Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:42:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242939 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #330 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2014, 12:29:53 am »

Chào yta262 - Lâu quá mới thấy bác vào thăm nhà"đời quân ngũ" nên duccuong cũng thấy nhớ. Đọc một số bài viết mới biết bác sống ở ngoài biên giới, tận trời úc đại lợi( phải không bác ).
 Duccuong viết theo dạng lính kể cho nhau nghe .Nên hành văn và chính tả rất kém. Bị bạn bè phê bình hoài mà vẫn không chữa được. Nghe bác động viên mà duccuong xấu hổ quá.
 Cũng may bị sốt 41 độ. Chứ 42 độ thì tò tý te về VN nhận " lục ván tấm " là chắc.
Cảm ơn yta262 nhiều.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #331 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2014, 03:57:18 pm »

Chào Đức Cường, chào các đồng chí.
Là lính bộ binh thuộc d4,e 52, f320 nhưng trong trận đánh lịch sử ngày mai 6/1/1979 của 35 năm về trước, tôi toàn đi sau "ngửi khói" thôi. Khi D4 đến bờ sông thì chiến sự đã kết thúc.Cả tiểu đoàn vượt sông bằng phà của công binh(?).Sang đến bờ Tây thì Công pông Chàm đã giải phóng.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #332 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 12:09:24 am »

Chào yta262 - Lâu quá mới thấy bác vào thăm nhà"đời quân ngũ" nên duccuong cũng thấy nhớ. Đọc một số bài viết mới biết bác sống ở ngoài biên giới, tận trời úc đại lợi( phải không bác ).
 Duccuong viết theo dạng lính kể cho nhau nghe .Nên hành văn và chính tả rất kém. Bị bạn bè phê bình hoài mà vẫn không chữa được. Nghe bác động viên mà duccuong xấu hổ quá.
 Cũng may bị sốt 41 độ. Chứ 42 độ thì tò tý te về VN nhận " lục ván tấm " là chắc.
Cảm ơn yta262 nhiều.

Yta262 từ xứ sở chuột túi vẫn thường xuyên vào đọc bài viết cuả anh ĐC. Năm 1978-79 f302 cuả yta262 đánh phối thuộc với QĐ3 nên chuyện anh Đức Cường kể về f320 gần gũi như thấy chính đơn vị mình tham gia trận đánh cùng với đơn vị cuả anh. Hồi năm 1978 yta262 ở Sa Mát mà cứ lo sợ địch đánh úp vào, nếu biết QĐ3 đã thọc sâu vào đất K rồi thì đỡ lo biết mấy!

Khi f320 (QĐ3) đánh giải toả đường 3 cùng QK9 thì f10 (QĐ3) hợp sức với f302 (QK7) truy kích địch ở Siêm Riệp. Còn f31 (QĐ3) lại ở Battambang bao vây tiêu diệt địch ở Tà Sanh và cứ điểm Leach cùng QĐ4 & f5. Bởi binh đoàn Tây Nguyên bị dàn quân xa hàng ngàn cây số vậy nên tướng Kim Tuấn mới vất vả và rồi bị hở sườn và bị Pốt phục kích ở Battambang!
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2014, 12:54:48 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #333 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 09:09:03 am »

Chào Đức Cường, chào các đồng chí.
Là lính bộ binh thuộc d4,e 52, f320 nhưng trong trận đánh lịch sử ngày mai 6/1/1979 của 35 năm về trước, tôi toàn đi sau "ngửi khói" thôi. Khi D4 đến bờ sông thì chiến sự đã kết thúc.Cả tiểu đoàn vượt sông bằng phà của công binh(?).Sang đến bờ Tây thì Công pông Chàm đã giải phóng.

Chào Đức Cường chào các Bạn  !

Tôi là lính hậu cần của F 302 ,tôi còn chậm hơn Bác vaphothotu nhiều ,đêm 9/1/79 đơn vị tôi còn chưa qua được sông . Mãi ngày hôm sau mới đặt chân sang Tp Công Pông Chàm .Điều ấn tượng nhất là tp không thấy dân nhưng ruồi thì rất nhiều .

Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #334 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 09:35:46 am »

Chào yta262 chào các bác- Duccuong gửi tin nhắn cá nhân cho bác mà không gửi được.( có lẽ bị khóa ? ). Đọc các bài viết trước đây mới biết bác đã từng chiến đấu ở lò gò. Và có câu chuyên anh tiếu , trong khi đơn vị (f302 ) trấn giữ Lò gò vẫn có gia đình vợ con lên thăm. Đúng là "chuyện lạ có thật". Năm 1978 ducuong chiến đấu tại lò gò.Duccuong vẫn nhớ và có thể vẽ được lại bản đồ như sạu Từ sân bay thiện ngôn đi theo đường 20 qua xã tân lập, qua đồn biên phòng Lò gò , đến kmo ( mũi Lò gò ). Gặp bờ sông vàm cỏ tây quay vòng về xóm giữa rồi về gặp quốc lộ 22 tại trảng bàng.Trên bản đồ tỉnh lộ 20 là hình farabôn mà đỉnh là kmo.
 Ở xã Tân lập đi về hướng tây là đi vào suối đà ha, phum tà nốt. phum bàu bà điếc VV...
  Chiến tranh biên giới nghĩ lại cũng có nhiều chuyện lạ.Hồi chiến đấu ở Lo gò. Ban ngày vẫn chiến đấu trong suối đà ha. Buổi đêm có thể ra chợ xã Tân lập mua thuốc lá hoặc xem phim. Có một buổi đêm duccuong cùng bạn bè còn ra tận thị trấn tân biên xem cải lương...
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2014, 09:44:18 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #335 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 12:28:28 pm »

Chào yta262 chào các bác- Duccuong gửi tin nhắn cá nhân cho bác mà không gửi được.( có lẽ bị khóa ? ). Đọc các bài viết trước đây mới biết bác đã từng chiến đấu ở lò gò. Và có câu chuyên anh tiếu , trong khi đơn vị (f302 ) trấn giữ Lò gò vẫn có gia đình vợ con lên thăm. Đúng là "chuyện lạ có thật". Năm 1978 ducuong chiến đấu tại lò gò.Duccuong vẫn nhớ và có thể vẽ được lại bản đồ như sạu Từ sân bay thiện ngôn đi theo đường 20 qua xã tân lập, qua đồn biên phòng Lò gò , đến kmo ( mũi Lò gò ). Gặp bờ sông vàm cỏ tây quay vòng về xóm giữa rồi về gặp quốc lộ 22 tại trảng bàng.Trên bản đồ tỉnh lộ 20 là hình farabôn mà đỉnh là kmo.
 Ở xã Tân lập đi về hướng tây là đi vào suối đà ha, phum tà nốt. phum bàu bà điếc VV...
  Chiến tranh biên giới nghĩ lại cũng có nhiều chuyện lạ.Hồi chiến đấu ở Lo gò. Ban ngày vẫn chiến đấu trong suối đà ha. Buổi đêm có thể ra chợ xã Tân lập mua thuốc lá hoặc xem phim. Có một buổi đêm duccuong cùng bạn bè còn ra tận thị trấn tân biên xem cải lương...


Năm 78 y lố tham gia tại Đội phẩu tiền phương ở Lò gò .Khổ nỗi Đội phẩu lại bố trí  phía trái lệch 1 bên trước các nòng pháo E 262 ( của Y tá 262 ) báo hại mỗi lần khai hỏa tim của mình muốn nhảy ra ngoài . Nhiếu lúc thấy khai hỏa ( đã biết trước ) thế mà mình có cảm tương như bị hất lên rồi rơi xuống vậy !  Grin Grin Grin  Không biết Bác nào đã có cái cảm giác như mình lúc đó chưa ?  Huh
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2014, 03:12:39 pm gửi bởi y lố 302 » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #336 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 03:32:55 pm »

Chào bác chủ Đức Cường và các bác tham gia topic. Liên tiếp theo dõi trang nhà nhưng thấy các bác hành quân chiến đấu hăng say quá nên Vetran cứ âm thầm bám sát đội hình vì đó nhiệm vụ của quân y tuyến sau mà. Hôm 4/1/2014 lẽ ra Vetran và Anhtho bay lúc 7h30 về Cát Bi - Hải Phòng rồi vòng về quê anh Tranphu chị Xuanv. Rồi vượt sông Hồng qua quê nội Nam Định rồi vào quê ngoại Thanh Hóa sau đó vào Vinh găp các anh trước khi bay về thành phố HCM nhưng chuyến đi không thành đành bỏ vé. Hẹn các bác dịp sau ,có thể qua tết nguyên đán. Chúc các bác hành quân thần tốc như nhịp sôi động trên những cảnh quay phim tài liệu: Biên giới Tây Nam....
 Vừa rồi có đồng đội, đồng nghiệp ở Phnompenh nay là doanh nhân ở Vinh vào chơi với gia đình Vệ Thơ cùng các CCB đơn vị cũ tại thành phố HCM. Các đồng đội cũ bên K, nay còn tại ngũ trên địa bàn quân khu 7 vẫn đến thăm gia đình Anhtho rất vui vẻ chân tình mỗi khi về bộ tư lệnh quân khu họp. Năm tới, vào dịp hè mời anh Đức Cường và @Vapho xuôi phương Nam. gia đình sẵn sàng chờ đón.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #337 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2014, 10:09:15 am »

                                  Đánh địch ở vùng núi Tượng lăng

 Hồi ở Công phông chàm. Thương binh đơn vị được đưa về điều trị tại viện quân y 211 của quân đoàn ở đầu cầu thị trấn Tân biên .Thương binh nặng thì thường được trực thăng chở đi thẳng về bệnh viện 175 . Tử sỹ thì chôn ở nghĩa trang Tân biên. Còn sư đoàn chúng tôi chiến đấu ở đây, xa đội hình quân đoàn gần một ngàn km, nên tất cả đều “ăn nhờ ở đậu ” quân khu 9. Thương binh thì đưa về Ta keo điều trị. Tử sỹ thì chôn ở Nghĩa trang Tịnh biên ( An Giang ) .Lương thực thực phẩm cũng do quân khu 9 cung cấp. Đó là lý do tại sao lính quân đoàn 3 ( f320 ) tử trận lại chôn ở nghĩa trang  Tịnh biên  tỉnh An Giang .

   Thời gian bây giờ khoảng cuối tháng hai .  Một hôm đại đội trưởng Lê thanh Trung bảo:
-   Ngày mai cậu theo xe sư đoàn về Việt nam mua thực phẩm cho đại đội nhé .
   Nghe tin tôi ngày mai về Việt nam . Anh em đến nhờ gửi thư rất nhiều . Sáng hôm sau tôi lên phòng hậu cần sư đoàn . Ở đây đã có rất đông người cùng về Việt nam để mua thực phẩm cho các đơn vị . Trên xe còn có một số đồng chí thương binh chuyển tuyến . Xuất phát từ buổi sáng . Gần trưa thì xe về đến thị xã ta keo . Chúng tôi vào trạm xá sư đoàn để các đồng chí thương binh nhập trạm và dừng lại ăn trưa ở đó. Ăn xong chúng tôi lên đường ngay. Từ Thị xã Ta keo về thị trấn Tri tôn , đường nhỏ nhưng được trải nhựa . Cảnh hoang tàn chiến tranh còn nguyên trên bộ mặt của làng quê hay thị tứ. Xe chạy qua kênh vĩnh tế . Vượt qua cầu xi măng dài khoảng 10m rộng chỉ đủ một làn xe là đến đất Việt Nam mà đầu tiên là thị trấn Tri tôn . Khoảng 3 giờ chiều thì chúng tôi đến nơi . Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân về vùng đất cực nam của Nam bộ . Thị trấn Tri tôn hoang tàn do bọn Pôn pốt tràn sang giết người cướp phá . Tuy vậy cuộc sống sinh hoạt đã nhanh chóng trở về trên thị trấn heo hút này . Quản lý đại đội dặn thế nào, tôi mua như thế. Có mấy quả bầu bí, còn lại là mua cá lóc bởi nó sống dai , vào chiến trường vẫn còn tươi là được . Chúng tôi chiến đấu ở vùng núi tượng lăng ăn uống vô cùng khổ vì thiếu thực phẩm . Đặc biệt là rau . Tôi còn nhớ có một hôm nghe nói ở gần chân núi có một ao rau muống . chúng tôi rủ nhau đi hái . Ra đến nơi thì đó là ao đã cạn khô ( đang giữa mùa khô mà. ) rau thì lèo tèo bởi các đơn vị đi qua trước họ đã hái hết . nhưng rồi chúng tôi cũng mót được một nồi canh cho đơn vị . Bữa cơm canh đó cả đại đội ăn rất ngon miệng .  Bởi khá lâu không có rau ăn, dinh dưỡng thiếu trầm trọng nên nhớ đời là đúng thôi .

   Sáng hôm sau chúng tôi mua nhanh để kịp về đơn vị trong ngày . Ở chiến trường làm gì có biên chế tiếp phẩm nên tôi cũng thật may lần đầu tiên được làm tiếp phẩm và cũng là lần duy nhất trong đời quân nghũ . Nhờ đó, tôi mới biết được vùng đất cực nam này . Ngày hôm sau, cả đại đội được một bữa tươi . Ai cũng hồ hởi phấn khởi như được tiếp thêm nguồn sức mạnh để vào cuộc chiến đấu mới .
   Ít ngày sau , tổ trinh sát chúng tôi lại đi tăng cường cho C20 trinh sát E64 . Là lính trinh sát sư đoàn nên chúng tôi hiểu đã đi tăng cường cho trung đoàn thì sẽ có đánh cấp tiểu đoàn . Đến c20 E64 chúng tôi được phổ biến  nhiệm vụ ngay . Trinh sát địch ở bản không tên . Bản này nằm ở cuối chân núi, sườn phía tây núi Tượng lăng ( lính chiến đấu QK 9 thì gọi là núi đất ). Trên bản đồ khoảng 10 km đường rừng .

  Ngày hôm sau chúng tôi lên đường ngay . Cả toán là sáu người . Do đồng chí Sót đại đội phó trinh sát trung đoàn chỉ huy . (trinh sát sư đoàn chỉ có hai người. Bởi còn đi hướng khác ) . Chúng tôi phải đi ban ngày để có thể quan sát được có địch hay không . Đồng chí đại đội phó quyết định phương án hành tiến . Chúng tôi sẽ đi bám theo dãy núi nhưng phải đi lưng chừng núi để tránh địch phát hiện . Thật là một quyết định táo bạo mà lính chúng tôi chưa ai nghĩ đến . Đúng vậy. Địch có thể ở chốt ở chân núi, còn trên đỉnh thì dễ gặp các toán thám báo của địch . Bởi núi tượng lăng này có ý nghĩa chiến thuật như núi bà đen ở Tây ninh bên ta  .Nên ta và địch đều vận dụng thuận lợi tự nhiên  ban tặng  để vận dụng trong chiến đấu . vì vậy, cả ta cũng như địch sẽ lập đài quan sát trên núi là chắc chắn .
  Lúc này  sư đoàn 320 tác chiến xung quanh vùng núi tượng lăng . Cả hai bên đang ở thế da báo . Làng này là của ta, bên kia là của địch rất rõ ràng . Đường đi của toán trinh sát như thế thì “ bố” thằng địch cũng không phát hiện , nên chúng tôi rất an tâm . Vấn đề là đường vận động dự báo sẽ là vô cùng khó khăn . Chúng tôi len lỏi giữa rừng cây . Cứ đi gần hết dãy núi là thấy rõ bản không tên ( trên bản đồ không có tên ) . Có lẽ bản này có chưa lâu lắm . Tuy vậy, vẫn có một con đường chạy dọc theo chân núi qua đây . Khoảng hai giờ chiều chúng tôi đã nhìn thấy mục tiêu cần đến . Nhưng chúng tôi vẫn phải tận mắt nhìn trong làng có địch nhiều không nên phải đi tiếp. Đến một vị trí thuận lợi chúng tôi leo lên cao dùng ống nhòm quan sát . Trong làng , địch đi lại rất rõ ràng có thể quan sát bằng mắt thường . Chúng tôi còn thấy xe bò vận chuyển đi lại nữa . Đồng chí Sót đại đội phó C20 E64 , chỉ vào cây cao rìa làng nói :
-   Các đồng chí chú ý gốc cây cổ thụ cao kia . Đó là vị trí tập kết . Chúng ta sẽ dẫn bộ binh luồn sâu , không thể đi bằng con đường chúng ta vừa đi , vì họ phải mang vác nặng không thể đi được, mà sẽ đi bằng con đường đi về của chúng ta .

Chúng tôi tụt xuống chân núi . Lần trở về này hết sức cảnh giác, vì đi dọc chân núi sẽ gần địch hơn . Nhưng rồi mọi chuyện đều suôn sẻ. ba giờ sau chúng tôi đã về đến đơn vị .

  Chập tối ngày hôm sau . Cả toán trinh sát chúng tôi ngồi chờ bộ binh bên dòng suốt cạn . Khoảng 7 giờ thì đơn vị luồn sâu tập kích đã đến . Đó là tiểu đoàn 8 trung đoàn 64. Đồng chí tiểu đoàn trưởng dáng người đậm da đen. Tên là Tòng . Lần này hành quân sớm chứ không như lần trước chúng tôi dẫn tiểu đoàn 7, bởi đường rừng khó đi . Khoảng một giờ đầu, chúng tôi bám theo chân núi Tượng lăng để hành tiến . Chúng tôi đi khá nhanh vì tranh thủ trời chưa tối hẳn .Hơn nữa , ở đây gần ta hơn nên  khả năng gặp địch là rất ít .  Với thời điểm nhá nhem này, rất khó bị phát hiện .
 Khi hoàng hôn đã tắt hẳn thì chúng tôi bắt đầu phải đi bằng địa bàn . Từ giờ tốc độ hành quân sẽ rất chậm . Quãng đường trên bản đồ chỉ 10 km mà đi cả đêm thì chúng tôi không cần vội . Đồng chí Sót đại đội phó C20 TS E64 quán triệt công tác bảo đảm bí mật được đặt lên hàng đầu . Bởi nếu bị địch phát hiện thì kế hoạch tập kích sẽ thất bại .
  Cũng như mọi lần . Chúng tôi chia nhau mỗi người đi trước  cắt đường một quãng . Khoảng một giờ thì thay phiên để trách căng thẳng không cần thiết . Chúng tôi vạch từng càng cây để đi . Buổi đêm trong rừng càng tối . Chúng tôi xác định vật chuẩn chỉ được vài chục mét rồi lại phải nhìn địa bàn xác định lại góc chuẩn bắc rồi đi tiếp nên tốc độ rất chậm . Khoảng 12 giờ đêm đồng chí tiểu đoàn trưởng lệnh cho giải lao tại chỗ .

   Hình như tôi đã trở thành thói quen khi dẫn quân luồn sâu . Tôi không ngồi nghỉ mà thong thả bước lùi về sau cùng với đồng chí chỉ huy đang đi kiểm tra đơn vị . Nhìn thấy anh em mang vác nặng mà thương cảm . Họ nghả người nghỉ mà đế cối vẫn nằm trên lưng . Nòng khẩu ĐKZ 75 không biết nặng bao nhiêu mà chỉ có hai người khênh . Đường xa, lại đi trong rừng nên anh em phải khênh bằng đòn như là khênh người .
 
  Hết giờ nghỉ chúng tôi lại tiếp tục hành trình . Khoảng một giờ sáng chúng tôi nge tiếng khóc trong khe núi  vọng ra . Cả đội hình chững lại . Mấy anh em trinh sát tiến lên vài chục bước thì nghe rõ tiếng trẻ con khóc và có cả tiếng ru con của mẹ . Vậy là rõ . Dân chạy vào núi lánh nạn chiến tranh . Có lẽ họ còn đông người nữa . Chúng tôi lại lên đường tiếp tục nhiệm vụ của mình . Khi sao Hôm lên cao , nghĩa là trời đã gần về sáng . Tôi nghe giọng đồng chí đại đội phó trinh sát nói :
 -  Cắt sang trái năm độ .
Vậy là đi vào phía trong sát chân núi . Tôi xoay cạnh địa bàn, lấy lại góc chuẩn bắc và ngầm hiểu ,đã gần đến bản không tên . Đội hình phải men sát chân núi để đến gần chỗ chúng tôi đã quan sát hôm trước rồi mới đi xuống vị trí tập kết .
   Cũng như các lần dẫn đường cho bộ binh luồn sâu đánh chặn . Chúng tôi đưa được bộ binh đến vị trí tập kết là nhiệm vụ cơ bản đã hoàn thành . Đồng chí Sót đại đội phó trinh sát trao đổi với đồng chí tiểu đoàn trưởng xong rồi đến nói nhỏ với chúng tôi :
-   Ta cứ ở đây . Đơn vị triển khai đội hình chiến đấu là việc của tiểu đoàn . Sau khi đánh chiếm bản không tên, đơn vị sẽ chốt giữ ,còn ta phải về đơn vị .
Đồng chí Sót trao đổi gì đó với mấy đồng chí trinh sát tiểu đoàn . Ngay sau đó, các đồng trinh sát tiểu đoàn dẫn các đại đội về các vị trí theo ý định chiến đấu của đồng chí tiểu đoàn trưởng .
Tiểu đoàn đã hình thành thế bao vây chờ giờ nổ súng . Chúng tôi nằm nghỉ nhưng không ai nghủ được. Trời đã mờ sáng . Đồng chí tiểu đoàn trưởng đi kiểm tra các vị trí đã về . Chúng tôi chia tay tiểu đoàn và không quên gửi lời chúc chờ tin chiến thắng .

  Cả toán trinh sát không về ngay vì trời chưa sáng rõ . Hơn nữa, không an toàn . Chúng tôi rút lên núi , đến đúng chỗ hôm trước đặt đài quan sát chờ sáng .
   Vừa đến nơi chúng tôi thấy trong làng có một số đốm lửa lập lòe . Chắc địch đã dậy nấu ăn . Cũng lúc đó tiểu đoàn 8 đã nổ súng . Bắt đầu là cối của ta rót vào làng . Rồi sau đó là tiếng súng bộ binh râm ran . Màn sương như bị xé nát bởi những vệt đạn lửa chắng chịt . Từ trên cao nhìn xuống chúng tôi thấy rõ các hành động chiến đấu của ta và địch . Thấp thoáng người chạy đi , chạy lại , trong màn khói và sương sớm . Nhiều viên đạn địch bắn trả rít quanh chúng tôi ,  cắm cả vào gốc cây.Lần đầu tiên được xem trực tiếp thế này kể cũng lý thú . Sau này về đơn vị kể cho anh em nghe chuyện ngồi trên núi xem ta và địch đánh nhau chả khác gì như hồi ở nhà xem phim chiến đấu của Liên xô !.

   Khi tiếng súng đã vào trong làng . Cuộc chiến đấu của tiểu đoàn 8 chưa kết thúc thì đồng chí đại đội phó trinh sát trung đoàn 64 lệnh trở về đơn vị . Đồng chí quán triệt nếu gặp địch thì chủ động nổ súng . Với lính trinh sát , đi ít người thế này trong vùng địch là chuyện bình thường . Nếu gặp  thì chúng tôi sẽ nổ súng chiến đấu chứ không tránh như khi đi .Bởi đây cũng là đám tàn quân trên đường rút chạy …

  ( Còn nữa )
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2014, 11:06:12 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #338 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2014, 03:44:53 pm »

                                 Đánh địch ở vùng núi Tượng lăng

 Hồi ở Công phông chàm. Thương binh đơn vị được đưa về điều trị tại viện quân y 211 của quân đoàn ở đầu cầu thị trấn Tân biên .Thương binh nặng thì thường được trực thăng chở đi thẳng về bệnh viện 175 . Tử sỹ thì chôn ở nghĩa trang Tân biên. Còn sư đoàn chúng tôi chiến đấu ở đây, xa đội hình quân đoàn gần một ngàn km, nên tất cả đều “ăn nhờ ở đậu ” quân khu 9. Thương binh thì đưa về Ta keo điều trị. Tử sỹ thì chôn ở Nghĩa trang Tịnh biên ( An Giang ) .Lương thực thực phẩm cũng do quân khu 9 cung cấp. Đó là lý do tại sao lính quân đoàn 3 ( f320 ) tử trận lại chôn ở nghĩa trang  Tịnh biên  tỉnh An Giang .

   Thời gian bây giờ khoảng cuối tháng hai .  Một hôm đại đội trưởng Lê thanh Trung bảo:
-   Ngày mai cậu theo xe sư đoàn về Việt nam mua thực phẩm cho đại đội nhé .
   Nghe tin tôi ngày mai về Việt nam . Anh em đến nhờ gửi thư rất nhiều . Sáng hôm sau tôi lên phòng hậu cần sư đoàn . Ở đây đã có rất đông người cùng về Việt nam để mua thực phẩm cho các đơn vị . Trên xe còn có một số đồng chí thương binh chuyển tuyến . Xuất phát từ buổi sáng . Gần trưa thì xe về đến thị xã ta keo . Chúng tôi vào trạm xá sư đoàn để các đồng chí thương binh nhập trạm và dừng lại ăn trưa ở đó. Ăn xong chúng tôi lên đường ngay. Từ Thị xã Ta keo về thị trấn Tri tôn , đường nhỏ nhưng được trải nhựa . Cảnh hoang tàn chiến tranh còn nguyên trên bộ mặt của làng quê hay thị tứ. Xe chạy qua kênh vĩnh tế . Vượt qua cầu xi măng dài khoảng 10m rộng chỉ đủ một làn xe là đến đất Việt Nam mà đầu tiên là thị trấn Tri tôn . Khoảng 3 giờ chiều thì chúng tôi đến nơi . Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân về vùng đất cực nam của Nam bộ . Thị trấn Tri tôn hoang tàn do bọn Pôn pốt tràn sang giết người cướp phá . Tuy vậy cuộc sống sinh hoạt đã nhanh chóng trở về trên thị trấn heo hút này .

   S
  Bác ĐC@ nhớ nhầm  Từ Tà keo theo đường to   là về  thị trấn Tịnh biên bên bờ kênh Vĩnh tế mà lính  ta gọi là kênh vĩnh biệt . từ tịnh biên về thị trấn Tri tôn huyện bảy núi còn xa và thị trấn Tri tôn bọn Pốt chưa bao giờ đánh vào được
   thị trấn Tịnh biên đã mấy lần là bàn đạp của ta tấn sang K. tháng 12/1977 F 31 đào kênh ở Tri tôn , D8 ( sau này đổi là D2 ) của bọn tôi đã mượn súng cùng F330 đánh  sang K theo hướng này .Năm 1979 Q đ2 và Qkhu 9 cũng đánh từ đây . con đường mà bác nói là con đường lộ đất đỏ phẳng lỳ
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #339 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2014, 06:10:23 pm »

Chào tailienson Đô lương - Đã 35 năm rồi nên có thể Duccuong nhớ nhầm tên chợ . Có lẽ đó là chợ Tịnh biên . Bởi chợ này cách biên giới không xa lắm . Đường từ  Ta keo về Tịnh biên chỉ có duy nhất một con đường xe chạy được . Trước lúc qua kênh Vĩnh tế về VN ,phải đi qua một cánh đồng rất rộng có lẽ phải đến 9-10km . Qua cầu xi măng ( kênh Vĩnh tế ) chỉ khoảng 500m là có dấu tích nhà dân ở đã bị đập phá . Tiếp tục là một dãy núi đá thấp bên phải đường . Dưới chân núi có một cái tháp cao giống như tháp chùa thiên mụ ở Huế . Chạy tiếp thì đến chợ . khu vực chợ này trước đây đã bị quân Miên đánh phá .
 Thân ái .
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM