi vậy cuộc rút quân hết sức khẩn trương .

  Cả hai tiểu đoàn ( D2,D3 ) rút về thủ đô Nong pênh cùng nhiều đơn vị khác để còn quay phim chụp ảnh , dưới sự chứng giám của quốc tế. Còn tôi theo xe về đến Phà phreechs đam, nhảy xe ngoài về trung đoàn bộ đóng ở cầu Khmung ( gần phà cong pong chàm) để lấy tư trang khi đi công tác gửi lại ở ban tác chiến trung đoàn .

 Ít ngày  sau , cả trung đoàn bộ hành quân về nước bằng đường qua cửa khẩu Xa mát . Mặc dù rút bằng đường không chính thức, nhưng chúng tôi vẫn được nhân dân Căm pu chia chào đón đưa tiễn và tặng quà. Nhân dân đứng hai bên đường, họ tung hoa tặng trái lên xe. Đặc biệt là khăn rằn trùm đầu, khăn truyền thống đặc trưng của dân tộc khơ me . Rất nhiều người khóc, có lẽ họ nhớ lại những ngày đen tối và cảm ơn đội quân của phật đã cứu giúp họ thoát khỏi nạn diệt chủng . Bởi hành quân theo đoàn nên chúng tôi không phải xuống xe khi đi qua cửa khẩu. Tạm biệt đất nước chùa tháp, tạm biệt dòng Mê công còn nghe vang vọng tiếng thét gào. Cầu mong  đất nước bạn nhanh chóng ổn định chính trị để phát triển kinh tế.Chúng tôi không bao giờ quên sự hy sinh của đồng đội đã ngã xuống trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân Căm pu chia. ..

( Còn nữa )


« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2014, 12:50:33 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #417 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2014, 12:57:37 pm »

 Chào duccuong. Chào các bác tham gia trang. Chích tôi theo dõi và đọc "chuyện riêng đời quân ngũ" của duccuong mà không biết viết thế nào cho thoả với ý mình định nói. Chỉ biết rằng. Ngày đọc tập truyện ngắn Mầm sống, Đường chân trời của nhà văn Triệu Bôn. Mảnh trăng cuối rừng của nhà văn Mình Châu. Điểm cao mùa hạ của nhà văn Mình Khuê nó đã làm tôi cũng quên ăn , quên ngủ để đọc cho xong. Giờ đọc truyện hồi ức đời lính của duccuong. Anh không phải nhà văn đích thực nhưng duccuong cũng đang lôi người đọc đi theo ngóc ngách của dòng văn. Chúc duccuong khoẻ tiếp tục những dòng Hoa... Grin
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2014, 01:07:09 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #418 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2014, 01:17:50 pm »

Cảm ơn chi CB đã có những lời tốt đẹp động viên duccuong . Đọc những lời chi viết dành cho duccuong mà thấy xấu hổ quá. vì duccuong đã bao giờ viết gì đâu . Thú thật chị là ngữ pháp còn chưa thuộc thì viết lách gì . Chỉ có điều đó là câu chuyện mà duccuong là người trong cuộc kể lại cho vui thội .
 
Tối nay sẽ viết tiếp chuyện duccuong vào lớp V7 để đoán người đã viết thư cho mình . Đó là một cuộc đấu cân não và tâm lý với các cô sinh viên lớp V7. Có thể xem đây là bản lề, để có thể " bắt nàng về dinh " không Grin
Một lần nữa cảm ơn chị . Cũng xin bật mý với chị , cô sinh viên Lam giang này cũng hay lướt trên VMH lắm đấy Grin Grin

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2014, 04:10:17 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #419 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 01:06:19 pm »

    
 
( tiếp theo )                      Chuyện riêng đời quân ngũ


   Về đến hậu cứ Trảng Bàng. Công việc đầu tiên là viết thư báo cho Lam Giang biết chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trở về . Rồi hẹn một ngày không xa sẽ đến nhận diện cô thiếu nữ đầy bí ẩn kia . Dù chưa biết mặt, nhưng tôi cảm nhận trái tim mình đã thổn thức, hy vọng , xao xuyến bao đêm .

   Chúng tôi chưa kịp làm doanh trại nên ở tạm trong dân . Đây là đất bùng binh thuộc huyện Trảng bàng nhưng sát ngay đạo Củ chi . Công việc đầu tiên là xây dựng doanh trại . Chúng tôi làm hết sức khẩn trương . Vật liệu làm nhà khai thác ở tận huyện Dầu tiếng chuyển về .

   Vừa chuyển ra ngoài doanh trại ở chưa đầy tháng thì được lệnh giải thể đơn vị . Những đồng đội cùng chiến hào bịn rịn chia tay nhau , kẻ nam người bắc. Các sỹ quan có tuổi hầu hết đi chính sách còn các sỹ quan trẻ thì điều động đi đơn vị khác. Một số ra bắc chờ công tác trong đó có tôi.

    Chuyến tàu quân sự đưa chúng tôi ra bắc . Tôi nhớ trên chuyến tàu đó có rất nhiều đồng chí lính QĐ4 ngồi cùng toa . Họ cũng như chúng tôi sau bao năm chiến đấu nơi chiến trường khói lửa, đang mong mỏi một ngày trở về quê hương . Để  được nhìn thấy mẹ già đang hàng buổi chiều tà ngóng đợi con về . Để được nghe tiếng em thơ hòa quyện trong tiếng à ơ của mẹ. Và để được nhìn “ em gái nhỏ hậu phương ” với ánh mắt thẹn thùng chờ đợi... Chúng tôi tổ chức uống rượu ngay trên toa tàu , hát hò vui vẻ bởi “quê hương là chùm khế ngọt” đang đến rất gần .

  Ngồi trên tàu ba ngày liền , tôi phác thảo cho mình kế hoạch thời gian và phương án  khi vào trường đại học thăm “ em gái nhỏ hậu phương ” . Tôi biết cả lớp văn hầu hết là con gái . Và chắc chắn tôi phải trả lời câu đố “ tìm người trong ảnh ” mà tôi còn mắc nợ . Rồi sẽ bị hàng chục đôi mắt theo dõi bởi tác giả của những bức thư là “ người hùng” của họ từ chiến trường trở về !. Họ sẽ được nhìn thấy người mà bấy lâu nay họ ngưỡng mộ, tôn trọng . Và tôi sẽ phải  “ đối mặt ”với lớp V7 theo thể thức vấn đáp mà họ là người rất kỹ tính trong cách “chấm điểm ”. Làm sao đây để họ không thất vọng khi mình tiếp xúc với giới trí thức bút phấn này . Tôi vẫn hiểu lần đầu ra mắt quan trọng lắm , nó như là viên gạch lát đầu tiên ấy . Nếu đặt không thẳng là “ lệch hướng ” ngay . Nếu như không muốn nói là thần tượng bị sụp đổ .

Một anh bạn trong đơn vị ngồi cùng toa , lớn hơn tôi vài tuổi đã có vợ . Xem ra có kinh ngiệm từng trải , tư vấn cho tôi :

-   Mày vào phòng ký túc xá phải hết sức tự nhiên . Ăn mặc phải chững chạc  vào . Tốt nhất là mặc quân phục chẳng ai dám chê .Cứ coi như đi dân vận . Luôn vui vẻ chủ động  “tạo thế ” . Cứ manh dạn công bố .cô nào cười nhiều thì anh xin cưới luôn!.

 Cả toa cười vui vẻ .

 Về đến ga Vinh, anh em quê Nghệ an chưa về ngay mà đi xe ngựa đến nhà anh bạn là đồng đội chiến đấu về cùng lần này . Đồng chí đó tên là Hiển nhà sát cạnh chợ Vinh . Hiển là chủ nhiệm thông tin trung đoàn . Gia đình kinh tế vững nên khi rút quân về nước được mua theo tiêu chuẩn một xe cúp ở K đưa về. Sau khi ăn trưa xong mọi người hẹn ngày tái ngộ rồi ai về quê nấy. Tôi hẹn Hiển tối nay vào trường sư phạm vinh để thực hiện những điều mà bấy lâu nay mình chỉ sống trong trí tưởng tượng . Đó là gặp Lam Giang, cô gái chưa hề biết mặt nhưng như đã thân quen .

Tắm giặt xong . theo kế hoạch, sau bữa ăn tối , tôi vội vã đến nhà Hiển rồi cả hai cưỡi chiếc cúp đến “ tọa độ lửa  . Tôi đứng trước gương. Đã hai năm chưa soi lấy một lần . Chải tóc rẽ hai ngôi bóng mượt , rồi tự ngắm mình . Cũng được đấy chứ. Tôi tự động viên mình hãy bình tĩnh như vào trận đánh . Họ cười thì ta cũng cười . chẳng sợ gì. Nhưng nỗi lo nhất là “tìm người trong ảnh”trước sự chứng kiến của tập thể . Nếu đoán đúng thì chắc sẽ được mọi người ngạc nhiên trầm trồ thán phục và sau đó ta cứ việc đòi thưởng . Còn nếu không đúng thì sẽ nhận được một tràng cười thương cảm như pháo tết là cái chắc . Chà thật rắc rối . Tôi thở dài miểng lẩm bẩm " khó mà đưa nàng về luôn" được đây …

( còn nữa )

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2014, 10:13:17 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM