Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:30:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242938 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #40 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2013, 05:36:11 pm »

Chào Đức Cường c20.
Sao mấy ngày nay anh em trong Hội không ai liên lạc được với cậu là làm sao? Hay trong tác chiến bị "đối phương" tịch thu mất ai phôn rồi.Bạn kết nối với anh em để lấy thông tin nhé.
Vì máy điện thoại của tôi hết điện, sau đó lại bị rơi kẹt dưới bàn nên không thể tìm được, cũng may chiều nay quyết tâm tìm lần cuối thì laị thấy. Bạn thông cảm !
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #41 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2013, 12:14:53 pm »

Lần đầu ra trận
Tám anh em chúng tôi được bổ sung vào đại đội 20 trinh sát sư đoàn nhưng vì chưa có nghiệp vụ trinh sát nên được huấn luyện “nghề” cấp tốc tại mặt trận. Trong khoá huấn luyện còn có 3 tiểu đội trinh sát của 3 trung đoàn E48, E52, E64. Tất cả đều là chiến sĩ mới quê ở Nghi Lộc – Nghệ Tĩnh bấy giờ. Còn tiểu đội trưởng là những cựu trinh sát nhập ngũ trước năm 1975, đã trải qua thử thách chiến tranh.
   Chúng tôi học chỉ có một “thầy” – đó là thầy Ký nguyên là thiếu uý, trợ lý ban trinh sát trung đoàn 48 điều lên, bạn bè anh thường gọi là “Ký mù” bởi anh phải thường xuyên đeo kính cận. Sau này về đơn vị, đại đội trưởng Lê Thanh Trung của tôi nói rằng: anh Ký là học viên xuất sắc khoá học viên trinh sát của trường sĩ quan lục quân 1. Chúng tôi chỉ học bản đồ và địa bàn, các phương pháp giao hội để xác định vị trí đứng và kinh nghiệm xác định phương hướng ở trong rừng, trong đêm có sao và mùa gió để phục vụ trực tiếp cho chiến đấu.
   Một đêm vào tháng 5 năm 1978 lúc đó khoảng 2h sáng, chúng tôi nghe tiếng súng rộ lên tất cả nhanh chóng ra vị trí chiến đấu. Cả một vùng trời khói lửa bốc cao nghi ngút. Không bao lâu sau, sư đoàn điện thoại xuống thông báo địch vào đốt làng, các đơn vị tăng cường lực lượng canh gác chờ sáng.
7h sáng hôm sau, toàn bộ lớp huấn luyện trinh sát nhận nhiệm vụ truy quét địch ẩn náu ở trong rừng và tổ chức phục kích địch thường ra đường gài mìn vào buổi đêm. Đây là tốp địch luồn sâu vào đất của ta vì rừng Lò Gò dày đặc gần như nguyên sinh. Trong rừng còn lưu lại nhiều dấu vết như hầm hào, nhà tạm, giếng,…nơi các đơn vị chủ lực miền của ta trú quân trong thời kì chống Mĩ, và nơi đây là diễn biến chính của cuộc hành quân gian sơn city của Mĩ. Ngôi làng địch vào đốt cách sư đoàn bộ khoảng 2 km theo trục đường 20 đi về hướng Lò Gò km0. Phân đội truy quét do đồng chí Dảnh-trợ lý trinh sát sư đoàn chỉ huy và được tăng cường 1 đồng chí thông tin 2W. Chúng tôi chỉ để lại 3 đồng chí nấu ăn ở ngoài đường 20, còn tất cả đi theo đường lâm nghiệp hướng về suối Đà Ha. Vào đến cửa rừng chưa xa, chúng tôi thấy một tốp chiến sĩ ta hối hả đi ra, đi trước là 2 đồng chí khênh thương binh máu chảy đầm đìa, đang kêu la và sau đó là một tốp thay phiên nhau khênh một tử sĩ xác bó trong túi ni lông rồi mà hôi thối kinh hoàng, ruồi nhặng bay theo như một đàn ong. Hỏi ra mới biết đồng chí này ở tiểu đoàn công binh 17 đi rà mìn bị địch bắn chết đã mấy ngày mà ta đánh mấy lần để lấy xác không được. Sự sợ hãi làm tôi choáng váng vì chỉ cách đây chưa đầy tám tháng vẫn là cậu học sinh chưa bao giờ tiếp xúc với cảnh tượng như vậy. Mọi người vẫn tiếp tục đi vào hết sức trật tự và yên lặng. Tôi liếc mắt nhìn các đồng hương hình như ai cũng có tâm trạng như tôi. Con đường được rà mìn đi đã hết, có một biển báo nhỏ viết nguật ngoạc trên bìa các tông: “Chú ý có mìn, đường chưa rà”. Chúng tôi lần từng bước theo dấu chân nhau. Mìn địch cài dày đặc chủ yếu là râu tôm, hình như đã có tốp bộ đội nào đó đi trước nên cắm cành cây để làm dấu cho người đi sau. Đồng chí chỉ huy thông báo đã rất gần địch phải tản ra hai mép đường đi khom tiến vào. Chúng tôi vừa bắt được liên lạc tiếp xúc với bộ binh C10-E48 cũng là lúc C10 nổ súng đánh vào chốt đường của địch. Súng bộ súng binh cả 2 bên bắn đua nhau bắn loạn xạ. Thú thật, tôi dám chắc rằng cả 2 bên đều không thấy nhau bởi rừng rất dày. Ta hô xung phong để “hù” địch chứ không ai lên cả, chúng tôi cũng hô theo cùng bộ binh đến lạc giọng để lấy lại dũng khí và để chúng hoang mang. Nhưng rồi địch cũng rút và ta đã chiếm được chốt địch. Chúng để lại khá nhiều lựu đạn trên công sự, chúng tôi không dám lấy sử dụng vì sợ gặp phải lựu đạn nổ tức thì, thì oan uổng.
Một lúc sau, địch dùng hoả lực tập kích vào trận địa của chúng tôi. Chúng bắn cối 60 và M79 khá chính xác (vì chỉ xác định phương hướng và ước chừng cự ly chứ không thấy nhau). Chúng tôi phải vào hầm trú ẩn vì sợ dính mảnh đạn. Hầm chốt này do địch đào có cả giao thông hào đi lại thông nhau. Tôi nhảy xuống hầm có nắp của một đồng chí bộ binh tóc xoăn, hỏi mới biết cùng quê Nghi Lộc, cùng nhập ngũ tên là Chung (sau này ra Bắc, về quê chúng tôi có tìm nhau).
Tôi và một đồng chí trinh sát nữa được lệnh lên bám địch phía trước và có một đồng chí bộ binh cầm hoả lực B40 hỗ trợ. Bò được khoảng 100m, tôi chột dạ lúc nãy nghe tiếng nổ đề pa (đầu nòng) của M79 rất gần, nếu tiến nữa thì rất nguy hiểm. Ông bạn BB cầm B40 lúc nào cũng bò sau nếu “ông” bắn thì chắc mình sẽ chết trước lúc địch chết. Hơn nữa, chỉ có ba người thì làm sao trụ nổi và chúng tôi quay lại báo cáo: “rừng dày quá không đi xa được, với lực lưỡng ít thế này địch phát hiện sẽ rất nguy hiểm”. Có lẽ ai cũng biết vậy nên đồng chí chỉ huy bảo thôi.
Chập chiều, chúng tôi được lệnh trên (qua máy 2W) lùi lại phục kích địch, buổi đêm cắt đường ra cài mìn. Trời mưa rả rích mà chúng vẫn phải đào công sự nằm chiến đấu. Tôi được giao bố trí và giật mìn ĐH10 (định hướng của ta) - Nhiệm vụ phát hoả đầu tiên cho trận đánh. Hai chúng tôi nằm chung 1 hầm thay nhau quan sát. Khoảng nửa đêm, tôi thấy như có con gì bò sột soạt dưới tăng (vì trải hai lớp tăng) và cắn đau dưới bụng và chân. Đến lúc không thể chịu đựng được nữa, tôi kéo tăng lên kiểm tra xem thì ra đó là một tổ mối rừng to như con ong mật cắn tan cái tăng hai lớp chui lên. Nếu cố nằm thì mối cắn cũng chết bởi bụng tôi đã bị cắn nổi dị ứng như nổi mày đay, thế là đành liều phải ngồi xổm cả đêm, trời thì mưa và đầu óc thì căng thẳng chỉ mong trời mau sáng. Khổ ơi là khổ! Nhưng rồi một đêm thanh bình cũng trôi qua.
Sang ngày thứ hai. Ăn cơm nắm nuôi quân đưa vào. Toàn quân đội dàn hàng ngang mỗi người cách nhau 5m, đi càn trong rừng cho đến khi ra tận bờ kênh (giáp đường 20) thì đã buổi trưa. Chúng tôi phát hiện nơi ém quân bí mật của địch trước khi vào đốt làng. Ra đến đường 20 ăn cơm trưa xong, chúng tôi lại càng trở lại tuyến mới cạnh tuyến càn sáng nay mà không gặp địch. Chiều tối, chúng tôi lại đào công sự để phục kích, đồng chí chỉ huy dẫn các toán trinh sát chỉ từng vị trí mai phục. Đồng chí A trưởng dẫn đầu khi đi qua bãi tranh săng đá phải dây lựu đạn. Tôi đi thứ 5 vẫn nghe rõ tiếng nổ “bép” của tiếng nổ xuỳ và tiếng hô của ai đó “Lựu đạn!” Mọi người chạy hai, ba bước và lao người nằm xuống. Oàng! Khói mù mịt. Tôi nghe tiếng nói “có ai việc gì không?” Tôi dậy thì thấy mọi người đã đứng lên cả. Hú vía, không ai việc gì mới lạ. Tôi thầm nghĩ lính trinh sát cựu binh nhanh và bình tĩnh thật, anh bạn đeo máy 2W nặng vậy mà vẫn kịp bật người ra sau mà nằm xuống. Đây là bài học đắt giá cho nhiều đồng chí tân binh mới vào như chúng tôi, bởi sau 4÷8 giây (tuỳ loại) lựu đạn mới nổ nếu bình tĩnh vẫn đủ thời gian xử lý an toàn. Sau này trong đại đội tôi, có đồng chí Thu “đen”- người xã Nghi Khánh huyện Nghi Lộc bị thương vào bụng phải cắt mất gần 2m ruột do đá phải lựu đạn nghe tiếng nổ xuỳ mà vẫn quay lại đứng nhìn!
Suốt đêm đó, chúng tôi mai phục mắt căng theo sợi dây mìn định hướng song vẫn không gặp địch. Sáng dậy, chúng tôi được lệnh rút về tuyến sau để huấn luyện trinh sát tiếp. Lần đầu ra trận của tôi chỉ đơn giản như vậy. Những cảnh tượng tác động trước lúc vào trận, rồi cùng C10 –E48 nổ súng, rồi còn phải đối phó với muỗi, với mối rừng đã dần tôi luyện mình trở thành một trinh sát có bản lĩnh, gan góc, kiên cường. Lính chiến lần đầu ra trận có lẽ ai cũng trải qua những giây phút như vậy phải không các bạn?



« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2013, 10:07:21 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2013, 01:22:49 pm »

Chào anh Đức Cường ! Tôi và anh là những thành viên mới của trang MVH, mặc dù Thanhdanvan đã vào từ cuối năm 2012 nhưng chưa có nhiều chuyên môn nghiệp vụ trong việc đưa tin bài nên trang nên cứ gọi là lính mới thôi. Thanhdanvan đã sang CPC từ cuối năm 1978, đã một vài lần suýt Tạch, may là số mình còn cao số nên giờ này có DK tâm sự với ĐC được. Cuộc đời người lính chiến thì có nhiều tâm sự lắm đấy, anh em mình có thời gian rảnh hãy nên trang gặp nhau và cùng nhau chia sẻ tâm sự nhé ?
Chào Thanh dân vận.Tôi đọc bài anh viết và suy ngẫm so sánh ,tôi thấy mừng và ghen tỵ với anh đó, như vậy ở chiến trường nơi anh công tác có cả các em thì đỡ nhớ nhà và có liều thuốc tinh thần rồi .Anh còn quen cả con gái K nữa.Tôi thấy con gái K không thật đẹp,như anh mô tả đâu vì dân tộc họ da đen tóc ai cũng xoăn .Có lẽ cô gái anh quen là người Hoa,hoặc việt kiều .
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2013, 08:01:00 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2013, 01:36:36 pm »

.. .Anh còn quen cả con gái K nữa .Tôi thấy con gái K thật không đẹp,như anh mô tả đâu vì dân tộc họ da đen tóc ai cũng xoăn .Có lẽ cô gái anh quen là người Hoa,hoặc Việt kiều .

 Người ta vẫn nói: Chém cha không bằng pha tiếng. Có nghĩa là chế nhạo nhau rồi bắt chước tiếng địa phương của nhau để pha trò, bôi bác nhau thì việc "xúc phạm" bị cho là nặng nề. Grin

 Tuy nhiên, một điều còn nặng hơn nhiều, đó là "xỉ Quốc" của dân tộc nào đó thông qua chê: Con gái, phụ nữ nước đó ... không đẹp. Grin

 Song cũng vẫn phải công nhận là bác nói đúng sự thật. Một thực tế rất rõ ràng là phụ nữ con gái K lúc đó không hề đẹp một chút nào, tất nhiên là những người lính ta vẫn gặp. Hiện nay thì khác nhiều rồi, con gái K bây giờ thì nhiều người lại rất đẹp.

 Không tin, mời bác vào đây để nghiên cứu về nét đẹp của phụ nữ Kh'mer hôm nay.

 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,27914.0.html
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2013, 02:50:45 pm »

Em Thơ chào anh Đức Cường. Trước hết em cám ơn thịnh tình của anh khi có lời đón em khi viền quê. Đúng vậy anh ạ, từ hồi nào đến giờ mỗi lần viền Thanh Hóa thì em bay ra Nội Bài rồi mới ngược vô quê, ngái quá mà đi xe lại mệt nữa. Gần mười năm nay, các anh CCB  cùng đơn vị ở bên K cư ngụ tại Vinh mới hướng dẫn em viền qua sân bay Vinh và mỗi lần em ra Bắc thì mấy ảnh lại ra sân bay đón em. Có lần gần đây anh Tranphu341 đang công tác tại Vinh còn cho xe chở em viền Thanh Hóa luôn, khỏe lắm. Mùa lạnh năm rồi em ghé thăm các anh, rồi về thăm mẹ già và anh chị Vaphothotu với đoạn đường từ Vinh viền cũng ngái trong khi anh thầy Va còn lừa điện thoại bảo em đi xe về "núi Bua" sẽ tới nhà. Em cứ liều đi trong đêm tối rồi cũng tới. Rất vui vẻ khi gặp cả gia đình, có cả một cô giáo đồng nghiệp của anh chị và đặc biệt gặp mẹ rất khỏe mạnh vui vẻ. Em gửi anh mấy tấm hình chuyến đi ấy. Khi nào viền qua Vinh em sẽ báo các anh và hy vọng có dịp thăm gia đình. Chúc anh và gia đình mạnh giỏi.

Sáng nay trời âm u, mặt đất nhàn nhạt sương mờ, nhiệt độ xuống thấp hơn. Tạm biệt mẹ cha và anh em, bà con làng xóm. Tạm biệt vùng quê yên ả, chúng con vô Nam và hẹn ngày viền thăm mẹ những lần sau không xa.
ĐƯỜNG VÔ XỨ NGHỆ QUANH QUANH
NON XANH NƯỚC BIẾC NHƯ TRANH HỌA ĐỒ



Tạm biệt quê hương Thanh Hóa, chúng tôi tiếp tục hành trình vào thành phố Vinh thăm các đồng đội đơn vị "vận tải quân sự chiến trường K"
Theo hướng dẫn của đồng đội. Trước cổng Bộ tư lệnh Quân khu 4. Chúng tôi bước xuống xe, cùng những mái đầu "muối nhiều hơn tiêu" là anh Trung cựu văn thư BT 179. Anh Tuất cán bộ chính trị. Mậu cựu công vụ chính ủy Sơn. Toàn C2 quân vận. Anh Đảng kế toán kho hàng ào vào nhau tay bắt mặt mừng ôm chầm vào mà đấm nhau thùm thụp như những chàng lính tình nguyện hai mấy tuổi đầu ngày còn ở Phnompenh. Sau đó chúng tôi về gia đình dùng cơm thân mật sau hơn ba mươi năm gặp lại nhau







Chúng tôi hàn huyên tâm sự và rất mừng sau cuộc chiến, trở về cuộc sống đời thường thì ai trong chúng tôi cũng ra sức phấn đấu nên ai cũng có cuộc sống phát triển bền vững và thành đạt. Chúng tôi điểm lại các đồng đội đã hy sinh, những đồng đội đã mất do bệnh tật và kể cho nhau bao điều cùng quan tâm của từng gia đình mỗi người.
\

Theo lịch trình của đồng đội tại thành phố Vinh. Buổi chiều cả đoàn thăm quảng trường Hồ Chí Minh trước khi về thăm quê Bác.

Hành trình tiếp theo thật sự làm tôi súc động vì đây là lòng mong ước tôi từng ấp ủ nhiều năm nhưng chưa có dịp thực hiện. Đó là thăm hai quê thân sinh Bác, mà thật vô tình tôi không biết Nam Đàn quê Bác cũng gần Vinh. Qua những ao sen liên tiếp, chúng tôi vào cổng làng Hoàng Trù, quê ngoại của Bác. Sau khi Anhtho dâng hoa lên bàn thờ tổ, cả đoàn theo sát cô hướng dẫn viên. Trong suốt thời gian theo dõi cô hướng dẫn viên với chất giọng véo von xứ Nghệ, đôi bàn tay uyển chuyển chuyên nghiệp của cô  thật truyền cảm trên từng hiện vật như: Trang thờ, Liễn phong,  bàn làm việc sách bút nghiên, bộ đồ trà rượu, cái chõng tre tiếp khách của các cụ, cái giường gỗ đơn sơ nơi sinh ra vị lãnh tụ của dân tộc, cánh võng, cửi dệt, rương gỗ, bếp nấu, cối giã gạo, chuồng trâu. Cây mít v.v. Đã làm tôi luôn trào nước mắt









Có một điều làm tôi băn khoăn là: tất cả những căn nhà hai quê nội ngoại của Bác thật nhỏ nhắn xinh xắn, sạch sẽ như nhà mô hình, cửa qua các không gian khác nhau rất thấp, được bố trí phòng ốc với những chức năng riêng biệt ví dụ phòng ngủ của cha mẹ, của con trai, con gái dậy thì riêng biệt, đồ đạc gia dụng, gia cụ đều rất đơn sơ mộc mạc, mà tất cả những cái đó gắn liền với cuộc mưu sinh của con người cũng mang nét đặc trưng độc đáo của người dân Trung du nơi đây, khác hẳn kiểu cách nhà ở và cách tổ chức cuộc sống của người dân các vùng miền khác, nhất là vùng biển quê tôi.  Đ/C Tuất, nguyên cán bộ ban chính trị E, trong khi tác nghiệp đã làm rơi Camera hai lần xuống sân beton, may là đồ “nồi đồng cối đá” nên không sao.



Tôi hơi sững lại vì nghĩ tình cảm mình yếu đuối, liếc nhanh qua Anhtho, các bạn đồng đội Vinh và những du khách khác thì cũng giống nhau cả, mắt ai cũng đỏ hoe, nhất là đồng đội tôi là dân bản xứ, tới thăm di tích nhiều lần vẫn không chế ngự được xúc động dâng trào




Qua gần 2km xa xa là núi Chung, tại quê nội Bác, ngoài khu di tích nhà gỗ tranh, còn có  quần thể khu lưu niệm to lớn hoành tráng bằng kiến trúc cổ với vật liệu hiện đại và gỗ quí, bảo quản những hiện vật, hình ảnh Bác cùng các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam, những chính khách nước ngoài trong suốt chiều dài lịch sử cứu nước
Sau lưng tôi là màu hoa tím loa kèn trong vườn hoa quê Bác là hoa khoai lang. Theo lời hướng dẫn viên : một lần Bác về thăm quê, các đ/c trong tỉnh ủy đề nghị làm một vườn hoa trước căn nhà cho đẹp. Bác đồng ý nhưng gợi ý là trồng khoai lang để vừa tăng gia sản xuất ra lương thực lại vừa có hoa khoai lang mang màu tím thủy chung đẹp mắt
Chiều cả đoàn về nhà anh Trung, cựu văn thư E685 dùng cơm thân mật và sau đó anh Trung và các đồng đội Vinh đề nghị ở lại Hưng Nguyên, thông báo tập hợp thêm những đồng đội khác chưa đến do công việc ban ngày, tổ chức chơi thâu đêm nay. Nhưng thời gian quá ngắn, còn thăm nhiều địa chỉ khác, đồng đội chấp nhận chia tay và anh Trung chở chúng tôi về thành phố.


Hơn 20h tối. Vừa hành tiến vừa liên lạc với anh Vaphothotu để tới thăm gia đình. Theo hướng dẫn của thầy giáo, từ đường lớn quẹo vào làng hàng chục km trong đêm tối tìm hướng núi Bua - Nghi Vạn, trong khi lái xe nói: em là dân xứ này mà chưa từng nghe địa danh này. Con xe chồm lên hụp xuống  như phát rồ khi gặp ổ gà, sống trâu để lại bụi mù đỏ cạch. Rồi đích cũng đến, đại gia đình đón chúng tôi trong không khí ấm cúng chân tình qua những nụ cười, bắt tay thân thiện của anh chị Vaphothotu cùng các con cháu và đặc biệt tôi được nắm bàn tay gân guốc nhưng ấm áp của mẹ già sắp gần tuổi “thiên tuế” mà tôi cảm thấy an lòng. Tại nhà Vaphothotu hai thầy cô giáo, chúng tôi trao đổi rất vui vẻ, chân tình, trong đó có sự hiện diện của thành viên mới là Cuoi9410,  xin được bật mí cũng là  một cô giáo cùng trường với  Vaphothotu ở Nghi Vạn. Chỉ với thời gian tiếp xúc ngắn ngủi nhưng qua nề nếp gia phong từ các thế hệ gia đình, Anhtho cảm nhận đây là một tế bào xã hội thật lành mạnh, đoàn kết và phát triển bền vững, rất quí và trân trọng trong xã hội hội nhập này. Tình cảm dạt dào, tâm sự còn nhiều, nhưng thời gian không cho phép. Vetran – Anhtho cáo biệt gia chủ “Tứ đại đồng đường”tạm biệt @Cuoi9410 quay lại thành phố để ngày mai trở về Nam. Sáng sớm, cha con anh thầy tiễn chúng tôi tại phi trường Vinh tới tận lúc chúng tôi vào phòng cách ly. Thật chân tình cảm động, cám ơn tình cảm của gia đình anh thầy. Cũng tại sân ga, Anhtho liên lạc được với anh Quang266 , ai ngờ anh cũng sống ở Vinh. Tiếc quá thời gian không cho phép, thôi hẹn dịp sau.











                  
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2013, 07:59:17 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2013, 08:39:56 pm »

Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Đức k8 và cảm ơn Anh Thơ đã có lời chúc mừng sinh nhật Vaphothotu.
   Đọc bài và xem lại một số hình ảnh của vợ chồng Anh Thơ - Vêtran với đồng đội xứ Nghệ thật cảm động. Đặc biệt là thịnh tình của hai bạn đối với gia đình thì có lẽ Vaphothotu không bao giờ quên được.
Thú thật trước đó Anh Thơ có hỏi tôi từ Vinh vào quê anh có xa không? Tôi đã vẽ lên trước mắt em một con đường xa lăng, xa lắc với ổ trâu ổ gà...với mục đích là "bí mật" nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nhưng rồi một đêm giá lạnh, tôi nhận được điện của Anh Thơ...(Vêtran bí mật không lên tiếng, chắc tạo bất ngờ).
  Thưa các bạn.Hỏi đường ban ngày đã khó, huống hồ là ban đêm.Âý vậy mà trong đêm tối Anh Thơ đã tìm ra ngôi nhà bé nhỏ của đại gia đình chúng tôi nơi xóm vắng.
  Hai bạn đến quá đột ngột, lại bất ngờ đối với các thành viên trong gia đình nên sự đón tiếp rất đơn sơ chỉ có "cây nhà là vườn" thôi.
Lần này, nghe nói Anh Thơ sắp viền quê.Vui quá.
  Vậy là lần này đón gia đình Anh Thơ còn có anh Đức Cương và anh Quang 266 nữa, "đội ngũ cầm bút" ở Vinh khá hùng hậu rồi.Vaphothotu không còn đơn thương độc mã nữa.
Hẹn gặp nhé....
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2013, 04:42:45 am gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #46 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2013, 05:04:52 am »

Chào bạn.
Tôi chỉ trực tiếp cầm súng chiến đấu với tư cách là lính bộ binh tại Lò Gò chỉ có ba ngày ba đêm.Nhưng sự gian khổ, ác liệt có lẽ bằng cả hàng năm trời sống trên đất K.Chúng tôi lên chốt lúc mờ sáng thì mấy chục phút sau cả c9, d6, ẹ 52 bị vây.Chúng tôi phải nhịn đói, nhịn khát ba ngày ba đêm.Bụng không thấy đói nhưng khát bạn ạ.Anh em chúng tôi phải đái ra mà uống.Ngoài ra còn bị "cơn nghiện" thuốc lá hành hạ nữa chứ.Một ngày ở chốt bằng nghìn thu ở ngoài.
   Còn lần bọn Pốt sát hại đồng bào ta ở một cái làng gần bờ mương tôi cũng có biết.Hình như chúng tràn qua ban đêm.Đốt nhà. Giết người bằng dao, rựa(không dùng súng).Độc ác hơn thời trung cổ.
 Xin được chia sẻ với tâm trạng của anh tân binh Đuccuong ngày đầu tiên xung trận.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2013, 08:33:49 pm »

Chào bác chủ Đức Cương, chào các bác tham gia topic. Cuộc đời quân ngũ của tôi bắt đầu từ tuổi trăng tròn cuối những ngày tháng cuộc chiến tranh giành độc lập. Nhưng số mệnh là thế. Khi nghe các bác kể chuyện chiến chinh, tôi rất cảm phục và cũng đồng thời hổ thẹn với mình vì "nhát như thỏ đế" trong mọi hoàn cảnh. Tôi xin kể với bác thời kì tôi công tác ở K

-  Theo tuyến giao liên của cục vận tải tổng cục hậu cần. Chúng tôi tới thủ đô Phnompenh – Kampuchea sau một ngày hành quân qua cửa khẩu Mộc Bài -Tây Ninh. Các bạn nữ được thực tập ở quân y viện V binh đoàn Cửu Long tại thủ đô. Nam học viên thực tập ở Sư đoàn 7 binh đoàn Cửu Long trong khuôn khổ tác chiến của mặt trận 479 tại tỉnh Komponspeu. Xuất phát từ thủ đô Phnompenh hành quân đi cố đô Udong. Ba tháng đầu tiểu đội một của tôi thực tập tại trạm xá sư đoàn, nói chung việc thu dung điều trị thương bệnh binh từ chiến tuyến đưa về là công việc thường qui mà cũng không gay cấn câu thúc nhiều. Tôi chỉ ghi nhận một vấn đề là tỷ lệ sát thương đối với bộ đội ta chủ yếu do mìn, còn thương tích do đạn bắn thẳng rất ít vì tụi địch bị quân ta lùa vào hang hốc trong núi nên chỉ đánh lén và cài mìn là chính, ít có những trận gây thương vong lớn. Bệnh binh chủ yếu do sốt rét với các thể ác tính như: thể tiểu huyết cầu tố, thể não và đặc biệt gan lách rất to. Thường các y sinh thực tập được xắp xếp sống trong mấy lán trại làm bằng lá thốt lốt bên bờ một cái hồ, mùa khô đang cạn nước, bên kia hồ là khu điều trị và nơi ở của cán bộ và nhân viên trạm xá sư đoàn trong các căn nhà xây nhưng không còn cánh cửa nào, sát trục lộ đi Komponchnan. Do vậy ngủ ở những căn nhà ấy rất ngán, chưa biết chừng mấy bạn Pốt hỏi thăm lúc nào nên ai cũng cảnh giác
- Suốt thời gian thực tập ở trạm xá sư đoàn, tôi ghi nhận mấy sự kiện để nhớ. Hôm đó, tôi trực cấp cứu với thiếu tá bác sỹ Xuân Đán trạm xá trưởng. Khoảng bốn giờ chiều thì nghe tiếng nổ rất lớn phía đại đội xe sư bộ. Bình thường thôi, chiến trường mà. Nhưng không, ngay lập tức bốn cái băng ca khiêng đến bốn thân hình không nguyên vẹn, mặc dù đã huy động cả trạm xá sư đoàn tham gia cấp cứu khẩn cấp nhưng không ai qua khỏi, thượng úy đại đội trưởng là người la hét kích động nhất nhưng kết thúc ra đi nhanh nhất chừng hai mươi phút. Một trái mìn xóa sổ ban chỉ huy đại đội xe trong đó có liên lạc viên bằng tuổi tôi. Chiến tranh là vậy, tổn thất đồng đội ai cũng xót đau, thượng úy Vinh chính trị viên trạm xá khóc rưn rứt. Ban chính sách và cả trạm xá sư đoàn lặng lẽ khâm niệm các anh bằng những cái túi tử sỹ rất sẵn có ở chiến trường. Đêm đó đối với tôi thực sự là đêm căng thẳng vì trong kíp trực nên phải ngủ bên cạnh trông coi bốn thi hài đồng đội nằm trong bốn quan tài nhôm chờ ngày mai đưa các anh ra phi trường Pochenton bay về tổ quốc. Mà nói phòng cấp cứu cho oai chứ đó là cái kho cũ cải tạo tạm, chỉ che chắn bằng mấy tấm paraban vải trắng ngăn cách khu để thi hài và giường nằm trực của y sinh, mà ngày đó tôi cực kỳ sợ ma. Từ vụ này và những trường hợp thương tích khác của cả ta và địch, tôi ghi nhận một điều thuộc về dấu hiệu lâm sàng: Nạn nhân càng la hét kích động nhiều thì càng kết thúc sự sống nhanh, ngược lại nạn nhân thoi thóp im lìm do vô cảm thì lại có cơ may thoát chết vì có một nghịch lý khi xử lý thương tích nhiều người một lúc thì nhà chuyên môn thường ưu tiên những người thoi thóp sợ họ sắp đi sớm còn người la hét kích động nhiều thì cho là còn khỏe nên dễ bị một kết thúc xấu nhanh hơn. Còn chuyện nữa, anh Tuấn (quê Hải Hưng) y tá lâu năm ở tổ phẫu cơ động của trạm xá. Tối nào cũng thấy anh tự tiêm vào đùi mình, sau này mới biết anh bị khủng hoảng tinh thần và trầm cảm quá mức nên mỗi tối phải tiêm Morphin cho qua cơn vật vã hoang mang, mà lúc này anh đã nghiện nặng bởi các cơ số chống sốc cơ động đều bị mất thuốc này. Còn trường hợp chưng nước cất bằng dụng cụ cũ kĩ để pha bột glucoza tiêm truyền hoặc lấy trái dừa không già không non vạt vỏ ngoài, sát khuẩn rồi cắm kim truyền tĩnh mạch cho bệnh binh sốt rét. Những chuyện này các thầy cô trong trường không dạy và cũng không tìm thấy ở y văn nào nói tới. Trong thời gian thực tập cũng có những đồng chí bệnh binh không qua khỏi những trận sốt rét tiểu huyết cầu tố hoặc sốt rét thể não, nhìn cảnh đồng đội ra đi trong vật vã cuồng loạn rất đau lòng mà sau này khi về sống trong yên bình, tôi có suy nghĩ “Những cái chết của đồng đội, ngoài sát thương do hỏa khí thì yếu tố dịch tễ khốc liệt của rừng thiêng nước độc cũng cực kì  tai hại, nhưng cũng không loại trừ yếu tố thiếu thốn thuốc men và cả khả năng chuyên môn lúc đó quá thiếu và yếu so với yêu cầu chiến trường”. Một chi tiết nữa cũng làm tôi suy nghĩ một thời gian dài. Hôm đó phiên trực của Quí và Khánh, trời chập choạng tối, ngồi dưới lán không đèn đóm cũng buồn, cả tiểu đội tập trung lên khu cấp cứu ngồi tán chuyện chơi. Lúc sau có một tàn quân Khơme đỏ bị thương do bộ đội bạn đưa vào cấp cứu. Ngồi xa năm mét nhưng nghe tiếng rít ở vết thương theo nhịp thở là tôi biết chắc bị vết thương ngực hở, mà nguyên tắc cấp cứu vết thương này phải cực kỳ nhanh chóng nếu chậm trễ nạn nhân chết rất nhanh khi các thùy phổi sẽ teo lại vì khí chèn ép từ khoang ảo màng phổi. Nhưng từ bác sĩ trực chính đến kíp trực thờ ơ, không hề có động thái nào, một lúc sau cái gì tới đã tới. Đành rằng trước hòn tên mũi đạn của hai phe đối địch ai phản xạ nhanh thì sống nhưng những trường hợp như thế này...? Sau này về Việt Nam có những lúc ôn lại sự cố vừa qua lại gây thành tranh luận căng thẳng tới mức có đồng môn nâng vấn đề nên thành quan điểm chính trị, nhưng sự hối hả cho thi cử cũng không còn thời gian cho những ưu tư. Rồi thời gian thực tập ở Udong cũng trôi qua trong điều kiện đặc biệt thiếu nước đến trầm trọng, mặc dù đóng quân ngay cạnh một cái hồ lớn nhưng quan sát số nước còn lại dưới đáy hồ có cảm giác đặc quánh một màu xanh rêu nên không anh nào đủ can đảm tắm giặt. Ba bốn ngày mới canh me ngoài cái giếng duy nhất của Phum múc được xô nước tắm qua loa cho đỡ ngứa, quần áo thì ít nghĩ tới giặt cho nên toàn thân anh nào cũng có mùi đặc biệt. Thời gian này tôi có cảm tưởng như mình đang sống trong một thế giới xa lạ, không hề có gì đảm bảo chắc chắn cho một cuộc sống thật trong những mối quan hệ phi gia đình, phi gắn kết hữu cơ.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #48 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 02:00:09 pm »

Âỳ dà, khách khứa đầy nhà thế này mà ông chủ Cuong đi đâu mà không thấy ra đáp lễ hầy.
Bác phải ra tiếp khách và kể chuyện đi chứ.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 06:49:13 pm »

"Đời quân ngũ"Đã đọc nhiều lần bài viết của "Vệ Trần"Xin cảm ơn những lời tâm sự góp ý bằng những câu chuyện đi thực tập ở chiến trường K.Trong bài viết không thấy đề thời gian sự kiện.tôi và một người bạn nữa đọc muốn biết để rõ hơn tính khốc liệt chiến trường vì tính khốc liệt giảm dần theo thời gian.Mong Bác tâm sự thường xuyên nhé.
Vâng xin chào bác chủ Đức Cường và bác Vaphothotu đã theo dõi bài tôi viết và cũng xin lỗi vì bài viết trước, tôi không nói rõ thời gian tôi đến Sư 7 Binh đoàn Cửu Long thực tập. Đó là vào khoảng nửa cuối mùa khô năm 1979 và điểm tập kết đầu tiên là Sư bộ, sau đó chúng tôi xuống bệnh xá F thực tập 3 tháng như tôi đã kể. Ba tháng tiếp theo  chúng tôi xuống tiểu đoàn thực tập “chiến thuật quân y” và đây là thời gian nhớ đời nhất và mang dấu ấn đậm nhất trong 20 thâm niên quân ngũ của mình. Tôi cùng hai đồng môn là Khánh, Hòa đeo ba lô, vác cây AK Tiệp duy nhất của tổ theo chân một giao liên sư đoàn 7 rời khỏi thị trấn lúc mờ sáng đi về hướng Bắc… Xuyên qua hàng  chục km đường rừng, không ghé vào E bộ mà đến thẳng tiểu đoàn 3. E 141. F7, gần  một dãy núi  dài, không cao lắm mà đồng đội ở tiểu đoàn chiến đấu gọi là núi Uran. Tôi cũng hơi thắc mắc trong đầu: Không biết đó có phải là tên thật của dãy núi ấy không? Vì tôi nhớ lại hình như cái tên Uran là địa danh ở Liên Xô mà tôi biết qua phim ảnh khi còn ở miền Bắc cơ mà! Nhưng trước thực tế chưa biết cái gì sẽ tới với mình trong ba tháng tới nên tư duy của tôi cũng không xoáy sâu vào thắc mắc ấy. Dọc đường đi lúc nào cũng có cảm giác rờn rợn, tiếng chim lợn, tiếng chèo bẻo kêu làm lạnh xương sống nhưng kinh hãi nhất khi dọc đường tôi gặp cơ man nào là những bộ xương trắng hếu trên cát sạch sẽ như được rửa ráy lau chùi mà chả ai quan tâm dọn dẹp. Đến chiều hôm đó tới đơn vị thực tập là một đơn vị chiến đấu đóng quân ở quanh một khu trảng khá lớn, ngoài số doanh trại tạm bợ còn có một số nhà hoang bằng gỗ lợp ngói chắc chắn dọc hai bên đường toàn cát, tiểu đoàn tận cho D bộ. Suốt quá  trình thực tập cũng không có gì phức tạp, công việc thường qui là xử lý thương tích nhưng cũng rất ít xảy ra,  mà chủ yếu là sốt rét, cán bộ chiến sỹ sốt rét đến vàng da, bạc mặt, môi thâm tím, cặp mắt trắng dã không có hồn, thân hình tàn tạ của những cơ thể đáng lẽ rất cường tráng của tuổi trên dưới hai mươi, nay với những bước chân xiêu vẹo hết sinh khí. Tổ thực tập chúng tôi rất vất vả với những ca sốt rét thể não, khi lên cơn thì đến hai chiến sĩ đè lên bệnh nhân cũng không lại cái sự run rẩy vật vã la hét chửi bới kháng cự khi tôi tiêm một ống Quinine vào cái mông teo cơ nép kẹp, ngược lại lá gan và lá lách sưng phù, có cảm giác đụng mạnh là vỡ ngay, trông thật ái ngại. Ký sinh trùng sốt rét khu vực này chủ yếu C. Fancifarum và C. Malaria cho nên hay xảy ra những ca sốt rét thể não và tiểu huyết cầu tố. Thuốc men có hạn, tôi chỉ điều trị cắt cơn rồi chuyển quân y tuyến sau bằng cáng võng, đi bộ nhiều km đường rừng về trạm xá E hoặc chuyển tiếp về D quân y F. Chiến sỹ đơn vị thì hầu như ai cũng phải nuôi kí sinh trùng sốt rét trong máu như vậy nhưng riêng với tôi, sao trời đoái thương vì cả cuộc đời chiến sĩ dù đã ở rừng rú rất nhiều kể cả trong vùng sốt rét nặng khi đi tăng gia lương thực ở Long Khánh, Lâm Đồng vùng chiến khu D những năm 1975 – 1977 nhưng chưa bao giờ tôi bị sốt rét và cũng không bao giờ uống thuốc ngừa sốt rét, không lẽ tôi được muỗi sốt rét ưu tiên. Thời gian đầu, tôi ở D bộ với anh Lâm y sĩ và hai y tá Toàn, Phong  trong một căn nhà gỗ, lợp ngói rất chắc chắn, nhưng đêm nào tôi cũng thao thức sợ bị tập kích. Việc tiếp theo là căn cứ những kiến thức đã được truyền thụ ở trường, so sánh, khảo sát thực tế việc bố trí lực lượng thực hành chiến thuật quân y cấp tiểu đoàn: Với sơ đồ trận địa, tình hình địch, mục tiêu tiến công, bố trí hỏa lực, số và chất lượng hệ thống giao thông. Chỉ huy quân y cấp tiểu đoàn chúng tôi luôn bám sát sĩ quan tác chiến, từ đó đề ra tình huống giả định, xây dựng kịch bản, tổ chức chỉ huy toàn bộ quá trình hoạt động của quân y các đại đội, tổ cứu thương của tiểu đoàn sao cho tiếp cận thương binh để cướp cứu và cấp cứu kịp thời nhất, chuyển thương nhanh chóng an toàn nhất, giảm thiểu tình huống tái chấn thương và tránh các khả năng xấu nhất đến với thương binh. Nhưng tôi nhận thấy lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết khi vào trận mới thấy muôn vàn bất trắc xảy ra mặc dù kịch bản khá nhuyễn nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Ngoài ra số và chất lượng lực lượng quân y, phương tiện vận chuyển, cơ số cấp cứu  cũng là những yấu tố cần và đủ để công tác phục vụ chiến đấu đạt hiệu quả cao. Tất cả những thu thập từ đợt thực tập chúng tôi sẽ có dịp rút kinh nghiệm so sánh với lý thuyết để áp dụng trong thực tiễn sau này khi về các đơn vị công tác. Sống với lính chiến cũng có cái thi vị của nó. Vẫn vui vẫn ca hát, đặt vè hoặc bịa chuyện bêu xấu Tỉnh, Huyện của nhau về các tập tục xấu như: Cầu tõm, chín củ thành mười (tỉnh Hà Nam Ninh). Dân đào rau má phá đường tàu (tỉnh Thanh Hóa). Ở nhà đói quá, con xin xung phong đi bộ đội mạ ơi! (Nghệ tĩnh).Rồi kể ra những thói quen, tập tục lạ của từng địa phương của nhau,  chính những chuyện không đâu này mà đôi khi xảy ra khẩu chiến nhưng một chút thôi mọi người lại vui vẻ. Rồi bận rộn cho nhiệm vụ của mặt trận.
Chuyện hành quân chiến đấu thời gian này của  tiểu đoàn thời gian này cũng rất hãn hữu, chủ yếu những vụ tuần tra đụng chạm nhỏ ít gây thương vong. Tôi được các chiến sĩ kể tháng trước: Trinh sát tiểu đoàn bám theo một đoàn phụ nữ Kampuchea dân tộc thiểu số Phnong gùi hàng từ các Phum Sóc đi vào thung lũng trong núi có doanh trại tàn quân của địch. Tiểu đoàn tổ chức đánh vào nhưng không hề tiêu diệt được tên nào vì chúng chạy vào hang trong núi rất nhanh, chỉ tịch thu được muối, gạo và rất nhiều phụ tùng phụ nữ mới nguyên đai kiện có lẽ nhập từ bên kia  biên giới Thailand mà đoàn phụ nữ sẽ vận chuyển vào nội địa bán lấy lãi mua lương thực nuôi tàn quân. Ngược lại cũng có đêm địch mò sát vào doanh trại của tiểu đoàn nhưng do canh gác tốt và phát hiện kịp thời rồi bắn nhau ì đùng nhưng không có thương vong nào. Xung quanh khu vực đóng quân có một số rẫy trồng cây ăn trái và mía nhưng có lẽ đã bỏ hoang hóa từ lâu không ai thu hoạch. Một sáng chủ nhật mấy chiến sỹ rủ tôi vào rẫy hoang lấy xoài và mía gần núi. Gặp đám tàn quân khơ me trong núi cũng đang bứt xoài. Đoàng... đoàng. chạy... hai bên vừa chạy ngược vừa bắn xối xả trở lại, rút cục không được trái xoài nào mà hú hồn, từ đó xin kiếu, tôi thì sợ muốn vãi ra mà bộ đội cứ cười như vừa chơi trò ú tim ( bộ đội ở đơn vị đều trạc tuổi tôi trên dưới hai mươi). Qua một tháng ở tiểu đoàn bộ thì đến phiên tôi đổi xuống đại đội hai. Ở chung với Khánh (dân Hà Nội) hai mươi  mốt tuổi, là chiến sĩ thông tin đại đội, mặc dù ít tuổi nhưng Khánh tỏ ra mạnh mẽ dạn dĩ và phát ngôn liều lĩnh "bất cần đời" nhưng xử sự với đồng đội lại rất tình cảm và tếu tếu. Đêm đó Khánh nói: anh cứ ngủ để em gác cả phiên của anh, ở đây em thức thâu đêm quen rồi! Trong lòng mừng thầm để rồi mờ sáng hôm sau; sau hồi kẻng báo thực tập thể dục, thức dậy thò chân xuống sàn tìm dày thì cứ thấy cái gì tròn tròn lủng củng, vội nhìn xuống ..trời ơi! bốn năm cái sọ người trắng hếu lăn lóc dưới chân, đang hết hồn thì Khánh đứng dưới chân  cầu thang  nhà sàn cười khanh khách và nói : Tối qua gác thay anh thấy thời gian dài quá nên nhặt một số sọ dừa dọa anh chơi! Tôi hỏi Khánh lấy ở đâu mà nhiều thế? Khánh nói, ôi! chờ rờn, sáng nay ra suối chơi sẽ thấy. Thực tình cũng ái ngại, nhưng tính tò mò và trò trẻ con lại trỗi dậy. Dọc con suối cạn cát trắng (có lẽ chỉ mùa mưa mới có nước) hằng hà các bộ xương lớn nhỏ trắng và sạch sẽ với đặc điểm là không có cái sọ nào còn nguyên vẹn ,chủ yếu bị đập từ phía sau. Sau này tìm hiểu qua cán bộ chính trị tiểu đoàn tôi được biết: Trước đây nơi này là một phum người Kampuchea thiểu số Samry bị bọn lính của Tamok tàn sát. Vì khu dân cư heo hút này xa các trục giao thông, thị tứ nên chính quyền mới cũng chưa thu dọn xử lý số xương cốt này, nhất là đang trong vùng chiến sự và hàng chục lý do khác.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2013, 05:54:30 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM