Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:54:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242941 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #370 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2014, 04:08:51 pm »

 Chào bác linhf302 :

Quân đoàn 3 ra bắc để chiến đấu vì vậy chúng tôi mang theo cả VK bộ binh + pháo cũng đi bằng máy bay. Chỉ để lại Đạn và lựu đạn. Không phải chỉ riêng F320 vận chuyển đường không mà cả trung đoàn pháo binh của F10 ( cả pháo và lính pháo ) cũng đi bằng đường không.( tư liệu này tôi mới biết sáng nay ). Bộ binh F10 thì đi bằng tàu hỏa.( ga sóng thần- thái nguyên). Sư đoàn 31 ( của @tailienson , @ hongc9d3e886) thì hình như ra bắc bằng đường thủy.
  Tháng 10/1979 trinh sát các sư đoàn, Trinh sát quân đoàn và nhiều sỹ quan tham mưu đi trên 8 xe zin ba cầu đi địa hình từ Thái nguyên lên cao bằng  theo đường 4 về lạng sơn.( bài viết sau duccuong sẽ kể rõ hơn chuyến đi này).
  Năm 1984-1985 . F31( QĐ3 ) tham gia biên giới phía bắc. Tại mặt trận Hà Tuyên.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #371 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2014, 03:13:32 pm »

                     (Tiếp theo )   Những ngày trở về đất bắc.

  Ngay đêm đầu tiên ra bắc, cả đại đội ai cũng thao thức để viết thư . Báo gia đình đã trở về miền Bắc chuẩn bị tham gia đánh tàu .Ngày hôm sau được nghỉ ,cả mấy anh em rủ nhau đi hái chè giúp gia đình . Chủ nhà là cặp vợ chồng rất vui tính, có cô con gái tuổi đã cập kê đôi má lúc nào cũng ửng hồng. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cô ấy nhìn thẳng vào mắt  mình và cũng không bao giờ cô ấy ngồi uống nước chung với anh em bộ đội. Nhưng được cái là rất ngoan , ai cũng sai được, “ một dạ ,hai vâng ”. Lính ta thì cả năm ở trong rừng . Bây giờ được nhìn thấy con gái, cứ như bị thôi miên . Có lẽ vì vậy nên họ thường lảng tránh con mắt “ cú vọ ” của chúng tôi .

  Đơn vị tiến hành luân phiên cho đi phép theo tỷ lệ. Quán triệt rất chặt chẽ thời gian. Khi có người trả phép thì mới cho đ/c khác đi. Có đ/c đi phép quá thời gian làm đ/c khác không đi được nên cũng ức chế. Ưu tiên lính cũ trước , lính mới sau. Lính chiến đấu gan lỳ là thế nhưng ra bắc hiện tượng vô tổ chức kỷ luật rất nhiều. Cán bộ một số dung túng, lính tráng bỏ đi chơi khắp nơi. Vệ binh làm việc không xuể. Giai đoạn này đại đội chúng tôi phải làm trạm KSQS ở tận ngã ba Cù vân ( gần ga quán triều ) để bắt lính vô kỷ luật hay bỏ trốn về nhà.( trốn về rồi lên , chứ không đào nghũ ). Các buổi chiếu phim hay văn công ngoài thị trấn Đại từ hôm nào cũng có lính đánh nhau. Vé các đoàn chiếu phim hay văn công không bán được nên huyện yêu cầu sư đoàn can thiệp. Hơn nữa ở gần đây có trại thương binh QK1. Thương binh trại này nổi tiếng là rất “gấu” hệ lụy của căn bệnh công thần. Văn công hôm nào là đánh nhau hôm đó, vệ binh sư đoàn duy trì trật tư không được và đã xẩy ra va chạm .

  Một hôm có văn công ở thị trấn Đại từ. Phòng tham mưu lệnh C20 chúng tôi làm KSQS giao nhiệm vụ lập lại kỷ cương. Sau khi ra bắc quân hàm đã được phát, mũ cứng đã được bổ sung, lính ra đường không đúng tác phong là “ tóm ” ngay. Ngày đấy có văn công là cứ như ngày hội. Từ trong bản mường heo lánh người ta cũng kéo nhau đi xem . Để bảo đảm an ninh, hai cổng soát vé đều có chúng tôi bảo vệ . Chúng tôi đeo băng đỏ, mang nguyên cả trang bị dây lưng chiến đấu , duy trì kiểm soát vé trực tiếp. Chúng tôi dự kiến phương án đề phòng việc bị ném đá ở xa . Vì vậy bố trí cả lực lượng bảo vệ vòng ngoài.

 Tối đó , theo thói quen, thương binh quân khu1 ngang nhiên kéo cả đoàn và bảo kê cho người ngoài vào cổng vé rất tự do. Đi đầu là tốp cầm tó rất hung hăng . Đ/c Quý đại đội phó rất giỏi võ ( là giáo viên võ thuật của đơn vị ) công bố :

 -ai có thẻ TB hoặc có danh sách của trại giới thiệu thì tập hợp cho vào.
Mấy chục TB cứ hùng hổ kể công lao và gây áp lực. Đồng chí đại đội phó nói tiếp:
-Các đ/c đừng kể công. Các đ/c chí mới đánh nhau mấy tháng còn chúng tôi đánh nhau từ thời đánh Mỹ vẫn chưa được về thăm nhà. Nếu ai xô vào là sẽ bị bắt.

 Cậy người đông lộn xộn họ giơ tó đánh để tràn vào. Đ/c đại đội phó lệnh “ Đánh”. Chỉ trong nháy mắt bảy, tám vị TB cầm tó đã ngã sóng xoài. Số đứng ngoài bị TS vòng ngoài khóa tay khi tay vừa cầm đá đưa lên chưa kịp ném. Chúng tôi bắt nhốt trong thùng xe đốt mà bên K chuyên dùng để chở tử sỹ. Phải mất hai chuyến mới chở về đ/v hết .Tối hôm đó, chúng tôi cho nghủ không màn . Mãi gần trưa hôm sau lãnh đạo trại đến xin chúng tôi mới cho về. Trước lúc ra về , anh em TB QK1 thấm thía bài học và cảm ơn . Còn chúng tôi không quên bắt hứa chấp hành ngiêm kỷ  luật QĐ. Trật tự khu vực từ đó đi vào ổn định. ( có bác cựu BGPB nào TB ở trại này giai đoạn đó không? )

  Ở trong nhà dân khoảng một tháng chúng tôi làm doanh trại và ra ở tập trung. Nơi ở mới là Nông trường chè Tân -Việt- Hoa, thuộc xã Hoàng Nông. Chúng tôi phải phát chè để làm doanh trại. Xung quanh nhà toàn là chè “ vô chủ ”.  Vì người HOA là chủ nhân ở đây, họ đã cùng gia đình hành hương cả. Chúng tôi tự ngắt búp chè , tự sao để uống. Cũng may ở trong dân một tháng  mà học được cách sao chè ngon . Chính những năm tháng ở đây nên cho đến tận bây giờ tôi vẫn rất ngiện trà Thái . Mặc dù được đại đội trưởng rất thiện cảm nhưng tôi vẫn chưa được về thăm quê. Một số đ/c quê ở gần, người nhà chủ động lên đơn vị thăm con .

Thời gian này chúng tôi mới có dịp đi xuống các đơn vị trong sư đoàn tìm đồng hương để  biết ai còn, ai mất. Trung đoàn 64 đóng ở xã Phú cường ( cây đa đôi), trung đoàn 52 ở chân đèo khế-núi Hồng, trung đoàn 48 đóng ở ngã 3 Cù vân .( Năm 2007 chúng tôi tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày nhập nghũ. Thống kê con số chính xác. Có 270 đ/c hy sinh, trong 1000 người huyện Nghi lộc nhập nghũ năm 1977 vào QĐ3 ).

Tháng 10/ 1979. Đại đội cử một số đồng chí trinh sát giỏi, có kinh ngiệm về “ binh yếu địa chí ”cùng  trinh sát các trung đoàn 48,52,64 tập huấn 2 ngày về tình hình chiến sự và địa hình hai tỉnh Cao bằng – Lạng sơn. Sau đó tiến hành đi thực địa trên biên giới hai tỉnh đó. Trong số tuyển chọn đi lần này có tôi…( Còn nữa ).
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #372 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2014, 04:51:52 pm »

   Còn đây là chuyến Về nước của Vaphothotu
Vào tháng 7 năm 1979, tức là 5 tháng sau khi Trung Quốc đem quân sang xâm lược biên giới phía Bắc.Đơn vị tôi có lệnh rút quân về nước.

   Hôm đó chúng tôi đang truy quét tại khu rừng xanh phía Tây Tà keo.Cạnh một con suối lớn.Lính ta đang thi nhau đi mò thìa, mò ngao cải thiện đời sống.Những con ngao to bằng hai bàn tay úp lại. Béo ngậy.

Trong lúc nhàn hạ như thế thì nghe tin”sắp được về nước”.

Tối. Đồng chí Thành lính 76 người Hải Hưng làm a trưởng đi hội ý về thông báo: Ngày mai,anh cùng đoàn cán bộ tiểu đoàn về nước để đi tiền trạm.Đơn vị sẽ về sau.

   Vui quá.Sướng quá.Thế là hết đánh nhau rồi.Sống rồi.Được về với mẹ rồi.

   Và giờ phút chờ đợi đã đến…

   Sau hơn một ngày hành quân, chúng tôi đã đến vị trí đóng quân mới.

Dọc đường đi, cảnh tượng đau thương diễn ra trước mắt chúng tôi.Xác chết của những người dân vô tội rải rác dọc đường.Người thì nằm giữa đường, người thì  thì nằm bên vệ cỏ.Nhiều thi thể đang đến giai đoạn phân hủy.Có lẽ họ chết vì đói, vì ốm đau bệnh tật.

   Cả đoàn quân đi trong lặng lẽ. Ai cũng mang nặng nỗi niềm thương cảm.Căm hận bọn pôn pốt đã gây nên cảnh chiến tranh tàn khốc.Tôi cố gắng đi thật gần để quan sát.Cố tìm xem trong các thi thể vô danh kia có mẹ con người thiếu phụ mà tôi đã cho gạo hay không nhưng...Tôi hy vọng bao tượng gạo 4 ki lô gam kia đã cứu được gia đình chị, cứu được cháu nhỏ thoát khỏi bàn tay của thần chết.

    Đến gần cuối con đường thì chúng tôi thấy một chiếc xe ca bị bọn Miên bắn cháy.Đúng là chiếc xe chở thương rồi.Không biết trong chuyến xe định mệnh này ai còn, ai mất.

    Gần tối chúng tôi đên một khu dân cư, cách Nông Pênh khoảng 10 km. Và đóng quân tại đây cho đến ngày về nước.

                                          
Chuyến bay đặc biệt

   Ngày chuẩn bị lên máy bay. Chúng tôi được tiểu đoàn cho tập trung trên một bãi đát trống khá rộng. Trên đó có rất nhiều "máy bay" bằng hình vẽ.Mỗi "máy bay" có hai cửa. Có "hai dãy nghế" để ngồi.Chúng tôi có nhiệm vụ là mỗi ngày hai buổi, đứng trước "cửa máy bay "tập lên xuống.Phải tập như thế vì các cụ bảo lần này lính Nga lái.Nên chúng tôi phải thể hiện cho họ biết đây là đội quân tinh nhuệ, thiện chiến,trăm trận trăm thắng.Chúng tôi tập như thế được mấy ngày thì hành quân vào sân bay Pô chen tông.

Chúng tôi chọn bộ quần áo còn mới nhất để mặc.Mỗi người được phát hai túi ni lông.Một túi dùng để đề phòng khi nôn. Một túi đề phòng khi đi vệ sinh.

   Mang toàn bộ quân tư trang, vũ khí vào phi trường.Chúng tôi đến trước một chiếc máy bay C130 đã mở cửa sẵn. Nhìn lên khoang  thì đã có ba khẩu pháo 105 li.

   Có ai đó lên tiếng:Không phải chiếc này.

  Không có máy bay, đơn vị lại quay ra phía ngoài sân bay chờ đợi.

   Ngày vào Nông pênh không thấy bóng một người dân nào. Vậy mà  mới chỉ hơn năm tháng cuộc sông dân cư đã sôi động.Chúng tôi khoác súng đi dạo quanh sân bay và sà vào thăm bà con buôn bán tại một cái chợ gần đó.Lúc bấy giờ nước bạn chưa dùng tiền nên việc mua bán bằng hình thức trao đổi hàng hóa.

   Máy bay đến, chúng tôi lại hành quân vào phi trường.Lần này thì có máy bay thật rồi.

  Cấp trên quán triệt lên máy bay không được hút thuốc. Thế mà vẫn có anh lính vẫn hút thuốc lá đấy.Thấy thế một anh lính Nga(hình như giám sát khoang hành khách) đưa hai ngón tay như đang kẹp điếu thuốc lá lên miệng, rồi đưa hai bàn tay khua khua trước mặt như ý không được hút.Sau đó anh ta vung hai cánh tay lên trời nhiều lần(như muốn nói hút thuốc sẽ cháy máy bay đấy).Tiếp đó anh lính Nga lấy hai bàn tay đưa từ trước mặt lao chúi xuống. Chúng tôi hiều ngay máy bay sẽ rơi.Sau cùng anh ta nhắm mắt lại từ từ khụy xuống(ra ý chết). Thấy chúng tôi hiểu ý,đồng chí Nga cười vui vẻ.

   Động cơ gầm rú, cánh quạt quay tít.Máy bay lắc nhẹ và từ từ cất cánh.

Thôi nhé, tạm biệt đât nước chùa tháp thân yêu.Tạm biệt những người dân căm pu chia tốt bụng.Tôi chợt nhớ đến những người Căm pu chia xấu số nằm lại dọc đường. Tôi nghĩ mà như đang nói với họ.Chúng tôi đã cứu được Tổ quốc cho các bạn nhưng không cứu được các bạn rồi.

Tạm biệt nhé đồng đội thân yêu.Hẹn gặp lại ở quê nhà.


 
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2014, 10:12:21 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #373 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2014, 10:32:40 pm »

Tham khảo một tý về không quân việt Nam tham gia mặt trận biên giới Tây nam:
Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay F-5, A-37, máy bay trực thăng UH-1, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47, và một phân đội[18] MiG-21 từ Trung đoàn 921.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #374 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2014, 03:20:02 am »

 Chào bác chủ top Duccuong.
 Tôi cũng thấy lạ cái vụ " Huy giữ nước" tôi cũng không thấy giống bác Tuanb5 Huh Huh. Xem kỹ thì có đóng dấu của F320, có lẽ chỉ có 320 mới quan tâm và và cấp cho lính của sư đoàn chứng nhận này. Còn F31 bọn tôi không đi đường " nước" đâu, bọn tôi đi hẳn bằng đường sắt Grin Grin từ Hố nai về luôn  Quán triều, leo lên oto và đi bộ vào các bản làng của 2 huyện Võ nhai và Bắc sơn. Tôi nhớ khi về tới nơi đóng quân mới vào khoảng tháng 7/79 trời nắng nóng gay gắt.
  Bác F302 ạ, tháng 2-3/79 bọn tôi cũng di chuyển từ sân bay XD  về 175 và 115 ở Sài gòn. Tôi bị để lại do hết chỗ "nằm"  Wink chờ chuyến sau nên lang thang ở thành phố này một thời gian nên có kỷ niệm ở đây. Còn  di chuyển toàn bộ  QD3 về nước theo tôi biết diễn ra vào cuối tháng 6/79. Khi đó bọn tôi bị kiểm tra quân tư trang liên tục. Khoản trên chục lần. Hầu hết kiểm tra vào nửa  đêm về sáng, sau đó oto đến và đi luôn. B tôi mất khối thứ vì lệnh báo báo động tập hợp, ktra xong là đi luôn. Nhiều lão tiếc....mãi Grin Grin
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2014, 03:53:10 am gửi bởi hong c9d3e866 » Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #375 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2014, 08:17:51 am »

_Vào cuối tháng 7/79 mà đơn vị Bác Cường mới ra Bắc chắc là thê đội ra sau rồi.
_Theo tôi được biết ngày 17/2/1979 Trung Quốc đánh ta ở toàn Biên Giới Phía Bắc cụ thể là cả 6 Tỉnh. Thì vào cuối tháng 2/79 thì Quân Đoàn 2 và 3 đã có mặt ở ngoài Bắc rồi vì những ngày đó tôi thấy tầu hỏa chạy trên cầu Long Biên lên phía Bắc chở rất nhiều lính cùng với cả tăng và pháo, lính nhà ta còn ngồi cả trên lóc tầu và AK còn bắn loạn sì ngậu lên, ở rưới cầu Long Biên thì lính tái ngũ đang luyện tập lại các bài bản chiến thuật của lính. Vào những ngày đầu tháng 3/79 thì một số lính của Quân Đoàn 2 đã có mặt tại Đồng Mỏ Lạng Sơn rồi. Còn Quân Đoàn 3 đã có mặt ở Ngân Sơn Cao Bằng rồi, mà cụ thể là ta đã lấy một số lính F 31 Quân Đoàn 3 để thành lập F 311, cùng một số lính F 320 Quân Đoàn 3 để thành lập F322 cho mật trận Cao Bằng, khi ta đã tổ chức hoàn tất về mặt chiến lược thì đến ngày 5/3/79 thì mới có Lệnh Tổng Động Viên Toàn Quốc chứ. Bác Cường thử kiểm chứng lại xem nhé !
_Chúc Bác cùng Gia Đình mạnh khỏe và viết đều tay.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #376 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2014, 12:46:10 pm »

Chào bác thinhe677f346:

Ngày ra bắc của duccuong và vaphothotu rất chính xác. bởi đó là sự kiện cần gi nhớ trong đời lính. Tháng 2,3,4,5, F320A còn đánh địch giải tỏa đường3 . tháng 6 sư đoàn truy quyét địch ở công pông chư pư. Vì vậy F320A chưa ra đâu . Tư lênh QĐ 3 thiếu tướng Kim Tuấn hy sinh ngày 17/3/79 là bằng chứng toàn QĐ 3 đang ở bên đó.
Ngày ra bắc duccuong được gi sau một tấm ảnh . Hiện còn lưu giữ.
Một số cán bộ QĐ 3 ra để làm nòng cốt thành lập đ/vị mới là có thể có. chứ không phải QĐ 3 ra. Trên VMH có khá nhiều đ/c ở F10, F31 sẽ khẳng định điều đó thêm .
Có thể bác nhớ nhầm đơn vị khác( có lẽ QĐ2 ).
Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #377 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2014, 01:43:17 pm »

Chào bác chủ top Duccuong.
 Tôi cũng thấy lạ cái vụ " Huy giữ nước" tôi cũng không thấy giống bác Tuanb5 Huh Huh. Xem kỹ thì có đóng dấu của F320, có lẽ chỉ có 320 mới quan tâm và và cấp cho lính của sư đoàn chứng nhận này. Còn F31 bọn tôi không đi đường " nước" đâu, bọn tôi đi hẳn bằng đường sắt Grin Grin từ Hố nai về luôn  Quán triều, leo lên oto và đi bộ vào các bản làng của 2 huyện Võ nhai và Bắc sơn. Tôi nhớ khi về tới nơi đóng quân mới vào khoảng tháng 7/79 trời nắng nóng gay gắt.
 ...

Di chuyển 1 Quân đoàn đang chiến đấu ở 1 cự ly khá xa, tình hình phức tạp như năm 1979 thật không đơn giản chút nào. Cho nên phải sử dụng nhiều phương tiện, thời gian trước sau chút ít là điều bình thường, các bác ạ!
Ngay trong F320 của bác Đức Cường, có đơn vị đi máy bay nhưng có đơn vị đi tàu hỏa.


Đơn vị tôi rút về xấp xỉ cùng thời gian với bác hongc9. Tháng 6 khi đang truy quét ở Battambang, có lệnh hành quân. Khi về đến Pursat thì chúng tôi  nhận lại đồ đạc linh tinh gửi lại cứ, việc đầu tiên là tôi ghi vào cuốn sổ: Pursat 29-6-1979. Vì thế nên vẫn... nhớ. Grin

Từ đó hành quân thêm vài hôm mới có ô tô trở về nước. Angry Nghỉ ở Long Bình 3 ngày sau thì lên tàu ra phía Bắc.
Vậy, chúng tôi đến Bắc Thái trước bác Đức Cường rùi! Grin

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #378 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2014, 03:24:44 pm »

_Vào cuối tháng 7/79 mà đơn vị Bác Cường mới ra Bắc chắc là thê đội ra sau rồi.
_Theo tôi được biết ngày 17/2/1979 Trung Quốc đánh ta ở toàn Biên Giới Phía Bắc cụ thể là cả 6 Tỉnh. Thì vào cuối tháng 2/79 thì Quân Đoàn 2 và 3 đã có mặt ở ngoài Bắc rồi vì những ngày đó tôi thấy tầu hỏa chạy trên cầu Long Biên lên phía Bắc chở rất nhiều lính cùng với cả tăng và pháo, lính nhà ta còn ngồi cả trên lóc tầu và AK còn bắn loạn sì ngậu lên, ở rưới cầu Long Biên thì lính tái ngũ đang luyện tập lại các bài bản chiến thuật của lính. Vào những ngày đầu tháng 3/79 thì một số lính của Quân Đoàn 2 đã có mặt tại Đồng Mỏ Lạng Sơn rồi. Còn Quân Đoàn 3 đã có mặt ở Ngân Sơn Cao Bằng rồi, mà cụ thể là ta đã lấy một số lính F 31 Quân Đoàn 3 để thành lập F 311, cùng một số lính F 320 Quân Đoàn 3 để thành lập F322 cho mật trận Cao Bằng, khi ta đã tổ chức hoàn tất về mặt chiến lược thì đến ngày 5/3/79 thì mới có Lệnh Tổng Động Viên Toàn Quốc chứ. Bác Cường thử kiểm chứng lại xem nhé !
_Chúc Bác cùng Gia Đình mạnh khỏe và viết đều tay.
          
Khoảngđầu tháng 2/79 D tôi có Lập trợ lý tác chién , Hoan bt  được  điều ra Bắc , có thể  đó là bộ khung mà Thịnh@ nói .Từ tháng 2 đến tháng 5/79 còn 3 chiến dịch đẫm máu ở dọc biên giới Cam và Thái  nữa , đến 7/79  toàn  quân đoàn mới ra Bắc Thái
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #379 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2014, 03:37:35 pm »

          
 ( tiếp theo)               Trinh sát địa hình  biên giới Cao-Lạng. Chuẩn bị chiến trường.


Một ngày đầu tháng 10 năm 1979 . Chỉ huy sư đoàn cùng cán bộ tham mưu và trinh sát của 3 trung đoàn 64,48,52 cùng đi trên hai xe vận tải  zin ba cầu. Lương thực TP chúng tôi nhận tiêu chuẩn 2 tuần . Súng  đạn mang theo đủ cơ số chiến đấu . Xe chạy đến thị trấn Đu ( khu vực đóng quân của F10 ) thì chúng tôi đã thấy một đoàn xe của quân đoàn bộ, sư đoàn 10, sư đoàn 31 đang chờ chúng tôi. Trên các xe đều chở lính trinh sát các sư đoàn , trên các xe đều có cả bộ đàm để liên lac. Tại đây chúng tôi được tư lệnh quân đoàn trực tiếp giao nhiệm vụ quán triệt mục đích , yêu cầu của chuyến đi lần này . Một nhiệm vụ hết sức quan trọng cho cán bộ tham mưu tác chiến . Còn trinh sát chúng tôi phải nắm chắc mạng đường xá hai tỉnh trong chuyến đi này và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ dẫn  đường cho các đơn vị hành quân đến vị trí qui định khi có lệnh . Các mảnh gép bản đồ của hai tỉnh cao bằng –Lạng sơn được các sỹ quan phòng tác chiến quân đoàn căng rộng . Một sỹ quan tác phòng tác chiến ( tôi không nhớ tên )  trình bày đường hành quân của đoàn và các địa điểm xe các sư đoàn phải đến .

Nhiệm vụ cụ thể của trinh sát là :
- Nắm chắc những địa hình, mạng đường xá mình đi qua , trên hai tỉnh Cao- Lạng. Để khi  có lệnh sẵn sàng dẫn xe chở quân đến đúng vị trí tập kết.
- Bổ sung đường mới mở vào bản đồ. Thống kê cầu , cống, ngầm và khả năng bảo đảm cơ động .
Đối với sỹ quan TM nắm chắc địa hình để bố trí khu vực đóng quân phòng thủ cho các đơn vị mình . Khi thực hành chiến đấu tại hai tỉnh Cao – Lạng .

Cuộc hành quân thị sát địa hình biên giới hai tỉnh Cao bằng – lạng sơn bắt đầu từ thị trấn Đu ( Thái nguyên ). Xe chạy qua thị xã Bắc cạn , một thị xã nhỏ nhoi nằm giữa rừng núi trùng điệp. Ngồi trên xe tôi thầm nghĩ địa hình thế này thảo nào trong kháng chiến  chống pháp, ta chọn nơi đây là căn cứ cho trung ương Đảng. Đến Huyện nguyên bình ( cao bằng ) chúng tôi đi qua 2 đèo cao nổi tiếng. Đó là đèo “ Cô ly a” và một đèo ( ? . tôi quên mất tên). Dân ở đây sống trên đỉnh núi cao, ai đã từng đi qua đường này thì hiểu cuộc sống lạc hậu của người dân thế nào. Xuống hết chân đèo, 2 xe của sư đoàn 320A rẽ trái theo đường (?) về Tà sa . Đến đây chúng tôi mới được chứng kiến tội ác của giặc bành trướng. Tất cả nhà cửa , công trình kinh tế của ta bị chúng đặt mìn phá sạch. Tôi còn nhớ ở đây có nhà máy thủy điện thì phải , nó phá tan hoang. Dân thì lèo tèo một vài người ,do sơ tán vẫn chưa về hết. Chúng tôi xuống xe đi bộ, vẽ bổ sung một số đường mới mở vào bản đồ , vừa quan sát gi lòng tội ác của lũ giặc dã man.

Tối đầu tiên chúng tôi nghỉ tại Tà sa . Nấu cơm ăn đàng hoàng chứ không phải ăn đồ khô như hồi ở bên K . Chúng tôi có cơ hội để tiếp xúc với dân để tìm hiểu những ngày chạy giặc của họ như thế nào. Theo chúng tôi được biết Tà sa là nơi quân sơn cước luồn sâu nhất vào đất nội địa của ta. Dân ở đây là dân tộc Tày . Chúng tôi hỏi khi giặc đến thì các bác lánh giặc ở đâu ? . Họ chỉ tay lên núi cao nói “ chúng tôi sơ tán lên đó”. Họ cũng nói rằng họ được lệnh sơ tán trước lúc giặc đến.

Sáng hôm sau chúng tôi lại lên đường. Địa điểm cần đến là mỏ thiếc Tĩnh túc.( tôi quên mất Huyện ) . Có thể nói địa hình Cao bằng toàn là núi . Núi trùng điệp nối nhau . Với địa hình này mà phòng thủ có chiều sâu và tạo được thế trận liên hoàn hỗ trợ nhau thì có thể một chọi 5-6 chứ không phải như nguyên tắc phòng thủ. ( một đánh ba . Hay nói cách khác bên tiến công thì ba đánh một ).

Khoảng một giờ chiều chúng tôi đến mỏ thiếc Tĩnh túc . Cũng như ở Tà sa . Ở đây địch cũng cho nổ mìn phá hết các công trình kinh tế . Nhìn cảnh mỏ thiếc – Biểu tượng cho tình hữu nghị Việt –Trung trước đây mà lòng xót xa biết khi nào khắc phục được. Công nhân lác đác đã trở về lại, nhưng có còn gì nữa đâu mà sản xuất . Nhìn dây cáp treo lủng lẳng thùng vận chuyển khoáng sản trên cao , giữa hai đỉnh núi,biết được chiến tranh đến khi máy đang vận hành sản xuất . Tại đây chúng tôi cũng tìm hiểu thêm về cuộc chiến của tự vệ nhà máy . Họ đã phối hợp với bộ đội chiến đấu rất kiên cường kìm giữ chân địch được nhiều ngày. Đêm hôm thứ 2 chúng tôi về nghỉ tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao bằng .

Ngày hôm sau chúng tôi vượt qua sông Bằng rẽ trái về huyện Hòa an  Những ngày sau
Chúng tôi vượt qua đèo mã phục đi huyện Trùng khánh vào tận biên giới . Lính ta chốt giữ trên núi hai bên đường khá dày. Ở đây có một chuyện nhỏ là khi xe chúng tôi chạy qua chốt bộ binh, có một sỹ quan trẻ phát hiện biển số xe K8 liền nhảy xuống hô “ xe quân đoàn-quân đoàn 3” rồi giơ tay bắt xe dừng lại nói chuyện . Thì ra đ/c này nguyên là lính F10 được ra bắc có kinh ngiệm chiến đấu để bổ sung, làm nòng cốt cho các đơn vị mới thành lập . Thảo nào nhớ đơn vị thế . Và những người lính ở đây họ sẽ tư duy trong tương lai sẽ có lính quân đoàn 3 cùng họ giữ đất nơi này…

                                    ( còn nữa )
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2014, 03:57:58 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM