Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:34:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242925 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #400 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 08:25:37 pm »

Rất cảm ơn quangcan đã đến với "đời quân ngũ ".

. Nhưng Rô viêng có thị trấn Lếch và dòng sông Lếch chảy qua này nằm trên trục đường 56 . Đường 56 bắt đầu từ đường 5 cách TX Pua xát khoảng gần 1km rẽ về hướng nam . ( đường 5 từ Thủ đô Nông pênh đi Pua xát theo hướng Tây ).
Trên bản đồ tailienson đã link khu vực thị trấn Lếch và Rô viêng , thấy rất rõ đường 56 gi trên mặt đường . Có dòng sông Lếch chạy uốn theo đường và có địa hình rừng núi .Sư đoàn 339 tác chiến nhiều năm trên đường này cho đến ngày rút quân về nước . Còn rô viêng trên đường 12 mà quangcan dán lên là vùng đồng bằng . Không phải địa hình phía Nam TX Pua Xát . ( toàn rừng núi ).

Chân thành cảm ơn .
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2014, 10:03:42 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #401 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2014, 03:59:10 pm »

                    


                                          ( tiếp theo )   Sang chiến trường K lần 2


Khoảng trung tuần tháng 10/1988 chúng tôi được lệnh chuẩn bị đón tiếp đoàn kiểm tra của chính phủ Căm pu chia lên kiểm tra công trình K5 . Giai đoạn này chúng tôi phải làm gấp rút một cách tự giác chứ không phải đối phó . Có bữa phải làm thêm giờ . Xe máy công trình phải bật đèn làm việc đến 7-8 giờ tối mới về . Anh em chiến sỹ còn làm thì sỹ quan cũng phải có mặt để động viên và chỉ đạo anh em thực hiện nhiệm vụ một cách vui vẻ .

Đến chập tối thì đoàn xe chính phủ K đến . Trên xe họ đã chuẩn bị đồ ăn rồi nhưng chúng tôi cũng đưa những món ngon nhất để đãi khách . Đoàn của bạn do phó chủ tịch quốc hội dẫn đầu . Ngoài ra còn có bộ trưởng giao thông công chính cũng đi cùng đoàn . Tối hôm đó chúng tôi dùng máy phát điện để phục vụ ánh sáng đến tận đêm khuya . Bữa cơm tối diễn ra vui vẻ . Chúng tôi mời cả ông đội trưởng Von Na ( đội trưởng đội thi công cơ giới của nước bạn ) vào cùng ăn chiêu đãi . Đêm đó họ và chúng tôi uống rất nhiều riệu .

Nói về riệu thì chúng tôi trước lúc vào tuyến mua hàng can hai mươi lít . Dữ trữ đủ cho cả mùa . Ngoài ra có xe ra vào nhờ mua bổ sung thêm . Chính thời gian ở trên tuyến này mà tỉu lượng của mình trưởng thành .

Nằm ngủ cạnh tôi đêm đó là đ/c Phương , cũng là thành viên của đoàn . Đồng chí nguyên là cán bộ của binh chủng sang làm chuyên gia công binh cho quân đội bạn . Tôi hỏi :

 - tôi thấy bộ điện báo đoàn vào cách đây mấy ngày sao không thấy vào đúng kế hoạch ? và tại sao đi vào lúc thời gian đã bị ta cấm vận đường ?

Đồng chí trả lời :

-  Bức điện đó là nghi binh cho đoàn . Từ Noong pênh đi ,  địch sẽ  biết .và tổ chức phục . Và chắc chắn địch đã phục mà không thấy đoàn đi . Đến cong phông chư năng đoàn rẽ vào nghỉ một ngày mục đích là đánh lừa quân báo địch . Còn đoàn xe vào tuyến trái qui luật là cũng vì vậy. Trên xe có “ lục thum ” trung ương nên phải bảo đảm tuyệt đối an toàn .

Thế mới biết công tác tham mưu của ta cho trung ương bạn mưu mẹo nhường nào. Nguồn cán bộ của bạn đang thiếu trầm trọng . Mất mát cán bộ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hồi sinh của đất nước . Đoàn cán bộ trung ương của bạn dừng chân kiểm tra một ngày ở đơn vị chúng tôi . Ngày hôm sau đoàn tiếp tục lên đường ra biên giới . Tất nhiên có xe vệ binh đi hộ tống .

Trong lần thi công trên tuyến đường 56 lần này , chúng tôi chỉ bị địch ra đường cài mìn chỗ tuyến thi công một lần . Xe ben bị thủng lốp . Đồng chí Khoát phó phòng ngồi trên gế phụ bị thương nhẹ ở chân . Những ngày trên cung đường thật vất vả nhưng cuộc sống cũng nên thơ bởi cảnh vật ở đây hoang dã nhưng rất đẹp . Ai đã đi qua rừng khoọc thì biết ngay. Cây mọc thẳng đứng khá thưa . Bên dưới là lớp cỏ xanh nhìn như công viên có bàn tay của con người chăm sóc . Xen kẽ là những cây cổ thụ xanh rì được trang điểm bằng những chùm hoa phong lan đủ màu sặc sỡ . Khi thời gian rỗi , tôi thường ra ngồi trên phiến đá thả chân xuống dòng nước , ngắm nhìn dòng sông , nước lững lờ trôi để thả hồn về quê nhà . Cũng có khi ngồi viết thư cho “ người trong mộng ” trong không gian đó ta có được những giây phút thư thái thăng hoa .

Cũng tại Rô viêng này chúng tôi có thêm một kỷ niệm . Đó là được xem “ ké ” đội văn công xung kích quân khu 9 biểu diễn cho lính F339 xem . Hôm đó , đội văn nghệ đến sớm . Họ có đủ thời gian để bảo mấy chú lính đưa quần áo rách để các “ thím ” bộ đội văn công khâu vá giùm . Bài hát  “Có anh Ba Hưng ” vui nhộn mở đầu. lính ta vỗ tay hoan ngênh không dứt . Đến lượt cô  ca trẻ  hát bài (? - tôi quên mất tên bài hát ) có lời :

                       Một ba lô , cây súng trên vai
                       Người chiến sỹ quen với gian lao
                       Ngày dài đêm thâu vẫn có người lính trẻ
                       Nặng tình quê hương anh dâng trọn tuổi đời thanh xuân…

Lời ca bay vút giữa đại ngàn , giữa chiến trường . Hợp người , hợp cảnh . Lính ta im lặng quên cả vỗ tay . Trái tim tôi đập mạnh . Anh em đến xin chữ ký lưu niệm rất nhiều . Còn tôi thì cứ đứng ngắm nhìn cô ca sỹ cho đến khi vẫy tay chào .

Giữa vùng núi rừng sống vất vả thế này mà được xem văn công biểu diễn thì  như quí tộc rồi . Đó là liều thuốc tinh thần cho bộ đội , động viên mọi người vượt qua gian khổ hy sinh .

Giữa trung tuần tháng 10 , chúng tôi được lệnh rút toàn bộ ra ngoài hết sức khẩn trương, mặc cho công trình thi công đang giở dang . Tất cả phải lên xe tập trung thành đoàn kéo về thủ đô Nông pênh để tham gia lễ rút quân tình nguyện dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc .

Tôi báo cáo đồng chí TMP do khi tôi đi lên tuyến công tác , không mang quân tư trang đi hết nên phải về trung đoàn để lấy đồ đạc . Chúng tôi ra đến hậu cứ đơn vị ở Lếch thì danh trại D1, D2 chỉ còn lưa thưa vài người . Doanh trại nhiều nhà đã cho dân tháo dỡ . Cán bộ ở hậu cứ đã tổ chức bốc dỡ trang bị đưa về nước. Còn quân số thì phải đi tập trung qua đường Nông pênh . Tôi theo xe tiểu đoàn 2 chở quân về Nam vang . Đến phà prechs Đam tôi nhảy xe khách dân sự về đơn vị .( công pong chàm ).

Trên trục đường 7 này các trọng điểm như cầu , rừng tre, hay  nơi heo hút đều có lính Hiêm xom rin canh gác . Xe dân đi qua họ hay ra xin tiền nên rất phiền . Đến gần ngã ba xê cun ( đường 6 đi xiêm diệp ) )một tổ chốt đường của lính Hiêm xom rin chặn đường tiếp tục ra xin . Nhiều lái xe và lơ xe đều nhăn nhó nhưng vẫn ngán mấy ông gác đường này . Tôi có một cảm giác lướt qua . Lính này có lẽ như giống lính ngụy VNCH thời trước …( còn nữa )
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2014, 04:36:20 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #402 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 03:12:19 pm »

      
   ( tiếp theo )                   Sang chiến trường K lần thư hai

Xe dân sự chạy trên đường bị lính Hiêm xom rin quấy nhiễu có lẽ đã trở thành thông lệ . Nên họ đành miễn cưỡng cho ít tiền để đi cho đỡ phiền hà . Cho đến khi gần đến TP công pông  chàm , xe lại bị lính gác đường chặn ngang  xin một lần nữa . Lần này buộc tôi phải can thiệp . Tôi nhảy xuống với thái độ không bằng lòng . Nhìn khẩu súng ngắn đeo xệ ngang hông và quân hàm tôi vừa đeo trước lúc nhảy xuống họ biết ngay mình cũng là “ lục thum ”. Tôi nói mấy lời bằng tiếng K với mấy ông lính này , nội dung là tôi đang cần đi , cho xe đi ngay . Họ hiểu tôi phản đối việc này nên cũng cho xe đi mà không xin tiền nữa . Lính Hiêm xom rin thời bấy giờ vẫn còn kính nể và sợ lính Việt nam . Kể cả khi qua cửa khẩu họ cũng khám xét qua loa chứ không lăng xăng như mấy ông lính biên phòng cửa khẩu của ta .

Chập tối, tôi về đến trung đoàn bộ . Nhìn trung đoàn bộ vắng ngắt tiêu điều vì doanh trại chỉ còn rất ít . Các phòng ban chỉ còn một, hai người để giải quyết công việc và sẽ đi với bộ phận hành quân của D1. Khung trung đoàn bộ phải về trước để chuẩn bị nơi ăn ở , cung cấp LTTP cho toàn trung đoàn khi rút về là có nơi ăn ở sinh hoạt ngay . Khối trung đoàn bộ và tiểu đoàn 1 ( cầu phà ) rút quân về việt nam bằng đường qua cửa khẩu Xa mát . Vì ở đây nếu chạy về Nông pênh , rút theo con đường chính thức rồi về việt nam qua cửa khẩu Mộc bài thì xa quá .

Thực ra việc rút quân đã tiến hành trước đó khá lâu nhưng không ồ ạt . Những thứ không cần thiết đều đưa về trước cách đây cả tháng nay. Các phương tiện như ca nô , máy móc khí tài hư hỏng và một số cầu phà ở tiểu đoàn 1 hư hỏng đều được xe kéo về Việt nam để khi rút quân được hoành tráng hơn .

Chỉ ít ngày sau đó chúng tôi rút quân . Chúng tôi không chia tay địa phương để bảo đảm bí mật nhưng dân vẫn biết và biết rất rõ . Vì trong thực tế có rất nhiều mối quan hệ làm ăn buôn bán nợ nần và có cả rắc rối tình cảm . Tuy vậy khi đoàn xe về đến cửa khẩu của bạn nhân dân K đứng hai bên đường rất đông chào tạm biệt . Chúng tôi thấy họ yêu mến quý trọng bộ đội việt nam thực sự . Những bó hoa kèm cả xếp khăn Ka ma quả tung lên xe . Chúng tôi vẫy tay chào và phân phối khăn Ka ma làm kỷ niệm .

Cũng như lần trước .Khi rút quân về nước . Duccuong  không nghĩ rằng sẽ có một ngày quay trở lại đất nước đầy chết chóc này  . Vậy mà như các bạn đã biết qua câu chuyện duccuong kể trên . Lần này hy vọng không bao giờ phải sang nữa . Cầu mong sự hồi sinh nhanh chóng trở lại trên đất nước chùa tháp này .


Trong đợt rút quân lần này . Cả trung đoàn ai cũng biết  câu chuyện về một mối tình của anh chàng lính Việt và cô gái K .

 Ở C2 D1 chuyên lắp gép phà . Có chiến sỹ lái xe lính nghĩa vụ đã yêu một cô gái K .  Nhà cô này sát bờ rào nơi đơn vị đóng quân  . Toàn bộ khu vực  này đều là người dân tộc chàm . Dân tộc chàm có nguồn gốc lâu đời từ Việt nam ( nước Lâm ấp ) Chính vì vậy dưới chế độ Pôn Pốt dân Chàm được coi là dân loại hai . Đa số người bị hành hình là dân tộc chàm . Nhà ở người chàm là nhà sàn . Còn dân tộc khơ me  thì họ ở nhà trệt như người kinh bên ta .

 Khi hết ngĩa vụ chàng không về nước mà nhờ đơn vị đứng ra tổ chức lễ cưới . Trung đoàn yêu cầu phải có gia đình sang mới cho phép cưới và gia đình đã sang thật  ( không biết bằng cách nào ) . Khi đơn vị rút quân về nước . Gia đình này theo đoàn để về quê Việt của chồng . Bởi ở lại giai đoạn này người việt  không còn ai bảo lãnh , tính mạng luôn bị đe dọa . Đã có sự xuất hiện tàn sát cả xóm Việt kiều trên sông Tông le sáp và khu vực biển hồ . Vợ chồng này theo xe đơn vị rút về nước . Qua cửa khẩu không phải xuống xe để kiểm tra như thông lệ .  vậy là cô gái K đã về được đất nước của chồng một cách hợp pháp . Đơn vị ai cũng biết như thế là sai nhưng mọi người phớt lờ coi như là mình không biết .  Còn anh em bạn bè và đồng ngiệp lái xe thì cố giúp đỡ . tôi nghe nói khi xe chạy qua hai cửa khẩu của ta và bạn , Cánh lái xe cho cô gái trốn trong thùng phi . Anh chàng này quê ở xóm 2, xã Nghi trung huyện Nghi lộc tỉnh nghệ an ( đồng hương với duccuong ) . Tôi có theo dõi mối tình này . Sau khi về Việt nam một thời gian . Cô gái K nói không sõi tiếng Việt , không quen phong tục tập quán nên bị người nhà trai, đặc biệt mẹ chồng chê trách . Cộng thêm với cuộc sống ngèo khó nơi thôn quê . Vậy là cặp vợ chồng này trở lại K làm ăn sinh sống . Tôi có nghe nói hình như vợ chông này có về thăm quê chồng một vài lần gì đó.

Nơi chúng tôi đóng quân là căn cứ cách mạng của ta trước đây . Đó là vùng đất bùng binh của Huyện Trảng bàng rất gần địa đạo Củ chi . Chúng tôi nhanh chóng làm doanh trại để ở . Tôi còn nhớ nhiều lần theo xe đ/v khai thác gỗ tận huyện Dầu tiếng . Doanh trai vừa làm xong thì chúng tôi được lệnh giải tán phiên hiệu trung đoàn 269 . Giai đoạn này như mọi người đều biết rất nhiều đ/v rút quân về nước là giải tán ngay . Sỹ quan cho đi chế độ mất sức hoặc hưu non ! có người đi xuất khẩu lao động .

Một hôm đồng chí trưởng phòng cán bộ đến chỗ tôi gặp gỡ và nói :
Trường sỹ quan công binh ( ở Bình dương ) hiện đang thiếu giáo viên khoa binh chủng hợp thành ( khoa quân sự chung ) . Phòng muốn điều động đ/c về đó công tác . Ý kiến đ/c thế nào ?
Thú thật lúc đó tôi không còn muốn ở quân đội nữa . Tôi trả lời :

-   Tôi đã hai lần vào chiến trường . Công tác xa nhà tôi nghĩ rằng nên để dành cho những đ/c chưa phải đi xa bao giờ . Tôi không muốn công tác trong này vì tôi không có ý định xây dựng gia đình ở xa . Mẹ tôi đã già yếu . Nếu không được ra bắc cho tôi đi phục viên .

Nhờ sự cứng rắn của mình , tôi được ra bắc chờ công tác .

Ngày 30/12 /1988. Xe chúng chúng tôi xuống Bộ tư lệnh tiền phương công binh . ( Đường nguyễn tri Phương Q10 ) nghỉ một đêm ở đó . Ngày 31 /12 năm đó chúng tôi lên tàu ra bắc . Tất cả các sỹ quan đều được nghỉ phép thời gian khá dài . Và khi hết phép phải có mặt tại phòng cán bô để nhận phân công nhiệm vụ mới .

Thưa đồng đội :

Sang chiến trường k lần thứ  hai khi duccuong đã là cán bộ. Chiến trường không còn nóng như hồi làm lính quân đoàn 3 nhưng cũng không phải không có sự vất vả hy sinh .

Cuộc đời con người đẹp nhất khi tuổi còn trẻ . thế nhưng duccuong cũng như hàng triệu thanh niên thời đó đã cống hiến tuổi xuân của mình cho đất nước . Chúng ta có quyền tự hào về những việc chúng ta đã làm . Đó là sự kế tiếp lịch sử hào hùng của  dân tộc,khi có xâm lăng ngoại bang . Cuộc sống hôm nay còn vất vả , còn nhiều trăn trở . Nhưng chúng ta vẫn thấy hạnh phúc luôn mỉm cười với mình . Bởi chúng ta là người may mắn hơn những người đã ngã xuống ….

( còn nữa )

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2014, 03:40:50 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #403 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 04:51:35 pm »

    Chào duccuong. Chào các bác đang tham trang. Đọc hồi ức dài hơi của duccuong mà xuanv338 nể phục một anh lính có tới hai lần trở lại nơi có cuộc chiến tranh tàn khốc nhất. Thấy lại tiếc cho mình duccuong ạ! Ngày đó biết là đất nước lại tiếp cuộc chiến tranh chắc mình sẽ không rời áo lính lúc tròn 21 tuổi. Mình ở lại lính lúc ấy tuổi đã khôn hơn những ngày tuổi còn dưới 20. Cái chững chạc của cô lính 21 biết đâu sẽ có những việc làm có ý nghĩa hơn, để bây giờ còn có nhiều điều để viết. và còn biết đâu lại phấn đấu được cái bằng Tổ quốc ghi công gửi về cho mẹ treo tường thật là oai. Nói vậy cho vui thôi, nhưng thực lòng ngày ấy mình lúc nào cũng thích đi chiến trường duccuong ạ. Đơn giản là được tận nhìn thấy những khốc liệt của chiến tranh và mơ màng tìm gặp được người yêu trong ấy. May mà cũng còn được nếm mấy tuần bom trên đất miền Trung mùa hè năm 1972. Giờ thấy anh em viết về những trận đánh, những tên người, những tên làng, tên núi, tên những cây cầu và tên những dòng sông trên địa danh có cuộc chiến tranh tàn khốc ấy mà kính nể.

    Có lẽ tâm trạng chung của người lính sau mỗi cuộc chiến tranh đều giống nhau đến vậy. Đời lính như duccuong như thế phải nói có hàng kho tư liệu sống trong đầu. Chích vẫn tiếp tục theo dõi dòng hồi ức của lính K. Những câu văn đầy lửa và củng không kém lãng mạn của duccuong. Ngày ấy mình chắc duccuong cũng phải có rất nhiều cô gái K tình nguyện về Nghi Lộc Grin. Chúc duccuong khoẻ đều tay viết bài và thêm nhiều những cuộc gặp mặt đồng đội khắp bốn phương.


« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2014, 08:27:40 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #404 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 04:11:54 pm »


Chuyện riêng tư mà hồi kết thì không theo ý muốn của mình .Vì vậy , duccuong cũng không dự định viết . Nhưng rồi duccuong nghĩ rằng , trong các bác cựu trên MVH, sẽ có  bác có chuyện riêng tư giống duccuong thì sẽ có sự đồng cảm . Hơn nữa được @ linhquany , vaphothotu , vetran vv…động vien cổ vũ . Nên duccuong mạnh dạn xin kể CHUYỆN RIÊNG CỦA ĐỜI QUÂN NGHŨ với tinh thần “ vui là chính ”. Lính kể chuyện mộc mạc. Câu cú không trọn vẹn . Chuyện thế nào thì kể như thế .Có gì duccuong thành thật cáo lỗi trước

---------------------------------------------------------------------------------------------

                                          Chuyện riêng đời quân ngũ



Cầm quyết định sang Căm pu chia công tác, Trước lúc đi tôi được phòng cán bộ cho nghỉ phép của hai năm (86-87 ) gần hai tháng liền. Thời gian nghỉ đối với lính thế là dài, bấy giờ tôi đã 28 tuổi nhưng vẫn chưa muốn lấy vợ, bởi sang chiến trường k biết khi nào về nên chẳng mơ màng gì chuyện riêng tư mà ở nhà giứp  mẹ đỡ đần công việc ngoảnh đi ngoảnh lại thì thời gian đã hết .

  Một chiều lập đông năm 1986 tôi vào bến ga Vinh để mua vé tàu đi TP HCM. Hồi đó mua bán vé ở bến xe, nhà ga còn lộn xộn. Tôi cũng chen ngang như mọi người thì có giọng của phụ nữ vang lên:

 - Ơ cái anh bộ đội này.

 Tôi quay lại. Một thiếu nữ nhìn tôi với con mắt không mấy thiện cảm. Thì ra gót dày cô xơ gin của tôi đang dẫm trên bàn chân của một cô gái. Tôi không quên gửi lại lời xin lỗi rồi tiếp tục công việc của mình. Ăn bữa cơm chia tay với gia đình xong 8 giờ tối thì thằng em lấy xe đạp chở vào ga. Tàu chưa chạy, Mọi người đang bốc hàng lên xuống. Còn tôi nhìn qua khung cửa toa tàu với ý nghĩ mông lung ,dưới ánh sáng lờ mờ,  thành phố đỏ chìm trong màm sương lạnh. Thương mẹ già và đàn em nhỏ biết khi nào trở lại quê hương. Đang miên man với suy nghĩ mình thì một giọng trong trẻo lại vang lên:

 - Xin lỗi anh ngồi nhầm số gế!

  Tôi quay lại, vẫn cô gái lúc chiều khi mua vé bị tôi giẫm vào chân. Đi tàu hỏa ai cũng thích ngồi gần cửa sổ để không vướng víu người đi lại hơn nữa được ngắm nhìn các vùng quê tàu đi qua. Tôi miễn cưỡng đổi chỗ sát cạnh cô gái.Tàu hú hồi còi dài rồi chuyển bánh lao vào bóng đêm.

Trung đoàn 269 của BTL CB đang làm nhiệm vụ ở chiến trường k. Cầm quyết định chuyển đơn vị công tác, tôi thầm nghĩ trước mắt mình sẽ là một thử thách mới. Có lẽ trong lý lịch có dòng “chiến trường quen thuộc” nên cấp trên điều động mình sang lại. Là một sỹ quan trẻ ra trường mới ba năm, quân hàm thượng úy, ý chí phấn đấu trưởng thành luôn là động cơ để mình rèn luyện. Lá đơn sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần trước lúc ra trường chưa phai trong trí nhớ. Tôi lên đường nhận nhiệm vụ không một chút đắn đo. Đêm đã khuya lắm rồi, con tàu vẫn hối hả lao về phương nam. Hành khách đã chìm trong giấc ngủ chỉ còn cô gái và tôi còn thức. Cô gái có lẽ không ấn tượng với tôi vì thái độ chen ngang khi mua vé và cái giẫm chân tan nát vào buổi chiều nên mắt cứ mơ màng chắng nói câu nào.

  Tôi chủ động hỏi trước:
 - Cô về đâu ?
 - Em về nha trang thăm người nhà. Cô gái trả lời.
 Tôi chuyển ngay từ “cô”sang em . Hỏi tiếp :
 - Em đang học ở trường nào ?
 Cô gái trả lời :
-   Em đang học năm cuối trường đại học sư phạm vinh .
.
Lúc này tôi mới “soi ”kỹ cô gái . Xinh ra phết . Khuân mặt bầu bĩnh được ôm bởi mái tóc thả tự nhiên . Tuy vậy vẫn không che được ánh mắt bối rối thẹn thùng của cô sinh viên . Tính tò mò của thằng lính trinh sát bắt đầu điều tra , tôi tiếp tục phát huy :

 - Người nhà của em làm gì trong này ?
 - Anh đấy hải quân. Bộ đội như anh đấy.
 - Anh trai ?
 - không. Người yêu sắp cưới. Cô gái nhìn thẳng vào mắt tôi kiêu hãnh trả lời .

Tôi lảng tránh ánh mắt của cô gái bởi nhận thấy trong đôi mắt cương trực có ánh lửa . Nhưng thầm nghĩ có lẽ cô gái phòng thủ cũng nên. Rồi lảng hỏi hướng khác :

-   Em tên gì ?
-   Dạ, em tên Nga.
-   Em học khoa gì?
-   Khoa văn ạ . Cô gái trả lời .

Có lẽ để đốt cháy thời gian và cũng là đỡ buồn nghủ . Cô gái cũng hỏi tôi gần như những câu hỏi tôi đã hỏi cô ấy . Tôi nói cho cô gái biết tôi về Bộ tư lệnh công binh tiền phương ở thành phố HCM. Rồi sau đó chờ xe sang Căm pu chia thay cho một đồng chí có gia đình khó khăn, bởi vợ không may qua đời, con thì còn nhỏ.

  Chiều hôm sau tàu đến ga nha trang và chúng tôi chia tay . Trước khi chia tay tôi cũng kịp xin địa chỉ với lời đề nghị :
-   Anh có thể viết thư cho em được chứ ?
Cô gái mỉmcười trả lời:
-   Cứ “ tự tiện” . Nhưng nên nhớ em đã có người yêu chỉ chờ ra trường là cưới. Sang bên đó anh cứ viết thư cho đỡ nhớ nhà . Lớp chúng em viết thư gửi lính biên giới , hải đảo theo phong trào sinh viên rất nhiều . Cũng vì vậy mà em gặp người cùng quê chính là chàng hải quân trong quân cảng Cam ranh này đấy .
 Nói rồi cô đưa tôi một mảnh giấy trên đó gi nắn nót “ Lê thị nga lớp V7 khoa văn , khóa 25 Đại học SP Vinh . Kèm cái bắt tay rất tình đồng chí !.

    Xuống ga sóng thần, theo địa chỉ phòng cán bộ hướng dẫn, tôi bắt xe đến  cuối đường Nguyễn tri Phương ( gần đối diện viện quân y 115 ) vào bộ tư lệnh tiền phương công binh. Tiếp đón tôi là một đ/c trợ lý cán bộ. Đồng chí nói hậu cứ trung đoàn ở bùng binh bến súc huyện Trảng bàng . Đồng chí cứ lên đó , chúng tôi sẽ điện sang trung đoàn  . Khi có xe về nước thì sẽ đón đồng chí sang ... ( còn nữa )
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #405 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 04:42:15 pm »

   CB chào duccuong. chào các bác. Việc nhà hôm nay còn đang biếng nhác, nhưng thấy chuyện bên hàng xóm hay quá nên đành phải dừng lại tất cả để hóng đây. duccuong lại bắt hàng xóm mất việc rồi. Truyện dí dỏm, lãng mạn, mà rất đời thường của người lính. Hay lắm duccuong ạ! Đừng có dừng lâu đấy nhé! Mình đang muốn nghe tiếp rồi những lá thư của cô sinh viên khoa Văn Sư phạm Vình sau những ngày dài phía sau... tiếp tục đi duccuong.... Grin. Chào duccuong. Hẹn gặp những bài sau.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #406 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 04:47:36 pm »

   Em chào bác Đức Cường ! không hiểu sao cứ đến những đoạn như này của các bác là em lại muốn nhảy vào còm men !  Grin

   Những câu chuyện gặp gỡ tình cờ của người lính và một cô bạn gái nào đó luôn là đề tài hấp dẫn ( không biết các bác cựu khác thế nào  Grin ). Cái giẫm chân vô tình của bác không ngờ lại là một kiểu...gây gổ tình cảm rất tự nhiên !  Grin,  chắc cũng có...tý duyên hay sao mà bác lại ngồi cạnh cô gái mà vừa bị " tan nát " bàn chân với mình, hay thật đấy !

   Tuy nhiên, em mong chuyện thông báo : " lô cốt đã có địch " kia chỉ là thói quen phòng thủ cẩn thận của phe ...không phải của ta, sẽ có dài tập nữa phải không bác ?

  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #407 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 04:52:19 pm »

 duccuong ơi! Thì ra cái chỗ ngứa của cậu lính QY là ở chỗ đó cơ đấy!  Grin. duccuong tiếp tục cho thằng em nó phải ngứa hết toàn thân và tự gãi lấy nhé Grin. Không biết lính QY mà vô ý dẫm phải chân cô gái nào đó thì sẽ xử lý tình huống thế nào chả biết?
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #408 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 08:41:04 pm »


Chuyện riêng tư mà hồi kết thì không theo ý muốn của mình .Vì vậy , duccuong cũng không dự định viết . Nhưng rồi duccuong nghĩ rằng , trong các bác cựu trên MVH, sẽ có  bác có chuyện riêng tư giống duccuong thì sẽ có sự đồng cảm . Hơn nữa được @ linhquany , vaphothotu , vetran vv…động vien cổ vũ . Nên duccuong mạnh dạn xin kể CHUYỆN RIÊNG CỦA ĐỜI QUÂN NGHŨ với tinh thần “ vui là chính ”. Lính kể chuyện mộc mạc. Câu cú không trọn vẹn . Chuyện thế nào thì kể như thế .Có gì duccuong thành thật cáo lỗi trước

---------------------------------------------------------------------------------------------

                                          Chuyện riêng đời quân ngũ


   Đức Cường ơi! Viết chuyện riêng không sợ bà vợ trẻ đẹp đang hàng ngày cùng đọc bài viết của mình sao?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #409 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 09:02:48 pm »

Chào các bác :

Duccuong rất cảm ơn chị CB và linhquany đã có những lời động viên kịp thời .
Do chen ngang mua vé với cô gái nên cô gái mua vé kế tiếp vé  của mình . Tất nhiên là phải ngồi chung một gế . Sau này linhquan y mà đi tàu hỏa cứ chờ cô nào hay hay thì cùng vào mua một lúc thì...thì chỉ có chung một gế thôi! Grin .
Cũng giống như hồi lính ta thường đi dã ngoại ,đóng quân trong nhà dân . Cứ đứng ngoài nhìn vào cổng mà " tia " thấy trên dây phơi dây dựa lằng nhằng , nhiều màu sắc sặc sỡ là xin vào ở ngay . Nhà sẽ có em gái là chắc ! Grin. không bao giờ nhầm mà không cần phải hỏi ai  Grin Grin
Đi thao trường về mệt mởi , có em gái đồng quê đấm lưng thì chỉ có .., Grin Grin Grin
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM