Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:39:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242940 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangE266
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #190 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2013, 07:52:38 pm »

   CÓ phải đường 5 hướng đi lên Puốc Xát phải không các bác ,phía tay trái đường cách đường khoảng vài chục m có mấy chiếc tăng bị bắn hỏng nó nằm ở giữa cánh đồng ,đó là Công Phông Chi Năng ..hay Ta Cô thì phải ,vì lâu quá rồi mình cũng không nhớ địa danh nữa ,hướng lên Puốc Xát phía tay phải đường có chiếc M 113 bị bắn cháy ,mỗi lần tuần đường từ thị xã PX về hường CPCN ,chúng tôi thường dừng chân ở cái xe M 113 ,vì đó là điểm cuối cùng để chúng tôi chờ xe vận chuyển hàng từ NP lên PX cho đơn vị .
       Tuyến đường 5 đó đơn vị chúng tôi ..F 341 cũng tổn thất nhiều lắm .
Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #191 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2013, 10:36:53 pm »

  Xin chào các bạn là lính QĐ 3,bạn Đức Cường à,một số anh em nguyên lính F302 đang theo dõi tonic này của các bạn ,trong đó có những đồng đội đã tham gia trận đánh lộ 24 bắt tay QĐ3,nên có nhắn và mong muốn biết được đơn vị nào của QĐ 3 đã bắt tay với chúng tôi.....
  Nhân đây tôi nói tiếp về số phận của mấy thương binh đụng chốt pốt ở Lò gò mà chúng tôi không kéo ra được,mãi đến đêm hôm đó lợi dụng trời tối cánh trinh sát mới bò vào kéo anh em ta ra để đưa về chôn cất.
   Còn đêm hôm bắt tay với QĐ 3 chúng tôi nằm chốt ngay tại đó,tay Phi tiểu đội trưởng giao cho tôi với tay Trực (lính 77 người QUẢNG BÌNH ) lập một tổ chốt đề phòng địch lợi dụng đêm tối phá vây tràn qua lộ 24, hắn mượn tôi cái "ven" tôi trả hiểu hắn mượn cái gì,đến lúc hắn chỉ cái xẻng đeo dưới đáy ba lô của tôi thì mới hiểu,hắn bảo quê hắn gọi xẻng là "ven",gọi bát ăn cơm là "đọi",rồi hai thằng hì hục đào được cái hố mèo,đào xong hắn bảo cái hố này của hắn còn mình sang bên đào cái khác,tức với mấy thằng cha hay ma cũ bắt nạt ma mới,mình thoa thuốc muỗi rồi leo lên trước đội hình khoảng hơn chục mét chọn cái bụi lúp xúp làm một giấc đến sáng cóc cần chia gác.Mà hồi đấy lính trinh sát bọn mình được ưu tiên hơn cánh bộ binh là có thuốc muỗi,thuốc lọc nước,gạo sấy,gạo sấy có hai loại "bích hưng" với "chánh ngà" .Hôm sau chúng tôi bàn giao địa bàn cho E 6,cả trung đoàn lại rút về Sa mát theo con đường dấn qua cửa mở Lò gò,thôi thì mạnh ai nấy đi,các đơn vị lẫn lộn,nhóm trinh sát bọn tôi may mắn gặp mấy chiếc xe tăng T54 chở về,mình ngồi trên tháp xe chạy trong rừng rậm,cành cây quất vào người,xe chạy nhanh vì sợ đụng pốt,bọn pốt bị bao vây dọc tuyến biên giới,chúng tìm cách rút về nên liện tục chạm trán với quân ta,tiếng súng thỉnh thoảng lại rộ lên lúc đằng trước,lúc đằng sau,đoàn xe tăng chúng tôi đang chạy thì súng nổ rộ ngay đằng trước mặt cánh chúng tôi nhảy từ trên xe xuống để ứng chiến cùng xe tăng,anh Lưu trung đội phó của tôi nhảy từ trên xuống chúng vào ông bộ binh đơn vị bạn đang đi bộ phía dưới cả hai cùng ngã,tay bộ binh nằm dưới anh Lưu nằm trên và một ông bộ binh nữa không rõ đơn vị nào cũng từ trên xe nhảy xuống nằm đè lên trên,đúng lúc đó hàng loạt súng 12ly8,B40 nổ,ông lái xe tăng lại giật lùi đè lên ba người tôi chỉ kịp hét lên "tăng đè người,tăng đè người",lập tức xe tăng chồm lên trước,tôi lao đến một cảnh tưởng hãi hùng,hai ông bộ binh bị nghiến bét,còn anh Lưu đau đớn vật lộn,tôi nhìn anh chẳng thấy vết thương,như hiểu ý ảnh chỉ vào đùi,thế là tôi với Trực,Minh "móm" chặt cây buộc võng cáng anh đi theo,lúc sau chúng tôi giao anh cho bên vận tải tiểu đoàn rồi nhanh chóng về,tới Sa mát không khí trung đội trinh sát có phần ảm đạm bởi cái tin anh Lưu bị xe tăng đè.....
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #192 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2013, 10:49:04 pm »

Đúng vậy bác Quang 226 à.Có 5 chiếc bị đich tập kich đốt hết tại U đông bên trái đường 5 chưa đến Ta kô đâu.Từ ta kô rẽ phải là đi Bát tam băng đi thẳng là lên pua xát.Đầu TX pua xát rẽ trái có một con đường đi vào thị trấn Lếch.Vượt sông Lếch 70km qua Rô viêng,5 nhà.đèo Gà,đèo khỉ cầu quyết thắng ,đến đất Thái lan.
  Thỉnh thoảng gé thăm" Đời quân ngũ"nhé.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #193 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2013, 11:58:04 pm »

Cảm ơn bác tuanb5 đã có bài viết mạn đàm trao đổi.Nhắc đến Lò gò tôi vẫn sởn gai ốc vì cuộc chiến ở biên giới khốc liệt căng thẳng hơn sang k.Bạn bè hy sinh,bị thương ở lò gò &đà ha nhiều lắm.Nhận định đó chắc sẽ đúng bởi lúc đó địch đang ở thế chủ động tấn công.Ở lò gò mìn nhiều vô kể.Buổi đêm địch vào tận địa bàn xã Tân lập cài mìn nhiều lần.Còn trong rừng thì cả địch và ta cài nhưng có ai gỡ đâu.
  Tháng 5/79 tôi cùng theo đoàn 30 người của nhiều đ/v cử trở lại lò gò và một số nơi diễn ra trận đánh bên k mà ta chưa kịp lấy tử sỹ để tìm xác đưa về.Lúc đó ở VN chiến tranh đã đi qua vậy mà thằng bạn bị mìn cụt bàn chân, mảnh khắp người ở trong rừng cách lò gò không xa khi đang đi tìm kiếm.Tháng 6 quay lại truy quét dịch ở cong pong xư phư,cuối tháng 7 ra bắctoàn quân đoàn.
  Nhưng có điều tôi vẫn thắc mắc cả trung đoàn của bác đã đánh sang rồi lại quay trở lại VN ngay khi chiến dịch giải phóng đã mở .Có vẻ vô lý bác nhỉ?
  Còn nói chuyện ăn gạo sấy có 2 loại thì đúng rồi.Bao gạo sấy có 2 vạch đỏ để hướng dẫn đổ nước sau 15p mới được ăn.Đúng chưa bác?Ở chỗ đ/v tôi cũng sẵn (ưu tiên ts mà) đi công tác ai muốn lấy lương khô thì lấy nếu không thì lấy gạo sấy.
  Nghĩ lại chúng ta đều là người may mắn phải không bác tuan?
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2013, 08:46:50 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #194 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2013, 08:48:10 am »

Đúng vậy bác Quang 226 à.Có 5 chiếc bị đich tập kich đốt hết tại U đông bên trái đường 5 chưa đến Ta kô đâu.Từ ta kô rẽ phải là đi Bát tam băng đi thẳng là lên pua xát.Đầu TX pua xát rẽ trái có một con đường đi vào thị trấn Lếch.Vượt sông Lếch 70km qua Rô viêng,5 nhà.đèo Gà,đèo khỉ cầu quyết thắng ,đến đất Thái lan.
  Thỉnh thoảng ghé thăm topic "Đời quân ngũ"nhé.

 Bác QuangE266 và Đức Cường nhớ chuẩn về địa danh đấy. Grin

 Cánh đồng chết Kampong Chnang với những xác xe TTG của ta bị bắn cháy trong một trận đánh đầu năm 1979 khi QTNVN phát triển đội hình lên hướng Bắc trên QL5 và tấn công căn cứ Leach tháng 3 4.1979. Nghe nói số TTG cháy là của F330 QK9. Hình như trong trận này phía ta đã sai lầm điều gì đó về chiến thuật nên có những tổn thất khiến toàn bộ chiến trường BGTN phải có cái nhìn khác về cục diện. Leach vào giáp tới biên giới Thái sau này do F339 và F309 QK5 đảm nhiệm, khu vực này từ 1980 trở đi khá ác liệt, chiến tranh đã xoay sang hướng khác, những trận tập kích, gài mìn khiến cho QTNVN khó khăn về tiếp lương, tải đạn và nhiều thương vong. Tại hướng Tây thị trận Udong vào sâu mấy chục km nữa, đầu tháng 3.1979 F9 F7 và F5 cũng mới đánh căn cứ Amleang vừa xong và đang truy quét địch.

 Điều tôi cho là "ngớ ngẩn" nhất là lính ta rất "ảo tưởng" rằng chiến tranh đã kết thúc, nốt trận này xong là bắt đầu xây dựng nền hòa bình mới. Tới khoảng tháng 7.1979 tại Kampong Spueu thì một Tướng nào đó của ta sang thị sát mặt trận đã ra lệnh cho lính K phải vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất, tự túc lương thực để giảm gánh nặng cho trong nước, khẩu phần gạo ăn của lính mỗi tháng bị "giáng" vào cổ từng thằng lính. Thế là đi xin ruộng của dân, cũng giống má, cũng ngâm giống lúa 3 sôi 2 lạnh, cũng gieo mạ, cũng cày bừa cấy lúa như ai, đơn vị chúng tôi lính Thái Bình là hăng hái ra đồng nhất, đúng dân quê hương 5 tấn làm mẫu cho lính cày đường nhựa học tập. Sau có phản ứng gì đó trong chính quyền và dân K nên "kế hoạch" này đã bị hủy bỏ. Lính tráng chúng tôi thở phào nhẹ nhõm về vụ này, kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời là lần đầu tiên tôi biết cầm cày và đi cày như anh nông dân là ở tại Campuchia. Sau có lệnh cấm xin, mượn ruộng của dân vì sợ bị hiểu lầm là ta chiếm đất ruộng của dân K nên trả lại ruộng cho dân hết, lại phải gọi chính quyền xã, phum tới bàn giao lại cho dân K toàn bộ ruộng và lúa. Lúc đó tôi cũng nghe loáng thoáng là dân K đang chuẩn bị đi vào mô hình HTX nông nghiệp, làm ăn tập thể kiểu XHCN, sau chẳng biết lý do gì mà thấy lờ dần đi và chẳng thấy gì nữa. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #195 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2013, 09:22:32 pm »

  Bác Đức Cường ơi,sư 302 chúng tôi trong chiến dịch A88 là phá tuyến phòng thủ dọc biên giới và chủ yếu bắt tay với QĐ3 tạo thế cô lập bao vây địch,trung đoàn chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ là trung đoàn đánh vận động rồi bàn giao cho đơn vị bạn,rút về căn cứ ở Tân tiến  chỉnh đốn,bổ xung quân và học tập một số vấn để bước vào chiến dịch giải phóng CPC.Sau mấy ngày vào một buổi chiều chúng tôi hành quân vượt qua đồn biên phòng cửa khẩu,vì là lính quân khu 7 nên khắc phục khó khăn là chủ yếu,chúng tôi hành quân bộ mấy giờ trên lộ nhựa thì đoàn xe đón chúng tôi đi xen kẽ vào các đơn vị của QĐ3,có lẽ trong đời  lần ấy tôi cảm nhận cha anh chúng ta cũng đánh hành tiến để giải phóng miền nam,các đoàn quân hối hả lao ra phía trước như những dòng thác lũ thật là hào hùng,tới gần sáng chúng tôi tới gần bờ sông Mê công,nơi mà lúc trước xe tăng của pốt đã xông ra càn nghiến bộ binh ta,rất nhiều dấu vết của trận chiến đấy còn vương lại.....ở gần bến phà có mấy tòa nhà xây tôi không nhớ là tòa nhà cao mấy tầng,nhưng xác người chết la liệt chồng chất lên nhau trương phình mùi xú ếu bao trùm cả một vùng rộng,một đơn vị công binh hay hóa học gì đó mặc áo bờ lu trắng đang gom xác chết lại rồi phun xăng lên đốt.....Ngày hôm sau chúng tôi vượt sông Mê công,cũng là lúc nhận được tin ta đã chiếm được Nông pênh,đúng như bạn Bình yên nói cảm xúc lúc đó rất hồi hộp mong được tham chiến sợ chiến tranh chấm dứt mà chưa được sơ múi gì,chúng tôi vẫn đi sau QĐ 3,khi họ chiếm được thị xã Xiêm diệp và đền Ăng co,thì chúng tôi vào đứng chân ở khu đền để giữ sườn cho họ tiến đánh lên xi xi phôn (bát tam bong),hôm đó là ngày 10/1/79,chúng tôi đóng phía ngoài khu đền chính,ngay chập tối hôm đầu địch đã mò ra đụng độ với một đại đội bộ bính của chúng tôi,hàng tràng súng AK xen lẫn tiếng B40,B41 đua nhau khai hỏa,khu đền thời kỳ này muỗi nhiều kinh khủng,nếu mắc võng dù mà không có khing nghiệm thì nó đốt xuyên qua võng,trời tối phải lên võng chui vô mùng ngay,có cảm giác quơ tay nắm được cả nắm,đến sáng 12 hay 13 gì đó chúng tôi lại hành quân có xe chở lên ngã tư Ka lanh,và từ đây trung đoàn 88 đảm nhiệm đánh lên biên giới Thái lan theo hướng bắc.....Cũng trong những lần hành quân xen lẫn các đơn vị QĐ 3 một lần mình tình cờ gặp một bạn học cùng hồi cấp hai nhà ở 24 phố Trần hưng đạo (Hà nội),hắn tên là Long mồm hơi móm,bạn lớp quen gọi là Long "móm",sau này về phép mình có đến tìm nhưng cả nhà bạn đã chuyển về Nam sau khi miền Nam giải phóng,và đến giờ này không biết bạn mình còn hay đã ra đi từ độ nào....
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #196 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2013, 10:16:16 pm »

               Chiến dịch giải phóng(từ 1-7/1/1979 Nhật ký 7 ngày)   
Ngày 3/1:
Sáng dậy người đau ê ẩm do trận đá bóng chiều qua.Tiểu đội trưởng Toán người vĩnh phú lính 74 giao tôi và Hường(lính 78 quê Nam anh,Nam đàn NA)xuống quản lý nhận LTTP cho tiểu đội.Xong việc trở về thì đã thấy anh em đang chờ mình về để kịp lên đường.Tôi cũng xin nói thêm là mỗi lần đi công tác(bám địch)chúng tôi chỉ mang tư trang gọn nhẹ nhất,thường là chỉ thêm một bộ đồ và tăng võng,còn lại thứ khác như sổ tay,thư từ sách vở…gửi lại cho bạn bè,đồng hương hoặc trung đội trưởng.Và cứ gửi chuyền nhau nếu người sau tiếp tục đi công tác nên nhiều khi về đ/v tìm ba lô của mình mãi mới được nhưng chưa bao giờ bị mất. Trong đại đội cũng có mấy người ấp ủ ước mơ như tôi vào lính rồi mà vẫn mang theo sách để học,hòng nuôi chí vào giảng đường ĐH khi hết nghĩa vụ nên khi gửi ba lô hay hành quân bộ nặng nề thêm.
    Chúng tôi hành quân theo dọc đường 7.Đến gần cầu sắt chúng tôi thấy ở đây mật   độ bộ binh và xe pháo ta tản hai bên đường khá dày có cả xe tăng nữa, có lẽ do bị dồn toa vì phía trước địch chặn đánh mạnh liệt.Tiếng súng bộ binh nổ râm ran mọi hướng,pháo binh địch bắn dọc theo đường 7 càng gần bến phà càng dày đặc.Nhiệm vụ chúng tôi là phải có mặt sớm nhất sau khi ta làm chủ bờ đông phà congphongcham,việc máy bộ đàm 2w của toán ts sư đoàn làm việc liên tục với ban trinh sát trên đường đi chứng tỏ tính chất quan trọng của nhiệm vụ tiểu đội chúng tôi.vì vậy dù pháo binh địch bắn dọc theo trục đường nhưng chúng tôi vẫn phải hành quân tiếp cận tiểu đoàn 7 trung đoàn64 đang quần địch tại bến phà.Qua cầu khmung chiếc cầu sắt dài khoảng 50m chúng tôi ai cũng phải nhìn lại bởi chiếc cầu này là mục tiêu chiếm giữ của đại đội cảm tử nhưng vì nhiều lý do khách quan đại đội đã không có mặt theo đúng thời gian hiệp đồng.Từ đây địch bắn pháo nhiều quá nhưng chúng tôi vẫn phải đi theo trục đường bởi đây là con đường duy nhất đến bến phà mà hai bên đường thì toàn rừng tre dày đặc.
Khoảng 1-2 giờ chiều ta làm chủ bến phà.Tiếng súng bộ binh vẫn râm ran,pháo binh địch bắn liên tục vào bến phà khói lửa nghi ngút nhưng chúng tôi đã có mặt và chuyển những bức điện đầu tiên tình hình địch về sư đoàn.Chúng tôi lựa chọn nơi đặt đài là một kho thóc lớn đang cháy bên trái bến phà  bởi có các ô cửa sổ thoát gió trên cao nhìn sang bờ đối rất rõ.Đây là trọng điểm bắn phá của pháo binh địch nhưng chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác bởi quan sát bờ bên kia thì chỉ có nơi này là thuận lợi hơn cả .Chúng tôi phải báo cáo hằng giờ tình hình bố phòng các trận địa hỏa lực và di chuyển của địch cả trên bờ và dưới bến.Do sông mê công đoạn này rộng hơn 1km nên thấy đối phương đó nhưng chẳng làm gì được nhau.Ca nô đich vẫn có thể chạy đi lại bờ bên kia.Các ổ hỏa lực của địch bố phòng dày đặc trên bờ cao còn mép bờ bến phà,bộ binh địch đi lại mang vác vận chuyển ,củng cố công sự nhộn nhịp.Gần tối chúng tôi thấy chỉ huy sư đoàn và quân đoàn(thủ trưởng Nguyễn quốc Thước thì phải) xuống bến và gé vào đài chúng tôi dùng ống nhòm nhìn sang bờ tây có ai đó nói “địch nhiều quá”. 
Suốt đêm 3/1 tại bến phà trong đêm tối các binh chủng nhất là công binh chuẩn bị bến vượt, bộ đội ta làm việc cả đêm tập kết vật liệu, PTKT vượt sông nhưng chỉ sát bờ chưa được lệnh hạ thủy.Cũng trong đêm đó chúng tôi có thêm một đồng ngiệp khác binh chủng đến trọ chung trong kho thóc đó là tổ trinh sát pháo binh của sư đoàn.
(tiếp theo: nhật ký 4/1/79)
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2013, 10:43:48 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #197 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 06:27:00 am »

Cảm ơn bác tuanb5 đã có bài viết mạn đàm ...
  Tháng 5/79 tôi cùng theo đoàn 30 người của nhiều đ/v cử trở lại lò gò và một số nơi diễn ra trận đánh bên k mà ta chưa kịp lấy tử sỹ để tìm xác đưa về.Lúc đó ở VN chiến tranh đã đi qua vậy mà thằng bạn bị mìn cụt bàn chân, mảnh khắp người ở trong rừng cách lò gò không xa khi đang đi tìm kiếm.Tháng 6 quay lại truy quét dịch ở cong pong xư phư,cuối tháng 7 ra bắctoàn quân đoàn.
  Nhưng có điều tôi vẫn thắc mắc cả trung đoàn của bác đã đánh sang rồi lại quay trở lại VN ngay khi chiến dịch giải phóng đã mở .Có vẻ vô lý bác nhỉ?
  Còn nói chuyện ăn gạo sấy có 2 loại thì đúng rồi.Bao gạo sấy có 2 vạch đỏ để hướng dẫn đổ nước sau 15p mới được ăn.Đúng chưa bác?Ở chỗ đ/v tôi cũng sẵn (ưu tiên ts mà) đi công tác ai muốn lấy lương khô thì lấy nếu không thì lấy gạo sấy.
  Nghĩ lại chúng ta đều là người may mắn phải không bác tuan?
Bác tuanb này khác bác tuanb5 QĐ3 đó bác Đức Cường. Bác tuanb là trinh sát tiểu đoàn của e88 cọp xám Miền Đông f302 QK7.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #198 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 07:32:12 am »

Cảm ơn Bác Đức Cường đã gợi nhớ một thời kỳ gian khổ . Các Bác nhớ rõ quá .Giờ này tôi mới biết F 302 luôn  sát cánh với các Bác QĐ 3 .Từ đầu năm 1978 phải rút quân từ Snoul về cố thủ ở Hoa lư ( Lộc Ninh ) ,Khoảng tháng 4 /78 chuyển về đóng quân tại Kà Tum và tiến quân sang Mi mốt : cánh rừng cao su ở Mi mốt ,mùa mưa dòng suối đỏ lừ ,quân ta quần áo xanh đã biến thành màu xám gạch vì đất đỏ ...Pốt tuyên truyền quân đội ta hết quân nên đưa công an đánh trận ?
Tôi nhớ khoảng tháng 7 hay 8/78 F 302 chuyển quân về Sa mát hoán đổi vị trí cho cánh QĐ 3 luồn sâu làm chủ khu vực sông Mê Kông .
Trên chuyến xe chuyển quân về Kà Tum ,tôi cảm nhận được cảnh thanh bình lòng lâng lâng khó tả ( như vừa được hồi sinh ) khi nhìn thấy 1 người nông dân đi thăm ruộng về dưới ánh trăng mờ ...
Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #199 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 12:19:09 pm »

               Chiến dịch giải phóng(từ 1-7/1/1979 Nhật ký 7 ngày)   
Ngày 3/1:
Sáng dậy người đau ê ẩm do trận đá bóng chiều qua.Tiểu đội trưởng Toán người vĩnh phú lính 74 giao tôi và Hường(lính 78 quê Nam anh,Nam đàn NA)xuống quản lý nhận LTTP cho tiểu đội.Xong việc trở về thì đã thấy anh em đang chờ mình về để kịp lên đường.Tôi cũng xin nói thêm là mỗi lần đi công tác(bám địch)chúng tôi chỉ mang tư trang gọn nhẹ nhất,thường là chỉ thêm một bộ đồ và tăng võng,còn lại thứ khác như sổ tay,thư từ sách vở…gửi lại cho bạn bè,đồng hương hoặc trung đội trưởng.Và cứ gửi chuyền nhau nếu người sau tiếp tục đi công tác nên nhiều khi về đ/v tìm ba lô của mình mãi mới được nhưng chưa bao giờ bị mất. Trong đại đội cũng có mấy người ấp ủ ước mơ như tôi vào lính rồi mà vẫn mang theo sách để học,hòng nuôi chí vào giảng đường ĐH khi hết nghĩa vụ nên khi gửi ba lô hay hành quân bộ nặng nề thêm.
    Chúng tôi hành quân theo dọc đường 7.Đến gần cầu sắt chúng tôi thấy ở đây mật   độ bộ binh và xe pháo ta tản hai bên đường khá dày có cả xe tăng nữa, có lẽ do bị dồn toa vì phía trước địch chặn đánh mạnh liệt.Tiếng súng bộ binh nổ râm ran mọi hướng,pháo binh địch bắn dọc theo đường 7 càng gần bến phà càng dày đặc.Nhiệm vụ chúng tôi là phải có mặt sớm nhất sau khi ta làm chủ bờ đông phà congphongcham,việc máy bộ đàm 2w của toán ts sư đoàn làm việc liên tục với ban trinh sát trên đường đi chứng tỏ tính chất quan trọng của nhiệm vụ tiểu đội chúng tôi.vì vậy dù pháo binh địch bắn dọc theo trục đường nhưng chúng tôi vẫn phải hành quân tiếp cận tiểu đoàn 7 trung đoàn64 đang quần địch tại bến phà.Qua cầu khmung chiếc cầu sắt dài khoảng 50m chúng tôi ai cũng phải nhìn lại bởi chiếc cầu này là mục tiêu chiếm giữ của đại đội cảm tử nhưng vì nhiều lý do khách quan đại đội đã không có mặt theo đúng thời gian hiệp đồng.Từ đây địch bắn pháo nhiều quá nhưng chúng tôi vẫn phải đi theo trục đường bởi đây là con đường duy nhất đến bến phà mà hai bên đường thì toàn rừng tre dày đặc.
Khoảng 1-2 giờ chiều ta làm chủ bến phà.Tiếng súng bộ binh vẫn râm ran,pháo binh địch bắn liên tục vào bến phà khói lửa nghi ngút nhưng chúng tôi đã có mặt và chuyển những bức điện đầu tiên tình hình địch về sư đoàn.Chúng tôi lựa chọn nơi đặt đài là một kho thóc lớn đang cháy bên trái bến phà  bởi có các ô cửa sổ thoát gió trên cao nhìn sang bờ đối rất rõ.Đây là trọng điểm bắn phá của pháo binh địch nhưng chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác bởi quan sát bờ bên kia thì chỉ có nơi này là thuận lợi hơn cả .Chúng tôi phải báo cáo hằng giờ tình hình bố phòng các trận địa hỏa lực và di chuyển của địch cả trên bờ và dưới bến.Do sông mê công đoạn này rộng hơn 1km nên thấy đối phương đó nhưng chẳng làm gì được nhau.Ca nô đich vẫn có thể chạy đi lại bờ bên kia.Các ổ hỏa lực của địch bố phòng dày đặc trên bờ cao còn mép bờ bến phà,bộ binh địch đi lại mang vác vận chuyển ,củng cố công sự nhộn nhịp.Gần tối chúng tôi thấy chỉ huy sư đoàn và quân đoàn(thủ trưởng Nguyễn quốc Thước thì phải) xuống bến và gé vào đài chúng tôi dùng ống nhòm nhìn sang bờ tây có ai đó nói “địch nhiều quá”. 
Suốt đêm 3/1 tại bến phà trong đêm tối các binh chủng nhất là công binh chuẩn bị bến vượt, bộ đội ta làm việc cả đêm tập kết vật liệu, PTKT vượt sông nhưng chỉ sát bờ chưa được lệnh hạ thủy.Cũng trong đêm đó chúng tôi có thêm một đồng ngiệp khác binh chủng đến trọ chung trong kho thóc đó là tổ trinh sát pháo binh của sư đoàn.
(tiếp theo: nhật ký 4/1/79)



  Bài viết của Đức Cường quá hay,nó gợi nhớ bao ký ức của một thời trai trẻ,có những chuyện những địa danh chúng ta đã từng trải qua như bến phà bên này là Công bông chàm,bờ bên kia cao hơn là Công bông thom,đúng là đoạn sông này rộng ,khi chúng tôi qua phà tất cả những gì còn để lại là một thị trấn bên bờ sông tan hoang,nát vụn,không một cái nhà nào còn nguyên vẹn và cũng chẳng có bóng dáng người dân hay tồn tại của sự sống,chứng tỏ trận chiến xảy ra ở đây là khốc liệt,đến hôm nay đọc nhật ký chiến sự của bạn tôi rất háo hức....tìm lại những mảnh ghép mà mình chưa biết
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM