Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:29:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242937 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #250 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2013, 11:09:52 am »

 Sau khi tướng Kim Tuấn hy sinh ( 16/2  ? ) trên đường từ Batdomboong đi Sisophon - Tư lệnh đi kiểm tra F31 tai Xiemreap , khoảng 1 tháng thì QD III ra Bắc . Để lại toàn bộ vùng Varin - núi Hồng cho ... " lính địa phuơng E88 " trấn giữ  ... trầy vi tróc vảy đủ 10 năm nữa ... chưa yên !
  

 Tư Lệnh Quân Đoàn III Tướng Kim Tuấn hy sinh ở đoạn Siem Reab đi Sisophon trên QL6 chứ bác?

 Bat Dambang đi Sisophon là hướng QL5, thời điểm đó thì hướng QL5 đoạn này hình như do F5 QK7 đảm nhiệm thì phải bác ạ. Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #251 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2013, 09:47:27 pm »

Chào các bác- sivalo,binhyen,zinbacầu cùng tất cả các bác.nhìn ảnh các bác chụp hôm dự lễ kỷ niệm 35 năm thành lập F302  thấy ai cũng mạnh khỏe vui vẻ.Binhyen thì thấy nhiều rồi lúc nào cũng tươi như hoa bác svailo hôm nay mới biết có lẽ đi bộ đội trước(?)còn bác zin thì ở đâu đoán mãi không được,hình như có cả thanh dân vận 302 phải không?
  duccuong ở f320 nên không biết rõ tư lệnh bị phục ở đâu vì hướng này của F31 và F10.Trong nhật ký của đ/c Nguyễn quốc Thước mà tailienson đã trích giới thiệu  trên VMH thì đó là ngày 16/3/1979 nhưng không nói đường nào.Theo như một số đ/c ở quân đoàn bộ thì quân đoàn bộ lúc đó ở  Mung (thuộc tỉnh ?).đ/c chí kim tuấn đi từ Mung lên xiêm diệp bị phục tại so xi pon vậy ta có thể biết được đường số mấy rồi có thể là tỉnh lộ.Đọc hồi ký của các thành viên tham gia VMH thì tôi thấy những ai ở QK9 đều tham gia chiến đấu ở các tỉnh theo dọc đường 5 lên tận pua sát,các thành viên VMH QK7 thì đi theo trục đường6,đường7 và đường số (?) từ ngã ba sêcun của đường7 đi xiêm diệp.
 Thân ái.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2013, 10:00:41 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #252 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 10:10:44 am »

                             Nhật ký chiến dịch giải phóng (từ 1 – 7/1/1979

   Ngày 7/1/1979 bạn ở đâu làm gì ?. duccuong ở đây ạ.

     Ngày 7/1/1979:
Lúc này sư đoàn bộ đã di chuyển lên sát cầu sắt(cầu khmung) cuối phum  bekrâp.Ở gần đường 7 nên chúng tôi thấy các đ/v sư 10,sư 31 và một số đ/v của quân khu 7 hành quân cơ giới xe pháo nối đuôi nhau trông thật khí thế hào hùng.Các đ/v hành quân bộ có lẽ của quân khu  7 bởi quân “triều đình”tiến đến đâu bàn giao địa bàn cho quân địa phương đến đó.Hồi ấy các đ/v lính chiến đấu quân đoàn 3 ai cũng may một miếng vải trắng hoặc vàng ở vai trái để nhận ra nhau nhất là để hành quân đêm nên cũng dễ nhận biết.Tiếng súng chiến trận chỉ sau một ngày nghe đã ở khá xa chứng tỏ tốc độ tiến công rất thuận lợi.
  Khoảng đầu giờ chiều tôi nghe tiếng súng bắn loạn xị quanh  mình tôi hỏi chính tri viên đạị đội thì mới biết ta đã giải phong TP nongphenh.Hứng chí tôi cũng xả một  tràng AK dài cán bộ đứng bên cạch mà chẳng nói gì.có lẽ ai cũng hân hoan đều nghĩ rằng ngày trở về quê mẹ VN sẽ không còn xa nữa và sống là chắc rồi.Trong ngày lính ta gặp nhau dù quen hay lạ đều truyền tin chiến thắng mọi người túm ba túm bảy cũng vậy, có lẽ có anh đã vạch cả cho mình cả tương lai với bao tràn trề hy vọng mà không thể biết rằng cuộc chiến sau đó còn kéo dài 10 năm nữa..
   Đại đội tôi ở khá gần hầm tư lệnh sư đoàn(hồi đó cấp sư đoàn vẫn gọi giống cấp qđ,qk như bây giờ) Căn hầm có mái bằng rộng 25-30 mét vuông được phủ đất dày tránh đạn pháo. Các cột trụ gỗ dâng cao lên khỏi mặt đất chừng ½  mét để có ánh sáng khi hội họp và trỏ thành công sự chiến đấu kiên cố khi bị địch tiến công . Ngày đêm đều có C23 vệ binh canh gác.Anh em vệ binh và chúng tôi thường hay đi theo thủ trưởng nên quen biết nhau cả.Bởi vậy khi ra Bắc thái có lần đi chơi đêm quá giờ bị vệ binh bắt cũng cười xuề thôi. Họ ở ngoài rìa làng(phum) khi thay phiên canh gác phải đi qua chỗ tôi nằm nên có chuyện gì cũng kể hết, kể cả chuyện tư lệnh giận nhau người ăn trước người ăn sau chứ không ăn cùng mâm.Nghe đ/c vệ binh nói ở đó đang giam giữ mấy thằng tù binh nên chúng tôi cũng muốn nhìn rõ địch thủ hơn, kéo nhau ra xem thì lại thương chúng nó,người thì nhỏ yếu bị trói chân ở trong cũi (có lẽ công binh đóng cũi) có thằng đang khóc có thằng chắc chỉ mới 15-16 tuổi non toẹt.
  Chập tối chúng tôi nghe loa hát tiếng K inh ởi, hỏi mấy đồng hương vệ binh mới biết trong phum bekrap có đám cưới. Tối hôm đó tôi cùng mấy anh bạn ra xem để tìm hiểu phong tục họ ra sao. Tới nơi thì thấy bộ đội ta đến xem khá đông .đây là đêm vui trước ngày cưới họ múa lăm thôn chứ không ngồi bàn trà lá như bên ta. Tôi thấy điệu múa lăm thôn rất giống điệu múa của đồng bào tây nguyên. Một bó củi to chụm lại đốt cháy rực mọi người không phân biệt lứa tuổi đều múa theo tiếng nhạc đi vòng tròn quanh đống củi cháy đỏ rực.Nhạc cụ tự chế rất đơn giản chỉ có một dây néo theo một cái cọc thẳng đứng đế là một cái can sắt .Âm điệu chỉ có 2 tiếng bập, bùng. Dùng mấy đầu ngón tay kéo dây tay kia cầm cọc gỗ kết hợp chân giẫm lên cái can sắt tạo nên tiếng “bập” còn tiếng “bùng” thì chỉ kéo dây rồi thả.Họ cầm tay kéo bộ đội ta vào múa song chúng tôi đều  ngại ngùng vì không biết múa nhưng cuối buổi thì cũng có mấy chiến sỹ bạo dạn vào múa rất dẻo được nhân dân đồng tình hoan ngênh. Sau này khi đ/v về chiến đấu ở ta keo vô tình tôi được đọc một bài báo ( báo binh đoàn Tây nguyên) viết về đám cưới này tiêu đề bài viết là “Đám cưới đầu tiên sau ngày giải phóng” trong số này có cả một bài thơ của đ/c lê đức Thọ viết về nỗi đau khi đ/c thiếu tương tư lệnh  kim tuấn hy sinh.
  Đêm nghủ đầu tiên sau ngày giải phóng thật đáng nhớ ,nằm trong một lùm cây cạnh cầu khmung. Chúng tôi vẫn chưa được lệnh cỏ động bởi quân sang sông cả ngày lẫn đêm mà vẫn ùn tắc.phà công binh mỗi lần chỉ chở được 2 oto và khoảng một đại đội. sông mê công ở đây rất rộng nên một chuyến phà cần phải có thời gian mà ta chỉ có duy nhất một phà. Trên chiến trường như các đồng đội biết đấy trục đường 7 này là toàn bộ đội hình qđ3 và f302 phải đều vượt sông càng sớm càng tốt để chặn đánh thu hồi VKTB của địch giảm gánh nặng cho cuộc chiến sau này.
   Chưa có lệnh cơ động nhưng chúng tôi biết rằng sẽ phải hành quân rất sớm bởi 2/3 sư đoàn đã ở bên kia sông đang chờ...
               --------------------------------------------------------
Nhật ký 7 ngày tham gia chiến dich giải phóng của duccuong chỉ có vậy.Cảm ơn các đồng đội đã cùng duccuong hành trình và có ý kiến tranh luận tham gia sôi nổi.VMH là diễn đàn của CCB chúng ta biết thế nào viết thế đó vậy có vấn đề gì về lịch sử cũng như văn vẻ các bác lượng thứ.Sắp tới duccuong theo bước chân đ/v về giải tỏa đường 3.Rất mong lại được các bác-nhất là ccb f339 chiến đấu cùng f320 trên mặt trận đường 3 và vùng núi đất đồng hành.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2013, 08:47:54 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #253 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 10:32:35 pm »

 Sau khi tướng Kim Tuấn hy sinh ( 16/2  ? ) trên đường từ Batdomboong đi Sisophon - Tư lệnh đi kiểm tra F31 tai Xiemreap , khoảng 1 tháng thì QD III ra Bắc . Để lại toàn bộ vùng Varin - núi Hồng cho ... " lính địa phuơng E88 " trấn giữ  ... trầy vi tróc vảy đủ 10 năm nữa ... chưa yên !
  

 Tư Lệnh Quân Đoàn III Tướng Kim Tuấn hy sinh ở đoạn Siem Reab đi Sisophon trên QL6 chứ bác?

 Bat Dambang đi Sisophon là hướng QL5, thời điểm đó thì hướng QL5 đoạn này hình như do F5 QK7 đảm nhiệm thì phải bác ạ. Cheesy
  ******88

  Chào BY .
  Chào các bác quan tâm đến sự kiện hy sinh của Tướng Kim Tuấn TL Qd3 tại K - 1979

  Tôi đã tìm kiếm và kiểm tra lại :
       * Tướng Kim Tuấn bị phục , dính mảnh M79 vào cột sống lúc 09 giờ sáng 16/3/79
 ( Cs. Cổ hay Cs.Ngực hay Cs. Thắt lưng mà lại hy sinh , trong khi thực tế có nhiều người bị tai nạn giao thông gãy cột sống vẫn không chết ? - trừ đốt sống Cổ 1 , 2, 3 - chết ngay , Cổ 6 , 7 trở xuống thì chưa chắc ... chết , chỉ liệt vị nằm 1 chỗ .)  
 Được cấp tốc đưa về viện F10 ở Sisophon để sơ cấp cứu .
 Sáng hôm sau 17/3 máy bay UH1A xuống đây để đưa TL về VN .

   Bác " Votmuoi " - E28 F10  xác nhận : Đang bị thuơng nằm viện F10 ở đây , đã trực tiếp quay manheto phát điện cho kíp mổ cấp cứu TL tối 16/3 , và đốt lửa đón trực thăng vào sáng hôm sau 17/3 .
  Bác " Vinh919vna "  : Là phi công đã lái HU1A xuống Sisophon đón TL , bay về gần NongPenh thì TL hy sinh .   (  Vinh919vna@gmail.com )

       Như vậy : TL bị phục là ở  GẦN SISOPHON

   * Vị trí Tư lệnh bị phục  : Chưa có nguồn nào bảo đảm độ tin cậy 100% .
       Có nguồn tin nói : " Đoạn từ Sisophon về Xiemreap " - Tức là lộ 6 .
       Nhiều nguồn tin lại nói : " Đoạn từ Sisophon đi Batdomboong " - Tức là Lộ 5 .

 Hồi đó tôi được nghe và nhớ rằng : Tư lệnh ngồi xe Uoat - CCCP , chứ không ngồi xe thiết giáp đi từ Batdomboong lên tới gần Sisophon thì bị phục . Tức là bị trên lộ 5 .

  Có 1 số nguồn TT sau :

          + Bác " Hungf10 " - đang chốt đường tại đúng khu vực đó ( cách Sisophon 20km đi về Batdomboong , đường sắt sát đường lộ 5 - khúc cua , phía trong đường sắt có 1 dãy núi nhỏ ... ) thì đoàn xe của TL đi tới ... và Tóc_Oành M79 rồi Tằng tằng , Bùng_bình ...
 Chiếc Uoat trúng M79 , 1 người rời khỏi xe vẫy gọi ae chốt đường " ... bộ binh , ... lại chiến đấu ..." và ngã khụy xuống  , anh em đi cùng đưa đ/c lên M113 cấp tốc chạy về Sisophon ...
 Nhóm chốt đường của bác " hungf10 " , cùng LL bảo vệ của đoàn xe tiếp tục chiến đấu chặn địch trên núi đang bắn xuống ...
  Sau trận chiến , bác Hungf10 nhặt được chiếc mũ cối tàu , bên trong có khắc chữ " kiểu  chấm chấm bằng cái dùi "  chữ " Kim Tuấn " - trong đó chữ K và chữ T  viết hoa ...

           +  Bác " Zinbacau " xác nhận : Giữa tháng ba , bác Zin chạy xe REO ( GMC ) chở hậu cần F302 lên chợ Sisophon đổi lưới đánh cá cho đội đánh cá F ở biển hồ .
 Xong việc đã rủ nhau đi sân bay Batdonboong để thăm " mấy em " đội phẩu 7D mà bác ta quen từ hồi ở Kongpongcham . Rẽ vào lộ 5 , chạy khỏi Sisophon khoảng 20 km thì gặp trận địa phục vừa xảy ra ... còn khói lửa , ở " đoạn cua trái đường sắt sát đường lộ , phía tay phải có dãy núi nhỏ ... " Hỏi anh em , mới biết Tướng Kim Tuấn vừa bị phục - bị thuơng ...

           +  Bác NVH f309 cũng viết trong hồi ký " Cuộc chiến tranh bắt ... " : TL Kim Tuấn bị phục cách Sisophon 20km , đoạn " núi Thum núi Túi " " đường sắt sát đường lộ " thuộc địa bàn huyện Mongcôn_Brây .

           + Bác DungTSd1 đoàn 7704 sau này , chốt tại khu vực " khúc cua , đường sắt sát đường lộ 5 ... cách Sisophon gần 20km ... "   cũng được nghe dân K nói  : " Lục thum rất thum VN bị thuơng ở đây đầu năm 79 ... "
   ...
   Như vậy : TL  Kim Tuấn bị phục trên lộ 5 cách Sisophon khoảng 20 km có nhiều khả năng ĐÚNG hơn là bị trên lộ 6 từ Sisophon về Xiemreap.
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #254 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 11:26:32 pm »

  ******88
    Những chuyện khôi hài được viết gần đây quanh sự kiện " Tướng K.T bị phục 1979 "

        * Ông " Minhnhat20051980 " viết ngày 30 tháng Một 2011 :
  " Trong lúc trà dư tửu hậu , tôi được nghe 1 ông trinh sát đặc nhiệm của bộ tên là ĐÍNH kể : Khi tướng KT bị phục , đơn vị ông ta ở gần đó đã được lệnh cấp tôc đi giải vây ... LL đi bảo vệ đoàn đã thuơng vong hết , chỉ còn 1 ông thông tin leo lên cây dừa là ... thoát chết ... "

   Đột nhiên ngày 08 Tháng Bảy 2013 ông Trinhtodinh " Trinh sát đặc nhiệm bộ TTM " nhảy vào la làng : " Mình là lính trinh sát trèo dừa tí chết đó đây ... , tôi là  Trịnh Tố Đính ..." .
  Còn cho luôn số liên lạc : 01674747488  !

        
        * Ông NVHf309 viết trong hồi ký ( nick  tai_lienson đã trích ) - tóm tắt là : .... Sáng 16/3/79 đoàn xe pháo Qd3 của tướng KT gp Batdomboong xong , đang cấp tốc tiến quân về gp Sisophon để ngăn chặn địch từ bắc và đông bắc K rút chạy sang Thái ... , đã bị phục kích , tổn thất nặng nề ... 1 số xe và pháo đi bị địch thu mất ...
  Sau này , đánh Tasanh Sanlot... , f309 đã lại ... thu lại được chính những khẩu pháo và xe đó của QD 3 ...(  ! )

  Không lẽ ông NVH không biết rằng f10QD3 và f5QK7 từ KongpongThom ( 8/1 ) theo lộ 6 lên gp Xiemreap ( 10/1 ) rồi giải phóng Sisophon và cửa khẩu quốc gia K. Poipet  11 - 12/1/79 .
13/1/79  E66F10QD3 từ Sisophon (lộ6) đã vào lộ 5 xuống gp Batdomboong
 F302QK7 và F31QD3 đã chiếm giữ CongpongThom và Xiemreap , làm chủ hoàn toàn lộ 6 ... rồi , thì ngày 16/1/79  QD3 còn hành binh lên chặn Sisophon làm gì nữa , địch còn đường nào mà chạy ? .

         *  Bác Vanphothotu có gửi ảnh 1 anh tên là Trần Mai C fó C2 Trinh sát Qd3 , là 1 trong 20 người TRỰC TIẾP đi bảo vệ Tướng KT ,  bị địch phục kích hôm 16/3 đó .
   Bác Vanphothotu có hứa " sẽ hỏi anh Trần Mai cụ thể trận đánh và kể chi tiết sau ... "
  Chờ mãi ... chờ mãi - Vẫn không tìm thấy " kể chi tiết sau ..." của bác Vanphothotu nằm ở chỗ nào ... ? ? !

   ...
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2013, 12:26:00 am gửi bởi svailo » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #255 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:48:45 am »

 Sau khi tướng Kim Tuấn hy sinh ( 16/2  ? ) trên đường từ Batdomboong đi Sisophon - Tư lệnh đi kiểm tra F31 tai Xiemreap , khoảng 1 tháng thì QD III ra Bắc . Để lại toàn bộ vùng Varin - núi Hồng cho ... " lính địa phuơng E88 " trấn giữ  ... trầy vi tróc vảy đủ 10 năm nữa ... chưa yên !
  

 Tư Lệnh Quân Đoàn III Tướng Kim Tuấn hy sinh ở đoạn Siem Reab đi Sisophon trên QL6 chứ bác?

 Bat Dambang đi Sisophon là hướng QL5, thời điểm đó thì hướng QL5 đoạn này hình như do F5 QK7 đảm nhiệm thì phải bác ạ. Cheesy
  ******88
   ...
   Như vậy : TL  Kim Tuấn bị phục trên lộ 5 cách Sisophon khoảng 20 km có nhiều khả năng ĐÚNG hơn là bị trên lộ 6 từ Sisophon về Xiemreap.

Yta262 xin thêm 1 nguồn tài liệu khác để các bạn tham khảo: đường dẫn sau đây cuả báo quân đội nhân dân cho biết vị trí tướng Kim Tuấn bị phục là ở phum Tốc, xem bản đồ năm 1962 có 1 phum gần một ngọn núi nhỏ tên là phum Núi Tốc (phum Phnom Tauch, dịch tiếng Việt là phum Núi Nhỏ), và đúng ngay chỗ cua rẽ trái cạnh đường xe lửa như anh Zin Ba Cầu mô tả, cách đó vài cây số có ngọn Núi Lớn hơn 1 chút, phum Tốc nằm ở phiá Nam Sisophon khoảng 20 cây số, nằm ở phiá Bắc Battambang 45 cây số trên đường số 5:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/89/70/269/269/269/197352/Default.aspx
"Ngày 16-3-1979, từ sở chỉ huy phía nam tỉnh Bát Tam Boong, ông cùng đoàn cán bộ đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của Sư đoàn 10, Sư đoàn 31, khi đến Phum Tốc, bắc Bát Tam Boong thì gặp địch phục kích. Mặc dù lực lượng địch bị tiêu diệt nhưng Tư lệnh Kim Tuấn cũng bị thương rất nặng, được chở bằng máy bay trực thăng về Thành phố Hồ Chí Minh để cứu chữa, nhưng ông đã không qua khỏi và trút hơi thở cuối cùng ngay trên máy bay vào sớm ngày 17-3-1979. Trước lúc hy sinh, ông nhận hết trách nhiệm về mình, dặn dò đồng đội và gửi lời xin lỗi gia đình ..."
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:29:51 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #256 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:16:24 am »

Chào bác svailo-Sự kiện đ/c TL Kim Tuấn bị thương rồi hy sinh đã được anh em trên VMH rất quan tâm và có nhiều ý kiến. Do thời gian đã 35 năm rồi nên trong trí nhớ không thể hoàn chỉnh được nên có ý kiến khác nhau và để kết luận thì tailienson đã trính nhật ký của đ/c trung tướng nguyễn quốc Thước nguyên TMT,TL trưởng qđ3 để mọi người tự tìm cho mình đáp số.
  Những tư liệu svailo đưa ra và phân tích rất có tính thuyết phục và tôi tin là đúng.
Đợt nhập nghũ với tôi có nhiều người ở vệ binh và trinh sát quân đoàn. Có những đ/c đi theo bảo vệ đ/c Kim Tuấn nhưng thực ra lúc đó họ còn là chiến sỹ nên nói đi đâu thì đi theo đó thôi chứ không biết tường tận,bản đồ thì không được sử dụng thì làm sao biết được đường số mấy ở đâu.Rất tiếc các đ/c này không tham gia VMH để có chính kiến của mình.
 Tuy nhiên đ/c Mai c phó trinh sát K28 qđ và một số đ/c vệ binh quân đoàn kể lại thì bị M79 nổ ngay trên trần xe yoát nên bị thương vào cột sống phần trên là hợp lý thì mới chết nhanh như vậy.Các đ/c còn nói trên xe có bác sỹ riêng của tư lệnh bị thương nữa.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #257 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 04:20:04 pm »

Chào bác DucCuong, chào các bác.
Việc Tướng Kim Tuân hy sinh đã được trao đổi nhiều trên VMH
Và đây là chân dung của đồng chí Trần Mai người lính trinh sát quân đoàn 3, người đã từng hộ tống tướng Kim Tuấn lúc đó.

Và đây là chân dung của Trần Mai 36 năm sau:
Người đứng thứ hai từ trái sang(hàng sau).
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #258 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:27:15 pm »

Chào bác svailo-Sự kiện đ/c TL Kim Tuấn bị thương rồi hy sinh đã được anh em trên VMH rất quan tâm và có nhiều ý kiến. Do thời gian đã 35 năm rồi nên trong trí nhớ không thể hoàn chỉnh được nên có ý kiến khác nhau ...
 ....
 Tuy nhiên đ/c Mai c phó trinh sát K28 qđ và một số đ/c vệ binh quân đoàn kể lại thì bị M79 nổ ngay trên trần xe Yoát nên bị thương vào cột sống phần trên là hợp lý thì mới chết nhanh như vậy.Các đ/c còn nói trên xe có bác sỹ riêng của tư lệnh bị thương nữa.

  ******88

   Xe U_oát ( Yoát )  Liên xô  - CCCP , nóc bịt bằng 1 lớp vải bạt chống thấm nước mỏng  . Không gian trong xe rất hẹp . Hai hàng ghế - trước ( 2 chỗ - 1 tài 1 phụ ) và sau ( 3 chỗ )  khá sát nhau .
  Đạn M79  tuy uy lực sát thuơng không quá mạnh - vì toàn mảnh nhôm  , nhưng " nổ trên trần xe " ở 1 khoảng rất gần đầu những người ngồi trong xe như vậy ... tôi nghĩ  tổn thất ngay tại chỗ sẽ  rất trầm trọng - vết thuơng sọ não là chủ yếu : gục hết !

   Chuyện qua lâu rồi , chỉ xin " suy luận " thế thôi  !
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #259 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:36:29 pm »

Trích hồi kí của trung tướng Nguyễn Quốc Thước

...."   Vào thời điểm sắp kết thúc nhiệm vụ trên chiến trường Cam-pu-chia, Bộ quyết định Quân đoàn 3 mở một đợt truy quét vào sào huyệt cuối cùng của bọn Pôn Pốt tại khu vực biên giới Bát Tam Bang, nơi tiếp giáp với Thái Lan, truy bắt bọn đầu sỏ đang thiết lập căn cứ để chuẩn bị đối phó với ta trên khu vực núi cao biên giới giáp Thái Lan, nhiệm vụ rất khẩn trương, để phối hợp trên toàn tuyến biên giới.
Sau khi trao đổi thống nhất ý định chiến dịch, lúc này chỉ có anh và tôi, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng. Riêng anh Phạm Sinh về họp tại Sài Gòn. Vào một ngày đầu tháng 3 năm 1979, anh giao nhiệm vụ cho tôi cùng một số trợ lý sáng hôm sau trở về Siêm Riệp đê giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 31 hiện đang truy quét và trấn giữ vùng Xiêm Riệp, nhanh chóng thu quân về Bát Tam Bang để tham gia chiến dịch, còn anh ở Sở chỉ huy tại Bát Tam Bang để chỉ đạo cơ quan tác chiến - tham mưu hoàn thành kế hoạch chiến dịch và các văn bản chiến dịch. Lúc này bọn Pôn Pốt tan rã nhưng ráo riết hoạt động phục kích tiêu hao ta trên tất cả các tuyến đường đi qua vùng rậm rạp và các phum sóc. Do đó mọi công việc chuẩn bị cho cuộc đi rất chặt chẽ với kế hoạch nghi binh chu đáo, có xe bọc thép, xe ô tô vận tải giả làm đoàn vận chuyển để nghi binh kế hoạch cơ động của cán bộ. Đột nhiên 4 giờ sáng hôm sau, anh gọi cơ quan dậy và phổ biến ý định mới. Anh nói, nhiệm vụ rất khẩn trương, anh phải trực tiếp về Siêm Riệp để giao nhiệm vụ cho đồng chí Tê - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 31 phải khẩn trương thu quân về cho kịp ngày N của Bộ, và để làm việc với Quân khu 7. Anh nói thêm: Ở nhà công việc chủ yếu là hoàn chỉnh các kế hoạch, mệnh lệnh, chỉ lệnh, việc này cậu Thước thông thạo hơn nên cậu Thước ở nhà để chủ trì cùng anh em chuẩn bị chờ mình về thông qua cho kịp, còn mình ở nhà không thạo làm kế hoạch. Với phong cách của anh rất kiên quyết, anh em đề nghị anh ở nhà chủ trì chung còn đồng chí Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng đi là đúng cương vị, chức năng. Anh nhất quyết không nghe và chỉ thị mọi người thực hiện đúng theo ý định của anh. Anh cùng một bộ phận cơ quan xuất phát và anh nói mình đi dần trước các lực lượng thiết giáp, xe vận tải lên tiếp tục đi theo sau. Và ngày 16 tháng 3 năm 1979, ngày đau xót của Quân đoàn, sự việc không ai mong muốn lại đã xảy ra: Anh bị thương nặng trên đưòng xuống giao nhiệm vụ cho đơn vị vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến tranh và anh vĩnh viễn ra đi để lại sự nghiệp dang dở của cuộc đời mà Đảng, Nhà nước đang đặt bao kỳ vọng ở anh. Trong bài thơ tiễn Quân đoàn trở về đất Mẹ làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới phía Bắc của đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo cuộc tổng tiến công, đã nhắc đến anh như một biểu tượng của tinh thần quốc tế của một “chiến sĩ cách mạng Việt Nam”. Cấp trên, đồng chí, đồng đội, bạn bè và gia đình cùng những ai quen anh, thậm chí nghe tên anh đều sững sờ với nỗi tiếc thương vô hạn, sự ra đi của anh là mất mát lớn đối với quân đội, đối với đất nước. Anh đột ngột, vội vàng ra đi không một lời vĩnh biệt, chia tay - nhưng hình ảnh của anh, sự nghiệp anh để lại mãi mãi vẫn trong trái tim của mọi người thân và đồng đội. Cầu chúc anh được thanh thản tại cõi vĩnh hằng. Xin anh hãy yên lòng khi các thế hệ đi sau của Quân đoàn 3 và Sư đoàn 320 vẫn tiếp tục noi gương anh, phát huy truyền thông của Quân đoàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới ngay tại nơi ra đời của Quân đoàn."

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2011
Email   
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM