Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:00:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242940 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #210 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:36:10 am »

   Chào y lố302-bạn đặt tên rất đặc biệt nên dễ nhớ.Nhận xét của bạn thật tinh tường.Đúng mùa gặt bên k vừa xong.là đất nước nông ngiệp nhưng công cụ lao động của họ còn lạc hậu tôi không thấy máy cày.bừa,gặt...Từ ngã 3 k rếch rẽ phải khoảng 10km là bản phuôn sâm nơi giao tranh quyết liệt nhất trên đường 7.Chúng ta rẽ trái về TP cong phongcham ở vùng này không có rừng(đồng bằng mà)chắc bạn sẽ ở trong rừng cao su vì  bên trái đường đoạn Suông,Chúp cao su rất nhiều.
   Bọn mình nhớ địa hình hơn bởi lính ts sư đoàn sử dụng bản đồ thường xuyên.Đ/v ở đâu,đi đâu là đánh dấu khoanh đỏ trên bản đồ ngay.
   Cảm ơn bạn quan tâm đến bài viết của duccuong.
   

Bác Cường ơi lúc đó Sư bộ F 302 đi đến đâu trú quân tới đó ,chiến sự căng thẳng nên tá túc tại khu trồng cây giá tỵ này ,chỉ đến buổi chiều và tối hôm đó ( Lúc ở Lộc ninh đã từng ở rừng cao su gần Hoa lư ,hoặc sống bờ rừng cao su lúc ở Lăng Cà Bơ _ Mi mốt ) Có lẽ trên bản đồ không ghi với lý do vùng này rất nhỏ ( ngay cả tôi cũng chẳng biết nó rộng là hao ) Khu này nằm phía trái đường 7 ( theo lối về Kông Pông Chàm )
Cánh quân phía chúng ta ,tôi tin là không có chiến đấu cơ yểm trợ .Chỉ có trực thăng hổ trợ hoặc trinh sát thôi . Lúc ở Mi mốt năm 1978 tôi theo đội phẩu tiền phương ,lúc này QK 7 ưu ái ,ngày nào cũng có trực thăng chuyển thương ...Tôi rất phục các bác phi công nhà mình rất giỏi ...loại của Mỹ : ÚH 1 ,Chicnook ,hoặc của Nga ( LX ) đều lái được tuốt ! Họ cũng rất bình dị tướng phốp pháp hơi lính trận gầy nhom của tụi mình . Mỗi ngày nhờ vả để chuyển những bức thư gửi người thân ,nhưng không được thư hồi đáp . Grin Grin Grin
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #211 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 08:36:43 pm »

Cảm ơn tuanb -đúng vậy bờ bên kia cao hơn.Trên trục đường 7 quân ta bị dồn toa do không vượt sông được "rồng rắn"xếp theo thứ tự F320,F10,F31,F302(qk7).Lúc này sư bộ F320 đã dâng lên cách cầu sắt khoảng gần 1km.(tức là cách bến phà khoảng độ 4km).đ/v bạn từ mi mut sang gặp đường 7 tại ngã 3 krếch.Bạn thấy những"cánh đồng rộng mênh mông " là phải vì từ krếch đi suông,chúp...theo đường 7 là đồng bằng,mà dân cư họ ở thưa thớt.Ở trên đoạn đường này ta thấy những cánh đồng tít tận chân trời.Trên đồng có nhiều cây thốt nốt phải không bạn?
  trận đánh này tôi không thấy máy bay ta thả bom.Nhưng trong chiến dịch thì không quân có tham chiến.Máy bay bạn thấy có thể là vào hôm không quân ta ném bom vào sân bay qs của địch(trong nhiều tài liệu có nói sự kiện này).
  Thời gian này bọn tôi ở trong rừng tre, thấp hơn mặt đường, có nhiều vũng nước, tre ở đây nhỏ, lắm gai, muỗi như châu chấu...Khi ấy đơn vị được phát thịt muối ăn mặn chát, nặng mùi không lão nào dám ăn vã cả Cheesy Grin Tối thỉnh thoảng nghe tiếng pháo 105 bắn đì đùng, thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng súng to nhỏ từ bờ sông vọng lại. Chỉ huy phổ biến sẵn sàng vượt sông khi có lệnh......
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #212 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 12:01:07 pm »

                          Nhật ký chiến dịch giải phóng (từ 1-7/1/1979)
   NGày 6/1:

   Tờ mờ sáng chúng tôi thấy mọi người đều khẩn trương với công việc của mình, vất vả nhất là lính công binh.Hình như địch đã phát hiện được sự chuẩn bị của ta nên địch dùng 12,8 bắn vào khu vực bến phà,đạn nổ toang toác trên đầu nhưng công tác chuẩn bị chiến đấu vẫn được tiến hành.
   Mờ sáng tiếng súng rộ lên đạn hỏa lực bay đỏ lừ trên mặt sông khoảng 30 phút thì kết thúc.Thông tin 2w điện hỏi tổ ts đi cùng E64 do đ/c quý trung đội trưởng phụ trách thì được biết d9 vượt sông bí mật nhưng bị địch phát hiện nổ súng buộc phải quay lại hy sinh một số đ/c.
  Khoảng 6 giờ sáng pháo binh ta bắt đầu trút cơn tức giận vào trận địa phòng ngự của địch bên kia sông.Tiếng đạn pháo ta rít trên đầu trùm xuống bờ bên kia tạo nên những cột khói bốc cao.Lúc này mới thấy mấy vị ts pháo binh làm việc hết công suất.Nghe các đ/c nói rằng pháo ta bắn đồng thời 2 mục tiêu đó là trận địa phòng ngự của bộ binh và trận địa pháo địch hòng làm câm họng chúng. Không biết ta dùng bao nhiêu khẩu pháo mà mật độ bắn dày đặc, đạn rít trên đầu rền vang như tiếng sấm.Ngay những loạt đầu tiên 2 ca nô địch đã bị bốc cháy khói lửa mù mịt mặt sông.Bầu trời xám xịt như muốn vỡ tung những viên đạn pháo xé không khí lao vào trận địa địch,hàng trăm cột khói bốc lên cao.Lúc này chúng tôi thấy có nhiều xe tăng của ta từ phía sau cơ động lộ diện ra tận bờ sông bắn thẳng sang bờ bên kia yểm trợ cho bộ binh chuẩn bị vượt sông.Chúng tôi có cảm giác bờ sông bên kia bị nát nhừ, khói bao trừm bờ tây và mặt sông làm chúng tôi chẳng nhìn thấy gì nữa.Sau này chúng tôi mới được anh Quý trung đội trưởng nói cho biết, ta sử dụng đạn khói hóa học để ngụy trang che khuất mục tiêu quan sát của địch, bảo đảm tối đa cho vượt sông.Pháo binh vừa chuyển làn cũng đồng thời bộ binh ta lên tàu lao ngay về hướng địch.Chỉ có 4 thuyền chở C3 đi giữa hai làn đạn.Ở bờ bên này ai cũng hiểu rằng vượt sông lần này chỉ tiến chứ không có quay lại cho dù hy sinh thiệt hại nhiều cũng phải vượt sông mê công trong hôm nay.Thầm hiểu rằng trong số họ sẽ có nhiều đ/c ngã xuống dòng Mê công trước khi chế độ diệt chủng sụp đổ.
   Nếu ai chứng kiến cảnh vượt sông Mê công bằng thuyền dưới làn đạn hỏa lực của địch thì mới thấy tính mạng con người hết sức nhỏ bé mong manh.Tất cả đều hồi hộp lo âu dõi theo họ.Ngay trên thuyền nhiều ánh lửa của B40 chớp lên kéo theo luồng lửa chụp vào những ổ hỏa lực địch cũng là lúc bộ binh ta tiếp đất.Khi C4 đã làm chủ đầu cầu (Phạm vi hẹp) thì d9 tiếp tục được lệnh vượt sông. Thuyền ta đi giữ hai làn đạn,pháo địch bắn trên sông dựng lên những cột nước trắng xóa.Lần lượt các đ/v của F320 sang tăng cường tham chiến.Khoảng 10 giờ ta đã giải phóng TP congphongcham.Lúc này khói lửa hai bên bờ chưa tan thì công binh của bộ ( E 269 ) đã tiến hành gép phà. Chúng tôi hiểu quả đấm thép thứ hai đã bắt đầu đó là sư đoàn 10 sư đoàn 31 chuẩn bị vượt sông Mê công…
   Buổi chiều qua máy 2w chúng tôi được lệnh quay về sư đoàn bộ để hành quân cơ giới.Quân ta tiến xuống bến phà như dòng thác đổ, xe,pháo,phà tự hành GPS bộ binhvv… chật đường.Rời bến phà congphongcham chúng tôi không khỏi nhìn lại dòng Mê công xanh trong dịu dàng thơ mộng đẹp đến vậy mà chỉ mới sáng nay thôi đã nhuộm màu máu của bao chiến sỹ quân tình nguyện Việt nam.

     (Để đồng đội rõ hơn về trận đánh vượt sông congphongcham duccuong xin trích dẫn trang sử của sư đoàn 320A viết về trận đánh lịch sử này.)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2013, 10:54:55 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #213 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 01:19:46 pm »

Tôi qua phà sau trận chiến ,phía bên kia là thành phố Công Pông Chàm nên cũng chẳng chứng kiến được cái khốc liệt như Đức Cường đã kể  .Nước sông Mê kông mùa này trong xanh đến nỗi nhiều người trên phà vốc nước để rửa mặt và uống ! Những thiết bị phà hình như đã được Quân đoàn 3 ém bên cạnh Quốc lộ 22 qua đoạn Gò dầu ...gần năm nay mới có dịp dùng đến .Bờ phía Tp KPC là dải cát rất rộng .Khi qua bờ lính tụi tôi tập hợp lên xe ,những dãy phố ,cữa hàng ...đều đóng im ỉm ,ruồi nhiều vô số kể ... Từ đoạn này về Kông Pong Thom anh bạn tôi đi trước trong nhóm Quân y tiền phương (F302 ) đi trên 1 chiếc xe hồng ( cứu thương ) đến đoạn đường vắng ,dừng lại ...giải lao .Bạn tôi ghiền thuốc ,nên tiếc nuối hút xong mới chịu lên xe .Bí thủ trưởng cằn nhằn ... thế nhưng khi 1 xe chiếc khác chạy vượt qua ( chừng vài cây số ) thì bị trúng mìn ...Anh lại có dịp kể công...thoát chết nhờ thuốc lá . Grin Grin Grin 
Các bác còn nhớ không trên tuyến này tôi còn bắt gặp nhiều chiếc xe tải bị hư nằm dọc đường .Xác xe còn nguyên vẹn ,nhưng nhìn dưới bánh thì hầu như lốp xe bị lẻo đến tận niềng . Hình như dân K trong thời gian đó cũng chuộng mô đen " dép lốp " giống xứ mình ?  Huh Huh
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #214 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 01:29:34 pm »

                   
  Khoảng 6 giờ sáng pháo binh ta bắt đầu trút cơn tức giận vào trận địa phòng ngự của địch bên kia sông.Tiếng đạn pháo ta rít trên đầu trùm xuống bờ bên kia tạo nên những cột khói bốc cao.Lúc này mới thấy mấy vị ts pháo binh làm việc hết công suất.Nghe các đ/c nói rằng pháo ta bắn đồng thời 2 mục tiêu đó là trận địa phòng ngự của bộ binh và trận địa pháo địch hòng làm câm họng chúng. Không biết ta dùng bao nhiêu khẩu pháo mà mật độ bắn dày đặc, đạn rít trên đầu rền vang như tiếng sấm.Ngay những loạt đầu tiên 2 ca nô địch đã bị bốc cháy khói lửa mù mịt mặt sông.Bầu trời xám xịt như muốn vỡ tung những viên đạn pháo xé không khí lao vào trận địa địch,hàng trăm cột khói bốc lên cao.Lúc này chúng tôi thấy có nhiều xe tăng của ta từ phía sau cơ động lộ diện ra tận bờ sông bắn thẳng sang bờ bên kia yểm trợ cho bộ binh chuẩn bị vượt sông.Chúng tôi có cảm giác bờ sông bên kia bị nát nhừ, khói bao trừm bờ tây và mặt sông làm chúng tôi chẳng nhìn thấy gì nữa.....

- bôi đậm: Pháo Quân đoàn, pháo sư đoàn, tăng cường thêm pháo lữ đoàn 40 + lữ đoàn xe tăng 273 bắn hỗ trợ. Úi chà, nát như cám. Theo đánh giá tổng hợp lại thì có đến 70% công sự, hầm ngầm, khí tài quân sự của địch bị phá hủy sau đợt phủ đầu hoành tráng này (nguồn: báo giấy.)  Grin
Logged

vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #215 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:25:46 pm »

Trận đánh lịch sử vượt sông Công pông chàm
(phần 1)
Theo yêu cầu của bộ chỉ huy chiến dịch, tôi cóp ra đây trận đánh lịch sử mà các đồng chí đang theo dõi.Trích: Sử Sư đoàn 320A - Quân đoàn 3 về trận vuợt sông Mekong giải phóng Kom pong Cham tháng 1/1979

Để giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược tiến công giải phóng Phnôm Pênh, Bộ chỉ huy liên quân Việt Nam - Cam-pu-chia chủ trương như sau:
- Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, dùng sức mạnh tổng hợp nhanh chóng đập vỡ các tuyến phòng thủ của quân địch Ở vành ngoài mở cửa cho các binh đoàn chủ lực tiến công vào các mục tiêu chính trong thành phố. Táo bạo chọc thẳng vào Phnôm Pênh, tiêu diệt các cơ quan đầu não quét sạch quân địch ra khỏi thành phố, làm chủ thủ đô, kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến và binh vận nhanh chóng xóa bỏ chính quyền Pôn Pốt - Yêng Xa Ri, thành lập chính quyền cách mạng.
Các hướng tiến công như sau:
- Hướng chủ yếu: Từ vùng giải phóng phía đông, tiến theo đường số 1 vượt sông Mê Công (đoạn phà Niec Lương) đánh vào trung tâm Phnôm Pênh.
- Hướng thứ 2: Đánh chiếm khu nam và tây nam thành phố.
- Hướng thứ 3: Do Quân đoàn 3 đảm nhiệm tiến công, từ phía tây đánh vào sau lưng địch, chiếm khu bắc và tây bắc thành phố.
Các hướng tiến công đều nhằm vào hợp điểm cuối cùng là đài Độc lập và BỘ Tổng Tham mưu của Pôn Pốt - Yêng Xa Ri.
Trên hướng tiến công thứ ba, để hoàn thành nhiệm vụ quân cách mạng phải vượt sông Mê Công giải phóng thị xã Công Pông Chàm, mở cánh cửa phía bắc của chiến dịch.
Mặc dù lúng túng và bị động, Pôn Pốt - Yêng Xa Ri cũng nhận thấy hiểm họa từ hướng tiến công này:
Sau khi chiếm được Công Pông Chàm, quân cách mạng sẽ phát triển dọc đường số 6 chặn mất lối rút chạy về phía biên giới Thái Lan của chúng. Vì vậy Xon Xen, Bộ trưởng Quốc phòng vội vả điều thêm 1.000 quân tới Công Pông Chàm, dựa vào sông Mê Công thiết lập tuyến phòng ngự. CƠ quan tiền phương của BỘ Tổng Tham mưu địch cũng theo hẳn ra trực tiếp chỉ huy tác chiến trên toàn bộ hướng bắc Phnôm Pênh.
Công Pông Chàm, một thị xã lớn của vùng Đông Cam-pu-chia. Nằm trên bờ tây sông Mê Công, từ lâu đã là nơi trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa và đầu mối giao thông của vùng này. Từ đây theo quốc lộ số 6 đi về phía bắc đến Poi Pét giáp biên giới Thái Lan, theo đường số 7 về phía đông đi tới huyện ly Mi Mút giáp Việt Nam; ngược dòng Mê Công lên phía bắc qua Kra Chê tơi đất nước Lào, xuôi về phương nam gặp dòng Tôn Lê Sáp vào Phnôm Pênh.
Mặt trước Mê Công đoạn bến phà Công Pông Chàm rộng hơn một ki-lô-mét nước chảy xiết hai bờ dốc đứng, đã trở thành chướng ngại tự nhiên lợi hại của địch. Đến đây Xon Xen đích thân gom nhặt tàn quân từ miền Đông chạy về cùng với Sư đoàn 520, một trung đoàn của sư đoàn 116 tổ chức thành những đơn vị chiến đấu mới. Hàng ngàn dân cũng bị chúng bắt bổ sung vào đội quân vốn đã ô hợp này. Tuyến phòng thủ được dựng lên cấp tốc. Chúng dựa vào bờ sông vách đứng vừa kè đá cao kết hợp cải tạo địa hình, đào hố chiến đấu, hào giao thông, đắp thêm ụ súng cùng với xe tăng, thiết giáp được huy động ra bờ sông tạo thành những công sự di động và trấn giữ các ngã ba, ngã tư đường phố, các trận địa pháo đã chuẩn bị kỹ phần tử, sẵn sàng biến Mê Công thành dòng sông lửa. Sau năm 1975, Công Pông Chàm hoang tàn vắng lặng, bây giờ nó biến thành một căn cứ quân sự lớn. Nhưng cả miền Đông đã sục sôi không khí chiến thắng. Đất nước Cam-pu-chia đau thương và anh dũng đang hừng hực khí thế tiến công. SỐ phận của quân địch phòng ngự Ở thị xã Công Pông Chàm, số phận chính quyển "Cam-pu-chia dân chủ”, của những tên đao phủ thời đại chỉ còn được tính từng ngày.
Sau chiến thắng Suông - Chụp, mặc dầu nhiều việc phải làm cùng một lúc như bám sát bờ sông Mê Công truy quét tàn quân địch, khẩn trương điều chỉnh đội hình chiến đấu, giải quyết chính sách thương binh tử sĩ giúp bạn ổn định đời sống nhân dân, đồng thời nghiên cứu dòng Mê Công và địa hình bờ phía tây, dự kiến những phương án tác chiến, những tình huống có thể xảy ra, song song với những việc làm trên, Bộ tư lệnh Sư đoàn đã chỉ thị cho các đơn vị mở đợt sinh hoạt chính trị, sơ kết rút kinh nghiệm. Những trận đánh hay, những người đánh giỏi được tuyên truyền ngay trên tờ tin "Quyết thắng" của Sư đoàn. Dấu hiệu tư tưởng "dừng lại bên này sông Mê Công" vừa len lỏi vào đội hình lập tức bị đấu tranh gạt bỏ. Vấn đề chấp hành kỷ luật dân vận quốc tế, công tác địch vận... cũng được quan tâm. Phó chính ủy Sư đoàn Nguyễn Văn Chứ, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn Lê Nông thường xuyên bám sát các đơn vị chỉ đạo nội dung sinh hoạt, công tác và kiểm tra chặt chẽ. Một vài hiện tượng sai trái được kịp thời phê phán uốn nắn. Thường xuyên rút kinh nghiệm đã thành nếp, đã thành truyền thống nó góp phần tạo nên sức mạnh của quân đội ta, nó làm cho chúng ta "thắng không kiêu, bại không nản". Chúng ta thường xuyên nghiêm khắc nhìn lại mình, để luôn tự vượt lên mình để chiến thắng. Sư đoàn 320 luôn luôn sẵn sàng !
Ngay từ ngày 1 tháng 1 năm 1979 tiểu đoàn 1 đã được lệnh phát triển tiến công đánh chiếm bến phà phía đông sông Công Pông Chàm để tạo thế. Bộ tư lệnh sư đoàn đã dự đoán được những gì sẽ xảy ra ở đây, nên tăng cường đáng kế lực lượng xe tăng pháo binh cho tiểu đoàn 1 và yêu cầu phải giữ chắc khu bàn đạp này. Phía địch, đã phán đoán được điều gì xảy ra nên trong suốt bốn ngày tử ngày 1 đến ngày 4 tháng 1 chúng liên tiếp mở hàng chục đợt phản kích quy mô cỡ tiểu đoàn, trung đoàn vào trận địa tiểu đoàn 1. BỘ binh của chúng bám dọc bờ sông cả hai phía đông và tây lúc pháo kích dữ dội, lúc quần lộn xen kẽ vào đội hình của ta. Pháo binh từ bờ tây sông chi viện tối đa, chiến hào công sự quân ta sạt lở, mặt đất biến dạng. Nhng các mũi tiến công của địch đều bị đảnh bật trở lại. Tiểu đoàn Đống Đa vẫn đứng vững. Trưa ngày 4 tháng 1 năm 1979. BỘ Tư lệnh Quân đoàn giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 320:
Vượt sông Mê Công, giải phóng thị xã Công Pong Chàm, đập nát mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng ngự phía bắc Phnôm Pênh, mở cửa cho lực  lượng chủ lực tiến vế giải phóng thủ đô ngay trong đêm ngày 4 rạng ngày 5 tháng 1 năm 1979. Lúc này trung đoàn 48 thiếu tiểu đoàn 1 đang tiến theo dọc đường 15 về hướng nam công kích thị xã Prey Veng , đội hình Sư đoàn chỉ có 2 trung đoàn bộ binh là 64 và 52. Vì nhiệm vụ giải phóng Công Pông Chàm là rất khó khăn và cấp bách nên BỘ tư lệnh Quân đoàn quan tâm đặc biệt đến công tác chuẩn bị và bảo đảm cho Sư đoàn 320. Ngay trong những ngày tiểu đoàn 1 chiến đấu quyết liệt với quân địch thì Tham mưu trưởng quân đoản Lê Minh cùng với Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến, các đồng chí chỉ huy trung đoàn và cơ quan đã ra bờ sông trực tiếp quan sát sự bố phòng cửa địch và lập phương án tác chiến vượt sông.
Cơ quan tham mưu chuẩn bị kế hoạch bằng hai phương án:
Phương án một: Bí mật vượt sông bất ngờ đánh chiếm bờ tây sông và thị xã Công Pông Chàm, do trung đoàn 52 đảm nhiệm.
Phương án hai: Vượt sông bằng sức mạnh do trung đoàn 64 đảm nhiệm. Cụ thể: dùng tiểu đoàn 9 bí mật vượt sông đánh chiếm bờ táy mở rộng đoạn đổ bộ, tạo điều kiện cho lực lượng chủ lực của trung đoàn tiến công thị xã. Nếu không thành công sẽ dùng tiểu đoàn 7 vượt sông bằng sức mạnh.
tuy nhiên, phương án vượt sông với lực lượng bí mật có những điều không ổn. Bởi vì địch cũng đánh giá được vị trí quan trọng của thị xã đầu cầu này và trên thực tế chúng đã triển khai hệ thống hỏa lực và binh lực đông đặc, kiểm soát chặt chẽ mặt sông và phân đội cảnh giới từ xa cả hai bờ sông, nhằm phát triển đánh phá ngăn chặn lực lượng và phương tiện vượt sông của ta; mặt khác, vượt sông bằng phương tiện nào? Chắc chắn không thể dùng phao bơi, bè mảng nhỏ để đưa một lực lượng lớn quà sông rộng hàng ki-lô-mét. Cách đó chỉ có thể đáp ứng cho các lực lượng trinh sát, đặc công... Chính từ sự phân tích trên Bộ tư lệnh Sư đoàn giao cho trung đoàn 52 chuẩn bị phương án vượt sông bí mật và đặt phương án khó nhất là phương án vượt sông bằng sức mạnh cho trung đoàn 64 đảm nhiệm. SỞ chỉ huy Sư đoàn cũng rời khu vực Chụp lên phía trước.
Cả Sư đoàn lao vào trận đánh vượt sông gấp, thì 20 giờ trong ngày được lệnh của Tư lệnh quân đoàn, Sư đoàn đã được phép kéo dài thời gian chuẩn bị bảo đảm đánh chắc và tổ chức vượt sông vào đêm ngày 5 rạng ngày 6 tháng 1 năm 1979, đồng thời qua thực tế trinh sát thực địa đêm ngày 5 tháng 1 cho biết thẳng hướng trung đoàn 52 không thể tổ chức vượt sông bí mật được. Do vậy chuyển nhiệm vụ tập trung vào trung đoàn 64 phải thực hiện cả hai phương án trên một bến để đêm ngày 5 rạng ngày 6 tháng 1 năm 1979 nổ súng. Thời gian làm công tác chuẩn bị của trung đoàn 64 chỉ có đêm ngày 4 và ngày 5 tháng 1 . Bao nhiêu công việc dồn nén vào khoảng thời gian eo hẹp ấy: trinh sát bến vượt, xây dựng quyết tâm, họp đảng ủy, lập kế hoạch chiến đấu, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức hiệp đồng chiến đấu kiểm tra và báo cáo... tất cả phải chính xác, khẩn trương kịp thời, hành động nhịp nhàng với các hướng khác của chiến dịch. Sau này, đồng chí Vũ Cối trung đoàn trưởng trung đoàn 64 tâm sự:
 Đây là trận đánh thú vị nhất trong đời chiến đấu của tôi. “Cưỡi trên lưng hổ", khi đã áp mép nước chỉ có một con đường vượt nhanh chiếm bở phía địch, chiếm bằng được thị xã Công Pông Chàm làm chủ toàn địa bàn này, mở đường cho chủ lực cấp trên tiến về Phnôm Pênh. Mọi sự chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu, càng bảo đảm "chắc ăn" bấy nhiêu.
Trung đoàn 64 được tăng cường 18 xuồng máy, 4 xe tăng T54, được chi viện 4 khẩu pháo 105 ly, 6 khẩu pháo 155 ly, 4 khẩu cao xạ 57 ly, 4 khẩu cao xạ 37 ly có nhiệm vụ vượt sông Mê Công đánh thẳng vào khu vực phòng ngự chủ yếu của địch ở thị xã Công Pông Chàm. Trung đoàn tổ chức thành 2 đoạn vượt sông. Đoạn vượt trực tiếp chính diện trận địa phòng ngự chủ yếu của địch ngay bến phà Công Pông Chàm do tiểu đoàn 7 đảm nhiệm.
Suốt đêm ngày 5 tháng 1, các phân đội công binh vượt sông chuyển toàn bộ số thuyền máy hạ thủy an toàn. Nhân dân vùng mới giải phóng hỗ trợ cho trung đoàn 64 kéo hàng chục khẩu pháo vào trận địa trên đoạn đường dài gần 5 ki'lô-mét. Trong khi ấy pháo địch bắn nh vãi đạn đoạn từ đầu cầu Khmung trở ra bến sông. Mặt đất bị cày xới nham nhở. Những vạt rừng cháy xém, cây cối nát nhừ vì lửa đạn. 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 địch bí mật đưa một tiểu đoàn từ phía đông bắc vượt sang tây nam đường xen kẽ giữa tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 chừng hơn 1 ki-lô-mét, kết hợp với lực lượng địch còn lại và các loại hỏa lực bên bờ đông, bất ngờ đánh mạnh vào sờn tiểu đoàn 1.
BỘ đội ta một mặt giữ chắc tuyến công sự, mặt khác tổ chức những mũi xuất kích ngắn găm vào bên sườn, phía sau đội hình của chúng. Trước tình huống này sư đoàn trưởng điện nhắc: trung đoàn 64 có thể được tăng cường 9 xuồng xung phong (xuồng máy) và được các trận địa pháo trực tiếp chi viện, dùng hành động vượt sông bằng sức mạnh dưới sự yểm hộ trực tiếp bằng hỏa lực của Sư đoàn.
Đoạn vượt sông bí mật cách xa tiểu đoàn 7 chừng 1800 mét về phía bắc do tiểu đoàn 9 đảm nhiệm được tăng cường 9 thuyền xung phong và một tiểu đội trinh sát Sư đoàn dẫn qua sông. Khi tiểu đoàn 9 bám được bờ phía tây sông Mê Công, lập tức hỏa lực Sư đoàn đánh mạnh vào địch và tiêu đoàn 7 đồng loạt vượt sông, cùng tiểu đoàn 9 đánh chiếm bãi đổ bộ và mở rộng liên lạc với nhau bảo đảm cho các lực lượng dự bị vượt tiếp.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:55:20 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #216 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:29:16 pm »

Trận đánh lịch sử vượt sông Công pông chàm
(phần 2)
Ngày N và giờ G của ta và địch trùng nhau. Tuyệt đối giữ bí mật lực lượng tiến công, kiên trì thực hiện các phương án đã chuẩn bị.
4 giờ 30 phút, tiểu đoàn 9 bắt đầu vượt sông theo phương pháp bí mật. Địch phát hiện, chúng dùng hỏa lực dày đặc quét trên mặt sông. Trong vòng 15 phút, 6/18 thuyền máy vượt sông bị thủng, hàng chục cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 9 hy sinh. Bến vượt bị địch kiểm
soát chặt chẽ. Lúc này, phía tiểu đoàn 1 cuộc chiến đấu càng trở nên dữ dội quyết liệt. Sư đoàn lệnh cho tiểu đoàn 6 (trung đoàn 52) nâng đội hình chiến đấu phối hợp với tiểu đoàn 1 .
Thấy không thể thực hiện kế hoạch bí mật vượt sông như đã dự kiến, sau khi đã được Phó tư lệnh quân đoàn Nguyễn Quốc Thước, người theo dõi trực tiếp đồng ý, Tư lệnh Sư đoàn ra lệnh cho chỉ huy trung đoàn 64 thực hiện phương án vượt sông bằng sức mạnh.
Trời sáng dần. Bằng mắt thường đã phát hiện các mục tiêu chính bên kia sông. Từ giờ phút này trở đi đường dây liên lạc với trung đoàn 64 và các trận địa pháo được lệnh ưu tiên số một.
5 giờ 45 phút, Sư đoàn trưởng lệnh pháo bắn chuẩn bị. Trong khi các cỗ pháo vồng cầu chụp xuống trung tâm chỉ huy của địch, thì các trận địa pháo bắn thẳng dồn dập vào tuyến công sự sát mép nước của địch. Xe tăng T54 cùng tiến ra bờ sông dùng pháo 100 ly tham gia "dàn nhạc". Trong lịch sử chiến đấu của Sư đoàn có lẽ chưa bao giờ thấy mật độ hỏa lực tập trung và có hiệu quả nh thế. Những tiếng nổ chồng lên nhau, kéo dài, rền vang. Hai chiếc ca nô lớn của địch bị bần cháy ngay từ loạt đạn đầu. Lửa và khói cuộn lên, che lấp tầm nhìn của quân địch. Bầu trời Công Pông Chàm ngập trong biển lửa, các tuyến hỏa lực sát mép nước và bờ đối diện bị đập nát, sở chỉ huy của tướng Xon Xen bị rối loạn.
Đại đội 3, mũi tiên phong của tiểu đoàn 7 nổ máy xuất phát. Cuộc vượt sông bằng sức mạnh lần thứ nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dơng bắt đầu. Từ 18 thuyền máy chỉ còn 4 chiếc, rời bờ được vài chục sải nước thì một thuyền đột ngột chết máy. Quái ác thật !  Loay hoay mãi không chữa được, các anh đành  phải bơi tay dạt vào bờ. Đại đội 3 chỉ còn lại 3 thuyền.
Sau cơn choáng váng vì cơn bão pháo, địch bắt đầu hồi lại, chúng phát hiện được những chiếc thuyền đang lao như tên trên sông. Súng địch phát hỏa, bước đầu  còn chệch choạc, dần sau càng xoắn sít tập trung. Ra giữa sông, mới thấy khoảng cách còn lại là lớn. Những khoảng cách trong chiến tranh không chỉ đo bằng đơn vị chiều dài thông thường, hệ số bom đạn đã nhân nó lên gấp bội. Dới những trái đạn pháo 85 ly, ĐKZ, những chùm 12,7 ly, đại liên, súng cối các loại... mặt sông oằn lên sục sôi, không còn cách nào khác là phải nhằm thẳng vào những họng súng địch và tăng hết tốc độ. Qua máy PRC đại đội trưởng Nguyễn Đức Thại yêu cầu tiểu đoàn diệt những hỏa điểm lợi hại. Cách bờ chừng một trăm mét chiếc thuyền thứ hai trúng đạn, một chiến sĩ hy sinh, tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Điều bị thương. Chiếc thuyền vẫn quả cảm lao thẳng vào bờ phía địch, rồi thuyền của Thại cũng trúng đạn, thủng hai lỗ. Binh nhất Vũ Mạnh Tuấn cởi áo băng  vết thương cho nó. Đã tới tầm sử dụng hỏa lực, bộ đội ta nổ súng quét mạnh vào bờ địch dọn vị trí đổ bộ. Một tốp địch lợi dụng kè đá nhảy xuống mấy công sự sát mép nước. Chúng lựa thế dùng khẩu 12,7 ly. Bên trái khẩu ĐKZ của địch cũng vừa nạp đạn. Nhưng cùng một lúc hai chớp lửa của ta từ các thuyền chụp xuống.  Địch bị chọc thủng một mảng.
"Chuẩn bị lựu đạn", Nguyễn Đức Thại hạ lệnh. Anh đã nhìn thấy dãy kè đá lợi hại và đằng sau nó những bóng áo đen lố nhố, những khuôn mặt lỳ lợm, hốc hác... Đạn nhọn xiết xuống mặt nước, rát như mưa đá. Những cánh tay vung lên. Từng chùm đạn bật theo, chớp lòe lòe sau kè đá. Mũi thuyền gắn vào bờ cát ướt.  Chiến sĩ ta nhảy qua mép nước áp vào bờ. Hoảng hốt, một số tên địch tháo chạy ngược lên. Thại nhảy tới, chụp khẩu ĐKZ quay nòng. Nhưng nó đã bị hỏng kính ngắm. Năm quả đạn "bắn vo" của anh liên tiếp diệt các hỏa điểm địch. Trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Phương dẫn các chiến sĩ chiếm từng gò đất, gốc cây. Một khẩu đại liên địch lợi dụng cây thốt nốt đổ, bắn cày tung mặt đường trước mặt. Hai chiến sĩ ngã xuống. Trung đội bị chững lại. Hạ sĩ Đinh Quán Khoa bám theo vạt cỏ thấp bò sang trái. Hiểu ý bạn, Nguyễn Đình Phùng dùng khẩu RPĐ bắn thu hút. Khoa cứ nhích dần lên, nhích dần lên..; Đến khi khẩu đại liên địch không còn vật che khuất nữa và nòng súng của Khoa đã hướng dọc thân cây thốt nốt thì lại bị gò đất trước mặt chắn mất tầm bắn. Quả M79 nổ bên cạnh, mặt Khoa máu chảy tràn qua mắt. Khoa vuốt mặt, lựa thế đứng bật dậy. Quả B40 nổ trùm lên khẩu đại liên. Khoa cũng ôm ngực khụy xuống. Nguyễn Đức Thại, Nguyễn Ngọc Phương dẫn bộ đội băng qua đường.
Ở phía nam, tuy bị thương tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Điều vẫn chỉ huy bộ đội đánh bật địch ra, lần lượt chiếm từng dãy công sự.
Vậy là nhờ vào tinh thần quả cảm của mình, đại đội 3 với vài chục tay súng đã hoàn thành nhiệm vụ, đánh chiếm đoạn đổ bộ chừng 300 mét.
Ngay từ khi đại đội 3 vừa chiếm được dãy công sự vành ngoài tiêu đoàn trưởng Kiều Bảo và chính trị viên Nguyễn Văn Hội đã chỉ huy bộ đội vượt sông tiến vào đoạn đột phá đại đội 3, xé rộng bàn đạp.
Cũng trong lúc này Ở sở chỉ huy, Sư đoàn trưởng cầm tổ hợp điện thoại trả lời Tư lệnh quân đoàn.
- Báo cáo, tiểu đoàn 7 đã chiếm được một đoạn bờ sông, tiểu đoàn 9 đang tiếp tục sang sông. Địch chống trả mạnh. Bộ đội đang mở rộng đầu cầu? Tôi nhớ... 10 giờ 30 phút...
 10 giờ 30 phút là giờ hiệp đồng trong mệnh lệnh chiến đấu của Tư lệnh quân đoàn: "... Sư đoàn 320 phải làm chủ thị xã để mở cửa cho Sư đoàn 10, lực lượng thọc sâu chiến dịch của quân đoàn vượt sông tiến vào giải phóng Phnôm Pênh.
Báo cáo Sư đoàn trưởng, cậu Thại đã chiếm được bãi đổ bộ. Hiện nay...
Người sĩ quan tham mưu dừng lại, bởi anh thấy Sư đoàn trưởng bỏ máy. Lát sau ông nói chậm rãi:
- Tôi biết !... Nhưng nếu nó đánh bật mình trở lại... mặc đù điểu đó khó có thể xảy ra. Phải nắm thật chắc mới báo cáo Tư lệnh quân đoàn. Tôi ra chốt 64 ngay bây giờ...
Sau khi báo cáo tình hình với Sư đoàn trưởng, trung đoàn trưởng Vũ Cối và một số sĩ quan tham mưu vượt sông theo sát bộ đội để chỉ huy giải phóng thị xã Công Pông Chàm. Tư lệnh quân đoàn, sau khi biết bộ đội đã chiếm được bờ sông cũng rời sở chỉ huy của mình. Ông muốn theo dõi càng gần càng tốt diễn biến trận đánh quan trọng này.
Bất chấp bom đạn, các chiến sĩ công bỉnh nhanh chóng hạ thủy ghép phà. Xe tăng PT76 tự vượt sông trực tiếp chi viện cho tiểu đoàn 7. Các loại binh khí kỹ thuật khác cũng lần lượt sang sông.
Tới bờ, trung đoàn trưởng 64 ra lệnh cho tiểu đoàn 7 thọc sâu chia cắt địch nhanh chóng đánh vỡ thế trận phòng ngự của địch. Để tăng cường sức mạnh tiến công, tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 cũng được lệnh vượt sông. “Khoảng trống” của hai tiểu đoàn này Sư đoàn đã dùng tiểu đoàn 6 líp lại, giữ chắc bờ sông.
 .. Lại những trận chiến đấu quyết liệt trên đường phố, từng căn nhà, từng ô cửa. Lựu đạn, B40 nổ chát chúa. Không khí đặc sệt khói đạn và bụi đất. Sau gần một giờ, tiểu đoàn 8 đã thọc sâu cắt địch thành hai mảnh, bắc và nam. Ở cả hai mảng này tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 9 sau khi đổ bộ đã nhanh chóng tổ chức đội hình chiến đấu, đánh lui các mũi phản kích, dồn địch vào từng ngõ phố, căn nhà. Thị xã Công Pông Chàm vang dội tiếng hô xung phong, tiếng loa địch vận. Trong khói lửa ngút trời, bóng những ngôi nhà chao đảo. Những tấm cửa rung bần bật. Nắng ngột ngạt. Một số tên địch vọt lên tầng trên quẳng lựu đạn xuống. Quân ta vòng ra, bất ngờ chiếm dãy nhà phía sau “phóng” B40 sang. Cối cá nhân M79 phóng đạn qua ô cửa. Có tên hoảng sợ nhảy ào từ gác ba xuống. Bộ đội ta bám sát các chiến sĩ quân đội cách mạng Cam-pu-chia dẫn đường, tạo thành các mũi nhỏ thọc vào từng dãy phố. Địch chạy túa ra, gặp lực lượng phía sau của ta chà đi xát lại.
Gắng gượng sức tàn, Xon Xen thúc một tiểu đoàn lợi dụng trảng dừa phía nam thị xã phản kích. Chúng gặp tiểu đoàn 1, đang trên đà tiến công, đành phải bật ra trảng trống. Lúc này kho bom đạn cũng nổ dữ dội. Những đám cháy khổng lồ thiêu hủy chút hy vọng cuối cùng của Xon Xen.
10 giờ ngày 6 tháng 1 năm 1979 thị xã Công Pông Chàm được giải phóng, cửa vào Phnôm Pênh khai thông. Sư đoàn 10, lực lượng dự bị của quân đoàn ào ào vượt sông nhằm thẳng hướng Phnôm Pênh tiến tới. Trên đường tiến công Sư đoàn 10 lần lượt nhổ tung các tuyến phòng thủ của địch Ở ngã ba Xơ Kin, chiếm dãy Phu Chê vượt sông Tôn Lê Sáp diệt địch, đánh chiếm các mục tiêu: nhà máy xay, nhà máy cơ khí, kho súng đạn... rồi phát triển sang phía đông chiếm Bộ Tổng Tham mưu của quân đội Pôn Pốt - Yêng Xa Ri, bắt liên lạc với binh đoàn bạn ở hướng tiến công chủ yếu của địch.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:34:50 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #217 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:44:22 pm »

Trời ạ!
Tôi cũng là lính F320 đây mà sao toàn đi sau, chẳng được đánh đám gì. Thậm chí chẳng thấy bóng tên Miên nào.Khi đến Công pông chàm thì chẳng được hít thở không khí của trận mạc gì nữa. Chỉ "xe ta bon bon trên dặm đường..."
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #218 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 03:33:46 pm »

Chân thành cảm ơn các bác: quangcan-yLố 302-vaphothotu đã đưa thêm tư liệu làm sáng tỏ nội dung nhật ký ngày 6/1 của "đời quân ngũ".
 Bạn y lố 302 sang sông Mê công ngày nào mà đã có dân ra cắt lốp xe hỏng rồi?còn tôi sang sông qua Sêcun đến phà phrếch đam về Nong pênh giải tỏa đường 3 rồi vào vùng núi tượng lăng(núi đất)Mấy trăm km mà chẳng gặp người dân nào cả.Ở Suông,Chúp và gần cầu sắt(sư bộ 320 tiền phương tạm trú)chúng tôi thấy có dân trở về ngay.Nhật ký ngày 7/1 tôi sẽ kể câu chuyện đi "dự "( đi xem ) đám cưới bên K ngay phum cạnh nơi sư bộ 320 đóng quân.Đám cưới ngay trong ngày đầu giải phóng này đã được báo quân đoàn 3(báo binh đoàn Tây nguyên) viết và chính tôi đã được đọc.(số báo này ra khoảng cuối tháng 2/79 trong đó có cả bài thơ của đ/c Lê đức Thọ viết về sự hy sinh của đ/c thiếu tướng kim Tuấn.). Chuyện đám cưới "có thật mà như bịa" bạn nhỉ ?
  
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2013, 09:39:20 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #219 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 07:17:42 pm »

Chân thành cảm ơn các bác: quangcan-yLố 302-vaphothotu đã đưa thêm tư liệu làm sáng tỏ nội dung nhật ký ngày 6/1 của "đời quân ngũ".
 Bạn y lố 302 sang sông Mê công ngày nào mà đã có dân ra cắt lốp xe hỏng rồi?còn tôi sang sông qua Sêcun đến phà phrếch đam về Nong pênh giải tỏa đường 3 rồi vào vùng núi tượng lăng(núi đất)Mấy trăm km mà chẳng gặp người dân nào cả.Ở Suông,Chúp và gần cầu sắt(sư bộ 320 tiền phương tạm trú)chúng tôi thấy có dân trở về ngay.Nhật ký ngày 7/1 tôi sẽ kể câu chuyện đi "dự "( đi xem ) đám cưới bên K ngay phum cạnh nơi sư bộ 320 đóng quân.Đám cưới ngay trong ngày đầu giải phóng này đã được báo quân đoàn 3(báo binh đoàn Tây nguyên) viết và chính tôi đã được đọc.(trong bài số báo này có cả bài thơ của đ/c Lê đức Thọ viết về sự hy sinh của đ/c thiếu tướng kim Tuấn.). Chuyện đám cưới "có thật mà như bịa" bạn nhỉ ?
 

Lúc GP Nông pênh tôi còn ở trong đám cây giá tỵ chưa vượt sông MK như đả viết .Xe tải trên đường là xe bị bỏ hoang có lẽ từ những năm trước của Pốt ,không ai quan tâm tới .Tôi còn thấy 1 chiếc chênh vênh trên 1 chiếc cầu gãy nhịp nữa .Lúc qua bờ sông Mê kông ( phía Công Pông chàm ) có nhiều người chỉ những đống tro đốt xác trên bãi cát nhưng tôi không xem .Tôi thấy xác bị đốt trên bờ kênh gần Kông Pông Thom một lần đi lưới cá .Bên cạnh đống tro tàn trên con đê còn lại 1 cặp tay người bị trói bằng dây điện thoại ...da khô đét như bộ chân gà treo gác bếp ...Từ đó mỗi lần ăn cá ( lúc này cá ở đây bắt được rất nhiều ) hình như họng mình nuốt không trôi ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM