Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: Đức Cường trong 23 Tháng Tám, 2013, 05:01:48 pm



Tiêu đề: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 23 Tháng Tám, 2013, 05:01:48 pm
        Đức Cường xin chào các thành viên trong mái nhà chung “Dựng nước và giữ nước”.
   Là độc giả của trang báo lâu rồi song do khả năng tin học hạn chế nên chưa thể đồng hành cùng các bác được. Là người lính hai lần sang Campuchia. Lúc còn là chiến sĩ ở đại đội trinh sát sư đoàn 320A-QĐ3, và sau này tốt nghiệp trường sĩ quan phòng hoá, năm 1986 sang K lần thứ hai làm trợ lý tác huấn E269 BTL công binh cho đến ngày rút quân về nước tháng 10/1988.
   Với quãng đời binh nghiệp đó biết bao kỉ niệm vui buồn trong chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.
   Nay chập chững bước vào ngôi nhà chung “Dựng nước và giữ nước” để được đồng hành cùng trái tim của những người lính cụ Hồ,để dốc bầu tâm sự kể cho nhau nghe những ngày gian khó và truyền lửa cho thế hệ mai sau. Rất mong sự động viên, chia sẻ của những người đã có “những năm tháng không thể nào quên”.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 23 Tháng Tám, 2013, 05:37:07 pm
_Hay quá cái tên của ngôi nhà mới của Bác Đức Cường " Đời quân ngũ " nghe sao mà thân quen thế.
Thôi thì Bác chưa dành về vi tính mấy thì Bác cứ viết từ từ vậy, hồi đầu thì tôi cũng thế mà vừa đi làm vừa viết bài, ngồi đâu viết đấy nhưng mà là viết ra giấy thôi, còn khi nào về đến nhà thì bảo các con nó gõ rồi gửi bài cho. Hiện giờ thì tôi cũng mổ cò được rồi nhưng cũng chỉ viết được các bài ngăn ngắn thôi chứ không viết được dài, viết dài mỏi tay lắm có những bài mình cố gắng gõ dài dài một tý cho chuyện nó liền mạch thì khi gửi bài thì bị mất tiêu luôn thế mới tiếc chứ, khi hỏi ra thì mới biết là mình gõ lâu quá thì khi gửi bài nó bị mất.
_Đời Quân Ngũ có nhiều chuyện để kể lắm Bác ạ ! Bác cứ từ từ kể mà kể được liền mạch cửa câu chuyện thì càng tối mà chuyện nó hấp dẫn hơn Bác à. Hãy cố lên Bác nhé viết đi các Đồng Đội trong Diễn Đàn sẽ ủng hộ Bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: ducthao trong 23 Tháng Tám, 2013, 05:49:21 pm
Có nhiều mảng hay ở "Đời quân ngũ " của bạn đó, mong sẻ được biết nhiều thêm qua các câu chuyện của bạn. Nói như lính của mình :"Hãy cố lên..."


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vanthang341ht trong 23 Tháng Tám, 2013, 06:17:33 pm
       Đức Cường xin chào các thành viên trong mái nhà chung “Dựng nước và giữ nước”.
   Là độc giả của trang báo lâu rồi song do khả năng tin học hạn chế nên chưa thể đồng hành cùng các bác được. Là người lính hai lần sang Campuchia. Lúc còn là chiến sĩ ở đại đội trinh sát sư đoàn 320A-QĐ3, và sau này tốt nghiệp trường sĩ quan phòng hoá, năm 1986 sang K lần thứ hai làm trợ lý tác huấn E269 BTL công binh cho đến ngày rút quân về nước tháng 10/1988.
   Với quãng đời binh nghiệp đó biết bao kỉ niệm vui buồn trong chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.

     Chào bạn Đức Cường.
     Với chừng ấy thời gian quân ngũ ở K chắc bạn có rất nhiều kỷ niệm vui, buồn va những trải nghiệm của cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ? Bạn lại là trợ lý tác huấn của trung đoàn đi nhiều, biết nhiều cá nhân, đơn vị, sự kiện, trận chiến...của đời quân ngũ:tôi đang chờ theo giõi, hóng hớt với bạn đây.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: laoshan1234 trong 23 Tháng Tám, 2013, 07:28:05 pm
   Chào bạn Đức Cường,tôi lính biên giới phía bắc.Tuy nhiên cũng có khoảng thời gian:"Đời quân ngũ",bác mở thêm topic với chủ đề:Đời quân ngũ,tôi nghĩ rất hợp với những CCB mình.Trước hết,chúc:Đời quân ngũ mãi sống trong lòng mỗi CCB Việt nam,chúc chủ đề luân mãi đi cùng năm tháng !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 23 Tháng Tám, 2013, 08:31:07 pm
           Chào bạn Đuc Cuong! Tranphu341 rất vui khi bạn tham gia diễn đàn. Bài chào hỏi mở đầu của bạn đã gây ấn tượng thật sâu sắc. Hy vọng là trong ngôi nhà này anh em VMH cùng bạn đọc được thưởng thức các câu chuyện hay của bạn thời quân ngũ nhất là thời gian chinh chiến tại CPC.

           Xin chào và chúc mừng bạn!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 23 Tháng Tám, 2013, 08:56:13 pm
 xuanv338 chào Đức Cường. Chúc cho ông chủ ngôi nhà mới mạnh khỏe có thật nhiều hồi ức chiến trường K cho mọi người được nghe và cùng chia sẻ. chúc cho ngôi nhà luôn tấp nập. Chào Đức Cường.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 24 Tháng Tám, 2013, 01:50:10 pm
       Đức Cường xin chào các thành viên trong mái nhà chung “Dựng nước và giữ nước”.
    Rất mong sự động viên, chia sẻ của những người đã có “những năm tháng không thể nào quên”.

Xin chào anh Đức Cường, chúc mừng anh đã tân gia ngôi nhà mới, mà mấy nay bận quá, Anhtho chưa kịp tới thăm, khi bước vô nhà đã thấy bao nhiêu khách thập phương chúc mừng vui vẻ. Cũng là một chiến sĩ chiến trướng K những năm đầu thập niên 80 nên Anhtho hy vọng qua topic "Đời quân ngũ" của anh, sẽ được ôn lại những kỉ niệm, những gian khổ, những địa danh một thời để nhớ. Chúc bác mạnh giỏi, hành quân dẻo dai.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Tám, 2013, 11:10:41 am
Đức Cường có lời chào các bác Thinhe677, bác Đưcthao, bác VănThang341, bác Laoshan1234, bác Tranphu341,bác Xuanv,bác AnhThơ.Chào các đồng chí đồng đội trên VMH.
  Đức Cường xin cảm ơn tấm lòng thơm thảo và những lời động viên thắm tình đồng chí đồng đội của các bác.Rất vui mừng khi ngôi nhà mới vừa xây xong đã được các bác ghé thăm.Hy vong "Đời quân Ngũ" sẽ là nơi gặp gỡ, chia sẻ kỉ niệm vui buồn của một thời "không thể nào quên".Đức Cường xin mở đầu bằng câu chuyện ngày đầu nhập ngũ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Tám, 2013, 11:22:53 am
Nhập ngũ

Tốt nghiệp cấp III năm 1976 song mãi năm 1977 tôi mới nhập ngũ. Đó là câu chuyện dài không trọn vẹn với tôi. Ngày 15 tháng 11 năm 1977, ngay khi giao quân xong đồng chí xã đội trưởng mới đưa tôi giấy báo nhập học trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vinh (tức trường đại học sư phạm kỹ thuật Vinh bây giờ). Và nói: “Gia đình anh đông con trai, hiện không có ai ở trong quân đội nên anh phải nhập ngũ đợt này. Hãy cầm giấy báo để sau này hoàn thành nghĩa vụ về học”. Tôi im lặng cầm chẳng một lời cảm ơn và đưa ngay cho người nhà đưa tiễn cầm về.
   Thời đó chuyện như vậy là bình thường, còn bây giờ là sai luật. Song bạn bè tôi đi đợt đó rất đông vì vậy tôi cũng hăm hở lên đường.
   Do hiệp đồng có sự cố nên 4 ngày sau chúng tôi mới hành quân bộ vào binh trạm Hưng Lộc. Trong thời gian 4 ngày, chúng tôi học tập hợp và động tác lên, xuống ba lô. Chúng tôi trọ ở xóm 12 xã Nghi Trung huyện Nghi Lộc. Bây giờ, quân của xã nào xã nấy phải cử dân quân nữ ra phục vụ, lo cơm nước trong thời gian đó.
   Chúng tôi chỉ biết đơn vị nhập ngũ là sư 10 quân đoàn 3, đóng ở Phú Khánh. Đoàn tuyển quân rất tuyệt mật về nhiệm vụ của đơn vị mà sau này tôi mới biết toàn quân đoàn đang tác chiến tại biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh.
   Chuyện nhập ngũ của tôi thật đơn giản nhưng nó đã quyết định bước ngoặt cuộc đời tôi, bởi 32 năm sau tôi mới rời bộ quân phục và đã trải qua bao vất vả hy sinh ở chiến trường cũng như bao kỷ niệm trong đời quân ngũ.
   Tạm biệt quê hương Nghi Lộc yêu dấu, tạm biệt thành phố đỏ thân thương, đoàn xe chở tân binh rời binh trạm lao hối hả về phía Nam. Đất nước vừa hoà bình được 2 năm, trong 1000 người ra đi hôm đó không ai biết được mặt trận Tây Nam đang chờ họ và không ai có thể nghĩ rằng ngày trở về đoàn quân đầy thương tích đó thiếu 270 người. Vâng! Họ đã vĩnh viễn nằm vào lòng đất mẹ khi tuổi còn xanh, họ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc tại mặt trận Tây Nam.(Còn nữa)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 25 Tháng Tám, 2013, 11:40:44 am
          Chào bạn Đuc Cuong ! Bài đâu tiên bạn viết đã thấy hay và rất hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Bạn cũng đã hé cái thời gian khóc áo lính của bạn tới 32 năm.

        Ôi như vậy là cả cuộc đời rồi còn gì. Nhưng vậy khi được giải ngũ bạn đã có quân hàm và chức vụ cao của quân đội. Điều mà chúng tôi háo hức là với 32 năm quân ngũ cả thời chiến lẫn thời bình cùng làm NVQT VỚI BẠN VỚI QUÃNG THỜI GIAN ĐÓ ĐANG CÓ ĐẦY ẮP CÁC THÔNG TIN CÁC CÂU CHUYỆN HÀO HÙNG CÙNG CẢ BI TRÁNG VV ..

           Tranphu341 xin chúc mừng bạn và đang háo hức ngóng chờ chuyện kể của bạn đây!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: laoshan1234 trong 25 Tháng Tám, 2013, 11:42:51 am
Nhập ngũ

Tốt nghiệp cấp III năm 1976 song mãi năm 1977 tôi mới nhập ngũ. Đó là câu chuyện dài không trọn vẹn với tôi. Ngày 15 tháng 11 năm 1977, ngay khi giao quân xong đồng chí xã đội trưởng mới đưa tôi giấy báo nhập học trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vinh (tức trường đại học sư phạm kỹ thuật Vinh bây giờ). Và nói: “Gia đình anh đông con trai, hiện không có ai ở trong quân đội nên anh phải nhập ngũ đợt này. Hãy cầm giấy báo để sau này hoàn thành nghĩa vụ về học”. Tôi im lặng cầm chẳng một lời cảm ơn và đưa ngay cho người nhà đưa tiễn cầm về.
   Thời đó chuyện như vậy là bình thường, còn bây giờ là sai luật. Song bạn bè tôi đi đợt đó rất đông vì vậy tôi cũng hăm hở lên đường.
   Do hiệp đồng có sự cố nên 4 ngày sau chúng tôi mới hành quân bộ vào binh trạm Hưng Lộc. Trong thời gian 4 ngày, chúng tôi học tập hợp và động tác lên, xuống ba lô. Chúng tôi trọ ở xóm 12 xã Nghi Trung huyện Nghi Lộc. Bây giờ, quân của xã nào xã nấy phải cử dân quân nữ ra phục vụ, lo cơm nước trong thời gian đó.
   Chúng tôi chỉ biết đơn vị nhập ngũ là sư 10 quân đoàn 3, đóng ở Phú Khánh. Đoàn tuyển quân rất tuyệt mật về nhiệm vụ của đơn vị mà sau này tôi mới biết toàn quân đoàn đang tác chiến tại biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh.
   Chuyện nhập ngũ của tôi thật đơn giản nhưng nó đã quyết định bước ngoặt cuộc đời tôi, bởi 32 năm sau tôi mới rời bộ quân phục và đã trải qua bao vất vả hy sinh ở chiến trường cũng như bao kỷ niệm trong đời quân ngũ.
   Tạm biệt quê hương Nghi Lộc yêu dấu, tạm biệt thành phố đỏ thân thương, đoàn xe chở tân binh rời binh trạm lao hối hả về phía Nam. Đất nước vừa hoà bình được 2 năm, trong 1000 người ra đi hôm đó không ai biết được mặt trận Tây Nam đang chờ họ và không ai có thể nghĩ rằng ngày trở về đoàn quân đầy thương tích đó thiếu 270 người. Vâng! Họ đã vĩnh viễn nằm vào lòng đất mẹ khi tuổi còn xanh, họ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc tại mặt trận Tây Nam.(Còn nữa)

  Chào thành viên mới Đức Cường,câu chuyện mở đầu của bác hay đấy.Đời quân ngũ ai cũng có những khởi đầu như thế,tuy về thời gian hoặc hoàn cảnh có khác đi.Thế nhưng sau khi khoác tấm áo quân phục vào,thì mỗi người lại một nhiệm vụ khác nhau.Điều này mới hấp dẫn người đọc,nhất là bác lại có quá trình 32 năm mặc tấm quân phục ấy thì khi kể ra,cũng nhiều người háo hức muốn nghe rồi.Mời bác tiếp tục,anh em CCB đang chờ bác kể tiếp...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 25 Tháng Tám, 2013, 12:52:30 pm
Vaphothotu xin chúc mừng bác Đức Cường đã khánh thành ngôi nhà mới.Rất vui khi ngôi nhà mới của bác đã tấp nập khách khứa ra vào.Bác nhớ chuẩn bị rượu thật ngon nhé."Trời đất sinh ta rượu với thơ mà'.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Tám, 2013, 12:57:54 pm
          Chào bạn Đuc Cuong ! Bài đâu tiên bạn viết đã thấy hay và rất hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Bạn cũng đã hé cái thời gian khóc áo lính của bạn tới 32 năm.

        Ôi như vậy là cả cuộc đời rồi còn gì. Nhưng vậy khi được giải ngũ bạn đã có quân hàm và chức vụ cao của quân đội. Điều mà chúng tôi háo hức là với 32 năm quân ngũ cả thời chiến lẫn thời bình cùng làm NVQT VỚI BẠN VỚI QUÃNG THỜI GIAN ĐÓ ĐANG CÓ ĐẦY ẮP CÁC THÔNG TIN CÁC CÂU CHUYỆN HÀO HÙNG CÙNG CẢ BI TRÁNG VV ..

           Tranphu341 xin chúc mừng bạn và đang háo hức ngóng chờ chuyện kể của bạn đây!
Chaò bác Tranphu
Trước hết xin chân thành cảm ơn bác vì bác là người đầu tiên chúc mừng và chia sẻ với đứa con đầu lòng của " Đời quân ngũ".Tôi đã được gặp và uống rượu cùng bác rồi đấy.Bác thử đoán xem?Đời quân ngũ đang tạm thời giữ "bí mật".


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Tám, 2013, 01:05:09 pm
Cảm ơn Laoshan1234 đã ghé thăm ngôi nhà mới với những lời động viên chia sẻ với " Đời quân ngũ".Bây giờ mới bắt đầu, bởi vậy " vốn" còn nhiều chắc Laohan cùng các bạn sẽ chiêm nghiệm những bài viết đầy "lửa" của trái tim người lính chiến.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 25 Tháng Tám, 2013, 02:41:24 pm
Xin chào bác chủ! Xin được chúc mừng tân gia một cặp đối, dù hơi muộn màng với mong muốn mọi sự phát triển và luôn luôn hy vọng nhiều sự mới mẻ tốt lành

MÔN ĐA KHÁCH ĐÁO THIÊN TÀI ĐÁO
GIA HỮU NHÂN LAI VẠN VẬT LAI

Chúc mừng, chúc mừng.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 26 Tháng Tám, 2013, 08:04:53 pm
Trước hết Đuccuong xin cảm ơn bác Vetran đã có đôi câu đối mừng nhà mới.
Sau đây Đuccuong sẽ gửi tới các đồng chí và các bạn câu chuyện đầu tiên của Đời quân ngũ.
    
Quân trường Lam Sơn
Những người lính thời đó, ai cũng thường nghe những băng đĩa thuộc dòng  nhạc vàng về người lính do ca sỹ Thanh Tuyền (chế độ Sài Gòn cũ) hát. Trong đó, có bài hát nổi tiếng “Giờ này anh ở đâu” có lời: “Giờ này anh ở đâu, dục Mỹ hay Lam Sơn…”
    Vâng ! Đó là hai trại lính lớn của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn ở khá gần nhau thuộc Ninh Hoà tỉnh Phú Khánh cũ. Đặc biệt là căn cứ huấn luyện lớn - căn cứ Lam Sơn.
   Chúng tôi huấn luyện 3 tháng tại quân trường Lam Sơn, nơi doanh trại trước đây chuyên huấn luyện thám báo và biệt kích Mỹ. Xung quanh được bao bọc bởi 7 lớp hàng rào dây thép gai, giữa các lớp là mìn các loại và ống bơ báo động để chống đặc công của ta chưa được rà phá còn nguyên. Trên 1 số áp phích, bờ tường vẫn còn khẩu hiệu của chế độ cũ chưa xoá hết. Ví như ở cửa ra vào mỗi trại lính đều có quy định: “Khi Việt cộng tiến công phải:
-   Ở yên tại chỗ, không chạy đi lại lộn xộn
-   Không kêu la, không bật đèn sáng.
-   Chiến đấu theo mệnh lệnh chỉ huy.”
Đại loại như thế. Đạn các loại nhiều vô kể nhất là đạn R15. Mũ sắt nguỵ quăng lung tung, lính ta lấy làm gàu múc nước tắm, tưới rau. Nước tắm không đủ vì vậy đơn vị phải rà mìn mở đường xuống suối tắm. Chỉ cần bước ra khỏi phạm vi chiều ngang 2m là tính mạng ngàn cân treo sợi tóc. Thực tế có chiến sĩ vô kỷ luật không chấp hành quy định vượt qua hàng rào đã bị mìn ríp tiện ngang bàn chân. Nếu giẫm phải mìn râu tôm thì coi như “xong”. Những  câu chuyện huấn luyện tân binh ở quân trường Lam Sơn thì kể cả ngày không hết, hẹn các bạn dịp khác vậy. 3 tháng sau, tất cả chúng tôi hành quân vào mặt trận Tây Nam. Một số ít ở lại quân đoàn bộ và các đơn vị trực thuộc, đa số đều bổ sung vào F320A. Sư đoàn lúc này đang tác chiến tại Lò Gò, Xoan Giũa, Đà Ha thuộc huyện Tân Biên Tỉnh Tây Ninh. Chỉ sau một đêm khi quân bổ sung chưa hết đã có đồng hương thương vong trở ra và chúng tôi nghiễm nhiên trở thành cựu binh.(Còn nữa)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Tám, 2013, 01:59:49 pm
Kính chào các đồng chí, chào các bạn.
Tôi yêu quí và say mê trang Dựng nước - giữ nước ngay từ khi chưa phải là thành viên chính thức.Không chỉ say sưa đọc mà còn say sưa viết bài nữa.Viết xong chẳng biết làm thế nào để gửi nên nhờ người bạn, người đồng chí thân thiết của mình là Vaphothotu đăng hộ.Đó là bài:Hồi âm bài "Bám trụ kiên cường".Đây là bài từng đăng trên Re "Thời áo xanh quân tình nguyện". Nay đưa về Potic của mình để các bác tham khảo.
Hồi âm bài “Bám trụ kiên cường”

   Tôi không có năng khiếu viết. Song trên trang Dựng nước - Giữ nước và trên blog “Hội lính 77 Nghi Lộc” là một độc giả thường xuyên. Sau khi đọc bài “Bám trụ kiên cường”, tôi thấy lòng mình se lại. Bồi hồi xúc động nhớ lại trận phòng ngự “Bất đắc dĩ” đó mà tôi là một trong những người trong cuộc.
   Trước hết,tôi xin tự giới thiệu. Tôi quê Nghi Lộc – Nghệ An, nhập ngũ 11/1977. Sau khi vào mặt trận, tôi được huấn luyện nghiệp vụ trinh sát tại chiến trường và sau đó bổ sung vào đại đội 20 trinh sát Sư đoàn 320-Quân đoàn 3. Đúng như bài “Bám trụ kiên cường” đã viết. Mờ sáng, địch tấn công vào đội hình chốt giữ của Tiểu đoàn 4. Địch có sự hỗ trợ của xe tăng nên không bao lâu tuyến phòng ngự bị vỡ và tiểu đoàn 4 phải rút lui về tuyến sau.
   Những ai ở sư đoàn bộ Sư đoàn 320-Quân đoàn 3 trong năm 1979 có lẽ không ai quên câu chuyện Sư đoàn bộ bị địch bao vây. Chỉ một giờ sau khi địch tấn công, bộ binh của D4 chạy toán loạn vào Sư đoàn Bộ. Đạn cối của địch bắn theo làm thị trấn hoang tàn chìm ngập trong khói lửa. Lúc này tất cả cán bộ chiến sĩ sư đoàn bộ đều ra công sự chiến đấu. Năm chiếc xe tăng của Lữ đoàn 273 tăng cường cho sư đoàn chỉ kịp cơ động ngắn đến các trục đường chính dẫn vào thị trấn và trở thành năm lô cốt chiến đấu – quyết tâm bảo vệ sư đoàn bộ đến cùng. Đại đội 20 trinh sát chúng tôi nằm sát bên phải đường 3, phía nam sư đoàn bộ. Chúng tôi thấy rõ địch, tốp thì vận động theo đường mương vào, tốp thì len lỏi qua các gốc cây thốt nốt ngoài đồng vào thị trấn. Phía bên phải đường 3 đối diện đơn vị tôi là trận địa pháo tầm xa Đ74 của Lữ đoàn 40 tăng cường. Do bộ binh Tiểu đoàn 4 chạy tràn qua địa phận pháo vào đại đội chúng tôi làm nhiều người dao động, một số chiến sĩ pháo chủ đích bỏ pháo chạy. Tôi còn nhớ như in hình ảnh người đại đội trưởng C20 trinh sát của chúng tôi tên là Lê Thanh Trung, quê ở Thanh Hoá (sau này anh lên phòng trinh sát Sư đoàn 3 và nay đã nghỉ hưu) đứng trên mặt đường 3 cầm súng AK giương cao tuyên bố: “Tất cả trở lại chiến đấu, chạy qua đường là chúng tôi bắn”. Nhìn thấy, chúng tôi nằm chiến đấu ngay cạnh đường,lấy vệ đường 3 làm công sự, các đồng chí có phần yên tâm và quay trở lại trận địa pháo. Chính các đồng chí này, ngay sau đó đã dùng pháo tầm xa bắn thẳng vào đội hình chiến đấu của địch. Sau này, tôi được biết câu chuyện dùng pháo binh tầm xa bắn thẳng này được viết vào cuốn “Lịch sử Lữ đoàn 40 pháo binh Quân đoàn 3”
   Sau gần 3 giờ tiến công chính diện vẫn không tiến vào thị trấn được. Lúc này địch đánh vu hồi nhiều hướng. Cả sư đoàn bộ, phía trước, phía sau ở đâu cũng nổ súng đánh địch. Xe tăng địch gầm rú điên cuồng, chạy đi chạy lại hòng làm hoang mang tinh thần chiến đấu của bộ đội ta chứ không dám dẫn bộ binh vào vì sợ ta mai phục bắn cháy.
   Sau gần một ngày bao vây sư đoàn bộ với sự hiểm trợ của xe tăng, địch đã không thể chiến được thị trấn để hành quân về hướng Ta Keo nên khoảng 5 giờ chiều, địch phải rút lui.
   Cũng vào thời điểm đó, chúng tôi thấy hai chiếc xe tăng của ta cùng một đơn vị bộ binh Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 64 đánh vận động từ hướng nam theo trục đường 3 lên để giải vây cho Sư đoàn song thực tế lúc này địch vừa rút quân.
   Ngay hôm đó bộ phận trinh sát kỹ thuật của chúng tôi (dùng máy PRC25 nghe thoại tiếng của địch) phát hiện đây là một cuộc hành quân lớn của một trung đoàn bộ cơ giới của địch bị ta đánh chia cắt nay phải đánh vượt đường 3 để về lại đội sư đoàn, sau đó sẽ đánh chiếm thị xã Ta Keo.
   Năm 2005, tôi có dịp ghé thăm sư đoàn ở Gia Lai. Tôi đã mượn đọc cuốn lịch sử truyền thống Sư đoàn đồng bằng (F320) mới biên soạn lại và cuốn sách đó có một trang để viết về câu chuyện Sư đoàn Bộ bị bao vây và phá vây này.

   Sau này là sĩ quan quân đội, ngẫm nghĩ lại cuộc chiến đấu đó, tôi thấy đây là một bài học lớn cho chỉ huy trong việc tác chiến phòng ngự, cho việc bố trí đóng quân thời chiến và sử dụng hoả lực. Việc Tiểu đoàn 4 bỏ trận địa chạy là một điều dễ hiểu vì cuộc chiến không tương quan lực lưỡng. Địch có một Trung đoàn có xe tăng yểm trợ, ta chỉ có một Tiểu đoàn không đủ như biên chế (bị thương+sốt rét+hy sinh chưa được bổ sung kịp+…) chiến đấu trong điều kiện tạm dừng nên công sự tạm thời sơ sài. Bố trí đội hình chiến đấu và chi viện lẫn nhau chưa thể là phương án tối ưu. Hơn nữa lần đầu tiên bộ binh ta chiến đấu với địch có xe tăng hỗ trợ nên tinh thần dao động, bỏ chạy là tất yếu.
   Việc không cho xe tăng ta cơ động đánh địch xuất phát từ nhiệm vụ  chính là bảo vệ bằng dược Sư đoàn Bộ. 5 xe tăng trở thành năm lô cốt hoả lực mạnh phong toả mọi ngả đường địch không thể tiến công nổi. Người chỉ huy trực tiếp bố trí 5 xe tăng hôm đó là thủ trưởng tên là Kỷ, Lữ đoàn 40 xe tăng Quân đoàn 3 đi tăng cường cho Sư đoàn 320. Sau này ông là Tư lệnh bộ đội tăng thiết giáp. Xét về lực lưỡng khi địch đánh vào sư đoàn bộ, ta và địch ngang nhau.
   Địch tiến công một Trung đoàn có xe tăng hỗ trợ. Ta có một Tiểu đoàn công binh, một Tiểu đoàn thông tin, một đại đội vệ binh, một đại đội trinh sát, năm xe tăng và một Tiểu đoàn đã mất sức chiến đấu. Kết quả ta đã đánh tan một cuộc hành quân lớn của địch, làm thất bại âm mưu tập trung lực lưỡng để tạo thế. Sau trận chiến đấu này 4 tháng, sư đoàn 320 hành quân ra phía bắc nhận nhiệm vụ mới. Những người lính trẻ chúng tôi tạm biệt Đất nước chùa tháp với bao kỉ niệm vui buồn. Ra sân bay vào buổi đêm, 11h30’ lên máy bay Au-22 do kíp lái toàn người Nga chỉ huy. Ba giờ sau, chúng tôi đã xuống sân bay Nội Bài, người bắt tay đầu tiên khi xuống cầu thang là Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Tám, 2013, 02:27:23 pm
Kính chào anh TrầnPhu341.
Anh có nhận ra những người trong tấm hình này không ạ.Người ngồi ngoài cùng bên trái chính là tôi - Đức Cường, thành viên mới của VMH.Bức ảnh được chụp vào một buổi tối đặc biệt khi anh vào xứ Nghệ và ghé thăm gia đình bác Vaphothotu.Chính từ cuộc gặp gỡ này đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc về tình đồng chí đồng đội.Đặc biệt là sức thu hút mạnh mẽ của các thành viên trên trang dựng nước.Anh và bác Vaphothotu chưa một lần gặp nhau ngoài đời vậy mà qua trang Dựng nước bỗng trở thành gắn bó.Anh đã không ngại đường sá xa xôi, không ngại đêm tối đã từ Diễn Châu cách Nghi Lộc khoảng gần 40 km vào thăm bạn tôi.Có lẽ, chính vì tình cảm thiêng liêng ấy mà bạn tôi đã điện cho tôi về để trò chuyện cùng anh.Anh biết đấy lúc đó tôi vẫn đang tại ngũ.Trong bộn bề công việc, tôi đã nghe theo tiếng gọi của trái tim người lính cũng băng màn đêm về hàn huyên cùng bạn bè đồng đội.Lúc đó trang dựng nước đang còn xa lạ với tôi lắm.Nhưng cuộc gặp gỡ ấy đã làm cho tôi tò mò tìm đọc.Rồi những câu chuyện các thành viên trên VMH đã cuốn hút tôi,làm sống dậy trong tôi những năm tháng " không thể nào quên" trên đất nước Chùa tháp xinh đẹp mà đầy ám ảnh.Rồi câu chuyện của bạn Vaphothotu kể về trận thất thủ của D4, e 52 tại đường 3 Tà keo đã thúc dục tôi cầm bút. Vì trận đánh này tôi có tham gia.Viết rồi mới nhận ra là mình không phải thành viên của VMH nên không gửi được bài. Cuối cùng nhờ bạn của mình đăng kí thành viên cho.Tôi rất vui mừng khi trở thành thành viên VMH nhưng hiện tại tôi đang "trục trặc" một chút về máy móc nên không thường xuyên vào potic được.Rất mong nhận được hồi âm của anh.
ĐucCuongc20.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 28 Tháng Tám, 2013, 06:50:12 am
Em chào anh Đức Cường. Anh viết hay lắm, câu chuyện thật và văn vẻ cũng trau chuốt, nhất là ít sai lỗi chình tả (cái lỗi mà anh em chúng ta ngoài ngũ thập) mắt kém tay run hay mắc nhất, như vậy chắc anh cũng cùng nghề với anh thầy Vapho của em. Mùa lạnh vừa rồi em viền Vinh, đi trên con đường "đau khổ" bụi mù đất vô Nghi Vạn thăm mẹ già và anh chị Phanvương mà anh ấy không nhắc đến đồng đội Đức Cường Nghi Lộc. Nhưng có lẽ thời gian lưu lại Vinh ít quá nên anh thầy cũng không tổ chức gặp mặt anh em được. Ngay cả anh QuangE266 ở thành Vinh mà em cũng không được gặp, sau này anh Tranphu341 kể là có tới thăm cơ ngơi của anh Quang làm em càng tiếc. Thôi hẹn các anh CCB chiến trường K dịp khác em sẽ ghé Vinh thăm các anh. Ở Vinh và vùng lân cận, em có nhiều anh em CCB cùng đơn vị vận tải ở K nên lần nào ra tới sân bay Vinh là các anh ấy ra đón rất vui. Em chào anh


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 28 Tháng Tám, 2013, 10:33:16 am
 Đức cường@ chuyện F bộ 320 bị vây tôi có nghe Long  người Nghi long là Cphos của E 64 kể lại ,hồi đó tôi tưởng tượng khác hóa ra là hiệu ứng quân bài Đomino , 1 C vỡ bỏ chạy làm người khác chạy theo , chứ thực  ra 1 C nào đó trụ lại là mọi chuyện sẽ khác.
    Hồi tháng 12/1977 D tôi phối thuộc cho E 3 F 330 đánh Tà keo .Do đang đào kênh nên phải mượn súng khắp nới . Tiểu đội tôi có 6 người thì được 4 khẩu súng còn 2 người mang 4 quả lựu đạn chày chạy theo.
 bọn tôi chốt  đường  cho E 3  . Một hôm E 3 vỡ trận chạy từ phum trước về .Nghe súng nổ loạn xạ phía trước bọn tôi xách súng đứng rìa phum xem đánh nhau ,thấy lính ta chạy , điếc không sợ súng nên vẫn đứng xem . Lính E 3 chạy qua cánh đồng nhỏ về thấy bọn tôi cứ bình thản đứng xem nên bình tĩnh lại và bám gốc dừa trụ lại  . bọn Pốt đuổi đến giữa đồng thấy bọn tôi lố nhố trong phum nên không dám vào nữa ,đứng ngoài bắn vào. Thực ra không phải bọn tôi dũng cảM mà là không biết gì về trận mạc , ngơ ngơ ..không ngờ thái độ  điếc không sợ súng đó lại truyền tinh thần cho lính E 3  
  Tháng9/78 đi phối thuộc E 28 cũng vậy .Địch tấn công c trinh sát ,E bộ trong đó có ông Đua E tr đã cuốn ba lô định chạy .Bọn tôi vừa hành quân đến nơi thấy D tôi đông quân - lúc đó mỗi C có  độ 4-50 tay súng nên e bộ không rút  nữa và thế là C trinh sát cũng trụ lại .Nếu E bộ rút chắc chắn  C 20 sẽ chạy và ..vỡ trận  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 28 Tháng Tám, 2013, 02:17:54 pm
Để các bác hiểu thêm về trận đánh có một không hai này, Vaphothotu xin trích lại bài viết:
"Thủng lưới”
Đêm nay, miền Bắc lại trở lạnh. Ngồi co ro bên bếp lửa hồng.Lòng  lại bồi hồi nhớ về  một Thời áo xanh quân tình nguyện trên đất K.
     Ừ, mới đó mà đã ba lăm năm rồi đấy nhỉ!
 Phải rồi. Cũng ngày này ba lăm năm trước, ngày 13 tháng 1 năm 1979(?), tiểu đoàn 4 của chúng tôi đang chốt giữ ở mặt trận phía Tây Tà keo. Cách trung tâm thị xã(?)  khoảng 4 km.Nhường trung tâm thị xã cho sư bộ 320. Nhiệm vụ của đơn vị tôi là phối thuộc cùng quân khu 7(?) truy quyét tàn quân của địch, bảo vệ hành lang đường 3 và bảo vệ sư bộ 320.
   Tối ngày 12 tháng 1 năm 1979(?), chúng tôi được  thông báo: Sáng mai, ta sẽ tổ chức đánh vận động, có sự hiệp đồng của xe tăng thiết giáp.
    Đây là lần thứ ba chúng tôi được tham gia đánh vận động có xe tăng yếm trợ. Tâm trạng ai cũng náo nức nhưng cũng thoáng một chút lo âu. Hòa bình rồi còn gì. Đường về quê mẹ gần lắm rồi.Không biết trận đánh ngày mai diễn ra như thế nào? Kinh nghiệm cho hay, trận nào có xe tăng yểm trợ thường là trận đánh lớn và ác liệt.Người ta thường bảo con thú trước khi giãy chết thường hung hãn lắm cơ mà.
   Sáng hôm ấy, anh em anh nuôi của dê bộ bắn được một con lợn ngót tạ và đang xào nấu chia cho các bộ phận. A trinh sát chúng tôi cũng đã lấy phần về. Có mấy anh em đã nếm thử. Đa phần chưa kịp ăn. Vì đang mải chạy đi xem anh em công binh rà mìn cho xe tăng đi.
   Công binh vừa rút được một lúc.Thì nghe tiếng xe tăng gầm rú.Tiếng gầm rú nghe một lúc một gần.Nhưng nhìn về phía sư đoàn bộ thì chẳng thấy xe tăng đâu mà lại nghe tiếng 12 ly 8 nổ toang toác trên đầu. Hướng của đường đạn không phải từ phía sư bộ bắn lên mà là phía trước mặt bắn lại.Tất cả anh em chúng tôi phải nằm sát vào mép hố bom phía trước để tránh đạn.Trên chốt của xê 2 tiếng súng các loại nổ râm ra. Mươi  phút sau,chưa hiểu tình hình ra sao thì đã thấy lính xê hai hớt hơ hớt hải chạy về nói không nên tiếng:
- Mất chốt rồi.
- Xe ...t...ăng...tăng địch.
 Chạy đi.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 28 Tháng Tám, 2013, 08:51:19 pm
           Chào bạn Đức Cương, chào các bán Tranphu341 cũng đã đoán ra khi bác chủ hé lộ đã ngồi uống rượu cùng Tranphu. Nhất là khi nói là bạn phải nhờ đến bác vaphothotu Pots bài.

           Chuyện của bạn viết thật hay. Rất lội cuốn và hấp dẫn. Anh em cựu mình rất ghét súng đạn, yêu hòa bình nhưng giờ đây khi đã là ccb thì lại rất thích nghe đồng đội kể về những năm tháng đời quân ngũ có hùng tráng, có bi tráng. Có những giọt nước mắt cùng cả những nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt gầy vẫn còn thơ của lính. Tranphu341 cùng anh em VMH hy vọng trong ngôi nhà thân yêu này sẽ được nghe nhiều câu chuyện, một góc nhìn một hướng chiến đấu của Sư đoàn 320 của các chiến sỹ Trinh sát vô cùng dũng cảm.

           Tranphu hy vọng có dịp anh em mình được giao lưu bóng bàn nhé!

         


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: thanhh63 trong 29 Tháng Tám, 2013, 11:48:44 am
       Đức Cường xin chào các thành viên trong mái nhà chung “Dựng nước và giữ nước”.
   Là độc giả của trang báo lâu rồi song do khả năng tin học hạn chế nên chưa thể đồng hành cùng các bác được. Là người lính hai lần sang Campuchia. Lúc còn là chiến sĩ ở đại đội trinh sát sư đoàn 320A-QĐ3, và sau này tốt nghiệp trường sĩ quan phòng hoá, năm 1986 sang K lần thứ hai làm trợ lý tác huấn E269 BTL công binh cho đến ngày rút quân về nước tháng 10/1988.
   Với quãng đời binh nghiệp đó biết bao kỉ niệm vui buồn trong chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.
   Nay chập chững bước vào ngôi nhà chung “Dựng nước và giữ nước” để được đồng hành cùng trái tim của những người lính cụ Hồ,để dốc bầu tâm sự kể cho nhau nghe những ngày gian khó và truyền lửa cho thế hệ mai sau. Rất mong sự động viên, chia sẻ của những người đã có “những năm tháng không thể nào quên”.


Em chào bác cựu K C20, F320 ... Thật vui mừng vì có bác trên diễn đàm VMH  ;), em nhớ những ngày năm 2010, lần mò đi tìm lịch sử của F320, tình cờ đọc được trên trang Quân sử Việt Nam này và từ đó cái duyên, cái may mắn nhờ VMH mà kết nối với anh em, đồng đội cũ mới trên khắp mọi miền Tổ quốc, đồng thời những trang sử hào hùng của F320 được nối dài thêm, dài thêm mãi qua những dòng hồi ức của các bác ... mong bác vững tay bút để viết tiếp những trang hồi ức hào hùng cùng những kỷ niệm một thời của anh em mình trên đất Bắc Thái nhe bác. Kính bác!  :D thanhh63.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 29 Tháng Tám, 2013, 02:53:59 pm
Đức cường@ chuyện F bộ 320 bị vây tôi có nghe Long  người Nghi long là Cphos của E 64 kể lại ,hồi đó tôi tưởng tượng khác hóa ra là hiệu ứng quân bài Đomino , 1 C vỡ bỏ chạy làm người khác chạy theo , chứ thực  ra 1 C nào đó trụ lại là mọi chuyện sẽ khác.
Chào bác Tàilienson.
Bác có thể cho Vaphothotu biết ông Long người Nghi Long nhập ngũ năm nào không? Chắc không phải lính 77 chúng tôi.Còn ở 64 bác có biết ông Trần Ngọc Dung lính 77 không?Được biết năm 1980, ông ấy từ e 64 sang e 52 làm đại trưởng c11,hiện nay đang ở bộ tổng tham mưu.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Tám, 2013, 04:30:01 pm
Photothotu nhớ sai rồi , trận địch tập kích vào sư đoàn bộ F320 là sau tết âm lịch khoảng 15 ngày, ở đó cách tà keo còn xa lắm. Mình là lính trinh sát của sư đoàn thường xuyên cầm bản đồ nên biết rõ. Bài hồi âm " bám trụ kiên cường" mình đã nói rõ , bạn quên ak?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 29 Tháng Tám, 2013, 05:59:07 pm
Chào bác Đức Cuongc20
Rất vui là ngày hôm nay mở mạng lúc nào cũng thấy bạn ngồi bên máy.Điều đó chứng tỏ trang VMH như một "cục nam châm" lớn có sức hút mạnh mẽ phải không bác?.
  36 năm rồi còn gì.Nhớ cái này, quyên cái kia.Thời gian mình nhớ là 12.1.1979(âm lịch), còn bạn nhớ là sau tết 15 ngày thì đúng rồi còn gì.Còn địa điểm thì nhớ đó có một ngã tư(Đoán là ngã tư xa la(?).Trong bài viết mình cũng đã chấm dấu hỏi sau những số liệu còn nghi ngờ.
  Sau đọc là viết khỏe bác nhé.Anh em đang chờ tránh đánh mở màn của bác đấy.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 29 Tháng Tám, 2013, 07:54:05 pm
Các anh chi chí nam nhi xông pha trận mạc khi tổ quốc lâm nguy là đúng lẽ của của phận trai, nhưng em "thân gái dặm trường" cũng được nếm mùi (vài lần đạn" AK thôi" ở Komponcham, Komponchnan, Phnompenh) cũng trở thành những cú Shock nhớ đời, thức tỉnh thân phận mình. Nhưng cũng vì vậy mà em coi đó là hành trang đi vào cuộc sống xã hội sau khi rời quân ngũ  để mình vươn lên. Cũng như chồng em, em mang ơn suốt đời " trường đại học quân đội" đã cho em cuộc sống rèn luyện và tri thức đến cuộc sống an lành thỏa mãn này. Chúc anh mạnh giỏi hành quân tiếp nha anh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 30 Tháng Tám, 2013, 06:17:24 am
Đề nghị bác Cường tăng tốc độ hành quân lên.Anh em chúng tôi đang náo nức xung trận cùng đồng chí đấy.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 30 Tháng Tám, 2013, 07:24:07 am
Đức cường@ chuyện F bộ 320 bị vây tôi có nghe Long  người Nghi long là Cphos của E 64 kể lại ,hồi đó tôi tưởng tượng khác hóa ra là hiệu ứng quân bài Đomino , 1 C vỡ bỏ chạy làm người khác chạy theo , chứ thực  ra 1 C nào đó trụ lại là mọi chuyện sẽ khác.
Chào bác Tàilienson.
Bác có thể cho Vaphothotu biết ông Long người Nghi Long nhập ngũ năm nào không? Chắc không phải lính 77 chúng tôi.Còn ở 64 bác có biết ông Trần Ngọc Dung lính 77 không?Được biết năm 1980, ông ấy từ e 64 sang e 52 làm đại trưởng c11,hiện nay đang ở bộ tổng tham mưu.
Long là lính 11/77 nghi lộc bác ạ  , khi vào  e 64  ở D7 do Khuất duy Hoan làm Dtr chốt Phum Sâm . bố của Long  là f phó của Qkhu 7. có lẽ Long phục viên


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 30 Tháng Tám, 2013, 11:48:32 am
Đức cường@ chuyện F bộ 320 bị vây tôi có nghe Long  người Nghi long là Cphos của E 64 kể lại ,hồi đó tôi tưởng tượng khác hóa ra là hiệu ứng quân bài Đomino , 1 C vỡ bỏ chạy làm người khác chạy theo , chứ thực  ra 1 C nào đó trụ lại là mọi chuyện sẽ khác.
Chào bác Tàilienson.
Bác có thể cho Vaphothotu biết ông Long người Nghi Long nhập ngũ năm nào không? Chắc không phải lính 77 chúng tôi.Còn ở 64 bác có biết ông Trần Ngọc Dung lính 77 không?Được biết năm 1980, ông ấy từ e 64 sang e 52 làm đại trưởng c11,hiện nay đang ở bộ tổng tham mưu.
Long là lính 11/77 nghi lộc bác ạ  , khi vào  e 64  ở D7 do Khuất duy Hoan làm Dtr chốt Phum Sâm . bố của Long  là f phó của Qkhu 7. có lẽ Long phục viên
Kính chuyển bác Tailienson
Bác cố nhớ lại xem, bác Long người Nghi Long hay Nghi Trung.Theo như Đức Cường nói đợt 11.77 không có Nghi Long.Bác xem thằng này có đúng là thằng Long mà bác nói không?Hắn lính 64,d8.Hắn đứng thứ 4 từ trái sang(tính từ người áo xanh).
  Trong một lần xuống nhà Long Nghi Trung chơi. Thấy trên bàn thờ gia tiên có thờ một người sĩ quan già.Tôi có hỏi Long người đó là ai thì nó bảo là bố.Bác nhớ lại xem.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 30 Tháng Tám, 2013, 02:35:45 pm
Chào Đức Cường c20.
Sao mấy ngày nay anh em trong Hội không ai liên lạc được với cậu là làm sao? Hay trong tác chiến bị "đối phương" tịch thu mất ai phôn rồi.Bạn kết nối với anh em để lấy thông tin nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 30 Tháng Tám, 2013, 02:50:01 pm
 Có thể xã thì tôi không nhớ nhưng hắn học bổ túc CD cùng tôi năm 82 tại phố Thắng . Hắn đen có 1 chiếc răng nanh , Trong ảnh tôi nhìn không thấy ai có nét quen cả bác pho@ ạ . 30 năm rồi khó nhận ra


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 30 Tháng Tám, 2013, 08:15:39 pm
Photothotu nhớ sai rồi , trận địch tập kích vào sư đoàn bộ F320 là sau tết âm lịch khoảng 15 ngày, ở đó cách tà keo còn xa lắm. Mình là lính trinh sát của sư đoàn thường xuyên cầm bản đồ nên biết rõ. Bài hồi âm " bám trụ kiên cường" mình đã nói rõ , bạn quên ak?

 Theo như ký ức của bác Đức Cường@ thì thời gian ấy khoảng ngày 13 14.2.1979 đấy. (sau Tết âm lịch 15 ngày). Cũng thời gian đó hướng QD4 thuộc tỉnh Kampong Spueu cũng căng như vậy đấy. Nhiều tin liên tiếp nữa, 17.2.1979 mấy chục vạn quân TQ vô cớ tấn công BGPB của VN. Có lẽ Pốt và TQ đã "hợp đồng" tác chiến cùng đánh để đẩy QTNVN vào thế lúng túng ở K. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: ThanhdanvanF302 trong 31 Tháng Tám, 2013, 11:57:52 am
Chào anh Đức Cường ! Tôi và anh là những thành viên mới của trang MVH, mặc dù Thanhdanvan đã vào từ cuối năm 2012 nhưng chưa có nhiều chuyên môn nghiệp vụ trong việc đưa tin bài nên trang nên cứ gọi là lính mới thôi. Thanhdanvan đã sang CPC từ cuối năm 1978, đã một vài lần suýt Tạch, may là số mình còn cao số nên giờ này có DK tâm sự với ĐC được. Cuộc đời người lính chiến thì có nhiều tâm sự lắm đấy, anh em mình có thời gian rảnh hãy nên trang gặp nhau và cùng nhau chia sẻ tâm sự nhé ?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Tám, 2013, 02:55:53 pm
Kính chào bác Thanhdanvan f302.
Tôi thích trang VMH đã lâu nhưng bận công tác nên ít vào trang để chia sẻ với anh em được.Nay được nghỉ hưu nên mới "lân la sang hàng xóm" đọc bài nghe lỏm tin tức.Rất cảm ơn bạn đã ghé thăm.Chúc bạn khỏe, hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 31 Tháng Tám, 2013, 03:38:41 pm
  Chào bác Đức Cường.
Sau tết âm lịch 15 ngày, cách đây 34 năm các bác cố bám trụ, không bỏ chạy, còn bọn tôi lúc đó đã tới ăngco vát sau nhiều ngày chốt đường và tạm nghỉ. Có lẽ đi theo đội hình quân đoàn "sướng" hơn, chỉ cố đánh chứ không cố bám ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Cutichiuchoi trong 31 Tháng Tám, 2013, 03:50:46 pm
Xin chào bác Đức Cường!
Từ cái hôm bác mở top này em đã vào xem hết tất cả các bài của các bác. Những bài bác viết thật hay, thật hấp dẫn và xúc động. Mong bác tranh thủ nhanh tay một chút, đừng nhỏ giọt như thanhh63 bác nhé, anh em nóng ruột lắm.
Ngày trước bọn em huấn luyện ở Khe Lang quê bác nhưng lúc đó bác đã vào quê bọn em rồi nên không gặp.
Bác cho em hỏi thăm chút nhé, em biết bác lính Hà Tĩnh 77; ngày xưa ở đơn vị em có anh Hồ Viết Văn cũng lính Hà Tĩnh 77, lúc đó ở C3, D4, E24, F10, QĐ3. Anh Văn được phong Anh Hùng lực lượng vũ trang năm 1978 do có thành tích bắn cháy chiếc xe tăng đầu tiên trên chiến trường biên giới Tây Nam. Sau đó anh Văn được ra Hà Nội và đi học sĩ quan, sau này ra trường tiếp tục về đơn vị công tác và là B.phó B em, nhưng khoảng năm 1980 em chuyển đơn vị công tác nên từ đó đến nay anh em không gặp nhau nữa. Nếu bác có biết thông tin gì về anh Hồ Viết Văn thì cho em xin bác nhé. Cám ơn bác!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: thanhh63 trong 31 Tháng Tám, 2013, 04:08:31 pm
Xin chào bác Đức Cường!
Từ cái hôm bác mở top này em đã vào xem hết tất cả các bài của các bác. Những bài bác viết thật hay, thật hấp dẫn và xúc động. Mong bác tranh thủ nhanh tay một chút, đừng nhỏ giọt như thanhh63 bác nhé, anh em nóng ruột lắm.
Ngày trước bọn em huấn luyện ở Khe Lang quê bác nhưng lúc đó bác đã vào quê bọn em rồi nên không gặp.
Bác cho em hỏi thăm chút nhé, em biết bác lính Hà Tĩnh 77; ngày xưa ở đơn vị em có anh Hồ Viết Văn cũng lính Hà Tĩnh 77, lúc đó ở C3, D4, E24, F10, QĐ3. Anh Văn được phong Anh Hùng lực lượng vũ trang năm 1978 do có thành tích bắn cháy chiếc xe tăng đầu tiên trên chiến trường biên giới Tây Nam. Sau đó anh Văn được ra Hà Nội và đi học sĩ quan, sau này ra trường tiếp tục về đơn vị công tác và là B.phó B em, nhưng khoảng năm 1980 em chuyển đơn vị công tác nên từ đó đến nay anh em không gặp nhau nữa. Nếu bác có biết thông tin gì về anh Hồ Viết Văn thì cho em xin bác nhé. Cám ơn bác!

Cái ông kẹ AG này chạy sang cả đây để "bêu xấu" đồng đội  >:( ;) Bác Cường đừng mắng bác ấy nhé, hắn cứ làm như em đi copy ở đâu về và dán cho hắn cả mấy chục trang liền một lúc vậy  ;D, cho dù hắn nói đểu bẩu em "văn hay, chữ tốt" thì cũng từ từ mới nhả được tơ, chứ huống hồ thằng đốt văn ... hóa như em hì hì ...
Mà bác Loicuti này, anh Cường quê Nghi Lộc, không phải Can Lộc hay Đức Thọ mà ông nhận vơ là "đồng hương" Khe Lang đâu nha  ;D

Bác Cường đi lính 77, quê Nghi Lộc, hôm bác Vượng giới thiệu, em cũng có hỏi bác ấy có biết anh Lương lính D bộ D3, E48, ... cũng quê Nghi Lộc, cũng lính 77 cùng bác, không biết bác có biết bác ấy không nhỉ ?  ;)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Tám, 2013, 05:30:34 pm
Chào anh Đức Cường ! Tôi và anh là những thành viên mới của trang MVH, mặc dù Thanhdanvan đã vào từ cuối năm 2012 nhưng chưa có nhiều chuyên môn nghiệp vụ trong việc đưa tin bài nên trang nên cứ gọi là lính mới thôi. Thanhdanvan đã sang CPC từ cuối năm 1978, đã một vài lần suýt Tạch, may là số mình còn cao số nên giờ này có DK tâm sự với ĐC được. Cuộc đời người lính chiến thì có nhiều tâm sự lắm đấy, anh em mình có thời gian rảnh hãy nên trang gặp nhau và cùng nhau chia sẻ tâm sự nhé ?
rất cảm ơn đồng nghiệp đã có những lời tâm sự, động viên cùng nhau xây dựng mái nhà chung. Đối với mình, những tháng năm ở chiến trường K không thể nào quên được. Thỉnh thoảng ta trao đồi thông tin nhé !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Tám, 2013, 05:36:11 pm
Chào Đức Cường c20.
Sao mấy ngày nay anh em trong Hội không ai liên lạc được với cậu là làm sao? Hay trong tác chiến bị "đối phương" tịch thu mất ai phôn rồi.Bạn kết nối với anh em để lấy thông tin nhé.
Vì máy điện thoại của tôi hết điện, sau đó lại bị rơi kẹt dưới bàn nên không thể tìm được, cũng may chiều nay quyết tâm tìm lần cuối thì laị thấy. Bạn thông cảm !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Chín, 2013, 12:14:53 pm
Lần đầu ra trận
Tám anh em chúng tôi được bổ sung vào đại đội 20 trinh sát sư đoàn nhưng vì chưa có nghiệp vụ trinh sát nên được huấn luyện “nghề” cấp tốc tại mặt trận. Trong khoá huấn luyện còn có 3 tiểu đội trinh sát của 3 trung đoàn E48, E52, E64. Tất cả đều là chiến sĩ mới quê ở Nghi Lộc – Nghệ Tĩnh bấy giờ. Còn tiểu đội trưởng là những cựu trinh sát nhập ngũ trước năm 1975, đã trải qua thử thách chiến tranh.
   Chúng tôi học chỉ có một “thầy” – đó là thầy Ký nguyên là thiếu uý, trợ lý ban trinh sát trung đoàn 48 điều lên, bạn bè anh thường gọi là “Ký mù” bởi anh phải thường xuyên đeo kính cận. Sau này về đơn vị, đại đội trưởng Lê Thanh Trung của tôi nói rằng: anh Ký là học viên xuất sắc khoá học viên trinh sát của trường sĩ quan lục quân 1. Chúng tôi chỉ học bản đồ và địa bàn, các phương pháp giao hội để xác định vị trí đứng và kinh nghiệm xác định phương hướng ở trong rừng, trong đêm có sao và mùa gió để phục vụ trực tiếp cho chiến đấu.
   Một đêm vào tháng 5 năm 1978 lúc đó khoảng 2h sáng, chúng tôi nghe tiếng súng rộ lên tất cả nhanh chóng ra vị trí chiến đấu. Cả một vùng trời khói lửa bốc cao nghi ngút. Không bao lâu sau, sư đoàn điện thoại xuống thông báo địch vào đốt làng, các đơn vị tăng cường lực lượng canh gác chờ sáng.
7h sáng hôm sau, toàn bộ lớp huấn luyện trinh sát nhận nhiệm vụ truy quét địch ẩn náu ở trong rừng và tổ chức phục kích địch thường ra đường gài mìn vào buổi đêm. Đây là tốp địch luồn sâu vào đất của ta vì rừng Lò Gò dày đặc gần như nguyên sinh. Trong rừng còn lưu lại nhiều dấu vết như hầm hào, nhà tạm, giếng,…nơi các đơn vị chủ lực miền của ta trú quân trong thời kì chống Mĩ, và nơi đây là diễn biến chính của cuộc hành quân gian sơn city của Mĩ. Ngôi làng địch vào đốt cách sư đoàn bộ khoảng 2 km theo trục đường 20 đi về hướng Lò Gò km0. Phân đội truy quét do đồng chí Dảnh-trợ lý trinh sát sư đoàn chỉ huy và được tăng cường 1 đồng chí thông tin 2W. Chúng tôi chỉ để lại 3 đồng chí nấu ăn ở ngoài đường 20, còn tất cả đi theo đường lâm nghiệp hướng về suối Đà Ha. Vào đến cửa rừng chưa xa, chúng tôi thấy một tốp chiến sĩ ta hối hả đi ra, đi trước là 2 đồng chí khênh thương binh máu chảy đầm đìa, đang kêu la và sau đó là một tốp thay phiên nhau khênh một tử sĩ xác bó trong túi ni lông rồi mà hôi thối kinh hoàng, ruồi nhặng bay theo như một đàn ong. Hỏi ra mới biết đồng chí này ở tiểu đoàn công binh 17 đi rà mìn bị địch bắn chết đã mấy ngày mà ta đánh mấy lần để lấy xác không được. Sự sợ hãi làm tôi choáng váng vì chỉ cách đây chưa đầy tám tháng vẫn là cậu học sinh chưa bao giờ tiếp xúc với cảnh tượng như vậy. Mọi người vẫn tiếp tục đi vào hết sức trật tự và yên lặng. Tôi liếc mắt nhìn các đồng hương hình như ai cũng có tâm trạng như tôi. Con đường được rà mìn đi đã hết, có một biển báo nhỏ viết nguật ngoạc trên bìa các tông: “Chú ý có mìn, đường chưa rà”. Chúng tôi lần từng bước theo dấu chân nhau. Mìn địch cài dày đặc chủ yếu là râu tôm, hình như đã có tốp bộ đội nào đó đi trước nên cắm cành cây để làm dấu cho người đi sau. Đồng chí chỉ huy thông báo đã rất gần địch phải tản ra hai mép đường đi khom tiến vào. Chúng tôi vừa bắt được liên lạc tiếp xúc với bộ binh C10-E48 cũng là lúc C10 nổ súng đánh vào chốt đường của địch. Súng bộ súng binh cả 2 bên bắn đua nhau bắn loạn xạ. Thú thật, tôi dám chắc rằng cả 2 bên đều không thấy nhau bởi rừng rất dày. Ta hô xung phong để “hù” địch chứ không ai lên cả, chúng tôi cũng hô theo cùng bộ binh đến lạc giọng để lấy lại dũng khí và để chúng hoang mang. Nhưng rồi địch cũng rút và ta đã chiếm được chốt địch. Chúng để lại khá nhiều lựu đạn trên công sự, chúng tôi không dám lấy sử dụng vì sợ gặp phải lựu đạn nổ tức thì, thì oan uổng.
Một lúc sau, địch dùng hoả lực tập kích vào trận địa của chúng tôi. Chúng bắn cối 60 và M79 khá chính xác (vì chỉ xác định phương hướng và ước chừng cự ly chứ không thấy nhau). Chúng tôi phải vào hầm trú ẩn vì sợ dính mảnh đạn. Hầm chốt này do địch đào có cả giao thông hào đi lại thông nhau. Tôi nhảy xuống hầm có nắp của một đồng chí bộ binh tóc xoăn, hỏi mới biết cùng quê Nghi Lộc, cùng nhập ngũ tên là Chung (sau này ra Bắc, về quê chúng tôi có tìm nhau).
Tôi và một đồng chí trinh sát nữa được lệnh lên bám địch phía trước và có một đồng chí bộ binh cầm hoả lực B40 hỗ trợ. Bò được khoảng 100m, tôi chột dạ lúc nãy nghe tiếng nổ đề pa (đầu nòng) của M79 rất gần, nếu tiến nữa thì rất nguy hiểm. Ông bạn BB cầm B40 lúc nào cũng bò sau nếu “ông” bắn thì chắc mình sẽ chết trước lúc địch chết. Hơn nữa, chỉ có ba người thì làm sao trụ nổi và chúng tôi quay lại báo cáo: “rừng dày quá không đi xa được, với lực lưỡng ít thế này địch phát hiện sẽ rất nguy hiểm”. Có lẽ ai cũng biết vậy nên đồng chí chỉ huy bảo thôi.
Chập chiều, chúng tôi được lệnh trên (qua máy 2W) lùi lại phục kích địch, buổi đêm cắt đường ra cài mìn. Trời mưa rả rích mà chúng vẫn phải đào công sự nằm chiến đấu. Tôi được giao bố trí và giật mìn ĐH10 (định hướng của ta) - Nhiệm vụ phát hoả đầu tiên cho trận đánh. Hai chúng tôi nằm chung 1 hầm thay nhau quan sát. Khoảng nửa đêm, tôi thấy như có con gì bò sột soạt dưới tăng (vì trải hai lớp tăng) và cắn đau dưới bụng và chân. Đến lúc không thể chịu đựng được nữa, tôi kéo tăng lên kiểm tra xem thì ra đó là một tổ mối rừng to như con ong mật cắn tan cái tăng hai lớp chui lên. Nếu cố nằm thì mối cắn cũng chết bởi bụng tôi đã bị cắn nổi dị ứng như nổi mày đay, thế là đành liều phải ngồi xổm cả đêm, trời thì mưa và đầu óc thì căng thẳng chỉ mong trời mau sáng. Khổ ơi là khổ! Nhưng rồi một đêm thanh bình cũng trôi qua.
Sang ngày thứ hai. Ăn cơm nắm nuôi quân đưa vào. Toàn quân đội dàn hàng ngang mỗi người cách nhau 5m, đi càn trong rừng cho đến khi ra tận bờ kênh (giáp đường 20) thì đã buổi trưa. Chúng tôi phát hiện nơi ém quân bí mật của địch trước khi vào đốt làng. Ra đến đường 20 ăn cơm trưa xong, chúng tôi lại càng trở lại tuyến mới cạnh tuyến càn sáng nay mà không gặp địch. Chiều tối, chúng tôi lại đào công sự để phục kích, đồng chí chỉ huy dẫn các toán trinh sát chỉ từng vị trí mai phục. Đồng chí A trưởng dẫn đầu khi đi qua bãi tranh săng đá phải dây lựu đạn. Tôi đi thứ 5 vẫn nghe rõ tiếng nổ “bép” của tiếng nổ xuỳ và tiếng hô của ai đó “Lựu đạn!” Mọi người chạy hai, ba bước và lao người nằm xuống. Oàng! Khói mù mịt. Tôi nghe tiếng nói “có ai việc gì không?” Tôi dậy thì thấy mọi người đã đứng lên cả. Hú vía, không ai việc gì mới lạ. Tôi thầm nghĩ lính trinh sát cựu binh nhanh và bình tĩnh thật, anh bạn đeo máy 2W nặng vậy mà vẫn kịp bật người ra sau mà nằm xuống. Đây là bài học đắt giá cho nhiều đồng chí tân binh mới vào như chúng tôi, bởi sau 4÷8 giây (tuỳ loại) lựu đạn mới nổ nếu bình tĩnh vẫn đủ thời gian xử lý an toàn. Sau này trong đại đội tôi, có đồng chí Thu “đen”- người xã Nghi Khánh huyện Nghi Lộc bị thương vào bụng phải cắt mất gần 2m ruột do đá phải lựu đạn nghe tiếng nổ xuỳ mà vẫn quay lại đứng nhìn!
Suốt đêm đó, chúng tôi mai phục mắt căng theo sợi dây mìn định hướng song vẫn không gặp địch. Sáng dậy, chúng tôi được lệnh rút về tuyến sau để huấn luyện trinh sát tiếp. Lần đầu ra trận của tôi chỉ đơn giản như vậy. Những cảnh tượng tác động trước lúc vào trận, rồi cùng C10 –E48 nổ súng, rồi còn phải đối phó với muỗi, với mối rừng đã dần tôi luyện mình trở thành một trinh sát có bản lĩnh, gan góc, kiên cường. Lính chiến lần đầu ra trận có lẽ ai cũng trải qua những giây phút như vậy phải không các bạn?





Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Chín, 2013, 01:22:49 pm
Chào anh Đức Cường ! Tôi và anh là những thành viên mới của trang MVH, mặc dù Thanhdanvan đã vào từ cuối năm 2012 nhưng chưa có nhiều chuyên môn nghiệp vụ trong việc đưa tin bài nên trang nên cứ gọi là lính mới thôi. Thanhdanvan đã sang CPC từ cuối năm 1978, đã một vài lần suýt Tạch, may là số mình còn cao số nên giờ này có DK tâm sự với ĐC được. Cuộc đời người lính chiến thì có nhiều tâm sự lắm đấy, anh em mình có thời gian rảnh hãy nên trang gặp nhau và cùng nhau chia sẻ tâm sự nhé ?
Chào Thanh dân vận.Tôi đọc bài anh viết và suy ngẫm so sánh ,tôi thấy mừng và ghen tỵ với anh đó, như vậy ở chiến trường nơi anh công tác có cả các em thì đỡ nhớ nhà và có liều thuốc tinh thần rồi .Anh còn quen cả con gái K nữa.Tôi thấy con gái K không thật đẹp,như anh mô tả đâu vì dân tộc họ da đen tóc ai cũng xoăn .Có lẽ cô gái anh quen là người Hoa,hoặc việt kiều .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 02 Tháng Chín, 2013, 01:36:36 pm
.. .Anh còn quen cả con gái K nữa .Tôi thấy con gái K thật không đẹp,như anh mô tả đâu vì dân tộc họ da đen tóc ai cũng xoăn .Có lẽ cô gái anh quen là người Hoa,hoặc Việt kiều .

 Người ta vẫn nói: Chém cha không bằng pha tiếng. Có nghĩa là chế nhạo nhau rồi bắt chước tiếng địa phương của nhau để pha trò, bôi bác nhau thì việc "xúc phạm" bị cho là nặng nề. ;D

 Tuy nhiên, một điều còn nặng hơn nhiều, đó là "xỉ Quốc" của dân tộc nào đó thông qua chê: Con gái, phụ nữ nước đó ... không đẹp. ;D

 Song cũng vẫn phải công nhận là bác nói đúng sự thật. Một thực tế rất rõ ràng là phụ nữ con gái K lúc đó không hề đẹp một chút nào, tất nhiên là những người lính ta vẫn gặp. Hiện nay thì khác nhiều rồi, con gái K bây giờ thì nhiều người lại rất đẹp.

 Không tin, mời bác vào đây để nghiên cứu về nét đẹp của phụ nữ Kh'mer hôm nay.

 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,27914.0.html


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 02 Tháng Chín, 2013, 02:50:45 pm
Em Thơ chào anh Đức Cường. Trước hết em cám ơn thịnh tình của anh khi có lời đón em khi viền quê. Đúng vậy anh ạ, từ hồi nào đến giờ mỗi lần viền Thanh Hóa thì em bay ra Nội Bài rồi mới ngược vô quê, ngái quá mà đi xe lại mệt nữa. Gần mười năm nay, các anh CCB  cùng đơn vị ở bên K cư ngụ tại Vinh mới hướng dẫn em viền qua sân bay Vinh và mỗi lần em ra Bắc thì mấy ảnh lại ra sân bay đón em. Có lần gần đây anh Tranphu341 đang công tác tại Vinh còn cho xe chở em viền Thanh Hóa luôn, khỏe lắm. Mùa lạnh năm rồi em ghé thăm các anh, rồi về thăm mẹ già và anh chị Vaphothotu với đoạn đường từ Vinh viền cũng ngái trong khi anh thầy Va còn lừa điện thoại bảo em đi xe về "núi Bua" sẽ tới nhà. Em cứ liều đi trong đêm tối rồi cũng tới. Rất vui vẻ khi gặp cả gia đình, có cả một cô giáo đồng nghiệp của anh chị và đặc biệt gặp mẹ rất khỏe mạnh vui vẻ. Em gửi anh mấy tấm hình chuyến đi ấy. Khi nào viền qua Vinh em sẽ báo các anh và hy vọng có dịp thăm gia đình. Chúc anh và gia đình mạnh giỏi.

Sáng nay trời âm u, mặt đất nhàn nhạt sương mờ, nhiệt độ xuống thấp hơn. Tạm biệt mẹ cha và anh em, bà con làng xóm. Tạm biệt vùng quê yên ả, chúng con vô Nam và hẹn ngày viền thăm mẹ những lần sau không xa.
ĐƯỜNG VÔ XỨ NGHỆ QUANH QUANH
NON XANH NƯỚC BIẾC NHƯ TRANH HỌA ĐỒ

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0214_zps39d122b8.jpg)

Tạm biệt quê hương Thanh Hóa, chúng tôi tiếp tục hành trình vào thành phố Vinh thăm các đồng đội đơn vị "vận tải quân sự chiến trường K"
Theo hướng dẫn của đồng đội. Trước cổng Bộ tư lệnh Quân khu 4. Chúng tôi bước xuống xe, cùng những mái đầu "muối nhiều hơn tiêu" là anh Trung cựu văn thư BT 179. Anh Tuất cán bộ chính trị. Mậu cựu công vụ chính ủy Sơn. Toàn C2 quân vận. Anh Đảng kế toán kho hàng ào vào nhau tay bắt mặt mừng ôm chầm vào mà đấm nhau thùm thụp như những chàng lính tình nguyện hai mấy tuổi đầu ngày còn ở Phnompenh. Sau đó chúng tôi về gia đình dùng cơm thân mật sau hơn ba mươi năm gặp lại nhau

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0215_zpsff963af3.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0216_zpsabc32147.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0220_zps9673d8ab.jpg)

Chúng tôi hàn huyên tâm sự và rất mừng sau cuộc chiến, trở về cuộc sống đời thường thì ai trong chúng tôi cũng ra sức phấn đấu nên ai cũng có cuộc sống phát triển bền vững và thành đạt. Chúng tôi điểm lại các đồng đội đã hy sinh, những đồng đội đã mất do bệnh tật và kể cho nhau bao điều cùng quan tâm của từng gia đình mỗi người.
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0222_zpsb012ef56.jpg)\

Theo lịch trình của đồng đội tại thành phố Vinh. Buổi chiều cả đoàn thăm quảng trường Hồ Chí Minh trước khi về thăm quê Bác.
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0235_zpsa4548f50.jpg)
Hành trình tiếp theo thật sự làm tôi súc động vì đây là lòng mong ước tôi từng ấp ủ nhiều năm nhưng chưa có dịp thực hiện. Đó là thăm hai quê thân sinh Bác, mà thật vô tình tôi không biết Nam Đàn quê Bác cũng gần Vinh. Qua những ao sen liên tiếp, chúng tôi vào cổng làng Hoàng Trù, quê ngoại của Bác. Sau khi Anhtho dâng hoa lên bàn thờ tổ, cả đoàn theo sát cô hướng dẫn viên. Trong suốt thời gian theo dõi cô hướng dẫn viên với chất giọng véo von xứ Nghệ, đôi bàn tay uyển chuyển chuyên nghiệp của cô  thật truyền cảm trên từng hiện vật như: Trang thờ, Liễn phong,  bàn làm việc sách bút nghiên, bộ đồ trà rượu, cái chõng tre tiếp khách của các cụ, cái giường gỗ đơn sơ nơi sinh ra vị lãnh tụ của dân tộc, cánh võng, cửi dệt, rương gỗ, bếp nấu, cối giã gạo, chuồng trâu. Cây mít v.v. Đã làm tôi luôn trào nước mắt

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0242_zpsd9a104c6.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0244_zps0ddc36ba.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0254_zps1ef22f8e.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0251_zps26350483.jpg)

Có một điều làm tôi băn khoăn là: tất cả những căn nhà hai quê nội ngoại của Bác thật nhỏ nhắn xinh xắn, sạch sẽ như nhà mô hình, cửa qua các không gian khác nhau rất thấp, được bố trí phòng ốc với những chức năng riêng biệt ví dụ phòng ngủ của cha mẹ, của con trai, con gái dậy thì riêng biệt, đồ đạc gia dụng, gia cụ đều rất đơn sơ mộc mạc, mà tất cả những cái đó gắn liền với cuộc mưu sinh của con người cũng mang nét đặc trưng độc đáo của người dân Trung du nơi đây, khác hẳn kiểu cách nhà ở và cách tổ chức cuộc sống của người dân các vùng miền khác, nhất là vùng biển quê tôi.  Đ/C Tuất, nguyên cán bộ ban chính trị E, trong khi tác nghiệp đã làm rơi Camera hai lần xuống sân beton, may là đồ “nồi đồng cối đá” nên không sao.

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0246_zps07ef0768.jpg)

Tôi hơi sững lại vì nghĩ tình cảm mình yếu đuối, liếc nhanh qua Anhtho, các bạn đồng đội Vinh và những du khách khác thì cũng giống nhau cả, mắt ai cũng đỏ hoe, nhất là đồng đội tôi là dân bản xứ, tới thăm di tích nhiều lần vẫn không chế ngự được xúc động dâng trào


(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0260_zps58eea435.jpg)

Qua gần 2km xa xa là núi Chung, tại quê nội Bác, ngoài khu di tích nhà gỗ tranh, còn có  quần thể khu lưu niệm to lớn hoành tráng bằng kiến trúc cổ với vật liệu hiện đại và gỗ quí, bảo quản những hiện vật, hình ảnh Bác cùng các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam, những chính khách nước ngoài trong suốt chiều dài lịch sử cứu nước
Sau lưng tôi là màu hoa tím loa kèn trong vườn hoa quê Bác là hoa khoai lang. Theo lời hướng dẫn viên : một lần Bác về thăm quê, các đ/c trong tỉnh ủy đề nghị làm một vườn hoa trước căn nhà cho đẹp. Bác đồng ý nhưng gợi ý là trồng khoai lang để vừa tăng gia sản xuất ra lương thực lại vừa có hoa khoai lang mang màu tím thủy chung đẹp mắt
Chiều cả đoàn về nhà anh Trung, cựu văn thư E685 dùng cơm thân mật và sau đó anh Trung và các đồng đội Vinh đề nghị ở lại Hưng Nguyên, thông báo tập hợp thêm những đồng đội khác chưa đến do công việc ban ngày, tổ chức chơi thâu đêm nay. Nhưng thời gian quá ngắn, còn thăm nhiều địa chỉ khác, đồng đội chấp nhận chia tay và anh Trung chở chúng tôi về thành phố.


Hơn 20h tối. Vừa hành tiến vừa liên lạc với anh Vaphothotu để tới thăm gia đình. Theo hướng dẫn của thầy giáo, từ đường lớn quẹo vào làng hàng chục km trong đêm tối tìm hướng núi Bua - Nghi Vạn, trong khi lái xe nói: em là dân xứ này mà chưa từng nghe địa danh này. Con xe chồm lên hụp xuống  như phát rồ khi gặp ổ gà, sống trâu để lại bụi mù đỏ cạch. Rồi đích cũng đến, đại gia đình đón chúng tôi trong không khí ấm cúng chân tình qua những nụ cười, bắt tay thân thiện của anh chị Vaphothotu cùng các con cháu và đặc biệt tôi được nắm bàn tay gân guốc nhưng ấm áp của mẹ già sắp gần tuổi “thiên tuế” mà tôi cảm thấy an lòng. Tại nhà Vaphothotu hai thầy cô giáo, chúng tôi trao đổi rất vui vẻ, chân tình, trong đó có sự hiện diện của thành viên mới là Cuoi9410,  xin được bật mí cũng là  một cô giáo cùng trường với  Vaphothotu ở Nghi Vạn. Chỉ với thời gian tiếp xúc ngắn ngủi nhưng qua nề nếp gia phong từ các thế hệ gia đình, Anhtho cảm nhận đây là một tế bào xã hội thật lành mạnh, đoàn kết và phát triển bền vững, rất quí và trân trọng trong xã hội hội nhập này. Tình cảm dạt dào, tâm sự còn nhiều, nhưng thời gian không cho phép. Vetran – Anhtho cáo biệt gia chủ “Tứ đại đồng đường”tạm biệt @Cuoi9410 quay lại thành phố để ngày mai trở về Nam. Sáng sớm, cha con anh thầy tiễn chúng tôi tại phi trường Vinh tới tận lúc chúng tôi vào phòng cách ly. Thật chân tình cảm động, cám ơn tình cảm của gia đình anh thầy. Cũng tại sân ga, Anhtho liên lạc được với anh Quang266 , ai ngờ anh cũng sống ở Vinh. Tiếc quá thời gian không cho phép, thôi hẹn dịp sau.

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0274_zpsa96e279b.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0273_zps3b73bb2b.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0270_zps41e2733f.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0266_zpsfa14ed64.jpg)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0031_zps14cc51e8.jpg)

                  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 02 Tháng Chín, 2013, 08:39:56 pm
Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Đức k8 và cảm ơn Anh Thơ đã có lời chúc mừng sinh nhật Vaphothotu.
   Đọc bài và xem lại một số hình ảnh của vợ chồng Anh Thơ - Vêtran với đồng đội xứ Nghệ thật cảm động. Đặc biệt là thịnh tình của hai bạn đối với gia đình thì có lẽ Vaphothotu không bao giờ quên được.
Thú thật trước đó Anh Thơ có hỏi tôi từ Vinh vào quê anh có xa không? Tôi đã vẽ lên trước mắt em một con đường xa lăng, xa lắc với ổ trâu ổ gà...với mục đích là "bí mật" nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nhưng rồi một đêm giá lạnh, tôi nhận được điện của Anh Thơ...(Vêtran bí mật không lên tiếng, chắc tạo bất ngờ).
  Thưa các bạn.Hỏi đường ban ngày đã khó, huống hồ là ban đêm.Âý vậy mà trong đêm tối Anh Thơ đã tìm ra ngôi nhà bé nhỏ của đại gia đình chúng tôi nơi xóm vắng.
  Hai bạn đến quá đột ngột, lại bất ngờ đối với các thành viên trong gia đình nên sự đón tiếp rất đơn sơ chỉ có "cây nhà là vườn" thôi.
Lần này, nghe nói Anh Thơ sắp viền quê.Vui quá.
  Vậy là lần này đón gia đình Anh Thơ còn có anh Đức Cương và anh Quang 266 nữa, "đội ngũ cầm bút" ở Vinh khá hùng hậu rồi.Vaphothotu không còn đơn thương độc mã nữa.
Hẹn gặp nhé....


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 03 Tháng Chín, 2013, 05:04:52 am
Chào bạn.
Tôi chỉ trực tiếp cầm súng chiến đấu với tư cách là lính bộ binh tại Lò Gò chỉ có ba ngày ba đêm.Nhưng sự gian khổ, ác liệt có lẽ bằng cả hàng năm trời sống trên đất K.Chúng tôi lên chốt lúc mờ sáng thì mấy chục phút sau cả c9, d6, ẹ 52 bị vây.Chúng tôi phải nhịn đói, nhịn khát ba ngày ba đêm.Bụng không thấy đói nhưng khát bạn ạ.Anh em chúng tôi phải đái ra mà uống.Ngoài ra còn bị "cơn nghiện" thuốc lá hành hạ nữa chứ.Một ngày ở chốt bằng nghìn thu ở ngoài.
   Còn lần bọn Pốt sát hại đồng bào ta ở một cái làng gần bờ mương tôi cũng có biết.Hình như chúng tràn qua ban đêm.Đốt nhà. Giết người bằng dao, rựa(không dùng súng).Độc ác hơn thời trung cổ.
 Xin được chia sẻ với tâm trạng của anh tân binh Đuccuong ngày đầu tiên xung trận.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 03 Tháng Chín, 2013, 08:33:49 pm
Chào bác chủ Đức Cương, chào các bác tham gia topic. Cuộc đời quân ngũ của tôi bắt đầu từ tuổi trăng tròn cuối những ngày tháng cuộc chiến tranh giành độc lập. Nhưng số mệnh là thế. Khi nghe các bác kể chuyện chiến chinh, tôi rất cảm phục và cũng đồng thời hổ thẹn với mình vì "nhát như thỏ đế" trong mọi hoàn cảnh. Tôi xin kể với bác thời kì tôi công tác ở K

-  Theo tuyến giao liên của cục vận tải tổng cục hậu cần. Chúng tôi tới thủ đô Phnompenh – Kampuchea sau một ngày hành quân qua cửa khẩu Mộc Bài -Tây Ninh. Các bạn nữ được thực tập ở quân y viện V binh đoàn Cửu Long tại thủ đô. Nam học viên thực tập ở Sư đoàn 7 binh đoàn Cửu Long trong khuôn khổ tác chiến của mặt trận 479 tại tỉnh Komponspeu. Xuất phát từ thủ đô Phnompenh hành quân đi cố đô Udong. Ba tháng đầu tiểu đội một của tôi thực tập tại trạm xá sư đoàn, nói chung việc thu dung điều trị thương bệnh binh từ chiến tuyến đưa về là công việc thường qui mà cũng không gay cấn câu thúc nhiều. Tôi chỉ ghi nhận một vấn đề là tỷ lệ sát thương đối với bộ đội ta chủ yếu do mìn, còn thương tích do đạn bắn thẳng rất ít vì tụi địch bị quân ta lùa vào hang hốc trong núi nên chỉ đánh lén và cài mìn là chính, ít có những trận gây thương vong lớn. Bệnh binh chủ yếu do sốt rét với các thể ác tính như: thể tiểu huyết cầu tố, thể não và đặc biệt gan lách rất to. Thường các y sinh thực tập được xắp xếp sống trong mấy lán trại làm bằng lá thốt lốt bên bờ một cái hồ, mùa khô đang cạn nước, bên kia hồ là khu điều trị và nơi ở của cán bộ và nhân viên trạm xá sư đoàn trong các căn nhà xây nhưng không còn cánh cửa nào, sát trục lộ đi Komponchnan. Do vậy ngủ ở những căn nhà ấy rất ngán, chưa biết chừng mấy bạn Pốt hỏi thăm lúc nào nên ai cũng cảnh giác
- Suốt thời gian thực tập ở trạm xá sư đoàn, tôi ghi nhận mấy sự kiện để nhớ. Hôm đó, tôi trực cấp cứu với thiếu tá bác sỹ Xuân Đán trạm xá trưởng. Khoảng bốn giờ chiều thì nghe tiếng nổ rất lớn phía đại đội xe sư bộ. Bình thường thôi, chiến trường mà. Nhưng không, ngay lập tức bốn cái băng ca khiêng đến bốn thân hình không nguyên vẹn, mặc dù đã huy động cả trạm xá sư đoàn tham gia cấp cứu khẩn cấp nhưng không ai qua khỏi, thượng úy đại đội trưởng là người la hét kích động nhất nhưng kết thúc ra đi nhanh nhất chừng hai mươi phút. Một trái mìn xóa sổ ban chỉ huy đại đội xe trong đó có liên lạc viên bằng tuổi tôi. Chiến tranh là vậy, tổn thất đồng đội ai cũng xót đau, thượng úy Vinh chính trị viên trạm xá khóc rưn rứt. Ban chính sách và cả trạm xá sư đoàn lặng lẽ khâm niệm các anh bằng những cái túi tử sỹ rất sẵn có ở chiến trường. Đêm đó đối với tôi thực sự là đêm căng thẳng vì trong kíp trực nên phải ngủ bên cạnh trông coi bốn thi hài đồng đội nằm trong bốn quan tài nhôm chờ ngày mai đưa các anh ra phi trường Pochenton bay về tổ quốc. Mà nói phòng cấp cứu cho oai chứ đó là cái kho cũ cải tạo tạm, chỉ che chắn bằng mấy tấm paraban vải trắng ngăn cách khu để thi hài và giường nằm trực của y sinh, mà ngày đó tôi cực kỳ sợ ma. Từ vụ này và những trường hợp thương tích khác của cả ta và địch, tôi ghi nhận một điều thuộc về dấu hiệu lâm sàng: Nạn nhân càng la hét kích động nhiều thì càng kết thúc sự sống nhanh, ngược lại nạn nhân thoi thóp im lìm do vô cảm thì lại có cơ may thoát chết vì có một nghịch lý khi xử lý thương tích nhiều người một lúc thì nhà chuyên môn thường ưu tiên những người thoi thóp sợ họ sắp đi sớm còn người la hét kích động nhiều thì cho là còn khỏe nên dễ bị một kết thúc xấu nhanh hơn. Còn chuyện nữa, anh Tuấn (quê Hải Hưng) y tá lâu năm ở tổ phẫu cơ động của trạm xá. Tối nào cũng thấy anh tự tiêm vào đùi mình, sau này mới biết anh bị khủng hoảng tinh thần và trầm cảm quá mức nên mỗi tối phải tiêm Morphin cho qua cơn vật vã hoang mang, mà lúc này anh đã nghiện nặng bởi các cơ số chống sốc cơ động đều bị mất thuốc này. Còn trường hợp chưng nước cất bằng dụng cụ cũ kĩ để pha bột glucoza tiêm truyền hoặc lấy trái dừa không già không non vạt vỏ ngoài, sát khuẩn rồi cắm kim truyền tĩnh mạch cho bệnh binh sốt rét. Những chuyện này các thầy cô trong trường không dạy và cũng không tìm thấy ở y văn nào nói tới. Trong thời gian thực tập cũng có những đồng chí bệnh binh không qua khỏi những trận sốt rét tiểu huyết cầu tố hoặc sốt rét thể não, nhìn cảnh đồng đội ra đi trong vật vã cuồng loạn rất đau lòng mà sau này khi về sống trong yên bình, tôi có suy nghĩ “Những cái chết của đồng đội, ngoài sát thương do hỏa khí thì yếu tố dịch tễ khốc liệt của rừng thiêng nước độc cũng cực kì  tai hại, nhưng cũng không loại trừ yếu tố thiếu thốn thuốc men và cả khả năng chuyên môn lúc đó quá thiếu và yếu so với yêu cầu chiến trường”. Một chi tiết nữa cũng làm tôi suy nghĩ một thời gian dài. Hôm đó phiên trực của Quí và Khánh, trời chập choạng tối, ngồi dưới lán không đèn đóm cũng buồn, cả tiểu đội tập trung lên khu cấp cứu ngồi tán chuyện chơi. Lúc sau có một tàn quân Khơme đỏ bị thương do bộ đội bạn đưa vào cấp cứu. Ngồi xa năm mét nhưng nghe tiếng rít ở vết thương theo nhịp thở là tôi biết chắc bị vết thương ngực hở, mà nguyên tắc cấp cứu vết thương này phải cực kỳ nhanh chóng nếu chậm trễ nạn nhân chết rất nhanh khi các thùy phổi sẽ teo lại vì khí chèn ép từ khoang ảo màng phổi. Nhưng từ bác sĩ trực chính đến kíp trực thờ ơ, không hề có động thái nào, một lúc sau cái gì tới đã tới. Đành rằng trước hòn tên mũi đạn của hai phe đối địch ai phản xạ nhanh thì sống nhưng những trường hợp như thế này...? Sau này về Việt Nam có những lúc ôn lại sự cố vừa qua lại gây thành tranh luận căng thẳng tới mức có đồng môn nâng vấn đề nên thành quan điểm chính trị, nhưng sự hối hả cho thi cử cũng không còn thời gian cho những ưu tư. Rồi thời gian thực tập ở Udong cũng trôi qua trong điều kiện đặc biệt thiếu nước đến trầm trọng, mặc dù đóng quân ngay cạnh một cái hồ lớn nhưng quan sát số nước còn lại dưới đáy hồ có cảm giác đặc quánh một màu xanh rêu nên không anh nào đủ can đảm tắm giặt. Ba bốn ngày mới canh me ngoài cái giếng duy nhất của Phum múc được xô nước tắm qua loa cho đỡ ngứa, quần áo thì ít nghĩ tới giặt cho nên toàn thân anh nào cũng có mùi đặc biệt. Thời gian này tôi có cảm tưởng như mình đang sống trong một thế giới xa lạ, không hề có gì đảm bảo chắc chắn cho một cuộc sống thật trong những mối quan hệ phi gia đình, phi gắn kết hữu cơ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 04 Tháng Chín, 2013, 02:00:09 pm
Âỳ dà, khách khứa đầy nhà thế này mà ông chủ Cuong đi đâu mà không thấy ra đáp lễ hầy.
Bác phải ra tiếp khách và kể chuyện đi chứ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 06 Tháng Chín, 2013, 06:49:13 pm
"Đời quân ngũ"Đã đọc nhiều lần bài viết của "Vệ Trần"Xin cảm ơn những lời tâm sự góp ý bằng những câu chuyện đi thực tập ở chiến trường K.Trong bài viết không thấy đề thời gian sự kiện.tôi và một người bạn nữa đọc muốn biết để rõ hơn tính khốc liệt chiến trường vì tính khốc liệt giảm dần theo thời gian.Mong Bác tâm sự thường xuyên nhé.
Vâng xin chào bác chủ Đức Cường và bác Vaphothotu đã theo dõi bài tôi viết và cũng xin lỗi vì bài viết trước, tôi không nói rõ thời gian tôi đến Sư 7 Binh đoàn Cửu Long thực tập. Đó là vào khoảng nửa cuối mùa khô năm 1979 và điểm tập kết đầu tiên là Sư bộ, sau đó chúng tôi xuống bệnh xá F thực tập 3 tháng như tôi đã kể. Ba tháng tiếp theo  chúng tôi xuống tiểu đoàn thực tập “chiến thuật quân y” và đây là thời gian nhớ đời nhất và mang dấu ấn đậm nhất trong 20 thâm niên quân ngũ của mình. Tôi cùng hai đồng môn là Khánh, Hòa đeo ba lô, vác cây AK Tiệp duy nhất của tổ theo chân một giao liên sư đoàn 7 rời khỏi thị trấn lúc mờ sáng đi về hướng Bắc… Xuyên qua hàng  chục km đường rừng, không ghé vào E bộ mà đến thẳng tiểu đoàn 3. E 141. F7, gần  một dãy núi  dài, không cao lắm mà đồng đội ở tiểu đoàn chiến đấu gọi là núi Uran. Tôi cũng hơi thắc mắc trong đầu: Không biết đó có phải là tên thật của dãy núi ấy không? Vì tôi nhớ lại hình như cái tên Uran là địa danh ở Liên Xô mà tôi biết qua phim ảnh khi còn ở miền Bắc cơ mà! Nhưng trước thực tế chưa biết cái gì sẽ tới với mình trong ba tháng tới nên tư duy của tôi cũng không xoáy sâu vào thắc mắc ấy. Dọc đường đi lúc nào cũng có cảm giác rờn rợn, tiếng chim lợn, tiếng chèo bẻo kêu làm lạnh xương sống nhưng kinh hãi nhất khi dọc đường tôi gặp cơ man nào là những bộ xương trắng hếu trên cát sạch sẽ như được rửa ráy lau chùi mà chả ai quan tâm dọn dẹp. Đến chiều hôm đó tới đơn vị thực tập là một đơn vị chiến đấu đóng quân ở quanh một khu trảng khá lớn, ngoài số doanh trại tạm bợ còn có một số nhà hoang bằng gỗ lợp ngói chắc chắn dọc hai bên đường toàn cát, tiểu đoàn tận cho D bộ. Suốt quá  trình thực tập cũng không có gì phức tạp, công việc thường qui là xử lý thương tích nhưng cũng rất ít xảy ra,  mà chủ yếu là sốt rét, cán bộ chiến sỹ sốt rét đến vàng da, bạc mặt, môi thâm tím, cặp mắt trắng dã không có hồn, thân hình tàn tạ của những cơ thể đáng lẽ rất cường tráng của tuổi trên dưới hai mươi, nay với những bước chân xiêu vẹo hết sinh khí. Tổ thực tập chúng tôi rất vất vả với những ca sốt rét thể não, khi lên cơn thì đến hai chiến sĩ đè lên bệnh nhân cũng không lại cái sự run rẩy vật vã la hét chửi bới kháng cự khi tôi tiêm một ống Quinine vào cái mông teo cơ nép kẹp, ngược lại lá gan và lá lách sưng phù, có cảm giác đụng mạnh là vỡ ngay, trông thật ái ngại. Ký sinh trùng sốt rét khu vực này chủ yếu C. Fancifarum và C. Malaria cho nên hay xảy ra những ca sốt rét thể não và tiểu huyết cầu tố. Thuốc men có hạn, tôi chỉ điều trị cắt cơn rồi chuyển quân y tuyến sau bằng cáng võng, đi bộ nhiều km đường rừng về trạm xá E hoặc chuyển tiếp về D quân y F. Chiến sỹ đơn vị thì hầu như ai cũng phải nuôi kí sinh trùng sốt rét trong máu như vậy nhưng riêng với tôi, sao trời đoái thương vì cả cuộc đời chiến sĩ dù đã ở rừng rú rất nhiều kể cả trong vùng sốt rét nặng khi đi tăng gia lương thực ở Long Khánh, Lâm Đồng vùng chiến khu D những năm 1975 – 1977 nhưng chưa bao giờ tôi bị sốt rét và cũng không bao giờ uống thuốc ngừa sốt rét, không lẽ tôi được muỗi sốt rét ưu tiên. Thời gian đầu, tôi ở D bộ với anh Lâm y sĩ và hai y tá Toàn, Phong  trong một căn nhà gỗ, lợp ngói rất chắc chắn, nhưng đêm nào tôi cũng thao thức sợ bị tập kích. Việc tiếp theo là căn cứ những kiến thức đã được truyền thụ ở trường, so sánh, khảo sát thực tế việc bố trí lực lượng thực hành chiến thuật quân y cấp tiểu đoàn: Với sơ đồ trận địa, tình hình địch, mục tiêu tiến công, bố trí hỏa lực, số và chất lượng hệ thống giao thông. Chỉ huy quân y cấp tiểu đoàn chúng tôi luôn bám sát sĩ quan tác chiến, từ đó đề ra tình huống giả định, xây dựng kịch bản, tổ chức chỉ huy toàn bộ quá trình hoạt động của quân y các đại đội, tổ cứu thương của tiểu đoàn sao cho tiếp cận thương binh để cướp cứu và cấp cứu kịp thời nhất, chuyển thương nhanh chóng an toàn nhất, giảm thiểu tình huống tái chấn thương và tránh các khả năng xấu nhất đến với thương binh. Nhưng tôi nhận thấy lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết khi vào trận mới thấy muôn vàn bất trắc xảy ra mặc dù kịch bản khá nhuyễn nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Ngoài ra số và chất lượng lực lượng quân y, phương tiện vận chuyển, cơ số cấp cứu  cũng là những yấu tố cần và đủ để công tác phục vụ chiến đấu đạt hiệu quả cao. Tất cả những thu thập từ đợt thực tập chúng tôi sẽ có dịp rút kinh nghiệm so sánh với lý thuyết để áp dụng trong thực tiễn sau này khi về các đơn vị công tác. Sống với lính chiến cũng có cái thi vị của nó. Vẫn vui vẫn ca hát, đặt vè hoặc bịa chuyện bêu xấu Tỉnh, Huyện của nhau về các tập tục xấu như: Cầu tõm, chín củ thành mười (tỉnh Hà Nam Ninh). Dân đào rau má phá đường tàu (tỉnh Thanh Hóa). Ở nhà đói quá, con xin xung phong đi bộ đội mạ ơi! (Nghệ tĩnh).Rồi kể ra những thói quen, tập tục lạ của từng địa phương của nhau,  chính những chuyện không đâu này mà đôi khi xảy ra khẩu chiến nhưng một chút thôi mọi người lại vui vẻ. Rồi bận rộn cho nhiệm vụ của mặt trận.
Chuyện hành quân chiến đấu thời gian này của  tiểu đoàn thời gian này cũng rất hãn hữu, chủ yếu những vụ tuần tra đụng chạm nhỏ ít gây thương vong. Tôi được các chiến sĩ kể tháng trước: Trinh sát tiểu đoàn bám theo một đoàn phụ nữ Kampuchea dân tộc thiểu số Phnong gùi hàng từ các Phum Sóc đi vào thung lũng trong núi có doanh trại tàn quân của địch. Tiểu đoàn tổ chức đánh vào nhưng không hề tiêu diệt được tên nào vì chúng chạy vào hang trong núi rất nhanh, chỉ tịch thu được muối, gạo và rất nhiều phụ tùng phụ nữ mới nguyên đai kiện có lẽ nhập từ bên kia  biên giới Thailand mà đoàn phụ nữ sẽ vận chuyển vào nội địa bán lấy lãi mua lương thực nuôi tàn quân. Ngược lại cũng có đêm địch mò sát vào doanh trại của tiểu đoàn nhưng do canh gác tốt và phát hiện kịp thời rồi bắn nhau ì đùng nhưng không có thương vong nào. Xung quanh khu vực đóng quân có một số rẫy trồng cây ăn trái và mía nhưng có lẽ đã bỏ hoang hóa từ lâu không ai thu hoạch. Một sáng chủ nhật mấy chiến sỹ rủ tôi vào rẫy hoang lấy xoài và mía gần núi. Gặp đám tàn quân khơ me trong núi cũng đang bứt xoài. Đoàng... đoàng. chạy... hai bên vừa chạy ngược vừa bắn xối xả trở lại, rút cục không được trái xoài nào mà hú hồn, từ đó xin kiếu, tôi thì sợ muốn vãi ra mà bộ đội cứ cười như vừa chơi trò ú tim ( bộ đội ở đơn vị đều trạc tuổi tôi trên dưới hai mươi). Qua một tháng ở tiểu đoàn bộ thì đến phiên tôi đổi xuống đại đội hai. Ở chung với Khánh (dân Hà Nội) hai mươi  mốt tuổi, là chiến sĩ thông tin đại đội, mặc dù ít tuổi nhưng Khánh tỏ ra mạnh mẽ dạn dĩ và phát ngôn liều lĩnh "bất cần đời" nhưng xử sự với đồng đội lại rất tình cảm và tếu tếu. Đêm đó Khánh nói: anh cứ ngủ để em gác cả phiên của anh, ở đây em thức thâu đêm quen rồi! Trong lòng mừng thầm để rồi mờ sáng hôm sau; sau hồi kẻng báo thực tập thể dục, thức dậy thò chân xuống sàn tìm dày thì cứ thấy cái gì tròn tròn lủng củng, vội nhìn xuống ..trời ơi! bốn năm cái sọ người trắng hếu lăn lóc dưới chân, đang hết hồn thì Khánh đứng dưới chân  cầu thang  nhà sàn cười khanh khách và nói : Tối qua gác thay anh thấy thời gian dài quá nên nhặt một số sọ dừa dọa anh chơi! Tôi hỏi Khánh lấy ở đâu mà nhiều thế? Khánh nói, ôi! chờ rờn, sáng nay ra suối chơi sẽ thấy. Thực tình cũng ái ngại, nhưng tính tò mò và trò trẻ con lại trỗi dậy. Dọc con suối cạn cát trắng (có lẽ chỉ mùa mưa mới có nước) hằng hà các bộ xương lớn nhỏ trắng và sạch sẽ với đặc điểm là không có cái sọ nào còn nguyên vẹn ,chủ yếu bị đập từ phía sau. Sau này tìm hiểu qua cán bộ chính trị tiểu đoàn tôi được biết: Trước đây nơi này là một phum người Kampuchea thiểu số Samry bị bọn lính của Tamok tàn sát. Vì khu dân cư heo hút này xa các trục giao thông, thị tứ nên chính quyền mới cũng chưa thu dọn xử lý số xương cốt này, nhất là đang trong vùng chiến sự và hàng chục lý do khác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Chín, 2013, 09:07:46 am
SANG CAMPUCHIA CHIẾN ĐẤU
Khoảng Tháng 8 dương lịch năm 1978, chúng tôi được lệnh di chuyển toàn bộ đơn vị sang đất bạn. Trước lúc lên đường, chúng tôi được học 9 điều quy định khi làm nhiệm vụ quốc tế. Địa bàn tác chiến của sư đoàn 320 bàn giao lại cho F331 -QĐ3 ( hình như ở ngoài Bắc mới bổ sung vào quân đoàn? - Vì lúc đó tôi là chiến sĩ nên bạn thông cảm). Chúng tôi hành quân bằng xe cơ giới, đi ngược lại về ngã 3 Đồng Ban, lên Cà Tum, qua đường Trần Lệ Xuân và vượt qua ngầm do lữ 273 CB QĐ3 thi công dài khoảng 1km. Đến khi nhìn thấy cây thốt nốt nhiều mọi người mới bàn tán đã sang K rồi. Đường xe chạy "gập ghềnh biên giới" tốc độ rất chậm chạy qua nhiều ngầm được đan ngang bằng cây ( chống lún) dài vài trăm mét. C20 chúng tôi đóng trong rừng cây tếch, ở miền Bắc tôi không thấy có cây này, nghe nói để làm que diêm hoặc làm giấy, lá to như lá bàng. Ở đây cách đường 7 khoảng 2km, thực tế trên bản đồ đường 7 của bạn chạy dọc theo biên giới Việt Nam thì ở đây là khu vực gần Việt Nam nhất. Hằng ngày thấy xe thùng chở liệt sĩ ra nhiều quá chúng tôi hiểu rằng phía trước sẽ là một cuộc chiến đấu gay go ác liệt đang chờ. Cũng ở vị trí trú quân này do khi tìm vị trí mắc võng, hai người đồng hương cùng nhập ngũ với tôi do đặt ba lô vào đúng chỗ quả mìn râu tôm nên đ/c Nam ( xóm 1 Nghi Trung Nghi Lộc Nghệ An hi sinh tại chỗ) và đ/c Lượng bị thương ở sọ não ( Tuy vậy sau này vẫn về học ĐH và làm giám đốc xí nghiệp thanh niên ở phường Nghi Hải - TX Cửa Lò - NA. Năm 2005 mất do tái phát vết thương). Như vậy mới vào chiến đấu chưa lâu trong 8 anh em chúng tôi bổ sung vào C20 thì đã hi sinh 1 và bị thương 2 đ/c ( đ/c Sanh ở xã Nghi Liên- Nghi Lôc - NA bị thương lò Gò). Tôi hiểu rằng đây mới thực sự là chiến trường, và cũng từ hôm nay sẽ mở đầu cho nhiều câu chuyện kỷ niệm chiến tranh mà rồi đây tôi sẽ tâm sự cùng đồng đội. Một điều cũng không thể quên đây là ngày đầu tiên nằm tăng võng mở đầu cho 340 ngày sau đó ( tận ngày ra Bắc) nằm ngủ võng liên tục. Các bạn có tin không? Còn bản thân tôi giờ cũng không tin nổi mình đã sống được như vậy. Nhưng đó lại là sự thật 100%. Không phải là riêng mình tôi mà cả sư đoàn 320 đều như vậy ... ( Còn nữa) !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 07 Tháng Chín, 2013, 11:35:30 am
Chào bác Vetran
Đọc bài của bác trên potic của Duccuong tôi mới chợt nhớ ra, suốt thời gian ở bên K tôi chẳng bị sốt rét lần nào cả.Mặc dù thể trạng của mình cũng khiêm tốn chẳng mập mạp gì.Trong khi đó nhiều đồng đội khỏe như voi nhưng cũng ngã đùng vì sốt rét. Có thằng 60 kí, sau sốt rét ác tính chí còn hơn bốn chục.
   


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Chín, 2013, 12:03:07 pm
Nỗi đau nơi xóm vắng
     Một quyết định liên quan đến tính mạng một con người hẳn đó là một quyết định đặc biệt cần phải cân nhắc kỹ. Cho đến bây giờ đã gần U60 mà tôi vẫn còn day dứt  bởi đúng hay sai về một quyết định tập thể của tổ trinh sát mà lúc đó đều ở tuổi 20 . Câu chuyện thế này.
     Khoảng tháng 10/ 1978, đội hình sư đoàn 320A đã sang tác chiến bên kia biên giới thuộc huyện Mi mút tỉnh Công phông chảm. Đây là huyện miền núi biên giới của nước bạn giáp tỉnh Tây Ninh của ta. Đại đội 20 trinh sát sư đoàn đóng ở phía Đông cao điểm 200. Nói là cao điểm nhưng thực ra đó là 1 đồi thấp, được phủ toàn bộ cây cao su đã nhiều năm tuổi. Vào buổi chiều, lúc này ở Căm pu chia là đầu mùa khô, đ/c Đại đội trưởng gọi toàn tổ lên giao nhiệm vụ luồn sâu đặt đài quan sát đường 78 từ ngã ba Suông đi đầm Be. Công việc chủ yếu là theo dõi, ghi chép sự di chuyển lực lượng của địch thời gian 5 ngày về báo cáo trực tiếp tại ban trinh sát.
     Nhận lương thực thực phẩm xong chúng tôi lên đường ngay. Riêng đ/c Duyên tổ trưởng và Thịnh thông tin 2W cả hai đều là người Hà Bắc, còn đ/c Tư người khối Tân Phú xã Nghi Hòa ( Cửa Lò bây giờ) đến chập chiều xác định vị trí đứng chúng tôi biết cách chốt cuối cùng của BB khoảng 1km nữa. Rừng cao su mênh mông muỗi nhiều vô kể, trời đã nhá nhem tối, chúng tôi quyết định nghỉ lại sáng mai đi tiếp để tránh BB ta bắn nhầm. Trước mắt chúng tôi là bản nhỏ nằm giữa rừng cao su. Do làng bản ở K khó đọc nên lính ta thấy trên bản đồ hình thù thế nào, đặc trưng gì thì gọi như vậy. Nào là bản đỏ, bản vuông, bản dài, bản đu đủ ( vì có nhiều đu đủ)... Bản chúng tôi dừng nghỉ là bản vuông. Chúng tôi nhẹ nhàng tiếp cận, bản này cách đây 1 tuần địch còn kiểm soát. Bản vắng lặng hoang tàn không một bóng người. Có lẽ khi chiến tranh đến dân bỏ chạy vào rừng sâu cả. Chúng tôi leo lên sàn, tổ trưởng phân công tôi cảnh giới còn 3 đ/c còn lại  mắc võng và đổ nước vào bao gạo sấy. Nhà dân ở Cam pu chia 100% là nhà sàn như nhà dân tộc bên ta.    
   Tôi ngồi quan sát ở cửa sổ để theo dõi. Chỉ có tiếng xào xạc của gió rừng, tiếng gà con lạc mẹ, tiếng chim lợn bắt đầu đi ăn đêm. Bỗng nhiên nghe tiếng sột soạt ngày càng rõ, tôi tắc lưỡi 3 cái ra tín hiệu SSCĐ. Tôi nhìn thấy 1 người đang bò 1 cách nặng nhọc tiến về phía chân cầu thang rồi chui vào ổ rơm. Tôi nâng khẩu AK lên nhưng tổ trưởng ra ký hiệu không được bắn. Phương án tác chiến hình thành nhanh chóng trong tích tắc, Tư và Thịnh cảnh giới còn tôi và Duyên cùng nhảy xuống dùng võ thuật bắt sống. Hai chúng tôi bất ngờ cùng nhảy xuống và hô: " Lớc lai lơn" (giơ tay lên). Vốn tiếng K quá ít ỏi của chúng tôi chỉ đủ dùng bắt tù binh thôi. Nó không giơ tay. Ồ thì ra đây chỉ là 1 thằng oăt con nó không có dấu hiệu sợ sệt ngước mặt nhìn như lóe sáng niềm hi vọng, có lẽ nó tưởng dân làng hay bố mẹ về cứu nó. Nụ cười tắt vội trên môi thay vào đó là 2 hàng nước mắt, trước mắt nó là 2 người lính ngoại quốc, súng lăm lăm trong tay. Ngôn ngữ bất đồng nên chúng tôi không thể có cách gì để diễn đạt được ý nghĩ của mình. Tội nghiệp thằng bé khoảng 9 - 10 tuổi, da đen sạm gầy còm, trên tay còn cầm miếng cơm khô có lẽ do ai đó rơi nồi nấu cơm sót lại khi bỏ chạy. Nó gầy yếu quá bước không nổi nhìn vào ổ rơm thấy còn có mấy bắp ngô khô và vài củ sắn nữa có lẽ đây là "kho" lương thực của nó. Chúng tôi bế thằng bé lên sàn, người nóng quá có lẽ nó sốt cao. Rồi chúng tôi cùng ăn, nó ăn một cách ngon lành mắt nhìn chúng tôi ra vẻ cảm ơn. Ăn no rồi nó nằm thiếp đi có lẽ do đã nhịn đói nhiều ngày.
Chúng tôi thì thầm nói chuyện với nhau phán đoán tại sao thằng bé nông nổi như thế này. Tôi là người hay nói đưa ra nhận định đầu tiên:
- Đây sẽ là nhà của nó. Nó quá yếu không leo được nên nằm dưới chân cầu thang để chờ bố mẹ về cứu.
Tư nói:
- Có lẽ nó đi học xa nên khi trở về dân làng đã chạy vào rừng hết biết đâu mà tìm?
Tổ trưởng Duyên thì thầm:
- Cậu kém thế. Khơ me đỏ làm gì có trường dạy văn hóa mà học, nó đang thực hiên chính sách ngu dân mà!
Tư nhận định:
- Vậy thì có thể dân làng, bố mẹ nó bỏ chạy khi đi chăn trâu hay vào rừng làm rẫy?
- Cũng có thể. Duyên trả lời.
Tư nói:
- Nó đói nhiều ngày quá mà sốt cao có lẽ nó chết mất. Ta phải đưa nó đi anh à, mai để em cõng cho.
Trời đã tối song tôi thấy Tư đưa tay lên như lén gạt nước mắt. Tổ trưởng Duyên nói:
- Thôi thay phiên nhau ngủ lấy sức mai ta bàn quyết đinh nhưng nhiệm vụ ta dài ngày nặng nề lắm nếu đưa nó đi theo e không hoàn thành nhiệm vụ.
Chúng tôi thay phiên nhau ngủ, song tôi thấy hình như cả bốn đều trằn trọc thâu đêm có lẽ vì chuyện thằng bé.
    Sáng sớm dậy cả bốn cùng bàn để có quyết định nhọc nhằn này. Tư và Thịnh ý kiến phải đưa thằng bé đi theo vì để lại nó sẽ chết. Nhưng tổ trưởng đã quyết định để lại bởi đường đi còn dài gặp địch cơ động sẽ khó khăn. Chúng tôi bớt khẩu phần ăn mỗi người 1 ngày để lại cho thằng bé cà cho nó uống thuốc cảm với hi vọng ngày quay trở lại nó còn sống sẽ đưa nó về đơn vị. ( Lính trinh sát trên dây lưng chiến đấu khi nào cũng có dao găm, bi đông nước, túi bao đạn, túi thuốc cá nhân. Còn lưng đeo gùi vải đựng quần áo, tăng võng, LTTP). Trao "tiêu chuẩn" cho thằng bé chúng tôi không quên múc cho nó vò nước để cạnh thầm nhủ rằng: "chỉ cần em sống đến ngày các anh trở về thì cuộc sống sẽ dang tay đón em". Trước lúc chia tay chúng tôi muốn nói với em nhiều lắm song ngôn ngữ bất đồng đành nhìn em yên lặng. Chúng tôi vẫy tay chào, nhìn thấy ánh mắt em đượm buồn nhưng vẫn ánh ngời niềm hi vọng. Em đâu biết được rằng cái chết đang chờ em phía trước. Tôi thấy trong mắt thằng đồng hương đa cảm, nước mắt đã lăn dài trên má. Đi đã được vài chục bước như sực nhớ gì đó Tư chạy quay trở lại hình như dấu chúng tôi cho nó thêm phong lương khô.
    Đến chốt cuối cùng của ta chúng tôi hiệp đồng thời gian quay trở lại để tránh bắn nhầm. Các đ/c BB nói rằng hãy cẩn thận vì cách đây 2 ngày địch đánh vào chỗ này. Đúng 4 ngày sau hoàn thành nhiệm vụ chúng tôi quay trở lại. Đến gần bản Vuông đi càng nhanh, Tư lúc nào cũng đi trước, những ngày thực hiện nhiệm vụ chúng tôi lúc nào cũng nhắc về em. Tư nói đi nói lại mấy lần: "Thương nó quá, nó bằng tuổi em út mình"! Kia rồi, em vẫn nằm kia. Chúng tôi ùa chạy lại. Trời ơi thằng bé đã cứng lạnh rồi, trong tay vẫn còn cầm miếng lương khô ăn dở. Mắt vẫn mở như đang trông chờ chúng tôi trở về. Chúng tôi vuốt mắt cho em khá lâu mới được chứng tỏ em chết chưa lâu, tuy vậy ruồi nhặng đã bay đậu như đàn ong. Chúng tôi nhanh chóng mai táng em ngay vườn nhà rồi để quần áo, dép của nó ngay trên mộ với hi vọng sau này bố mẹ nó còn nhận ra được, vừa đào, rồi lấp mà tất cả chúng tôi mắt đều ứa lệ.
Xong việc chúng tôi cắt đường về đơn vị, không ai nói câu nào mà đều tự thấy lòng mình nặng trĩu. Hãy tha thứ cho các anh, các anh đã về muộn vì sự hoàn thành nhiệm vụ, vì cứu cả đất nước hồi sinh nên đành lòng bỏ em lại để rồi lương tâm bứt rứt cho đến bây giờ.
   Cuối tháng 7/1979 chúng tôi ra Bắc đóng quân ở Đại Từ - Thái Nguyên. Vào dịp chào mừng ngày thành lập Quân đội 22/ 12 năm đó, bởi chữ đẹp tôi được chi đoàn C20 TS F320A chọn vào ban biên tập báo tường. Đó là số báo đầu tiên khi trở về đất Bắc chuyên đề chào mừng ngày thành lập quân đội. Đa số bài đều viết về kỷ niệm chiến tranh song có 1 bài thơ làm nhức nhối tim tôi. Đó là bài thơ " Qua xóm vắng" của tác giả Ngô Thanh Tư với dòng ghi chú: " Kỷ niệm chuyến công tác qua bản Vuông". Tôi đọc đi đọc lại mà nước mắt dâng trào tự trách mình vô cảm,thằng Tư ít nói mà trái tim giàu đến vậy. Tôi không thể sửa một ngôn ngữ nào bởi nghĩ rằng hãy để yên cho trái tim đồng đội rung động, hãy để cho dòng nước mắt tự chảy. Trong bài thơ này có cả trăn trở của tôi, của Thịnh, của anh Duyên và sẽ như bao người lính tình nguyện VN trong hoàn cảnh đó.
Cho đến bây giờ đã 34 năm trôi qua. Quãng thời gian không ngắn trong đời mỗi con người, tôi còn nhớ 8 câu thơ mở đầu bài "qua xóm vắng":
             Trên đường công tác anh gặp em
              Bản hoang nhà vắng cảnh điêu tàn
              Mình em bơ vơ nơi xóm nhỏ
              Ổ rơm ai lót đặt em nằm
              Em nhỏ mới lên độ 9 - 10
              Có biết gì đâu lứa tuổi chơi
              Đã mấy ngày nay em sống vậy
              Không gạo không tiền không mẹ cha

                  ...  ...      ...     ...   ...      ...

Và 4 câu cuối:
              Chiến tranh lửa khói ngợp trời mây
              Tràn đến bản em miền quê vắng
              Anh khắc mãi một lời tâm niệm
              Em là nạn nhân của chiến tranh
   Đức Cường trân trọng cảm ơn những ai đã đọc câu chuyện này và hãy giải cho chúng tôi đáp số của một quyết định day dứt mà đến bây giờ vẫn chưa biết đúng hay sai.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: china trong 07 Tháng Chín, 2013, 12:58:45 pm
Chiến tranh! Bác Cường làm thế là đúng, không có cách khác, nếu mang theo đứa bé rất nguy hiểm cho cả tổ, và sau đó có khả năng nhiều chiến sĩ khác sẽ hy sinh vì lộ thông tin, các Bác đã làm tất cả có thể cho đứa bé rồi.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 07 Tháng Chín, 2013, 09:04:01 pm
            Chào bác chú Chào các bác! Nhà cửa của bác chủ mới xây mà đã thấy thật đông vui. Lại thêm những hình ảnh của vợ chồng anhtho-vetran về thăm Xứ Nghệ, Về thăm quê Bác,. Những câu chuyện một thời của vetran khi xuống đơn vị thực tế nữa chứ càng làm cho ngôi nhà mới này hứa hẹn nhiều chuyện, chuyện buồn thời quân ngũ.

            Câu chuyện đúng ra là ký ức về mẩu chuyện qua xóm vắng của bác chủ thật hay. Thật cảm động. thật nhân văn tình người. Tình cảm của những người Lính Việt Tình nguyện đã cứu giúp cho Dân Tộc Cho đất nước Ăng Co khỏi họa diệt chủng. Mẩu chuyện nhỏ mà không nhỏ. Nó thể hiện cái tâm, cái Đức, cái chất của Dân tộc. Một cách xử lý tình huống của chiến tranh và nỗi niềm của người ccb cao tuổi đã nói lên tất cả. Khi giờ đây Đất nước và Dân Tộc Khơme đã thật sự hồi sinh và phát triển. Tranphu nghĩ chuyện này có thể phải đưa vào sách sử để ghi lại và giáo dục truyền thống cùng sự tỏa sáng những tình đoàn kết của 2 nước Việt Nam- Cămpuchia.

          Tranphu341 hy vọng là được nghe nhiều câu chuyện hay nữa về một thời Lính Tình Nguyênj của bác chủ. Chúc bác chủ cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 08 Tháng Chín, 2013, 09:01:28 am
"Đó là bài thơ " Qua xóm vắng" của tác giả Ngô Thanh Tư với dòng ghi chú: " Kỷ niệm chuyến công tác qua bản Vuông". Tôi đọc đi đọc lại mà nước mắt dâng trào tự trách mình vô cảm,thằng Tư ít nói mà trái tim giàu đến vậy. Tôi không thể sửa một ngôn ngữ nào bởi nghĩ rằng hãy để yên cho trái tim đồng đội rung động, hãy để cho dòng nước mắt tự chảy. Trong bài thơ này có cả trăn trở của tôi, của Thịnh, của anh Duyên và sẽ như bao người lính tình nguyện VN trong hoàn cảnh đó".
Đọc đoạn văn trên của Duccuong, tôi thấy lòng mình xốn xang.Xúc động.
     Xúc động trước một nghĩa cử cao đẹp của người lính tình nguyện Việt Nam.Hình ảnh đôi dép các anh để lại trên mộ em bé đã lay động trái tim bao người.Hẳn khi trở về không nhìn thấy đứa con yêu thương.Nhìn thấy đôi dép đặt ngay ngắn trên mộ. Người mẹ sẽ hiểu điều gì đã xảy ra với con mình và thầm biết ơn nghĩa cử cao đẹp của người lính tình nguyện Việt Nam .
Tôi tâm đắc với đoạn thơ của đồng đội anh:
              "Trên đường công tác anh gặp em
              Bản hoang nhà vắng cảnh điêu tàn
              Mình em bơ vơ nơi xóm nhỏ
              Ổ rơm ai lót đặt em nằm
              Em nhỏ mới lên độ 9 - 10
              Có biết gì đâu lứa tuổi chơi
              Đã mấy ngày nay em sống vậy
              Không gạo không tiền không mẹ cha"
Tôi chợt nhớ đến bài thơ Chạy giặc của cụ Đồ Chiểu:
             Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây
             Một bàn cờ thế phút sa tay
             Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
             Mất ổ bầy chim dáo dát bay
Có lẽ trong cảnh chiến tranh loạn li ấy, trẻ em là những sinh linh bé bỏng cần được che chở,nâng niu  nhất.Nhưng súng đã nổ,khói lửa ngút trời, mạnh ai nấy chạy.Cha em đâu? Cha bị bắt đi lính cho Pốt rồi. Mẹ em đâu?  Mẹ đang "lặn lội thân cò nơi quãng vắng" để mưu sinh, không kịp về để đón con.Nên "Mình em bơ vơ nơi xóm vắng" Và cảnh màn trời chiếu đất đã đến với em" Ổ rơm ai lót đặt em nằm ?". Rồi cảnh đói khát "Không gạo! không tiền! không mẹ cha!".Có lẽ phải đặt thêm ba dấu chấm cảm nữa trước ba cái "không" ấy mới thấy hết cái "cảnh"đau thương của em bé và thấu hết cái "tình" rộng mở của anh lính trẻ.
   Cái hay, cái sâu lắng của bài thơ là cách xưng hô.Các anh không gọi là thằng bé, đứa bé, không xưng tôi mà gọi bằng em, xưng anh "Trên đường công tác anh gặp em".Có lẽ trong trái tim của các anh, đứa trẻ như là em út ruột thịt của các anh vậy.Tình yêu thương này có lẽ chỉ có ở người lính tình nguyện Việt Nam.
 Cảm ơn bạn. Cảm ơn bạn đã đem đến cho chúng tôi, những người lính tình nguyện một bài viết xúc động.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: mauphuongtim_258 trong 08 Tháng Chín, 2013, 10:14:10 am
Đọc bài " Nổi đau nơi xóm vắng " của bác Đức Cường mà em xúc động quá !
Đúng như China đã nhận xét " Chiến tranh! Bác Cường làm thế là đúng, không có cách khác, nếu mang theo đứa bé rất nguy hiểm cho cả tổ, và sau đó có khả năng nhiều chiến sĩ khác sẽ hy sinh vì lộ thông tin, các Bác đã làm tất cả có thể cho đứa bé rồi." Không còn cách nào khác !

Chuyện của anh Cường thật giống câu chuyện của các chiến sĩ tàu không số. Vì hoàn cảnh éo le của chiến tranh mà chấp nhận tình huống này :
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,690.20.html  ( đoạn gần cuối trang )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 08 Tháng Chín, 2013, 02:24:22 pm
SANG CAMPUCHIA CHIẾN ĐẤU
Khoảng Tháng 8 dương lịch năm 1978, chúng tôi được lệnh di chuyển toàn bộ đơn vị sang đất bạn. Trước lúc lên đường, chúng tôi được học 9 điều quy định khi làm nhiệm vụ quốc tế. Địa bàn tác chiến của sư đoàn 320 bàn giao lại cho F331 -QĐ3 ( hình như ở ngoài Bắc mới bổ sung vào quân đoàn? - Vì lúc đó tôi là chiến sĩ nên bạn thông cảm). Chúng tôi hành quân bằng xe cơ giới, đi ngược lại về ngã 3 Đồng Ban, lên Cà Tum, qua đường Trần Lệ Xuân và vượt qua ngầm do lữ 273 CB QĐ3 thi công dài khoảng 1km. Đến khi nhìn thấy cây thốt nốt nhiều mọi người mới bàn tán đã sang K rồi. Đường xe chạy "gập ghềnh biên giới" tốc độ rất chậm chạy qua nhiều ngầm được đan ngang bằng cây ( chống lún) dài vài trăm mét.

Chào bác Đức Cường.

Tôi là lính F10 cùng sang K với đơn vị bác quãng thời gian đó. Hồi ấy đang mùa mưa, đường Trần Lệ Xuân rất tồi tệ. Anh em công binh phải làm cầu cạn xe ô tô mới qua được. Chúng tôi ném thuốc lá cho họ và gấp gáp nhận đồng hương. Dẫu sao ở Tân Biên cách chỉ 1 đoạn đường, vẫn là hậu phương so với nơi đây. Nhìn anh em dính đầy bùn đất, mắt đỏ đọc vì thiếu ngủ nên càng cảm nhận sức nóng ở tuyến trước. (Đường Trần Lệ Xuân xuyên qua rừng già, rất nhiều cây cổ thụ. Thật dễ dàng nhận ra những chùm Phong lan tuyệt đẹp đang khoe sắc, bất chấp chiến tranh...)

Đây là vùng giáp ranh, không biết nơi đổ quân của các bác đã là đất K chưa? Nơi đổ quân của bọn tôi thì chưa (lúc ấy thấy cán bộ bảo vậy). Thực ra điều ấy cũng không quan trọng lắm. Sau đó đánh nhau...hành quân...Chẳng rõ mình xuất ngoại lúc nào nữa. ;D

Là lính tráng, nên hồi ấy chỉ biết F10 ở khu vực này, sau này mới biết có F320 là hàng xóm. Hình như khi ấy bên F320 có trận đánh đẫm máu ở cao điểm 200. Có cả tăng phối thuộc, bác Đức Cường có biết trận ấy không?
Rất mong chờ các bài viết của bác!




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 08 Tháng Chín, 2013, 02:46:46 pm
SANG CAMPUCHIA CHIẾN ĐẤU
Khoảng Tháng 8 DL năm 1979, chúng tôi được lệnh di chuyển toàn bộ đơn vị sang đất bạn. Trước lúc lên đường, chúng tôi được học 9 điều quy định khi làm nhiệm vụ quốc tế. Địa bàn tác chiến của sư đoàn 320 bàn giao lại cho F331 -QĐ3 ( hình như ở ngoài Bắc mới bổ sung vào quân đoàn? - Vì lúc đó tôi là chiến sĩ nên bạn thông cảm). Chúng tôi hành quân bằng xe cơ giới, đi ngược lại về ngã 3 Đồng Ban, lên Cà Tum, qua đường Trần Lệ Xuân và vượt qua ngầm do lữ 273 CB QĐ3 thi công dài khoảng 1km. Đến khi nhìn thấy cây thốt nốt nhiều mọi người mới bàn tán đã sang K rồi. Đường xe chạy "gập ghềnh biên giới" tốc độ rất chậm chạy qua nhiều ngầm được đan ngang bằng cây ( chống lún) dài vài trăm mét.

Chào bác Đức Cường.
Đoạn tô đỏ, bác gõ nhầm chút xíu. ;D

Tôi là lính F10 cùng sang K với đơn vị bác quãng thời gian đó. Hồi ấy đang mùa mưa, đường Trần Lệ Xuân rất tồi tệ. Anh em công binh phải làm cầu cạn xe ô tô mới qua được. Chúng tôi ném thuốc lá cho họ và gấp gáp nhận đồng hương. Dẫu sao ở Tân Biên cách chỉ 1 đoạn đường, vẫn là hậu phương so với nơi đây. Nhìn anh em dính đầy bùn đất, mắt đỏ đọc vì thiếu ngủ nên càng cảm nhận sức nóng ở tuyến trước. (Đường Trần Lệ Xuân xuyên qua rừng già, rất nhiều cây cổ thụ. Thật dễ dàng nhận ra những chùm Phong lan tuyệt đẹp đang khoe sắc, bất chấp chiến tranh...)

Đây là vùng giáp ranh, không biết nơi đổ quân của các bác đã là đất K chưa? Nơi đổ quân của bọn tôi thì chưa (lúc ấy thấy cán bộ bảo vậy). Thực ra điều ấy cũng không quan trọng lắm. Sau đó đánh nhau...hành quân...Chẳng rõ mình xuất ngoại lúc nào nữa. ;D

Là lính tráng, nên hồi ấy chỉ biết F10 ở khu vực này, sau này mới biết có F320 là hàng xóm. Hình như khi ấy bên F320 có trận đánh đẫm máu ở cao điểm 200. Có cả tăng phối thuộc, bác Đức Cường có biết trận ấy không?
Rất mong chờ các bài viết của bác!



 Tháng 4/78 E 866/f31 thay cho e 28/f10 chốt sa mát
                              E 922/f31 thay cho f320 chốt lò gò
                              e 977/f31 thay cho E 24?? chốt cầu 15
          Thực hiện kế hoạch A 58 của Quân đoàn   Ngày 12/6/78 e 866/f31 đánh chốt địch tại khu Rừng Xanh , e 66/f10 đánh chốt địch tại cao điểm 62 .Cả 2 trận đánh của 2 e có số hiệu 66 trong ngày 6x2 của tháng 6 đều' thất bát' ( 78) kế hoach của Quân đoàn thay đổi
     cũng trong tháng 6/78   đầu tháng 7/78 f 10 và f 320 sang Mi mốt .Đến tháng 8/78 f 31 sang Mi mốt
     Tháng 8/78 e 64 rút khỏi Phum Sâm.
      tháng7 hoặc tháng 8/78 f 320 để mất cao điểm 200, 201, sang đầu tháng 8 /78 Quân đoàn mở chiến dịch A 78 trong đó sử dụng E 28 /f 10 tăng cường D2/E866 đánh mở rộng vùng sở 3, f 320 đánh lấy lại 200 và 202
    Đó là những gì tôi biết về giai đoạn đó


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 08 Tháng Chín, 2013, 07:08:33 pm

Cám ơn bác tai_lienson, bác đúng là sử gia qđ3 trên VMH. ;D

Ngày trước tôi có đứa bạn bên F320, lính 76 Hà nội. Có lần nó nói, ấn tượng nhất trong đời lính là trận Cao điểm 200. Lính ta hy sinh nhiều, tăng bị bắn cháy. Vì không còn liên lạc, nên tôi không biết chắc chắn trận đó sảy ra vào thời điểm nào.

Tháng 8-1978 (ngày thì tôi không nhớ, nhưng tháng thì đúng đấy ạ) E24 chúng tôi bàn giao chốt Cao điểm 62 cho đơn vị nào đó thuộc F31 (Chúng tôi thường tếu với nhau là giao lại chốt cho Sư cuối tháng). E24 tiếp tục đi đánh mở rộng hành lang đường 7. Là hóng vậy. Chứ cỡ lính tép riu bọn tôi biết quái gì, bẩu đi đánh đâu thì đi thôi. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 09 Tháng Chín, 2013, 01:42:41 pm
Chào bác Tailienson, bác Tuanb5, bác Binhyen, chào bác chủ.
Các bác bảo f 320 để mất cao điểm 200. Vậy cụ thể là E nào để mất.Tôi là lính tân binh của d6 rồi d4 e 52 thời đó mà sao tôi không biết nhỉ.
   Nếu mất chốt thì bộ binh phải bỏ chạy, mà chạy về đâu? Chỉ có chạy về d bộ thôi.Mà lúc ấy tôi là lính d bộ mà. Các bác giải quyết thắc mắc này cho em tý.
   Tôi chỉ nhớ đơn vị để mất chốt một lần ở đường 3 Tà keo mà thôi.Lần đó chạy bở hơi tai.Mồm và mũi thi nhau lấy ô xi để cung cấp cho hai lá phổi đang hoạt động quá công suất. Khi không chạy được nữa, quay nhìn trở lại chẳng thấy địch đâu.Hay thật.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:01:11 pm
Nỗi đau nơi xóm vắng
     Một quyết định liên quan đến tính mạng một con người hẳn đó là một quyết định đặc biệt cần phải cân nhắc kỹ. Cho đến bây giờ đã gần U60 mà tôi vẫn còn day dứt  bởi đúng hay sai về một quyết định tập thể của tổ trinh sát mà lúc đó đều ở tuổi 20 . Câu chuyện thế này.
     Khoảng tháng 10/ 1978, đội hình sư đoàn 320A đã sang tác chiến bên kia biên giới thuộc huyện Mi mút tỉnh Công phông chảm. Đây là huyện miền núi biên giới của nước bạn giáp tỉnh Tây Ninh của ta. Đại đội 20 trinh sát sư đoàn đóng ở phía Đông cao điểm 200. Nói là cao điểm nhưng thực ra đó là 1 đồi thấp, được phủ toàn bộ cây cao su đã nhiều năm tuổi. Vào buổi chiều, lúc này ở Căm pu chia là đầu mùa khô, đ/c Đại đội trưởng gọi toàn tổ lên giao nhiệm vụ luồn sâu đặt đài quan sát đường 78 từ ngã ba Suông đi đầm Be. Công việc chủ yếu là theo dõi, ghi chép sự di chuyển lực lượng của địch thời gian 5 ngày về báo cáo trực tiếp tại ban trinh sát. ...

Để em yểm trợ bác Đức Cường nhé!
Điểm cao 200 và cao điểm 202 được đường 71 (nhánh của đường 7) xuyên qua; như bác Đức Cường mô tả là 2 quả đồi cao nhất trong số một loạt các quả đồi thấp, nhỏ.

Nếu đi từ biên giới sang ta sẽ phải vượt qua phòng tuyến đường số 7 của Pôn pốt. Nếu nhìn từ hai quả đồi này về biên giới Việt Nam thì cũng kha khá thoáng,  ;D.

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/duccuong1_zpsbadc7a38.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/duccuong1_zpsbadc7a38.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:04:09 pm
(http://i176.photobucket.com/albums/w172/syrao/5_zps6d44209a.jpg) (http://s176.photobucket.com/user/syrao/media/5_zps6d44209a.jpg.html)
  
  Không hẹn mà gặp bác Quang@
                 Bản đồ này tôi dùng để phác họa chiến dịch A88 nhưng vì không có bản đồ sạch nên tạm  gửi các bác để ta hình dung thế trận tháng 8/1978
  Chiến dịch a 78 lúc đó D2E 866 phải đánh  phum gạch , điểm cao 159,điểm cao 94, điểm cao 119
  e 28  đánh sở 3, f 320 đánh 200,202 còn 105 bắc , 112 địch ở ,sang tháng 10   d2 e 866 mới đánh chiếm
  Cao điểm 62  hồi tháng 8/78  E 24 /F10 bàn giao cho E 977/ F31
   bình độ 50, 105 nam trên trục đường 7 Ê 66/F10 bàn giao cho E 922/F31
   Lúc đó E bộ E 52 của Pho@  ở bản Khan Đa là thủ đô của  các F.
     Sau khi các cao điểm 200,202,159,119,94,112,105 bắc, 105 nam, thuộc về ta thành 1 vong cung giữ Mi mốt
   Giai đoạn này mất chốt nào là chỉ chốt đó không có hiệu ứng Đomino đâu bác Pho@ à
   Xin Bác Quangcan@ cho đường nich tìm bản đồ của Lào vàK với . Cứ phải coppi bản cũ  cũ bác ạ  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 09 Tháng Chín, 2013, 03:30:39 pm
 
... Có thể trận mà nói mất chốt rồi đánh lấy lại tháng 8/78 là trận Phu Sâm của e 64 F320A. Vì suốt 20 ngày đêm địch vây phu sâm ta không vào giải vây được nên tiểu đoàn 9 E 64F320 chỉ với hơn 150 người đã chiến đấu cực kì ác liệt . Chỉ đến khi cho pháo bắn trùm lên trận địa của mình sau đó anh em mới rút khỏi Phu sâm . Ngày 8/8 /78 rút khỏi PHu sâm thì đúng 20 ngày sau E 64 lại tổ chức đánh chiếm lại căn cứ này . Người chỉ huy Trung đoàn lúc ấy là anh Nguyễn Hữu Mão ( sau này vào năm 1984 anh Mão về làm sư trưởng sư đoàn 7 chiến đấu ở K)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Chín, 2013, 04:21:14 pm
Xin phép các cụ, cho phép em - kẻ ngoại đạo - thuyết một chút về chỗ này và góc độ .... cao cao một tý,  ;D.

1. Tổng hợp:
- Như các bác đã biết, từ khoảng giữa năm 1978, ta đã hất địch sang bên kia biên giới. Trên toàn phòng tuyến Tây Ninh căng lên như một dây đàn - địch liên tục tổ chức xuất phát ngắn hoặc dùng phân đội nhỏ luồn sâu đánh lén, cài mìn định hướng, ..... gây cho ta nhiều phiền phức nhất định.

- Bên cạnh đó, chúng cũng chủ động xây dựng phòng tuyến biên giới khi nguy cơ QTN VN sắp đánh sang. Pôn Pốt lấy đường 7 là điểm tựa, là ranh giới án ngữ đối xứng với các lực lượng của ta. Xây dựng trận địa nhiều lớp, nhiều tầng với các phòng tuyến được đan xen và bẫy mìn la liệt. Địch thời điểm này còn mạnh, còn có tổ chức tốt và hỏa lực tương đương nếu không nói là có phần nhỉnh hơn ở cấp D trở xuống.

- Về địa hình: hơi nghiêng từ K sang ta, các cao điểm liên tục nhưng với bình độ thấp (100m 200m); hoàn toàn là đồng bằng với các đồn điền cao su lúp xúp, trải rộng với hàng trăm cây số vuông. Hoàn toàn có thể sử dụng các đường nhánh của đường 7 (vuông góc) thành tuyến phát triển, thọc sâu hoặc luồn sâu vu hồi phá hủy khu căn cứ chỉ huy và kho tàn địch.

2. Chiến thuật:
- Chính vì vậy, khi đánh giá tổng quan tình hình và tương quan lực lượng. Quân đoàn 3 đã hết sức cân nhắc. Các bác có thể thấy một hình ảnh minh họa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được lặp lại:

  * BTL Quân đoàn 3 đã cân nhắc rồi đi đến quyết định, dùng F320A - một sư đoàn thiện chiến ở khu vực đồng bằng là quân át chủ bài trong vai trò mở cửa chiến dịch. F320A sẽ tiên phong đi đầu, mở đường cho F10/ sư đoàn 10 và sư đoàn 31/ F31 thọc sâu bằng đội hình cơ giới. Giống đánh Đồng Dù chưa ạ!  ;D. F320A/ thê đội 1 hồi đó cũng  mở cửa chiến dịch cho đội hình cơ giới F10/ thê đội 2 chọc thẳng vào Sài Gòn.

  * Quán triệt tinh thần chỉ đạo đó, F320A dùng E64/ trung đoàn 64 - một trung đoàn nổi tiếng với tinh thần "dũng cảm đánh hăng, luồn sâu đánh hiểm" tổ chức một đội hình mạnh chiếm toàn bộ địa bàn quan trọng từ ngã ba Sầm Rông theo trục đường 701 qua các điểm cao 200, 202, Sa Lăng 1, Sa Lăng 2, phum Lou, buộc địch phai phân tán lực lượng, co kéo đối phó,  ;D.

Trung đoàn 48/ E48 nổi tiếng với tinh thần/ hoạt động tác chiến đánh công kiên từ thời Pháp và trung đoàn 52/ E52 sẽ từ hai bên cánh chọc thẳng  tạo thành vòng cung. E24 F10/ trung đoàn 24 sư đoàn 10 - trung đoàn Trung dũng, luôn luôn Trung dũng sẽ được tăng cường hỏa lực cấp Quân đoàn đánh vỗ mặt từ hướng chính diện.

Ngoài ra, sư đoàn 320A đã tung một số đơn vị trinh sát/ phân đội nhỏ đánh bật một số các mục tiêu nhỏ, lẻ sát biên giới nhằm tạo vị trí đứng chân cho đội hình trong chiến dịch.

Ở đây ta sẽ gặp một loạt các vị trí, điểm mốc khá quen thuộc đối với những người tham gia trận đánh: Phum Lou/ Ph. Lu; các cao điểm 200, 202, 125, 144; Sa Lăng 1, 2; Bản Đỏ; đồn điền Me Mut/ Mi Mút; Kh. Suong/ Suông/ Xuong; Phum Sâm/ Ph. Sam

nghiêng: nhận xét/ đánh giá riêng của em ạ! Mô phỏng tạm bởi "đồ bản" tự vẽ, mong các bác bổ sung,  ;D.

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/Duccuong2_zps141bd5e7.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/Duccuong2_zps141bd5e7.jpg.html)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 09 Tháng Chín, 2013, 04:55:58 pm

... Có thể trận mà nói mất chốt rồi đánh lấy lại tháng 8/78 là trận Phu Sâm của e 64 F320A. Vì suốt 20 ngày đêm địch vây phu sâm ta không vào giải vây được nên tiểu đoàn 9 E 64F320 chỉ với hơn 150 người đã chiến đấu cực kì ác liệt . Chỉ đến khi cho pháo bắn trùm lên trận địa của mình sau đó anh em mới rút khỏi Phu sâm . Ngày 8/8 /78 rút khỏi PHu sâm thì đúng 20 ngày sau E 64 lại tổ chức đánh chiếm lại căn cứ này . Người chỉ huy Trung đoàn lúc ấy là anh Nguyễn Hữu Mão ( sau này vào năm 1984 anh Mão về làm sư trưởng sư đoàn 7 chiến đấu ở K)

 Bác nguyentrongluan@ nói đúng lắm.  ;D

 Đại tá Nguyễn Hữu Mão quyền Sư đoàn trưởng F7 năm 1983, Sư đoàn trưởng F7 từ 1984 đến 1988.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: thanhh63 trong 09 Tháng Chín, 2013, 05:18:13 pm

... Có thể trận mà nói mất chốt rồi đánh lấy lại tháng 8/78 là trận Phu Sâm của e 64 F320A. Vì suốt 20 ngày đêm địch vây phu sâm ta không vào giải vây được nên tiểu đoàn 9 E 64F320 chỉ với hơn 150 người đã chiến đấu cực kì ác liệt . Chỉ đến khi cho pháo bắn trùm lên trận địa của mình sau đó anh em mới rút khỏi Phu sâm . Ngày 8/8 /78 rút khỏi PHu sâm thì đúng 20 ngày sau E 64 lại tổ chức đánh chiếm lại căn cứ này . Người chỉ huy Trung đoàn lúc ấy là anh Nguyễn Hữu Mão ( sau này vào năm 1984 anh Mão về làm sư trưởng sư đoàn 7 chiến đấu ở K)

 Bác nguyentrongluan@ nói đúng lắm.  ;D

 Đại tá Nguyễn Hữu Mão quyền Sư đoàn trưởng F7 năm 1983, Sư đoàn trưởng F7 từ 1984 đến 1988.

Năm 79, khi tụi em về sư 320, bác Mão đang là trung tá tham mưu trưởng sư đoàn, hình như lúc đó bác ấy 27 tuổi, 1 trung tá trẻ, cao, đẹp trai... niềm ngưỡng mộ của đám lính trẻ  ;D, sau đó anh Mão đi học, không ngờ bác ấy có duyên với chiến trường K, K ra Bắc rồi lại lộn về K, cám ơn anh Luân và bác BY về thông tin này, tụi em chỉ biết khi về hưu bác ấy là thiếu tướng, hồi ấy tụi em cứ nghĩ bác Mão còn lên cao nữa  ::)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 09 Tháng Chín, 2013, 05:35:58 pm

... Có thể trận mà nói mất chốt rồi đánh lấy lại tháng 8/78 là trận Phu Sâm của e 64 F320A. Vì suốt 20 ngày đêm địch vây phu sâm ta không vào giải vây được nên tiểu đoàn 9 E 64F320 chỉ với hơn 150 người đã chiến đấu cực kì ác liệt . Chỉ đến khi cho pháo bắn trùm lên trận địa của mình sau đó anh em mới rút khỏi Phu sâm . Ngày 8/8 /78 rút khỏi PHu sâm thì đúng 20 ngày sau E 64 lại tổ chức đánh chiếm lại căn cứ này . Người chỉ huy Trung đoàn lúc ấy là anh Nguyễn Hữu Mão ( sau này vào năm 1984 anh Mão về làm sư trưởng sư đoàn 7 chiến đấu ở K)
Cao điểm 200,201 có giá trị chiến thuật án ngữ hướng tây đường 7, f 320 để mất vào giai đoạn đầu tháng 8 - đơn vị nào thì em không rõ .Nhưng chiến dịch A78 là bọn em được phổ biến các mục tiêu  có f 320 đánh lại các điểm cao này .Các cao điểm chiếm trong chiến dịch A 78  ltạo thành thế trận phòng ngự liên hoàn Tây nam đường 7, là  bàn đạp để tiến hành chiến dịch A 88 giải phóng K ngày 31/12/78
   Phum Sâm do e 64 chốt và đúng là có chuyện pháo ta bắn trùm trận địa bằng đạn  chụp mũi tên .sau đó còn giữ được mấy ngày nữa . Phòng ngự lúc đó là D7 ( 8??) do Khuất Hoan làm D tr . Bác Hoan vừa chỉ huy D vừa bắn cối 60
    Bản đồ bácQuang Can @ vẽ  có lẽ  đó là giai đoạn đầu của chiến tranh tây nam 11/77  vì Quân đoàn 3 sau khi mở   chiến dịch A 58  ngày 12/6/78  với 2 trận mở màn của E 866 và e 66 thất bại đã lợi dụng kết quả của QK7 để sang  Mi mốt và E 64 từ cao điểm 105 Nam  nằm trên đường 7 xuất phát đánh Phum Sâm


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 09 Tháng Chín, 2013, 07:22:14 pm


- Bên cạnh đó, chúng cũng chủ động xây dựng phòng tuyến biên giới khi nguy cơ QTN VN sắp đánh sang. Pôn Pốt lấy đường 7 là điểm tựa, là ranh giới án ngữ đối xứng với các lực lượng của ta. Xây dựng trận địa nhiều lớp, nhiều tầng với các phòng tuyến được đan xen và bẫy mìn la liệt. Địch thời điểm này còn mạnh, còn có tổ chức tốt và hỏa lực tương đương nếu không nói là có phần nhỉnh hơn ở cấp D trở xuống.


Nhờ các bác phân tích thêm về giá trị chiến thuật của khu vực đường 7. Bởi tôi thấy cả ta và Pốt đều chọn nơi này tỉ thí ;D. Cao điểm 62 ngay gần đường 7 đánh nhau ác liệt lắm, F10 tốn rất nhiều xương máu tại đây mới lấy được nó (E66) và giữ được nó thì E24 cũng mất mát nhiều.

Về phía Pốt, ở khu vực này tôi nhận thấy chúng tập trung quân sĩ khá đông và mạnh về hỏa lực. Trước khi bộ binh xông lên, cối pháo nó nện không thương tiếc, khiến bọn tôi ù hết tai. Rừng cao su nhiều năm tuổi bị mảnh chém tướp hết, nhựa cao su trắng nhỏ ròng ròng, dính chặt vào quần áo lính mình.
Công sự phải ngụy trang kín đáo và có vài hầm  nối nhau bằng giao thông hào để cơ động, kẻo DK nó phang cho tan nát ngay tắp lự.

Những trận tấn công hòng cướp chốt ta, chúng bỏ lại ít nhiều xác chết, ấy vậy chúng không ngán. Cuối ngày, theo thông lệ, thường có hội ý và thông báo vắn tắt về tin chiến thắng của quân ta (trong và ngoài đơn vị). Thú thực, tôi nghe và chỉ tin ở mức độ...vừa phải ;D. Nhưng tôi biết Pốt thiệt hại rất nhiều tại đây, bởi những gì tôi nhìn tận mắt: Đó là những xác chết...

Thông thường, buổi sáng chúng thường lên tầm 9 giờ. Buổi chiều tầm 15 giờ. Lúc ấy chúng hò hét rôm rả lắm. Lại còn tuýt còi, hệt như cảnh sát giao thông khi tắc đường vậy ;D Khi kết thúc trận, rời hầm tiến "sâu đo" (e nó chơi miếng đà đao) để thu dọn chiến trường, tôi nhớ lúc ấy trời bắt đầu nhá nhem tối.

Chắc Pốt có nhiều lý do nên chúng cố sống cố chết chiếm bằng được Cao điểm này.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Chín, 2013, 10:03:02 am
Tôi nghĩ rằng địch đánh hướng tuyến tây ninh mà chử yếu tuyến biên giới đối diện đường 7 bởi:
1 -đó là một trong hai con đường về TP HCM  gần nhất.địch không thể tiến công qua cửa khẩu mộc bài vì sợ ta phản công thì TP nom phenh bị uy hiếp trực tiêp ngay nên đó là sự lựa chọn duy nhất.
2 -có nhiều cao điểm,nhiều đường thuận lơi cho tác chiến cũng như phòng ngự''dân cư ở vùng này thưa.
   Theo tôi biết thì sư 320A đánh cao điểm 62 chứ không phải f10.Người hùng được đài tiếng nói VN tường thuật trực tiếp nhắc tên và sau này được thưởng huân chương chiến công hạng nhất trong trận đánh. đó là cs Lê viết Khởi lúc đó ở d7 E64.Đ/c hiện nay đang là đai tá GV Học viện KTQS[nhập ngũ 11/77 với tôi].Rất cảm ơn bác binhyen, quangcan... đã làm sáng tỏ thêm bài "nỗi đau nơi xóm vắng "bằng những địa danh mà tôi không thể nhớ được.xem bản đồ tôi mừng lắm thấy được những con đường  đầy "máu và nước mắt"mà tuổi trẻ chúng tôi đã đi qua.niềm vui này sẽ đến với cả đồng đội của tôi khi đến nhà chúng tôi sẽ mở xem cùng bình luận.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 10 Tháng Chín, 2013, 12:39:00 pm
Tôi nghĩ rằng địch đánh hướng tuyến tây ninh mà chử yếu tuyến biên giới đối diện đường 7 bởi:
1 -đó là một trong hai con đường về TP HCM  gần nhất.địch không thể tiến công qua cửa khẩu mộc bài vì sợ ta phản công thì TP nom phenh bị uy hiếp trực tiêp ngay nên đó là sự lựa chọn duy nhất.
2 -có nhiều cao điểm,nhiều đường thuận lơi cho tác chiến cũng như phòng ngự''dân cư ở vùng này thưa.
   Theo tôi biết thì sư 320A đánh cao điểm 62 chứ không phải f10.Người hùng được đài tiếng nói VN tường thuật trực tiếp nhắc tên và sau này được thưởng huân chương chiến công hạng nhất trong trận đánh. đó là cs Lê viết Khởi lúc đó ở d7 E64.Đ/c hiện nay đang là đai tá GV Học viện KTQS[nhập ngũ 11/77 với tôi].Rất cảm ơn bác binhyen, quangcan... đã làm sáng tỏ thêm bài "nỗi đau nơi xóm vắng "bằng những địa danh mà tôi không thể nhớ được.xem bản đồ tôi mừng lắm thấy được những con đường  đầy "máu và nước mắt"mà tuổi trẻ chúng tôi đã đi qua.niềm vui này sẽ đến với cả đồng đội của tôi khi đến nhà chúng tôi sẽ mở xem cùng bình luận.

Bác nói đúng ở chỗ, hồi ấy buổi phát thanh Quân đội nhân dân của đài Tiếng nói Việt Nam có loạt bài nói về những trận đánh khốc liệt ở Cao điểm 62.

Nhưng tôi e bác có sự nhầm lẫn chăng, đánh và giữ Cao điểm 62 chắc chắn là F10. Với lính F10 thời kỳ biên giới Tây-Nam, nơi đây không thể nào quên.
À Quangcan có bản đồ vùng này Up dùm nhé! Hình như đồng chí hơi bị thiên vị cho F320 đới. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Chín, 2013, 12:40:10 pm
Về phía Pốt, ở khu vực này tôi nhận thấy chúng tập trung quân sĩ khá đông và mạnh về hỏa lực. Trước khi bộ binh xông lên, cối pháo nó nện không thương tiếc, khiến bọn tôi ù hết tai. Rừng cao su nhiều năm tuổi bị mảnh chém tướp hết, nhựa cao su trắng nhỏ ròng ròng, dính chặt vào quần áo lính mình.
Công sự phải ngụy trang kín đáo và có vài hầm  nối nhau bằng giao thông hào để cơ động, kẻo DK nó phang cho tan nát ngay tắp lự.

Những trận tấn công hòng cướp chốt ta, chúng bỏ lại ít nhiều xác chết, ấy vậy chúng không ngán. Cuối ngày, theo thông lệ, thường có hội ý và thông báo vắn tắt về tin chiến thắng của quân ta (trong và ngoài đơn vị). Thú thực, tôi nghe và chỉ tin ở mức độ...vừa phải ;D. Nhưng tôi biết Pốt thiệt hại rất nhiều tại đây, bởi những gì tôi nhìn tận mắt: Đó là những xác chết...

 Về địa hình tác chiến thì lúc đó hướng QD4 chúng tôi khác xa với các bác lính QD3, các bác tác chiến ở vùng trung du còn chúng tôi thì hoàn toàn là đồng bằng, vùng trũng và không có vật cản che chắn. Tuy nhiên vẫn cùng một nhận xét ở thời điểm giữa và nửa cuối năm 1978 là địch khá mạnh, thậm chí có khi còn trên cơ quân ta ở một vài vị trí, hoả lực bộ binh rất hùng hậu đằng khác. Về nguyên tắc tác chiến bộ binh khi nằm chốt thì 1 có thể đánh 3, ta thì nằm chốt giữ mà địch thì tấn công, về cơ bản là ta phòng thủ sẽ dễ dàng hơn địch nhưng sao vẫn thấy địch mạnh và phần lớn là chúng chủ động tấn công nhiều hơn. Điều này không riêng gì các bác lính QD3 hay lính QD4 mà ngay anh em lính QK7 cũng công nhận điều đó. Vậy thì không rõ Pốt "vơ vét" quân ở đâu ra mà lắm thế các bác nhỉ? Một điều rõ ràng là dân số VN ta lúc đó nhiều hơn Campuchia cả chục lần, kinh tế trên tổng thể ta chắc chắn hơn đứt, lính ta thiện chiến hơn và ở thế phòng ngự lợi thế hơn. Vậy mà vẫn bị Pốt "dẫn dắt" cuộc chơi trên chiến trường ở khắp các vùng của các đơn vị QK QD đảm nhiệm.

 Cũng không rõ hướng đơn vị các bác ra sao chứ đơn vị BY lúc đó thương vong rất lớn, anh em hy sinh, bị thương đến mức không kịp biết tên, biết mặt nhau nữa, ngày nào cũng thấy khiêng vác nhau kìn kìn, sau trận đánh có khi 1 C cũng chỉ còn vài người là chuyện bình thường, trong khi đó phía ta "chơi" cũng dữ lắm chứ đâu có hiền lành đâu. Chẳng lẽ chỉ có ta thương vong còn địch thì ít hơn? Vậy chúng lấy đâu ra quân mà lắm thế không biết nữa, chỗ nào cũng mạnh, hướng nào cũng thấy chúng dữ dằn cả. Kỷ niệm chiến trường đáng nhớ nhất của tôi là trận 12.12.1978, chúng tôi có 1 C tăng cường cứ cho là quân số bằng 2 C đi, địch dùng 1 Lữ đoàn tăng cường với hơn chục xe TTG và pháo binh tấn công, chúng đánh cho đơn vị tôi be bét bè bẹt ra mặc dù phía ta cũng được chi viên pháo binh của các cấp rất đắc lực để giữ chốt. Nhóm trinh sát pháo trên cây đài quan sát thì xác nhận ở trận đó địch cáng ra khỏi trận địa cả ngàn cáng, thế mà địch vẫn cứ mạnh. Thế mới lạ.

Tôi nghĩ rằng địch đánh hướng tuyến Tây ninh mà chử yếu tuyến biên giới đối diện đường 7 bởi:
1 -đó là một trong hai con đường về TP HCM  gần nhất.địch không thể tiến công qua cửa khẩu Mộc bài vì sợ ta phản công thì TP nom phenh bị uy hiếp trực tiêp ngay nên đó là sự lựa chọn duy nhất.
2 -có nhiều cao điểm,nhiều đường thuận lơi cho tác chiến cũng như phòng ngự''dân cư ở vùng này thưa.

 Hướng cửa khẩu Mộc Bài về tp HCM gần hơn bác Đức Cường@ ơi, có 86km thôi. Hướng này mà bục thì chỉ 2h đồng hồ là Pốt đã bước chân trên đường phố SG rồi. Đầu năm 1978 ta cũng từng đánh "rằn mặt" Pốt đến bến phà Neck Luong rồi rút về biên giới, sông Mekong hướng QL1 cũng là cản trở rất lớn cho ta khi tiến vào Phnom Penh, kể cả qua bên bờ tây của sông Mekong thì địa hình cũng bất lợi cho lính bộ binh lắm, một vế bám đường QL1 là sông, nhất là nếu Pốt cố tình phòng thủ thì ta bắt buộc phải dùng cả Hải quân để giữ cánh phải đội hình hành tiến. May mắn là chiến dịch GP K đầu năm 1979 địch bỏ phòng thủ hướng này, chứ không thì cũng "mệt" với nó. Riêng chuyện qua sông Mekong tại bến phà Neck Luong năm 1979 thì hướng QL1 phải chờ mất 2 ngày bên bờ đông, nếu có đủ phương tiên qua sông thì có lẽ ta giải quyết Pốt sớm hơn chút ít về thời gian. Chưa biết chừng, ta GP sớm hơn sẽ bắt sống được đầu não của chính quyền Pốt và ông Hoàng Sihanux và nếu được như vậy thì cuộc chiến tranh ở Campuchia sẽ kết thúc từ đầu năm 1979. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 10 Tháng Chín, 2013, 01:25:13 pm
Tôi nghĩ rằng địch đánh hướng tuyến tây ninh mà chử yếu tuyến biên giới đối diện đường 7 bởi:
1 -đó là một trong hai con đường về TP HCM  gần nhất.địch không thể tiến công qua cửa khẩu mộc bài vì sợ ta phản công thì TP nom phenh bị uy hiếp trực tiêp ngay nên đó là sự lựa chọn duy nhất.
2 -có nhiều cao điểm,nhiều đường thuận lơi cho tác chiến cũng như phòng ngự''dân cư ở vùng này thưa.
   Theo tôi biết thì sư 320A đánh cao điểm 62 chứ không phải f10.Người hùng được đài tiếng nói VN tường thuật trực tiếp nhắc tên và sau này được thưởng huân chương chiến công hạng nhất trong trận đánh. đó là cs Lê viết Khởi lúc đó ở d7 E64.Đ/c hiện nay đang là đai tá GV Học viện KTQS[nhập ngũ 11/77 với tôi].Rất cảm ơn bác binhyen, quangcan... đã làm sáng tỏ thêm bài "nỗi đau nơi xóm vắng "bằng những địa danh mà tôi không thể nhớ được.xem bản đồ tôi mừng lắm thấy được những con đường  đầy "máu và nước mắt"mà tuổi trẻ chúng tôi đã đi qua.niềm vui này sẽ đến với cả đồng đội của tôi khi đến nhà chúng tôi sẽ mở xem cùng bình luận.

Bác nói đúng ở chỗ, hồi ấy buổi phát thanh Quân đội nhân dân của đài Tiếng nói Việt Nam có loạt bài nói về những trận đánh khốc liệt ở Cao điểm 62.

Nhưng tôi e bác có sự nhầm lẫn chăng, đánh và giữ Cao điểm 62 chắc chắn là F10. Với lính F10 thời kỳ biên giới Tây-Nam, nơi đây không thể nào quên.
À Quangcan có bản đồ vùng này Up dùm nhé! Hình như đồng chí hơi bị thiên vị cho F320 đới. ;D

Hì hì, bác nói hơi oan cho em, tại vì mấy bác kia ...cứ ....hứa cà phê nên em mới rứa đới, .... ;D.
"Bớ cáo" bác là nếu bác để ý thì bài #61 ở trang trước của em đã có một điểm cao rất quen thuộc với F10/ sư đoàn 10 trong những năm tháng biên giới Tây Nam đó. Đấy chính là cao điểm 68 ở trên đất K, sát biên giới. Với cao điểm này thì những ai ở trung đoàn 66/ E66/ đoàn Pleime sẽ không thể nào quên,  ;). Ngoài ra, cũng trên địa bàn này thì F10 quen thuộc và tác chiến nhiều hơn cả ở các địa danh: Phum Sâm/ Phum Saam; các cao điểm 62, 68, 112, 115,...

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/tuanb5_zpscbe50896.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/tuanb5_zpscbe50896.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: laoshan1234 trong 10 Tháng Chín, 2013, 02:02:30 pm
  Câu chuyện của bác chủ rất hay,ngoài ra được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bác cựu chiến trường K,đưa chúng tôi-những người không tham gia chiến trường K-biết được thêm nhiều điều.Mong bác chủ dẻo tay phím viết nhiều hơn nữa,về những hồi ức của mình trong cuộc chiến tranh ác liệt tại chiến trường K...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 11 Tháng Chín, 2013, 12:30:24 am

Cám ơn Mod Quangcan cho đồng bào xem cái bản đồ. Mình ưng cái bụng lắm. ;D



 Về địa hình tác chiến thì lúc đó hướng QD4 chúng tôi khác xa với các bác lính QD3, các bác tác chiến ở vùng trung du còn chúng tôi thì hoàn toàn là đồng bằng, vùng trũng và không có vật cản che chắn. Tuy nhiên vẫn cùng một nhận xét ở thời điểm giữa và nửa cuối năm 1978 là địch khá mạnh, thậm chí có khi còn trên cơ quân ta ở một vài vị trí, hoả lực bộ binh rất hùng hậu đằng khác. Về nguyên tắc tác chiến bộ binh khi nằm chốt thì 1 có thể đánh 3, ta thì nằm chốt giữ mà địch thì tấn công, về cơ bản là ta phòng thủ sẽ dễ dàng hơn địch nhưng sao vẫn thấy địch mạnh và phần lớn là chúng chủ động tấn công nhiều hơn. Điều này không riêng gì các bác lính QD3 hay lính QD4 mà ngay anh em lính QK7 cũng công nhận điều đó. Vậy thì không rõ Pốt "vơ vét" quân ở đâu ra mà lắm thế các bác nhỉ? Một điều rõ ràng là dân số VN ta lúc đó nhiều hơn Campuchia cả chục lần, kinh tế trên tổng thể ta chắc chắn hơn đứt, lính ta thiện chiến hơn và ở thế phòng ngự lợi thế hơn. Vậy mà vẫn bị Pốt "dẫn dắt" cuộc chơi trên chiến trường ở khắp các vùng của các đơn vị QK QD đảm nhiệm.


Điều bác BY nêu ra, cá nhân tôi cũng băn khoăn.

Hơn nữa, hồi ấy chúng tôi phòng ngự cấp E. Gọi là Cao điểm 62, nhưng đây không phải ngọn đồi nhỏ như nhiều người hình dung. Nó khá rộng và hơi thoải mà thôi.
Đồng ý với bác về tỷ lệ 1 đánh 3 hoặc 1 đánh 5 giữa quân phòng ngự/quân tấn công. Điều đáng nói là, sau mỗi lần tấn công thất bại, chúng có thể tổ chúc tiếp lần khác mà sức mạnh không hề suy giảm (mặc dù bị thiệt hại khá nặng, thế mới tài ::)).
Điều đó chỉ có thể lý giải: Lực lượng dự bị của chúng khá dồi dào.

Quay trở lại thắc mắc ban đầu: Quân của chúng ở đâu mà đông thế!
Phải nói rằng, chiến tranh biên giới Tây-Nam ta chưa phát huy hết sức mạnh của QDND Việt Nam. Ít nhất là lực lượng không quân.
Mặc dù có tham gia chiến đấu trên nhiều điểm nóng suốt dải Biên giới (ở Cao điểm 62, trong tấn công và phòng ngự, không quân đều tham gia hỗ trợ F10). Nhưng xét toàn cục cuộc chiến, so khả năng thực tế của không quân ta, theo ý cá nhân, tôi cho rằng không quân tham gia còn...hơi  ít.

Bọn Pốt nhiều khả năng áp dụng chiến thuật dồn toa. Nghĩa là chúng tích cực cơ động, tập trung quân đánh từng điểm, từng khu vực trong 1 thời gian trù liệu. Do không bị ngăn trở bởi máy bay trinh sát cũng như máy bay cường kích, nên việc điều quân của chúng không quá khó khăn.

Trước và sau thời gian F10 bàn giao chốt cho F31. Địch vẫn hoạt động ở vùng này. Song rõ ràng mức độ đã giảm nhiều. Chứng tỏ địch đã có sự điều chỉnh lực lượng (lúc này có khi bọn chúng đang tập trung "quấy rầy" ở chỗ các bác QD4, hay QK7 cũng nên ;D)

Sang đến tháng 9-1978, khi đánh vận động vào các vị trí của địch bên kia đường 7. Những xác Pốt tôi thấy quân trang của chúng khá lộn xộn, không chính quy.  Hiếm hoi mới gặp lại những chiếc mũ mềm lưỡi trai (gần giống mũ công nhân) mà ở Cao điểm 62 chúng "để lại" rất phổ biến.





Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 11 Tháng Chín, 2013, 05:50:32 am
Cám ơn Mod Quangcan cho đồng bào xem cái bản đồ. Mình ưng cái bụng lắm. ;D
Về địa hình tác chiến thì lúc đó hướng QD4 chúng tôi khác xa với các bác lính QD3, các bác tác chiến ở vùng trung du còn chúng tôi thì hoàn toàn là đồng bằng, vùng trũng và không có vật cản che chắn. Tuy nhiên vẫn cùng một nhận xét ở thời điểm giữa và nửa cuối năm 1978 là địch khá mạnh, thậm chí có khi còn trên cơ quân ta ở một vài vị trí, hoả lực bộ binh rất hùng hậu đằng khác. Về nguyên tắc tác chiến bộ binh khi nằm chốt thì 1 có thể đánh 3, ta thì nằm chốt giữ mà địch thì tấn công, về cơ bản là ta phòng thủ sẽ dễ dàng hơn địch nhưng sao vẫn thấy địch mạnh và phần lớn là chúng chủ động tấn công nhiều hơn. Điều này không riêng gì các bác lính QD3 hay lính QD4 mà ngay anh em lính QK7 cũng công nhận điều đó. Vậy thì không rõ Pốt "vơ vét" quân ở đâu ra mà lắm thế các bác nhỉ? Một điều rõ ràng là dân số VN ta lúc đó nhiều hơn Campuchia cả chục lần, kinh tế trên tổng thể ta chắc chắn hơn đứt, lính ta thiện chiến hơn và ở thế phòng ngự lợi thế hơn. Vậy mà vẫn bị Pốt "dẫn dắt" cuộc chơi trên chiến trường ở khắp các vùng của các đơn vị QK QD đảm nhiệm.

Điều bác BY nêu ra, cá nhân tôi cũng băn khoăn.

Hơn nữa, hồi ấy chúng tôi phòng ngự cấp E. Gọi là Cao điểm 62, nhưng đây không phải ngọn đồi nhỏ như nhiều người hình dung. Nó khá rộng và hơi thoải mà thôi.
Đồng ý với bác về tỷ lệ 1 đánh 3 hoặc 1 đánh 5 giữa quân phòng ngự/quân tấn công. Điều đáng nói là, sau mỗi lần tấn công thất bại, chúng có thể tổ chúc tiếp lần khác mà sức mạnh không hề suy giảm (mặc dù bị thiệt hại khá nặng, thế mới tài ::)).
Điều đó chỉ có thể lý giải: Lực lượng dự bị của chúng khá dồi dào.

Quay trở lại thắc mắc ban đầu: Quân của chúng ở đâu mà đông thế!
Phải nói rằng, chiến tranh biên giới Tây-Nam ta chưa phát huy hết sức mạnh của QDND Việt Nam. Ít nhất là lực lượng không quân.
...

Không kể cao điểm 62 và khu rừng Hoà Hội, các vị trí khác cuả quân đoàn 3 và 4 đều đã lấn sân sâu trong nội điạ cuả K. cả mười mấy hai chục cây số cuả người ta thì no đòn rồi, còn "kêu ca" cái nỗi gì nữa chứ  ;D. Thử hỏi quân VN mình đánh qua Thái Lan 10-20 cây số trong vòng cả tháng triời xem quân Thái nó đông quân cỡ nào, nó cũng sẽ cố sống cố chết mà chận đường quân VN đánh về thủ đô cuả họ chứ. Việt Nam ta cũng thế, hồi 1979 TQ đánh tràn qua biên giới phiá Bắc, chắc chắn chúng cũng than như bác binhyen1960 và bác tuanb5 thôi: "Quân VN ở đâu mà đông thế, vậy mà trước khi đánh cứ nghĩ quân VN ở cả Campuchia rồi, quân TQ chỉ cần trưa ăn cơm Lạng Sơn chiều ăn cơm Hà Nội". Thêm nữa, quân ta khi ấy bị áp lực quốc tế nên đâu dám đem hải lục không quân sang K. rần rần rộ rộ. Tụi Pốt dù tập trung đông quân cách mấy, quyết tâm đánh chiếm Tây Ninh cách mấy cũng đâu đánh chiếm được sâu vào Tây Ninh, nhất là các vùng có đông dân cư cuả Tây Ninh. E262 đóng quân quanh sân bay Thiện Ngôn - Sa Mát cách biên giới 4-5 cây số coi như hậu cứ rồi, các thủ trưởng cứ nói: "Nuôi quân ba năm, đánh giặc 1 giờ, bây giờ cứ lo huấn luyện, khi cần mới đem quân đi đánh".  Sâu trong nội điạ VN, quân số quân ta vẫn đông hơn Pốt cả chục lần nếu tính cả TNXP và du kích ấy mà.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 11 Tháng Chín, 2013, 10:33:05 am
Không kể cao điểm 62 và khu rừng Hoà Hội, các vị trí khác cuả quân đoàn 3 và 4 đều đã lấn sân sâu trong nội điạ cuả K. cả mười mấy hai chục cây số cuả người ta thì no đòn rồi, còn "kêu ca" cái nỗi gì nữa chứ  ;D. Thử hỏi quân VN mình đánh qua Thái Lan 10-20 cây số trong vòng cả tháng triời xem quân Thái nó đông quân cỡ nào, nó cũng sẽ cố sống cố chết mà chận đường quân VN đánh về thủ đô cuả họ chứ. Việt Nam ta cũng thế, hồi 1979 TQ đánh tràn qua biên giới phiá Bắc, chắc chắn chúng cũng than như bác binhyen1960 và bác tuanb5 thôi: "Quân VN ở đâu mà đông thế, vậy mà trước khi đánh cứ nghĩ quân VN ở cả Campuchia rồi, quân TQ chỉ cần trưa ăn cơm Lạng Sơn chiều ăn cơm Hà Nội". Thêm nữa, quân ta khi ấy bị áp lực quốc tế nên đâu dám đem hải lục không quân sang K. rần rần rộ rộ. Tụi Pốt dù tập trung đông quân cách mấy, quyết tâm đánh chiếm Tây Ninh cách mấy cũng đâu đánh chiếm được sâu vào Tây Ninh, nhất là các vùng có đông dân cư cuả Tây Ninh. E262 đóng quân quanh sân bay Thiện Ngôn - Sa Mát cách biên giới 4-5 cây số coi như hậu cứ rồi, các thủ trưởng cứ nói: "Nuôi quân ba năm, đánh giặc 1 giờ, bây giờ cứ lo huấn luyện, khi cần mới đem quân đi đánh".  Sâu trong nội điạ VN, quân số quân ta vẫn đông hơn Pốt cả chục lần nếu tính cả TNXP và du kích ấy mà.

 Tôi thấy vẫn chưa thông suốt điểm này.

 Trong thời điểm cuối 1977 sang 1978, đối với Pốt thì ý đồ của QD ta BVTQ đã thể hiện rất rõ, ta không có ý đồ xâm lược K hay bình định lãnh thổ của họ. Cuộc chiến tranh biên giới kéo dài khắp các giải đất có biên giới liền kề K, ta chỉ thiên về phòng thủ sau khi bị Pốt bất ngờ tấn công ở nhiều hướng, phía ta có tổ chức phản công lại ở nhiều nơi và đánh sâu sang đất K rồi rút về nước, phía ngoại giao ta đánh công hàm cấp nhà nước phản đối quyết liệt và đưa ra nhiều giải pháp đề nghị hoà bình cho vùng biên giới song cũng không được phía chính quyền Pốt chấp nhận, đỉnh điểm là khoảng tháng 6 7.1978 Đại sứ quán VN và K cùng cắt đứng quan hệ ngoại giao rút về nước.

 Như vậy có nghĩa là phía VN ta không có chủ trương gây lên sự căng thẳng ở vùng BGTN bằng sức mạnh quân sự mà chỉ có chủ trương đẩy chiến tranh sang đất địch, cũng không có ý đồ loại bỏ chính quyền Pốt ở giữa năm 1978 như sau chiến dịch GP năm 1979. Ngược lại Pốt dốc toàn lực trên toàn tuyến BGTN còn phía ta thì chỉ duy trì một lực lượng nhất định để hy vọng vừa đánh vừa đàm và chấm dứt chiến tranh bằng đàm phán. Chỉ đến khi ta biết chắc rằng "nói suông" với thằng Pốt không có giá trị cùng cơ hội đến quá nhanh nên mới phải quyết định dứt bỏ khối "ung thư" đó trong vài ngày của đầu năm 1979. Có vài ý kiến cho rằng phía Ta năm 1977 1978 còn "chủ quan" ở hướng BGTN, cho rằng mấy thằng địch "còi" vớ vẩn không đáng để ta ra tay, thực tế dân VN lúc đó hiểu rất "lơ mơ" về cuộc chiến tranh BGTN, chỉ có người dân sống ở vùng biên giới mới hiểu hết diễn biến đang diễn ra. Theo tôi thì thời điểm đầu ta chưa thật sự nhìn đúng về bản chất của cuộc chiến tranh này nên sự chuẩn bị cũng chưa chặt chẽ.

 Ngay mới đây thôi, một Chính uỷ cấp E cũ sau này là Hiệu phó Hiệu trưởng một học viện QS tại HN nay đã nghỉ hưu cũng vẫn cho rằng mấy thằng lính đánh Pốt ở K là lính "vớ vẩn" ... éo "oai hùng" bằng thời đánh Mỹ nên nhìn nhận lính đàn em bằng 1/2 con mắt. Nghe phát chối, cáu lên tôi nói: Ông ra đó thử mà đánh nhau đi, tại sao lúc đó ông lại ra Bắc chui về trường đi học làm mẹ gì? Chỉ có những SQ và người trong cuộc từng tham gia cuộc chiến tranh BGTN mới hiểu đúng là cái gì đã diễn ra ở đó những năm cuối 1977 và 1978.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 11 Tháng Chín, 2013, 06:43:42 pm

 Tụi Pốt dù tập trung đông quân cách mấy, quyết tâm đánh chiếm Tây Ninh cách mấy cũng đâu đánh chiếm được sâu vào Tây Ninh, nhất là các vùng có đông dân cư cuả Tây Ninh. E262 đóng quân quanh sân bay Thiện Ngôn - Sa Mát cách biên giới 4-5 cây số coi như hậu cứ rồi, các thủ trưởng cứ nói: "Nuôi quân ba năm, đánh giặc 1 giờ, bây giờ cứ lo huấn luyện, khi cần mới đem quân đi đánh".  Sâu trong nội điạ VN, quân số quân ta vẫn đông hơn Pốt cả chục lần nếu tính cả TNXP và du kích ấy mà.

Điều này tôi đồng ý với bác yta262. ;D

Xét về tổng quát, Pốt hung hăng cách mấy. Tập trung quân cách mấy (nghe nói nó ký 1 hiệp ước gì đó với Thái, rút hết quân ở biên giới Thái-Cam để dồn về biên giới Cam-Việt) cũng không "ăn" nổi Tây Ninh. Huống hồ còn đòi "chiếm Sài gòn" ;D chỉ là luận điệu tuyên truyền, kích thích tính Dân tộc trong đám lính của chúng mà thôi.

Khả năng thực sự của chúng, tôi cho rằng đánh được ở mức Quân đoàn (cỡ 4,5 sư) vào địa bàn nào đó do 1 F của ta đảm nhiệm. Có điều, quyền chủ động (tạm thời) thuộc về Pốt: Thời gian, địa điểm, tầm mức...vv. Chính vì thế, các đơn vị của ta ở tuyến trước vất vả vì bọn chúng, là điều có thể sảy ra lắm chứ.

Khu vực bác yta262 đóng quân, trước khi lên tuyến trước bọn tôi thường ra chơi. Chè thập cẩm mát lạnh cùng giọng ca cải lương từ máy Cassette trong quán nhỏ Sa Mát trở thành "cơn mộng mị xa xỉ" của lính chốt rồi. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 11 Tháng Chín, 2013, 09:54:33 pm
  Không thể cầm được nước mắt khi đọc bài " Nỗi buồn nơi xóm vắng" của anh Đức Cường. Nỗi đau chiến tranh... Không gì là không thể phải không các anh các chị? Đúng là hình ảnh "Chạy giặc" như một đồng đội của anh đã liên tưởng. Còn em lại liên tưởng đến những đứa trẻ ở Mĩ Lai trong một trận càn của giăc Mĩ. Hình ảnh một bé gái giữ chặt lưng quần nấp sau lưng mẹ (người che chở, bảo vệ cho nó trước bất kì mọi tai ương) và ánh mắt vô cùng hoảng sợ (hình như nó vừa bị đe dọa hiếp dâm). Theo lời một nhân chứng phía bên kia thì cả đứa bé và mẹ của nó bị bắn ngay sau khi người ta chụp xong bức hình đó. Nỗi đau chiến tranh... Đó là hình ảnh toàn người già, trẻ em, phụ nữ bị giặc lia đạn liên hồi khi họ chạy trốn ra giữa đồng. Họ có tội gì? Cũng như đứa bé nơi Xóm vắng của anh có tội gì mà phải chết khi "mới độ 9 - 10" khi đáng ra phải được vui chơi, học hành? Nỗi đau chiến tranh... Các anh các chị đã đi qua, hẳn là không bao giờ quên được. Nhưng bây giờ, có rất nhiều người chưa từng biết đến, họ không biết sợ, họ không biết cái giá của ĐỘC LẬP TỰ DO. Cảm ơn các anh các chị, đã một lần nữa viết lên trang sử vàng những mất mát thương đau, những chiến công và cả những giá trị nhân văn mà rất có thể giữa đời thường người ta quên lãng...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: c16 trong 12 Tháng Chín, 2013, 09:52:04 am
Chào bác Người yêu của lính@, bác đưa 2 hình ảnh so sánh, 1 từ câu chuyện bác Duc-Cuong, 1 từ bức ảnh trong vụ Mỹ Lai, cảnh nào cũng làm nao lòng và dấy lên mối căm hận chiến tranh.
Cũng từ 2 hình ảnh đó, đi tiếp tới thái độ người cầm súng, là những người trực tiếp làm nên chiến tranh. Hình ảnh rất tương phản của người cầm súng trong 2 trường hợp, 1 rất nhân văn, 1 rất thú vật.
Tui nhớ trong “Những chuyện không thể quên – Cười ra nước mắt” có đoạn anh Lê Minh – TichTuongNhuLe@ tả anh bắn ngã 1 y tá VNCH vừa cầm khẩu cối tay “bắn chơi” ra khu vực chốt của mấy ảnh, điều đó làm ảnh băn khoăn mải và thổ lộ trên diễn đàn này.
Trải dài cuộc chiến, từ KCCM đến chiến tranh bảo vệ biên giới, đều có những hình ảnh cao quý này, viên đạn của bộ đội mình bắn ra đều có tâm hồn, viên đạn của đội quân “nhà Phật”, không như những viên đạn ác quĩ vô hồn, từ trực thăng xả xuống người áo trắng đang lảo đảo dưới đất để thử tài thiện xạ, hoặc để coi khi trúng đạn con người giãy giụa chết ra sao.
Thử so sánh, giả sử đơn vị bộ đội, du kích nào đó, khi xảy ra trường hợp thương vong, có tập hợp dân khu vực đó (kể cả ở CPC) đem ra hành hạ hay bắn giết bất kỳ 1 người dân nào không, dù để trả thù hay khai thác, thẩm vấn.
Chiến tranh không tự nó diễn ra và không phải tiến hành chiến tranh là không đúng, cho nên nói cảnh thương tâm là do chiến tranh làm nên, cũng chưa tròn nghĩa lắm.
Bác Người yêu của lính@ “cảm” rất hay, "cái giá của độc lập tự do”.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vanthang341ht trong 12 Tháng Chín, 2013, 10:48:51 am
Nỗi đau nơi xóm vắng
   
   Đức Cường trân trọng cảm ơn những ai đã đọc câu chuyện này và hãy giải cho chúng tôi đáp số của một quyết định day dứt mà đến bây giờ vẫn chưa biết đúng hay sai.
 
      
    Chào Đức Cuờng, chào các bạn.
    Cũng như các bạn, tôi đã đọc bài viết trên của Đức Cuờng. Bài viết rất hay, đầy tính nhân văn mà chỉ ở người lính QTNVN mới có được. Quả thực những tình huống như Đức Cường nêu trong cuộc chiến đấu trên đất CPC lính ta gặp và xử lý tương tự như vậy là rất nhiều, không chỉ có trẻ con mà cả người già, phụ nữ... Đáng tiếc rằng những người lính đã làm như vậy lại rất ít người có điều kiện tham gia kể lại trên trang M&H như chúng ta. Phải chăng đấy là bản chất người “Lính Cụ Hồ”.
     Đức Cường nói:    
   "Đức Cường trân trọng cảm ơn những ai đã đọc câu chuyện này và hãy giải cho chúng tôi đáp số của một quyết định day dứt mà đến bây giờ vẫn chưa biết đúng hay sai".
   Tôi cho rằng bạn và các đồng đội của bạn xử lý như vậy là rất đúng bởi trong chiến đâu nhất là lúc đang thi hành nhiệm vụ, bao giờ chúng ta cũng phải lấy việc hoàn thành nhiệm vụ là hàng đầu. Nhưng tôi có thắc mắc nhỏ tại sao bạn có cả lính thông tin 2W đi cùng sao không báo cáo về sư đoàn nói rõ tình huống đó cho chỉ huy biết để xử lý?
     Câu chuyện của Đức Cường hay lắm, mong được đọc những chuyện bạn sắp kể tiếp theo.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 12 Tháng Chín, 2013, 06:32:40 pm
 Không thể cầm được nước mắt khi đọc bài " Nỗi buồn nơi xóm vắng" của anh Đức Cường. Nỗi đau chiến tranh... Không gì là không thể phải không các anh các chị? Đúng là hình ảnh "Chạy giặc" như một đồng đội của anh đã liên tưởng. Còn em lại liên tưởng đến những đứa trẻ ở Mĩ Lai trong một trận càn của giăc Mĩ. Hình ảnh một bé gái giữ chặt lưng quần nấp sau lưng mẹ (người che chở, bảo vệ cho nó trước bất kì mọi tai ương) và ánh mắt vô cùng hoảng sợ (hình như nó vừa bị đe dọa hiếp dâm). Theo lời một nhân chứng phía bên kia thì cả đứa bé và mẹ của nó bị bắn ngay sau khi người ta chụp xong bức hình đó. Nỗi đau chiến tranh... Đó là hình ảnh toàn người già, trẻ em, phụ nữ bị giặc lia đạn liên hồi khi họ chạy trốn ra giữa đồng. Họ có tội gì? Cũng như đứa bé nơi Xóm vắng của anh có tội gì mà phải chết khi "mới độ 9 - 10" khi đáng ra phải được vui chơi, học hành? Nỗi đau chiến tranh... Các anh các chị đã đi qua, hẳn là không bao giờ quên được. Nhưng bây giờ, có rất nhiều người chưa từng biết đến, họ không biết sợ, họ không biết cái giá của ĐỘC LẬP TỰ DO. Cảm ơn các anh các chị, đã một lần nữa viết lên trang sử vàng những mất mát thương đau, những chiến công và cả những giá trị nhân văn mà rất có thể giữa đời thường người ta quên lãng...
Chào "Người yêu của lính.
Chào các đồng chí.
Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy xuất hiện trên trang VMH một cái nic rất "mới". Lâu nay, tôi thường thấy những tên nic gắn liền với tên của đơn vị ...Nay re"người yêu của lính" gợi cho tôi sự tò mò và ước ao.Tò mò vì không biết "người yêu của lính là "bác ông" hay "bác bà"?(Vì bác Tuấnb5 xưng bác mà).Không biết "bác" nay U bao nhiêu? Cái tên còn gợi sự ước ao.Giá mình cũng có một " người yêu của lính".Không biết ai trong chúng ta có được diễm phúc này đây.
Chào bác Tuanb5.
    Không hiểu sao, tôi cứ đinh ninh rằng "người yêu của lính" là "bác gái" bác Tuanb5 ạ.Tôi tin  thế.
 Là người lính buổi mai trên trang Vmh, Xin chúc mừng "bác gái" lính buổi chiều lời chúc mừng chân thành nhất.Hy vọng sự xuất hiện của "người yêu của lính" sẽ đem đến cho anh em chúng tôi một luồng gió mới.Mong bạn viết đều tay.
Chào thân ái
                                               phancongblog


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Chín, 2013, 08:42:44 pm
 Vâng! Cảm xúc của người lính trên chiến trường thì nhiều lắm các bác ạ.

 Lúc hờn căm, khi phẫn uất, lúc điên tiết khi cáu sườn và khi đã im tiếng súng thì cảm xúc ấy nó trùng xuống, tình người lại trỗi dậy. Dẫu sao những người lính chúng ta cũng là những con người do cha mẹ sinh ra, cũng 9 tháng 10 ngày, cũng chôn nhau cắt rốn, cũng bú dòng sữa mẹ mà lớn lên, cũng có quê hương bản quán và những người thân yêu như bao người khác đang sống trên trái đất này. Cho dù chúng ta đang chiến đấu với nhiều hy sinh, mất mát cho quyền lợi của một Dân tộc khác, dù ở xa Tổ quốc của mình nhưng tính kỷ luật Quân đội vẫn luôn được chấp hành nghiêm chỉnh, tình người trong chiến tranh vẫn được những người lính QTNVN ở K thể hiện tình cảm của mình đối với nhân dân nước bạn.

 Không phải ở những nơi xa xôi nào đó mà ngay trên Box M&H của diễn đàn VMH này, nhiều bài viết của CCB từng tham gia chiến trường K qua nhiều giai đoạn cũng có nói rất nhiều về tình người giữa chiến trường. E2 F9 từng dừng lại trên bước đường hành quân ở Amleang năm 1979 nấu cháo cứu đói cho dân K chạy loạn, cứu sống biết bao người dân K, QD3 từng cứu sống bao nhiêu ngàn người dân K sắp chết đói tại khu vực căn cứ Leck tỉnh Pousat, một người lính D9 E209 F7 nhặt và mang theo trên dọc đường hành quân chiến đấu truy kích địch 1 đứa bé K, nuôi nấng và cả bú mớn, tắm rửa, à ơi ru ngủ cho đến khi trao trả nó cho chính quyền bạn ... vv. Rất nhiều hình ảnh nữa trong quan hệ tình người giữa QTNVN và người dân Campuchia lúc đó. Cho dù người lính QTNVN chiến đấu bên ngoài lãnh thổ VN thì chúng ta  cũng không giống với những người lính Mỹ trên chiến trường VN năm xưa được.

 Có lẽ, nỗi đau nơi xóm vắng là nỗi đau chung của tất cả những cuộc chiến tranh và chắc chắn còn có thêm nhiều nỗi đau khác nữa chưa nói lên được thành lời. Mong rằng ai đó đừng gào thét hô hào ủng hộ chiến tranh để đừng bao giờ tái diễn những hoàn cảnh như Nỗi đau nơi xóm vắng cho VN chúng ta hay những nước láng giềng kề cạnh. Bởi chiến tranh không phải là trò đùa hay ai đó lợi dụng nó làm bước đường đạt tới mục đích của mình.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 12 Tháng Chín, 2013, 09:29:20 pm
Chào anh Đức Cường c20 F320A
Tôi trích gửi lên trang của anh một bài viết của một đồng đội cùng thời với anh ở C20 nhé .
....
.....Biên giới Tây Nam bom đạn tơi bời
NHớ Lò Gò , Kà tum , Sa mát
Nhớ xóm Giữa , Tà Hiên , Mi mút
NHớ sao cao điểm 13
Đạn pháo gầm vang chớp sáng lòa
Nhớ đường 76 ra C rếch
Thàng Mịch bị đạn xuyên vào mắt
Thằng CỔn vướng mìn lúc đi xa ..
Dặn " anh ơi đừng báo về nhà "
Các anh ơi tất cả chúng ta
Hãy giành một phút giây tưởng niệm
Anh HOan đồng chí chính trị viên
Anh Hương - Lục quân mới ra trường
Và còn bao nhiêu anh em nữa Họ xa chúng ta không lời từ giã
Không có lời tạm biệt lúc chia tay
Nhưng tên tuổi thì vẫn đây
Họ ẫn sống trong tình đồng đội
Họ là chiến sĩ C2o

Bài của Nguyễn Hùng Mạnh c20 f320A cùng thời với Đuc cuong


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 12 Tháng Chín, 2013, 11:25:30 pm

Chào các đồng chí.
Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy xuất hiện trên trang VMH một cái nic rất "mới". Lâu nay, tôi thường thấy những tên nic gắn liền với tên của đơn vị ...Nay re"người yêu của lính" gợi cho tôi sự tò mò và ước ao.Tò mò vì không biết "người yêu của lính là "bác ông" hay "bác bà"?(Vì bác Tuấnb5 xưng bác mà).Không biết "bác" nay U bao nhiêu? Cái tên còn gợi sự ước ao.Giá mình cũng có một " người yêu của lính".Không biết ai trong chúng ta có được diễm phúc này đây.
Chào bác Tuanb5.
    Không hiểu sao, tôi cứ đinh ninh rằng "người yêu của lính" là "bác gái" bác Tuanb5 ạ.Tôi tin  thế.
 Là người lính buổi mai trên trang Vmh, Xin chúc mừng "bác gái" lính buổi chiều lời chúc mừng chân thành nhất.Hy vọng sự xuất hiện của "người yêu của lính" sẽ đem đến cho anh em chúng tôi một luồng gió mới.Mong bạn viết đều tay.
Chào thân ái
                                               phancongblog

Ối Trời, cái bác Va này! ;D

Bác dành thịnh tình cho tôi nhiều quá, cám ơn bác nhiều nhé! (Nhẽ chúng ta cùng chung Quân Đoàn, phỏng ạ!). Nhưng người ta vẫn nói rằng Huy chương phải trao đúng chỗ. Phàm không phải của mình cái gì thì quý cách mấy Tuanb5 tôi đâu dám nhận xằng. Nói thật với bác chứ, "bác gái" nhà tôi mà lên mạng thì tôi đâu được ngồi gõ phím như vầy, mà phải đi tránh...bão ;D

Người gọi @NGUOI YEU CUA LINH là "bác", chính chủ @c16 bác Va ơi! Bác "đề xuất " lại xem sao. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 12 Tháng Chín, 2013, 11:53:37 pm
  Xin chào bác C16! Cha ông nói "nhập gia tùy tục", cho nên NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH xin được gọi bác như vậy, mặc dù đại từ xưng hô này khá xa lạ với NYCL. Thú thực là, khi được bác C16 gọi NYCL bằng tên gọi như vậy tôi thấy ấm lòng. Bởi đó là tên gọi chung của Lính. Điều đó cũng có nghĩa là bác đã xem tôi là một thành viên trong ngôi nhà của chúng ta - mặc dù tôi chỉ là "lính buổi chiều" như cách nói của bác Vaphothotu.
   Trở lại với hồi âm của bác sau mấy lời cảm nhận của tôi, tôi thấy bác cũng đã từng trăn trở rất nhiều về những mất mát bởi chiến tranh, về cả cái "lí" của chiến tranh nên chỉ vài dòng nhận xét, so sánh, tôi (chắc là nhiều người khác nữa) đã thấy được sự sâu sắc, sự xót xa trong đó. Ở đây, tôi xin phép không bàn đến những người cầm súng của cả hai bên. Mà tôi muốn nói đến những người bị họng súng kia chĩa tới. Tôi gọi họ bằng một cái tên NẠN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH.
    Phải không bác?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: c16 trong 13 Tháng Chín, 2013, 10:38:19 pm
Đối tượng quan tâm của bác @NYCL là những người cùng khổ đáng thương nhất trong chiến tranh, đứng trước những đe dọa đến mạng sống mình chỉ biết van xin, cầu khẩn với thế lực đe dọa hoặc với đấng siêu nhiên nào đó, nếu được thì trốn chạy, hoàn toàn không có gì để bảo vệ mạng sống, nhân phẩm của mình, ngay lúc chết đi thì cũng không có danh phận gì, chỉ là xác chết như định nghĩa trong từ điển, không là tử sĩ, liệt sĩ, anh hùng, ...
Nói vậy chớ bản thân người cầm súng tuy có được chút chủ động, có được chút khả năng chống lại cái chết, có cái chết được đặt tên, còn ngoài ra, trước sức mạnh hủy diệt của chiến tranh, người lính cũng chỉ là thân phận con người nhỏ nhoi trong chiến tranh, nhưng với tích cách quyết liệt hơn, nên làm giảm vẻ đáng thương của họ, đối tượng này cũng đáng được quan tâm phải không bác Người yêu của lính.
(Nói chuyện với thầy/cô mà kêu bác - bác kiểu này chắc có ngày ăn đòn nứt ... hu hu)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: loc85c5 trong 14 Tháng Chín, 2013, 12:02:30 am
 Không thể cầm được nước mắt khi đọc bài " Nỗi buồn nơi xóm vắng" của anh Đức Cường. Nỗi đau chiến tranh... Không gì là không thể phải không các anh các chị? Đúng là hình ảnh "Chạy giặc" như một đồng đội của anh đã liên tưởng. Còn em lại liên tưởng đến những đứa trẻ ở Mĩ Lai trong một trận càn của giăc Mĩ. Hình ảnh một bé gái giữ chặt lưng quần nấp sau lưng mẹ (người che chở, bảo vệ cho nó trước bất kì mọi tai ương) và ánh mắt vô cùng hoảng sợ (hình như nó vừa bị đe dọa hiếp dâm). Theo lời một nhân chứng phía bên kia thì cả đứa bé và mẹ của nó bị bắn ngay sau khi người ta chụp xong bức hình đó. Nỗi đau chiến tranh... Đó là hình ảnh toàn người già, trẻ em, phụ nữ bị giặc lia đạn liên hồi khi họ chạy trốn ra giữa đồng. Họ có tội gì? Cũng như đứa bé nơi Xóm vắng của anh có tội gì mà phải chết khi "mới độ 9 - 10" khi đáng ra phải được vui chơi, học hành? Nỗi đau chiến tranh... Các anh các chị đã đi qua, hẳn là không bao giờ quên được. Nhưng bây giờ, có rất nhiều người chưa từng biết đến, họ không biết sợ, họ không biết cái giá của ĐỘC LẬP TỰ DO. Cảm ơn các anh các chị, đã một lần nữa viết lên trang sử vàng những mất mát thương đau, những chiến công và cả những giá trị nhân văn mà rất có thể giữa đời thường người ta quên lãng...
Chào "Người yêu của lính.
Chào các đồng chí.
Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy xuất hiện trên trang VMH một cái nic rất "mới". Lâu nay, tôi thường thấy những tên nic gắn liền với tên của đơn vị ...Nay re"người yêu của lính" gợi cho tôi sự tò mò và ước ao.Tò mò vì không biết "người yêu của lính là "bác ông" hay "bác bà"?(Vì bác Tuấnb5 xưng bác mà).Không biết "bác" nay U bao nhiêu? Cái tên còn gợi sự ước ao.Giá mình cũng có một " người yêu của lính".Không biết ai trong chúng ta có được diễm phúc này đây.
Chào bác Tuanb5.
    Không hiểu sao, tôi cứ đinh ninh rằng "người yêu của lính" là "bác gái" bác Tuanb5 ạ.Tôi tin  thế.
 Là người lính buổi mai trên trang Vmh, Xin chúc mừng "bác gái" lính buổi chiều lời chúc mừng chân thành nhất.Hy vọng sự xuất hiện của "người yêu của lính" sẽ đem đến cho anh em chúng tôi một luồng gió mới.Mong bạn viết đều tay.
Chào thân ái
                                               phancongblog
  :D :D Sao bác không hỏi nguoiyeucualinh..em là người yêu của binh chủng nào ;) ;D Đặc Công? Trinh Sát,Công Binh,Tăng,Cao Xạ,A72 cuối cùng là Pháo ;D.
Vậy người yêu của lính,nhưng Lính nào mới được cơ :D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 14 Tháng Chín, 2013, 01:33:41 am
  Chào bác C16!
  Trước hết, xin cảm ơn sự hồi âm của bác! Chỗ nào NYCL có cách nhìn khác với bác một chút, xin bác vui lòng chấp nhận cho. Vì như lời "tự thú'', NYCL không phải từ chiến trường ra nên có lẽ chưa đồng cảm hoàn toàn, chứ không phải lệch lạc, càng không phải là "xét lại" đâu bác!
  Thế ra từ trước tới nay bác nghĩ rằng người khác xưng hô sai với thầy/cô là "bị ăn đòn nứt..."sao? Chà! oan uổng và tội nghiệp cho thầy/cô quá! Bởi NYCL cũng như nhiều người bạn của NYCL chưa bao giờ đánh học trò một lần bằng cái roi nhỏ chứ chưa nói đến "nứt..."!
  Bác gọi những số phận bị chết bởi chiến tranh bằng tên gì cũng được. NYCL vẫn xem họ là NẠN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH. Vì nếu không có chiến tranh, họ không phải chết như thế. Tất nhiên, "Có cái chết hóa thành bất tử". Nhưng, ở đây NYCL xin không bàn đến chứ không phải là không đáng quan tâm bác ạ!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: loc85c5 trong 14 Tháng Chín, 2013, 11:39:55 am
  Chào bác C16!
  Trước hết, xin cảm ơn sự hồi âm của bác! Chỗ nào NYCL có cách nhìn khác với bác một chút, xin bác vui lòng chấp nhận cho. Vì như lời "tự thú'', NYCL không phải từ chiến trường ra nên có lẽ chưa đồng cảm hoàn toàn, chứ không phải lệch lạc, càng không phải là "xét lại" đâu bác!
  Thế ra từ trước tới nay bác nghĩ rằng người khác xưng hô sai với thầy/cô là "bị ăn đòn nứt..."sao? Chà! oan uổng và tội nghiệp cho thầy/cô quá! Bởi NYCL cũng như nhiều người bạn của NYCL chưa bao giờ đánh học trò một lần bằng cái roi nhỏ chứ chưa nói đến "nứt..."!
  Bác gọi những số phận bị chết bởi chiến tranh bằng tên gì cũng được. NYCL vẫn xem họ là NẠN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH. Vì nếu không có chiến tranh, họ không phải chết như thế. Tất nhiên, "Có cái chết hóa thành bất tử". Nhưng, ở đây NYCL xin không bàn đến chứ không phải là không đáng quan tâm bác ạ!



  Thư của Lính...ba lô làm bàn,nên nét chữ không ngay... :D ;D :D.
Chào NYCL  :D :D! Mình cũng đồng ý với bạn,những ai đã từng là nạn nhân của Chiến tranh điều nhận định như bạn. Nhưng...cụm từ "nạn nhân của chiến tranh" nên đặt nơi đâu,trong tình huống nào cho nó "trọn vẹn" là nạn nhân của Chiến tranh?  ;D.
Không phải cứ thương tật là chúng ta coi là "nạn nhân của chiến tranh" . Trong cụm từ "nạn nhân của chiến tranh" không thể đặt vào những kẽ chuyên đi gây chiến tranh,thì "họ" không phải là "nạn nhân"mà "họ" là tác nhân gây ra cụm từ "nạn nhân của chiến tranh".
Có chút ý kiến với nguoiyeucualinh!  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 14 Tháng Chín, 2013, 10:40:22 pm
   Chào bác Loc85C5! Người yêu của lính đồng ý với bác nhưng ở đây xin không bàn đến những người cầm súng từ hai phía bác ạ!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 14 Tháng Chín, 2013, 11:02:59 pm
  Hối nãy quên nói với bác Loc85C5 là đừng có phân biệt rạch ròi là "người yêu của lính nào" thế! Chỉ biết tất cả họ đều có một nhịp đập chung của con tim là YÊU LÍNH! Vậy thì có cần phải rạch ròi nữa k bác?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanxoan trong 15 Tháng Chín, 2013, 07:34:02 am
     Người yêu của lính thân mến!

     Riêng cá nhân tôi đồng quan điểm "yêu" của người yêu của lính, số phận không cho phép anh được quyền chọn nơi đầu sinh ở nhà giầu hay nhà nghèo, làm con kẻ ác hay đầu thai làm con người lương thiện. Trong tình cảm của mỗi con người đều có cái riêng không ai giống ai, người anh yêu ở bên này chiến tuyến, người tôi yêu ở bên kia chiến tuyến, nhưng không vì quan điểm địch - ta mà chữ "tình" biến thể . Vì lẽ đó, lịch sử nhân loại  mới có nhiều thiên tình sử sống mãi với loài người.

    Còn người yêu của lính, tôi đọc biết "nàng" đang chăm chú lắng nghe các anh cựu chiến binh nói về tình yêu của lính thế nào, "nàng" chưa hề bộc lộ tâm can của mình rằng tình yêu của em say đắm, nhưng rất đằm thắm của cô gái Hà Thành ngày xưa; hay nhí nhảnh vô tư như con "chích bông" nhảy nhót trên đồng quê Thái bình; và em chưa hề nói tình yêu của em có man mát nỗi buồn của màu tím hoa sim hay tình yêu của em là hương sen của Đồng tháp mười.  

    Đây là sân chơi của người chiến binh trải qua cuộc chiến 21 năm kể từ khi có vĩ tuyến "ngày và đêm" và cuộc chiến bảo vệ biên cương xã tắc trong cuộc chiến biên giới Tây Nam và biên cương phía Bắc, bảo vệ quần đảo Hoàng sa - Trường sa đánh bọn bành trướng Bắc Kinh. Vẫn biết kết thúc chiến tranh là chỉ nói về một phía chiến thắng, còn phía bên kia ở trang mạng khác, không bàn ở đây. Nhưng tình yêu - tình yêu của đôi lứa người Việt Nam, của người con gái Việt nam đối với người yêu của mình ra trận ở cả 2 phía, tôi tin nó đều giống nhau và trong sáng vô.

    Tôi hy vọng, được đọc tình yêu của lính ở đây, hôm nay hoặc sau này khi có điều kiện phù hợp; tôi cứ thắc mắc, liệu tình yêu của lính có rơi vào tình huống như tôi có mối tình đầu mấy chục năm vẫn thương, vẫn nhớ , vẫn mong như con chim cuốc khắc khoải kêu trưa hè... đến giờ, tôi mới hiểu được vị mặn của tình yêu.

    
    


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quân y 103 trong 15 Tháng Chín, 2013, 09:27:37 am
     Tôi hy vọng, được đọc tình yêu của lính ở đây, hôm nay hoặc sau này khi có điều kiện phù hợp; tôi cứ thắc mắc, liệu tình yêu của lính có rơi vào tình huống như tôi có mối tình đầu mấy chục năm vẫn thương, vẫn nhớ , vẫn mong như con chim cuốc khắc khoải kêu trưa hè... đến giờ, tôi mới hiểu được vị mặn của tình yêu.
   
    
 Bác Xuanxoan đã thức dậy hhih.

 Mối tình đầu của bác sao không kể cho mọi người nghe ... làm sao đến bây giờ hàng ngày vẫn tâm sự và nhắn tin nhỉ ????


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: loc85c5 trong 15 Tháng Chín, 2013, 09:33:40 am
  Hối nãy quên nói với bác Loc85C5 là đừng có phân biệt rạch ròi là "người yêu của lính nào" thế! Chỉ biết tất cả họ đều có một nhịp đập chung của con tim là YÊU LÍNH! Vậy thì có cần phải rạch ròi nữa k bác?



   :D :D ;D ậy ậy nóng nào ;) . Lòng tốt của loc85c5 tôi đấy chứ! Chớ có hiểu lầm mình tội chết!
Vì là một thời khoác chiếc áo lính nên mình hiểu rõ và cảm nhận,"ưu điểm" của mỗi binh chủng ví dụ như mấy bác A72 vác vai thì "tình yêu lính" đừng nên mù quáng mà lao vào. Thứ hai là những anh "lính lác" thì cũng nên tránh xa,chẳng lẻ..suốt đêm không ngủ  ;) :D.

"Tình yêu lính" biết khôn thì trao trọn cho các bác BB! Họ siêng năng miệt mài lội suối băng rừng,leo đồi leo Núi cần mẫn như chú Ong thợ chăm chỉ làm việc,nhịp nhàng lên xuống hút mật lấy phấn hoa đem về tổ. Chứ đừng chọn binh chủng,"họ" khủng khiếp lắm lắm..hề.hề..nguoiyeucualinh :D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 15 Tháng Chín, 2013, 10:28:10 am
 Chào bác Lo@.
Bác bảo:  
"Tình yêu lính" biết khôn thì trao trọn cho các bác BB! Họ siêng năng miệt mài lội suối băng rừng,leo đồi leo Núi cần mẫn như chú Ong thợ chăm chỉ làm việc,nhịp nhàng lên xuống hút mật lấy phấn hoa đem về tổ. Chứ đừng chọn binh chủng,"họ" khủng khiếp lắm lắm..hề.hề..nguoiyeucualinh :D"
Âỳ dà, tiếc quá, tôi không phải là lính bộ binh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Chín, 2013, 10:44:57 am
đẵ lâu quá rồi tôi không còn nhớ hết được tên đồng đội.anh Mạnh quê ở đâu à?trong đơn vị lúc đó lính NN 74 là người thanh hóa và vĩnh phú,lính Hà bắc có 2 đợt 75,76 hải phòng 78...anh Hoan vừa đi phép lấy vợ vào thì hy sinh.không biết anh liệu đã có con chưa?anh rất hiền trắng trẻo đẹp trai ,thương anh Hoan quá.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Chín, 2013, 01:15:46 pm
Chào bác Nguyentrongluan.
Nhờ bác nguyentrongluan xin hộ số đt của anh Mạnh c20f320A được không?phải đúng là người tham chiến có mặt năm 78 - 79 ở K nhé.trong bài thơ có nói đến anh Hoan ctri viên đại đội hy sinh tại đong cao điểm 200 do dẫm phải mìn.Người thay anh Hoan ngay sau đó là anh hoàng người Hà đông.                                                        


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Chín, 2013, 02:58:03 pm
  Không thể cầm được nước mắt khi đọc bài " Nỗi buồn nơi xóm vắng" của anh Đức Cường. Nỗi đau chiến tranh... Không gì là không thể phải không các anh các chị? Đúng là hình ảnh "Chạy giặc" như một đồng đội của anh đã liên tưởng. Còn em lại liên tưởng đến những đứa trẻ ở Mĩ Lai trong một trận càn của giăc Mĩ. Hình ảnh một bé gái giữ chặt lưng quần nấp sau lưng mẹ (người che chở, bảo vệ cho nó trước bất kì mọi tai ương) và ánh mắt vô cùng hoảng sợ (hình như nó vừa bị đe dọa hiếp dâm). Theo lời một nhân chứng phía bên kia thì cả đứa bé và mẹ của nó bị bắn ngay sau khi người ta chụp xong bức hình đó. Nỗi đau chiến tranh... Đó là hình ảnh toàn người già, trẻ em, phụ nữ bị giặc lia đạn liên hồi khi họ chạy trốn ra giữa đồng. Họ có tội gì? Cũng như đứa bé nơi Xóm vắng của anh có tội gì mà phải chết khi "mới độ 9 - 10" khi đáng ra phải được vui chơi, học hành? Nỗi đau chiến tranh... Các anh các chị đã đi qua, hẳn là không bao giờ quên được. Nhưng bây giờ, có rất nhiều người chưa từng biết đến, họ không biết sợ, họ không biết cái giá của ĐỘC LẬP TỰ DO. Cảm ơn các anh các chị, đã một lần nữa viết lên trang sử vàng những mất mát thương đau, những chiến công và cả những giá trị nhân văn mà rất có thể giữa đời thường người ta quên lãng...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Chín, 2013, 03:20:35 pm
NYCL biết không?khi những người lính tình nguyện VN chiến đấu để cứu một đất nước hồi sinh họ đã có bao trái tim nhân hậu như người cs trong "nỗi buồn nơi xóm vắng".Vậy mà những ngày này ở K đang sôi sục làn sóng biểu tình chống C
P của hun xen[chính phủ thân việt}do đảng đối lập cầm đầu.Họ đã từng nhổ mốc rồi đòi cắm lại mốc biên VN mặc dù hai CP đã ký kết."ĐQN" nghĩ rằng nếu CP đảng đối lập lên nắm quyền điều hành CP thì lịch sử sẽ lặp lại.Điều không ai muốn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Chín, 2013, 03:57:17 pm
Đọc bài của các bác ngày hôm nay16/9 -2013.môt ngày có ý nghĩa hơn bao ngày khác vì cánh đây tròn 41 năm các bác có một kỷ niệm lớn ở mặt trận quảng trị.Được biết các bác là lính ts c20 của f320.chú là lính cũng là ts f320A  nhưng ở thời kỳ 78-79 chiến trường K.Lính ts đi trước về sau vất vả hy sinh không thể nói hết.Nhưng phải gi nhận các bác phải chịu đựng ác liêt hơn nhiều.bởi vì ở K không có máy bay ném bom,pháo địch cũng có nhưng ít khi bị cất tập.hình như f320 này [cũng từ 320A] sau này đổi thành f390 phải không bác?chúc bác viết đều tay.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 20 Tháng Chín, 2013, 04:43:48 pm
Chào bác Đức Cường.
Sau trận " ... xóm vắng", bác về nước rồi "xuất ngũ" luôn hay sao mà không thấy bác kể tiếp chuyện chiến trường k.Anh em chúng tôi đang "khát" nghe chuyện đánh đấm lắm đấy.Không kể chuyện "tằng tằng" thì kể chuyện em út cũng được. Nghe nói có một thời học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước( Đặc biệt là Trường đại học Vinh)viết thư gửi cho các anh nơi biên giới và đảo xa nhiều lắm.Có ai để lại ấn tượng sâu sắc trong anh không?
Đợi!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 21 Tháng Chín, 2013, 11:20:31 am
                Bài học nhớ đời
Bài 1: Mắc võng không phải chuyển nhỏ

    Khi huấn luyện chiến sỹ mới,chúng tôi đều được học cách mắc tăng võng nhưng để mắc cho mình nằm thì  chưa, vả lại mắc võng ai không làm được,ở quê nhà nào ai chẳng có võng .Chuyện nhỏ như con thỏ.
   Vào chiến trường lính mới học lính cũ cũng biết mắc võng phải có cột phụ để nước không chảy vào võng làm rãnh thoát nước,làm giá ba lô vv..."Biết rồi nói mãi"thế mà tôi vẫn phải trả một cái giá quá đắt do sự đơn giản bớt xén quy trình mắc tăng võng nên phải nhớ đời bài học này.
  Chuyện là khi sư đoàn chuyển từ cao điểm 200 lên phía bắc bản đỏ nhưng chưa đến bản plu nghĩa là đã vượt qua tuyến phòng thủ đã phát quang dài hàng km rồi.Cũng như ở cao điểm 200 ở đây cũng toàn rừng cao su nên tìm vị trí mắc võng không khó.Vừa hành quân đến địa điểm quy định việc đầu tiên là mắc tăng võng để nghỉ ngơi.Các lần trước mắc tăng  tôi thấy dây dựa lằng nhằng khó đi lại, thậm chí vướng ngã nên lần này tôi quyết định bớt cột dây níu tăng nghĩ rằng đơn giản từng nào hay từng đó.Mọi người đang hì hục mắc tăng võng còn tôi bắt chân chữ nghũ húyt gió khệnh khạng nằm nghỉ nhai lương khô khoái chí với cái "khôn" của mình mới có giây phút khoan thai này.
 Thế rồi đêm khuya trời đổ mưa.Lúc này ở K đang giữa mùa mưa những cơn mưa như trút cơn tức giận kéo dài hàng tiếng đồng hồ theo chu kỳ mỗi ngày.Nằm giữa rừng nghe mưa rơi lộp bộp trên mái tăng ai không chạnh lòng nhớ quê nhà,nhớ mẹ già em nhỏ...Tôi còn nhớ có nhà thơ nào đó đã viết cảm giác khi nằm dưới mái tăng"nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến"đang miên man với ý nghĩ của mình đi vào giấc ngủ thì gió lốc mạnh nổi lên ngay lập tức lật nghiêng mái tăng của mình.Chỉ một phút người tôi ướt như chuột còn võng và ba lô tư trang thì như túi đựng nước.Trời tối đen như mực không có đèn nên không thể khắc phục được.
  Vậy là nửa đêm phải lọ mọ sang tá túc nhà "hàng xóm"dưới tăng đồng đội ngồi chờ sáng.Thương tình anh em mời lên võng nhưng người ướt như chuột thì làm sao nằm chung được thôi đành ôm hận ngồi chờ sáng.
Không cần kể các đồng đội biết khổ như thế nào rồi.
 Sáng dậy việc đầu tiên phải giặt phơi lại tòan bộ quân tư trang,đến quần lót cũng phải mượn bạn bè.Tôi không dám kể chuyện này với ai  vì tự thấy xấu hổ.Cái giá phải trả là một đêm thức trắng cùng với cảm cúm ngày hôm sau,may không phải đi viện.'Bài học đầu tiên sang K bài học nhớ đời mắc tăng võng và tất nhiên những lần di chuyển sau này thì tăng võng của tôi như một cái nhà nhỏ chắc chắn không bao giờ bị tốc mái.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 21 Tháng Chín, 2013, 06:04:01 pm
Anhtho chào anh Đức Cường và các anh chị tham gia topic. Nếu căn cứ bài học trên về chuyện "mắc võng" thì đúng là bài học nhớ đời, phải ghi vào tâm não suốt đời, mà nếu sự việc xảy ra ở chiến trường thì có thể coi là bài học xương máu. nhân chuyện này em cũng mắc phải nhưng chỉ bị kỉ luật nhẹ và cay đắng chấp nhận không có cái võng nằm suốt mùa huấn luyện vì không tìm đâu ra dây võng bằng dù mà mua.

 Một tối tại khu rừng tạp gần đập Đồng Ngư, xã Đồng Ngư huyện Thạch Thành Thanh Hóa là nơi đơn vị hành quân qua theo lịch huấn luyện. Lệnh hạ trại và thực hành căng tăng mắc võng. Mặc dù có học lý thuyết nhưng lúc ấy quên mất tiêu nên em thắt nút đại vào gốc hai cây nhỡ nhỡ và không quên chặt hai khúc cây nhỏ chống hai đầu võng tránh nước mưa chảy thẳng dây xuống võng theo lý thuyết. lúc ấy cứ chắc mẩm là sẽ ngủ qua đêm trong rừng thì sáng mai nhờ các đồng đội mở dùm. Ai ngờ mới nằm được chừng 20 phút thì còi báo động di chuyển. Mọi người nhanh chóng từng thao tác thuần thục thu dọn tăng võng vào ba lô, trong khi em luống cuống càng giật mạnh, dây càng thắt nút mà hàng quân đã di chuyển, đánh liều em rút dao găm cắt phéng cả bốn cọng dây rồi cuốn nhanh chiếc võng đút vào ba lô ù té theo đội hình. Ngày hôm sau kiểm tra quân tư trang và bị kỉ luật vì không bảo quản giữ gìn quân trang. Sau này đi K, em lại rất thành thục chuyện này vì thường xuyên ở trong lán trại và mỗi ngày sáng chiều phải mở, buộc võng.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 23 Tháng Chín, 2013, 08:31:55 am
    Chào Đức Cường!
   Thời còn là SV, NYCL và bạn bè cũng được nghe câu chuyện như chuyện của ĐC và chị Anh Thơ. Câu chuyện đó vừa có nụ cười dí dỏm của "những người lính trẻ măng tơ" (bây giờ đọc lại vẫn thấy buồn cười) vừa là những gian khổ của các anh chị và là sự khốc liệt của chiến trường. Câu chuyện đó cũng để lại nơi trái tim của người ở hậu phương một sự cảm phục và ngưỡng mộ. Anh Cường biết không, khi NYCL học quân sự, leo Núi Quyết, lăn lê bò toài, tập bắn súng, tập mắc tăng võng... một tháng trời trong cái nắng như đổ lửa ở Thành Vinh, chúng em càng thấm thía hơn sự gian khổ của các anh, các chị.
   Gian khổ của chúng em không là gì so với các anh chị. Nhưng em và bạn bè đều nghĩ rằng "mình đã cùng chia lửa với chiến trường", dù chiến trường "xa lắm".
   Hôm nay kể về những kỉ niệm của một thời, chắc trái tim của ĐC cũng trẻ như thuở đó? Chúc anh viết khỏe, đều tay!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 23 Tháng Chín, 2013, 11:37:22 am
Chào Duccuong
Bác quá hạnh phúc khi một lúc được hai người đẹp ghé thăm nhà.Một người đẹp xưa Thanh, Một người đẹp xứ Nghệ.Vậy mà bác đi đâu không ra tiếp khách.Hay bác đang say hoa đắm nguyệt ở nơi nào?
Hay là:
Trời đất sinh ta rượu vơí thơ
Không rượu không thơ sống như thừa.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: LieuDK trong 23 Tháng Chín, 2013, 05:57:44 pm
Xin chào bác vaphothotu xin mạn phép tiếp thêm hai câu thơ của bác nhé, nếu không vừa ý bác xóa bỏ giúp.
   Trời đất xin ta rượu với thơ
   Không rượu không thơ sống như thừa
   Men rượu nồng cay ta nào biết
   Giọt sầu trinh nữ trãi lòng ta.
Thân chào bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 23 Tháng Chín, 2013, 08:08:03 pm

 Thế rồi đêm khuya trời đổ mưa.Lúc này ở K đang giữa mùa mưa những cơn mưa như trút cơn tức giận kéo dài hàng tiếng đồng hồ theo chu kỳ mỗi ngày.Nằm giữa rừng nghe mưa rơi lộp bộp trên mái tăng ai không chạnh lòng nhớ quê nhà,nhớ mẹ già em nhỏ...Tôi còn nhớ có nhà thơ nào đó đã viết cảm giác khi nằm dưới mái tăng"nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến"đang miên man với ý nghĩ của mình đi vào giấc ngủ thì gió lốc mạnh nổi lên ngay lập tức lật nghiêng mái tăng của mình.Chỉ một phút người tôi ướt như chuột còn võng và ba lô tư trang thì như túi đựng nước.Trời tối đen như mực không có đèn nên không thể khắc phục được.
  Vậy là nửa đêm phải lọ mọ sang tá túc nhà "hàng xóm"dưới tăng đồng đội ngồi chờ sáng.Thương tình anh em mời lên võng nhưng người ướt như chuột thì làm sao nằm chung được thôi đành ôm hận ngồi chờ sáng.

 Mùa mưa ở K mà bác mắc võng không có cọc phụ thì cũng thuộc loại rất "liều" rồi, đã vậy lại còn không buộc dây chống lật tăng nữa thì lại càng liều hơn. Thôi thì bác cũng có được bài học nhớ đời như vậy thì cũng tốt, lần sau cẩn thận và biết lo xa hơn. ;D

 Lính mắc buộc võng tăng và làm giá ba lô trong mùa mưa ở K cũng là cả một nghệ thuật, phải có sự chuẩn bị chu đáo, từ dao chặt cọc phụ đến tìm địa điểm mắc võng nằm, cũng cần nằm đúng trong đội hình khi nghỉ qua đêm, chứ nhỡ khi địch nó tập kích còn chi viện được cho nhau, nếu không thì rối loạn đội hình và ta bắn vào lưng ta mất, buộc dây cũng phải đúng kỹ thuật khi vòng dây dù quanh thân cây, dùng sức nặng của mình để thít chặt dây võng, càng nặng thì càng chặt hơn, bất ngờ có sự cố thì chỉ cần lộn xuống khỏi võng giật một đầu dây là cái võng đã tụt ra rồi, nếu không có ngày cái võng của mình sẽ rỗ "min tu" vì đạn nhọn của địch. Nếu là người cẩn thận thì chính dây đình mái tăng cũng cần có cọc phụ, tránh nước mưa theo dây đình tăng chảy theo dây vào chỗ nằm, lười một chút hay cọc phụ ngắn thì thắt nút vòng xuống cho nước mưa chảy theo chỗ dây tại điểm buộc ở đầu dây chạm tấm tăng, cũng tạm ổn, tăng buộc căng ra 4 góc tạo thành hình mái nhà sau đó chặt thêm 2 thanh tre gỗ lồng vào 2 tai ở cạnh giữa của tấm tăng, căng thẳng về một hướng, vế bên kia cũng làm vậy, nếu có điều kiện tốt thì buộc dây dù vào cả 4 tai ở cạnh tăng còn lại, căng về 4 hướng thì không cần 2 thanh tre gỗ lồng tai tấm tăng. Đóng 3 cái cọc xuống đất chụm đầu lại với nhau, đặt ba lô của mình lên trên, phủ tấm vải mưa lên ba lô, dựa khẩu súng của mình vào đó. Võng bắt buộc phải có cọc phụ nếu là mùa mưa, chừng đó thôi thì kể cả bão cũng có thể ngủ kỹ. Còn mùa khô thì thôi, khỏi cần tăng lẫn cọc phụ giá ba lô làm gì, nước còn chả có mà uống thì lo gì trời mưa và bị ướt. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 25 Tháng Chín, 2013, 02:09:29 pm
(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/tuanb5_zpscbe50896.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/tuanb5_zpscbe50896.jpg.html)

 Điểm cao 62 nằm cách đường biên vài trăm mét .Nghe nói trước lúc chiến tranh biên giới tây nam xảy ra ở đó có 1 đồn biên phòng . Tháng 6/78 F 10 đánh không thành công , sau đó ta rút kinh nghiệm ,.F10 đánh tiếp , trận đánh ác liệt đến nỗi vận tải khiêng thương binh tử sỹ khiêng nhầm cả quân Miên . Giành đi dật lại ,có trận Miên dùng cả lựu đạn CS quân ta phải lui .
   Cao điểm 62 khống chế 2 bên đường biên , lối vào cầu 15,cứ ông Hùng của ta và lối sang Phum sâm , phum Khan đa của địch
   Nơi đây có lẽ phải trên cả ngàn sinh mệnh của 2 bên đã ngả xuống
   Tôi có lưu trong nhật ký bài thơ của lính  về cao điểm 62   đăng trên tờ tin Quân đoàn khi đang chốt ở cao điểm 105 Nam  
                           Sáu hai tên gọi bao giờ
                           Hào in dấu đạn phật phờ cỏ tranh
                           Ngẩng đầu một khoảng trời xanh
                           Nao nao rừng lá ngọt ngào tiếng chim
                           Thì thầm suối mách người tìm
                           Mưa qua để lại im lìm khoảng trong
                           Phải rồi cao điểm xung phong
                           Gầm lên pháo ngửng cao nòng pháo ơi
                           Bộ binh ta xốc tới rồi
                           Ầm ầm súng nổ , ngời ngời quân reo
                           Sáu hai tôi đến một chiều
                           Rưng rưng lòng muốn nói điều gì đây
                           Cho tôi xin những dấu dày
                          Lần theo lối nhỏ những ngày anh đi
                         ....
            

                                


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 25 Tháng Chín, 2013, 07:27:21 pm

Chào bác tai_lienson!

Ngoài 2 phum bác kể, còn 1 phum nhỏ hơn ngay dưới chân Cao điểm 62. Phum này bỏ hoang từ lâu. Sót lại những mảnh vườn nhỏ, tuy bỏ hoang nhưng khá nhiều cây trái.

Hầm chốt bọn tôi cách phum này chừng 400 m. Gặp hôm thời tiết tốt, nhìn thấy Pốt đi lại trong phum. Từ phum này, chúng tổ chức xung phong vào chốt của ta.

Cũng đôi lần ta chủ động đánh, nhằm giảm sức ép cho trận địa. Bọn chúng bỏ chạy. Anh em tranh thủ vặt mướp, cam, cà...vv để cải thiện, vườn bỏ hoang nhưng cây vẫn rất tươi tốt. Ta và địch cũng hay cài bẫy lựu đạn nhau ở đây, không cẩn thận "đứt" như chơi, bởi phum đổi chủ...thường xuyên. ;D

Tôi cũng hay quan sát, nhưng không thấy dấu tích của đồn biên phòng cũ (cũng có thể tôi đi chưa hết, Cao điểm khá rộng). Nhưng hầm hố của chúng bỏ lại thì nhiều, kiên cố lắm, bên E66 chật vật vì Pốt cũng phải thôi. Khi E24 chúng tôi chốt, bọn Pốt cũng quyết ăn thua đủ. Có lẽ nơi đây là vị trí tốt cho chúng chăng?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 26 Tháng Chín, 2013, 09:22:39 am
Lại chuyện cọc phụ trong mắc võng
.
Một lần đơn vị chúng tôi hành quân qua một  khu rừng tre(chẳng nhớ ở đâu).Ở đó có rất nhiều khỉ.Chiều.Anh em có bắn được mấy con và chia nhau ăn thịt.A trinh sát chúng tôi cũng bắn được một con.Tôi thì không náo nức trong phi vụ này nên chỉ đứng nhìn anh em làm thịt.Khi vặt lông sạch sẽ rồi trông nó chẳng khác gì một đứa trẻ(ngoại trừ cái miệng và cái đuôi).Tối.Có một số anh em không ăn trong đó có tôii.Sáng dậy.Khi gấp tăng võng một số anh em phát hiện ra võng và quần áo mình bị ướt.Quái. Đêm qua không mưa.Sao lại ướt? Không gian sặc một mùi thum thủm, anh em đoán là nước đái khỉ. Thì ra khỉ trả thù vì đã ăn thịt đồng loại của nó. Đêm khuya, khi anh em đang ngủ say sưa thì chúng lặng lẽ kéo đến "oanh tạc' vào đầu các dây võng. Thậm chí nó còn bậy lên cả mái tăng.Hầu như anh nào ăn thịt khỉ đều bị khỉ 'trả thù" .Nhiều anh em bị khỉ đái ướt cả quần cả áo vì khi mắc võng không dùng cọc phụ.Riêng tôi và một số anh em không ăn thịt khỉ thì võng vẫn khô ráo.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 26 Tháng Chín, 2013, 05:00:10 pm
Chào bác chủ Đức Cường và các bác. Nhân bài viết của bác Vaphothotu về khỉ, tôi cũng có một số cảm nhận :có cái gì đó trong sự liên hệ giữa chúng ta với dòng anh em khác chi này rất tế nhị
Cuối năm 1975, thời gian cả nước đói, quân đội đói, chúng tôi được tổ chức khai hoang tăng gia sắn, ngô ở Long Khánh tại một khu rừng khá nguyên sinh với một hệ thực, động vật phong phú cách ngã ba Ông Đồn hơn mười km. Hôm ấy chủ nhật,  anh em dùng súng cacbin bắn được vô số chim xanh và bốn con lông đen mướt cùng họ hàng với khỉ nhưng lớn hơn, có lẽ tới bảy tám kg/con, mấy anh cán bộ A B gọi là con dộc, trong đó có một con mẹ dù chết rồi nhưng vẫn ôm cứng con nhỏ trong vòng tay mà dộc con cũng sắp chết vì ngộp thở do bị ôm cứng quá, chiến sĩ ta vất vả mới gỡ ra được. Sau khi cạo lông, mấy đồng đội đùa dỡn cho dộc ngồi vào cái chậu nhựa khoanh tay như một ông già ngồi suy nghĩ. Tôi nhìn kĩ thì thấy da dộc trắng mịn mà đến nay tôi nghĩ: nếu cô nàng nào sở hữu được làn da ấy thì cũng rất tự hào. Nhưng cũng đồng thời, tôi cảm giác nôn nao trong mình khi nhìn khuôn mặt dộc mẹ đã cạo lông bên cạnh cái lồng nhỏ nhốt dọc con, tôi không đủ can đảm đứng tại bếp mà nhanh chóng quay lên lán. Tới bữa cơm, tôi xuống bếp ăn trễ và chứng kiến mấy đồng đội đang cầm nhưng bàn tay dộc với 5 ngón thon dài được hầm với măng le mà mút thịt. Tôi rùng mình và cơn sốt ầm ầm kéo đến, nhanh chóng trở lại lán cuộn tròn trong cái võng Gabadin cho đến tối trong bồn chồn nôn nao khó tả kèm theo những cơn mê chập chờn bao quanh mình đủ loại họ hàng linh trưởng này..... Mọi chuyện rồi cũng qua trong hối hả bộn bề công việc đốn hạ cây cổ thụ, dứt cành (việc này đơn vị thuê thợ rừng dùng cưa máy làm) bộ đội chặt đốn lá, cành nhỏ, chặt cây núp xúp và dùng dao quắm, cuốc xẻng chặt thảm thực vật sát mặt đất, phơi khô và đốt rẫy để lấy đất trồng ngô, săn.

Được vài năm trôi qua, tôi rất cảnh giác với việc tiếp cận chuyện đi săn và thịt khỉ. Nhưng năm 1980 tại Siemreap, lần thứ hai chứng kiến anh em thịt khỉ nhưng tai quái hơn: mấy đồng đội cho khoảng bốn năm chú khỉ vào cái bao tải tạ, cột rộng tiết diện bao rồi lấy nước sôi dôi lên, khỉ nóng quá kêu chí chóe rồi cào cấu nhau loạn xa, một lúc sau mở bao đưa  khỉ đi cắt tiết thì con khỉ nào cũng trắng hếu với nàn da mịn màng và cũng đồng thời tôi lại lên cơn rét run, nôn nao như mấy năm trước. Sau vụ ấy, tôi không đồng ý cho các chiến sĩ thịt khỉ kiểu đó mà bắt buộc phải thịt theo kiểu cổ điển như thịt con gà, con chó, và không bao giờ tôi đứng chứng kiến công việc này. Ngày ấy tôi phụ trách kĩ thuật nấu cao cho cục Vận tải,ngoài hàng tấn trăn rắn thì số con cháu họ Tôn cũng bị thịt hàng trăm cá thể, toàn khỉ già không còn cái răng nào. Là người lính, thôi thì "thằn lằn, rắn mối, ếch nhái" ăn được tuốt nhưng gần 20 năm đời lính, tôi không bao giờ có ý nghĩ phải ngồi đối diện với món khỉ trên bàn ăn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Chín, 2013, 08:38:02 am
Chào bác vetran."Đời quân ngũ" đọc khá nhiều bài viết của bác và cả thơ nữa nên đã hiểu phần nào về đời quân ngũ của bác.Thời chiến trường đã gian lao  thời bình thì đi làm nương rẫy sx LTTP tự túc ở đồng nai vất vả cũng không kém.Nhưng chính đó mới là kn không quyên phải không bác?Bác và vaphothotu có chung một suy nghĩ và động thái khi đồng đội ăn thịt loài khỉ,những người có trái tim giàu thì đều có chung suy nghĩ và hành động như vậy.
 Bác có hỏi topic Thongsqd3 sao sang k hai lần.không biết thong sqd3 đã trả lời chưa, đ/c này là bạn cùng quê cùng nhập ngũ của duccuong vàvaphothotu.hiện đang cong tác ở VNPT nghệ an.trưởng phòng nên công việc của bạn  nhiều.Thong sqd3 cũng giống như duccuong học SQ xong sang trở lại k.thongsqd3 học ở trường sq chinh tri bắc ninh.Năm 88 rút quân về nước chuyển ngành rồi về học tiếp rồi làm việc.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: LieuDK trong 27 Tháng Chín, 2013, 05:30:13 pm
  Chào bác Vetran, việc nấu cao các loài vật như thế có cần phải phân loại ra không ? hay cứ miễn có xương là nấu tấc và theo bác người dùng cao có lợi gì cho cơ thể, có tác dụng phụ gì không ? Tôi từng nghe nói đến cao hổ cốt rất tốt cho cơ thể, nào là bồi bổ thể lực v.v..
   Bác có thể sơ lượt tóm tắc cách nấu cao cho anh em hiểu được không bác ?
 Thân chào và chúc sức khỏe bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 28 Tháng Chín, 2013, 08:24:52 am
Chào bác vetran."Đời quân ngũ" đọc khá nhiều bài viết của bác và cả thơ nữa ớc chuyển ngành rồi về học tiếp rồi làm việc.

Vetran tôi cám ơn bác Đức Cường quan tâm tới bài viết của tôi. Cám ơn bác cung cấp thông tin bác Thongqd3 vì tôi ũng phán đoán các bác có quá trình về học rồi lại trở lại chiến trường đó là qui trình nâng chuẩn cán bộ chỉ huy phục vụ cho yêu cầu mặt trận ngày càng cam go ác liệt. Qua rồi những ngày tháng gian khổ hy sinh, bây giờ chúng ta ngồi trao đổi những kỉ niệm quân ngũ với nhau cũng thú vị mặc dù bên mình cũng bộn bề công việc phải không bác. Chúc bác và bộ tam các bác khỏe mạnh.

Chào Bác LieuDK. Cám ơn bác có nhã ý thảo luận về các loại cao. Tôi rất sẵn sàng trao đổi với bác nhưng để dành tài nguyên trang và thời gian cho bác chủ hành quân nên tôi mời bác quá bộ qua nhà "biên niên vận tải....." ta trao đổi bác nhé vì bài cũng hơi dài. Mong có ý kiến đóng góp của bác về nhữn vấn đề tôi hưa thấu đáo ở khía cạnh này.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 29 Tháng Chín, 2013, 09:56:30 pm

   "Trời đất xin ta rượu với thơ
   Không rượu không thơ sống như thừa
   Men rượu nồng cay ta nào biết
   Giọt sầu trinh nữ trãi lòng ta."

NYCL xin tiếp lời LieuDK gửi ĐC và Vaphothotu mấy câu thơ của cụ Tú Xương:
  Một trà một rượu một đàn bà
  Ba cái lăng nhăng nó hại ta
  Chừa được cái nào hay cái đó
  Có chăng chừa rượu với chừa trà!!!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 30 Tháng Chín, 2013, 06:01:29 am
NYCL xin tiếp lời LieuDK gửi ĐC và Vaphothotu mấy câu thơ của cụ Tú Xương:
  Một trà một rượu một đàn bà
  Ba cái lăng nhăng nó hại ta
  Chừa được cái nào hay cái đó
  Có chăng chừa rượu với chừa trà!!!

Vetran xin vịnh tiếp bài của bác @NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH

TIẾC LẮM THAY

Cụ tú thành Nam dạy thật hay
Nhưng đời chưa dứt những đắng cay
Sân si hỷ ái còn đeo bám
Nhân sinh tiết độ mấy ai hay
Cụ dạy chừa được thứ nào hay thứ ấy
Nhưng bỏ thứ nào cũng tiếc thay


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: LieuDK trong 30 Tháng Chín, 2013, 09:33:32 am
LieuDK gởi bạn @NguoiYeucualinh.
Ngẫm nghỉ cho cùng đời thật lạ
Không rượu không trà thơ với ai ?
Mượn một ít cho lòng thanh thản
Gởi lòng mình một chút hư vô.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 02 Tháng Mười, 2013, 05:17:51 pm
Tặng Người yêu lính


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 02 Tháng Mười, 2013, 09:01:03 pm
LieuDK gởi bạn @NguoiYeucualinh.
Ngẫm nghỉ cho cùng đời thật lạ
Không rượu không trà thơ với ai ?
Mượn một ít cho lòng thanh thản
Gởi lòng mình một chút hư vô.

Chào anh chủ, anh LieuDK và các anh chị tham gia topic

Chẳng rượu, không trà vẫn có thơ
Thơ này thơ thẩn của người mơ ( chiêm bao)
Vậy mà Vetran luôn mê mẩn
Nếu thấy THƠ và được làm thơ

Tặng Người yêu lính

Nhìn tấm ảnh của thầy Va tặng bác @NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH, làm Anhtho lại bồi hồi vì tấm biển KÊNH NHÀ LÊ. Kênh Nhà Lê quê anh sao đẹp thế và đây KÊNH NHÀ LÊ sau nhà mẹ em ở Thanh Hóa, chụp lúc gần trưa em lang thang ra cánh đồng ngắm núi Ngàn nưa
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_0201_zpsd7ffa59c.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/SAM_0201_zpsd7ffa59c.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Mười, 2013, 03:04:56 pm
Bài học nhớ đời.
Bài 2:Ai nhanh kẻ đó được

  Khoảng cuối tháng 10/1978 sư đoàn bộ f320A chuyển lên phía trước cách bản plu khoảng 2km nghĩa là sắp hết rừng cao su Mi mút theo hướng tây.Lúc này ở K vẫn đang giữa mùa mưa vì vậy nhiệm vụ sư đoàn giai đoạn này là phòng ngự và chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng khi mùa khô đến.Bởi xác định ở dài ngày nên chúng tôi làm nhà âm,đào sâu xuống một mét lợp mái che bằng nhiều tăng góp lại rồi làm khung gỗ mắc 3-4 cái võng nghỉ sinh hoạt trong đó.
  Một buổi sáng thanh bình tiểu đội ts chúng tôi gồm 5 người nhận nhiệm vụ bám địch tại một tọa độ gần đầm be.Bấy giờ đầm be địch đang kiểm soát.Nhận LTTP xong chúng tôi lên đường ngay.Đi hết rừng cao su là rừng tạp, tre mọc ken dày nên tầm quan sát hết sức hạn chế, từ đây chúng tôi phải cắt đường đi bằng phương vị.Đây là vùng đệm giữa ta và địch nên chúng tôi rất cảnh giác.Do cây cối cen dày mà cành khô nhiều nên chúng tôi phải rón rén vạch lá cây đi từng bước một để tránh gây tiếng động.Bởi vậy đi gần một ngày  mà chưa đến vị trí quy định.
  Chúng tôi luôn phiên nhau đi đầu để đảm bảo công bằng và tránh sự căng thẳng quá mức.Người đi đầu đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự hoàn thành nhiệm vụ chung của phân đội.Đó là phải  quan sát phát hiện địch phía trước đồng thời phải nhìn địa bàn xác định phương vị liên tục để đi đúng hướng.Tất nhiên chúng tôi phải học và truyền đạt kinh nghiệm lại cho nhau, muốn đi phương vị nhanh thì lấy góc chuẩn bắc rồi xác định vật chuẩn mà tiến,có như vậy mới đi nhanh và có thời gian quan sát địch tình .Lúc này trời đã chạng vạng tối đ/c Liên đi đầu bỗng ngồi thụp xuống chúng tôi nhanh chóng tản ra, không gian tĩnh mịch chỉ thấy đàn chim quạ giáo giác bay.Có thể có người,chúng tôi nghĩ vậy nhưng rồi sau vài phút thấy yên tĩnh chúng tôi tiếp tục hành tiến.Vừa đi được khoảng chục bước chúng tôi chồ phải tốp địch ,tôi vẫn kịp nhìn thấy thằng đi đầu mặc quần áo màu đen đội mũ pôn pốt[khá giống mũ tai bèo của ta nhưng màu vàng] vai quấn khăn rằn chỉ cách đ/c Liên khoảng 5 mét.theo phản xạ tự nhiên cả hai toán đều ù té chạy lùi về phía sau, chúng tôi vẫn nge được tiếng  thằng miên hét lạc giọng và nói ú ớ gì đó không rõ.
  Một tràng AK dài rộ lên, chúng tôi nằm xuống quay mặt lại sscđ thì đẵ thấy Liên vừa chạy vừa thở hổn hển nói:“nó cũng chạy rồi quăng cả súng lại không kịp lấy”.Hình như đây là một tốp thám báo[như trinh sát của ta]do tính chất nhiệm vụ và ít người nên cả hai bên đều không muốn nổ súng chiến đấu khi giây phút nguy hiểm đã qua, nên bình thường thấy đối phương là tránh, bất đắc mới phải nổ súng
 Chúng tôi quyết định quay lại thu chiến lợi phẩm vị trí chỉ cách chỗ nằm chúng tôi khoảng 50m,anh Toán chỉ huy tổ hỗ trợ để Liên trực tiếp lấy.Địch chạy mất tiêu,chúng tôi thu được một khẩu AK mới teng và băng đạn còn đầy chưa kịp bắn.Thằng địch này có lẽ là tân binh được phen khiếp vía nhưng số phận vẫn mỉm cười với hắn.Ai cũng phấn khởi với trận đánh ngoài dự kiến,một trận đánh kỳ lạ chỉ một người bắn, một  loạt đạn,thu được một súng,
  Như thế cũng là hiệu quả rồi.
  Chúng tôi lùi về sau rồi cắt đường vuông góc với hướng cũ để vòng tránh và tiếp tục,đi phương vị cho đến khi màn đêm buông thì chúng tôi nghỉ lại trong rừng.Đêm khuya gió rừng xào xạc chúng tôi nằm bên nhau lúc này Liên mới kể cho chúng tôi nghe khi nhìn thấy nhau quá gần và quá bất nghờ nên cả hai đều hoảng ,thấy thằng địch mắt trợn ngược kêu hét lạc giọng còn mình thì miệng cũng tròn chữ o.Nhưng mình còn nhanh hơn nó sau giây phút hốt hoảng mình trấn tĩnh ngay liền bật chốt an toàn , sử dụng động tác bắn găm xiết cò,thằng địch ngã xuống súng văng ra khỏi người nó lăn lộn cứ tưởng đã bị thương đạn cày quanh nó cho đến khi nghe” cạch”.Súng hết đạn phải thay băng thì thấy nó đứng dậy “bỏ của chạy lấy người”đến khẩu súng cũng không kịp lấy.lắp xong băng đạn khoảng 30s thì nó đã biến trong bóng tối và rừng xanh bất tận.
 Thằng này thật cao số.Về đ/v kể lại ,đ/c Trung đại đội trưởng cứ xuýt xoa”nếu bình tĩnh bắt sống tù binh khai thác thì tuyệt vời”.Trinh sát sư đoàn bắn găm cự ly gần mà không trúng kể cũng xoàng nhưng ở hoàn cảnh đó ai nhanh kẻ đó được,nếu nó nhanh hơn thì hôm nay làm gì có chuyện mà kể,nếu kể thì đó sẽ là câu chuyện buồn bởi thêm một bằng TQGC nữa là cái chắc.
  Sau này mỗi khi nhắc đến câu chuyện này anh em trong đ/v thường trêu chọc đ/c Liên, thêm thắt hình ảnh khôi hài cho câu chuyện ly kỳ như là đ/c Liên bắn,nó nhìn lại cười khi thấy hết đạn thì đứng dậy giơ tay chào rồi mới …chạy.
  Sáng hôm sau chúng tôi tiếp tục hành trình đến địa điểm quy định và đúng 1 tuần sau chính chúng tôi lại dẫn D3E48 đánh chiếm khu vực này tạo thế làm bàn đạp cho khởi đầu chiến dịch giải phóng.Bài học để lại là bất luận trong tình huống nào cũng phải bình tĩnh mới có đ/k để xử lý,chỉ cần ai nhanh hơn vài giây thôi thì kẻ đó là người chiến thắng.
 
.                                                     [bài tới: nhật ký 7 ngày chiến dịch.từ 1-7/1979]



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 05 Tháng Mười, 2013, 09:25:18 pm
  "Trinh sát sư đoàn bắn găm cự ly gần mà không trúng"..đ/c Liên bắn,nó nhìn lại cười khi thấy hết đạn thì đứng dậy giơ tay chào rồi mới …chạy. .  Giữa hiểm nguy, cái chết chỉ kề trong gang tấc mà chiến sĩ TS Đức Cường và các đồng chí khác vẫn hài hước được thì kẻ thù thua là đúng rồi!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: loc85c5 trong 05 Tháng Mười, 2013, 11:47:02 pm
Chào bác duccuong  :D :D cho em hỏi tí!  mũ pol-pot hình dáng ra sao bác có thể bác mô tả lại. Chả nhẽ mũ pol-pot đội giống mũ tai bèo  ;) . Thế này bác nhé! Bác có thể mô tả cái nón pol-pot đội trông giống cái bánh tiêu thay vì giống cái mũ tai bèo của TNXP? Niếu thật sự như bác nói thì TNXP chết không đủ đất chôn.  ;)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 06 Tháng Mười, 2013, 07:05:55 am
Chào bác Duccuongc20.
Đọc bài viết của bác, tôi lại nhớ đến tình huống đi trinh sát gặp địch của mình.Xin cóp lại để bác cùng anh em tham khảo.
Đi trinh sát gặp địch
Tây Ninh.Một buổi sáng tinh khôi.
Mới tờ mờ sáng, theo lệnh của đồng chí tiểu đoàn trưởng, tổ trinh sát chúng tôi đã có mặt tại sở chỉ huy của xê hai để nhận nhiệm vụ mới.
    Nhiệm vụ của chúng tôi là trinh sát, thăm dò, lùng sục khu vực phía trước mặt của chốt xê hai.Cùng đi với chúng tôi còn có một A bộ binh nữa.
 Theo như đồng chí tiểu đoàn trưởng thông báo thì hiện nay có một khẩu cối 81 của địch thỉnh thoảng vẫn nã rất chính xác vào đội hình của xê hai(?). Ban chỉ huy tiểu đoàn dự đoán: Có thể khẩu cối của địch đang được đặt trong một vườn chuối, cách vị trị xê hai khoảng trên dưới một ngàn mét gì đó.( Trước đây ta đã đánh vận động và chiếm được  bản chuối này).
   Hai từ “vườn chuối” mà đồng chí tiểu đoàn trưởng vừa nhắc, đã gợi cho tôi nhớ về một kỉ niệm thật khó quên.
  Hồi đó, tôi mới chỉ là cậu lính tân binh, gia nhập cuộc chiến chưa lâu.Kinh nghiệm chiến trường chưa nhiều. Sau những ngày tháng “ăn đất, nằm đai” trên chốt, nay được nhìn thấy không gian rộng lớn đầy "hoa thơm quả ngọt". Lính ta khoái chí lắm. Tỏa đi khắp vườn, vặt chuối chín cây để ăn.Những quả chuối căng tròn.Chín nục.Thơm lừng.Lính ta ăn ngấu ăn nghiến như chưa bao giờ được thưởng thức thứ quả thơm ngon đến thế.
   Ăn  chán. Lính ta lại đi tìm "hương thơm quả lạ" khác.Thứ quả mà anh em tìm đến sau chuối là đu đủ.Đủ đủ nhiều vô kể.Qủa nào quả nẩy chín mọng,vàng hươm. Treo lủng lẳng. Trông đến là ngon lành.Tôi “tia” một cây có quả to nhất và lao đến.Khi đang giơ tay định hái “trái cấm” thì bỗng nghe giọng của đồng chí tiểu đoàn trưởng hét:
   - Trinh sát. Cẩn thận đấy. Dưới gốc có thể có mìn.
   Nghe thấy thế, tất cả lính tráng đứng khựng lại.
 Còn tôi, vẫn bám chắc trên thân cây. Nghe thấy hương thơm ngọt ngào của nó mà tôi không nén được thèm khát.Tôi nghĩ bụng: Chết thì chết cũng hái bằng được nó.Ôm quả đu đủ to tướng, tôi từ từ tụt xuống gốc cây.Tôi hoảng hồn khi phát hiện ra một sợi dây màu xanh lá cây, cách gốc cây mà tôi đang trèo khoảng hơn một mét.Tôi cẩn thận, lần theo sợi dây.Và phát hiện ra một quả lựu đạn US được cài rất khéo léo vào một gốc đu đủ gần đó.Tôi nhẹ nhàng giữ lấy chốt an toàn và vô hiệu hóa nó.
  Thật hú vía.
Rất may. Cả tiểu đoàn không ai “đổi máu” lấy chuối và đu đủ cả.
 Cầm quả đu đủ trên tay.Tôi lại nhớ tới mẹ.Hồi ở nhà được quả đu đủ chín lựng như thế này thế nào mẹ tôi cũng đem vào gọt vỏ, bỏ ruột đánh cho mỗi người một cốc…
 Đang chìm trong suy tưởng thì đồng chí A trưởng bộ binh lên tiếng:
- Đi thôi. Trinh sát.
Tôi chợt tỉnh.Lấy địa bàn cố định  hướng đi và cẩn thận xác định hướng về (Phòng khi gặp tình huống xấu để đưa anh em rút lui an toàn).
Tôi nhắc anh em kiểm tra súng đạn. Sắp xếp đội hình. Và lên đường.
Đang đi.Tôi phát hiện thấy một cây rừng, thân nhỏ bằng ngón tay út vừa bị bẻ ngọn. Nhựa đang còn chảy.Đi thêm một quãng nữa, lại gặp một cây rừng bị bẻ ngọn như thế. Tôi ra hiệu cho anh em: Có địch.
  Các đồng chí bộ binh tản ra. Tiếng mở khóa lách cách.
 Chúng tôi nhận định: Khả năng ta đang đi vào đúng con đường mà bọn Miên vừa đi qua.Tôi nhắc anh em: Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là đi trinh sát, thăm dò tình hình địch chứ không phải đi phục kích.Hạn chế nổ súng. Chỉ được nổ súng khi thấy thật cần thiết.
  Để đảm bảo bí mật. Chúng tôi cắt tránh sang bên trái khoảng năm chục mét. Rồi bẻ vuông góc,cắt một con đường khác song song với con đường mà chúng tôi đang đi..Đi được khoảng một trăm mét nữa. Chúng tôi bắt gặp một con suối cạn, rộng chừng hai mươi mét.Hai bên bờ suối tương đối rậm rạp… và khá dốc.Muốn tiến về phía trước chẳng có con đường nào khác là phải băng qua con suối này.
  Tôi lấy địa bàn gióng hướng. Đúng vào một bụi tre giữa lòng con suối.Rồi tiến lên.
   Đang đứng giữa lòng suối.. Ngước mắt nhìn lên bờ bên kia thì bất ngờ thấy hai thằng Miên cũng đang lù lù đi từ trên bờ bên kia xuống.Ba cặp mắt nhìn nhau.Ba cái miệng ú ớ.Tôi cứng miệng không tài nào hét được.Sau mấy giây trấn tĩnh.Tôi lia một loạt Ak về phía địch.Còn hai thằng Miên sau mấy giây sững sờ, cũng kịp “ chào” anh em chúng tôi băng mấy viên Ak.Viên đạn xé gió, rít bên tai.
  Bọn Miên chạy dạt về phía bờ bên kia.Lính tráng chúng tôi leo lên bờ  chạy dạt về bên này.Có thằng chạy rơi cả mũ.Chiếc mũ cối lăn lông lốc xuống tận lòng suối mới dừng lại.
Lên đến bờ suối. Lính tráng nhìn nhau cười như nắc nẻ.  Mấy thằng máu  chiến thì tức anh ách.Tức vì mình ở vào cái thế bất lợi. Không tài nào nằm mà bắn được.Đành bắn mấy viên rồi rút lui trong danh dự.    
    Chúng tôi quyết định bỏ khúc suối này. Chọn khúc suối khác để vượt. Đi thêm mấy trăm mét nữa thì tiếp cận được vườn chuối.
   Trước mắt chúng tôi là bản chuối. Nơi chúng tôi suýt phải “đổi máu” lấy chuối hôm nào. Nhìn khắp lượt “vườn xưa, lối cũ”.Chẳng thấy động tĩnh gì. Đang định lui quân thì thấy hai thằng Miên khiêng một thùng chuối xanh từ trong bản đi ra. Chúng đi về bên kia bản chuối.Sợ gặp mấy thằng Miên lúc nãy. Anh em chúng tôi rút êm.
Về gần đến “nhà’. Tôi bảo anh em: Chẳng cần cắt đường nữa. Cứ xuống lòng suối đàng hoàng mà bước.
 Cả đội hình nằm gọn dưới lòng suối.
Đang đi, thì gặp ngã ba con suối cạn. Tôi rẽ vào nhánh suối bên trái.Nhánh suối này nhỏ. Chiều rộng khoảng một mét.Đi được một mét.Đang tìm chỗ thấp để trèo lên bờ thì bất ngờ thấy ngay trên đầu mình là một Thằng Miên đen thui thui.Hắn cũng đang tìm chỗ hẹp để vọt sang bờ. Hai thằng bất ngờ phát hiện ra nhau. Tôi vọt lùi về chỗ rẽ.Thằng Miên vọt sang bờ bên kia. Tôi giơ súng lên bờ suối bắn đại một dây.Vừa nép vào bờ suối thì nghe một tiếng nổ lớn trên bờ suối - Ngay trên đầu mình. Tôi ngước lên bờ suối tìm mục tiêu. Thì thấy vị trí nổ của quả lựu đạn địch chỉ cách mép suối chừng hơn một mét.Gía như thằng Miên ném mạnh tay hơn một chút thì tôi đã hết đường về quê mẹ rồi.
  Tôi đưa mắt nhìn về phía sau.Quái.Anh em đồng đội của mình đâu cả rồi sao không thấy ai? Tôi theo mép suối lùi lại phía sau. Tôi hỏi thằng trinh sát đi sau tôi:
  - Sao chúng mày phát hiện ra địch mà không bảo cho tao?
Thằng trinh sát lí nhí:
  - Anh đi  nhanh quá.Khi phát hiện ra địch thì không có cách nào báo hiệu cho anh được.Tôi điên tiết. Chửi:
  - Chờ thằng Miên bắn tao chết rồi mày mới lên lôi xác về chứ gì? Nếu tao không nhanh thì hôm nay đã "ăn kẹo" của nó rồi!
   Đang ngồi đay nghiến hai thằng trinh sát thì nhìn sang bờ suối bên kia, cách chúng tôi khoảng hơn năm chục mét, hai thằng Miên đang từ từ đứng dậy. Tôi bảo thằng a trưởng bộ binh:
  - Nổ súng.
A trưởng bảo với tôi thế này:
- Thôi anh ạ.Về gần đến nhà rồi còn gì.Nổ súng bây giờ nhất định địch sẽ phản pháo. Chúng em sợ pháo địch lắm…
   Mấy chục năm đã trôi qua, bóng dáng của hai thằng Miên vác súng lững thững đi về trước mũi súng của mình luôn ám ảnh tôi. Tôi nghĩ: Gía như hôm nay có anh Nhì cùng đi thì hay biết mấy.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Mười, 2013, 08:17:58 am
Chào bác loc85-trước hết cảm ơn bác đã gé thăm nhà.Chuyện cái mũ bác hỏi tôi cứ tưởng lính k ai cũng biết vì có  hàng vạn người lính sang k.Tôi không mô tả mũ pon pot vì đó không phải mục đích bài viết.  Phần đính chính tôi viết là khá giống mũ tai bèo nhưng màu vàng để ai chưa biết thì dễ tưởng tượng thôi.còn củ thể thì mũ ppot giống mũ dân vệ trước đây,vành mũ ppot nhỏ hơn một tý nhưng chỏm mũ được may bằng, còn chỏm mũ tai bèo đội vào thì tròn theo đầu ,đội cạn hỏn.Tóm lại điểm khác nhau cơ bản là hình chóp mũ và màu sắc.Những năm sau ngày giải phóng k lính ta đội nhiều do thu được chiến lợi phẩm có đ/c còn mang ra bắc làm kn.
 tuy nhiên lính nó còn loại mũ nữa giống như mũ công nhân nhà máy bên ta.không biết 2 loại mũ này có phải để phân biệt quân chủ lực và quân địa phương hay không?hay cũng đội lôm nhôm như bên ta.đại đội tôi ai đội mũ cứng thì đội, không thích thì đội mũ tai bèo bởi đi ts trong rừng thuận lợi hơn.
 Tôi mới vào nhập gia đình MVH mục đích viết để đồng đội cũ đọc thấy mình trong đó và hy vọng tìm lại đồng đội cũ qua trang này.bởi sau khi Qđ3 ra bắc anh em mỗi người một quê về phục viên cả.
 thỉnh thoảng gé thăm nhà Đời quân nghũ "động viên đồng đội nhé.
chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: loc85c5 trong 06 Tháng Mười, 2013, 08:31:18 am
Chào bác loc85-trước hết cảm ơn bác đã gé thăm nhà.Chuyện cái mũ bác hỏi tôi cứ tưởng lính k ai cũng biết vì có  hàng vạn người lính sang k.Tôi không mô tả mũ pon pot vì đó không phải mục đích bài viết.  Phần đính chính tôi viết là khá giống mũ tai bèo nhưng màu vàng để ai chưa biết thì dễ tưởng tượng thôi.còn củ thể thì mũ ppot giống mũ dân vệ trước đây,vành mũ ppot nhỏ hơn một tý nhưng chỏm mũ được may bằng còn chỏm mũ tai bèo đội vào thì tròn theo đầu ,đội cạn hỏn.Tóm lại điểm khác nhau cơ bản là hình chóp mũ và màu sắc.Những năm sau ngày giải phóng lính ta đội nhiều do thu được chiến lợi phẩm có đ/c còn mang ra bắc làm kn.
 tuy nhiên lính nó còn loại mũ nữa giống như mũ công nhân nhà máy bên ta.không biết 2 loại mũ này có phải để phân biệt quân chủ lực và quân địa phương hay không?hay cũng đội lôm nhôm như bên ta.đại đội tôi ai đội mũ cứng thì đội, không thích thì đội mũ tai bèo bởi đi ts trong rừng thuận lợi hơn.
 Tôi mới vào nhập gia đình MVH mục đích viết để đồng đội cũ đọc thấy mình trong đó và hy vọng tìm lại đồng đội cũ qua trang này.bởi sau khi Qđ3 ra bắc anh em mỗi người một quê về phục viên cả.
 thỉnh thoảng gé thăm nhà Đời quân nghũ "động viên đồng đội nhé.
chân thành cảm ơn.




  hì.hì..chào bác duccuong ;D em có tính hay nói,thậm chí nói hơi bị nhiều,tò mò. Có lẽ em đọc chưa kỹ nên ngộ nhận cái mũ,bác cho em chuộc lỗi nhé! Thân chào! bác tiếp tục ký ức cùng anh em! ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 07 Tháng Mười, 2013, 03:56:58 pm
Chào bác duccuong.
Đọc câu chuyện của bác liên hệ trường hợp của mình tôi thấy người lính trinh sát ở hai chiến tuyến(ta và địch) có một điểm giống nhau.Đó là hạn chế nổ súng khi bất ngờ đụng nhau.Nổ súng là trường hợp bất đắc dĩ. Phải không bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 07 Tháng Mười, 2013, 04:23:43 pm
   Các bác nói chuyện chuối làm tôi lại nhớ những vườn chuối ven lộ dẫn vào ngã ba O răng âu. Tôi không biết là giống chuối gì, nải và quả rất nhỏ, khi chín mùi hương thơm bay xa vài trăm mét. Thơm lắm, hay là cái mũi nhòm mồm của tôi nó thính không biết :D ;D. Có lần tôi định mò xuống theo hương thơm ấy để xem sao :'( ;D, lò dò tụt xuống được vài bước phát hiện ra 1 sợi dây trông khả nghi. Thế là phải quay ra, ông bạn đi cùng nghe tôi nói bảo: Không thèm nữa, ông quay được ra may rồi, nếu làm sao chúng nó lại chê là chết vì ăn ;D ;D
  Tôi thì bắn súng hơi bị chuẩn, ấy thế mà có lúc 3 tay súng xả vào 2 thằng nhóc cởi trần đeo B40 mà để nó phi vào những lùm gai xấu hổ biến mất. Gai xấu hổ cạnh đường 7 cao như như tòa nhà, gai như vuốt mèo. Thế mà mấy thằng pot đóng khố, trần trùng trục lao vào đó chạy biến. Khi để sinh tồn, khả năng con người ghê gớm thật :o :o


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Mười, 2013, 09:18:06 pm
Cảm ơn đồng đội qđ3 đến thăm nhà.Hồi đó tất cả qđ3 chúng ta đều sang mi mút, sư 10 thì ở khu vực buôn sâm F320 thì cao điểm 105. cao điểm 200 và khu vực gần đầm be còn F31 thì ở đâu bạn nhỉ ?sau ngày 7/1/79 F320 đánh giải tỏa đường 3 nghe nói F31 ở bát tam băng có đúng không?sư 320 ra bắc tháng 7-8/79 đóng ở đại từ còn F31 ra bắc khi nào,đóng ở đình cả phải không?
  Bạn là xạ thủ nhưng ở tình huống đó thì làm sao ngắm bắn được?nên 2 thằng Miên chạy thoát được cũng không phải tự trách mình lắm.Trinh sát bọn mình gặp địch nhiều nhưng chủ yếu trốn thôi vì trong vùng đich mà.Hỏa lực không có, người thì ít không có chi viện hơn nữa nhiệm vụ là ts chứ không phải đánh địch.Đọc topick của bạn thấy toàn làm việc nghĩa ,tìm mộ liệt sỹ đồng đôi E886.Chúc các đồng đội tìm được nhiều để giảm bớt nỗi đau mất mát cho thân nhân gđ liệt sỹ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 07 Tháng Mười, 2013, 09:51:36 pm
  Bác cẩn thận quá, lính với nhau cả mà, tự nhiên hơn ruồi ;D ;D.Theo tôi được biết thì F31 nhận lại các điểm của F10 giao lại. Tôi vào 31 muộn lại lính bộ binh trơn tuồn tuột lên cũng không nhớ nhiều. Sau ngày 7/1 mãi ngày 28 tết âm lịch năm đó bọn tôi mới lên Xiêm diệp và Battambang. Lúc đó tôi cũng không nhớ, nhưng có lần nói đến 2 chiếc xe tăng T54 của lữ 203 bị cháy ở Ô răng âu bác Tai@ nhắc là ngày 28 tết bọn tôi đang luộc bánh trưng ở đó thì lên xe đi XD, lên biết thế ;D ;D. Đến bây giờ tôi cũng không biết cái ngã ba ấy ở đâu trên gok mép.
  Quân đoàn mình chuyển ra Bắc cùng thời điểm bác ạ. Chúng tôi từ K về hố nai bằng oto sau đó lên tầu về thẳng ga Đồng quang, Thái nguyên. Đơn vị vận tải có ký hiệu K8 lại cho chúng tôi lên Võ nhai và quẳng ở đó  :D ;D
  Vâng mấy hôm nay chúng tôi cố gắng liên hệ với thân nhân các liệt sĩ của mặt trận 31. Họ hy sinh tại Lào, không biết lý do nào đã nhầm lẫn lên trên phần mộ không thể ghi danh, thật buồn. Thế mà chỉ ngày hôm nay thôi, được sự giúp đỡ của anh em trên diễn đàn, sự phù hộ của các anh linh liệt sĩ, chúng tôi đã liên lạc được với thân nhân của 7 liệt sĩ thật phấn khởi và nhẹ lòng bác ạ. Mong lại cùng bác hành quân
 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Mười, 2013, 03:40:13 pm
Chào đồng đội.Nhờ bạn nt mình mới nhớ biển số xe Qđ3 ngày đó.Sau khi ra bắc tháng 10/79 quân đoàn tổ chức đi địa hình gồm ts các sư đoàn +ts QĐ đi từ thái nguyên qua bắc cạn lên cao bằng theo đường 4 về lạng sơn rồi theo đường 1B về đ/v.khi xe chạy qua na sầm gặp một tốp cs ta chốt trên núi vừa xuống có một squan trẻ mắt tròn xoe chỉ chúng tôi nói to"Ô quân đoàn 3".Thì ra đ/c này ở qđ3 không hiểu lý do gì mới chyển ra gần một năm nên vẫn còn nhớ số xe.Tailienson cùng đ/v với bạn nhỉ ? vừa rôi tôi đã tìm hộ cho tailienson một người bạn lính học ở trường qc qđ3 [đã gặp liên lạc qua đt].CHÀO.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 08 Tháng Mười, 2013, 05:09:22 pm
  Vâng tôi cùng trung đoàn với bác Tai@, tôi d3, bác Tai@d2. Từ lâu tôi đã làm khách trên diễn đàn, đọc các bài viết của bác ấy và chúng tôi nhận ra nhau. Tai@ có thói quen viết nhật ký nên các sự kiện nêu ra ít bị nhầm lẫn. Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới TN và giải phóng K bác ấy đã là Ctr lên càng hiểu rõ tình hình. Do hoàn cảnh gia đình lên bác ấy không nhận công tác ở HN mà về quê. Vừa rồi do vết thương tái phát nên phải viết đơn xin nghỉ hưu  với QH 4//.
  Đúng  K8 là phiên hiệu của đơn vị vận tải của QD3 ta. Lúc hành quân bên K hay dùng mít xe trước làm phanh ;D ;D Chạy toàn xuống ruộng, làm bọn tôi trên thùng nhiều khi muốn nhảy phắt xuống đi bộ cho nó nhẹ tội. Khi ra đến Bắc thái, dân có câu ca dao như này không biết bác nghe chưa:
       Con ơi nhớ lấy câu này:
  Trông thấy đoàn 10 thì tránh cho xa.
         Bây giờ K8 nó ra.
  Nó ăn, nó phóng gấp 3 đoàn 10

 Lý do các bố lái xe nhà ta quen việc chạy rõ nhanh để tránh phục kích lên ra bắc nhiều ông tướng vẫn phóng bạt mạng. Đi thì cả đoàn lớn bụi mù giời, xuống nghỉ thì tiền bạc sẵn lên mua bán, đập phá thôi rồi :o :o


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tecke trong 09 Tháng Mười, 2013, 01:07:59 am
Cháu thấy hay vào gốc xà cừ lăm ạ. Ngày đó Thái Nguyên 2 bên đường trồng toàn xà cừ. Lâu lâu lại có chú đội thử độ cứng. Chả là nhà cháu cũng có ông ở K8. Giờ chuyên sửa o tô. Hi hi.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 09 Tháng Mười, 2013, 06:51:02 am
 @hongc9d3e866
Bạn nhắc cái câu : Con ơi muốn nên thân người
                           Thấy xe đoàn mười thì tránh cho xa
Làm tôi nhớ cái thời xa xưa ở Bắc thái
Còn hai câu sau tôi chưa biết .
Nhưng hỏi nhỏ cái : Bạn biết đoàn 10 là đoàn nào không ?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Mười, 2013, 08:07:57 am
 Vâng tôi cùng trung đoàn với bác Tai@, tôi d3, bác Tai@d2. Từ lâu tôi đã làm khách trên diễn đàn, đọc các bài viết của bác ấy và chúng tôi nhận ra nhau. Tai@ có thói quen viết nhật ký nên các sự kiện nêu ra ít bị nhầm lẫn. Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới TN và giải phóng K bác ấy đã là Ctr lên càng hiểu rõ tình hình. Do hoàn cảnh gia đình lên bác ấy không nhận công tác ở HN mà về quê. Vừa rồi do vết thương tái phát nên phải viết đơn xin nghỉ hưu  với QH 4//.
  Đúng  K8 là phiên hiệu của đơn vị vận tải của QD3 ta. Lúc hành quân bên K hay dùng mít xe trước làm phanh ;D ;D Chạy toàn xuống ruộng, làm bọn tôi trên thùng nhiều khi muốn nhảy phắt xuống đi bộ cho nó nhẹ tội. Khi ra đến Bắc thái, dân có câu ca dao như này không biết bác nghe chưa:
       Con ơi nhớ lấy câu này:
  Trông thấy đoàn 10 thì tránh cho xa. phục kích lên ra bắc nhiều ông tướng vẫn phóng bạt mạng. Đi thì cả đoàn lớn bụi mù giời, xuống nghỉ thì tiền bạc sẵn lên mua bán, đập phá thôi rồi :o :o

chào Hongc9d3e886.đọc tn của bạn tôi mới nhớ ra đoạn thơ biếm cánh lái xe QĐ 3 nói chung,cách đây 34năm.Hồi mới ra họ  đều chạy ẩu do thói quyen sợ bị phục b40...và họ còn nhiều vàng nên còn đập phá uống nữa.Tailienson là bạn của bạn tôi nên sớm muộn chúng tôi cũng gặp nhau.Tôi cũng mới bỏ quân phục tgian chưa lâu .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Mười, 2013, 09:13:17 am
Có lẽ bác nói đúng,câu thơ hong886 trích chắc đã được lính qđ3 cải biên nên dễ bị nghộ nhận.Đọc các bài bác viết mới biết bác là cựu binh 320 và có nhắc đến thủ trưởng k D Tiến.Tôi trước là chiến sỹ ts F320A hồi ở k thỉnh thoảng đi bảo vệ hoặc ngẫu nhiên gặp thủ trưởng khuất duy Tiến.Tôi rất ấn tượng về thủ trưởng ngay từ những lần gặp đó.Hình ảnh ông đội mũ cối TQ  bỏ quai mũ,đeo K59 đi dày vải tất bó ngoài ống quần nai nịt gọn gàng đứng trước hàng quân giao nhiệm vụ cứ in vào đầu tôi.Hồi ở cao điểm 200[k] có lúc tôi thấy ông đi bộ lững thựng một mình tay chắp sau người như suy nghĩ gì đó cứ ám ảnh tôi.Lạ thật.Nếu bác gặp,bác cứ nói chuyện này chắc bác Tiến cũng vui lắm.thỉnh thoảng mời bác gé vô thăm "đời quân ngũ"nhé.Chào bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: laoshan1234 trong 09 Tháng Mười, 2013, 11:00:09 am
@hongc9d3e866
Bạn nhắc cái câu : Con ơi muốn nên thân người
                           Thấy xe đoàn mười thì tránh cho xa
Làm tôi nhớ cái thời xa xưa ở Bắc thái
Còn hai câu sau tôi chưa biết .
Nhưng hỏi nhỏ cái : Bạn biết đoàn 10 là đoàn nào không ?
  Chào bác nguyentrongluan,em chưa thấy bác hong e866 trả lời nên em trả lời..."ké" tí xem:Đoàn 10 là  đoàn ô tô  vận tải của bộ giao thông vận tải,có từ thời chiến tranh chống Mỹ phải không bác.Ngày đó chạy phía bắc có đoàn 6,đoàn 10 đến hết thời bao cấp thì các đoàn xe trên giải thể...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 09 Tháng Mười, 2013, 11:31:30 am
@Laoshan : Bạn nói đúng. Lí do tôi hỏi là sẽ rất có thể có nhiều người nhầm đoàn Vận tải số 10 với sư đoàn 10 lúc bấy giờ cũng đang ở Bắc Thái .
Chuyện hung thần đoàn 10 thì dân Việt bắc đều biết và nhớ . Cám ơn Laoshan nhé


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 09 Tháng Mười, 2013, 11:58:33 am
@hongc9d3e866
Bạn nhắc cái câu : Con ơi muốn nên thân người
                           Thấy xe đoàn mười thì tránh cho xa
Làm tôi nhớ cái thời xa xưa ở Bắc thái
Còn hai câu sau tôi chưa biết .
Nhưng hỏi nhỏ cái : Bạn biết đoàn 10 là đoàn nào không ?
 Chào bác Nguyentrongluan, bác chủ top
 Đoạn sau là bọn lính trẻ bọn tôi bịa ra đấy ;D ;D..rỗi việc mà. Như bác Laoshan1234 đã trả lời giúp. Ngày bao cấp có một số xí nghiệp vận tải quốc doanh của bộ giao thông vận tải lâu rồi tôi cũng không nhớ được hoạt động của các XN này, cũng không quan tâm lắm vì không ở trong nghề. Hình như đoàn 6 khu Tây bắc, đoàn 3 Hải phòng.....Tôi có anh bạn lái xe đoàn 10 hay nói chuyện phải trở gạo sang cả Lào, ngày bao cấp khó khăn và trình độ quản lý có hạn lên các bác tài dùng nhiều mánh để rút hàng, xăng....
  Hề...hề...Tacke à, không phải thử độ cứng đâu, nhiều lý do lắm. Hồi ấy phụ tùng khan hiếm, xe lại chạy nhiều vậy nhiều sự cố bất ngờ sẩy ra. Như tôi đã kể ở trên để dừng xe lại, có lần xe tôi đi phải chờ xe trước đỗ lại rồi húc vào đằng sau nó để dừng ;D ;D. Hỏi bác tài, lão ta cười hề hề bảo : éo có phanh, không làm thế thì cả lũ chúng mày cũng không kéo lại được. Nhưng kinh nghiệp của các bác tài ngày đó cũng hay, xe Zin157 nổ lốp sau, chỉ cần dừng lại chừng 5-7 phút là bác tài sử lý xong và lại bon bon trên đường, kể cả đi dưới ruộng mùa khô. Các bác ấy dùng dây xích treo cái bánh vỡ ấy lên, thao tác nhanh lắm không cần tháo lốp hỏng ra ::) Khi không có phanh dùng gốc xà cừ thay an toàn tuyệt đối ;) :D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 09 Tháng Mười, 2013, 12:31:42 pm
  Tôi thì bắn súng hơi bị chuẩn, ấy thế mà có lúc 3 tay súng xả vào 2 thằng nhóc cởi trần đeo B40 mà để nó phi vào những lùm gai xấu hổ biến mất. Gai xấu hổ cạnh đường 7 cao như như tòa nhà, gai như vuốt mèo. Thế mà mấy thằng pot đóng khố, trần trùng trục lao vào đó chạy biến. Khi để sinh tồn, khả năng con người ghê gớm thật :o :o

 Nghe bác hong c9d3e866@ nói chuyện bắn súng chuẩn mà vẫn để 2 thằng Pốt chạy thoát khiến tôi phì cười. Chúng tôi cả 1 tiểu đoàn hành quân hàng dọc, 1 thằng Pốt chạy dọc theo đội hình, tôi đi gần đầu đội hình và phát hiện ra nó trước rồi nổ súng ở cự ly khoảng 25 30m, cả đơn vị tất cả ai dùng AK đều nổ súng cả. Vậy mà nó vẫn sống nhăn nhở chạy tít qua sườn đồi bên kia.

 Đơn vị tôi có một thằng người Nghệ Tĩnh tên Vinh, nó nói chuyện, nhà nó cách Bến Thủy 2km chẳng biết bên này hay bên kia sông. Thằng này bắn súng cực siêu, khi lính tráng ốm đau sốt rét không có gì ăn, nó toàn xách súng đi bắn chim cu gáy cho anh em có cái cải thiện, nó tuyên bố bắn chim cu gáy chỉ bắn vào đầu vì bắn vào mình thì nát hết thịt chim, chiều chiều nó xách súng đi thì chí ít cũng có 1 2 con cu gáy mất đầu vì nó. Thế mới tài. Khoảng giữa năm 1981 đơn vị tôi về cứ huấn luyện nâng cao sức chiến đấu, bắn bia số 4 với 8 viên đạn vào ban đêm cự ly 75m với sự động viên của cấp trên: Ai bắn được 7 viên vào bia trở lên sẽ được về phép. Cả đơn vị ai cũng háo hức luyện tập và mong chờ ngày bắn đạn thật. Chúng tôi ai cũng tin chắc thằng Vinh bọ là xạ thủ bắn ăn chọn cả 8 viên vào bia. Lúc vào trường bắn thì cả đơn vị đều đạt kết quả như cấp trên hứa sẽ cho về phép, riêng thằng Vinh bọ thì lại cho kết quả ngược lại, dở nhất trong số anh em bắn bia hôm đó, ai cũng hỏi lý do thì nó không giải thích được, đầu con chim cu gáy bé tý thì nó bòm trăm phát trăm trúng, cái bia to đùng thì nó bắn tìm chim mất phân nửa số đầu viên đạn. Sau này cấp trên xét thấy: Nếu thực hiện lời hứa với lính thì có lẽ "giải tán" đơn vị mất, nên lờ đi lời hứa ấy, chúng tôi chẳng có ai được về phép do thành tích bắn đạn thật cả. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 09 Tháng Mười, 2013, 06:53:47 pm
Nghe bác hong c9d3e866@ nói chuyện bắn súng chuẩn mà vẫn để 2 thằng Pốt chạy thoát khiến tôi phì cười. Chúng tôi cả 1 tiểu đoàn hành quân hàng dọc, 1 thằng Pốt chạy dọc theo đội hình, tôi đi gần đầu đội hình và phát hiện ra nó trước rồi nổ súng ở cự ly khoảng 25 30m, cả đơn vị tất cả ai dùng AK đều nổ súng cả. Vậy mà nó vẫn sống nhăn nhở chạy tít qua sườn đồi bên kia.

 Đơn vị tôi có một thằng người Nghệ Tĩnh tên Vinh, nó nói chuyện, nhà nó cách Bến Thủy 2km chẳng biết bên này hay bên kia sông. Thằng này bắn súng cực siêu, khi lính tráng ốm đau sốt rét không có gì ăn, nó toàn xách súng đi bắn chim cu gáy cho anh em có cái cải thiện, nó tuyên bố bắn chim cu gáy chỉ bắn vào đầu vì bắn vào mình thì nát hết thịt chim, chiều chiều nó xách súng đi thì chí ít cũng có 1 2 con cu gáy mất đầu vì nó. Thế mới tài. Khoảng giữa năm 1981 đơn vị tôi về cứ huấn luyện nâng cao sức chiến đấu, bắn bia số 4 với 8 viên đạn vào ban đêm cự ly 75m với sự động viên của cấp trên: Ai bắn được 7 viên vào bia trở lên sẽ được về phép. Cả đơn vị ai cũng háo hức luyện tập và mong chờ ngày bắn đạn thật. Chúng tôi ai cũng tin chắc thằng Vinh bọ là xạ thủ bắn ăn chọn cả 8 viên vào bia. Lúc vào trường bắn thì cả đơn vị đều đạt kết quả như cấp trên hứa sẽ cho về phép, riêng thằng Vinh bọ thì lại cho kết quả ngược lại, dở nhất trong số anh em bắn bia hôm đó, ai cũng hỏi lý do thì nó không giải thích được, đầu con chim cu gáy bé tý thì nó bòm trăm phát trăm trúng, cái bia to đùng thì nó bắn tìm chim mất phân nửa số đầu viên đạn. Sau này cấp trên xét thấy: Nếu thực hiện lời hứa với lính thì có lẽ "giải tán" đơn vị mất, nên lờ đi lời hứa ấy, chúng tôi chẳng có ai được về phép do thành tích bắn đạn thật cả. ;D
  Hơ...hơ...hơ cứ tưởng bọn tôi tậm tịt hóa ra lính tráng có lúc giống nhau ra phết. Bên tôi còn đau hơn cơ bác ạ, chưa hôm sau tôi lại phát hiện ra 1 quả mìn chống tăng chôn ngay vệ đường. Tôi định bới lên xem bị lão A tr mắng cho té tát, đành lấy cây, bìa vẽ cái đầu lâu có 2 khúc xương rồi nhặt đá dựng cái biển ấy bên cạnh quả mìn. Thế mà tới chiều 1 xe GMC đi đứng thế nào mà nhè cái chỗ đó để cho bánh trước vào mới tệ. May tay lái xe chỉ bị thương nhẹ vào đùi phải. Xe lại trở toàn liệt sĩ của F10 chạy từ Mimut về. Cả đêm chẳng ngủ tí nào, cứ cãi nhau cho rằng vì để sổng 2 thằng oắt con ấy lên nó lại quay gài mìn. Bên thì cho rằng gài mìn là bọn khác , không bên nào chịu thua ;D Tôi hồi đó hơi ngu cứ lo con gì trèo lên xe lôi liệt sĩ đi nên xung phong xuống đường ngồi gác. Lão Atr lại cho 1 trận, nên cứ bồn chồn không yên. Lần ngớ ngẩn nhất là lần đầu nhìn thấy máy bay. Cái máy bay bà già cánh 2 tầng bay qua gần bọn tôi, bọn tôi cứ đứng cả lên xem, thấy 2 thằng ku vần 1 quả bom như con lợn con, đạp xuống rồi bay thẳng. Quả bom ấy làm hỏng 1 khẩu 105 cùng 4 chú pháo thủ phải đi viện, nó không bị 1 phát súng nhỏ dù là bắn theo mới đau chứ.
  Hồi đụng độ với QD4 ở Lêch, bọn tôi chúi xuống chịu trận mà không bắn trả vì đạn còn ít quá. B tôi còn 1 quả B41, mỗi người còn 15- 20 AK, vì dồn cho tôi 30 viên để kiếm thức ăn, cái xe tăng của QD4 gầm rú nghe phát cả sốt, đất dưới bụng cứ rung bần bật, suýt vãi cả....ái ;D ;D
    Có lần tôi bắn 1 con chim đậu đậu trên ngọn cây dầu rất cao, cự li rất ra. Bản thân tôi cũng nghĩ khó mà trúng. Thế mà nó rơi xuống như một cái lá rụng, tìm mãi không thấy vết đạn. Tôi  bảo, tao bắn hú họa chắc con này dát quá nghe thấy tiếng nổ giật mình ngã xuống chết ;D Con chim ấy khi vặt lông xong mới thấy vết đạn. Xuyên từ phần ức lên lưng mà không thấy máu, chặt chân cho vào vừa xoong quân dụng 20. Thịt ăn tanh ngòm, mọi người bảo nó là con giang, mỏ nó cứ như mỏ của vịt, đấy là lần đầu tiên tôi thấy, bắn nó từ sáng, vặt lông xong có lệnh hành quân, phải nhét vào xoong, chạy tít lên XD tới chiều mới băm nó ra để nấu ở gần Ăng co vát . Bọn cò thì bé, mỏ nhọn, phải 5- 7 chú mới vừa mồm B tôi  :D ;D
  Được cái tôi bắn bia cũng như bắn chim, tuyền trúng, không như các bác lính cựu quá, khi nhắm bắn vào bia, đạn cứ đi tìm chim ;D 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Mười, 2013, 10:34:48 pm
Chào các bác.duccuong thấy ngôi nhà mình hôm nay thật đông vui mừng quá.chân thành cảm ơn các bác binhyen,nguyentrongluan,hongc9d3886.laoshan1234 đã chiếu cố quan tâm.Chúng ta viết kể cho nhau nghe với tấm lòng thành và trái tim người cs để khi bạn cùng đ/v đọc họ được thấy mình trong đó.duccuong rất vui bởi từ khi ra nhập ngôi nhà VMH có thêm rất nhiều người bạn mới và đã có bạn trong đại đội từ Hải phòng lần tìm ra số đt.Chúc các bác mạnh khỏe, viết đều như...đi đều.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 10 Tháng Mười, 2013, 05:27:17 am
Em chào anh chủ và các anh tham gia topic! Theo dõi liên tục các bài viết của các anh nhưng toàn chuyện đánh đấm, súng đạn nên em nỏ tham gia chi. Tuy vậy cũng rất bồi hồi khi nghe nhắc đến các địa danh trên chiến trường một thời để nhớ.

Nhìn Avatar của anh Đức Cường mà so sánh thì ngày ấy dù sức trai phơi phới nhưng cũng không được mạnh khỏe tự tin và đẹp như hình anh đứng trên cầu bắc qua kênh Nhà Lê. Chúc anh chủ và các anh mạnh giỏi, hành quân dẻo dai.







Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Mười, 2013, 11:09:53 pm
ĐucCuong chân thành cảm ơn AnhTho đă có lời khen về bức ảnh.vaphotu chụp và đưa ảnh lên rồi mới xin phép đcuong đó.khá lâu không thấy vetran vào VMH nên đánh tiếng hỏi thăm thôi.Anh vetran hay đi công tác xa nhà ,vậy anhtho nên sắm cho anh vetran cái láp top để khi đi công tác vẫn có thể vào VMH thì sẽ đỡ đi uống rượu đấy.
 Trong bài viết của anhtho có viết về nuí nưa.Mình đã từng đi chặt nứa và bắn đạn thật ở núi nưa đó.Thời gian đó sau khi tốt nghiệp trường SQ mình về công tác ở trường HSQ công binh đóng ở sim[xã hợp tiến].thời gian từ 10/10/83-8/86.Sau đó sang k lần 2.Hồi đó mình CN hay ra thị trấn quán giắt chơi.có lúc xuống tận xã nông trường chơi với bạn.Năm 1987 trường HSQ công binh giải tán.
Thỉnh thoảng mời anhtho-vetran gé thăm nhà Đời quân ngũ nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 11 Tháng Mười, 2013, 05:03:26 pm
Em đọc những điạ danh anh nêu ở quê mà cảm thấy bồi hồi thân thương lạ. Cái Quán Giắt,  Sim, Cầu Thiều, Nông Trường v.v rất gần gũi trong kí ức tuổi ấu thơcủa em, Riêng phần núi Nưa hiện nay thuộc huyện Triệu Sơn là cũng mới có, mấy chục năm trước thuộc huyện khác anh ạ. Qua thông tin của anh chứng tỏ anh Đức Cường đóng quân ở Triệu Sơn khá lâu và cũng rành rẽ quê em quá nhỉ. Nhưng những năm tháng đó em đã từ Phnompenh chuyển nghành và lập nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, chính năm 1983 em về nước, còn Vetran vẫn tiếp tục công tác thời gian nữa mới được điều động về tiền phương cục vận tải TCHC trong cổng Phi Long - Tân Sơn Nhất và có lẽ thời gian ấy anh Cường lại ra chiến trường lần 2, @Vaphothotu thì học làm Thầy bên huyện Nga Sơn.

Vetran nhà em luôn có máy bên mình đấy, nhưng có lẽ ở chỗ công tác, điều kiện sinh hoạt và thời gian không thuận lợi và không loại trừ lúc rảnh rỗi còn đi thăm thú, thưởng thức đặc sản: gỏi cá mai, con Dông nướng hay các món ốc và gì nữa có trời mới biết..., rồi còn khám phá bãi biển, bãi cát Mũi Né - Phan Thiết anh ạ, lâu lâu mới thoát vòng "kim cô" mà anh,  Chúc anh mạnh giỏi.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Mười, 2013, 01:54:37 pm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời , đó là  nỗi đau của toàn dân tộc. Thể theo nguyện vọng của đông đảo anh em Hội lính 11.77 Nghi Lộc Nghệ An đã chiến đáu ở K muốn được trực tiếp tiến đưa đồng chí đại tướng về an nghỉ tại quê hương.Trong đoàn đi có Duccuong và vaphothotu, chúng tôi sẽ giửi những thông tin và những bức ảnh thời sự nhất về lễ an táng đại tướng đến các đồng chí là thành viên của VMH.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: laoshan1234 trong 12 Tháng Mười, 2013, 02:10:50 pm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời , đó là  nỗi đau của toàn dân tộc. Thể theo nguyện vọng của đông đảo anh em Hội lính 11.77 Nghi Lộc Nghệ An đã chiến đáu ở K muốn được trực tiếp tiến đưa đồng chí đại tướng về an nghỉ tại quê hương.Trong đoàn đi có Duccuong và vaphothotu, chúng tôi sẽ giửi những thông tin và những bức ảnh thời sự nhất về lễ an táng đại tướng đến các đồng chí là thành viên của VMH.
  Qua đó,cho những người lính từng chiến đấu ở biên giới phía bắc tổ quốc,gửi nén tâm hương vĩnh biệt đại tướng.Xin cảm ơn...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Mười, 2013, 08:33:59 pm
Theo đúng kế hoạch hội lính 77 Nghi Lộc gồm 11 đồng chí, sau 4 giờ  hành quân bằng xe máy đã tập kết tại thị trấn Kì Anh tỉnh Hà Tĩnh,nghỉ  đêm tại nhà đồng đội.Theo nhân dân địa phương từ đây đến vị trí an táng đại tướng khoảng 36 km.Chương trình ngày mai đoàn chúng tôi ăn sáng xong sẽ hành quân ngay, để có cơ hội chọn vị trí tiếp cận thích hợp nhất.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 12 Tháng Mười, 2013, 11:07:13 pm
   Chúc Đức Cường, Vaphothotu và đồng đội dẻo bước hành quân để thực hiện được tâm nguyện thiêng liêng của những người cựu chiến binh: Tiễn đưa anh cả của Quân đội NDVN về nơi an nghỉ cuối cùng. Cho NYCL gửi nén tâm nhang tới Bác Đại Tướng, cầu mong Bác được an giấc ở cõi vĩnh hằng!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 13 Tháng Mười, 2013, 09:39:01 am
Theo đúng kế hoạch hội lính 77 Nghi Lộc gồm 11 đồng chí, sau 4 giờ  hành quân bằng xe máy đã tập kết tại thị trấn Kì Anh tỉnh Hà Tĩnh,nghỉ  đêm tại nhà đồng đội.Theo nhân dân địa phương từ đây đến vị trí an táng đại tướng khoảng 36 km.Chương trình ngày mai đoàn chúng tôi ăn sáng xong sẽ hành quân ngay, để có cơ hội chọn vị trí tiếp cận thích hợp nhất.

Chào anh chủ và các anh chị tham gia topic. Trước hết em thay mặt gia đình chúc hai anh khỏe mạnh may mắn trên đường vào quê đại tướng dự lễ tiễn đưa Người. Sáng nay cả gia đình em ngồi trước truyền hình theo dõi lễ truy điệu Đai Tướng tại số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội và theo dõi tin tức hình ảnh mọi miền đất nước tổ chức tiễn đưa huyển thoại bách chiến bách thắng của quân dội của dân tộc với tâm thế không bao giờ hết súc cảm sâu sắc mấy tiếng đồng hồ. Vĩnh biệt người, câu mong người hiển thánh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: linhnamlien trong 13 Tháng Mười, 2013, 09:51:43 am
Chào anh chủ và các anh chị tham gia topic. Trước hết em thay mặt gia đình chúc hai anh khỏe mạnh may mắn trên vào quê đại tướng dự lễ tiễn đưa Người. Sáng nay cả gia đình em ngồi trước truyền hình theo dõi lễ truy điệu Đai Tướng tại số 5 Lê Thánh Tông - Hà Nội và theo dõi tin tức hình ảnh mọi miền đất nước tổ chức tiễn đưa huyển thoại bách chiến bách thắng của quân dội của dân tộc với tâm thế không bao giờ hết súc cảm sâu sắc mấy tiếng đồng hồ. Vĩnh biệt người, câu mong người hiển thánh.

 Lời đáp từ của gia đình Đại Tướng làm cho nhiều người dân cảm thấy Đại Tướng đúng là tướng của Nhân Dân, "của đất nước này".


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 14 Tháng Mười, 2013, 06:12:35 pm
Nhật kí  ngày 13 tháng 10 năm 2013
                                       [đón linh xa đại tướng võ nguyên giáp về quê an táng]      
Bảy giờ sáng, chúng tôi vừa ăn sáng vừa xem truyền hình trực tiếp lễ tang đại tướng tại Hà Nội để kịp thời gian lên đường. Theo kế hoạch, 7 giờ 30 phút xuất phát song chương trình trực tiếp đang sinh động nên chúng tôi nán thêm 30 phút nữa rồi cũng phải hành quân.
  Ra thị trấn chúng tôi dừng lại làm công tác bảo đảm hậu cần lo buổi trưa bởi qua báo chí chúng tôi biết khu vực an táng Vũng Chùa không có người ở nên không có dịch vụ mua bán. Vaphothotu mua nhiều bánh mì lương khô nước uống bởi lo thiếu giữa rừng thì phải chịu đói khát. Đến đèo Ngang chúng tôi dừng lại chụp ảnh lưu niệm rồi lại tiếp tục hối hả lên đường.
9h30 chúng tôi đến ngã ba đường rẽ về Vũng Chùa đã thấy xe ôtô xếp hàng dọc đường rất nhiều còn dân thì đông chưa từng thấy bao giờ. Khán giả chảo lửa sân bóng đá TP Vinh tôi thường xem so với số người ở đây thì chỉ như “muối bỏ biển” .
 10h- Chúng tôi quyết định hành quân bộ vào Vũng Chùa thế là đoàn CCB hòa vào dòng người đi đón linh xa Đại Tướng về nơi an nghỉ. Hai bên đường có đến vài trăm thanh niên tình nguyện đứng ôm chân dung Đại Tướng. Trong dòng người đi viếng chúng tôi thấy đủ các thành phần lứa tuổi. Có những CCB già ngực đeo đầy huân chương đi bằng xe lăn,có những gia đình trẻ,vợ tay bồng bế chồng dắt con nhỏ,có nhiều dòng tu vừa đi vừa đồng ca niệm phật... Trên đừng đi vào chúng tôi thấy nhiều người ,có cả phóng viên đi trước họ đã chiếm lĩnh các vị trí thuận lợi trên cao tiện quan sát và có bóng cây che nắng mát mẻ để tác nghiệp và chờ đợi.
Vào đến vị trí trung tâm chúng tôi tranh thủ chụp ảnh lưu niệm bởi chỉ vài giờ nữa thôi thì chúng tôi không có cơ hội được đứng ở vị trí này gần khu vực an táng đại tướng.
Chụp ảnh xong công việc khẩn trương ngay đó là tìm chọn nơi đặt“đại bản doanh” để trú quân. Sau vài chỗ lựa chọn chúng tôi mới tìm được nơi ưng ý gần khu trung tâm tiện quan sát và có bóng mát. Cạnh chúng tôi là một gia đình trẻ làm nghề nông, nhà cách đây 20 km. Chúng tôi hỏi: “ Sao chị cho cháu nhỏ đi theo,trời nắng thế này tội cháu phải đi bộ xa quá?” Vợ chồng vui vẻ trả lời: “Để sau này cháu có kỉ niệm không quên và để cháu hiểu vì sao ông đại tướng được nhiều người dân kính trọng, yêu thương đến như vậy.” Cảm nhận câu trả lời của một nông dân, tôi thầm nghĩ học lịch sử, giáo dục công dân cũng cốt để giáo dục lòng yêu nước, sống có đạo đức… Vậy câu trả lời của chị cũng là một phương pháp giáo dục thực tế nhất.
   12h - chúng tôi ăn trưa. Ngồi trong lùm cây, ăn theo kiểu dã chiến mà nhớ chiến trường. Lương khô bây giờ làm ngọt hơn trước. Còn 4h chờ đợi nữa, dòng người cứ tuôn đổ vào khu trung tâm ngày một nhiều. Thời tiết nắng và nóng, mọi người vẫn kiên trì chờ đợi và kể cho nhau nghe những câu chuyện xung quanh về cuộc đời đại tướng. Thật maythời tiết nắng nóng được  nước phục vụ miễn phí được ban tổ chức phục vụ đầy đủ nên không ai bị khát. Tuy vậy, vẫn có 2 trường hợp cấp cứu được đưa lên xe cứu thương chở về bệnh viện huyện. anh bạn tôi có máy điện thoại nối mạng internet nên cập nhật được liên tục đoàn linh sa về đã về đến đâu và thông báo cho mọi người xung quanh biết. Đúng 4h, Linh cữu đại tướng đã về khu trung tâm Vũng Chùa. Khi xe chở linh cữu chạy qua, mọi người đứng dậy. Tôi giơ tay chào, cái chào đầu và cũng là cuối cùng đối với Võ đại tướng thiêng liêng mà nước mắt tuôn trào bởi vô cùng thương tiếc, ngưỡng mộ, biết ơn đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lễ an táng xong thì trời đã sắp tối. tuy mọi người dân chưa thể thắp nhang trực tiếp cho đại tướng được bởi đại diện các tổ chức, đoàn thể quá đông đành phải đốt bó nhang và để lại những bó cúc vàng trên mảnh đất Vũng Chùa này. Nhưng mọi người vẫn toại nguyện bởi tấm lòng thành đến tận nơi đây đã là nén nhang thắp lên bàn thờ đại tướng. Tôi thầm nghĩ ở dưới suối vàng đại tướng sẽ mỉm cười mãn nguyện bởi lòng thành kính tri ân của nhân dân cả nước dâng lên đại tướng.
   [Xin gửi tới các đồng chí và các bạn một số hình ảnh trong chuyến trở về Quảng Bình tiễn đưa đại tướng.
  ].
Ảnh dưới: đức Cường[người mặc quân phục xanh] giơ tay chào khi xe chở linh linh cửu đại tướng đi qua.

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8758_zps74df0b6f.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8758_zps74df0b6f.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8746_zps68b80a8e.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8746_zps68b80a8e.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8750_zps824a1e54.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8750_zps824a1e54.jpg.html)






Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 14 Tháng Mười, 2013, 08:51:37 pm
Lúc này 8h 41 phút PM, em nhìn thấy hai anh đang xem lại thành quả ước nguyện của mình và toàn đoàn về quê Đại Tướng. Dù không thời gian vào tận bài vị của Người thắp nén hương tưởng nhớ, nhưng như vậy các anh đã được phúc hơn cả triệu người dân, người chiến sĩ là được thắp hương, hoa dâng lên ngươi nơi "địa linh nhân kiệt" Vũng Chùa nơi Người yên nghỉ. May mắn các anh  ạ!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Mười, 2013, 04:17:24 pm
Đèo Ngang một dải nghìn tầm.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8690_zps171e3906.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8690_zps171e3906.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8689_zps84eb3a77.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8689_zps84eb3a77.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8687_zps087d2f93.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8687_zps087d2f93.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8683_zps3c45737b.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8683_zps3c45737b.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Mười, 2013, 06:42:41 pm
Các bác chú thích tên vào các ảnh để anh em VMH còn biết mặt nhau chứ!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Mười, 2013, 09:00:41 am
Kỉ niệm một chuyến đi.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8707_zps2bdf0a48.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8707_zps2bdf0a48.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8710_zps99ddc7f5.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8710_zps99ddc7f5.jpg.html)
Chụp ảnh kỉ niệm tại mũi Rồng.
(http://phancong và duccuong trước lúc sang địa giới Quảng bình.http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8712_zps725db041.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8712_zps725db041.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8715_zps394e387a.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8715_zps394e387a.jpg.html)
Phía trước ống kính là Hòn Yến.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 16 Tháng Mười, 2013, 02:23:16 pm
 Thật tuyệt vời  trong những ngày quốc tang các bác hội Nghi lộc  77  đã đến được bên Người .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Mười, 2013, 06:40:37 pm
   xuanv338 chào Đức Cường. Chào các anh em người xứ Nghệ. Thật là tuyệt vời.  Đức Cường, vaphothotu cùng bạn bè đã đầy thoả nguyện khi anh em đã đi bằng xe máy vượt qua một cung đường dài đến 300 cây số vào dự lễ an táng Đại Tướng tại vụng Chùa - đảo Yến. và còn mang về bao tấm hình thật ý nghĩa trước giờ an táng Đại Tướng của quân, dân trong mọi miền đất nước và những người dân của miền cát trắng quê hương của Đại Tướng.  Người đọc vô cùng cảm kích trước những quyết tâm lớn của những cựu binh của Nghệ An xô viết. Tình cảm của Đại Tướng đã để lại lòng dân là quá lớn. Ở nơi chín suối chắc Đại Tướng sẽ thanh thản khi thấy những dòng nước mắt và tấm lòng của toàn dân trong cả nước dành cho Đại Tướng.

  Lũ miền Trung đang diễn biến phức tạp vô cùng chỗ nhà Đức Cường có được yên ổn không? xuanv338 xin gửi lời chia sẻ với quê hương xứ Nghệ.
xin được chúc các anh em mạnh khoẻ, vượt qua bão lũ và  sẽ có thêm nhiều chuyến công du như vậy nữa sau này vào thắp hương cho Đại Tướng. xin chào và hẹn gặp lại.

 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 19 Tháng Mười, 2013, 12:40:55 pm
                     Nhật ký 7 ngày chiến dịch giải phóng k[từ 1-7/1979]
  Ngày 1/1:  
Tháng 12/1978 Sư đoàn bộ vẫn đóng trong rừng cao su trên bản đỏ nhưng chưa đến bản plu[bản đu đủ].Từ ngày sang k đến nay thì ở đây lâu nhất,trọn hai tháng trời.Vì vậy chúng tôi làm nhà âm rồi mắc võng ngủ vài người trong đó.Đêm khuya chúng tôi mới có điều kiện tìm hiểu tâm sự cùng nhau.Tuy trong cùng một đại đội nhưng mỗi người một lứa tuổi mỗi người một quê,linh 74,75 quê vĩnh phú,Hà bắc,lính 76,77,78 Hải phòng,Hà nam ninh,.nghệ tĩnh ,thanh hóa…Đủ mọi miền quê đâu cũng có “chuyện quê tôi”
  Cuối tháng 12/1978 chúng tôi được quán triệt chuẩn bị đánh lớn tiến về đồng bằng chứ thực ra không biết  đó là chiến dịch giải phóng k.Những ai ở C20F320A năm1978-1979 đều biết chuyện anh em ở hậu cứ [núi bà đen]nuôi được một con lợn nặng 180kg nhân có xe sư đoàn về gửi sang và 22/12 năm đó được một bữa ăn ngon nhớ đời bởi chiến dịch sắp mở không thể đưa đi theo cất dành được.
  Trước ngày nổ súng một tuần,một đại đội”cảm tử”được hình thành mà nòng cốt là C6 E48 được bổ sung nhiều tay súng thiện xạ có sức khỏe tốt từ các đơn vị khác đến.Chỉ một đai đội chiến đấu  nhưng do tính chất nhiệm vụ đặc biệt nên có cả TL tác chiến,TL ban TS sư đoàn,trinh sát quân đoàn,sư đoàn và cán bộ trung đoàn cùng đi.Quân số tất cả 125 người kể cả 1a vận tải trung đoàn tăng cường để vận tải đạn hỏa lực,mìn chống tăng vv...Nhiệm vụ đại đội cắt rừng  luồn sâu đến tận cầu sắt[cầu khmung]cách bến phà cong phong cham khoảng 2km chốt giữ cầu cắt đứt đường số 7.khi chiến dịch mở ta đánh dọc theo trục đường 7 thì bị chặn tại đây buộc địch phải bỏ xe,pháo lại.Mìn chống tăng sẽ được bố trí rải mìn cấp tốc ngay trên mặt cầu.[Hình thức cđ khá giống với một bộ phim Liên xô trước đây tôi đã xem].do tính chất nhiệm vụ nên bộ tư lệnh quân đoàn và sư đoàn trưởng Khuất duy Tiến trực tiếp giao nhiệm vụ cho đại đội cảm tử.Điểm xuất phát từ bản Na qua sát Đầm be,vượt qua phía tây Chúp,thị trấn Suông đến vị trí tập kết quãng đường khoảng 70km.Trên bản đồ hiển thị có nhiều rừng tre mà rừng tre thì rất khó đi phương vị nên tốc độ sẽ rất chậm.Bởi vậy do địa hình phức tạp lại phải tránh địch và phải khênh 1đ/c do bị đau ruột thừa đột xuất nên khi sư đoàn đánh qua cầu rồi mà đại đội cảm tử vẫn chưa đến vị trí quy định.Tôi nghĩ rằng nếu đại đội cảm tử hoàn thành nhiệm vụ thì kết quả thắng lợi chiến dịch sẽ rất cao và cũng sẽ là bản hùng ca đầy bi tráng.
  Mờ sáng ngày 1/1/1979 toàn sư đoàn nổ súng tiến công vận động theo các trục đường ra đường 7.Xe chở BB do đoàn xe H13 TTHC tăng cường vận chuyển mới đủ để chuyên chở BB và VKTB bảo đảm cho chiến dịch Các mũi tiến công đều có hỗ trợ xe tăng nên tốc độ tiến công rất cao, có đ/v tiến công bằng BB cơ giới,gặp địch ở đâu xuống xe đánh ở đó. xe nối đuôi nhau hàng km nên cơ hội khóa đuôi của địch là không có.Qua các làng bản chúng tôi thấy xác người ,động vật la liệt.Đến Suông chúng tôi thấy nhân dân ở đây không chạy[hay không kịp chạy]vẫy tay chào đón.Đại đội 20 ts chúng tôi luôn đi theo SCH tiền phương tiếng súng chiến đấu BB luôn ở  trước mặt. Do ở các trung đoàn đều có ts sư đoàn tăng cường, anh em đi ,về liên tục nên chúng tôi cũng nắm được cập nhật tình hình chiến đấu cuả sư đoàn. Đêm đó chúng tôi ngủ tại rừng cao su thuộc Suông.[còn nữa]


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 20 Tháng Mười, 2013, 06:39:15 am
Nghe nói thằng đau ruột thừa ấy là giả đau có phải không Đức Cường?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 20 Tháng Mười, 2013, 08:42:25 am
Thông tin này do Huệ[diễn châu] nói.Nó không tham gia đội cảm tử mà nó cũng chỉ nghe nói nên chưa thể coi đó là thông tin chính xác.Trong tình cảnh đó có lẽ không một cs nào nỡ lòng làm điều đó bởi đồng đội đều mang vác nặng lại phải luồn rừng nhiều ngày.có dịp ta sẽ đi tìm hiểu thêm về đại đội này thêm.trinh sát sư đoàn có 3 đ/c dẫn đường cho C cảm tử sau về đ/v nói lại như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Mười, 2013, 06:19:30 pm
                       Nhật ký 7 ngày chiến dịch giải phóng từ 1-7/1/1979.
             Ngày 2/1:                                                                                                                                              Mờ sáng những tiếng nổ chát chúa vang lên từ nhiều phía chứng tỏ đêm qua ,một đêm không bình yên bởi sẽ có nhiều đ/v hành quân cả đêm luồn sâu ém quân chờ sáng nổ súng.Buổi chiều hôm qua toán trưởng do trung đội trưởng Thạch chỉ huy đã đi tăng cường cho E48[chỉ còn 2 tiểu đoàn d2,d3.Còn d1 tăng cường cho E 64] đánh theo trục đường 15 đi TX  play veng[hướng này C11 d3chỉ còn ba tay súng chiến đấu do hy sinh và bị thương hết tại cầu gần TX play veng.Tháng 5/79 tôi theo đoàn tìm xác tử sỹ mất tích do trước đây thời gian gấp rút các đ/v chưa tìm được và đã đứng trên cầu này nge đ/c Tòng tiểu đoàn trưởng kể lại.Trong cuốn lịch sử sư đoàn 320A có đoạn nói về trận này]Gần trưa thì ta đã làm chủ thị trấn ngã ba này.sang buổi chiều bộ binh E64 đã đánh đến cầu khmung[cầu sắt].Đây là chiếc cầu mục tiêu chiếm giữ của đại đội cảm tử do không hoàn thành nhiệm vụ nên khi E64 đánh qua cầu mà đại đội cảm tử vẫn chưa đến.
      Buổi chiều chúng tôi cùng SCH tiền phương di chuyển đến Chúp.ở đây chúng tôi thu được nhiều chiến lợi phẩm phục vụ cho công tác như bút,thuốc menvv…lính  cho nhau vô tư bởi không mang được nhiều mà biết sống chết ra sao.Có chuyện này kể các bạn lính chiến rất khó tin nhưng tôi thề có thật 100% vì bài tôi viết ở VMH có một số anh em trong đại đội đã đọc theo dõi góp tư liệu với tôi qua điện thoại.Đó là chập chiều hôm đó tiếng súng chiến đấu chưa dứt mà anh em Ctrinh sát chúng tôi do đại đội trưởng lê thanh Trung đã tổ chức đá bóng ngay bãi cỏ ven đường gần thị trấn Chúp!Súng ống dây lưng cđ để ở ngay sân bóng!.Tuy là đ/v chiến đấu song đại trưởng chúng tôi rất ham mê thể thao .ở rừng cao su[ cao điểm 200] vẫn nhờ cánh hậu cần về VN công tác mua bóng chuyền hộ và có cả bơm để bơm bóng nữa ,di chuyển đâu cũng mang theo.Nghĩ lại vô tư quá nhưng cũng có lý vì cán bộ,chiến sỹ trong đại đội chưa ai qúa 25 tuổi.Bây giờ gặp nhau chúng tôi vẫn nhắc chuyện này.
    Trong đại đội có một tiểu đội ts kỹ thuật chuyên dùng máy PRC25[của Mỹ]“nghe trộm” đài địch,sàng lọc thông tin báo cáo ban ts.Nhiều tin quan trọng thủ trưởng chưa biết mà chúng tôi đã biết do anh em đài kỹ thuật thường ở bên cạnh nhanh mồm nhanh miệng nói ngay.Cũng nhờ vậy mà hồi mùa mưa ở cao điểm 200 chúng tôi thường thay phiên vào bản xala hái rau quả,bản nằm trong rừng sâu cách xa đơn vị 5-6km.Một hôm đại đội trưởng Lê thanh trung cấm không cho đi lấy rau nữa vì địch phát hiện và báo cáo qua máy TT đàm thoại”hằng ngày có vài tên Duôn qua lại vào bản xa la hái rau”nhờ đài kỹ thuật mà anh em chúng tôi không phải đổ máu.Qua đài thông tin địch, chúng tôi được biết địch sẽ “Tử thủ” ở bến phà cong pom cham mà nòng cốt là sư đoàn 502 quân khu đông bắc.Buổi tối,tôi được tiểu đội trưởng thông báo sáng mai toàn tiểu đội đi công tác[bám địch].
 
                                                               [Còn nữa]


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 22 Tháng Mười, 2013, 08:02:17 pm
                 Chào bạn Đức cường! Chào các bác! Chuyện kể của bác chủ rất hay rất hấp dẫn. Đã lâu anh em mới lại được ôn lại những ngày tổng công kích đánh để giải phóng PHNOMPENH. Như vậy Sư đoàn 320A của bạn đi hướng khác nhưng xem lại bản đồ thì cũng là mũi tiến quân quan trọng song song với mũi tiến công của Quân đoàn 4. Hướng này bọn Pốt Cũng còn rất mạnh. Tranphu341 hy vọng được nghe nhiều chuyện kể của bạn về những ngày chiến đấu gian khổ và rất mạnh rất hào hùng này.

                 Trong những ngày tiễn Đại Tướng về với Tổ Tiên nơi an nghỉ Vũng Chù Đảo Yến. TANPHU341 RẤT CẢM PHỤC CÁC BẠN ĐÃ PHI XE MÁY MẤY TRĂM KM ĐỂ ĐẾN ĐÓN LINH SA CỦA NGƯỜI VÀ DỰ LỄ AN TÁNG NGƯỜI. Tranphu341 thật sự khâm phục tình cảm của các bạn đã dành cho Đại Tướng.

                 Chúc các bạn cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 22 Tháng Mười, 2013, 11:33:07 pm
  Chào anh chủ Đức Cường! Chào các anh chị!
  Chuyện chiến đấu đã qua hơn 30 năm mà anh ĐC kể còn tươi rói như mới hôm qua vậy. Điều làm cho NYCL vô cùng kinh ngạc là xen giữa những đợt hành quân thi hành nhiệm vụ mà anh và đồng đội vẫn để vũ khí bên sân cỏ mà ... đá bóng!? Ngộ nhỡ giặc phục kích bất ngờ thì làm sao hả anh ĐC?
  Nghe các anh kể chuyện chiến trường vừa hồi hộp, vừa thú vị!
  Chúc anh sức khỏe để tiếp tục viết khỏe và hay!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 23 Tháng Mười, 2013, 07:10:13 am
Chào Duccuong.
Đọc bài của bạn, tôi thấy bạn có trí nhớ thật tốt.Chuyện xảy ra đã mấy chục năm rồi mà như nó vừa xảy ra hôm qua vậy.Các địa danh mà đơn vị đi qua bạn nhớ được nhiều quá.Những cái tên như bản na, bản đu đủ , bản chuối đã ăn sâu vào tiềm thức của lính phải không bạn.Tôi có một lần sút mất mạng ở bản chuối đấy.
  Đối chiếu thời gain bạn kể thì lúc đó tôi cũng đang ngồi trên xe bọc thép.Cuối ngày thứ nhất khoảng 5 giờ chiêu thì hành quân đến một ngã ba.Nhiệm vụ của ts tiểu đoàn là bắt liên lạc với đơn vị bạn từ hướng VN sang.
 Hỏi bạn 2 tý:
1. Đơn vị mà trung đoàn 52 bắt liên lạc`có phải là quân đoàn 4 không?
2. Ngã ba ấy là tên chi?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 23 Tháng Mười, 2013, 07:57:51 am
      Tôi cũng tưởng chỉ có E 866 bọn tôi dám chơi bóng ở chiến trường , hóa ra đơn vị bác cũng vậy .
  Cán bộ nào phong trào đó mà .cái này nó thành truyền thống , hình như thiếu bóng là các thủ trưởng không chịu được mặc cho cái chết cận kề
        Dạo gần Tết 79 E  866 bọn tôi ở Ô Răng ÂU  làm dự bị cho f320 đánh về Tà keo . Trung đoàn vẫn tổ chức đấu bóng đá  và bóng chuyền giữa các D , Sân  bóng là khu ruộng   được dọn dẹp qua loa vẫn  còn  vài búi cỏ cháy dở .Khán giả mang vũ khí hò hét cỗ vũ . tuy nhiên vẫn bố trí bộ phận canh gác trực chiến
     Kết quả D tôi thua D1 bóng đá nhưng lại được D 3  của lão Hônngf @  bóng chuyền
Đấu vòng tròn trong 2 ngày thì cơ động đánh chốt trên đường 6 phía Tây Công pongchamf


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 23 Tháng Mười, 2013, 08:41:20 am
 Chào anh chủ Đức Cường! Chào các anh chị!
  Chuyện chiến đấu đã qua hơn 30 năm mà anh ĐC kể còn tươi rói như mới hôm qua vậy. Điều làm cho NYCL vô cùng kinh ngạc là xen giữa những đợt hành quân thi hành nhiệm vụ mà anh và đồng đội vẫn để vũ khí bên sân cỏ mà ... đá bóng!? Ngộ nhỡ giặc phục kích bất ngờ thì làm sao hả anh ĐC?
  Nghe các anh kể chuyện chiến trường vừa hồi hộp, vừa thú vị!
  Chúc anh sức khỏe để tiếp tục viết khỏe và hay!

Đá bóng chiến trường cũng chỉ có 22 cầu thủ thôi, chỉ non nửa đại đội chiến đấu, tức là vẫn còn có khá nhiều khán giả hâm mộ xem cổ vũ tinh thần, chính các khán giả này làm nhiệm vụ vừa coi bóng vừa bảo vệ cầu thủ không để bọn Pốt tập kích bậy chứ. Yta262 nhớ lại hồi đánh giải phóng K. năm 1979 tình hình không còn căng như hồi giữ chốt Lò Gò Xóm Giữa, Xa Mát, ta địch ngang ngữa. Đằng này trong chiến dịch giải phóng K. địch như quả bóng xì hơi thường thường là chúng bỏ chốt chạy dài, chỉ kháng cự ở một vài vị trí quan trọng thôi. Đa phần bộ đội ta khí thế tiến công cứ hành quân lướt qua ào ào, địch chưa hoàn hồn để tổ chức phản kích vào lúc này.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 23 Tháng Mười, 2013, 12:22:45 pm
Thể theo yêu cầu của khán thính giả, em đưa lên một chút hình ảnh:  ;D

- lấy toàn cảnh từ cửa khẩu Xa Mát đi lên theo đường 7, qua một loạt các địa danh rồi đến ngã ba đường 15 và đường 7 giao nhau tại Kh. Chúp; từ đó tiến về bến phà Công Pông Chàm/ Kongpong Cham (ferry: bến phà)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 23 Tháng Mười, 2013, 04:21:07 pm
Chào bác Duccuong, chào bác QuangCan.Chào các đồng chí.
Đây là ngày đầu tiên của chiến dịch giải phóng K của Vaphothotu.
Nhờ bác QuangCan và các bác điền hộ cho tôi tên đia danh còn thiếu trong các chỗ có dấu (...)
Ngã ba Chúp(?)
- Ngày 1.1.1979.
Cuối buổi chiều, chúng tôi hành quân đến ngã ba...(?)Tổ trinh sát chúng tôi được giao nhiệm vụ bắt liên lạc với một đơn vị bạn tại ngã ba này.Đó là đơn vị ...(?) đánh từ hướng ...(?) sang.
  Chúng tôi tìm được một chiếc chăn màu đỏ. Rồi cột vào một cái sào lớn, treo ngang dưới cây cột điện làm hiệu.
   Trong khi chờ bắt liên lạc, chúng tôi đi lùng sục khắp nơi.Phát hiện ra một cái bếp ăn tập thể. Trước đây mới chỉ nghe nói: Nhân dân Căm Pu chia ăn cơm tập thể thì nay mới được chứng kiến.Trên bàn, còn lại một ít thịt chưa nấu và trong nồi cơm chỉ trơ lại một ít cháy.
  Mấy người dân biết Tiếng Việt, có dìu đến một cô gái khá xinh xắn.Cô ấy bị thương vào đùi.Máu cháy khá nhiều.y tá nói thế nào cũng không cho băng.Cuối cùng, y tá đem bông băng và hướng dẫn cho mấy bà Việt Kiều băng bó cho cô ấy. Khi chia tay, cô gái cười bẽn lẽn trông đến dễ thương.
  Gần tối.Chúng tôi nghe tiếng xe tăng ì ầm từ phía Việt Nam vọng lại. Tiếng xe nghe một lúc một gần.Khi đã nhìn rõ hình hài một chiếc xe k63(?). Đoán chắc là xe đơn vị bạn.Chúng tôi bắn ba phát súng làm ám hiệu.Và trên xe tăng cũng đáp lại mấy phát.Mừng rỡ, cả đơn vị chạy ùa ra hoan hô.
 Chiếc xe tiến gần đến ngã ba thì tăng tốc và lao vun vút về phía Nông Pênh.Chúng tôi đang ngỡ ngàng chưa hiểu điều gì đang xảy ra thì mấy phút sau, một chiếc xe nữa cũng ầm ầm lao tới và không dừng lại...
  Lúc này cả dê bộ mới chợt tỉnh.
  Tiếng của một ai đó hét to: Xe tăng địch tháo chạy.
  Toàn đơn vị bảo động chiến đấu.B40 được điều đến.Nhưng chờ mãi chẳng thấy chiếc xe nào chạy qua nữa.
  Sau này nghe kể lại: Trên đường tháo chạy xe tăng địch đã lao vào đội hình một đơn vị nào đó và cán chết một số người. Không biết điều đó có đúng không?



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 23 Tháng Mười, 2013, 11:08:17 pm
  Cảm ơn anh Yta262 đã giải đáp thắc mắc của NYCL! Đúng là trong chiến tranh mọi chuyện đều có thể xẩy ra, trong đó có những chuyện mà đời thường không tin nổi.
  NYCL đã đọc "Nhật kí Đặng Thùy Trâm". Trong đó có chi tiết chị Thùy đi làm nhiệm vụ một mình giữa đêm khuya. Khi luồn qua khỏi một khóm tràm, chị thảng thốt vì bắt gặp ánh trăng. Ánh trăng rải đều một ánh vàng dịu mát lên khắp cả rừng tràm, lên khắp cả mảnh đất Đức Phổ... Không thể tưởng tượng được rằng sự mất mát đau thương cũng đang bao trùm mảnh đất này. NYCL đã nghẹn ngào khi đọc những dòng đó. Chính những người của phía bên kia cũng rất kinh ngạc bởi những chi tiết này. Đâu đó vang lên lời bài hát "...đời ta thích hoa hồng. Kẻ thù buộc ta ôm cây súng"...hay câu chuyện Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần ở hồ Hoàn Kiếm năm nào...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: chiensivodanh trong 23 Tháng Mười, 2013, 11:09:12 pm
Cháu thấy hay vào gốc xà cừ lăm ạ. Ngày đó Thái Nguyên 2 bên đường trồng toàn xà cừ. Lâu lâu lại có chú đội thử độ cứng. Chả là nhà cháu cũng có ông ở K8. Giờ chuyên sửa o tô. Hi hi.

Lâu quá mới thấy dân Thái NGuyên gốc tái xuất hiện .

Chính xác những năm đó ở Thái Nguyên Có câu vè mà trẻ con ai cũng nằm lòng .

câu 1/      Con ơi muốn nên thân người
          Thấy xe đoàn mười phải tránh ra xa .

Câu 2/     Bắc Thái chuẩn bị xong chưa
          Để cho bom MỸ cày bừa mấy hôm .

Còn bây giờ trẻ con không còn biết đến những câu như vậy nữa .  mà chỉ sợ bãi cát đầu cầu Gia bảy . hi hi vì toàn ma túy .



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 24 Tháng Mười, 2013, 01:29:34 pm
     Tôi cũng tưởng chỉ có E 866 bọn tôi dám chơi bóng ở chiến trường , hóa ra đơn vị bác cũng vậy .
  Cán bộ nào phong trào đó mà .cái này nó thành truyền thống , hình như thiếu bóng là các thủ trưởng không chịu được mặc cho cái chết cận kề
        Dạo gần Tết 79 E  866 bọn tôi ở Ô Răng ÂU  làm dự bị cho f320 đánh về Tà keo . Trung đoàn vẫn tổ chức đấu bóng đá  và bóng chuyền giữa các D , Sân  bóng là khu ruộng   được dọn dẹp qua loa vẫn  còn  vài búi cỏ cháy dở .Khán giả mang vũ khí hò hét cỗ vũ . tuy nhiên vẫn bố trí bộ phận canh gác trực chiến
     Kết quả D tôi thua D1 bóng đá nhưng lại được D 3  của lão Hônngf @  bóng chuyền
Đấu vòng tròn trong 2 ngày thì cơ động đánh chốt trên đường 6 phía Tây Công pongchamf
Tôi còn nhớ hồi ở bên k, có một lần còn được xem biểu diễn văn nghệ của một đoàn văn công từ Việt Nam sang.Cứ tưởng đêm đó sẽ bị tập kích nhưng mọi việc đều tốt đẹp.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 24 Tháng Mười, 2013, 02:13:00 pm
Tôi còn nhớ hồi ở bên k, có một lần còn được xem biểu diễn văn nghệ của một đoàn văn công từ Việt Nam sang.Cứ tưởng đêm đó sẽ bị tập kích nhưng mọi việc đều tốt đẹp.

 Chà ... chà! Thời kỳ QD3 còn ở bên K là thời gian căng thẳng nhất của chiến tranh VN-Campuchia, tác chiến liên miền, hành quân đêm ngày, các chiến dịch tấn công và càn quét nối tiếp nhau không ngừng. Vậy mà các bác QD3 vẫn có điều kiện được xem các đoàn văn công từ VN sang biểu diễn cơ à? Nói thật với các bác chứ lính QD4 thì chưa bao giờ thấy như vậy, đơn vị có chiếu phim cho lính xem nhưng cũng phải mãi sau này mới có và rất hiếm khi được xem, cũng đâu chỉ 2 3 lần chứ không nhiều.

 Chỉ riêng năm 1979 là năm căng thẳng nhất, đánh nhau bục mặt ra từ đầu năm tới cuối năm, rảnh lúc nào là về xây dựng căn cứ, củng cố đội hình, nâng cấp trình độ, khả năng tác chiến và cũng chẳng có mấy thời gian. Chiến dịch săn đuổi TaMok là vất vả nhất nhưng lại không có thương vong.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 24 Tháng Mười, 2013, 04:02:57 pm
....Đã 35 năm rồi nên không thể nhở rõ địa danh được.Hồi ở k bọn tôi thường dùng bản đồ tỷ lệ 1/100.bản đồ của bác gửi hình như của Mỹ thì phải.Tôi nhớ cách bến phà congphongcham(khoảng 2-3km)có một cầu sắt dài khoảng 60m gọi là cầu khmung.Đây là mục tiêu chiếm gữi của đại đội cảm tử trong chiến dịch giải phóng.Sao không thấy thấy trên bản đồ nhỉ?....

Ối giời, mấy cụ này "hách dịch" quá,  ;D; cứ yêu cầu "tồng chấy" phải thế này, thế kia,  ;D. Có ngay đây ạ, thưa các cụ!  ;D.

- cần cầu thì có cầu sắt ngay đây;
- cần Khmung thì cũng đã lên hình: Phum Moat Khmung.
- cần định hình định hướng thì có ngay ngã ba đường 15 và đường 7.

đủ chưa ạ!

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/duccuong12_zps344f06a6.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/duccuong12_zps344f06a6.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 24 Tháng Mười, 2013, 05:03:18 pm
  Bác Quangcan y như là cái kho bản đồ ấy nhẩy. Bác chỉ giúp tôi cái ngã ba Ô răng âu ấy với, tôi tìm chẳng ra ;D ;D xin cám ơn bác nhé
  Ngã 3 này các giếng nước đều có xác người, nước mầu xanh đen, phía trên có có 1 lớp vài chục cm trong veo. Mới tới đây anh nuôi C tôi không biết lấy nước dùng. Mùi nước thì cực kỳ kinh khủng, nước uống phải rang gạo cháy nấu cùng vẫn ngang phè. Còn cơm thì tới bữa như cực hình với bọn tôi. Sau này đứt dây gầu, lão anh nuôi nhẩy xuống  mò phát 2 tay 2 cái đầu lâu giơ lên đùa với lũ đứng trên: mang 2 cái này lên để mà múc nước. Bị lũ ở trên kêu ầm lên, lão lại lặn tiếp. Lần này lão ngoi lên và cuống quýt kêu cứu, suýt chìm nghỉm. Khi kéo lão lên lão bẩu: ở dưới toàn xương người nhiều quá, sợ cứng cả người tí chết chìm......
     Tôi cũng tưởng chỉ có E 866 bọn tôi dám chơi bóng ở chiến trường , hóa ra đơn vị bác cũng vậy .
  Cán bộ nào phong trào đó mà .cái này nó thành truyền thống , hình như thiếu bóng là các thủ trưởng không chịu được mặc cho cái chết cận kề
        Dạo gần Tết 79 E  866 bọn tôi ở Ô Răng ÂU  làm dự bị cho f320 đánh về Tà keo . Trung đoàn vẫn tổ chức đấu bóng đá  và bóng chuyền giữa các D , Sân  bóng là khu ruộng   được dọn dẹp qua loa vẫn  còn  vài búi cỏ cháy dở .Khán giả mang vũ khí hò hét cỗ vũ . tuy nhiên vẫn bố trí bộ phận canh gác trực chiến
     Kết quả D tôi thua D1 bóng đá nhưng lại được D 3  của lão Hônngf @  bóng chuyền
Đấu vòng tròn trong 2 ngày thì cơ động đánh chốt trên đường 6 phía Tây Công pongchamf
 Hóa ra là các bác ở nhà bóng đá, bóng truyền. Bọn tôi 9 mạng theo 2 thằng miên đi thu pháo. Khi 2 cu miên tới miêu tả bằng cả miệng, cả tay chỉ huy cứ nghĩ to dài thế phải là 130ly, nếu thế thì trúng quả đậm còn gì  ;D ;D Thế là bọn tôi leo lên 2 em doge đi từ sáng tới chiều, trên xe phân công ở lại bảo vệ xe pháo các thể loại. Nghe  pháo này phải kéo bằng xe xích chuyên dùng. Lại còn nói nếu thu được 2- 3 khẩu thì được thưởng to, vài tuần phép là chắc cú. Bọn tôi sướng âm ỉ, hăng hái lắm, tới nơi tìm quanh chẳng có gì ngoài một đống xe máy hỏng, cùng 1 đám ang ( quê tôi gọi là chum sành) to tướng bốc mùi nồng nặc. Xe máy thì chúng tháo khung 1 đằng, máy một nẻo, chẳng làm gì được. Khi thu quân về thằng chỉ điểm đi trên xe tôi còn nhờ bọn tôi vần cho 2 cái ang lên xe. Mở ra, thối điếc mũi trong toàn loại cá to bằng 2-3 ngón tay đang phân hủy dở. Tôi trợn mắt hỏi, nó xì ra một tràng nghe loáng thoáng là bồ hóc gì gì đó. Khổ cho cái xe bé tí phải trở nặng, cứ hơi xóc 1 tí là bánh xe lại chạm vào sàn nghe sạt sạt, bọn tôi  không thở nổi khổ không kém  ;D. Cứ ước  còn cái honda  nào nguyên vẹn thì leo lên phi phắt về cho đỡ thối. Mà bên đó chúng nó dùng toàn xe 90 cm3 không thấy 67 50 cm3 như Việt nam. Về tới ngã ba trời, tối đói mềm, nghĩ tới ăn sợ vãi ;D ;D có lẽ thời gian E866 dừng chân ở đây là lâu nhất bác nhỉ


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 24 Tháng Mười, 2013, 08:19:40 pm
Khi Cần Thì hỏi bác Quang.
Rất cảm ơn bác QuangCan về mấy tấm bản đồ về đường 7 và đường 15.
Người ta thường nói "được đằng chân lân đàng đầu", nhân tiện bác có kho bản đồ phong phú nhờ bác tìm giúp tấm bản đồ có rừng cao su Me mút.
  Tôi còn nhớ, trước khi đánh vào rừng cao su ở Mi mút. tiểu đoàn 4, e 52, f 320 đã phải luồn rừng suốt một ngày và một đêm.Hôm đó, trời đổ mưa.Đêm vừa tối vừa lạnh.Cả tiểu đoàn vừa đi vừa ngủ.Có khi ngồi ngủ gật đồng đội thúc vào mông lại đứng dậy đi tiếp.Khi đến một con suối thì đã gần sáng.Đói quá anh em lấy gạo sấy ra đổ nước suối vào rồi vừa đi vừa ăn.gian khổ hết chỗ nói.Luồn rừng suốt đêm mà chỉ đi được 2 km.Tờ mờ sáng chúng tôi tiếp cận được khu rừng cao su.
Tôi muốn xem,trước khi tiếp cận rừng cao su Mi mút thì D4 của tôi ở đâu tới. giúp tí bác nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 24 Tháng Mười, 2013, 08:33:18 pm
Đây là trận đánh ở rừng cao su Mi mút bác Quangcan ạ.

 
Xạ thủ ĐKZ 82.
Chiến trường ngày càng khốc liệt. D6 của tôi đang đánh nhau tưng bừng khói lửa trên đất bạn Căm Pu chia(?).Còn tôi, vẫn ngày hai buổi quẩn quanh ở trạm thu dung.
    Thế rồi ra viện. Tôi được điều về D4, E 52.Cùng về D4 với tôi còn có anh Mai người Nghi Văn.Cả hai anh em chúng tôi được điều về C4 hỏa lực.Anh Mai được tăng cường cho khẩu đội 12 ly 7. Còn tôi, được tăng cường cho khẩu đội ĐKZ 82. Lúc đầu, tôi được phân công làm xạ thủ số hai, vác chân. Sau lại chuyển sang làm xạ thủ số ba, mang năm quả đạn.Công việc của một xạ thủ ĐKZ thật vất vả, vì mang vác nặng nề.Tôi còn nhớ, riêng cái nòng của nó là hai mươi chín cân. Mỗi quả đạn năm cân, vậy chi xạ thủ số ba phải mang hai mươi lăm ki lô gam. Ngoài ra còn có gạo,súng AK, quân tư trang của mình nữa.Khi hành quân đã vất vả. Còn khi đánh vận động lại càng vất vả hơn.Đòi hỏi người lính hỏa lực phải có sức khỏe tốt mới hoàn thành được nhiệm vụ.Trong khi đó, lính trinh sát mang vác rất nhẹ nhàng.Ngoài quân tư trang, người lính trinh sát lại được trang bị một khẩu súng Ak báng gấp, năm đến bảy băng đạn và vài quả US. Gọn nhẹ.
Thú thật, tôi rất khoái làm xạ thủ ĐKZ. Vì so với lính trinh sát thì nó ít tiếp cận địch  hơn.Vì vậy, tôi dấu kín chuyện làm lính trinh sát ở d6 của mình.
  Chỉ huy khẩu đội ĐKZ 82 là anh Sơn – Lính bảy lăm. Anh là người rất nghiêm khắc.Anh bảo với cả khẩu đội: Thằng này(chỉ tôi), là lính mới, phải rèn đến nơi đến chốn. Đi phục, đi tập kích, lúc nào anh cũng bắt tôi đi đầu. Nhiều khi sợ sệt, không biết làm thế nào mà lùi lại sau, đành giả vờ đi đái(để người khác vượt lên trước mình).Anh dừng lại. Nói khẽ, nhưng đầy giận dữ: Tao bắn đứt “chim” đấy.
   Lâu dần thành quen. Từ chỗ tim đập bất chấp nhịp địệu, đến lúc “ chậm dần và đều lại” là một quá trình tôi luyện đầy gian khổ.
  Ở C4, tôi chỉ tham gia một trận đánh với tư cách là xạ thủ số 3 mà thôi.  
Lần đó, ở Me Mút(?), D4 được lệnh luồn sâu, đánh vào phía sau lưng địch.Sau một đêm luồn rừng vất vả.Mờ sáng chúng tôi tiếp cận được mục tiêu.Trước mặt chúng tôi là cái bản nhỏ.Muốn đánh vào bản đó phải vận động qua một bãi cỏ gai cao quá đầu gối. Địa hình thật chẳng thuận lợi chút nào.Từ xa, chúng tôi thấy địch đi lại lố nhố. Chúng chẳng hay biết rằng, hàng trăm nòng súng các loại đang hướng về phía chúng và sẵn sàng nhả đạn.Tôi thấy một làn khói nhỏ bay lên từ cuối bản.Tôi nghĩ: Chắc chúng đang nấu cơm?
 Và giờ G đã đến.
Pháo tầm xa của trung đoàn cấp tập bắn vào mục tiêu.
Lệnh tấn công bắt đầu.
Cối 82 của C4 rót vào bản.Chính xác đến từng quả một.Tiếng hô xung phong của cả đại đoàn quân vang vọng khắp cánh rừng cao su. Tôi xách súng chạy theo anh Nghĩa xạ thủ số một.
    Đây là lần đầu tiên, tôi được tham gia đánh vận động trong một đội hình lớn như thế này.Tôi khoái lắm.Chỉ tiếc là không được cầm AK mà bắn vào đầu bọn miên.
  Tiến được một  vài chục mét.Chúng tôi thấy một chiếc xe ca.Vâng, chính xác là một chíêc xe ca màu trắng,  khoảng trên ba chục chỗ ngồi đang chạy qua bản. Mục tiêu ngon quá. Cả khẩu đội hét lên:
- Anh Nghĩa bắn đi. Bắn đi anh Nghĩa. Bắn đi.Bắn đi...
Anh Nghĩa bước thêm mấy bước nữa để lấy thế.Bỗng anh ngã sụp xuống.Tôi chạy lại phía anh. Khi gần đến chỗ anh.Tôi bỗng ngã nhào về phía trước.Mặt mày tối sầm lại.
Anh Sơn, khẩu đội trưởng hốt hoảng:
- Sao thế? Bị thương à?
Anh Nghĩa chửi đổng:
- Đ…mẹ sa hố!
  Thì ra, chúng tôi đang tiến vào  một bãi cao su đã được chặt hạ, trơ lại toàn gốc.Bên cạnh mỗi gốc cây là một cái hố sâu, chuẩn bị cho việc trồng cây mới. Anh Nghĩa đã kéo được chân phải lên. Chuẩn bị bắn. Còn tôi, tôi đang nằm ngay sau đuôi khẩu ĐKZ. Nếu anh Nghĩa bắn thì tôi sẽ nằm gọn trong luồng lửa phụt ra từ phía sau của nó. Chắc chắn tôi sẽ bị cháy thui. Nguy cơ năm quả đạn sau lưng tôi sẽ nổ.Nếu khối thuốc nổ hai mươi lăm kí trên lưng tôi được kích hoạt  thì không biết điều gì sẽ xảy ra đối với xê hỏa lực.
Tôi hét:
- Khoan. Anh Nghĩa còn em ở phía sau!
Hình như anh Nghĩa không nghe thấy.
Tôi lấy hết sức bình sinh, chống hai tay để nâng một trọng lượng hơn tám chục kí ra khỏi hố và lao về phía trước.Một tiếng nổ “ầm” vang lên.Khói bụi mù mịt. Tôi thoáng nhìn về phía sau, nơi tôi vừa ngã, cây cỏ cháy queo.
 Vì bắn vội nên quả đạn không trúng xe mà lao vào mái nhà gần đó. Bản làng chìm trong lửa khói.Tôi lắp xong quả đạn thứ hai thì chiếc xe đã chạy quá xa.Tiếc quá.
Trận đánh gặp địa hình không thuận lợi, nên đội hình tiến lên rất chậm .Không ai ám chạy nhanh mà dò gẫm từng gốc cây một.Thỉnh thoảng lại vài thằng sa chân xuống hố.Ngã nhào.
  Bị đánh bất ngờ, địch không dám chống cự.
Khi chúng tôi chiếm được bản thì địch đã cao chạy xa bay. Để lại trên hiện trường  vài xác chết, mấy nồi cơm chỉ còn trơ lại cháy.Ấn tượng nhất đối với chúng tôi là mấy chảo thịt còn nóng hổi, thơm phưng phức…
 Chiếm được mục tiêu. Chúng tôi không chốt lại trong bản mà tản ra chốt ở phía ngoài . Đề phòng địch phản pháo và tấn công chiếm lại trận địa. Khẩu đội ĐKZ của chúng tôi chốt ở bên trái, ngay gần ngã ba chạy vào bản.Tôi còn nhớ lúc đó, cả khẩu đội say sưa đi lùng sục và thu chiến lợi phẩm. Chẳng chú ý gác sách gì cả.Đang mơ màng nghĩ đến chảo thịt của lính miên để lại thì phát hiện thấy một thằng miên, to cao cởi trần, áo vắt vai không mang theo súng đạn gì cả, đang vừa đi vừa nhảy chân sáo.Xem chừng có gì vui lắm.Hình như nó mừng là sắp về đến “nhà” chăng? Nhưng nó có biết đâu “nhà của nó” đã bị D4 chúng tôi chiếm mất rồi.Cơm thịt của chúng đã bị bọn tôi chén sạch. Chỉ còn mấy viên đạn này dành cho nó thôi…
   Thú thật tôi hơi run.Vì cả đại đội chẳng ai phát hiện ra nó.Trong tay anh em chúng tôi có hai khẩu Ak và một khẩu ĐKZ.Nếu hét to báo động thì nó sẽ chạy mất.Lẽ nào đem ĐKZ bắn cái thằng này?
Tôi bảo anh Nghĩa:
 - Chờ nó vào thật gần sẽ  bắn.
Anh Nghĩa hỏi tôi:
- Trình độ bắn Ak của mày như thế nào?
Tôi bảo:
- Anh yên tâm. Lính trinh sát điểm xạ chuẩn lắm.
Khi nó cách chúng tôi chừng ba mươi mét.Chúng tôi nâng súng lên và …bóp cò.Hai loạt đạn găm ngay vào người nó.Chúng tôi bồi thêm loạt nữa. Nó gục xuống.
  Nghe súng nổ.Bọn anh nuôi túa ra. Chúng hét nhao nhao: Bọn ĐKZ bắn được một thằng miên rồi.
   Một thằng anh nuôi nhanh chân, chạy đến chỗ thằng miên. Có lẽ là để thu chiến lợi phẩm? Bỗng một tiếng nổ khô khốc vang lên.Thằng anh nuôi ngã nhào xuống vệ đường.Tất cả bọn anh nuôi phía sau đứng khựng lại.Chúng tôi men theo vệ đường. Nhìn thấy hai thằng nằm chỏng queo. Một thằng miên và một thằng anh nuôi.Chúng tôi nã thêm mấy viên nữa vào thằng miên cho yên tâm. Và cùng anh em chạy lên.Nhìn thấy xác thằng miên toe tét, mình mẩy đầy máu, cũng đủ biết vì sao có tiếng nổ bất ngờ ấy.Thằng anh nuôi bị thương khá nặng. Trong cơn đau, nó thiều thào: Thằng miên tự sát…
    Đai đội nhắc nhở các bê tăng cường cảnh giới.Đặc biệt khẩu đội ĐKZ đang chốt giữ đầu con đường đi vào bản.
  Khoảng hai mươi phút sau. Chúng tôi lại thấy hai thằng miên từ trong rừng đi ra.Trong hai thằng, chỉ có một thằng mang vũ khí.Một thằng cởi trần. Có lẽ hai thằng này vừa đem cơm cho lính miên về. Bọn anh nuôi, và bọn cối 82 hét toáng lên: Bắn. Bắn bỏ mẹ nó đi.
   Vậy là hàng chục khẩu súng thi nhau nhả đạn.. Bị bất ngờ. Hai thằng miên đứng sựng lại.  Khi đã hiểu ra vấn đề, chúng liền chạy thục mạng xuống chân cao điểm.Hàng chục tay súng đuổi theo. Đạn bay như mưa về phía chúng.Hai chúng tôi chạy ra đến nơi thì đã thấy tấm lưng trần của thằng miên  khuất vào rừng xanh.Tôi tặc lưỡi: Chậm mất rồi.
  Phải công nhận  lính anh nuôi nấu cơm,xào thịt là giỏi; chứ bắn AK trong trường hợp này thì kém thật.
  Đến chiều thì chúng tôi đánh vận động thêm vài ki lô mét nữa. Và D4 chốt lại rừng cao su Mi Mút cho đến ngày mở chiến dịch giải phóng Căm pu chia.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 24 Tháng Mười, 2013, 08:35:09 pm
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          Duccuong chân thành cảm ơn các bác: Tranphu341,binhyen,quangcan,vetran,tailiensonvapho,NYCL.. đã động viên gúp đỡ chia sẻ với hồi ức của duccuong             
 Câu chuyện đá bóng trong chiến tranh cứ tưởng đ/v mình mới có thì ra ở đ/vE866 của tailienson cũng vậy và chắc sẽ còn nhiều đ/v khác nữa.Cho đến bây giờ nếu người khác kể tôi cũng khó tin nhưng đó lại là sự thật.Sự vô tư và lòng dũng cảm của những người lính trước thử thách khắc ngiệt nhất đó là cái sống và cái chết hãy cứ để cho những nhà xã hội học ngiên cứu còn riêng tôi nghĩ rằng đó là kết quả của sự nuôi dưỡng của những bài luân lý đầu tiên rồi đến những hình ảnh Paven(thép đã tôi thế đấy)Ruồi trâu,dấu chân người lính…trong trang văn học đã in dấu trong tiềm thức tuổi trẻ.Vậy câu chuyện đá bóng trong  chiến tranh tuy rất nhỏ nhưng vẫn là minh chứng cho tư tưởng lớp thanh niên thế hệ chúng ta.
  Vapho có đặt 2 câu hỏi,mình xin trả lời thế này:
1-   Đ/v mà E52 “bắt tay”không thể là QĐ4 vì QĐ4 đánh theo trục đường cửa khẩu Mộc bài đi phnongphenh mà QĐ 3 đánh theo trục đường 7Congphongcham).
2-   Ngã ba dừng lại đêm đầu tiên của chiến dịch là ngã ba Suông.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangE266 trong 24 Tháng Mười, 2013, 09:07:04 pm
   Thể thao ở chiến trường ....chuyện lạ nhưng có thật đấy các bác ạ ,đơn vị chúng tôi cũng có ...Hồi ở Lếch ,đơn vị chúng tôi đóng quân trong 1 phum chỉ có mấy nóc nhà  và bên kia là 1 khu rừng ,ở trên D bộ D8 có 1 bài đất tróng bằng phẳng ,thế là các cán bộ D tổ chức 1 trận đấu bóng chuyền ,nói chung là chơi thể thao thôi ,hôm đó tôi và các anh em  đang hò hét cổ vũ cho 2 đội ,khi cuộc đấu đang lên cao trào .tiếng hò hét vang cả 1 góc rừng .Bỗng những loạt đạn từ trong rững bắn ra tới tấp vào khu vực đó ,cả cầu thủ cùng với cổ động viên chúng tôi được 1 phen đứng tim ,lăn lê bò toài về đến công sự mới biết mình còn nguyên vẹn ,mà cũng may thời kỳ đó địch đang rệu rạo cả ,hay do thằng bắn mắt trước mắt sau để tìm đường thoát nên bắn bừa rồi chuồn cho nhanh nên đạn đi tìm chim hết thì phải ,chúng tôi không ai dính chưởng ,nhưng đó cũng là bài học cho chúng tôi ,vậy là từ đó cho đến sau này không có THỂ THAO chiến trường nũa các bác ạ


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 25 Tháng Mười, 2013, 07:26:45 am
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         Duccuong chân thành cảm ơn các bác: Tranphu341,binhyen,quangcan,vetran,tailiensonvapho,NYCL.. đã động viên gúp đỡ chia sẻ với hồi ức của duccuong            
 Câu chuyện đá bóng trong chiến tranh cứ tưởng đ/v mình mới có thì ra ở đ/vE866 của tailienson cũng vậy và chắc sẽ còn nhiều đ/v khác nữa.Cho đến bây giờ nếu người khác kể tôi cũng khó tin nhưng đó lại là sự thật.Sự vô tư và lòng dũng cảm của những người lính trước thử thách khắc ngiệt nhất đó là cái sống và cái chết hãy cứ để cho những nhà xã hội học ngiên cứu còn riêng tôi nghĩ rằng đó là kết quả của sự nuôi dưỡng của những bài luân lý đầu tiên rồi đến những hình ảnh Paven(thép đã tôi thế đấy)Ruồi trâu,dấu chân người lính…trong trang văn học đã in dấu trong tiềm thức tuổi trẻ.Vậy câu chuyện đá bóng trong  chiến tranh tuy rất nhỏ nhưng vẫn là minh chứng cho tư tưởng lớp thanh niên thế hệ chúng ta.
  Vapho có đặt 2 câu hỏi,mình xin trả lời thế này:
1-   Đ/v mà E52 “bắt tay”không thể là QĐ4 vì QĐ4 đánh theo trục đường cửa khẩu Mộc bài đi phnongphenh mà QĐ 3 đánh theo trục đường 7Congphongcham).
2-   Ngã ba dừng lại đêm đầu tiên của chiến dịch là ngã ba Suông.

Đơn vị bắt tay e52 QĐ3 rất có thể là e271 hay e88 của f302, sau khi chọc thủng cửa mở Lò Gò quân f302 chiếm Tà Âm và tịch thu được khẩu 130 ly rồi bắt tay QĐ3 ở đường 7, sử f302 nói như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Mười, 2013, 07:56:40 am
 Chào bác Quang 226-Thế mới biết đ/v nào cũng vậy.lý do bởi cán bộ CS còn trẻ cả mà bóng đá,bóng chuyền ai cũng thích chơi.Cái đẹp bên trong đó là sự vô tư của người lính trước cái sống cái chết.Bác quang 266 cũng ở Lếnh à?Tôi cũng ở Lếch và đã qua sông lếnh vào tận Rô viêng,5 nhà.7 nhà,đèo gà,đèo khỉ nhưng chưa đến cầu quyết thắng.Đó là những năm sau này làm "quan "rồi.
 Hình như bác ở TP Vinh?Tôi cũng ở TP Vinh.Có lẽ bữa nào hẹn giao lưu tý.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb trong 25 Tháng Mười, 2013, 05:23:50 pm
   Xin chào bác chủ và các đồng đội,theo câu hỏi của bạn VAPHO về đơn vị nào bắt tay với QĐ3 ở Công pông chàm, thời gian này là cuối 78 tôi là lính trinh sát tiểu đoàn 1 trung đoàn 88,chúng tôi nhận lệnh chờ E 429 và E 271 đánh ủi cửa mở hướng Lò gò có xe tăng và pháo binh 262 hỗ trợ,xong các đơn vị này đã không chọc thủng tuyến phòng thủ của địch nên cấp trên lệnh cho E88 luồn qua các  chốt của địch,cùng đi với chúng tôi có thủ trưởng Hai phê,lúc đầu tôi đi đầu ở Lò gò,đi theo đường mòn đến chỗ ngã ba tôi đã hỏi đi theo hướng nào thì ở dưới truyền lên cứ bên tay phải mà đi,và thế là chúng tôi tiếp tục đến khi bộ phận chỉ huy tiểu đoàn ( có cả thủ trưởng Hai phê và tổ trinh sát sư ) đến ngã ba đó thì xác định chúng tôi đi nhầm,thủ trưởng Hai phê cáu quá bắt tổ trinh sát sư dẫn đường để hành quân tiếp,tổ trinh sát chúng tôi quay lại đi bảo vệ chỉ huy sở.Đi được mấy cây số thì tổ trinh sát đi đầu đụng phải chốt của pốt,ba đ/c bị 12ly8 tiện đứt chân nằm rên la trong khi các loại súng như cối,B40,M79,AK trong chốt thi nhau nhả đạn,tổ trinh sát của chúng tôi lại nhận lệnh lên kéo mấy đ/c đó ra,tôi là lính mới đương nhiên phải bò lên còn hai lính 77 kia làm nhiệm vụ yểm trợ,tôi thấy đằng trước là thân cây to cỡ hai người ôm nằm ngang,tôi giương AK cho một loạt về hướng đấy thì chúng lại đổ các loại đạn ra,báo hại đồng hương của mình với một tay trung đội trưởng bộ binh (Quế người Thanh hóa) bị dính một quả M79 địch bắn từ trong chốt ra,tôi không tiến lên được mặc dù các thương binh rên la quá trời,pốt không bắn thương binh mà dùng làm mồi dử bọn tôi lên......khoảng hơn 20 phút thì có lệnh rút để bộ phận trinh sát F lên lấy còn chúng tôi bắt đầu cắt rừng đi tiếp chứ không theo đường mòn,hôm đó chúng tôi hành quân theo đội hình trung đoàn đi suốt không nghỉ,đoạn nào thoáng thì chạy,thỉnh thoảng cũng theo một hai con đường mòn bắt gặp những bộ xương dọc đường,trời tối không nhìn thấy gì thì mới dừng lại để ăn và chờ trăng lên....đến khi trăng lên là lại hành quân tiếp,cứ như vậy tới sáng thì chúng tôi ra tới lộ 24 bên đất CPC,tiểu đoàn tôi vẫn đi đầu,trong lúc chờ ổn định đội hình thì anh Sửu tiểu đoàn phó dẫn mấy thằng trinh sát chúng tôi đi trước dọc lộ để bám nắm tình hình....
     Theo kế hoạch chúng tôi phải bắt tay với QĐ3 ở ngã ba x... nhưng chúng tôi đã chậm bởi chờ cửa mở,bên QĐ 3 họ tới điểm chờ một ngày mà không thấy chúng tôi,họ tiếp tục đánh xuống để khép chặt vòng vây.....mà QĐ họ đánh thì các bạn biết rồi đấy ,xe tăng mở đường,nếu gặp tổ chốt thì pháo dàn,pháo bày kéo lên bắn trực xạ,vẫn không trôi thì máy bay tới.....
     Nói về chúng tôi,để cướp lại thời gian nằm chở cửa mở Lò gò,thủ trưởng Hai phê thúc lính vận động hết công suất.Các cấp chỉ huy xác định chúng tôi còn cách ngã ba x.. để bắt tay khoảng nửa ngày hành quân nữa,nhóm trinh sát chúng tôi phát hiện ra đằng trước có địch,tôi dặn mọi người không vội bắn cứ theo tôi tiến lên,địch tưởng chúng tôi là đồng bọn nên không bắn dừng từ xa hỏi..chúng tôi không trả lời cứ từ từ tiến một mặt để chờ báo về sau cho bộ binh lên...khoảng hơn 100m địch bắn mấy loạt đạn cày trước mặt,thì chúng tôi mới lăn ra hai bên đường rồi nhất loạt nổ súng,con lộ này đoạn này không có cây to chỉ toàn cây lúp súp như các bụi cây sim,cây mua ở ngoài bắc,lúc này chúng tôi phát hiện ra rất nhiều xe pháo địch ở đằng trước,chúng tôi không tiến nữa chốt lại chờ bộ binh ( bởi chúng tôi chỉ có 6 thằng). Bộ binh lên tới nơi thì chúng tôi tiến theo sau họ,địch bỏ đường chính chúng chạy dạt sang hai bên rừng,vửt xe pháo quân trang vào các đường cụt....chúng tôi tiếp tục hành tiến theo đội hình,một đại đội đánh dọc lộ,còn hai đại đội dạt sang hai bên tạo thế giương cung,tiểu đoàn liên tiếp nhận tin báo từ các đại đội,các mũi báo về địch bỏ lại rất nhiều xe pháo,quân trang,lương thực,nhu yếu phẩm...khí thế đang ào ào thì đột nhiên đại đội đi trước dọc lộ báo đụng chốt địch "rất rắn",tiểu đoàn điều động cối 82 lên tăng cường cùng cối 60ly bắn cặp lộ,đạn cối của địch rơi giữa lộ,rồi đằng trước báo về có tiếng hô xung phong ở tuyến trước,sở chỉ huy xác định khả năng đụng QĐ 3 ,anh Tấc chính trị viên tiểu đoàn ra lệnh cho anh Tâm chính trị viên phó tiểu đoàn cầm cờ lên bắt tay với bạn,tổ trinh sát chúng tôi đi cùng anh Tâm,trên đường đi thấy bộ binh ta nằm dán chặt dưới đất,anh Tâm cầm cờ cứ giữa lộ đi lên....và thế là chúng tôi bắt tay với QĐ3,phía bên 88 không hề hấn gì,còn bên bạn bị thương bởi đạn cối của chúng tôi,chậm chút nữa thì họ xóa sổ cả tiểu đoàn chúng tôi,vì họ cũng đang thắc mắc đánh suốt từ trên xuống tới đây, lại gặp kháng cự mạnh,họ đang điều xe pháo xuống bắn trực xạ,còn bên tôi thì cũng đang cầu cứu pháo 262 ......Đêm hôm đó chúng tôi hạ trại ngay tại nơi bắt tay.Thế là một lực lượng lớn của địch đã bi bao vây dọc tuyến biên giới...
  Còn bạn nói về vụ xe tăng của pốt đường cùng đã lao vào đội hình bộ binh của ta,bên ta bị cũng tương đối,cái ngã ba này ở gần bờ sông Mê công,chỗ mà ta bác cầu phao qua sông đánh vào thị trấn.....


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 25 Tháng Mười, 2013, 09:45:37 pm
                      Nhật ký 7 ngày chiến dịch giải phóng từ 1-7/1/1979.
             Ngày 2/1:                                                                                                                                              Mờ sáng những tiếng nổ chát chúa vang lên từ nhiều phía chứng tỏ đêm qua ,một đêm không bình yên bởi sẽ có nhiều đ/v hành quân cả đêm luồn sâu ém quân chờ sáng nổ súng.Buổi chiều hôm qua toán trưởng do trung đội trưởng Thạch chỉ huy đã đi tăng cường cho E48[chỉ còn 2 tiểu đoàn d2,d3.Còn d1 tăng cường cho E 64] đánh theo trục đường 15 đi TX  play veng[hướng này C11 d3chỉ còn ba tay súng chiến đấu do hy sinh và bị thương hết tại cầu gần TX play veng.Tháng 5/79 tôi theo đoàn tìm xác tử sỹ mất tích do trước đây thời gian gấp rút các đ/v chưa tìm được và đã đứng trên cầu này nge đ/c Tòng tiểu đoàn trưởng kể lại.Trong cuốn lịch sử sư đoàn 320A có đoạn nói về trận này]Gần trưa thì ta đã làm chủ thị trấn ngã ba này.sang buổi chiều bộ binh E64 đã đánh đến cầu khmung[cầu sắt].Đây là chiếc cầu mục tiêu chiếm giữ của đại đội cảm tử do không hoàn thành nhiệm vụ nên khi E64 đánh qua cầu.....................................................................
                                                               [Còn nữa]
  Tôi nhớ không nhầm thì  ngày mở màn chiến dịch chiến dịch A88 là ngày 28/12/1978, chứ không phải là ngày 1/1/1979. Như vậy bác Tuanb  nói vào cuối năm 78 là đúng thời điểm quân ta mở chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng của ponpot. Bác  Đức Cường nhớ nhầm ngày mở chiến dịch của quân đoàn ta rồi ;) :D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 26 Tháng Mười, 2013, 01:15:56 am
chào bác hong c9d3e886 cùng các bác.Đây là nhật ký của 7 ngày trong chiến dịch giải phóng chứ không phải chiến dịch từ ngày 1-7/1/79.Tôi đọc hồi ký và trả lời của rất nhiều đồng đội trong re:"ngày 7/1 bạn ở đâu"thì có đ/v đã đánh tạo thế làm bàn đạp từ ngày 25/12.Còn qđ3 thì tôi cũng không nhớ rõ nhưng với chúng tôi thì ngày 01/1 C20F320 mới hành quân từ trong rừng cao su (trên cả tuyến phòng thủ phát quang)chạy trở ra đường 7 đoạn bản cham rong cách phuôn sâm khoảng 5-6km.Thực tế các trung đoàn bộ binh của sư đoàn vẫn đánh nhau hàng ngày bởi cuối tháng 12năm 1978 chúng tôi đi tăng cường  E48 mãi ngày 29 mới về đại đội để chuẩn bị hành quân cơ giới.
 F31 của bác sang phà cong phong cham ngày nào?Có thấy kho thóc lớn cháy cạnh bến phà không?Ngày 3/1/79 chúng tôi đặt đài quan sát ở ngay trong kho thóc đang cháy ngi ngút đó bác hong c9 à.Bác chiếu cố theo dõi tiếp nhật ký mấy ngày sau nhé.Trận đánh vượt sông congphongcham nổi tiếng đã được đưa vào làm chiếu lệ của các học viện nhà trường QS,hôm sau đến nhật ký ngày 6/1 tôi sẽ trích dẫn trận đánh lịch sử này từ cuốn lịch sử quân đoàn3 lên trang"đời quân ngũ"bác cố gắng đọc sẽ hiểu hơn.
  Bây giờ đã 1h15 của ngày mới rồi,đi ngủ đã.Hẹn gặp lại HỘI quân đoàn 3.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 26 Tháng Mười, 2013, 06:24:08 am
Bái phục bác Duccuong 1 giờ15 phút sáng chưa ngủ vì say mê dựng nước.Còn tôi lúc ấy đã ngủ chán mắt rồi. Tôi là trinh sát bộ binh.Từ ngày 1 đến ngày 7.1.79, hoàn toàn ngồi trong xe tăng nên qua Công phông chàm chẳng thấy cái gì sất.Tiếc quá. Mà sao lính d4 e 52 lúc đó toàn đi sau, nhàn hạ lắm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 26 Tháng Mười, 2013, 01:40:22 pm
Chào bác tuanb5-Cảm ơn bác đã gé thăm nhà.Qđ3 neo người tham gia VMH nên thấy các bác đến là vui lắm.Do là lính TS sư đoàn nên tôi được sư dụng bản đồ thường xuyên vì vậy trong ký ức các địa danh còn rõ lắm.
Đường 7 của k chạy dọc biên giới với VN đoạn thuộc tỉnh Tây ninh.Nếu ở Lò gò đánh sang thì chắc sẽ gặp đường 7 thì mới vào sâu nội địa được.Tôi muốn hỏi bác điều này đường 20 chạy từ sbay Thiện ngôn  đến Mũi lò gò (kmo) gặp sông vàm cỏ tây( bên kia bờ là K rừng còn nguyên thủy)quay về xóm giữa rồi về lại Quốc lộ22(tại trảng bàng thì phải?)Tôi thấy biên giới ở đoạn Tà nốt-lò gò- xóm giữa chỉ có rừng mịt mùng không có con đường nào sang k mà chỉ có đường lâm ngiệp đi trong nội địa thôi,mà đọc bài của bác thấy ở lò gò có đường sang k vậy chắc chắn bác phải vượt sông Vàm cỏ tây.Vậy bác vượt ở đâu?phía tây lò gò hay phía đông lò gò?Hay là đ/v bác đánh theo hướng đường mòn từ xã Tân lập đi suối đà ha vào tà nốt sang k?
  Tôi đã đọc một số bài viết của các bác F302 vì vậy vapho có hỏi Liên lạc "bắt tay đ/v bạn" thì đ/v đó chắc chắn là F302 rồi.
Bác Tuân viết bài hay lắm và chất tếu của linh rất rõ trong ngôn ngữ.Bọn tôi mới gia nhập VMH nên sẽ có nhiều thiếu sót có gì bác tuanb5 chỉ giáo nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: LieuDK trong 26 Tháng Mười, 2013, 03:17:19 pm
 Chào bác DucCuong và các bác, bây giờ ngẩm nghỉ lại thuyết duy tâm chưa chắc đã đúng, thời tôi mới vào quân ngủ cũng định bụng ghi chép lại tấc cả các đợt đi truy quét hoặc những trận đánh ở các địa danh nơi mình đã đi qua và đã đóng quân để làm nhật ký, nhưng các anh không cho vì nói những người viết nhật ký như thế rất dể bị "ngọp" lắm nên tôi cũng đành thôi. Giờ đây các bác có những nhật ký ôn lại và kể cho anh em nghe thật nể phục như vậy thuyết duy tâm ở lính càng không đúng các bác nhỉ ? Ở lính cũng có lắm chiêu trò mà không biết ai đã đặc ra chẳng hạn như đang đi hành quân truy quét địch gặp phải chú Rùa bò ngang qua lại phải quay đầu về vì cố đi sẽ bị địch tập kích, hoặc giả sử khi đơn vị chuẩn bị đi tác chiến vô phúc cho anh nuôi nào nấu phải cơm khê cháy đen . Vậy đó không biết đơn vị các bác ra sao có giống như đơn vị của tôi không nữa ??
 Thân chào


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 26 Tháng Mười, 2013, 07:26:09 pm
chào bác hong c9d3e886 cùng các bác.Đây là nhật ký của 7 ngày trong chiến dịch giải phóng chứ không phải chiến dịch từ ngày 1-7/1/79.Tôi đọc hồi ký và trả lời của rất nhiều đồng đội trong re:"ngày 7/1 bạn ở đâu"thì có đ/v đã đánh tạo thế làm bàn đạp từ ngày 25/12.Còn qđ3 thì tôi cũng không nhớ rõ nhưng với chúng tôi thì ngày 01/1 C20F320 mới hành quân từ trong rừng cao su (trên cả tuyến phòng thủ phát quang)chạy trở ra đường 7 đoạn bản cham rong cách phuôn sâm khoảng 5-6km.Thực tế các trung đoàn bộ binh của sư đoàn vẫn đánh nhau hàng ngày bởi cuối tháng 12năm 1978 chúng tôi đi tăng cường  E48 mãi ngày 29 mới về đại đội để chuẩn bị hành quân cơ giới.
 F31 của bác sang phà cong phong cham ngày nào?Có thấy kho thóc lớn cháy cạnh bến phà không?Ngày 3/1/79 chúng tôi đặt đài quan sát ở ngay trong kho thóc đang cháy ngi ngút đó bác hong c9 à.Bác chiếu cố theo dõi tiếp nhật ký mấy ngày sau nhé.Trận đánh vượt sông congphongcham nổi tiếng đã được đưa vào làm chiếu lệ của các học viện nhà trường QS,hôm sau đến nhật ký ngày 6/1 tôi sẽ trích dẫn trận đánh lịch sử này từ cuốn lịch sử quân đoàn3 lên trang"đời quân ngũ"bác cố gắng đọc sẽ hiểu hơn.
  Bây giờ đã 1h15 của ngày mới rồi,đi ngủ đã.Hẹn gặp lại HỘI quân đoàn 3.
 Tôi thấy bác ghi rõ chiến dịch giải phóng nên mới nhắc. Biết đâu bác ghi lại chiến dịch giải phóng của bác. Khi tôi qua cái bến phà ấy vẫn thấy nó cháy, thấy bảo cháy lâu lắm, tôi không nhớ là qua đó vào ngày tháng nào. :D ;D Trình tôi hơn ngắn lần sau cố hiểu.... ??? ??? ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 26 Tháng Mười, 2013, 11:44:23 pm
Chào bác hong c9d3 f31-Bác khiêm tốn quá.Lính chiến đấu viết kể cho nhau nge và tìm đồng đội cùng đ/v là chính.Nếu không vì vậy thì vào VMH mất quá nhiều thời gian. đọc bài viết của bác thì tôi mới biết F31 đã tăng cường đ/v bạn tham chiến ở mặt trận đường 3.Bác thấy đấy xe ka của tiền giang và một ít xe tải cháy gần 100 chiếc tất cả đều quay đầu cùng hướng từ nongphenh đi tà keo,Nhìn trên xe, lính ta chết trong tư thế chiến đấu còn nằm nguyên nhiều quá .Nghĩ thật thảm cảnh.
  Lúc chiến dịch mở mình là chiến sỹ chưa đủ 2 tuổi quân.Mà cs thì làm sao biết hết được cục diệt chiến tranh.Có hơn một chút thì cũng do lính ts đi nhiều,tiếp xúc nhiều nên biết nhiều hơn là đương nhiên.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 27 Tháng Mười, 2013, 05:32:17 pm
 
Chào bác hong c9d3 f31-Bác khiêm tốn quá.Lính chiến đấu viết kể cho nhau nge và tìm đồng đội cùng đ/v là chính.Nếu không vì vậy thì vào VMH mất quá nhiều thời gian. đọc bài viết của bác thì tôi mới biết F31 đã tăng cường đ/v bạn tham chiến ở mặt trận đường 3.Bác thấy đấy xe ka của tiền giang và một ít xe tải cháy gần 100 chiếc tất cả đều quay đầu cùng hướng từ nongphenh đi tà keo,Nhìn trên xe, lính ta chết trong tư thế chiến đấu còn nằm nguyên nhiều quá .Nghĩ thật thảm cảnh.
  Lúc chiến dịch mở mình là chiến sỹ chưa đủ 2 tuổi quân.Mà cs thì làm sao biết hết được cục diệt chiến tranh.Có hơn một chút thì cũng do lính ts đi nhiều,tiếp xúc nhiều nên biết nhiều hơn là đương nhiên.
Hề ..hề, lính mà bác biết sao nói vậy, chúng tôi chỉ làm dự bị cho F320, cuối cùng được lệnh theo đội hình quân đoàn lên XD và Batmbang bác ạ, lúc ấy 320 ở Takeo, thực tình hồi đó tôi đâu có biết vậy, sau nầy các CCB E866 nói lại nên biết thế. Thế là E866 chốn được quả Takeo với đường 3  ;D ;D lên tôi chưa tới đường 3. Nhưng tôi có đi đường 5, dọc bên đường có đoạn gặp rất nhiều T54 và M113 bị cháy, nhìn biết ngay sự ác liệt của trận đánh, chiến thắng nào mà không chịu sự tổn thất. Chiến tranh bao giờ cũng vậy, tôi không muốn nó, chỉ nhắc lại cho khỏi quên những ngày tháng năm đã qua, cũng là một cách phung phí thời gian....khi chủ nó đi vắng :D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangE266 trong 27 Tháng Mười, 2013, 07:52:38 pm
   CÓ phải đường 5 hướng đi lên Puốc Xát phải không các bác ,phía tay trái đường cách đường khoảng vài chục m có mấy chiếc tăng bị bắn hỏng nó nằm ở giữa cánh đồng ,đó là Công Phông Chi Năng ..hay Ta Cô thì phải ,vì lâu quá rồi mình cũng không nhớ địa danh nữa ,hướng lên Puốc Xát phía tay phải đường có chiếc M 113 bị bắn cháy ,mỗi lần tuần đường từ thị xã PX về hường CPCN ,chúng tôi thường dừng chân ở cái xe M 113 ,vì đó là điểm cuối cùng để chúng tôi chờ xe vận chuyển hàng từ NP lên PX cho đơn vị .
       Tuyến đường 5 đó đơn vị chúng tôi ..F 341 cũng tổn thất nhiều lắm .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb trong 27 Tháng Mười, 2013, 10:36:53 pm
  Xin chào các bạn là lính QĐ 3,bạn Đức Cường à,một số anh em nguyên lính F302 đang theo dõi tonic này của các bạn ,trong đó có những đồng đội đã tham gia trận đánh lộ 24 bắt tay QĐ3,nên có nhắn và mong muốn biết được đơn vị nào của QĐ 3 đã bắt tay với chúng tôi.....
  Nhân đây tôi nói tiếp về số phận của mấy thương binh đụng chốt pốt ở Lò gò mà chúng tôi không kéo ra được,mãi đến đêm hôm đó lợi dụng trời tối cánh trinh sát mới bò vào kéo anh em ta ra để đưa về chôn cất.
   Còn đêm hôm bắt tay với QĐ 3 chúng tôi nằm chốt ngay tại đó,tay Phi tiểu đội trưởng giao cho tôi với tay Trực (lính 77 người QUẢNG BÌNH ) lập một tổ chốt đề phòng địch lợi dụng đêm tối phá vây tràn qua lộ 24, hắn mượn tôi cái "ven" tôi trả hiểu hắn mượn cái gì,đến lúc hắn chỉ cái xẻng đeo dưới đáy ba lô của tôi thì mới hiểu,hắn bảo quê hắn gọi xẻng là "ven",gọi bát ăn cơm là "đọi",rồi hai thằng hì hục đào được cái hố mèo,đào xong hắn bảo cái hố này của hắn còn mình sang bên đào cái khác,tức với mấy thằng cha hay ma cũ bắt nạt ma mới,mình thoa thuốc muỗi rồi leo lên trước đội hình khoảng hơn chục mét chọn cái bụi lúp xúp làm một giấc đến sáng cóc cần chia gác.Mà hồi đấy lính trinh sát bọn mình được ưu tiên hơn cánh bộ binh là có thuốc muỗi,thuốc lọc nước,gạo sấy,gạo sấy có hai loại "bích hưng" với "chánh ngà" .Hôm sau chúng tôi bàn giao địa bàn cho E 6,cả trung đoàn lại rút về Sa mát theo con đường dấn qua cửa mở Lò gò,thôi thì mạnh ai nấy đi,các đơn vị lẫn lộn,nhóm trinh sát bọn tôi may mắn gặp mấy chiếc xe tăng T54 chở về,mình ngồi trên tháp xe chạy trong rừng rậm,cành cây quất vào người,xe chạy nhanh vì sợ đụng pốt,bọn pốt bị bao vây dọc tuyến biên giới,chúng tìm cách rút về nên liện tục chạm trán với quân ta,tiếng súng thỉnh thoảng lại rộ lên lúc đằng trước,lúc đằng sau,đoàn xe tăng chúng tôi đang chạy thì súng nổ rộ ngay đằng trước mặt cánh chúng tôi nhảy từ trên xe xuống để ứng chiến cùng xe tăng,anh Lưu trung đội phó của tôi nhảy từ trên xuống chúng vào ông bộ binh đơn vị bạn đang đi bộ phía dưới cả hai cùng ngã,tay bộ binh nằm dưới anh Lưu nằm trên và một ông bộ binh nữa không rõ đơn vị nào cũng từ trên xe nhảy xuống nằm đè lên trên,đúng lúc đó hàng loạt súng 12ly8,B40 nổ,ông lái xe tăng lại giật lùi đè lên ba người tôi chỉ kịp hét lên "tăng đè người,tăng đè người",lập tức xe tăng chồm lên trước,tôi lao đến một cảnh tưởng hãi hùng,hai ông bộ binh bị nghiến bét,còn anh Lưu đau đớn vật lộn,tôi nhìn anh chẳng thấy vết thương,như hiểu ý ảnh chỉ vào đùi,thế là tôi với Trực,Minh "móm" chặt cây buộc võng cáng anh đi theo,lúc sau chúng tôi giao anh cho bên vận tải tiểu đoàn rồi nhanh chóng về,tới Sa mát không khí trung đội trinh sát có phần ảm đạm bởi cái tin anh Lưu bị xe tăng đè.....


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Mười, 2013, 10:49:04 pm
Đúng vậy bác Quang 226 à.Có 5 chiếc bị đich tập kich đốt hết tại U đông bên trái đường 5 chưa đến Ta kô đâu.Từ ta kô rẽ phải là đi Bát tam băng đi thẳng là lên pua xát.Đầu TX pua xát rẽ trái có một con đường đi vào thị trấn Lếch.Vượt sông Lếch 70km qua Rô viêng,5 nhà.đèo Gà,đèo khỉ cầu quyết thắng ,đến đất Thái lan.
  Thỉnh thoảng gé thăm" Đời quân ngũ"nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Mười, 2013, 11:58:04 pm
Cảm ơn bác tuanb5 đã có bài viết mạn đàm trao đổi.Nhắc đến Lò gò tôi vẫn sởn gai ốc vì cuộc chiến ở biên giới khốc liệt căng thẳng hơn sang k.Bạn bè hy sinh,bị thương ở lò gò &đà ha nhiều lắm.Nhận định đó chắc sẽ đúng bởi lúc đó địch đang ở thế chủ động tấn công.Ở lò gò mìn nhiều vô kể.Buổi đêm địch vào tận địa bàn xã Tân lập cài mìn nhiều lần.Còn trong rừng thì cả địch và ta cài nhưng có ai gỡ đâu.
  Tháng 5/79 tôi cùng theo đoàn 30 người của nhiều đ/v cử trở lại lò gò và một số nơi diễn ra trận đánh bên k mà ta chưa kịp lấy tử sỹ để tìm xác đưa về.Lúc đó ở VN chiến tranh đã đi qua vậy mà thằng bạn bị mìn cụt bàn chân, mảnh khắp người ở trong rừng cách lò gò không xa khi đang đi tìm kiếm.Tháng 6 quay lại truy quét dịch ở cong pong xư phư,cuối tháng 7 ra bắctoàn quân đoàn.
  Nhưng có điều tôi vẫn thắc mắc cả trung đoàn của bác đã đánh sang rồi lại quay trở lại VN ngay khi chiến dịch giải phóng đã mở .Có vẻ vô lý bác nhỉ?
  Còn nói chuyện ăn gạo sấy có 2 loại thì đúng rồi.Bao gạo sấy có 2 vạch đỏ để hướng dẫn đổ nước sau 15p mới được ăn.Đúng chưa bác?Ở chỗ đ/v tôi cũng sẵn (ưu tiên ts mà) đi công tác ai muốn lấy lương khô thì lấy nếu không thì lấy gạo sấy.
  Nghĩ lại chúng ta đều là người may mắn phải không bác tuan?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Mười, 2013, 08:48:10 am
Đúng vậy bác Quang 226 à.Có 5 chiếc bị đich tập kich đốt hết tại U đông bên trái đường 5 chưa đến Ta kô đâu.Từ ta kô rẽ phải là đi Bát tam băng đi thẳng là lên pua xát.Đầu TX pua xát rẽ trái có một con đường đi vào thị trấn Lếch.Vượt sông Lếch 70km qua Rô viêng,5 nhà.đèo Gà,đèo khỉ cầu quyết thắng ,đến đất Thái lan.
  Thỉnh thoảng ghé thăm topic "Đời quân ngũ"nhé.

 Bác QuangE266 và Đức Cường nhớ chuẩn về địa danh đấy. ;D

 Cánh đồng chết Kampong Chnang với những xác xe TTG của ta bị bắn cháy trong một trận đánh đầu năm 1979 khi QTNVN phát triển đội hình lên hướng Bắc trên QL5 và tấn công căn cứ Leach tháng 3 4.1979. Nghe nói số TTG cháy là của F330 QK9. Hình như trong trận này phía ta đã sai lầm điều gì đó về chiến thuật nên có những tổn thất khiến toàn bộ chiến trường BGTN phải có cái nhìn khác về cục diện. Leach vào giáp tới biên giới Thái sau này do F339 và F309 QK5 đảm nhiệm, khu vực này từ 1980 trở đi khá ác liệt, chiến tranh đã xoay sang hướng khác, những trận tập kích, gài mìn khiến cho QTNVN khó khăn về tiếp lương, tải đạn và nhiều thương vong. Tại hướng Tây thị trận Udong vào sâu mấy chục km nữa, đầu tháng 3.1979 F9 F7 và F5 cũng mới đánh căn cứ Amleang vừa xong và đang truy quét địch.

 Điều tôi cho là "ngớ ngẩn" nhất là lính ta rất "ảo tưởng" rằng chiến tranh đã kết thúc, nốt trận này xong là bắt đầu xây dựng nền hòa bình mới. Tới khoảng tháng 7.1979 tại Kampong Spueu thì một Tướng nào đó của ta sang thị sát mặt trận đã ra lệnh cho lính K phải vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất, tự túc lương thực để giảm gánh nặng cho trong nước, khẩu phần gạo ăn của lính mỗi tháng bị "giáng" vào cổ từng thằng lính. Thế là đi xin ruộng của dân, cũng giống má, cũng ngâm giống lúa 3 sôi 2 lạnh, cũng gieo mạ, cũng cày bừa cấy lúa như ai, đơn vị chúng tôi lính Thái Bình là hăng hái ra đồng nhất, đúng dân quê hương 5 tấn làm mẫu cho lính cày đường nhựa học tập. Sau có phản ứng gì đó trong chính quyền và dân K nên "kế hoạch" này đã bị hủy bỏ. Lính tráng chúng tôi thở phào nhẹ nhõm về vụ này, kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời là lần đầu tiên tôi biết cầm cày và đi cày như anh nông dân là ở tại Campuchia. Sau có lệnh cấm xin, mượn ruộng của dân vì sợ bị hiểu lầm là ta chiếm đất ruộng của dân K nên trả lại ruộng cho dân hết, lại phải gọi chính quyền xã, phum tới bàn giao lại cho dân K toàn bộ ruộng và lúa. Lúc đó tôi cũng nghe loáng thoáng là dân K đang chuẩn bị đi vào mô hình HTX nông nghiệp, làm ăn tập thể kiểu XHCN, sau chẳng biết lý do gì mà thấy lờ dần đi và chẳng thấy gì nữa. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb trong 28 Tháng Mười, 2013, 09:22:32 pm
  Bác Đức Cường ơi,sư 302 chúng tôi trong chiến dịch A88 là phá tuyến phòng thủ dọc biên giới và chủ yếu bắt tay với QĐ3 tạo thế cô lập bao vây địch,trung đoàn chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ là trung đoàn đánh vận động rồi bàn giao cho đơn vị bạn,rút về căn cứ ở Tân tiến  chỉnh đốn,bổ xung quân và học tập một số vấn để bước vào chiến dịch giải phóng CPC.Sau mấy ngày vào một buổi chiều chúng tôi hành quân vượt qua đồn biên phòng cửa khẩu,vì là lính quân khu 7 nên khắc phục khó khăn là chủ yếu,chúng tôi hành quân bộ mấy giờ trên lộ nhựa thì đoàn xe đón chúng tôi đi xen kẽ vào các đơn vị của QĐ3,có lẽ trong đời  lần ấy tôi cảm nhận cha anh chúng ta cũng đánh hành tiến để giải phóng miền nam,các đoàn quân hối hả lao ra phía trước như những dòng thác lũ thật là hào hùng,tới gần sáng chúng tôi tới gần bờ sông Mê công,nơi mà lúc trước xe tăng của pốt đã xông ra càn nghiến bộ binh ta,rất nhiều dấu vết của trận chiến đấy còn vương lại.....ở gần bến phà có mấy tòa nhà xây tôi không nhớ là tòa nhà cao mấy tầng,nhưng xác người chết la liệt chồng chất lên nhau trương phình mùi xú ếu bao trùm cả một vùng rộng,một đơn vị công binh hay hóa học gì đó mặc áo bờ lu trắng đang gom xác chết lại rồi phun xăng lên đốt.....Ngày hôm sau chúng tôi vượt sông Mê công,cũng là lúc nhận được tin ta đã chiếm được Nông pênh,đúng như bạn Bình yên nói cảm xúc lúc đó rất hồi hộp mong được tham chiến sợ chiến tranh chấm dứt mà chưa được sơ múi gì,chúng tôi vẫn đi sau QĐ 3,khi họ chiếm được thị xã Xiêm diệp và đền Ăng co,thì chúng tôi vào đứng chân ở khu đền để giữ sườn cho họ tiến đánh lên xi xi phôn (bát tam bong),hôm đó là ngày 10/1/79,chúng tôi đóng phía ngoài khu đền chính,ngay chập tối hôm đầu địch đã mò ra đụng độ với một đại đội bộ bính của chúng tôi,hàng tràng súng AK xen lẫn tiếng B40,B41 đua nhau khai hỏa,khu đền thời kỳ này muỗi nhiều kinh khủng,nếu mắc võng dù mà không có khing nghiệm thì nó đốt xuyên qua võng,trời tối phải lên võng chui vô mùng ngay,có cảm giác quơ tay nắm được cả nắm,đến sáng 12 hay 13 gì đó chúng tôi lại hành quân có xe chở lên ngã tư Ka lanh,và từ đây trung đoàn 88 đảm nhiệm đánh lên biên giới Thái lan theo hướng bắc.....Cũng trong những lần hành quân xen lẫn các đơn vị QĐ 3 một lần mình tình cờ gặp một bạn học cùng hồi cấp hai nhà ở 24 phố Trần hưng đạo (Hà nội),hắn tên là Long mồm hơi móm,bạn lớp quen gọi là Long "móm",sau này về phép mình có đến tìm nhưng cả nhà bạn đã chuyển về Nam sau khi miền Nam giải phóng,và đến giờ này không biết bạn mình còn hay đã ra đi từ độ nào....


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 28 Tháng Mười, 2013, 10:16:16 pm
               Chiến dịch giải phóng(từ 1-7/1/1979 Nhật ký 7 ngày)   
Ngày 3/1:
Sáng dậy người đau ê ẩm do trận đá bóng chiều qua.Tiểu đội trưởng Toán người vĩnh phú lính 74 giao tôi và Hường(lính 78 quê Nam anh,Nam đàn NA)xuống quản lý nhận LTTP cho tiểu đội.Xong việc trở về thì đã thấy anh em đang chờ mình về để kịp lên đường.Tôi cũng xin nói thêm là mỗi lần đi công tác(bám địch)chúng tôi chỉ mang tư trang gọn nhẹ nhất,thường là chỉ thêm một bộ đồ và tăng võng,còn lại thứ khác như sổ tay,thư từ sách vở…gửi lại cho bạn bè,đồng hương hoặc trung đội trưởng.Và cứ gửi chuyền nhau nếu người sau tiếp tục đi công tác nên nhiều khi về đ/v tìm ba lô của mình mãi mới được nhưng chưa bao giờ bị mất. Trong đại đội cũng có mấy người ấp ủ ước mơ như tôi vào lính rồi mà vẫn mang theo sách để học,hòng nuôi chí vào giảng đường ĐH khi hết nghĩa vụ nên khi gửi ba lô hay hành quân bộ nặng nề thêm.
    Chúng tôi hành quân theo dọc đường 7.Đến gần cầu sắt chúng tôi thấy ở đây mật   độ bộ binh và xe pháo ta tản hai bên đường khá dày có cả xe tăng nữa, có lẽ do bị dồn toa vì phía trước địch chặn đánh mạnh liệt.Tiếng súng bộ binh nổ râm ran mọi hướng,pháo binh địch bắn dọc theo đường 7 càng gần bến phà càng dày đặc.Nhiệm vụ chúng tôi là phải có mặt sớm nhất sau khi ta làm chủ bờ đông phà congphongcham,việc máy bộ đàm 2w của toán ts sư đoàn làm việc liên tục với ban trinh sát trên đường đi chứng tỏ tính chất quan trọng của nhiệm vụ tiểu đội chúng tôi.vì vậy dù pháo binh địch bắn dọc theo trục đường nhưng chúng tôi vẫn phải hành quân tiếp cận tiểu đoàn 7 trung đoàn64 đang quần địch tại bến phà.Qua cầu khmung chiếc cầu sắt dài khoảng 50m chúng tôi ai cũng phải nhìn lại bởi chiếc cầu này là mục tiêu chiếm giữ của đại đội cảm tử nhưng vì nhiều lý do khách quan đại đội đã không có mặt theo đúng thời gian hiệp đồng.Từ đây địch bắn pháo nhiều quá nhưng chúng tôi vẫn phải đi theo trục đường bởi đây là con đường duy nhất đến bến phà mà hai bên đường thì toàn rừng tre dày đặc.
Khoảng 1-2 giờ chiều ta làm chủ bến phà.Tiếng súng bộ binh vẫn râm ran,pháo binh địch bắn liên tục vào bến phà khói lửa nghi ngút nhưng chúng tôi đã có mặt và chuyển những bức điện đầu tiên tình hình địch về sư đoàn.Chúng tôi lựa chọn nơi đặt đài là một kho thóc lớn đang cháy bên trái bến phà  bởi có các ô cửa sổ thoát gió trên cao nhìn sang bờ đối rất rõ.Đây là trọng điểm bắn phá của pháo binh địch nhưng chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác bởi quan sát bờ bên kia thì chỉ có nơi này là thuận lợi hơn cả .Chúng tôi phải báo cáo hằng giờ tình hình bố phòng các trận địa hỏa lực và di chuyển của địch cả trên bờ và dưới bến.Do sông mê công đoạn này rộng hơn 1km nên thấy đối phương đó nhưng chẳng làm gì được nhau.Ca nô đich vẫn có thể chạy đi lại bờ bên kia.Các ổ hỏa lực của địch bố phòng dày đặc trên bờ cao còn mép bờ bến phà,bộ binh địch đi lại mang vác vận chuyển ,củng cố công sự nhộn nhịp.Gần tối chúng tôi thấy chỉ huy sư đoàn và quân đoàn(thủ trưởng Nguyễn quốc Thước thì phải) xuống bến và gé vào đài chúng tôi dùng ống nhòm nhìn sang bờ tây có ai đó nói “địch nhiều quá”. 
Suốt đêm 3/1 tại bến phà trong đêm tối các binh chủng nhất là công binh chuẩn bị bến vượt, bộ đội ta làm việc cả đêm tập kết vật liệu, PTKT vượt sông nhưng chỉ sát bờ chưa được lệnh hạ thủy.Cũng trong đêm đó chúng tôi có thêm một đồng ngiệp khác binh chủng đến trọ chung trong kho thóc đó là tổ trinh sát pháo binh của sư đoàn.
(tiếp theo: nhật ký 4/1/79)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 29 Tháng Mười, 2013, 06:27:00 am
Cảm ơn bác tuanb5 đã có bài viết mạn đàm ...
  Tháng 5/79 tôi cùng theo đoàn 30 người của nhiều đ/v cử trở lại lò gò và một số nơi diễn ra trận đánh bên k mà ta chưa kịp lấy tử sỹ để tìm xác đưa về.Lúc đó ở VN chiến tranh đã đi qua vậy mà thằng bạn bị mìn cụt bàn chân, mảnh khắp người ở trong rừng cách lò gò không xa khi đang đi tìm kiếm.Tháng 6 quay lại truy quét dịch ở cong pong xư phư,cuối tháng 7 ra bắctoàn quân đoàn.
  Nhưng có điều tôi vẫn thắc mắc cả trung đoàn của bác đã đánh sang rồi lại quay trở lại VN ngay khi chiến dịch giải phóng đã mở .Có vẻ vô lý bác nhỉ?
  Còn nói chuyện ăn gạo sấy có 2 loại thì đúng rồi.Bao gạo sấy có 2 vạch đỏ để hướng dẫn đổ nước sau 15p mới được ăn.Đúng chưa bác?Ở chỗ đ/v tôi cũng sẵn (ưu tiên ts mà) đi công tác ai muốn lấy lương khô thì lấy nếu không thì lấy gạo sấy.
  Nghĩ lại chúng ta đều là người may mắn phải không bác tuan?
Bác tuanb này khác bác tuanb5 QĐ3 đó bác Đức Cường. Bác tuanb là trinh sát tiểu đoàn của e88 cọp xám Miền Đông f302 QK7.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: y lố 302 trong 29 Tháng Mười, 2013, 07:32:12 am
Cảm ơn Bác Đức Cường đã gợi nhớ một thời kỳ gian khổ . Các Bác nhớ rõ quá .Giờ này tôi mới biết F 302 luôn  sát cánh với các Bác QĐ 3 .Từ đầu năm 1978 phải rút quân từ Snoul về cố thủ ở Hoa lư ( Lộc Ninh ) ,Khoảng tháng 4 /78 chuyển về đóng quân tại Kà Tum và tiến quân sang Mi mốt : cánh rừng cao su ở Mi mốt ,mùa mưa dòng suối đỏ lừ ,quân ta quần áo xanh đã biến thành màu xám gạch vì đất đỏ ...Pốt tuyên truyền quân đội ta hết quân nên đưa công an đánh trận ?
Tôi nhớ khoảng tháng 7 hay 8/78 F 302 chuyển quân về Sa mát hoán đổi vị trí cho cánh QĐ 3 luồn sâu làm chủ khu vực sông Mê Kông .
Trên chuyến xe chuyển quân về Kà Tum ,tôi cảm nhận được cảnh thanh bình lòng lâng lâng khó tả ( như vừa được hồi sinh ) khi nhìn thấy 1 người nông dân đi thăm ruộng về dưới ánh trăng mờ ...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb trong 29 Tháng Mười, 2013, 12:19:09 pm
               Chiến dịch giải phóng(từ 1-7/1/1979 Nhật ký 7 ngày)   
Ngày 3/1:
Sáng dậy người đau ê ẩm do trận đá bóng chiều qua.Tiểu đội trưởng Toán người vĩnh phú lính 74 giao tôi và Hường(lính 78 quê Nam anh,Nam đàn NA)xuống quản lý nhận LTTP cho tiểu đội.Xong việc trở về thì đã thấy anh em đang chờ mình về để kịp lên đường.Tôi cũng xin nói thêm là mỗi lần đi công tác(bám địch)chúng tôi chỉ mang tư trang gọn nhẹ nhất,thường là chỉ thêm một bộ đồ và tăng võng,còn lại thứ khác như sổ tay,thư từ sách vở…gửi lại cho bạn bè,đồng hương hoặc trung đội trưởng.Và cứ gửi chuyền nhau nếu người sau tiếp tục đi công tác nên nhiều khi về đ/v tìm ba lô của mình mãi mới được nhưng chưa bao giờ bị mất. Trong đại đội cũng có mấy người ấp ủ ước mơ như tôi vào lính rồi mà vẫn mang theo sách để học,hòng nuôi chí vào giảng đường ĐH khi hết nghĩa vụ nên khi gửi ba lô hay hành quân bộ nặng nề thêm.
    Chúng tôi hành quân theo dọc đường 7.Đến gần cầu sắt chúng tôi thấy ở đây mật   độ bộ binh và xe pháo ta tản hai bên đường khá dày có cả xe tăng nữa, có lẽ do bị dồn toa vì phía trước địch chặn đánh mạnh liệt.Tiếng súng bộ binh nổ râm ran mọi hướng,pháo binh địch bắn dọc theo đường 7 càng gần bến phà càng dày đặc.Nhiệm vụ chúng tôi là phải có mặt sớm nhất sau khi ta làm chủ bờ đông phà congphongcham,việc máy bộ đàm 2w của toán ts sư đoàn làm việc liên tục với ban trinh sát trên đường đi chứng tỏ tính chất quan trọng của nhiệm vụ tiểu đội chúng tôi.vì vậy dù pháo binh địch bắn dọc theo trục đường nhưng chúng tôi vẫn phải hành quân tiếp cận tiểu đoàn 7 trung đoàn64 đang quần địch tại bến phà.Qua cầu khmung chiếc cầu sắt dài khoảng 50m chúng tôi ai cũng phải nhìn lại bởi chiếc cầu này là mục tiêu chiếm giữ của đại đội cảm tử nhưng vì nhiều lý do khách quan đại đội đã không có mặt theo đúng thời gian hiệp đồng.Từ đây địch bắn pháo nhiều quá nhưng chúng tôi vẫn phải đi theo trục đường bởi đây là con đường duy nhất đến bến phà mà hai bên đường thì toàn rừng tre dày đặc.
Khoảng 1-2 giờ chiều ta làm chủ bến phà.Tiếng súng bộ binh vẫn râm ran,pháo binh địch bắn liên tục vào bến phà khói lửa nghi ngút nhưng chúng tôi đã có mặt và chuyển những bức điện đầu tiên tình hình địch về sư đoàn.Chúng tôi lựa chọn nơi đặt đài là một kho thóc lớn đang cháy bên trái bến phà  bởi có các ô cửa sổ thoát gió trên cao nhìn sang bờ đối rất rõ.Đây là trọng điểm bắn phá của pháo binh địch nhưng chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác bởi quan sát bờ bên kia thì chỉ có nơi này là thuận lợi hơn cả .Chúng tôi phải báo cáo hằng giờ tình hình bố phòng các trận địa hỏa lực và di chuyển của địch cả trên bờ và dưới bến.Do sông mê công đoạn này rộng hơn 1km nên thấy đối phương đó nhưng chẳng làm gì được nhau.Ca nô đich vẫn có thể chạy đi lại bờ bên kia.Các ổ hỏa lực của địch bố phòng dày đặc trên bờ cao còn mép bờ bến phà,bộ binh địch đi lại mang vác vận chuyển ,củng cố công sự nhộn nhịp.Gần tối chúng tôi thấy chỉ huy sư đoàn và quân đoàn(thủ trưởng Nguyễn quốc Thước thì phải) xuống bến và gé vào đài chúng tôi dùng ống nhòm nhìn sang bờ tây có ai đó nói “địch nhiều quá”. 
Suốt đêm 3/1 tại bến phà trong đêm tối các binh chủng nhất là công binh chuẩn bị bến vượt, bộ đội ta làm việc cả đêm tập kết vật liệu, PTKT vượt sông nhưng chỉ sát bờ chưa được lệnh hạ thủy.Cũng trong đêm đó chúng tôi có thêm một đồng ngiệp khác binh chủng đến trọ chung trong kho thóc đó là tổ trinh sát pháo binh của sư đoàn.
(tiếp theo: nhật ký 4/1/79)



  Bài viết của Đức Cường quá hay,nó gợi nhớ bao ký ức của một thời trai trẻ,có những chuyện những địa danh chúng ta đã từng trải qua như bến phà bên này là Công bông chàm,bờ bên kia cao hơn là Công bông thom,đúng là đoạn sông này rộng ,khi chúng tôi qua phà tất cả những gì còn để lại là một thị trấn bên bờ sông tan hoang,nát vụn,không một cái nhà nào còn nguyên vẹn và cũng chẳng có bóng dáng người dân hay tồn tại của sự sống,chứng tỏ trận chiến xảy ra ở đây là khốc liệt,đến hôm nay đọc nhật ký chiến sự của bạn tôi rất háo hức....tìm lại những mảnh ghép mà mình chưa biết


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 29 Tháng Mười, 2013, 02:29:59 pm
Chào bạn.
Vậy là bạn đã hành quân được ba ngày rồi nhỉ?Mặc dù bạn ở sư bộ nhưng xem ra bạn vất vả và gian nguy hơn lính trinh sát tiểu đoàn đấy.
   Với mình ngày thứ 3 của chiến dịch vẫn tiếp tục ngồi trong xe bọc thép cùng với cán bộ chỉ huy trung đoàn, loại có hai cánh cửa to ở phía sau(hình như k 63, hay m113 gì đó). Ngày thứ 3 ngồi xe bọc thép "sướng nghê" "ấm gáo". Có điều  là chẳng thấy bắn nhau. Thi thoảng có một người nào đó ngồi trong xe chĩa nòng ak ra ngoài bắn mấy viên.Hình như d4, e 52 đi sau khóa đuôi.
Nói là đi tham gia chiến dịch nhưng chẳng biết thấy cảnh vật bên ngoài ra sao.Đến tối, bọn minh hành quân đến một cái bản nhỏ, lính tráng gọi là bản gà vì nhiều gà lắm. A trinh sát tiểu đoàn cũng túm được một con.Nhưng không ăn được vì tiểu đoàn đi kiểm tra liên tục. Hễ thấy bộ phận nào đỏ lửa là y như cán bộ đến.Cuối cùng đành thả nó ra.Thế là bọn mình không đụng đến cái kim sợi chỉ của nhân dân phải không bạn?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Mười, 2013, 04:19:55 pm
   Cảm ơn bạn tuanb,bạn vapho nhiều.Ta thảo luận tý cho vui nhé.Bên kia bờ không phải là cong phông thơm đâu mà là TP Cong phông chàm.Còn bờ bên kia nát nhừ là đúng rồi bởi pháo binh ta "cả dàn"bắn nát bờ bên kia đó bạn à.Bắn đúng 1h liên tục vào mờ sáng ngày 06/1 để quân ta vượt sông bằng sức mạnh.Củ thể nhật ký ngày 6/1 mình sẽ nói rõ thêm.Cảm ơn bạn.
   Còn vaphototu nói Lính sư bộ sướng hơn là đúng nhưng là lính ts thì trận mạc chẳng kém gì bộ binh song độ tinh quái hơn nhiều, "bệnh" ngề nghiệp mà.Lính bộ binh lại khen linh trinh sát gan bởi đi qua chốt bb vào vùng địch mà chỉ có mấy người không có hỏa lực không ai chi viện đi vào vùng địch "như đi chợ" vậy.
   Chuyện bắt được gà không dám thịt ăn những ngày đầu chiến dịch là đúng rồi bởi 9 điều qui định còn nóng hổi và thực phẩm đầu chiến dịch còn nhiều.Nhưng sau này đánh về đường 3 và vùng núi tượng lăng thì rau cũng không có mà ăn.Nên may mắn bắt được gà là bồi dưỡng cho bộ đội để lấy sức chiến đấu ngay.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 29 Tháng Mười, 2013, 05:27:15 pm
  Hề ...hề...ngày ấy tôi chỉ biết 320, f10 đi trước mở đường. Mọi khó khăn nguy hiểm gánh cả, bọn tôi cứ tèn tén ten rầm rập bước theo sau. Chỉ thấy khổ lúc phải cuốc bộ trời nắng chang chang, dưới chân dường nhựa hầm hập nóng. Khi được leo lên oto thì cứ vui như đi chảy hội ;D ;D. Giờ mới biết bác Van@ cũng vậy, lại còn cưỡi xe phi suốt không phải cuốc như tôi. Hình như bọn tôi vượt Mê công lúc trời gần sáng thì phải. Khi qua thành phố tới cái ngã ba nhìn thấy có con đại bàng đậu trên cái cột ở ngã 3 trời vẫn chưa sáng hẳn, thấy lờ mờ không biết đúng không ??? ???;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Mười, 2013, 10:53:32 pm
Chào bạn hongc9d3e886 -Mình cũng đi qua TP congphongcham vào mờ sáng nên không thấy gì cả.Sau này mới biết đó là TP lớn thứ 2 sau nongphenh.Theo sử quân đoàn thì sau khi giải phóng TP congphongcham F320 tạm dừng để củng cố bổ sung đạn dược VKTB và lực lượng do thương vong.Quả đấm thép thê đội 2 là F10 ra tay đánh về sêcun,bến phàphreechsđam rồi theo đường 5 lên tận tà xanh.Còn 320 đi qua Nongphenh về giải tỏa đường 3.Ở đây ác liệt còn hơn hồi ở Mimut bởi đánh nhau với địch có cả xe tăng như(trong bài hồi âm bám trụ kiên cường"ở trang 2 "đời quân ngũ"mình đã kể cho các bạn.
   Cũng may cho F31 nói chung và hongc9 nói riêng nếu đi cùng với 320 thì chẳng biết thế nào.Đến sư đoàn phó(lúc đó gọi là phó tư lệnh sư đoàn) cũng hy sinh tại mặt trận đường 3!Gần 100 xe otô vận chuyển quân của qk9 trở về VN bị bắn cháy hết.Bởi vậy quân chủ lực lại phải ra tay.
     thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 09:10:43 pm
                     Nhật ký chiến dịch giải phóng k(từ1-7/1/1979)
   Ngày 4/1:
  Toàn bộ bờ đông sông mê công ta đã làm chủ hoàn toàn.Địch với ba sư đoàn trên phòng tuyến đường 7 đã rút hết toàn bộ sang bên kia bờ và tổ chức phòng thủ hỏa lực,binh lực địch dày đặc.Đoạn sông này rộng hơn 1km hai bên bờ dốc cao nên rất khó khăn cho việc đổ bộ tấn công.Cả quân đoàn và cả F302 Qk7 tăng cường đang dồn lại bên này sông đội hình chờ tiến công chạy dài theo đường 7 mà E64 là đội quân tiên phong.
   Cả ngày thay phiên cầm ống nhòm nhìn sang bên kia sông để vẽ lên bức tranh bố trí lực lượng của địch theo dọc bờ tây để cung cấp cho cơ quan TM .Vì vậy chúng tôi cũng phải đi dọc bờ bên này dưới làn pháo địch để quan sát mới thấy rõ bố phòng của địch.Chúng hiểu rằng nếu Qđ3 vượt qua được thì TP nong phenh sẽ bị trực tiếp uy hiếp. Bởi vậy dọc bờ bên kia khoảng 2km chỗ nào cũng có địch bố trí sẵn sàng đánh quân ta vượt sông bằng thuyền.Ngày hôm nay pháo  địch bắn cầm canh không ngớt theo trục đường hòng làm giảm sự chuẩn bị của ta bởi chúng thừa hiểu sớm hay muộn sẽ bị tấn công.Cánh lính bộ binh theo hướng tấn công đường 7 gần như được nghỉ ngơi để sẵn sàng vượt sông khi có lệnh,còn mũi tiến công của d2,d3 E48 theo đường 15 thì bị thiệt hại nặng tại của ngõ đầu cầu thị xã plâyveng.[ngày 4/1đại đội 9 d3 hy sinh 30 đ/c.Cả đại đội còn 3 tay súng. ( theo tư liệu sử F320)].
   Địa hình phía bên bờ đông(bên ta) chỉ có một xóm ngay bến phà còn bờ sông là rừng tre cho đến tận cầu khmung.Đường 7 là đường duy nhất dẫn tới bến phà bởi vậy sự cơ động vận chuyển VK-TBKT bảo đảm vượt sông cực kỳ khó khăn cho các bến vượt sông bí mật(bến vượt của d9).Còn bờ bên kia là TP congphongcham cổ kính ngiêng mình soi bóng dưới dòng mê công tráng lệ.
   Khoảng 7-8 giờ tối chúng tôi được đ/c thông tin 2w thông báo kế hoạch vượt sông thay đổi thời gian được kéo dài thêm một ngày chuẩn bị.
   Với một lực lượng quân binh chủng hùng hậu của ta và sự khẩn trương đối phó phòng thủ của địch bên bờ tây hứa hẹn một trận quyết chiến thay đổi cục diện trên chiến trường vào ngày mai…(tiếp theo nhật ký ngày 5/1. Cảm ơn câc đồng đội đã theo dõi).
  



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 10:33:36 pm
  Tôi còn nhớ bờ bên kia cao hơn bờ bên này,nước mùa này chảy cũng tương đối......không biết trận đánh ở đây có được tăng cường máy bay,vì trong lúc tụi tôi hành quân từ Sa mát sang dưới đường quân ta đi như dòng thác,cánh đồng bên CPC rộng bát ngát có những lúc ngoảnh lại chẳng thể biết cuối đội hình ở đâu,trên trời máy bay ta từng tốp lao đi lao về..


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 09:01:10 am
Cảm ơn tuanb -đúng vậy bờ bên kia cao hơn.Trên trục đường 7 quân ta bị dồn toa do không vượt sông được "rồng rắn"xếp theo thứ tự F320,F10,F31,F302(qk7).Lúc này sư bộ F320 đã dâng lên cách cầu sắt khoảng gần 1km.(tức là cách bến phà khoảng độ 4km).đ/v bạn từ mi mut sang gặp đường 7 tại ngã 3 krếch.Bạn thấy những"cánh đồng rộng mênh mông " là phải vì từ krếch đi suông,chúp...theo đường 7 là đồng bằng,mà dân cư họ ở thưa thớt.Ở trên đoạn đường này ta thấy những cánh đồng tít tận chân trời.Trên đồng có nhiều cây thốt nốt phải không bạn?
  trận đánh này tôi không thấy máy bay ta thả bom.Nhưng trong chiến dịch thì không quân có tham chiến.Máy bay bạn thấy có thể là vào hôm không quân ta ném bom vào sân bay qs của địch(trong nhiều tài liệu có nói sự kiện này).


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 04:15:55 pm
                         Nhật ký chiến dịch giải phóng k(Từ 1-7/1979)  
 Ngày 5/1:
Suốt đêm công binh ta vận chuyển trang bị xuống bến để sẵn sàng cho trận vượt sông được dự báo sẽ tổn thất nhiều.Ở bờ bên kia chúng tôi cũng thấy có nhiều ánh đèn pin  chứng tỏ địch đôn đốc bố phòng canh gác rất chặt chẽ.Xung quang đài quan sát, bộ binh ta rất nhiều nên chúng tôi không lo bị tập kích mà tìm nơi mắc võng, xả hơi sau một ngày căng thẳng.
   Đài quan sát là một ô cửa sổ nhỏ thoát khí của kho thóc.Lúc nào khói cũng mù mịt do đã bị cháy mấy ngày nay.Có lẽ vì trọng điểm đang bị cháy nên địch không ngờ có gần chục người trinh sát BB,PB trong đó nên không thấy pháo binh địch bắn vào bến phà.
    Sáng dậy bến lại yên tĩnh chứ không sôi động như buổi tối ,có lẽ ta tránh địch phát hiện sự chuẩn bị của ta nên phải làm đêm.Tôi rủ Hường cùng quê đi “dạo chơi” một vòng về phía sau xem thế nào thì thấy toàn lính E64 và tôi gặp mấy người đồng hương cùng nhập ngũ.Tàu thủy(ca nô) đến 7-8 cái có móc để dọc hai bên đường có lẽ chờ đêm xuông mới hạ thủy.
   Thỉnh thoảng chúng tôi thấy các thủ trưởng sư đoàn,quân đoàn xuống tận bến thị sát.Linh tính báo rằng giờ G đã gần lắm rồi bởi đã hơn 2 ngày đội hình của ta chưa phát triển được.
    Khoảng 8 giờ tối tiếng súng ở hướng d9 rộ lên đạn hỏa lực cháy chưa hết thuốc sáng rực trên mặt sông.Khi tiếng súng vừa dứt đ/c Liên thông tin 2w hỏi sang toán trinh sát sư đoàn đi cùng d9 thì biết rằng ta bí mật vượt nhưng bị địch phát hiện bắn thủng thuyền và hy sinh một số đ/c phải quay lại.
   Màn đêm buông cũng là lúc công binh được lệnh hạ thủy.Mọi hành động đều trong bóng tối nhưng tất cả đều diễn ra mau lẹ.Do địa hình bến hẹp và trách bị địch phát hiện nên chỉ đưa xuống từng chiếc một sau khi tìm được bến đậu ngụy trang thì mới đưa chiếc khác.Cả một đêm người lên xuống bến rất nhiều và chúng tôi được biết sáng sớm mai ta sẽ tiến công bằng sức mạnh ngay tại bến phà này.
   Một đêm không ngủ.Có lẽ cả sư đoàn như chúng tôi.
                               (tiếp theo : nhật ký ngày 6/1.Cảm ơn các đ/c đã chiếu cố theo dõi)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: y lố 302 trong 03 Tháng Mười Một, 2013, 06:17:28 am
Cảm ơn tuanb -đúng vậy bờ bên kia cao hơn.Trên trục đường 7 quân ta bị dồn toa do không vượt sông được "rồng rắn"xếp theo thứ tự F320,F10,F31,F302(qk7).Lúc này sư bộ F320 đã dâng lên cách cầu sắt khoảng gần 1km.(tức là cách bến phà khoảng độ 4km).đ/v bạn từ mi mut sang gặp đường 7 tại ngã 3 krếch.Bạn thấy những"cánh đồng rộng mênh mông " là phải vì từ krếch đi suông,chúp...theo đường 7 là đồng bằng,mà dân cư họ ở thưa thớt.Ở trên đoạn đường này ta thấy những cánh đồng tít tận chân trời.Trên đồng có nhiều cây thốt nốt phải không bạn?
  trận đánh này tôi không thấy máy bay ta thả bom.Nhưng trong chiến dịch thì không quân có tham chiến.Máy bay bạn thấy có thể là vào hôm không quân ta ném bom vào sân bay qs của địch(trong nhiều tài liệu có nói sự kiện này).
Cảm ơn bác Đức Cường và các bác ... Lúc này sư bộ của F 302 cũng đã vượt qua Sa mát , trên trục lộ 7 về Kông Pông Chàm . những ngôi làng nhỏ với hàng cây thốt nốt ,Năm 1978 lúc ở Mi mốt tôi cũng dạo xem những phum,làng .Nhà thì còn đó nhưng bỏ hoang ...còn dân chúng thì bị Pốt tập trung ở tập thể và ăn uống cũng vậy .
Cánh đồng rộng ngút ngàn như các bác đã nêu ,nhưng còn  trơ gốc rạ sau mùa gặt chứng tỏ lúa vừa thu hoạch  . Pốt đã sử dụng sức lao động của dân K để canh tác ,mới thấy sự bóc lột tàn bạo của chế độ ( với sức người không có sự hổ trợ của máy móc ,cơ khí ...! ). Sư bộ cũng dừng chân tá túc tại các ngôi nhà dọc lộ 7 .Các bác rất hay là biết được những địa danh còn lúc đó tôi mù tịt ! Chỉ nhớ buổi tối nghe đài tin giải phóng Nông pênh thì mình đang ở trong cánh rừng giá tỵ ( chưa qua sông Mê Kông phía bên kia là thành phố Kông Pông Chàm ! ) Một lần nữa cảm ơn Bác Cường và các bác .Mong các bác tiếp tục hành quân !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 03 Tháng Mười Một, 2013, 08:05:49 am
   Chào y lố302-bạn đặt tên rất đặc biệt nên dễ nhớ.Nhận xét của bạn thật tinh tường.Đúng mùa gặt bên k vừa xong.là đất nước nông ngiệp nhưng công cụ lao động của họ còn lạc hậu tôi không thấy máy cày.bừa,gặt...Từ ngã 3 k rếch rẽ phải khoảng 10km là bản phuôn sâm nơi giao tranh quyết liệt nhất trên đường 7.Chúng ta rẽ trái về TP cong phongcham ở vùng này không có rừng(đồng bằng mà)chắc bạn sẽ ở trong rừng cao su vì  bên trái đường đoạn Suông,Chúp cao su rất nhiều.
   Bọn mình nhớ địa hình hơn bởi lính ts sư đoàn sử dụng bản đồ thường xuyên.Đ/v ở đâu,đi đâu là đánh dấu khoanh đỏ trên bản đồ ngay.
   Cảm ơn bạn quan tâm đến bài viết của duccuong.
   


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: y lố 302 trong 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:36:10 am
   Chào y lố302-bạn đặt tên rất đặc biệt nên dễ nhớ.Nhận xét của bạn thật tinh tường.Đúng mùa gặt bên k vừa xong.là đất nước nông ngiệp nhưng công cụ lao động của họ còn lạc hậu tôi không thấy máy cày.bừa,gặt...Từ ngã 3 k rếch rẽ phải khoảng 10km là bản phuôn sâm nơi giao tranh quyết liệt nhất trên đường 7.Chúng ta rẽ trái về TP cong phongcham ở vùng này không có rừng(đồng bằng mà)chắc bạn sẽ ở trong rừng cao su vì  bên trái đường đoạn Suông,Chúp cao su rất nhiều.
   Bọn mình nhớ địa hình hơn bởi lính ts sư đoàn sử dụng bản đồ thường xuyên.Đ/v ở đâu,đi đâu là đánh dấu khoanh đỏ trên bản đồ ngay.
   Cảm ơn bạn quan tâm đến bài viết của duccuong.
   

Bác Cường ơi lúc đó Sư bộ F 302 đi đến đâu trú quân tới đó ,chiến sự căng thẳng nên tá túc tại khu trồng cây giá tỵ này ,chỉ đến buổi chiều và tối hôm đó ( Lúc ở Lộc ninh đã từng ở rừng cao su gần Hoa lư ,hoặc sống bờ rừng cao su lúc ở Lăng Cà Bơ _ Mi mốt ) Có lẽ trên bản đồ không ghi với lý do vùng này rất nhỏ ( ngay cả tôi cũng chẳng biết nó rộng là hao ) Khu này nằm phía trái đường 7 ( theo lối về Kông Pông Chàm )
Cánh quân phía chúng ta ,tôi tin là không có chiến đấu cơ yểm trợ .Chỉ có trực thăng hổ trợ hoặc trinh sát thôi . Lúc ở Mi mốt năm 1978 tôi theo đội phẩu tiền phương ,lúc này QK 7 ưu ái ,ngày nào cũng có trực thăng chuyển thương ...Tôi rất phục các bác phi công nhà mình rất giỏi ...loại của Mỹ : ÚH 1 ,Chicnook ,hoặc của Nga ( LX ) đều lái được tuốt ! Họ cũng rất bình dị tướng phốp pháp hơi lính trận gầy nhom của tụi mình . Mỗi ngày nhờ vả để chuyển những bức thư gửi người thân ,nhưng không được thư hồi đáp . ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 04 Tháng Mười Một, 2013, 08:36:43 pm
Cảm ơn tuanb -đúng vậy bờ bên kia cao hơn.Trên trục đường 7 quân ta bị dồn toa do không vượt sông được "rồng rắn"xếp theo thứ tự F320,F10,F31,F302(qk7).Lúc này sư bộ F320 đã dâng lên cách cầu sắt khoảng gần 1km.(tức là cách bến phà khoảng độ 4km).đ/v bạn từ mi mut sang gặp đường 7 tại ngã 3 krếch.Bạn thấy những"cánh đồng rộng mênh mông " là phải vì từ krếch đi suông,chúp...theo đường 7 là đồng bằng,mà dân cư họ ở thưa thớt.Ở trên đoạn đường này ta thấy những cánh đồng tít tận chân trời.Trên đồng có nhiều cây thốt nốt phải không bạn?
  trận đánh này tôi không thấy máy bay ta thả bom.Nhưng trong chiến dịch thì không quân có tham chiến.Máy bay bạn thấy có thể là vào hôm không quân ta ném bom vào sân bay qs của địch(trong nhiều tài liệu có nói sự kiện này).
  Thời gian này bọn tôi ở trong rừng tre, thấp hơn mặt đường, có nhiều vũng nước, tre ở đây nhỏ, lắm gai, muỗi như châu chấu...Khi ấy đơn vị được phát thịt muối ăn mặn chát, nặng mùi không lão nào dám ăn vã cả :D ;D Tối thỉnh thoảng nghe tiếng pháo 105 bắn đì đùng, thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng súng to nhỏ từ bờ sông vọng lại. Chỉ huy phổ biến sẵn sàng vượt sông khi có lệnh......


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 12:01:07 pm
                           Nhật ký chiến dịch giải phóng (từ 1-7/1/1979)
   NGày 6/1:

   Tờ mờ sáng chúng tôi thấy mọi người đều khẩn trương với công việc của mình, vất vả nhất là lính công binh.Hình như địch đã phát hiện được sự chuẩn bị của ta nên địch dùng 12,8 bắn vào khu vực bến phà,đạn nổ toang toác trên đầu nhưng công tác chuẩn bị chiến đấu vẫn được tiến hành.
   Mờ sáng tiếng súng rộ lên đạn hỏa lực bay đỏ lừ trên mặt sông khoảng 30 phút thì kết thúc.Thông tin 2w điện hỏi tổ ts đi cùng E64 do đ/c quý trung đội trưởng phụ trách thì được biết d9 vượt sông bí mật nhưng bị địch phát hiện nổ súng buộc phải quay lại hy sinh một số đ/c.
  Khoảng 6 giờ sáng pháo binh ta bắt đầu trút cơn tức giận vào trận địa phòng ngự của địch bên kia sông.Tiếng đạn pháo ta rít trên đầu trùm xuống bờ bên kia tạo nên những cột khói bốc cao.Lúc này mới thấy mấy vị ts pháo binh làm việc hết công suất.Nghe các đ/c nói rằng pháo ta bắn đồng thời 2 mục tiêu đó là trận địa phòng ngự của bộ binh và trận địa pháo địch hòng làm câm họng chúng. Không biết ta dùng bao nhiêu khẩu pháo mà mật độ bắn dày đặc, đạn rít trên đầu rền vang như tiếng sấm.Ngay những loạt đầu tiên 2 ca nô địch đã bị bốc cháy khói lửa mù mịt mặt sông.Bầu trời xám xịt như muốn vỡ tung những viên đạn pháo xé không khí lao vào trận địa địch,hàng trăm cột khói bốc lên cao.Lúc này chúng tôi thấy có nhiều xe tăng của ta từ phía sau cơ động lộ diện ra tận bờ sông bắn thẳng sang bờ bên kia yểm trợ cho bộ binh chuẩn bị vượt sông.Chúng tôi có cảm giác bờ sông bên kia bị nát nhừ, khói bao trừm bờ tây và mặt sông làm chúng tôi chẳng nhìn thấy gì nữa.Sau này chúng tôi mới được anh Quý trung đội trưởng nói cho biết, ta sử dụng đạn khói hóa học để ngụy trang che khuất mục tiêu quan sát của địch, bảo đảm tối đa cho vượt sông.Pháo binh vừa chuyển làn cũng đồng thời bộ binh ta lên tàu lao ngay về hướng địch.Chỉ có 4 thuyền chở C3 đi giữa hai làn đạn.Ở bờ bên này ai cũng hiểu rằng vượt sông lần này chỉ tiến chứ không có quay lại cho dù hy sinh thiệt hại nhiều cũng phải vượt sông mê công trong hôm nay.Thầm hiểu rằng trong số họ sẽ có nhiều đ/c ngã xuống dòng Mê công trước khi chế độ diệt chủng sụp đổ.
   Nếu ai chứng kiến cảnh vượt sông Mê công bằng thuyền dưới làn đạn hỏa lực của địch thì mới thấy tính mạng con người hết sức nhỏ bé mong manh.Tất cả đều hồi hộp lo âu dõi theo họ.Ngay trên thuyền nhiều ánh lửa của B40 chớp lên kéo theo luồng lửa chụp vào những ổ hỏa lực địch cũng là lúc bộ binh ta tiếp đất.Khi C4 đã làm chủ đầu cầu (Phạm vi hẹp) thì d9 tiếp tục được lệnh vượt sông. Thuyền ta đi giữ hai làn đạn,pháo địch bắn trên sông dựng lên những cột nước trắng xóa.Lần lượt các đ/v của F320 sang tăng cường tham chiến.Khoảng 10 giờ ta đã giải phóng TP congphongcham.Lúc này khói lửa hai bên bờ chưa tan thì công binh của bộ ( E 269 ) đã tiến hành gép phà. Chúng tôi hiểu quả đấm thép thứ hai đã bắt đầu đó là sư đoàn 10 sư đoàn 31 chuẩn bị vượt sông Mê công…
   Buổi chiều qua máy 2w chúng tôi được lệnh quay về sư đoàn bộ để hành quân cơ giới.Quân ta tiến xuống bến phà như dòng thác đổ, xe,pháo,phà tự hành GPS bộ binhvv… chật đường.Rời bến phà congphongcham chúng tôi không khỏi nhìn lại dòng Mê công xanh trong dịu dàng thơ mộng đẹp đến vậy mà chỉ mới sáng nay thôi đã nhuộm màu máu của bao chiến sỹ quân tình nguyện Việt nam.

     (Để đồng đội rõ hơn về trận đánh vượt sông congphongcham duccuong xin trích dẫn trang sử của sư đoàn 320A viết về trận đánh lịch sử này.)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: y lố 302 trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 01:19:46 pm
Tôi qua phà sau trận chiến ,phía bên kia là thành phố Công Pông Chàm nên cũng chẳng chứng kiến được cái khốc liệt như Đức Cường đã kể  .Nước sông Mê kông mùa này trong xanh đến nỗi nhiều người trên phà vốc nước để rửa mặt và uống ! Những thiết bị phà hình như đã được Quân đoàn 3 ém bên cạnh Quốc lộ 22 qua đoạn Gò dầu ...gần năm nay mới có dịp dùng đến .Bờ phía Tp KPC là dải cát rất rộng .Khi qua bờ lính tụi tôi tập hợp lên xe ,những dãy phố ,cữa hàng ...đều đóng im ỉm ,ruồi nhiều vô số kể ... Từ đoạn này về Kông Pong Thom anh bạn tôi đi trước trong nhóm Quân y tiền phương (F302 ) đi trên 1 chiếc xe hồng ( cứu thương ) đến đoạn đường vắng ,dừng lại ...giải lao .Bạn tôi ghiền thuốc ,nên tiếc nuối hút xong mới chịu lên xe .Bí thủ trưởng cằn nhằn ... thế nhưng khi 1 xe chiếc khác chạy vượt qua ( chừng vài cây số ) thì bị trúng mìn ...Anh lại có dịp kể công...thoát chết nhờ thuốc lá . ;D ;D ;D 
Các bác còn nhớ không trên tuyến này tôi còn bắt gặp nhiều chiếc xe tải bị hư nằm dọc đường .Xác xe còn nguyên vẹn ,nhưng nhìn dưới bánh thì hầu như lốp xe bị lẻo đến tận niềng . Hình như dân K trong thời gian đó cũng chuộng mô đen " dép lốp " giống xứ mình ?  ??? ???


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 01:29:34 pm
                   
  Khoảng 6 giờ sáng pháo binh ta bắt đầu trút cơn tức giận vào trận địa phòng ngự của địch bên kia sông.Tiếng đạn pháo ta rít trên đầu trùm xuống bờ bên kia tạo nên những cột khói bốc cao.Lúc này mới thấy mấy vị ts pháo binh làm việc hết công suất.Nghe các đ/c nói rằng pháo ta bắn đồng thời 2 mục tiêu đó là trận địa phòng ngự của bộ binh và trận địa pháo địch hòng làm câm họng chúng. Không biết ta dùng bao nhiêu khẩu pháo mà mật độ bắn dày đặc, đạn rít trên đầu rền vang như tiếng sấm.Ngay những loạt đầu tiên 2 ca nô địch đã bị bốc cháy khói lửa mù mịt mặt sông.Bầu trời xám xịt như muốn vỡ tung những viên đạn pháo xé không khí lao vào trận địa địch,hàng trăm cột khói bốc lên cao.Lúc này chúng tôi thấy có nhiều xe tăng của ta từ phía sau cơ động lộ diện ra tận bờ sông bắn thẳng sang bờ bên kia yểm trợ cho bộ binh chuẩn bị vượt sông.Chúng tôi có cảm giác bờ sông bên kia bị nát nhừ, khói bao trừm bờ tây và mặt sông làm chúng tôi chẳng nhìn thấy gì nữa.....

- bôi đậm: Pháo Quân đoàn, pháo sư đoàn, tăng cường thêm pháo lữ đoàn 40 + lữ đoàn xe tăng 273 bắn hỗ trợ. Úi chà, nát như cám. Theo đánh giá tổng hợp lại thì có đến 70% công sự, hầm ngầm, khí tài quân sự của địch bị phá hủy sau đợt phủ đầu hoành tráng này (nguồn: báo giấy.)  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:25:46 pm
Trận đánh lịch sử vượt sông Công pông chàm
(phần 1)
Theo yêu cầu của bộ chỉ huy chiến dịch, tôi cóp ra đây trận đánh lịch sử mà các đồng chí đang theo dõi.Trích: Sử Sư đoàn 320A - Quân đoàn 3 về trận vuợt sông Mekong giải phóng Kom pong Cham tháng 1/1979

Để giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược tiến công giải phóng Phnôm Pênh, Bộ chỉ huy liên quân Việt Nam - Cam-pu-chia chủ trương như sau:
- Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, dùng sức mạnh tổng hợp nhanh chóng đập vỡ các tuyến phòng thủ của quân địch Ở vành ngoài mở cửa cho các binh đoàn chủ lực tiến công vào các mục tiêu chính trong thành phố. Táo bạo chọc thẳng vào Phnôm Pênh, tiêu diệt các cơ quan đầu não quét sạch quân địch ra khỏi thành phố, làm chủ thủ đô, kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến và binh vận nhanh chóng xóa bỏ chính quyền Pôn Pốt - Yêng Xa Ri, thành lập chính quyền cách mạng.
Các hướng tiến công như sau:
- Hướng chủ yếu: Từ vùng giải phóng phía đông, tiến theo đường số 1 vượt sông Mê Công (đoạn phà Niec Lương) đánh vào trung tâm Phnôm Pênh.
- Hướng thứ 2: Đánh chiếm khu nam và tây nam thành phố.
- Hướng thứ 3: Do Quân đoàn 3 đảm nhiệm tiến công, từ phía tây đánh vào sau lưng địch, chiếm khu bắc và tây bắc thành phố.
Các hướng tiến công đều nhằm vào hợp điểm cuối cùng là đài Độc lập và BỘ Tổng Tham mưu của Pôn Pốt - Yêng Xa Ri.
Trên hướng tiến công thứ ba, để hoàn thành nhiệm vụ quân cách mạng phải vượt sông Mê Công giải phóng thị xã Công Pông Chàm, mở cánh cửa phía bắc của chiến dịch.
Mặc dù lúng túng và bị động, Pôn Pốt - Yêng Xa Ri cũng nhận thấy hiểm họa từ hướng tiến công này:
Sau khi chiếm được Công Pông Chàm, quân cách mạng sẽ phát triển dọc đường số 6 chặn mất lối rút chạy về phía biên giới Thái Lan của chúng. Vì vậy Xon Xen, Bộ trưởng Quốc phòng vội vả điều thêm 1.000 quân tới Công Pông Chàm, dựa vào sông Mê Công thiết lập tuyến phòng ngự. CƠ quan tiền phương của BỘ Tổng Tham mưu địch cũng theo hẳn ra trực tiếp chỉ huy tác chiến trên toàn bộ hướng bắc Phnôm Pênh.
Công Pông Chàm, một thị xã lớn của vùng Đông Cam-pu-chia. Nằm trên bờ tây sông Mê Công, từ lâu đã là nơi trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa và đầu mối giao thông của vùng này. Từ đây theo quốc lộ số 6 đi về phía bắc đến Poi Pét giáp biên giới Thái Lan, theo đường số 7 về phía đông đi tới huyện ly Mi Mút giáp Việt Nam; ngược dòng Mê Công lên phía bắc qua Kra Chê tơi đất nước Lào, xuôi về phương nam gặp dòng Tôn Lê Sáp vào Phnôm Pênh.
Mặt trước Mê Công đoạn bến phà Công Pông Chàm rộng hơn một ki-lô-mét nước chảy xiết hai bờ dốc đứng, đã trở thành chướng ngại tự nhiên lợi hại của địch. Đến đây Xon Xen đích thân gom nhặt tàn quân từ miền Đông chạy về cùng với Sư đoàn 520, một trung đoàn của sư đoàn 116 tổ chức thành những đơn vị chiến đấu mới. Hàng ngàn dân cũng bị chúng bắt bổ sung vào đội quân vốn đã ô hợp này. Tuyến phòng thủ được dựng lên cấp tốc. Chúng dựa vào bờ sông vách đứng vừa kè đá cao kết hợp cải tạo địa hình, đào hố chiến đấu, hào giao thông, đắp thêm ụ súng cùng với xe tăng, thiết giáp được huy động ra bờ sông tạo thành những công sự di động và trấn giữ các ngã ba, ngã tư đường phố, các trận địa pháo đã chuẩn bị kỹ phần tử, sẵn sàng biến Mê Công thành dòng sông lửa. Sau năm 1975, Công Pông Chàm hoang tàn vắng lặng, bây giờ nó biến thành một căn cứ quân sự lớn. Nhưng cả miền Đông đã sục sôi không khí chiến thắng. Đất nước Cam-pu-chia đau thương và anh dũng đang hừng hực khí thế tiến công. SỐ phận của quân địch phòng ngự Ở thị xã Công Pông Chàm, số phận chính quyển "Cam-pu-chia dân chủ”, của những tên đao phủ thời đại chỉ còn được tính từng ngày.
Sau chiến thắng Suông - Chụp, mặc dầu nhiều việc phải làm cùng một lúc như bám sát bờ sông Mê Công truy quét tàn quân địch, khẩn trương điều chỉnh đội hình chiến đấu, giải quyết chính sách thương binh tử sĩ giúp bạn ổn định đời sống nhân dân, đồng thời nghiên cứu dòng Mê Công và địa hình bờ phía tây, dự kiến những phương án tác chiến, những tình huống có thể xảy ra, song song với những việc làm trên, Bộ tư lệnh Sư đoàn đã chỉ thị cho các đơn vị mở đợt sinh hoạt chính trị, sơ kết rút kinh nghiệm. Những trận đánh hay, những người đánh giỏi được tuyên truyền ngay trên tờ tin "Quyết thắng" của Sư đoàn. Dấu hiệu tư tưởng "dừng lại bên này sông Mê Công" vừa len lỏi vào đội hình lập tức bị đấu tranh gạt bỏ. Vấn đề chấp hành kỷ luật dân vận quốc tế, công tác địch vận... cũng được quan tâm. Phó chính ủy Sư đoàn Nguyễn Văn Chứ, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn Lê Nông thường xuyên bám sát các đơn vị chỉ đạo nội dung sinh hoạt, công tác và kiểm tra chặt chẽ. Một vài hiện tượng sai trái được kịp thời phê phán uốn nắn. Thường xuyên rút kinh nghiệm đã thành nếp, đã thành truyền thống nó góp phần tạo nên sức mạnh của quân đội ta, nó làm cho chúng ta "thắng không kiêu, bại không nản". Chúng ta thường xuyên nghiêm khắc nhìn lại mình, để luôn tự vượt lên mình để chiến thắng. Sư đoàn 320 luôn luôn sẵn sàng !
Ngay từ ngày 1 tháng 1 năm 1979 tiểu đoàn 1 đã được lệnh phát triển tiến công đánh chiếm bến phà phía đông sông Công Pông Chàm để tạo thế. Bộ tư lệnh sư đoàn đã dự đoán được những gì sẽ xảy ra ở đây, nên tăng cường đáng kế lực lượng xe tăng pháo binh cho tiểu đoàn 1 và yêu cầu phải giữ chắc khu bàn đạp này. Phía địch, đã phán đoán được điều gì xảy ra nên trong suốt bốn ngày tử ngày 1 đến ngày 4 tháng 1 chúng liên tiếp mở hàng chục đợt phản kích quy mô cỡ tiểu đoàn, trung đoàn vào trận địa tiểu đoàn 1. BỘ binh của chúng bám dọc bờ sông cả hai phía đông và tây lúc pháo kích dữ dội, lúc quần lộn xen kẽ vào đội hình của ta. Pháo binh từ bờ tây sông chi viện tối đa, chiến hào công sự quân ta sạt lở, mặt đất biến dạng. Nhng các mũi tiến công của địch đều bị đảnh bật trở lại. Tiểu đoàn Đống Đa vẫn đứng vững. Trưa ngày 4 tháng 1 năm 1979. BỘ Tư lệnh Quân đoàn giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 320:
Vượt sông Mê Công, giải phóng thị xã Công Pong Chàm, đập nát mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng ngự phía bắc Phnôm Pênh, mở cửa cho lực  lượng chủ lực tiến vế giải phóng thủ đô ngay trong đêm ngày 4 rạng ngày 5 tháng 1 năm 1979. Lúc này trung đoàn 48 thiếu tiểu đoàn 1 đang tiến theo dọc đường 15 về hướng nam công kích thị xã Prey Veng , đội hình Sư đoàn chỉ có 2 trung đoàn bộ binh là 64 và 52. Vì nhiệm vụ giải phóng Công Pông Chàm là rất khó khăn và cấp bách nên BỘ tư lệnh Quân đoàn quan tâm đặc biệt đến công tác chuẩn bị và bảo đảm cho Sư đoàn 320. Ngay trong những ngày tiểu đoàn 1 chiến đấu quyết liệt với quân địch thì Tham mưu trưởng quân đoản Lê Minh cùng với Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến, các đồng chí chỉ huy trung đoàn và cơ quan đã ra bờ sông trực tiếp quan sát sự bố phòng cửa địch và lập phương án tác chiến vượt sông.
Cơ quan tham mưu chuẩn bị kế hoạch bằng hai phương án:
Phương án một: Bí mật vượt sông bất ngờ đánh chiếm bờ tây sông và thị xã Công Pông Chàm, do trung đoàn 52 đảm nhiệm.
Phương án hai: Vượt sông bằng sức mạnh do trung đoàn 64 đảm nhiệm. Cụ thể: dùng tiểu đoàn 9 bí mật vượt sông đánh chiếm bờ táy mở rộng đoạn đổ bộ, tạo điều kiện cho lực lượng chủ lực của trung đoàn tiến công thị xã. Nếu không thành công sẽ dùng tiểu đoàn 7 vượt sông bằng sức mạnh.
tuy nhiên, phương án vượt sông với lực lượng bí mật có những điều không ổn. Bởi vì địch cũng đánh giá được vị trí quan trọng của thị xã đầu cầu này và trên thực tế chúng đã triển khai hệ thống hỏa lực và binh lực đông đặc, kiểm soát chặt chẽ mặt sông và phân đội cảnh giới từ xa cả hai bờ sông, nhằm phát triển đánh phá ngăn chặn lực lượng và phương tiện vượt sông của ta; mặt khác, vượt sông bằng phương tiện nào? Chắc chắn không thể dùng phao bơi, bè mảng nhỏ để đưa một lực lượng lớn quà sông rộng hàng ki-lô-mét. Cách đó chỉ có thể đáp ứng cho các lực lượng trinh sát, đặc công... Chính từ sự phân tích trên Bộ tư lệnh Sư đoàn giao cho trung đoàn 52 chuẩn bị phương án vượt sông bí mật và đặt phương án khó nhất là phương án vượt sông bằng sức mạnh cho trung đoàn 64 đảm nhiệm. SỞ chỉ huy Sư đoàn cũng rời khu vực Chụp lên phía trước.
Cả Sư đoàn lao vào trận đánh vượt sông gấp, thì 20 giờ trong ngày được lệnh của Tư lệnh quân đoàn, Sư đoàn đã được phép kéo dài thời gian chuẩn bị bảo đảm đánh chắc và tổ chức vượt sông vào đêm ngày 5 rạng ngày 6 tháng 1 năm 1979, đồng thời qua thực tế trinh sát thực địa đêm ngày 5 tháng 1 cho biết thẳng hướng trung đoàn 52 không thể tổ chức vượt sông bí mật được. Do vậy chuyển nhiệm vụ tập trung vào trung đoàn 64 phải thực hiện cả hai phương án trên một bến để đêm ngày 5 rạng ngày 6 tháng 1 năm 1979 nổ súng. Thời gian làm công tác chuẩn bị của trung đoàn 64 chỉ có đêm ngày 4 và ngày 5 tháng 1 . Bao nhiêu công việc dồn nén vào khoảng thời gian eo hẹp ấy: trinh sát bến vượt, xây dựng quyết tâm, họp đảng ủy, lập kế hoạch chiến đấu, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức hiệp đồng chiến đấu kiểm tra và báo cáo... tất cả phải chính xác, khẩn trương kịp thời, hành động nhịp nhàng với các hướng khác của chiến dịch. Sau này, đồng chí Vũ Cối trung đoàn trưởng trung đoàn 64 tâm sự:
 Đây là trận đánh thú vị nhất trong đời chiến đấu của tôi. “Cưỡi trên lưng hổ", khi đã áp mép nước chỉ có một con đường vượt nhanh chiếm bở phía địch, chiếm bằng được thị xã Công Pông Chàm làm chủ toàn địa bàn này, mở đường cho chủ lực cấp trên tiến về Phnôm Pênh. Mọi sự chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu, càng bảo đảm "chắc ăn" bấy nhiêu.
Trung đoàn 64 được tăng cường 18 xuồng máy, 4 xe tăng T54, được chi viện 4 khẩu pháo 105 ly, 6 khẩu pháo 155 ly, 4 khẩu cao xạ 57 ly, 4 khẩu cao xạ 37 ly có nhiệm vụ vượt sông Mê Công đánh thẳng vào khu vực phòng ngự chủ yếu của địch ở thị xã Công Pông Chàm. Trung đoàn tổ chức thành 2 đoạn vượt sông. Đoạn vượt trực tiếp chính diện trận địa phòng ngự chủ yếu của địch ngay bến phà Công Pông Chàm do tiểu đoàn 7 đảm nhiệm.
Suốt đêm ngày 5 tháng 1, các phân đội công binh vượt sông chuyển toàn bộ số thuyền máy hạ thủy an toàn. Nhân dân vùng mới giải phóng hỗ trợ cho trung đoàn 64 kéo hàng chục khẩu pháo vào trận địa trên đoạn đường dài gần 5 ki'lô-mét. Trong khi ấy pháo địch bắn nh vãi đạn đoạn từ đầu cầu Khmung trở ra bến sông. Mặt đất bị cày xới nham nhở. Những vạt rừng cháy xém, cây cối nát nhừ vì lửa đạn. 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 địch bí mật đưa một tiểu đoàn từ phía đông bắc vượt sang tây nam đường xen kẽ giữa tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 chừng hơn 1 ki-lô-mét, kết hợp với lực lượng địch còn lại và các loại hỏa lực bên bờ đông, bất ngờ đánh mạnh vào sờn tiểu đoàn 1.
BỘ đội ta một mặt giữ chắc tuyến công sự, mặt khác tổ chức những mũi xuất kích ngắn găm vào bên sườn, phía sau đội hình của chúng. Trước tình huống này sư đoàn trưởng điện nhắc: trung đoàn 64 có thể được tăng cường 9 xuồng xung phong (xuồng máy) và được các trận địa pháo trực tiếp chi viện, dùng hành động vượt sông bằng sức mạnh dưới sự yểm hộ trực tiếp bằng hỏa lực của Sư đoàn.
Đoạn vượt sông bí mật cách xa tiểu đoàn 7 chừng 1800 mét về phía bắc do tiểu đoàn 9 đảm nhiệm được tăng cường 9 thuyền xung phong và một tiểu đội trinh sát Sư đoàn dẫn qua sông. Khi tiểu đoàn 9 bám được bờ phía tây sông Mê Công, lập tức hỏa lực Sư đoàn đánh mạnh vào địch và tiêu đoàn 7 đồng loạt vượt sông, cùng tiểu đoàn 9 đánh chiếm bãi đổ bộ và mở rộng liên lạc với nhau bảo đảm cho các lực lượng dự bị vượt tiếp.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:29:16 pm
Trận đánh lịch sử vượt sông Công pông chàm
(phần 2)
Ngày N và giờ G của ta và địch trùng nhau. Tuyệt đối giữ bí mật lực lượng tiến công, kiên trì thực hiện các phương án đã chuẩn bị.
4 giờ 30 phút, tiểu đoàn 9 bắt đầu vượt sông theo phương pháp bí mật. Địch phát hiện, chúng dùng hỏa lực dày đặc quét trên mặt sông. Trong vòng 15 phút, 6/18 thuyền máy vượt sông bị thủng, hàng chục cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 9 hy sinh. Bến vượt bị địch kiểm
soát chặt chẽ. Lúc này, phía tiểu đoàn 1 cuộc chiến đấu càng trở nên dữ dội quyết liệt. Sư đoàn lệnh cho tiểu đoàn 6 (trung đoàn 52) nâng đội hình chiến đấu phối hợp với tiểu đoàn 1 .
Thấy không thể thực hiện kế hoạch bí mật vượt sông như đã dự kiến, sau khi đã được Phó tư lệnh quân đoàn Nguyễn Quốc Thước, người theo dõi trực tiếp đồng ý, Tư lệnh Sư đoàn ra lệnh cho chỉ huy trung đoàn 64 thực hiện phương án vượt sông bằng sức mạnh.
Trời sáng dần. Bằng mắt thường đã phát hiện các mục tiêu chính bên kia sông. Từ giờ phút này trở đi đường dây liên lạc với trung đoàn 64 và các trận địa pháo được lệnh ưu tiên số một.
5 giờ 45 phút, Sư đoàn trưởng lệnh pháo bắn chuẩn bị. Trong khi các cỗ pháo vồng cầu chụp xuống trung tâm chỉ huy của địch, thì các trận địa pháo bắn thẳng dồn dập vào tuyến công sự sát mép nước của địch. Xe tăng T54 cùng tiến ra bờ sông dùng pháo 100 ly tham gia "dàn nhạc". Trong lịch sử chiến đấu của Sư đoàn có lẽ chưa bao giờ thấy mật độ hỏa lực tập trung và có hiệu quả nh thế. Những tiếng nổ chồng lên nhau, kéo dài, rền vang. Hai chiếc ca nô lớn của địch bị bần cháy ngay từ loạt đạn đầu. Lửa và khói cuộn lên, che lấp tầm nhìn của quân địch. Bầu trời Công Pông Chàm ngập trong biển lửa, các tuyến hỏa lực sát mép nước và bờ đối diện bị đập nát, sở chỉ huy của tướng Xon Xen bị rối loạn.
Đại đội 3, mũi tiên phong của tiểu đoàn 7 nổ máy xuất phát. Cuộc vượt sông bằng sức mạnh lần thứ nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dơng bắt đầu. Từ 18 thuyền máy chỉ còn 4 chiếc, rời bờ được vài chục sải nước thì một thuyền đột ngột chết máy. Quái ác thật !  Loay hoay mãi không chữa được, các anh đành  phải bơi tay dạt vào bờ. Đại đội 3 chỉ còn lại 3 thuyền.
Sau cơn choáng váng vì cơn bão pháo, địch bắt đầu hồi lại, chúng phát hiện được những chiếc thuyền đang lao như tên trên sông. Súng địch phát hỏa, bước đầu  còn chệch choạc, dần sau càng xoắn sít tập trung. Ra giữa sông, mới thấy khoảng cách còn lại là lớn. Những khoảng cách trong chiến tranh không chỉ đo bằng đơn vị chiều dài thông thường, hệ số bom đạn đã nhân nó lên gấp bội. Dới những trái đạn pháo 85 ly, ĐKZ, những chùm 12,7 ly, đại liên, súng cối các loại... mặt sông oằn lên sục sôi, không còn cách nào khác là phải nhằm thẳng vào những họng súng địch và tăng hết tốc độ. Qua máy PRC đại đội trưởng Nguyễn Đức Thại yêu cầu tiểu đoàn diệt những hỏa điểm lợi hại. Cách bờ chừng một trăm mét chiếc thuyền thứ hai trúng đạn, một chiến sĩ hy sinh, tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Điều bị thương. Chiếc thuyền vẫn quả cảm lao thẳng vào bờ phía địch, rồi thuyền của Thại cũng trúng đạn, thủng hai lỗ. Binh nhất Vũ Mạnh Tuấn cởi áo băng  vết thương cho nó. Đã tới tầm sử dụng hỏa lực, bộ đội ta nổ súng quét mạnh vào bờ địch dọn vị trí đổ bộ. Một tốp địch lợi dụng kè đá nhảy xuống mấy công sự sát mép nước. Chúng lựa thế dùng khẩu 12,7 ly. Bên trái khẩu ĐKZ của địch cũng vừa nạp đạn. Nhưng cùng một lúc hai chớp lửa của ta từ các thuyền chụp xuống.  Địch bị chọc thủng một mảng.
"Chuẩn bị lựu đạn", Nguyễn Đức Thại hạ lệnh. Anh đã nhìn thấy dãy kè đá lợi hại và đằng sau nó những bóng áo đen lố nhố, những khuôn mặt lỳ lợm, hốc hác... Đạn nhọn xiết xuống mặt nước, rát như mưa đá. Những cánh tay vung lên. Từng chùm đạn bật theo, chớp lòe lòe sau kè đá. Mũi thuyền gắn vào bờ cát ướt.  Chiến sĩ ta nhảy qua mép nước áp vào bờ. Hoảng hốt, một số tên địch tháo chạy ngược lên. Thại nhảy tới, chụp khẩu ĐKZ quay nòng. Nhưng nó đã bị hỏng kính ngắm. Năm quả đạn "bắn vo" của anh liên tiếp diệt các hỏa điểm địch. Trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Phương dẫn các chiến sĩ chiếm từng gò đất, gốc cây. Một khẩu đại liên địch lợi dụng cây thốt nốt đổ, bắn cày tung mặt đường trước mặt. Hai chiến sĩ ngã xuống. Trung đội bị chững lại. Hạ sĩ Đinh Quán Khoa bám theo vạt cỏ thấp bò sang trái. Hiểu ý bạn, Nguyễn Đình Phùng dùng khẩu RPĐ bắn thu hút. Khoa cứ nhích dần lên, nhích dần lên..; Đến khi khẩu đại liên địch không còn vật che khuất nữa và nòng súng của Khoa đã hướng dọc thân cây thốt nốt thì lại bị gò đất trước mặt chắn mất tầm bắn. Quả M79 nổ bên cạnh, mặt Khoa máu chảy tràn qua mắt. Khoa vuốt mặt, lựa thế đứng bật dậy. Quả B40 nổ trùm lên khẩu đại liên. Khoa cũng ôm ngực khụy xuống. Nguyễn Đức Thại, Nguyễn Ngọc Phương dẫn bộ đội băng qua đường.
Ở phía nam, tuy bị thương tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Điều vẫn chỉ huy bộ đội đánh bật địch ra, lần lượt chiếm từng dãy công sự.
Vậy là nhờ vào tinh thần quả cảm của mình, đại đội 3 với vài chục tay súng đã hoàn thành nhiệm vụ, đánh chiếm đoạn đổ bộ chừng 300 mét.
Ngay từ khi đại đội 3 vừa chiếm được dãy công sự vành ngoài tiêu đoàn trưởng Kiều Bảo và chính trị viên Nguyễn Văn Hội đã chỉ huy bộ đội vượt sông tiến vào đoạn đột phá đại đội 3, xé rộng bàn đạp.
Cũng trong lúc này Ở sở chỉ huy, Sư đoàn trưởng cầm tổ hợp điện thoại trả lời Tư lệnh quân đoàn.
- Báo cáo, tiểu đoàn 7 đã chiếm được một đoạn bờ sông, tiểu đoàn 9 đang tiếp tục sang sông. Địch chống trả mạnh. Bộ đội đang mở rộng đầu cầu? Tôi nhớ... 10 giờ 30 phút...
 10 giờ 30 phút là giờ hiệp đồng trong mệnh lệnh chiến đấu của Tư lệnh quân đoàn: "... Sư đoàn 320 phải làm chủ thị xã để mở cửa cho Sư đoàn 10, lực lượng thọc sâu chiến dịch của quân đoàn vượt sông tiến vào giải phóng Phnôm Pênh.
Báo cáo Sư đoàn trưởng, cậu Thại đã chiếm được bãi đổ bộ. Hiện nay...
Người sĩ quan tham mưu dừng lại, bởi anh thấy Sư đoàn trưởng bỏ máy. Lát sau ông nói chậm rãi:
- Tôi biết !... Nhưng nếu nó đánh bật mình trở lại... mặc đù điểu đó khó có thể xảy ra. Phải nắm thật chắc mới báo cáo Tư lệnh quân đoàn. Tôi ra chốt 64 ngay bây giờ...
Sau khi báo cáo tình hình với Sư đoàn trưởng, trung đoàn trưởng Vũ Cối và một số sĩ quan tham mưu vượt sông theo sát bộ đội để chỉ huy giải phóng thị xã Công Pông Chàm. Tư lệnh quân đoàn, sau khi biết bộ đội đã chiếm được bờ sông cũng rời sở chỉ huy của mình. Ông muốn theo dõi càng gần càng tốt diễn biến trận đánh quan trọng này.
Bất chấp bom đạn, các chiến sĩ công bỉnh nhanh chóng hạ thủy ghép phà. Xe tăng PT76 tự vượt sông trực tiếp chi viện cho tiểu đoàn 7. Các loại binh khí kỹ thuật khác cũng lần lượt sang sông.
Tới bờ, trung đoàn trưởng 64 ra lệnh cho tiểu đoàn 7 thọc sâu chia cắt địch nhanh chóng đánh vỡ thế trận phòng ngự của địch. Để tăng cường sức mạnh tiến công, tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 cũng được lệnh vượt sông. “Khoảng trống” của hai tiểu đoàn này Sư đoàn đã dùng tiểu đoàn 6 líp lại, giữ chắc bờ sông.
 .. Lại những trận chiến đấu quyết liệt trên đường phố, từng căn nhà, từng ô cửa. Lựu đạn, B40 nổ chát chúa. Không khí đặc sệt khói đạn và bụi đất. Sau gần một giờ, tiểu đoàn 8 đã thọc sâu cắt địch thành hai mảnh, bắc và nam. Ở cả hai mảng này tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 9 sau khi đổ bộ đã nhanh chóng tổ chức đội hình chiến đấu, đánh lui các mũi phản kích, dồn địch vào từng ngõ phố, căn nhà. Thị xã Công Pông Chàm vang dội tiếng hô xung phong, tiếng loa địch vận. Trong khói lửa ngút trời, bóng những ngôi nhà chao đảo. Những tấm cửa rung bần bật. Nắng ngột ngạt. Một số tên địch vọt lên tầng trên quẳng lựu đạn xuống. Quân ta vòng ra, bất ngờ chiếm dãy nhà phía sau “phóng” B40 sang. Cối cá nhân M79 phóng đạn qua ô cửa. Có tên hoảng sợ nhảy ào từ gác ba xuống. Bộ đội ta bám sát các chiến sĩ quân đội cách mạng Cam-pu-chia dẫn đường, tạo thành các mũi nhỏ thọc vào từng dãy phố. Địch chạy túa ra, gặp lực lượng phía sau của ta chà đi xát lại.
Gắng gượng sức tàn, Xon Xen thúc một tiểu đoàn lợi dụng trảng dừa phía nam thị xã phản kích. Chúng gặp tiểu đoàn 1, đang trên đà tiến công, đành phải bật ra trảng trống. Lúc này kho bom đạn cũng nổ dữ dội. Những đám cháy khổng lồ thiêu hủy chút hy vọng cuối cùng của Xon Xen.
10 giờ ngày 6 tháng 1 năm 1979 thị xã Công Pông Chàm được giải phóng, cửa vào Phnôm Pênh khai thông. Sư đoàn 10, lực lượng dự bị của quân đoàn ào ào vượt sông nhằm thẳng hướng Phnôm Pênh tiến tới. Trên đường tiến công Sư đoàn 10 lần lượt nhổ tung các tuyến phòng thủ của địch Ở ngã ba Xơ Kin, chiếm dãy Phu Chê vượt sông Tôn Lê Sáp diệt địch, đánh chiếm các mục tiêu: nhà máy xay, nhà máy cơ khí, kho súng đạn... rồi phát triển sang phía đông chiếm Bộ Tổng Tham mưu của quân đội Pôn Pốt - Yêng Xa Ri, bắt liên lạc với binh đoàn bạn ở hướng tiến công chủ yếu của địch.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:44:22 pm
Trời ạ!
Tôi cũng là lính F320 đây mà sao toàn đi sau, chẳng được đánh đám gì. Thậm chí chẳng thấy bóng tên Miên nào.Khi đến Công pông chàm thì chẳng được hít thở không khí của trận mạc gì nữa. Chỉ "xe ta bon bon trên dặm đường..."


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 03:33:46 pm
Chân thành cảm ơn các bác: quangcan-yLố 302-vaphothotu đã đưa thêm tư liệu làm sáng tỏ nội dung nhật ký ngày 6/1 của "đời quân ngũ".
 Bạn y lố 302 sang sông Mê công ngày nào mà đã có dân ra cắt lốp xe hỏng rồi?còn tôi sang sông qua Sêcun đến phà phrếch đam về Nong pênh giải tỏa đường 3 rồi vào vùng núi tượng lăng(núi đất)Mấy trăm km mà chẳng gặp người dân nào cả.Ở Suông,Chúp và gần cầu sắt(sư bộ 320 tiền phương tạm trú)chúng tôi thấy có dân trở về ngay.Nhật ký ngày 7/1 tôi sẽ kể câu chuyện đi "dự "( đi xem ) đám cưới bên K ngay phum cạnh nơi sư bộ 320 đóng quân.Đám cưới ngay trong ngày đầu giải phóng này đã được báo quân đoàn 3(báo binh đoàn Tây nguyên) viết và chính tôi đã được đọc.(số báo này ra khoảng cuối tháng 2/79 trong đó có cả bài thơ của đ/c Lê đức Thọ viết về sự hy sinh của đ/c thiếu tướng kim Tuấn.). Chuyện đám cưới "có thật mà như bịa" bạn nhỉ ?
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: y lố 302 trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 07:17:42 pm
Chân thành cảm ơn các bác: quangcan-yLố 302-vaphothotu đã đưa thêm tư liệu làm sáng tỏ nội dung nhật ký ngày 6/1 của "đời quân ngũ".
 Bạn y lố 302 sang sông Mê công ngày nào mà đã có dân ra cắt lốp xe hỏng rồi?còn tôi sang sông qua Sêcun đến phà phrếch đam về Nong pênh giải tỏa đường 3 rồi vào vùng núi tượng lăng(núi đất)Mấy trăm km mà chẳng gặp người dân nào cả.Ở Suông,Chúp và gần cầu sắt(sư bộ 320 tiền phương tạm trú)chúng tôi thấy có dân trở về ngay.Nhật ký ngày 7/1 tôi sẽ kể câu chuyện đi "dự "( đi xem ) đám cưới bên K ngay phum cạnh nơi sư bộ 320 đóng quân.Đám cưới ngay trong ngày đầu giải phóng này đã được báo quân đoàn 3(báo binh đoàn Tây nguyên) viết và chính tôi đã được đọc.(trong bài số báo này có cả bài thơ của đ/c Lê đức Thọ viết về sự hy sinh của đ/c thiếu tướng kim Tuấn.). Chuyện đám cưới "có thật mà như bịa" bạn nhỉ ?
 

Lúc GP Nông pênh tôi còn ở trong đám cây giá tỵ chưa vượt sông MK như đả viết .Xe tải trên đường là xe bị bỏ hoang có lẽ từ những năm trước của Pốt ,không ai quan tâm tới .Tôi còn thấy 1 chiếc chênh vênh trên 1 chiếc cầu gãy nhịp nữa .Lúc qua bờ sông Mê kông ( phía Công Pông chàm ) có nhiều người chỉ những đống tro đốt xác trên bãi cát nhưng tôi không xem .Tôi thấy xác bị đốt trên bờ kênh gần Kông Pông Thom một lần đi lưới cá .Bên cạnh đống tro tàn trên con đê còn lại 1 cặp tay người bị trói bằng dây điện thoại ...da khô đét như bộ chân gà treo gác bếp ...Từ đó mỗi lần ăn cá ( lúc này cá ở đây bắt được rất nhiều ) hình như họng mình nuốt không trôi ...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 07:40:22 pm
- bôi đậm: Pháo Quân đoàn, pháo sư đoàn, tăng cường thêm pháo lữ đoàn 40 + lữ đoàn xe tăng 273 bắn hỗ trợ. Úi chà, nát như cám. Theo đánh giá tổng hợp lại thì có đến 70% công sự, hầm ngầm, khí tài quân sự của địch bị phá hủy sau đợt phủ đầu hoành tráng này (nguồn: báo giấy.)  ;D
  Chào bác Quangcan, nghe thấy dầm dầm uỳnh oàng nóng cả ruột, dúi đầu ở cái rừng tre chịu muỗi đốt chẳng biết lúc nào phải lao vào đó. Dưng mà lữ 40 là lữ pháo duy nhất của quân đoàn 3, vượt Mê kông là nhiệm vụ chính của nó, làm sao phải tăng cường hử bác :D ;D . Rạng sáng không nhớ ngày ??? :D ;D , lúc bọn tôi qua CPC, dừa rũ hết cả lá, xác xơ, tiêu điều....


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 10:09:55 pm
  Viết hay quá anh ĐC ơi! Đọc bài viết của anh theo từng bước hành quân, theo từng trận đánh, NYCL cảm giác như mình được tận mắt chứng kiến. Thế mới biết chiến tranh là khốc liệt như thế nào, và như lời một bài hát "chiến tranh không phải là trò đùa". Chúc anh sức khỏe và hành quân tiếp "Ngày 7/1"...Chờ xem đám cưới ngay sau giải phóng ở đất nước Chùa Tháp!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 10:40:26 pm
Chào hongc9d3E886 F31 QĐ3-Tôi vừa xem "trộm" nội dung bạn viết tin nhắn gửi cho tailienson mới biếtbạn  vừa có chuyến du hành thăm thủ trưởng cũ đầy ý nghĩa.Tôi còn thấy ảnh của bạn chụp chung với gia đình.Nhìn bạn tôi thấy tạng người na ná giống mình.Cao và hơi gầy đúng không?
 Chuyện trên tăng cường cho đ/v bên dưới là chuyện thường xuyên đ/v nào cũng có.Những trận đánh lớn như vậy thì pháo sư đoàn không thể bảo đảm hết được.Đặc biệt pháo tầm xa ( Đ74 chẳng hạn) cấp sư đoàn làm gì có.Nên bác quangcan nói vậy là "chí phải".
 Xe tăng không khi nào chiến đấu độc lập vì vậy bao giờ cũng phải đi cùng bộ binh,nên xe tăng đã chiến đấu thì phải tăng cường cho các đ/v BB chiến đấu. Hồi chiến dịch mở các sư đoàn đều được tăng cường xe tăng. Tôi thấy hướng F320 có khoảng 15-20 chiếc,còn pháo Đ74 nòng dài có 5 khẩu (trong bài "hồi âm bài bám trụ kiên cường" của vaphothotu ,duccuong cũng đã nói về đại đội pháo tăng cường này).Chắc F31 của bạn cũng vậy thôi.
  Rất cảm ơn người bạn QĐ3. Nếu gần nhau ta làm vài ly thì vui biết mấy. Chào.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 06 Tháng Mười Một, 2013, 10:59:00 pm
 Chào anh Đức Cường .
Kể về trận vượt sông bằng sức mạnh ngày 5/1/79 thật là đúng hướng cho mạch chuyện QDD3 trong CTBGTN .

ở đây có mấy điều mà trong sử 64 và sử sư đoàn chưa viết .
- đó là việc rời ngày vượt sông từ 5 sang 6/1 là may mắn cho sư đoàn , nếu không sẽ có thể thương vong cao hơn vì vào tối 4 nhận lệnh mà sáng 5 đã vượt là không thể chu đáo cho bố trí lực lượng và chu đáo cho phương án cụ thể
- Vượt bằng sức mạnh tức là dùng hỏa lực đè bẹp lực lượng đối phương để vượt vì thể lực lượng pháo binh là phải đủ mạnh . Chủ yếu là dùng pháo bắn thẳng , pháo cầu vồng diệt cum chỉ huy , DKZ , Xe tăng ra bờ sông chĩa nòng bắn trực tiếp , Pháo 57 , 37 phòng không hạ nòng bắn thẳng
- Có một sự việc diễn ra trước khi vượt sông là địch dùng một tiểu đoàn vượt đánh vào phía sau sở chỉ huy E .
CHiều nay , tình cờ sang nhà cụ Tiến Sư đoàn trưởng 320A nhìn trên bàn có tập bản thảo : Vượt sông bằng sức mạnh liền cầm lên xem . Cụ Tiến bảo tớ đang sửa bài này của Nguyễn NHư Hoạt đấy . HÔm tháng 4/2013 chúng tôi vào Cheo reo để gặp Nguyễn Đức Thại yêu cầu Thại kể lại chuyện bắn DKZ lúc nhảy lên bờ . Trong sách viết bắn 5 quả là không chính xác . Thại nói tao bắn luôn 14 quả đạn cơ .
Hướng tiểu đoàn 9 do Khuất Duy Hoan chỉ huy bị thương vong nhiều . Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Kiều Bảo người chỉ huy D7 bây giờ trông vẫn đẹp trai và trẻ . Bảo và gia đình ở TP Hà Đông
THeo Trung tướng Khuất Duy Tiến , đây là trận duy nhất trong chiến tranh Đông Dương đến nay vượt sông bằng phương pháp này


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 07 Tháng Mười Một, 2013, 08:43:00 am
Chú Luân lại làm cháu hình dung ra một ý - không chỉ ở hướng Quân đoàn 3 hay Sư đoàn 320A nhé,  ;D:
- mô tả quá trình vượt sông bằng sức mạnh và công tác cơ giới hóa của công binh trong chiến tranh biên giới Tây Nam; đưa ra hình ảnh riêng trong chuỗi hoạt động tổng tiến công. Tổng quát hóa bằng hỉnh ảnh cụ thể, chi tiết cụ thể tại các hướng của các Quân đoàn, Quân khu. Lột tả công tác phối hợp quân binh chủng trong hành tiến và truy kích. Chà, có thời gian nhể,  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Mười Một, 2013, 09:34:11 am
Chào bác nguyentrongluan - Cảm ơn bác đã chiếu cố xem và có lời góp ý bình luận.Tôi nghĩ rằng thời gian vẫn chưa xa,con người và sự kiện còn đó đang sống khắp mọi miền đất nước.Chúng ta viết cho đồng đội của mình đọc nên phải trung thành với lịch sử nếu như không muốn nó méo mó.
  Là lính trinh sát sư đoàn nên may mắn được gặp vài lần ở bên k  khi đi công tác cùng thủ trưởng (dẫn đường,bảo vệ...) hay vô tình gặp.Tôi còn nhớ một lần ở cao điểm 200 ( mi mút k ) tôi ra thăm đ/c Hoan chính trị viên cách đây khoảng hơn 1 giờ giẫm mìn bị thương nặng nằm ở trạm xá E64.Nói trạm xá cho oai chứ thực ra chỉ có duy nhất một chiếc nhà bạt kiểu nhà ở đóng cách sư đoàn chỉ 500-700m.Tôi ra đến nơi thì đã chuyển thương lên tuyến trên.Cũng lúc đó E 64 vừa chuyển tử sỹ ở chốt ra còn nằm nguyên trên đòn khênh máu thấm đẫm võng nhỏ xuống.Đầu các võng đều treo một lọ pelyxilin(có lẽ do trạm xá viết lại) đề họ tên,quê quán...Tôi mở lọ xem vài cái có ai đồng hương không  rồi đi.Trên đường trở về đến đoạn sư bộ tôi thấy sư trưởng khuất duy Tiến đang đi bộ lững thựng tay chắp sau đít như đang suy nghĩ gì hệ trọng.Gặp tôi thủ trưởng hỏi ở đ/v nào,đi đâu ?tôi đáp ở C20F đi ra xem anh Hoan bị thương thế nào.Tôi có nói E 64 hy sinh nhiều quá, thủ trưởng nói "tôi biết" ông quay đi hình như giấu nước mắt đang chảy.
  Ngay buổi chiều thì sư đoàn điện về đ/c hoan CTV đại đội đã hy sinh.Sau đó Anh Hoàng người Hà đông về thay CTV đại đội.
  Chào bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 07 Tháng Mười Một, 2013, 11:11:33 am
              Chào các bác! Tranphu341 rất vui và rất trân trọng cùng sự cảm ơn các bạn đã Đưc Cường cùng các bạn đã tả lại, viết lại cùng trận đánh vượt sông. Đánh vào Công pông Chàm thật hùng tráng. Đọc mà thất thật là cảm phục ý chí cùng sức mạnh của Quân đội ta. Tranphu vô cùng cảm phục.

             THẾ MÀ TẠI SAO XƯỞNG PHIM qUÂN ĐỘI LẠI KHÔNG TÁI HIỆN NHỮNG HÌNH ẢNH THẬT GIÁ TRỊ NÀY NHỈ?

             Chúc các bác luôn vui khỏe!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 07 Tháng Mười Một, 2013, 11:52:56 am

@tranphu341
Bác Phú ơi có đấy chứ  nhưng không rõ đã phát chiếu ở đâu chưa .
KHi Sư đoàn ra bắc , vào quãng năm 82, 83  Nguyễn Đức Thại đã làm động tác chỉ huy C3 D7 vượt sông . THại kể với tôi là tao vượt sông nhưng mà là sông Cà Lồ . Bác biết con sông này ở đâu không ? ở Vĩnh phúc ấy mà .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Mười Một, 2013, 04:39:04 pm
Sau này tôi cũng nghĩ như anh tranphu341 tại sao ta không quay phim tài liệu về trận này, một trận thư hùng đầy bi tráng.Cũng có thể phóng viên báo ảnh tập trung đi hướng quân đoàn,quân khu khác mà dự báo sẽ vào nongphenh nhanh hơn.Nhưng dẫu sao cũng thật tiếc cho trận đánh mẫu mực đã được xây dựng thành chiếu lệ cho học viện nhà trường quân đội.
  Cảm ơn anh tranphu.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 07 Tháng Mười Một, 2013, 05:21:04 pm
Chào hongc9d3E886 F31 QĐ3-...........................
 Chuyện trên tăng cường cho đ/v bên dưới là chuyện thường xuyên đ/v nào cũng có.Những trận đánh lớn như vậy thì pháo sư đoàn không thể bảo đảm hết được.Đặc biệt pháo tầm xa ( Đ74 chẳng hạn) cấp sư đoàn làm gì có.Nên bác quangcan nói vậy là "chí phải".
 Xe tăng không khi nào chiến đấu độc lập vì vậy bao giờ cũng phải đi cùng bộ binh,nên xe tăng đã chiến đấu thì phải tăng cường cho các đ/v BB chiến đấu. Hồi chiến dịch mở các sư đoàn đều được tăng cường xe tăng. Tôi thấy hướng F320 có khoảng 15-20 chiếc,còn pháo Đ74 nòng dài có 5 khẩu (trong bài "hồi âm bài bám trụ kiên cường" của vaphothotu ,duccuong cũng đã nói về đại đội pháo tăng cường này).Chắc F31 của bạn cũng vậy thôi.
  Rất cảm ơn người bạn QĐ3. Nếu gần nhau ta làm vài ly thì vui biết mấy. Chào.
    Vâng đúng bác ạ, hai anh em tôi đi chuyến ấy đều cao và gày, có điều tóc tai tôi bơ phờ hơn vì bị chị em cứ vò ;) :D ;D
  Trận đánh vượt sông Mê kông bọn tôi nằm sau, giờ được nghe bác kể lại mới biết thêm nhiều điều. Khi đi qua thấy sông rộng, cây cối bên bờ tây sác xơ lá, biết rằng nơi đây đã sảy ra 1 trận chiến quyết liệt, dữ dội bằng nhiều loại vũ khí thôi. Còn tôi vẫn nghĩ lữ 40 của quân đoàn 3 từ lâu rồi chứ không phải chiến dịch năm đó mới được tăng cường :D ;D ;D Có gì chưa đúng bác giúp nhé, tôi hóng chuyện các bác kể, thi thoảng góp tí cho vui mà......
  Tôi cũng mong có dịp anh em chúng mình cạch, cạch cho vui, chúc nhau khỏe mạnh,con cái chăm ngoan....nếu phải chết thì chết nhanh...ít của để giành  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb trong 08 Tháng Mười Một, 2013, 11:28:28 am
   Thời chống Mỹ,mình cảm tưởng các nhà làm phim luôn theo sát chiến sự,họ đã mô tả sự hoành tráng cũng như gian khổ hy sinh mất mát của cả dân tộc VN,thế nhưng đến chiến tranh biên giới và cuộc giải cứu cho dân tộc bạn thì họ đã bỏ lỡ rất nhiều....tôi rất vinh dự được tham gia chiến dịch A88 là lính của sư 302 QK7,cái buổi chiều tối các đơn vị vào chiếm lĩnh vị trí chờ giờ G ở Lò gò-Sa mát nó gợi nhớ cho tôi bộ phim BÀI CA RA TRẬN ...thế nhưng trên thực tế nó đẹp hơn,hoành tráng hơn và cũng bi ai hơn,duy có một điều giống nhau là những người lính chúng ta đi vào chỗ chết mà rất vô tư.  Còn về trận vượt sông bằng sức mạnh,đơn vị tôi không được tham gia nhưng cũng vượt sông ngay sau đó,nên chứng kiến sức mạnh ghê gớm của nó,tôi đã cố tìm một căn nhà còn nguyên vẹn trên dọc đường đơn vị đi qua nhưng tuyệt nhiên không thấy,tất cả là đống đổ nát...Đến ngã ba chúng tôi không đi về Nông Pênh mà bám sát đơn vị đánh mở đường của QĐ 3 tiến về Xiêm diệp,bởi vậy chúng tôi cũng được biết pôn pốt hành quân lẫn vào đội hình của đại quân ta......rồi trận đánh chiếm Xiêm diệp,Ăng co,vậy bạn ĐC,VPPT có tài liệu nào nói về các trận huyết chiến này không..?..


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 09 Tháng Mười Một, 2013, 06:02:58 am
  Thời chống Mỹ,mình cảm tưởng các nhà làm phim luôn theo sát chiến sự,họ đã mô tả sự hoành tráng cũng như gian khổ hy sinh mất mát của cả dân tộc VN,thế nhưng đến chiến tranh biên giới và cuộc giải cứu cho dân tộc bạn thì họ đã bỏ lỡ rất nhiều ... về trận vượt sông bằng sức mạnh,đơn vị tôi không được tham gia nhưng cũng vượt sông ngay sau đó,nên chứng kiến sức mạnh ghê gớm của nó,tôi đã cố tìm một căn nhà còn nguyên vẹn trên dọc đường đơn vị đi qua nhưng tuyệt nhiên không thấy,tất cả là đống đổ nát...Đến ngã ba chúng tôi không đi về Nông Pênh mà bám sát đơn vị đánh mở đường của QĐ 3 tiến về Xiêm diệp,bởi vậy chúng tôi cũng được biết pôn pốt hành quân lẫn vào đội hình của đại quân ta......rồi trận đánh chiếm Xiêm diệp,Ăng co,vậy bạn ĐC,VPPT có tài liệu nào nói về các trận huyết chiến này không..?..

F302 và e88 đáng lẽ ra cũng đã được tham dự đánh vượt sông bằng sức mạnh vào ngày 6/1/1979 cùng với f320 cuả QĐ3 rồi, nhưng các bác e64 đã giải quyết trận Kampông Chàm quá đẹp nên không cần đến e88. Khiến cho tên bộ trưởng quốc phòng Son Sen (nhân vật thứ hai cuả Khmer đỏ, chỉ đứng sau Pôn Pốt 1 bậc) cũng đã ôm hận bỏ chạy thụt mạng. Như bác Nguyễn Trọng Luân và bác Vaphothotu có nhắc, đây là trận vượt sông bằng sức mạnh lần thứ nhất (và hy vọng cũng là lần cuối cùng) trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, f320 là quả đấm thép đập nát bộ máy thống trị tàn bạo cuả bọn diệt chủng chỉ trong 1 muà chiến dịch thôi. Năm 1972, f320 cũng đã từng đánh vượt sông Thạch Hãn, nhưng nói cho cùng, dù sao quân Khmer đỏ nói về thế và lực so với QĐNDVN thì không thể so sánh như tương quan giữa quân đội VNCH và QĐNDVN được.

Năm 1972 đó bác Tuanb, e88 cũng đánh vượt sông vào thành cổ Quảng Trị, rồi bật ra, nếu như Son Sen mà tử thủ như kiểu quân đội VNCH thì chắc hẳn e88 đã được dịp hội quân cùng với f320 một lần nữa làm lại 1 trận thành cổ Quảng Trị trên đất K., ôi quả đấm thép và hổ xám miền Đông cùng ra tay thì chắc hẳn Kampông Chàm rồi cũng nát như tương như Quảng Trị. Tướng Kim Tuấn cuả QĐ3 đã chọn đúng f320 đánh vượt sông Mê Công có lẽ cũng nghĩ tới kinh nghiệm đánh vượt sông Thạch Hãn cuả f320 vào năm 1972? f302 cũng tuyển đúng e88 vào trận vượt sông Mê Công cũng dựa vào kinh nghiệm cuả e88 trong trận đánh Quảng Trị 7 năm về trước?

Thật ra khi yta262 sang sông Mê Công sau ngày 7/1/1979 thì bờ tây sông Kampông Chàm không phải nát bét hết các bác ạ, dãy phố biệt thự dọc bờ sông vẫn còn nguyên, khu vực trung tâm thành phố và nhà cửa công thự đường xá cầu cống dọc lộ 7 vẫn chưa bị tàn phá gì mấy đó chứ. Chỗ bị nát bét chắc chỉ có đoạn sông quanh bến phà Tônlê Bét (đúng là cái tên nghiệt ngã: Tônlê Bét bị pháo 2 bên băm cho nát bét ra) ở khu vực Nam Kampông Chàm nơi Son Sen bố trí quân thôi. Yta262 còn nhớ là khi xe  pháo e262 chạy dọc bờ Tây sông Mekong vào sáng 8/1/1979 thấy bờ rất dốc, có cảm tưởng như đang đi qua đèo, xe chạy qua hàng phượng vĩ và các biệt thự Tây nhìn xuống dòng sông Mê Công đoạn ở Kampông Chàm rất đẹp. Các bạn đi Kampông Chàm để ý xem hiện nay ở Kampông Chàm vẫn còn nhiều biệt thự và dãy phố xây vào thời Pháp thuộc dọc bờ sông vẫn còn đó, nếu năm 1979 lữ 40 cuả QĐ3 mà băm cho nó nát bét thì còn gì các biệt thự Tây này? Trong bài Tròn 3 Năm Lính cuả bác Nguyễn Văn Lạc cũng có đoạn nhắc đến Kampông Chàm: "Xuôi Kampông sông Mê Công, Đêm trăng soi bóng nước mơ màng ...". Kampông Chàm trong ký ức cuả những người lính f302 vẫn còn mơ màng lãng mạn lắm chứ, không đến như các CCB f320 đã viết về sông Thạch Hãn: "Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ, Ở dưới đáy sông bạn tôi nằm". Dưới đáy sông Kampông Chàm cũng có nhiều liệt sĩ f320 nằm, các bác cựu thăm chiến trường xưa nếu có dịp sang sông đoạn Kampông Chàm nhớ cho yta262 thắp ké một nén hương cho những đồng đội cuả bác Đức Cường đã oai hùng ngã xuống cho anh em mình vượt sông an toàn vào năm 1979 nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 09 Tháng Mười Một, 2013, 10:55:38 am
               Chào các bạn ; Đời quân ngũ

 Chào Tuânb và Yta262  Tôi cũng còn nhớ khi vượt sông Mê kông ở Congpongcham sau ngày 7/1/1979 của f302 mình giống các bạn
 Tôi biết tin Nongpenh đc giải phóng vào lúc 22h đêm 7/1/1979 qua chiếc đài bán dẫn chạy pịn 2 băng của cán bộ đại đội khi chúng tôi lính vận tải đang nằm trực tiền phương để chờ chuyển quân e271 f302 đã đánh xong cửa mở cầu sắt hướng trảng mĩ, lò gò xóm giữa thoc sang Khi đó đã nằm sâu bên K mấy chục km và cách congpongcham mấy chục km để đưa quân tiếp tục hành tiến lên hướng congpongthom và Siemriep...

 KHi tới bờ sông bên này CPC lúc đó cảnh vật ngổn ngang tan hoang đậc biệt có kho thóc đang cháy khói âm ỉ, nghi ngút khg biết do ai đốt, phải đến hàng tháng sau vẫn còn cháy còn khói. Bên kia sông là thành phố hay thị xã Congpongcham cũng hoang tàn nhưng còn nhiều nhà biệt thự cổ nguyên lành chỉ thiếu cửa và đồ đac, vườn cây xanh còn nhiều chúng tôi còn tổ chức nấu ăn nhưng nước bẩn và ruồi thì khủng khiếp luôn...

 sau đó ít ngày chúng tôi thường xuyên chạy đi chạy lại khu vực này từ congpongthom-congpongcham-samat để chuyển quân chuyển cứ f302. đặc biệt là chở tử sĩ về nước chôn ở nghĩa trang QTNVN ở Thạnh tây Tân biên Sa mát. Xe luôn đc ưu tiên qua phà CPCham trong khi đó thì xe quân ta chờ xếp hàng phải cả ngày mới qua đc. Tôi nhớ có 1 lần xuống phà chở tử sĩ về nước bờ sông bên thị xã dốc cao, lại mùa khô sông cạn xe thì cũ phanh thắng không ăn xe tôi lao tồng tộc xuống phà suýt nữa thì ủi cả cậu lính công binh điều hành xe xuống sông, hắn nhanh chân nhẩy đc ra ngoài hô người chèn xe lại. Nó chửi tôi quá trời nhưng khi nhìn lại thấy tôi mặt mũi phờ phạc râu ria lởm chởm vì mất ngủ và chạy xe liên tục để chở tử sĩ về nc nhanh nhất vì lúc đó ta với bạn chưa ký kết gì về sự có mặt của con top vn nên tử sĩ ta đc ưu tiên về nc ngay. Hắn nhe răng cười và lảng đi chỗ khác vì mùi của tử sĩ đã lâu ngày còn tôi quen rồi vô tư ngồi guc xuống tay lái làm một giấc tranh thủ...




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Mười Một, 2013, 09:39:06 am
Đuccuong rất cảm ơn các bác đã ghé thăm Đời quân ngũ.Hiện nay, siêu bão số 14 đang đe dọa miền Trung chúng tôi.Mọi hoạt động đều tập trung vào công tác phòng và chống bão.Người dân miền Trung đang thấp thỏm lo âu.Hy vọng mọi sự đều an lành.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 10 Tháng Mười Một, 2013, 10:21:23 am
Khi mô anh Đức Cường vô thành phố Bác hè? Báo sớm em đón à nha!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 10 Tháng Mười Một, 2013, 11:45:08 am
Chào bác Duccuong
Hôm nay đọc bản tin của chị Anh Thơ mớí biết bác sắp đi thành phố Hồ Chí Minh.Chà cái tin quan trọng rưá mà bác chẳng nói cho em biết! ;Nhớ đem "quà xứ Nghệ' vào tặng cho bà con Đàng Trong bác nhé.Có người cần lắm đấy!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Mười Một, 2013, 09:06:18 pm
Chào các bác 302 -Ngày xưa 302 tăng cường đi cùng 320 bây giờ trên VMH vẫn được các bác đi cùng.Đọc các bài bình luận của các bác duccuong phấn khởi lắm.
   Bác Zin ba cầu lính lái chiến trường đi nhiều biết nhiều đấy. Kho thóc cháy bên trái bến phà chính là đài quan sát của c20ts F320.Xe chở tử sỹ khi nào cũng ưu tiên số một nên bác ung dung ngủ khi xuống phà là phải rồi.Bác có đài để nghe mới biết giải phóng K vậy bác là hàng ngũ quý tộc rồi còn bọn mình thì thấy lính ta bắn chào mừng loạn xị hỏi ra mới biết đã giải phóng K.
  Đọc bài của bác yta262 thấy bác có tâm hồn lãng mạn quá chắc bác sẽ trẻ rất lâu(?).Đúng như bác nhận xét pháo ta chỉ bắn dập nát phòng thủ ven bờ sông chứ không bắn nát TP congphongcham của họ.Cho nên bác thấy nhiều ngôi nhà kiến trúc theo kiểu nước Pháp còn nguyên là đúng rồi.TP này rất cổ kính họ cũng gọi cố đô mà.
   Bác tuanb viết rẽ từ ngã ba...Ngã ba đó là ngã ba sêcun đi lên xiêm diệp.Nếu đi thẳng theo đường 7 sẽ qua phà phreech đam gặp ngay đường 5 rẽ phải đi ta cô rẽ trái về nôngphenh không xa lắm.Các trận đánh hướng này là của F31 QĐ3 nên duccuong ...mù tịt.
   Cảm ơn các bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 11 Tháng Mười Một, 2013, 07:52:41 am
- bôi đậm: Pháo Quân đoàn, pháo sư đoàn, tăng cường thêm pháo lữ đoàn 40 + lữ đoàn xe tăng 273 bắn hỗ trợ. Úi chà, nát như cám. Theo đánh giá tổng hợp lại thì có đến 70% công sự, hầm ngầm, khí tài quân sự của địch bị phá hủy sau đợt phủ đầu hoành tráng này (nguồn: báo giấy.)  ;D
 Chào bác Quangcan, nghe thấy dầm dầm uỳnh oàng nóng cả ruột, dúi đầu ở cái rừng tre chịu muỗi đốt chẳng biết lúc nào phải lao vào đó. Dưng mà lữ 40 là lữ pháo duy nhất của quân đoàn 3, vượt Mê kông là nhiệm vụ chính của nó, làm sao phải tăng cường hử bác :D ;D . Rạng sáng không nhớ ngày ??? :D ;D , lúc bọn tôi qua CPC, dừa rũ hết cả lá, xác xơ, tiêu điều....
Lữ 40 là của quân đoàn , quân đoàn phải tăng cường cho f 320 là đúng chứ sao . Về phía  Lữ 40 lại phải nói là : đi phối thuộc với F 320
 bac Cường @  F 302  chỉ tăng cường cho Quân đoàn trong chiến dịch A 88 tạo thành thế hợp vây trên măt  trận đường 7 ,  f302  không tăng cường cho F 320 . Dự bị cho f 320 lúc này là E 866 f 31 đang nằm ở O Rang âu  ( 2 D )và Chúp ( D3 của hong @ nằm ở  phía trên Chúp )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 11 Tháng Mười Một, 2013, 12:31:55 pm
- bôi đậm: Pháo Quân đoàn, pháo sư đoàn, tăng cường thêm pháo lữ đoàn 40 + lữ đoàn xe tăng 273 bắn hỗ trợ. Úi chà, nát như cám. Theo đánh giá tổng hợp lại thì có đến 70% công sự, hầm ngầm, khí tài quân sự của địch bị phá hủy sau đợt phủ đầu hoành tráng này (nguồn: báo giấy.)  ;D
 Chào bác Quangcan, nghe thấy dầm dầm uỳnh oàng nóng cả ruột, dúi đầu ở cái rừng tre chịu muỗi đốt chẳng biết lúc nào phải lao vào đó. Dưng mà lữ 40 là lữ pháo duy nhất của quân đoàn 3, vượt Mê kông là nhiệm vụ chính của nó, làm sao phải tăng cường hử bác :D ;D . Rạng sáng không nhớ ngày ??? :D ;D , lúc bọn tôi qua CPC, dừa rũ hết cả lá, xác xơ, tiêu điều....
Lữ 40 là của quân đoàn , quân đoàn phải tăng cường cho f 320 là đúng chứ sao . Về phía  Lữ 40 lại phải nói là : đi phối thuộc với F 320
 bac Cường @  F 302  chỉ tăng cường cho Quân đoàn trong chiến dịch A 88 tạo thành thế hợp vây trên măt  trận đường 7 ,  f302  không tăng cường cho F 320 . Dự bị cho f 320 lúc này là E 866 f 31 đang nằm ở O Rang âu  ( 2 D )và Chúp ( D3 của hong @ nằm ở  phía trên Chúp )

Đấy, nói lỡ một cái là bị "pháo dập" ngay, nể các cụ quá,  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 11 Tháng Mười Một, 2013, 02:49:29 pm
Chào các bác 302 -Ngày xưa 302 tăng cường đi cùng 320 bây giờ trên VMH vẫn được các bác đi cùng.Đọc các bài bình luận của các bác duccuong phấn khởi lắm.
   Bác Zin ba cầu lính lái chiến trường đi nhiều biết nhiều đấy. Kho thóc cháy bên trái bến phà chính là đài quan sát của c20ts F320.Xe chở tử sỹ khi nào cũng ưu tiên số một nên bác ung dung ngủ khi xuống phà là phải rồi.Bác có đài để nghe mới biết giải phóng K vậy bác là hàng ngũ quý tộc rồi còn bọn mình thì thấy lính ta bắn chào mừng loạn xị hỏi ra mới biết đã giải phóng K.
  Đọc bài của bác yta262 thấy bác có tâm hồn lãng mạn quá chắc bác sẽ trẻ rất lâu(?).Đúng như bác nhận xét pháo ta chỉ bắn dập nát phòng thủ ven bờ sông chứ không bắn nát TP congphongcham của họ.Cho nên bác thấy nhiều ngôi nhà kiến trúc theo kiểu nước Pháp còn nguyên là đúng rồi.TP này rất cổ kính họ cũng gọi cố đô mà.
   Bác tuanb viết rẽ từ ngã ba...Ngã ba đó là ngã ba sêcun đi lên xiêm diệp.Nếu đi thẳng theo đường 7 sẽ qua phà phreech đam gặp ngay đường 5 rẽ phải đi ta cô rẽ trái về nôngphenh không xa lắm.Các trận đánh hướng này là của F31 QĐ3 nên duccuong ...mù tịt.
   Cảm ơn các bác.

 Rất may là tôi mới tìm đc mấy cái hình này chụp ở TP Congpongcham 5/2011 của đoàn ccb F302 hanoi về thăm chiến trường xưa ( Tuanb áo bộ đội ngắn tay, zbc áo đen )
 Bây giờ Congpongcham có cầu to đẹp lắm còn SGon- Npenh vẫn phải đi phà Niêt lương




(http://i1152.photobucket.com/albums/p487/huongtan138/Noi%20gap%20go%20CCB%20F302/DSC04553_zpsf42fd5bf.jpg) (http://s1152.photobucket.com/user/huongtan138/media/Noi%20gap%20go%20CCB%20F302/DSC04553_zpsf42fd5bf.jpg.html)

(http://i1152.photobucket.com/albums/p487/huongtan138/Noi%20gap%20go%20CCB%20F302/DSC04554_zpsbcef36ea.jpg) (http://s1152.photobucket.com/user/huongtan138/media/Noi%20gap%20go%20CCB%20F302/DSC04554_zpsbcef36ea.jpg.html)

(http://i1152.photobucket.com/albums/p487/huongtan138/Noi%20gap%20go%20CCB%20F302/DSC04555_zpsc2b0a9e8.jpg) (http://s1152.photobucket.com/user/huongtan138/media/Noi%20gap%20go%20CCB%20F302/DSC04555_zpsc2b0a9e8.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb trong 11 Tháng Mười Một, 2013, 09:26:43 pm
  Sau chiến dịch A88 tôi mới được phong quân hàm từ binh nhì lên binh nhất,bởi vậy tôi không biết có đi phối thuộc với QĐ không,nhưng trong chiến dịch A88 chúng tôi không phối thuộc mà là một mũi đánh thọc từ Lò gò lên bắt tay với QĐ 3,còn trong chiến dịch giải phóng CPC sư đoàn 302 đi chặng nào trong đội ngũ ấy tôi cũng không rõ chỉ biết riêng trung đoàn 88 luôn đi sát với mũi chủ công của QĐ 3 nên khi họ vừa chiếm đền Ăng co là giao chúng tôi quân quản,cũng chính vì vậy nên chúng tôi được hưởng thuốc lá,rượu tây trong khách sạn XI HA NÚC,hay kho gạo trong đền,kho vải.v.vv ở trong thị xã Xiêm diệp chỉ hai hôm sau chúng tôi lại bàn giao cho QĐ 3 để tiến lên Ka lanh chịu trách nhiệm đánh một mũi lên biên giới Thái,lúc này đại bộ phận F302 vẫn ở dải Công bông chàm và Cong bông thom,chỉ có E88 và mấy khẩu pháo của E262 + M113 là cùng chia lửa với QĐ3,và khi hoàn thành nhiệm vụ đánh lên biên giới chúng tôi lại bàn giao cho QĐ3 rút về làm Ka lanh làm dự bị cho....rồi sau nữa mới rút về Công bông thom trong đội hình F302 truy quét địch...vậy tôi có thể đoán E88 lúc đó đi phối thuộc cho QĐ3 thì đúng như bác Đức Cường


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 11 Tháng Mười Một, 2013, 09:54:40 pm
Chào bác tuanb cùng các bác trên diễn đàn.Ngắm ảnh các bác ở chợ cong phong cham thấy bác nào cũng ngầu và đẹp trai cả.Các bác đã có chuyến đi thật ý nghĩa.Chi em trong chợ bán hàng có lẽ không ai biết rằng các bác"trông rất ngầu"này cách đây 35 còn là trai trẻ đã chiến đấu nơi này.
 Sau này là sỹ quan tôi sang k lần thứ 2.Vào chợ tôi thấy bên họ bán vàng nhiều như bên ta bán gạo.các bác có lẽ đi sang qua cửa khẩu xa mát à?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 06:15:07 pm
Chào anh chị- chưa vào TP HCM nhưng anh chi đã có lời mời đến chơi làm cho đức cường rất cảm động.Đức cường vào dự đám cưới cháu ruột ở quận Tân phú.Xong việc nếu bố trí tgian được thì sẽ vào thăm gia đình anh chị.Đức Cường rất muốn có nhiều tgian để đi thăm chiến trường xưa đó là lò gò,vào tận nơi Trung đội chốt phục kích địch ra gài mìn nhưng có lẽ mãi chỉ là giấc mơ vì cuộc sồng còn bao công việc bề bộn.
 vé máy bay mua 2 chiều rồi. Tối 27/11 có mặt tại sgon.Nếu anh vetran uống cà phe sáng thì gọi nhé.

Vâng! em biết thời gian cuối năm ai cũng bận rộn, chưa kể bão gió thiên tai, người đi người ở ai cũng phải lo, nhưng mỗi dịp vào SG cũng là một lần phải tính toán xắp xếp, nên sẵn dịp này, anh cố gắng tới nhà em chơi anh nha. Vetran không biết uống Cafe mà thích đãi khách thức uống khác, nhưng anh cứ tới, bất cứ giờ nào em cũng pha Cafe hảo hạng mời anh


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 06:32:52 pm
 xuanv338 (Chích ) xin chào Đức Cường. Chào anhtho - vetran. Chào tất cả các bác.
 
   Thế là Đức Cường sắp có chuyến công du vô Sài Gòn. anhtho - vetran đang mặn mà mới bạn vô chơi! Thật là quý hoá. Đức Cường vô nhà anhtho - vetran sẽ tháy còn nhiều lần muốn vô nữa. Cả hai người đều có phong cách đón bạn thật nồng hậu. Đức Cường vào sẽ được ăn rau mầm chính anhtho trồng, ăn chả cá Thác Lác tuyệt ngon. Chúc cho chuyến đi của Đức Cường được thượng lộ bình anh, chúc cho buổi gặp mặt thật nồng thắm. Chào ĐC.






Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 06:28:23 pm
xuanv338 (Chích ) xin chào Đức Cường. Chào anhtho - vetran. Chào tất cả các bác.
 
   Thế là Đức Cường sắp có chuyến công du vô Sài Gòn. anhtho - vetran đang mặn mà mới bạn vô chơi! Thật là quý hoá. Đức Cường vô nhà anhtho - vetran sẽ tháy còn nhiều lần muốn vô nữa. Cả hai người đều có phong cách đón bạn thật nồng hậu. Đức Cường vào sẽ được ăn rau mầm chính anhtho trồng, ăn chả cá Thác Lác tuyệt ngon. Chúc cho chuyến đi của Đức Cường được thượng lộ bình anh, chúc cho buổi gặp mặt thật nồng thắm. Chào ĐC.

Vâng! em đồng ý với ý kiến của chị Xuanv động viên anh Duccuong ghé thăm gia đình Vetho vì thú thật em rất thích có khách tới nhà. Chẳng là Anhtho nuôi trên sân thượng được mấy con gà rừng và ra điều kiện: Hôm nào có khách mới được thịt. Do vậy cha con ông cháu Vetran em cứ ngóng hoài có khách tới nhà để được ăn thịt gà rừng nướng lu.
Vậy Vetran tha thiết mời bac Duccuong, có bác Vapho nữa thì tốt nhất ghé thăm nhà để có dịp hội ngộ đàm đạo với thịt gà rừng, rau cải mầm trộn xốt mayonnaise và uống rượu "cuốc lủi" Nam Định. Tôi chờ nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 11:29:24 pm
  Chào anh ĐC! Vừa gửi bài vào trang của anh Vaphothotu nhưng bị chặn vì lí do "trong khi bạn đang viết thì có người đã gửi bài lên, bạn xem lại bài viết". Tưởng là ai, hóa ra là ĐC! Lính trinh sát có khác, luôn đi trước người khác! NYCL phải "nhường đường" thôi!
  Được biết "Hội lính Nghi Lộc" nhập ngũ ngày 15/11 cách đây hơn 30 năm, NYCL xin gửi đến các anh lời chúc sức khỏe, chúc niềm vui và hạnh phúc! Chúc các anh luôn xứng đáng là người con ưu tú của Nhân dân, của Đất nước - phẩm chất của anh Vệ quốc vĩ đại!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 15 Tháng Mười Một, 2013, 05:36:08 am
Chào bác Vêtran
Mấy hôm nay mở trang Đời quân ngũ mới biết bác Duccuong sắp đi thành phố HCM.Thấy Anh Thơ mời Duccuong mặn mà mà VAPHOTHOTU thấy tủi vì chẳng được ai nhắc tới.Hôm nay đọc bài biết bác mời mà thấy vui quá.Nhưng hai bác thông cảm vì đang giữa năm học nên không thể đi được.Chúc Duccuong một chuyến đi đầy ý nghĩa. Vapho được biết thành viên VMH ở thành phố HCM khá nhiều bác cố gắng ghé thăm để nối vòng tay lớn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: svailo trong 16 Tháng Mười Một, 2013, 12:33:07 am
 Sau chiến dịch A88 tôi mới được phong quân hàm từ binh nhì lên binh nhất,bởi vậy tôi không biết có đi phối thuộc với QĐ không,nhưng trong chiến dịch A88 chúng tôi không phối thuộc mà là một mũi đánh thọc từ Lò gò lên bắt tay với QĐ 3,còn trong chiến dịch giải phóng CPC sư đoàn 302 đi chặng nào trong đội ngũ ấy tôi cũng không rõ chỉ biết riêng trung đoàn 88 luôn đi sát với mũi chủ công của QĐ 3 nên khi họ vừa chiếm đền Ăng co là giao chúng tôi quân quản,cũng chính vì vậy nên chúng tôi được hưởng thuốc lá,rượu tây trong khách sạn XI HA NÚC,hay kho gạo trong đền,kho vải.v.vv ở trong thị xã Xiêm diệp chỉ hai hôm sau chúng tôi lại bàn giao cho QĐ 3 để tiến lên Ka lanh chịu trách nhiệm đánh một mũi lên biên giới Thái,lúc này đại bộ phận F302 vẫn ở dải Công bông chàm và Cong bông thom,chỉ có E88 và mấy khẩu pháo của E262 + M113 là cùng chia lửa với QĐ3,và khi hoàn thành nhiệm vụ đánh lên biên giới chúng tôi lại bàn giao cho QĐ3 rút về làm Ka lanh làm dự bị cho....rồi sau nữa mới rút về Công bông thom trong đội hình F302 truy quét địch...vậy tôi có thể đoán E88 lúc đó đi phối thuộc cho QĐ3 thì đúng như bác Đức Cường
 ******88

   * Trong chiến dịch A88 , Trung đoàn 88  có đi phối thuộc với QĐIII , nhưng là trong đội hình cả Sư đoàn phối thuộc  .
 Sư 302QK7 được giao đảm nhận mũi " Lò gò - Xóm giữa " .
  E429 làm thê đội 1 đánh cửa mở
  E 271 là thê đội 2 vu hồi cho 429
  E88 dự bị cơ động .
Cửa mở không mở được , E429 lệnh kìm chân địch  .
E88 được tung vào cuộc , thọc sâu vu hồi cho QĐ .
 E271 cũng chuyển hướng , cùng E88 bắt tay QĐIII .
 Trận này 88 thu được xe , pháo 130 ly rồi đụng độ với " lính triều đình " trước khi kịp nhận ra nhau .
  Xe + pháo 130 ly của E88 tịch thu , đã " bị " sử Sư đoàn 302 ghi công cho E ... 271 ? ! ( TươcB41 hấm hứ ... tới giờ  ) .

  * Trong chiến dịch giải phóng NP : F302 và F5 QK7 đều đi phối thuộc với QĐIII .
 Nhận bàn giao các địa bàn , mà QĐ đã giải phóng để tiếp tục truy quét tàn quân địch , ổn định tình hình .
 F302 giữ CongpongCham , rồi  KongpongThom , và cuối cùng là bắc XiemReap .
 F5QK7 cùng F31 (?) đánh Kratie rồi theo QD lên giữ vùng Caomelai , Sisophon - Banteamienchay .

  * Riêng E88 F302 QK7 chịu sự chỉ huy  của QĐ .
 Những ngày đầu , 88 đi với F320 .
  Đêm 5/1/79 , từ bờ đông KongPongCham , E88 được lệnh cử 1 toán trinh sát vượt sông  chuẩn bị đầu cầu bến vượt cho E88 làm 1 mũi vượt sông vu hồi cho F320 ( E88 cơ động trang bị gọn nhẹ hơn QD ) theo cùng phuơng án 1 : " Bí mật vượt sông "  như nhiệm vụ của 320 được giao .
  Địch phán đoán trước được ý đồ ta , cho nên 2 bên cánh gà hàng km của bến phà đều có LL cảnh giới và chốt giữ phòng thủ .
TS E88 đi 3 thuyền , sang gần bờ tây thị bị chúng phát hiện ngăn chặn dữ dội - có tổn thất , đã phải quay lại .
 Ts của các E thuộc F320 , cũng trong tình thế tuơng tự : Không thể " Bí mật vượt sông " được - E88 cùng F320 báo về QD !
  Phuơng án " Vượt sông bằng sức mạnh " được quyết định cho ngày 6/1/79 .

   Sau GP KongPongCham . F320 + khối QĐ bộ qd3 tiếp tục vượt TonleSap sang đường 5 đi Puoksat , Batdomboong .

   E88f302QK7 quay lại đi với F10 QDIII hướng về KongPongThom - XiemReap .
  7/1 E26 chiếm giữ hoàn toàn lộ 6 từ KongPongThom đi NP + giữ KongPongCham
    E24 từ KongPongCham theo lộ 71 chạy xuyên giữa bạt ngàn rừng cao su lên  ngã ba Se_cun vào lộ 6 , giải phóng KongPongThom sáng 8/1 .
    E88 bám theo E24 , chốt tại bờ nam sông Chinick .
 Đêm 9 rạng 10/1  E66 F10 từ sau , vượt lên theo lộ 6 qua tp KongPongThom nhằm Xiemreap " thần tốc " . Ngang vùng núi Chi - KPT đã " bị " 1 đoàn xe địch tháo chạy nhập đoàn " nhầm " ,  E66 đánh - tịch thu toàn bộ .
  Sáng 10/1/79 Xiemreap giải phóng .
 Gần trưa 10/1 E88 được lệnh cơ động lên Xiemreap . Nửa chiều thì tới nơi .
Lính 88 " âm thầm  xung phong " vào KS Shihanuc + khu nhà nghỉ bên cầu Shihanuc ... dấm dúi nhau khuân thuốc lá , rượu tây , ly chén kiểu ...
( Không hiểu vì sao mà lính E66 "chưa kịp" truy quét sạch -" lính Triều đình " NGHIÊM hơn ? )
  Cuối chiều 10/1.  E88 vào trấn giữ khu đền Ăngkor , chặn đường 67 từ Xiemreap qua khe núi Hồng lên Anlongveng trên biên giới Thailand .
  Chiều tối 10/1  F5QK7 , E24 ( bàn giao KongpongThom cho E429F302qk7) cũng kịp lên Xiemreap , E26 ( bàn giao KongpongCham cho E271F302 ) vượt sông Tonle_Sap theo QD bộ (?) .
 QDIII phải lập Barie chặn bớt quân ta lại không cho vào t/p quá đông .
  Hôm sau F31 cũng dần dần hội quân về Xiemreap . Theo lộ 67 , vào núi Hồng , Sre_noi , VaRin ... ( bác tailienson có nhiều kỷ niệm tại phum Svaiso - nam Varin này . D1E88F302 của Tuanb , nhờ chiến thuật " trâu rừng ngủ ... phum , rúc ... đ... xà rông " của D trưởng P.khè   mới không bị Pốt tiêu diệt sạch sẽ cũng tại phum ấy cuối 1979 , sau 4 ngày đêm bị chúng vây chặt )

  11/1  F10 QDIII và F5Qk7 tiếp tục theo lộ 6 lên gp Sisophon , cửa khẩu quốc gia Poipet . F5 dừng lại giữ địa bàn .
Lính QD theo lộ 5 tiếp tục dánh giải phóng Batdomboong ( E66 tăng cường).
           F31 ở lại trấn giữ Xiemreap .

  Sáng sớm 13/1/79 E88 rời Ăngkor theo lộ 6 lên ngã ba Kralanh , tách khỏi QDIII . độc lập vào lộ 68 giải phóng Chôngkal , Samrong , núi Cóc , Osamech , Ampil ...
  Trận chiến phum Chap_day ( bắc Kralanh 6km ) hợp đồng quân binh chủng đánh địch trong hành tiến duy nhất của E88 trong cuộc chiến K 10 năm - đủ cả xe tăng + pháo binh cầu vồng và trực xạ ( Epb262 f302 )  đã phá tan phòng tuyến của 1 E tăng cường Pốt , khai thông đoạn đầu lộ 68 lúc 9 giờ 13/1/1979 ( 2 xe M113 - E26Qk7 và hơn 30 d/c E88 hy sinh và bị thuơng ).
  Ngày hôm sau  E6 được Sư đoàn tăng cường giữ lưng cho E88 , đã kịp bám theo vào lộ 68 , rồi lên Sầm rông ...

  Sau khi tướng Kim Tuấn hy sinh ( 16/2  ? ) trên đường từ Batdomboong đi Sisophon - Tư lệnh đi kiểm tra F31 tai Xiemreap , khoảng 1 tháng thì QD III ra Bắc . Để lại toàn bộ vùng Varin - núi Hồng cho ... " lính địa phuơng E88 " trấn giữ  ... trầy vi tróc vảy đủ 10 năm nữa ... chưa yên !
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Mười Một, 2013, 07:22:09 am
Chào bác svilo - Bác đặt nick ấn tượng quá. trước hết cảm ơn bác đã gé thăm "nhà "đời quân ngũ.Qua những lời mạn đàm trao đổi duccuong thấy svailo còn nhớ rõ quá cả địa danh lẫn nhiệm vụ đ/v.Những điều bác viết trên đã gần như vẽ lên bức tranh toàn cảnh diễn biến chiến trường k lúc đó. Lúc bấy giờ duccuong còn là cs nên không biết nhiều, cũng may là trinh sát sư đoàn thường đi cùng các "lục thum" và sử dụng bản đồ nên  trong ký ức vẫn lưu đọng lại được một số sự kiện.
 Tiếp theo nhật ký 7 ngày chiến dịch giải phóng thì duccuong sẽ viết theo bước chân hành quân của mình cùng đ/v về giải tỏa đường 3 nhưng thời gian ngày tháng thì không thể nhớ củ thể được nên cụm từ"khoảng thời gian" sẽ được nhắc nhiều.Thời ở k duccuong có gi nhật ký nhưng thật tiếc ra bắc (27/7/1979) năm sau đi học SQ và nhật ký bị thất lạc nếu không thì duccuong sẽ có có thời gian trong bài viết của mình chính xác.
  Rất mong được svailo đồng hành cùng đời quân nghũ bằng những lời mạn đàm trong bài viết tới.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 16 Tháng Mười Một, 2013, 09:56:11 am
  Bác Đức Cường gặp đúng người đúng chuyện của10 năm chiến trường K rồi đấy

http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/005-14_zpsfd9dc665.jpg

Năm chiến sĩ đều tham gia chiến trường K có 4 người là quân F302 MT479 Qk7 . 2 ông đứng giữa mặt thường phục 1 ông là BY 1960 còn ông diện comlet là xếp Svailo đấy. Ảnh này chụp trong ngày kỷ niệm 35 năm thành lập F302 năm ngoái 17/12/2013 tại Ha nội của anh em CCB f302 HN


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Mười Một, 2013, 11:09:52 am
 Sau khi tướng Kim Tuấn hy sinh ( 16/2  ? ) trên đường từ Batdomboong đi Sisophon - Tư lệnh đi kiểm tra F31 tai Xiemreap , khoảng 1 tháng thì QD III ra Bắc . Để lại toàn bộ vùng Varin - núi Hồng cho ... " lính địa phuơng E88 " trấn giữ  ... trầy vi tróc vảy đủ 10 năm nữa ... chưa yên !
  

 Tư Lệnh Quân Đoàn III Tướng Kim Tuấn hy sinh ở đoạn Siem Reab đi Sisophon trên QL6 chứ bác?

 Bat Dambang đi Sisophon là hướng QL5, thời điểm đó thì hướng QL5 đoạn này hình như do F5 QK7 đảm nhiệm thì phải bác ạ. :D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Mười Một, 2013, 09:47:27 pm
Chào các bác- sivalo,binhyen,zinbacầu cùng tất cả các bác.nhìn ảnh các bác chụp hôm dự lễ kỷ niệm 35 năm thành lập F302  thấy ai cũng mạnh khỏe vui vẻ.Binhyen thì thấy nhiều rồi lúc nào cũng tươi như hoa bác svailo hôm nay mới biết có lẽ đi bộ đội trước(?)còn bác zin thì ở đâu đoán mãi không được,hình như có cả thanh dân vận 302 phải không?
  duccuong ở f320 nên không biết rõ tư lệnh bị phục ở đâu vì hướng này của F31 và F10.Trong nhật ký của đ/c Nguyễn quốc Thước mà tailienson đã trích giới thiệu  trên VMH thì đó là ngày 16/3/1979 nhưng không nói đường nào.Theo như một số đ/c ở quân đoàn bộ thì quân đoàn bộ lúc đó ở  Mung (thuộc tỉnh ?).đ/c chí kim tuấn đi từ Mung lên xiêm diệp bị phục tại so xi pon vậy ta có thể biết được đường số mấy rồi có thể là tỉnh lộ.Đọc hồi ký của các thành viên tham gia VMH thì tôi thấy những ai ở QK9 đều tham gia chiến đấu ở các tỉnh theo dọc đường 5 lên tận pua sát,các thành viên VMH QK7 thì đi theo trục đường6,đường7 và đường số (?) từ ngã ba sêcun của đường7 đi xiêm diệp.
 Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Mười Một, 2013, 10:10:44 am
                              Nhật ký chiến dịch giải phóng (từ 1 – 7/1/1979

   Ngày 7/1/1979 bạn ở đâu làm gì ?. duccuong ở đây ạ.
     Ngày 7/1/1979:
Lúc này sư đoàn bộ đã di chuyển lên sát cầu sắt(cầu khmung) cuối phum  bekrâp.Ở gần đường 7 nên chúng tôi thấy các đ/v sư 10,sư 31 và một số đ/v của quân khu 7 hành quân cơ giới xe pháo nối đuôi nhau trông thật khí thế hào hùng.Các đ/v hành quân bộ có lẽ của quân khu  7 bởi quân “triều đình”tiến đến đâu bàn giao địa bàn cho quân địa phương đến đó.Hồi ấy các đ/v lính chiến đấu quân đoàn 3 ai cũng may một miếng vải trắng hoặc vàng ở vai trái để nhận ra nhau nhất là để hành quân đêm nên cũng dễ nhận biết.Tiếng súng chiến trận chỉ sau một ngày nghe đã ở khá xa chứng tỏ tốc độ tiến công rất thuận lợi.
  Khoảng đầu giờ chiều tôi nghe tiếng súng bắn loạn xị quanh  mình tôi hỏi chính tri viên đạị đội thì mới biết ta đã giải phong TP nongphenh.Hứng chí tôi cũng xả một  tràng AK dài cán bộ đứng bên cạch mà chẳng nói gì.có lẽ ai cũng hân hoan đều nghĩ rằng ngày trở về quê mẹ VN sẽ không còn xa nữa và sống là chắc rồi.Trong ngày lính ta gặp nhau dù quen hay lạ đều truyền tin chiến thắng mọi người túm ba túm bảy cũng vậy, có lẽ có anh đã vạch cả cho mình cả tương lai với bao tràn trề hy vọng mà không thể biết rằng cuộc chiến sau đó còn kéo dài 10 năm nữa..
   Đại đội tôi ở khá gần hầm tư lệnh sư đoàn(hồi đó cấp sư đoàn vẫn gọi giống cấp qđ,qk như bây giờ) Căn hầm có mái bằng rộng 25-30 mét vuông được phủ đất dày tránh đạn pháo. Các cột trụ gỗ dâng cao lên khỏi mặt đất chừng ½  mét để có ánh sáng khi hội họp và trỏ thành công sự chiến đấu kiên cố khi bị địch tiến công . Ngày đêm đều có C23 vệ binh canh gác.Anh em vệ binh và chúng tôi thường hay đi theo thủ trưởng nên quen biết nhau cả.Bởi vậy khi ra Bắc thái có lần đi chơi đêm quá giờ bị vệ binh bắt cũng cười xuề thôi. Họ ở ngoài rìa làng(phum) khi thay phiên canh gác phải đi qua chỗ tôi nằm nên có chuyện gì cũng kể hết, kể cả chuyện tư lệnh giận nhau người ăn trước người ăn sau chứ không ăn cùng mâm.Nghe đ/c vệ binh nói ở đó đang giam giữ mấy thằng tù binh nên chúng tôi cũng muốn nhìn rõ địch thủ hơn, kéo nhau ra xem thì lại thương chúng nó,người thì nhỏ yếu bị trói chân ở trong cũi (có lẽ công binh đóng cũi) có thằng đang khóc có thằng chắc chỉ mới 15-16 tuổi non toẹt.
  Chập tối chúng tôi nghe loa hát tiếng K inh ởi, hỏi mấy đồng hương vệ binh mới biết trong phum bekrap có đám cưới. Tối hôm đó tôi cùng mấy anh bạn ra xem để tìm hiểu phong tục họ ra sao. Tới nơi thì thấy bộ đội ta đến xem khá đông .đây là đêm vui trước ngày cưới họ múa lăm thôn chứ không ngồi bàn trà lá như bên ta. Tôi thấy điệu múa lăm thôn rất giống điệu múa của đồng bào tây nguyên. Một bó củi to chụm lại đốt cháy rực mọi người không phân biệt lứa tuổi đều múa theo tiếng nhạc đi vòng tròn quanh đống củi cháy đỏ rực.Nhạc cụ tự chế rất đơn giản chỉ có một dây néo theo một cái cọc thẳng đứng đế là một cái can sắt .Âm điệu chỉ có 2 tiếng bập, bùng. Dùng mấy đầu ngón tay kéo dây tay kia cầm cọc gỗ kết hợp chân giẫm lên cái can sắt tạo nên tiếng “bập” còn tiếng “bùng” thì chỉ kéo dây rồi thả.Họ cầm tay kéo bộ đội ta vào múa song chúng tôi đều  ngại ngùng vì không biết múa nhưng cuối buổi thì cũng có mấy chiến sỹ bạo dạn vào múa rất dẻo được nhân dân đồng tình hoan ngênh. Sau này khi đ/v về chiến đấu ở ta keo vô tình tôi được đọc một bài báo ( báo binh đoàn Tây nguyên) viết về đám cưới này tiêu đề bài viết là “Đám cưới đầu tiên sau ngày giải phóng” trong số này có cả một bài thơ của đ/c lê đức Thọ viết về nỗi đau khi đ/c thiếu tương tư lệnh  kim tuấn hy sinh.
  Đêm nghủ đầu tiên sau ngày giải phóng thật đáng nhớ ,nằm trong một lùm cây cạnh cầu khmung. Chúng tôi vẫn chưa được lệnh cỏ động bởi quân sang sông cả ngày lẫn đêm mà vẫn ùn tắc.phà công binh mỗi lần chỉ chở được 2 oto và khoảng một đại đội. sông mê công ở đây rất rộng nên một chuyến phà cần phải có thời gian mà ta chỉ có duy nhất một phà. Trên chiến trường như các đồng đội biết đấy trục đường 7 này là toàn bộ đội hình qđ3 và f302 phải đều vượt sông càng sớm càng tốt để chặn đánh thu hồi VKTB của địch giảm gánh nặng cho cuộc chiến sau này.
   Chưa có lệnh cơ động nhưng chúng tôi biết rằng sẽ phải hành quân rất sớm bởi 2/3 sư đoàn đã ở bên kia sông đang chờ...
               --------------------------------------------------------
Nhật ký 7 ngày tham gia chiến dich giải phóng của duccuong chỉ có vậy.Cảm ơn các đồng đội đã cùng duccuong hành trình và có ý kiến tranh luận tham gia sôi nổi.VMH là diễn đàn của CCB chúng ta biết thế nào viết thế đó vậy có vấn đề gì về lịch sử cũng như văn vẻ các bác lượng thứ.Sắp tới duccuong theo bước chân đ/v về giải tỏa đường 3.Rất mong lại được các bác-nhất là ccb f339 chiến đấu cùng f320 trên mặt trận đường 3 và vùng núi đất đồng hành.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: svailo trong 17 Tháng Mười Một, 2013, 10:32:35 pm
 Sau khi tướng Kim Tuấn hy sinh ( 16/2  ? ) trên đường từ Batdomboong đi Sisophon - Tư lệnh đi kiểm tra F31 tai Xiemreap , khoảng 1 tháng thì QD III ra Bắc . Để lại toàn bộ vùng Varin - núi Hồng cho ... " lính địa phuơng E88 " trấn giữ  ... trầy vi tróc vảy đủ 10 năm nữa ... chưa yên !
  

 Tư Lệnh Quân Đoàn III Tướng Kim Tuấn hy sinh ở đoạn Siem Reab đi Sisophon trên QL6 chứ bác?

 Bat Dambang đi Sisophon là hướng QL5, thời điểm đó thì hướng QL5 đoạn này hình như do F5 QK7 đảm nhiệm thì phải bác ạ. :D
  ******88

  Chào BY .
  Chào các bác quan tâm đến sự kiện hy sinh của Tướng Kim Tuấn TL Qd3 tại K - 1979

  Tôi đã tìm kiếm và kiểm tra lại :
       * Tướng Kim Tuấn bị phục , dính mảnh M79 vào cột sống lúc 09 giờ sáng 16/3/79
 ( Cs. Cổ hay Cs.Ngực hay Cs. Thắt lưng mà lại hy sinh , trong khi thực tế có nhiều người bị tai nạn giao thông gãy cột sống vẫn không chết ? - trừ đốt sống Cổ 1 , 2, 3 - chết ngay , Cổ 6 , 7 trở xuống thì chưa chắc ... chết , chỉ liệt vị nằm 1 chỗ .)  
 Được cấp tốc đưa về viện F10 ở Sisophon để sơ cấp cứu .
 Sáng hôm sau 17/3 máy bay UH1A xuống đây để đưa TL về VN .

   Bác " Votmuoi " - E28 F10  xác nhận : Đang bị thuơng nằm viện F10 ở đây , đã trực tiếp quay manheto phát điện cho kíp mổ cấp cứu TL tối 16/3 , và đốt lửa đón trực thăng vào sáng hôm sau 17/3 .
  Bác " Vinh919vna "  : Là phi công đã lái HU1A xuống Sisophon đón TL , bay về gần NongPenh thì TL hy sinh .   (  Vinh919vna@gmail.com )

       Như vậy : TL bị phục là ở  GẦN SISOPHON

   * Vị trí Tư lệnh bị phục  : Chưa có nguồn nào bảo đảm độ tin cậy 100% .
       Có nguồn tin nói : " Đoạn từ Sisophon về Xiemreap " - Tức là lộ 6 .
       Nhiều nguồn tin lại nói : " Đoạn từ Sisophon đi Batdomboong " - Tức là Lộ 5 .

 Hồi đó tôi được nghe và nhớ rằng : Tư lệnh ngồi xe Uoat - CCCP , chứ không ngồi xe thiết giáp đi từ Batdomboong lên tới gần Sisophon thì bị phục . Tức là bị trên lộ 5 .

  Có 1 số nguồn TT sau :

          + Bác " Hungf10 " - đang chốt đường tại đúng khu vực đó ( cách Sisophon 20km đi về Batdomboong , đường sắt sát đường lộ 5 - khúc cua , phía trong đường sắt có 1 dãy núi nhỏ ... ) thì đoàn xe của TL đi tới ... và Tóc_Oành M79 rồi Tằng tằng , Bùng_bình ...
 Chiếc Uoat trúng M79 , 1 người rời khỏi xe vẫy gọi ae chốt đường " ... bộ binh , ... lại chiến đấu ..." và ngã khụy xuống  , anh em đi cùng đưa đ/c lên M113 cấp tốc chạy về Sisophon ...
 Nhóm chốt đường của bác " hungf10 " , cùng LL bảo vệ của đoàn xe tiếp tục chiến đấu chặn địch trên núi đang bắn xuống ...
  Sau trận chiến , bác Hungf10 nhặt được chiếc mũ cối tàu , bên trong có khắc chữ " kiểu  chấm chấm bằng cái dùi "  chữ " Kim Tuấn " - trong đó chữ K và chữ T  viết hoa ...

           +  Bác " Zinbacau " xác nhận : Giữa tháng ba , bác Zin chạy xe REO ( GMC ) chở hậu cần F302 lên chợ Sisophon đổi lưới đánh cá cho đội đánh cá F ở biển hồ .
 Xong việc đã rủ nhau đi sân bay Batdonboong để thăm " mấy em " đội phẩu 7D mà bác ta quen từ hồi ở Kongpongcham . Rẽ vào lộ 5 , chạy khỏi Sisophon khoảng 20 km thì gặp trận địa phục vừa xảy ra ... còn khói lửa , ở " đoạn cua trái đường sắt sát đường lộ , phía tay phải có dãy núi nhỏ ... " Hỏi anh em , mới biết Tướng Kim Tuấn vừa bị phục - bị thuơng ...

           +  Bác NVH f309 cũng viết trong hồi ký " Cuộc chiến tranh bắt ... " : TL Kim Tuấn bị phục cách Sisophon 20km , đoạn " núi Thum núi Túi " " đường sắt sát đường lộ " thuộc địa bàn huyện Mongcôn_Brây .

           + Bác DungTSd1 đoàn 7704 sau này , chốt tại khu vực " khúc cua , đường sắt sát đường lộ 5 ... cách Sisophon gần 20km ... "   cũng được nghe dân K nói  : " Lục thum rất thum VN bị thuơng ở đây đầu năm 79 ... "
   ...
   Như vậy : TL  Kim Tuấn bị phục trên lộ 5 cách Sisophon khoảng 20 km có nhiều khả năng ĐÚNG hơn là bị trên lộ 6 từ Sisophon về Xiemreap.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: svailo trong 17 Tháng Mười Một, 2013, 11:26:32 pm
  ******88
    Những chuyện khôi hài được viết gần đây quanh sự kiện " Tướng K.T bị phục 1979 "

        * Ông " Minhnhat20051980 " viết ngày 30 tháng Một 2011 :
  " Trong lúc trà dư tửu hậu , tôi được nghe 1 ông trinh sát đặc nhiệm của bộ tên là ĐÍNH kể : Khi tướng KT bị phục , đơn vị ông ta ở gần đó đã được lệnh cấp tôc đi giải vây ... LL đi bảo vệ đoàn đã thuơng vong hết , chỉ còn 1 ông thông tin leo lên cây dừa là ... thoát chết ... "

   Đột nhiên ngày 08 Tháng Bảy 2013 ông Trinhtodinh " Trinh sát đặc nhiệm bộ TTM " nhảy vào la làng : " Mình là lính trinh sát trèo dừa tí chết đó đây ... , tôi là  Trịnh Tố Đính ..." .
  Còn cho luôn số liên lạc : 01674747488  !

        
        * Ông NVHf309 viết trong hồi ký ( nick  tai_lienson đã trích ) - tóm tắt là : .... Sáng 16/3/79 đoàn xe pháo Qd3 của tướng KT gp Batdomboong xong , đang cấp tốc tiến quân về gp Sisophon để ngăn chặn địch từ bắc và đông bắc K rút chạy sang Thái ... , đã bị phục kích , tổn thất nặng nề ... 1 số xe và pháo đi bị địch thu mất ...
  Sau này , đánh Tasanh Sanlot... , f309 đã lại ... thu lại được chính những khẩu pháo và xe đó của QD 3 ...(  ! )

  Không lẽ ông NVH không biết rằng f10QD3 và f5QK7 từ KongpongThom ( 8/1 ) theo lộ 6 lên gp Xiemreap ( 10/1 ) rồi giải phóng Sisophon và cửa khẩu quốc gia K. Poipet  11 - 12/1/79 .
13/1/79  E66F10QD3 từ Sisophon (lộ6) đã vào lộ 5 xuống gp Batdomboong
 F302QK7 và F31QD3 đã chiếm giữ CongpongThom và Xiemreap , làm chủ hoàn toàn lộ 6 ... rồi , thì ngày 16/1/79  QD3 còn hành binh lên chặn Sisophon làm gì nữa , địch còn đường nào mà chạy ? .

         *  Bác Vanphothotu có gửi ảnh 1 anh tên là Trần Mai C fó C2 Trinh sát Qd3 , là 1 trong 20 người TRỰC TIẾP đi bảo vệ Tướng KT ,  bị địch phục kích hôm 16/3 đó .
   Bác Vanphothotu có hứa " sẽ hỏi anh Trần Mai cụ thể trận đánh và kể chi tiết sau ... "
  Chờ mãi ... chờ mãi - Vẫn không tìm thấy " kể chi tiết sau ..." của bác Vanphothotu nằm ở chỗ nào ... ? ? !

   ...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:48:45 am
 Sau khi tướng Kim Tuấn hy sinh ( 16/2  ? ) trên đường từ Batdomboong đi Sisophon - Tư lệnh đi kiểm tra F31 tai Xiemreap , khoảng 1 tháng thì QD III ra Bắc . Để lại toàn bộ vùng Varin - núi Hồng cho ... " lính địa phuơng E88 " trấn giữ  ... trầy vi tróc vảy đủ 10 năm nữa ... chưa yên !
  

 Tư Lệnh Quân Đoàn III Tướng Kim Tuấn hy sinh ở đoạn Siem Reab đi Sisophon trên QL6 chứ bác?

 Bat Dambang đi Sisophon là hướng QL5, thời điểm đó thì hướng QL5 đoạn này hình như do F5 QK7 đảm nhiệm thì phải bác ạ. :D
  ******88
   ...
   Như vậy : TL  Kim Tuấn bị phục trên lộ 5 cách Sisophon khoảng 20 km có nhiều khả năng ĐÚNG hơn là bị trên lộ 6 từ Sisophon về Xiemreap.

Yta262 xin thêm 1 nguồn tài liệu khác để các bạn tham khảo: đường dẫn sau đây cuả báo quân đội nhân dân cho biết vị trí tướng Kim Tuấn bị phục là ở phum Tốc, xem bản đồ năm 1962 có 1 phum gần một ngọn núi nhỏ tên là phum Núi Tốc (phum Phnom Tauch, dịch tiếng Việt là phum Núi Nhỏ), và đúng ngay chỗ cua rẽ trái cạnh đường xe lửa như anh Zin Ba Cầu mô tả, cách đó vài cây số có ngọn Núi Lớn hơn 1 chút, phum Tốc nằm ở phiá Nam Sisophon khoảng 20 cây số, nằm ở phiá Bắc Battambang 45 cây số trên đường số 5:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/89/70/269/269/269/197352/Default.aspx (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/89/70/269/269/269/197352/Default.aspx)
"Ngày 16-3-1979, từ sở chỉ huy phía nam tỉnh Bát Tam Boong, ông cùng đoàn cán bộ đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của Sư đoàn 10, Sư đoàn 31, khi đến Phum Tốc, bắc Bát Tam Boong thì gặp địch phục kích. Mặc dù lực lượng địch bị tiêu diệt nhưng Tư lệnh Kim Tuấn cũng bị thương rất nặng, được chở bằng máy bay trực thăng về Thành phố Hồ Chí Minh để cứu chữa, nhưng ông đã không qua khỏi và trút hơi thở cuối cùng ngay trên máy bay vào sớm ngày 17-3-1979. Trước lúc hy sinh, ông nhận hết trách nhiệm về mình, dặn dò đồng đội và gửi lời xin lỗi gia đình ..."
(http://image.qdnd.vn/Upload//phucthang/2012/7/13/6444108620120713084732292.jpg)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:16:24 am
Chào bác svailo-Sự kiện đ/c TL Kim Tuấn bị thương rồi hy sinh đã được anh em trên VMH rất quan tâm và có nhiều ý kiến. Do thời gian đã 35 năm rồi nên trong trí nhớ không thể hoàn chỉnh được nên có ý kiến khác nhau và để kết luận thì tailienson đã trính nhật ký của đ/c trung tướng nguyễn quốc Thước nguyên TMT,TL trưởng qđ3 để mọi người tự tìm cho mình đáp số.
  Những tư liệu svailo đưa ra và phân tích rất có tính thuyết phục và tôi tin là đúng.
Đợt nhập nghũ với tôi có nhiều người ở vệ binh và trinh sát quân đoàn. Có những đ/c đi theo bảo vệ đ/c Kim Tuấn nhưng thực ra lúc đó họ còn là chiến sỹ nên nói đi đâu thì đi theo đó thôi chứ không biết tường tận,bản đồ thì không được sử dụng thì làm sao biết được đường số mấy ở đâu.Rất tiếc các đ/c này không tham gia VMH để có chính kiến của mình.
 Tuy nhiên đ/c Mai c phó trinh sát K28 qđ và một số đ/c vệ binh quân đoàn kể lại thì bị M79 nổ ngay trên trần xe yoát nên bị thương vào cột sống phần trên là hợp lý thì mới chết nhanh như vậy.Các đ/c còn nói trên xe có bác sỹ riêng của tư lệnh bị thương nữa.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 04:20:04 pm
Chào bác DucCuong, chào các bác.
Việc Tướng Kim Tuân hy sinh đã được trao đổi nhiều trên VMH
Và đây là chân dung của đồng chí Trần Mai người lính trinh sát quân đoàn 3, người đã từng hộ tống tướng Kim Tuấn lúc đó.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/m7991_zpsc3051e88.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/m7991_zpsc3051e88.jpg.html)
Và đây là chân dung của Trần Mai 36 năm sau:
Người đứng thứ hai từ trái sang(hàng sau).
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_7990_zps608b3732.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_7990_zps608b3732.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: svailo trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:27:15 pm
Chào bác svailo-Sự kiện đ/c TL Kim Tuấn bị thương rồi hy sinh đã được anh em trên VMH rất quan tâm và có nhiều ý kiến. Do thời gian đã 35 năm rồi nên trong trí nhớ không thể hoàn chỉnh được nên có ý kiến khác nhau ...
 ....
 Tuy nhiên đ/c Mai c phó trinh sát K28 qđ và một số đ/c vệ binh quân đoàn kể lại thì bị M79 nổ ngay trên trần xe Yoát nên bị thương vào cột sống phần trên là hợp lý thì mới chết nhanh như vậy.Các đ/c còn nói trên xe có bác sỹ riêng của tư lệnh bị thương nữa.

  ******88

   Xe U_oát ( Yoát )  Liên xô  - CCCP , nóc bịt bằng 1 lớp vải bạt chống thấm nước mỏng  . Không gian trong xe rất hẹp . Hai hàng ghế - trước ( 2 chỗ - 1 tài 1 phụ ) và sau ( 3 chỗ )  khá sát nhau .
  Đạn M79  tuy uy lực sát thuơng không quá mạnh - vì toàn mảnh nhôm  , nhưng " nổ trên trần xe " ở 1 khoảng rất gần đầu những người ngồi trong xe như vậy ... tôi nghĩ  tổn thất ngay tại chỗ sẽ  rất trầm trọng - vết thuơng sọ não là chủ yếu : gục hết !

   Chuyện qua lâu rồi , chỉ xin " suy luận " thế thôi  !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:36:29 pm
Trích hồi kí của trung tướng Nguyễn Quốc Thước

...."   Vào thời điểm sắp kết thúc nhiệm vụ trên chiến trường Cam-pu-chia, Bộ quyết định Quân đoàn 3 mở một đợt truy quét vào sào huyệt cuối cùng của bọn Pôn Pốt tại khu vực biên giới Bát Tam Bang, nơi tiếp giáp với Thái Lan, truy bắt bọn đầu sỏ đang thiết lập căn cứ để chuẩn bị đối phó với ta trên khu vực núi cao biên giới giáp Thái Lan, nhiệm vụ rất khẩn trương, để phối hợp trên toàn tuyến biên giới.
Sau khi trao đổi thống nhất ý định chiến dịch, lúc này chỉ có anh và tôi, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng. Riêng anh Phạm Sinh về họp tại Sài Gòn. Vào một ngày đầu tháng 3 năm 1979, anh giao nhiệm vụ cho tôi cùng một số trợ lý sáng hôm sau trở về Siêm Riệp đê giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 31 hiện đang truy quét và trấn giữ vùng Xiêm Riệp, nhanh chóng thu quân về Bát Tam Bang để tham gia chiến dịch, còn anh ở Sở chỉ huy tại Bát Tam Bang để chỉ đạo cơ quan tác chiến - tham mưu hoàn thành kế hoạch chiến dịch và các văn bản chiến dịch. Lúc này bọn Pôn Pốt tan rã nhưng ráo riết hoạt động phục kích tiêu hao ta trên tất cả các tuyến đường đi qua vùng rậm rạp và các phum sóc. Do đó mọi công việc chuẩn bị cho cuộc đi rất chặt chẽ với kế hoạch nghi binh chu đáo, có xe bọc thép, xe ô tô vận tải giả làm đoàn vận chuyển để nghi binh kế hoạch cơ động của cán bộ. Đột nhiên 4 giờ sáng hôm sau, anh gọi cơ quan dậy và phổ biến ý định mới. Anh nói, nhiệm vụ rất khẩn trương, anh phải trực tiếp về Siêm Riệp để giao nhiệm vụ cho đồng chí Tê - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 31 phải khẩn trương thu quân về cho kịp ngày N của Bộ, và để làm việc với Quân khu 7. Anh nói thêm: Ở nhà công việc chủ yếu là hoàn chỉnh các kế hoạch, mệnh lệnh, chỉ lệnh, việc này cậu Thước thông thạo hơn nên cậu Thước ở nhà để chủ trì cùng anh em chuẩn bị chờ mình về thông qua cho kịp, còn mình ở nhà không thạo làm kế hoạch. Với phong cách của anh rất kiên quyết, anh em đề nghị anh ở nhà chủ trì chung còn đồng chí Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng đi là đúng cương vị, chức năng. Anh nhất quyết không nghe và chỉ thị mọi người thực hiện đúng theo ý định của anh. Anh cùng một bộ phận cơ quan xuất phát và anh nói mình đi dần trước các lực lượng thiết giáp, xe vận tải lên tiếp tục đi theo sau. Và ngày 16 tháng 3 năm 1979, ngày đau xót của Quân đoàn, sự việc không ai mong muốn lại đã xảy ra: Anh bị thương nặng trên đưòng xuống giao nhiệm vụ cho đơn vị vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến tranh và anh vĩnh viễn ra đi để lại sự nghiệp dang dở của cuộc đời mà Đảng, Nhà nước đang đặt bao kỳ vọng ở anh. Trong bài thơ tiễn Quân đoàn trở về đất Mẹ làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới phía Bắc của đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo cuộc tổng tiến công, đã nhắc đến anh như một biểu tượng của tinh thần quốc tế của một “chiến sĩ cách mạng Việt Nam”. Cấp trên, đồng chí, đồng đội, bạn bè và gia đình cùng những ai quen anh, thậm chí nghe tên anh đều sững sờ với nỗi tiếc thương vô hạn, sự ra đi của anh là mất mát lớn đối với quân đội, đối với đất nước. Anh đột ngột, vội vàng ra đi không một lời vĩnh biệt, chia tay - nhưng hình ảnh của anh, sự nghiệp anh để lại mãi mãi vẫn trong trái tim của mọi người thân và đồng đội. Cầu chúc anh được thanh thản tại cõi vĩnh hằng. Xin anh hãy yên lòng khi các thế hệ đi sau của Quân đoàn 3 và Sư đoàn 320 vẫn tiếp tục noi gương anh, phát huy truyền thông của Quân đoàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới ngay tại nơi ra đời của Quân đoàn."

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2011
Email   


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:48:25 pm
Kính chào bác Svailo
Tôi đã ghi âm được cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Mai, ngươi hộ tống Thiếu tướng Kim Tuấn nhưng do máy bị lỗi không lấy ra được. Một bạn khác của chúng tôi có quay lại cuộc nói chuyện đó bằng điện thoại song từ bữa chia tay đến nay bạn tôi đi công tác xa chưa găp được. Vẫn biết mình thất lễ.Mong bác thông cảm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: svailo trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:37:42 pm
Kính chào bác Svailo
   Tôi đã ghi âm được cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Mai, ngươi hộ tống Thiếu tướng Kim Tuấn   nhưng do máy bị lỗi không lấy ra được. Một bạn khác của chúng tôi có quay lại cuộc nói chuyện đó bằng điện thoại song từ bữa chia tay đến nay bạn tôi đi công tác xa chưa găp được. Vẫn biết mình thất lễ.Mong bác thông cảm.

  ******88
    Vâng ! Kính chào bác Vanphothotu  .
  Thật tuyệt vời   với những thông tin RẤT  HOT đó của  bác .
 Trong lúc đang chờ  Video Clip   để post nguyên văn , xin bác cho ngay 1 bài " tóm lược cơ bản " như 1 lời mở đầu , dẫn chuyện trước đi ạ !
   Một TL Quân đoàn xông xáo , quyết đoán , nhạy bén và dám chịu trách nhiệm như vây ... thật vô cùng đáng tiếc  !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Mười Một, 2013, 07:47:01 pm
                                     Hành quân về đường 3

Thời gian năm tháng đã lùi xa, tôi không thể nhớ rõ sư đoàn bộ 320 ở cầu sắt thêm 1hay hai ngày nữa chỉ biết gần sáng chúng tôi lên xe ô tô hành quân cùng sư đoàn bộ.Đến bến phà congphongcham tất cả xuống xe để lên phà. Kho thóc nơi chúng tôi đặt đài quan sát vẫn cháy, khói vẫn nồng nặc nghe đâu kho này cháy mấy tháng liền sau đó không ai dập.Trời vẫn chưa sáng, sóng nước Mê công mênh mông vẫn âm thầm chảy đưa đoàn quân giải phóng sang sông.Tôi lấy tay vục nước cho đỡ tỉnh ngủ chợt nhớ hình ảnh trận chiến vượt sông cách đây 2 ngày có bao chiến sỹ đã nghã xuống làm dòng sông phải thay màu ,đỏ ngầu sôi sục.Phà cập bến, mọi người hối hả lên xe ,con đường bị pháo ta băm dập tạo nên  những ổ gà làm xe lắc lư.Hàng phượng chạy theo con đường vào TP đây rồi. khi đặt đài quan sát chúng tôi vẫn thấy TP này rất nhiều cây phượng .Tôi rất tiếc do trời chưa sáng nên không nhìn thấy được vẻ đẹp của thành phố cổ kính này chỉ biết đây là cố đô có từ thời xa xưa và được pháp xây dựng lại vào hồi đầu thế kỷ.Tạm biệt TP congphongcham, tạm biệt bến phà và dòng sông không bao giờ quên trong ký ức, đoàn xe lại hối hả tiến về hướng có tiếng súng nổ.
   Đi qua ngã ba sê cun đ/c đại đội trưởng ngồi cạnh nói nơi này đã xảy ra giao tranh giữ dội giữa Miên và F10(hồi bên đó chúng tôi gọi địch là Miên chứ không gọi Pốt như các đ/v khác ).Đại đội trưởng của tôi khá đẹp trai người Quảng xương Thanh hóa rất hay làm thơ, có bài thơ nào mới ra đời là cho tôi đọc ngay.Tôi rất ấn tượng về đ/c đại đội trưởng trẻ trung mới tốt ngiệp khóa ts trường sỹ quan lục quân 1 này do bởi sự gan dạ thông minh và táo bạo trong nhiều lần cùng đi bám địch hay luồn sâu  cùng anh. Ví dụ khi cắt đường đụng chốt địch thì cứ lùi lại chỉ cần đủ vòng qua chốt thì tiếp tục góc phương vị cũ mà đi bởi thực tế một chốt chỉ quan sát và giữ được trong một khoảng nhất định nếu vòng rộng quá thì sẽ gặp chốt khác.Do có nhiều quyết định chính xác nên anh em trong đ/v thích cùng đi  với đại đội trưởng hơn các đ/c cán bộ đại đội khác.Hồi mùa mưa ở cao điểm 200 tôi thường tìm cách mắc võng gần anh để được nói chuyện và được nghe đài vào buổi đêm.Ngồi trên xe anh kể chuyện người yêu tên là Lan quê ở Quỳnh lưu nghệ an đang học năm thứ 3 khoa sử đại học tổng hợp. Mối tình này  đang gặp khó khăn do bố người yêu chưa đồng tình. Cặp này lấy nhau là một thiên tình sử nếu có dịp tôi sẽ kể các đồng đội nghe.
   Mãi đến trưa chúng tôi mới đến bến phà phrech đam đây là điểm cuối cùng của đường7. Dòng sông này trên bản đồ gi là tong le sap hình như chảy từ biển hồ xuống rồi chạy dọc đường 5 về Nongpenh.Chúng tôi xuống xe dừng khá lâu bởi vượt sông bằng phà tự hành bánh xích gsp của Liên xô chỉ chở được từng chiếc ô tô một cùng khoảng 25-30 người. Xe tăng của sư đoàn (lữ 273 tăng cường ) có khoảng chục chiếc tự bơi sang sông chỉ thấy trồi ụ pháo, tôi nhớ có người nói đây là xe tăng đời mới của Nga pt76 hay pt85 gì đó.Quãng sông này rộng chừng 400m nước chảy không xiết như sông Mê công đoạn chảy qua TPcông phông cham.Nhìn cảnh sư đoàn vượt sông hôm đó tôi lại nhớ trận vượt sông hôm 6/1 ở công pongcham,lần đó bi hùng bao nhiêu thì lần này hoàng tráng bấy nhiêu.Trong quá trình hành quân hàng trăm km và chờ ở bến phà chúng tôi tuyệt nhiên không thấy người dân nào,có lẽ họ đi lánh nạn chưa về.
  Trong lúc chờ đợi sang sông chúng tôi tìm nơi bóng mát nhai lương khô.Ở đây có một hình ảnh tôi không bao giờ quên đó là giữa “rừng” bộ đội đang chờ sang sông có một cô gái rất đẹp, da trắng má ửng hồng có lẽ do hôm ấy trời rất nắng đứng ở dưới bóng cây bàng ven sông(con gái k đa phần da đen) . Bên cạnh cô là đ/c lê Nông chủ nhiệm chính trị sư đoàn cùng một số đ/c trong ban địch vận. Tôi không hiểu nổi giữa trận mạc thế này lại có một cô tiên giáng trần đi cùng đ/v chủ lực tiến vào mặt trận mà hồi ở Mimut 100% tôi khẳng định không có một ai là nữ cả.Tôi còn nhớ như in cô mặc áo quần màu cỏ úa của thanh niên xung phong đầu đội mũ tai bèo nói tiếng Căm phu chia và nói cả tiếng việt nữa nhưng chưa sõi .Chẳng hiểu lý do gì mà cô khóc nhiều quá,bao nhiêu người sỹ quan đến giỗ dành nhưng cô im lặng chỉ một tý rồi lại khóc nức nở hình như cô đang xúc động mạnh cái gì đó. Đôi mắt luôn mở to đen tròn như hạt nhãn chỉ nhìn xuống dòng sông tong le sáp mà khi đó có mấy xe tăng lữ 273 đang tự bơi sang. Khoảng một tháng sau trên mặt trận đường 3 tôi may mắn được gặp lại người đẹp một lần cuối cùng khi cô đang đứng trên bục cầm mi cro đọc lời kêu gọi của mặt trận cứu nước Campuchia trước dân trong núi đang lũ lượt trở về bản quán.Đứng cạnh cô vẫn là mấy đ/c ở ban địch vận. Giọng đọc của cô trong trẻo mạch lạc rõ ràng của một người có học .Lúc này tôi thấy cô như một người chỉ huy chứ không yếu đuối như hôm vượt tonglesap.Cuộc đời cô gái Cămpuchia này về sau có lẽ sẽ là một cuốn tiểu thuyết hay nếu nhà văn k nào tìm biết được.
   Chờ mất khoảng 2 giờ chúng tôi mới sang sông được.Lên khỏi bờ là đường quốc lộ số 5 của bạn.Đường được dải nhựa mặt đường to và tốt hơn đường 7 chúng tôi rẽ trái chạy khoảng 2 giờ thì đến TP Nongpenh. Lúc này đã về chiều chúng tôi nghỉ lại dưới chân cầu sập .Đây là một chiếc cầu dài rất đẹp bắc từ thành phố qua sông không hiểu sao bị gãy sập mất mấy nhịp ở giữa. (có người thì nói cầu sập do máy bay ta ném bom ,có người thì nói sập từ hồi đánh mỹ, do máy bay mỹ ném bom…duccuong rất muốn ai biết thì giải thích hộ).
   Cảnh tượng đầu tiên trong mắt mọi người là thành phố Pnong penh rất đẹp nhưng hoang vắng (không tàn vì không có dấu hiệu chiến sự xảy ra nơi đây).Chúng tôi chỉ đủ thời gian đi loang quang mấy phố gần nơi trú quân bởi sợ lạc vì trời đã sắp tối nhưng tuyệt nhiên không gặp một ai kể cả bộ đội ta ở đ/v khác.
   Đêm đầu tiên ở thủ đô Pnong pênh cả đại đội ngủ dưới chân cầu sập. Dĩ nhiên sư đoàn bộ 320A cũng nghỉ loang qoang khu vực này.(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 22 Tháng Mười Một, 2013, 09:28:59 pm
    xuanv338 chào duccuong. chào các bác tham gia trang. duccuong cũng đang thả hồn mình về trong ký ức chiến trường K. Những bài viết của duccuong cũng đầy bi tráng chẳng kém lãng mạn của người lính trận. Cảm ơn duccuong đã tới nhà động viên xuanv338. và cũng bực mình vì cái tính kể chuyến hay vòng vo tam quốc của Cb. Đó là một cá tính riêng duccuong ạ!

    À hôm nay mấy anh em vùng quê xứ Nghệ gặp mặt giao lưu thật vui phải không? xuanv338 đợt này bận việc nên đã không cùng các anh trong ban liên lạc 341 Thái Bình vào xứ Thanh. nếu đi được nhân tiện chuyến đi biết đâu lại được vào thăm xứ Nghệ.

    Dịp nào đó có điều kiện, mời mấy anh em trong đó ra Thái bình thăm đất lúa. duccuong đã được gặp bác tranphu341 rồi chứ! anh ấy thật hiền và mến khách.

    xuanv338 chúc duccuong mạnh khỏe. viết bài hay.

    

  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Mười Một, 2013, 10:04:19 pm
Chào chị xuanv338 - Anh vanthang341 ra Thanh hóa dự lễ họp mặt kỷ niệm sư đoàn, gé vào thăm nhà Đức Cường và phavothotu.Hai anh em quê Nghi lộc trưa nay ngồi hầu riệu bác vantthang rất vui nên cũng mệt. Bác vanthang tỉu lượng xếp hàng danh thủ, nhưng bọn em là đội chủ nhà cũng phải cố theo cho nên chiều nay cả hai duccuong -vapho đều mất sức chiến đấu.
  Nếu có dịp mời chị gé vào nhà duccuong -vapho chơi xem "quê choa rứa nạ" thật hư thế nào nhé. Ngày 27/11 này duccuong mới vào SG sẽ bố trí tgian vào thăm anh chị  vetran-anhtho.
  Chào chị.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 23 Tháng Mười Một, 2013, 04:43:15 am
                                     Hành quân về đường 3
...
  Chờ mất khoảng 2 giờ chúng tôi mới sang sông được.Lên khỏi bờ là đường quốc lộ số 5 của bạn.Đường được dải nhựa mặt đường to và tốt hơn đường 7 chúng tôi rẽ trái chạy khoảng 2 giờ thì đến TP Nongpenh. Lúc này đã về chiều chúng tôi nghỉ lại dưới chân cầu sập .Đây là một chiếc cầu dài rất đẹp bắc từ thành phố qua sông không hiểu sao bị gãy sập mất mấy nhịp ở giữa. (có người thì nói cầu sập do máy bay ta ném bom ,có người thì nói sập từ hồi đánh mỹ, do máy bay mỹ ném bom…duccuong rất muốn ai biết thì giải thích hộ).
...
Cầu này tên là Croy Changva, thời điểm 1979 quân ta đánh giải phóng K thì cầu này dân điạ phương đã gọi là cầu sập rồi:
(http://photos.wikimapia.org/p/00/00/60/40/51_big.jpg)

Yta262 trước dây cũng có tìm hiểu và được biết cầu bị đánh bom phá hủy năm 1973 - 1975, không ai biết Khmer đỏ hay Lon Nol hay ai phá nó, chắc chắn một điều là không có nguồn nào nói là bộ đội ta phá cả bác Đức Cường. Yta262 tra google thì đa số cho là Khmer đỏ phá, không có trang mạng nào hay diễn đàn nào kể cả các trang mạng và báo chí phương Tây cho là bộ đội VN ta phá cầu đó cả. Hôm cầu sập có người thuật lại là có 1 gã đàn ông đâu xe hơi lại rồi bỏ đi, sau đó chiếc xe phát nổ phá hỏng nhịp giữa cầu. Sau này Nhật và các nước Pháp Úc v.v... đã viện trợ tái thiết xây lại cầu cho dân K.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 23 Tháng Mười Một, 2013, 07:30:04 am
Cảm ơn yta262 đã vẫn cùng duccuong hành trình đến Pnongpeenh. Duccuong khi viết bài này mới thấy tiếc tại sao hồi còn ở bên đó không tìm hiểu nguyên nhân chiếc cầu vĩ đại đẹp như vậy lại bị đánh gãy cũng như lý lịch của nó.Nhưng chắc rằng chiếc cầu sẽ là nhân chứng lịch sử của diễn biến chính trị quốc gia k trước đó.
  Duccuong cũng nghĩ nguyên nhân chiếc cầu bị đánh sập như bác đã trao đổi,tức là không liên quan đến sự kiện chiến tranh biên giới tây-nam.
  Duccuong muốn hỏi hình chụp trên cầu là ai,có phải yta262?
  Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 23 Tháng Mười Một, 2013, 11:15:58 am
Chào DucCuong.Thời điểm ấy D4, e 52, F320 chốt cách cầu sập khoảng 1 km(Vì từ chỗ đóng quân nhìn lại phía sau thấy cầu sập rõ lắm). D4 đóng ngay mép sông, cạnh một bến phà nhỏ. Đồn trú lại thủ đo một ngày một đêm.Sáng hôm sau, vượt sông bằng phà sang truy quyét mạn bắc sông.Còn nhớ, bọn vận tái tiểu đoàn 4 lấy một quả mìn (chẳng rõ là mìn gì, hình như DH10) thả xuống sông đánh cá.Nghe nói cá nhiều lắm.
Mấy ngày sau lại vượt sông quay trở lại thủ đô và hành quân rất gấp lên đường 3.Gấp đến nỗi có 3 thằng đi dạo quanh thủ đô không kịp về để hành quân.Đến mãi sau tết bọn tôi được tiểu đoàn cử quay lại thủ đô đẻ tìm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: dksaigon trong 23 Tháng Mười Một, 2013, 11:23:09 am

F302 và e88 đáng lẽ ra cũng đã được tham dự đánh vượt sông bằng sức mạnh vào ngày 6/1/1979 cùng với f320 cuả QĐ3 rồi, nhưng các bác e64 đã giải quyết trận Kampông Chàm quá đẹp nên không cần đến e88. Khiến cho tên bộ trưởng quốc phòng Son Sen (nhân vật thứ hai cuả Khmer đỏ, chỉ đứng sau Pôn Pốt 1 bậc) cũng đã ôm hận bỏ chạy thụt mạng. Như bác Nguyễn Trọng Luân và bác Vaphothotu có nhắc, đây là trận vượt sông bằng sức mạnh lần thứ nhất (và hy vọng cũng là lần cuối cùng) trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, f320 là quả đấm thép đập nát bộ máy thống trị tàn bạo cuả bọn diệt chủng chỉ trong 1 muà chiến dịch thôi. Năm 1972, f320 cũng đã từng đánh vượt sông Thạch Hãn, nhưng nói cho cùng, dù sao quân Khmer đỏ nói về thế và lực so với QĐNDVN thì không thể so sánh như tương quan giữa quân đội VNCH và QĐNDVN được.

Năm 1972 đó bác Tuanb, e88 cũng đánh vượt sông vào thành cổ Quảng Trị, rồi bật ra, nếu như Son Sen mà tử thủ như kiểu quân đội VNCH thì chắc hẳn e88 đã được dịp hội quân cùng với f320 một lần nữa làm lại 1 trận thành cổ Quảng Trị trên đất K., ôi quả đấm thép và hổ xám miền Đông cùng ra tay thì chắc hẳn Kampông Chàm rồi cũng nát như tương như Quảng Trị. Tướng Kim Tuấn cuả QĐ3 đã chọn đúng f320 đánh vượt sông Mê Công có lẽ cũng nghĩ tới kinh nghiệm đánh vượt sông Thạch Hãn cuả f320 vào năm 1972? f302 cũng tuyển đúng e88 vào trận vượt sông Mê Công cũng dựa vào kinh nghiệm cuả e88 trong trận đánh Quảng Trị 7 năm về trước?

Thật ra khi yta262 sang sông Mê Công sau ngày 7/1/1979 thì bờ tây sông Kampông Chàm không phải nát bét hết các bác ạ, dãy phố biệt thự dọc bờ sông vẫn còn nguyên, khu vực trung tâm thành phố và nhà cửa công thự đường xá cầu cống dọc lộ 7 vẫn chưa bị tàn phá gì mấy đó chứ. Chỗ bị nát bét chắc chỉ có đoạn sông quanh bến phà Tônlê Bét (đúng là cái tên nghiệt ngã: Tônlê Bét bị pháo 2 bên băm cho nát bét ra) ở khu vực Nam Kampông Chàm nơi Son Sen bố trí quân thôi. Yta262 còn nhớ là khi xe  pháo e262 chạy dọc bờ Tây sông Mekong vào sáng 8/1/1979 thấy bờ rất dốc, có cảm tưởng như đang đi qua đèo, xe chạy qua hàng phượng vĩ và các biệt thự Tây nhìn xuống dòng sông Mê Công đoạn ở Kampông Chàm rất đẹp. Các bạn đi Kampông Chàm để ý xem hiện nay ở Kampông Chàm vẫn còn nhiều biệt thự và dãy phố xây vào thời Pháp thuộc dọc bờ sông vẫn còn đó, nếu năm 1979 lữ 40 cuả QĐ3 mà băm cho nó nát bét thì còn gì các biệt thự Tây này? Trong bài Tròn 3 Năm Lính cuả bác Nguyễn Văn Lạc cũng có đoạn nhắc đến Kampông Chàm: "Xuôi Kampông sông Mê Công, Đêm trăng soi bóng nước mơ màng ...". Kampông Chàm trong ký ức cuả những người lính f302 vẫn còn mơ màng lãng mạn lắm chứ, không đến như các CCB f320 đã viết về sông Thạch Hãn: "Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ, Ở dưới đáy sông bạn tôi nằm". Dưới đáy sông Kampông Chàm cũng có nhiều liệt sĩ f320 nằm, các bác cựu thăm chiến trường xưa nếu có dịp sang sông đoạn Kampông Chàm nhớ cho yta262 thắp ké một nén hương cho những đồng đội cuả bác Đức Cường đã oai hùng ngã xuống cho anh em mình vượt sông an toàn vào năm 1979 nhé.

Đọc ở đoạn này
"Trận đánh lịch sử vượt sông Công pông chàm
(phần 2)
...
Trời sáng dần. Bằng mắt thường đã phát hiện các mục tiêu chính bên kia sông. Từ giờ phút này trở đi đường dây liên lạc với trung đoàn 64 và các trận địa pháo được lệnh ưu tiên số một.
5 giờ 45 phút, Sư đoàn trưởng lệnh pháo bắn chuẩn bị. Trong khi các cỗ pháo vồng cầu chụp xuống trung tâm chỉ huy của địch, thì các trận địa pháo bắn thẳng dồn dập vào tuyến công sự sát mép nước của địch. Xe tăng T54 cùng tiến ra bờ sông dùng pháo 100 ly tham gia "dàn nhạc". Trong lịch sử chiến đấu của Sư đoàn có lẽ chưa bao giờ thấy mật độ hỏa lực tập trung và có hiệu quả nh thế. Những tiếng nổ chồng lên nhau, kéo dài, rền vang. Hai chiếc ca nô lớn của địch bị bần cháy ngay từ loạt đạn đầu. Lửa và khói cuộn lên, che lấp tầm nhìn của quân địch. Bầu trời Công Pông Chàm ngập trong biển lửa, các tuyến hỏa lực sát mép nước và bờ đối diện bị đập nát, sở chỉ huy của tướng Xon Xen bị rối loạn."


Khúc sông Mekong đoạn bên bờ đông bến phà Tà lê bách rộng hơn 1km nhì sang bờ tây TX KPCham làm sao nhìn thấy mục tiêu (các hầm pháo) của quân Pốt bằng mắt thường được!?  :D

Mình đọc ở sử QĐ3 có nói trong vòng 1 giờ đã bắn hơn 6 ngàn quả pháo các loại, trên phòng tuyến của quân Son Sen khoảng 1km dọc bờ sông thì quả là bão lửa nhưng như đoạn sử 320 viết:"các tuyến hỏa lực sát mép nước và bờ đối diện bị đập nát, sở chỉ huy của tướng Xon Xen bị rối loạn" thì cũng chỉ bắn thẳng chủ yếu ở mép nước mà thôi! bằng chứng là hàng phượng vĩ vẫn nguyên vẹn ở ngay trên bờ dọc theo bến sông mà dưới những hàng phượng đó là những hầm pháo rộng lớn cách nhau chỉ khoảng chục mét không thấy dấu vết bị pháo ta dập và dãy phố lầu dọc theo bến sông vẫn nguyên vẹn. và:
"Sau cơn choáng váng vì cơn bão pháo, địch bắt đầu hồi lại, chúng phát hiện được những chiếc thuyền đang lao như tên trên sông. Súng địch phát hỏa, bước đầu  còn chệch choạc, dần sau càng xoắn sít tập trung. Ra giữa sông, mới thấy khoảng cách còn lại là lớn. Những khoảng cách trong chiến tranh không chỉ đo bằng đơn vị chiều dài thông thường, hệ số bom đạn đã nhân nó lên gấp bội. Dới những trái đạn pháo 85 ly, ĐKZ, những chùm 12,7 ly, đại liên, súng cối các loại... mặt sông oằn lên sục sôi".

Nếu dập được phần lớn hỏa lực (các ụ pháo địch) thì đâu có chuyện pháo địch bắn "dần sau càng xoắn sít tập trung" như vậy!?

Suy ra trận pháo sức mạnh này chủ yếu bắn trấn áp dọc theo mép nước cùng với đạn khói mù để bộ binh vượt sông đổ bộ đánh chiếm TX mà thôi. Với thời gian quá hẹp chắc rằng khó mà có đề lô chính xác (và cũng không có kiểu L19 bay trinh sát trận địa), phía bên bờ đông Tà lê bách thì lộ 7 chạy thẳng đến bến phà là hẹp một bên phía thượng nguồn là bàu nước, đầm lầy, bên trái phía hạ nguồn địa hình cũng không bằng phẳng trống trải để triển khai đội hình lớn dàn ngang được. Muốn quan sát được phía bên thị xã phải ở ngay bờ đông ban ngày sáng rõ chỉa ống dòm quan sát e rằng cũng khó phát hiện các hầm pháo dưới hàng phượng vĩ được!?  ;)

Theo hồi ký của Shihanouk thì PonPot có kế hoạch di tản chiến thuật bỏ ngỏ PhomPenh (điều này nay có thể xác nhận là có khả năng đúng?) nhưng cũng phải tổ chức phòng tuyến Kampong Cham để chặn cánh quân từ hướng này bao vây PhnomPenh cắt đường rút lui của bộ sậu PonPot về hướng Pua sát biên giới Thái và với ý đồ đó nên Son Sen cũng không...tử thủ Kampong Cham, với thời gian nổ súng của QĐ3 từ 5g45 đến 10g30 chiếm được TX thì thời gian này cũng đủ để bộ chỉ huy của Son Sen rút bỏ trận địa phòng tuyến Kampong Cham và "Gắng gượng sức tàn, Xon Xen thúc một tiểu đoàn lợi dụng trảng dừa phía nam thị xã phản kích. Chúng gặp tiểu đoàn 1, đang trên đà tiến công, đành phải bật ra trảng trống. Lúc này kho bom đạn cũng nổ dữ dội. Những đám cháy khổng lồ thiêu hủy chút hy vọng cuối cùng của Xon Xen." thì chắc chắn bộ chỉ huy của Son Sen nằm ở cái phum cách bến phà TX xuối về hạ lưu khoảng 2km, trên lộ 223 chạy dọc sông đến huyện Coong Mia rồi theo đường 70 ra ngã 3 Scun thoát về hướng Prek Dam, Udong, Kampong Chnang

Chuyện đánh cận chiến trong TX như đoạn viết của F320 e rằng...cũng không dữ dội gì! vì...không thấy dấu vết đổ nát gì, TX Kampong Cham hầu như nguyên vẹn, trong TX chỉ có khu vực kho đạn của quân Pot cách bến phà khoảng 500m chếch vào trong về hướng thượng nguồn Mekong là đổ nát trong bán kính khoảng 50m (khu này nhà cửa cũng thưa rộng toàn là kiểu nhà sàn biệt thự của quan chức thời Lon Non (?)) vì kho đạn này bị F5 ta đánh bom trúng, cái kho đạn này trước là cái rạp hát thời Shihanouk tuy bị nổ tanh banh, nhưng vẫn còn dấu vết nhận ra được!

Còn chuyện dân K thì ở các thị trấn, phố xá đều bị Khmer đỏ quy thành phần đưa đi các công xã ở vùng tây KPC ráo, chỉ có dân tại chỗ là dân loại 1 ở các phum sâu hẻo lánh thì làm sao trên đường giải phóng K mà gặp đông đảo được!? ;)   


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 23 Tháng Mười Một, 2013, 01:22:35 pm
Gửi bác dksaigon-Rất cảm ơn bác dksaigon đã có những nhận định và phân tích chiến thuận chính xác. Địch phòng ngự bờ sông nên pháo binh ta chỉ bắn vào trận địa phòng ngự chạy dài khoảng 2km theo bờ sông và vào phía sau nơi có trận địa pháo của địch(phản pháo). Cũng như TP pnong phênh hay khu vực đền ăng co ta không hủy diệt TP congpongcham để còn giữ thành quả lao động và di tích văn hóa cho đất nước họ.chỉ cần một viên đạn pháo"lạc đàn" thì bị cánh trinh sát pháo binh chỉnh ngay vì họ ở ngay bên này bờ sông.Bác dk sgon biết đó trước lúc sang làm nhiệm vụ quốc tế mọi đ/v và chiến sỹ đều học thuộc 9 điều qui định nên không dám bắn phá lung tung khi chưa có lệnh và  càng không có nạn trấn lột cướp bóc của dân vì ai cũng sợ ra tòa án binh. ở ngoài bắc thời điểm đó ai mà bị tước quân tịch hay đào nghũ thì rất khó sống với xã hội và ngay với cả gia đình mình,dòng tộc mình nên các "chú" lính chiến cứ chịu khó  chỉ có một lối đi "nhất xanh cỏ" may mắn thì trở về thôi.
  Có lẽ như bác nói dân bị pốt lùa đi nên không gặp người dân nào là phải.cả hàng trăm km trên đường nhựa qua bao thôn xóm thị tứ mà không gặp ai thì cũng lạ nhưng đó lại là sự thật.
  Bác chất vấn sử của sư đoàn 320a viết" đoạn sông rộng hơn 1km mà mắt thường vẫn nhìn thấy được các công sự chiến đấu ?" thưa bác là trong chương trình dự báo thời tiết người ta hay nói tầm nhìn xa trên 10km đúng không ặ ?vậy thì khi trời quang mây tạnh trong phạm vi <2km ta sẽ phân biệt rõ người đi bộ hay đang chạy chứ chưa nói đến hỏa lực khi bắn thì khói um lên.
  Rất mong được nghe những lời bình luận nhận xét sắc sảo của bác nhớ thư thoảng gé thăm đời quân ngũ nhé.Lâu nay bác ẩn dật ở đâu mà hôm nay mới thấy lên tiêng nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 23 Tháng Mười Một, 2013, 05:46:34 pm
                                    Hành quân về đường 3
...
  Chờ mất khoảng 2 giờ chúng tôi mới sang sông được.Lên khỏi bờ là đường quốc lộ số 5 của bạn.Đường được dải nhựa mặt đường to và tốt hơn đường 7 chúng tôi rẽ trái chạy khoảng 2 giờ thì đến TP Nongpenh. Lúc này đã về chiều chúng tôi nghỉ lại dưới chân cầu sập .Đây là một chiếc cầu dài rất đẹp bắc từ thành phố qua sông không hiểu sao bị gãy sập mất mấy nhịp ở giữa. (có người thì nói cầu sập do máy bay ta ném bom ,có người thì nói sập từ hồi đánh mỹ, do máy bay mỹ ném bom…duccuong rất muốn ai biết thì giải thích hộ).



Anhtho trên cầu Chroy Changva một chiều chủ nhật tháng 8/1982
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/IMG_0614_zpsa71fa92a.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/IMG_0614_zpsa71fa92a.jpg.html)

Chào bác chủ và các bác đang tham gia hành quân rôm rả trên chiến trường cũ. Từ năm 1979 đến 1984, đơn vị vận tải của tôi (Binh trạm 179 - cục vận tải TCHC) chiếm lĩnh một phần cảng Phnompenh và cảng nhỏ trước Watphnom (chùa đất)làm chỗ neo đậu phương tiện thủy và xuống hàng cho mặt trận 479 nhưng nơi tôi ở binh trạm bộ đóng gần Chroy Changva 1km về phía Oudong quốc lộ 5 (National Higway Five). Hơn thế nữa cây cầu này cũng là một trong những nơi Vetran tôi hẹn hò với Anhtho mỗi chiều chủ nhật. Do vậy các bác nhắc đến cầu sập làm tim tôi lại bồi hồi. Nơi ấy vừa mát, lại tình tứ vì bên cạnh cũng có nhiều cặp đôi hò hẹn gồm các cặp đôi Koongtop Việt Việt, cặp đôi thanh niên nam nữ K và đặc biệt có cả các cặp đôi Koongtop Việt với Consray Kampuchea mà trên khuôn mặt ai cũng rạng rỡ yêu đời khi mua khô mực, hến phơi khô, hạt dẻ, thậm chí có cặp mua nguyên một con cá lóc nướng trui chấm mắm me uống với nước thốt ngọt hoặc chua (tức thotnot êm, chu) cùng nhau dựa vào thành cầu nhâm nhi tình tứ. Sau vụ một cặp tình nhân người Việt buộc tay nhau nhảy cầu thì chính quyền làm lan can chắn nơi cầu gãy và có nhân viên túc trực mỗi chiều, thổi còi kịp thời khi có người có ý đinh tiến ra sát mí dầm cầu gãy. Ngày đó tôi tìm hiểu qua một sĩ quan cùng quê ở cục II đóng quân ở gần điện Chamcamon thì được biết: Chroy Changva Bridge là cây cầu do Liên Xô xây cho Kampuchea, bị đánh sập năm 1973 với mục đích ngăn quân Khơ me đỏ từ các tỉnh phía Bắc vượt qua huyện Phumi Chroy vào đánh chiếm thủ đô Phnom Penh. Không biết ai đánh nhưng cũng có thông tin khá tế nhị mà lúc này chúng ta không muốn đề cập tới nữa. Cuối năm 1984 trước khi về Việt Nam, hững lần lên cầu, tôi đã chứng kiến chuyên gia Liên Xô khảo sát hiện trạng cây cầu nhưng không hiểu lý do gì mà họ không khôi phục lại

Cầu  Chroy Changva ngày nay nó là một trong những cửa ngõ chính từ các tỉnh phía Bắc đi vào Thủ đô và nó thường bị ách tắc vì sự gia tăng nhanh chóng lưu lượng xe. Chính phủ Campuchia nhìn nhận:  "Đường xá, cầu là mạch máu kinh tế của đất nước" và phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Cầu Chroy Changva  Mới được xây dựng theo một khoản vay từ Trung Quốc và chính phủ Nhật chỉ định nhà thầu xây dựng từ  năm 2011 và khánh thành cuối năm 2012 trở thành cây cầu hữu nghị Căm pu chia - Nhật Bản (Cambodia – Japan Frenship Bidge). Cầu mới Choy Changva góp phần giải quyết sự ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương giữa các vùng và tỉnh lân cận với Phnôm Pênh.

Vì thới gian cũng đã qua hơn 30 năm, trong tâm thức Vetran và Anhtho vẫn in đậm dáng hình cây cầu mất hai nhịp giũa trên dòng Tonlesap. Vì không có điều kiện trở lại chiến trường xưa nên không được "thực mục sở thị" cây cầu mới nhưng xem trên Google Map Satellite thì hình như cây cầu cũ vẫn còn để làm di  tích nhưng mố cầu đã bị cắt để tranh hậu họa, không biết có đúng không, bác nào đi thăm chiến trường xưa bật mí cho anh em biết với



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: dksaigon trong 23 Tháng Mười Một, 2013, 06:33:18 pm
Gửi bác dksaigon...

  Bác chất vấn sử của sư đoàn 320a viết" đoạn sông rộng hơn 1km mà mắt thường vẫn nhìn thấy được các công sự chiến đấu ?" thưa bác là trong chương trình dự báo thời tiết người ta hay nói tầm nhìn xa trên 10km đúng không ặ ?vậy thì khi trời quang mây tạnh trong phạm vi <2km ta sẽ phân biệt rõ người đi bộ hay đang chạy chứ chưa nói đến hỏa lực khi bắn thì khói um lên.
  

Vâng, nghe dự báo thời tiết nói "tầm nhìn xa..." trên biển thì mình không biết nhìn thấy những gì? nhưng mình từng đứng cả ở hai bên bờ ban ngày mà nhìn qua bờ bên thấy tít mù! (dĩ nhiên nếu pháo nổ lửa khói nháng lên thì thấy được!) ;)

Đây là đoạn phía trên đầu TX KPCham nơi hẹp nhất, đứng gần mép nước nhìn bờ bên kia thấy thế này

(https://lh3.googleusercontent.com/--36nTjGxxSc/UooxD9zvuOI/AAAAAAAABKY/CgJsQ8fub3A/w640-h360-no/IMG_0153.JPG)

***
"Cầu Chroy Changva  Mới được xây dựng theo một khoản vay từ Trung Quốc và chính phủ Nhật chỉ định nhà thầu xây dựng từ  năm 2011 và khánh thành cuối năm 2012 trở thành cây cầu hữu nghị Căm pu chia - Nhật Bản (Cambodia – Japan Frenship Bidge)."
 
@vetran: Cầu sập được xây mới gọi là cầu Nhật Bản do Nhật viện trợ xây hồi những năm 90 bác ạ! năm 2008 tôi đã đi XR qua cầu này. Cầu Nhật là điểm bắt đầu lộ 6 đi các tỉnh Kampong Cham (gặp lộ 7 ở ngã 3 Scun), Kampong Thom, Xiem Riep.

Còn cây cầu mới (chắc là TQ viện trợ) xây năm 2011 là cầu Prek Dam trên Tonle Sap nơi bến phà Prek Dam cũ nối với lộ 5 gần Udong cách PhomPenh (cầu Nhật) 30 km. Bác ạ!  ;)   


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 23 Tháng Mười Một, 2013, 06:49:50 pm
Em chào anh chủ, anh dksaigon và các anh chị trên trang. Vetran nhà em bỏ máy từ chiều nên chưa nắm được thông tin anh dksaigon cung cấp. Em trích dẫn mấy thông tin trên mạng và copy hình ảnh vệ tinh cây cầu mới ngày nay mà ngày xưa em hay lên chơi mỗi chiều chủ nhật, có thể Vetran nhầm lẫn vì hơn 30 năm rồi các anh ạ. Em sẽ nói Vetran xem lại.

Nguồn từ: Trang Veb công ty TNHH H.A.I: Cầu  Chroy Changva  hay còn gọi là cầu Hữu nghị Campuchia-Nhật Bản là một trong những cửa ngõ chính từ các tỉnh phía Bắc đi vào Thủ đô và nó thường bị ách tắc vì sự gia tăng nhanh chóng lưu lượng xe. Chính phủ Campuchia nhìn nhận:  "Đường xá, cầu là mạch máu kinh tế của đất nước" và phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Cầu Chroy Changva  Mới được xây dựng theo một khoản vay từ Trung Quốc, nó góp phần giải quyết sự ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương giữa các vùng và tỉnh lân cận với Phnôm Pênh.
Hạng mục công ty đảm nhiệm:
+ Tư vấn khảo sát địa chất công trình: Khoan khảo sát trên cạn và trên sông, thí nghiệm SPT, thí nghiệm mẫu đất và đá trong phòng (Thí nghiệm 9 chỉ tiêu cơ lý, thí nghiệm cố kết, thí nghiệm nén nở hông, thí nghiệm 3 trục UU, CU, thí nghiệm mẫu nước, thí nghiệm mẫu đá), báo cáo kỹ thuật.
+ Khảo sát địa hình
+ Khảo sát khí tượng thủy văn

Như vậy nếu theo thông tin trên thì phần tư vấn khảo sát thiết kế lại thuộc một công ty Việt Nam CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHẢO SÁT XÂY DỰNG TỔNG HỢP H.A.I

Còn đây là cầu sập, em không thể nhầm lẫn vì cuối chân cầu là bùng binh ngả sáu, phía tay trái màn hình là trạm xá binh trạm nơi em công tác trong một biệt thự làm văn phòng hạng rượu Sara Mmor Rumdoor trên ngã rẽ của đại lộ Monivong, đến năm 1982 hãng rượu đòi lại căn biệt thự này và trạm xá chúng em chuyển xuống Chùa Tàu cạnh bờ Tonlesap trên quốc lộ 5, xem hình ảnh vệ tinh thì khu vực có văn phòng hãng rượu đã được giải tỏa thành công viên cây xanh. Ngã rẽ bên phải tính từ trên cầu xuống là con đường dẫn vào sân bóng đá là Old Stadium mà chúng em gọi là sân bóng 479 và chợ 479 cạnh đó vì tiểu đoàn xe vận tải của binh trạm em đóng ở đó có phiên hiệu D479. còn vị trí nơi em với Vetran đóng quân  là một tu viện thiên chúa giáo rộng chừng 3 ha nay là bảo tàng Kampuchea (Musium Cambodia) cách cầu chừng 1km trên quốc lộ 5 về hướng Oudong. Như vậy điểm xuất phát lên cầu phải tính từ bùng binh Stas Jat Cirle chứ không tính từ cây số 2 quốc lộ 5 vì con đường này phải chui qua gầm cầu và bám sát bờ sông Sáp (TonleSap) tới cây số 19 mới vào sâu trong phum sóc
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/Untitled_zps24bf57bc.png) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/Untitled_zps24bf57bc.png.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 24 Tháng Mười Một, 2013, 07:41:37 am
 
Kính chào các đồng chí
Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_8975_zpscda19cfe.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_8975_zpscda19cfe.jpg.html)

Em chào anh chủ, hôm nay chiêm ngưỡng những sĩ quan một thời trận mạc đầy phương phi tự tin trong ngày tao ngộ, em thấy rất phấn khởi, nhất là anh Vanthang có vẻ đẫy đà nghiêm nghị hơn. Chúc các anh vui khỏe.
Hôm nào vào thành phố thì báo trước cho em một ngày nha. Em chào các anh


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 24 Tháng Mười Một, 2013, 09:23:51 am

@vetran: Cầu sập được xây mới gọi là cầu Nhật Bản do Nhật viện trợ xây hồi những năm 90 bác ạ! năm 2008 tôi đã đi XR qua cầu này. Cầu Nhật là điểm bắt đầu lộ 6 đi các tỉnh Kampong Cham (gặp lộ 7 ở ngã 3 Scun), Kampong Thom, Xiem Riep.

Còn cây cầu mới (chắc là TQ viện trợ) xây năm 2011 là cầu Prek Dam trên Tonle Sap nơi bến phà Prek Dam cũ nối với lộ 5 gần Udong cách PhomPenh (cầu Nhật) 30 km. Bác ạ!  ;)   

Vetran xin chào bác Đức Cường và các bác tham gia Comment trong topic. Sáng nay nghe Anhtho nói: Anh xem lại thông tin về "cây cầu nơi hò hẹn của đôi ta" Theo thông tin của bác dksaigon có lẽ là chính xác. Cũng vì nhiều lý do chủ quan, khách quan nên từ khi rời khỏi Phnompenh về nước, mấy chục năm nay tôi cũng không có dịp trở lại nên không cập nhật được thông tin cũng như những thay đổi lớn tại chiến trường cũ. Nhưng tôi cũng rất thắc mắc các thông tin từ các trang Veb lại đưa sai sự thật về thời gian, và các sự kiện về cây cầu sập này. Ví dụ:Trang Veb của công ty TNHH H.A.I thì thông tin nội dung như Anhtho copy bài trên
và đây là trang Veb của sở xây dựng Long An:

Doanh nghiệp xây dựng tại Campuchia muốn nhập khẩu xi măng và thép xây dựng số lượng lớn
Công ty Sheng Da Lee International Co., Ltd của Trung Quốc đang nhận thầu thi công đường 78, đường 62 và cầu Chroy Changva tại Campuchia cần nhập khẩu xi măng PC30 và PC40 với số lượng lớn.
Công ty này đang cần tìm nhà cung cấp xi măng và thép xây dựng số lượng lớn để sử dụng trong các công trình đang và sẽ thi công trong năm 2011.
Về xi măng, PC30 và PC40. Nhu cầu tối đa trong 3 năm tới là 5 triệu tấn. Hiện tại cần nhập thử  ngay 200 tấn để kiểm tra chất lượng.
Đề nghị các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu xi măng khẩn trương gửi báo giá sản phẩm (nếu có thể thì báo giá giao hàng tại cảng Phnom Penh) qua Thương vụ Việt Nam tại Campuchia để giúp liên hệ với công ty nêu trên.
Địa chỉ emai Thương vụ: kh@moit.gov.vn hoặc tut@moit.gov.vn  , điện thoại Tham tán Vũ Thịnh Cường +855 12 831922 hoặc điện thoại Tuỳ viên Trần Tú +855 977 501428.

Do hạn chế thông tin nên thiếu cập nhật chính xác kịp thời nên mong bác dksaigon và các bác có các nguồn thông tin tin cậy về những sự kiện, đổi thay trên chiến trường xưa thì Comment để anh em hiểu biết hơn. Xin chào đoàn kết.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vanthang341ht trong 24 Tháng Mười Một, 2013, 10:04:34 am
    Chào đức Cường, chào anhtho-vetran một cặp đôi "hoàn hảo" lúc nào cũng vui vẻ, mến khách.
    Trên đường đi ra Thanh Hoá gặp mặt đồng đội nhân dịp kỷ niệm 41 năm ngày thành lập sư đoàn (không phải cứ mỗi năm sư đoàn đều có cuộc gặp mặt), năm ngoái ae chúng tôi mới gặp nhau hoành tráng lắm như các bạn đã đọc qua trên trang vanthang341 hay tranphu341...nhân dịp sư đoàn kỷ niệm 40 năm tròn. Năm nay sư đoàn 341 tổ chức gặp mặt là để như sư đoàn trường Phạm Hồng Thái nói vui "Lại mặt". Ý là tổ chức gặp mặt xong ai lại nhà nấy, sư đoàn chưa có được lời chào, lời cảm ơn. ;D
    Cuộc gặp lần này còn để tranh thủ ý kiến các trưởng đoàn CCB của hơn 25 tỉnh thành trong cả nước tham gia góp ý bổ sung để sư đoàn đề nghị phong tặng danh hiệu AHLLVT cho trung đoàn pháo binh 55 còn lại chưa được phong danh hiệu cao quý ấy trong đội hình 4 trung đoàn của sư 341.
    Chuyến đi này vanthang quyết tâm thực hiện bằng được phải gặp mặt những đồng đội trên trang M&H những người ở gần đây mà chưa có điều kiện. Thế là sau khi ở nhà QuangE266 phải nhanh chóng tới nhà Đức Cường. Tiếc quá, vợ Đức Cường lại đang đi làm vắng. Vaphothotu nói nhỏ với tôi: "Bác không may rồi. nếu gặp vợ Đức Cường ở nhà chắc bác lại chào cháu mất thôi".
    Ôi, tiếc thật.

(http://i1.upanh.com/2013/1124/03//58168792.hinh0538.jpg) (http://upanh.com/view/?id=2rc0ep7lcpz)


(http://i3.upanh.com/2013/1124/03//58168794.dsc00872.jpg) (http://upanh.com/view/?id=crcc4p9lbpu)
   Vanthang341 với Đức Cường tại nhà Đức Cường.




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 24 Tháng Mười Một, 2013, 05:01:25 pm
@vetran: Cầu sập được xây mới gọi là cầu Nhật Bản do Nhật viện trợ xây hồi những năm 90 bác ạ! năm 2008 tôi đã đi XR qua cầu này. Cầu Nhật là điểm bắt đầu lộ 6 đi các tỉnh Kampong Cham (gặp lộ 7 ở ngã 3 Scun), Kampong Thom, Xiem Riep.

Còn cây cầu mới (chắc là TQ viện trợ) xây năm 2011 là cầu Prek Dam trên Tonle Sap nơi bến phà Prek Dam cũ nối với lộ 5 gần Udong cách PhomPenh (cầu Nhật) 30 km. Bác ạ!  ;)   

 Nói đâu xa thế bác dksaigon! ;D

 Tối hôm đầu năm 2010 thì anh em mình cũng đi qua cầu Sập để sang đầu QL6 ăn cơm cùng hachivna@ và em Long đấy còn gì. Nghe thanh niên K thế hệ không trải qua chiến tranh cám ơn bộ đội VN mình mà thấy mát cả lòng cả ruột bác nhỉ. ;D

 Bác dksaigon@ nói đúng rồi, bến phà Prek Dam nằm mãi gần Udong cơ, chắc chắn ở đoạn lộ 61 qua sông đâm sang QL5, còn cầu Sập nằm ngay trong thủ đô Phnom Penh. Cuối tháng giêng năm 1979, hướng F7 không phát triển được đội hình trên QL4 để tấn công ngã 6 tức ngã tư và đường tàu đi Udong, bước hành quân của đơn vị toàn phải vòng về đầu QL5 và xuất phát từ đầu cầu Sập.

 Ôi! Sắp 35 năm rồi, nhanh quá bác ạ, đời người chẳng là bao nhiêu, mới đó mà giờ đây đã là 1/3 thế kỷ. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Mười Một, 2013, 06:16:45 pm
   xuanv338 chào duccuong, chào các CCB xứ nghệ. chào các bác đang tham gia trang. Trong tấm hình trông ai cũng còn phong độ. Buổi gặp nhau thật vui đầy tình nồng ấm. Bác vanthang341ht thật mặn mà trong nghĩa tình đồng đội. vaphothotu và duccuong thật may mắn quá. xuanv338 chúc cho mọi người mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: mauphuongtim_258 trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 08:03:55 am
DKsaigon :
Trích dẫn
Còn chuyện dân K thì ở các thị trấn, phố xá đều bị Khmer đỏ quy thành phần đưa đi các công xã ở vùng tây KPC ráo, chỉ có dân tại chỗ là dân loại 1 ở các phum sâu hẻo lánh thì làm sao trên đường giải phóng K mà gặp đông đảo được!? Wink   

.
  Có lẽ như bác nói dân bị pốt lùa đi nên không gặp người dân nào là phải.cả hàng trăm km trên đường nhựa qua bao thôn xóm thị tứ mà không gặp ai thì cũng lạ nhưng đó lại là sự thật.
  

Như vậy là bác Đức Cường công nhận là đi qua hàng trăm km không gặp dân K ( vì đó là sự thật )  :-* ::) ;D ;D ;D



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 11:27:16 am
 Chào bạn Mauphuongtím - Vâng đúng vậy từ bến phà congphongcham cho đến TP Nong pênh theo đường 3 về tận ngã tư treka (rẽ đi tx Ta keo )quãng đường ước chừng gần 200km(vì không có bản đồ xem lại) mà chúng tôi không gặp một người dân nào.
  Tất nhiên chỉ một thời gian sau (khoảng 2,3 tuần -1 tháng) tùy thuộc chiến sự từng vùng thì dân lại kéo trở về bản quán. Nên các đ/v đến sau có thể họ lại thấy có dân.
  Điều đó là khách quan vì ở lại thì mạng sống "ngàn cân treo sợi tóc" do "bom rơi đạn lạc" chưa kể nạn cướp bóc của lính k nên dân bỏ xa vùng chiến sự là điều dễ hiểu bên cạnh đó còn có lý do như bạn dksaigon đã tham vấn.
Rất mong mauphuongtím cùng đồng hành với đời quân nghũ trên các bài viết về mặt trận đường 3 sắp tới cho đến ngày cùng sư đoàn về đất bắc.

  Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 26 Tháng Mười Một, 2013, 08:16:00 pm
Em chào anh Đức Cường! Chắc anh sắp dừng bước hành quân, chuẩn bị hành trang để Offline phương Nam hỉ? Trước khi đi anh nhớ báo anh thầy xem có gửi gì cho em không nha. Chúc anh thượng lộ vui khỏe!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Mười Một, 2013, 08:40:37 am
Chào vetran-anhtho.Đặc sản vùng quê xã Nghi vạn là khoai, chuối.Chẳng biết anh giáo gửi gì đây!
 Tối nay bạn bè có cả vapho đưa duccuong ra sân bay. khoảng 9h đêm là ở TP HCM rồi. Trước lúc đi ngay bay giờ duccuong gửi bài mới viết về ngày thứ 2 ở pnongphenh một thành phố không người hoang vắng bạn xem nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Mười Một, 2013, 08:45:17 am
                                     Hành quân về đường 3.

 (tiếp theo)
 Sau cuộc chinh chiến vùng rừng núi nay được về nghỉ ngơi ngay thủ đô pnong pênh tráng lệ ai cũng lấy làm thích thú cứ như được lạc vào động tiên. Thật may mắm sư đoàn bộ tiếp tục ở thêm vài ngày nữa nên chúng tôi có dịp viễn cảnh TP Pnong pênh. Buổi sáng mấy anh em rủ nhau lên xem cầu sập, một chiếc cầu dài rất đẹp bắc qua sông tong lê sáp như một chiếc cầu vồng trông thật hùng vĩ mấy anh em bình luận ở việt nam ta lúc đó chưa thể có chiếc cầu nào hơn thế.Thật tiếc nó bị sập mất mấy nhịp ở giũa nên không thể sử dụng được. Sau đó thả bộ đi dọc theo con đường chạy dài sát bờ sông tong lê sát cho đến tận đài độc lập gần sân vận động olimpic.Có một số vị trí được vệ binh QK7 canh gác không cho vào như khu hoàng cung,chùa vàng,chùa bạc…nên chúng tôi chỉ đứng ngoài chiêm ngưỡng.Ở gần khu hoàng gia chúng tôi thấy có một số biệt thự vẫn treo cờ đa quốc gia bên trong vẫn có người đi lại, có lẽ đây là khu vực ở của đại sứ quán các nước mà họ thân Việt nên không chạy theo CP Pon pốt.Gần trưa trở về đ/v chúng tôi đi qua nhiều dãy phố mà chẳng thấy một người dân nào, kể cũng lạ thành phố không có dân như một TP ma, nhiều chỗ ven đường cỏ cây mọc đầy chứng tỏ không ai quản lý và không tồn tại sinh hoạt cuộc sống ở nơi này .Chúng tôi nghe nói sau 1975 bọn Pon pot lùa dân ra khỏi TP sống theo kiểu công xã ở những vùng quê,ăn tập thể, cưới cũng tập thể,bác sỹ cũng như nhà sư phải đi chân đất. Trên đường phố nhiều nhà đồ đạc sách vở bàn gế bị lục tung ném ra ngoài. Tôi nhặt khá nhiều vở viết học sinh xem(có lẽ là con em lục thum mới được học) thấy họ toàn viết bằng tiếng Pháp, Có lẽ họ phổ cập tiếng pháp trong chương trình giáo dục ở nhà trường giống như môn tiếng anh bên ta.
  Buổi chiều chúng tôi di chuyển nơi ở mới đó là khu vực nhà ga Pnong pênh. Cả đ/v ngủ nghỉ ngay trong nhà chờ tàu .Hơn nửa năm toàn ngủ võng hôm nay mới được ngủ trong nhà, lính chiến thế này thì quí tộc quá. Ở đây hình như gần trường đại học y khoa thì phải bởi gần nơi trú quân chúng tôi thấy có một ngôi nhà bên trong có nhiều dãy bàn xếp chai lọ thủy tinh ngâm nội tạng người trong dung môi và có nhiều bộ hài cốt cũng như nhiều mô hình  sinh học khác.
   Theo như các tổ trinh sát của đại đội tăng cường cho các trung đoàn thì chúng tôi được biết e52 (đ/v của va photu) đang truy quyét địch ở đầu cầu sập bờ bên kia sông Tong lê sáp còn e48,e64 đang trú quân tại khu vực sân bay pu chen tông cơ bản là nghỉ ngơi để củng cố bổ sung lực lượng (quân số VKTB ) chuẩn bị vào chiến dịch giải tỏa đường 3.(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 27 Tháng Mười Một, 2013, 10:54:11 am
Chào bác
Phục lăn bác Duccuong đấy.Tối bay về phương Nam rồi mà sáng nay vẫn có bài đưa lên potic.
 Thời điểm bác kể, tôi cũng đang truy quét bờ Bắc sông Tôn lê sáp(không nhớ mấy ngày). Sau đó quay lại Nông pênh nghỉ một ngày. Trong thời gian đồn trú ở thủ đô hầu hết anh em đi thu nhặt chiến lợi phẩm.Nhiều nhất là rượu.Tôi nhặt được một bồ đồ com pa, ê ke và một con dao xếp nhỏ rất đẹp.Bọn trong a trinh sát tiểu đoàn thằng thì lấy phích đựng nước, thằng thì lấy cả những chiếc chiếu nhựa mang về nằm.Đúng như bác nói mấy ngày ở Nông pênh như là ở động đào vậy.Sau đó đơn vị hành quân khẩn cấp lên đường 3.Có 3 thằng trong a vì đi chơi nên không kịp về hành quân, đành rớt lại.Ra tết, trung đoàn cử đồng chí chính trị viên tiểu đoàn cùng ba trinh sát(trong đó có Vapho) quay lại Nông pênh tìm "trẻ lạc".


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vanthang341ht trong 27 Tháng Mười Một, 2013, 08:03:18 pm
Chào vetran-anhtho.Đặc sản vùng quê xã Nghi vạn là khoai, chuối.Chẳng biết anh giáo gửi gì đây!
 Tối nay bạn bè có cả vapho đưa duccuong ra sân bay. khoảng 9h đêm là ở TP HCM rồi. Trước lúc đi ngay bay giờ duccuong gửi bài mới viết về ngày thứ 2 ở pnongphenh một thành phố không người hoang vắng bạn xem nhé.

    Đưc Cường vào Nam chắc có vào nhà anhtho-vetran, có mang theo khoai cồn nhà vapho vào tặng anhtho không vậy?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 27 Tháng Mười Một, 2013, 08:21:57 pm
Sau cuộc chinh chiến vùng rừng núi nay được về nghỉ ngơi ngay thủ đô pnong pênh tráng lệ ai cũng lấy làm thích thú cứ như được lạc vào động tiên. Thật may mắm sư đoàn bộ tiếp tục ở thêm vài ngày nữa nên chúng tôi có dịp viễn cảnh TP Pnong pênh. Buổi sáng mấy anh em rủ nhau lên xem cầu sập, một chiếc cầu dài rất đẹp bắc qua sông tong lê sáp như một chiếc cầu vồng trông thật hùng vĩ mấy anh em bình luận ở việt nam ta lúc đó chưa thể có chiếc cầu nào hơn thế.Thật tiếc nó bị sập mất mấy nhịp ở giũa nên không thể sử dụng được. Sau đó thả bộ đi dọc theo con đường chạy dài sát bờ sông tong lê sát cho đến tận đài độc lập gần sân vận động olimpic.Có một số vị trí được vệ binh QK7 canh gác không cho vào như khu hoàng cung,chùa vàng,chùa bạc…nên chúng tôi chỉ đứng ngoài chiêm ngưỡng

 Không phải lính QK7 đâu bác Đức Cường ạ. Chắc bác nhìn anh em mặc quân trang của QK7 nên tưởng là lính QK7 chứ gì? Bác có thấy đám lính mặc quân trang hơi khác với quân trang của lính mình mũ mềm bánh tiêu màu ghi? Lính ta mặc quân trang của lính bác Hênh và toàn quân ta cả đấy và toàn lính QD4 cả với nhau đấy bác ạ. ;D

 Những vị trí trọng yếu trong thành phố Phnom Penh lúc đó hoàn toàn do lính QD4 cùng các đơn vị trực thuộc Bộ đảm nhiệm cả, ngay trong đội hình QD4 cũng không phải đơn vị nào cũng được ở và bảo vệ Phnom Penh, chỉ có F7 và cứ của đơn vị còn mãi đến năm 1980 mới rút ra hết khỏi thành phố, các đơn vị còn lại thì ra khỏi thành phố từ ngay trong tháng 1.1979 ấy.

 Như thế là anh em đơn vị bác Đức Cường còn biết Phnom Penh nhiều hơn anh em lính QD4 vào giải phóng thành phố rồi đấy, nhiều người còn chẳng được đi đâu cả chỉ loanh quanh khu vực của đơn vị mình án ngữ, lúc đi ra khỏi thành phố là ra luôn và lại bù đầu lo đánh nhau đến hết năm 1979 mới gọi là tạm ổn, chẳng có điều kiện mà tham quan đó đây. Hơn nữa lúc đó lệnh rất nghiêm, cấm đi lại lung tung trong thành phố, đơn vị nào ở đâu thì ở nguyên đó và di chuyển phải có lệnh. Các bác đi lại lung tung thế là quá may mắn đấy, nếu lạc về hướng đơn vị BY thì chắc chắn sẽ bị bắt giữ và "tra tấn" thảm khốc tại khu vực sân bay Puchentong, ngày nào cũng bắt ăn tôm hùm và uống rượu Tây cho đến khi nào thấy sợ thì thả cho về đơn vị cũ. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 27 Tháng Mười Một, 2013, 10:26:35 pm
     Các bác có thời gian ở lâu tại NP lên biết nhiều.
  Tôi cũng tới đây 2 lần, một lần trên xe chuyển thương nên không biết gì, lần thứ 2 là từ trạm thu dung ở Tân biên Tây ninh về đơn vị. Bây giờ tôi mới nhớ lại lý do tôi đã tới đó. Khi ấy bọn tôi nghỉ ở bãi lớn gần cầu sập, nhìn nó nhẵn lì, không có các nhịp ở giữa dòng. Người cho là xây dở, tôi cho rằng sập, bây giờ các bác cho là sập mới biết ngày đó mình “cãi” đúng. Vì bọn tôi chẳng leo lên đó làm gì, nhìn thấy cứ tranh luận chơi cho vui. Như kiểu “ Quê mày gọi tép là tôm….”, cuối cùng chẳng có bên nào thắng cả ;D ;D . Khi lò dò tới cái kho tiền của pot đổ ra đường, tôi có sáng kiến làm một mớ để kỷ niệm và cũng để làm bằng chứng là đã tới Nông phênh. Khi về địa phương tôi vẫn còn giữ lại 1 tờ ghi số 10, còn lại toàn chữ dun, ảnh nông dân. Bây giờ tìm lại mãi không thấy, tiền này khi về đơn vị hơi bị hiếm. Mấy ông bạn ở D1E866 lúc xông vào kho tiền Obama ở Tà sanh tha cả mớ trông thấy tôi khoe của lạ, độc gạ tôi đổi cho, phân phối mãi nên suýt hết ??? :o ;D .
   Khi ấy tôi cũng gặp lính gác mặc quân phục Campuchia xịn, đội mũ lưỡi trai mềm vác súng bắn lung tung. Sợ lang thang vô phúc bị bọn nó cho sơi 1 viên thì bỏ ..ẹ, lên tôi cùng ông bạn đi cùng phải mò về nơi trú chân gấp không dám mò đi nữa.
   Ngày ấy mà biết đơn vị bác Binhyen thấy lính lang thang là “ đá đít” bằng rượu tây, tra tấn bằng tôm hùm thì cũng mò tới để được đá, được tấn cho đi thật vẹo luôn thể :D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 28 Tháng Mười Một, 2013, 10:28:49 am
Chúc bác Cường nhanh chóng hoàn thành chuyến công du để về tiếp tục mạch chuyện đang còn dang dở.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Mười Một, 2013, 11:19:12 am
   Khi ấy tôi cũng gặp lính gác mặc quân phục Campuchia xịn, đội mũ lưỡi trai mềm vác súng bắn lung tung. Sợ lang thang vô phúc bị bọn nó cho sơi 1 viên thì bỏ ..ẹ, lên tôi cùng ông bạn đi cùng phải mò về nơi trú chân gấp không dám mò đi nữa.
   Ngày ấy mà biết đơn vị bác Binhyen thấy lính lang thang là “ đá đít” bằng rượu tây, tra tấn bằng tôm hùm thì cũng mò tới để được đá, được tấn cho đi thật vẹo luôn thể :D ;D

 Ngày đó lính ta còn ngây thơ và ấu trĩ lắm bác ạ. Sau ngày 7.1.1979 ấy đã cho rằng chiến tranh đã kết thúc, tư duy này bắt đầu từ mấy ông anh lính từ thời KCCM còn lại ở đơn vị, các ông ấy cứ lấy ngày 30.4.1975 làm "mẫu" và tự phán: Cuộc chiến này coi như đã xong. Loại lính èng èng mới 1 2 năm tuổi quân thì chỉ có nước há mồm ra mà ngồi nghe và tin sái cổ, ai mà ngờ rằng "sự thật" nó kinh hoàng hơn mình tưởng nhiều lần.

 Khoảng ngày 10.1.1979 thì đơn vị BY mỗi người được bổ sung quân trang thêm 1 bộ mới, toàn quân trang lính bác Hênh cả, quần kaki màu ghi QK7, áo xanh nắp túi vuông vát ở 2 cạnh, mũ mềm ghi bánh tiêu, dép cao su QK7. Lệnh cho lính tráng mỗi khi đi làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ các vị trí của đơn vị mình thì phải "diện" bộ quân trang này, lính ta thấy được "quan tâm" thì ai chẳng sướng. Bỗng chốc thành lính bác Hênh hết, chẳng biết có ông nhà báo nào quay phim chụp hình không nữa. Sau này đi đón và bảo vệ bác PVĐ qua thăm K lần đầu vào ngày 20.1.1979, nhìn bên ngoài thì thấy toàn lính bác Hênh chứ thực ra thì toàn lính tráng đơn vị BY cả. Lúc đó nghiêm lắm, dọc tuyến đường từ Puchentong về thành phố phải "sạch bách", cấm người đi lại cho dù bất kể là ai, ngay lính mình cũng không được đi ngoài đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, khi thấy đoàn xe đi ngang thì phải tránh mặt, rẽ nhanh vào ngách nào đó chứ không được đứng chường mặt trên đường, ai "cãi" lại có quyền bắn bỏ không cần truy cứu, khi đó cả D của BY bộ phận tuyến sau có 2 anh em là BY và anh Lâm là biết đi xe máy nam có tay côn, mỗi người 1 chiếc Honda 90cc cứ dọc tuyến đường đó mà chạy lui chạy tới đôn đốc anh em tuần tra trên đường. Khoảng 10h sáng thì đoàn xe Ngoại giao đi qua, xe phóng vù vù và chả biết bác PVĐ ngồi ở xe nào, nghe nói hình như bác ấy không ngồi xe nào cả ở tuyến đường chính và cũng không đi tuyến đường đó, xong trong đơn vị có thằng cứ cãi sống cãi chết là có thấy mặt bác PVĐ lúc đi ngang. :D

 BY nói vui vậy thôi bác hong c9d3e866@ ạ, anh em lính QTNVN mình với nhau, gặp nhau là quý rồi chứ ai "đá đít" nhau làm gì, lúc đó nếu các bác có gặp BY thì chắc lại tay xách nách mang đồ mệt ấy chứ, sợ không có sức mà bê đồ thôi. Kho đông lạnh ở gần sân bay chất đầy toàn tôm hùm đã bóc vỏ, sau không có điện để duy trì giữ lạnh, lính ta thì thiếu ý thức, đi ra đi vào mở cửa toang hoang nên mất hết cả lạnh, sau tôm hỏng hết còn trước đó thì lính vác về ăn thỏa thích, chán rồi lính ta nghĩ cách làm ruốc tôm, đồ biển nhiều chất đạm, lính ta ăn vào không quen dạ có khi còn bị Tào Tháo đuổi ấy chứ, rượu Tây, thuốc lá ngon thì lính bác Hênh "xịn" lấy trong sân bay ra cho lính VN mình thoải mái, loại nào ngon thì dùng loại nào thấy không ngon là vứt, có ông uống cả rượu dùng để xoa bóp của TQ mà không biết, thuốc lá thì mỗi người mỗi thùng cứ gặp anh em đơn vị khác xin là cho vô tư. Lúc BY bảo vệ kho vải, có bác lính già lắm, chẳng biết cấp bậc, chức vụ gì đến nhận là đồng hương nhà ở phố Hàng Hành HN, sau bác ấy xin được lấy ít vải trong kho, tưởng bác ấy vác 1 2 cuộn vải, ai ngờ bác ấy chơi 1 chiếc xe tải với gần chục thằng lính mới toe tới bốc và chở 2 chuyến xe toàn vải vào thành phố, lính bác Hênh "xịn" ở bên kia đường cứ mắt tròn mắt dẹt nhìn lính ta khiêng đồ đi, còn BY thì cứ vô tư cho vác đồ ra khỏi kho thoải mái, của nhà mình quái đâu mà giữ, xong việc bác ấy "đút lót" BY 1 bao thuốc Hoa Mai hay Đà Lạt Vàm Cỏ gì đó nhưng BY chê "đồ lởm" không nhận. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 01 Tháng Mười Hai, 2013, 12:59:55 pm
16 h PM Ngày 29/11 gia đình Anhtho, đội văn nghệ CCB phường hân hạnh đón tiếp @Đức Cường và @NYCL tại tệ xá trong không khí vui vẻ phấn  khởi mà hầu như không có giây phút bỡ ngỡ như đã quen thân hiểu nhau từ lâu
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0246_zps76ba121f.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0246_zps76ba121f.jpg.html)

Anhtho tặng rau mầm cho @NYCL
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0251_zps8a5e3631.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0251_zps8a5e3631.jpg.html)

Anhtho, Văn Đại, Đình Hạp và khách đang theo dõi trên TV bài viết cùa @Đức Cường trên Topic của anh thầy
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0249_zps9e1298be.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0249_zps9e1298be.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0250_zps2f3e863b.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0250_zps2f3e863b.jpg.html)

Nhập tiệc
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0254_zpsf8f5d2f6.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0254_zpsf8f5d2f6.jpg.html)

Rượu nho CHILE Nam Mỹ dành cho những phụ nữ. Các đấng mày râu uống rượu "mặt nhăn" với món bò tơ Trảng Bàng - Tây Ninh, tôm đất nướng khay, và rồi chất kích thích ngày càng phát tác mạnh với các kiểu khiêu vũ, ca hát, xóa tan mọi khoảng cách ảo. Đặc biệt hôm nay phát hiện giọng ca "Oanh vàng" của @NYCL tuyệt vời sánh với giọng ca nam cao mạnh mẽ của Quang Truyền.

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0331_zpsc2d55e66.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0331_zpsc2d55e66.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0330_zps26a556cb.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0330_zps26a556cb.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0327_zpsfbd299fb.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0327_zpsfbd299fb.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0326_zps87c62268.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0326_zps87c62268.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0325_zps93748552.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0325_zps93748552.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0323_zpsc5901451.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0323_zpsc5901451.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0312_zps2a416e3d.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0312_zps2a416e3d.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0307_zpsad8fd267.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0307_zpsad8fd267.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0306_zps6b46fd7f.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0306_zps6b46fd7f.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0305_zpse9842a91.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0305_zpse9842a91.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0282_zps202692c1.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0282_zps202692c1.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0277_zps95790a3d.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0277_zps95790a3d.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0273_zpsba123299.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0273_zpsba123299.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0270_zps205b36cc.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0270_zps205b36cc.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0269_zps6c3f451d.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0269_zps6c3f451d.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0268_zps33a7fcd7.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0268_zps33a7fcd7.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0264_zps0b8b4b8c.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0264_zps0b8b4b8c.jpg.html)

@Đức Cường chào sau khi cạn một ly thay cho anh Thầy Vapho sau khi đàm thoại trực tuyến
(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/new%20one%20here/SAM_0263_zps8d6233ed.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/new%20one%20here/SAM_0263_zps8d6233ed.jpg.html)

21hPM @NYCL xin kiếu, theo đường dẫn lên cầu Phú Mỹ hồi gia. 23h @Đức Cường không chịu ở lại Over Night theo lời mới của Anhtho và cũng ra xe về Binh Tân. See You again 01/12 trước khi hồi hương.






Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 02 Tháng Mười Hai, 2013, 06:04:41 pm
Tặng anh @ĐứcCường, @NYCL và anh Thầy nhân ngày gặp mặt cuối thu Quí tỵ

HẸN NHAU

Gặp nhau tại Sài Gòn hôm ấy
Buổi ban đầu đã thấy thân thương
Tình thấu cảm chưa bao giờ là ảo
Để nối vòng tay lớn hôm nay
***
Mỗi thu đến tình thương thêm gắn bó
Điệu dân ca thêm đượm thêm hay
Chiều thu vàng mới uống mà say
Đêm quận Bảy như thêm màu biếc
***
Bao kỉ niệm một thời để nhớ
Để cảm thông, thấu nỗi đoạn trường
Từng bài viết đo lường cao thấp
Cùng sẻ chia giá trị cuộc đời.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Mười Hai, 2013, 02:25:34 pm
Chào vetran-anhtho, chào NYCL ,chào các bác thành viên MVH. Đời quân ngũ đã đi được 1/2 quãng đường (30/60 trang). Mấy hôm rồi vô TP Hồ chí Minh nên không đồng hành cùng mọi người trên MVH được, nay mới về quê để tiếp tục hành quân.       
   Đã lâu không vào TP mang tên Bác, duccuong choáng ngợp trước sự đổi thay của thành phố cũng như mức sống của người dân thành phố này.
  Duccuong chân thành cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình chu đáo của gia đình vetran-anh thơ, của NYCL, đã dành cho duccuong một tình cảm đồng chí đồng đội thiêng liêng làm cho chuyến đi của ducccuong thêm thăng hoa.
  Nhìn mấy bức ảnh tại nhà vetran anhtho , chẳng biết chụp khi nào duccuong xấu hổ quá, Có bao giờ múa hát đâu vậy mà tai nhà vetran-anhtho mới dăm ly bỗng chốc đã trở thành ca sỹ và cả nghệ sỹ múa nữa thế mới chết chứ!
  Nhưng thế mới là kỷ niệm. Tạm biệt vetran-anhtho, tạm biệt NYCL hẹn ngày tái nghộ ta tiếp tục say như thế nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 05 Tháng Mười Hai, 2013, 03:50:32 pm
Chào anh Đức Cường
Thế là chúng ta không hẹn mà gặp nhau tại nhà anhtho-vetran trên thành phố mang tên Bác
Rất vui vì cuộc hội ngộ với anh và các chiến hữu CCB của Phường tại nhà vetran.
Chúc mừng anh chuyến đi có nhiều kỷ niệm đẹp thân tình với bạn bè tại TP HCM và không lộ bình an.
Chúc anh sức khỏe và hẹn ngày tái ngộ trên quê hương ta hoặc thành phố mang tên Bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Mười Hai, 2013, 08:28:20 pm
                                     Hành quân về giải tỏa  đường 3
.
       Chúng tôi không thể nhớ sư đoàn 320A ở thủ đô pnong pênh mấy ngày vì đã quá lâu rồi. nhưng với tình hình chiến sự ở thời điểm sau ngày giải phóng ít hôm thì một đơn vị chủ lực của bộ làm gì được nghỉ xả hơi .  Những người lính trinh sát chúng tôi vẫn tự hiểu địch còn rất mạnh bởi khi chiến dịch mở sinh lực địch chưa bị tổn thất nhiều và bộ máy chiến tranh chỉ rút khỏi pnong pênh mà thôi
.
       Một buổi sáng cả sư đoàn bộ cùng các đơn vị trực thuộc rùng mình chuyển động rồng rắn chạy theo đường 3 về hướng Ta keo và cảng xihanucvin(?). Toàn đại đội trinh sát chúng tôi được phổ biến đường 3 ta đã làm chủ chỉ được ít ngày, địch bị giãn ra khi ta dùng sức mạnh tiến công nay chúng đã kịp thời củng cố lực lượng khống chế toàn bộ đường 3 và nhiệm vụ sư đoàn đánh địch để giải tỏa đường 3. Cũng như đường 5,6,7 đây là con đường quốc lộ huyết mạch chạy từ thủ đô pnong pênh về hướng nam, mặt đường nhựa rộng và tốt hơn đường 7.

      Sư đoàn một lần nữa đánh vận động tiến công như ở mặt trận đường số 7, bởi vậy trinh sát sư đoàn không phải luồn sâu bám địch làm gì vì phía trước đã là địch rồi. Đến buổi chiều thì đụng độ.Tiếng súng bộ binh, hỏa lực nổ râm ran chúng tôi xuống xe bắt đầu hành quân bộ. Lúc này phía trước mặt chúng tôi là địch sau lưng là vùng giải phóng. Đêm đó chúng tôi ngủ trong một làng nhỏ ven  đường 3.

     Sáng dậy đã thấy xe thùng sắt chạy ra chúng tôi hiểu trận chiến đấu chiều qua nhiều đ/c đã hy sinh. Không biết các đ/v khác thế nào còn ở sư 320A xe chở tử sỹ là một chiếc xe đốt được đóng thùng sắt kín có hai cánh cửa hậu ,mặc dù đóng kín nhưng mỗi lần xe chạy qua thì mùi tanh ,hôi thối để lại đến kinh hoàng.

     Buổi chiều toàn tiểu đội nhận lệnh đi tăng cường cho trinh sát E64 . Nói tiểu đội cho oách chứ quân số tiểu đội lúc nào cũng chỉ 5-6 người. Thấy đạị đội trưởng Lê thanh Trung chấm khoanh tọa độ E bộ 64 đóng chỉ cách vài km theo trục đường 3 chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì đường đi gần và an toàn. Nhận LTTP xong chúng tôi lên đường ngay. Đường hoang vắng họa hoằn lắm mới có o tô jin ba cầu của vận tải sư đoàn chở đạn dược LTTP cho E64 hoặc E48 đang ở tuyến trước. Cũng nói thêm một tý, lính lái xe vận tải cấp sư đoàn trở xuống ở chiến trường k,bị địch phục B40, B41 kèm vài tràng AK là chuyện bình thường. Vì vậy, khi chạy lẻ cánh tài xế phóng bạt mạng mục đích để trách đòn hỏa lực ban đầu mà thôi. làng bản ở đây nhà trệt chứ không nhiều nhà sàn như dân trên trục đường 7,có lẽ họ là các dân tộc khác nhau. Tiếng súng bộ binh thỉnh thoảng rộ lên rất gần, chúng tôi hiểu mình đã sắp đến vị trí qui định.
    Đêm hôm đó ngủ tại nơi đóng quân c20 E64.

 (còn tiếp )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Mười Hai, 2013, 08:38:30 pm
       ( tiếp theo )

      Ngày hôm sau với sự hỗ trợ của xe tăng lữ 273, E64 tiến thêm khoảng 15km, vì vậy buổi chiều chúng tôi cùng c20 trung đoàn 64 hành quân bộ cùng E bộ dâng lên sát các đơn vị chiến đấu nhằm chỉ huy và bảo đảm hậu cần VKTB kịp thời. Các đơn vị đánh vận động nhanh đến nỗi thông tin đường dây có lúc đang rải dây bảo đảm thì được lệnh thu dây để kịp hành quân theo đội hình chiến đấu của sư đoàn. Qua các tổ trinh sát sư đoàn đi tăng cường cho các đơn vị, chúng tôi được biết các tiểu đoàn của E48 nhiệm vụ càn sâu theo trục đường nhánh bảo đảm hành lang đường ,còn E52 luôn đi càn địch mở rộng hành lang đường và trấn giữ phía sau cùng đội hình sư đoàn. Chỗ ở liên tục di chuyển theo trục đường 3, mỗi ngày dâng lên 5-10km, tôi còn nhớ rõ đơn vị chúng tôi  không ở đâu lâu quá 2-3 ngày.

   Cho đến một ngày gần tết âm lịch năm 1979 thì chúng tôi đánh vào khu vực mà địch đã mai phục và đã tiêu diệt phá hủy toàn bộ đoàn xe của quân khu 9 trên đường trở về Việt nam.Đoạn đường này tôi nhớ không nhầm thì thuộc tỉnh Căngđan (Căm pu chia) trận địa mai phục của địch dài chừng hai km. Mọi người lính sư đoàn 320A đều chứng kiến  tận mắt có khoảng gần 100 xe ô tô các loại trong đó có khá nhiều xe ka mang biển số xe dân sự chở khách của hai tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang (  in ở cửa xe ) được động viên phục vụ chở quân, khi quay trở lại thì bị bắn cháy và tiêu diệt hết. Thật đau đớn khi thấy đồng đội mình chết nằm ở nhiều tư thế khác nhau ,người thì như đang ngồi trong ca bin, người thì vắt vẻo trên thùng xe,có người hy sinh trong tư thế đang nằm bắn. Sau khi chặn đầu khóa đuôi, chúng tiêu diệt hết những người sống sót và rút xăng dầu trong xe đốt cháy hết, các xe chỉ còn là đống sắt vụn cháy nham nhở. Tôi nghĩ rằng có lẽ trong chiến tranh biên giới tây nam thì đây là bài học vì chủ quan đắt giá nhất. Do không có phương tiện thông tin và thông tin trên không có lợi cho chiến trường lúc đó, nên sự kiện này tuy lớn nhưng không nhiều người biết.

   Chẳng biết đơn vị nào sau này đến thu gom còn chúng tôi vẫn phải tiếp tục đánh vận động theo trục đường 3, càng đi xa về phía nam càng khốc liệt. Nhìn một số chiến sỹ ta nằm đó, mọi người nhói tim đau nhưng đành phải đi qua để lao vào phía có tiếng súng nổ, bởi những người lính sư đoàn 320 còn phải thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt hoàn toàn lực lượng đich đang co cụm ở phía nam Căm pu chia này.  Có lẽ không lâu nữa đơn vị bị thiệt hại này sẽ đưa các bạn về đất mẹ Việt Nam an nghỉ trong lòng đất tổ quốc.

  Ở vùng đất sư đoàn đang tác chiến này là vùng đồng bằng của Căm pu chia, đồng ruộng mênh mông như những cánh đồng Nam bộ ta vậy. Một lần đi bám địch đến chốt cuối cùng mấy đồng chí bộ binh ngồi dưới hầm chỉ sang làng (phum) cách khoảng 500m bảo: “địch ở làng bên kia, các “ông” đi lại phải vận động bên trong làng, men theo cây cối mà đi, nếu theo đường rìa làng là “ăn đủ”đấy!. Chỉ đứng quan sát một hồi, chúng tôi thấy địch trong làng bên kia cũng đi lại như mình bên này, lúc ẩn lúc hiện .Mấy anh em chúng tôi phải đi đến cuối làng để đêm xuống sẽ vượt qua cánh đồng rộng về khu vực tác chiến của  K7 nhận nhiệm vụ mới. Đi men theo cây cối chui vườn tược lâu quá, vả lại cự ly xa vậy thì xạ thủ cũng phải lắc đầu,chúng tôi đành liều nhảy đại ra đường rìa làng để đi cho nhanh thì một khẩu đại liên đã được khóa tầm như chỉ cần chờ sự xuất hiện của chúng tôi là “khạc ''đạn xối xả. Chúng tôi chỉ biết chạy vào trong chứ phản ứng bằng AK thì ăn thua gì mà sẽ còn nguy hiểm hơn là chắc. Mấy anh em tìm được nơi trú ẩn nhìn nhau cười, ngầm hiểu sự nguy hiểm đã đi qua,quả là đùa giỡn với tử thần không đáng chỗ.

( còn nữa )
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Mười Hai, 2013, 09:45:25 pm
  Chào anh chị vetran-anhtho,bác Đậu thanh Sơn cùng NYCL và các bác tham gia VMH- Đọc bài thơ của bạn ẠnhTho viết về cuộc gặp gỡ tại TP HCM cách đây mấy ngày tại nhà vetran anhtho làm duccuong trăn trở vấn vương từng ý thơ. Duccuong đọc đi đọc lại mấy lần, ngẫm nghĩ từng lời thơ và hiểu rằng những người CCB dành những lời tâm huyết trên diễn đàn là thật chứ không ảo như ở những trang mạng khác.
   Bởi vậy, tuy là buổi đầu gặp gỡ nhưng như đã thân quen nhau lâu lắm rồi. tình cảm này chỉ có ở những người lính đã từng xông pha nơi chiến trường mới thấu hiểu, rồi để dành cho nhau lúc đã trở về đời thường khi mà cuộc đời đã ở bên kia sườn dốc
   Duccuong thấy 2 bạn anhtho và NYCL có giọng hát thật hay làm cho duccuong từ bất ngờ này đến bất ngờ nọ. Đúng là " dân ca xứ nghệ ,câu hò xứ Thanh " có lẽ đã thấm sâu trong trái tim các bạn từ tuổi ấu thơ và bây giờ xa quê nguồn cảm xúc mới càng có cơ hội để thăng hoa dâng trào.
   Một lần nữa cảm ơn các bạn đã đưa đến và tặng cho duccuong một niềm vui trọn vẹn trong chuyến du nam vừa qua.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 08 Tháng Mười Hai, 2013, 10:37:41 am
Chào bạn Duccuong
Bạn đã bị bọn Pốt phục xe chưa? Tôi đã bị hai lần phục xe rồi đấy.
Và đây là lần phục xe thứ nhất ở đường 3 Tà keo
(Tôi trích lại bài viết này nhằm giúp các bác ccb hiểu thêm chiến cuộc đường 3.Không phải là "câu điểm" làm tốn tài nguyên của VMH)
 
Tà Keo những ngày máu lửa
Chẳng biết mặt trận Tà Keo nóng bỏng như thế nào? Tình hình quân khu 7 ra sao? Mà đơn vị tôi đang truy quýet bên kia sông Mê Kông(Phía Bắc thủ đô) phải nhanh chóng vượt sông trở lại Nông Pênh và gấp rút hành quân lên Tà Keo. Cuộc chuyển quân khẩn trương đến nỗi, ba đồng chí trong A trinh sát chúng tôi đang đi dạo ở hoàng cung không kịp về để hành quân.Đành rớt lại.
  Những ngày đầu ở Tà Keo, tiểu đoàn bộ chúng tôi đóng quân tại thị trấn nhỏ.Chiến sự những ngày đầu khá yên ắng. Không có đánh lớn.Địch chỉ lén lút tập kích xe cơ giới chạy trên đường 3. Tuy vậy, sự mất mát hy sinh không phải là nhỏ. Ngày nào, đêm nào cũng có xe bị bắn cháy. Xe cháy, người chết đã gây hoang mang không ít cho  cánh lính lái xe.
   Vào một buổi sáng, tổ trinh sát chúng tôi nhận được một nhiệm vụ đặc biệt.Quay trở lại Nông Pênh để tìm ba đồng chí bị thất lạc. Trưởng đoàn tìm kiếm là đồng chí Tân chính trị viên tiểu đoàn. Chúng tôi được bố trí đi cùng với xe hậu cần về Nông pênh nhận nhu yếu phảm cho đơn vị.
  Hôm ấy là ngày mồng 3 tết âm lịch năm 1979.Tôi nhớ đó là ngày mồng ba vì trước khi lên xe có ai đó đã nói: Chớ đi mồng ba, chớ về mồng bảy.Tôi nghe nhưng chẳng mấy lưu tâm đến chuyện đó.
  Xe nổ máy, chúng tôi ngược đường ba trở lại Nông Pênh. Quang cảnh chiến trường dần dần lùi xa. Cảnh phố xá nhà cao đường rộng hiện dần ra trước mắt. Tâm trạng ai cũng vui. Vì tạm xa tiếng súng mấy ngày.
  Chúng tôi đến Nông Pênh khá sớm.Xe ô tô vừa dừng bánh thì từ trên xe chúng tôi đã phát hiện ba đồng chí trinh sát đang đi vào nhà ăn quân khu 7.Nghe tiếng gọi, ba đồng chí trinh sát giật mình. Họ đứng như trời trồng khi nhìn thấy đồng chí chính trị viên tiểu đoàn.Sự lo sợ  hiện rõ trên ba khuôn mặt.Tuy vậy, niềm vui tìm được đơn vị đã làm cho anh em quên sợ hãi. Chạy lại ôm chầm lấy chúng tôi. Trước cảnh ấy, đồng chí chính trị viên tiểu đoàn, người nổi tiếng nghiêm khắc cũng không trách mắng.
 Mấy thầy trò Đường tăng đang tung tăng trên đường phố không biết tìm nơi nào để tá túc thì tình cờ thủ trưởng chúng tôi gặp một ông đồng hương người Thái Bình mới được điều sang đây làm cố vấn cho chính quyền bạn. Ông cố vấn mời chúng tôi vào dinh để nghỉ.Một sự may mắn ngoài mong đợi.
Thưa các bạn. Nói là được ở trong dinh thự ông cố vấn nhưng tình hình cũng chẳng có gì khả quan hơn những ngày đầu vào Nông Pênh.Như hiểu được tâm trạng của chúng tôi.Ông cố vấn thanh minh: Không mấy khi gặp được đồng hương và anh em nhưng tình hình nước bạn đang gặp muôn vàn khó khăn.Không có gì để chiêu đãi anh em cả...
  Chúng tôi ở lại Nông Pênh đến ngày mồng 7 âm lịch thì trở về đơn vị.Lại một sự trùng hợp ngẫu nhiên: “Về mồng bảy”.
  Sáng ngày mồng bảy, tôi ra góc sân đánh răng.Tình cờ phát hiện thấy một con rùa bằng bàn tay.Tôi gọi cả mấy thằng lại xem. Thấy lính đang bàn tán rôm rả, thủ trưởng cũng tò mò đến xem. Có ai đó bảo: Thủ trưởng ơi, “gặp rắn thì đi gặp quy thì về”... Hay là mai hẵng về thủ trưởng?Thủ trưởng tôi “xì” một lên tiếng rõ to và nói:
- Vẽ chuyện.
 Chúng tôi tạm biệt ông cố vấn. Tạm biệt Nông Pênh xinh đẹp để trở về đơn vị. Chiếc xe trở về đơn vị lần này mang theo hai niềm vui lớn.Niềm vui thứ nhất là tìm được đồng đội. Niềm vui thứ hai là mang về cho anh em rất nhiều nhu yếu phẩm và quà tết.Nào là su hào, cải bắp, thịt lợn đông lạnh ...ngoài ra còn có bánh chưng, kẹo, mứt tết, thuốc lá, đường sữa... Đây là những món quà từ đất Mẹ Việt Nam gửi sang. Tôi thầm nghĩ:Chắc anh em đang mong quà tết lắm đây?
   Xe về gần đến đơn vị, cách  thị xã(?) khoảng ba ki lô mét thì bỗng nghe tiếng súng Ak, M79... nổ râm ran. Đạn Ak của địch  bay vèo vèo bên tai.Chúng tập kích đúng phía thành xe tôi ngồi. Lúc bấy giờ đồng chí chính trị viên đang ngồi trong ca bin.Đồng chí sĩ quan hậu cần đang đứng bám ngoài cửa xe - Phía “đầu tên hòn đạn”.Anh phải đứng ngoài cửa vì trên xe chất đầy hàng hóa. Nhiều nhất là su hào, cải bắp.Thành ra chúng tôi chỉ ngồi chứ không đứng được. Khi biết xe mình lọt vào ổ phục kích, đồng chí lái xe liền tăng tốc độ .Xe chạy như tên bắn. Chúng tôi chỉ lo giữ chặt thành xe để không bị hất tung xuống đất.Tiếng đồng chí chính trị viên hô:
- Bắn ...đi!
Trong lúc đang loay hoay tìm tư thế để bắn thì một quả b40 bay vèo vèo qua trên đầu. Theo phán xạ tất cả nằm rạp xuống. Sau mấy giây lấy lại bình tĩnh, mấy thằng trinh sát ở phía thành xe bên phải(trong đó có tôi) chĩa súng về hướng địch bắn loạn xạ. Ngay sau đó, một quả b40 nữa bay vèo qua trước mũi xe...Trượt.
  Xe chạy xa. Ước chừng bắn không hiệu quả nên địch không bắn nữa.
Thưa các bạn.
Vì chỗ địch tập kích cũng rất gần đơn vị. Nên nghe tiếng súng, các đồng chí trong dê bộ vác Ak ra chi viện. Nhận ra xe chở anh em mình. Ai cũng mừng.Mừng nhất là xe và người không bị trúng đạn. Sự may rủi xin nhường lại cho các bạn bình luận.Còn tôi, tôi nghĩ: Nhiều khi sự đam mê thiếu kiềm chế có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.Trong trường hợp này,sự đam mê trước cảnh đẹp(chưa nói là vô kỉ luật) của ba đồng chí trinh sát suýt nữa phải đổi bằng máu của chính họ và máu của đồng đội mình.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Mười Hai, 2013, 01:40:30 pm
    Đúng vậy trên mặt trận đường 3 xe vận tải của ta bị phục rất nhiều. Nhưng đồng hương nên nhớ để về tỉnh Ta keo thì phải đi qua tỉnh kăng đan. Chỗ đoàn xe của quân khu 9 bị phục và đốt cháy gần 100 xe là thuộc tỉnh kăng đan.
    Thị xã Ta keo không nằm trên trục đường 3 vì vậy đồng hương nhầm một thị trấn nào đó.
     Bị phục đang ở trên xe thì chưa nhưng rất gần thì có 2 lần:
  - Hồi trên đường 3 đại đội mình ở cuối làng, Buổi đêm bọn mình lên mặt đường 3 ngồi hóng mát. Một xe vận tải chạy qua bóp còi để bọn mình tránh đi qua chừng 300m thì "ùng oàng " ăn ngay một trái b40 và một loạt AK. kết quả xe cháy nhưng may không chết ai do địch phải rút ngay bởi biết ta rất gần sẽ ra ứng cứu.
  - Lần 2 đi truy quét đich ở cong pong chư pư. Rừng già mênh mông, một xe tải chạy qua cách 20m trên xe có vài chiến sỹ. Đường này là đường đất lâm ngiệp chạy giữa rừng. thì một quả b40 và một loạt trung liên rộ lên. kết quả một đ/c của ta bị một viên thủng bụng. Còn quả B thì đi tìm hiêu.
 Có lẽ do rừng mịt mùng nên tốp lính đi phục cắt đường đi nhầm chỗ, nếu chỉ mấy bước chân nữa bấp phải bọn mình thì chắc 2 bên đều đen bởi tốp đi bộ toàn lính thiện chiến có bản lĩnh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 08 Tháng Mười Hai, 2013, 05:14:40 pm
    Sáng dậy đã thấy xe thùng sắt chạy ra chúng tôi hiểu trận chiến đấu chiều qua nhiều đ/c đã hy sinh. Không biết các đ/v khác thế nào còn ở sư 320A xe chở tử sỹ là một chiếc xe đốt được đóng thùng sắt kín có hai cánh cửa hậu ,mặc dù đóng kín nhưng mỗi lần xe chạy qua thì mùi tanh ,hôi thối để lại đến kinh hoàng.

 Đó là xe Dodge của VNCH cũ với chữ thập đỏ ở 2 bên sườn xe, đơn vị nào cũng thế thôi bác ạ, loại xe này dùng để chuyên chở thương binh tử sỹ. Thường những xe loại này chỉ đến cấp phẫu E xong cũng có lúc xuống cả cấp D để đón thương binh tử sỹ, thuận lợi thì "bốc" luôn nhưng cũng có khi tử sỹ phải trải qua 5 7 ngày giữa mùa khô rồi nên "phảng phất" và cả "dậy mùi" cũng là chuyện bình thường thôi bác ạ.

 Đầu QL3 từ Phnom Penh đi ra thì D5 E165 F7 cũng gặp trận giữa tháng 1.1979 thê thảm lắm, lính Pốt ở đó là những đơn vị rất thiện chiến với cách đánh xuất quỷ nhập thần, khi ta chiếm được công sự của địch thì mới biết địch tác chiến với hầm hố chiến đấu rất bài bản, quan trọng nhất là địch rút đi đằng nào mà ta không biết và chúng chẳng để lại cái gì, phía ta cũng chẳng biết là đã từng giao lưu "thân mật" với đơn vị nào của địch lúc đó.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Mười Hai, 2013, 09:46:37 pm
   Chào Mod binhyen - Lâu lắm mới thấy bác gé thăm nhà "đời quân ngũ ". Quả là địch trên đường 3 đánh trận rất thiện chiến. Nơi đoàn xe QK9 bị phục khá gần nơi sư đoàn bộ 320 bị bao vây gần một ngày trời, nên dễ chắc vẫn là bọn  này cả. Bác Khuất duy Tiến sư đoàn trưởng lúc đó ( nge nói bây giờ ở gần nhà bác nguyentrọngluan ) nếu ai đó nhắc đến chuyện này có lẽ cũng...toát mồ hôi. Bởi tôi thấy rõ bác Tiến cùng đi với bác Kỷ (lữ đoàn trưởng xe tăng 273  đi tăng cường hướng F320). Hai bác lom khom đi chỉ từng vị trí cho xe tăng ta phòng thủ ( 5 chiếc). Ngoài đồng xe tăng đich chạy loạn xạ kinh lắm bác ạ.
  Đich trên đưòng7 đánh một tuần đã về đến pnong penh còn ở đường 3 mất 2 tháng mới đẩy địch ra khỏi đường 3 dồn vào vùng núi tỉnh Căm pốt.Chà...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Mười Hai, 2013, 09:52:37 pm
              ( tiếp theo- chiến dịch giải tỏa đường 3 )
 
   Chờ tối hẳn chúng tôi vượt qua cánh đồng rộng  để về K7(tiểu đoàn7) theo lệnh của ban trinh sát trung đoàn 64. Chúng tôi có thói quen cũng là bệnh nghề nghiệp khi đi về đâu thì đề nghị ban ts phải thông báo cho các đ/v đang chốt giữ biết bởi ban ngày còn bắn nhầm chứ chưa nói đến ban đêm. Cánh đồng rộng chừng 2km nhưng để bảo đảm chính xác hướng và điểm đến chúng tôi vẫn đi bằng địa bàn. Chừng một giờ sau chúng tôi đã về đến ban chỉ huy tiểu đoàn 7.

  Thấy chúng tôi đến mọi người mừng rỡ bởi phương án tác chiến của họ đúng kế hoạch, thì ra nhiệm vụ mới là ngay trong đêm dẫn k7 luồn sâu tập kích địch. Chúng tôi nhờ máy điện thoại gọi về ban ts thông báo đã có mặt đúng thời gian thì các đ/c chỉ huy nói chuẩn bị cơ động nên đã thu dây,các đại đội đều được tăng cường thông tin 2w để liên lạc. Cũng như những lần dẫn các đ/v luồn sâu tập kích, chúng tôi được ban chỉ huy phổ biến kế hoạch thời gian và phương án chiến đấu, vị trí tập kết của các đại đội. Trách nhiệm chúng tôi là dẫn đường chính xác và bảo đảm bí mật đúng thời gian, địa điểm. Quãng đường không xa, đo trên bản đồ gần 8km bởi vậy tiểu đoàn sẽ hành quân lúc 1h sáng khi  trăng thượng tuần đã khuất ,hành quân đến vị trí tập kết và triển khai đội hình xong là vừa sáng thì lệnh phát hỏa tiến công ngay.

   Nhìn trên bản đồ thì đây là một ngôi làng dài bám theo tỉnh lộ (không phải đường 3 ) phương án hành quân là đi giữa đồng để tránh gặp địch bởi vậy chúng tôi phải vòng tránh một ngôi làng địch đang kiểm soát. Các đại đội đều làm công tác chuẩn bị từ buổi chiều nên chỉ cần lệnh xuất phát là lên đường ngay.
   Khi trăng thượng tuần đã lặn, làng xóm chìm trong bóng tối thì cả tiểu đoàn lên đường. Cánh đồng của họ cây thốt nốt mọc nhiều như cây dừa ở vùng trung trung bộ ta vậy . Do đồng rộng lại có nhiều cây thốt nốt với lại đêm tối nên chúng tôi đều thấy khá an tâm bởi cả ta hay địch chẳng ai đóng quân gữa đồng cả. Trinh sát bao giờ cũng đi đầu bởi nhiệm vụ dẫn đường không có gì phải bàn cãi, trong tốp đi đầu có một đ/c tiểu đoàn phó quê ở vĩnh phú lính nhập ngũ 1974. Phụ trách toán trinh sát chúng tôi là một đ/c trung đội trưởng c20 trinh sát trung đoàn 64.

   Chúng tôi bám nhau đi trong đêm tối, thỉnh thoảng le lói ánh sáng dạ quang  địa bàn của đ/c chí tiểu đoàn phó và trung đội trưởng trinh sát kiểm tra góc phương vị chiến sỹ trinh sát cắt đường . Sau khi vòng tránh ngôi làng đich đang kiểm soát,chúng tôi lại đi gần như đường thẳng bởi cũng may trên đường đi không có sông hồ. Thỉnh thoảng có tiếng ho của ai đó vô tình hay tiếng kim loại của vũ khí va nhau làm chúng tôi giật thót mình.Thương nhất mấy “vị ”hỏa lực, dù ưu tiên khi nhận quân phải to, khỏe được bổ sung vào trung đội hỏa lực, nhưng do phải mang vác nặng nên thỉnh thoảng lại ngã “oạch” gượng đứng lên vội vàng đi ngay cho kịp đội hình trông thật tội . Đang đi có ai đó vỗ vai nói nhỏ:
  -Cường lên cắt đường thay Hải.
Thì ra đ/c trung đội trưởng trinh sát c20 của trung đoàn  thay phiên, nhắc đã đến lượt tôi lên đi đầu cắt đường. Tôi vượt qua hai người rồi vỗ nhẹ vai Hải ra hiệu đi lui về sau để đỡ căng thẳng rồi tiến lên phía trước. Tim tôi có đập nhanh hơn một chút nhưng vẫn biết mình phải làm ngay việc gì. Tôi hiệu chỉnh góc phương vị, xoay mặt bàn độ cho hai dạ quang trên kim và mặt bàn độ trùng nhau để đi bằng cạnh địa bàn. Sau lưng mình là một đoàn quân thiện chiến, tôi an tâm hành tiến, tất cả tâm trí lúc này đều dồn vào đôi mắt và lỗ tai để phát hiện địch trước và bóp cò nhanh hơn khi cần thiết.

   Khoảng ba giờ sáng liên lạc tiểu đoàn vọt lên truyền lệnh tiểu đoàn trưởng nghỉ 15 phút tại chỗ. Mấy anh em trinh sát chụm đầu xác định vị trí đứng trên bản đồ qua ánh sáng dạ quang của ba địa bàn chụm lại. Chúng tôi nhận định đã đi được 2/3 quãng đường.

  Mọi người đều  nghỉ, bi đông nước của ai người đó dùng, còn tôi nghỉ bằng cách thả bộ về phía sau. Bộ đội ta nằm la liệt đủ các tư thế, nhìn đ/c chiến sỹ hỏa lực đeo cả đế cối trên lưng ngủ mà tôi thấy chạnh lòng và nghĩ rằng  mình còn nhàn chán bởi chỉ mang một khẩu AK báng xếp với ba băng đạn cùng vài quả us trên dây thì sao so sánh sự vất vả với hai đ/c khênh nòng khẩu ĐK75 kia.

   Lệnh tiếp tục hành quân. Đoàn quân vẫn đi trong bóng đêm giữa cánh đồng mênh mông. Ở phía đông, sao Hôm đang nhấp nháy. ừ,đúng rồi ở đó đất mẹ Việt nam đang chờ tin thắng trận. Nhưng đất mẹ có biết không, trong đoàn quân hôm nay sẽ có người không trở về bởi đó là qui luật ngiệt nghã của chiến tranh.

   Lúc này đ/c trung đội trưởng  trinh sát trung đoàn đã thay tôi lên đi trước.Tôi thật sự ấn tượng về sự sòng phẳng xương máu của đ/c này. Cán bộ như thế thường ở đơn vị nào cũng được anh em tin yêu. Bỗng nhiên đ/c trung đội trưởng ngồi thụp xuống,không cần nói mọi người tự dãn ra nhanh chóng chiếm vị trí có lợi. Đúng rồi, tôi cũng đã nghe tiếng động rất rõ như tiếng đào công sự. Một phút hội ý nhanh chóng, đoàn quân không thể lùi để vòng  tránh bởi mờ sáng là phải nổ súng tấn công theo hiệp đồng của trung đoàn. Đồng chí trung đội trưởng nói:
  -Anh và tôi ta cùng lên xem sao,có hỏa lực hỗ trợ.
Đ/c tiểu đoàn phó dẫn hai đ/c hỏa lực, một đ/c mang trung liên và một đ/c xạ thủ b40 đến chỗ chúng tôi. Tôi chợt nhớ hồi ở Lò gò Tây ninh tình huống cũng tương tự.Liền nói nhỏ:
  -Cẩn thận không bắn vào chúng tôi.
Cả hai chúng tôi đi khom đến gần mục tiêu nghe rõ tiếng ì ạch thật kỳ lạ, rồi cả hai cùng bò tiếp cận xác định có địch hay không. Khi khoảng cách còn 5m thì mới tá hỏa đó là hai con trâu đang đầm nước.

Chúng tôi tiếp tục hành trình. đ/c tiểu đoàn phó làu bàu: “ mất mẹ nó 30 phút”. Nhưng không bao lâu mục tiêu đã mờ ảo trong sương mai đó là bản dài đã hiện ra trước mắt.Có ai đó nói: “bốn giờ sáng rồi”.
  Tôi nghe tiếng đ/c tiểu đoàn trưởng truyền lệnh qua bộ đàm :
  - Từ bây giờ tắt máy thông tin khi có hỏa lực ta bắn mới được mở máy. Trinh sát dẫn các đại đội vào vị trí tập kết theo kế hoạch.
  Toán trinh sát đã bị xé lẻ. Tôi và Hải dẫn c2 về pía nam bản dài. Đi với c2 còn có đ/c tiểu đoàn phó, còn Huệ và một đ/c trinh sát trung đoàn dẫn c3 về phía bắc. Đại đội 1 đánh chính diện dưới sự hỗ trợ trực tiếp của trung đội hỏa lực cùng tiểu đoàn bộ do tiểu đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy.  (còn nữa)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Mười Hai, 2013, 08:04:06 pm
                          (tiếp theo –chiến dịch giải tỏa đường 3 )

Chờ đội hình đại đội 2 lên chúng tôi đi ngay. Đồng chí trung đội trưởng trinh sát sợ chúng tôi chưa biết nên còn dặn đưa c2 đến vị trí ám sát thì quay lại tiểu đoàn bộ, nếu không thì cứ đi cùng c2 cũng được. Lúc này không cần đi bằng địa bàn nữa bởi mắt thường cũng nhìn thấy mục tiêu cần đến. Tôi cất địa bàn khỏi lòng thòng ở cổ rồi vượt lên đầu.Khoảng 30 phút sau chúng tôi đã đưa c2 đến vị trí cần đến. Khẩu cối 60 của đại đội và  đại liên được lắp giá ngay sau ụ mối trước mặt. Các trung đội đều nhanh chóng cơ động theo mệnh lệnh của đạị đội trưởng. Quân ta đi khom rồi bò áp sát làng nằm im chờ lệnh.
 
   Tôi tựa lưng vào gốc cây thốt nốt xả street. Ở phương đông, chân trời đã ngả hồng, trời đã sắp sáng, có thể nhìn thấy được người.Với chúng tôi nhiệm vụ chính đã hoàn thành. Cạnh tôi lúc này vẫn là Hải, lính 78 người Hải phòng có sống mũi cao đẹp trai và đ/c thông tin 2w đeo cả máy trên lưng , cũng tựa gốc cây như tôi hình như đang tranh thủ chợp mắt.
  
  Theo thông báo tình hình địch mà chúng tôi được phổ biến tối qua thì ngôi làng này có thể là sở chỉ huy nhẹ tiền phương cấp trung đoàn hoặc tiểu đoàn bởi có otô vận tải ra vào hằng ngày. Ở đây cũng không xa tiền duyên phòng ngự của địch nên không thể là kho tàng được. Tôi chợt nghĩ thông tin trên có lẽ do có toán trinh sát sư đoàn hay trung đoàn 64 đã vào đây trước chúng tôi mà họ đã quan sát được cách đây không lâu. Đ/c đại đội trưởng đi đôn đốc kiểm tra đã về. Còn chúng tôi chờ trận đánh như thế đó.

    Do đánh vận động tiến công nên chúng tôi thấy không ai đào công sự cả. Các trung đội đều áp sát rìa làng cách chúng tôi khoảng 200-300m. chúng tôi tiến lên nằm cạnh đại đội trưởng trong một con mương cạn mắt căng lên quan sát và chờ đợi. Sau lưng không xa là mấy anh “nhọ đít”vũ khí là nồi quân dụng và mấy chục bao tượng gạo anh em bộ binh mang hộ để xếp chồng. Đ/c chính trị viên và đại đội phó đã phân công nhau đi cùng với các trung đội.

   Chúng tôi quyết định không quay lại tiểu đoàn bộ, bởi đêm còn tối rất nguy hiểm. Tôi nói nhỏ với Hải :
-   Đại đổi trưởng ở đâu, cứ theo đó nhé.
 Trong bóng sáng mờ, đại đổi trưởng ngoái đầu nói nhỏ liên lạc:
-   Xuống bảo y tá có thương binh thì đưa về bờ mương này. Nuôi quân sẵn sàng vận        
 chuyển thương binh nặng theo đội hình đại đội. không đưa về tiểu đoàn vì dê bộ cơ động.
 Cậu liên lạc chạy đi.

Trời  rạng sáng. Một buổi sáng yên lặng như bao buổi sáng khác mà sao tôi thấy ngột ngạt căng thẳng, có lẽ do chờ giờ nổ súng quá lâu. Nhưng cũng phải chờ sáng rõ mặt người mới tiến công được, nếu không thì người sau bắn người trước chứ chưa nói đến hai đơn vị bắn nhau. Tôi quay sang Hải, cậu hơi đăm chiêu dù sao hải cũng đã hai, ba lần đi công tác (bám địch) rồi, chỉ nổ súng hai lần là gan lì ngay thôi mà.
  Đ/c đại đội trưởng bỗng đập vai tôi:
    - trinh sát thấy gì cuối làng không ?
    - Đụn khói. Có lẽ nó đang nấu ăn sáng. Tôi trả lời.
Đại đội trưởng nhận định :
-   Bình thường cấp đại đội mới tổ chức nấu ăn.

 Rồi quay sang đ/c thông tin 2w bảo: “ nhớ có tiếng súng nổ là mở máy ngay, báo cáo về tiểu đoàn  c2 đã vào vị trí tập kết. Tôi ngẫm nghĩ đ/c đại đội trưởng nhận định đúng và lại nghĩ mệnh lệnh của đ/c tiểu đoàn trưởng lúc nãy thật cao mưu. Nếu mở máy thì phải gọi nhau truyền đạt nội dung chuẩn bị chiến đấu và như thế sẽ bị đài kỹ thuật của địch “tóm bắt”.Chẳng khác gì “ thưa ông tôi ở bụi này”.

 Một loạt AK bỗng  rộ lên tiếp theo các loại tiếng nổ loạn xị, đồng thời ngay sau đó là cối 82 của tiểu đoàn rót vào làng, có lẽ mục tiêu là mấy cái nhà hai tầng có thể là SCH của  địch.Vậy là hướng c1 đã nổ súng.
    Đại đổi trưởng nói:
-   thông tin theo tôi.

Chúng tôi cũng vọt theo, đó là kinh ngiệm chiến đấu bởi đã có rất nhiều câu chuyện trong chiến đấu bộ đội ta thường kể nhau nghe. Như là ở đ/vị nọ hay đ/vị kia, có mấy vị nhát gan đ/v vận động xung phong, biết đó nhưng vẫn trốn dưới hầm không lên. Khi lọ mọ ra khỏi công sự thì địch đã phản công chiếm lại và đi mãi không về.( Hồi sư đoàn ở My mút congpongcham. Trận đánh cao điểm 105 nghe nói có chiến sỹ trốn dưới hầm đến khi bị xe tăng địch phản kích nghiền trên hầm mới biết. Cũng có thể đây là chiêu tâm lý. Có gì bạn đọc thông cảm ) Hướng c2 chưa bị địch phát hiện nên tôi thấy rất rõ quân ta vận động vào rìa làng mà vẫn chưa gặp địch . Từ khu vực nơi c1 đang đánh mạnh có một xe tải của địch kịp bỏ chạy về hướng nam theo con đường giữa làng, tức là hướng của đại đội 2 với một tốc độ kinh khủng. Vẫn chưa gặp địch song lính c2 không thể tiến nhanh vì sợ vào ổ mai phục của  địch  chờ sẵn thì thật nguy hiểm cho bộ đội. bởi vậy đội hình chiến đấu chưa ra tới đường được. Vậy là chiếc xe tải của địch đã thoát trong sự luyến tiếc của nhiều người. Quyết tâm đánh chặn không cho địch chạy thoát, các đ/c cán bộ ở hướng đôn đốc bộ đội vào sâu trong làng hết sức khẩn trương khi chưa bị lộ. Phía trung đội1( có đ/c đại đội phó đi cùng ) đã bị địch phát hiện chặn đánh, tiếng súng  bộ binh, hỏa lực loạn xị đạn bay réo trên đầu, chúng tôi tưởng chừng chỉ đứng dậy là “dính” ngay. Ngay sau đó cả đại đội đều nổ súng bởi địch đã phát hiện đội hình đánh chặn đường rút lui của chúng. Đại đội trưởng chính là sở chỉ huy cơ động, đồng chí đi đâu, thông tin,liên lạc, văn thư theo đó, dĩ nhiên có cả chúng tôi. Tiếp theo đ/c đại đội trưởng gọi to và chỉ vào đ/c văn thư nói :
 - Lệnh cối bắn vào ổ đại liên đang bắn.
Đ/c văn thư chạy lui về sau.

Chỉ mấy phút sau khẩu cối tép 60 cấp tập khoảng mươi trái. Chúng tôi thấy khẩu đại liên im bặt. Hình như đạn cối do mang vác bộ nên hết sức tiết kiệm mặc dù uy lực và hiệu quả cao. Cả bản dài lúc này bao trùm khói lửa, trời mới sáng nên những viên đạn cháy, và đạn DK kéo theo đuôi lửa chi chít đan nhau nhìn thấy rõ. Trong màn khói mờ ảo tôi thấy một đ/c đang lom khom đi nhanh về sau, tay trái đang đỡ tay phải đi không vững, lưng vẫn đeo khẩu M79 cùng áo đạn trước ngực. Tôi gọi đ/c y tá và chỉ nói:
-có người bị thương!   
   Đồng chí y tá vụt đứng dậy chạy đến dìu thương binh về sau và tiến hành băng bó. Không biết lệnh của ai, tôi thấy ba đ/c vác khẩu đại liên cùng hai hộp đạn chạy ngang qua trước mặt di chuyển hẳn vào làng. Tôi đổi  khẩu AK của mình cho đ/c thương binh, khoác dây đạn cùng khẩu M79 chạy theo đ/c đại đội trưởng cùng tổ đại liên vào hẳn trong làng.Với lính trinh sát chúng tôi ai cũng biết sử dụng M79 vì biên chế một tiểu đội ( một toán ) có một khẩu  để khi luồn sâu bị truy đuổi thì bắn chặn hiệu quả nhất. Địch phản ứng dữ dội bằng cối, M79, đại liên và có cả tiếng toang toác của 12,8ly nổ hai lần. Tôi định hình, ước lượng cự ly, bật thước ngắm dựng đứng lên, đế báng súng tựa vào nền bờ mương, ngắm vào nơi khẩu 12,8 đang khạc lửa, bắn. “phốc, oàng ”quả thứ nhất đúng hướng nhưng nổ sau mục tiêu khá xa bởi tôi dễ dàng nhận biết mục tiêu qua  màn khói bao trùm do khẩu 12,8 bắn nhiều gây ra. Tôi kéo nòng khẩu M79 chếch lên một tý để rút ngắn cự ly bắn tiếp vài quả và quan sát. Khói nổ của đạn M79 bốc cao hơn lẫn trong đám khói đầu nòng ,nghĩa là đã trúng khu vực bố trí hỏa lực của địch. Không biết thế nào mà khẩu 12,8 câm hẳn. Có lẽ chúng hiểu đã bị lộ, nếu tiếp tục bắn thì sẽ là mục tiêu cho hỏa lực của ta tiêu diệt nên di chuyển về sau.

  Khoảng 30 phút chiến đấu, hướng b2,b3 đã đẩy địch sang bên kia đường còn b1 chốt giữ đường không cho địch chạy theo trục đường về phía nam. Lúc này địch chống cự yếu ớt bởi tiếng súng hỏa lực ít dần. Chúng tôi lại tiếp tục theo đ/c đại đội trưởng vận động lên sát mặt đường. Đồng chí tiểu đoàn phó lệnh trực tiếp Hỏa lực ta (trung liên, đại liên…) bắn mạnh để hỗ trợ các trung đội vượt đường truy kích. Tôi và Hải lấy băng cá nhân băng bó giúp hai đ/c bị thương. Lúc này chúng tôi mới có dịp quan sát xung quanh rõ hơn. Không xa là nồi cơm sáng đang nấu dở còn nguyên trên bếp khói còn phảng phất. trên mặt đường một thằng Miên đang nằm sấp mặt, máu lênh láng có lẽ nó trúng đạn thẳng đang cọ quậy dãy chết. Tôi chỉ hướng tập trung thương binh, nơi có y tá đang băng bó sơ cứu để anh em tự đi, rồi cùng Hải vọt lên theo hướng trung đội 2 đang chiến đấu, nơi đ/c tiểu đoàn phó và đại đội trưởng đang ở chỉ huy đại đội chiến đấu ở đó…(còn tiếp )
  




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 13 Tháng Mười Hai, 2013, 12:04:03 pm
               Chào bác chú Chào các bác! Chuyện kể của duccuong ngày càng hay càng cuốn hút.

              Đã lâu trong trang" Máu & Hoa" này chỉ toàn những chuyện không mấy gần với chủ đề. Nay lại có bác chủ đã có chuyện kể bùng bình nghe hấp dẫn hơn. Những chuyện bác kể về việc dẫn các đơn vị bộ binh vào vị trí tập kết thật dúng là như vậy. Lính Trinh sát bao giờ cũng phải đi trước cắt đường hướng rất vất vả. Nhưng khi đã đưa được các đơn vị vào vị trí rồi thì cũng lại được "nghỉ ngơi" chờ nghe súng nổ. Rồi cùng tham gia tiến công với anh em bộ binh. Tranphu341 đọc chuyện bạn kể mà thật giống như là bạn đang ở đơn vị Tranphu vậy.
 
          CHUYỆN RẤT HAY TIẾP TỤC BẠN NHÉ!

          Tranphu341 cũng đã xem những bức hình bạn chụp vui với gia đình anhtho-vetran tại Sài Gòn. Chúc mừng bạn có những ngày, những giây phút thăng hoa tại Sài Thành.

           Tranphu341 mấy ngày vừa rồi cũng vào Nam nhưng xuống sân bay TSN xong là về VŨNG TẦU ngay. Nên không có đến thăm được nhà đồng đội nào thật đáng tiếc.

            Chuyện đang hấp dẫn mong bạn nhanh tay phím lên nhé hi hi.. ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 14 Tháng Mười Hai, 2013, 08:00:36 am
Chào bác tranphu - trước hết cảm ơn bác đã ghé thăm ngôi nhà "đời quân nghũ " của duccuong. Duccuong đã gặp bác cùng con trai tại nhà vaphothotu hồi cuối tháng 8/2013 lúc đó duccuong chưa tham gia VMH nên không tranh luận cùng các bác được, mà chỉ ngồi nghe. Do mới vào diễn đàn nên " vốn " tư liệu còn để viết chuyện ở chiến trường. Là người đi sau thì viết sau điều mà các bác đều đã đi qua 60 trang và đã đến hồi thứ hai rồi.
 Cảm ơn bác đã có những lời động viên rất chí tình và hiểu biết về nghiệp vụ để duccuong tiếp tục viết phần còn lại. Lính trinh sát thì nhiệm vụ là bám địch, dẫn đường thôi còn đánh nhau chỉ là bất đắc. Rất mong bác cũng như mọi người trong mái nhà chung đồng hành cùng duccuong trong những trang viết tới.
  Chào bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Mười Hai, 2013, 05:07:41 pm
                           (tiếp theo – chiến dich giải tỏa đường 3 )

  Chúng tôi khom thấp len theo bờ cây hàng rào tìm về nơi chỉ huy thì thấy cả liên lạc và văn thư chạy lại ngược chiều. Tôi kịp hỏi “đi đâu” thì đ/c văn thư vừa chạy vừa trả lời “truyền lệnh ”. Những ai qua chiến đấu mới biết liên lạc hoặc văn thư không phải là không nguy hiểm. Mệnh lệnh trên được truyền qua thông tin 2w hay đường dây thoại. Để truyền đạt mệnh lệnh xuống các trung đội, chỉ huy phải xuống giao nhiệm vụ trực tiếp còn nếu không chỉ có hai anh này phải xuống tận nơi chốt để chuyển tải nội dung mệnh lệnh. Nhìn thấy cần ăng ten máy thông tin, chúng tôi biết chỉ huy đang ở đó nên lê đến ngay.Tôi thấy đ/c tiểu đoàn phó đang  cầm Pôn của máy 2w báo cáo thoại trực tiếp với tiểu đoàn trưởng giọng như thét để át tiếng súng đang truy kích của ta. Sau đó đ/c lom khom chạy về sau nơi hai khẩu cối 60 đang tạm dừng bắn để chỉ huy bắn trực tiếp vào hướng địch đang rút ngoài đồng.

  Một viên M79 nổ trên ngọn thốt nốt lá bay tơi tả xuống cả đầu chúng tôi. Địch phản ứng hỏa lực để trách sự truy kích của ta. Cối 82 của tiểu đoàn lúc này đã hỗ trợ cho c1, Đạn nổ tạo thành một bức tường lửa ngoài đồng, khói bụi bay mù mịt. Lúc này lính ta có thể quan sát rõ địch đang rút chạy ngoài đồng, ẩn hiện sau những cây thốt nốt. Có lẽ không được lệnh tiếp tục truy kích nên bộ binh ta không ra khỏi làng. lúc này chỉ còn nge tiếng đạn cối của ta bắn đuổi truy kích, tiếng súng bộ binh thưa dần. Tôi hiểu trận chiến cũng sắp kết thúc . thấy bao đạn trên ngực còn khá nhiều đạn, điều chỉnh thước ngắm tầm xa nhất (45độ ) tôi nện mấy viên chia lửa với khẩu cối của đại đội đang bắn đuổi
.
   Ở hướng c1,c3 tiếng súng cũng đã lắng. Lúc này chúng tôi mới nghe được rất rõ tiếng súng ở phía bắc, cách làng này chừng 4-5 km. Vậy là tiểu đoàn 8 nơi chiều qua chúng tôi còn ở đó, đang tiến công chính diện theo trục đường. Ngôi làng đêm qua chúng tôi phải vòng trách cũng đang bị ta tiến công. Tôi thầm hiểu toàn tiểu đoàn 7 lại phải chuẩn bị cho một trận chiến đấu mới khi đội hình địch rút chạy qua đây.

  Toàn đại đội được lệnh đào công sự chốt giữ hết sức khẩn trương.  Bộ phận nuôi quân nấu cơm ngay chỗ bếp của địch .Chẳng biết kho hậu cần của địch có gì để bồi dưỡng cho anh em không bởi mọi người đang mệt và đói, nhưng vẫn phải đào công sự để chuẩn bị chiến đấu. Qua máy bộ đàm chúng tôi biết các đại đội đã “ bắt tay ” nhau. Ta đã làm chủ hoàn toàn bản dài. Lúc này chúng tôi có thể về tiểu đoàn bộ theo ngay đường lộ. Công tác thương binh tử sỹ giải quyết hết sức khẩn trương. Tôi chỉ thấy một võng cột vo tròn có đòn khênh. Vậy là vĩnh biệt một đ/c. Còn bị thương vài người không nặng lắm có thể vài tháng điều trị lại trở về chiến đấu được.

  Chúng tôi đi cùng đ/c tiểu đoàn phó theo trục đường lớn để về D bộ D7. đi đâu cũng thấy bộ đội ta đang đào công sự, có lẽ đó là mệnh lệnh chung cho cả tiểu đoàn. Mấy anh em trinh sát sư đoàn, trung đoàn gặp nhau thấy đầy đủ là vui mừng phấn khởi,tay bắt mặt mừng. Đồng chí trung đổi trưởng trinh sát cho biết toàn tiểu đoàn hy sinh hai đồng chí. Ta thu được một o tô tải,một khẩu cối và nhiều súng BB. Còn tiêu diệt thì không ai đếm cả nhưng thường thì báo cáo số lượng địch bị tiêu diệt theo đầu súng thu hồi được.
  Tiếng súng tiến công của tiểu đoàn 8 ngày một gần hơn, cũng có nghĩa địch đang bị đẩy lùi rất dễ chạy vào trận địa của d7. Tôi nghe đ/c tiểu đoàn trưởng nói với ai đó là d8 đánh vận động có cả xe thiết giáp tăng cường. Chỉ khoảng một giờ sau thì không nghe tiếng súng nữa , mọi người hiểu rằng địch đã phải rút theo đường khác bởi chắc rằng chúng biết phía sau đã bị đánh chặn.

   Chúng tôi ăn trưa cùng D bộ 7. Nuôi quân tiểu đoàn cũng nhanh tay kiếm được nồi canh rau tập tàng thật ngon. Lính chiến có lúc thèm rau hơn thèm thịt bởi thiếu rau lâu ngày, nhất là cánh trinh sát hầu như phải ăn đồ khô. Lương khô, gạo xấy, bột canh, thịt hộp là bài ca muôn thuở của lính trinh sát. Bữa nào được ăn bằng bát thì thấy ngon miệng lắm.

  Ăn trưa xong, đ/c tiểu đoàn trưởng báo cho đ/c trung đội trưởng trinh sát E64 biết, ban trinh sát lệnh cho toàn bộ trinh sát về C20 trung đoàn để nhận nhiệm vụ mới. Đ/ c còn dặn thêm sẽ có xe của vận tải trung đoàn chở TB LS đưa về tuyến sau ngay  nên có thể đi cùng cho đỡ mệt. Chúng tôi không vội, mắc võng nghỉ ngơi đàng hoàng bởi đêm qua trọn đêm có ai ngủ được đâu. Cho dù niềm vui thắng trận rất lớn nhưng vẫn không che được sự mệt mỏi trong chúng tôi.Và giấc ngủ ùa đến
.
  Khoảng một giờ chiều, trung đổi trưởng đánh thức dậy để về đ/v. Tử sỹ và thương binh đã được đưa về tập trung ở D8 theo lệnh trung đoàn nên tiểu đoàn đã cho người khênh ngay từ buổi trưa. Bốn anh em lếnh thếch trở về dưới ánh nắng ban chiều gay gắt. Mùa này ở miền bắc đang giữa mùa đông mà đất k này lại nóng như lửa cháy. Tôi bỗng nhớ gia đình quê hương da diết. Ừ đúng rồi chỉ còn 10 ngày nữa là tết. Giờ này chắc mẹ và em đang cúi lưng ngoài đồng, dưới những cơn gió bấc lạnh giá để cấy những búp mạ và chờ đón con về. Bạn bè mỗi đứa một phương. Trong lớp học chỉ có ba đứa nhập ngũ cùng đơn vị thì một đứa đã về thiên cổ ở biên giới Lò gò, còn một đứa khi huấn luyện tân binh, đơn vị tổ chức thi chữ đẹp được chọn đi học cấp tốc lớp đồ bản, nghe nói đang công tác ở phòng tác chiến quân đoàn, hiện cũng đang ở bên này ( người bạn này  tên là Lâm. Chức vụ Thượng tá nay đã nghỉ hưu. Quê ở xã Phúc thọ- huyện nghi lộc –NA. Đ/v trước lúc nghỉ hưu phòng hậu cần F337- QK4 )  Còn mình thì chưa biết số phận sẽ ra sao, bởi vào đại đội 20F có tám anh em cùng quê thì hy sinh hai, bị thương ba rồi .

  Vừa bước vừa miên man với suy nghĩ của mình thì đã vào đến đầu làng. Gặp ngay lính chốt của anh em C5D8 đang đào công sự, vẫn biết quân của ta rồi nhưng anh em vẫn hỏi chúng tôi đ/v nào, chúng tôi trả lời “ trinh sát sư đoàn ”. Đến tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 8, các đ/c cán bộ ai cũng ra bắt tay hồ hởi. Chỉ mới chia tay sớm qua mà cứ tưởng đã lâu rồi. Chỉ nhìn thái độ của các anh, chúng tôi biết là D8 đánh thắng lợi lớn. Các đ/c cho biết tiểu đoàn nổ súng chưa bao lâu thì ba xe tăng của ta từ phía sau bất ngờ xuất hiện, vừa chạy vừa bắn,bộ binh theo sau, địch bỏ chạy như vịt đầy đồng. Có lẽ địch đã biết mờ sáng nay, phía sau lưng chúng đã bị ta tấn công đánh chiếm nên rất hoang mang. Nếu bọn này rút chạy theo trục đường về đụng D7 đang trấn giữ ở bản dài thì có lẽ xóa phiên hiệu luôn.

  Chúng tôi không ở được lâu bởi phải về trung đoàn cho kịp trước tối. Trung đoàn ở làng ven đường 3. Đi theo đường xe chạy mất khoảng 13 km, nếu cắt đường đi chỉ 8km nhưng chúng tôi bàn nhau cứ đường lớn mà đi cho tuyệt đối an toàn bởi còn mìn, lựu đạn gài trước chốt của địch cũng như của ta chưa gỡ.

 Về đến C20 F64 lúc hoàng hôn đã buông xuống. Đồng chí Huấn đại đội trưởng người Quảng trị là bạn thân học cùng khóa trinh sát lục quân 1 với đại đội trưởng C20F Lê thanh Trung của chúng tôi. Gặp nói ngay:                                                                                                                             
  - Ngày mai các đ/c về đ/v sớm để cùng đại đội di chuyển nơi ở mới. Lần tăng
cường này các đ/c hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Bốn anh em trinh sát sư đoàn cũng kịp đi dạo một vòng nơi ở của đại đội 20 E64 tìm đồng hương. Ai cũng tìm được bạn, cười nói rôm rả, cùng ngồi đung đưa trên võng vui vẻ ôn chuyện quê nhà.
   Sáng hôm sau tổ trinh sát chúng tôi đã về đến đơn vị để nhận nhiệm vụ tiếp theo.
                            (Còn nữa )

 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 15 Tháng Mười Hai, 2013, 06:55:13 pm
             Chào bác chủ! Chào các bác! Chuyện kể về trận tiến công bon Pốt Giải phóng đường 3 những ngày giáp Tết năm 79 thật giống như đơn vị Tranphu. Giống như những chuyện Tranphu đã kể. Những ngày này bọn Pốt đang tập trung tổng phản công và chúng cũng đã gây cho ta gặp không ít khó khăn cùng sự thiệt hại.

            Đúng là nếu không phải là đội quân Việt mình thì khó lòng mà trụ nổi vì lực lượng của chúng còn khá đông, khá mạnh cùng với vũ khí hỏa lực thêm sự lỳ lợm nữa nên hầu như đơn vị nào cũng có những căng thẳng cùng tổn thất bất ngờ. Cấp trên phải điều binh cứu trợ lung tung vì nhiều đợ vị cấp Tiểu đoàn, cấp đại đội bị vây mà chúng cũng bố trí chặn đường tiếp ứng rất bài bản.

            Qua bài viết cũng thấy lực lượng Trinh sát của bạn cũng thật vất vả, cũng thật nguy hiểm. Mặt trận đường 3 cũng thật là phúc tạp. Trần phú không tác chiến ở vùng này chủ yếu là đường 4, đường 5 thôi. Giờ đây ôn lại những dòng này mình cũng không hiểu tại sao mà lại còn sống được qua những năm tháng chiến chinh đó dúng không.

            Tranphu341 chúc bạn cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui để tiếp tục trang sử hào hùng của mình!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 16 Tháng Mười Hai, 2013, 10:43:44 am
Em nghe giang hồ đồn là Đại trưởng đại 5 tiểu 8 là bác Hoặc. Cụ này cũng máu, lỳ và oánh hay lắm ,  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Mười Hai, 2013, 12:59:41 pm
chào bác Quangcan - Tôi có nghe nói về bác Hoặc này. Cũng là một trong nhiều người nổi tiếng là chỉ huy gan lỳ của sư 320 đấy. Đời quân ngũ bác này ở sư đoàn 320 cho đến lúc lên tận chức sư đoàn phó TmT thì phải ( ở gia lai ). Rồi sau đó đi đâu không rõ. (lên cán bộ chỉ huy sư đoàn 320 sau anh Hùng,anh Tân người Hải phòng ) Thời điểm chiến đấu trên,hình như anh khuất duy Hoan là trung đoàn trưởng E64.
  Bởi lúc đó tôi là chiến sỹ TS sư đoàn nên biết cán bộ sư đoàn rõ hơn. Củ thể: Sư đoàn trưởng là bác Tiến, chíng ủy là bác Chuy, Sư phó là bác Chung ( hy sinh sau tết không lâu ) tham mưu trưởng là anh Bào và sau đó là anh Mão ) trưởng ban tác chiến là anh Vi - anh Hạ. Trưởng ban trinh sát là anh Sa, sau đó là anh ngãi (thanh hóa )vv...
  Cảm ơn quangcan đã chiếu cố gé thăm. Bài viết sắp tới duccuong  sẽ viết về trận sư đoàn bộ 320 bị bao vây, nhưng duccuong lại không nhớ được địa danh khu vực này, chỉ nhớ cách ngã tư tram ka còn xa. Nếu bác sưu tầm được khu vực đó thì duccuong xin dán cho mảnh bản đồ và khoanh cho một vòng nhé.
  Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 16 Tháng Mười Hai, 2013, 01:29:49 pm

Cụ Hoặc trận Bản Dài và cụ Hoàng Văn Hoặc này là một, đúng không các cụ F320A: ;)
Trích dẫn
...Thiếu tướng Hoàng Văn Hoặc

Thiếu tướng Hoàng Văn Hoặc sinh năm 1951 tại thôn Đại Nghiệp, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Ông nhập ngũ tháng 5/1971 và sau đó tham gia chiến đấu tại chiến trường ác liệt Quảng Trị. Thực tế chiến trường máu lửa đã là nơi tôi luyện cho người lính trẻ dũng cảm trưởng thành và ông đã thể hiện được tài năng và tiến bộ rất nhanh. Sau năm 1975, ông lại cùng với đồng đội lên đường giải phóng cho đồng bào mình và đồng bào Campuchia anh em khỏi họa diệt chủng. Cũng chính tại chiến trưởng khói lửa ác liệt này, ông đã trưởng thành rất nhanh và liên tiếp được giao các chức vụ chủ chốt: Trung đoàn trưởng sau là Sư đoàn trưởng rồi đến Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân đoàn. Từ 2002 đến nay là Phó giám đốc Học viện Quân y. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 2007....

p/s: mà sau này Đồng Bằng có cạ: "Hoặc F trưởng - Hoan F phó" hay đáo để các cụ nhể,  ;D . Thứ lỗi cho em hậu sinh lại "phạm húy" tên các cụ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 16 Tháng Mười Hai, 2013, 09:02:57 pm
@Quang Can : Đúng vậy đó . Khi đánh Bản dài tháng 4/1979 Anh Hoặc là Tiểu đoàn trưởng D4 E52. Lúc ấy D4 e52 và D2 e48 đi với E 64 .
Sau này Hoàng Văn Hoặc là Trung đoàn trưởng 52 rồi 48 và tháng 12/97 là Sư trưởng 320A ( Đúng , khi ấy Hoan là Sư phó , Tân cũng sư phó ) Đến 2002 anh Hoặc lên Quân đoàn Làm Phó tư lệnh TMT vài tháng rồi ra Học viện Quân y . Sau khi anh Hoặc đi thì Nguyễn Thế Tân mới làm sư trưởng 320A và Khuất Duy Hoan về làm sư trưởng sư 31 ở Quy Nhơn .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Mười Hai, 2013, 09:30:26 pm
Chào vaphothotu - lâu nay ẩn dật ở đâu mà không thấy xuất hiện nhỉ? Đúng là bác Hoặc đó rồi, không sai đâu. Nhưng duccuong muốn hỏi việc cả tiểu đoàn 4 bỏ chạy tán loạn sau tết ít hôm để rồi sư đoàn bộ 320 bị bao vây một ngày trời thì lúc đó ai là tiểu đoàn trưởng? Cái đó có lẽ chỉ bác Hoặc trả lời được thôi hè. hi hi...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 18 Tháng Mười Hai, 2013, 04:40:56 pm
Chào Duccuong.
Mấy hôm nay bận quá.Cuối học kì mà.
Tuy bận vẫn cố gắng bớt chút thời gian để vào VMH.Đọc bài của bác mà không bình luận được nhiều.Khi nghe các bác nói đến bác Hoặc mới té ra các bác đang nói chuyện về thủ trưởng cũ của mình.
Hồi tiểu đoàn 4 bị "thủng lưới" tiểu đoàn trưởng là ông Chọn, chính trị Viên tiểu đòan là ông Tân người Thái Bình.Lúc này bác Hoặc đang là tiểu đoàn phó.Sau này ra Bắc, ông Chọn được điều lên sư đoàn 320 làm cán bộ tham mưu thì Bác Hoặc mới lên làm tiểu đoàn trưởng d4(khoảng 1980).
  Lại nói thêm về ông Chọn.Ông là một người chỉ huy can trường, không sợ hy sinh thế mà ra Bắc Thái cụ vướng vào "lưới tình" nên mất sức chiến đấu, rồi bị kỉ luật.Ra quân.
  Còn lúc bấy giờ trung đoàn trưởng e 52 là ông Tương.Ông này còn rất trẻ, chưa vợ.Và cũng đi tán gái như bao chàng trai chưa vợ khác.Nghe nói lính và thủ trưởng cùng tán một cô. Cuối cùng phần thắng thuộc về trung đoàn trưởng.Nghe nói sau này ông Tương cũng bị kỉ luật rồi xuất ngũ.Chuyện ông Chọn nguyên cán bộ tham mưu sư đoàn 320 và chuyện cụ Tương trung đoàn trưởng 52 bị kỉ luật thì còn dài lắm xin khất với các bác hôm khác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 08:32:03 am
  
Tiếp theo – Chiến dịch giải tỏa đường 3 )   
   
                                                Đón tết

   Hôm sau chúng tôi về đơn vị. Công việc đầu tiên là tắm giặt và giải phóng đôi chân sau một tuần đi dày vải đã khẳm mùi ô uế.  Đã trở thành thói quen mỗi khi đi công tác (bám địch ) thì ba lô được gửi lại cho những đ/c chưa đi, cứ vậy dồn cho đến đ/c cuối cùng, nếu đi công tác nốt thì đưa về đại đội để lỡ khi di chuyển thì có đồng đội mang giùm. Trong đại đội chỉ có hai người mang theo sách phổ thông để  ôn luyện, trong đó có tôi. Rồi còn sổ tay, vật lưu niệm…nên ba lô thường nặng,căng hơn ba lô đồng đội . Cũng nhờ vậy mà khi rảnh rỗi mới có việc để đốt thời gian, nếu không thì cũng xách súng đi chơi các trung đội khác hay đánh bài tiến lên ngày này qua ngày khác cho đến khi cán bộ gọi “điểm danh” thì lên đường…

   Ngày hôm sau đại đội hành quân bằng ô tô tải. Cả đại đội khi nào cũng chỉ đi một xe bởi quân số thường chỉ 2/3 hoặc một nửa so với biên chế do bởi đi công tác, hay nằm viện hoặc do đi tăng cường cho các trung đoàn. Nơi ở mới cách nơi ở cũ theo trục đường khoảng 15km. khi xe chạy qua vị trí E bộ 64 đóng quân,  thì chúng tôi đã thấy trung đoàn đã di chuyển.Chứng tỏ các đơn vị bộ binh của ta đã phát triển rất nhanh.

   Ở nơi đóng quân mới này cho đến ngày 28 tết. So với mọi lần thì ở như vậy khá dài. Nơi trú quân này rất kém, không đáp ứng được nguyên tắc đóng quân canh phòng. Nguồi nước thiếu trầm trọng. Cây cối để ngụy trang quá thưa nên cũng không thể mắc võng được, nắng nóng nhiều lúc phải chen nhau dưới bóng cây. Nếu bị tập kích thì chỉ làm bia đỡ đạn. Tôi đưa thắc mắc này nói với đ/c chính trị viên thì đ/c cười nói: “ cả sư đoàn bộ đều vậy, ta đang đánh vào một thị tứ nhỏ để vào đấy đón tết cho đàng hoàng”.
.
 Sáng 30 tết năm 1979 chúng tôi hành quân bộ vài km thì vào thị tứ. Ba anh em không nằm võng mà nằm trong  ngôi nhà hoang không có mái. Mọi người đều mang chuyện “ quê tôi ” ra  kể. Câu chuyện rôm rả nhất là cúng 30 tết. Có vùng quê làm buổi trưa, có nơi làm buổi chiều vậy mà cãi nhau inh ỏi. Chiều 30 tết, anh Chước quê ở Hà Bắc ( ra bắc tôi đã đến chơi. Nhà cách TX Bắc ninh không xa. Làng bên kia sông Cầu ) thủ một chai rượu Rum lùn nguyên đai, khệnh khạng bước kèm theo nụ cười kiêu nghạo đến chỗ chúng tôi. Không còn gì vui mừng hơn được nữa, bởi trong hoàn cảnh như thế này lại có rượu uống, mà rượu ngoại thật 100% thì cả tiểu đội như là được lạc vào cõi tiên. Bởi vậy,đây là chén rượu ngon nhất cho nên phải nhớ đời. Chả là khi đ/v đi qua Pnong pênh, tranh thủ thời gian, lính ta đi tìm “ đồ cổ ”thì vớ được kho rượu. Thực ra trước đây không lâu , chúng tôi đã được uống loại rượu này bởi tôi cũng được “chia” một chai, nhưng tiểu đội tôi đã giải quyết nhanh chóng chứ có ai nghĩ được chuyện cất dành để đón tết đâu.

  Một cái tết không có thịt lợn dưa hành, không bánh chưng. Một cái tết chiến trường cả đời không bao giờ quên. Một cái tết mà để tết nào cũng phải nhớ đến. Ôi giá như có điều kiện và thời gian để đến quê anh Hà bắc, uống rượu làng Vân để rồi cùng hàn huyên về câu chuyện chai rượu tết này.

   Tất nhiên trước đó chúng tôi đã được đại đội thông báo, sẽ được “ ăn tết ” sau khoảng vài ngày nữa bởi xe hậu cần ở VN chưa sang.
   Đêm 30 tết trên đường 3. Mấy anh em mỗi đứa một quê, nằm trên tấm tăng được trải trên nền gạch trong căn nhà hoang tốc mái. Nằm bên nhau  không ai chuyện trò, nhưng tôi biết không ai ngủ bởi mọi người đang dành riêng cho mình tình cảm hướng về quê hương, nơi có mẹ già đang mòn mỏi trông ngóng đứa con xa. Nửa đêm, tiếng súng AK bắn loạn xị cả bốn hướng .Chúng tôi hiểu giờ giao thừa đã đến. Dù đã có lệnh không được dùng súng bắn đón giao thừa nhưng anh em gác đêm có lẽ không kìm được cảm xúc nên làm vài loạt cho đỡ buồn,chắc hẳn chỉ huy đơn vị cũng cảm thông.
 
   Khoảng một tuần sau xe chở thịt lợn và hàng tết đã về. Lợn đã được thịt chẻ đôi ướp đá.  xe bắt buộc phải chạy ngay nên vào chiến trường mà đá lạnh vẫn chưa tan hết. Ở chiến trường đ/v tôi cất dành thịt bằng hai hình thức thủ công. Muốn cất lâu dài thì  phải vùi thịt trong muối. Bởi vậy, có những miếng thịt vùi lâu quá khi ăn mặt chát lưỡi. Còn hết muối thì vùi trong bao gạo, cũng cất được vài ngày mà không bị hỏng.

  Bánh chưng vẫn được tiêu chuẩn một người một cái. Chúng tôi nghe “chính ủy ”nói bánh này do bà con chợ An đông TP HCM góp tặng chiến trường. Thật tình nghĩa giữa hậu phương và tiền tuyến. Làm an lòng và vơi đi bao nỗi nhớ quê hương.

 Vâng, chúng tôi những người lính sư đoàn 320 qđ3 đón tết 1979 ở chiến trường như vậy đó.(còn nữa )
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 09:32:09 am
              Chào duccuong! Chào các bác! Chuyện của bác chủ Tranphu341 càng đọc càng hay. Tranphu nhớ lại trong những ngày Tết đó thì Sư đoàn 341 đang làm nhiệm vụ bảo vệ phía Tây Thủ đô PhnomPeenh.

               Lúc này bọn Pốt đang tổng phản kích. Lực lượng của chúng còn đang rất mạnh cũng đủ mọi quân binh chủng chỉ trừ máy bay là không có. Chúng dùng cấp Trung đoàn để bao vây từng Tiểu đoàn của Trung đoàn Tranphu. Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 1 đều bị chúng vây mấy ngày Tiểu đoàn 3 đi giải vây thì đã bị chúng chặn đánh rất bài bản. Nghĩ lại trong những ngày này hướng Công pông Su Pư mặt trận đường 4 thật là ác liệt. ý ĐỊNH CỦA CHÚNG LÀ TÁI CHIẾM LẠI TỈNH LỴ CÔNG PÔNG SưPu để làm bàn đạp chiến lại Phnopeeenh.

              Rất nhiều anh em đồng đội đã bị hy sinh trong những ngày mùng 1, mùng 2 Tết năm đó mà không thể đưa được thi hài về hậu phương. Thật là một cái Tết nhớ đời trong những ngày đầu tiên làm nhiệm vụ Quốc Tế tại Campuchia.

            Chuyện của bạn kể làm cho Tranphu nhớ lại từng ngày, từng ngày trong những ngày tháng đó. TIẾP TỤC BẠN NHÉ!

             


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 21 Tháng Mười Hai, 2013, 12:49:42 pm
   xuanv338 chào bác chủ nhà xứ Nghệ. CB chào anh Tranphu341. Chào tất cả những người hàng xóm với duccuong quê xứ Nghệ. Chào tất cả các bác tham gia trang nhà. duccuong vừa có một chuyến công du đáng nhớ đời. Trông những tấm hình ghi lại những bữa tiệc vui, những màn múa hát của những người con xa quê gặp lại đồng hương. Gia đinh anhtho - vetran lúc nào cũng đầy ắp niềm vui. Trông thấy NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH say xưa với những bài ca cùng duccuong, anhtho - vetran và những cựu binh mà mình thấy vui lây.
   Ngày này, chắc những anh cựu binh xứ Nghệ cũng đang chuẩn bị cho ngày mai gặp mặt nhau. xuanv338 xin chúc sức khoẻ mọi người trong đó. Chúc cho bữa tiệc của ngày hội quốc phòng toàn dân ngày mai chưa say thì chưa nên vội chia tay.

   Còn ở Thái Bình không khí cũng đang rộn ràng. Sáng mai xuanv338 cũng đi dự buổi gặp mặt với một nhóm CCB quê lúa. Và không có gì thay đổi chiều tôi nay thôi mình sẽ rất vui là lần đầu tiên được gặp một nhà văn trẻ, một cây bút đang nổi Cồn trên trang M&H. Người có một nửa dòng máu của xứ Tuyên, một nửa dòng lại thuộc về quê Lúa. Các bác đoán thử coi nhé!

  duccuong thân mến. Còn câu trả lời bức thư của người Kinh Bắc. duccuong thông cảm đợi nhé!  xuanv338 sẽ tiếp tục câu truyện vào ngày đầu xuân mới, không lâu nữa.  xuanv338 ngừng lời xin chúc cho mọi có một ngày 22/12 vui cùng toàn dân trong ngày hội quốc phòng. Và luôn nhớ niềm vui cho riêng những người lính chúng mình là" Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam". xin chào duccuong và mọi người.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 21 Tháng Mười Hai, 2013, 10:52:14 pm
 Chào anh ĐC! Chiến dich giải tỏa Đường 3 mà ĐC đã tham gia quả là đầy thử thách! Nhưng mải mê với chiến trận, ĐC cũng phải ngừng lại để uống mừng ngày thành lập QĐNDVN 22-12 chứ! NYCL chúc ĐC và đồng đội của anh vui, khỏe, ngây ngất trong khúc hát "Anh lính tình nguyện và điệu múa Apsara" nhé! Nếu có dịp, NYCL xin hát tặng ĐC và những CCB chiến trường Cam bài hát đó!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Mười Hai, 2013, 08:17:56 am
(tiếp theo – chiến dịch giải tỏa đường 3 )

                                                Sư đoàn bộ bị bao vây.

    Sau tết 1979 cả sư đoàn chúng tôi tiếp tục đánh phát triển theo trục đường 3 về hướng nam. Cuộc chiến càng đi xa pnong pênh càng khốc liệt bởi địch lúc này đã cũng cố được lực lượng , tổ chức nhiều trận đánh lớn gây cho ta nhiều thiệt hại.

     Khoảng sau tết 20 ngày , sư đoàn bộ chúng tôi dâng lên và đóng tại một vùng đồng bằng có mấy phum liền nhau dọc theo đường 3. Ở phía tây cách sư đoàn bộ khoảng 4km, có một dãy núi và một con đường đất cấp phối chạy vào sư đoàn bộ. khu vực này tiểu đoàn 4 trung đoàn 52 ( tiếu đoàn của vaphothotu) đang trấn giữ. Đại đội 20 chúng tôi đóng ở phía nam sư bộ . đối diện bên kia đường 3 là đại đội pháo nòng dài Đ74 của lữ 40 quân đoàn tăng cường. Xung quanh sư bộ là các đơn vị trực thuộc (tiểu đoàn công binh, đại đội vệ binh, tiểu đoàn thông tin vv…) đóng quân .
.
   Đoạn đường này khá gần địch nên xe vận tải của ta thường xuyên bị phục. Một bữa vào buổi tối chúng tôi lên mặt đường 3 ngồi chơi hóng mát thì một xe tải của ta chạy qua, vừa ra khỏi làng, cách chúng tôi khoảng 200m thì bị địch phục b40. Xe cháy nhưng những người trên xe không ai việc gì. Rất may bọn này cũng nhát gan bởi biết bộ đội ta ở trong làng sẽ ra ứng cứu nên không dám ở lâu, bắn trộm xong là bỏ chạy.

    Trở về câu chuyện đánh địch giải vây. Hôm ấy khoảng 6 giờ sáng. Đại đội đang ăn sáng thì tiếng súng rộ lên, càng ngày càng gần. Đại đội trưởng Lê thanh Trung chạy xuống các trung đội hô:
-   tất cả ra mặt đường 3 chuẩn bị chiến đấu.

    Chúng tôi xách súng chạy theo, lấy mặt đường làm công sự. Với một vị trí thế này địch sẽ bất lợi bởi trước mặt là cánh đồng mênh mông. Khoảng 30 phút sau chúng tôi phát hiện rất nhiều người chạy về phía chúng tôi. Đại đội trưởng ra mệnh lệnh:
-   Có lệnh mới được nổ súng. Đây có thể quân ta.

Chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Qua sắc phục quân trang chúng tôi phát hiện đúng là bộ đội ta. Lính ta chạy tràn qua đại đội pháo rồi vào trận địa của đại đội tôi, mặt anh nào cũng nhợt nhạt nói không ra lời, có lẽ do chạy dài mấy km liền.

Đạn của địch lúc này đã bắn réo ngay trên đầu. Đại đội trưởng Cầm ngang khẩu AK chạy lên mặt đường quát tốp chiến sỹ đang bỏ chạy:
-   Tất cả dừng lại để chiến đấu. Đồng chí nào bỏ chạy qua qua đường chúng tôi bắn!

   Nhận thấy thái độ kiên quyết của đồng chí đại đội trưởng và nhìn chúng tôi nằm dọc theo lề đường chuẩn bị chiến đấu với thái độ bình tĩnh các đồng chí liền  quay lại trận địa pháo để cùng chiến đấu. Trong số anh em bỏ chạy, tôi thấy có cả lính đội mũ sắt, số này sẽ là lính của đại đội pháo. Không bao lâu chúng tôi thấy một số cán bộ tiểu đoàn 4 bất chấp nguy hiểm phải chạy đi tìm lính. Chúng tôi chỉ một số vị trí anh em d4 đang ẩn nấp để họ đưa về.

  Bỗng nghe phía sau lưng có tiếng nói to. Tôi quay lại thấy đồng chí sư đoàn trưởng Khuất duy Tiến và một đồng chí đầu cắt cua má bị nám đen một bên đang lom khom quan sát( sau này mới biết đó là thủ trưởng Kỷ, lữ đoàn trưởng thiết giáp 273 QĐ3 đi tăng cường hướng F320. Ra bắc ông lên tư lệnh binh chủng tăng – thiết giáp). Một lát sau có một chiếc xe tăng từ hướng sư đoàn bộ chạy đến rồi ẩn sát mặt đường nơi hai thủ trưởng vừa đứng.  Vị trí xe đậu rất thấp, chỉ còn thấy tháp khẩu pháo và đại liên nhô lên. Chúng tôi mới biết các thủ trưởng ra thị sát và trực tiếp điều động từng vị trí của các xe tăng để phát huy sức mạnh hỏa lực hiểu quả nhất. Bốn ngả đường vào sư đoàn bộ lúc này đều có xe tăng trấn giữ tạo thành bốn lô cốt chiến  đấu không cho địch vào.

  Có tiếng động cơ xe bánh xích từ hướng địch. Chúng tôi quan sát thấy rõ hai chiếc xe tăng vừa chạy vừa bắn vào nơi trú quân của tiểu đoàn thông tin. Tôi thầm nghĩ thật nguy  hiểm. Bởi lính thông tin D18 anh em chúng tôi thường  gọi trêu là “lính cậu”, do nghiệp vụ thường xuyên ở tuyến sau  nên trải qua chiến đấu ít. Ở hướng tiểu đoàn thông tin, khói lửa cháy nghi ngút bốc cao. Sau này chúng tôi mới biết đám cháy đó là do xe thông tin của tiểu đoàn bị bắn cháy.

  Địch sau khi bị đánh chặn lại ở hướng chủ yếu, địch chuyển sang tiến công vào hướng nam tức là vị trí của đại đội chúng tôi. Chúng lom khom chạy theo bờ mương và lần theo những cây thốt nốt tiến vào. Cả đại đội đồng loạt nổ súng. Đồng chí đại đội phó nhắc nhở anh em bắn phải điểm xạ để tiết kiệm đạn, phòng cuộc chiến đấu kéo dài. Quan sát thấy một thằng đang quỳ bắn  sau gốc thốt nốt, tôi ép nòng súng vào gốc cây xoài điểm xạ. Không trúng nhưng nó hoảng sợ chạy lùi lại. Tôi tiếp tục quan sát thì một viên đạn thẳng bắn toác cả mảng vỏ cây xoài rơi xuống mũ của tôi. Chẳng biết vô tình hay bị thằng nào phát hiện rồi bắn tỉa, tôi nhanh chóng  di chuyển sang vị trí khác
.
  Xe tăng của địch rú ga liên tục, hình như để làm lung lạc ý chí chiến đấu của bộ đội ta. Hỏa lực trên xe tăng bắn xối xả, nhưng không hiểu sao nó không giám dẫn bộ binh tiến vào. Có lẽ chúng sợ bị bắn cháy. Tôi thấy một tổ chiến đấu của đại đội vệ binh 23 mang b40 chạy vượt qua đường ,ngay trước mặt. Thấy có người quen, liền hỏi:
-   Bây đi mô đó ?
Ấnvừa chạy vừa trả lời :
-    Đi phục diệt tăng.
Ân người bình lục tỉnh Hà nam ninh cũ. Chúng tôi thường cùng đi bảo vệ thủ trưởng sư đoàn nên quen nhau. Sau này ra bắc, Ân cùng đi học sỹ quan với tôi.

  Gần trưa thì tiếng súng sau lưng tôi rộ lên. Vậy là chúng đã vòng vượt đường 3, đánh tập hậu vào vị trí đóng quân của đại đội vệ binh. Khẩu cối của đại đội vệ binh được giá bắn gần chỗ chúng tôi nằm, nhưng hướng bắn thì ngoảnh phía sau. Lúc này, phía trước phía sau đều có địch. Chúng tôi thầm hiểu vậy là sư đoàn bộ bị bao vây.

  Xe tăng địch cứ chạy đi chạy lại ngoài đồng, bắn vào làng. Xe tăng ta thì cứ đứng tại chỗ nhã đạn. Tôi biết chính xác ta có năm xe tăng vì trước đó một hôm chúng tôi lên ban TS thấy đậu dọc đường gần nơi ở của tư lệnh sư đoàn.

   Phía bên kia đường, khẩu pháo Đ74 nòng dài đã được hạ thấp nòng để bắn thẳng. Nhưng chỉ bắn hai phát, không biết nổ ở đâu. Có lẽ để hù dọa mấy cái xe tăng địch đang chạy loanh qoanh ngoài đồng. Hướng của chúng tôi do trống trải nên địch không đánh mạnh như các hướng khác. Tiếng súng nổ ran cả bốn hướng. Phía sau lưng khu vực tác chiến của đại đội 23 vệ binh diễn biến hết sức căng thẳng. Khẩu cối 82 gần đại đội tôi liên tục nhả đạn chi viện cho các trung đội vệ binh đang bám trụ. Tại vị trí chúng tôi nhìn ra phía sau, thấy rõ cả ta và địch thấp thoáng trong khói bụi, chẳng khác nào xem phim chiến đấu trước đây. Nhìn về ngôi nhà hai tầng khu vực tư lệnh ở, chúng tôi thấy có mấy đồng chí ( chắc là của C23 ) đang giá khẩu 12,7 ly,sau đó bắn xối xả về hướng địch.
  Nhưng chẳng được bao lâu, một quả ĐKZ của địch làm thủng một mảng ngay tầng hai khói bụi mù mịt. Mấy chiến sỹ bỏ súng chạy xuống. Thật là may bởi mục tiêu quá lộ. Nếu nó bắn bằng thước ngắm quang học và người bắn có kinh ngiệm thì chắc là đi cả.

  Khoảng sáu giờ chiều tiếng súng mới lặng dần. Lúc này chúng tôi nghe tiếng xe tăng chạy trên đường 3 từ hướng nam lên. Đại đội thông báo đây là xe tăng và bộ binh của ta về cứu viện, lúc này đã gần tối địch buộc phải rút quân. Xe tăng và bộ binh của ta đi kèm chạy qua trước mũi súng của chúng tôi. Hỏi một số chiến sỹ chúng tôi biết  đây là một đại đội của tiểu đoàn 8 E64.

   Vậy là một ngày tròn nổ súng (6h sáng đến 6h tối ).Địch đã không thể đưa đội hình hành quân cơ giới vượt qua được. Ngày hôm sau đài kỹ thuật của ta thông báo, lực lượng địch là một trung đoàn bộ binh có xe tăng iểm trợ, đang di chuyển về lại đội hình sư đoàn do bị ta đánh chia cắt trong chiến dịch giải phóng. Trên đường hành quân di chuyển thì đụng tiểu đoàn 4, địch quá mạnh nên tiểu đoàn phải rút lui. Đội hình của chúng tiếp tục tấn công thì thọc vào đúng sư đoàn bộ. Quả là vận không may cho trung đoàn này .(tiểu đôi trinh sát kỹ thuật này biên chế trong đại đội 20 chúng tôi. Các đ/c này nghe và nói tiếng K rất thành thạo. Hằng ngày chỉ nghe “trộm ” đài thông tin của địch. Công việc và điều động trực thuộc ban trinh sát ).

   Trận đánh thật là đúng tầm. “ kỳ phùng địch thủ gặp nhau”. Xét về lực lượng ta và địch ngang nhau. Địch có một trung đoàn đủ quân. Có xe tăng yểm trợ. Ta có hai tiểu đoàn ( công binh, thông tin) hai đại đội trực thuộc ( trinh sát , vệ binh ) và một tiểu đoàn đã mất sức chiến đấu, cùng 5 xe tăng trấn giữ các nghả đường vào sư đoàn bộ
.
   Sẽ còn nhiều điều phải bàn khi mổ xẻ phân tích chiến thuật trận đánh bất đắc dĩ này. Nhưng dù sao ta cũng đã làm thất bại âm mưu tập trung lực lượng để tạo thế của địch.

   Buổi tối chúng tôi ăn cơm, miệng đắng ngét vì  khói thuốc súng. Không ai bị “ cắt cơm” cả, vậy là vui rồi. Anh em chúng tôi thường nói đùa như vậy thay cho ngôn ngữ bị hy sinh .
  Một ngày không bình yên. Nhưng đó là việc bình thường của chiến tranh.

  Năm 2006 tôi có dịp vào Gia lai thăm lại sư đoàn. Anh bạn cùng quê cùng nhập nghũ với tôi lúc này đã là chính ủy sư đoàn ( đại tá Nguyễn xuân Trương ) đưa tôi đi tham quan phòng truyền thống. Và tôi tìm đọc cuốn Lịch sử sư đoàn đồng bằng. Cuốn sách đã dành một trang nói về trận đánh giữa vòng vây này.

( còn nữa )
  
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 25 Tháng Mười Hai, 2013, 11:29:49 am
Chào Duccuong, chào các đồng chí.
Trận sư bộ bị vây hay trận d4 bị "thủng lưới" là trận để lại kỉ niệm buồn trong suốt cuộc đời binh nghiệp của nhiều người, trong đó có Vaphothotu.Nói là bị địch đuổi nhưng tôi chẳng thấy thằng địch nào.Đang chuẩn bị ăn sáng thì nghe tiếng 12 li 8 nổ toang toác trên đầu.Ai cũng ngạc nhiên. Quái! Sao 12 li 8 của ta lại nổ ngay trên đầu mình được. Chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì thấy bộ biinh c2 chạy về bảo là mất chốt rồi. Chạy!
  Thế là cả a xách súng vọt lên khỏi hố bom(a trinh sát d4 chốt dưới hố bom khô).Nhìn sang dê bộ cũng thấy nháo nhác.Tôi ước chừng chạy khoảng trên 4 km đấy bạn ạ. Sự hy sinh mất mát trong trận này không nhiều.Hình như cả d4 không ai thương vong.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 26 Tháng Mười Hai, 2013, 09:49:33 am
             Chào bạn dức cuong, bạn vaphothotu cùng các bạn! Chuyện của các bạn về trần đánh mà bọn pốt có ý phá vòng vây vào đúng Sư đoàn bộ và anh em Tiểu đoàn 4 không trụ được phải bỏ chay thật là hay và cũng thật là buồn cười nếu ta nghĩ lại.

              Hay, vì các bạn đã kể lại những chuyện thực tế rất sống động. Buồn cười vì anh em mình bị động và chạy mặc dù chẳng thấy thằng Pốt nào cả. Như vậy là chạy theo kiểu quân bài domino bị ngã. Trong chiến đấu thường hay bị như vậy. Chính vì thế mà năm 78 hướng Sư đoàn 9 cũng bị một trận như thế, rồi phải bỏ lại cả 2 xe tăng, Sư Trưởng bỏ cả xe zeep cùng chạỵ thi với anh em về phía ta. Vì chốt ngoài đã bị vỡ, đã bị thủng giống như là quả trứng vỏ cứng nhưng đã bị vỡ bên trong thì độ cứng đâu có nữa.

            Hay rất mong được đọc tiếp những bài viết của các bạn. Chúc các bạn cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui chuẩn bị đón mùa xuân về!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 26 Tháng Mười Hai, 2013, 04:22:28 pm
Chào bác tranphu 341 cùng các bác. Trước hết cảm ơn bác đã gé thăm và cho ý kiến rất hay. Quả là ở mặt trận đúng như quả trứng mà bác đã ví dụ. Thủng lớp vỏ cứng rồi thì mềm yếu ngay. Sau khi D4 bỏ chạy thì chỉ một giờ sau địch đã bao vây sư đoàn bộ và đánh nhau một ngày ròng.
 Lính ta lần đầu tiên đánh nhau với địch có xe tăng nên hoảng loạn bỏ chạy. Với đội hình một trung đoàn có xe tăng hỗ trợ thì D4 không có khả năng trụ vững dù chỉ một giờ bởi uy lực xe tăng là rất lớn. Trong khi đó quân ta đang vận động tạm dừng nên công sự sơ sài . Bởi vậy hiệu ứng đomino là tất yếu.
 Nếu sư đoàn bộ không có 5 chiếc xe thiết giáp lữ đoàn 273 tăng cường, được bố trí trấn giữ các ngả đường thì cuộc chiến đấu hôm đó sẽ tổn thất rất nhiều.
 Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 27 Tháng Mười Hai, 2013, 09:45:58 am
 Đọc bài của bácCuong@ mới hiểu thêm vì sao lắm lúc suốt đêm hành quân luồn sâu nhưng sáng đánh vào bản lại không có địch  vì : Trinh sát biết bản đồ cắt đường dẫn bộ binh đi  đến mục tiêu được chỉ định chứ  không phải là trinh sát nắm địch trong mục tiêu  xong mới về dẫn bộ binh đi


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Mười Hai, 2013, 08:52:22 pm
 Chào bác tailienson - lâu nay không thấy bác vào thăm nhà đời quân ngũ.Hôm nay Mở máy thấy tn của bác . Vậy là những người lính QĐ3 lại gặp nhau. Tôi cũng thường xuyên đọc bài bác đưa tin trên VMH. Nhưng chủ đề của bác khó tham gia  bởi chủ yếu ở Lào mà duccuong thì chưa đến bao giờ.
 Trong bài viết đó nếu đọc kỹ thì bác sẽ thấy toán trinh sát của sư đoàn đi tăng cường cho E64. Việc trinh sát phát hiện xe ra vào ở bản dài thì ts trung đoàn 64 đã tiến hành trước . vì vậy tổ trinh sát cắt đường hôm đó do đ/c trung đội trưởng trinh sát E64 phụ trách.
  Trong thực tế đi trinh sát thì chỉ tiếp cận gần, đủ để quan sát được là quay lui. Bởi khi luồn sâu vào vùng địch, nếu lộ thì không thể chống được bởi quân ít, hỏa lục không có. Chi viên cũng không. Nếu bị địch phát hiện coi như không hoàn thành nhiệm vụ.
  Cũng có nhiệm vụ chỉ dẫn đường chứ không ts trước. Do bởi tính chất nguy hiểm và thời gian gấp rút. Như việc đại đội cảm tử của sư đoàn 320 phải luồn sâu trước khi chiến dịch giải phóng K mở một tuần.(quãng đường luồn rừng khoảng 50 km ) Để đến cầu Khmung( cầu sắt ) chốt chặn . Để khi chiến dịch mở thì địch không rút theo đường 7 bằng cơ giới được .Buộc địch phải bỏ lại PTKT...Nhiệm vụ này TS chỉ dẫn đường chứ không TS trước rồi mới dẫn BB.
  Rất cảm ơn bác tailienson. Khi nào về Nghi lộc thì ĐT nhé.
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 28 Tháng Mười Hai, 2013, 03:50:37 pm
Chào các bác. Chuyến du hành vào nam vừa rồi duccuong đã lên thăm lại hậu cứ đơn vị ở bùng binh bến súc (Tây ninh ). Đây là hậu cứ của trung đoàn 269 BTL công binh rút quân về nước tháng 11/1988.
 Tháng 1/1989 đơn vị giải thể, bàn giao lại cho một đơn vị hình như là công an vũ trang cũng bên K rút về( ? ) và hiện nay là hậu cứ của đơn vị này ( Lữ đoàn 94 ). Bác nào biết đơn vị này trực thuộc quân khu, hay binh chủng nào thì nhắn tin giúp cho duccuong biết. Chân thành cảm ơn .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 28 Tháng Mười Hai, 2013, 04:12:35 pm
Đây là cầu bến Súc ( Củ chi ) cách hậu cứ khoảng 3km.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Mười Hai, 2013, 10:26:37 pm
                           Bài viết này đưa lên khi năm mới đã cận kề, Chỉ còn một giờ nữa . Nhân đầu năm mới đuccuong chúc các CCB, các thành viên VMH mạnh khỏe hạnh phúc. Bài viết này duccuong coi đây là móm quà đầu năm gửi tặng các đồng đội.

             ( tiếp theo – giải tỏa mặt trận đường 3)

Sau trận đánh giải vây, sư đoàn bộ tiếp tục di chuyển theo đường 3. Lần này sư đoàn bộ đóng quân trong một ngôi làng hoang không có dấu vết tồn tại sinh hoạt cuộc sống ở đây. Cỏ mọc lan cả trên lối đi. Có lẽ dân ở đây đã bị đưa đi hành quyết hay tập trung trong công xã theo mô hình chế độ dân loại một bấy giờ.
Đại đôi 20 chúng tôi trú quân trong xóm nhỏ không dân. Tôi bị ốm nặng nên chính trị viên cho ngủ sát đường 3 trông coi mấy bao gạo . Không hiểu sao mà cả làng không có lấy một giếng nước. Chúng tôi phải dùng nước ăn uống trong một cái ao bèo mọc dày, nên mỗi khi lấy nước phải đẩy bèo mới múc nước được. Nước bẩn đến mức nấu cơm chín thì cơm ngả màu vàng, cũng không biết có sinh vật chết dưới đó không. Nghĩ lại thấy gê người .
  Ở đây cách ngã tư Tram ka khoảng 30km( Đường từ thị xã Ta keo đi vào vùng núi đất .Cắt đường 3 tại Tram ka). Một buổi chiều tôi thấy tiểu đội trưởng Toán cùng hai đồng chí đến chỗ tôi nằm chờ xe ô tô để đi công tác. Chúng tôi biết là đi bảo vệ thủ trưởng về quân khu 9 ở thị xã Ta keo để họp. Một chốc thì xe đến . Đây là loại xe Zép của mỹ rất thông dụng trong chiến trường .Chỉ huy đơn vị nào cũng đi xe này bởi gầm xe thấp có thành để ngồi gác chân ra ngoài. Nếu bị địch phục thì ngồi trên xe vẫn bắn trả dẽ dàng. Trên xe gồm có thủ trưởng Chung phó tư lệnh sư đoàn và hai đồng chí sỹ quan tham mưu. Lực lượng đi bảo vệ gồm có hai đồng chí vệ binh và ba đồng chí trnh sát.
  Xe chạy đến ngã tư, do trời lúc này đã nhá nhem tối nên không phát hiện được.Vì vậy đã chạy thẳng lên khoảng 10km thì gặp mấy chiến sỹ bên đường của ta vẫy tay. Mọi người cứ tưởng xin đi nhờ xe nên không dừng lại. Không ai biết đó là chốt cuối cùng của bộ binh ta. Xe chạy khoảng 1km trong vùng địch mà không ai hay biết. Đột nhiên một thằng Miên nhảy thẳng ra vệ đường bắn chính diện vào xe. Tiếp đó là các loại súng khác bắn xối xả. Xe thắng gấp. Mọi người nhảy xuống nằm bắn trả ngạy. Mọi người không thấy thủ trưởng Chung đâu, nhìn lên xe vẫn thấy thủ trưởng ngồi bên gế phụ, người ngả về sau . Lúc này xe trở thành mục tiêu chính nên việc lên cứu cực kỳ nguy hiểm. Dù vậy, đồng chí công vụ sư đoàn vẫn bất chấp hiểm nguy lao lên ôm thủ trưởng xuống. Nhưng thủ trưởng đã hy sinh bởi một viên đạn thẳng ngay loạt đầu tiên của thằng Miên gan lỳ đó.
 Những loạt đạn phủ đầu của địch,đã làm ta bị thương mất ba đồng chí. Tuy bị thương nhưng các đồng chí vẫn phải chiến đấu bởi lực lượng quá chênh lệch. Dưới sự chỉ huy chiến đấu của đồng chí Dảnh trợ lý ban trinh sát và một đồng chí trợ lý tác chiến ta chống trả mãnh liệt nên địch không ra đốt xe hoặc truy bắt quân ta được.
  Anh em chống trả khoảng 30 phút, lúc này đạn đã gần hết. Thật may lính lính đi theo bảo vệ tất cả đều đã trải qua chiến đấu nên ta đánh trả rất ngoan cường. (ở đơn vị tôi vệ binh đa số là những đ/c chiến đấu bị thương  ra viện về bổ sung vào ). Lúc này ở chốt bộ binh cuối cùng điện thoại báo trung đoàn có một xe ta chạy lạc vào vùng địch. Trung đoàn lệnh cho đơn vị chốt gần nhất nhanh chóng vận động cứu viện. Một đại đội của tiểu đoàn 7 đã vận động theo trục đường đến chi viện và đánh bật địch ra khỏi chốt .Ta làm chủ trận địa.
Ngay khi đó ta điều xe ba cầu đến đưa xác thủ trưởng Chung cùng anh em bị thương về. Đồng thời kéo theo xe Zép . Xe dừng lại cho một đồng chí trinh sát xuống về đơn vị ngay chỗ tôi nằm. Cả đại đội nghe tin đều đổ ra mặt đường để nhìn thủ trưởng Chung lần cuối và động viên hai đồng chí trinh sát bị thương .Một viên đạn thẳng bắn thủng một lỗ giữa kính của gế chỉ huy. Có lẽ viên đạn này đã cướp đi sinh mạng của thủ trưởng sư đoàn .
  Anh Toán bị thương do mảnh M79 làm mù cả hai mắt.  Còn Hường bạn tôi ( ảnh dưới )thì bị thương nhẹ ở cánh tay. Sau hơn một tháng điều trị đã trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.
   Cũng tại ở đây, tôi đã gặp lại người đẹp mà tôi đã nhìn thấy ở bến phà phreechs đam hôm vượt sông tông le sáp.
  Đó là vào một buổi trưa. Trung đội 3 phát hiện rất đông người kéo cờ trắng ( vải trắng ) vừa đi vừa phất ra hiệu xin đừng bắn . Đơn vị tôi ra chặn lại thì ra đó là dân chạy lánh nạn chiến tranh trở về làng. Lệnh của sư đoàn giữ lại để chờ ban địch vận đến để làm công tác dân vận và đọc lời kêu gọi của mặt trận dân tộc cứu quốc Căm pu chia cho nhân dân nghe. Chúng tôi vừa đi bảo vệ vừa xem nhân dân của họ thế nào. Thật tội, nhìn cụ già em nhỏ, ăn uống thiếu thốn rồi bệnh tật làm cho mọi người đều khắc khổ. Vẫn là cô gái Căm pu chia cổ ba ngấn đó đang cùng đi với các đồng chí trong ban địch vận . Một cái bục lấy trong nhà dân ra được kê cao. Cô gái cầm loa tay đọc lời kêu gọi của mặt trận cứu nước Căm pu chia. Giọng cô sang sảng mạch lạc, rõ ràng. Không còn thấy những giọt nước mắt của cô như hôm vượt sông tông lê sáp ngày nào, mà thay đó, cô như là một vị chỉ huy đang diễn thuyết trước nhân dân. Làn da trắng ửng hồng có lẽ do cô dưới ánh nắng quá lâu.  Hôm đó cô vẫn đội mũ giải phóng. Mặc quần áo như nữ quân nhân của ta chỉ khác không  đeo quân hàm .Cô đẹp một cách thật ấn tượng. Bộ đội ta ai cũng trầm trồ khen ngợi. Chỉ gặp có hai lần nhưng hình ảnh cô gái Căm pu chia này tôi không bao giờ quên .Chắc rằng các đồng chí trong ban địch vận rất rõ lai lịch của cô gái này.
   Vài ngày sau chúng tôi lại tiếp tục hành quân đến ngã tư tram ka rồi rẽ trái vào vùng núi Tượng lăng. ( lính chiến đấu quân khu 9 gọi là núi đất ). Chiến dịch giải tỏa đường 3 kết thúc . Sư đoàn320 lại thực hiện nhiệm vụ mới cùng các sư đoàn 339, sư 330 đánh vào căn cứ địch ở vùng núi tỉnh giới của hai tỉnh Ta keo và Căm pốt.
( còn nữa )


 Đây là ảnh đồng chí Hường ( người mặc áo lính xanh Tô châu )trinh sát sư đoàn 320A ở mặt trận tây Nam năm 1978 -1979.Quê ở xóm chợ chùa xã Nam anh Huyện Nam đàn tỉnh Nghệ an. Là người tham gia đi bảo vệ đồng chí Chung phó tư lệnh sư đoàn trong trận đánh tôi kể lại trên. Người đứng bên phải là bạn chiến đấu Đức Cường .Chủ topick đời quân nghũ .


http://blogtiengviet.net/media/usersh/hoilinh77nl/IMG_8545.JPG
 



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 31 Tháng Mười Hai, 2013, 11:11:32 pm
ĐQN đã đi được chặng đường dài. Nhiều câu chuyện hấp dẫn và cả kì lạ nữa (ví dụ như: trận đánh giải vây cho Sư đoàn Bộ mà không ai bị "cắt cơm" cả ?). NYCL không được tham gia đánh giặc, nhưng đọc những trang hồi kí của ĐC vẫn có cảm giác như trận đánh đang diễn ra hoặc vừa diễn ra. Chuyện đã hơn 30 năm rồi mà vẫn còn như nóng hổi.
 Chúc ĐC đón năm mới vui, khỏe và hăng hái viết được nhiếu trang hồi kí nữa nhe!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Giêng, 2014, 03:48:09 pm
                           Đánh địch ở vùng núi tượng lăng

Cả đội hình sư đoàn bộ chúng tôi lại tiếp tục hành quân . Bấy giờ sư đoàn không đánh theo trục đường 3 nữa mà đánh về  hướng tây theo trục đường từ thị xã Ta keo đi vào núi tượng lăng và vùng núi lính ta thường gọi là “ đầu lâu xương chéo”.Đây là tỉnh giới Căm pốt và Ta  keo. Do có ba đỉnh chụm lại nên trên bản đồ các đường bình độ để lại hình thù giống như đầu lâu nên cả sư đoàn đều gọi như vậy. Con đường đất vào mùa khô bụi bay mù mịt. Xe nối đuôi nhau chạy tạo nên một vệt bụi dày trên mặt đất . Lần này hành quân khá xa nên chúng tôi được vận chuyển bằng o tô. Đến một ngã ba có đường rẽ vào núi tượng lăng thì chúng tôi xuống xe, hành quân bộ vào .  Nhìn mặt nhau mà buồn cười bởi đất bụi và mồ hôi đã vẽ trên khuôn mặt những hình thù quái dị . Tôi vẫn ốm chưa khỏi nên vẫn được nằm sát đường trông hai bao gạo và mấy thùng lương khô. Chỗ tôi nằm là một gốc cây xoài cổ thụ. Cách không xa là tiểu đội chuyên “ nge trộm ”đài địch . Tức là tiểu đội trinh sát kỹ thuật . Tiểu đội này thường bố trí trong đội hình đại đội nhưng phải phải ở gần đường, thuận lợi đi lại. Bởi hàng ngày phải lên ban trinh sát báo cáo những thông tin thu được . Có lúc buồn, tôi thường lui tới mấy anh em tiểu đội này chơi,  rồi đeo cáp, nghe tiếng lính Pon pốt  gọi nhau trên máy. Sau đó còn “ bắt ” bạn bè dịch cho nghe.

   Buổi tối đầu tiên.  Tôi chưa ngủ nhưng đã mắc màn chui vào để tránh muỗi cắn . Bình thường thì ngủ gần anh em trong tiểu đội nói chuyện tếu táo cho đỡ buồn . Nhưng khi phải ngủ một mình thì hay nhớ gia đình, bạn bè, người thân. Tôi đang miên man với tuổi học trò của mình thì có mấy đồng chí trong đại đội đến rỉ tai :
  - Trung đội 3 (anh Thạch trung đội trưởng ) bắt được mấy con gà hoang đang nấu cháo. Có đi không ?

   Thời đó chín điều làm nghĩa vụ quốc tế thực hiện rất ngiêm. Nhưng rồi vì ăn uống thiếu thốn lâu ngày, nên đành “phá lệ” để có sức chiến đấu lâu dài. Tất nhiên chúng tôi phải dấu  không cho đại đội biết. Tôi cũng đi theo. Cả trung đội hì hục quanh nồi 20 quân dụng . Có lẽ đây là bát cháo nhớ đời vì từ ngày nhập ngũ đến giờ có khi nào được ăn cháo đâu . Để ăn bát cháo này, chúng tôi phải đi và về qua cánh đồng nhỏ trong đêm .Tất nhiên đó là khu vực đóng quân chúng tôi quản lý. Còn đi ra ngoài vào buổi đêm thì phải bắn súng theo qui định hỏi – đáp.( ví dụ bắn hai viên xin đi thì bên nhận tín hiệu và đồng ý thì bắn ba viên = năm viên. Một tháng thay đổi quy ước một lần ).

  Ở đây là vùng trung du, vậy mà không hiểu sao tôi lại bị sốt rét . Hồi ở rừng cao su muỗi  nhiều vô kể thì không bị sốt rét . Một hôm cơn sốt rét ập đến. Lạnh run cầm cập không chịu được, tôi trùm võng ra ngoài nắng ngồi. Nắng trưa ở k thì anh em biết đấy,  nắng gắt như mùa hè của miền bắc. Đến khi tôi không chịu được nữa thì vào bóng râm nằm và lịm đi . Khi tỉnh dậy tôi cố lê bước đến chỗ tiểu đội trinh sát kỹ thuật nhờ điện thoại vào đơn vị biết tôi bị sốt nặng. không lâu sau đồng chí quân y đơn vị đến kẹp nhiệt độ . Tôi sốt 41 độ!. Đúng là “ ngoài nóng trong rét ”. Nếu quân y không ra kịp thì có lẽ tôi sẽ chết do sốt rét chứ không phải chết trận. Đồng chí quân y đại đội được học cơ bản. Tốt ngiệp trường trung cấp QY 1 Sơn tây. Nên điều trị mấy ngày thì khỏi. Đ/c nói tôi sốt cao là do khi bị sốt rét lại trùm mền ra nắng ngồi . Đúng là không có cái dại nào hơn thế.

   Một buổi trưa cũng tại nơi này . Lúc đầu nghe tiếng súng bộ binh đánh nhau ở khá xa, sau đó gần dần . Rồi không lâu sau, thấy quân ta khênh súng ống, xoong nồi chạy đầy đồng. Trên đường có cả xe ô tô kéo theo pháo 105 chạy nữa. Nghĩa là rút chạy có tổ chức hơn tiểu đoàn 4, cách đây gần một tháng. Bởi khi rút chạy vẫn kéo được cả pháo 105 và không quên xoong nồi.
Lúc này pháo của địch bắn đuổi  theo đúng đội hình đang chạy. Khi lực lượng này chạy vào khu vực sư đoàn bộ 320, nhiều sỹ quan sư đoàn bộ ra ngăn lại nói : “ đây là sư đoàn bộ 320 các đ/c còn chạy đi đâu nữa ”. Chúng tôi ngăn lai và hỏi thì biết đây là một đơn vị của sư đoàn 339 chiến đấu bên cạnh, phía bắc đội hình F320 trong khu vực vùng núi Căm pốt.

 Pháo binh địch lúc này bắn đuổi trùm vào đúng sư đoàn bộ. Phải công nhận nó bắn rất chính xác. Nghĩa là sẽ có “ con mắt pháo” ( trinh sát pháo binh ) đang hiệu chỉnh nên mới có độ chính xác cao như vậy. Tôi nằm sau gốc cây xoài cổ thụ, pháo địch bắn có quả rất gần, mảnh đạn cắm vào cả gốc cây . Một đồng chí trợ lý tác chiến sư đoàn,( là một sỹ quan còn rất trẻ  tôi quên tên )chạy qua sau lưng tôi về hướng khu vực phòng chính trị đóng quân. Tôi thấy mình nằm đây quá nguy hiểm, liền xách súng chạy tìm công sự trú ẩn . Tôi chạy vào khu vực phòng chính trị, thấy một số đang ẩn nấp trong hầm và xin trú nhờ. Một lúc sau thấy đồng chí sỹ quan tác chiến chạy trở lại . Có lẽ đồng chí đi đôn đốc các phòng, ban chẩn bị chiến đấu . Sau đó chúng tôi nghe tiếng súng 12,7 ly của đại đội 23 vệ binh bắn rất nhiều lên đỉnh núi Tượng lăng. Về sau này chúng tôi mới biết, Ta phán đoán địch đặt đài quan sát trên núi tượng , nên mới chỉnh pháo bắn chính xác như vậy. Chỉ một lúc sau, pháo địch chuyển làn. Không biết có phải đài quan sát pháo của địch đã bị ta vô hiệu hay chuyển làn, mà đạn pháo không bắn vào sư đoàn bộ nữa . Tôi lên hầm về vị trí cũ. Thì ngay gần chỗ tôi nằm, đồng chí trợ lý tác chiến đã hy sinh . Mảnh đạn pháo đã làm bay cả mảng bụng, ruột đứt chảy lòng thòng  ra ngoài . tôi chạy lại tiểu đội đài kỹ thuật báo tin để anh em dùng máy thông tin báo về phòng tham mưu. Trở về gốc cây xoài thì gạo vương vãi tứ tung ,một trái pháo đã rơi đúng chỗ tôi nằm . Ba lô bay sạch . mấy thứ đồ lưu niệm trước lúc lên đường và cuốn nhật ký cũng nát vụn. Tôi thấy mình quá may mắn. nếu chủ quan cứ nằm lỳ ở đó thì “ cắt cơm “ là cái chắc . Nghĩ rằng “ của đi thay người ”, tôi chẳng tiếc gì những thứ đó nữa .

  Lúc sau, tôi thấy một đơn vị bộ binh đi qua trước mặt . Hỏi mới biết đó là tiểu đoàn 8 E64 tăng cường chiến đấu cho hướng này .
Nhưng cuộc tấn công của địch cũng đã chấm dứt. Bộ binh địch ngừng tiến công, dừng lại cách chúng tôi chừng một km.

Vài ngày sau tôi hồi phục sức khỏe, về lại đội hình tiểu đội. Trung đội trưởng của tôi tên là Thạch, quê ở  lập thạch Vĩnh phú. Người thấp đậm, rất vui tính. Nói ngay :
-   Tao nghe quân y nói mày sốt rét ra nắng ngồi để chữa bệnh. Sao mày giốt thế, tý nữa thì trời cứu. Lần sau nhớ mà chừa.
Tôi cảm ơn anh . Thầm nghĩ, thần may mắn đã mỉm cười với mình .Có một nguyên nhân mà tôi không dám nói ra . Đó là quân y đơn vị qui định uống thuốc phòng ba ( thuốc phòng chống sốt rét ) theo định kỳ . Mỗi lần uống thuốc 30 viên no cả bụng . Mà mỗi viên to bằng cái cúc, cứ đưa lên miệng là buồn nôn. Tôi uống giữa chừng rồi bỏ. Có lẽ tại mình tất cả .

  Ban tác chiến vẫn nghi ngờ trên núi có thám báo địch nên giao cho đại đội lập một tổ chốt ở chân núi. Tiểu đội tôi làm nhiệm vụ này. Ngày hôm sau chúng tôi kéo khẩu đai liên K57 đi . Hỏa lực còn một khẩu M79 do tôi sử dụng, còn lại là AK. Ba ngày nằm chờ địch nhưng chẳng thấy gì. Đại đội cho rút về đơn vị nhận nhiệm vụ mới.

Vừa đặt chân về đơn vị thì nhận được tin dữ . Thằng bạn thân vừa bị thương nặng. Anh Quý đại đội phó nói :
-   Mày ra ngay trạm xá sư đoàn ( d24 ) thăm đồng hương may ra còn kịp. thằng Hợi bị thương do đạn thẳng. Khó qua đó.
Tôi hiểu bị thương do đạn thẳng thường rất nặng. Bởi đầu vào của viên đạn thì lỗ nhỏ , đầu ra nó phá to, vết thương sâu , mất máu nhiều.

Rủ thêm thằng bạn trong tiểu đội cùng đi. Ra đến nơi thì hỡi ơi, bạn đã nằm bó trong túi ni lông. Trái tim tôi như ngừng đập. Nhưng tôi không khóc. Dù tin không thể có sự nhầm lẫn, nhưng tôi vẫn mở lọ belixilin treo đầu túi để xem mảnh giấy . Một dòng chữ nguệch ngoạc “ Nguyễn văn Hợi. Xóm 3 xã nghi kim Huyện nghi lộc- NA” . Cũng không thể vuốt mắt cho bạn . Vĩnh biệt. Mày đi nhé. Cuộc chiến tranh này có ai muốn. Mày mới sang tuổi hai mươi. Mười tám tuổi vào chiến trường. Chưa biết yêu là gì. Còn bọn mình thì biết sống chết thế nào. Hết chiến tranh, nếu còn sống tao sẽ đến quê mày.

  Trên đường trở về chúng tôi im lặng. Có lẽ cứ để mọi người có những giây phút cho riêng mình. Chín thằng cùng quê, cùng nhập ngũ, cùng bổ sung vào một đại đội. Nay đã hy sinh ba, bị thương ba. Còn ba thằng đang ngày đêm cùng đại đội hành quân…

( Còn nữa )



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vanthang341ht trong 05 Tháng Giêng, 2014, 09:05:58 pm
                          Đánh địch ở vùng núi tượng lăng

 Chín thằng cùng quê, cùng nhập ngũ, cùng bổ sung vào một đại đội. Nay đã hy sinh ba, bị thương ba. Còn ba thằng đang ngày đêm cùng đại đội hành quân…


     Chào Đức Cường, chào các bạn.
     Lâu lắm vanthang mới vào viết vài lời trên trang M&H. Vanthang xin mượn trang "Đời quân ngũ..." của Đức Cường xin có lời chúc sức khoẻ hạnh phúc tới tất cả những đồng đội đã từng là QTNVN ở CPC may mắn còn sống trở về Tổ Quốc đang tiếp tục công cuộc chiến đấu trên mặt trận mới-mặt trận xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống gia đình.
     Trở lại đoạn trích trên đây của Đức Cường tôi nhắc lại đoạn tâm sự của thiếu tướng Nguễn Công Sơn phó chánh văn phòng Đảng uỷ quân sự Trung Ương- Bộ quốc phòng: " Xã tôi có 4 đồng chí cùng nhập ngũ một đợt, cùng sang chiến đấu ở CPC trong đó 1 đồng chí không chịu được ác liệt đã đào ngũ, 2 đồng chí hy sinh, còn mình tôi được sống"
     Những tâm sự trên đây của Đức Cường của Công Sơn chúng ta thấy cuộc chiến ở CPC những thập kỷ tám mươi, chín mươi ác liệt làm sao. Tôi càng cảm thấy căm dận lực lượng đối lập ở CPC do Ram SaiRy đứng đầu đang từng ngày chống phá quyết liệt nhân dân CPC dưới danh nghĩa dân chủ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Giêng, 2014, 11:32:40 pm
    Chào bác vanthang cùng các bác - Giờ này ngày này 35 năm trước .Đức Cường đang ở bờ đông bến phà cong pong chàm. Cả sư đoàn đều thức để hoàn thiện công tác chuẩn bị cuối cùng. Bởi 5 giờ sáng mai, ngày 6/1. Sẽ có trận đánh lịch sử . Trận đánh dùng sức mạnh vượt sông Công phông chàm.
  Đức cường cảm ơn bác đã gé thăm nhà đời quân nghũ. Hy vọng được bác "điểm danh" thường xuyên hơn. Anh em giao lưu tâm sự cho vui.
  Chào bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 05 Tháng Giêng, 2014, 11:54:04 pm
                          Đánh địch ở vùng núi tượng lăng

... Đ/c nói tôi sốt cao là do khi bị sốt rét lại trùm mền ra nắng ngồi . Đúng là không có cái dại nào hơn thế.

   Một buổi trưa cũng tại nơi này . Lúc đầu nghe tiếng súng bộ binh đánh nhau ở khá xa, sau đó gần dần . Rồi không lâu sau, thấy quân ta khênh súng ống, xoong nồi chạy đầy đồng. Trên đường có cả xe ô tô kéo theo pháo 105 chạy nữa. Nghĩa là rút chạy có tổ chức hơn tiểu đoàn 4, cách đây gần một tháng. Bởi khi rút chạy vẫn kéo được cả pháo 105 và không quên xoong nồi.
Lúc này pháo của địch bắn đuổi  theo đúng đội hình đang chạy. Khi lực lượng này chạy vào khu vực sư đoàn bộ 320, nhiều sỹ quan sư đoàn bộ ra ngăn lại nói : “ đây là sư đoàn bộ 320 các đ/c còn chạy đi đâu nữa ”. Chúng tôi ngăn lai và hỏi thì biết đây là một đơn vị của sư đoàn 339 chiến đấu bên cạnh, phía bắc đội hình F320 trong khu vực vùng núi Căm pốt.

 Pháo binh địch lúc này bắn đuổi trùm vào đúng sư đoàn bộ. Phải công nhận nó bắn rất chính xác. Nghĩa là sẽ có “ con mắt pháo” ( trinh sát pháo binh ) đang hiệu chỉnh nên mới có độ chính xác cao như vậy. Tôi nằm sau gốc cây xoài cổ thụ, pháo địch bắn có quả rất gần, mảnh đạn cắm vào cả gốc cây . Một đồng chí trợ lý tác chiến sư đoàn,( là một sỹ quan còn rất trẻ  tôi quên tên )chạy qua sau lưng tôi về hướng khu vực phòng chính trị đóng quân. Tôi thấy mình nằm đây quá nguy hiểm, liền xách súng chạy tìm công sự trú ẩn . Tôi chạy vào khu vực phòng chính trị, thấy một số đang ẩn nấp trong hầm và xin trú nhờ. Một lúc sau thấy đồng chí sỹ quan tác chiến chạy trở lại . Có lẽ đồng chí đi đôn đốc các phòng, ban chẩn bị chiến đấu . Sau đó chúng tôi nghe tiếng súng 12,7 ly của đại đội 23 vệ binh bắn rất nhiều lên đỉnh núi Tượng lăng. Về sau này chúng tôi mới biết, Ta phán đoán địch đặt đài quan sát trên núi tượng , nên mới chỉnh pháo bắn chính xác như vậy. Chỉ một lúc sau, pháo địch chuyển làn. Không biết có phải đài quan sát pháo của địch đã bị ta vô hiệu hay chuyển làn, mà đạn pháo không bắn vào sư đoàn bộ nữa . Tôi lên hầm về vị trí cũ. Thì ngay gần chỗ tôi nằm, đồng chí trợ lý tác chiến đã hy sinh . Mảnh đạn pháo đã làm bay cả mảng bụng, ruột đứt chảy lòng thòng  ra ngoài . tôi chạy lại tiểu đội đài kỹ thuật báo tin để anh em dùng máy thông tin báo về phòng tham mưu. Trở về gốc cây xoài thì gạo vương vãi tứ tung ,một trái pháo đã rơi đúng chỗ tôi nằm . Ba lô bay sạch . mấy thứ đồ lưu niệm trước lúc lên đường và cuốn nhật ký cũng nát vụn. Tôi thấy mình quá may mắn. nếu chủ quan cứ nằm lỳ ở đó thì “ cắt cơm “ là cái chắc . Nghĩ rằng “ của đi thay người ”, tôi chẳng tiếc gì những thứ đó nữa .
...
Anh Đức Cường cao số quá, bị sốt rét ác tính sốt mà 42 độ là "cắt cơm" anh về nước sớm rồi, pháo bắn ngay nơi anh núp mà cũng không cắt nổi phần cơm của anh. Anh có lộc ăn nên Pốt nó không cắt cơm anh đươc. Hồi nào tới giờ yta262 ở đơn vị pháo chỉ nghe kể pháo mình truy kích địch ra sao, hôm nay mới nghe cảm tưởng từ bộ binh bị pháo bắn thẳng có trinh sát pháo chỉnh! Pháo bắn chính xác vậy có khi trinh sát pháo của địch không phải trên núi mà có thể là trên ngọn cây sát chỗ đóng quân của sư bộ f320  đó anh Đức Cường. Đây là khu vực của Tà Mốc chỉ huy, tên tướng giỏi nhất của Pốt, vậy là f320 đụng quân thiện chiến nhất của Pốt, chuyện kể rất hay Đức Cường ơi. Tiếp tục  viết đều nhé!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Giêng, 2014, 12:29:53 am
Chào yta262 - Lâu quá mới thấy bác vào thăm nhà"đời quân ngũ" nên duccuong cũng thấy nhớ. Đọc một số bài viết mới biết bác sống ở ngoài biên giới, tận trời úc đại lợi( phải không bác ).
 Duccuong viết theo dạng lính kể cho nhau nghe .Nên hành văn và chính tả rất kém. Bị bạn bè phê bình hoài mà vẫn không chữa được. Nghe bác động viên mà duccuong xấu hổ quá.
 Cũng may bị sốt 41 độ. Chứ 42 độ thì tò tý te về VN nhận " lục ván tấm " là chắc.
Cảm ơn yta262 nhiều.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 06 Tháng Giêng, 2014, 03:57:18 pm
Chào Đức Cường, chào các đồng chí.
Là lính bộ binh thuộc d4,e 52, f320 nhưng trong trận đánh lịch sử ngày mai 6/1/1979 của 35 năm về trước, tôi toàn đi sau "ngửi khói" thôi. Khi D4 đến bờ sông thì chiến sự đã kết thúc.Cả tiểu đoàn vượt sông bằng phà của công binh(?).Sang đến bờ Tây thì Công pông Chàm đã giải phóng.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 08 Tháng Giêng, 2014, 12:09:24 am
Chào yta262 - Lâu quá mới thấy bác vào thăm nhà"đời quân ngũ" nên duccuong cũng thấy nhớ. Đọc một số bài viết mới biết bác sống ở ngoài biên giới, tận trời úc đại lợi( phải không bác ).
 Duccuong viết theo dạng lính kể cho nhau nghe .Nên hành văn và chính tả rất kém. Bị bạn bè phê bình hoài mà vẫn không chữa được. Nghe bác động viên mà duccuong xấu hổ quá.
 Cũng may bị sốt 41 độ. Chứ 42 độ thì tò tý te về VN nhận " lục ván tấm " là chắc.
Cảm ơn yta262 nhiều.

Yta262 từ xứ sở chuột túi vẫn thường xuyên vào đọc bài viết cuả anh ĐC. Năm 1978-79 f302 cuả yta262 đánh phối thuộc với QĐ3 nên chuyện anh Đức Cường kể về f320 gần gũi như thấy chính đơn vị mình tham gia trận đánh cùng với đơn vị cuả anh. Hồi năm 1978 yta262 ở Sa Mát mà cứ lo sợ địch đánh úp vào, nếu biết QĐ3 đã thọc sâu vào đất K rồi thì đỡ lo biết mấy!

Khi f320 (QĐ3) đánh giải toả đường 3 cùng QK9 thì f10 (QĐ3) hợp sức với f302 (QK7) truy kích địch ở Siêm Riệp. Còn f31 (QĐ3) lại ở Battambang bao vây tiêu diệt địch ở Tà Sanh và cứ điểm Leach cùng QĐ4 & f5. Bởi binh đoàn Tây Nguyên bị dàn quân xa hàng ngàn cây số vậy nên tướng Kim Tuấn mới vất vả và rồi bị hở sườn và bị Pốt phục kích ở Battambang!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: y lố 302 trong 08 Tháng Giêng, 2014, 09:09:03 am
Chào Đức Cường, chào các đồng chí.
Là lính bộ binh thuộc d4,e 52, f320 nhưng trong trận đánh lịch sử ngày mai 6/1/1979 của 35 năm về trước, tôi toàn đi sau "ngửi khói" thôi. Khi D4 đến bờ sông thì chiến sự đã kết thúc.Cả tiểu đoàn vượt sông bằng phà của công binh(?).Sang đến bờ Tây thì Công pông Chàm đã giải phóng.

Chào Đức Cường chào các Bạn  !

Tôi là lính hậu cần của F 302 ,tôi còn chậm hơn Bác vaphothotu nhiều ,đêm 9/1/79 đơn vị tôi còn chưa qua được sông . Mãi ngày hôm sau mới đặt chân sang Tp Công Pông Chàm .Điều ấn tượng nhất là tp không thấy dân nhưng ruồi thì rất nhiều .



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Giêng, 2014, 09:35:46 am
Chào yta262 chào các bác- Duccuong gửi tin nhắn cá nhân cho bác mà không gửi được.( có lẽ bị khóa ? ). Đọc các bài viết trước đây mới biết bác đã từng chiến đấu ở lò gò. Và có câu chuyên anh tiếu , trong khi đơn vị (f302 ) trấn giữ Lò gò vẫn có gia đình vợ con lên thăm. Đúng là "chuyện lạ có thật". Năm 1978 ducuong chiến đấu tại lò gò.Duccuong vẫn nhớ và có thể vẽ được lại bản đồ như sạu Từ sân bay thiện ngôn đi theo đường 20 qua xã tân lập, qua đồn biên phòng Lò gò , đến kmo ( mũi Lò gò ). Gặp bờ sông vàm cỏ tây quay vòng về xóm giữa rồi về gặp quốc lộ 22 tại trảng bàng.Trên bản đồ tỉnh lộ 20 là hình farabôn mà đỉnh là kmo.
 Ở xã Tân lập đi về hướng tây là đi vào suối đà ha, phum tà nốt. phum bàu bà điếc VV...
  Chiến tranh biên giới nghĩ lại cũng có nhiều chuyện lạ.Hồi chiến đấu ở Lo gò. Ban ngày vẫn chiến đấu trong suối đà ha. Buổi đêm có thể ra chợ xã Tân lập mua thuốc lá hoặc xem phim. Có một buổi đêm duccuong cùng bạn bè còn ra tận thị trấn tân biên xem cải lương...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: y lố 302 trong 08 Tháng Giêng, 2014, 12:28:28 pm
Chào yta262 chào các bác- Duccuong gửi tin nhắn cá nhân cho bác mà không gửi được.( có lẽ bị khóa ? ). Đọc các bài viết trước đây mới biết bác đã từng chiến đấu ở lò gò. Và có câu chuyên anh tiếu , trong khi đơn vị (f302 ) trấn giữ Lò gò vẫn có gia đình vợ con lên thăm. Đúng là "chuyện lạ có thật". Năm 1978 ducuong chiến đấu tại lò gò.Duccuong vẫn nhớ và có thể vẽ được lại bản đồ như sạu Từ sân bay thiện ngôn đi theo đường 20 qua xã tân lập, qua đồn biên phòng Lò gò , đến kmo ( mũi Lò gò ). Gặp bờ sông vàm cỏ tây quay vòng về xóm giữa rồi về gặp quốc lộ 22 tại trảng bàng.Trên bản đồ tỉnh lộ 20 là hình farabôn mà đỉnh là kmo.
 Ở xã Tân lập đi về hướng tây là đi vào suối đà ha, phum tà nốt. phum bàu bà điếc VV...
  Chiến tranh biên giới nghĩ lại cũng có nhiều chuyện lạ.Hồi chiến đấu ở Lo gò. Ban ngày vẫn chiến đấu trong suối đà ha. Buổi đêm có thể ra chợ xã Tân lập mua thuốc lá hoặc xem phim. Có một buổi đêm duccuong cùng bạn bè còn ra tận thị trấn tân biên xem cải lương...


Năm 78 y lố tham gia tại Đội phẩu tiền phương ở Lò gò .Khổ nỗi Đội phẩu lại bố trí  phía trái lệch 1 bên trước các nòng pháo E 262 ( của Y tá 262 ) báo hại mỗi lần khai hỏa tim của mình muốn nhảy ra ngoài . Nhiếu lúc thấy khai hỏa ( đã biết trước ) thế mà mình có cảm tương như bị hất lên rồi rơi xuống vậy !  ;D ;D ;D  Không biết Bác nào đã có cái cảm giác như mình lúc đó chưa ?  ???


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vetran trong 08 Tháng Giêng, 2014, 03:32:55 pm
Chào bác chủ Đức Cường và các bác tham gia topic. Liên tiếp theo dõi trang nhà nhưng thấy các bác hành quân chiến đấu hăng say quá nên Vetran cứ âm thầm bám sát đội hình vì đó nhiệm vụ của quân y tuyến sau mà. Hôm 4/1/2014 lẽ ra Vetran và Anhtho bay lúc 7h30 về Cát Bi - Hải Phòng rồi vòng về quê anh Tranphu chị Xuanv. Rồi vượt sông Hồng qua quê nội Nam Định rồi vào quê ngoại Thanh Hóa sau đó vào Vinh găp các anh trước khi bay về thành phố HCM nhưng chuyến đi không thành đành bỏ vé. Hẹn các bác dịp sau ,có thể qua tết nguyên đán. Chúc các bác hành quân thần tốc như nhịp sôi động trên những cảnh quay phim tài liệu: Biên giới Tây Nam....
 Vừa rồi có đồng đội, đồng nghiệp ở Phnompenh nay là doanh nhân ở Vinh vào chơi với gia đình Vệ Thơ cùng các CCB đơn vị cũ tại thành phố HCM. Các đồng đội cũ bên K, nay còn tại ngũ trên địa bàn quân khu 7 vẫn đến thăm gia đình Anhtho rất vui vẻ chân tình mỗi khi về bộ tư lệnh quân khu họp. Năm tới, vào dịp hè mời anh Đức Cường và @Vapho xuôi phương Nam. gia đình sẵn sàng chờ đón.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Giêng, 2014, 10:09:15 am
                                  Đánh địch ở vùng núi Tượng lăng

 Hồi ở Công phông chàm. Thương binh đơn vị được đưa về điều trị tại viện quân y 211 của quân đoàn ở đầu cầu thị trấn Tân biên .Thương binh nặng thì thường được trực thăng chở đi thẳng về bệnh viện 175 . Tử sỹ thì chôn ở nghĩa trang Tân biên. Còn sư đoàn chúng tôi chiến đấu ở đây, xa đội hình quân đoàn gần một ngàn km, nên tất cả đều “ăn nhờ ở đậu ” quân khu 9. Thương binh thì đưa về Ta keo điều trị. Tử sỹ thì chôn ở Nghĩa trang Tịnh biên ( An Giang ) .Lương thực thực phẩm cũng do quân khu 9 cung cấp. Đó là lý do tại sao lính quân đoàn 3 ( f320 ) tử trận lại chôn ở nghĩa trang  Tịnh biên  tỉnh An Giang .

   Thời gian bây giờ khoảng cuối tháng hai .  Một hôm đại đội trưởng Lê thanh Trung bảo:
-   Ngày mai cậu theo xe sư đoàn về Việt nam mua thực phẩm cho đại đội nhé .
   Nghe tin tôi ngày mai về Việt nam . Anh em đến nhờ gửi thư rất nhiều . Sáng hôm sau tôi lên phòng hậu cần sư đoàn . Ở đây đã có rất đông người cùng về Việt nam để mua thực phẩm cho các đơn vị . Trên xe còn có một số đồng chí thương binh chuyển tuyến . Xuất phát từ buổi sáng . Gần trưa thì xe về đến thị xã ta keo . Chúng tôi vào trạm xá sư đoàn để các đồng chí thương binh nhập trạm và dừng lại ăn trưa ở đó. Ăn xong chúng tôi lên đường ngay. Từ Thị xã Ta keo về thị trấn Tri tôn , đường nhỏ nhưng được trải nhựa . Cảnh hoang tàn chiến tranh còn nguyên trên bộ mặt của làng quê hay thị tứ. Xe chạy qua kênh vĩnh tế . Vượt qua cầu xi măng dài khoảng 10m rộng chỉ đủ một làn xe là đến đất Việt Nam mà đầu tiên là thị trấn Tri tôn . Khoảng 3 giờ chiều thì chúng tôi đến nơi . Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân về vùng đất cực nam của Nam bộ . Thị trấn Tri tôn hoang tàn do bọn Pôn pốt tràn sang giết người cướp phá . Tuy vậy cuộc sống sinh hoạt đã nhanh chóng trở về trên thị trấn heo hút này . Quản lý đại đội dặn thế nào, tôi mua như thế. Có mấy quả bầu bí, còn lại là mua cá lóc bởi nó sống dai , vào chiến trường vẫn còn tươi là được . Chúng tôi chiến đấu ở vùng núi tượng lăng ăn uống vô cùng khổ vì thiếu thực phẩm . Đặc biệt là rau . Tôi còn nhớ có một hôm nghe nói ở gần chân núi có một ao rau muống . chúng tôi rủ nhau đi hái . Ra đến nơi thì đó là ao đã cạn khô ( đang giữa mùa khô mà. ) rau thì lèo tèo bởi các đơn vị đi qua trước họ đã hái hết . nhưng rồi chúng tôi cũng mót được một nồi canh cho đơn vị . Bữa cơm canh đó cả đại đội ăn rất ngon miệng .  Bởi khá lâu không có rau ăn, dinh dưỡng thiếu trầm trọng nên nhớ đời là đúng thôi .

   Sáng hôm sau chúng tôi mua nhanh để kịp về đơn vị trong ngày . Ở chiến trường làm gì có biên chế tiếp phẩm nên tôi cũng thật may lần đầu tiên được làm tiếp phẩm và cũng là lần duy nhất trong đời quân nghũ . Nhờ đó, tôi mới biết được vùng đất cực nam này . Ngày hôm sau, cả đại đội được một bữa tươi . Ai cũng hồ hởi phấn khởi như được tiếp thêm nguồn sức mạnh để vào cuộc chiến đấu mới .
   Ít ngày sau , tổ trinh sát chúng tôi lại đi tăng cường cho C20 trinh sát E64 . Là lính trinh sát sư đoàn nên chúng tôi hiểu đã đi tăng cường cho trung đoàn thì sẽ có đánh cấp tiểu đoàn . Đến c20 E64 chúng tôi được phổ biến  nhiệm vụ ngay . Trinh sát địch ở bản không tên . Bản này nằm ở cuối chân núi, sườn phía tây núi Tượng lăng ( lính chiến đấu QK 9 thì gọi là núi đất ). Trên bản đồ khoảng 10 km đường rừng .

  Ngày hôm sau chúng tôi lên đường ngay . Cả toán là sáu người . Do đồng chí Sót đại đội phó trinh sát trung đoàn chỉ huy . (trinh sát sư đoàn chỉ có hai người. Bởi còn đi hướng khác ) . Chúng tôi phải đi ban ngày để có thể quan sát được có địch hay không . Đồng chí đại đội phó quyết định phương án hành tiến . Chúng tôi sẽ đi bám theo dãy núi nhưng phải đi lưng chừng núi để tránh địch phát hiện . Thật là một quyết định táo bạo mà lính chúng tôi chưa ai nghĩ đến . Đúng vậy. Địch có thể ở chốt ở chân núi, còn trên đỉnh thì dễ gặp các toán thám báo của địch . Bởi núi tượng lăng này có ý nghĩa chiến thuật như núi bà đen ở Tây ninh bên ta  .Nên ta và địch đều vận dụng thuận lợi tự nhiên  ban tặng  để vận dụng trong chiến đấu . vì vậy, cả ta cũng như địch sẽ lập đài quan sát trên núi là chắc chắn .
  Lúc này  sư đoàn 320 tác chiến xung quanh vùng núi tượng lăng . Cả hai bên đang ở thế da báo . Làng này là của ta, bên kia là của địch rất rõ ràng . Đường đi của toán trinh sát như thế thì “ bố” thằng địch cũng không phát hiện , nên chúng tôi rất an tâm . Vấn đề là đường vận động dự báo sẽ là vô cùng khó khăn . Chúng tôi len lỏi giữa rừng cây . Cứ đi gần hết dãy núi là thấy rõ bản không tên ( trên bản đồ không có tên ) . Có lẽ bản này có chưa lâu lắm . Tuy vậy, vẫn có một con đường chạy dọc theo chân núi qua đây . Khoảng hai giờ chiều chúng tôi đã nhìn thấy mục tiêu cần đến . Nhưng chúng tôi vẫn phải tận mắt nhìn trong làng có địch nhiều không nên phải đi tiếp. Đến một vị trí thuận lợi chúng tôi leo lên cao dùng ống nhòm quan sát . Trong làng , địch đi lại rất rõ ràng có thể quan sát bằng mắt thường . Chúng tôi còn thấy xe bò vận chuyển đi lại nữa . Đồng chí Sót đại đội phó C20 E64 , chỉ vào cây cao rìa làng nói :
-   Các đồng chí chú ý gốc cây cổ thụ cao kia . Đó là vị trí tập kết . Chúng ta sẽ dẫn bộ binh luồn sâu , không thể đi bằng con đường chúng ta vừa đi , vì họ phải mang vác nặng không thể đi được, mà sẽ đi bằng con đường đi về của chúng ta .

Chúng tôi tụt xuống chân núi . Lần trở về này hết sức cảnh giác, vì đi dọc chân núi sẽ gần địch hơn . Nhưng rồi mọi chuyện đều suôn sẻ. ba giờ sau chúng tôi đã về đến đơn vị .

  Chập tối ngày hôm sau . Cả toán trinh sát chúng tôi ngồi chờ bộ binh bên dòng suốt cạn . Khoảng 7 giờ thì đơn vị luồn sâu tập kích đã đến . Đó là tiểu đoàn 8 trung đoàn 64. Đồng chí tiểu đoàn trưởng dáng người đậm da đen. Tên là Tòng . Lần này hành quân sớm chứ không như lần trước chúng tôi dẫn tiểu đoàn 7, bởi đường rừng khó đi . Khoảng một giờ đầu, chúng tôi bám theo chân núi Tượng lăng để hành tiến . Chúng tôi đi khá nhanh vì tranh thủ trời chưa tối hẳn .Hơn nữa , ở đây gần ta hơn nên  khả năng gặp địch là rất ít .  Với thời điểm nhá nhem này, rất khó bị phát hiện .
 Khi hoàng hôn đã tắt hẳn thì chúng tôi bắt đầu phải đi bằng địa bàn . Từ giờ tốc độ hành quân sẽ rất chậm . Quãng đường trên bản đồ chỉ 10 km mà đi cả đêm thì chúng tôi không cần vội . Đồng chí Sót đại đội phó C20 TS E64 quán triệt công tác bảo đảm bí mật được đặt lên hàng đầu . Bởi nếu bị địch phát hiện thì kế hoạch tập kích sẽ thất bại .
  Cũng như mọi lần . Chúng tôi chia nhau mỗi người đi trước  cắt đường một quãng . Khoảng một giờ thì thay phiên để trách căng thẳng không cần thiết . Chúng tôi vạch từng càng cây để đi . Buổi đêm trong rừng càng tối . Chúng tôi xác định vật chuẩn chỉ được vài chục mét rồi lại phải nhìn địa bàn xác định lại góc chuẩn bắc rồi đi tiếp nên tốc độ rất chậm . Khoảng 12 giờ đêm đồng chí tiểu đoàn trưởng lệnh cho giải lao tại chỗ .

   Hình như tôi đã trở thành thói quen khi dẫn quân luồn sâu . Tôi không ngồi nghỉ mà thong thả bước lùi về sau cùng với đồng chí chỉ huy đang đi kiểm tra đơn vị . Nhìn thấy anh em mang vác nặng mà thương cảm . Họ nghả người nghỉ mà đế cối vẫn nằm trên lưng . Nòng khẩu ĐKZ 75 không biết nặng bao nhiêu mà chỉ có hai người khênh . Đường xa, lại đi trong rừng nên anh em phải khênh bằng đòn như là khênh người .
 
  Hết giờ nghỉ chúng tôi lại tiếp tục hành trình . Khoảng một giờ sáng chúng tôi nge tiếng khóc trong khe núi  vọng ra . Cả đội hình chững lại . Mấy anh em trinh sát tiến lên vài chục bước thì nghe rõ tiếng trẻ con khóc và có cả tiếng ru con của mẹ . Vậy là rõ . Dân chạy vào núi lánh nạn chiến tranh . Có lẽ họ còn đông người nữa . Chúng tôi lại lên đường tiếp tục nhiệm vụ của mình . Khi sao Hôm lên cao , nghĩa là trời đã gần về sáng . Tôi nghe giọng đồng chí đại đội phó trinh sát nói :
 -  Cắt sang trái năm độ .
Vậy là đi vào phía trong sát chân núi . Tôi xoay cạnh địa bàn, lấy lại góc chuẩn bắc và ngầm hiểu ,đã gần đến bản không tên . Đội hình phải men sát chân núi để đến gần chỗ chúng tôi đã quan sát hôm trước rồi mới đi xuống vị trí tập kết .
   Cũng như các lần dẫn đường cho bộ binh luồn sâu đánh chặn . Chúng tôi đưa được bộ binh đến vị trí tập kết là nhiệm vụ cơ bản đã hoàn thành . Đồng chí Sót đại đội phó trinh sát trao đổi với đồng chí tiểu đoàn trưởng xong rồi đến nói nhỏ với chúng tôi :
-   Ta cứ ở đây . Đơn vị triển khai đội hình chiến đấu là việc của tiểu đoàn . Sau khi đánh chiếm bản không tên, đơn vị sẽ chốt giữ ,còn ta phải về đơn vị .
Đồng chí Sót trao đổi gì đó với mấy đồng chí trinh sát tiểu đoàn . Ngay sau đó, các đồng trinh sát tiểu đoàn dẫn các đại đội về các vị trí theo ý định chiến đấu của đồng chí tiểu đoàn trưởng .
Tiểu đoàn đã hình thành thế bao vây chờ giờ nổ súng . Chúng tôi nằm nghỉ nhưng không ai nghủ được. Trời đã mờ sáng . Đồng chí tiểu đoàn trưởng đi kiểm tra các vị trí đã về . Chúng tôi chia tay tiểu đoàn và không quên gửi lời chúc chờ tin chiến thắng .

  Cả toán trinh sát không về ngay vì trời chưa sáng rõ . Hơn nữa, không an toàn . Chúng tôi rút lên núi , đến đúng chỗ hôm trước đặt đài quan sát chờ sáng .
   Vừa đến nơi chúng tôi thấy trong làng có một số đốm lửa lập lòe . Chắc địch đã dậy nấu ăn . Cũng lúc đó tiểu đoàn 8 đã nổ súng . Bắt đầu là cối của ta rót vào làng . Rồi sau đó là tiếng súng bộ binh râm ran . Màn sương như bị xé nát bởi những vệt đạn lửa chắng chịt . Từ trên cao nhìn xuống chúng tôi thấy rõ các hành động chiến đấu của ta và địch . Thấp thoáng người chạy đi , chạy lại , trong màn khói và sương sớm . Nhiều viên đạn địch bắn trả rít quanh chúng tôi ,  cắm cả vào gốc cây.Lần đầu tiên được xem trực tiếp thế này kể cũng lý thú . Sau này về đơn vị kể cho anh em nghe chuyện ngồi trên núi xem ta và địch đánh nhau chả khác gì như hồi ở nhà xem phim chiến đấu của Liên xô !.

   Khi tiếng súng đã vào trong làng . Cuộc chiến đấu của tiểu đoàn 8 chưa kết thúc thì đồng chí đại đội phó trinh sát trung đoàn 64 lệnh trở về đơn vị . Đồng chí quán triệt nếu gặp địch thì chủ động nổ súng . Với lính trinh sát , đi ít người thế này trong vùng địch là chuyện bình thường . Nếu gặp  thì chúng tôi sẽ nổ súng chiến đấu chứ không tránh như khi đi .Bởi đây cũng là đám tàn quân trên đường rút chạy …

  ( Còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 12 Tháng Giêng, 2014, 03:44:53 pm
                                 Đánh địch ở vùng núi Tượng lăng

 Hồi ở Công phông chàm. Thương binh đơn vị được đưa về điều trị tại viện quân y 211 của quân đoàn ở đầu cầu thị trấn Tân biên .Thương binh nặng thì thường được trực thăng chở đi thẳng về bệnh viện 175 . Tử sỹ thì chôn ở nghĩa trang Tân biên. Còn sư đoàn chúng tôi chiến đấu ở đây, xa đội hình quân đoàn gần một ngàn km, nên tất cả đều “ăn nhờ ở đậu ” quân khu 9. Thương binh thì đưa về Ta keo điều trị. Tử sỹ thì chôn ở Nghĩa trang Tịnh biên ( An Giang ) .Lương thực thực phẩm cũng do quân khu 9 cung cấp. Đó là lý do tại sao lính quân đoàn 3 ( f320 ) tử trận lại chôn ở nghĩa trang  Tịnh biên  tỉnh An Giang .

   Thời gian bây giờ khoảng cuối tháng hai .  Một hôm đại đội trưởng Lê thanh Trung bảo:
-   Ngày mai cậu theo xe sư đoàn về Việt nam mua thực phẩm cho đại đội nhé .
   Nghe tin tôi ngày mai về Việt nam . Anh em đến nhờ gửi thư rất nhiều . Sáng hôm sau tôi lên phòng hậu cần sư đoàn . Ở đây đã có rất đông người cùng về Việt nam để mua thực phẩm cho các đơn vị . Trên xe còn có một số đồng chí thương binh chuyển tuyến . Xuất phát từ buổi sáng . Gần trưa thì xe về đến thị xã ta keo . Chúng tôi vào trạm xá sư đoàn để các đồng chí thương binh nhập trạm và dừng lại ăn trưa ở đó. Ăn xong chúng tôi lên đường ngay. Từ Thị xã Ta keo về thị trấn Tri tôn , đường nhỏ nhưng được trải nhựa . Cảnh hoang tàn chiến tranh còn nguyên trên bộ mặt của làng quê hay thị tứ. Xe chạy qua kênh vĩnh tế . Vượt qua cầu xi măng dài khoảng 10m rộng chỉ đủ một làn xe là đến đất Việt Nam mà đầu tiên là thị trấn Tri tôn . Khoảng 3 giờ chiều thì chúng tôi đến nơi . Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân về vùng đất cực nam của Nam bộ . Thị trấn Tri tôn hoang tàn do bọn Pôn pốt tràn sang giết người cướp phá . Tuy vậy cuộc sống sinh hoạt đã nhanh chóng trở về trên thị trấn heo hút này .

   S
  Bác ĐC@ nhớ nhầm  Từ Tà keo theo đường to   là về  thị trấn Tịnh biên bên bờ kênh Vĩnh tế mà lính  ta gọi là kênh vĩnh biệt . từ tịnh biên về thị trấn Tri tôn huyện bảy núi còn xa và thị trấn Tri tôn bọn Pốt chưa bao giờ đánh vào được
   thị trấn Tịnh biên đã mấy lần là bàn đạp của ta tấn sang K. tháng 12/1977 F 31 đào kênh ở Tri tôn , D8 ( sau này đổi là D2 ) của bọn tôi đã mượn súng cùng F330 đánh  sang K theo hướng này .Năm 1979 Q đ2 và Qkhu 9 cũng đánh từ đây . con đường mà bác nói là con đường lộ đất đỏ phẳng lỳ


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Giêng, 2014, 06:10:23 pm
Chào tailienson Đô lương - Đã 35 năm rồi nên có thể Duccuong nhớ nhầm tên chợ . Có lẽ đó là chợ Tịnh biên . Bởi chợ này cách biên giới không xa lắm . Đường từ  Ta keo về Tịnh biên chỉ có duy nhất một con đường xe chạy được . Trước lúc qua kênh Vĩnh tế về VN ,phải đi qua một cánh đồng rất rộng có lẽ phải đến 9-10km . Qua cầu xi măng ( kênh Vĩnh tế ) chỉ khoảng 500m là có dấu tích nhà dân ở đã bị đập phá . Tiếp tục là một dãy núi đá thấp bên phải đường . Dưới chân núi có một cái tháp cao giống như tháp chùa thiên mụ ở Huế . Chạy tiếp thì đến chợ . khu vực chợ này trước đây đã bị quân Miên đánh phá .
 Thân ái .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 13 Tháng Giêng, 2014, 08:03:36 am
Chào tailienson Đô lương - Đã 35 năm rồi nên có thể Duccuong nhớ nhầm tên chợ . Có lẽ đó là chợ Tịnh biên . Bởi chợ này cách biên giới không xa lắm . Đường từ  Ta keo về Tịnh biên chỉ có duy nhất một con đường xe chạy được . Trước lúc qua kênh Vĩnh tế về VN ,phải đi qua một cánh đồng rất rộng có lẽ phải đến 9-10km . Qua cầu xi măng ( kênh Vĩnh tế ) chỉ khoảng 500m là có dấu tích nhà dân ở đã bị đập phá . Tiếp tục là một dãy núi đá thấp bên phải đường . Dưới chân núi có một cái tháp cao giống như tháp chùa thiên mụ ở Huế . Chạy tiếp thì đến chợ . khu vực chợ này trước đây đã bị quân Miên đánh phá .
 Thân ái .
  Đúng là thị trấn Tịnh biên rồi bác ạ . Con lộ đất chạy giữa cánh đồng rộng . Năm 1977 Pốt bố trí 1 khẩu 12,7 bên lộ  chặn đứng 1 D của F330 suốt buổi sáng . công sự của  chúng  khá vững chắc , miệng hầm được chặn bằng các thùng phuy đựng đất nên đạn nhọn không ăn thua , Sau khi bị DKZ trúng miệng hầm địch ôm súng nhảy xuống ao  bên đường  lặn mất tăm , cả D lùng mãi không ra .Đoán là chúng có hầm bí mật dưới ao nhưng chịu .
  Trận này ta hy sinh 4 người , địch không bỏ lại 1 xác nào . Khi đơn vị bạn đánh , bọn tôi ngồi uống cà phê chờ vượt sông vĩnh tế bằng cầu phao
   Đường nhựa và chùa bác nói là đoạn chạy từ Tịnh biên về Chi lăng căn cứ của F 330 , đoạn này uốn lượn giữa núi rừng rất đẹp . từ Chi lăng về Tri tôn còn trên 10 km nữa


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 15 Tháng Giêng, 2014, 07:36:37 pm
Chào Duccuong, chào các bác
   Đọc bài Đánh địch ở vùng núi Tượng Lăng của bác DucCuong, lão Va có cảm nhận lính trinh sát của các bác thật hoành tráng.Lão Va đã từng là lính tinh sát tiểu đoàn 6, rồi trinh sát tiểu đoàn 4 anh hung(danh hiệu tự phong),nhưng so với các bác thì chỉ là đàn em mà thôi.
    Nhiệm vụ của trinh sát của tiểu đoàn như lão Va chủ yếu là tháp tùng cán bộ tiểu đoàn lên chốt hoặc về trung đoàn đi nhận nhiệm vụ mới.Thi thoảng mới dẫn bộ binh đi phuc.Mà đi lần nào là gặp địch lần ấy và có những lần đánh nhau to...
   Cái núi Tượng Lăng mà bác nói ,lão Va cũng đã lên rồi.Sau lần bị "thủng lưới 1/0", tiểu đoàn 4 đánh phát triển về phía Tây.Gặp rất nhiều kho tàng của địch, nhiều nhất là đạn pháo đủ các loại. Vì nằm sâu trong rừng nên được lệnh cài mìn tiêu hủy.
  Một đêm, nhóm trinh sát của lão Va được lệnh dẫn một đơn vị bộ binh lên núi(khộng nhớ là đại đội hay trung đội). Chỉ nhớ đêm đó trời tối thui. Cả đơn vị hành quân lên đỉnh núi.Núi tuy rậm rạp nhưng không có đá nên cũng dễ đi.Cả đơn vị hành quân lên đỉnh núi an toàn, không gặp một thằng Miên nào. Sau khi bố trí xong đội hình thì trinh sát rút về.
  Cũng lạ Duccuong ạ, hôm trước địch mạnh là thế. Mà hôm sau tiến quân về phía Tây, tiểu đoàn 4 không đánh trận nào lớn.
   Chính trị viên tiểu đoàn 4 hy sinh trong thời gian này.Lúc này bác Hoặc đang là tiểu đoàn phó.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Giêng, 2014, 07:27:56 am
( Tiếp theo )               Đánh địch ở vùng núi Tượng Lăng .

 Chúng tôi trở về bằng con đường đêm qua đã dẫn D8 luồn sâu nên khả năng gặp địch
Là rất ít . Cả đêm thức trắng , đầu óc căng thẳng mệt mỏi . bây giờ hoàn thành nhiệm vụ trở về mọi người đều thấy nhẹ nhõm nên đi rất nhanh .Tiếng súng xa dần rồi im lặng . Có lẽ ta đã làm chủ trận địa . Rừng khoọc mênh mông  . Bên dưới được trải thảm cỏ và lá khô đã rụng xuống . Sáu anh em bước trong tiếng xào xạc của lá rụng và tiếng chim hót vang rừng chào buổi sáng . Tiếng các loài chim như một bản hòa tấu rộn ràng như chia sẻ  niềm vui với chúng tôi, những người lính vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về . Dấu vết của đoàn quân đêm qua hành quân để lại rất rõ ràng . Đặc biệt có chiến sỹ nào đó vô tình ăn lương khô nơi nghỉ giải lao , đã để lại vỏ bao Lương khô VN sản xuất . Chúng tôi thu lượm lại để phòng thám báo địch nhặt được . Đối với lính trinh sát chúng tôi , đi luồn sâu mà để lại dấu vết thì rất tối kỵ .
 
  Chúng tôi về đến C20E64 thì được lệnh trở về đơn vị . Chắc có nhiệm vụ mới đây . Ăn trưa xong chúng tôi chào anh em để về . Những cái bắt tay hẹn ngày gặp lại .Trong cuộc chiến khốc liệt này những cái bắt tay như thế rất nhiều ý nghĩa . Bởi trong số những cái bắt tay đó, sẽ có ai đó không may mắn thì đây sẽ là cái bắt tay lần cuối . Và tôi cũng xin nói thêm . Đây là lần cuối cùng tại chiến trường , tôi đến công tác tại C20 E64 bởi cho đến ngày ra bắc, tôi không đi tăng cường cho E64 lần nào nữa .

  Về đến đại đội . Việc đầu tiên là tìm văn thư ( kiêm quân khí ) để xem có thư nhà hay không . Sau mười ngày đi tăng cường mà cứ tưởng như lâu lắm . Anh nào mà có thư thì vui ra mặt .Còn ai không có thì ngược lại, và rồi tìm niềm vui bằng cách đọc ké chia sẻ với bạn bè .

  Cả đại đội tôi có lẽ không bao giờ được đầy đủ do các toán trinh sát thường xuyên đi tăng cường cho các trung đoàn hoặc hoạt động nhiệm vụ độc lập . Chúng tôi chỉ được nghỉ ba ngày thì đại đội phó ( anh Quý ) giao nhiệm vụ đi vào vùng núi “đầu lâu xương chéo”.

   Vùng núi này cách núi Tượng lăng khoảng 5 km về hướng tây và là tỉnh giới của hai tỉnh Ta keo và Căm pốt . Đây là nơi địch bỏ chạy dồn ở các tỉnh phía nam tụ tập về ,
 lập thành căn cứ . Bởi vậy, lực lượng địch còn rất mạnh . Những CCb nào của sư đoàn 339, sư đoàn 8 của QK9 những năm 78-79 đều biết vùng núi rộng lớn này . bởi chúng tôi đã gặp trực tiếp họ hành quân qua hay chiến đấu ở bên cạnh .

   Một hôm anh Đạm tiểu đổi trưởng ( người Lập thạch - Vĩnh phú ) lên đại đội nhận nhiệm vụ . khi trở về giao tôi lên quản lý nhận tiêu chuẩn 10 ngày . Bình thường ở đơn vị vẫn nấu cơm ăn .  Khi đi công tác thì chúng tôi nhận lương thực là lương khô và gạo sấy , còn thực phẩm thì có bột canh , cá khô , thịt hộp . Toán chúng tôi gồm có năm người , trong đó có một đồng chí thông tin 2w . ( máy M71 trung quốc ) . Chúng tôi đi vào đến gần núi thì thấy có mấy đồng chí đang dùng pháo 37 hạ nòng chuẩn bị bắn thẳng vào làng cách đó  một cánh đồng rộng chừng 3km . Pháo hạ càng để nguyên trên đường . Gần đó là xe ô tô kéo pháo . Chúng tôi dừng lại để xem . Tôi nghĩ rằng bắn như thế này chỉ để dọa , nắn gân địch thôi chứ hiệu quả  sẽ không có nhiều . Sau đó chúng tôi tiếp tục lên đường . Mấy ngày sau đó chúng tôi vào vùng núi , ở chung với bộ binh . Công việc báo cáo hàng ngày về ban trinh sát do toán trưởng báo qua máy 2w . Các đơn vị bộ binh ta đánh lấn dần,men theo yên ngựa từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia . Núi non ở đây rất hiểm trở . Quân ta lúc đầu còn đánh địch dưới thung lũng nhưng khi vào sâu vùng núi hiểm trợ thì chỉ bám trên đỉnh núi, còn dưới núi , trong thung lũng là địch . Nước uống là vấn đề nan giải nhất đối với chúng tôi cũng như anh em bộ binh . Hai đến ba ngày chúng tôi lại cắt cử nhau  theo đường cũ xuống núi lấy nước . Các bi đông , vịt nước, được dồn lại .Lấy được nước đưa lên thì sớm cũng mất một buổi . Chỉ cần nhầm đường xuống núi  thì tính mạng bị đe dọa ngay .

  Một hôm chúng tôi nhận nhiệm vụ đến tọa độ ( ? ) là địa giới hai tỉnh để kiểm tra địch có đóng quân hoặc lập kho tàng không .  Tọa độ này cách chúng tôi không xa nhưng lại nằm dưới chân núi . Chúng tôi đã lường được sự nguy hiểm vì dưới các chân núi, bộ binh ta chưa bao giờ truy quét theo . Chúng tôi tiếp tục bám theo triền núi . Nhiều thứ địch không thể mang theo phải để lại . Gạo vận chuyển lên đến đây là một sự kỳ công, vậy mà chúng phải bỏ lại nhiều bì , che đậy rất sơ sài . Chúng tôi bắt đầu xuống núi . Tôi cảm giác ớn lạnh bởi sự im lặng tĩnh mịch hoang vắng và linh cảm có gì đó đang chờ đợi phía trước . Nơi chúng tôi xuống núi rất dốc , đá chổm chổm xen lẫn trong cỏ cây . Mới xuống được lưng chừng thì nghe tiếng máy nổ tại chỗ . Lạ thật. Không ai giải thích được . Trong bản đồ ở đây không có đường . Và tại sao lại có tiếng máy nổ tại chỗ ? Hẳn là có người , nhưng địch hay là ta , Đơn vị nào? . Mọi người suy luận nhưng bất lực trước câu hỏi mà chỉ có xương máu mới trả lời chính xác được . Chúng tôi không ai nói ra nhưng đều hiểu nếu bị địch phát hiện thì ở thế hoàn toàn bất lợi, rất dễ bị tiêu diệt hết . Tiểu đội trưởng lệnh tiếp tục xuống . Rất vô tình đồng chí Đạt ( quê thanh hóa ) bước đạp lên một cục đá , do mưa lâu ngày bị xói nên đã lăn xuống núi . Tiếp theo là hội chứng đômino nhiều cục đá khác bị va đập cộng hưởng rơi theo . Chúng tôi ai nấy hoảng hốt chạy ngược lên núi ngay . Mọi người nằm  chờ tiếng súng nổ. Nhưng chỉ một loạt AK bắn ngược lên đỉnh núi . Tiếng máy nổ cũng im bặt .

  Chúng tôi nhận định . Địch ( hoặc ta ) đã phát hiện đá lăn, nhưng chỉ mới nghi ngờ bởi trên núi đá rất nhiều. Vì vây. chuyện đá lăn do thú rừng chạy hay sụt lở cũng dễ xẩy ra nên bắn thăm dò. Chờ đến phiên liên lạc,tiểu đội trưởng báo cáo tình hình về ban trinh sát, cả sự việc đã bị đối phương phát hiện . Ban trinh sát cho lệnh rút để bảo toàn lực lượng và đây cũng là địa giới của hai tỉnh Căm pốt- Ta keo .

  Lần này chúng tôi được lệnh rút về hẳn ở sở chỉ huy cơ bản .Lúc này bộ tư lệnh sư đoàn đã rời núi Tượng lùi ra ngoài đường 3 . Chúng tôi được thông báo tọa độ sư đoàn bộ trú quân để chủ động đường về . Sau khi cả nhóm tính toán đường đi . Chúng tôi quyết định đi về hướng nam núi tượng lăng . Từ trên núi , chúng tôi có thể thấy được ô tô của ta chạy trên đường 3 , cách chừng 5 km theo đường chim bay .

  Xuống chân núi là cánh đồng mênh mông đến tận đường 3 . Buổi trưa không một bóng người . Đến phía nam bản không tên ( bản mà cách đây hai tuần chúng tôi dẫn tiểu đoàn 8 luồn sâu ) chúng tôi nghe mùi rất khó chịu. Càng tiến sâu mùi càng nồng nặc . và chúng tôi đã phát hiện nguyên nhân cái mùi ấy . Xác chết của Miên nhiều quá , đang trong thời kỳ trương phình . cả toán trinh sát đã ở giữa nghĩa địa chưa chôn ! nhìn xung quanh ở đâu cũng có thây người nằm đủ tư thế . Không chịu nổi mùi hôi tanh , nhiều người trong đó có tôi nôn ọe . Lúc này tiến thoái lưỡng nan . Mọi người lấy khăn hay áo quần bịt miệng để chạy .Mạnh ai người chạy. Tôi sức yếu nên chạy sau cùng . Nhìn thấy trước mặt một xác người nữa , tôi chạy vòng tránh. Nhảy qua bờ ruộng, vừa chạy vừa nhìn quanh thì chân tôi đạp vào một vật cực kỳ mềm . Nhìn xuống thì Cha , mẹ ơi . Xác một thằng Miên đang trương phình , tôi đã giẫm vào đúng bụng nó .

   Dù chân tay bủn rủn nhưng ai trong tình huống đó cũng phải chạy. Ruồi đậu đen như một tổ ong bay theo . Và rồi chúng tôi cũng đã thoát ra . Lên tới đường 3, mọi người chờ nhau rồi ngồi nghỉ . Mặt ai cũng nhợt nhạt tái xanh , nhìn nhau lắc đầu im lặng . Việc đầu tiên là tôi lột ngay đôi dày há mõm quăng xa . Lạy chúa. Nếu hôm nay chân tôi mà ngập trong bụng nó thì tôi phải cưa chân mất …( còn nữa )



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: y lố 302 trong 17 Tháng Giêng, 2014, 07:43:09 am
Cảm ơn Bác Đức Cường ,Hồi ký của Bác rất hấp dẫn . Chúc Bác nhiều sức khỏe để kể lại những năm tháng ấy .Chúng tôi tuy khác đơn vị ( F 302 _ QK 7 ) nhưng cùng chung chiến tuyến và hầu như bên cạnh nhau . Có những lúc hoán đổi như giữa năm 1978 chúng tôi từ Mi mốt chuyển vế Sa mát để " giữ cứ " cho cánh QĐ 3 tiến sâu vào đất địch .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 17 Tháng Giêng, 2014, 08:13:32 pm
Đuccuong thân mến
   Ruồi!
Vâng, thưa bạn ở chiến trường k có hai thứ mà có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới nhiều như thế!Đó là muỗi và ruồi.
   Nếu có ai hỏi, ở k nơi nào nhiều muỗi nhất thì thưa rằng đó là rừng cao su Me mút.Dưới mỗi gốc cây là một bát nước đầy, đó là nơi chôn nhau cắt rốn của họ nhà muỗi.Muỗi nhiều đến nỗi nếu bạn đi vệ sinh thì phải bẻ hai cành lá.Một cành đuổi muỗi ở phía trước, một cành nữa để đề phòng muỗi tấn công từ phía sau. ;D
  Còn ruồi thì cũng nhiều vô kể.
Tôi còn nhớ. Có một lần, trời đã tối, dê bộ d 4 mới đến địa điểm dừng chân. A trinh sát được bố trí cạnh một ngôi nhà nhỏ.Tuy mệt mỏi nhưng ai cũng phải lao vào đào hầm chiến đấu.Đang đào thì nghe thấy mùi rất khó chịu nhưng cứ nghĩ là con gì chết đâu đó.Sáng hôm sau, khi ông mặt trời ló rạng thì mới giật mình  vì cách cửa hầm của mình mươi mét là mấy thằng Miên chết tự lúc nào, xác đã trương phình ruồi nhặng bay như ong.Và xung quanh, xác trâu bò bị trúng đạn chết ngổn ngang...
  Bạn ạ ,những lúc ăn cơm anh em phải mắc màn đấy.Bây giờ nghĩ lại thấy vẫn rùng mình.
 Còn đạp phải xác thối như bạn thì chưa.
Chúc bạn viết đều tay.Nhiều đoạn bạn miêu tả cảnh vật núi rừng hay lắm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 18 Tháng Giêng, 2014, 12:24:46 am
 Chào anh ĐC, chào Vaphothotu và các anh chị tham gia diễn đàn! Năm mới gần tới, NYCL xin kính chúc các anh chị dồi dào sức khỏe, ngập tràn niềm vui, niềm hạnh phúc! Và mong rằng các anh chị viết đều tay, luôn đăng đàn để cùng ôn lại những trang sử hào hùng mà các anh chị đã viết nên bằng nước mắt và cả máu xương của mình.
 Anh Va ạ, qua các nhân vật lịch sử được phỏng vấn trong các tập phim tài liêu: "Biên giói Tây Nam..." thì ở Campuchia còn có một thứ khác nhiều hơn bất cứ đất nước nào trên trái đất này đó là giòi. Và theo những gì NYCL được chứng kiến trong bộ phim này thì có lẽ không ở đâu xác người lại được phơi nhiều như ở đây, đầu lâu, xương trắng trên mặt đất không ở đâu nhiều như ở đây... Vô cùng khủng khiếp!!! 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: c16 trong 18 Tháng Giêng, 2014, 06:47:15 am
Chào bác NYCL! Như vậy tui xin gởi lời chúc mừng tới đạo diễn Lê Phong Lan vì đạo diễn đã chuyển tải được "ý đồ" của mình đến người xem.
Cảm nhận đầu tiên của tui khi đặt chân đến đây (ngoài những khác lạ về địa lý, khí hậu, đất đai, phong tục, ...) cũng giống như bác NYCL, thấy xương người vương vãi khắp nơi, đồng ruộng mông quạnh vắng người, cho nên dùng từ "đất nước hồi sinh" để chỉ CPC rất hợp tình, hợp cảnh.
Nếu bác NYCL đi sâu hơn sẽ thấy CPC còn 1 thứ nữa, "khác nhiều hơn bất cứ đất nước nào trên trái đất này", ngoài giòi, đó là "bà giá". Không biết có phải do lính quan tâm 1 cách phiến diện, nhưng tui thấy đó cũng là đặc điểm riêng có của CPC thời đó. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 29 Tháng Giêng, 2014, 09:15:46 am
Nhân dịp năm mới em Anhtho thay mặt gia đình chúc anh chị Đức Cường và cả nhà vui khỏe hạnh phúc và phát triển mọi mặt. Em đã xem ảnh các anh đón NYCL tại thành phố Vinh. Thật vui!

Mùa Xuân năm nay rảnh rỗi, em mua cất hoa cúc đại đóa về cửa nhà bán cho bà con trong phường. Em xin tặng cả gia đình 1 cặp bông chrưng tết cho thêm xuân.

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_1018_zps1b4f819c.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/SAM_1018_zps1b4f819c.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_1016_zpscd9e4817.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/SAM_1016_zpscd9e4817.jpg.html)

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_1017_zpsc2a87927.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/SAM_1017_zpsc2a87927.jpg.html)

MỜI  ANH CHỊ XEM YOUTUB:
http://www.youtube.com/watch?v=YMjCADu4UYQ


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 31 Tháng Giêng, 2014, 08:50:05 am
Chào Duccuong
Thế là xuân đã về rồi Duccuong ơi!Tâm trạng của bạn khi xuân về như thế nào? ::)Còn tâm trạng lão Va cảm thấy vui và trẻ lại.Vui nhất là được gặp gỡ và làm quen với các thành viên trang Dựng nước.Hy vọng trong năm Giáp Ngọ này chúng ta lại được đón tiếp anh em VMH trên mọi miền đất nước ghé thăm.
Nhân dịp năm mới Vaphothotu xin chúc Duccuong cùng gia đình sang năm mới an khang thịnh vượng...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: laoshan1234 trong 01 Tháng Hai, 2014, 07:23:43 am
  Đầu xuân năm mới Giáp Ngọ,chúc chủ Topic:"Đời quân ngũ" cùng gia đình:Sức khỏe,an khang,vạn sự như ý.Chúc chủ đề:Đời quân ngũ luân đầy ắp những hồi ức của CCB,từng trải qua một Đời quân ngũ


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 03 Tháng Hai, 2014, 08:51:20 am
Mấy ngày tết sau khi ăn sáng xong là lập trình kế hoạch hành quân. Vậy mà vẫn bị cháy giáo án do bị " phê " riệu tại nhà bạn bè .
 Bạn bè của Đức Cường hầu hết là bạn lính qđ3 cùng nhập nghũ 1977 . Năm đó gần 1000 người huyện Nghi lộc ( Nghệ an )đều vào qđ3 cả. trong đại đội 20 F 320  vào 9 người ,hy sinh ba người còn lại thương binh trở về . Về đời thường thì hai người bạn lại ra đi do tái phát vết thương sọ não ( đ/c Lượng giám đốc xí nghiệp thanh niên phường Nghi hải - TX cửa lò) và một người do bệnh tật. Vậy là chỉ còn bốn vị nữa . Tết này, chúng tôi đã hẹn gặp mặt đầu xuân theo thông lệ hàng năm tại nhà đ/c Tư ( phường nghi hải cửa lò ) là nhân vật thật trong câu chuyện " Nỗi đau nơi xóm vắng " mà ở trang 7 " Đời quân nghũ " tôi đã viết kể cho các đồng đội nghe.
  
Chúc các thành viên luôn mạnh khỏe bình an ( nhất là trong dịp tết này) . Sử dụng thời gian vui tết hiểu quả mà trước hết là ngày hôm nay mùng 4 tết.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Hai, 2014, 09:35:03 pm
                
 “  Đời quân ngũ” đang hành quân thì nghỉ tết . Bác nào vui tết xong rồi thì cùng Đức cường  tiếp tục nhé.

                                     Trở lại tìm tử sỹ mất tích                                                                                                                                                       

Mấy anh em  đi theo đường 3 về hướng Ta keo . Đường hoang vắng . Họa hoằn mới có một chiếc ô tô vận tải của sư đoàn chạy qua . Chẳng ai nói  chuyện gì mà tất cả đều nóng lòng về đơn vị .

  Có lẽ không ai muốn nhắc chuyện trưa nay vượt qua nghĩa địa chưa chôn ấy bởi gê quá . Tôi đã từng khênh tử sỹ , cõng thương binh chẳng ngại ngùng gì , kể cả vào trận . Vậy mà chỉ câu chuyện đó , cứ ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ .

  Đến chiều tối, chúng tôi về đơn vị . Cũng như mọi lần, anh  em gặp nhau hỏi thăm tíu tít rồi mò lại mấy thằng đồng hương chơi . Đại đội 20 chúng tôi đóng ở rìa làng ( phum ). Lúc này dân ở đây mới lánh nạn  trong núi trở về nên cuộc sống rất tạm bợ . Do vốn tiếng k của chúng tôi quá ít ỏi nên rất khó diễn cảm biểu thị thái độ của mình . Bởi vậy chúng tôi ít khi tiếp xúc với dân làng mặc dù sống cách nhà họ không xa .

  Lần đầu tiên tôi được uống nước thốt nốt là ở đây . Đã là lính ở k ai cũng biết cây thốt nốt . Nó giống như cây cọ ngoài bắc nhưng cao và ít lá hơn . Trên cây họ treo một số ống tre ( mét ) để đổ nước thốt nốt và mỗi cây đều có thang dây để leo hàng ngày . Người dân thường đi đổ nước thốt nốt vào buổi sáng , bởi theo họ nước buổi sáng uống thơm ngon và mát hơn .

  Tôi nhớ rất rõ tại đây , một lần lên ban chỉ huy đại đội chơi, tôi đã đọc một bài báo Binh đoàn tây nguyên . trong số báo này có một bài thơ của đồng chí Lê đức Thọ viết cảm xúc của mình về sự hy sinh của đồng chí tư lệnh Kim Tuấn . Báo này được in ở thành phố Nha trang . Như vậy thời gian chúng tôi ở đây có lẽ vào cuối tháng 3 năm 1979 .( Tư lệnh hy sinh 17/3/1979 ).

  Lúc này cả sư đoàn 320A đã rút ra ngoài , hình như được nghỉ ngơi thì phải, vì không còn nge tiếng súng và không có ai trong đại đội đi công tác.( bám địch )  nữa . Hằng ngày chúng tôi đi tuần tra khá xa theo nhiệm vụ đại đội giao . Có khi còn phải mang cả lương khô ăn trưa , tuy vậy không gặp địch bao giờ . thỉnh thoảng phải vào dân xin nước . Họ nhìn chúng tôi với thái độ dò xét, sợ hãi . Chúng tôi đều rất lễ phép song cực kỳ cảnh giác vì ở đây cách vùng núi Đầu lâu xương chéo không xa .

  Khoảng đầu tháng 4/1979 . Toàn tiểu đôi tôi được bổ sung tăng cường cho đội tìm kiếm tử sỹ mất xác trong chiến đấu mà ta chưa có thời gian để tìm kiếm . Với riêng đại đội tôi chỉ có một đồng chí tên là Sơn người hà nam Ninh nhập ngũ 1978 mất tích khi đi luồn sâu lúc sư đoàn còn đóng quân tại cao điểm 200 ở rừng cao su My mút . Đây là một câu chuyện bi hùng duy nhất của  đại đội trong chiến tranh .( Đức cường sẽ xin kể lại câu chuyện này sau khi mạnh chuyện “ đời quân ngũ “ kết thúc) . Đoàn tìm kiếm do đồng chí Thuần trợ lý tác chiến sư đoàn chỉ huy . Đồng chí này nguyên là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 E64 . Chúng tôi được đi trên hai chiếc xe zin ba cầu . Lúc này đường 3 đã giải tỏa song thỉnh thoảng vẫn bị phục nên sư đoàn lệnh đoàn tìm kiếm phải đi về nông phênh bằng đường số( ?)  từ thị xã Ta keo đi Nông phênh. Chúng tôi mang theo đầy đủ trang bị chiến đấu bởi lúc này trên đất nước k không có chỗ nào cho tuyệt đối an toàn . Chúng tôi về Nông phênh  xe chỉ chạy mất một ngày,vậy mà khi mở chiến dịch giải tỏa đường 3, sư đoàn đánh gần một tháng trời . Đêm đầu tiên chúng tôi nghỉ đêm tại nông phênh . Thành phố đã được giải phóng nhưng vẫn vắng bóng người . Sáng hôm sau chúng tôi tiếp tục lên đường . Chưa ra khỏi thành phố thì đoàn xe của chúng tôi bị KSQS của QK7 lên xe kiểm tra và giữ lại . Lý do trên xe có nhiều xếp túi bóng ni lông bắt chúng tôi  để lại . Tất cả đoàn, kể cả đoàn trưởng phản ứng kịch liệt giải thích cho các đồng chí KSQS hiểu đây là túi bóng đựng thi hài liệt sỹ nhưng anh em không hiểu cứ tưởng đấy là chiến lợi phẩm ! Chỉ có lính chiến đấu mới biết loại túi bóng trưng dụng này thôi, các đồng chí vệ binh không qua chiến đấu nên không biết là phải. Nhưng anh em cứ bắt đoàn chúng tôi  giao lại mấy bao tải túi ni lông thì mới mở ba ri e. Đồng chí Tòng đoàn trưởng vốn là một người nóng tính không giữ  được bình tĩnh lệnh cho tất cả xuống xe chuẩn bị chiến đấu . Chúng tôi mang hỏa lực chiến đấu xuống , súng cối giá càng như thật . Đồng chí Tòng yêu cầu cất ba ri e để đoàn hành quân làm nhiệm vụ .Nếu không thì tổ KSQS phải chịu trách nhiệm . Cuối cùng tổ KSQS phải  nhượng bộ mở ba ri e  để đoàn đi .
 
  Đến tối ,chúng tôi  về đến thị xã plây veng và nghỉ lại .Ở thị xã nhở bé này dân đã về nhưng còn thưa thớt . Điều thiệt thòi nhất là chúng tôi vốn tiếng k quá ít ỏi nên không thể bắt chuyện hỏi han hay tìm hiểu văn hóa của họ được . Buổi sáng hôm sau đoàn dừng lại tại “ cầu c10 ”. Cầu này do lính chiến E48 đặt tên, nằm ở phía bắc thị xã . Ở đây trong chiến dịch giải phóng ngày 2 và 3/1/ 1979 đã diễn ra trận đánh vô cùng khốc liệt mà bây giờ những người trong c9, c10 gặp nhau khi nào họ cũng nhắc  đến . Đánh chiếm đầu cầu cho đến khi chỉ còn ba (3) tay súng chiến đấu nhưng vẫn chưa vượt cầu được . cho dù hướng này có 6 xe tăng của lữ đoàn 273 quân đoàn hỗ trợ . Nhưng do địa hình hiểm trợ , chỉ có duy nhất một cầu mà cầu lại rất hẹp nên tổn thất của ta rất lớn .

  Chúng tôi chỉ đứng nghe các đồng chí E48 chỉ địa hình và kể chuyện . Mọi người đều nhói tim đau khi biết xung quanh chân cầu này xác bộ đội ta còn nhiều do tốc độ chiến dịch phát triển nhanh nên chưa lấy được. Một bộ phận đội tìm kiếm do cán bộ E48 chỉ huy ở lại làm nhiệm vụ . còn một xe tải chở chúng tôi tiếp tục chạy về bản Buôn sâm, cao điểm 105, cao điểm 200… để tìm thi hài liệt sỹ mất tích ...( còn nữa)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Hai, 2014, 07:50:34 am
Hôm nay ngày 7/1 âm lịch . Ông Táo lại trở về quản lý trần gian . Giai đoạn chờ đón ngài  , mời các bác hành quân cùng đời quân ngũ nhé .

                                 Tiếp theo – Đi tìm xác tử sỹ mất tích

  Các địa điểm ( tọa độ) có người mất tích ở các đơn vị đều được xe chở đến tận nơi và do các sỹ quan chỉ huy tổ chức tìm kiếm . Mấy anh em C20 chúng tôi thì được xe chở về cao điểm 200 rồi tự đi bộ vào gần bản Xala, nơi tiểu đội đồng chí Sơn bị địch phục kích chạy lạc trong rừng rồi đi mãi không về . Toán trinh sát bị lạc hai người thì một người trở về được, sau ba ngày mất tích . Đó là đồng chí Viết quê ở xã Diễn tân- Diễn châu- Nghệ an . Khi bò về đến chốt C11 E48 thì ngất xỉu do đói khát và kiệt sức .

  Chúng tôi căn cứ vào mũ cứng, sao mũ, cúc quần áo quân trang và dây lưng chiến đấu để xác định đó là xác địch hay bộ đội ta . qua ngày thứ hai tìm vẫn không thấy, chúng tôi báo cáo về đoàn trưởng ( bằng máy 2w) xin chỉ thị . Chúng tôi được lệnh thay tọa độ tìm kiếm , bởi đồng chí có thể đi hẳn vào trong vùng địch song cũng không có kết quả . Địa hình rừng núi rất khó tìm, chứ không dễ dàng như vùng đồng bằng .

   Trong rừng cao su mênh mông này có một cái chùa cổ . Chúng tôi vào tham quan và hy vọng được phật phù hộ dẫn đường đi tìm đồng chí sơn . Không khí lạnh lẽo hoang vắng nơi cõi phật làm chúng tôi thấy gai gai . Khu vực này không có dân ở, không có sư chủ trì nên chúng tôi tự do đi xem . Đến nơi ông phật to nhất làm bằng gỗ tôi vòng sau lưng xem . Thấy có một cái lỗ nhỏ , tính tò mò của tôi trỗi dậy. Tôi thò tay vào thấy hai vật rất nặng , kéo ra thì đây là tượng phật làm bằng đồng, đen kịt. Một kiệt tác đúc đồng tôi chưa một lần được thấy . Ông phật thích ca ngồi tọa trên đóa sen nhưng đúc chỉ nhỏ hơn bàn tay nắm lại .Những đường nét chạm trổ hoa văn hết sức tinh xảo . Tôi nói với anh em xin phật đi theo để phù hộ rồi bỏ vào cóc ba lô .( thú thật sau này chuẩn bị về VN . Đơn vị chúng tôi liên tục bị báo động  di chuyển để kiểm tra quân tư trang . Sau nhiều lần cất dấu, tôi quyết định trả lại cho chùa . Đó một ngôi chùa thuộc tỉnh công phông xư phư khá gần sân bay phu chen tông .Tôi đã trả và đặt ngay trên bàn tay phật . Cho đến bây giờ không biết quyết định đó đúng hay sai nhưng tôi vẫn luyến tiếc . Bởi nếu bây giờ giữ được thì với tôi , đó là báu vật).

  Chúng tôi không tìm được thi hài đồng chí Sơn . Có lẽ đồng chí chạy lạc quá xa vào vùng đich nên bị bắt sống hoặc đã hy sinh . Ở bên này không ai đào ngũ được vì cánh lái xe đã được quán triệt không bao giờ cho ai đi nhờ về VN  . Cho nên đồng chí chắc chắn đã hy sinh .

  Chúng tôi được lệnh quay trở ra. Mọi người đều thấy lòng mình nặng trĩu nhưng đành bất lực . Gia đình bạn sẽ không có mộ phần để chăm sóc phúng viếng nhưng tổ quốc và nhân dân luôn biết ơn những người con vì tổ quốc mà hy sinh .

  Xe chạy trở lại cao điểm 105 và bản Buôn sâm để đón hai tổ tìm kiếm của hai trung đoàn rồi về ngã ba crech . Ở đây về đồn biên phòng xa mát rất gần . Kết quả tìm kiếm của hai tổ này khá mỹ mãn nên cả đoàn rất phấn khởi . Xe chạy qua cửa khẩu và đồn biên phòng Xa mát nhưng chúng tôi không thấy một ai, và cũng không có ba ri e chắn kiểm tra . Nhà cửa đồn tan hoang ,hình như đồn biên phòng này năm 1977 đã bị địch đánh chiếm và phá hủy .
   Đoàn tìm kiếm đi qua sân bay Thiện ngôn rồi về nghỉ tai xã Tân lập . Tổ của chúng tôi tìm ở khu vực mũi Lò gò Km 0. Sát sông vàm cỏ tây. Hàng ngày vào rừng đi tìm theo tọa độ được giao, tối lại ra Tân lập nghỉ . Dân ở đây 100% là việt kiều ở k chạy về .
  Tìm kiếm ở Lò gò có hai câu chuyện mà tôi luôn nhớ .Câu chuyện thứ nhất do sự vui đùa quá trớn của tôi lúc tuổi còn trẻ mà tý nữa thì bị đồng đội bắn . chuyện như sau :
   Hôm đó toán chúng tôi do anh Liên tiểu đội trướng chỉ huy đi tìm một đồng chí mất tích tại một bãi tráng ở sâu trong rừng . Con đường lâm nghiệp bắt đầu từ mũi Lò gò đi về hướng tây cỏ cây mọc đầy trên đường đi . Tôi thấy một cái đầu lâu bên đường , có lẽ của địch mà chiến tranh chống Mý để lại . Người đi trước tôi là đồng chí Nẳn , người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa bình . Đồng chí này ít nói , rất cộc tính . chẳng hiểu trời xui đất đẩy thế nào mà cơn " hâm " lên .Tôi lấy chân ( tôi đi dày vải ) đá hất một cái . Không ngờ cái đầu lâu bay lên rồi đậu luôn trên ba lô đồng chí Nẳn . Đồng chí quay lại mặt giận tái rồi thét lên một câu “ tao bắn mày ” . Đồng chí lên đạn chưa kịp nâng lên thì anh em đã giằng ôm gì lại . Vậy mà đồng chí vẫn ngiến răng xả một loạt cho hả giận . Tôi phải nói lời xin lỗi mãi đồng chí mới tha cho . Thật không có cái dại nào giống cái dại nào . Một bài học thật đắt nếu không có anh em thì bị dính đạn là cái chắc, bởi anh này rất cộc tính . Hơn nữa, nếu ai đó cài lựu đạn thì hỏi rằng Đức cường có còn đường về quê mẹ không ?

  Chuyên thứ hai đó là hậu quả của chiến tranh .

Hôm đó, theo quy định khi đi tìm kiếm .Chúng tôi dàn hàng ngang cách nhau năm đến mười mét để không bỏ sót . Bỗng nhiên một tiếng nổ xé trời tiếp đó là tiếng kêu cíu của đồng đội chỉ cách tôi khoảng 10 m. Tôi biết ngay đó là đồng chí Định ở tiểu đoàn 17 công binh đi cùng chúng tôi . Đồng chí kêu nhiều quá . Tôi lao lại nhưng đồng chí Liên tiểu đội trưởng không cho . Đồng chí nói to:
-   Cứ bình tĩnh anh em đang vào cứu! .

Đồng chí bắt tôi phải rà mìn rồi mới được vào . Và đúng vậy ,tôi đã phát hiện được một quả lựu đạn cài vướng nổ, dây chắn ngang lối đi. Sau khi khắc phục xong , chúng tôi vào cấp cứu thì không phải một đồng chí mà cả đồng chí Dảnh trợ lý trinh sát sư đoàn cũng bị thương , nhưng đồng chí rất bình tĩnh không kêu la . Chúng tôi tập trung khênh ra thật vất vả bởi đường quá xa mà người thì ít . Mất bốn đồng chí khênh , nghĩa là chúng tôi phải vác thêm 6 khẩu AK nữa . Đồng chí khỏe nhất thì cho chạy bộ về tận xã Tân lập cách đây khoảng 7km để gọi xe vào. Chúng tôi khênh ra đến mũi Lò gò thì gặp ô tô của đoàn . Vết thương đồng chí Định khá nặng, máu ra rất nhiều . Đồng chí Dảnh thì nhẹ hơn . Ra đến xã Tân lập chúng tôi nhờ trạm xá xã sơ cứu một lần nữa vì đoàn chúng tôi chỉ có y tá đi theo nên khả năng cũng mức độ . Nhân dân thấy chúng tôi như vậy họ thương lắm . Nhiều người khóc bởi biên giới đã kết thúc chiến tranh mà bộ đội vẫn phải đổ máu . Xe chở hai đồng chí ra thi trấn Tân biên . Thật may viện quân y 211 của quân đoàn đã chuyển sang k nhưng vẫn còn một bộ phận thu dung ở lại . Sau này đơn vị ra bắc, tôi có gặp lại đồng chí này . Nghĩa là chưa đủ nặng phải về đoàn an dưỡng để làm thương binh . Nhưng với hơn một chục miểng vào người do tay tôi tự băng bó thì có lẽ tiền xương máu cũng 19-20 % . Lúc đó mà giám định cởi mở thì làm gì còn lính để mà chiến đấu ?.
  
    Chúng tôi đi tìm đồng đội mất xác trong chiến đấu lúc đó, không thể biết đó là nhiệm vụ giải quyết tồn đọng công tác chính sách để đơn vị chuẩn bị hành quân ra biên giới phía bắc . Xác tử sỹ tìm được, chúng tôi đưa về nghĩa trang của quân đoàn ở Tân biên . Chỉ ít ngày sau , đoàn chúng tôi lại sang k trở về đơn vị  bằng con đường qua cửa khẩu Mộc bài  để về đơn vị nhanh hơn .

  Tôi còn nhớ trong nhật ký lúc đó ,cả đi và về là 20 ngày . Chúng tôi về đến đơn vị . Sư đoàn vẫn ở chỗ cũ . Nhưng chỉ được ít ngày, cả sư đoàn lại lên đường hành quân về truy quét địch ở tỉnh Công phông chư pư .Lúc bây giờ khoảng cuối tháng 5/1979…( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 07 Tháng Hai, 2014, 12:59:46 pm
              Chào ban Duccuong Chào các bác! Đầu năm mới bác chủ đã có tiếp những bài viết về nhưng năm tháng chiến đấu tại K. ĐÚNG LÀ CÔNG TÁC THƯƠNG BINH TỬ sỸ VIỆC GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ CŨNG VÔ CÙNG KHÓ KHĂN CÙNG SỰ PHỨC TẠP. Nhiều khi chúng ta vẫn phải đổ cả Máu cùng sự hy sinh để làm tốt công tác này.

             Nhớ lại những ngày này của 35 năm về trước tình hình chiến sự đang vô cùng căng thẳng. Các đơn vị của Tranphu341 hầu như đều bị bon Pốt vây và chia cắt từng đơn vị như trong bài viết của Tranphu. Rất nhiều đơn vị và rất nhiều anh em mình đã hy sinh trong những ngày tổng phản công của chúng. Nhưng với tài năng của các chỉ huy cùng ý chí lòng dũng cảm tuyệt vời chúng ta vẫn là người chiến thắng.

            Tranphu341 vẫn đang rất háo hức nghe chuyện kể của bạn. Người lính Trinh sát dũng cảm một thời. Tranphu341 cũng đang động viên mấy anh em lính Trinh sát của Trung đoàn Tranphu tham gia viết kể lại những ngày tháng cam go ấy.

           Chúc bạn cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui trong những ngày đầu Xuân mới này! Kính.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Hai, 2014, 09:29:24 am
                                                
                                         Truy quét địch ở Công phông chư pư.

Tạm biệt  Ta keo , tạm biệt mặt trận đường 3 khói lửa đã để lại nhiều kỷ niệm trong đời quân ngũ . Chúng tôi theo đội hình sư đoàn 320 chạy về hướng thủ đô Nongphenh . Đến ngã ba giao điểm của đường 3 và đường 4 (sát sân bay puchentong ) cả đội hình hành quân rẽ trái theo đường 4 đi về tỉnh Công phông chư phư . Chưa đến thị xã thì chúng tôi rẽ phải khoảng 30km và trú quân ở đó.

Ngày hôm sau chúng tôi đi địa hình để làm quen với thực địa và cũng là để tuần tra khu vực đóng quân của sư đoàn . Bấy giờ có lẽ thời gian vào đầu tháng sáu, nhưng các làng bản ở đây không hiểu vì sao dân vẫn chưa trở về . Vườn không , nhà trống thật hoang vắng , tôi cảm giác có điều gì đó thật ngột ngạt bí hiểm . Có lẽ trước đây là dân loại hai nên đã bị chế độ Pốt lùa đi quá xa ?.

    Tại đây trong một lần đi tuần tra , chúng tôi đi qua một cánh đồng  hoang xa khu dân cư , không có dấu hiệu tồn tại sự sống ở đây . Hài cốt , tứ chi xếp thành từng đống , không có hài cốt nguyên vẹn .Chúng tôi thấy rất nhiều than đốt bằng xương chứ không phải than củi . Mọi người đều nhận định đây có thể là trung tâm hành quyết lực lượng chống đối của chế độ Pốt trước đây . Nếu không có hình ảnh này thì tôi vẫn chưa tin tuyệt đối sự tàn ác quá sức tưởng tưởng của chế độ Pôn Pốt mà các phương tiện thông tin đưa lại .

   Một lần khác chúng tôi đi công tác. Thấy mấy anh em lính thợ và lái xe kỳ cạch bên chiếc xe ben Ipa sơn xanh còn mới . Hỏi mới biết đây là xe chiến lợi phẩm ta mới thu được , và sư đoàn đang cho thợ kiểm tra để đưa về Việt nam đóng xe Ka . Chiếc xe ka duy nhất của sư đoàn 320A rất nhiều năm sau này chuyên chở cán bộ từ Gia lai ra bắc đi phép, một tháng một chuyến , chính là chiếc xe này . Năm 2000 tôi gặp đồng chí Vĩnh , nguyên phó tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 25 vận tải sư đoàn ( người xã Nghi hưng –Nghi lộc – Nghệ an ). Tôi có hỏi  chuyện về chiếc xe . Đồng chí cho biết chiếc xe vẫn hoạt động bình thường .

  Ít hôm sau toán trinh sát chúng tôi được lệnh gùi gạo vào trong rừng , nơi bộ binh sư đoàn đang tiến hành truy quét, để tiếp tế cho toán trinh sát khác hết LTTP và ở lại làm nhiệm vụ luôn . Ở đây rừng rất dày nhưng không có núi . Con đường vào là đường đất lâm nghiệp xe vận tải có thể chạy được . khu vực tác chiến này giống như vùng rừng Xa mát- Lò gò bên ta . Tuy rừng bằng nhưng còn khá nguyên sinh , cây hai bên đường ken dày . khi vào gần đến nơi, có một chiếc xe tải của ta chạy cùng chiều , chúng tôi vừa tránh cho xe chạy qua được 10m thì “ ùng…oàng ”kèm theo là những tràng AK dài xối xả . Quả B40 bắn trật  kéo theo một đuôi lửa ngay trước mặt .Chúng tôi nằm xuống tìm vị trí chiến đấu. Việc đầu tiên là nổ súng về hướng địch để trấn áp tinh thần ngay . Thực ra rừng mịt mùng, có thấy gì nhau đâu . Tôi tin rằng nếu địch phát hiện có tốp lính đang cuốc bộ ở đó thì không dám bắn . Tiếng súng địch cũng nhanh chóng im bặt. Phục kích vốn là như vậy . Toán trưởng chúng tôi dùng M79 “ pốc ”theo đường rút của địch mấy quả sau đó chúng tôi tiếp tục hành trình . Đi được 200 m thì gặp chiếc ô tô có số may mắn đó đang dừng lại bên tổ chốt đường . Nói đúng ra là may do gặp phải thằng xả thủ tồi. Lái xe cũng là một lính cựu rất kinh ngiệm chiến đấu đã kể lại cho chúng tôi nghe.( Với chúng tôi lúc đó, lính cựu  là lính thời đánh Mỹ chưa kịp ra quân . Trong đại đội tôi còn nhiều đồng chí như vậy. Nghe anh em cựu binh kể lại , có đ/c đã cầm quyết định ra quân trong tay chờ ra xe thì phải trả lại để đi vào mặt trận TN cùng sư đoàn ) Khi biết bị phục, thế là tăng ga phi nước đại , cho đến khi gặp bộ binh chốt đường thì dừng lại . trong tốp lính ngồi trên xe đi nhận hàng , thì chỉ có một đồng chí bị đạn thẳng bắn thủng bụng nhưng không chết . Trên xe vết đạn thẳng nham nhở .

  Mấy anh em gùi gạo đi tiếp chưa được bao lâu thì gặp một tốp bộ binh chạy nhanh qua đường, hỏi đi đâu vội thế, anh em chỉ phía trước nói : “ có đi lấy thịt bò thì đi ”. Chúng tôi tạm nghỉ, gửi gùi gạo đi theo hy vọng kiếm chác cải thiện một tý cho ngon miệng . không biết ai bắn được một con bò lạc đã lấy hết bốn đùi rồi . Chúng tôi chỉ có dao găm, khoét lấy được một ít rồi nhanh chóng đi ngay. Bởi ở lại lâu có khi bị oan do vệ binh hay cán bộ biết được sẽ bị tóm ngay .

   Đến trưa thì chúng tôi vào đến nơi . Mỗi gùi chỉ đựng được 25 kg , đi cả buổi , đường xa nên cũng bầm vai và mệt mỏi . Khu vực này có dân ở nhưng nhà ở rất thưa . Họ luôn nhìn chúng tôi với thái độ sợ sệt , dò hỏi . Còn chúng tôi đến gần họ hay vào nhà xin nước (“ hóp tắc te” là xin nước chè phải không nhỉ ?) )thì rất cảnh giác vì dù nam hay nữ , dù lớn hay bé, bọn họ đều mặc quần áo đen giống lính địa phương của chế độ Pôn pôt .
 
  Một hôm đại đội trưởng gọi lên giao nhiệm vụ đi tăng cường cho D18 thông tin sư đoàn đi rải dây. Nhiệm vụ củ thể của tiểu đội thông tin tăng cường là vận tải dây về D4 rồi nối dây từ D4 về D5 . Đường đến D4 có hai con đường . Nếu đi theo đường  an toàn thì phải cuốc bộ hơn 10km. Còn con đường tắt mà bộ đội ta thi thoảng vẫn tổ chức đi qua,  chúng tôi được cảnh báo là  khá nguy hiểm, chỉ dài khoảng 5km . Nhưng đồngchí đại đội phó thông tin quyết định đi đường tắt cho kịp . Phân đội thông tin có 11 đồng chí , trinh sát dẫn đường có 2 đồng chí . Do đồng chí đại đội phó thông tin phụ trách chung .

  Đến chốt của bộ binh chúng tôi nghỉ lại ăn cơm trưa . Được một lúc thấy dân trong rừng kéo ra cả già lẫn trẻ có đến vài chục người . Họ đói và rách quá. Họ không còn đủ sức để bế em nhỏ nữa . Nếu không cho ăn họ sẽ không còn đủ sức về bản quán . Các đồng chí bộ binh nấu cơm trong nồi 20 quân dụng chỉ được ăn một người một nắm nhỏ, phải nhịn để có cơm cứu dân. Khi đồng chí nuôi quân bê nồi cơm đến nhờ chia hộ rồi bỏ đi. Tôi thấy một cảnh hỗn độn diễn ra, một cảnh không còn tình ngĩa xóm làng gia tộc .Đó là cướp cơm. Trẻ em thì khóc lóc inh ỏi, người lớn có sức khỏe thì ăn nhồm nhàm. Một số bà già chìa tay xin họ không san sẻ.Thấy vậy tôi lao vào dằng lấy nồi cơm chỉ còn ít do dính cháy . Tôi trực tiếp lấy cơm trên tay một số người đang ăn, bỏ vào nồi rồi bắt đầu làm anh nuôi. Tất nhiên có mấy đồng chí thông tin thấy tôi làm như vậy động lòng hỗ trợ . Tôi chia cho trẻ nhỏ trước rồi đến người già và cuối cùng đến mấy vị to khỏe thì hết. tôi không quan tâm, do ấn tượng hình ảnh vừa rồi. khẩu phần ăn lương khô của tôi cho hết. Nhìn họ ăn, tôi nhớ lại hình ảnh cha mẹ tôi diễn tả nạn chết đói năm 1945 tại quê hương…( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 11 Tháng Hai, 2014, 06:04:16 pm
Chào Duccuong.
Những ngày này tháng này của năm 1979, chúng ta đang ở  đường 3 Tà Keo. Tôi nhớ ngày mồng 3 tết(hay 13 tết gì đó) tiểu đoàn 4 có cử 3 đồng chí trinh sát, trong đó có tôi cùng với đồng chí Tân chính trị viên tiểu đoàn về thủ đô Nông Pênh để tìm 3 đồng chí trinh sát bị thất lạc(lí do là mải đi chơi không về kịp để hành quân).Về đến nhà khách cuả quân khu 7(?) ở Nông Pênh thì gặp ngay ba người thất lạc. Có lẽ vì đói  nên mấy vị đến đây.
   Đây là lần thứ hai tôi vào Nông pênh. Ngoài sứ mạng đi tìm người, chúng tôi còn có nhiệm vụ vinh quang nữa là áp tải hàng tết về cho đơn vị.Ngày mồng 7 tết(hay 17 tết)chúng tôi rời thủ đô.Trên đường về gần đến "nhà" thì ô tô bị địch phục kích.Rất may, cả hai quả b40 Pốt bắn đều không trúng xe.Nếu mà trúng chắc hết đường về quê mẹ rồi.
    Bài viết của bạn làm tôi nhớ về cái tết có một không hai trên đất bạn quá.Cả năm, cả tháng ăn gạo trắng, cơm trắng nhưng đến mấy ngày tết chẳng hiểu lí do gì mà lính phải ăn toàn bo bo, khổ hết chỗ nói.Đêm giao thừa, toàn bộ lính trinh sát cùng với lính vận tải tiểu đoàn phải đi gùi đạn lên chốt.Trời tối thui. Đi lạc vào đất địch.May phát hiện kịp thời nên rút êm không thì cũng ăn "kẹo tết" của Miên rồi.
Nói chung một cái tết đầy may mắn đối với vaphothotu.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Hai, 2014, 09:40:43 am
Cảm ơn Anhtho - Mở máy ra đã thấy có tin nhắn ,như một lời chào mở đầu ngày mới ai không phấn khởi. Hy vọng năm mới sẽ suôn sẻ như lời chúc của ĐỒNG CHÍ ANH THƠ. Dức Cường Vừa đi cùng con trai ra HN mới về trở về sáng nay.Cháu học năm thứ 4 HV ngân hàng . Cháu học giỏi nhưng bố cũng phải lo. Ở TP HCM gia đình ĐC có nhiều anh em nên cháu có tư tưởng Nam tiến . Sau này rất có thể cháu làm việc trong đó thì cơ hội giao lưu sẽ có nhiều hơn.
 Đức Cường một lần nữa cảm ơn gia đình anh chị đã tiếp đón chân thành nồng hậu trong chuyến du nam hồi cuối năm.
 Giáp tết nhận được tin nhắn của anh vetran trên MVH. Nói chuyện đã mua vé máy bay nhưng số không đẹp nên hủy bỏ. Hy vọng năm mới ĐC và phavo được đón vợ chồng hai bạn tại TP Vinh.
  Chúc gia đình bạn mạnh khỏe hạnh phúc. Vạn sự như ý .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 24 Tháng Hai, 2014, 08:30:26 pm
Chào Duccuong
Mấy hôm nay bận công cán không vào trang được.Nay rỗi rãi, ghé qua trang thăm bác.
 Sao? Mấy hôm nay bận hay sao mà không thấy lên bài mới?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 24 Tháng Hai, 2014, 09:56:05 pm
Cảm ơn bạn. Cũng không bận gì đâu nhưng rồi lễ hội , chùa chiền, gặp mặt đầu năm ...nên cũng khá mệt mởi . Nên có phần sao nhãng , ít vào trang MVH hơn trước đây.
Trong tháng hai này,CCB trên VMH ưu tiên quan tâm các topic viết về BGPB phía bắc nhiều hơn. Có lẽ sang tháng 3, "đời quân ngũ" mới tiếp tục hành quân được. Hiện ĐQN đã hành quân về đến công pông xư pư rồi.
 Lúc nào thì chúng ta gặp mặt đầu năm đây?
  Thân ái.
 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 18 Tháng Ba, 2014, 08:33:43 am
                                        Truy quyết địch ở Công pông xư pư

Chúng tôi được đồng chí trung đội trưởng bộ binh chốt giữ ở đây cho biết . Cách đây một ngày địch đánh vào chốt sau đó rút theo con đường chúng tôi chuẩn bị đi. Nhưng trước đó các đơn vị hành quân đông thì không gặp địch nổ súng. Nhưng đi ít người là bị phục ngay . Như vậy đây có thể là một toán địch thường đi phục ở đường này nhưng đã bị ta đánh nhiều lần nên cũng nhát . Hơn nữa giai đoạn này trên các mặt trận, địch đang yếu thế do bị ta đẩy sâu vào trong vùng rừng núi . Các đồng chí nhắc đi nhắc lại phải cảnh giác cao và sẵn sàng đánh trả địch phục kích .

 Chúng tôi lên đường.
Trinh sát đi trước. Đó là nguyên tắc , nhiệm vụ dẫn đường mà . Trên bản đồ con đường nhỏ được thể hiện như một sợi chỉ đen ngoằn ngoèn xuyên qua rừng . Hai lần phải lội suối. Đây là những vị trí rất có lợi cho trận địa phục kích đối phương. Trong thâm tâm tôi vẫn lo bởi lính thông tin chúng tôi thường gọi là “ lính cậu” do họ ít vất vả và gần như không phải chiến đấu. Trong tốp lính thông tin này ai cũng phải gùi dây khá nặng . Hỏa lực chúng tôi chỉ có duy nhất một khẩu trung liên RPD và một khẩu M79 còn lại là tiểu liên AK. Cả đoàn quân hối hả đi theo con đường lâm nghệp vào rừng sâu . Chúng tôi đi khỏi chốt khoảng một km là đến suối.
 
  Đến đỉnh dốc chúng tôi dừng xốc lại đội hình. Lắng tai, chúng tôi có thể nghe tiếng nước suối chảy róc rách hòa trong tiếng xào xạc của gió rừng. Sự tĩnh mịch hoang sơ làm mọi người như linh cảm có điều gì nguy hiểm đang chờ phía trước. Bỗng nhiên tôi thấy chim và gà rừng bay loạn xị ở bờ bên kia về phía chúng tôi . Sự linh cảm có người làm cho tất cả  đều cảnh giác cao độ. Tôi ngồi thụp xuống và ra hiệu cho mọi người chuẩn bị chiến đấu. Những phút chờ đợi tiếng súng nổ thật nặng nề nhưng rừng vẫn chỉ có tiếng xào xạc của gió . Tôi nói với đồng chí đại đội phó :

-   Anh nên chia đôi người , một nửa iểm trợ cho bộ phận sang trước.

Tuy là lính nhưng lính trinh sát được đi nhiều với thủ trưởng sư đoàn hay sỹ quan tham mưu nên người cũng khôn ra . Bởi vậy, chúng tôi thường hay “ phán” với cán bộ tiểu đoàn hay đại đội trở xuống . Nge hay không là quyền của họ , nhưng họ rất chú trọng những lời nói của chúng tôi .

  Sáu người đi trước bắt đầu xuống dốc . Đây là dốc khe nên độ dốc lớn. Tôi chưa kip xắn quần để lội thì “ bầm, bầm…bàm” . tiếng đại liên bắn xối xả ngay trên đầu chúng tôi từ bờ bên kia. Bị phục rồi. Tôi nhìn lên bờ thấy anh em đang chạy toán loạn lùi về sạu . Trong tích tắc, tôi hiểu đã bị địch phát hiện. Nếu chạy ngược dốc theo đường cũ thì dính đạn ngay. Tôi chạy men theo khe lên khoảng vài chục mét . Cả tốp bốn, năm người đều chạy theo, trong đó có cả đồng chí đại đội phó thông tin. Men theo một rãnh nước chạy xuống suối , tôi nhảy bật lên bờ rồi lăn ngắn qua một bãi tráng nhỏ để tránh đạn thẳng ( thực ra đó là một cái rẫy hoang ) . Khẩu đại liên của địch vẫn khạc đạn nhưng bắn dọc theo trục đường mà một số đồng chí bỏ chạy . Lúc này chúng tôi đã có phần yên tâm để tổ chức đánh trả . Tôi cứ nhằm hướng địch đang nhả đạn để bắn. Đồng chí Đạt ( trinh sát cùng đại đội người thanh hóa ) nói:
-   Có thấy gì đâu mà bắn!
Tôi vừa bắn vừa nói :
-   Ông chờ nó sang bắt sống à?
Hiểu ý tôi, Đạt và đồng chí đại đội phó cũng đã nổ súng. Tiếng súng bắn trả của ta như là một liều thuốc động viên tinh thần cho nhiều người. Lúc này ở bộ phận iểm trợ mới nổ súng theo ( chết thật . Đúng là lính cậu!). Một đồng chí lính thông tin  cứ loai hoay với khẩu M79 mà không bắn . Tôi nói:
-   Bắn đi.
Đồng chí trả lời :
-   Mình không biết bắn!
 Tôi chỉ biết van trời rồi đưa khẩu AK báng xếp cho cậu đó . Không biết đồng chí đó có biết bắn nữa không .Còn tôi khoác luôn cả áo đạn vàng ươm đang đầy ,dựng nòng lên “ phốc” liên tục 7-8 quả rồi di chuyển ngay. Tôi còn nhớ viên đầu tiên nổ rất xa. Tôi dựng nòng điều chỉnh dần cho đến lúc thấy đạn M79 của mình nổ sát bờ trùm vào nơi khói hỏa lực phát ra phía bên kia . Lính chiến đấu ai cũng biết tiếng nổ đầu nòng của phóng lựu rất lớn nên rất dễ bị phát hiện mục tiêu . Đúng như vậy , khẩu đại liên đã quay sang hướng chúng tôi vừa nằm , khạc đạn . Lúc này các đồng chí thông tin  đã nổ súng như hỗ trợ chia lửa với chúng tôi . Đồng chí Đạt điểm xạ nhịp đôi ( hai phát một ) rất thiện chiến. Khấu đại liên của địch kéo từng tràng dài , khói thuốc súng bốc cao lên khỏi ngọn cây.Chính vì vậy trận địa hỏa lực đã bị lộ .Tôi tiếp tục dùng phóng lựu bắn thêm gần chục phát nữa vào đám khói đó . Đồng chí đại đội phó thông tin lúc này ở cách chỗ tôi nằm không xa, quỳ bắn sau gốc cây. Bờ bên kia tôi đã nghe được tiếng í ới địch gọi nhau nhưng không biết nói gì. Chúng tôi vừa bắn vừa lui về phía sau cho đến khi gặp anh em thông tin đang nổ súng hỗ trợ cho bộ phận chúng tôi rút về. Tiếng súng thưa dần rồi im bặt. Chúng tôi kiểm người ngay . Đủ cả, không bị thương vong .  Thế là tốt rồi . Nhưng cái bản đồ địa hình của đồng chí đại đội phó đã bị rơi ở dưới suối làm chúng tôi cũng trăn trở . Và rồi chúng tôi quyết định không tổ chức xuống lấy nữa . Lý do chỉ vì một cái bản đồ mà có thể phải thương vong là điều không nên . Cho dù rất cần bảo mật, bởi trong đó có chấm các vị trí trú quân của các đơn vị trong sư đoàn . Tôi nhớ lúc đó tôi có càu nhàu với mấy đồng chí thông tin vì lý do là chạy xa quá , nổ súng hỗ trợ không kịp thời. Đáng lẽ chỉ lùi khoảng cách vừa đủ để tìm vị trí thuận lợi, triển khai hỗ trợ cho bộ phận đang bị kẹt dưới suối .Khẩu RPD thì mang quá ít đạn nên bây giờ trở thành cục sắt . Vừa bực tức không hoàn thành nhiệm vụ, vừa bực mấy đ/c “ lính cậu ” thông tin tôi nói như quát:

  -Tại sao các ông bỏ đồng đội chạy? Nếu các ông đi trước, chúng tôi bỏ thì các ông nghĩ sao ?

Tất cả lính thông tin biết sai im lặng. Được nước tôi nói:
-Các ông nên rút kinh ngiệm. nếu nhát gan nó sang thì tự chết cả lũ.

  Nghĩ lại trong tình huống đó ai cũng hành động như nhau cả. Việc bỏ chạy về sau theo phản xạ tự nhiên là điều dễ thông cảm.

 Chúng tôi cùng nhau quay trở lại thì gặp anh em bộ binh khoảng hai chục tay súng tất  bật chạy ra cứu viện, vác cả cối 60 nữa trông thật tội nhưng tất cả đã an bài. Các đ/c nói rằng nghe tiếng súng biết các anh gặp địch chúng tôi ra hỗ trợ ngay. Trên đường về mọi người đều an ủi mình bằng vận may . Đạt nói với tôi :

 Nhìn thấy “ ông” ôm súng lăn lộn khi vượt qua bãi tráng , cứ tưởng bị thương!”.
   Tôi nói :
      - Các tư thế vận động trên chiến trường vận dụng lúc đó chứ lúc nào nữa. Đại liên nó bắn như vậy thẳng lưng đi mà chết à ?

  Ngày hôm sau bộ phận thông tin đi theo trục đường lớn không cần dẫn đường nữa . Hai chúng tôi trở về đơn vị …(còn nữa ).


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 18 Tháng Ba, 2014, 10:19:00 am
                                       Truy quyết địch ở Công pông xư pư

Chúng tôi được đồng chí trung đội trưởng bộ binh chốt giữ ở đây cho biết . Cách đây một ngày địch đánh vào chốt sau đó rút theo con đường chúng tôi chuẩn bị đi. Nhưng trước đó các đơn vị hành quân đông thì không gặp địch nổ súng. Nhưng đi ít người là bị phục ngay . Như vậy đây có thể là một toán địch thường đi phục ở đường này nhưng đã bị ta đánh nhiều lần nên cũng nhát . Hơn nữa giai đoạn này trên các mặt trận, địch đang yếu thế do bị ta đẩy sâu vào trong vùng rừng núi . Các đồng chí nhắc đi nhắc lại phải cảnh giác cao và sẵn sàng đánh trả địch phục kích .

 Chúng tôi lên đường.
Trinh sát đi trước. Đó là nguyên tắc , nhiệm vụ dẫn đường mà . Trên bản đồ con đường nhỏ được thể hiện như một sợi chỉ đen ngoằn ngoèn xuyên qua rừng . Hai lần phải lội suối. Đây là những vị trí rất có lợi cho trận địa phục kích đối phương. Trong thâm tâm tôi vẫn lo bởi lính thông tin chúng tôi thường gọi là “ lính cậu” do họ ít vất vả và gần như không phải chiến đấu. Trong tốp lính thông tin này ai cũng phải gùi dây khá nặng . Hỏa lực chúng tôi chỉ có duy nhất một khẩu trung liên RPD và một khẩu M79 còn lại là tiểu liên AK. Cả đoàn quân hối hả đi theo con đường lâm nghệp vào rừng sâu . Chúng tôi đi khỏi chốt khoảng một km là đến suối.
 
  Đến đỉnh dốc chúng tôi dừng xốc lại đội hình. Lắng tai, chúng tôi có thể nghe tiếng nước suối chảy róc rách hòa trong tiếng xào xạc của gió rừng. Sự tĩnh mịch hoang sơ làm mọi người như linh cảm có điều gì nguy hiểm đang chờ phía trước. Bỗng nhiên tôi thấy chim và gà rừng bay loạn xị ở bờ bên kia về phía chúng tôi . Sự linh cảm có người làm cho tất cả  đều cảnh giác cao độ. Tôi ngồi thụp xuống và ra hiệu cho mọi người chuẩn bị chiến đấu. Những phút chờ đợi tiếng súng nổ thật nặng nề nhưng rừng vẫn chỉ có tiếng xào xạc của gió . Tôi nói với đồng chí đại đội phó :

-   Anh nên chia đôi người , một nửa iểm trợ cho bộ phận sang trước.

Tuy là lính nhưng lính trinh sát được đi nhiều với thủ trưởng sư đoàn hay sỹ quan tham mưu nên người cũng khôn ra . Bởi vậy, chúng tôi thường hay “ phán” với cán bộ tiểu đoàn hay đại đội trở xuống . Nge hay không là quyền của họ , nhưng họ rất chú trọng những lời nói của chúng tôi .

  

  Ngày hôm sau bộ phận thông tin đi theo trục đường lớn không cần dẫn đường nữa . Hai chúng tôi trở về đơn vị …(còn nữa ).


 May cho Đức Cường là đi với mấy ông lính '' Cậu " thông tin là họ không chay xa và vẫn còn nổ súng cùng phối hợp bắn trả địch để lấy lại tinh thần quân ta, đè ép địch xuống để lấy lại thế trận khi mình bị phục, bị động. Hôm đấy ông mà đi với quân vận tải bọn tôi thì anh em nó chạy thục mạng hết

Có lần xe bọn tôi đi lẻ bị phục bị mìn trên lộ 68 Ka lanh đi Samrong lái xe chạy vào rừng bị lạc vào ổ phục pot nó bắt sống đưa đi mất. Đến giờ vẫn coi như bị mất tích, đơn vị có đi tìm, điều tra thì đc dân báo bị giết trong rừng . Gần đây khi sang thăm lại chiến trường xưa chúng tôi có nhờ dân tìm, họ cho vài thông tin hứa dẫn đến nơi nghi là anh bị giết và chôn ở đó nhưng chưa thưc hiện đc là do phía dân bạn. Đó là anh Cung cán bộ trung đội của D29 VT F302bb Mt479 QK7 quê Ha nam ninh.

 Nhân đây cũng xin chia sẻ và tưởng nhớ tới những người lính không là bộ binh thiện chiến trong đội hình các đơn vị bộ binh  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 18 Tháng Ba, 2014, 03:37:29 pm
Chào Duccuong.Tình huống gặp địch của bạn cũng giống như tình huống sau đây của mình.

Đi trinh sát gặp địch

Tây Ninh.Một buổi sáng tinh khôi.
Mới tờ mờ sáng, theo lệnh của đồng chí tiểu đoàn trưởng, tổ trinh sát chúng tôi đã có mặt tại sở chỉ huy của xê hai để nhận nhiệm vụ mới.
    Nhiệm vụ của chúng tôi là trinh sát, thăm dò, lùng sục khu vực phía trước mặt của chốt xê hai.Cùng đi với chúng tôi còn có một A bộ binh nữa.
 Theo như đồng chí tiểu đoàn trưởng thông báo thì hiện nay có một khẩu cối 81 của địch thỉnh thoảng vẫn rót rất chính xác vào đội hình của xê hai(?). Ban chỉ huy tiểu đoàn dự đoán: Có thể khẩu cối của địch đang được đặt trong một vườn chuối, cách vị trị xê hai khoảng trên dưới một ngàn mét gì đó.( Trước đây ta đã đánh vận động và chiếm được  bản chuối này).

   Hai từ “vườn chuối” mà đồng chí tiểu đoàn trưởng vừa nhắc, đã gợi cho tôi nhớ về một kỉ niệm thật khó quên.
  Hồi đó, tôi mới chỉ là cậu lính tân binh, gia nhập cuộc chiến chưa lâu.Kinh nghiệm chiến trường chưa nhiều. Sau những ngày tháng “ăn đất, nằm đai” trên chốt, nay được nhìn thấy không gian rộng lớn đầy "hoa thơm quả ngọt". Lính ta khoái chí lắm. Tỏa đi khắp vườn, vặt chuối chín cây để ăn.Những quả chuối căng tròn.Chín nục.Thơm lừng.Lính ta ăn ngấu ăn nghiến như chưa bao giờ được thưởng thức thứ quả thơm ngon đến thế.
   Ăn  chán. Lính ta lại đi tìm "hương thơm quả lạ" khác.Thứ quả mà anh em tìm đến sau chuối là đu đủ.Đủ đủ nhiều vô kể.Qủa nào quả nẩy chín mọng,vàng hươm. Treo lủng lẳng. Trông đến là ngon lành.Tôi “tia” một cây có quả to nhất và lao đến.Khi đang giơ tay định hái “trái cấm” thì bỗng nghe giọng của đồng chí tiểu đoàn trưởng hét:
   - Trinh sát. Cẩn thận đấy. Dưới gốc có thể có mìn.
   Nghe thấy thế, tất cả lính tráng đứng khựng lại.
 Còn tôi, vẫn bám chắc trên thân cây. Nghe thấy hương thơm ngọt ngào của nó mà tôi không nén được thèm khát.Tôi nghĩ bụng: Chết thì chết cũng hái bằng được nó.Ôm quả đu đủ to tướng, tôi từ từ tụt xuống gốc cây.Tôi hoảng hồn khi phát hiện ra một sợi dây màu xanh lá cây, cách gốc cây mà tôi đang trèo khoảng hơn một mét.Tôi cẩn thận, lần theo sợi dây.Và phát hiện ra một quả lựu đạn US được cài rất khéo léo vào một gốc đu đủ gần đó...
  Thật hú vía.
Rất may. Cả tiểu đoàn không ai “đổi máu” lấy chuối và đu đủ cả.
 Cầm quả đu đủ trên tay.Tôi lại nhớ tới mẹ.Hồi ở nhà được quả đu đủ chín lựng như thế này thế nào mẹ tôi cũng đem vào gọt vỏ, bỏ ruột đánh cho mỗi người một cốc…
 Đang chìm trong suy tưởng thì đồng chí A trưởng bộ binh lên tiếng:
- Đi thôi. Trinh sát.
Tôi chợt tỉnh.Lấy địa bàn cố định  hướng đi và cẩn thận xác định hướng về (Phòng khi gặp tình huống xấu để đưa anh em rút lui an toàn).
Tôi nhắc anh em kiểm tra súng đạn. Sắp xếp đội hình. Và lên đường.

Đang đi.Tôi phát hiện thấy một cây rừng, thân nhỏ bằng ngón tay út vừa bị bẻ ngọn. Nhựa đang còn chảy.Đi thêm một quãng nữa, lại gặp một cây rừng bị bẻ ngọn như thế. Tôi ra hiệu cho anh em: Có địch.
  Các đồng chí bộ binh tản ra. Tiếng mở khóa lách cách.
 Chúng tôi nhận định: Khả năng ta đang đi vào đúng con đường mà bọn Miên vừa đi qua.Tôi nhắc anh em: Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là đi trinh sát, thăm dò tình hình địch chứ không phải đi phục kích.Hạn chế nổ súng. Chỉ được nổ súng khi thấy thật cần thiết.
  Để đảm bảo bí mật. Chúng tôi cắt tránh sang bên trái khoảng năm chục mét. Rồi bẻ vuông góc,cắt một con đường khác song song với con đường mà chúng tôi đang đi..Đi được khoảng một trăm mét nữa. Chúng tôi bắt gặp một con suối cạn, rộng chừng hai mươi mét.Hai bên bờ suối tương đối rậm rạp… và khá dốc.Muốn tiến về phía trước chẳng có con đường nào khác là phải băng qua con suối này.
  Tôi lấy địa bàn gióng hướng. Đúng vào một bụi tre giữa lòng con suối.Rồi tiến lên.
   Đang đứng giữa lòng suối.. Ngước mắt nhìn lên bờ bên kia thì bất ngờ thấy hai thằng Miên cũng đang lù lù đi từ trên bờ bên kia xuống.Ba cặp mắt nhìn nhau.Ba cái miệng ú ớ.Tôi cứng miệng không tài nào hét được.Sau mấy giây trấn tĩnh.Tôi lia một loạt Ak về phía địch.Còn hai thằng Miên sau mấy giây sững sờ, cũng kịp “ chào” anh em chúng tôi băng mấy viên Ak.Viên đạn xé gió, rít bên tai.
  Bọn Miên chạy dạt về phía bờ bên kia.Lính tráng chúng tôi leo lên bờ  chạy dạt về bên này.Có thằng chạy rơi cả mũ.Chiếc mũ cối lăn lông lốc xuống tận lòng suối mới dừng lại.
Lên đến bờ suối. Lính tráng nhìn nhau cười như nắc nẻ.  Mấy thằng máu  chiến thì tức anh ách.Tức vì mình ở vào cái thế bất lợi. Không tài nào nằm mà bắn được.Đành bắn mấy viên rồi tháo chạy trong danh dự.
     Chúng tôi quyết định bỏ khúc suối này. Chọn khúc suối khác để vượt. Đi thêm mấy trăm mét nữa thì tiếp cận được vườn chuối.
   Trước mắt chúng tôi là bản chuối. Nơi chúng tôi suýt phải “đổi máu” lấy chuối hôm nào. Nhìn khắp lượt “vườn xưa, lối cũ”.Chẳng thấy động tĩnh gì. Đang định lui quân thì thấy hai thằng Miên khiêng một thùng chuối xanh từ trong bản đi ra. Chúng đi về bên kia bản chuối.Sợ gặp mấy thằng Miên lúc nãy. Anh em chúng tôi rút êm.
Về gần đến “nhà’. Tôi bảo anh em: Chẳng cần cắt đường nữa. Cứ xuống lòng suối đàng hoàng mà bước.
 Cả đội hình nằm gọn dưới lòng suối.
Đang đi, thì gặp ngã ba con suối cạn. Tôi rẽ vào nhánh suối bên trái.Nhánh suối này nhỏ. Chiều rộng khoảng một mét.Đi được một mét.Đang tìm chỗ thấp để trèo lên bờ thì bất ngờ thấy ngay trên đầu mình là một Thằng Miên đen thui thui.Hắn cũng đang tìm chỗ hẹp để vọt sang bờ. Hai thằng bất ngờ phát hiện ra nhau. Tôi vọt lùi về chỗ rẽ.Thằng Miên vọt sang bờ bên kia. Tôi giơ súng lên bờ suối bắn đại một dây.Vừa nép vào bờ suối thì nghe một tiếng nổ lớn trên bờ suối - Ngay trên đầu mình. Tôi ngước lên bờ suối tìm mục tiêu. Thì thấy vị trí nổ của quả lựu đạn địch chỉ cách mép suối chừng hơn một mét.Gía như thằng Miên ném mạnh tay hơn một chút thì tôi đã hết đường về quê mẹ rồi.
  Tôi đưa mắt nhìn về phía sau.Quái.Anh em đồng đội của mình đâu cả rồi sao không thấy ai? Tôi theo mép suối lùi lại phía sau. Tôi hỏi thằng trinh sát đi sau tôi:
  - Sao chúng mày phát hiện ra địch mà không bảo cho tao?
Thằng trinh sát lí nhí:
  - Anh đi  nhanh quá.Khi phát hiện ra địch thì không có cách nào báo hiệu cho anh được.
Tôi điên tiết. Chửi:
  - Chờ thằng Miên bắn tao chết rồi mày mới lên lôi xác về chứ gì? Nếu tao không nhanh thì hôm nay đã "ăn kẹo" của nó rồi!
   Đang ngồi đay nghiến hai thằng trinh sát thì nhìn sang bờ suối bên kia, cách chúng tôi khoảng hơn năm chục mét, hai thằng Miên đang từ từ đứng dậy. Tôi bảo thằng a trưởng bộ binh:
  - Nổ súng.
A trưởng bảo với tôi thế này:
- Thôi anh ạ.Về gần đến nhà rồi còn gì.Nổ súng bây giờ nhất định địch sẽ phản pháo. Chúng em sợ pháo địch lắm…
   Mấy chục năm đã trôi qua, bóng dáng của hai thằng Miên vác súng lững thững đi về trước mũi súng của mình luôn ám ảnh tôi. Tôi nghĩ: Gía như hôm nay có anh Nhì cùng đi thì hay biết mấy.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 18 Tháng Ba, 2014, 09:37:44 pm
Chào vaphothotu:

Câu chuyện đi trinh sát gặp địch diễn ra ở tây ninh nghĩa là F320 đang tác chiến tại vùng Lò gò. Như vậy, E 52 của bạn sẽ phòng nghự tại vùng suối Đà ha từ 3/78-8/1978 thì sang k. Vậy con suối bạn kể có thể là suối Đà ha ?Con suối này trên bản đồ chảy theo hướng từ Xa mát về hướng lò gò.
Suối Đà ha cách xã Tân lập -Tân biên khoảng 10km về phía Tây. Nếu đi lên nữa sẽ gặp xóm Bàu điếc và đến gần biên giới k thì sẽ gặp phum tà nót.
Vùng này làng bản rất thưa. Đồng bào làm nương rẫy sinh sống. khi chúng ta ở đó thì dân ở bàu điếc và tà nót đã di dân ra lánh nạn ở xã Tân lập.
Thời điểm này E48 đánh nhau với Miên ở Lò gò. Đuccuong đã kể chuyện ở bài " Lần đầu ra trận " ở trang 5 " đời quân nghũ ". Vì duccuong gặp lính E48 ở vùng Lò gò rất nhiều.
 Nói về vùng Đàha ,Lò gò,xóm Giữa, thì không qua mắt được lính F302 . Họ thạo hơn chúng ta nhiều.Bởi sau khi chúng ta sang k, bàn giao địa bàn lại cho F302.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 19 Tháng Ba, 2014, 07:22:20 am
                                                   Hành quân ra bắc

Khoảng trung tuần tháng bảy đại đội chúng tôi được rút ra ngoài vùng chiến sự. Ở đây cách sân bay phu chen tông  không xa nhưng vẫn thuộc tỉnh Công pông xư pư. Có một điều lạ là các đơn vị đều phải ở xa khu dân cư. Tuyệt đối không được tiếp xúc với dân. Chính vì vậy chúng tôi suốt ngày chỉ quanh quẩn chuyện trò với nhau. Tại đây chúng tôi được huấn luyện đội ngũ tập hợp cấp đại đội. Chúng tôi được một số anh em cán bộ sỹ quan rỉ tai nhau “ chúng ta sắp ra bắc đánh tàu”.

  Đơn vị tiến hành báo động di chuyển nhiều lần. Sau này mới biết mục đích là để kiểm tra quân tư trang . Hành quân ra đến nơi bằng phẳng, cán bộ tiến hành kiểm tra quân tư trang . Đồng chí Hoằng chính trị viên đại đội quán triệt chỉ thị thực hiện ngiêm chỉnh 9 điều làm nghĩa vụ quốc tế cấm tuyệt đối không được lấy chiến lợi phẩm “ dù cái kim sợi chỉ ” của nước bạn đưa về Việt nam. Tại đây tôi đã quyết định bỏ lại hai vật kỷ niệm đáng quí đó là pho tượng đồng phật thích ca và chiếc máy ảnh hiệu canon ( loại máy đeo trước ngực khi chụp phải nhìn xuống ). Tượng phật tôi đưa vào nhà chùa ở gần nơi đóng quân. Chủ trì chùa là một vị sư già, mặc áo cà sa màu vàng.Hai tay kính cẩn,  tôi đưa tượng phật cho ông. Nhưng ông nhìn tôi chằm chằm mà không nhận. Do ngôn ngữ bất đồng tôi không làm sao giải thích cho ông hiểu được. Tôi nhẹ nhàng đặt lên bàn thờ của nhà chùa, chắp hai tay trước ngực rồi từ biệt lão sư. Có lẽ sau này vị sư già sẽ hiểu hành động lạ lùng của người lính quân tình nguyện Viêt nam .
.
Chiếc máy ảnh là chiến lợi phẩm khi đơn vị hành quân qua và nghỉ lại ở Pnong pênh. Tôi và một số đồng đội đi viễn cảnh thủ đô nhặt được trong đống đổ nát .Dù đã nằm trong ba lô của tôi đúng nửa năm tròn cũng đành gửi lại. Chỉ có hai thứ xin công khai mang về đó là cái đèn pin và chiếc địa bàn US loại mặt bàn độ tự xoay.
 
Tối ngày 24/7/1979 một xe tải của sư đoàn chạy đến để bốc hàng hậu cần ( gạo,xoong nồi…)lên xe sẵn để buổi đêm hành quân. Khoảng 1 giờ sáng xe chở chúng tôi vào trong sân bay. Ở đây, chúng tôi gặp rất nhiều lính trung đoàn 52 cũng đang chờ đợi như chúng tôi. Khoảng 10 giờ trưa chúng tôi điểm ngiệm tư trang lần cuối. Lần này khác các lần điệm ngiệm quân tư trang khác đó là phải khám súng và tháo đạn ra khỏi băng. Lựu đạn trên dây lưng chiến đấu phải để lại không đưa lên máy bay. Đúng 11 giờ trưa năm chiếc máy bay vận tải quân sự lần lượt hạ xuống. Một điều bất ngờ làm chúng tôi choáng váng. Đại đội tôi không được lên máy bay mà cùng một đại đội khác tức tốc hành quân bộ ra khỏi sân bay. Nhiều người ức chế chửi đổng nhưng cũng phải vừa đi vừa chửi thôi. Ra khỏi sân bay chúng tôi hành quân bộ, ém quân một nơi khá kín đáo cách sân bay khoảng  một km.

  Để làm tốt công tác tư tưởng cho anh em , buổi chiều sinh hoạt đại đội.Lúc này đồng chí đại đội trưởng Lê thanh Trung mới nói ra sự thật chuyện lỡ chuyến bay ra bắc. Nghe xong câu chuyện, anh em tôi thầm tôn phục bộ óc của cơ quan tham mưu. Mưu lược này có lẽ ông Gia cát Lượng còn sống thì vẫn phải phục . Đó là đòn nghi binh tuyệt vời. Buổi đêm ta hành quân vào, ban ngày khi máy bay xuống thì hành quân ra . Nghĩa là ta chở quân bổ sung cho chiến trường chứ không phải ta rút quân!. Một đêm ta hành quân vào bảy đại đội thì chỉ năm đại đội là lên máy bay “ đi thật ”.Còn hai đại đội tức tốc hành quân ra ngoài, đóng vai tăng cường quân từ VN sang. Bởi trước cửa sân bay lúc này , dân đã về ở rất nhiều . Tình báo của TQ, và của pon Pốt chắc không thiếu trong đó.

Đêm cuối cùng trên chiến trường K, cả đơn vị gần như không ai ngủ . Ai cũng nhớ nhà, nhớ cha mẹ anh em bầu bạn. Trong đại đội còn một đồng chí tên là Trường lính nhập nghũ 1972 chưa kịp ra quân thì chiến tranh BG xẩy ra và phải xa quê đến nay tròn bảy năm! Còn lính nhập nghũ 10/1974, 2/1975 thì quá nửa đại đội. Chúng tôi xác định ra bắc là vào trận đánh ngay. Lúc đó, khí thế trong đợn vị ai cũng muốn ra biên giới phía bắc để đánh bọn bành trướng. Những trang lịch sử hồi học phổ thông đã nói thay lời chính ủy.

Khoảng ba giờ sáng chúng tôi được hành quân bộ vào sân bay…( Còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 19 Tháng Ba, 2014, 03:42:38 pm
                                                
                                    Tiếp theo:    Hành quân ra Bắc
.

  Cả đại đội hành quân vào sân bay trước lúc trời sáng. Mấy ngày nay ai cũng háo hức ra bắc đánh giặc bành trướng và sẽ được về thăm quê sau gần hai năm chiến đấu ở mặt trận tây-Nam . Vào trong sân bay chúng tôi đã thấy lính ta rất đông, toàn lính của trung đoàn 52.( sau này ra bắc thì mới biết cả F320A đều hành quân bằng đường không!) Ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi biết chắc là sống rồi. Đường về quê mẹ không xa nữa , vấn đề chỉ còn là thời gian.

  Vẫn như hôm qua, Đúng 11 giờ trưa năm chiếc máy bay lần lượt hạ xuống. Chúng tôi được lệnh hành quân ra tận nơi máy bay đỗ. Lại vẫn bài có hai đại đội hành quân ra cổng sân bay. Lính ta không hiểu cứ tưởng lỡ chuyến chửi “vung xí mẹt”. Tôi nhanh miệng rỉ tai mấy thằng đồng hương :

  Không phải lỡ chuyến bay đâu. Các bạn đang làm nhiệm vụ nghi binh đó. Ngày mai hẹn gặp ở miền Bắc!

  Chúng tôi xếp thành hai hàng lên máy bay. Đây là máy bay vận tải quân sự loại AN-22 do kíp lái 3 người toàn người Liên xô( cũ ) lái. Chuyến bay có 110 chiến sỹ, trong đó C20 chúng tôi 70 người. Trên máy bay còn chở thêm một khẩu pháo 105 nữa. Máy bay vận tải quân sự nên không có ghế, chúng tôi ngồi bệt xuống sàn chờ đợi. Đúng 11h30 máy bay đóng của hậu và cất cánh. Lính ta reo hò sung sướng tất nhiên trong đó có tôi. Chiếc máy bay lượn một vòng như thay chúng tôi nói lời tạm biệt. Trên máy bay, chúng tôi nhìn rõ TP Nong pênh và dòng Tong le sáp đục ngầu phù sa .Tôi nhớ lại trận đánh vượt sông Mê công.  Máu của bao chiến sỹ F320A đã hòa quện trong dòng chảy đó trong trận đánh vượt sông lịch sử, tại bến phà cong pong chàm.

 Tạm biệt TP Nông phênh và đất nước chùa tháp. Tròn một năm là lính tình nguyện chiến đấu trên đất nước bạn đã để lại bao kỷ niệm vui buồn . Chín thằng cùng bổ sung vào đại đội trinh sát sư đoàn thì hy sinh ba đứa ( Nam, Hợi, Hoàng ). Bị thương nặng phải về đoàn an dưỡng 3 thằng.( Lượng, Sanh, Thu ) còn 3 thằng trở về bắc thì bị thương nhẹ 2 thằng ( duccuong và Tư) . Bạn bè cùng nhập nghũ biên chế xuống các trung đoàn ( E 48,E 64,E 52…)cũng hy sinh nhiều quá .

  Sức khỏe của tôi so với anh em trong đại đội không bằng . Khi nhập nghũ cân nặng chỉ có 47kg. Những trận sốt rét đã làm tôi hao kiệt sức khỏe. Máy bay càng bay lên cao tôi càng khó chịu. Hai tai ù đặc và đau nhói. Ngồi cạnh tôi là một chiến sỹ trong đại đội người Hà bắc, có một con chim Vẹt mỏ đỏ trông rất đẹp. Một anh chàng người Nga trong kíp lái cứ đến gạ gẫm con vẹt.Cứ chỉ con vẹt rồi lại chỉ chiếc đồng hồ. Do ngôn ngữ bất đồng nhưng ai cũng hiểu “ lão” muốn đổi cái đồng hồ Pon giốt đang đeo trên tay. Nhưng chiến sỹ này không đổi. ( ra được ít ngày thì con vẹt chết ai cũng tiếc cái đồng hồ!).

  Trước lúc lên máy bay mỗi người được phát một ống thuốc chống nôn. Tôi thấy trong người khó chịu bèn bẻ ống thuốc để uống. Do vội vàng mảnh thủy tinh làm ngón tay bị đứt, máu ra nhiều làm anh em hốt hoảng. Mệt quá tôi thiếp đi lúc nào không biết.

  Nghe tiếng anh em người ngoài bắc reo hò “ núi tam đảo”, “núi chí linh”rồi “ sân bay đa phúc!”. Tôi tỉnh dậy, nhìn qua của sổ đã thấy núi đồi trong tầm mắt. Anh em trong đại đội rất đông  người Hà bắc ( lính 75,76) và vĩnh phú( lính 74)nên họ dễ dàng nhận ra núi đồi quê hương mình. Máy bay hạ độ cao và ấm dần cho đến khi nghe tiếng“ kịch” của lốp bánh xe máy bay tiếp đất, chúng tôi đã biết đã đến nơi.

   Cửa máy bay đã được mở. Nhìn xuống, chúng tôi đã thấy đồng chí Sư đoàn trưởng Khuất duy Tiến ở chân cầu . Đồng chí vui vẻ niềm nở bắt tay từng chiến sỹ như đón người chiến thắng trở về. Chúng tôi hiểu đây là sự ưu ái của vị tư lệnh sư đoàn dành cho lính C20 trinh sát chúng tôi. Những người đã bao lần tháp tùng ,dẫn đường, báo vệ thủ trưởng đi trinh sát chiến dịch.

Mọi người tiếp tục đi theo hàng dọc nhận tiêu chuẩn bồi dưỡng và bữa ăn tối . Mỗi đ/c ba bánh mỳ gối và năm hộp sữa bò sau đó đi thẳng ra đoàn xe ka đang chờ sẵn. Tôi nhìn đồng hồ đúng 3 giờ chiều.

  Xe chở chúng tôi chạy qua thị xã ( TP) Thái nguyên. Nhân dân nhìn chúng tôi với cặp mắt rất chăm chú bởi nhìn biển xe K8 họ biết lính QĐ3 từ chiến trường k về. Qua thị trấn Đại từ chúng tôi rẽ về xã Khôi kỳ. Xuống xe , chúng tôi được các đ/c đi tiền trạm dẫn vào từng nhà dân để ở. Bữa cơm tối đầu tiên trên đất bắc thật vui. Chúng tôi đưa tiêu chuẩn của mình ăn cơm cùng gia đình rồi uống nước chuyện trò vui vẻ. Nhìn lên tường, tấm lịch treo gi ngày 24/7/1979.Một ngày trọng đại của đời quân nghũ . Kết thúc cuộc viễn chinh sang K lần thứ nhất . Trang nhật ký trên đất K được kép lại vào ngày 24/7/1979….( Còn nữa )

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/CopyofIMG_9506_zps692216f1.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/CopyofIMG_9506_zps692216f1.jpg.html)

 Sau khi ra bắc  đơn vị trao cho đức Cường giấy chứng nhận huy hiệu " Dũng sỹ giữ nước"này. Các bác cựu Tây Nam có ai còn lưu giữ lại được không ? bằng chứng này cầm để lấy tiền nghị định 62 được đấy các bác ạ!.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: saovang1 trong 19 Tháng Ba, 2014, 07:58:24 pm
   Bác đi về bằng loại này phải không bác, chỉ mình F320 được không chuyển hay là cả QĐ 3 ạ ?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 19 Tháng Ba, 2014, 08:44:38 pm
 
Chào saovang1 :

 Lần đầu tiên saovang1 đến thăm nhà đời quân nghũ. Duccuong xin cảm ơn.
    Không biết các đơn vị khác đi bằng loại máy bay nào chứ chuyến bay của Duccuong và C20 ra Bắc là loại máy bay cửa lên , xuống ở đuôi máy bay.( chứ không phải ở hông như chiếc máy bay trên ) Cửa này rất rộng ,xe pháo có thể lên xuống được. Trong chuyến đi của duccuong còn có cả một khẩu pháo 105 . Duccuong còn nhớ đó là loại máy bay vận tải quân sự AN-22. Kíp lái toàn người TÂY( Nga). Tất nhiên có một phiên dịch.
  
    QĐ3 hành quân ra Bắc .Chỉ có F320 đi bằng đường không. Còn các Sư đoàn khác đi O tô về nước sau đó đi bằng  tàu hỏa ra Bắc. Do phải đưa cả o tô ra nên số lượng đi bằng o tô khá nhiều.( Hình như có bộ phận đi tàu thủy nữa thì phải.)
  Cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: saovang1 trong 19 Tháng Ba, 2014, 09:07:10 pm
   Dạ cháu đến nhà chú nhiều rồi chứ, từ ngày mở topic kia. Bố cháu cũng là lính sư 320 ở E64 , nhưng là lính quân y, cũng ra bắc bằng máy bay cùng đợt với chú. Cụ kể là lính ta toàn lần đầu đi máy bay, lên ngồi đốt thuốc rê hút phả khói mù mịt làm cho mấy tay phi công Liên Xô tưởng cháy la lên ầm ầm, bắt dập hết vào chai nước. Chờ nghe tiếp chuyện của chú ngoài Bắc.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 19 Tháng Ba, 2014, 11:32:02 pm
                                               
...                                  
 Sau khi ra bắc  đơn vị trao cho đức Cường giấy chứng nhận huy hiệu " Dũng sỹ giữ nước"này. Các bác cựu Tây Nam có ai còn lưu giữ lại được không ? bằng chứng này cầm để lấy tiền nghị định 62 được đấy các bác ạ!.

Chết thật! Sao bên chúng tôi không thấy nói vụ Giấy chứng nhận này nhỉ?  :)
Nhưng tiền Nghị định 62 bay hết lâu rùi, bác ạ! ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: linh f302 trong 20 Tháng Ba, 2014, 03:00:15 pm

     Không biết các đơn vị khác đi bằng loại máy bay nào chứ chuyến bay của Duccuong và C20 ra Bắc là loại máy bay cửa lên , xuống ở đuôi máy bay.( chứ không phải ở hông như chiếc máy bay trên ) Cửa này rất rộng ,xe pháo có thể lên xuống được. Trong chuyến đi của duccuong còn có cả một khẩu pháo 105 . Duccuong còn nhớ đó là loại máy bay vận tải quân sự AN-22. Kíp lái toàn người TÂY( Nga). Tất nhiên có một phiên dịch.
  
    QĐ3 hành quân ra Bắc .Chỉ có F320 đi bằng đường không. Còn các Sư đoàn khác đi O tô về nước sau đó đi bằng  tàu hỏa ra Bắc. Do phải đưa cả o tô ra nên số lượng đi bằng o tô khá nhiều.( Hình như có bộ phận đi tàu thủy nữa thì phải.)
  

Chào chủ topic Đức Cường.

Khoảng  đầu tháng 3/1979,  F302 quay lại Siêm riệp, A Tôi được giao nhiệm vụ  bảo vệ đường băng sân bay Siêm Riệp..

Thời gian đó mỗi ngày có từ 12 -14 lượt máy bay vận tải dân sự Liên xô  gồm các loại AN, IL và cả TU nữa hạ cánh và cất cánh tại sân bay này (không kể các loại do VN lái như C 130, trực thăng..vv). Các máy bay hành khách mà không có ghế cho khách ngồi này đã vận chuyển đủ thứ  như gạo, thực phẩm, vũ khí và bộ đội.. 

Vơi bộ đội, anh em cũng ngồi bệt xuống sàn,  ban đầu là họ chuyển bộ đội F309  từ sân bay Playcu đến và xe đưa họ đi battambang (giai đoạn này, máy bay đến rồi chở thương binh, tử sĩ về nước)…  Khoảng giữa tháng 3 thì bắt đầu  vận chuyển lính quân đoàn 3 ra bắc , các chuyến bay đến thì mang theo thực phẩm, quân trang, vũ khí và bay về Hà nội với anh em quân đoàn 3 đến từ Battambang .. Máy bay vận chuyển người riêng, vũ khí riêng….  Và Tôi nhớ là khi vừa thấy dứt vận chuyển anh em QĐ 3  thì “bạn vàng”  tuyên bố rút quân, như thế QĐ 3 ra ngoài đó cũng mới chỉ tập hợp trang bị lại chứ chưa thể kịp tham gia “thử sức”…có thể nói một bộ phận  lớn anh em QĐ3 là được đi máy bay ra Miền bắc….

Trong quá trình vận chuyển đó, một máy bay IL 62 đã bị cháy khi hạ cánh tại sân bay Siêm riệp.. đó là máy bay chở đường sữa, nhu yếu phẩm…  Do phải vận chuyển QĐ 3 nên khu đất trống cạnh sân bay Siêm riệp  được dành làm chỗ an nghỉ cho các liệt sĩ  MT 479 thay vì về nước như trước đó và cũng là “pháp trường” của một số anh em ....

Có vài dòng chia sẻ cùng Đức Cường và các CCB.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 20 Tháng Ba, 2014, 04:08:51 pm
 Chào bác linhf302 :

Quân đoàn 3 ra bắc để chiến đấu vì vậy chúng tôi mang theo cả VK bộ binh + pháo cũng đi bằng máy bay. Chỉ để lại Đạn và lựu đạn. Không phải chỉ riêng F320 vận chuyển đường không mà cả trung đoàn pháo binh của F10 ( cả pháo và lính pháo ) cũng đi bằng đường không.( tư liệu này tôi mới biết sáng nay ). Bộ binh F10 thì đi bằng tàu hỏa.( ga sóng thần- thái nguyên). Sư đoàn 31 ( của @tailienson , @ hongc9d3e886) thì hình như ra bắc bằng đường thủy.
  Tháng 10/1979 trinh sát các sư đoàn, Trinh sát quân đoàn và nhiều sỹ quan tham mưu đi trên 8 xe zin ba cầu đi địa hình từ Thái nguyên lên cao bằng  theo đường 4 về lạng sơn.( bài viết sau duccuong sẽ kể rõ hơn chuyến đi này).
  Năm 1984-1985 . F31( QĐ3 ) tham gia biên giới phía bắc. Tại mặt trận Hà Tuyên.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 21 Tháng Ba, 2014, 03:13:32 pm
                     (Tiếp theo )    Những ngày trở về đất bắc.

  Ngay đêm đầu tiên ra bắc, cả đại đội ai cũng thao thức để viết thư . Báo gia đình đã trở về miền Bắc chuẩn bị tham gia đánh tàu .Ngày hôm sau được nghỉ ,cả mấy anh em rủ nhau đi hái chè giúp gia đình . Chủ nhà là cặp vợ chồng rất vui tính, có cô con gái tuổi đã cập kê đôi má lúc nào cũng ửng hồng. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cô ấy nhìn thẳng vào mắt  mình và cũng không bao giờ cô ấy ngồi uống nước chung với anh em bộ đội. Nhưng được cái là rất ngoan , ai cũng sai được, “ một dạ ,hai vâng ”. Lính ta thì cả năm ở trong rừng . Bây giờ được nhìn thấy con gái, cứ như bị thôi miên . Có lẽ vì vậy nên họ thường lảng tránh con mắt “ cú vọ ” của chúng tôi .

  Đơn vị tiến hành luân phiên cho đi phép theo tỷ lệ. Quán triệt rất chặt chẽ thời gian. Khi có người trả phép thì mới cho đ/c khác đi. Có đ/c đi phép quá thời gian làm đ/c khác không đi được nên cũng ức chế. Ưu tiên lính cũ trước , lính mới sau. Lính chiến đấu gan lỳ là thế nhưng ra bắc hiện tượng vô tổ chức kỷ luật rất nhiều. Cán bộ một số dung túng, lính tráng bỏ đi chơi khắp nơi. Vệ binh làm việc không xuể. Giai đoạn này đại đội chúng tôi phải làm trạm KSQS ở tận ngã ba Cù vân ( gần ga quán triều ) để bắt lính vô kỷ luật hay bỏ trốn về nhà.( trốn về rồi lên , chứ không đào nghũ ). Các buổi chiếu phim hay văn công ngoài thị trấn Đại từ hôm nào cũng có lính đánh nhau. Vé các đoàn chiếu phim hay văn công không bán được nên huyện yêu cầu sư đoàn can thiệp. Hơn nữa ở gần đây có trại thương binh QK1. Thương binh trại này nổi tiếng là rất “gấu” hệ lụy của căn bệnh công thần. Văn công hôm nào là đánh nhau hôm đó, vệ binh sư đoàn duy trì trật tư không được và đã xẩy ra va chạm .

  Một hôm có văn công ở thị trấn Đại từ. Phòng tham mưu lệnh C20 chúng tôi làm KSQS giao nhiệm vụ lập lại kỷ cương. Sau khi ra bắc quân hàm đã được phát, mũ cứng đã được bổ sung, lính ra đường không đúng tác phong là “ tóm ” ngay. Ngày đấy có văn công là cứ như ngày hội. Từ trong bản mường heo lánh người ta cũng kéo nhau đi xem . Để bảo đảm an ninh, hai cổng soát vé đều có chúng tôi bảo vệ . Chúng tôi đeo băng đỏ, mang nguyên cả trang bị dây lưng chiến đấu , duy trì kiểm soát vé trực tiếp. Chúng tôi dự kiến phương án đề phòng việc bị ném đá ở xa . Vì vậy bố trí cả lực lượng bảo vệ vòng ngoài.

 Tối đó , theo thói quen, thương binh quân khu1 ngang nhiên kéo cả đoàn và bảo kê cho người ngoài vào cổng vé rất tự do. Đi đầu là tốp cầm tó rất hung hăng . Đ/c Quý đại đội phó rất giỏi võ ( là giáo viên võ thuật của đơn vị ) công bố :

 -ai có thẻ TB hoặc có danh sách của trại giới thiệu thì tập hợp cho vào.
Mấy chục TB cứ hùng hổ kể công lao và gây áp lực. Đồng chí đại đội phó nói tiếp:
-Các đ/c đừng kể công. Các đ/c chí mới đánh nhau mấy tháng còn chúng tôi đánh nhau từ thời đánh Mỹ vẫn chưa được về thăm nhà. Nếu ai xô vào là sẽ bị bắt.

 Cậy người đông lộn xộn họ giơ tó đánh để tràn vào. Đ/c đại đội phó lệnh “ Đánh”. Chỉ trong nháy mắt bảy, tám vị TB cầm tó đã ngã sóng xoài. Số đứng ngoài bị TS vòng ngoài khóa tay khi tay vừa cầm đá đưa lên chưa kịp ném. Chúng tôi bắt nhốt trong thùng xe đốt mà bên K chuyên dùng để chở tử sỹ. Phải mất hai chuyến mới chở về đ/v hết .Tối hôm đó, chúng tôi cho nghủ không màn . Mãi gần trưa hôm sau lãnh đạo trại đến xin chúng tôi mới cho về. Trước lúc ra về , anh em TB QK1 thấm thía bài học và cảm ơn . Còn chúng tôi không quên bắt hứa chấp hành ngiêm kỷ  luật QĐ. Trật tự khu vực từ đó đi vào ổn định. ( có bác cựu BGPB nào TB ở trại này giai đoạn đó không? )

  Ở trong nhà dân khoảng một tháng chúng tôi làm doanh trại và ra ở tập trung. Nơi ở mới là Nông trường chè Tân -Việt- Hoa, thuộc xã Hoàng Nông. Chúng tôi phải phát chè để làm doanh trại. Xung quanh nhà toàn là chè “ vô chủ ”.  Vì người HOA là chủ nhân ở đây, họ đã cùng gia đình hành hương cả. Chúng tôi tự ngắt búp chè , tự sao để uống. Cũng may ở trong dân một tháng  mà học được cách sao chè ngon . Chính những năm tháng ở đây nên cho đến tận bây giờ tôi vẫn rất ngiện trà Thái . Mặc dù được đại đội trưởng rất thiện cảm nhưng tôi vẫn chưa được về thăm quê. Một số đ/c quê ở gần, người nhà chủ động lên đơn vị thăm con .

Thời gian này chúng tôi mới có dịp đi xuống các đơn vị trong sư đoàn tìm đồng hương để  biết ai còn, ai mất. Trung đoàn 64 đóng ở xã Phú cường ( cây đa đôi), trung đoàn 52 ở chân đèo khế-núi Hồng, trung đoàn 48 đóng ở ngã 3 Cù vân .( Năm 2007 chúng tôi tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày nhập nghũ. Thống kê con số chính xác. Có 270 đ/c hy sinh, trong 1000 người huyện Nghi lộc nhập nghũ năm 1977 vào QĐ3 ).

Tháng 10/ 1979. Đại đội cử một số đồng chí trinh sát giỏi, có kinh ngiệm về “ binh yếu địa chí ”cùng  trinh sát các trung đoàn 48,52,64 tập huấn 2 ngày về tình hình chiến sự và địa hình hai tỉnh Cao bằng – Lạng sơn. Sau đó tiến hành đi thực địa trên biên giới hai tỉnh đó. Trong số tuyển chọn đi lần này có tôi…( Còn nữa ).


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 21 Tháng Ba, 2014, 04:51:52 pm
   Còn đây là chuyến Về nước của Vaphothotu
Vào tháng 7 năm 1979, tức là 5 tháng sau khi Trung Quốc đem quân sang xâm lược biên giới phía Bắc.Đơn vị tôi có lệnh rút quân về nước.

   Hôm đó chúng tôi đang truy quét tại khu rừng xanh phía Tây Tà keo.Cạnh một con suối lớn.Lính ta đang thi nhau đi mò thìa, mò ngao cải thiện đời sống.Những con ngao to bằng hai bàn tay úp lại. Béo ngậy.

Trong lúc nhàn hạ như thế thì nghe tin”sắp được về nước”.

Tối. Đồng chí Thành lính 76 người Hải Hưng làm a trưởng đi hội ý về thông báo: Ngày mai,anh cùng đoàn cán bộ tiểu đoàn về nước để đi tiền trạm.Đơn vị sẽ về sau.

   Vui quá.Sướng quá.Thế là hết đánh nhau rồi.Sống rồi.Được về với mẹ rồi.

   Và giờ phút chờ đợi đã đến…

   Sau hơn một ngày hành quân, chúng tôi đã đến vị trí đóng quân mới.

Dọc đường đi, cảnh tượng đau thương diễn ra trước mắt chúng tôi.Xác chết của những người dân vô tội rải rác dọc đường.Người thì nằm giữa đường, người thì  thì nằm bên vệ cỏ.Nhiều thi thể đang đến giai đoạn phân hủy.Có lẽ họ chết vì đói, vì ốm đau bệnh tật.

   Cả đoàn quân đi trong lặng lẽ. Ai cũng mang nặng nỗi niềm thương cảm.Căm hận bọn pôn pốt đã gây nên cảnh chiến tranh tàn khốc.Tôi cố gắng đi thật gần để quan sát.Cố tìm xem trong các thi thể vô danh kia có mẹ con người thiếu phụ mà tôi đã cho gạo hay không nhưng...Tôi hy vọng bao tượng gạo 4 ki lô gam kia đã cứu được gia đình chị, cứu được cháu nhỏ thoát khỏi bàn tay của thần chết.

    Đến gần cuối con đường thì chúng tôi thấy một chiếc xe ca bị bọn Miên bắn cháy.Đúng là chiếc xe chở thương rồi.Không biết trong chuyến xe định mệnh này ai còn, ai mất.

    Gần tối chúng tôi đên một khu dân cư, cách Nông Pênh khoảng 10 km. Và đóng quân tại đây cho đến ngày về nước.

                                          
Chuyến bay đặc biệt

   Ngày chuẩn bị lên máy bay. Chúng tôi được tiểu đoàn cho tập trung trên một bãi đát trống khá rộng. Trên đó có rất nhiều "máy bay" bằng hình vẽ.Mỗi "máy bay" có hai cửa. Có "hai dãy nghế" để ngồi.Chúng tôi có nhiệm vụ là mỗi ngày hai buổi, đứng trước "cửa máy bay "tập lên xuống.Phải tập như thế vì các cụ bảo lần này lính Nga lái.Nên chúng tôi phải thể hiện cho họ biết đây là đội quân tinh nhuệ, thiện chiến,trăm trận trăm thắng.Chúng tôi tập như thế được mấy ngày thì hành quân vào sân bay Pô chen tông.

Chúng tôi chọn bộ quần áo còn mới nhất để mặc.Mỗi người được phát hai túi ni lông.Một túi dùng để đề phòng khi nôn. Một túi đề phòng khi đi vệ sinh.

   Mang toàn bộ quân tư trang, vũ khí vào phi trường.Chúng tôi đến trước một chiếc máy bay C130 đã mở cửa sẵn. Nhìn lên khoang  thì đã có ba khẩu pháo 105 li.

   Có ai đó lên tiếng:Không phải chiếc này.

  Không có máy bay, đơn vị lại quay ra phía ngoài sân bay chờ đợi.

   Ngày vào Nông pênh không thấy bóng một người dân nào. Vậy mà  mới chỉ hơn năm tháng cuộc sông dân cư đã sôi động.Chúng tôi khoác súng đi dạo quanh sân bay và sà vào thăm bà con buôn bán tại một cái chợ gần đó.Lúc bấy giờ nước bạn chưa dùng tiền nên việc mua bán bằng hình thức trao đổi hàng hóa.

   Máy bay đến, chúng tôi lại hành quân vào phi trường.Lần này thì có máy bay thật rồi.

  Cấp trên quán triệt lên máy bay không được hút thuốc. Thế mà vẫn có anh lính vẫn hút thuốc lá đấy.Thấy thế một anh lính Nga(hình như giám sát khoang hành khách) đưa hai ngón tay như đang kẹp điếu thuốc lá lên miệng, rồi đưa hai bàn tay khua khua trước mặt như ý không được hút.Sau đó anh ta vung hai cánh tay lên trời nhiều lần(như muốn nói hút thuốc sẽ cháy máy bay đấy).Tiếp đó anh lính Nga lấy hai bàn tay đưa từ trước mặt lao chúi xuống. Chúng tôi hiều ngay máy bay sẽ rơi.Sau cùng anh ta nhắm mắt lại từ từ khụy xuống(ra ý chết). Thấy chúng tôi hiểu ý,đồng chí Nga cười vui vẻ.

   Động cơ gầm rú, cánh quạt quay tít.Máy bay lắc nhẹ và từ từ cất cánh.

Thôi nhé, tạm biệt đât nước chùa tháp thân yêu.Tạm biệt những người dân căm pu chia tốt bụng.Tôi chợt nhớ đến những người Căm pu chia xấu số nằm lại dọc đường. Tôi nghĩ mà như đang nói với họ.Chúng tôi đã cứu được Tổ quốc cho các bạn nhưng không cứu được các bạn rồi.

Tạm biệt nhé đồng đội thân yêu.Hẹn gặp lại ở quê nhà.


 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 21 Tháng Ba, 2014, 10:32:40 pm
Tham khảo một tý về không quân việt Nam tham gia mặt trận biên giới Tây nam:
Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay F-5, A-37, máy bay trực thăng UH-1, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47, và một phân đội[18] MiG-21 từ Trung đoàn 921.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 22 Tháng Ba, 2014, 03:20:02 am
 Chào bác chủ top Duccuong.
 Tôi cũng thấy lạ cái vụ " Huy giữ nước" tôi cũng không thấy giống bác Tuanb5 ??? ???. Xem kỹ thì có đóng dấu của F320, có lẽ chỉ có 320 mới quan tâm và và cấp cho lính của sư đoàn chứng nhận này. Còn F31 bọn tôi không đi đường " nước" đâu, bọn tôi đi hẳn bằng đường sắt ;D ;D từ Hố nai về luôn  Quán triều, leo lên oto và đi bộ vào các bản làng của 2 huyện Võ nhai và Bắc sơn. Tôi nhớ khi về tới nơi đóng quân mới vào khoảng tháng 7/79 trời nắng nóng gay gắt.
  Bác F302 ạ, tháng 2-3/79 bọn tôi cũng di chuyển từ sân bay XD  về 175 và 115 ở Sài gòn. Tôi bị để lại do hết chỗ "nằm"  ;) chờ chuyến sau nên lang thang ở thành phố này một thời gian nên có kỷ niệm ở đây. Còn  di chuyển toàn bộ  QD3 về nước theo tôi biết diễn ra vào cuối tháng 6/79. Khi đó bọn tôi bị kiểm tra quân tư trang liên tục. Khoản trên chục lần. Hầu hết kiểm tra vào nửa  đêm về sáng, sau đó oto đến và đi luôn. B tôi mất khối thứ vì lệnh báo báo động tập hợp, ktra xong là đi luôn. Nhiều lão tiếc....mãi ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 22 Tháng Ba, 2014, 08:17:51 am
_Vào cuối tháng 7/79 mà đơn vị Bác Cường mới ra Bắc chắc là thê đội ra sau rồi.
_Theo tôi được biết ngày 17/2/1979 Trung Quốc đánh ta ở toàn Biên Giới Phía Bắc cụ thể là cả 6 Tỉnh. Thì vào cuối tháng 2/79 thì Quân Đoàn 2 và 3 đã có mặt ở ngoài Bắc rồi vì những ngày đó tôi thấy tầu hỏa chạy trên cầu Long Biên lên phía Bắc chở rất nhiều lính cùng với cả tăng và pháo, lính nhà ta còn ngồi cả trên lóc tầu và AK còn bắn loạn sì ngậu lên, ở rưới cầu Long Biên thì lính tái ngũ đang luyện tập lại các bài bản chiến thuật của lính. Vào những ngày đầu tháng 3/79 thì một số lính của Quân Đoàn 2 đã có mặt tại Đồng Mỏ Lạng Sơn rồi. Còn Quân Đoàn 3 đã có mặt ở Ngân Sơn Cao Bằng rồi, mà cụ thể là ta đã lấy một số lính F 31 Quân Đoàn 3 để thành lập F 311, cùng một số lính F 320 Quân Đoàn 3 để thành lập F322 cho mật trận Cao Bằng, khi ta đã tổ chức hoàn tất về mặt chiến lược thì đến ngày 5/3/79 thì mới có Lệnh Tổng Động Viên Toàn Quốc chứ. Bác Cường thử kiểm chứng lại xem nhé !
_Chúc Bác cùng Gia Đình mạnh khỏe và viết đều tay.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Ba, 2014, 12:46:10 pm
Chào bác thinhe677f346:

Ngày ra bắc của duccuong và vaphothotu rất chính xác. bởi đó là sự kiện cần gi nhớ trong đời lính. Tháng 2,3,4,5, F320A còn đánh địch giải tỏa đường3 . tháng 6 sư đoàn truy quyét địch ở công pông chư pư. Vì vậy F320A chưa ra đâu . Tư lênh QĐ 3 thiếu tướng Kim Tuấn hy sinh ngày 17/3/79 là bằng chứng toàn QĐ 3 đang ở bên đó.
Ngày ra bắc duccuong được gi sau một tấm ảnh . Hiện còn lưu giữ.
Một số cán bộ QĐ 3 ra để làm nòng cốt thành lập đ/vị mới là có thể có. chứ không phải QĐ 3 ra. Trên VMH có khá nhiều đ/c ở F10, F31 sẽ khẳng định điều đó thêm .
Có thể bác nhớ nhầm đơn vị khác( có lẽ QĐ2 ).
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tuanb5 trong 22 Tháng Ba, 2014, 01:43:17 pm
Chào bác chủ top Duccuong.
 Tôi cũng thấy lạ cái vụ " Huy giữ nước" tôi cũng không thấy giống bác Tuanb5 ??? ???. Xem kỹ thì có đóng dấu của F320, có lẽ chỉ có 320 mới quan tâm và và cấp cho lính của sư đoàn chứng nhận này. Còn F31 bọn tôi không đi đường " nước" đâu, bọn tôi đi hẳn bằng đường sắt ;D ;D từ Hố nai về luôn  Quán triều, leo lên oto và đi bộ vào các bản làng của 2 huyện Võ nhai và Bắc sơn. Tôi nhớ khi về tới nơi đóng quân mới vào khoảng tháng 7/79 trời nắng nóng gay gắt.
 ...

Di chuyển 1 Quân đoàn đang chiến đấu ở 1 cự ly khá xa, tình hình phức tạp như năm 1979 thật không đơn giản chút nào. Cho nên phải sử dụng nhiều phương tiện, thời gian trước sau chút ít là điều bình thường, các bác ạ!
Ngay trong F320 của bác Đức Cường, có đơn vị đi máy bay nhưng có đơn vị đi tàu hỏa.


Đơn vị tôi rút về xấp xỉ cùng thời gian với bác hongc9. Tháng 6 khi đang truy quét ở Battambang, có lệnh hành quân. Khi về đến Pursat thì chúng tôi  nhận lại đồ đạc linh tinh gửi lại cứ, việc đầu tiên là tôi ghi vào cuốn sổ: Pursat 29-6-1979. Vì thế nên vẫn... nhớ. ;D

Từ đó hành quân thêm vài hôm mới có ô tô trở về nước. >:( Nghỉ ở Long Bình 3 ngày sau thì lên tàu ra phía Bắc.
Vậy, chúng tôi đến Bắc Thái trước bác Đức Cường rùi! ;D



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 22 Tháng Ba, 2014, 03:24:44 pm
_Vào cuối tháng 7/79 mà đơn vị Bác Cường mới ra Bắc chắc là thê đội ra sau rồi.
_Theo tôi được biết ngày 17/2/1979 Trung Quốc đánh ta ở toàn Biên Giới Phía Bắc cụ thể là cả 6 Tỉnh. Thì vào cuối tháng 2/79 thì Quân Đoàn 2 và 3 đã có mặt ở ngoài Bắc rồi vì những ngày đó tôi thấy tầu hỏa chạy trên cầu Long Biên lên phía Bắc chở rất nhiều lính cùng với cả tăng và pháo, lính nhà ta còn ngồi cả trên lóc tầu và AK còn bắn loạn sì ngậu lên, ở rưới cầu Long Biên thì lính tái ngũ đang luyện tập lại các bài bản chiến thuật của lính. Vào những ngày đầu tháng 3/79 thì một số lính của Quân Đoàn 2 đã có mặt tại Đồng Mỏ Lạng Sơn rồi. Còn Quân Đoàn 3 đã có mặt ở Ngân Sơn Cao Bằng rồi, mà cụ thể là ta đã lấy một số lính F 31 Quân Đoàn 3 để thành lập F 311, cùng một số lính F 320 Quân Đoàn 3 để thành lập F322 cho mật trận Cao Bằng, khi ta đã tổ chức hoàn tất về mặt chiến lược thì đến ngày 5/3/79 thì mới có Lệnh Tổng Động Viên Toàn Quốc chứ. Bác Cường thử kiểm chứng lại xem nhé !
_Chúc Bác cùng Gia Đình mạnh khỏe và viết đều tay.
          
Khoảngđầu tháng 2/79 D tôi có Lập trợ lý tác chién , Hoan bt  được  điều ra Bắc , có thể  đó là bộ khung mà Thịnh@ nói .Từ tháng 2 đến tháng 5/79 còn 3 chiến dịch đẫm máu ở dọc biên giới Cam và Thái  nữa , đến 7/79  toàn  quân đoàn mới ra Bắc Thái


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Ba, 2014, 03:37:35 pm
          
 ( tiếp theo)               Trinh sát địa hình  biên giới Cao-Lạng. Chuẩn bị chiến trường.


Một ngày đầu tháng 10 năm 1979 . Chỉ huy sư đoàn cùng cán bộ tham mưu và trinh sát của 3 trung đoàn 64,48,52 cùng đi trên hai xe vận tải  zin ba cầu. Lương thực TP chúng tôi nhận tiêu chuẩn 2 tuần . Súng  đạn mang theo đủ cơ số chiến đấu . Xe chạy đến thị trấn Đu ( khu vực đóng quân của F10 ) thì chúng tôi đã thấy một đoàn xe của quân đoàn bộ, sư đoàn 10, sư đoàn 31 đang chờ chúng tôi. Trên các xe đều chở lính trinh sát các sư đoàn , trên các xe đều có cả bộ đàm để liên lac. Tại đây chúng tôi được tư lệnh quân đoàn trực tiếp giao nhiệm vụ quán triệt mục đích , yêu cầu của chuyến đi lần này . Một nhiệm vụ hết sức quan trọng cho cán bộ tham mưu tác chiến . Còn trinh sát chúng tôi phải nắm chắc mạng đường xá hai tỉnh trong chuyến đi này và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ dẫn  đường cho các đơn vị hành quân đến vị trí qui định khi có lệnh . Các mảnh gép bản đồ của hai tỉnh cao bằng –Lạng sơn được các sỹ quan phòng tác chiến quân đoàn căng rộng . Một sỹ quan tác phòng tác chiến ( tôi không nhớ tên )  trình bày đường hành quân của đoàn và các địa điểm xe các sư đoàn phải đến .

Nhiệm vụ cụ thể của trinh sát là :
- Nắm chắc những địa hình, mạng đường xá mình đi qua , trên hai tỉnh Cao- Lạng. Để khi  có lệnh sẵn sàng dẫn xe chở quân đến đúng vị trí tập kết.
- Bổ sung đường mới mở vào bản đồ. Thống kê cầu , cống, ngầm và khả năng bảo đảm cơ động .
Đối với sỹ quan TM nắm chắc địa hình để bố trí khu vực đóng quân phòng thủ cho các đơn vị mình . Khi thực hành chiến đấu tại hai tỉnh Cao – Lạng .

Cuộc hành quân thị sát địa hình biên giới hai tỉnh Cao bằng – lạng sơn bắt đầu từ thị trấn Đu ( Thái nguyên ). Xe chạy qua thị xã Bắc cạn , một thị xã nhỏ nhoi nằm giữa rừng núi trùng điệp. Ngồi trên xe tôi thầm nghĩ địa hình thế này thảo nào trong kháng chiến  chống pháp, ta chọn nơi đây là căn cứ cho trung ương Đảng. Đến Huyện nguyên bình ( cao bằng ) chúng tôi đi qua 2 đèo cao nổi tiếng. Đó là đèo “ Cô ly a” và một đèo ( ? . tôi quên mất tên). Dân ở đây sống trên đỉnh núi cao, ai đã từng đi qua đường này thì hiểu cuộc sống lạc hậu của người dân thế nào. Xuống hết chân đèo, 2 xe của sư đoàn 320A rẽ trái theo đường (?) về Tà sa . Đến đây chúng tôi mới được chứng kiến tội ác của giặc bành trướng. Tất cả nhà cửa , công trình kinh tế của ta bị chúng đặt mìn phá sạch. Tôi còn nhớ ở đây có nhà máy thủy điện thì phải , nó phá tan hoang. Dân thì lèo tèo một vài người ,do sơ tán vẫn chưa về hết. Chúng tôi xuống xe đi bộ, vẽ bổ sung một số đường mới mở vào bản đồ , vừa quan sát gi lòng tội ác của lũ giặc dã man.

Tối đầu tiên chúng tôi nghỉ tại Tà sa . Nấu cơm ăn đàng hoàng chứ không phải ăn đồ khô như hồi ở bên K . Chúng tôi có cơ hội để tiếp xúc với dân để tìm hiểu những ngày chạy giặc của họ như thế nào. Theo chúng tôi được biết Tà sa là nơi quân sơn cước luồn sâu nhất vào đất nội địa của ta. Dân ở đây là dân tộc Tày . Chúng tôi hỏi khi giặc đến thì các bác lánh giặc ở đâu ? . Họ chỉ tay lên núi cao nói “ chúng tôi sơ tán lên đó”. Họ cũng nói rằng họ được lệnh sơ tán trước lúc giặc đến.

Sáng hôm sau chúng tôi lại lên đường. Địa điểm cần đến là mỏ thiếc Tĩnh túc.( tôi quên mất Huyện ) . Có thể nói địa hình Cao bằng toàn là núi . Núi trùng điệp nối nhau . Với địa hình này mà phòng thủ có chiều sâu và tạo được thế trận liên hoàn hỗ trợ nhau thì có thể một chọi 5-6 chứ không phải như nguyên tắc phòng thủ. ( một đánh ba . Hay nói cách khác bên tiến công thì ba đánh một ).

Khoảng một giờ chiều chúng tôi đến mỏ thiếc Tĩnh túc . Cũng như ở Tà sa . Ở đây địch cũng cho nổ mìn phá hết các công trình kinh tế . Nhìn cảnh mỏ thiếc – Biểu tượng cho tình hữu nghị Việt –Trung trước đây mà lòng xót xa biết khi nào khắc phục được. Công nhân lác đác đã trở về lại, nhưng có còn gì nữa đâu mà sản xuất . Nhìn dây cáp treo lủng lẳng thùng vận chuyển khoáng sản trên cao , giữa hai đỉnh núi,biết được chiến tranh đến khi máy đang vận hành sản xuất . Tại đây chúng tôi cũng tìm hiểu thêm về cuộc chiến của tự vệ nhà máy . Họ đã phối hợp với bộ đội chiến đấu rất kiên cường kìm giữ chân địch được nhiều ngày. Đêm hôm thứ 2 chúng tôi về nghỉ tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao bằng .

Ngày hôm sau chúng tôi vượt qua sông Bằng rẽ trái về huyện Hòa an  Những ngày sau
Chúng tôi vượt qua đèo mã phục đi huyện Trùng khánh vào tận biên giới . Lính ta chốt giữ trên núi hai bên đường khá dày. Ở đây có một chuyện nhỏ là khi xe chúng tôi chạy qua chốt bộ binh, có một sỹ quan trẻ phát hiện biển số xe K8 liền nhảy xuống hô “ xe quân đoàn-quân đoàn 3” rồi giơ tay bắt xe dừng lại nói chuyện . Thì ra đ/c này nguyên là lính F10 được ra bắc có kinh ngiệm chiến đấu để bổ sung, làm nòng cốt cho các đơn vị mới thành lập . Thảo nào nhớ đơn vị thế . Và những người lính ở đây họ sẽ tư duy trong tương lai sẽ có lính quân đoàn 3 cùng họ giữ đất nơi này…

                                    ( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 23 Tháng Ba, 2014, 01:53:04 am
  Sửa bổ xung thông tin cho bác chủ top tý ;D
 Đèo Côlia thuộc huyện Nguyên bình, xuống đèo rẽ trái vào mỏ thiếc Tĩnh túc ( Nguyên bình) rẽ phải vào thị trấn huyện. Mỏ thiếc này là sản phẩm của tình hữu nghị Việt-Xô, không phải của TQ. Đèo trước đó trên đường QL3 là đèo Giàng.
  Nguyên bình địa hình cực kỳ phức tạp, cơ giới rất khó hoạt động, ngay cả hiện nay. Xã Hưng đạo Nguyên bình là nơi Bác Hồ và Đại tướng Võ nguyên Giáp đã thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của QDND Việt nam, nói cách khác quân đội ta lấy giấy chứng sinh ở đây :D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: thanhh63 trong 24 Tháng Ba, 2014, 03:44:57 pm
@ bác Đức Cường! ;D
Em có ông đồng hương từ khi về 320 về E52, được 1 thời gian rút lên phòng tham mưu F320, sau này hắn là trạm trưởng vệ binh sư đoàn ngoài Đại Từ. Sau này về rồi hắn kể: có đi cùng các sếp sư đoàn lên biên giới khảo sát thực địa, này được bác kể lại chuyến đi lên Cao Bằng, em mới biết là đúng, nhưng tất nhiên không phải chuyến đi của bác vì khi đó tụi em vẫn ở Khe Lang  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 24 Tháng Ba, 2014, 04:13:33 pm
                      
   ( tiếp theo )                  Trinh sát địa hình hai tỉnh cao- lạng. Chuẩn bị chiến trường.


Quá trình đi thực địa từ TX Cao bằng đến huyện Trùng khánh chúng tôi có chung một nhận xét đó là đường nhựa vẫn còn khá tốt nhưng cầu thì chúng ( hay ta ? ) đánh sập gần hết. Xe của chúng tôi đi được là phải qua các cầu của công binh bắc tạm . Tuy đường nhựa nhưng rất hẹp, chỉ cần một xe cản đường là bị tắc đường ngay . Địa hình ở đây núi thấp hơn ở huyện nguyên bình . Hai ngày sau chúng tôi về nghỉ tai TX Cao bằng . Tại đây chúng tôi gặp trinh sát quân đoàn và trinh sát các sư đoàn đã tập trung đầy đủ , để ngày sau đoàn quân chúng tôi sẽ thị sát theo trục đường  số 4 để về Đồng đăng sau đó sẽ về thị xã Lạng sơn thực hiện nhiệm vụ .

Sáng hôm sau , 8 xe vận tải chở quân quân lại lên đường theo kế hoạch . Đường số 4 chạy dọc biên giới Việt- trung từ Lạng sơn lên Cao bằng . Con đường này chúng ta đã làm quen trên những trang lịch sử hồi học phổ thông ,  gắn liền với những địa danh nổi tiếng ,Đông khê, Thất khê , Na sầm. là nỗi kinh hoàng của bọn lính lê dương binh đoàn La pa giơ và Sác tông . Trên đường đi, dấu vết những trận đánh giặc bành trướng vẫn còn đó . Theo như chúng tôi được biết thì mặt trận Cao bằng bị vỡ, do bị “ thủng ”từ đường 4 . Có những đoạn chỉ cách biên giới vài km nên cắt rừng chỉ một giờ là đã bị chặn rồi. Cả một chặng đường dài nhưng chúng tôi gặp rất ít lính ta. Cũng bởi các điểm tựa thì phải ở trong sâu chứ không thể ở cùng dân được. Đến Thất khê chúng tôi dừng lại để bổ sung , xác định lại đường xá đi về các xã . Đêm đó chúng tôi nghỉ lại thị trấn đông khê . Tuy giặc đã rút nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe tiếng pháo địch bắn sang vào các cao điểm của ta.

Hai ngày sau chúng tôi mới về đến ga Đồng đăng . Đó cũng là giao điểm của đường 1A và đường số 4. Nhà ga bị san phẳng. Đồi núi ở đây khác với Cao bằng . Núi khá cao nhưng trọc không có cây rừng . không có núi đá nhiều như ở Cao bằng .Tại đây , chúng tôi nhìn rất rõ các chốt của ta và của địch trên các mỏm núi . Nhiều giao thông hào mới đào màu đất mới lộ thiên rất dễ phát hiện. Trong ánh hoàng hôn buông cùng với cảnh đổ nát của nhà ga, đường tàu bị xới tung do pháo bắn, cây cối gãy gục . Một hoang cảnh bờ tây bến phà Công pong chàm chợt ẩn hiện trong đầu tôi . Nếu không có chiến tranh thì nơi đây chắc sẽ rất sầm uất .

Chúng tôi lại lên đường để về TX Lạng sơn nghỉ đêm. Khi qua ngã 3 Đồng đăng thì gặp hai chiếc xe tải kéo theo hai khẩu cối 160 ly trong đường 4 chạy ra. Có lẽ đơn vị bạn di chuyển trận địa thời điểm này để khỏi bị con mắt trinh sát đối phương trên các đỉnh núi nhìn ngó.

Đêm khuya chúng tôi về đến thị xã Lạng sơn. Tại đây, chúng tôi lại thấy tập hợp đầy đủ như đội hình xuất phát . Lính trinh sát các sư đoàn bạn đã về trước mắc võng nằm ngay trên cả thành xe để nghủ .
Sau một tuần đi thực địa cao bằng. Chúng tôi được nghỉ tắm giặt phơi phong quần áo, nhất là đôi dày đã kẳm mùi  . Tắm ngay con sông chảy qua TX Lạng sơn ( chẳng hiểu có phải con sông kỳ cùng không ) Buổi chiều tôi và anh Đạm A trưởng( lính 1974, Vĩnh phú ) và Hải ( lính 1978- thủy nguyên Hải phòng ) dạo chơi thị xã . Thị xã này lúc đó lớn hơn TX Cao bằng bởi có nhiều nhà cao tầng hơn. Mạng đường xá được nhựa hóa nhiều hơn. Nhưng không đẹp bằng TX Cao bằng do cây xanh ít và có cảm giác chật chội. Nơi đây có lẽ xảy ra chiến sự ngay trong thành phố nên mức độ hủy hoại đổ nát nhiều hơn . Dân rất ít vì sơ tán chưa về hết .

Sáng hôm sau xe trinh sát của F 320A đi về huyện Đình lập .Đến thị trấn, chúng tôi thả bộ một lúc để vẽ bổ sung đường mới mở vào bản đồ rồi quay lại . Ở địa bàn Lạng sơn , chúng tôi đi thực địa như “ cưỡi ngựa xem hoa ” thôi. Vì đồng chí cán bộ “ rỉ tai” nói: “ Lạng sơn là khu vực tác chiến của F31”. Có lẽ chính vì vậy nên F31 đóng quân ở huyện Đình cả.,theo trục đường 1B cơ động sang Lạng sơn rất nhanh .
Ngày hôm sau chúng tôi còn đi thêm một huyện nữa rồi tập trung toàn đoàn về lại TX Lạng sơn. Ngày hôm sau chúng tôi theo đường 1A chạy về Đồng mỏ ( Lạng sơn ) rồi theo trục đường 1B về TP Thái nguyên . Ở đây có một kỷ niệm nhỏ là khi xe đang nghỉ uống nước trên đường 1B, thuộc địa phận tỉnh Lạng sơn . Chúng tôi thấy có mấy người dân tộc cả nam và nữ vừa đạp xe vừa hát đồng ca bằng tiếng dân tộc rất tự nhiên ( bởi người kinh ta làm gì có chuyện này ). Nhìn cách ăn mặc thì đây là người dân tộc Dao. Tôi nghe có ai đó ( hình như đ/c này cũng người dân tộc thì phải ) nói “ đồng bào họ đang trên đường đi lễ hội , hát si, hát lượn đó”. Chỉ vậy thôi mà tôi nhớ mãi bởi sự vô tư của đồng bào.

Đến Huyện Đình cả , chúng tôi chia tay anh em trinh sát sư đoàn 31. Những người bạn lính đồng ngiệp đầy thương cảm như chúng tôi. Họ vừa đi qua chiến tranh bây giờ lại chuẩn bị chiến trường cho một cuộc chiến BVTQ. Có lẽ họ cũng như chúng tôi không ai muốn quay trở lại những nơi mình vừa đi qua . Và cũng chắc rằng ra bắc đã hơn hai tháng mà họ vẫn chưa được về thăm cha mẹ như anh em chúng tôi trong chuyến đi này .

Đến Cầu Gia bảy chúng tôi chia tay anh em K28 trinh sát quân đoàn và trinh sát sư đoàn 10. Ở tiểu đoàn 28 ( K 28) này, có chín đồng chí cùng quê Nghi lộc cùng nhập ngũ với tôi . Những cánh tay ngồi trên xe vẫy chào tạm biệt nhưng không ai muốn gặp lại nhau ở Cao bằng hay Lạng sơn . Vì rằng cái giá của chiến tranh, ai đã đi qua đều hiểu ,có được hòa bình hôm nay là quá đắt .

 Thưa các đồng đội.:

 Chuyến đi trinh sát thực địa lần này là chuyến trinh sát cuối cùng của ĐỜI QUÂN NGŨ . Bởi mãi tháng 1/ 1980 duccuong mới được về thăm nhà  . Và đầu tháng 8 năm đó duccuong tạm biệt C20 F320A về Sơn Tây học quân sự . DucCuong cũng như bao người lính chiến khác không bao giờ quên những năm tháng hào hùng của lứa tuổi kế tiếp thế hệ thời đại HCM . Trên trang MVH này thông qua bài viết, duccuong mới biết anh @ NGUYENTRONGLUAN ( Re : lính Tây nguyên ) cũng là người lính C20 anh hùng này có mặt từ thời chống Mỹ  .Chúng tôi không gian khổ vất vả nhiều bằng các anh . Nhưng chúng tôi thấy tự hào đã xứng đáng nối tiếp thế hệ của các anh.

 Tháng 1/ 1983 duccuong trở về thựctập tại quân đoàn3 thời gian 1 tháng . Tất nhiên duccuong phải gé thăm đại đội 20 ngay.( Đơn vị vẫn đóng ở Đại từ ) Lúc này lính chiến đã phục viên giải ngũ hết , nhưng sỹ quan vẫn còn khá nhiều . Đồng chí Trung đại đội trưởng lên trưởng ban TS sư đoàn . Đồng chí quý C phó về làm trưởng tiểu ban TS E48. Anh Thạch trung đổi trưởng thì về ban TS trung đoàn 52…

 Mới xa đại đội hơn 2 năm nhưng sự thay đổi đã rất lớn . C20 đã nâng cấp lên tiểu đoàn.. Được các chiến binh là cán bộ dẫn đi tham quan đơn vị, vào khu kỹ thuật , tôi thấy có 5 chiếc xe bọc thép trinh sát mới cứng .Tôi ngắm nhìn mãi và ước ao ngày xưa mà được mấy chiếc như thế này . Trinh sát bây giờ phải học nhiều hơn mới đáp ứng yêu cầu tinh nhuệ thiện chiến.

Trong đời quân ngũ thì giai đoạn làm lính ngĩa vụ này duccuong thấy đáng nhớ nhất . Chính trong gian khổ hy sinh thì mới hiểu hết tình người, tình đồng đội. Nhân cách con người cũng dần được hoàn thiện . Bởi sau này duccuong sang K một lần nữa nhưng lúc đó sướng hơn rất nhiều nên “ không có chi”để mà nhớ.( nhưng dẫu sao mời các bác cứ đọc tiếp Đời quân ngũ khi duccuong sang K lần 2 cho vui nhé ).

                                           Xin chân thành cảm ơn.

 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 24 Tháng Ba, 2014, 04:34:10 pm
 Gần cuối tháng 6.1979 BY tôi vẫn gặp gỡ giao lưu với lính F320 QD3 tại đường 51 đoạn thông QL4 sang QL5 tại Kampong Spueu Campuchia. Hình như thuộc E95 thì phải hoặc E9x gì đấy, nhớ thế vì lâu quá rồi các bác ạ, 35 năm rồi còn gì. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Ba, 2014, 10:25:25 pm
Chào binhyen, chào các bác :

Đúng vậy. Ở thời điểm đó F320A đang truy quyét địch tại Công pông chư pư. Tại khu vực binhyen viết trên. Sang đầu tháng 7/1979 thì rút ra để chờ ra Bắc. Nhưng phiên hiệu các đơn vị của F320A là E48, E64 , E52.và trung đoàn pháo binh 54. Chứ không phải các đ/v có phiên hiệu trên. Binhyen mãi năm 1983 mới về thì ra cũng" chiến" có thâm niên nhỉ?
Duccuong nghĩ rằng nếu phía bắc không bị đánh thì chiến tranh ở bên K sẽ kết thúc sớm chứ không dai dẳng 10 năm trời bởi sự có mặt của ba quân đoàn chủ lực .
  
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: binhyen1960 trong 26 Tháng Ba, 2014, 12:22:06 am

Đúng vậy. Ở thời điểm đó F320A đang truy quyét địch tại Công pông chư pư. Tại khu vực binhyen viết trên. Sang đầu tháng 7/1979 thì rút ra để chờ ra Bắc. Nhưng phiên hiệu các đơn vị của F320A là E48, E64 , E52.và trung đoàn pháo binh 54. Chứ không phải các đ/v có phiên hiệu trên. Binhyen mãi năm 1983 mới về thì ra cũng" chiến" có thâm niên nhỉ?
Duccuong nghĩ rằng nếu phía bắc không bị đánh thì chiến tranh ở bên K sẽ kết thúc sớm chứ không dai dẳng 10 năm trời bởi sự có mặt của ba quân đoàn chủ lực .

 Đúng thế bác Đức Cường@ ạ! ;D

 Khi QD2 QD3 rút quân ra chi viện cho BGPB thì chiến trường K để lại những khoảng trống rất lớn cho các đơn vị còn lại đảm nhiệm, vì vậy cường độ chiến đấu tăng lên nhiều lần, liên tiếp truy quét và tác chiến khiến cho lính ta gần như kiệt quệ về sức lực. Điều khá may mắn là lúc đó địch rất yếu do đói ăn và thiếu vũ khí nên cũng đỡ rất nhiều. Như các bác đã biết đấy, trong giai đoạn đánh chiến dịch Giải phóng K, chúng ta đánh lướt và chiếm giữ những vị trí quan trọng như thành phố, thị trấn thị xã và đường QL chính, lực lượng địch tiêu hao không nhiều và cơ bản là chúng rút chạy vào rừng rồi sang Thái Lan chứ chưa hề tan giã. Vì vậy, khoảng từ 1980 trở đi thì địch lại mạnh lên dần do được TQ và Phương Tây giúp đỡ.

 Sau này mới là nhiều "rách việc" ở K bác ạ. Chiến tranh ở K chuyển biến sang hình thái khác hoàn toàn so với thời QD2 QD3 còn tham chiến ở K, ta, địch, dân và bạn cũng chẳng ra bạn, cứ nhùng nhằng và lùng bùng một đống như vậy cho đến khi QD4 rút quân về nước năm 1983 cũng chưa ra đâu vào với đâu bác ạ. Chỉ khổ cho các đơn vị thuộc các Quân khu ở lại lằng nhằng mãi đến 1989, các đơn vị thuộc Binh đoàn Cửu Long phải qua về mấy lần mới tàn cuộc chiến đấy bác ạ. :D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Ba, 2014, 11:04:00 am
                                        
                                                   Sang chiến trường K lần thứ 2

.
Tháng 8 Năm 1983. Duccuong ra trường  về công tác tại trường Hạ sỹ quan công binh . Đóng quân tại xã Hợp tiến Huyện triệu sơn – Thanh hóa. Đến cuối năm 1986 thì trường này giải thể . Thời điểm này có rất nhiều nhà trường, đơn vị giải tán vì nền kinh tế đất nước rất bi đát . Hơn nữa, chiến tranh biên giới lúc này không còn căng thẳng như những năm trước . Bởi vậy ,có rất nhiều sỹ quan được đi mất sức hay về hưu non . Nhưng với duccuong lúc ấy là một sỹ quan trẻ, mới ra trường nên phòng cán bộ tiếp tục điều động đi đơn vị khác đang rất cần cán bộ. Đó là trung đoàn 269 bộ tư lệnh công binh.

Tôi giật mình với quyết định này . Đây là một trong hai trung đoàn công binh của bộ đang làm nhiệm vụ ở chiến trường K . Tôi lẩm nhẩm “ chiến trường quen thuộc”một mục trong lý lịch mình đã gi. Phải chăng vì như vậy mà mình phải sang một lần nữa ?.

Là một sỹ quan trẻ được học hành đào tạo cơ bản . Sau phút đắn đo, tôi cũng đã xác định quyết tâm lên đường nhận nhiệm vụ mới . Làm trợ lý tác huấn trung đoàn 269. Còn anh bạn tôi đang là trưởng khoa giáo viên, sang K nhận quyết định làm trưởng ban tác chiến trung đoàn .Do đã có vợ, có con , nên anh bạn cầm quyết định mà mặt cứ buồn thiu. Nghe đâu có đề nghị xin ở lại miền bắc nhưng không được chấp thuận .

Trong đợt bổ sung sang K lần này ,có tất cả ba đồng chí . Do ba người ba miền quê nên chúng tôi hoàn toàn chủ động thời gian để lên đường . Tôi còn nhớ lúc đó đồng chí Đông phó phòng cán bộ binh chủng , hướng dẫn đường cho tôi để sang K là : Đi vào TP HCM . Đến đường Nguyễn tri Phương quận 10 . hỏi trại Đào duy Từ( đối diện cổng viện quân y 115 ) Đó là Bộ tư lệnh tiền phương Công binh. Ở đó sẽ có cán bộ hướng dẫn chờ xe sang K.

Một tháng phép trôi qua nhanh chóng . Hai tám tuổi chưa có mảnh tình vắt vai. Nhận quyết định sang K nên tôi cũng chẳng màng đến việc lấy vợ. Mọi người trong gia đình đều dục nhưng tôi cứ cười trừ. Thằng em ruột làm việc ở Ngân hàng nông ngiệp đã có người yêu . Tôi nói “ còi to cho vượt” .Được bật đèn, thằng em phấn khởi lấy vợ trước .

 Một ngày đầu tháng10/1987 tôi đạp xe vào ga vinh mua vé vào TP HCM để sang Căm pu chia . Bữa cơm chiều mẹ làm con gà cả nhà cùng ăn để chia tay . Tôi cố tình vui đùa để tạo cho gia đình một không khí ấm cúng nhưng nét ưu tư vẫn hiện rõ lên khuân mặt của mẹ . Tôi đọc được bà đang nghĩ gì. Hồi ở lò gò tôi chỉ lạc trong rừng có hơn một ngày mà bạn bè viết thư về quê, kể cho người nhà nghe rồi đến tai mẹ tôi. Trùng với giai đoạn đơn vị sang K, nên thư từ rất lâu mới về quê . Họ ồn tôi đã hy sinh. Nên bà đã trải qua những ngày lo lắng đau khổ , mong chờ tin con .

Chuyến tàu đêm lao về phương nam . Ngồi chung gế với tôi là một cô sinh viên trường Đại học SP Vinh . Nhờ cô gái này mà tôi ngẫu nhiên làm quen với một cô bạn khác cũng là sinh viên, để rồi trái tim chàng trai trẻ sau này phải rỉ máu. ( chuyện riêng tư này. Đời quân ngũ sẽ kể ở những trang sau ) . Sau ba ngày ngồi tàu , tôi vào đến BTL tiền phương . Ở đó được ít ngày đồng chí trợ lý cán bộ bảo đồng chí lên hậu cứ trung đoàn chờ xe. Vậy là tôi lại nhảy xe ngoài lên bến Súc.

Khoảng một tuần sau , đồng chí chính ủy trung đoàn về viêt nam họp, chạy xe vào hậu cứ đón tôi sang .

Xe chạy trên lộ 22 về thị trấn Tân biên . Thấm thoắt đã xa Tân biên  7 năm . Giờ đây phố xá đã sầm uất . Xe chạy qua cầu vào  thị trấn . Tôi nhìn sang phải đường nơi đó là trạm xá sư đoàn 320A mà tôi và mấy thằng đồng hương trong đại đội 20 tranh thủ ra ngoài vùng chiến  để thăm đ/c Xanh người đầu tiên trong tốp 9 thằng vào C20Fbị thương . Xe chạy đến sân bay Thiện ngôn , tôi nhìn theo con đường 20 đất đỏ, nhớ Lò Gò, nhớ trân đánh đầu tiên . Đến của khẩu Xa mát chúng tôi phải xuống xe để kiểm tra hành lý . Tôi nhớ lại đã bao lần đi qua biên giới trước đây , không biết cửa khẩu là gì. Cứ ngồi trên xe chạy suốt . Đồn biên phòng xa mát , trước đây địch đánh tan hoang vẫn chưa  sửa chữa gì. Cửa khẩu bên bạn cũng tiến hành kiểm tra nhưng chỉ mang hình thức chiếu lệ . Khoảng 30 phút sau xe chúng tôi đã ra đường số 7 của căm pu chia . Đây là ngã ba creechs, rẽ phải là về bản phuôn sâm , rẽ trái đi thành phố Công pong chàm . Trục đường này khi chiến dịch giải phóng mở , ngày 1-2/1979 duccuong đã cùng đơn vị đi qua . Ngồi trên  xe , tôi nói chuyên với đ/c chính ủy những địa danh rõ ràng mà mình đang đến . Đồng chí rất chú ý lắng nge để biết quá khứ của người sỹ quan trẻ .

Tuy xe chưa về đến trung đoàn nhưng tôi đã biết rõ nơi trung đoàn bộ đóng quân .Đó chính là khu vực sư đoàn bộ 320A đã đóng quân chỉ huy đánh vượt sông Mê công tại bến phà công pong chàm.

Lý do trung đoàn bộ ở đây chính là để bảo đảm vượt sông Mê công cho các đơn vị chủ lực trên hướng đường số 7 ( K). Tiểu đoàn 1 cầu phà , đóng quân ngay chân cầu Khmung . Trên xe, đồng chí chính ủy cho biết hai tiểu đoàn công binh công trình đang thi công trên trục đường 56 ( tỉnh Pua xát ) vào biên giới Thái . Như vậy các đơn vị cách xa trung đoàn hàng trăm km!

Trung đoàn bộ trung đoàn 269 công binh khá khang trang so với điều kiện ở chiến trường.  Có sân bóng đá, nhiều sân bóng chuyền , các đơn vị đều có bàn bóng bàn nữa. (giải bóng bàn năm đó , có sự xuất hiện của tôi nên chức vô địch bóng bàn đã đổi ngôi . Tôi đã lấy “cúp” về cho ban TM ) .

Trung đoàn này ở đây từ khi bảo đảm cho QĐ 3 và một số đ/v của QK 7 vượt sông trong chiến dịch giải phóng K. Phà công pong chàm bấy giờ vượt sông bằng phà hai tầng do bạn tự vận hành . Hình như phà này do Việt nam ta đóng và viện trợ . Những ngày mới sang, tôi thường rủ thêm thằng lính vệ binh đi lang thang tìm nơi mình đã mắc võng, đào hầm .Trái tim đa cảm thích sống hoài niệm nên tự mình làm khổ mình . Có hôm tôi đi sang phòng quân báo ( tiền phương ) quân khu 7 lấy tin ( định kỳ một tháng một lần). Mặt trận 779 ( hay còn gọi là quân khu 7 ) đóng ở ngã ba Chúp, nơi trước đây duccuong đã ngỉ lại một ngày trong chiến dịch giải phóng . Lấy tin xong ( chủ yếu là tình hình an ninh khu vực ) đạp xe đi tìm nơi mình mắc võng nằm trước đây!!!

Kỷ niệm sâu sắc nhất vẫn là kho thóc lúa bên bờ đông bến phà Công pong chàm . Đó chính là đài quan sát của C20  trinh sát F320 trong những ngày khói lửa . Đã bao lần duccuong thơ thẩn bên bến phà để tìm lại hình ảnh lúc vượt sông .

Sang tháng 1/1987 tôi cùng đ/c tham mưu trưởng “lên tuyến” kiểm tra và chỉ đạo việc rút quân của D1, D2  khi mùa mưa đến . Từ đây lên Pua xát khoảng hơn 200km…( Còn nữa )




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 29 Tháng Ba, 2014, 05:54:38 pm
Xin chúc mừng ĐứcCường đã trở lại chiến trường xưa an toàn, mạnh khỏe.
   Anh em đồng đội đang hồi hộp để nghe bạn kể về những năm tháng không thể nào quên ấy.Đặc biệt là mối tình lãng mạn giữa chàng sĩ quan trẻ và cô sinh viên khoa văn Tường đại học sp Vinh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 29 Tháng Ba, 2014, 08:43:36 pm
            Chào bạn Đức Cường, chào các bác! Chúc mừng bác chủ lại được sang K Lần nữa. Đây cũng thật là hiếm. Nhưng lần này sang K không như những ngày trước vì đã sang năm 86 rồi. Đương nhiên là việc súng đạn ở chiến trường cùng những bom mìn và sự phức tạp cũng vẫn không phải là ít. Nhưng với cương vị người chiến sỹ Quốc Tế, người Sỹ quan trẻ hy vọng là bạn đã vượt qua tất cả cùng sự tỏa sáng. Trước hết là về môn bóng bàn hi hi... ;D ;D ;D

            Chúc bác luôn vui khỏe và hy vọng sẽ có lần gặp thi tài trận bóng bàn nhé. Chào bác !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 30 Tháng Ba, 2014, 12:48:04 am

Cảm ơn bác tranphu341 đã đến thăm nhà đời quân nghũ .

Buổi chiều ngày nào cũng vậy . Đến 17 giờ đuccuong cũng cầm vợt rèn luyện thể thao. duccuong là dân nhà quê nên chỉ chơi phọt pẹt thôi. Nhưng vẫn sẵn sàng đón bác trần phú 341 vào đất Nghệ.
Trước lúc gặp gỡ @ MVH thì làm vài séc giao lưu. ;D ;D ;D sau đó tẹt ga  ;D
Sang K lần hai là điều đuccuong không muốn. Nhưng là một sỹ quan trẻ mới ra trường " sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần ..." mà bất cứ học viên nào cũng viết đơn trước lúc ra trường như vậy,  và duccuong đã tái ngộ đất K như hồi ký trên ;D.
Báo cáo bác tran phu 341.  việc sang K lần 2 là chuyện bình thường trong đám bạn của đuccuong. Đó là việc nhỏ nhoi của những người SQ trẻ, sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng .
Thời chúng ta là như vậy. Còn bây giờ mọi công việc đều phải đưa lên máy tính!




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 30 Tháng Ba, 2014, 11:12:09 am
              
 ( tiếp theo )                Sang chiến trường K – lần 2


Một ngày đầu tháng 1/ 1987 tôi tháp tùng đ/c TMT lên kiểm tra tuyến và chỉ huy việc rút quân ra Lếch khi mùa mưa đến . Xe chạy qua thị xã Công pong chàm, chúng tôi tiếp tục theo đường 7 qua ngã ba Sê cun rồi rẽ phải để về bến phà preechs đam lên đường 5. Khi chờ phà qua bến Preechs đam tôi chợt nhớ ngày cùng sư đoàn bộ 320A chờ sang sông Tông lê sáp. Gốc cây mà cô gái phiên dịch người K đứng khóc nức nở còn kia . Ngày đó vượt sông khi khói thuốc súng chưa tan, còn hôm nay chúng tôi vượt sông trong cảnh thanh bình thơ mộng . Lên quốc lộ 5. Xe chạy qua U đông . Xác 5 xe tăng của ta bị địch tập kích đốt cháy vẫn còn nằm nguyên . Một vết “đen” đáng xấu hổ của chí nguyện quân ngày nào trong chiến dịch giải phóng !.  Không hiểu sao ta để lại dấu tích lâu quá mà đáng lẽ nên “dọn” phi tang ngay . Qua ngã ba Ta cô chúng tôi gé vào thị xã công phông chư năng ăn trưa rồi tiếp tục đi thẳng theo quốc lộ năm lên Thị xã Pua xát .

Đến đầu thị xã chúng tôi theo đường 56 đi khoảng 5 km thì vào doanh trại tiểu đoàn 3 của trung đoàn nghỉ. Lúc này trời đã chạng vạng tối. Doanh trại vắng teo. Đón chúng tôi là đồng chí Nhâm trợ lý hậu cần tiểu đoàn và vài người lính ở lại trông coi bảo vệ doanh trại . Bởi theo lệnh của trung đoàn, tất cá nhân vật lực phải ưu tiên cho tuyến trên . Mỗi đai đội chỉ để lại hai người nên quân số ở lại chủ yếu là ốm yếu, vận dụng để bảo vệ doanh trại . Đồng chí trợ lý hậu cần ở ngoài này vừa chỉ huy chung , vừa mua thực phẩm để gửi vào tuyến khi có xe vào .

Sáng hôm sau chúng tôi tiếp tục lên đường . Đến thị trấn Lếch chúng tôi đi theo con đường xuôi bờ sông Lếch về doanh trại D2. Ở đây cũng như doanh trại D3 cũng chỉ có mấy người lèo tèo coi nhà cửa còn toàn tiểu đoàn đã vào xóm 5 nhà thi công nâng cấp đường, bảo đảm cơ động cho các đơn vị quân khu chín và các đơn vị quân đội nước bạn .
Thị trấn Lếch lúc này là nơi đóng quân của sư đoàn bộ sư đoàn339 QK 9 . Các trung đoàn đều chốt giữ theo trục đường 56 cho đến tận biên giới thái lan . Thị trấn heo hút này là căn cứ của Pôn pốt sau chiến dịch giải phóng chạy về co cụm ở đây . Chính nơi đây sư đoàn 31 QĐ3 đã  phải hao người tốn của mới làm chủ được thị trấn ở nơi heo hút này .Bộ tổng tham mưu của địch là căn cứ Rô viêng ( nơi chúng tôi thi công , công trình K 5 phòng thủ biên giới giúp bạn mùa khô năm sau - năm 1988 ) mãi đến tháng 5/ 1979 F31 mới đẩy được địch dĩ nhiên cả cơ quan đầu não về bên kia biên giới thái ( tư liệu này do @tailienson cung cấp ) . Mãi 9 giờ sáng chúng tôi mới lên đường . Điều đó ở bên K giai đoạn này ai cũng biết . Xe của ta chỉ được chạy sau khi các chốt đường tiến hành tuần đường xong , thậm chí có nơi phải rà mìn xong mới được chạy .

Vượt qua sông Lếch đã thấy ngay sự hoang vắng . hai bên đường toàn là rừng khooc  thỉnh thoảng có vài núi đá sát đường . Đó là những nơi trọng điểm địch thường  phục xe của ta . Vì vậy các vị trí đó đều có lính ta chốt giữ vậy mà vẫn bị phục . Có thể nói là nó rất liều ( hay không biết ) có lúc địch bố trí phục xe vận tải của ta chỉ cách tổ chốt đường  khoảng trên dưới 100m . Ngồi trên  xe đồng chí Tham mưu trưởng  kể chuyện trước thời Pôn Pốt dân K còn ở tận  xóm hai mươi nhà cho đến cầu quyết thắng . Nhưng bây giờ dân thì qua sông lếch là không còn gặp dân nữa . Tất cả cầu , ngầm trên đường 56 này , trước lúc địch chạy sang bên kia biên giới hoặc vào rừng sâu đều bị đánh sập hư hỏng . Cầu hiện nay đang sử dụng trên tuyến đường này là cầu công binh, do trung đoàn 269 công binh của bộ thi công qua nhiều mùa khô . Đồng chí TMT Nguyễn đức Xin quê ở Vĩnh phú . Đồng chí là một người có thâm niên ở chiến trường K . Trưởng thành từ chuyên ngành vượt sông nên trình độ lắp gép cầu phà đạt đến trình độ chuyên gia . Về tài bơi lội thì có lẽ chỉ thua con cá kình biển đông . Sau này huấn luyện vượt sông tại bến phà công pong chàm tôi mới thấy cái tài này được thể hiện . Cả tiểu đoàn 1 chuyên cầu phà không ai bơi bằng đồng chí TMT . Đó thực sự là một tấm gương cho mọi chiến sỹ noi theo .

Đúng là “ gập gềnh biên giới ”. Xe chạy cả buổi mới gặp một hai cái xe o tô chạy ngược chiều . Họa hoằn mới thấy một tốp chiến sỹ đi trên đường . Tuy nhiên với con mắt của người lính trinh sát dạn dày kinh ngiệm , tôi cũng phát hiện một số chỗ cư trú của các tổ chốt đường lính của sư đoàn 339 lúc ẩn, lúc hiện ở hai bên đường . Đến gần Rô viêng chúng tôi gặp gặp một tốp chiến sỹ đang khênh võng vội vã . Hỏi mới biết sáng nay có một đồng chí vào rừng bị dính mìn vướng nổ,  may mà không chết . Các đồng chí đang khênh thương binh ra bệnh xá trung đoàn . Qua Phum Rôviêng khoảng hai mươi km chúng tôi đã lên tuyến . Lúc này theo quy định của quân khu sau bốn giờ chiều  xe không được chạy nữa .( Trong trường hợp đặc biệt thì sẽ có lệnh của cấp sư đoàn điện báo cho các đơn vị làm nhiệm vụ chốt đường ) . Bởi chúng tôi đã thấy nhiều chiến sỹ chốt đường xuất hiện đang cầm cành cây kéo trên mặt đường để dánh dấu . Tuy đây là biện pháp thủ công nhưng hiểu quả rất cao. Sáng dậy tiếp tục đi tuần đường , nếu thấy có vết chân người thì đó là địch ra gài mìn hoặc vận tải hàng vào nội địa . Nhờ biện pháp này ta đã phát hiện nhiều chuyến vượt đường tải vũ khí đạn dược,quân lương của địch . Chúng đi nhiều lần đã tạo thành lối mòn trong rừng và nơi địch thường vượt qua .
 
Sở chỉ huy tiền phương trung đoàn đóng quân ngay cạnh mặt đường 56. Do đồng chí tham mưu phó chỉ huy. Có hai đồng chí kỹ sư công trình tốt nhiệp ĐHKT quân sự . Bên phòng kỹ thuật thì có đ/c Khoát  đi học ở Liên Xô về là phó phòng phụ trách kỹ thuật xe máy. Do đơn vị thi công cơ giới nên việc bảo đảm phụ tùng thay thế sủa chữa là rất cần thiết . Nó quyết định đến sự hoàn thành nhiệm vụ . Chúng tôi ở đây rất gần sông Lếch . Đó là nơi cung cấp thực phẩm rất quan trọng cho bộ đội . Cá sông  nhiều và rất ngon. Lính công binh thì thuốc nổ không bao giờ thiếu…( còn nữa )





Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Ba, 2014, 10:11:10 am
              
           (  Tiếp theo )        Sang chiến trường K lần thứ hai   

Sáng hôm sau chúng tôi bắt tay vào công việc chuyên môn của mình. Bởi đ/c TMT lên thay thế cho đ/c TMP về trung đoàn . Còn tôi thì thay phiên cho công việc của một đ/c trợ lý TM khác , phụ trách cơ quan bộ tiền phương . Gần nơi chúng tôi ở, có một đội thi công cơ giới của bạn do kỹ sư Von Na chỉ huy . Người kỹ sư này học ở pháp về . Rất giỏi về chuyên môn kỹ thuật cầu đường . Cùng ở ban tác huấn với tôi , có ba kỹ sư thì một người tốt ngiệp ĐHGT còn hai người thì học ở trường ĐHKTQS . Anh em ở cùng ban  , qua nhiều năm làm việc với Von Na ai cũng khen và phục anh này . Ông nói tiếng Việt rất sõi .
. Trong  thời kỳ chế độ Pon pốt , ông phải dấu tung tích của mình là nhà khoa học mới tồn tại . Ông kể cho chúng tôi nghe những ngày đen tối sống trong chế độ của tên bạo chúa ( Có bác cựu nào ở F339 giai đoạn này ,chắc sẽ biết đội thi công của nước bạn K và đ/v chúng tôi trên đường 56 ). Có lần ông sang ăn cơm với chúng tôi . Ông kể ông không thuộc đảng phái nào . Ông chỉ tôn thờ vua Xi ha nuc. Ông đi lên đây là do ông Chia xim ( chủ tich quốc hội lúc đó phải không nhỉ ? )trực tiếp đến nhờ ra tay xây dựng lại đất nước .

Do thường thi công cả mùa khô , thời gian 6-7 tháng  nên chúng tôi làm nhà ở đàng hoàng . Làm nhà ở đây không khó. Cây rừng thì nhiều vô kể . Hơn nữa, nhà ở của các đơn vị F339 di chuyểnliên tục,  họ để lại nguyên như vậy cho các đơn vị nào đó đến sau ở. Chúng tôi chỉ việc dỡ về và dựng lên . Lợp bằng cỏ tranh săng và thưng cũng bằng loại cỏ ấy.

Công việc của tôi là cùng anh em trong ban tham mưu giám sát chất lượng công trình . Đôn đốc hai tiểu đoàn công trình thi công theo đúng tiến độ kế hoạch . Bởi nếu không xong thì cũng phải rút ra vì mùa mưa xe không ra vào được do lũ ở khe suối nhiều . Và như vậy trung đoàn không hoàn thành nhiệm vụ .

 Cơ quan bộ còn có một tiểu đội trinh sát công binh và một tiểu đội thông tin, cơ yếu . Tôi xây dựng ngay phương án đánh địch tập kích bảo vệ cơ quan và tổ chức luyện tập phương án . Tiếp theo tôi cũng đề nghị TMT duyệt kế hoạch đánh địch tập kích của D3 , D2 tránh bị động khi bị tiến công được TMT nhất trí ủng hộ . Để bảo vệ cho xe máy thi công . Có nhiều hôm tôi phải trực tiếp chỉ huy tiểu đội trinh sát công binh tăng cường cho  D1, D2 chốt đường cho an tâm . Chúng tôi làm đường nền đá mặt đường rải đất cấp phối .  Đại đội 6 tiểu đoàn 2 chuyên nổ mìn phá đá cung cấp cho cả hai tiểu đoàn . Có bốn máy ép hơi của Liên xô để khoan và phá đá nên tốc độ khai thác rất nhanh . Đội thi công cơ giới của nước bạn có nhiều  xe máy  công trình của các nước tư bản mới cứng lính ta nhìn mà thèm ước .

Những ngày ở trên tuyến đường 56 tôi thường hay viết thư cho một cô sinh viên mà tôi chưa hề biết mặt . Đây là cô bạn gái học cùng lớp với cô gái duccuong quen khi đi cùng chuyến tàu vào TP HCM để sang K . Cô ấy bảo cả lớp vẫn thường viết thư cho bộ đội ở biên giới , hải đảo. Nhưng với riêng tôi hai năm liền viết thư cho nhau đã gửi gắm tâm hồn tình cảm của mình trong đó . Những lá thư này đã động viên tôi rất nhiều . Cứ mỗi lần viết thư đi là những ngày mong đợi hồi âm.

Đầu tháng 5. Những cơn mưa đầu mùa xuất hiện . Cũng báo hiệu mùa thi công công trình đã hết . Chúng tôi phải tiến hành kéo quân ra ngay nếu không kịp thì có khi phải ăn chực nằm chờ cả tháng nước rút may mới ra được . Thực tế đã xảy ra trong đơn vị . Ra không kịp nước lũ về  xe máy công trình phải nằm lại  và chúng tôi phải cho hẳn một tiểu đội nhân lực ở lại để tổ chức bảo vệ. Bài học này cấp chỉ huy nhớ mãi .

Giữa tháng 5 năm đó ,chúng tôi rút về hậu cứ Lếch để mùa khô năm sau lại trở vào tiếp tục công việc . Tôi thay mặt cơ quan TM ở lại trên này để giám sát việc việc quản lý quân nhân và duy trì kỷ luật quân đội . Ở đây xa trung đoàn nên đã có trường hợp chỉ huy cho lính “đi phép trộm” quá chức trách quyền hạn của mình . Đồng thời đôn đốc đơn vị nhanh chóng đi vào huấn luyện theo lịch huấn luyện của cơ quan TM đã thông qua .

Cuối tháng 8/ 1987 tôi theo xe tiểu đoàn về trung đoàn để thi đấu thể thao. Năm đó trung đoàn tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyền giữa bốn đội . D1, D2, D3 và cơ quan bộ trung đoàn . Như tôi đã viết ở trên .  D2, D3 cách xa trung đoàn hơn 200km thế mà vẫn thi đấu giao lưu thể thao! Không riêng đ/v tôi mà các đơn vị bên này vẫn vậy . hàng năm vẫn tổ chức thi đấu, hội thao như bên nước mình

Cuối năm đó đơn vị cho tôi đi công tác được về nước.  Nhiệm vụ ,  thẩm tra lý lịch một số chiến sỹ quê ở huyện Vũng liêm – tỉnh Đồng tháp . Giai đoạn này cán bộ ta đi buôn hợp pháp rất nhiều . Sống môi trường nào phải nhanh chóng thích nghi môi trường đó nếu không mình bị lạc hậu ngay . Tôi cũng theo một số sỹ quan , QnCn ra chợ Công phông chàm mua thuốc lá zét, he ro vải nhung…về bán tại chợ Tân bình , rồi lại mua hàng gọn nhẹ đưa sang . Đi công tác kết hợp đi buôn lấy tiền làm lệ phí công tác là chuyện đơn vị nào bên này cũng thế cả . Bất kể chức vụ g ì. Các xếp to thì đã có lái xe mua hàng hộ . Đã đi là thắng lợi . Bởi trước khi về VN , lính thông tin qua máy 15W đã hỏi trực tiếp người mua hàng về giá cả .  Còn khi trở lại K thì thường là thuốc tây, đá lửa vv…Giai đoạn này tôi có một thằng bạn lái máy bay trực thăng Mi-8 tên là An người TP Vinh thường bay vào Pua xát và có khi vào tận lếch chở lính bị cấp cứu về V175. Kết hợp với mấy tay làm chuyên gia làm rất nhiều phi vụ  buôn “ khủng ” .Hầu như nhu yếu phẩm của F339 là do kíp lái này cung cấp nên khi rút quân về nước hắn có hàng bơ vàng .

Về Huyện Vũng liêm tôi phải đi đến ba xã . Đi đâu có ge xuồng chở đi. Lần đầu tiên tiếp xúc ăn ở với đồng bào Nam bộ tôi thấy phong tục cách sinh hoạt khác rất nhiều so với miền bắc . Họ sống vô tư thanh thản chứ không lo nghĩ làm ăn hì hục như ngoài bắc mình . Trong ba trường hợp xác minh thì có một trường hợp con của dân vệ . Trước đây thời ngụy quyền “ có thành tích” nên địa phương có ý kiến ngược chiều .

Hoàn thành chuyến công tác . Tôi lại ra chợ tân bình mua hàng chờ xe sang K . Chuyến đi về nước này nói chung là mỹ mãn . Sau này tôi được đi về nước công tác một lần nữa . Nghĩa là  kết hợp đi buôn một chuyến nữa . Vẫn thắng lợi nhưng đến chợ xa mát vào đổi tiền Ria thì bị tráo tiền do mất cảnh giác. May mà thất thoát không nhiều lắm . Năm sau đơn vị rút quân về VN. Lúc này chỉ huy mới nói ra sự thật, không thành văn , không đưa vào nghị quyết . Đó là tạo điều kiện cho cán bộ kiếm thêm , đỡ đần hậu phương miền bắc vốn khốn khó …( Còn nữa)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Linh Quany trong 31 Tháng Ba, 2014, 10:24:15 am
   Chào bác Đức Cường, đọc các bài viết của bác hay quá, ngoài những câu chuyện về chiến đấu, công tác, sinh hoạt ra, em có cảm giác như được đi...du lịch, theo chân bác khắp các địa danh chiến trường BGPB - Tây Nam ấy !  ;D

   Như vậy là bác được xuất ngoại những hai lần, trên này có khi hiếm bác nào được đi công tác nhiều như bác nhỉ. Đến đoạn này bác ...kỹ kỹ chút ạ  ;D :

   Những ngày ở trên tuyến đường 56 tôi thường hay viết thư cho một cô sinh viên mà tôi chưa hề biết mặt . Đây là cô bạn gái học cùng lớp với cô gái duccuong quen khi đi cùng chuyến tàu vào TP HCM để sang K . Cô ấy bảo cả lớp vẫn thường viết thư cho bộ đội ở biên giới , hải đảo. Nhưng với riêng tôi hai năm liền viết thư cho nhau đã gửi gắm tâm hồn tình cảm của mình trong đó . Những lá thư này đã động viên tôi rất nhiều . Cứ mỗi lần viết thư đi là những ngày mong đợi hồi âm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 31 Tháng Ba, 2014, 04:10:02 pm
(http://i176.photobucket.com/albums/w172/syrao/rocircv_zps6bc59876.png) (http://s176.photobucket.com/user/syrao/media/rocircv_zps6bc59876.png.html)

Từ Rô viêng đi phía tây độ 10-15km mình có cảm giác gần biên giới thái , gần ngã ba cô công puốc sát và thái nhưng lão quang can nói còn xa lắm


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Ba, 2014, 10:36:29 pm
 + Cảm ơn linhquany đã gé thăm nhà đời quân ngũ . Nghĩ lại, cũng nhờ đời lính nên bước chân hành quân không mệt mỏi đi khắp mọi nẻo đường tổ quốc . Và còn xa hơn , sang tận đất nước chùa tháp . Chuyện về cô sinh viên cũng khá dài . linhquany và phancong bloc đều muốn biết thêm về đời tư thì duccuong xin chân thành cảm ơn và sẽ viết ở những trang sau . Đó là một mối tình lãng mạn thơ mộng của tuổi trẻ . Nhưng bởi sự éo le trong cuộc sống  nên cuối cùng duccuong vẫn nhận thất bại  ;D

+ Cảm ơn tailienson đã cung cấp cho bài viết của duccuong mảnh bản đồ Rô viêng . Nhìn vào bản đồ , kỷ niệm xa xưa lại tràn về . Con sông Lếch chảy qua Rô viêng hàng ngày cả trung đoàn ăn uống tắm giặt và bắt cá . Con sông này duccuong còn lý do không quên nữa là tại Rô viêng , duccuong bị cá Cóc mà lính ta hay gọi là cá Pon Pốt ( cá cóc - loài cá chuyên ăn thịt kể cả cắn thịt người để ăn . khi ăn thịt người nó ăn hẳn một miếng lõm sâu vào thịt bên ngoài vết  cắn tròn như cái cúc áo ) cắn đứt cả đầu ngón chân phải cấp cứu tại trạm xá trung đoàn vì đứt dây động mạch .Máu pun bắn như một cái vòi nhỏ !
 Duccuong nhớ mang máng từ Rô Viêng lên biên giới còn khoảng 40km nữa . Cách cảng Cô công rất xa như quangcan nói là đúng rùi . vì hai tỉnh khác nhau. ( Cô công đi theo trục đường 4 ?).

Thân ái


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 01 Tháng Tư, 2014, 08:11:58 am
(http://i176.photobucket.com/albums/w172/syrao/rocircving_zps382af671.png) (http://s176.photobucket.com/user/syrao/media/rocircving_zps382af671.png.html)
 ngày 30/4 /1979 Tiểu đoàn 2  E 866 chúng tôi được tăng cường C BB2 ( d1) và 5 xe tăng , 7 xe thiết giáp , 1 C pháo 37mm, 1c pháo 105 và gần 30 xe vận tải đủ chở quân -  tấn công phía sau Lếch thọc sâu vào Rô viêng trong 1 ngày  đánh tan Bộ TTM của Tà mốc tại đây
  Trong ngày e 977F31 tấn công Lếch từ hướng Tây bắc xuống , cừng Q đoàn 4 làm chủ Lếch , thu nhiều con dấu vùng của pốt


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 01 Tháng Tư, 2014, 11:01:50 am
      
 ( tiếp theo )                                        Sang chiến trường K lần thứ 2


Mùa khô 1988 tôi cùng cơ quan trung đoàn bộ tiền phương lại vượt qua sông Lếch hành quân vào Rô viêng . Rô viêng cách thị trấn Lếch khoảng 40 km . Đường 56 mới qua một mùa mưa mà đã bị xói mòn nham nhở . Rô viêng là tên của một phum khá lớn . Quan sát kỹ thì mới phát hiện có dân đã ở vì có nhiều cây thốt nốt và ruộng hoang .

 Năm nay không hiểu lý do gì mà chúng tôi phải vào sớm hơn hằng năm . Khi mà những cơn mưa theo mùa chưa tạnh hẳn . ( sau này mới hiểu ý định của cấp chiến lược . Ta rút toàn bộ quân về nước nên phải làm gấp trước lúc về ) Trung đoàn bộ đóng bên cạnh D3 . Còn D2 thì đóng quân ở phía dưới khoảng 4km . Ở khoảng giữa là nơi đội thi công cơ giới của nước bạn , vẫn do kỹ sư Von Na chỉ huy . Ở đây khá lý tưởng vì có con sông Lếch chảy qua nên việc sinh hoạt cũng như đời sống bảo đảm hơn .

Cạnh trung đoàn bộ là một đơn vị bộ binh của QK 9. Sư đoàn 339 có cả một xưởng cưa gỗ chuyên làm phản nằm cho bộ đội . Ở đây là căn cứ của Pon pốt nên một số dấu tích sở chỉ huy vẫn còn . Chúng tôi thấy có rất nhiều xác ô tô nằm trong rừng sâu . Có lẽ chúng phải bỏ lại để chạy bộ khi F31 ( quân đoàn 3) của ta tiến công vào nơi này .

Tuyến đường 56 này là huyết mạch của công trình phòng thủ của nước bạn . Con đường đi giữa bạt ngàn rừng già vào tận biên giới Thái . Mà biên giới này là hang ổ của chế độ Pon Pốt – iêng sa ry . Ở phía trên chúng tôi còn có hai trung đoàn bộ binh của F339 phải nằm giữ đất cho bạn cả mùa khô lẫn mùa mưa nên lính tráng rất vất vả . Nhìn lính đơn vị bạn di chuyển đi qua mà thương hại . Lính thì bệnh tật ốm yếu . Đầu tóc tốt như thổ phỉ . Rau cỏ thiếu nên da anh nào anh nấy xanh rì .

Chính vì vậy.  Để bảo đảm cho bộ binh có sức chiến đấu lâu dài nên ta và bạn phải đầu tư làm con đường này nhiều năm nay, để xe có thể chạy vào được cả mùa mưa . Công trình này là một trong nhiều hạng mục công trình được gọi là công trình K5. ( công trình phòng thủ biên giới của bạn ).

Hằng ngày chúng tôi ra mặt đường cùng với anh em . Lính nhân lực trong đơn vị 100% là người nam bộ . Chủ yếu là hai tỉnh Đồng tháp và An giang . Còn lính kỹ thuật ( lái xe, lái máy. Thợ kỹ thuật sửa chữa, lính thông tin vv…) và cán bộ là người bắc . Lính nam bộ thường hay đi cài bẫy thú rừng . Tháng chín năm đó khi mùa mưa chưa chấm dứt thì có ba chiến sỹ củaC8 D3 hy sinh do đạp phải mìn bẫy thú của lính cũ để lại. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ ảnh bi thương này . Hôm đó trời đã tối . Khi biết ba chiến sỹ đã bị hy sinh chúng tôi điều xe vào chở ra cho nhanh, kịp trước lúc trời tối . Xe vào gần đến nơi thì bị BAN . Điều tiếp xe khác vào cũng bị tương tụ . Cuối cùng phải tổ chức  bộ . Đêm hôm đó cả tiểu đoàn không ngủ bởi anh em phải lấy phản nằm tốt để đóng hòm . Tiếng búa đóng đinh vang lên trong đêm mưa rừng như tiếng sét trong tim nghe thật xót xa .

Lính  bẫy thú bằng mìn rất tinh tai . Đêm ngủ vẫn để ý tiếng mìn, nghe thấy tiếng mìn nổ là biết thú đã trúng bẫy và đơn vị sẽ có thịt thú rừng ăn . Nếu ra hiện trường mìn nổ mà không thấy thì cứ lần theo vết máu là sẽ về đến chỗ nó phải nằm ,không thể đi được xa được . Một lần lính C8 D3 bẫy mìn được một con beo to như con bò mộng của ta . Dĩ nhiên cán bộ trung đoàn  có vài cân đơn vị biếu bồi dưỡng cho cấp trên . Bộ xương đó anh em gom lại sau khi ăn đưa ra ngoài Thị xã Pua xát bán được một chỉ vàng . Tôi nghe lính 339 nói vùng này bò tót rất nhiều và anh em đã cải thiện cho đơn vị được phải đến chục con .

Thực phẩm thiếu . Tôi cho anh em đi đánh cá bằng mìn , có tổ chức đàng hoàng . Nếu không cho thì anh em cũng đi đánh trộm. Họ có ăn một mình đâu . Chỉ một quả mìn 200gam thì cả đại đội được bữa tươi tươm tất . Nhưng cũng vì ăn cá suối mà cả tiểu đoàn 2 bị ngộ độc . Chuyện là, ở khe suốt bên K. Có loại cá như cá trắm bên ta. Nó hay ăn hạt mã tiền . Chính vì vậy lính ta ăn loại cá này vào dịp cây mã tiền ven sông rơi hạt, và cá ăn hạt này dẫn đến người ăn bị ngộ độc .

Tính tôi thích tò mò và mạo hiểm . Ngày nghỉ tôi thường rủ thằng em lính trinh sát cắp súng vào rừng săn chơi . Gặp thú thì bắn , nếu không thì ném mìn kiếm ít cá cho cơ quan cải thiện . Một hôm tôi theo bờ ngược dòng sông lếch mải mê với cảnh đẹp nơi hoang dã mà  quên là mình đã đi rất xa đơn vị . Tôi mất bình tĩnh khi nhìn thấy hai gùi trên tảng đá ven bờ suối . Để trấn tĩnh và dành thế chủ động tôi xả một tràng AK vào hai bên bờ phía trên . Nhưng trả lời là sự im lặng tĩnh mịch của rừng xanh . tôi bảo chú em cảnh giới tiến lại kiểm tra . Thì ra đó là hai bao gạo bỏ trong gùi không thể lý giải được lý do vì sao nằm vô chủ ở đây. Nhìn gùi gạo chưa bị mốc . Tôi biết đây là của lính Miên để lại hoặc thất lạc khi vận chuyển tiếp tế chưa lâu . Hai chúng tôi quay lại ngay . Về đến cơ quan trung đoàn , tôi báo việc này cho đ/c TMP biết nhận định của mình . Sau đó tôi soạn bức điện gửi mặt trận . Chỉ hai ngày sau một đại đội bộ binh của F339 đã phải đi truy quyét trong rừng .

Đầu tháng 10 thức ăn khan hiếm. Bộ đội ta thiếu chất rau trầm trọng . ( bởi thịt , cá cất được chứ rau không cất gữi được ). Nhân có xe ra để chở xăng dầu vào . Tôi cử hai đ/c lính thông tin theo xe ra mua thực phẩm . Trên đường về đến gần cao điểm1197 gần phum Sbang  (không có dân ) thì bị lính  Pôn pốt dùng mìn c lây mo phục . Đồng chí lái xe ( tên là Tịnh ) hy sinh tại chỗ . hai đồng chí thông tin là đ/c Hiến quê ở huyện thanh chương và Nho quê ở huyện đô lương bị thương nhẹ .

Vị trí địch phục xe chỉ cách chốt đường của bộ binh ta khoảng 100m ! Bởi khi đi vào chúng tôi vẫn quan sát thấy tổ BB này có lều che trên lèn đá ẩn hiện trong tán lá cây . Sau khi đi viện điều trị về đồng chí Hiến kể lại  .khi xe chạy qua khu vực lèn đá thì một quả B41 bắn trượt qua đầu xe . Tiếp theo là quả mìn định hướng c lây mo hắt đúng buồng lái . Lái xe hy sinh tại chỗ hai đ/c thông tin tuy đều đã bị thương nhưng vẫn chạy được quãng đường 3km về tiểu đoàn 2 báo ra cứu viện . khi D2 ra đến nơi thì bộ binh F339 đã cứu viện . Địch không dám ra đường đốt xe . Thực ra lúc đó bên ta không ai nổ súng cả . Sau này hai đ/c đi viện về tôi có tâm sự với hai đ/c là “ bây dại quá. Phải nổ súng trấn áp lại ngay. Bỏ chạy làm sao nhanh hơn đường đạn được!”.

Xe 0 tô được kéo về trung đoàn ngay . Nhìn trần ca bin lỗ chỗ như một cái sàng . lái phụ còn sống là điều may mắn …( còn nữa ) .
            


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:22:53 pm
                                                        
                                                  chuyện kể thêm về liệt sỹ Tịnh

Người lái xe vận tải mà Duccuong kể trên là chiến sỹ lái xe của tiểu đoàn 3. quê ở thị xã Hồng lĩnh tỉnh Hà tĩnh . Anh nhập ngũ 1982 đã có vợ con trước lúc hy sinh.
Tại TP Vinh có ban liên lạc trung đoàn 269 của Nghệ - Tĩnh . Do đồng chí Hào nguyên là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 E269 từ năm 1987 - 1988 ở K. Hiện nay là giám đốc công ty thiết bị y tế Việt- Lào . Có trụ sở tại chợ Vinh , làm trưởng ban liên lạc . Hàng năm cứ ngày 30/4 là anh em lại về hội tụ, theo hình thức luân chuyển địa phương .
Năm 2008 ban liên lạc do đ/c Hào và đ/c Đài ( nguyên tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2 ) ra Bộ tư lệnh Công binh đề nghị giúp đỡ công việc cho con gái đ/c Tịnh . Chúng tôi được BTL cho biết đây là trường hợp liệt sỹ cuối cùng của Binh chủng Công binh. Đoàn cán bộ binh chủng do đ/c chính ủy trưởng đoàn đã vào tận gia đình đ/c để thắp hương và xác minh để có biện pháp giúp đỡ.
Nhờ công tác chính sách của binh chủng nên con gái đ/c Tịnh đã có công ăn việc làm. Nơi làm việc đó là chi nhánh viễn thông viettel tại Hà tĩnh.
Khi cô gái này lấy chồng thì xin thôi không làm việc nữa . Chồng đi Hàn quốc về nên Kinh tế khá vững .
Hàng năm đến 30/4 chúng tôi vẫn mời vợ chồng hai cháu về dự. ( không mời mẹ vì mẹ đã lấy chồng mới. Cũng là một thương binh ).


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:27:11 pm
     
 ( tiếp theo )                                        Sang chiến trường K lần thứ 2


Mùa khô 1988 tôi cùng cơ quan trung đoàn bộ tiền phương lại vượt qua sông Lếch hành quân vào Rô viêng . Rô viêng cách thị trấn Lếch khoảng 40 km . Đường 56 mới qua một mùa mưa mà đã bị xói mòn nham nhở . Rô viêng là tên của một phum khá lớn . Quan sát kỹ thì mới phát hiện có dân đã ở vì có nhiều cây thốt nốt và ruộng hoang .


Vị trí địch phục xe chỉ cách chốt đường của bộ binh ta khoảng 100m ! Bởi khi đi vào chúng tôi vẫn quan sát thấy tổ BB này có lều che trên lèn đá ẩn hiện trong tán lá cây . Sau khi đi viện điều trị về đồng chí Hiến kể lại  .khi xe chạy qua khu vực lèn đá thì một quả B41 bắn trượt qua đầu xe . Tiếp theo là quả mìn định hướng c lây mo hắt đúng buồng lái . Lái xe hy sinh tại chỗ hai đ/c thông tin tuy đều đã bị thương nhưng vẫn chạy được quãng đường 3km về tiểu đoàn 2 báo ra cứu viện . khi D2 ra đến nơi thì bộ binh F339 đã cứu viện . Địch không dám ra đường đốt xe . Thực ra lúc đó bên ta không ai nổ súng cả . Sau này hai đ/c đi viện về tôi có với hai đ/c là “ bây dại quá. Phải nổ súng trấn áp lại ngay. Bỏ chạy làm sao nhanh hơn đường đạn được!”.

Xe 0 tô được kéo về trung đoàn ngay . Nhìn trần ca bin lỗ chỗ như một cái sàng . lái phụ còn sống là điều may mắn …( còn nữa ) .
            


 Chào Đức Cường sao mà cái chuyện pot phục xe của đơn vị bạn nó giống bên F302 trên lộ 68 Kalanh đi Samrong - núi cóc- núi Hồng- Alongven của bọn tôi đến thế. Chắc là cùng chiến thuật , bài vở của chúng dạy nhau, nó lợi dụng sự chủ quan của lính chốt đường của ta và trà trộn vào dân, giả làm du kích bạn cùng sự gan lì của chúng nên cũng gây  thiệt hại đáng kể cho ta. Xe jeep của E bộ E88 F302 lên sư bộ nhận quyết định phong anh hùng cũng bị phục trong trường h ợp lọt khe chốt như thế, chính ủy Tư Thương và hầu hết cán bộ trên xe bị hy sinh đấy...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Tư, 2014, 01:28:05 pm
Rô Viêng/ Phum Roveang nằm trên đường 12 bác giai nhể,  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 01 Tháng Tư, 2014, 08:25:37 pm
Rất cảm ơn quangcan đã đến với "đời quân ngũ ".

. Nhưng Rô viêng có thị trấn Lếch và dòng sông Lếch chảy qua này nằm trên trục đường 56 . Đường 56 bắt đầu từ đường 5 cách TX Pua xát khoảng gần 1km rẽ về hướng nam . ( đường 5 từ Thủ đô Nông pênh đi Pua xát theo hướng Tây ).
Trên bản đồ tailienson đã link khu vực thị trấn Lếch và Rô viêng , thấy rất rõ đường 56 gi trên mặt đường . Có dòng sông Lếch chạy uốn theo đường và có địa hình rừng núi .Sư đoàn 339 tác chiến nhiều năm trên đường này cho đến ngày rút quân về nước . Còn rô viêng trên đường 12 mà quangcan dán lên là vùng đồng bằng . Không phải địa hình phía Nam TX Pua Xát . ( toàn rừng núi ).

Chân thành cảm ơn .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Tư, 2014, 03:59:10 pm
                    


                                           ( tiếp theo )   Sang chiến trường K lần 2


Khoảng trung tuần tháng 10/1988 chúng tôi được lệnh chuẩn bị đón tiếp đoàn kiểm tra của chính phủ Căm pu chia lên kiểm tra công trình K5 . Giai đoạn này chúng tôi phải làm gấp rút một cách tự giác chứ không phải đối phó . Có bữa phải làm thêm giờ . Xe máy công trình phải bật đèn làm việc đến 7-8 giờ tối mới về . Anh em chiến sỹ còn làm thì sỹ quan cũng phải có mặt để động viên và chỉ đạo anh em thực hiện nhiệm vụ một cách vui vẻ .

Đến chập tối thì đoàn xe chính phủ K đến . Trên xe họ đã chuẩn bị đồ ăn rồi nhưng chúng tôi cũng đưa những món ngon nhất để đãi khách . Đoàn của bạn do phó chủ tịch quốc hội dẫn đầu . Ngoài ra còn có bộ trưởng giao thông công chính cũng đi cùng đoàn . Tối hôm đó chúng tôi dùng máy phát điện để phục vụ ánh sáng đến tận đêm khuya . Bữa cơm tối diễn ra vui vẻ . Chúng tôi mời cả ông đội trưởng Von Na ( đội trưởng đội thi công cơ giới của nước bạn ) vào cùng ăn chiêu đãi . Đêm đó họ và chúng tôi uống rất nhiều riệu .

Nói về riệu thì chúng tôi trước lúc vào tuyến mua hàng can hai mươi lít . Dữ trữ đủ cho cả mùa . Ngoài ra có xe ra vào nhờ mua bổ sung thêm . Chính thời gian ở trên tuyến này mà tỉu lượng của mình trưởng thành .

Nằm ngủ cạnh tôi đêm đó là đ/c Phương , cũng là thành viên của đoàn . Đồng chí nguyên là cán bộ của binh chủng sang làm chuyên gia công binh cho quân đội bạn . Tôi hỏi :

 - tôi thấy bộ điện báo đoàn vào cách đây mấy ngày sao không thấy vào đúng kế hoạch ? và tại sao đi vào lúc thời gian đã bị ta cấm vận đường ?

Đồng chí trả lời :

-  Bức điện đó là nghi binh cho đoàn . Từ Noong pênh đi ,  địch sẽ  biết .và tổ chức phục . Và chắc chắn địch đã phục mà không thấy đoàn đi . Đến cong phông chư năng đoàn rẽ vào nghỉ một ngày mục đích là đánh lừa quân báo địch . Còn đoàn xe vào tuyến trái qui luật là cũng vì vậy. Trên xe có “ lục thum ” trung ương nên phải bảo đảm tuyệt đối an toàn .

Thế mới biết công tác tham mưu của ta cho trung ương bạn mưu mẹo nhường nào. Nguồn cán bộ của bạn đang thiếu trầm trọng . Mất mát cán bộ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hồi sinh của đất nước . Đoàn cán bộ trung ương của bạn dừng chân kiểm tra một ngày ở đơn vị chúng tôi . Ngày hôm sau đoàn tiếp tục lên đường ra biên giới . Tất nhiên có xe vệ binh đi hộ tống .

Trong lần thi công trên tuyến đường 56 lần này , chúng tôi chỉ bị địch ra đường cài mìn chỗ tuyến thi công một lần . Xe ben bị thủng lốp . Đồng chí Khoát phó phòng ngồi trên gế phụ bị thương nhẹ ở chân . Những ngày trên cung đường thật vất vả nhưng cuộc sống cũng nên thơ bởi cảnh vật ở đây hoang dã nhưng rất đẹp . Ai đã đi qua rừng khoọc thì biết ngay. Cây mọc thẳng đứng khá thưa . Bên dưới là lớp cỏ xanh nhìn như công viên có bàn tay của con người chăm sóc . Xen kẽ là những cây cổ thụ xanh rì được trang điểm bằng những chùm hoa phong lan đủ màu sặc sỡ . Khi thời gian rỗi , tôi thường ra ngồi trên phiến đá thả chân xuống dòng nước , ngắm nhìn dòng sông , nước lững lờ trôi để thả hồn về quê nhà . Cũng có khi ngồi viết thư cho “ người trong mộng ” trong không gian đó ta có được những giây phút thư thái thăng hoa .

Cũng tại Rô viêng này chúng tôi có thêm một kỷ niệm . Đó là được xem “ ké ” đội văn công xung kích quân khu 9 biểu diễn cho lính F339 xem . Hôm đó , đội văn nghệ đến sớm . Họ có đủ thời gian để bảo mấy chú lính đưa quần áo rách để các “ thím ” bộ đội văn công khâu vá giùm . Bài hát  “Có anh Ba Hưng ” vui nhộn mở đầu. lính ta vỗ tay hoan ngênh không dứt . Đến lượt cô  ca trẻ  hát bài (? - tôi quên mất tên bài hát ) có lời :

                       Một ba lô , cây súng trên vai
                       Người chiến sỹ quen với gian lao
                       Ngày dài đêm thâu vẫn có người lính trẻ
                       Nặng tình quê hương anh dâng trọn tuổi đời thanh xuân…

Lời ca bay vút giữa đại ngàn , giữa chiến trường . Hợp người , hợp cảnh . Lính ta im lặng quên cả vỗ tay . Trái tim tôi đập mạnh . Anh em đến xin chữ ký lưu niệm rất nhiều . Còn tôi thì cứ đứng ngắm nhìn cô ca sỹ cho đến khi vẫy tay chào .

Giữa vùng núi rừng sống vất vả thế này mà được xem văn công biểu diễn thì  như quí tộc rồi . Đó là liều thuốc tinh thần cho bộ đội , động viên mọi người vượt qua gian khổ hy sinh .

Giữa trung tuần tháng 10 , chúng tôi được lệnh rút toàn bộ ra ngoài hết sức khẩn trương, mặc cho công trình thi công đang giở dang . Tất cả phải lên xe tập trung thành đoàn kéo về thủ đô Nông pênh để tham gia lễ rút quân tình nguyện dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc .

Tôi báo cáo đồng chí TMP do khi tôi đi lên tuyến công tác , không mang quân tư trang đi hết nên phải về trung đoàn để lấy đồ đạc . Chúng tôi ra đến hậu cứ đơn vị ở Lếch thì danh trại D1, D2 chỉ còn lưa thưa vài người . Doanh trại nhiều nhà đã cho dân tháo dỡ . Cán bộ ở hậu cứ đã tổ chức bốc dỡ trang bị đưa về nước. Còn quân số thì phải đi tập trung qua đường Nông pênh . Tôi theo xe tiểu đoàn 2 chở quân về Nam vang . Đến phà prechs Đam tôi nhảy xe khách dân sự về đơn vị .( công pong chàm ).

Trên trục đường 7 này các trọng điểm như cầu , rừng tre, hay  nơi heo hút đều có lính Hiêm xom rin canh gác . Xe dân đi qua họ hay ra xin tiền nên rất phiền . Đến gần ngã ba xê cun ( đường 6 đi xiêm diệp ) )một tổ chốt đường của lính Hiêm xom rin chặn đường tiếp tục ra xin . Nhiều lái xe và lơ xe đều nhăn nhó nhưng vẫn ngán mấy ông gác đường này . Tôi có một cảm giác lướt qua . Lính này có lẽ như giống lính ngụy VNCH thời trước …( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Tư, 2014, 03:12:19 pm
      
   ( tiếp theo )                   Sang chiến trường K lần thư hai

Xe dân sự chạy trên đường bị lính Hiêm xom rin quấy nhiễu có lẽ đã trở thành thông lệ . Nên họ đành miễn cưỡng cho ít tiền để đi cho đỡ phiền hà . Cho đến khi gần đến TP công pông  chàm , xe lại bị lính gác đường chặn ngang  xin một lần nữa . Lần này buộc tôi phải can thiệp . Tôi nhảy xuống với thái độ không bằng lòng . Nhìn khẩu súng ngắn đeo xệ ngang hông và quân hàm tôi vừa đeo trước lúc nhảy xuống họ biết ngay mình cũng là “ lục thum ”. Tôi nói mấy lời bằng tiếng K với mấy ông lính này , nội dung là tôi đang cần đi , cho xe đi ngay . Họ hiểu tôi phản đối việc này nên cũng cho xe đi mà không xin tiền nữa . Lính Hiêm xom rin thời bấy giờ vẫn còn kính nể và sợ lính Việt nam . Kể cả khi qua cửa khẩu họ cũng khám xét qua loa chứ không lăng xăng như mấy ông lính biên phòng cửa khẩu của ta .

Chập tối, tôi về đến trung đoàn bộ . Nhìn trung đoàn bộ vắng ngắt tiêu điều vì doanh trại chỉ còn rất ít . Các phòng ban chỉ còn một, hai người để giải quyết công việc và sẽ đi với bộ phận hành quân của D1. Khung trung đoàn bộ phải về trước để chuẩn bị nơi ăn ở , cung cấp LTTP cho toàn trung đoàn khi rút về là có nơi ăn ở sinh hoạt ngay . Khối trung đoàn bộ và tiểu đoàn 1 ( cầu phà ) rút quân về việt nam bằng đường qua cửa khẩu Xa mát . Vì ở đây nếu chạy về Nông pênh , rút theo con đường chính thức rồi về việt nam qua cửa khẩu Mộc bài thì xa quá .

Thực ra việc rút quân đã tiến hành trước đó khá lâu nhưng không ồ ạt . Những thứ không cần thiết đều đưa về trước cách đây cả tháng nay. Các phương tiện như ca nô , máy móc khí tài hư hỏng và một số cầu phà ở tiểu đoàn 1 hư hỏng đều được xe kéo về Việt nam để khi rút quân được hoành tráng hơn .

Chỉ ít ngày sau đó chúng tôi rút quân . Chúng tôi không chia tay địa phương để bảo đảm bí mật nhưng dân vẫn biết và biết rất rõ . Vì trong thực tế có rất nhiều mối quan hệ làm ăn buôn bán nợ nần và có cả rắc rối tình cảm . Tuy vậy khi đoàn xe về đến cửa khẩu của bạn nhân dân K đứng hai bên đường rất đông chào tạm biệt . Chúng tôi thấy họ yêu mến quý trọng bộ đội việt nam thực sự . Những bó hoa kèm cả xếp khăn Ka ma quả tung lên xe . Chúng tôi vẫy tay chào và phân phối khăn Ka ma làm kỷ niệm .

Cũng như lần trước .Khi rút quân về nước . Duccuong  không nghĩ rằng sẽ có một ngày quay trở lại đất nước đầy chết chóc này  . Vậy mà như các bạn đã biết qua câu chuyện duccuong kể trên . Lần này hy vọng không bao giờ phải sang nữa . Cầu mong sự hồi sinh nhanh chóng trở lại trên đất nước chùa tháp này .


Trong đợt rút quân lần này . Cả trung đoàn ai cũng biết  câu chuyện về một mối tình của anh chàng lính Việt và cô gái K .

 Ở C2 D1 chuyên lắp gép phà . Có chiến sỹ lái xe lính nghĩa vụ đã yêu một cô gái K .  Nhà cô này sát bờ rào nơi đơn vị đóng quân  . Toàn bộ khu vực  này đều là người dân tộc chàm . Dân tộc chàm có nguồn gốc lâu đời từ Việt nam ( nước Lâm ấp ) Chính vì vậy dưới chế độ Pôn Pốt dân Chàm được coi là dân loại hai . Đa số người bị hành hình là dân tộc chàm . Nhà ở người chàm là nhà sàn . Còn dân tộc khơ me  thì họ ở nhà trệt như người kinh bên ta .

 Khi hết ngĩa vụ chàng không về nước mà nhờ đơn vị đứng ra tổ chức lễ cưới . Trung đoàn yêu cầu phải có gia đình sang mới cho phép cưới và gia đình đã sang thật  ( không biết bằng cách nào ) . Khi đơn vị rút quân về nước . Gia đình này theo đoàn để về quê Việt của chồng . Bởi ở lại giai đoạn này người việt  không còn ai bảo lãnh , tính mạng luôn bị đe dọa . Đã có sự xuất hiện tàn sát cả xóm Việt kiều trên sông Tông le sáp và khu vực biển hồ . Vợ chồng này theo xe đơn vị rút về nước . Qua cửa khẩu không phải xuống xe để kiểm tra như thông lệ .  vậy là cô gái K đã về được đất nước của chồng một cách hợp pháp . Đơn vị ai cũng biết như thế là sai nhưng mọi người phớt lờ coi như là mình không biết .  Còn anh em bạn bè và đồng ngiệp lái xe thì cố giúp đỡ . tôi nghe nói khi xe chạy qua hai cửa khẩu của ta và bạn , Cánh lái xe cho cô gái trốn trong thùng phi . Anh chàng này quê ở xóm 2, xã Nghi trung huyện Nghi lộc tỉnh nghệ an ( đồng hương với duccuong ) . Tôi có theo dõi mối tình này . Sau khi về Việt nam một thời gian . Cô gái K nói không sõi tiếng Việt , không quen phong tục tập quán nên bị người nhà trai, đặc biệt mẹ chồng chê trách . Cộng thêm với cuộc sống ngèo khó nơi thôn quê . Vậy là cặp vợ chồng này trở lại K làm ăn sinh sống . Tôi có nghe nói hình như vợ chông này có về thăm quê chồng một vài lần gì đó.

Nơi chúng tôi đóng quân là căn cứ cách mạng của ta trước đây . Đó là vùng đất bùng binh của Huyện Trảng bàng rất gần địa đạo Củ chi . Chúng tôi nhanh chóng làm doanh trại để ở . Tôi còn nhớ nhiều lần theo xe đ/v khai thác gỗ tận huyện Dầu tiếng . Doanh trai vừa làm xong thì chúng tôi được lệnh giải tán phiên hiệu trung đoàn 269 . Giai đoạn này như mọi người đều biết rất nhiều đ/v rút quân về nước là giải tán ngay . Sỹ quan cho đi chế độ mất sức hoặc hưu non ! có người đi xuất khẩu lao động .

Một hôm đồng chí trưởng phòng cán bộ đến chỗ tôi gặp gỡ và nói :
Trường sỹ quan công binh ( ở Bình dương ) hiện đang thiếu giáo viên khoa binh chủng hợp thành ( khoa quân sự chung ) . Phòng muốn điều động đ/c về đó công tác . Ý kiến đ/c thế nào ?
Thú thật lúc đó tôi không còn muốn ở quân đội nữa . Tôi trả lời :

-   Tôi đã hai lần vào chiến trường . Công tác xa nhà tôi nghĩ rằng nên để dành cho những đ/c chưa phải đi xa bao giờ . Tôi không muốn công tác trong này vì tôi không có ý định xây dựng gia đình ở xa . Mẹ tôi đã già yếu . Nếu không được ra bắc cho tôi đi phục viên .

Nhờ sự cứng rắn của mình , tôi được ra bắc chờ công tác .

Ngày 30/12 /1988. Xe chúng chúng tôi xuống Bộ tư lệnh tiền phương công binh . ( Đường nguyễn tri Phương Q10 ) nghỉ một đêm ở đó . Ngày 31 /12 năm đó chúng tôi lên tàu ra bắc . Tất cả các sỹ quan đều được nghỉ phép thời gian khá dài . Và khi hết phép phải có mặt tại phòng cán bô để nhận phân công nhiệm vụ mới .

Thưa đồng đội :

Sang chiến trường k lần thứ  hai khi duccuong đã là cán bộ. Chiến trường không còn nóng như hồi làm lính quân đoàn 3 nhưng cũng không phải không có sự vất vả hy sinh .

Cuộc đời con người đẹp nhất khi tuổi còn trẻ . thế nhưng duccuong cũng như hàng triệu thanh niên thời đó đã cống hiến tuổi xuân của mình cho đất nước . Chúng ta có quyền tự hào về những việc chúng ta đã làm . Đó là sự kế tiếp lịch sử hào hùng của  dân tộc,khi có xâm lăng ngoại bang . Cuộc sống hôm nay còn vất vả , còn nhiều trăn trở . Nhưng chúng ta vẫn thấy hạnh phúc luôn mỉm cười với mình . Bởi chúng ta là người may mắn hơn những người đã ngã xuống ….

( còn nữa )



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 04 Tháng Tư, 2014, 04:51:35 pm
    Chào duccuong. Chào các bác đang tham trang. Đọc hồi ức dài hơi của duccuong mà xuanv338 nể phục một anh lính có tới hai lần trở lại nơi có cuộc chiến tranh tàn khốc nhất. Thấy lại tiếc cho mình duccuong ạ! Ngày đó biết là đất nước lại tiếp cuộc chiến tranh chắc mình sẽ không rời áo lính lúc tròn 21 tuổi. Mình ở lại lính lúc ấy tuổi đã khôn hơn những ngày tuổi còn dưới 20. Cái chững chạc của cô lính 21 biết đâu sẽ có những việc làm có ý nghĩa hơn, để bây giờ còn có nhiều điều để viết. và còn biết đâu lại phấn đấu được cái bằng Tổ quốc ghi công gửi về cho mẹ treo tường thật là oai. Nói vậy cho vui thôi, nhưng thực lòng ngày ấy mình lúc nào cũng thích đi chiến trường duccuong ạ. Đơn giản là được tận nhìn thấy những khốc liệt của chiến tranh và mơ màng tìm gặp được người yêu trong ấy. May mà cũng còn được nếm mấy tuần bom trên đất miền Trung mùa hè năm 1972. Giờ thấy anh em viết về những trận đánh, những tên người, những tên làng, tên núi, tên những cây cầu và tên những dòng sông trên địa danh có cuộc chiến tranh tàn khốc ấy mà kính nể.

    Có lẽ tâm trạng chung của người lính sau mỗi cuộc chiến tranh đều giống nhau đến vậy. Đời lính như duccuong như thế phải nói có hàng kho tư liệu sống trong đầu. Chích vẫn tiếp tục theo dõi dòng hồi ức của lính K. Những câu văn đầy lửa và củng không kém lãng mạn của duccuong. Ngày ấy mình chắc duccuong cũng phải có rất nhiều cô gái K tình nguyện về Nghi Lộc ;D. Chúc duccuong khoẻ đều tay viết bài và thêm nhiều những cuộc gặp mặt đồng đội khắp bốn phương.




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Tư, 2014, 04:11:54 pm

Chuyện riêng tư mà hồi kết thì không theo ý muốn của mình .Vì vậy , duccuong cũng không dự định viết . Nhưng rồi duccuong nghĩ rằng , trong các bác cựu trên MVH, sẽ có  bác có chuyện riêng tư giống duccuong thì sẽ có sự đồng cảm . Hơn nữa được @ linhquany , vaphothotu , vetran vv…động vien cổ vũ . Nên duccuong mạnh dạn xin kể CHUYỆN RIÊNG CỦA ĐỜI QUÂN NGHŨ với tinh thần “ vui là chính ”. Lính kể chuyện mộc mạc. Câu cú không trọn vẹn . Chuyện thế nào thì kể như thế .Có gì duccuong thành thật cáo lỗi trước

---------------------------------------------------------------------------------------------

                                          Chuyện riêng đời quân ngũ



Cầm quyết định sang Căm pu chia công tác, Trước lúc đi tôi được phòng cán bộ cho nghỉ phép của hai năm (86-87 ) gần hai tháng liền. Thời gian nghỉ đối với lính thế là dài, bấy giờ tôi đã 28 tuổi nhưng vẫn chưa muốn lấy vợ, bởi sang chiến trường k biết khi nào về nên chẳng mơ màng gì chuyện riêng tư mà ở nhà giứp  mẹ đỡ đần công việc ngoảnh đi ngoảnh lại thì thời gian đã hết .

  Một chiều lập đông năm 1986 tôi vào bến ga Vinh để mua vé tàu đi TP HCM. Hồi đó mua bán vé ở bến xe, nhà ga còn lộn xộn. Tôi cũng chen ngang như mọi người thì có giọng của phụ nữ vang lên:

 - Ơ cái anh bộ đội này.

 Tôi quay lại. Một thiếu nữ nhìn tôi với con mắt không mấy thiện cảm. Thì ra gót dày cô xơ gin của tôi đang dẫm trên bàn chân của một cô gái. Tôi không quên gửi lại lời xin lỗi rồi tiếp tục công việc của mình. Ăn bữa cơm chia tay với gia đình xong 8 giờ tối thì thằng em lấy xe đạp chở vào ga. Tàu chưa chạy, Mọi người đang bốc hàng lên xuống. Còn tôi nhìn qua khung cửa toa tàu với ý nghĩ mông lung ,dưới ánh sáng lờ mờ,  thành phố đỏ chìm trong màm sương lạnh. Thương mẹ già và đàn em nhỏ biết khi nào trở lại quê hương. Đang miên man với suy nghĩ mình thì một giọng trong trẻo lại vang lên:

 - Xin lỗi anh ngồi nhầm số gế!

  Tôi quay lại, vẫn cô gái lúc chiều khi mua vé bị tôi giẫm vào chân. Đi tàu hỏa ai cũng thích ngồi gần cửa sổ để không vướng víu người đi lại hơn nữa được ngắm nhìn các vùng quê tàu đi qua. Tôi miễn cưỡng đổi chỗ sát cạnh cô gái.Tàu hú hồi còi dài rồi chuyển bánh lao vào bóng đêm.

Trung đoàn 269 của BTL CB đang làm nhiệm vụ ở chiến trường k. Cầm quyết định chuyển đơn vị công tác, tôi thầm nghĩ trước mắt mình sẽ là một thử thách mới. Có lẽ trong lý lịch có dòng “chiến trường quen thuộc” nên cấp trên điều động mình sang lại. Là một sỹ quan trẻ ra trường mới ba năm, quân hàm thượng úy, ý chí phấn đấu trưởng thành luôn là động cơ để mình rèn luyện. Lá đơn sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần trước lúc ra trường chưa phai trong trí nhớ. Tôi lên đường nhận nhiệm vụ không một chút đắn đo. Đêm đã khuya lắm rồi, con tàu vẫn hối hả lao về phương nam. Hành khách đã chìm trong giấc ngủ chỉ còn cô gái và tôi còn thức. Cô gái có lẽ không ấn tượng với tôi vì thái độ chen ngang khi mua vé và cái giẫm chân tan nát vào buổi chiều nên mắt cứ mơ màng chắng nói câu nào.

  Tôi chủ động hỏi trước:
 - Cô về đâu ?
 - Em về nha trang thăm người nhà. Cô gái trả lời.
 Tôi chuyển ngay từ “cô”sang em . Hỏi tiếp :
 - Em đang học ở trường nào ?
 Cô gái trả lời :
-   Em đang học năm cuối trường đại học sư phạm vinh .
.
Lúc này tôi mới “soi ”kỹ cô gái . Xinh ra phết . Khuân mặt bầu bĩnh được ôm bởi mái tóc thả tự nhiên . Tuy vậy vẫn không che được ánh mắt bối rối thẹn thùng của cô sinh viên . Tính tò mò của thằng lính trinh sát bắt đầu điều tra , tôi tiếp tục phát huy :

 - Người nhà của em làm gì trong này ?
 - Anh đấy hải quân. Bộ đội như anh đấy.
 - Anh trai ?
 - không. Người yêu sắp cưới. Cô gái nhìn thẳng vào mắt tôi kiêu hãnh trả lời .

Tôi lảng tránh ánh mắt của cô gái bởi nhận thấy trong đôi mắt cương trực có ánh lửa . Nhưng thầm nghĩ có lẽ cô gái phòng thủ cũng nên. Rồi lảng hỏi hướng khác :

-   Em tên gì ?
-   Dạ, em tên Nga.
-   Em học khoa gì?
-   Khoa văn ạ . Cô gái trả lời .

Có lẽ để đốt cháy thời gian và cũng là đỡ buồn nghủ . Cô gái cũng hỏi tôi gần như những câu hỏi tôi đã hỏi cô ấy . Tôi nói cho cô gái biết tôi về Bộ tư lệnh công binh tiền phương ở thành phố HCM. Rồi sau đó chờ xe sang Căm pu chia thay cho một đồng chí có gia đình khó khăn, bởi vợ không may qua đời, con thì còn nhỏ.

  Chiều hôm sau tàu đến ga nha trang và chúng tôi chia tay . Trước khi chia tay tôi cũng kịp xin địa chỉ với lời đề nghị :
-   Anh có thể viết thư cho em được chứ ?
Cô gái mỉmcười trả lời:
-   Cứ “ tự tiện” . Nhưng nên nhớ em đã có người yêu chỉ chờ ra trường là cưới. Sang bên đó anh cứ viết thư cho đỡ nhớ nhà . Lớp chúng em viết thư gửi lính biên giới , hải đảo theo phong trào sinh viên rất nhiều . Cũng vì vậy mà em gặp người cùng quê chính là chàng hải quân trong quân cảng Cam ranh này đấy .
 Nói rồi cô đưa tôi một mảnh giấy trên đó gi nắn nót “ Lê thị nga lớp V7 khoa văn , khóa 25 Đại học SP Vinh . Kèm cái bắt tay rất tình đồng chí !.

    Xuống ga sóng thần, theo địa chỉ phòng cán bộ hướng dẫn, tôi bắt xe đến  cuối đường Nguyễn tri Phương ( gần đối diện viện quân y 115 ) vào bộ tư lệnh tiền phương công binh. Tiếp đón tôi là một đ/c trợ lý cán bộ. Đồng chí nói hậu cứ trung đoàn ở bùng binh bến súc huyện Trảng bàng . Đồng chí cứ lên đó , chúng tôi sẽ điện sang trung đoàn  . Khi có xe về nước thì sẽ đón đồng chí sang ... ( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Tư, 2014, 04:42:15 pm
   CB chào duccuong. chào các bác. Việc nhà hôm nay còn đang biếng nhác, nhưng thấy chuyện bên hàng xóm hay quá nên đành phải dừng lại tất cả để hóng đây. duccuong lại bắt hàng xóm mất việc rồi. Truyện dí dỏm, lãng mạn, mà rất đời thường của người lính. Hay lắm duccuong ạ! Đừng có dừng lâu đấy nhé! Mình đang muốn nghe tiếp rồi những lá thư của cô sinh viên khoa Văn Sư phạm Vình sau những ngày dài phía sau... tiếp tục đi duccuong.... ;D. Chào duccuong. Hẹn gặp những bài sau.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Linh Quany trong 08 Tháng Tư, 2014, 04:47:36 pm
   Em chào bác Đức Cường ! không hiểu sao cứ đến những đoạn như này của các bác là em lại muốn nhảy vào còm men !  ;D

   Những câu chuyện gặp gỡ tình cờ của người lính và một cô bạn gái nào đó luôn là đề tài hấp dẫn ( không biết các bác cựu khác thế nào  ;D ). Cái giẫm chân vô tình của bác không ngờ lại là một kiểu...gây gổ tình cảm rất tự nhiên !  ;D,  chắc cũng có...tý duyên hay sao mà bác lại ngồi cạnh cô gái mà vừa bị " tan nát " bàn chân với mình, hay thật đấy !

   Tuy nhiên, em mong chuyện thông báo : " lô cốt đã có địch " kia chỉ là thói quen phòng thủ cẩn thận của phe ...không phải của ta, sẽ có dài tập nữa phải không bác ?

  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Tư, 2014, 04:52:19 pm
 duccuong ơi! Thì ra cái chỗ ngứa của cậu lính QY là ở chỗ đó cơ đấy!  ;D. duccuong tiếp tục cho thằng em nó phải ngứa hết toàn thân và tự gãi lấy nhé ;D. Không biết lính QY mà vô ý dẫm phải chân cô gái nào đó thì sẽ xử lý tình huống thế nào chả biết?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vanthang341ht trong 08 Tháng Tư, 2014, 08:41:04 pm

Chuyện riêng tư mà hồi kết thì không theo ý muốn của mình .Vì vậy , duccuong cũng không dự định viết . Nhưng rồi duccuong nghĩ rằng , trong các bác cựu trên MVH, sẽ có  bác có chuyện riêng tư giống duccuong thì sẽ có sự đồng cảm . Hơn nữa được @ linhquany , vaphothotu , vetran vv…động vien cổ vũ . Nên duccuong mạnh dạn xin kể CHUYỆN RIÊNG CỦA ĐỜI QUÂN NGHŨ với tinh thần “ vui là chính ”. Lính kể chuyện mộc mạc. Câu cú không trọn vẹn . Chuyện thế nào thì kể như thế .Có gì duccuong thành thật cáo lỗi trước

---------------------------------------------------------------------------------------------

                                          Chuyện riêng đời quân ngũ


   Đức Cường ơi! Viết chuyện riêng không sợ bà vợ trẻ đẹp đang hàng ngày cùng đọc bài viết của mình sao?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Tư, 2014, 09:02:48 pm
Chào các bác :

Duccuong rất cảm ơn chị CB và linhquany đã có những lời động viên kịp thời .
Do chen ngang mua vé với cô gái nên cô gái mua vé kế tiếp vé  của mình . Tất nhiên là phải ngồi chung một gế . Sau này linhquan y mà đi tàu hỏa cứ chờ cô nào hay hay thì cùng vào mua một lúc thì...thì chỉ có chung một gế thôi! ;D .
Cũng giống như hồi lính ta thường đi dã ngoại ,đóng quân trong nhà dân . Cứ đứng ngoài nhìn vào cổng mà " tia " thấy trên dây phơi dây dựa lằng nhằng , nhiều màu sắc sặc sỡ là xin vào ở ngay . Nhà sẽ có em gái là chắc ! ;D. không bao giờ nhầm mà không cần phải hỏi ai  ;D ;D
Đi thao trường về mệt mởi , có em gái đồng quê đấm lưng thì chỉ có .., ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Tư, 2014, 09:15:46 pm
    CB chào bác vanthang341ht. chào chủ nhà duccuong. bác vanthang341ht là cẩn chắc và lo xa giúp duccuong. Vậy mà khi đọc truyện em cứ ngỡ là đến đoạn kết cô sinh viên khoa văn đại học Vinh chính là người bạn đời của duccuong bây giờ cơ đấy. Làm em đã vội trêu lính QY. vì sỏ trường của thằng cháu là thích  nghe những câu truỵen tình lãng mạn để vào trêu vui! bác vanthang341 lo xa vậy cũng đúng. Nhưng CB em lại nghĩ khác.ducuong cư vui vẻ kể tiếp truyện. Vì truyện đã là quá khứ xa rồi. đó cũng là những hồi ức của lính. vợ duccuong có đọc được cũng chẳng trách cứ được gì. truyện tương ự thế này có mà đầy trong lính chiến, bác vanthang341ht thấy em nói có đúng không? có người nói ra, có người chẳng nói ra mà thôi. Chuyện đánh nhau nhiều rồi, giờ có câu ruyện như vậy làm dịu không khí căng thẳng thấy vui duccuong ạ! Chúc ducuong tếp tục tự tin kể truyện tiếp câu truyện đang hấp dẫn......


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Tư, 2014, 09:23:45 pm
Chào bác vanthang341 - Lâu quá mới thấy bác gé thăm đời quân ngũ  >:(.
Vợ em gái quê lại ít tuổi nên cũng dễ lừa thôi bác ạ  ;D ;D
Cô ấy khi nào cũng nghĩ duccuong là mối tình đầu của cô ấy . Bữa nào bác sang chơi mà "tố " em chuyện này thì em chỉ có đi nạng  :-*
Chủ nhật này bọn em sang Hồng lĩnh . Bác chuẩn bị cho một chai quốc lủi Đức thọ nhé . Trước lúc đi sẽ vào quang 266 chơi.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Tư, 2014, 07:46:49 am
      ( Tiếp theo )          Chuyện riêng đời quân ngũ

 Những ngày ở TP , buổi tối tôi thường đi xem ca nhạc ở Hồ kỳ hòa hay nhà văn hóa quận 10 . Hồi đó hai chị em ca sỹ Bảo Yến , Nhã Phương và nhạc sỹ Quang Dũng thường xuyên biểu diễn ở đây . Cũng tại nơi này ,  tôi được nghe ca sỹ Duy khánh ( ca sỹ chế độ VNCH ) hát những bài hát mà trước đây chỉ được nghe ca sỹ này hát trên băng đĩa .

Nghỉ ngơi chơi Sài gòn ít hôm . Tôi đi xe ngoài lên hậu cứ đơn vị . Ở đây có đồng chí Thủy người Đô lương Nghệ an tốt ngiệp lớp công trình khóa 1980 – 1984 ( TSQ-CB) phụ trách . Vài hôm sau chính ủy đơn vị là Lê văn Diễm về Bộ tư lệnh họp rồi lên hậu cứ đón tôi sang . Tôi về làm trợ lý ở ban tác huấn trung đoàn theo quyết định của bộ. Lính cũng như quan bên này uống rượu nhiều hơn lính Miền bắc . Rượu mua ở dân được đóng từng bịch ny lông trong suốt . Khi nhậu, chỉ uống một ly quay vòng rất bình đẳng . Khi đã uống nhiều thì chuyển sang hai người uống một ly tỏ tình “ xa ma ky ”! . Thật lắm chuyện , mục đích cuối cùng là để uống cho đến “ phê ” thì mới dừng lại . Bên này thịt chó rất rẻ, chỉ vài đôi dày hay bộ quần áo lính ra dân đổi thì có ngay một bữa RTC tươm tất .

  Trung đoàn bộ và tiểu đoàn 1 vượt sông đóng ngay cạnh cầu sắt ( cầu khmung ). Nhằm bảo đảm cho các đơn vị vượt sông Mê công khi có lệnh . Nơi đây tôi quá quen thuộc bởi trận đánh vượt sông ngày 6/1/1979. Còn hai tiểu đoàn công trình đóng ở tận thị trấn Lếch tỉnh pua xát , cách xa trung đoàn hàng trăm km .

  Lúc này ở k đang đầu mùa khô. Hai tiểu đoàn công trình d2,d3 đang thi công công trình K5 của bạn tận gần xóm năm nhà .( trên đường 56 , cách Lếch khoảng 50km ) . Đây là công trình phòng thủ biên giới của bạn , chủ yếu làm đường cấp phối vào biên giới .

 Là sỹ quan mới sang , tôi được thử thách ngay. Nhận nhiệm vụ lên đường 56 phụ trách cơ quan trung đoàn bộ tiền phương . Bao gồm bảo đảm tác chiến khu vực đơn vị thi công . Chỉ huy trực tiếp lính thông tin, trinh sát công binh, điều động xe máy làm đường cho hai tiểu đoàn vv…Còn đồng chí Thắng trợ lý cùng ban , là sỹ quan chỉ huy nhưng tốt ngiệp đại học giao thông chuyển vào được giao nhiệm vụ chỉ huy thi công . Giám sát chất lượng công trình .

  Lính ở rừng buồn lắm. Khi công việc hằng ngày xong thì nằm trên võng đung đưa thả hồn về quê nhà. Rồi viết thư cho bạn bè người thân. Tôi đã viết lá thư đầu gửi cho nga kể lại hành trình còn lại của mình sau khi chia tay tại ga Nha trang . Trong thư tôi kể lại cuộc sống và chiến đấu của những người lính làm nhiệm vụ trong  vùng rừng thiêng nước độc  này . Để minh họa cho cuộc sống và công tác , tôi đã sao chép lại một số trang nhật ký của mình để gửi . Kể cả những chuyện bị cá cóc cắn hay những chuyện đi ném mìn đánh cá ở sông Lếch cải thiện bữa ăn cho bộ đội đều được tôi gi lại . Mục đích cũng là ca ngợi sự hy sinh vất vả của người lính trong sự nghiệp BVTQ . Hẳn trong bài giảng của các cô sau này , những tư liệu trên cũng làm sinh động thêm bài giảng...( còn nữa )
  



  
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 09 Tháng Tư, 2014, 08:29:10 am
       
              Chào Đức Cường! Chào các bác! Chuyện kể của Bác chủ vẫn ngày càng hấp dẫn. Giời đây đã giảm đi những bùng bình súng đạn. Nhưng giờ đây nghe chừng tiếng bùng bình còn to hơn của nhịp Tim người Sỹ quan tuổi 28 chưa vợ. Như vậy đến giai đoạn "Máu" đã qua. Đến đọan " Hoa" rồi đây..hi hi.. ;D ;D ;D

             Tranphu341 chúc mừng và mong đươc đọc tiếp câu chuyện đang kỳ hấp dẫn của bác! Kính!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Tư, 2014, 02:32:43 pm
Bác tranphu ơi - Nhận xét của bác thật bất ngờ  . Đuccuong kể chuyên RIÊNG trên MVH là do vô tình . ( anh chàng linhquany , vaphothotu ... nhắn tin động viên viết về cô gái này. Vậy là ducccuong viết . Không ngờ được các bác ủng hộ ;D ) .  Đúng rồi " MÁU VÀ HOA" đó là trái tim người chiến sỹ ! Họ lao vào cuộc chiến không mù quáng . Họ đã sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng họ theo đuổi . Lý tưởng này được thấm vào máu do cha ông để lại .Và được bổ sung trên những trang sách giáo khoa thời niên thiếu .

Người chiến sỹ chúng ta cũng có trái tim biết yêu - thương- căm - giận . Biết rung động trước sự đau khổ của con người . Cầm súng nhưng trái tim không lạnh lùng . Vâng đó là HOA phải không bác tranphu nhỉ?
Hẹn gặp bác một ngày gần nhất. ( Nhớ khi đi mang theo vợt bóng bàn  ;D !?)

Kính bác .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Tư, 2014, 04:40:23 pm
Chào các bác .
 Đì đòm mãi cũng chán . Thỉnh thoảng tươi mát một tý xả trịt . Mời các bác nghe tiếp câu chuyện đời tư mà duccuong bị vấp…

                     ( tiếp theo )                   Chuyện riêng đời quân ngũ


Sau khi lá thư được gửi đi, tôi thấp thỏm chờ đợi để được đọc thư trả lời từ hậu phương miền Bắc xa xôi. Đó là tâm lý chung của bất cứ người con trai nào, mà tôi là một sỹ quan trẻ chưa vợ cũng đang háo hức tìm bạn . Nhưng càng chờ càng thất vọng . Cho đến một ngày nắng đẹp người lính quân bưu đưa tôi một bức thư kèm nụ cười hóm hỉnh. Ngoài phong bì là một địa chỉ rất kêu với nét chữ được trau chuốt : “ Người gửi – Lam Giang  lớp v7 K25 trường ĐH SP vinh”. Tôi xin trích một đoạn như sau :

Chào anh Đức cường !

Em xin tự giới thiệu tên em là Lam giang , cùng lớp V7 với bạn Thanh nga . Chiều nay , nghe bạn nga kể về cuộc gặp gỡ giữa anh và bạn ấy , một cảm xúc khó tả trong em  cứ lớn dần lên . Bởi từ lâu rồi em đã vô cùng ngưỡng mộ mến yêu người lính . Em đã từng say sưa hát cho mẹ và bạn bè nhiều lần bài hát : “  con gái mẹ đã trở thành người chiến sỹ ” Chắc anh biết bài đó? Em nhắc lại mấy lời đúng với tâm trạng của em “ lúc còn thơ ngắm  nhìn anh bộ đội , nhấp nhô cây súng dài con thích lắm mẹ ơi . mẹ bảo con gắng học xong lớp mười , mai khôn lớn mẹ cho đi bộ đội …”.

 Nhưng giờ bỏ lại giấc mơ xưa để làm cô giáo . nếu anh không phiền lòng , thì từ nay cho phép em thay mặt những cô giáo tương lai gửi tới anh và đồng đội những tình cảm thân thương từ hậu phương nhé ? Lửa chiến trường sẽ được sẻ nửa với chúng em…chờ thư anh – Lam Giang ”.

  Lá thư của một người chưa hề quen biết nhưng chứa đọng tấm lòng của người hậu phương với tuyền tuyến. Những lá thư của lam Giang gửi sang , đồng đội tôi luôn đòi đọc trước. Bởi theo họ , những lá thư đó là “ tài sản “ của tôi, được quyền sở hữu lâu dài. Và cũng là tôi, đại diện cho những người lính trẻ từ mặt trận viết thư hồi âm  cho cô ấy. Một lá thư vào tận Rô viêng không phải dễ, thậm chí phải đổ máu . Trong đơn vị tôi đã có hai chiến sỹ quân bưu bị thương một đồng chí hy sinh mùa hè 1988 do địch phục kích khi ngồi trên xe đi từ Thị trấn Lếch vào . Cung đường 56 này chạy lên đến tận biên giới Thái lan , do lính  sư đoàn 339 ( quân khu 9 )chốt đường trấn giữ . Bởi vậy, có lá thư tôi đã viết : “ thư bạn đến tay tôi đã lấm bụi chiến hào và có khi đổi bằng xương máu…”.

 Hai mùa khô trên cung đường biên giới nước bạn có lẽ phải đến hàng trăm lá thư đi và gửi về . Tính lãng mạn và hay tưởng tượng có từ thời cha sinh mẹ đẻ đã làm tôi phải trăn trở mỗi khi lá thư Lam giang gửi đến . Nhìn từng đoàn chim bay về phương bắc cũng thấy xuất hiện một sự thèm khát ước ao . Nằm trên võng nhìn hình hài những đám mây lững lờ trôi lại tưởng tưởng đến khuôn mặt của người con gái chưa một lần gặp . Nhìn dòng sông lếch chảy giữa rừng già với những bàn đá ven suối được ngơi ca bằng dàn nhạc chim rừng chẳng khác gì lạc vào động tiên Duccuong lại cầm bút  . Chúng tôi kể về cuộc sống gian khổ vất vả, về những trận bị địch phục kích trên tuyến đường 56. Và trong mỗi lá thư đó, tôi đều gửi theo nỗi niềm tâm sự ước mơ của một của một người con trai .

Tháng năm trôi qua, những lá thư của Lam Giang như cánh chim không mỏi vượt sông lếch đến tận mặt trận đường 56. Động viên chúng tôi hãy cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, đừng để “ phụ lòng người em gái hậu phương… ”. Tập thư theo thời gian ngày một dày thêm. Cũng có nghĩa đó là sự tích lũy tình cảm của tôi với em, như mạch nước âm ỉ chạy trong lòng đất để ra biển lớn. …( Còn nữa )








 





Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Tư, 2014, 12:01:31 pm
 
( tiếp theo )                                   Chuyện riêng đời quân ngũ


 Mùa khô ở K, đó cũng là mùa truy quét, mùa thi công các công trình phòng thủ biên giới. Nơi nghã ba Rô viêng rừng thiêng nước độc này cách biên giới Thái lan không xa. Ở đây chỉ rừng và rừng nối nhau chập chùng cho đến tận biên giới Thái. Tuyện nhiên không có một người dân nào sống trên trục đường dài khoảng 70km này ( tính từ thị trấn lếch đi vào ). Những cây khoọc thẳng đứng lá vàng úa, mọc trên thảm cỏ dày trông như một công viên hoang vu thật đẹp. Nơi đây có sông Lếch uốn lượn chảy qua. Đoạn sông này nhiều cá vô kể. Những buổi chiều tà, tôi thường ra suối ngồi trên phiến đá đọc lại những bức thư Lam Giang gửi rồi thả hồn mình trong đó. Nhìn những đàn chim bay về phương bắc, lòng thầm ước gửi giùm một cánh thư đến thành phố đỏ, nơi cô sinh viên văn khoa đang học,có lẽ cũng đang mong chờ tin thư người ở chiến trường.

 Mùa khô 1988. Những ngày cuối năm , tôi nhận được thư em . Lam Giang nói rằng đang làm luận án tốt ngiệp chỉ vài tháng nữa ra trường . Trong lá thư có cả  một tấm hình em gửi tặng . Đó là bức ảnh chụp chung cả lớp khi đi ngoại khóa , kèm theo một lời đánh đố gi sau tấm hình : “ Ở trong đây có một lời muốn nói . Được gửi vào ánh mắt dõi tìm anh” Và :  “Anh mà đoán được em theo chàng về luôn ”.
                      .
Trời!. Em đưa tôi vào tình huống quá khó . Tôi có phải nhà tiên tri đâu . Lớp văn của Lam Giang toàn là nữ, ai cũng cười như hoa hậu cả . Khó quá, nhìn bức ảnh cả lớp đang cười như đang chế nhạo thách đố mình . Làm sao đây để “ đưa nàng về dinh !”. Tôi dùng “kế của người mẹo” . Đó là chính sách hoãn binh . Tôi viết thư trả lời là đã tìm được nàng trong tấm ảnh do nhờ “ sóng tim” mách bảo . Nhưng về phép vào thăm lớp mới trả lời .

 Trong hai năm ở bên đó , tôi nhận được có đến một gang tay thư của Lam Giang . Cứ mỗi lá thư đi là những ngày sống trong mong đợi . Để rồi có được những giây phút hồi hộp đến hạnh phúc khi bóc lá thư đọc . Lam Giang nói rằng thư của anh đều được “ công khai ”cho các bạn trong lớp xem . Mỗi lá thư của tôi dần dần trở thành niềm vui chung của cả lớp V7 . Mọi người đều  mong chờ ngày gặp mặt để được nhìn thấy “ người hùng ” của họ từ chiến trường trở về . Và sẽ chứng kiến người lính đó nhận “ người trong ảnh ” là tác giả của những bức thư .

  Cũng mùa khô năm đó chúng tôi được lệnh khẩn cấp rút quân . Công trình K5 của bạn đang dở dang cũng đành bỏ lại . Nếu bộ đội ta rút thì con đường mà đơn vị tốn bao công sức và máu của đồng đội nghiễm nhiên trở thành đường vận tải cho lính cho Pôn pốt . Trước sức ép của dư luận quốc tế, buộc ta phải rút cơ bản hết quân về nước trong năm 1988 . Bởi vậy cuộc rút quân hết sức khẩn trương .

  Cả hai tiểu đoàn ( D2,D3 ) rút về thủ đô Nong pênh cùng nhiều đơn vị khác để còn quay phim chụp ảnh , dưới sự chứng giám của quốc tế. Còn tôi theo xe về đến Phà phreechs đam, nhảy xe ngoài về trung đoàn bộ đóng ở cầu Khmung ( gần phà cong pong chàm) để lấy tư trang khi đi công tác gửi lại ở ban tác chiến trung đoàn .

 Ít ngày  sau , cả trung đoàn bộ hành quân về nước bằng đường qua cửa khẩu Xa mát . Mặc dù rút bằng đường không chính thức, nhưng chúng tôi vẫn được nhân dân Căm pu chia chào đón đưa tiễn và tặng quà. Nhân dân đứng hai bên đường, họ tung hoa tặng trái lên xe. Đặc biệt là khăn rằn trùm đầu, khăn truyền thống đặc trưng của dân tộc khơ me . Rất nhiều người khóc, có lẽ họ nhớ lại những ngày đen tối và cảm ơn đội quân của phật đã cứu giúp họ thoát khỏi nạn diệt chủng . Bởi hành quân theo đoàn nên chúng tôi không phải xuống xe khi đi qua cửa khẩu. Tạm biệt đất nước chùa tháp, tạm biệt dòng Mê công còn nghe vang vọng tiếng thét gào. Cầu mong  đất nước bạn nhanh chóng ổn định chính trị để phát triển kinh tế.Chúng tôi không bao giờ quên sự hy sinh của đồng đội đã ngã xuống trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân Căm pu chia. ..

( Còn nữa )




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 10 Tháng Tư, 2014, 12:57:37 pm
 Chào duccuong. Chào các bác tham gia trang. Chích tôi theo dõi và đọc "chuyện riêng đời quân ngũ" của duccuong mà không biết viết thế nào cho thoả với ý mình định nói. Chỉ biết rằng. Ngày đọc tập truyện ngắn Mầm sống, Đường chân trời của nhà văn Triệu Bôn. Mảnh trăng cuối rừng của nhà văn Mình Châu. Điểm cao mùa hạ của nhà văn Mình Khuê nó đã làm tôi cũng quên ăn , quên ngủ để đọc cho xong. Giờ đọc truyện hồi ức đời lính của duccuong. Anh không phải nhà văn đích thực nhưng duccuong cũng đang lôi người đọc đi theo ngóc ngách của dòng văn. Chúc duccuong khoẻ tiếp tục những dòng Hoa... ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Tư, 2014, 01:17:50 pm
Cảm ơn chi CB đã có những lời tốt đẹp động viên duccuong . Đọc những lời chi viết dành cho duccuong mà thấy xấu hổ quá. vì duccuong đã bao giờ viết gì đâu . Thú thật chị là ngữ pháp còn chưa thuộc thì viết lách gì . Chỉ có điều đó là câu chuyện mà duccuong là người trong cuộc kể lại cho vui thội .
 
Tối nay sẽ viết tiếp chuyện duccuong vào lớp V7 để đoán người đã viết thư cho mình . Đó là một cuộc đấu cân não và tâm lý với các cô sinh viên lớp V7. Có thể xem đây là bản lề, để có thể " bắt nàng về dinh " không ;D
Một lần nữa cảm ơn chị . Cũng xin bật mý với chị , cô sinh viên Lam giang này cũng hay lướt trên VMH lắm đấy ;D ;D



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 11 Tháng Tư, 2014, 01:06:19 pm
    
 
( tiếp theo )                      Chuyện riêng đời quân ngũ


   Về đến hậu cứ Trảng Bàng. Công việc đầu tiên là viết thư báo cho Lam Giang biết chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trở về . Rồi hẹn một ngày không xa sẽ đến nhận diện cô thiếu nữ đầy bí ẩn kia . Dù chưa biết mặt, nhưng tôi cảm nhận trái tim mình đã thổn thức, hy vọng , xao xuyến bao đêm .

   Chúng tôi chưa kịp làm doanh trại nên ở tạm trong dân . Đây là đất bùng binh thuộc huyện Trảng bàng nhưng sát ngay đạo Củ chi . Công việc đầu tiên là xây dựng doanh trại . Chúng tôi làm hết sức khẩn trương . Vật liệu làm nhà khai thác ở tận huyện Dầu tiếng chuyển về .

   Vừa chuyển ra ngoài doanh trại ở chưa đầy tháng thì được lệnh giải thể đơn vị . Những đồng đội cùng chiến hào bịn rịn chia tay nhau , kẻ nam người bắc. Các sỹ quan có tuổi hầu hết đi chính sách còn các sỹ quan trẻ thì điều động đi đơn vị khác. Một số ra bắc chờ công tác trong đó có tôi.

    Chuyến tàu quân sự đưa chúng tôi ra bắc . Tôi nhớ trên chuyến tàu đó có rất nhiều đồng chí lính QĐ4 ngồi cùng toa . Họ cũng như chúng tôi sau bao năm chiến đấu nơi chiến trường khói lửa, đang mong mỏi một ngày trở về quê hương . Để  được nhìn thấy mẹ già đang hàng buổi chiều tà ngóng đợi con về . Để được nghe tiếng em thơ hòa quyện trong tiếng à ơ của mẹ. Và để được nhìn “ em gái nhỏ hậu phương ” với ánh mắt thẹn thùng chờ đợi... Chúng tôi tổ chức uống rượu ngay trên toa tàu , hát hò vui vẻ bởi “quê hương là chùm khế ngọt” đang đến rất gần .

  Ngồi trên tàu ba ngày liền , tôi phác thảo cho mình kế hoạch thời gian và phương án  khi vào trường đại học thăm “ em gái nhỏ hậu phương ” . Tôi biết cả lớp văn hầu hết là con gái . Và chắc chắn tôi phải trả lời câu đố “ tìm người trong ảnh ” mà tôi còn mắc nợ . Rồi sẽ bị hàng chục đôi mắt theo dõi bởi tác giả của những bức thư là “ người hùng” của họ từ chiến trường trở về !. Họ sẽ được nhìn thấy người mà bấy lâu nay họ ngưỡng mộ, tôn trọng . Và tôi sẽ phải  “ đối mặt ”với lớp V7 theo thể thức vấn đáp mà họ là người rất kỹ tính trong cách “chấm điểm ”. Làm sao đây để họ không thất vọng khi mình tiếp xúc với giới trí thức bút phấn này . Tôi vẫn hiểu lần đầu ra mắt quan trọng lắm , nó như là viên gạch lát đầu tiên ấy . Nếu đặt không thẳng là “ lệch hướng ” ngay . Nếu như không muốn nói là thần tượng bị sụp đổ .

Một anh bạn trong đơn vị ngồi cùng toa , lớn hơn tôi vài tuổi đã có vợ . Xem ra có kinh ngiệm từng trải , tư vấn cho tôi :

-   Mày vào phòng ký túc xá phải hết sức tự nhiên . Ăn mặc phải chững chạc  vào . Tốt nhất là mặc quân phục chẳng ai dám chê .Cứ coi như đi dân vận . Luôn vui vẻ chủ động  “tạo thế ” . Cứ manh dạn công bố .cô nào cười nhiều thì anh xin cưới luôn!.

 Cả toa cười vui vẻ .

 Về đến ga Vinh, anh em quê Nghệ an chưa về ngay mà đi xe ngựa đến nhà anh bạn là đồng đội chiến đấu về cùng lần này . Đồng chí đó tên là Hiển nhà sát cạnh chợ Vinh . Hiển là chủ nhiệm thông tin trung đoàn . Gia đình kinh tế vững nên khi rút quân về nước được mua theo tiêu chuẩn một xe cúp ở K đưa về. Sau khi ăn trưa xong mọi người hẹn ngày tái ngộ rồi ai về quê nấy. Tôi hẹn Hiển tối nay vào trường sư phạm vinh để thực hiện những điều mà bấy lâu nay mình chỉ sống trong trí tưởng tượng . Đó là gặp Lam Giang, cô gái chưa hề biết mặt nhưng như đã thân quen .

Tắm giặt xong . theo kế hoạch, sau bữa ăn tối , tôi vội vã đến nhà Hiển rồi cả hai cưỡi chiếc cúp đến “ tọa độ lửa  . Tôi đứng trước gương. Đã hai năm chưa soi lấy một lần . Chải tóc rẽ hai ngôi bóng mượt , rồi tự ngắm mình . Cũng được đấy chứ. Tôi tự động viên mình hãy bình tĩnh như vào trận đánh . Họ cười thì ta cũng cười . chẳng sợ gì. Nhưng nỗi lo nhất là “tìm người trong ảnh”trước sự chứng kiến của tập thể . Nếu đoán đúng thì chắc sẽ được mọi người ngạc nhiên trầm trồ thán phục và sau đó ta cứ việc đòi thưởng . Còn nếu không đúng thì sẽ nhận được một tràng cười thương cảm như pháo tết là cái chắc . Chà thật rắc rối . Tôi thở dài miểng lẩm bẩm " khó mà đưa nàng về luôn" được đây …

( còn nữa )



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 11 Tháng Tư, 2014, 08:37:51 pm
 ;D. Đọc truyện của duccuong và lời ngỏ bật mý của bạn. Chích tôi đầu nhỏ, mắt khá tinh nên đã biết rồi đấy nhé! Lam Giang cũng như bao người con gái khác rất quý lính luôn có tâm hồn, tình cảm với lính và luôn thích đóng vai phụ là NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH.  ;D. ;D. Mình đoán xong rồi đấy nhé!. Chúc ducuong khỏe tiếp tục câu truyện đang hay. Chào thân ai!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 12 Tháng Tư, 2014, 10:09:08 am
 chuyện Đức Cường cũng na ná chuyện của mình .
 hồi ở K mình được 2 em viết thư tọa độ trong đó có người con gái mà mình  đã kể trong bài " Em mang tên một dòng sông " trong re " lính trung đoàn tình nguyện quân  866..."Đó là một câu chuyện thật mà  như tiểu thuyết .Cô hàng xóm cũng biết vì mình kể và thỉnh thoảng lại hờn
    chuyện bắt đầu từ mình , Giữa năm 1976 trong chuyến hành quân bộ từ Anh sơn về xã Hưng chính huyện Hưng nguyên , khi nghỉ chân ghé vào nhà người họ hàng mình  đã viết bậy lên cuốn sách giáo khoa của cô nữ sinh lớp 10
  Đến cuối năm 1978 khi đang đánh nhau tại Mi mốt  thì mình nhận được lá thư của em khi em đã là cô sinh viên sư phạm văn . Khi ra Bắc thái mình thú thực là đang bị cô hàng xóm kèm chặt nhưng em không giận .Suốt mấy chục năm qua em vẫn dõi theo cuộc sống của mình  
  Đến giờ mình vẫn như mắc nợ em vì em và các bạn của em   đã động viên mình rất nhiều , tăng thêm nguồn sinh lực cho mình để vượt qua những gian khổ hy sinh ở chiến trường  và mấy chục năm sau  em lặn lội hàng ngàn cây số   ra Nghệ an   Lần gặp nhau duy nhất khi đã thành ông thành bà  đó em đã hỏi mình  rất thật " tại sao anh không là của em " mình run thật sự và đành phải nói "  duyên phận do trời em ơi  ".....
        Cuộc đời người lính đâu chỉ là đạn bom ....


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 12 Tháng Tư, 2014, 10:31:27 am
  Chào duccuong. Chào tai_lienson. Chào các bác trên trang M&H cùng độc giả.

     Đấy mà! Tôi nói có sai đâu. Chỉ có ai dũng cảm mới dám nói lên sự thật. Tôi vẫn thường nói, trong một biển lính thời chiến sẽ có ngàn vạn mối tình đẹp như trong tiểu thuyết được mang theo vào trận. Chỉ có người nói ra và người chưa nói. Bây giờ tuổi đã xế chiều, những câu truyện ngày xưa hôm nay mới được cởi nút qua mấy mươi năm. Chẳng có cái gì làm hại ta cả, nó là cả quá khứ đẹp,  kể chuỵện ngày xưa cho mình thấy lại cái đẹp, cái vô tư, cái bi tráng, cái nuối tiếc của một thời trai trẻ. Tất nhiên quan điểm của mỗi người có góc nhìn khác nhau...Lớp trẻ hôm nay cũng còn nhiều bạn họ cũng rất muốn được nghe chuyện của mấy ông bà già ngày xưa đấy các bác ạ!

    Mấy đứa cháu con anh trai tôi và đến thế hệ sau nữa.  Tôi mới tiết lộ nick cách đây chừng vài tháng thôi. Vậy mà chúng nó thi nhau đoc, thấy có tên của bố mẹ chúng nó ngày ấu thơ trong chuyện của bà cô mà nước mắt cũng chảy giòng, hết lời khen bà giỏi thật. Thế mà giờ chúng cháu mới biết. Tôi cũng đang định in ra cho anh chị tôi ( là nhận vật được nhắc nhiều đến trong chuyện) được đọc. Bác tai_ lien son ơi! tiếp tục theo dấu chân người lính duccuong và những người bạn lính đi thôi.

   Ngày còn ít người viết truyện tình yêu của lính. Anh thaiminhhung đã có bài viết trong topís. "Có môt cuộc ....." là truyện của CB là đại diện cho cả thế hệ trẻ thời đó..... giờ các lính già mới bắt đầu khơi nguồn cho tình xưa tuôn chảy mới thấy câu nói của anh thaiminhhung là quá chuẩn. xuanv338 Chúc anh em trong xứ Nghệ mạnh khoẻ, tiếp tục đều tay những câu truyện tính lính xưa đầy lãng mạn. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Tư, 2014, 04:30:35 pm
 Chị xuanv 338 nói qua đúng !
Trước lúc kể chuyên riêng này , duccuong đã viết lời ngỏ , hy vọng sẽ có bác cựu nào đó sẽ có mối tình tương tự và sẽ có tiếng nói đồng cảm với mình . Tôi nghĩ chắc chắn rằng, sẽ có nhiều bác cựu ta có mối tình rất đẹp trong chiến tranh nhưng các bác chưa thể kể ra vì lý do nào đó mà thôi .
tailienson cũng đã " khai " rồi . Có mấy người thành vợ chồng bằng mối tình đầu ? . Các bác khác cũng tự giác kể đi thôi . Lính cựu binh kể chuyện cho nhau nge có gì mà ngại các bác  ;D !.
Còn bây giờ duccuong tiếp tục câu chuyện dở dang...
 
--------------------------------------------------------------------------------------------------         -
   ( tiếp theo )                             Chuyện riêng đời quân ngũ


…Một ý nghĩ thoáng qua chắc Khổng Minh sống cũng phải gật đầu . Vốn là lính trinh sát mình phải phát huy đi chứ. Tôi nhận định Lam Giang sẽ không ngồi gần mình . Cô nào má đỏ rụt rè e lệ, cô nào bị bạn bè “ soi ”nhiều nhất ,hẳn đó rất có thể là người mình cần tìm .

   Hồi đó lính ở K về ai cũng có quần jin áo fun để diện bộ ngày nghỉ  khi ra ngoài doanh trại. Nhưng chúng tôi đã không chọn tư trang đó mà thống nhất mặc quân phục theo lời khuyên của anh bạn cho chững chạc, chắc các nàng sinh viên cũng sẽ thấy đẹp hơn trong ánh mắt . Buổi tối hôm đó là ngày 2 tháng 1năm 1989. Hai chúng tôi phóng xe Cúp xuống trường đại học ở phường Bến thủy . Thời đó có xe máy là oai lắm . Trước khi đi , chúng tôi không quên mua mấy cân bánh kẹo để làm thủ tục vào phòng sinh viên .

  Vào ký túc xá , cũng không phải tìm lâu . Chúng tôi đã thấy phòng ở của tập thể nữ lớp V7 khóa 25 bằng tấm biển nhỏ treo ở cửa . Hồi đó sinh viên ở hẳn trong ký túc chứ không ở tự do như bây giờ . Cả hai đứa nhanh chóng chỉnh đốn trang phục . Tim tôi đập mạnh , một thoáng lo lắng ào đến . Thế đã cưỡi lên lưng hổ rồi , chỉ còn nước tiến . Hãy dũng cảm lên duccuong . Muốn bắt  “cọp” thì phải vào hang chứ !. Tôi tự động viên  mình chờ đợi thời cơ .

Chờ một cô đi ra khởi phòng . Chúng tôi bước lại tự giới thiệu và nhờ cô quay vào thông báo giùm có anh Ducuong và bạn ở chiến trường mới ra , vào thăm chị em trong lớp . Thực ra chúng tôi cũng muốn để các cô sinh viên có thời gian chỉnh trang một tý và còn để dọn dẹp dây dựa trong phòng . Cô gái  ồ lên một tiếng bởi sự xuất hiện đột ngột của tôi rồi nhanh nhẩu nói :

 -    Chào anh . Lớp em biết anh đã lâu nay mới được thấy . Chờ em tý nhé.
Cô gái chạy vụt vào phòng , dùng hai bàn tay làm loa . Nói to:

 -   Thông báo, thông báo! Anh duccuong ở chiến trường đã ra . Hiện đang đứng ở cửa .
Cả phòng trước đó đang nói chuyện râm ran bỗng im bặt . Qua ánh đèn điện , tôi thấy mọi người vội vàng thu cất đồ đạc phơi lộn xộn do buổi tối mang vào . Hai cô gái bước ra mời chúng tôi vào. Vừa bước qua cửa tôi chủ động lên tiếng để dành thế chủ động :

-   Xin chào các bạn lớp V7. Mình là duccuong, còn anh bạn tên là Hiển. Vừa về Vinh sáng nay. Xin đến chào và ra mắt với các bạn .
Kèm theo là nụ cười tụ nhiên. Cả lớp tranh nhau “chào các anh ”.các cô đều xuống dường tầng để ngồi trò chuyện . Không thấy Nga đâu . tôi liền hỏi:
-   Nga đâu mà không thấy các bạn ?
-   Dạ. bạn về ngay bây giờ ạ .
Một cô gái ngồi ở cuối giường thứ hai lên tiếng. Tôi quay lại nhìn .Mắt tôi và cô gái gặp nhau. Tôi thoáng nhận  sự thẹn thùng bối rối trong ánh mắt cô gái .  

     Nga bước vào tôi nhận ra ngay . Mới đó mà hai năm một tháng, kể từ ngày chung chuyến tàu vào nam . Nga cùng các bạn chỉ ít tháng nữa ra trường ,còn mình hơn hai năm qua chinh chiến nơi biên thùy nước bạn, trưởng thành lên rất nhiều . Tôi nói với Nga:
-   Em và Lam Giang chia kẹo giúp anh đi.
Tôi hy vọng Nga nghe lời tôi vừa nói , sẽ gọi lam Giang ra chia kẹo thì sẽ mắc bẫy của tôi. Nhưng các cô rất cảnh giác .
Nga nói ngay:
-   Lam Giang là người đai diện cho lớp viết thư cho anh . Đó là bí mật của lớp em mà hôm nay anh phải nhận diện .
Tôi thấy nhiều cặp mắt liếc về cô gái đang bẽn lẹn ngồi cuối gường tầng thứ hai. Có cô bạn ngồi bên đang chọc gẹo. Thằng bạn tôi lên tiếng nhằm kéo dài thời gian :
-   Anh cường rất có tài tiên đoán . Sẽ nhận được Lam Giang thôi . Biết đâu họ đã có tín hiệu riêng . Còn bây giờ mời các em ăn bánh kẹo gọi là quà chiến trường .
Mọi người cùng cười vui vẻ, vừa ăn kẹo vừa hỏi thăm chuyện cuộc sống nơi chiến trường xa xôi .Thời gian hoãn binh này cốt để “đài quan sát” thẩm định . Các cô nào hay biết, đây là mẹo của chàng lính trinh sát đã từng trải trận mạc . Tôi quan sát nhanh . Vẫn ở dãy giường tầng thứ hai có ba người đang nói nhỏ gì đó rồi cười khúc khích . Có lẽ họ đang  “chấm điểm”mình đây. Trong đó có một cô bện tóc bím cột nơ trắng , má đỏ hồng, Dưới ánh điện trông cô càng rực rỡ . Nếu là người vô cảm thì sẽ không bối rối lảng tránh khi bị mình nhìn và đôi má không tự làm đỏ chín vậy . Kết hợp với nhiều hiệu ứng khác, tôi thầm nghĩ đây chính là Lam Giang , người mà khi ở K đã làm tôi thao thức bao đêm .
  Một cô gái như là cán bộ lớp đứng dậy công bố :

  - Bây giờ đến tiết mục tìm kim dưới biển . Đây là tập thể lớp em trong bức ảnh , anh duccuong đoán xem ai là người viết thư cho anh nào ?

Các cô nữ sinh ai cũng nhận mình là Lam Giang . tiếng nói “ em đây, em đây ”  râm ran cả căn phòng.Theo đó là những nụ cười hết cỡ .Áp lực lúc này đã ở đỉnh điểm . Tôi tự trấn an mình bình tĩnh đứng dậy nói ngay:

 -  Tôi thấy ở đây ai cũng đẹp, cũng thật đáng yêu. Nhưng có một Lam giang  duccuong muốn tìm thì…

Tôi dừng lại ở đó . Cầm đĩa kẹo bước đến cô gái má đỏ ngồi cùng các bạn ở cuối dường tầng thứ hai rồi nói tiếp :

-   Anh nhờ em mời các bạn ngồi phía trong nào.
-   
Mọi người như chợt giật mình yên lặng . Phút chờ đợi hồi hộp bao trùm căn phòng . Hẳn ai cũng tự hỏi tại sao tôi lại nhờ một thiếu nữ ngồi ở xa mình, trong khi các bạn nữ bên cạnh rất nhiều. Chắc ông lính này đang giở chiêu gì đây .

 Cô gái miễn cượng đứng dậy ấp úng :
-   Dạ em. Dạ…
Tôi nhìn thẳng vào mắt cô gái khẳng định :
-   Em là Lam Giang . Em mời các bạn ăn kẹo đi chứ .

Cá lớp bàng hoàng lặng im giây phút rồi tiếng vỗ tay bỗng vang lên . Tiếng vỗ tay không ngớt đã báo cho tôi biết mình đã là người chiến thắng . Lam Giang đứng như trời trồng . không hiểu cô quá bất ngờ hay hạnh phúc mà đôi má càng đỏ thêm . Mọi người vừa vỗ tay vừa hô điệp khúc “ Lam Giang , Đức cường - Lam giang , Đức cường ” không ngớt .
   Tất cả đều trầm trồ thán phục kể cả bạn tôi . Còn tôi thì thở phào nhẹ nhõm trong lòng vô cùng phấn khởi . Hai lỗ mũi tôi phập phồng . Thắng rồi , chuẩn bị yên ngựa để “ đưa nàng về dinh ! ” .  Một ý nghĩ thoáng qua và tôi mỉm cười với ý nghĩ của mình . Tôi bỗng nhớ đến mẹ . Lần này về báo cáo thành tích luôn . Mẹ tôi mà biết được tôi đã có bạn gái thì bà sẽ vô cùng phấn khởi  . Lần này mẹ sẽ mãn nguyện mẹ nhé …

 ( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 12 Tháng Tư, 2014, 07:31:57 pm
            Chào các bác! Hay quá. Chuyện kể của Đức Cường thật hay thật cảm động. Đúng là đã qua thời Máu và bây giờ thì đến thời HOA. PHẢI NÓI LÀ NGƯỜI SỸ QUAN ĐÃ MỘT THỜI LÀ LÍNH TRINH SÁT Ở CHIẾN TRƯỜNG THẬT LÀ THÔNG MINH THẬT LÀ BẢN LĨNH.

             Chưa biết cái kết hậu của việc này là thế nào nhưng quả là 1 câu chuyện hay và rất thật về tìng cảm, về tình yêu của Trai- Gái xưa đẹp thật đẹp.

                Xin chúc mừng Đức Cường!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 12 Tháng Tư, 2014, 08:45:36 pm
Chào các bác
Đã bao nhiêu năm gần gũi với Đức cường mà nay mới biết  Đức Cường có một mối tình đầu(?) đẹp, lãng man và nên thơ đến thế. Hơn nữa mình lại là dân văn chương chính hiệu của Trường Vinh, nay soi lại mới thấy mình "lép vế" với chị em quá.
  Người ta thường nói " nhất cự li , nhị tọa độ" có vẻ như không phải lắm. Bốn năm sống giữa "vườn hoa muôn sắc" mà chẳng để lại "dấu ấn" cho cô nào. Vậy mà Đưc Cường từ chiến trương K xa xôi vạn dặm...
 Tôi xin thề với bạn,nếu vợ bạn có hỏi Lam Giang là ai thì tôi sẽ cương quyết "dù chết cũng không khai Lam Giang là người yêu cũ của Đức Cường"


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tai_lienson trong 13 Tháng Tư, 2014, 09:59:41 am
Đức cường @ là lính trinh sát nhưng chọn cách hoạt động công khai là hơi dở .Đơn vị mình có mấy anh cũng viết thư tọa độ nhưng khi ra mắt là đi mấy người ,xưng là bạn của nhân vật chính .Khi gặp đối tác phải làm thế nào đó nhận dạng họ  được nhưng không để họ phát hiện ra mình .Chuyện đó cần thiết vì nếu như mình lép vế hoặc không ưng  đối tác  thì rút lui trong  bí mật mà tình cảm không bị tổn thương
  Cũng có cặp đôi như phó chính ủy trung đoàn nhận quân trang ,trong túi áo có lá thư kết bạn của cô thợ may X10, cô tha thiết nếu ai nhận bộ quân phục cô may thì hãy viết thư theo địa chỉ ....và bộ quân phục đã sang Cánh đồng chum .Phó chính ủy viết thư ...họ yêu nhau trên những cánh thư .Ngày về phép chàng hẹn gặp nàng ở vườn hoa Gia lâm với các ký hiệu như tình báo nhận nhau ..và họ thành vợ chồng


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 13 Tháng Tư, 2014, 10:37:12 pm
Chào tailienson - ý kiến rất hay .Đó cũng là một phương án chiến đấu . Rất thuận lợi cho việc rút lui . nhưng nếu tiếp tục tiến công thì tự mình làm thêm vật cản! Lý do là tự mình biến thành kẻ lừa dối cả lớp V7 ;D . Lúc đó còn chịu thêm rìu búa dư luận của bạn bè .
Chính vì vậy phải tiến công chính diện thôi ;D ;D
Ngày đó có máy đt di động để hẹn nhau thì đơn giản biết bao . và chắc rằng cuộc đời duccuong sẽ khác  ;D ;D
Nhưng ta hãy bằng lòng với những gì mình đã có hôm nay .

Thân ái


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 14 Tháng Tư, 2014, 08:15:52 am
 (tiếp theo )                          Chuyện riêng đời quân ngũ



…Tôi nhớ lúc đó có người hỏi căn nguyên . Nhưng tôi đâu giám nói cái mẹo vặt của thằng lính trinh sát, mà nói bừa là do “chúa mánh bảo” .
   Nga từ nãy giờ lặng lẽ theo dõi, cười vui cùng đám bạn . Giờ phút căng thẳng đã trôi qua . Chưa hết sự hồi hộp thì nga cầm cây gi ta đưa cho tôi rồi nói :

-   Anh cường đệm đàn đi . Bọn em biết lính yêu văn nghệ lắm . Lam Giang là  “ cây “ văn nghệ của nhà trường sẽ hát tặng các anh .
-   
Dù bất ngờ nhưng tôi cũng đưa tay đón lấy một cách tự tin . Thật may khi còn là học viên trường sỹ quan, tôi là cây gi ta của đội văn nghệ . Nhưng trong lòng vẫn băn khoăn không biết họ chơi trò ú tim gì nữa đây . Năm ngón tay đã lùa trên phím đàn . Phía cuối giường tầng kia , Lam Giang cất tiếng hát : “ em vẫn từng đợi anh , như hoa từng đợi nắng , như gió tìm rặng phi lao, như trời ca  mây trắng …”.
 Giai điệu thiết tha của bài hát  “ hoa sữa ”được cất lên…

Hồi ở chiến trường , viết thư gửi về cho các nữ sinh lớp V7 tôi  có viết rằng : “ Những khi rảnh rỗi,  cùng đồng đội ra sông lếch ( vì rất gần ) . Ngắm dòng sông lững lờ trôi lòng lại bồi hồi nhớ quê nhà . Nhìn đàn chim đang bay về bắc , ước ao mình sẽ như cánh chim vượt biên giới để trở về thăm quê hương nơi có mẹ già và em nhỏ đang mong đợi . Những lúc như vậy , bọn mình lại đưa lời ca tiếng hát để làm vũ khí . Mình rất yêu văn nghệ , là cây gi ta của trung đoàn đó . Dàn đồng ca hợp xướng của lính rừng với nhiều cung bậc vang vút lên gữa đại ngàn . Tiếng gi ta bập bùng , vọng lại trong vách đá như nhắn nhủ với người hậu phương rằng . sẽ có một ngày , chúng tôi trở về trong đoàn quân chiến thắng …”
[/i]
Thật là may cho tôi . Đúng là tôi chơi gi ta khá sành  điệu . Nếu hôm đó tôi không biết chơi gi ta thì mình sẽ rở thành thằng nói phét . Dù có thể ngụy biện  “do ngón tay đau!” cũng chẳng ai tin . Tiếng đàn của tôi hình như đã chinh phục được “ đội bạn ” . Cả phòng lắng dần , chỉ còn giọng hát và tiếng đàn vang lên .  Tôi liếc  nhìn  ra ngoài cửa sổ . Nhiều khuân mặt đang lấp ló nhìn vào . Các lớp khác cũng biết chuyện này hay sao mà họ kéo đến lúc nào không biết .
    Buổi đầu nên chúng tôi không chơi lâu dù cả lớp đều muốn chúng tôi ở lại để kể chuyện về đất nước chùa tháp . Tạm biệt các bạn lớp V7 hẹn ngày trở lại. Lam Giang và Nga thay mặt lớp đưa tiễn hai chúng tôi đến tận cổng trường . Đêm ấy không sao, trời giá lạnh nhưng tôi thấy tâm hồn mình thật ấm cúng .Chúng tôi  rảo bước bên nhau. Chẳng ai bảo nhưng Nga và Hiển tự tách ra . Có lẽ họ muốn cho chúng tôi có một chút thời gian hiếm hoi để nói lời tâm sự . Tôi nhớ khi chia tay, chúng tôi vẫn bắt tay theo kiểu tình đồng chí . Nhưng bàn tay hộ pháp của tôi không muốn rời bàn tay nhỏ nhắn mềm mại của Lam Giang  . Cái bắt tay hơi dài . Lam Giang khẽ rút tay, nàng e thẹn…

  Nhà tôi chỉ cách trường Lam Giang học mười lăm cây số . Thấy tôi về, mẹ tôi phấn khởi thấy rõ trên khuôn . Đứa em gái út đã đi học cao đẳng SP, còn mình mẹ tần tảo sớm hôm. Đã hơn một lần mẹ giục đi tìm vợ nhưng tôi chỉ cười trừ, viện lý do con chưa biết nhận công tác ở đâu . Tôi chưa thể nói cho mẹ biết đã có một tình yêu nhen nhóm, phôi thai trong trái tim . Một tháng phép trôi qua mau . Trong thời gian nghỉ phép, tôi đến thăm lớp vài lần vào ngày nghỉ . Nhưng khác với lần đầu, những lần đến sau các bạn vui đùa chào hỏi xã giao rồi rút dần, chỉ còn tôi với Lam Giang . Những lá thư chúng tôi gửi cho nhau trước đây đã gửi theo cả tâm tư tình cảm của mình bởi vậy con đường đi đến tình yêu cũng được rút ngắn. Chúng tôi vẫn chưa nói một lời hẹn bởi nàng đang học năm cuối và tôi chưa biết sẽ nhận công tác nơi nào .

  Hết phép . Tôi khoác ba lô ra phòng cán bộ binh chủng Công binh . Thời điểm này chiến tranh biên giới đã chấm dứt . Nền kinh tế đất nước vô cùng khó khăn. Có rất nhiều đơn vị giải thể. Nhiều sỹ quan trẻ xin đi xuất khẩu lao động hay chuyển ngành . Nằm chờ ở nhà khách T520 ( 256 thụy khuê ) hai tháng mà vẫn chưa nhận được quyết định . Tôi xin đi tranh thủ theo tiếng gọi trái tim. Hồi đó mỗi lần đi về rất khó khăn. Chủ yếu là đi tàu hỏa. Cũng may ở Thụy khê có tuyến xe điện đi ga Hàng cỏ nên cũng khá thuận lợi. Về đến nhà, tôi hành quân đến trường ngay. Thời điểm này Lam Giang đang làm luận án tốt nghiệp rất cần thời gian, nhưng với duccuong thì thật ưu ái . Chúng tôi đã về quê nhà của nhau. Nhà nàng ở sát đê sông Lam . Nhìn dòng sông trong xanh uốn lượn giữa đồng vàng mùa lúa chín, thì trái tim dù chai sạn nơi chiến trận cũng phải biết ngân lên . Lam Giang , dòng sông của biểu tượng quê hương xứ Nghệ đã đi vào trong bao trang thơ và lời hát dân ca . Phải chăng bởi con sông này mà nàng có tên thơ mộng như vậy !

     Tuần tranh thủ đó thật ý nghĩa với đời tôi. Chiếc xe đạp cà tàng liên tục xuất hiện ở cửa trường . Các bạn trong lớp hết sức ưu ái cho tôi mỗi khi vào thăm em bằng sự tế nhị của mình . Tối ngày 26-3 năm đó, nhà trường dạ hội và liên hoan văn nghệ. Tôi có một “ vé ”mời miệng của Lam Giang . Lần đầu tiên nhìn thấy Lam Giang biểu diễn dưới ánh đèn sân khấu . Tôi không khỏi giật mình bởi giọng hát thiên phú của nàng . Chả trách các bạn trong lớp gọi Lam Giang là “ chim sơn ca ”. Lam Giang hát bài " con gái mẹ đã trở thành chiến sỹ "với những lời ca từ thật ý nghĩa …. Có lẽ nàng muốn gửi tâm tư tình cảm của mình đến những người chiến sỹ đang canh giữ biên cương ...
            
( còn nữa )









Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 14 Tháng Tư, 2014, 02:16:42 pm

             Chào Đức Cường! Chào các bác! Tranphu341 đọc chuyện "HOA" Của bác chủ mà thấy trào nước mắt vì hay, vì cảm động quá. Cảm động đến nghẹn ngào.

             Đời lính gian khổ mà lại có chuyện tình đẹp như vậy, đẹp như hoa, đẹp như nhạc, đẹp như mơ, đẹp như như Thần Tiên trong các câu chuyện thần thoại.   ;D ;D ;D

               Cầu chúc cho các bạn nên duyên vợ chồng. Nếu được vậy thì có thể nói đây là một tình yêu, một cặp VỢ- CHỒNG hạnh phúc nhất. Tranphu341 xin chúc mừng các bạn!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 14 Tháng Tư, 2014, 06:00:42 pm
Hay quá!
Một mối tình tuyệt đẹp!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: china trong 14 Tháng Tư, 2014, 08:40:59 pm
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở ;D, lãng mạn quá


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: dapxichlo trong 15 Tháng Tư, 2014, 08:19:00 am
    -kính chào các bác ccb-chào bác Đức Cường chúc một ngày mới tốt lành.
  Đọc những ký ức của bác,của những người lính chiến có những kỷ niệm sâu sắc đẹp biết bao, chẳng có lời văn nào tả hết đầy nhưng bất ngờ đẹp như trong mơ,không hiểu sao em cũng có những kỷ niệm giống bác,nhưng chỉ khác là em chốn chạy những mối tình rất đẹp,và em đã từng bị bạn gái mắng
(đồ hèn) thực ra em không hèn,vì khi nhập trường để học em mới cố gắng bỏ cái nạng ra được có mấy ngày,em không muốn có một tình yêu thương hại,chiến tranh mà đâu ai muốn thế phải không bác.
    chúc bác mọi sự tốt lành


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Tư, 2014, 08:40:22 am
Chào bạn dapxichlo . Rất cảm ơn bạn đã sẻ chia với " Đời quân ngũ " . Thì ra hai chúng ta cũng giống nhau . Duccuong ra học sỹ quan mà mảnh M79 vẫn còn khá nhiều . sau này viện Qy 108 chụp phim giám định thì mới biết . Vì mảnh M79 nó rất nhỏ . Nếu ở phần mềm thì QY ho cứ để vậy . Nếu mảnh đạn cạn thì nó lồi ra ngoài da dần . Nếu sâu thì bị bọc mỡ lại .
Hồi đó mà giám định theo tiêu chuẩn thì làm gì còn lính chiến đấu! Phải không bác ? Có người trở lại đơn vị chiến đấu mà vẫn xin theo bông băng mang về để tiếp tục tự rửa vết thương ( tất nhiên sắp lành ) .

 Mời bác đọc đoạn kết nhé .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Tư, 2014, 09:14:36 am
(Tiếp theo )                            Chuyện riêng đời quân ngũ


…Tuần tranh thủ trôi đi nhanh chóng . ra đến trạm khách vẫn chưa có thông tin gì mới . Mấy thằng bạn đang nằm chờ xuất khẩu lao động sang Đức và nga cứ rủ tôi đi cho có hội , có thuyền . sang đó kiếm tý vốn về nhà làm ăn . Nghe thì có lý vì lúc đó xin đi lao động là được ngay bởi quân đội đang tinh giảm biên chế . Không ít lần tôi dao động . Nhưng rồi nghĩ đến mẹ , nghĩ đến cuộc tình còn dang dở tôi lại thôi .

   Ở nhà khách binh chủng CB chờ phân công nhiệm vụ khi chỉ hơn một tháng nữa Lam Giang ra trường. Nàng nói với tôi rất có thể phải vào Nam công tác – vì hồi đó, miền Nam đang thiếu giáo viên trầm trọng. Tôi ra đơn vị, nói đúng hơn là ra một trạm dừng chân, nhà khách của BTL CB để chờ nhận nhiệm vụ mới . Do đang chờ công tác, tàu xe đi lại thời bấy giờ vô cùng khó khăn , đơn vị giảm biên chế... tôi không có nhiều thời gian và tâm trí để viết thư cho Lam Giang như thuở trước. Hơn nữa, ở đây thư gửi đến cũng bị thất lạc bởi chúng tôi chỉ là “khách” và quân số ra vào thay đổi liên tục. Một thời gian sau, tôi lại tranh thủ về quê và tất nhiên sẽ vào trường thăm Lam Giang . Ngồi trên tàu mà đầu óc chỉ nghĩ về cuộc gặp gỡ ngày mai . Tôi quyết định lần này sẽ bày tỏ tình cảm của mình với nàng bằng những lời yêu thương được đơm hoa nhen nhóm từ những lá thư . Con đường vào ký túc xá hoa phượng rơi đầy, đỏ cả mặt đường . Lác đác mới có sinh viên qua lại chứ không tấp nập như mọi lần tôi đến . Linh tính báo cho tôi rằng , rất có thể nhà trường đã nghỉ hè, và lớp V7 của Lam Giang đã ra trường .

    Tôi bước vào ngôi nhà quen thuộc , Căn phòng ký túc trống hoác, buồn tênh . Cảnh cũ, trường xưa nhưng bóng người thân yêu không còn nữa .Tôi muốn kêu thật to “ Lam Giang . Em ở đâu !” Nhưng tất cả đều vô vọng . Tôi tự trách mình sao chưa nói với em một lời yêu thương , để  bây giờ làm lòng mình tan nát . Nhìn cánh hoa phượng lả tả cuốn theo chiều gió , màu đỏ như máu con tim đang rỉ máu chẳng khác gì mối tình đơn phương của tôi lúc này .

     Thời gian được nghỉ ngắn ngủi , hơn nữa công việc gia đình bận rộn đã không đủ để về quê Lam Giang tìm nàng . Tôi tự nhủ “ thôi tết này về hãy vào thăm cũng được ”. Tôi mất liên lạc với Lam Giang một thời gian khá dài từ đó . Sau này nghĩ lại thấy thật trớ trêu. Khi ở chiến trường, trên đất khách quê người, khi cái chết cái sống chỉ kề trong gang tấc thì cả hai chúng tôi luôn gửi được thông tin cho nhau. Nay trở về trên quê hương, đất nước mình, ngay giữa cuộc sống hòa bình thì tín hiệu giữa hai con tim bị cắt đứt! Thế mới biết rằng cuộc đời thật lắm trái ngang, và gánh nặng áo cơm thật là oan ngiệt . ( thời đó mà có đt di động thì  có lẽ “quân ta ” chiến thắng các bác nhỉ ? )

 Cuối năm 1989 tôi nhận quyết định về công tác ở lữ đoàn 279 bộ tư lệnh công binh . Đơn vị đóng quân ở thị xã Tam Điệp làm nhiệm vụ đắp đê lấn biển . Khi nhận nhiệm vụ quản lý một đội quân lấn biển .  Duccuong nghĩ sao phận mình giống Pa ven thế . Chàng Pa ven khi đất nước hết chiến tranh thì đi khai thác củi cho dân sưởi ấm qua mùa đông giá lạnh . Còn mình thì đi đắp đê ! Còn thử thách nào nữa không đây ?

 Những ngày quai đê lấn biển ở đất cồn thoi – Kim sơn cũng đáng gi nhớ trong đời quân ngũ . Có những ngày ngâm mình trong nước biển cùng chiến sỹ để đắp đê ngăn mặn . Sáng dậy ra công trường , nhìn con đê thành quả lao động của ngày hôm qua tan trong trong triều cường mà lòng xót xa. Đúng là “ dã tràng xe cát ”. Trong chiến tranh cần phải có người chiến sỹ dũng cảm nhưng khi đất nước hòa bình sang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế thì tư duy phải thay đổi  . Cán bộ chiến sỹ cần phải học tập để vận dụng KHKT vào thực tiễn nhiệm vụ để không còn cảnh “ nước sông công lính ” như người đời vẫn gọi .

 Tết đó tôi về quê và lập tức tìm về nhà nàng . Nhưng nàng không về quê ăn tết mà đã vào Nam nhận công tác và đã quyết định sang ngang . Khi tôi đến, mẹ Lam Giang đưa cho tôi một bức thư, bên ngoài có dòng chữ “Nếu anh Cường đến thì mẹ đưa cho anh bức thư này”. Xé vội phong bì, dòng chữ quen thuộc hiện lên:

   “Gửi người lính từ chiến trường trở về...

   Em vẫn từng đợi anh, đã từng đợi anh... Nhưng càng trông chờ càng mất hút. Bao cánh thư đi không một lời trở lại. Và em đoán được điều gì...Đò đã xuôi về nơi bến mới, bến cũ thôi chờ dù dạ vẫn khăng khăng... Xin gửi lại anh, sự ngưỡng mộ, sự chờ mong, niềm hi vọng, cả những ước ao... gửi lại anh tình yêu màu áo lính, tình yêu âm thầm trong những cánh thư đi.
   Hai chúng ta như hai dòng sông song hành ra biển lớn. Hẹn gặp ở kiếp nào...LG”
  
 Tôi thẫn thờ như mất một thứ gì quý giá, thiêng liêng lắm.Lá thư từ từ rơi xuống mà tôi đâu có hay. Tưởng rằng, thứ quý giá ấy đã ở trong tầm tay, đó là quyền sở hữu của tôi như ngày xưa đồng đội vẫn nghĩ rằng những bức thư của Lam Giang là quyền sở hữu của tôi vậy! Tại sao? Tại sao? Tôi biết trách ai? Trách tôi không ngỏ lời? Có nhất thiết phải nói lời yêu thương nữa không khi những bức thư kia đã thay ngàn lời muốn nói? Con gái họ cần một lời nói “anh yêu em” đến như vậy sao? Và không nói ra câu ấy nghĩa là không có tất cả, tất cả đều là vô nghĩa?

    Vẳng bên tai tôi vẫn là tiếng hát ngọt ngào của ngày đầu gặp gỡ “...Em vẫn từng đợi anh, trên những chặng đường quen. Tiếng hát ai xao động, thoảng mùi hương êm đềm. Kỉ niệm đầu tiên vẫn còn đâu đó...”
   Vậy là khép lại cánh cửa một trái tim!

                                                                   ***
25 năm sau...
Tình cờ, tôi đọc được những dòng này “...Thưa các anh các chị, em không phải là CCB nhưng trong trái tim em luôn nồng nàn tình yêu dành cho Lính, trong sắc màu em yêu luôn có màu xanh áo Lính và trong những tên gọi yêu thương tôn kính luôn có người Lính Cụ Hồ!

Một linh giác sâu thẳm trong tôi thức dậy. Tôi biết đó là ai!


                                                        Xin hết các bác ạ ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Linh Quany trong 15 Tháng Tư, 2014, 09:49:05 am
    Hay quá bác Đức Cường, nhất là đọc đoạn cuối của bác !

25 năm sau...
Tình cờ, tôi đọc được những dòng này “...Thưa các anh các chị, em không phải là CCB nhưng trong trái tim em luôn nồng nàn tình yêu dành cho Lính, trong sắc màu em yêu luôn có màu xanh áo Lính và trong những tên gọi yêu thương tôn kính luôn có người Lính Cụ Hồ!”

Một linh giác sâu thẳm trong tôi thức dậy. Tôi biết đó là ai!


   Em ngờ ngợ đọc đoạn này ở đâu, hình như còn được nhìn ảnh cả cả người viết nữa, để em xem lại xong bắt quả tó bác Đức Cường nhé !  ;D

  Cám ơn bác đã cho mọi người đọc một câu chuyện thật xúc động. Chúc bác luôn vui, và tiếp tục có những câu chuyện thật hay như này !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Tư, 2014, 10:29:30 am
   Hay quá bác Đức Cường, nhất là đọc đoạn cuối của bác !

25 năm sau...
Tình cờ, tôi đọc được những dòng này “...Thưa các anh các chị, em không phải là CCB nhưng trong trái tim em luôn nồng nàn tình yêu dành cho Lính, trong sắc màu em yêu luôn có màu xanh áo Lính và trong những tên gọi yêu thương tôn kính luôn có người Lính Cụ Hồ!”

Một linh giác sâu thẳm trong tôi thức dậy. Tôi biết đó là ai!


   Em ngờ ngợ đọc đoạn này ở đâu, hình như còn được nhìn ảnh cả cả người viết nữa, để em xem lại xong bắt quả tó bác Đức Cường nhé !  ;D...

Giời ạ, ổng Lính quân y kia, bắt cái giề, ..... chỉ những người yêu của lính thì mới viết được những dòng như thế cho lính, thế nhớ,  :D :D :D.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Linh Quany trong 15 Tháng Tư, 2014, 10:40:48 am

Giời ạ, ổng Lính quân y kia, bắt cái giề, ..... chỉ những người yêu của lính thì mới viết được những dòng như thế cho lính, thế nhớ,  :D :D :D.

   Cảm ơn đồng chí quangcan, gợi ý nhanh thế, tìm ra liền !  ;D

   Em cũng có một câu chuyện, được đăng trên chuyên mục Chuyện kể ở đại đội của QPVN, nó na ná nhưng không hay bằng của bác Đức Cường. Cũng khác luôn ở chỗ bác Đức Cường thì do điều kiện chiến trường, cho nên : Em vẫn từng đợi anh, đã từng đợi anh... Nhưng càng trông chờ càng mất hút. Bao cánh thư đi không một lời trở lại. Và em đoán được điều gì...Đò đã xuôi về nơi bến mới, bến cũ thôi chờ dù dạ vẫn khăng khăng... Xin gửi lại anh, sự ngưỡng mộ, sự chờ mong, niềm hi vọng, cả những ước ao... gửi lại anh tình yêu màu áo lính, tình yêu âm thầm trong những cánh thư đi.. còn đây do ông lính thời bình này chả biết mải mê cái gì nữa ! mời bác xem ạ !

http://www.youtube.com/watch?v=xUV1Lkvwmes

   Hi hi, thấy vui vui, em vào spam nhiều quá trong Toppic của bác, mong bác và các CCB thông cảm cho em ạ !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: dapxichlo trong 15 Tháng Tư, 2014, 11:09:04 am
  -Kính chào bác Đức Cường-chúc một ngày nắng đẹp
 Đọc đoạn kết của bác đẹp nhưng(đau),theo nghĩa của nó vâng nếu thông tin như bây giờ thì tốt biết bao,phượng hoa phượng luôn đi theo những năm tháng của tuối học trò,vết thương của chiến tranh qua năm tháng sẽ phôi phai,nhưng vết lòng thì luôn rỉ máu,chẳng có loại thuốc chữa khỏi ,cuộc sống và tình yêu dang dở là hai đường thẳng //tuy có gặp nhau ở vô tận,nhưng của cõi vĩnh hằng.
  Em và bác có nhiều điểm giống nhau quá,em chẳng biết nói sao cho hết,chúc bác và toàn thể mạnh khỏe mọi sự tốt lành.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 15 Tháng Tư, 2014, 06:04:17 pm
           
               Chào Đức Cường! Chào các bác!

                Tranphu341 đọc xong bài viết của Bác chủ mà thấy thật hẫng. Hẫng hụt như là chính mình vừa mất đi một cái gi đó, một điều gì đó thật quý giá, thật vô giá.

                 Sao thế hở Đức Cường? Trong chuyện này thấy Đức Cường thật đáng trách. Người chiến sỹ Trinh Sát, người Sỹ Quan Công Binh dạn dày trận mạc, thật nhiều thông minh, thật nhiều kinh nghiệm sống mà sao trong việc này lại để như vậy. Lam Giang đã phải đi xa đã phải chờ đợi trong nhung nhớ cùng hạnh phúc, cùng khổ đau. Cùng bao hy vọng mối tình đẹp như đũa ngà, đẹp như Tay Tiên. Tưởng rằng cây tình như vậy thì phải ''đơm hoa kết trái" Thế mà lại mang ĐẾN NHỮNG BẼ BÀNG KHỔ ĐAU.
       
              Trước máy tính mà Tranphu341 đắn đo mãi không viết được, không nói được gì. Nhưng rồi cũng vẫn phải có mấy dòng này gửi đến Đức Cường. Âu cũng là :   DUYÊN - CŨNG LÀ CÁI SỐ CỦA ĐỜI NGƯỜI. 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Tư, 2014, 09:04:33 pm
 Chích chào duccuong. Chào các bác. Cảm ơn duccuong đã kể xong câu truyện tình lãng mạn của lính thời chinh chiến. Lamgiang mình đã đoán rồi đấy nhé! có đúng không nào? Bác nào tinh thì đã nhận ra lamgiang là nick nào trên diễn đàn rồi đó. chúc duccuong đã tìm và gặp lại người yêu ngày xưa và  là người bạn tâm giao của hôm nay. Hẹn có ngày hội ngộ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Tư, 2014, 09:14:09 pm
Cảm ơn các đồng đội : tranphu , quangcan . linhquany chị xuanv338 ...và các bác cựu đã chia sẻ với hồi ức đời quân ngũ.
 " Người khôn người nói giữa chừng " . Các bác viết như vậy chẳng cần nói  rõ tên  duccuong biết các bác ám chỉ ai rồi  . Phục các bác !.
 Các bác mới đúng là những trinh sát tài ba . Còn hơn thế nữa , gọi là thám tử mới đúng  ;D ;D
Nếu chỉ rõ Lam giang là ai thì họ " lặn " mất là duccuong bắt đền đó.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 15 Tháng Tư, 2014, 09:31:19 pm
   Chào Đức Cường
Cách đây cũng rất lâu, khi hai thằng bắt đầu chơi thân với nhau.Thi thoảng mình vẫn được nghe về câu chuyện tình tuyệt đẹp của bạn với một cô gái sinh viên khoa văn nào đó có tên là Lam Giang.Bạn kể nhiều về những cánh thư không mỏi của nàng.Kể về sự nuối tiếc của  bạn về một mối tình thật đẹp nhưng kết thúc không có hậu.
  Mình còn nhớ. Có hôm hai thằng ngồi tí tách bên máy tính, đang kể say sưa kể về những ngày phép ngắn ngủi… bỗng bạn ngoái nhìn lại phía sau :o rồi hạ thấp giọng “Chuyện này tớ chỉ kể cho một mình cậu nghe thôi đấy”  ::).Mình cười và nói nhỏ(tất nhiên là rất nhỏ)  >:(“ Cậu tin tớ đi”
Bạn cũng cười và hóm hỉnh “tất nhiên là tin”. ;D
   Mấy năm nay, mình vẫn băn khoăn một điều  mà không sao lí giải nổi:“Tại sao mối tình đẹp như thế, lãng mạn như thế mà lại kết thúc như thế”?
Mọi sự băn khoăn mình đổ dồn cho đối tác, bên B.
  Mình cũng là sinh viên khoa văn, chỉ học trước Lam Giang “của cậu ;D” mấy năm thôi. Mình k21 còn nàng chỉ sau mình mấy khóa thôi. Gái khoa văn học giỏi, hát hay, múa đẹp và tất nhiên cũng rất lãng mạn,lắm mộng mơ...Nhiều mối tình sinh viên đẹp là thế nhưng khi ra trường thì "đường ai nấy đi".
 Hôm nay đọc bài kết của bạn mình mới hiểu rõ căn nguyên:

“Gửi người lính từ chiến trường trở về...
Em vẫn từng đợi anh, đã từng đợi anh... Nhưng càng trông chờ càng mất hút. Bao cánh thư đi không một lời trở lại. Và em đoán được điều gì...Đò đã xuôi về nơi bến mới, bến cũ thôi chờ dù dạ vẫn khăng khăng... Xin gửi lại anh, sự ngưỡng mộ, sự chờ mong, niềm hi vọng, cả những ước ao... gửi lại anh tình yêu màu áo lính, tình yêu âm thầm trong những cánh thư đi.
   Hai chúng ta như hai dòng sông song hành ra biển lớn. Hẹn gặp ở kiếp nào...LG”.


 Thì ra đây là lí do “Đò xuôi về nơi bến mới, bến cũ thôi chờ…”
- Bến cũ thôi chờ...
-À ra vậy!
Nếu gặp lại Lam Giang nhớ báo cho mình với nhá.Lần này phải hét to lên(chẳng cần phải hạ giọng nữa phải không bạn): ;D.
 - Lam Giang….Lam... Giang… :-*
Rưá là kết thúc có hậu nạ!
Chào thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 17 Tháng Tư, 2014, 06:24:34 am
Chào mọi người
Không hiểu khi đọc Chuyện riêng Đời quân ngũ, mọi người nghĩ gì nữa.Còn tôi, tôi nhớ tới một bài thơ.
   Xin chép ra đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
Những phút xao lòng
Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu
(Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
Yêu một cô, giờ cô ấy đã lấy chồng

Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng
Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được
Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn

Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được
Nghĩ về cái đã qua nhiều khi như nuối tiếc
Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn

Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn
Và cảm thấy mình như người có lỗi
(Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói
Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn)
Mà có trách chi những phút xao lòng
Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
Đừng có trách chi những phút xao lòng!
 
                                                                   Thuận Hữu


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 30 Tháng Tư, 2014, 03:05:13 pm
Chào các đồng chí
 
Sang căm pu chia lần thứ 2 Duccuong công tác tại E269 BTL CB.
Theo thông lệ hàng năm .Cứ đến ngày 30/4 anh em CCB trung đoàn 269 BTL CB khu vực Nghệ An - Hà tĩnh tổ chức gặp mặt để ôn lại kỷ niệm những tháng năm chiến đấu trên chiến trường K.
Năm nay tổ chức gặp mặt lần thứ 15 tại TP Vinh. Duccuong xin giới thiệu một số hình ảnh ghi lại cuộc gặp mặt
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/CopyDSC03146_zps66cd4567.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/CopyDSC03146_zps66cd4567.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03139_zps561a49ee.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03139_zps561a49ee.jpg.html)
Đồng chí Vương Cao Đài nguyên tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2, trưởng ban tổ chức đọc bài khai mạc
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03140_zps2e0ef19c.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03140_zps2e0ef19c.jpg.html)
Đồng chí Hào nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3, hội trưởng phát biểu ý kiến
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03129_zpsae2e32de.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03129_zpsae2e32de.jpg.html)
Người đứng thứ hai từ trái sang là đồng chí Đức nguyên trung đoàn phó kĩ thuật
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03132_zpsc3921591.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03132_zpsc3921591.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03133_zps00fa3224.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03133_zps00fa3224.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03144_zps232f5cbf.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03144_zps232f5cbf.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03135_zps96249019.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03135_zps96249019.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03124_zps26eb6670.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03124_zps26eb6670.jpg.html)
Hoàn thành nhiệm vụ


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sydinh6316 trong 01 Tháng Năm, 2014, 11:17:46 am
Xin chào các anh cho tôi hỏi có phải 269 là công binh trực thuộc BTL công binh phải không , nếu đúng các anh cho tôi hỏi có ai là lính 82 không vì tôi có đứa cháu đi lính 82 vào E 269 công binh đóng tại congphongcham , hiện nay đã qua đời vì tai nạn giao thông gia đình muốn làm QĐ 62 cho cháu mà không biết liên lạc ở đâu mong các anh chỉ giùm . Xin cám ơn
Cháu tên : Nguyễn Tâm Trực sn 1963 , nhập ngũ 1982 ra quân 1985 .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Năm, 2014, 07:25:20 pm
Chào bạn sydinh6316 :
Đúng vậy . E269 trực thuộc BTL công binh. Trung đoàn bộ đóng tại cầu Khmung ( cầu sắt ) cách bến phà Công phông chàm khoảng 4km trên trục đường 7. Tiểu đoàn 1 cầu phà đóng cạnh E bộ. Tiểu đoàn 2,3 đóng tại Lếch trên trục đường 56 tỉnh Pua sát. Hai tiểu đoàn này là tiểu đoàn công trình làm nhiệm vụ và đóng quân cách xa trung đoàn 200km.
Như vậy, cháu của bạn sẽ là lính tiểu đoàn 1 hoặc ở trung đội trinh sát công binh đóng quân ở Cong phông chàm. Năm đó có nhận lính Đồng tháp, tiền giang...không biết cháu của bạn ở tỉnh nào?
Đơn vị hiện nay đã giải thể ( bạn đọc hồi ký đời quân ngũ thì rõ ). Thang11/1988. Đơn vị rút quân về nước đóng quân ở xã Đôn thuận huyện trảng bàng . Tháng 12 thì đơn vị giải thể.
Trường hợp cháu của bạn thật đáng tiếc . Vì đ/v đã giải thể nên không thể có giấy chứng nhận của đ/v. Vì vậy bạn nên hỏi các bạn cùng nhập ngũ cùng đ/v ,cùng địa phương để làm tờ khai ( theo mãu).
Nếu còn quyết định ra quân thì dễ làm. Nếu mất bạn xin xác nhận của các tổ chức từ xóm trở lên xã. như CCB. Mặt trận , xã đội . Ra ban CHQS huyện xem khi ra quân có đăng ký quân dự bị không ? và xin giấy chứng nhận theo lời khai. Theo hướng đó gia đình sẽ làm được.
Đuccuong xin chia sẻ cùng gia đình.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Năm, 2014, 06:25:57 pm
   xuanv338 chào chủ nhà duccuong. Chào các anh em CCB Nghi lộc và các CCb miền xứ Nghệ. Chào tất cả các bác. xuanv338 xin được chúc mừng và chia vui với buổi gặp mặt thật giản đơn mà trang trọng, thắm tình đồng đội của các CCB trung đoàn 269.

  Trông đucuong thật vui thỏa nguyện khi hoàn thành nhiệm vụ. Bồi hồi, vẫy tiễn những người động đội đầy những nhớ nhung. ước cho thời gian chậm trôi! Chúc mọi người luôn có những cuộc gặp lại nhau vui khỏe.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 03 Tháng Năm, 2014, 09:28:45 pm
 Chào bác Dức Cường.
 Như vậy là khi rời QD3 bác đi học sĩ quan chỉ huy công binh phải không? Khi ấy trường này đã vào Bình dương chưa bác, trước khi vào đó trường này đóng quân ở làng tôi đấy bác ạ.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03144_zps232f5cbf.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03144_zps232f5cbf.jpg.html)
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/DSC03124_zps26eb6670.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/DSC03124_zps26eb6670.jpg.html)
Hoàn thành nhiệm vụ
Mỗi lần được gặp nhau gương các bác ai cũng rạng ngời hạnh phúc   


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Năm, 2014, 09:34:17 pm
Cảm ơn chị CB , hongc9d3E886 và các bác đã đến thăm nhà "đời quân ngũ "
Hơn một tuần nay do làm đường mở rộng nâng cấp quốc lộ 1A  họ dỡ cột điện nên đường dây intonet toàn tuyến đoạn này không hoạt động được . Tình hình này còn kéo dài vài ngày nữa . Mấy ngày nay không ngồi máy nên không biết khách gé thăm nhà .
Trường công binh trước đóng ở cạnh sân vận động suối hoa thị xã bắc ninh. Trường chuyển vào Bình dương năm 1978 . Duccuong không học trường Sq CB mà học trường SQ phòng hóa . khóa 80-83. Ra trường về công tác ở các đơn vị thuộc BTL CB như đã kể trong " đời quân ngũ".
Bác tailienson hay kể chuyện về bạn lắm đấy. Hẹn gặp ở xứ Nghệ bạn hongc9d3 nhé .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 07 Tháng Năm, 2014, 02:18:53 pm
..........................
Trường công binh trước đóng ở cạnh sân vận động suối hoa thị xã bắc ninh. Trường chuyển vào Bình dương năm 1978 . Duccuong không học trường Sq CB mà học trường SQ phòng hóa . khóa 80-83. Ra trường về công tác ở các đơn vị thuộc BTL CB như đã kể trong " đời quân ngũ".
Bác tailienson hay kể chuyện về bạn lắm đấy. Hẹn gặp ở xứ Nghệ bạn hongc9d3 nhé .
  Hóa ra trường này chuyển đi từ năm 1978,  bác nhớ chính xác vị trí đóng quân của nó. Ngày còn ở đó tôi thường vào chơi vì có nhiều cây dâm mát. Lúc đó bác Răng là hiệu trưởng, mặt ông bị nám. Khi trường vào bình dương tôi cũng đến chơi với mấy đứa cháu học ở đó. Trường ở BD ít bóng mát, đất đỏ quí người lắm ;D ;D ;D
  Bác Tai_liênson cùng E với tôi nhưng khác D, lên 2 anh em thỉnh thoảng liên lạc với nhau, hỏi han...kể nể ;D ;D ;D Có dịp vào xứ nghệ, mong được gặp  bác


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Năm, 2014, 04:53:02 pm

Chào các đồng chí.

Trong bài viết “ đi tìm liệt sỹ mất tích ” ( trang 36 “ đời quân ngũ” ). Khi trở về khu vực cao điểm 200 ( My mút ) tìm thi hài mất tích của đ/c Sơn . Tôi có nói rằng sẽ kể lại câu chuyện bi tráng này sau . Vậy hôm nay Duccuong xin kể. Nếu một lý do nào đó nói rằng không nên kể câu chuyện này bởi sự phản cảm thì các đ/c chí cũng lượng thứ bỏ qua . Bởi dẫu sao câu chuyện này xảy ra trong đại đội trinh sát sư đoàn 320A năm 1978 tại huyện My mút tỉnh công phong chàm .

                                                            Công và tội

Khi tôi viết những dòng này lòng đau như cắt bởi nhân vật chính trong trang viết là một  người lính trong đoàn quân đã góp công viết lên trang sử hào hùng của sư đoàn 320A còn ở trong tù . Anh đã mang trọng tội cách đây 6 năm cũng vì từ cái tính ngang tàng bướng bỉnh “ chẳng sợ ai ” từ ngày còn là chiến sỹ vẫn chưa chữa được .Nên trong đời thường sống buông thả dẫn đến vi phạm pháp luật .

Nhưng cái phần đẹp đến hào hùng khi anh còn là chiến sỹ trinh sát C20 F320A thì thật đáng khen . Đó là một chiến sỹ lì lợm gan dạ . Tôi xin kể một câu chuyện bi tráng trong rất nhiều mẩu chuyện về chiến tranh mà những ai ở C20F320A trong những năm 1978-1979 đều biết .

Đó là khoảng tháng 9/ 1978 chúng tôi mới vào trú quân tại cao điểm 200 thuộc huyện My mút tỉnh Công phông chàm . ( cách biên giới Việt nam khoảng 20km ) . Cũng chính tại nơi này đồng chí Hoan chính trị viên đại đội đã hy sinh do dẫm phải mìn khi đi tìm vị trí đặt khẩu đại liên bảo vệ nguồn nước cho đại đội và các đơn vị lân cận .

Một buổi chiều trời đã chạng vạng tối . Chúng tôi được thông báo có sáu đ/c tân binh được bổ sung vào đại đội . Tất cả đều là người tỉnh Hà Nam Ninh . Tiểu đội tôi được bổ sung thêm một người . Một lúc sau tôi thấy anh Tỉnh tiểu đội trưởng dẫn đồng chí này về và chỉ nơi mắc võng , cạnh võng của tôi nằm . Cả hai chúng tôi cùng chung một gốc cây cao su nhưng đối đầu nhau . Do trời đã tối, trong rừng cao su lại càng tối hơn .Vả lại muỗi trong rừng cao su thì nhiều vô kể nên tôi chỉ ngồi trong võng đã mắc màn hỏi sang chứ không nhìn thấy mặt . Sau vài câu tìm hiểu xã giao , tôi được biết đồng chí đó tên là Sơn , nhập ngũ đầu năm 1978 . Chúng tôi đi ngủ sớm để tối còn phải gác . Đến gần sáng tôi nge tiếng đ/c tiểu đội trưởng gọi :

-   Sơn . Dậy chuẩn bị đi công tác !

Không có nhiệm vụ nên khi tôi dậy thì anh em đã lên đường . Hỏi mới biết trong tiểu đội có bốn đ/c ( và thêm  một đ/c thông tin 2W ở tiểu đội thông tin ) đi vào bám địch trong khu vực bản Xa la ( tên trên bản đồ ).

Ngay chiều tối hôm đó đồng chí đại đội trưởng lê thanh Trung thông báo cho toàn đại đội biết, toán trinh sát bị địch phục kích hiện thất lạc trong rừng . Ba đồng chí đã lên máy báo cáo về đại đội . Còn hai đồng chí hiện bị lạc trong  vùng địch , đó là đ/c viết và đ/c sơn .

 Đồng chí Viết là một trinh sát kỳ cựu, đã đi bám địch nhiều lần , được đào tạo lớp Atrưởng tại trường quân chính quân đoàn 3 . Còn đ/c Sơn là một tân binh .
Đây là chuyến đi công tác đầu tiên của đồng chí . Tin hai đ/c trinh sát bị lạc trong vùng địch được sư đoàn thông báo cho các đơn vị biết để sẵn sàng giúp đỡ khi phát hiện và tránh bắn nhầm trên đường tìm về đơn vị . Tất cả chúng tôi trong đơn vị ai cũng lo lắng vì cả hai đồng chí đều không giữ bản đồ và không có địa bàn . ( tiểu đội trưởng cầm ) . Ở vùng tác chiến này , nếu thời tiết tốt , trèo lên cây cao thì vẫn nhìn rõ núi bà Đen của Việt nam . Đó là cách tìm phương hướng tốt nhất để trở về đơn vị . Chẳng hiểu các đồng chí có biết để vận dụng mà tìm đường về ?. Nếu xác định sai phương hướng thì sẽ lạc sâu vào vùng địch và tất nhiên sẽ mãi mãi không bao giờ trở lại .

Chiều ngày hôm , sau toán trinh sát thất thểu trở về . Chỉ còn ba người . Đúng là “như lính bại trận ”. họ buồn bã vì không hoàn thành nhiệm vụ chỉ là một phần bởi đó là qui luật chiến tranh. Cái chính là họ bất lực không cứu được đồng đội  . Không khí ảm đạm bao trùm trong đ/v . Một nguyên tắc trong chiến đấu là phải tìm cứu đồng đội cho dù có phải hy sinh . Biết vậy nhưng anh em chúng tôi vẫn hỏi anh Chước ( quê Bắc ninh ) :
- các anh có quay trở lại tìm không ?

Anh Chước trả lời :

- Đã hai lần quay trở lại và mở rộng khu vực tìm kiếm .Có lúc còn liều gọi . nhưng …
Anh buồn bã lắc đầu .

Ba ngày sau . C11 D3 E48 báo về sư đoàn : “ có một đồng chí trinh sát đã về đến khu vực chốt giữ của đơn vị trong tình trạng sức khỏe kiệt lực . Đó là đ/c chí viết . Cả đại đội mừng rỡ nhưng còn đ/c sơn ?...

 (Còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Năm, 2014, 08:42:55 am
                
   ( tiếp theo )                                    Công và tội

...Viết và tôi cùng người Nghệ tĩnh. Quê viết ở xóm 4 xã Diễn tân , huyện Diễn châu . Chúng tôi chơi với nhau khá thân . Dáng người viết to đậm rất khỏe và đặc biệt nhanh nhẹn . Có đầy đủ tố chất của người lính trinh sát .  Khi viết được anh em vận tải trung đoàn 48 cáng đưa về , cả đơn vị ùa ra đón , hỏi han . Nhìn Viết tiều tụy , quần áo rách rưới tươm tả , hai bàn tay rách xước bầm máu do phải bò nhiều làm đồng đội xúc động đến ứa nước mắt . Ba ngày sống trong đói khát vừa phải mưu trí chống chọi để vượt qua tuyến phòng thủ của địch vừa phải tìm đường về mà chỉ có một mình , là điều chưa có trong tiền lệ . Mừng cho đ/c Viết bao nhiêu thì lo và thương đ/c Sơn bấy nhiêu .

Đại đội trưởng hỏi ngay câu hỏi mà mọi người ai cũng rất muốn biết :
- Sơn đâu ?
Viết trả lời :
- em cũng không biết nữa . Rồi Viết kể lại câu chuyện như sau .

Lúc đó khoảng 5 giờ chiều . Toán trinh sát bắt đầu tổ chức vượt đường . Mới qua được hai người chưa kịp cảnh giới cho cả toán sang thì bị địch phục kích nổ súng . Hỏa lực địch tập trung quá mạnh nên hai đồng chí không thể chạy quay trở lại . Tình huống bất ngờ và thực sự khó khăn bởi chỉ có 5 đ/c thì bốn đ/c mang AK , tổ trưởng mang phóng lựu . Với trang bị như vậy làm sao chống chọi được nên đồng chí tổ trưởng đã ra lệnh cả tổ rút lui để bảo toàn lực lượng . Khi chạy về sau thì chỉ có ba người đó là anh Thịnh  thông tin 2w, anh chước trinh sát viên và tổ trưởng .Còn hai đồng chí Sơn, viết không thấy .

Sau phút giây bị động , Viết và Sơn  nổ súng về phía địch để trấn áp rồi cả hai lăn sang đường . Để ngăn chặn sự truy đuổi của địch , Viết đã ném hết lựu đạn về phía địch .Trời lúc này đã nhá nhem tối . Nghe tiếng đề pha của súng M79 rất gần nhưng cả hai không dám lại bởi không biết đó là địch hay ta .( sau này về nghe anh em nói lại . Đó là toán trinh sát bắn hỗ trợ khi quay trở lại tìm hai đồng chí ). Vậy là toán trinh sát thất lạc nhau từ đây . Cả hai đều không có địa bàn và bản đồ , trời tối thế này làm sao biết đường về phía ta . Thế rồi cả hai phải dừng lại nghỉ trong một rừng tre khi không còn biết lối ra .

Mờ sáng . Nghe tiếng nói lao xao .Cả hai bò tiếp cận thì đây là một tốp Miên , đầu quấn khăn rằn đang gùi gạo và đạn dược . Vậy đây là tốp lính vận tải ra tuyến trước ! nghĩa là đêm qua đã đi lạc sâu vào vùng địch .

Một đêm giữa rừng đầy lo âu rồi cũng trôi qua . Mặt trời phương đông đã mọc . Hướng đông là hướng việt nam . Cả hai đều nhớ góc phương vị khi đi là 135 độ , vậy khi về sẽ là hướng tây nam . Buổi sáng cả hai nhìn mặt trời qua bóng cây để xác định hướng để hành tiến . Nhưng rồi cơn mưa rừng ập đến thật không đúng lúc cướp mất cơ hội tìm phương hướng duy nhất của hai chiến sỹ . Vậy là xảy ra chuyện tranh cãi phương hướng giữa hai người .Từ sự bất đồng dẫn đến tranh luận gắt gao , không ai chịu nghe ai . Không ai là người chỉ huy . Giữa cái sống và cái chết lúc này thật mong manh . Một sự quyết định liên quan đến tính mạng mà phải quyết định ngay trong phút chốc nên cả hai  đã không đủ bình tĩnh để thuyết phục nhau . Chỉ là một sự thách đố bồng bột trong giây lát và tai hại đã ập đến . Chuyện hy hữu đã xảy ra , cả hai nhất trí “ đường ai nấy đi! ”.

Từ giờ phút này Sơn đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại nữa . Còn Viết thì cứ nhìn vào gốc cây , tảng đá chỗ nào rêu mọc nhiều là hướng bắc từ đó xác định hướng để trở về….( còn nữa )








Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 08 Tháng Năm, 2014, 09:14:08 am
   Bài viết đang hồi hấp dẫn.
 Đang theo đi theo hồi ức của bác đây. Bác ạ, cái bản đồ bác nên xin sự trợ giúp của bác Quangcan, bác này di ỉ gì di cái gì cũng có ;D ;D ;D .Có bản đồ minh họa thêm thì tốt biết mấy, ờ mà lâu lắm rồi không thấy bác Quangcan xuất  hiện nhỉ ??? ??? ???


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Năm, 2014, 10:16:26 am
Cảm ơn hongc9d3E866F31QĐ3 :
Lần trước trong bài viết " qua xóm vắng "( đời quân ngũ trang 6) quangcan đã đưa bản đồ vùng này lên  có cả cao điểm 200 trong bài viết . Nhưng bản xa la này nằm phía đông nam cao điểm 200 khoảng 3-5 km. nếu gép thêm một mảnh nữa thì thấy bản này.

* Năm 1994 duccuong đi hội thao ,đã từng đá bóng ở sân vận động suối hoa rồi đấy. Hồi đó trường CB này ông Ung răng làm hiệu trưởng.
* trường SQCB ở bình dương nằm cạnh bờ sông sài gòn. Duccuong cũng đã vào đó. ngày ở E269 BTL CB giải thể .Nếu mình nhận nhiệm vụ thì mình đã làm giáo viên của trường này.

chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 08 Tháng Năm, 2014, 10:28:52 pm
  Vâng ông Ung Răng, tôi không nhớ họ của ông. Ông nói giọng miền trong, nhưng khúc triết dễ nghe, tôi gặp ông vào năm 74-75 gì đó, bởi trường PT tôi học kết nghĩa với trường này.
  Bác đã về Bắc ninh, vậy lý do bác nhớ rõ vị trí của nó giờ tôi đã hiểu ;D ;D ;D Cổng làng tôi ở chéo một tí với cổng chính của trường này. Hiện nay trung đoàn công binh 229 vẫn sử dụng cơ sở vật chất ở đây, hầu hết vẫn nguyên bản như vậy.
 Tôi xem bản đồ điểm cao 200 trong " Đời quân ngũ" lúc đầu, nhưng bài viết đang hay lại đi lật lại ngại lắm ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Năm, 2014, 10:45:19 pm
 chào hongc9d3.

Không mấy khi gặp nhau trên MVH cùng thời điểm . cái làng của bạn tôi đã từng uống mấy vại rượu vì ở đó 2 tuần. có mấy cô y tá viện 9 ( quân khu 1 ) thấy chàng trung úy trẻ đẹp giai cứ liếc mắt liên tục ;D ;D
Và duccuong không quên vượt sông cầu để tìm những người chiến sỹ c20 F320A ở hà bắc. Những bài viết của duccuong hôm nay các bạn c20F320 đọc rất nhiều . Họ chỉ ĐT vì họ không tham gia VMH. Thật đáng tiếc!
Duccuong xin nói lại. Ngôi làng bên kia bờ sông cầu có nhiều chiến sỹ c20 F320 mà duccuong đã đến tận nhà chơi.
Lữ đoàn CB công trình 229 duccuong quen biết rất nhiều. Họ đều là lữ đoàn trưởng nhiều thời kỳ. Riêng anh Kiệm ( người thanh hóa ) bây giờ đang là TMP binh chủng trước đây là tiểu đoàn phó E269 cùng trung đoàn với duccuong khi sang K lần 2.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 08 Tháng Năm, 2014, 11:15:58 pm
  Đúng đấy bác, QY viện 110 là viện QK1 nhưng nó nằm ở cổng sau làng tôi. Có tí nào không với các cô yta ở đó ;) :D ;D Nếu các cô gốc dân quan họ thì bác khó bỏ qua lắm.
  Khi vượt qua cầu, ngôi làng đó nằm bến trái hay phải cầu hả bác. Hồi đó khu vực Bắc giang lính 77 vào 320 nhiều, còn Bắc ninh vào QK tả ngạn, riêng 08/76 tất cả vào vào F10.
 Lữ đoàn 229 có cả 1 khu đất rất rộng phân cho CBCC của đơn vị. Mọi người xây dựng nhà của khang trang lắm


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Năm, 2014, 11:28:07 pm
Lính Hà bắc trong đại đội với duccuong là lính nhập ngũ tháng 8/ 76.  Anh Chước trong bài viết " công và tội " ducccuong đang kể chuyện là người làng này. Khi hội thao ở hà bắc (1984 ) duccuong đã tìm về tận nhà chơi.( qua cầu khoảng 1-2km)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Năm, 2014, 06:44:05 am
          ( tiếp theo )                           Công và tội

... Buổi chiều nhìn mặt trời thì dễ xác định hướng nhưng Viết không thể đi nhanh vì rất dễ bị phát hiện . Mà đã bị địch phát hiện thì hy sinh là điều khó tránh khỏi . Vậy là Viết hầu như phải bò . Nước uống lúc này cũng đã hết mặc dù rất tiết kiệm . Lương khô còn nhưng do miệng bị khô nên cũng không nuối nổi . Ngày thứ hai đói , khát đã làm suy kiệt sức lực nhanh chóng . Đêm thứ hai ập đến . Lại phải nghỉ cho an toàn nếu không sẽ đi nhầm hướng . Chiều nay, có một tia hy vọng đã nhen nhóm đó là khi leo trên cây để quan sát , Viết thấy xa xa có rừng cao su . Viết nhớ rừng cao su ở khu vực này ta quản lý hoàn toàn.
 
Địch đã bị đẩy ra ngoài vùng rừng cây lúp xúp .Vậy sáng mai cứ hướng đó mà tiến . Lúc chập tối nghe tiếng súng nổ dữ dội  rất gần . Viết nhận định  sắp gặp bộ đội ta rồi . Động lực tinh thần cùng niềm hy vọng nhen nhóm đã tăng thêm sức mạnh cho viết nhanh chóng trở về đội ngũ . Viết nhớ tới lời đ/c đại đội trưởng dặn “ khi chiến đấu bên này , nếu bị lạc đường thì trèo lên cây cao, nhìn núi Bà đen định hướng mà về ” nhưng Viết không thể vừa leo cây , vừa mang súng mà không có người cảnh giới . Hơn nữa, sức lực đã kiệt do đói khát nên không thể thực hiện được .

 Sang ngày thứ ba . Viết lúc thì bò , lúc thì trườn qua bãi trống . lúc thì đi khom khi qua rừng cây lúp xúp cho đến trưa thì nghe thấy có tiếng người rõ dần , họ phát ngôn bằng tiếng việt . không còn nghi ngờ gì nữa , Viết lê đi rất nhanh . Khi thấy trang phục đúng của bộ đội ta thì Viết chỉ còn đủ sức đứng lên kêu một tiếng rồi đổ xuống ngất lịm . Khi viết tỉnh dậy thì thấy đã nằm trong trạm xá (một nhà bạt ) của trung đoàn 48.

Vâng . Viết đã trở về . Còn sơn thì mãi mãi đi vào chốn vô định . Có lẽ anh đã xác định sai phương hướng và đi vào vùng địch . Thương anh bao nhiêu thì trách anh bấy nhiêu bởi sự bồng bột của tuổi trẻ , của một người lính lần đầu ra trận . Tôi cố hình dung khuân mặt của sơn nhưng không thể . Rất nhiều anh em hỏi nhau “ Sơn , mặt nó như thế nào nhỉ ?”. nhưng chỉ rất ít người biết còn lại là như tôi  . Với tôi , chỉ còn tiếng nói của Sơn âm vọng bên tai đọng lại :“ Em quê ở ý yên Hà nam ninh ”.

Kể lại câu chuyện này tôi thấy lòng mình se lại bởi tình đồng đội bị tổn thương . Nhưng trong chiến tranh biết bao câu chuyện có thật mà chưa thể ai nói hết . Ở đây , không phải họ bỏ nhau trong chiến đấu nhưng họ muốn khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của mình .

Tuổi trẻ với thuộc tính bồng bột , sự tự ti có lúc lấn át lý trí và tất yếu hậu quả không lường hết được . Linh hồn và thể xác Sơn mãi ở cõi vô biên . Hy vọng sau này giải phóng đất nước k . Quan hệ hai nước hữu hảo thì may mắn sẽ tìm được và đưa anh về tổ quốc bằng ngôi mộ được gi “liệt sỹ vô danh” . [ nhưng tháng 5/ 1979 tôi cùng mấy anh em trong đ/v trở lại tìm thi hài liệt sỹ Sơn như trong bài viết “trở lại tìm liệt sỹ mất tích” (ở trang 36 Re : Đời quân ngũ) .nhưng đã không thể tìm thấy thi thể Sơn ] .

Khi đơn vị ra Bắc thái . Viết thường xuyên vi phạm kỷ luật bởi tính tự do vô kỷ luật có tính hệ thống nên phải chuyển xuống trung đoàn 52 cho đến ngày ra quân .

Do điều kiện công tác nên mãi năm 2000 tôi mới tìm được về quê viết . Lúc đó, tôi không còn nhớ viết ở xã nào của huyện Diễn châu nghệ an . Nên tôi đã vào hội CCB huyện hỏi hội lính nhập ngũ 11/1977 của huyện Diễn châu mới lần tìm được nhà viết (Xóm 4- xã diễn tân . Huyện Diễn châu – Nghệ an ).
 Năm 2005, viết vào sư đoàn 320A ( Gia lai) xin sao hồ sơ gốc danh sách bị thương để giám định lại , được 38% . Từ đó, chúng tôi có đi lại thăm nhau vài lần cho đến ngày Viết vi phạm pháp luật và bị bắt . Năm nay, Viết  hạn mãn tù . sáu năm qua , viết đã cải tạo tốt trong trại và được cán bộ bố trí ở bộ phận phục vụ nấu ăn cho phạm nhân trại ba ( huyện Tân kỳ ). Hy vọng cuối đời với ký ức rất sáng , Viết vẫn còn đủ thời gian làm lại .

                                                      *      *
                                                          *

Tái bút :

Tháng 10 năm 2013 tôi cùng @vaphothotu ra nhà Viết thăm gia đình và xem Viết đã ra tù chưa . Chúng tôi vào nhà không gặp ai vì vợ đi làm đồng , con đi làm xa cả . Thấy một người hàng xóm lấp ló nhìn sang . Tôi vào hỏi mới biết đó là anh trai của viết . Anh trai viết rất cảm động khi thấy chúng tôi những người bạn chiến đấu từ xa đến thăm và nói rằng dịp 2/9 năm sau sẽ được ra ( Tức là năm nay ) . Thật tội cho Viết chế độ thương binh mới nhận được một tháng thì bị bắt và tất nhiên chế độ thương binh cũng mất luôn . Không hiểu sau này trả lại quyền công dân Viết có được hưởng tiếp quyền lợi không . Sau 2/9 năm nay, chúng tôi sẽ ra thăm Viết và chắc rằng các bác sẽ thấy nhân vật từ cõi chết trở về này trên MVH .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Năm, 2014, 08:27:59 am
  ... Tôi xem bản đồ điểm cao 200 trong " Đời quân ngũ" lúc đầu, nhưng bài viết đang hay lại đi lật lại ngại lắm ;D ;D ;D..

Cao điểm 200 và 202:
(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/duccuong1_zpsbadc7a38.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/duccuong1_zpsbadc7a38.jpg.html)
[/quote]

Tổng thể thì to hơn, điểm cao 202 làm mốc và Phum Sala/ Ph. Xala:
(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/Duccuong2_zps141bd5e7.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/Duccuong2_zps141bd5e7.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 09 Tháng Năm, 2014, 10:54:34 am
     
             Chào Đức Cường! Chào các bác! Đọc chuyện kể "Công & Tội " của bác chủ thật là hội hộp và cũng thật là cảm động xót xa.

             Đúng là trong chiến tranh có rất nhiều tình huống dẫn đến cái "'Chết" sự hy sinh. Mỗi sự hy sinh, mỗi sai lầm đều bị trả giá thậm chí trả giả ngay cả tính mạng mình. Trong câu chuyện này thì có điều Tranphu341 còn băn khoăn vì lẽ Sơn là lính mới. Mà đã là Lính mới thì ở chiến trường nơi mũi tên hòn đạn khốc liệt như vậy. Những tình huống hiểm nghèo thì thường người Lính mới phải răm rắp hành động theo người lính "Già", Người lính "Cũ" mới đúng chứ. Đằng này Sơn và Viết lại như vậy nên hơi khó hiểu.

            Về cái chuyện Công & Tội của bác chủ thì theo Tranphu341 bác chủ nên tách 2 chuyện ra thì có vẻ hợp lý hơn đó là chuyện của Viết. Gộp cả chuyện Sơn vào đây nữa nghe chưa hợp lắm.. ;D ;D ;D

            Đây là ý của Tranphu341 có gì không đúng mong bác chủ bỏ quá cho hi hi...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Năm, 2014, 11:06:42 am
Nhìn lên bản đồ thứ 2 thấy rất rõ phum sala ( Bản đồ thứ 2 trên là của quân đội Mỹ .Bản đồthứ nhất tỷ lệ 50.000/cm là của quân đội ta thường sử dụng ) nơi toán trinh sát bị phục là Phum sala ở phía đông nam cao điểm 202 khoảng 2km đó các bác.
 Cảm ơn quangcan rất nhiều.

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Năm, 2014, 01:06:04 pm
   
             Chào Đức Cường! Chào các bác! Đọc chuyện kể "Công & Tội " của bác chủ thật là hội hộp và cũng thật là cảm động xót xa.

             Đúng là trong chiến tranh có rất nhiều tình huống dẫn đến cái "'Chết" sự hy sinh. Mỗi sự hy sinh, mỗi sai lầm đều bị trả giá thậm chí trả giả ngay cả tính mạng mình. Trong câu chuyện này thì có điều Tranphu341 còn băn khoăn vì lẽ Sơn là lính mới. Mà đã là Lính mới thì ở chiến trường nơi mũi tên hòn đạn khốc liệt như vậy. Những tình huống hiểm nghèo thì thường người Lính mới phải răm rắp hành động theo người lính "Già", Người lính "Cũ" mới đúng chứ. Đằng này Sơn và Viết lại như vậy nên hơi khó hiểu.

            Về cái chuyện Công & Tội của bác chủ thì theo Tranphu341 bác chủ nên tách 2 chuyện ra thì có vẻ hợp lý hơn đó là chuyện của Viết. Gộp cả chuyện Sơn vào đây nữa nghe chưa hợp lắm.. ;D ;D ;D

            Đây là ý của Tranphu341 có gì không đúng mong bác chủ bỏ quá cho hi hi...
Cảm ơn bác tranphu341. Trước lúc kể câu chuyện này duccuong cũng rất băn khoăn như đã nói ở phần mở đầu bài viết . Lúc đầu tranh luận phương hướng dẫn đến bất đồng ý kiến . Nếu như cả hai " đường ai nấy đi " nhưng cả hai đều trở về thì sẽ bị phê bình cả hai ngay vì cách sử lý như thế trong tình huống nào cũng không đúng .Nhưng cả hai lúc đó chưa ai đủ một tuổi quân . Họ còn quá trẻ dẫn đến sự bồng bột trong hành động  và bài học quá đắt đã xẩy ra .
Duccuong kể câu chuyện bi tráng của  hai chiến sỹ Sơn- viết bị lạc trong vùng địch kiểm soát và cách xử lý  tình huống ấu trĩ của họ. Đọc xong ai cũng buồn nhưng vì là chuyện xẩy ra trong đại đội nên duccuong phải trung thành với sự thật theo lời kể của đ/c viết .
 Rất cảm ơn bác đã thường xuyên theo dõi ,động viên duccuong ;D.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 09 Tháng Năm, 2014, 10:21:55 pm
     Cám ơn bác Quangcan rất nhiều.
  Có bản đồ của bác cung cấp tôi vừa đọc bài vừa soi, tìm được ngay cái  phum Sala địa danh mà bác Đức Cường mấy chục năm qua vẫn nhớ như in. Năm 2003 và 2004 mà được thế này thì tốt biết mấy. Tôi 2 lần mò lên Sa mát để cố tìm lại những nơi đã qua mà chịu chết đành về không. Ngày ấy thông tin quá kém,  lại toàn hỏi địa danh như: cầu 15, 16, bình độ 50, điểm cao 62, 112…..dân lắc đầu quầy quậy. Mãi mới nghĩ ra đây là những địa danh chỉ có những người đã từng tham gia quân đội mới hiểu, ngu đến thế là cùng :D ;D ;D
  Bác Đức Cường cũng chẳng phải băn khoan làm gì. Bộ binh cựu hay trinh sát cũng vậy thô,i khi bị phục kích chỉ hành động theo bản năng là chính, thậm chí hy sinh hoặc bị thương ngay từ loại đạn đầu, không còn cơ hội cho việc tuân lệnh này hay theo ai cả. Lúc đó chỉ trông cậy vào may rủi và bản năng của từng người để sống sót. Nói thật khi bị phục, tôi  chẳng hiểu làm thế nào mà mình quẳng được ba lô, lao được vào rãnh nước mà còn còn  giữ được súng và bao xe trên người ::) ::) ??? ???
  Tôi cũng có anh bạn cùng nhập ngũ cởi áo lính là vào tù, cứ ra lại vào, đến mấy chục năm như mắc bệnh thần kinh. Cứ muốn đâm chém đổ máu mới thôi, bây giờ có tuổi mới đỡ nhưng không vợ con cứ vật vờ nhưng rất nhớ đời bộ đội đã qua. Cứ nhìn thấy tôi lại ơi, ới gọi. Số phận con người không ai giống ai, người may mắn, người đen đủi không thể nói hết được


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Năm, 2014, 08:15:02 am
Cảm ơn hongc3d9 đã bày "mẹo" nên đã được quancan " tặng" cho 2 tấm bản đồ vùng này làm bài viết thêm sinh động ;D ;D. Duccuong ngồi hai giờ liền xem lại những địa danh mình đã đi qua. Rồi đây, bạn bè c20 đến chơi tôi sẽ khoe tấm bản đồ này để họ xem và được sống lại một thời tuổi trẻ xông pha.

Bình độ 50 nổi tiếng vì những trận đánh lớn của cả 3 sư đoàn F10, F31, F320A. Mất mát hy sinh của ta ở đây rất lớn vì địch phòng thủ với công sự kiên cố vững chắc chuẩn bị trước. Bình độ là đường tròn khép kín . Bình độ 50 mà bạn nói đó là đoạn đường bình độ đi qua rìa bản ph.sâm. Nằm trêntrục  đường 7 cách biên gới VN khoảng 10km . ( trên bản đồ thấy rõ đường bình độ này )Nằm đoạn giữa từ ngã ba krếch đi my mút.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 13 Tháng Năm, 2014, 08:55:07 am
  Bác Quangcan đã tặng rất nhiều bản đồ.
 Tôi  cẩn thận lôi về cất vào ngăn kéo phòng khi "mất mạng" vẫn xem bình thường. Khi ai có nhu cầu lại gửi cho xin phép bác Quangcan sau ;D ;D ;D
  Tôi cũng giống bác khi nhòm vào những thứ đó là phải mất cả buổi, thử gắn nó với cái map trên Google. Không được đào tạo để đọc bản đồ quân sự lên nhiều lúc cứ như gà mắc tóc.  Nhưng bây giờ mà có điều kiện đi qua là tôi tìm được những địa điểm đó rồi ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Năm, 2014, 10:22:49 pm
Duccuong hôm nay rất phấn khởi bởi sự xuất hiện của @jinbacau trên đất xứ Nghệ. Hóa ra chàng là con rể của Nghệ an bấy lâu không biết. Tuy chưa gặp lần nào nhưng khi gặp nhận ra nhau ngay . Thế mới biết sự cảm nhận của lính chiến , tinh tường nhạy cảm thế nào ;D.
Quỹ thời gian không có nhiều nhưng bác jin vẫn cùng duccuong đến tận trường , nơi vaphothotu đang dạy để gặp gỡ . Được các đ/c trong ban giám hiệu nhà trường tiếp đón niềm nở . họ rất tôn trọng và ca ngợi tình cảm của người lính .
Duccuong và vaphothotu rất phấn khởi được bác jin tặng hai cuốn sách " trăng khuyết " của bác nguyễn như Thìn. Cuốn "Mũi lao thép" của bác Nguyễn khắc Nguyệt . Khi có điều kiện chúng tôi sẽ cảm tạ hai bác .
Duccuong thật tiếc không gi lại được những hình ảnh đáng nhớ này song thật may bác jin đã có sẵn máy ảnh mang theo nên bấm máy liên tục . Bà xã duccuong rất phấn khởi vì có bạn lính từ thủ đô đến , lại được chụp ảnh nên cứ cười hết cỡ ;D ;D.
Giờ này(22h25) bác jin cùng vợ con đang trên tàu hỏa trở về Hà nội .

Duccuong chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của bác jin đã không quản ngại thời tiết nóng bức, xa xôi đã gé thăm gia đình duccuong.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 17 Tháng Năm, 2014, 08:18:53 am
    Chào Đức Cường người lính trinh sát và thầy giáo Vượng ( vaphothotu@ )
 Những người bạn lính 1 thời và cũng là đồng hương với vợ tôi những người dân xứ Nghệ   

 Tôi với các anh có 1 thời là lính cùng nhau trên mặt trận CPC , giờ đã về đời thường mỗi người một nơi, một hoàn cảnh nhưng biết nhau vì cùng tham gia trên diễn đàn DNGN . Lần này có việc về quê chúng tôi có cơ hội gặp mặt nhau mặc dù thời gian phải rất tranh thủ

 Tầu đêm về Vinh là mờ sáng, về đến nhà bà con lo xong phần lễ lạt hương khói tạm ổn thì thấy điện thoại reo ... 5 phút sau đã thấy bạn đứng cửa nhà. Thì ra nhà Đức Cường cũng gần đây anh ở xã Nghi xuân 1 trong gần chục xã Nghi... của huyện Nghi lộc tỉnh Nghệ an

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8025_zps38234169.jpg)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8029_zps86bc32a1.jpg)

 Gặp nhau tay bắt mặt mừng như những người bạn đã quen nhau lâu ngày, rất may tôi và Cường trông khg khác ảnh mấy nên nhận ra nhau ngay. Làm xong thủ tục chào  hỏi tôi mang quà tặng bạn là hai quyển sách của anh Như Thìn và Nguyễn khắc Nguyệt ( LixeTa ) tặng tôi. Cái này tôi phải xin lỗi hai tác giả vì đã mang quà đc tặng đi tặng người khác, sẽ xin tạ lỗi sau

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8022_zps81a2bb14.jpg)

 Cường mời tôi về nhà chơi . Nhà anh ven quốc lộ 1 đang bị phá dỡ mở rộng, rất may nhà vẫn còn đất và anh đang nhân tiện tu sửa cho hoành tráng để đón khách VMH

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8071_zpsbcde7a69.jpg)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8036_zps5b084375.jpg)

 Nhà giờ chỉ còn đôi uyên ương già . có mỗi cậu con trai sinh muộn lại đang học trên HNoi

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8038_zpsab6597b8.jpg)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Linh Quany trong 17 Tháng Năm, 2014, 08:30:23 am
   Vui quá, vậy là các bác ngoài giao lưu trên diễn đàn, rồi cũng có lúc các CCB chiến trường K lại gặp nhau ngoài đời thật ! em chúc mừng hai bác !

   Chưa thấy ảnh ọt đặc sản của miền trung tiếp khách Hà nội như nào nhỉ ?  ;D. Em hỏi nhỏ tý : Hai bác có tâm sự cho nhau nghe tiếp chuyện những lá thư người yêu của lính thời quân ngũ, trước sự chứng kiến của bác gái nhà bác Đức Cường không đấy ạ !  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 17 Tháng Năm, 2014, 09:31:55 am
 Tiêp...

 chúng tôi đang chuyện trò, mà chỉ toàn chuyện lính chuyện đánh nhau ngày xưa và chuyện anh em trên diễn đàn, Cũng may tôi là người ham vui thích giao lưu với anh em các thành phần, mọi lứa tuổi, qua các thời kỳ, mặt trận nên cũng chia sẻ đc ít nhiều với các anh ( cái tính này của tôi đã đc có người cho là chơi trội, để đánh bóng mình )... chả biết là chê hay khen đểu nữa ) phải nói các bạn trong này rất quan tâm và nắm hơi chắc nhiều thông tin trên VMH

 Điện thoại lại reng chúng tôi phải đến chỗ thầy vaphothotu ngay, thầy đang đc nghỉ giữa quãng chuyển chương trình vì thầy đang đứng lớp...

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8044_zpsbf220d0d.jpg)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8045_zps8c231c6c.jpg)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8057_zpse0f4e034.jpg)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8059_zpsae73e0e9.jpg)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8050_zps1f269fb8.jpg)

 Thầy Vượng đón chúng tôi từ cổng trường rồi mời vào phòng làm việc tranh thủ thăm hỏi chuyện trò, đc dăm ba câu thì lại trống trường đổ dồn báo vào lớp. Thầy tiến chúng tôi ra cổng cứ áy náy mãi khg mời đc tôi vào thăm nhà ở gần trường, chúng tôi ôm nhau chia tay hẹn gặp nhau dịp khác...




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 17 Tháng Năm, 2014, 09:57:40 am
   Vui quá, vậy là các bác ngoài giao lưu trên diễn đàn, rồi cũng có lúc các CCB chiến trường K lại gặp nhau ngoài đời thật ! em chúc mừng hai bác !

   Chưa thấy ảnh ọt đặc sản của miền trung tiếp khách Hà nội như nào nhỉ ?  ;D. Em hỏi nhỏ tý : Hai bác có tâm sự cho nhau nghe tiếp chuyện những lá thư người yêu của lính thời quân ngũ, trước sự chứng kiến của bác gái nhà bác Đức Cường không đấy ạ !  ;D

  Hơi bị Tinh và biết nhiều chuyện nhậy cảm đôi khi vẫn còn trong thời hạn nguy hiểm đấy
 Toàn lính dầy dạn kinh nghiệm và đầy mình thương tích vì những mảnh , miểng chuyện tình cảm của lính : trước, trong, và sau đời lính rồi nên khi mới gặp nhau là phải tranh thủgiao ban truyền đạt, phổ biến tình hình địch, ta cho đồng đội ngay để còn liệu mà chuyện kẻo hở cơ hở sườn là Chết...
 Thời gian quá ít nên khg kịp ngồi uống với nhau đc ly cà phê chứ nói gì đặc sản. Mà cũng may trong đó đang có đợt gió Laos nóng ơi là nóng Linh QY à.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Năm, 2014, 09:36:32 pm
Chú linhquany này biết yếu điểm của duccuong nên cứ " nắn "mãi ;D. Bà xã là gái Nghệ nhưng đã được tập huấn ở Hà đông về nên móng vuốt không kém chị em Hà đông đâu nhé. Chú linhquany mà vào thì biết ngay. Nếu bị lộ " chuyện riêng đời quân ngũ " thì coi chừng phải đi giám định một lần nữa ;D ;D. Lúc đó linhquany chỉ lo mà khênh chứ không kịp băng bó đâu! >:( ;D.
Bác jin vào Nghệ buổi sáng thì trưa phải đi giỗ , chiều lại về Nam đàn quê vợ. Tối lại lên tàu ra Hà nội nên không thể có thời gian để ngồi "nâng lên đặt xuống " dốc bầu tâm sự cùng nhau . Với thời gian ít ỏi chỉ đủ đến thăm vaphothotu thôi . Duccuong có lời mời bác Jinbacau xuống khu du lịch cửa Lò để " thi bơi" nhưng bác jin cũng đành khất vì thời gian đã khép kín .
Nói thế thôi linhquany đừng nản .Cứ vào nghệ an khi có điều kiện nhé. Hân hạnh được đón tiếp. ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 18 Tháng Năm, 2014, 07:56:22 am
  Chương trình có chút thay đổi, nên trưa nay sẽ tới Vinh.
 Sáng mai anh em tôi mới nam tiến, vậy có nhiều thời gian để chúng ta gặp gỡ. Khi quay ra tôi sẽ lên nhà bác Tai@ sau.
  Khi tới gần nhà bác tôi sẽ ới bác nhé. Đừng quá lo cho tôi, tôi biết đường đi và chủ động mọi việc rồi ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Linh Quany trong 18 Tháng Năm, 2014, 08:04:06 am
    Vâng, em cám ơn bác Đức Cường đã có lời mời nhiệt tình. Khi nào có điều kiện em sẽ ghé thăm các bác ạ !

    Hi hi, lại thêm bác Hồng vào chơi cùng các bác rồi, năm nay xứ Nghệ vui quá xá ! Bác Đức Cường cùng bác vaphothotu lại chuẩn bị nghe chuyện ...nhìn trộm mấy thím bộ đội ...hay bị mấy thím rượt toé khói của bác cũng từ K ra Bắc đây !  ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 06 Tháng Sáu, 2014, 01:27:36 pm
Kỉ niệm một chuyến đi
Chụp ảnh kỉ niệm trước khi tạm biệt Thanh Chương lên Tân Kì
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0019_zps8ccb6fa2.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0019_zps8ccb6fa2.jpg.html)
Người lính, người bạn, người lái xe.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0020_zps7d2cd36e.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0020_zps7d2cd36e.jpg.html)
Hai bạn đồng hành
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0003_zps409adbef.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0003_zps409adbef.jpg.html)
Cảnh đẹp Thanh Chương
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0007_zps88abe8a2.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0007_zps88abe8a2.jpg.html)
Cầu treo
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0008_zps16a5497d.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0008_zps16a5497d.jpg.html)
Tạm biệt Thanh Chương, tôi lại nghe văng vẳng đâu đây lời bài hát: "Ngải ngôi chi mà anh nỏ về, hay là anh chê quê em nghèo đói, đất Thanh chương Nhút mặn chua cà.."
 Ừ nhỉ, mình về Thanh Chương cũng đúng bữa mà sao trên mâm cơm chỉ thấy toàn là các món hiện đại "dê leo núi, gà đi bộ"chẳng thấy món đặc trưng của Thanh Chương. Nhút!
Nhìn quanh nhà bác Giáp cũng chẳng thấy cây mít nào.Chỉ thấy xoài, vải, nhãn...
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0016_zps96e32c10.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0016_zps96e32c10.jpg.html)
Đây là ngôi nhà mẹ bác Giáp.
Bác Giáp ơi, "nhút Thanh Chương " đâu?Sao không đưa ra đãi bạn?



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 07 Tháng Sáu, 2014, 08:57:38 pm
Khoảnh khắc


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 08 Tháng Sáu, 2014, 11:28:46 am

   Tặng người lính trinh sát xưa , nay là xe ôm của những người bạn lính thêm 1 cảnh quê :Nơi lưu giữ giống cam xã Đoài Nghi lộc Nghệ an

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/IMG_8069_zps3cf287e2.jpg)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 08 Tháng Sáu, 2014, 09:58:07 pm
  Cảnh bác Vaphothotu đưa lên đẹp quá.
 Lại nhớ món " Nhút", thực tình tôi chưa được thưởng thức món nhút chính hiệu bao giờ. Nhớ hồi ở Thái nguyên, anh Văn quê Can lộc bê về quả mít xanh. Tôi hỏi mang về làm gì, anh nói làm nhút. Tôi mô tả cách anh ấy làm các bác xem có giống nhút không nhé. Anh Văn lấy dao gọt hết lớp vỏ gai, thái nhỏ, bóp muối, ớt, lạc rang giã nhỏ trộn vào. Ngày đó bọn tôi đói, chỉ chờ trộn lạc xong  là xúm vào xúc, một lúc hết sạch mà chẳng kịp biết nó hương vị ra sao ;D ;D ;D. Nhưng có anh bảo làm nhút còn cầu kỳ hơn nhiều, nay bác Van@ nhắc tới lại nhớ và thèm quá ;D ;D :'( :'(


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 10 Tháng Sáu, 2014, 09:20:47 pm
Tự xóa


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Tám, 2014, 02:01:36 pm
Lễ trao tặng kỉ niệm chương Đại đoàn đồng bằng - F 320
Thưa các đồng chí
Sau một thời gian dài chuẩn bị, thì hôm nay ban tổ chức buổi lễ đã quyết định chọn ngày 24.8 2014 để làm lễ trao tặng kỉ niệm Đại đoàn đồng bằng cho anh em đồng chí đồng đội trong Hội nhập ngũ 77 Nghi Lộc - Cửa Lò.
Xin giới thiệu với các đồng chí hình ảnh đầu tiên vềkhách sạn Hạ Long nơi sẽ tổ chức buổi lễ trao tặng kỉ niệm chương
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0815_zpsca454ece.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0815_zpsca454ece.jpg.html)
Khách sạn Hạ Long có Trung tâm hội nghi lớn nhất tại Cửa Lò.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0820_zps0f526679.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0820_zps0f526679.jpg.html)
Khách sạn tọa lạc tai đường Sào Nam, phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0822_zpsb7c16e5d.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0822_zpsb7c16e5d.jpg.html)
Trước mặt các đồng chí là khách sạn Thắng Hà.Ông chủ của khách sạn là cựu chiến binh Hội nhập ngũ 77 Nghi Lộc.Khách sạn sang trọng này sẽ được dùng cho các đại biểu về dự lễ nghỉ ngơi.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Tám, 2014, 06:37:51 am
                                                 Cuộc đàm thoại bất ngờ



Gần trưa duccuong đang phụ vợ nội trợ vì bạn lính đến chơi. Bỗng có chuông điện thoại của một số máy lạ. Một giọng nói trầm ấm vang lên:
-Có phải số điệnthoại của anh duccuong đấy không ạ?
-Vâng ! tôi duccuong đây,
-Tôi là Khuất duy Tiến. Tôi nghe ban lien lạc thông báo hội lính nhập ngũ tháng 11/1977 mời dự lễ trao kỷ niệm chương…
Tôi sũng sờ bởi sự bất ngờ chẳng bao giờ nghĩ đến này. Tôi nói chen ngang:
-Ôi em chào thủ trưởng.Thủ trưởng cho em niềm vui bất ngờ quá. Sao thủ trưởng biết số điện thoại của em ạ?
-Cậu Luân (NTL@) cho.
Sau khi trao đổi nội dung chuẩn bị cho lễ trao kỷ niệm chương. Tôi hứng khởi nhắc chuyện kỷ niệm ngày còn ở chiến trường K. Tôi nói về chuyện sư đoàn bộ bị bao vây ở mặt trận đường3.Một trận chiến kéo dài gần một ngày dòng rã.
Câu chuyện sư đoàn bộ bị bao vây và giải vây này duccuong đã viết ở trang 2 re đời quân ngũ. Nhưng có hai tư liệu mà sư trưởng 320 nói bây giờ tôi mới biết đó là lúc 10h30 ngày hôm đó , đài trinh sát kỹ thụật của ta dịch được bức điện địch báo cáo là quyết tâm tiêu diệt đối phương ( tức sư đoàn bộ ). Lực lượng địch hôm đó quả rất mạnh .Có nhiều xe tăng yểm trợ .Chính vì vậy mà tiểu đoàn 4e52 phải bỏ chạy tan tác. Cuộc chiến đấu vào đến tận buổi trưa thì đến đỉnh điểm của sự ác liệt. Bốn hướng sư đoàn bộ đều nổ sung đánh địch . Xe tăng địch gầm rú hòng làm hoang mang dao động tinh thần bộ đội , điên cuồng nhả hỏa lực vào các trận địa phòng ngự của ta.
Tôi chất vấn thủ trưởng tại sao không cho xe  tăng của ta cơ động mà nằm im trở thành năm lô cốt đánh đich ngăn chặn các ngả đường vào sư bộ. Tôi thưa chuyện thủ trưởng:
-Nếu hôm đó xe tăng ta xuất kích thì sẽ diễn ra trận đánh có một không hai trong lịch sử bộ đội tăng thiết giáp thủ trưởng ạ. Trong 3 cuộc chiến tranh chưa khi nào thiết giáp của ta đụng độ với chiến xa của đối phương!?Hai bên mà quần nhau giữa đồng thì không biết hôm đó sẽ thế nào?.
Đồng chí sư trưởng trả lời:
-Tôi và anh Kỷ ( lữ đoàn trưởng 273 thiết giáp qđ3) quyết định như vậy vì không muốn bộc lộ lực lượng sớm. Vả lại chưa nắm chắc lực lượng địch nên không thể liều lĩnh. Đồng chí tư lệnh quân đoàn Kim Tuấn rất lo lắng theo dõi điện chỉ đạo liên tục. Tôi trả lời thủ trưởng an tâm. Không những bảo vệ được sư đoàn bộ mà còn phản công địch đẩy chúng vào núi. Ngay đầu giờ chiều tôi lệnh cho một tiểu đoàn của E48 có xe tăng đi cùng đánh lên , Tiểu đoàn 8 E64 đánh về.Khoảng 5h chiều thì địch phải rút quân vào vùng núi. Cậu biết không? Hôm đó ta đánh nhau với một trung đoàn của địch đấy.
Đến bây giờ nghe đồng chí trung tướng nguyên sư trưởng nói tôi mới rõ lý do vì sao địch phải thua trận hôm đó. Mới biết có lực lượng E48 tham gia giải vây.
Tôi xoay sang chuyện khác. Nói rằng lính nhập nghũ tháng 11/1977 tham gia vào đại đội cảm tử luồn sâu đánh chiếm cầu sắt rất nhiều đ/c tham gia.Họ đưa ra nhiều lý do khác nhau. Do nhầm đường , tránh địch nhiều quá, do một đ/c bị đau ruột thừa . Có người nói do một số cán bộ thiếu bản lĩnh…Nên đại đội cảm tử đã không hoàn thành nhiệm vụ quân đoàn trực tiếp giao. Bí mật này chắc chỉ có thủ trưởng nắm rõ. Bọn em chờ thủ trưởng vào rồi chất vấn đó.
Thủ trưởng Tiến cười nói:
-Ừ tớ vào sẽ đối thoại với các cậu. Trước hết chuận bị lễ trao kỷ niệm chương cho tốt nhé. Lính nghệ đánh giặc giỏi thì tổ chức cũng phải giỏi đấy.
Tôi chào thủ trưởng. Nhìn thời gian. 45phut đối thoại với đ/c sư trưởng thật lý thú. Bí mật về đại đội cảm tử sẽ được sáng tỏ chỉ một tuần nữa…


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vanthang341ht trong 17 Tháng Tám, 2014, 02:26:34 pm
                                                Cuộc đàm thoại bất ngờ

-Ừ tớ vào sẽ đối thoại với các cậu. Trước hết chuận bị lễ trao kỷ niệm chương cho tốt nhé. Lính nghệ đánh giặc giỏi thì tổ chức cũng phải giỏi đấy.
Tôi chào thủ trưởng. Nhìn thời gian. 45phut đối thoại với đ/c sư trưởng thật lý thú. Bí mật về đại đội cảm tử sẽ được sáng tỏ chỉ một tuần nữa…


     Chào Đức Cường.
     Tôi cũng mong thời gian chạy nhanh hơn chút nữa để được thấy cuộc gặp mặt trao kỷ niệm chương cho hội lính nn1977 ở xứ Nghệ đầy ý nghĩa này. Bạn cố pots lên những hình ảnh sinh động nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: laoshan1234 trong 17 Tháng Tám, 2014, 04:32:30 pm
                                                Cuộc đàm thoại bất ngờ

-Ừ tớ vào sẽ đối thoại với các cậu. Trước hết chuận bị lễ trao kỷ niệm chương cho tốt nhé. Lính nghệ đánh giặc giỏi thì tổ chức cũng phải giỏi đấy.
Tôi chào thủ trưởng. Nhìn thời gian. 45phut đối thoại với đ/c sư trưởng thật lý thú. Bí mật về đại đội cảm tử sẽ được sáng tỏ chỉ một tuần nữa…


     Chào Đức Cường.
     Tôi cũng mong thời gian chạy nhanh hơn chút nữa để được thấy cuộc gặp mặt trao kỷ niệm chương cho hội lính nn1977 ở xứ Nghệ đầy ý nghĩa này. Bạn cố pots lên những hình ảnh sinh động nhé.
  Hội lính đàn anh nhập ngũ 1977 các bác đang làm một việc ý nghĩa quá,sau khi các CCB nhận được kỷ niệm chương sẽ là một kỷ vật vô giá đánh dấu những năm tháng quân ngũ trong cuộc đời mỗi người.Chúc mừng các bác và anh em trong diễn đàn đang mong chờ những hình ảnh bác sẽ tải lên...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Tám, 2014, 10:12:30 pm
Chào laoshan,bác vanthang341.chào các bác.
Rất cảm ơn các bác đã thăm nhà và mong thấy những hình ảnh lễ trao nhận kỷ niệm chương đại đoàn đồng bằng của hội lính nhập ngũ 11/1977 Nghi lộc- cửa lò.
Thật bất ngờ và may mắn khi có anh nguyentrongluan@ một " lão làng" trên MVH đi tháp tùng làm trợ lý đắc lực cho trung tướng khuất duy Tiến. duccuong và vaphothotu rất vui. Thật tiếc thời gian quá ngắn và có quá nhiều việc của lễ trao mà duccuong là người chủ trì nên không thể có thời gian để anh em hàn huyên.
Theo kế hoạch 12 giờ trưa đoàn đến TP Vinh thì 14 giờ đoàn đã lên đường trao kỷ niệm chương cho hai đồng chí TB nặng tại nhà và trụ sở làm việc. duccuong thật hân hạnh được " cụ Tiến" mời ăn cơm cùng nhưng buộc phải xin lỗi vì phải đi trước để chuẩn bị cho đoàn đến tru sở hội người mù tỉnh nghệ an. 16 giờ đoàn đi thăm CCB F320 làm ăn giỏi. Trong chuyến đi này duccuong cùng hành trình theo đoàn. Đây là một làng nghề truyền thống chuyên đóng tàu đi biển. Có hai đồng đội đã là " ông chủ" nên đã thu nạp nhiều đồng đội và con em TB vào làm việc.
Đồng chí trung tướng trưởng ban liên lạc đại đoàn Đồng bằng đã tham quan, khen ngợi và động viên các CCB này.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0874_zps5c390748.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0874_zps5c390748.jpg.html)
Trung tướng tham quan xưởng đóng tàu của đồng chí Lấn

Sáng 24/8. Lễ trao tặng được bắt đầu lúc 8h30 sau chương trình "lính ta hát cho nhau nghe ". Để lễ trao tặng đúng thời gian đó là một việc không phải dễ dàng cho ban tổ chức. Bởi có nhiều xã của huyện Nghi lộc ở cách xa nơi tổ chức trên dưới 30Km. Nên mờ sáng BTC đã phải "báo thức " cho các chi hội ( xã ).

 Thông tin lễ trao tặng mời các bác sang Re:LÍNH TÂY NGUYÊN chia sẻ nhé. Còn bí mật của đại đội cảm tử đã sáng tỏ. duccuong sẽ viết sau.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 26 Tháng Tám, 2014, 07:50:23 pm
                                                  Hồi kết cho câu chuyện về Đại đội cảm tử.

                  
Buổi trưa liên hoan xong tôi đưa thủ trưởng Khuất duy Tiến về khách sạn Thắng hà nghỉ ngơi để chuẩn bị lên đường. Thời gian không có nhiều nhưng cũng đủ để tôi “ phỏng vấn  ” thủ trưởng câu hỏi rắc rối bấy lâu nay .Tôi mon men bắt đầu tìm hiểu về đại đội cảm tử trong chiến dịch giải phóng K để sau này khỏi phải tranh cãi. Một điều gi nhận là cụ có trí nhớ cưc kỳ minh mẫn. Tuổi tám mươi rồi mà chưa có dấu hiệu đãng trí . Phát biểu nói năng rất mạch lạc.
 
Phải nhè lúc thủ trưởng vui nhất để hỏi. Thủ trưởng rất hài long về cách tổ chức lễ trao nhận kỷ niệm chương  của Lính nhập ngũ xi ry 11/1977 Nghi lộc- cửa lò.

 Đại đội cảm tử của F320 được biên chế không có phiên hiệu . Do yêu cầu nhiệm vụ nên được thành lập . Thời điểm thành lập trước khi mở chiến dịch giải phóng K( 31/12/78) khoảng 10 ngày.

Đây là tập hợp những tay súng giỏi chiến đấu gan dạ. Chỉ huy phải tài ba dũng cảm, được tuyển chọn trong toàn tiểu đoàn 3 E48 .Đại đội được tăng cường một tiểu đội vận tải để gùi đạn hỏa lực cho một khẩu DKZ và một số mìn chống tăng để rải cấp tốc trên cầu. Ngoài ra còn có trinh sát quân đoàn, trinh sát sư đoàn dẫn đường. Có trợ lý tác chiến trung đoàn và một đ/c tiểu đoàn phó cùng theo đại đội.
 Nhiệm vụ của một đại đội BB nhưng có ý nghĩa cấp chiến dịch nên đại đội này được Đại tá TMT quân đoàn Nguyễn quốc Thước và sư đoàn trưởng Khuất duy Tiến trực tiếp giao nhiệm vụ. Đồng chí trung tướng nói rằng đồng chí đại đội trưởng là một đồng chí rất dũng cảm nên tôi đã trực tiếp lựa chọn làm đại đội trưởng đại đội luồn sâu mà lính F320 ngày đó gọi là Đại đội cảm tử.

Đại đội phải hành quân đến cầu Khmung trước không giờ ngày mồng 1/1/1979 . Lệnh nổ súng đánh địch chiếm đầu cầu do trực tiếp tư lệnh quân đoàn phát lệnh . Giờ nổ súng sẽ là giờ sau khi toàn quân đoàn tiến công theo theo trục đường số 7. Đại đội sẽ ngăn chặn không cho xe pháo địch rút chạy qua cầu này về thành phố Công phông chàm và bảo vệ cầu không cho địch phá để quân ta hành tiến bằng BBCG.
  Để hoàn thành nhiệm vụ .đại đội phải hành quân luồn sâu khoảng 50km theo đường thẳng phương vị. Điểm đến là cầu Khmung cách bến phà Công phông chàm khoảng 4km. Đường đi phải cắt phương vị qua nhiều suối, nhiều hồ và đặc biệt rừng tre và rừng lúp xúp nên thực tế phải vòng tránh đường đị  cự li sẽ lớn hơn rất nhiều.

Trong đại đội trinh sát c20f với duccuong có 3 đồng chí tham gia dẫn đường. Thường khi nhận những nhiệm vụ đặc biệt về chúng tôi có thói quen cùng nhau nhìn bản đồ tính toán đường đi kể cả những người không tham gia. Duccuong vẫn nhớ rất rõ địa hình vùng rộng lớn này. Điểm xuất phát là bản Na( Tên lính ta thường gọi vì có nhiều na) . Bản Na là bản không còn nằm trong rừng cao su My mút nữa. sau khi cắt đường qua rừng cây lúp xúp trung du thì xuống vùng cao su thuộc Suông. Khi đến gần cầu ( nghĩa là đến gần sông Mê công ) thì đường đi vô cùng phức tạp. Phải cắt đường qua rừng tre dại và qua nhiều khe hồ nên không thể đi theo đường thẳng của góc phương vị.

Theo tính toán đại đội hành quân trong 7 ngày. Lương thực thực phẩm của ai người đó mang . Mỗi ngày hành quân khoảng 10km trách địch để đi. Thực tế 2 ngày đầu gặp địch , gặp dân rất nhiều nhưng cả đại đội đều phải ẩn nấp trách bị phát hiện . Khi vượt qua bãi tráng hay tỉnh lộ thì phải chờ đêm xuống mới vượt đường được.

Sang ngày thứ 3 có một đ/c bị đau bụng dữ dội không thể tự đi được mà đại đội phải thay nhau khênh vậy là vừa phải mang trang bị nặng vừa phải khênh bệnh binh luồn rừng thật tai hại.
Càng vào sâu thì địch ít hơn nhưng địa hình rừng tre ken dày làm đội hình đi rất chậm. khe suối ao hồ đã làm giảm tốc độ hành quân theo yêu cầu. Có những địa hình buộc phải quay lại vòng tránh bởi không thể vượt qua được.

Vòng trách nhiều lại nằm trong rừng tre dày, cả đại đội không thể xác định được vị trí đứng chính xác nên cắt đường ra cầu thì găp đường7 sai vị trí. Các đ/c trinh sát quân đoàn, sư đoàn đề xuất phương án bắt cóc dân để dẫn đường nhưng phương án không được chấp nhận bởi sợ bị lộ ý định chiến dịch nên không tiến hành.

Với lính trinh sát.Điều tối kỵ nhất là không xác định được vị trí đứng. Ở đây cách sư đoàn rất xa nếu dùng pháo binh tầm xa bắn để xác định tọa độ cũng không thể . Bởi vậy không thể đi góc phương vị được nữa.

Sang ngày thứ thứ 8 khi tiếng súng chiến dịch đã mở. Sư đoàn 320 tiến công như vũ bão bằng BBCG. Sang ngày 2/1/79 đơn vị đã tiến tới cầu sắt ( cầu kghmung ) mà đại đội cảm tử  vẫn chưa tới.
Vậy là nó đã thoát . Đưa được xe máy PTKT về tập trung lực lượng bên bờ tây Mê công. Chỉ vậy thôi nhưng hậu quả sau này thật lớn vì trang bị cơ giới của địch vẫn còn nguyên vẹn và bộ đội ta sẽ phải hy sinh nhiều.
Toàn bộ quân khu đông bắc của đich bỏ chạy theo đường 6( ngã ba Secun  lên Xiêm diệp). Chính vì vậy vùng tác chiến sau này là của F302 phải đối chọi với lực lượng này.

Tôi có hỏi trung tướng Khuất duy Tiến:
 -Nếu đại đội cảm tử hoàn thành nhiệm vụ thì ta sẽ thu được thắng lợi rất lớn. Các PTKT QS quân khu Đông bắc sẽ bị thu gọn nhưng chắc chắn danh sách liệt sỹ sẽ thêm ít nhất là 100 người thủ trưởng ạ!

Đồng chí trung tướng nhìn vào một nơi xa xăm rồi nói:

 -Chẳng có con đường chiến tranh nào trải bằng thảm nhung. Hy sinh để dành chiến thắng là tất yếu. Để thoát lực lượng lớn địch như thế này thì cuộc chiến sau này ta sẽ phải đổ máu gấp bội.

Duccuong trả lời:

-Những người lính nhập ngũ 11/1977 huyện nghi lộc- của lò khi găp những người   bạn lính F320 Huyện diễn châu thường nói về đại đội này bởi họ tham gia rất nhiều trong chuyếnđi đó.  Và thường nhắc đến lý do vì sao đại đội cảm tử không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không đồng nhất .Câu hỏi đến bây giờ mới được sáng tỏ. Cảm ơn đồng chí Trung tướng nguyên sư đoàn trưởng  đã cho chúng tôi biết rõ điều trăn trở bấy lâu nay.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 26 Tháng Tám, 2014, 07:58:28 pm
      xuanv338 xin chúc mừng cuộc hội ngộ của những CCB F320 Nghi Lộc được gặp lại lão tướng Khuất Duy Tiến. Một vị tướng tài ba, người thủ trưởng cao nhất của mình đã từng chia chung gian khổ và đạn bom trong những tháng năm chinh chiến. Chúc cho anh em CCB Nghi Lộc luôn mạnh khỏe và viết tiếp những dòng hồi ức của người lính sư đoàn 320 anh hùng.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Vixuyen-hg trong 26 Tháng Tám, 2014, 08:16:23 pm
Vixuyen-Hg xin chào các bác ccb chào bác Đức Cường
Chúc các bác luôn luôn khỏe thành đạt vạn sư như ý
Thật xúc động các bác đã làm thành quả cao đẹp với người lính
Trao kỷ niệm chương cho các ccb chúng em cũng muốn được như vậy
Một đời người vả một đời lính trận
Cảm ơn bác những dòng hồi ký đời quân ngũ
Em đã đọc vả đang đọc rất hay  xin cảm ơn nhiều


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Tám, 2014, 12:44:49 pm
Cảm ơn vi xuyen-hg đã đến thăm nhà đời quân ngũ và có những lời tốt đẹp. duccuong đã xem nhiều bài viết của bạn mới biết bạn là một người lính đã từng tham gia hai mặt trận Phía bắc và chiến trường K.
 Mời vi xuyen -hg và các đồng chí xem toàn văn bài phát biểu của trung tướng KDT trong lễ trao tặng kỷ niệm chương cho hội lính nhập ngũ 11/1977 huyện Nghi lộc- Cửa lò.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/_MG_0082_zps9379ec93.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/_MG_0082_zps9379ec93.jpg.html)
thưa thân nhân gia đình Liệt sĩ
TKính hưa các đồng chí Cựu chiến binh Nghi lộc Cửa lò của sư đoàn 320 QĐ 3

Ba mươi năm bây giờ chúng ta mới được gặp nhau. Cảm ơn số phận may mắn. Cũng ba mươi tám năm trước từ nơi này 1200 đồng chí ra đi, hôm nay người còn người mất. Hôm nay Vui bao nhiêu thì ta lại càng nhớ đồng đội mình bấy nhiêu. Các đồng chí ngồi đây hôm nay đều là những người chiến sĩ dũng cảm của tôi ngày xưa trên chiến trường Tây Nam. Trong số 1000 chiến sĩ bổ sung vào QD3 ngày ấy nhiều đồng chí không về. Với tư cách một sư đoàn trưởng ngày ấy của các đồng chí tôi luôn day dứt trong lòng. Tôi bầy tỏ lòng biết ơn và vô cùng xin lỗi các ông bố bà mẹ đã gửi con đi chiến đấu bị hi sinh. Tôi cũng như các đồng chí và nhân dân luôn biết ơn các đồng chí đã ngã xuống vì cuộc chiến đấu cần thiết ấy để bảo vệ biên cương tổ quốc mình.
 Sư đoàn 320A nói riêng và QĐ 3 nói chung có nhiều con em tỉnh Nghệ An chiến đấu trong đội ngũ. Bao nhiêu tấm gương chiến đấu dũng cảm của con em tỉnh nhà làm rạng rỡ truyền thống Sư đoàn Đồng Bằng. Tháng 11/1977 Sư đoàn đón nhận một đợt quân đông của huyện Nghi Lộc và cấp tốc đưa về huấn luyện tại Dục Mỹ Ninh Hòa Phú Khánh. Các em còn trẻ măng vừa rời ghế nhà trường, vừa từ đồng ruộng nương đồi vào bộ đội với khí thế hừng hực của tuổi thanh xuân. Lúc ấy tình hình đã căng thẳng ở biên giới tây Nam và sư đoàn ta đã lên đường chiến đấu. Biết là sẽ ra trận các chàng trai Nghi Lộc luôn an tâm và tập luyện ngày đêm đợi ngày lên đường. Tiểu đoàn 8 quân Nghi Lộc của đoàn huấn luyện 24 được đánh giá là loại giỏi và nghiêm túc.
Cuối tháng 3/1978 các đồng chí được bổ sung về đơn vị chiến đấu của Sư đoàn tại Tây Ninh lúc này chính là lúc Sư đoàn đang gặp khó khăn ta bắt đầu vào đợt chiến dịch A28. Không giống như các cuộc kháng chiến trước đây, kẻ thù của ta quỷ quyệt và ranh ma chúng gây cho ta rất nhiều khó khăn trong tác chiến. Nhưng bản chất anh bộ đội cụ Hồ là luôn biết vượt lên mọi khó khăn để mà chiến thắng, chúng ta đã tìm ra cách đánh và chúng ta đã đánh thắng giặc pôn pốt.
Chiến thắng nào cũng đánh đổi bằng sương máu, hạnh phúc nào cũng phải vượt lên khổ đau, ấy là qui luật không thể tránh được. Chỉ trong vòng hơn mười ngày sau khi bổ sung về đơn vị các chiến sĩ trẻ Nghi lộc đã chịu tổn thất không nhỏ nghĩa là chỉ sau năm tháng kể từ ngày nhập ngũ hàng chục đồng chí quê hương Nghi Lộc đã mãi mãi nằm lại trên chiến trường. Nhưng không có các đồng chí thì chúng ta không thể nào chống được thế trận bu bám của địch không thể thắng lợi hết đợt A38, A48, A68 …v.v.
Trong cuộc chiến đấu 600 ngày của sư đoàn ta trên chiến trường Tây nam những cái tên lẫy lừng còn ghi sâu trong tâm trí chúng ta. Những Lò gò, Sa mát, suối Đà Ha, đường số 7 đường số 3 những Suông CHúp, những Đầm Be, Tà hiên, Phu sâm, V..v hay những Bản Đỏ, Vườn Chuối là những cái tên mãi mãi ta ghi nhớ. Chúng ta đã để lại những chiến công Phu sâm gan dạ kiên cường, để lại cho lịch sử quân sự Việt nam một trận vượt sông Kong Pông Chàm bằng sức mạnh có một không hai trong lịch sử quân đội. Cũng như khi xưa Sư đoàn đã làm một trận truy kích lớn nhất trong lịch sử quân đội ta trên đường số 7 Tây nguyên. Trên chiến trường Tây nam Sư đoàn lại có một trận đánh hành tiến bỏ qua những mục tiêu thứ yếu thọc sâu vào sở chỉ huy mặt trận đường 7 Suông –Chúp đánh sập sở chỉ huy quân khu 203 của pôn pốt chỉ trong một ngày với chiều dài tiến công gần 100 km. Bây giờ nghĩ lại thật là một kì tích. Chiến công ấy mãi mãi thuộc về những người lính vinh quang còn ngồi đây và những đồng chí đã hi sinh.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/a_0011_zps22bd5bfc.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/a_0011_zps22bd5bfc.jpg.html)
Đ/c Tân, đại tá, nguyên sư đoàn trưởng sư đoàn 320
Truyền thống của sư đoàn ta là Đoàn kết nghiêm túc Dũng cảm chiến thắng. Hơn bao giờ hết người lính khi vào một đơn vị sẽ được truyền thống của đơn vị ấy tôi luyện dậy dỗ để mãi về sau nếp sống nếp nghĩ và ý chí chiến đấu in đậm truyền thống 320A.  Truyền thống ấy trở thành tình yêu đồng chí mang theo suốt đời mình. Các đồng chí là lính sư đoàn 320A Đồng Bằng, dù đi đâu các đồng chí cũng không lẫn vào ai. Dù ở đâu các đồng chí cũng luôn nhớ về Đại Đoàn Đồng Bằng với mối tình thủy chung son sắt.
TRên chiến trường K, Chúng ta đảm nhiệm một trong những hướng tấn công quan trọng trong đợt cuối cùng giải phóng Nong pênh. Ngày 6/1/79 cả Sư đoàn ta lại làm một nhiệm vụ truyền thống mở đường cho quân đoàn đánh trận quyết chiến. Giống như khi xưa, ngày 29/4/75 sư đoàn 320 đánh trận Đồng Dù vô cùng ác liệt để mở đường cho Quân đoàn 3 tiến vào giải phóng Sài Gòn. Thì hôm nay 320 lại mở đường để cả quân đoàn vượt sông tiến vào giải phóng thị xã Kong pông Chàm. Một trận đánh mà chúng ta mãi mãi có quyền tự hào về ý chí sáng suốt quyết tâm chỉ huy của cán bộ chiến sĩ sư đoàn chúng ta.
 Giải phóng Nông pênh rồi nhưng tiếp sau đó là chuỗi ngày đầy gian khó, là những bi thương của dân tộc Khơ me gánh chịu và chúng ta những chiến sĩ quân tình nguyện Việt nam đang tiếp tục đổ xương máu giúp bạn. Đất nước chẳng bao giờ được bình yên, biên cương phía bắc lại bị kẻ thù xâm lăng, thế là sau 28 năm đánh giặc chưa một ngày ngơi nghỉ sư đoàn ta lại hành quân ra phía bắc. Chúng ta quay về đất mẹ chống giặc bắc phương để lại sau lưng ta nơi rừng sâu nơi đồng hoang heo hút Tây nam bao người bạn mình bao nhiêu cán bộ tài năng đang độ trưởng thành. Đau xót lắm, nhớ nhung lắm nhưng đất mẹ đang có họa người lính không có quyền ngơi nghỉ và cuộc hành quân này hào hùng mà cũng nhiều day dứt nhớ nhung.
Thưa các đồng chí, Sau ba mươi tám năm bây giờ những chàng trai Nghi Lộc khoác ba lô vào Sư đoàn 320 vào quân đoàn 3 cũng đã vào tuổi 60. Gặp lại nhau đây ai còn ai mất, nước mắt và niềm vui trong ngày gặp mặt  khiến chúng ta muôn nỗi bồi hồi. Tôi không quên gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí Lê Viết Khởi (Nghi Trung), Trần Tri Đức (Phúc Thọ). Tôi không quên đồng chí Nguyễn Ngọc Hoạch đã trưởng thành trong chiến đấu một cán bộ tiểu đoàn khi mới 21 tuổi.
Tôi vô cùng phấn khởi vì được biết nhiều đồng chí đã trưởng thành như: Đ/c Dung, Đ/c Khởi (Nghi Trung), Đ/c Trương (Nghi Kim); Đ/c Lan (Nghi Công); Đ/c Phúc, Đ/c Lâm (Phúc Thọ); Đ/c Phương (Nghi Xuân); Đ/c Thường..v.v
Tôi cũng vô cùng xúc động được biết đ/c Bá Đức một tấm gương kiên cường chiến đấu giỏi làm việc giỏi nay là Chủ tịch hội người mù của tỉnh Nghệ An.
Tôi cũng thực sự vui mừng thấy nhiều đồng chí trở về đời thường làm ăn giỏi xây dựng kinh tế gia đình mình vẫn nhớ và cùng giúp đỡ những đồng đội còn cơ nhỡ. Nhiều đồng chí đã góp phần ủng hộ cho những cuộc gặp mặt tình nghĩa như ngày hôm nay. Tôi cũng chúc mừng các đồng chí sau này đã chuyển ngành đi học và nay đang làm tốt trách nhiệm công dân trên cương vị công tác của mình.
Tôi rất hiểu và thương cảm với những đồng chí trở về ruộng đồng quê hương mà cuộc sống còn vất vả vì thương tật, vì sức khỏe mai một ở chiến trường.
Tôi mong ở đâu, lúc nào các đồng đội cùng sư đoàn hãy luôn yêu thương đùm bọc lấy nhau như ngày xưa ta đã cùng chia lửa cùng sẵn sàng nhận sự hi sinh với đồng đội mình. Trở về đây nhìn thấy nhau là vui rồi. Trở về đây cùng gọi lên những cái tên : ,Nghi Yên,  Nghi Tiến,  Nghi Thiết,  Nghi Hưng,  Nghi Đồng, Nghi Công nam, Nghi Công bắc, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Trung, Nghi Diên, Nghi Vạn, Nghi Phong, Nghi Trường, Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Quang, Nghi Hợp, Nghi Hoa, Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Thạch, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân.
Bởi những tên làng tên xã là tên đồng đội. Bởi những cái tên NGHI ấy làm nên hồn cốt con người các đồng chí, làm nên chiến công của Sư đoàn, bởi những cái tên Nghi ấy là niềm tự hào của mỗi chiến sĩ Nghi Lộc Của Lò hôm nay.
   Thưa các đồng chí:
 Là người con Nghi Lộc các đồng chí cũng tự hào bởi đất này đã sinh ra các người con ưu tú:
•   Về Khoa bảng: như  Bảng nhãn Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng giáp Phạm Nguyễn Du,  song nguyên Hoàng giáp Nguyễn Ngọc, Hoàng giáp Nguyễn Hữu Chính, Tiến sỹ Phạm Huy, Tiến sỹ Nguyễn Khuê, Tiến sỹ Đinh Văn Phác, Tiến sỹ Đinh Văn Chất, Phó bảng Phạm huy thuyến  
•   Nhà giáo: Nguyễn Thức Tự.
•   Nhà cách mạng: Trương Văn Lĩnh, Nguyễn Thức Canh; Nguyễn Thức Đường;Trần Văn Cung,.
•   Danh tướng: Nguyễn Xí,  Trần Văn Quang, Hoàng Đan, Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Mạnh Đẩu, Nguyễn Bá Tuấn, Phạm Hồng Minh, Võ Văn Việt,
•   Nhà ngoại giao: Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh
•   Văn nhân:  Nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân, Giáo sư Nguyễn Đình Chú.
•   Gần đây là Đậu Hải Đăng, học sinh chuyên Toán Đại học Sư phạm Hà Nội, giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2012.
Truyền thống quí báu đó là tổ tiên để lại cho các đồng chí, dù ta là cán bộ hay dân thường bây giờ chúng ta đều có quyền bình đẳng như nhau với lịch sử quê hương.
Đứng trước quân kì chúng ta đều bình đẳng như nhau, bởi máu xương chúng ta đều của mẹ Nghi Lộc sinh ra. Không có lí gì chúng ta không thương yêu nhau. Không có lẽ gì chúng ta không coi nhau như một nhà, bởi chúng ta đều là lính của sư đoàn 320A Đại Đoàn Đồng Bằng Anh Hùng.
Tôi gửi lời kính chúc sức khỏe và tri ân tới các gia đình liệt sĩ , thương binh sư đoàn 320A tại Nghi lộc Cửa Lò  
Tôi gửi lời thăm hỏi tới các anh em vì điều kiện nào đó mà không đến dự hôm nay. Tôi tỏ lòng khâm phục sự chu đáo và dầy công tổ chức cuộc gặp mặt này của các đồng chí. Xin chúc các đồng chí và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.
Tôi:  Sư đoàn trưởng sư đoàn 320A  Khuất Duy Tiến chào các đồng chí!
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/a_0002_zps12796dc9.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/a_0002_zps12796dc9.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 27 Tháng Tám, 2014, 01:07:18 pm
Xúc động quá. Chắc cụ lại khóc.  :'(


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 27 Tháng Tám, 2014, 06:47:04 pm
        Chào các bạn : Đời quân ngũ

 Chúc mừng các bạn lính tháng 11/1977 Nghi lôc Nghệ an quân của F 320 QD3 đã tổ chức thành công buổi gặp mặt và trao kỷ niệm chương của Đại đoàn Đồng bằng- F 320
                                     Zin Ba Câu  D29 F302 MT479



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 27 Tháng Tám, 2014, 08:28:03 pm
Em gái phương Nam chào anh chủ. Mới đi tập dancing từ nhà văn hóa phụ nữ thành phố về. Vetran và con cháu đã tắt điện rút lên tổ kén của mỗi người. tự dưng nhớ các anh thành Vinh. em ngồi mở vào trang của những người anh. Nhìn được những hình ảnh cảm động từ những cuộc hội ngộ một thời để nhớ, em mừng! chúc anh và các anh chị tham gia topic mạnh khỏe, hạnh phúc. Nỏ biết khi mô mới lại có hình ảnh Đức cường Dancing bên em và NYCL nhỉ?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 28 Tháng Tám, 2014, 10:52:41 am
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/a_0979_zps2d4294f1.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/a_0979_zps2d4294f1.jpg.html)

Cảm ơn bác jin và em gái phương nam.
Sau khi trung tướng KDT phát biểu duccuong đã phải nhờ chủ topic lính tây nguyên NTL pam từ Hà nội về, mới có lại được bài diễn văn này. Điều bất ngờ nhất với duccuong không phải là chiến công của đợt lính 11/1977 đóng góp vào thành tích của sư đoàn mà sự am hiểu về lich sử, văn hóa truyền thống con người Huyện nghi lộc của trung tướng.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/a_0981_zps7cab83f4.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/a_0981_zps7cab83f4.jpg.html)
Ba chiến sĩ VMH tại Cửa Lò(Từ trái qua:NguyenTrongLuan, Đức Cường, Vaphothotu)
Rõ ràng để viết bài diễn văn này. Người viết phải dày công để nghiên cứu tư liệu lịch sử qua nhiều thời kỳ để viết. Duccuong phải đọc đi , đọc lại để có thêm tý vốn kiến thức về ngay quê hương mình.
 Duccuong rất phấn khởi được trung tướng mời vợ chồng duccuong và vợ chồng trung tướng KDT chụp ảnh riêng rồi còn tặng riêng cho dc một cuốn hồi ký của cụ nữa. Cũng rất may có anh NTL@ trợ lý cho cụ chụp được bức ảnh kỷ niệm này. Khi chia tay trung tướng KDT hẹn lần sau vào nghệ an  trung tướng sẽ đến nhà duccuong chơi. Với duccuong đây là phần thưởng cao quý mà trung tướng đã dành cho . Có lẽ trung tướng mãn nguyện về chuyến đi lần này. Cụ khen lính Nghi lộc tổ chức được đông đủ và làm rất tốt.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 28 Tháng Tám, 2014, 04:14:11 pm

         Chào bác chủ duccuong, chào các ccb Sư đoàn 320 Nghi lộc đợt lính 77, chào bác bác.

         Tranphu341 xin được chúc mừng các bác vừa có cuộc gặp mặt lịch sử. Được đón tiếp Trung tướng, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. Những hình ảnh, những câu chuyện Đức Cường kể lại cuộc vui thật trọng đại cùng nhiều ý nghĩa, sự cảm động và động viên , niềm tự hào thật to lớn. Qua những bài viết cùng những câu chuyện Tranphu341 biết là đợt quân 77 của bạn hy sinh nhiều. Như thế là hy sinh thật nhiều. Nhưng tránh sao được khi các bạn bổ xung vào Sư đoàn 320 thì chiến trường BGTN lúc đó đang là thời kỳ ác liệt nhất. Bon Pốt đã đưa gần hết số đầu các sư đoàn của chúng sang định chiếm đất ta. Tranphu nhớ là 19/20 sư đoàn Pốt tham chiến.

          Vâng hy sinh nhiều đồng nghĩa với cống hiến và chiến công cũng thật nhiều thật lớn. Tranphu341 rất cảm phục, vô cùng cảm phục những người lính Nghi Lộc.

            Về chuyện Đại đội cảm tử. Tranphu341 rất cảm ơn bạn cho mọi người biết thêm về có một đại đội cảm tử trong chiến dịch tiến công giải phóng Phnompenh như vậy.

             Có điều Tranphu341 thắc mắc tý tẹo là sao nhiệm vụ quan trọng như vậy mà Sư 320 không xin được 1-2 cái trực thăng nhỉ? Thì có lẽ mọi việc đúng được kế hoạch hơn.

            Tranphu341 chúc bác chủ cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
           


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 28 Tháng Tám, 2014, 08:58:37 pm
Cảm ơn bác tranphu341 đã có những lời tốt đẹp dành cho đời quân ngũ.
Ngày đánh Pốt bên k. Chúng tôi vẫn luôn được cấp trên cho biết đối tượng tác chiến là quân khu Đông bắc và phiên hiệu vài sư đoàn của nó. ( trong biên chế sư đoàn của nó ít quân hơn sư đoàn của mình ). Cái này không khó bởi khai thác tù binh và tình báo chiến lược cung cấp.
 Qua nhiều tài liệu, duccuong được biết cuộc chiếntranh biên giới tây nam bọn Pốt tập trung và đầu tư lực lượng vào hướng tây ninh là mạnh nhất. Cho nên khi F320 bàn giao Lò gò cho F302 thì bọn Pốt vẫn còn nhiều chốt lấn chiếm đất của ta sâu vài km. Trong bài viết" lần đầu ra trận " ( trang 5 đời quân ngũ) duccuong đã kể câu chuyện nửa đêm giặc Pốt vào đốt cháy cả một làng việt kiều ở K về , thuộc xã Tân lập ở cách sư đoàn bộ chỉ khoảng 2km. Để thấy rằng địch lúc đó đang rất mạnh mà ta thì chưa đủ điều kiện để phản công gúp bạn ( chưa móc nối và đưa lực lượng phản chiến ra ngoài được ).
Lính nhập ngũ 11/1977 nghi lộc vào đúng thời điểm và đúng địa danh trên. Chính vì vậy cuộc chiến đấu tại Lò gò và suối Đà ha ta và địch ở thế giằng co khá lâu cho đến tận khi chiến dịch mở F302 mới đánh bọn này về bỏ chạy về nước theo đường 7. Trên đường 7 thì F320 đã làm chủ từ My mút đến suông ( ngày 1/1/79)
Vì thế mới có chuyện xe tăng địch chạy cùng xe cơ giới của F320 nên không ai bắn cả.
Còn chuyện dùng trực thăng theo duccuong nghĩ thì không thể bác tranphu 341 ạh. Bởi:
-xung quanh là đầm lầy và rừng tre.
-Không nắm được bố phòng của địch.
-Pháo binh không dọn bãi được.( vượt tầm >30km)
Theo duccuong biết thì ta mới dùng trực thăng vận tải chứ chưa dùng trực thăng đổ bộ chiến đấu bao giờ.
Thân ái.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 28 Tháng Tám, 2014, 09:08:04 pm
 đây là bài hát Một vùng đồng đội . Viết theo bài thơ Nước măt người tướng già của tôi. Tôi Đề tặng Trung tướng Khuất Duy tiến ngừoi chỉ huy trận đánh cao điểm 1015 tại Kon Tum tháng 4/1972 ( còn gọi là đồi Charlie)
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Mot-Vung-Dong-Doi-Trang-Nhung/IWA97OCW.html

Gửi để Đức Cường và anh em Nghi lộc nghe nhé/ Luân


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: yta262 trong 28 Tháng Tám, 2014, 09:15:43 pm

         Chào bác chủ duccuong, chào các ccb Sư đoàn 320 Nghi lộc đợt lính 77, chào bác bác.
...

             Có điều Tranphu341 thắc mắc tý tẹo là sao nhiệm vụ quan trọng như vậy mà Sư 320 không xin được 1-2 cái trực thăng nhỉ? Thì có lẽ mọi việc đúng được kế hoạch hơn.
...            

Trong chiến tranh thì mọi kế hoạch tính toán đều bị sai chạy ngay từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ, kế hoạch thường không như mình dự tính! Do đó anh em mình lại phải vất vả ở K thêm cả chục năm nữa để giải quyết bài toán khó Kampuchia. Giá như đại đội cảm tử cuả f320 hoàn thành nhiệm vụ thì anh em QĐ3 đã qua sông Mekong sớm, khóa chặt đường 5 & 7 không cho Pôn Pốt và Iêng Sary kịp tổ chức rút chạy, không cho chúng  bảo toàn lực lượng rút an toàn về Battambang và Leach để kháng chiến lâu dài. Nếu Pôn Pốt bị vây ở Phnôm Pênh, Pốt phải cố thủ ở đó mấy ngày có phải hơn không? Hoặc nó sợ hãi bỏ đồng chí trốn chạy một mình thì Pôn Pốt đâu còn xứng mặt lãnh đạo đám Khmer đỏ? Phải chi QĐ4 tiến chậm đi một vài ngày chờ QĐ2 và QĐ3 tới bao vây Phnôm Pênh nhỉ? Tiếc nhất là phân đội đặc công cảm tử vào cứu Sihanouk, nếu hoàn thành nhiệm vụ thì sau này Pôn Pốt không lợi dụng ông hoàng Sihanouk ngây thơ để gây thanh thế? Sihanouk mà được giải cứu sớm để theo mình lập chính phủ mới ngay những ngày đầu thì chắc chắn cục diện ở Kampuchia đã khác đi rất nhiều! Phải chi cha nội lính F9 nào không bị đi lạc đường, không bắn chỉ thiên mấy phát súng tìm đường, báo hại Tà Mok và Iêng Sary phát hiện bị bao vây nên bỏ chạy sớm, thì đơn vị bác trungsỹ1 đã kịp thời tóm gọn Tà Mok và Iêng Sary năm 1979, để chi cho 2 tay này quậy quọ cho tới tận năm 1998 ... Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên ... PHẢI CHI VÀ PHẢI CHI ... ÔI THÔI LÀ TIẾC!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 28 Tháng Tám, 2014, 10:37:51 pm
Yta262 có nhận xét thật sâu sắc. Tại sao ta không " Khóa" các ngả đường 5 ( đi pua sát+Lếch )đường 6 ( đi Bát tam boong + Xiêm riệp)Xong rồi mới cho qđ4 đánh nhỉ ? Lúc đó thì Pốt chỉ có chui vào rọ thôi. Duccuong đã đọc một tài liệu viết là ngày mùng 3/1/79 bộ máy Pôn pốt cùng các đại sứ quán ( thân Pốt ) rút chạy theo đường 5.
Thực tế quân đoàn 3+ qk7 bị dồn toa ở bên đông Mê công mất 3 ngày bởi không sang sông được. ngày 6/1 đánh vượt sông thì PỐT đã rời Nông pênh 3 ngày rồi :-\.
Theo kế hoạch thì nhiệm vụ của quân đoàn 3 là khóa chặt đường rút của PỐT. nghĩa là cắt đường 5, đưồng 6. Nhưng... nếu như, nếu như..." ÔI THÔI LÀ TIẾC". ;D
Cảm ơn yta262.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: thanhh63 trong 29 Tháng Tám, 2014, 04:15:49 pm
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/a_0979_zps2d4294f1.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/a_0979_zps2d4294f1.jpg.html)

Cảm ơn bác jin và em gái phương nam.
Sau khi trung tướng KDT phát biểu duccuong đã phải nhờ chủ topic lính tây nguyên NTL pam từ Hà nội về, mới có lại được bài diễn văn này. Điều bất ngờ nhất với duccuong không phải là chiến công của đợt lính 11/1977 đóng góp vào thành tích của sư đoàn mà sự am hiểu về lich sử, văn hóa truyền thống con người Huyện nghi lộc của trung tướng.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/a_0981_zps7cab83f4.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/a_0981_zps7cab83f4.jpg.html)
Ba chiến sĩ VMH tại Cửa Lò(Từ trái qua:NguyenTrongLuan, Đức Cường, Vaphothotu)
Rõ ràng để viết bài diễn văn này. Người viết phải dày công để nghiên cứu tư liệu lịch sử qua nhiều thời kỳ để viết. Duccuong phải đọc đi , đọc lại để có thêm tý vốn kiến thức về ngay quê hương mình.
 Duccuong rất phấn khởi được trung tướng mời vợ chồng duccuong và vợ chồng trung tướng KDT chụp ảnh riêng rồi còn tặng riêng cho dc một cuốn hồi ký của cụ nữa. Cũng rất may có anh NTL@ trợ lý cho cụ chụp được bức ảnh kỷ niệm này. Khi chia tay trung tướng KDT hẹn lần sau vào nghệ an  trung tướng sẽ đến nhà duccuong chơi. Với duccuong đây là phần thưởng cao quý mà trung tướng đã dành cho . Có lẽ trung tướng mãn nguyện về chuyến đi lần này. Cụ khen lính Nghi lộc tổ chức được đông đủ và làm rất tốt.
Thân ái.


Nhất các anh rồi anh Cường ơi khi được đích thân Trung tướng Khuất Duy Tiến về trao huy hiệu sư đoàn Đồng Bằng, chúc mừng các anh có một buổi gặp gỡ, hồi tưởng quá khứ oai hùng của lính 77 Nghi Lộc cùng sư đoàn 320, chúc các anh luôn gắn kết thành một khối như trong quá khứ, chúc các anh thật mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 01 Tháng Chín, 2014, 07:40:13 pm
Mời các bác xem video về lễ trao tặng kỉ niệm chương Đại đoàn đồng băng 320, qua đường lik dưới bài viết.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Chín, 2014, 10:23:13 am
 xuanv338 chào các CCB nghi Lộc. Chào các bác đang tham gia trang. Phải nói những người cựu lính xứ Nghệ luôn giữ vững bản lĩnh của anh bộ đội cụ Hồ. Giản dị, chân tình, và vào trận bốc lửa. Bà xã nhà Duccuong trông xinh và trẻ trung thế! Còn vapho hồi này trông mập trẻ ra rất nhiều . Hay thày vừa được nghỉ ngơi qua một dịp nghỉ hè? ;D. Chúc mừng các anh em Nghi Lộc nhé! Hẹn có ngày gặp mặt.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Chín, 2014, 06:04:36 pm
                                               Câu chuyện sau 35 năm giờ mới kể.

Trong đoàn ban liên lạc Đại đoàn Đồng bằng từ hà nội vào trao tặng kỷ niệm chương cho lính nhập ngũ 11/1977 của huyện nghi lộc có một thành viên mà duccuong rất trông chờ. Đó là đồng chí chính trị viên đại đội 20 trinh sát F320A.
 (http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0974_zpsad1efe34.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0974_zpsad1efe34.jpg.html)
Người thứ hai từ trái qua là anh Nguyễn Văn Hoàng
Đồng chí đó tên là Nguyễn văn Hoàng. Sau khi anh Vân lên ban trinh sát thì anh Hoàng về thay CTV đại đội. Lúc bấy giờ khoảng tháng 2/1979, đơn vị đang đánh địch giải tỏa đường 3 và sau đó đánh vào căn cứ địch ở vùng núi Đầu lâu xương chéo.( do ba đỉnh núi chụm hình tam giác có độ cao khá đều nên đường bình độ nhìn trên bản đồ có hình đầu lâu  và nơi rừng núi này xảy ra nhiều trận đánh ác liệt nên lính F320 và F339 qk9 vẫn thường gọi vùng núi này như vậy )

Buổi chiều 23/8 sau khi đoàn đi trao tặng kỷ niệm chương cho hai đồng chí thương binh nặng về là cuộc giao lưu giữa hội lính nhập nghũ 11/1977 qđ3 với ban lien lạc đại đoàn đồng bằng. Bỗng nhiên tôi nhớ đồng chí đại đội trưởng lê thanh Trung có lần nói với tôi khi ở bên K rằng:” Cái ông Hoàng này định không báo giao nộp chiến lợi phẩm lên trên. Công lao cả toán trinh sát chỉ thu được hai khẩu mà định biển thủ một thì nói công lao gì nữa”!?

Tôi liền hỏi anh Hoàng:

-Sao hồi đó anh báo cáo ban chỉ huy đại đội xin khẩu K59 ngoài biên chế đơn vị nhưng anh Trung không đồng ý nên phải nộp trên? Anh kể củ thể chuyện  em nghe nào?.

Trong một chiều gió mát bên bãi biển cùng những chiến binh F320 anh Hoàng say sưa kể lại mẩu chuyện đã tưởng chừng lãng quên theo năm tháng.

 Đó là một buổi chiều tháng 5/1979 tại vùng núi đầu lâu xương chéo ( tỉnh giới Ta keo - Căm Pốt ) .Toán trinh sát của C20f320 do đồng chí CTV Hoàng chỉ huy đi vào vùng núi có hình đầu lâu đó để bám địch. Dưới sườn núi là rừng khoọc mênh mông sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên đường trở về thì gặp một tình huống bất ngờ như một món quà thượng đế trao tặng. Một tốp địch đang nằm võng nghỉ ngơi giữa rừng.

Lúc bấy giờ những chiến binh ai mà có được trang bị như võng, mũ . đèn pin vv… của lính Pốt( thường là mới của Trung quốc ) được coi như sản phẩm chiến tích ai cũng ngưỡng mộ thèm thuồng. Toán trinh sát muốn trách rắc rối thì vòng trách bỏ đi  cũng không sao bởi đây không phải là nhiệm vụ của họ.  Sau vài phút hội ý toán trinh sát quyết tâm tập kích bọn này mà lúc đó chiến lợi phẩm cũng là động lực mạnh mẽ để tăng thêm dũng khí.

Toán trinh sát chia thành hai mũi, mỗi bên ba đồng chí. Trang bị hỏa lực duy nhất chỉ có một khẩu M79, còn lại AK bang xếp. Bọn địch không hề biết bởi ở đây là rừng dày không có lối đi lại, ngẫu nhiên góc phương vị đâm vào. Có tên thì ngồi, có tên thì nằm trên võng đung đưa. Khi toán trinh sát tiếp cận cách khoảng 50-60m thì một tên địch trong lùm cây ù té chạy. vậy là bị lộ, toán trinh sát nổ súng đồng loạt tiến công ngay.
Bọn địch bị tập kích bất ngờ nhảy xuống võng bỏ chạy cả . Quân ta chỉ có 6 đồng chí vẫn hô xung phong ầm trời để áp đảo tinh thần đối phương. Vừa bắn vừa vận động. địch không chống cự, mạnh thằng nào thằng nấy chạy. Chính trị viên Hoàng người giữ súng M79 bắn chặn đường rút chạy của Pốt.
 
Vận động lên đến nơi. Một loạt bảy chiếc võng không người và một số LTTP đã bị thu hồi . Anh em  khẩn trương tìm kiếm thì thu được một khẩu AK và một khẩu K59 mới tinh không tiêu diệt được tên nào.
Đồng chí CTV Hoàng lệnh rút khẩn trương bởi đây đang còn rất  xa chốt BB của ta.
Thật may cho số phận chúng nó. Do một thằng đi tè khá lâu mà ta không biết và chính hắn đã phát hiện quân ta đang tiền nhập. Khẩu AK chắc là của thằng này bỏ chạy không kịp về võng của mình lấy súng.

Khi về đơn vị , báo cáo lên ban trinh sát sư đoàn kết quả công tác. Chiến lợi phẩm khẩu K59 không được báo cáo mà đồng chí Hoàng cầm sử dụng. Nhưng rồi một thời gian chuyện cũng bay đến tai Ban trinh sát và phòng TM sư đoàn. ( lính trinh sát thường đi công tác cùng các thủ trưởng ) Vậy là khẩu K59 phải nộp trên trong luyến tiếc.

Câu chuyện gần 35 năm trước được kể bên bãi biển Cửa lò. Trong dịp gặp mặt này chỉ có 4 đồng chí C20F. Cả mấy anh em rối rít ôn lại những năm tháng hào hùng của một thời trẻ trai, lòng bùi ngùi nhớ lại những người đồng đội đã ngã xuống trước lúc rời chiến trường K.





Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 11 Tháng Chín, 2014, 06:22:23 am
                                                          
                                                      Tình huống ngoài dự kiến

Trong huấn luyện diễn tập cũng có nhiều câu chuyện hay và thú vị cũng như chiến đấu vậy. Đức cường xin kể chuyện này.
Cuối năm 1989 . Nghĩa là sau khi rời trung đoàn 269 ở K gần một năm . duccuong về nhận công tác ở ban tác huấn lữ đoàn 279 BTL CB. Đơn vị đóng quân ở phường nam sơn TX Tam điệp.
 
Cuối năm 1993 có một cuộc diễn tập thực binh làm duccuong tôi nhớ mãi. Đó là xử lý một tình huống bất ngờ ngoài dự kiến của ban đạo diễn BTL CB.
Đúng 3 giờ sáng đơn vị chuyển trạng thái báo động SSCĐ từ tăng cường lên cao. Toàn lữ đoàn nhanh chóng cơ động ra khu tập trung để trách đòn tập kích đường không của đối phương.

Trong đợi diễn tập lần này duccuong được phân vai trợ lý tổng hợp. nghĩa là chuyên đi theo ban đạo diễn và lữ đoàn trưởng để tham mưu cho chỉ huy trưởng thực hiện tốt kế hoạch diễn tập. Và kịp thời phát hiện những ưu khuyết điểm trong quá trình tác ngiệp của 4 cơ quan ( TM,CT,HC ,KT ) 3 tiểu đoàn ( một tiểu đoàn vượt sông, 2 tiểu đoàn công trình ).

Đường hành quân chúng tôi phải đi vòng qua nông trường Tam điệp rồi mới về khu hang nước gần dốc Xây ( sau lưng đền Dâu khoảng 1km) chứ không được chạy theo đường 1A.

 Khoảng 9 giờ sáng . Sở chỉ huy đang giao nhiệm vụ trong nhà âm. ( nửa chìm, nửa nổi ) , các đơn vị đang cấu trúc công sự và phát cây để dựng nhà bạt thì chuông điện thoại từ đại đội thông tin gọi liên tục lên máy ban tác chiến.
Đồng chí Nguyễn tiến Võ đại đội trưởng thông tin báo cáo tại vị trí đóng quân trong rừng của thông tin có mấy người dân chạy vào báo có kẻ cướp và nhờ giúp đỡ.( đồng chí Võ hiện nay đang là đại tá chủ nhiệm thông tin binh chủng ) .

Lúc này các trợ lý tác chiến đều rất bận. Đồng chí lữ đoàn trưởng Mỵ duy Phú nói với tôi:

- Cường xuống xem tình hình thế nào. Và tự quyết định. Nếu cần bắt giữ.

Tôi đeo khẩu súng ngắn chạy xuống. Tại ban chỉ huy đại đội thông tin có ba người dân mặt xanh như tàu lá chuối, run lẩy bẩy. Tôi bảo họ bình tĩnh kể lại. Họ bảo:

- Chúng tôi là dân huyện Yên Mô lên đây làm trang trại trong rừng. Có một thằng thanh niên địa phương mang vũ khí vào dọa nạp tiền bảo kê và bắt chúng tôi vác mấy bao sắn đã cắt nhỏ phơi khô ra ngoài cho hắn. Chúng tôi chạy được, còn ba người nữa đang bị khống chế vác mấy bao tải sắn khô ra theo đường này_ Người nông dân chỉ vào đường mòn vào rừng nói.

Tôi nói với đồng chí đại đội trưởng “cho ba đồng chí theo tôi”.

Tôi cho tổ đón lõng và dặn khi nào tôi nhảy ra đường hô đứng lại , thì các đồng chí mới được nhảy ra!
Chỉ ít phút sau mục tiêu đã xuất hiện. Đúng như người nông dân báo cáo. Tôi thấy tên mặc quần áo rằn ri đi sau cùng, còn ba người đàn ông đang vác ba bao tải sắn hối hẳ đi ra.

Thấy thời cơ thuận lợi tôi nhảy ra đường quát:
-   Tất cả đứng im. Đây là khu vực diễn tập quân sự. không ai được vào.

Tôi nhìn thằng cướp giật mình bởi trông như mình đã gặp đâu đó.

Tôi nói:

- Bây giờ tất cả phải về Ban chỉ huy. Để chúng tôi giải quyết.
Thực chất tôi đang lừa hắn để bắt, bởi trong rừng, hắn bỏ chạy, dân sơn cước làm sao mình đuổi được.
Hắn chống chế:
-Chúng tôi đâu có biết nên mới vào rừng.
Tôi trả lời:
Chúng tôi đã có công văn thông báo cho địa phương. Bởi diễn tập quân sự có súng đạn nổ chết ai chịu. Không nói lôi thôi. Tất cả về ngay.
Tôi đánh lạc hướng sang vì chuyện diễn tập của đơn vị nên mới giữ người để nó không biết ý định tôi sẽ bắt nó. Và nó đã bị mắc lầm . Ngoan ngoãn theo chúng tôi về BCH đại đội thông tin.

Tôi trấn át tinh thần trên đường giải về đại đội thông tin:
-   Tôi xin nhắc. không ai được bỏ chạy. Nên nhớ viên đạn này chạy nhanh hơn nhiều.
Nói xong tôi cố tình lên đạn “ roạc ”…( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 11 Tháng Chín, 2014, 09:44:43 am
 Ghê quá ....  Đen cho thằng cướp này gặp phải đúng dân trinh sát lại đc học hành bài bản đến nơi đến chôn

 À mà này bạn ơi cuối cùng mong đừng bắt phải người quen cũ một thời chinh chiến đấy nhé !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: laoshan1234 trong 11 Tháng Chín, 2014, 10:19:59 am
Ghê quá ....  Đen cho thằng cướp này gặp phải đúng dân trinh sát lại đc học hành bài bản đến nơi đến chôn

 À mà này bạn ơi cuối cùng mong đừng bắt phải người quen cũ một thời chinh chiến đấy nhé !
  Em cũng có mong muốn như bác Zil,vì có đoạn bác duccuong noí: 
 " Tôi nhìn thằng cướp giật mình bởi trông như mình đã gặp đâu đó.
"


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 11 Tháng Chín, 2014, 01:18:25 pm
 Chào duccuong. Chào các anh, em đang tham gia trang. Đọc tình huống ngoài dư kiến cứ như là mình đang chứng kiến cảnh tượng ấy vậy. Lính trinh sát thông mình trong mọi tình huống. Trong chiến đấu cũng như lúc săn bắt cướp. duccuong trình làng tiếp câu truyện luôn đi nào. Chúc các CCB Nghi Lộc vui vẻ, khỏe mạnh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 11 Tháng Chín, 2014, 04:32:20 pm
( Tiếp theo )                                                     
                                                                           Tình huống ngoài dự kiến

Viên đạn đã lên nòng sáng choang bay một vòng trên không trung rồi rơi xuống đất. Tôi nhặt viên đạn . Nhìn vào mắt hắn , bàn tay trái quăng viên đạn lên cao một lần nữa rồi tung hứng đưa lòng bàn tay bắt lấy như muốn nói với nó rằng đường đạn sẽ rất chính xác , chớ chạy nhé.

Trên đường dẫn giải , tôi luôn đi ngay sau lưng nó. Tôi đã thấy một vật nặng trong hộp túi quần ngang gối. Tôi phán đoán “ Lựu đạn ”.

Về đến BCH đại đội thông tin tôi lấy bàn ra ngồi thẩm vấn. Một chiến sỹ ôm súng AK đứng bên cạch. Khẩu súng ngắn được tút ra khỏi bao đặt ngay ngắn trên bàn. Các đối tượng ngồi hàng ngang phía trước. Tôi lấy trích ngang theo thứ tự từ phải sang để tạo sự khách quan . Đến lượt hắn . Hắn khai tên là Linh nhà ở làng Quang sỏi Phường lam sơn TX Tam điệp.

Tôi đã nhớ ra gương mặt dù chỉ gặp một lần.

Cách đây vài tháng vào một tối thứ 7 ngày nghỉ. Tôi cùng đ/c Sơn trợ lý quân lực rủ nhau ra quán Café ở dốc quán cháo ngồi nghe nhạc nhâm nhi ly ca fe sau một tuần trong doanh trại . Chúng tôi cùng người Nghệ an . Do xa nhà nên ngày nghỉ cũng ở lại trong doanh trại  . Các ngày nghỉ đều có thói quên đốt thời gian như vậy. Đang vui vẻ kể chuyện quê nhà thì có tiếng quát từ ngoài cổng “ chủ nhà đâu ra nộp thuế ”. Lúc này trong quán chỉ có hai chúng tôi . Nhìn ra cửa , một tốp thanh niên nồng nặc mùi riệu mặt mũi sát khí hung hổ bước vào. Thằng nào cũng đội mũ cối tàu , quần áo Ga trung quốc , tóc dài đến vai . Chúng ngồi kéo gế khắp nơi tự do lấy nước uống . Một thằng như là toán trưởng kéo gế của bàn chúng tôi ngồi quay lưng lại trông rất ngổ ngáo mất dạy. Tôi ngầm hiểu động tác này nhằm muốn đuổi chúng tôi cút ra để chúng làm việc với khổ chủ. Trước đó , chúng tôi được biết chủ quán là người từ xa mới đến đây để sinh sống làm ăn. Thằng bạn xem chừng khó chịu nên gọi chủ quán ra trả tiền . Chủ quán ra nhưng lại đưa thêm hai ly nước trái cây cho chúng tôi miệng nói nhỏ cầu khẩn :“ xin các anh đừng về ”. Tôi đã hiểu vì sao chủ quán nói như vậy. Phải giúp đỡ họ vượt qua phút khó khăn nguy hiểm này.
Tôi nói với Sơn :
-   Cứ uống nước hãy về chưa muộn giờ đâu .

Không thấy chúng tôi về chúng làm mọi cách đá gế,  nói bậy. Thậm chí lại ngồi ngay bàn của chúng tôi.
Tôi nói nhỏ với Sơn :

 -Ông cứ ngồi đó .Tôi ra ngoài vài phút quay lại ngay.
Ngày nghỉ lính đơn vị tôi đi chơi ngoài đường cũng nhiều. Chỉ nhìn phù hiệu binh chủng là biết ngay. Tôi nhắn về cổng vệ binh “ nói với anh Minh trung đội trưởng trinh sát công binh dẫn lính ra quán X ngay. Anh Cường tác chiến và anh Sơn quân lực đang chờ ở đó”.
Nghe tin có chuyện , lính ta đồn nhau rất nhanh chóng .Tôi liên tục quan sát ra ngoài đường chờ “ quânviện” để cho nó nhừ đòn. Chỉ khoảng 10 phút sau tôi trở ra. Lính ta đã đứng đầy đường “ chờ lênh”. Tôi nói “ khi nào tôi hô thì mới được vào ”.
Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ miệng ngậm điếu thuốc thả thói như không có chuyện gì. Bọn nó cay lắm vì chúng tôi không chịu về để chúng “ làm việc” . Một tên vô tình đi ra ngoài hoảng hốt quay lại khi thấy lính công binh đứng đầy đường . Nó nhanh chóng trở vào nói gì với tên toán trưởng. Cả bọn hoảng hốt đứng đậy để về. Tên toán trưởng đi sau cùng . Tôi cầm tay nó nói :
- Vào thì dễ ra thì khó đấy. Lần này tao cảnh cáo đừng để tao thấy ở đây một lần nữa.
Rồi tôi thả tay ra cho đi.

Chủ quán cảm ơn chúng tôi hết lời. Bởi toán bảo kê này toàn là dân làng Quang sỏi khét tiếng. Thời pháp thuộc , dân hai tỉnh Ninh bình- Thanh hóa đều biết tiếng cướp dốc Quán cháo đều là người làng này.

Chẳng hiểu nó có nhận ra tôi không , còn chân dung hắn tôi đã nắm rõ. Tôi tiến lại gần nói:
Anh Linh! Anh đã từng đi lính về. Lính cụ Hồ không phải như thế. Trái lựu đạn ở trong túi quần anh đã bị thối . Anh đưa ra đe dọa nhân dân là một việc làm trái pháp luật .Anh đưa đây cũng chưa muộn.

Tôi đúng cạnh . Thấy rõ hắn đang lung túng và hoảng sợ vì sao tôi biết quả lựu đạn bị hỏng. Thực ra đâu bị hỏng . Bởi tôi muốn nói cho nó biết đừng dại dột sử dụng nó , vô ích . Hắn thò tay vào túi lấy lựu đạn ra. Tay tôi đẫ cầm tay nó lấy ngay khi trái lựu đạn vừa rời túi…..( Còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 11 Tháng Chín, 2014, 06:44:19 pm
Sinh nhật em mà anh chả chúc mừng gì,



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 11 Tháng Chín, 2014, 10:14:48 pm
Trước hết xin lỗi Anh Thơ vì không nhớ ngày sinh nhật của em.
Anh chúc em khỏe, trẻ, đẹp mãi.Chúc cả nhà hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Chín, 2014, 09:24:20 am
  Tiếp theo                        Tình huống ngoài dự kiến.


...Chẳng hiểu nó kiếm đâu ra quả lựu đạn CS của Mỹ. Đây là loại lựu đạn thuộc nhóm chất độc kích thích. Quả to hơn lựu đạn bình  thường nhưng trọng lượng nhẹ hơn. Xung quang có một vòng đỏ. Tôi dễ dàng nhận biết tính nguy hiểm và tác hại của loại lựu đạn này.
Vậy là vật chứng, tang chứng , nhân chứng đã đủ để buộc tội.  Tôi điện thoại nói với đồng chí lữ đoàn trưởng đề nghị xin xe chở toàn bộ ra công an TX Tam điệp. Bởi cuộc diễn tập chỉ mới bắt đầu mà công việc thì nhiều. Hơn nữa đây đã là tính chất của một vụ án dân sự rồi.
Lập biên bản xong . Lời đề nghị của tôi được chỉ huy chấp nhận. Tôi không cho nó biết ý định này . Lúc này gương mặt nó đã lo âu sợ sệt chứ không đằng đằng sát khí như hôm gặp ở quán x. Mắt nó đảo quanh , thấp thoáng trong rừng chỗ nào cũng có bộ đội. Hắn chột dạ buộc phải tuân thủ theo ý của chúng tôi không thể khác .
Tôi hỏi hắn :
-   Gia đình anh làm nghề gì?
-   Dạ. nghề nông. Hắn đáp.
-   Vậy anh thừa biết người nông dân khổ sở vất vả đến nhường nào. Đổ mồ hôi . sôi nước mắt mới có hạt gạo củ khoai vậy mà anh lại tiếm đoạt sức lao đông của họ. Anh không có đạo đức sao?
-   Hắn cúi đầu im lặng.
Xe U oát cứu thương đã đến . Tôi bảo mời tất cả lên xe. Hắn cố tình chậm rãi lên sau để ngồi gần cửa lên xuống  nhưng tôi đã chỉ vị trí cho riêng nó. Những người dân vô tôi  họ vẫn lo lắng. Tôi nói với họ nhưng cốt để hắn nghe :
-Những người làm ăn lương thiện thì không có tội. Các bác cứ an tâm. Pháp luật sẽ bảo vệ các bác .

Xe chạy qua chợ Tam điệp rồi rẽ trái. Hắn chồm lên bởi hắn đã biết tôi đưa hắn về đâu. Hai bàn tay hộ pháp của tôi như hai gọng kìm ấn vai hắn ngồi xuống. Mắt hắn đỏ ngầu, nuốt nước bọt ừng ực nhưng đành thúc thủ vì hắn đã sa lưới.

Tôi nhanh chóng bàn giao biên bản hỏi cung và tang vật để về đơn vị tiếp tục thực thi nhiệm vụ của mình. Tôi không quên nói với các đồng chí công an rằng đáng ra tôi không mời các bác nông dân hiền lành chất phác này đi. Nhưng để có nhân chứng nên tôi mời họ. Đề nghị các đồng chí làm việc khẩn trương cho họ về để trông coi nương rẫy vì hiện không có ai. Chúng tôi chở họ đến đây nhưng không thể chở về vì công việc gấp. Đề nghị các đồng chí có xe thì chở các bác về giúp chúng tôi.

 Xe chúng tôi trở lại hang nước nơi SCH diễn tập đóng quân. Khu rừng tĩnh mịch vắng lặng chứ không  như buổi sáng . Tôi nhìn đồng hồ. Đã một giờ chiều. Đúng rồi , theo kế hoach đã chuyển trang thái chiến đấu lên toàn bộ. Đất nước đã vào tình trang chiến tranh. Đơn vị phải cơ đông vào Huyện Hà trung Thanh hóa để thực hành diễn tập . Bắc cầu Plây vượt sông Nghèn và mở đường mới bảo đảm cho quân đoàn 1cơ động . Chúng tôi lại vào Hà trung. Khi gặp đồng chí Liêm , trợ lý TM binh chủng , đồng chí chất vấn tôi :
-   Sao cậu liều vậy . Nói nó lấy lựu đạn trong túi quần ra. Lỡ nó ném thì sao?
Tôi trả lời :
-   Anh không thấy tôi đứng bên cạnh nó sao? Khi hắn đã chịu khuất phục về đơn vị nghĩa là đã đầu hàng. Vậy thì trói nó làm gì nữa.
-   
Ba ngày sau. Cuộc diễn tập tham mưu hai cấp thực binh kết thúc. Trong nhận xét của Bộ tư lệnh có biểu dương cách xử lý tình huống ngoài dự kiến này. Chúng tôi cũng rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa trong diễn tập. Góp phần giữ vững an ninh nơi địa bàn đóng quân để Nhân dân an tâm sản xuất.

   *        *
                                                          *

Khoảng một tháng sau.

Tôi được biết tên Linh đã phải ngồi bóc lịch trong nhà đá. Còn tôi được đồng chí Quí  trợ lý bảo vệ thông báo Công an TX Tam điệp mời ra viết lại bản tường trình để tặng bằng khen vì thành tích giữ dìn ANCT TTATXH trên địa bàn. Tôi ra Cơ quan Công an nhưng tôi đã khước từ với lý do đó là chiến công của tập thể. Và giữ dìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội cũng là nhiệm vụ của quân đội chúng tôi đó là chuyên bình thường.
Phần thưởng quý giá nhất đối với tôi mà tôi đã được nhận . Đó là đã góp sức mình vào công cuộc giữ dìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.

                                                              Hết.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: phuockhanh trong 12 Tháng Chín, 2014, 08:33:08 pm
Chào Đức Cường!  P/K vừa đọc qua bài của ĐC mới biết ĐC ở 320, thời chiến tranh biên giới và trên CPC nghe ĐC nhắc đến các địa danh thì P/K không còn lạ gì. Lò Gò, Sa Mát, Tân Lập mà ĐC bảo dân bị tàn sát ấy là P/K đã đi qua, ra chốt có tên Năm Gấu..Mi Mút,  Công Pông Chàm…Đường 5.6.7 ở CPC,  P/K đã  đi qua. Trước P/k ở sư 10, tháng 4-77 bổ xung về E922, sư 31.  Này cái vụ xe tăng địch chạy lẫn với xe tăng ta là nó đã chà rất nhiều lính của E28 đấy? Khi E của P/K chiếm  Phum Sâm, cái chốt quan trọng nhất trong phòng ngự của Pôn Pốt trên đường 7, thấy trên đường có lốt xe tăng chạy xuống rồi  nó ngược lại. Có thể  đấy là chiếc xe nghiến lính 28 đang từ hường Krếch đánh sang, vì lính ta cũng nhầm là xe ta. Chắc chiếc này trà trộn vào 320?
ĐC nhập ngũ 11-77, cho P/K hỏi  là ĐC được huấn luyện ở đâu?  Cuối năm 77 P/K có huấn luyện đợt tân binh của Nghệ An ở Dục Mỹ, Nha Trang, vào khoảng tháng 2 hay 3 gì đó là dẫn vào bổ xung cho quân đoàn đang tác chiến ở Tây Ninh. ĐC có trong đợt đó không?
ĐC cường viết tiếp hồi ở CPC đi. Xin chào!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Chín, 2014, 09:04:33 pm
Chào bác phước khách: Bác vừa tân gia ngôi nhà mới mà thật đông khách. Chúc mừng bác đã vào mái nhà chung của CCB đó là MVH. Hy vọng hồi ức của bác chủ sẽ được sông lại tái hiện qua từng trang viết.
Đúng vậy. Duccuong vào huấn luyên tại C14 D7 E 24 quân trường lam sơn ( Dục mỹ - phú khánh) .Tháng 3 / 1979 bổ sung cả 3 tiểu đoàn huấn luyện tân binh quê huyện Nghi lộc vào F320. Lúc bấy giờ đang tác chiến tại lò gò.
Sang k vào tháng 8/1978 tại My mút. Đã đặt chân lên đường bình độ 50 ( Phum sâm ) cao điểm 105, cao điểm 200...
Vẫn biết bác ở F10 trong bài viết của bác. Ra bắc F10 đóng quân ở vùng thị trấn Đu Thái nguyên.F31 đóng ở trên trục đường 1B thuộc huyện Đình cả.
Hồi ký ở K duccuong đã viết trọn 50 trang rồi. Bây giờ chủ yếu viết về những câu chuyện khi gặp lại bạn bè trong đại đội thôi. Nếu có thời gian mời bác thường xuyên gé thăm " Đời quân nghũ " sẽ hiểu về F320 khi còn ở chiến trường K.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 12 Tháng Chín, 2014, 10:36:35 pm
Xin chào bác Đức Cường , chào các bác đang tham gia topic " Đời quân ngũ "
Em theo dõi chuyện của bác chủ topic đã lâu , thấy nhiều câu chuyện ly kỳ ghê , tò mò muốn biết đoạn cuối quá trời . Bác Đức Cường hành quân nhanh hơn chút nữa thì tốt biết bao.Hic .
Chúc các bác mạnh giỏi .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Chín, 2014, 06:36:21 pm
                                    Lần đầu ra trận của chiến sỹ Phạm văn Lấn

Nhận lời mời của anh em cùng nhập ngũ Xã Nghi thiết. Tôi và vaphotho tu xuống chơi vào một ngày chủ nhật  nắng đẹp. Đang mùa thu, trời xanh cao không còn cái nắng oi bức cuả mùa hè nữa. Chúng tôi xuống lần này mang theo mấy bức ảnh tặng bạn trong dịp trung tướng khuất duy Tiến đến thăm cở sở đóng tàu thuyền , doanh nghiệp Lấn – Lưu.
Vượt qua ba ra Nghi quang , chúng tôi đã nghe bản hợp xướng của xí ngiệp đóng tàu . Tiếng máy nổ , máy cưa, tiếng đục đẽo khua vang một góc trời.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_a1050_zps06c1dede.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_a1050_zps06c1dede.jpg.html)
Được sự ủy quyền của trung tướng Khuất Duy Tiến, Đức Cường đã trao tặng
 cuốn hồi kí Kí ức đời binh nghiệp, trong đó lời đề tặng và chữ kí của ông

 
Chúng tôi đến thật đúng lúc . Con tàu dài 27m vừa mới hạ thủy ngày hôm qua đang chạy thử kiểm tra để bàn giao cho thượng đế. Khách thường là người Ninh binh, Nam định và các tỉnh miền trung đến đặt hàng . Là một thương binh trở về , tài sản là  hai ban tay trắng và chiếc ba lô cũ sờn như bao thương binh khác. Lấn đã trăn trở vươn lên làm giàu. Với đội nghũ công nhân được ưu tiên là đồng đội, con em TB . Lấn đã trở thành hạt nhân tiêu biểu làm kinh tế giỏi điển hình của CCB huyện nghi lộc .

Bài viết này tôi không nói về cái tài làm ăn giỏi , là đối tác tin cậy của khách hàng  của CCB Phạm văn Lấn . Mà gi lại chiến công đầu của một đồng chí tân binh lần đầu ra trận .

Sau khi bổ sung vào F320 tại lò gò. Lấn được biên chế về C11D6E52 . Lúc này sư đoàn đang tác chiến tại Lò gò- Xóm giữa - Xa mát.
Vào khoảng tháng 5/1978. Địch lúc này đang ở thế tấn công lấn chiếm đất của ta khá sâu. Có nơi vào đến 10km. Mặc dù  phòng ngự chủ động nhưng thương vong giai đoạn này quá lớn bởi vậy cấp trên điều Đồng chí Khuất duy Tiến trưởng phòng tác chiến về làm sư đoàn trưởng.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_1051_zps508b9577.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_1051_zps508b9577.jpg.html)
Lời đề tặng của trung tướng

Ngay cuộc họp quân chính đầu tiên sư đoàn đã thay đổi cách đánh . Không chờ giặc đến đánh mà tìm giặc để đánh. Vậy là toàn sư đoàn đã thay đổi cách đánh đó là các đơn vị phải thay phiên ra khỏi chốt phòng ngự , mai phục tiêu diệt địch trước khi bị tấn công. ( điều này thể hiện rất rõ trong Hồi ký của đồng chí trung tướng khuất duy Tiến.) .
Trong cụm điểm tựa phòng ngự thì trung đội của Lấn nằm trên cùng khá gần chốt của địch . Đại đội hằng ngày có 3 tổ rời trân địa chốt lúc sáng sớm ra phục kích ở những vị trí qui định do trinh sát tiểu đoàn và trung đoàn dẫn đi. Những trận địa phục sau lưng chốt tiền tiêu của địch gần như cố định nên chỉ một hai hôm sau thì các tổ tự đi không cần trinh sát dẫn nữa .

 Tổ của lấn có 3 đồng chí . sau bốn ngày mật phục tại vị trí quy định . Đó là con đường mòn lâm ngiệp trong rừng có thể đi về bến sỏi. nhưng vẫn không gặp địch . Sang đến ngày thứ năm như thường lệ cả tổ dậy sớm nhưng hôm nay một đồng chí quê ở hà nam ninh bị ốm vậy là chỉ còn hai người Lấn và Viêm . Viêm cùng quê , cùng nhập ngũ . Tình tình ít nói . Sinh ra từ vùng quê vựa lúa của huyện , xã nghi công.

 Tuy chỉ có hai người nhưng đồng chí trung đội trưởng Phướn , người dân tộc thiểu số quê ở Hà sơn bình vẫn lệnh lên đường. Vậy là tổ mật phục chỉ còn hai tân binh chưa vào trận lần nào.
Sau bốn ngày đi phục. đường đi của tổ đã trở thành lối mòn dễ giàng nhận biết. Chỉ sau hai giờ ( đi chậm do phải quan sát địch ) tổ đã đến vị trí qui định . Công việc đầu tiên là bố trí quả mìn đinh hướng c laymo . Theo hướng dẫn của đồng chí trung đội trưởng ngày đầu , Lấn bố trí ngay mép đường có độ hắt của mảnh bi theo trục đường lớn nhất.
Lấn giữ khẩu AK còn Viêm giữ khẩu B40. Mặt trời đã đúngbóng , bi đông nước đã cạn một nửa do đi đường ra mồ hôi nhiều. Cả hai nằm chờ giặc đến. Nhớ lời đồng chí đại đội trưởng ( đ/c Quang quê ở Quảng bình . Sau đó không lâu bị hy sinh khi đi tìm nguồn nước sinh hoạt cho đơn vị bị giẫm phải mìn) dăn : “ con đường này địch vẫn thỉnh thoảng đi lại vận chuyển LTTP cho chốt tuyến trước và ra đường 20 cài mìn xe cơ giới của ta. Nên các đồng chí phải kiên trì mai phục …” Dù cùng quê nhưng trong điều kiện này cả hai không giám nói chuyện mà phải liên tục quan sát để địch đi vào trận địa phục , làm sao quả mìn định hướng phát huy hiểu quả nhất.

Thật không phụ lòng “tôi đã phát hiện một tốp địch 7 tên hình như đang gùi đạn và mìn ra tuyến trước bởi đi khá nặng nề ” Lấn nói. Lần đầu ra trận ai không có phút mất bình tĩnh . Tim Lấn đập nhanh , thần kinh căng như sợi dây đàn . Khi hai tên đi đầu vào trong trận địa , Lấn và Viêm đã nhìn rất rõ mặt hai tên đi đầu. Một điều bất ngờ làm Lấn bối rối hai đứa đi đầu không mang vũ khí không mang gùi và nó là hai đứa trẻ mới lên 9-10 tuổi !. Nhưng Lấn không thể làm khác. Hộ khẩu ngón tay trỏ đã đè trên cần điểm hỏa. Lấn ấn mạnh cả vùng đất phía trước rung chuyển, Tiếng kêu la thất thanh của địch hòa trong khói mìn . Lấn hô “ chạy ” . Viêm cũng không kịp bắn nữa cả hai vùng chạy trong tiếng kêu rống của bọn bị thương. Cả hai chạy một mạch mất 30 phút mới về đến chốt đại đội. Lấn báo cáo đứt quãng trong hơi thở gấp gáp. Địch đã bị tiêu diệt nó kêu cứu ầm ĩ. Sự việc đã được báo lên tiểu đoàn qua điện thoại và đại đội 11 được lệnh rời trận địa vân động ngay lên vị trí tổ Lấn đã phục kích. Chưa đầy một giờ sau cả đại đội đến vị trí . Cối 60 và khẩu 12.7li tăng cường bắn mạnh sang bên kia để cả đại đội vượt đường truy kích . Không có sự phản kháng nào của địch , cả đại đội lúc này mới quay lại vị trí mai phục. Hai tên địch bị chết tại chỗ , máu me lênh láng đầy đường. Ta thu được một khẩu M79 và một khẩu B40 cùng  một số LTTP và đạn dược mà địch gùi cho chốt tuyến trước.
Một tên địch chết nằm sấp. Viêm lật người lên , thấy cộm trước ngực , dù máu me đầy người nhưng vẫn thấy rõ đó là một cái võng dù còn mới , đã bị thủng một lỗ bi ( sau này về giặt đếm thì bị thủng 8 lỗ do võng gấp.) Đại đội nhanh chóng cài lựu đạn dưới xác tên địch rồi rút về chốt .
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_b1037_zps8983d5d3.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_b1037_zps8983d5d3.jpg.html)
Đức Cường thay mặt Ban liên lạc hội nhập ngũ 11.1977, tặng đồng chí Lấn tấm ảnh chụp Trung tướng cùng các thủ trưởng trong Ban liên lạc Đại đoàn Đồng Bằng đến thăm xưởng đóng tàu của Lấn

Trận đánh đầu tiên của chiến sỹ Lấn là như vậy .Vẫn chưa kịp nổ súng nhưng hiệu suất chiến đấu cao. Sau trận này hai chiến sỹ đều được phong lên binh nhất. Bởi sau khi làm lễ tuyên thệ  kết thúc huấn luyện chiến sỹ mới ở quân trường Lam sơn , lên Tây ninh tất cả chúng tôi vẫn là anh binh nhì.

Một điều mà doanh ngiệp Phạm văn Lấn vẫn còn ám ảnh cho đến tận bây giờ đó là gương mặt của hai đứa trẻ con phải đi trước mà Lấn nhìn rõ trong trận phục kích đó.Thật may hai đứa  không chết . Đó là cái may mắn cho nó khi chỉ một vài tích tắc mà Lấn đã giật mình vì gương mặt trẻ thơ của hai tên đi đầu nên nó đã đi quá giải quạt hiểu quả của  trái mìn clây mo. Mãi sau này sang chiến đấu tại chiến trường K ,chúng tôi mới hiểu bọn Pốt thật dã man bắt trẻ con người già đi trước để đỡ đạn, khua xương đá mìn thay cho việc tàn sát dân K loại hai.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 27 Tháng Chín, 2014, 05:16:21 pm
Em Anhtho chúc mừng anh Duccuong đã về thăm đồng đội đồng niên nhập ngũ và có những giao lưu nghĩa tình, chúc các anh CCB cùng nhập ngũ tháng 11/77 ở Vinh vui khỏe hạnh phúc và thành đạt
@ Duccuong! Em đã báo cho anh và anh Vapho bên trang anh Phuockhanh là mẹ em bệnh "có cả bệnh nhớ con rể con cấy nữa", em viền gấp hôm thứ tư đáp thẳng Tân Sơn Nhất - Thọ Xuân, không ghé Vinh nên em không báo các anh đón. Hôm nay mẹ em đã khá, có lẽ chủ nhật là em khứ hồi vì dạo ni Vetran bận lắm, mà bỏ cu chàng trong nớ lâu cũng không in tâm. Thôi hẹn các anh dịp khác nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: lính đường dây trong 27 Tháng Chín, 2014, 07:26:09 pm
Em Anhtho chúc mừng anh Duccuong đã về thăm đồng đội đồng niên nhập ngũ và có những giao lưu nghĩa tình, chúc các anh CCB cùng nhập ngũ tháng 11/77 ở Vinh vui khỏe hạnh phúc và thành đạt
@ Duccuong! Em đã báo cho anh và anh Vapho bên trang anh Phuockhanh là em mẹ em bệnh "có cả bệnh nhớ con rể con gấy nữa", em viền gấp hôm thứ tư đáp thẳng Tân Sơn Nhất - Thọ Xuân, không ghé Vinh nên em không báo các anh đón. Hôm nay mẹ em đã khá, có lẽ chủ nhật là em khứ hồi vì dạo ni Vetran bận lắm, mà bỏ cu chàng trong nớ lâu cũng không in tâm. Thôi hẹn các anh dịp khác nhé.

Đề nghị Anh Thơ viết bài không dùng tiếng địa phương.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Chín, 2014, 09:08:52 pm
Không sao đâu bác lính đường dây . Người Thanh hóa hiểu ngay ngôn ngữ địa phương ấy mà. Có lẽ Anh tho muốn dành riêng cho mọi người đồng hương và những người lính đã đóng quân ở xứ Thanh giây phút cảm xúc nhớ về miền quê bắc miền trung ấy!.
Chúc mừng bà ngoại của Anh tho -  ve tran đã hồi phục. Khi ốm đau , Các cụ thấy con gái về là mừng lắm. Anh tho nhớ ra kênh nhà lê sau nhà chụp ảnh nhé ;D.
Duccuong vẫn biết sân bay Thanh hóa ( sao vàng ) đã đi vào hoạt động . Nên cơ hội vào Vinh của các bạn sẽ ít hơn . Hy vọng một lần nào đó được tiếp kiến vetran và anh tho tại đất nghệ.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 30 Tháng Chín, 2014, 07:29:42 pm
Chúc mừng bà ngoại của Anh tho -  ve tran đã hồi phục. Khi ốm đau , Các cụ thấy con gái về là mừng lắm. Anh tho nhớ ra kênh nhà lê sau nhà chụp ảnh nhé ;D.
Duccuong vẫn biết sân bay Thanh hóa ( sao vàng ) đã đi vào hoạt động . Nên cơ hội vào Vinh của các bạn sẽ ít hơn . Hy vọng một lần nào đó được tiếp kiến vetran và anh tho tại đất nghệ.
Thân ái.
Em Anhtho cám ơn anh Duccuong đã chia sẻ, 17h hôm qua em về tới nhà trong mưa dông dữ dội, Vetran phải đội áo mưa ra đón.
Ngoài anh với anh Vapho ở Vinh, hai chúng em còn hàng chục đồng đội CCB của binh trạm 179 cục vận tải TCHC, vận tải hàng không, đường bộ và đường sông biển cho chiến trường K  hiện sống ở Vinh rất thành đạt và hơn nữa còn có gia đình cô em út của Vetran làm chủ doanh nghiệp gỗ ở Con Cuông (em đã tới thăm mấy năm trươc) do vậy chúng em sẽ giành thời gian điều kiện vào Vinh thăm các anh. Em hy vọng đón các anh ở tp HCM cuối năm nay. Về thăm ông bà một mình, em cũng không đi lang thang ra kênh Nhà Lê chụp hình được.
Đề nghị Anh Thơ viết bài không dùng tiếng địa phương.
Không sao đâu bác lính đường dây . Người Thanh hóa hiểu ngay ngôn ngữ địa phương ấy mà. Có lẽ Anh tho muốn dành riêng cho mọi người đồng hương và những người lính đã đóng quân ở xứ Thanh giây phút cảm xúc nhớ về miền quê bắc miền trung ấy!.
Đúng! "Không sao đâu" anh Duccuong ạ. Anh lính đường dây nhắc yêu Anhtho ấy mà, Vetran, Anhtho đã cùng anh Linh uống bia Hà Nội không cần đá mà lạnh buốt răng trong mùa rét đậm gần tết Quí Tỵ ở Thủ Đô, hơn nữa con gái con rể anh Linh giảng dạy ở đại học khoa học xã hội & nhân văn tp HCM nhưng nhà các cháu gần nhà em bên phường Phú Thuận mà.
Em chúc anh mạnh giỏi


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 15 Tháng Mười, 2014, 09:00:06 pm
  Chào các bác, sau khi lập kế hoạch chi tiết từ lâu. Chiều hôm qua bác Đước Cường đã có mặt tại Hà nội. Hôm nay hai chúng tôi lên đường  về thăm gia đình bác Hoằng nguyên Ctr C20 F320A khi ở BGTN. Bác Đức Cường về nhà bác Hoằng từ khi đi học ở Sơn tây. Khi đó Đức oai còn là huyện của tỉnh Hà tây, nay đã là Hà nội đã lâu. Chúng tôi đành gọi cho bác Hoằng ra đón.
  Điểm hẹn thanh bình như 1 làng quê cũ, giải nhiệt tí rồi lên đường về nhà nào
 (http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3434_zps9da5b6b3.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3434_zps9da5b6b3.jpg.html)
 Hai anh em cùng 1 xe
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3438_zpsf09bd49a.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3438_zpsf09bd49a.jpg.html)
  Tới nơi rồi
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3440_zpse356ccd4.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3440_zpse356ccd4.jpg.html)
  Vợ chồng bác chủ nhà và 2 ông khách, vui như tết ;D ;D ;D
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3450_zps88e2c06e.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3450_zps88e2c06e.jpg.html)
   Qua câu truyện của 2 anh tôi mới biết rằng: Chính trị viên C trinh sát ngày đó khác với CTRv C bộ binh chúng tôi. Anh cũng phải luồn sâu, nắm địch như một cán bộ chỉ huy khác. Không như lính bộ binh bọn tôi, khi tấn công hay phòng ngự thì ctv thường ở sau 1 chút nắm Y tá, cối 60 và bộ phận hậu cần.
  Hai anh em
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3452_zps7a71105d.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3452_zps7a71105d.jpg.html)
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3453_zpsb6209215.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3453_zpsb6209215.jpg.html)
   Chúc nhau mạnh khỏe, có hũ rượu quê, làm cho hết rồi đi đâu thì đi ;D ;D ;D
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3441_zps6da46197.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3441_zps6da46197.jpg.html)
   Mai lại gặp, họ hẹn hôm sau sẽ cùng anh em bè bạn vào thăm trung tướng Khuất Duy Tiến nguyên tư lệnh F320 tại nhà riêng của ông.
Tạm chia tay
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3454_zpsa6b21e4e.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3454_zpsa6b21e4e.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 16 Tháng Mười, 2014, 06:10:56 pm
Chào Đức Cường
Hôm nay xứ Nghệ trời trở gió.Đất trời mù mịt mưa rơi,cái lạnh lại nhớ mùa quay trở lại.Lòng người lại nhớ bạn , nhớ đồng đội nơi phương xa.Chợt nhớ câu ca dao học từ thời tóc còn để chỏm:
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
Nhìn Đức Cường và bác Hoằng và bác Hồng c9 chén chú chén anh vui đến thế chắc cũng quên hết lời "ai dặn dò".


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 16 Tháng Mười, 2014, 09:01:09 pm
Sau khi thăm thủ trưởng Tiến, Đức Cường cùng bác Ép 5, bác Zin lại làm một chuyến ngược lên miền quê quan họ. Đúng là khi bác Vanpho@ nhắc nhở thì bọn tôi đang "dư lày" tại tệ xá.
 (http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3482_zps5ccb113d.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3482_zps5ccb113d.jpg.html)
 Bác Vanpho@ yên tâm đi, Đước Cường không những không quên mà còn chịu sự giám sát trực tiếp của ai đó qua chiếc điện thoại trong suốt thời gian mấy anh em chúng tôi đang công phá cái cao điểm Jack Daniel. No1
  Trong ảnh từ trái qua phải Đức Cường, bác Zin, bác Ép 5, bác Thiềm cựu trinh sát d5E922F31QD3, bà chủ nhà và tay giúp việc ;) :D ;D ;D
 Sau khi cùng mọi người đi thăm thú một số nơi mà xưa kia bác Ép 5 và Đức Cường đã từng đặt chân tới.
  Sân vận động Suối hoa, đằng sau là quả đồi nhỏ mà lúc đó trường sĩ quan công binh đặt đại bản doanh. Bước chân vào sân vận động là bác Đức Cường đã chỉ tay trường sĩ  quan công binh ngày đó bên kia. Oke chính xác tuyệt đối
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3464_zpse7475c90.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3464_zpse7475c90.jpg.html)
Mấy chục năm rồi bây giờ cái sân đó như này.
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3468_zps1cfc9b9c.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3468_zps1cfc9b9c.jpg.html)
 Rồi lại dắt nhau đi tới một địa điểm đặc biệt ở đây, năm 1975- 1976 bác Ép 5 nằm ở trong chỉ nhăm nhăm trèo rào ra, mò vào làng tôi chơi định trồng mấy cây si, vài năm sau Đức Cường từ ngoài lại hăm hở vác cưa chui rào vào đó định kiếm trác  :D ;D ;D 
  Cái nơi một chui ra, một chui vào nó như này các bác ợ.
(http://i1342.photobucket.com/albums/o774/hongnq/DSCN3469_zpsd3321ea1.jpg) (http://s1342.photobucket.com/user/hongnq/media/DSCN3469_zpsd3321ea1.jpg.html)
 Giờ này 3 người họ chắc đang ở tệ xá của bác Ép 5  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sudoan5 trong 16 Tháng Mười, 2014, 11:20:33 pm
   Một dịp may hiếm có, hôm nay Hà nội vinh dự được đón bạn hiền Đức Cường và anh Hoàng  nguyên chính trị viên C trinh sát  điểm hẹn của chúng tôi vườn hoa Lê Nin.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/PA167294_zpsff85f1f6.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/PA167294_zpsff85f1f6.jpg.html)

   Cùng đến thăm sức khỏe Trung tướng Khuât duy Tiến nguyên tư lệnh F320 tại nhà riêng. Cảm nhận rõ về một vị Tướng văn võ song toàn, cụ vui vẻ ân cần hỏi từng người nhưng thông tin cá nhân rồi cẩn thận ghi vào sổ và nói: “ Chúng ta bắt đầu làm quen nhau từ đây!”.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/PA167296_zps713cc420.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/PA167296_zps713cc420.jpg.html)

   Thật cảm động của những người lính chúng tôi trước một vị tướng lĩnh về đời thương tuy tuổi đã cao nhưng vẫn suy tư về cuộc chiến đã qua, cụ vẫn tiếp tục viết sách…Để không cảm phiền chúng tôi xin phép bác ra về. Theo lịch trình chúng tôi trở về quê hương Quan họ Bắc ninh tư gia của bác Hongc9d3e866 và được đón tiếp thật nồng hậu của gia chủ, phu nhân và các cháu.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017322_zps75f9298f.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017322_zps75f9298f.jpg.html)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sudoan5 trong 16 Tháng Mười, 2014, 11:56:16 pm
   (Tiếp)
   Cùng nhau tản bộ.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017298_zps10272790.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017298_zps10272790.jpg.html)

   Ô Quan Chưởng.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017299_zps71b9ae3c.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017299_zps71b9ae3c.jpg.html)

   Cầu Long Biên.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017302_zps0e164898.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017302_zps0e164898.jpg.html)

(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017305_zps12756714.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017305_zps12756714.jpg.html)

Ô, lại được đứng trước tượng đài vua Lý thái Tổ Tp Bắc ninh.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017339_zps8677728d.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017339_zps8677728d.jpg.html)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Mười, 2014, 07:08:46 am
 xuanv338 chào ông chủ duccuong. Chào các bác đang hiện diện trên trang. CHích mải dong chơi. Hôm nay lãng qua nhà duccung. Chà! Vui quá thôi, những người CCB Hà Nội, miền xứ Nghệ đã giao du tới tận miền quan họ. Chúc cho các anh, các bạn thật vui trong nhiều cuộc giao lưu còn đang phía trước. Xe Zin chở bác F5, sức khỏe phi thường của người xứ Nghệ có mà đi khắp nước. ;D. Đời vẫn đẹp sao.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sudoan5 trong 17 Tháng Mười, 2014, 07:33:22 am
   Đôi dòng tâm sự về miền đất Bắc ninh thân thương.
     Bị thương lúc tuổi đời còn trẻ lắm, gần 40 năm rồi còn gì! Về đoàn an dưỡng 869 BTL Thủ đô, ngậm ngùi vì vết thương trên tay thế nên cứ chạy hết viện này đến viện khác cố để khắc phục di chứng vết thương. QYV 110 này là điểm chọn đầu tiên. Khi đó cổng viện còn đơn sơ, xung quanh tường rào là dãy bờ đất cây điền thanh mọc phủ ngập, trước do hiếu kỳ muốn biết đây đó ngoài viện thứ nữa cũng chỉ vì… Hì hì! ;D Nhập viện theo nội quy phải gửi lại quân phục và mặc quần áo bệnh viện (Bệnh nhân) màu trắng. Muốn ra chơi ngoài viên thật khó vì phải qua cổng bảo vệ, rồi thì “Cái khó nó ló cái khôn” lần đầu trước mổ gia đình đến thăm chợt nghĩ ra một chiêu dặn lần sau khi đến thăm  mang theo một cái quần gabađin QĐ công việc còn lại là tiếp cận với hộ lý chọn cho mình bộ quần áo viện tươm tất( không in chữ QYV…). Nhằm đúng ngày 8/3 quyết định “Vượt rào” bằng cách thay vì quần của viện bằng quần bộ đội (quần trắng vo viên dấu trong bụi cây bờ rào còn cái áo trắng thì cắm thùng để che đi 2 cái túi, qua phòng bảo vệ an toàn ra phố sắm một bó hoa đồng tiền kép thế là lễ nghi ngày của chị em hoàn tất, cái tủ đầu giường đã có một lọ hoa rực rỡ và những y bác sỹ trong khoa cũng biết ý tưởng của lọ hoa này trong tháng 3. Mỗi lần nhập viện chỉ được thời gian khoảng 2 tháng rồi phải xuất viện, rồi thì trong năm tôi lặn lội vào viện này mấy lần đến nỗi anh quân y tiểu đoàn an dưỡng phảt thốt lên : mày nghiện cái viện này hay sao đấy?!. Lần phẫu thuật đầu tiên kéo dài mấy giờ đồng hồ (qua lời kể lại của bác sỹ phụ mổ),  ngày lại ngày qua được sự tận tình chăm sóc sau mổ từ ăn, uống…tâm hồn người lính trẻ thấy rung  động và rồi ngày nay lại được về thăm nơi này, nơi mà chút nữa là quê vợ.
    Quân y viện 110 Bắc ninh, cảnh cũ người xưa đã đi vào ký ức, theo yêu cầu của tôi anh Hồng C9 đã đưa đến nơi này.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017335_zps207e446f.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017335_zps207e446f.jpg.html)

    Chúng tôi cám ơn bác Hồng C9, phu nhân đã đón tiêp nồng hậu nghĩa tình đồng đội, Bắc ninh, miền quê kinh bắc với tôi nhớ mãi những liền chị.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Mười, 2014, 10:31:44 am
    xuanv338 chào mọi người đang trên trang nhà. Ồ! Thế ra bác Hồng C9 là người quê ngoài Kinh Bắc. Mỗi lần nói đến đất và người ngoài kính Bắc. xuanv338 lại một chút man mác thoáng về,  muốn tìm gặp được một người bạn thôi ngoài Kinh Bắc. Nhưng mà sao đất trời miền Quan Họ mênh mông quá! xuanv338 chúc các bác sẽ có nhiều buổi giao lưu khắp ba miền.

    ;D. Trông anh F5 bâng khuâng quá! Cảnh xưa người cũ. Bồi hồi và xúc động không tả hết của anh Thương bình Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sudoan5 trong 17 Tháng Mười, 2014, 10:49:15 am
   Qua lần thăm lại QYV 110 Bắc ninh những ký ức thời lính trẻ trai đã hoàn thành nghĩa vụ trở về trong tôi lại trỗi dậy, Những cô gái trẻ đẹp miền Quan họ dễ thương dễ nhớ lắm thay. Trong hội trường nhà văn hóa của bệnh viện lúc bấy giờ có 1 cái tivi màn hình nhỏ trắng đen nếu muốn xem được tận tường rõ nét thì phải ngồi co cụm gần trước màn hình, hàng buổi tối đến tôi khẩn trương ra tiếp cận nơi gần nhất để giữ chỗ cho cô bạn mới quen, rồi ngóng chờ, với bộ quần áo bệnh viện màu trắng như sự trong sáng của tình nghĩa quân dân, có đôi lúc chương trình hết phát sóng đã trộm nghĩ sẽ đưa tiễn bạn về nhà cho thêm gần gũi thế nhưng không thể vì khi trờ về viện thì đã muộn bảo vệ họ yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì lộ mất nên bọn tôi chỉ thường gặp nhau vào buổi tôi khi bạn vào xem tivi, lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng khi tôi ra viện được bạn mời về thăm gia đình gần cái sân vận động Suối Hoa này, trải qua năm tháng bây giờ nó đã có một khuôn mặt mới thật hoành tráng, thế nhưng những hình ảnh cũ vẫn lưu giữ mãi trong tôi.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017329_zpsde21a08d.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017329_zpsde21a08d.jpg.html)

(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017328_zps38f3fc24.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017328_zps38f3fc24.jpg.html)

   Và.
                         http://www.youtube.com/watch?v=Eu7EVQNG4Ho


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Mười, 2014, 11:31:33 am
Không phải chỉ bác  sư đoản 5 bâng khuâng mà có một người khác nữa cũng bâng khuâng vì xuýt làm dâu quê hương quan họ ;D.
Chuyến đi duccuong thật vui vì có cả bác jin và bác f5 tháp tùng . Sau khi đánh sạch cái chai ông già chống gậy chúng tôi hành quân về đại bản doanh của  bác f5. Trên xe, bác f5 đã khai sự thật mà lâu nay bác giấu kín trong một ngăn trái tim để chỉ sống cho riêng mình. Đó là mối tình của chàng trai Hà nội và cô gái quan họ. Và hôm nay duccuong mới hiểu vì sao hôm qua mới đến Bắc ninh, bác f5 cứ đòi bác hongc9d3 đưa ngay đến viện quân y 110 .
Bác sư đoàn 5 đã quyết tâm tìm lại cô gái đó ( chắc đã lên chức bà ). Đề nghị bác hongc9 tạo mọi điều kiện cho bác f5 tìm lại được cô gải đã chăm sóc người thương binh trẻ ngày nào để trả ơn .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: anhtho trong 17 Tháng Mười, 2014, 05:15:37 pm
Em chúc mừng anh Duccuong có một chuyến thăm Thủ Đô đầy ý nghĩa và phấn khởi với bao danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cùng sự tiếp đón nồng hậu chân tình của các đồng đội Hà Thành - Kinh Bắc. Chúc các anh mạnh giỏi.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 17 Tháng Mười, 2014, 11:15:03 pm
      Nhìn anh Đức Cường trong bộ quân phục, thấy ĐC trẻ và khác hơn thường ngày! Với ĐC và các anh các chị, bộ quân phục có lẽ không mấy khó khăn để có được nó, để khoác lên mình... Nhưng với NYCL nó sang trọng lắm, thiêng liêng lắm, và xa vời lắm! Cả một đời mơ ước, NYCL cũng không có được. Bởi vậy trái tim NYCL dường như đập rộn hơn, cổ họng dường như nghẹn thắt....
     Chúc anh ĐC có chuyến đi thật ý nghĩa!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 18 Tháng Mười, 2014, 09:46:58 am
   Tôi gửi thêm những ânh của   đỨC Cườngở Hanoi và Băc ninh

  Công viên Lê nin nơi tập chung quân  vào thăm thủ trưởng Khuất đuy Tiến
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4493_zps02ba64c0.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4493_zps02ba64c0.jpg.html)

 Nhà bác Tiếnở trong khu cán bộ cao cấp của quânđôi
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4520_zps563ac0dd.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4520_zps563ac0dd.jpg.html)

 Trạm khách nhà bác F5
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4542_zps456b7d7f.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4542_zps456b7d7f.jpg.html)

 Tranh thủ gặpnhau trc khi sang Bắc ninh
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4538_zps081a64cf.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4538_zps081a64cf.jpg.html)

 Hai cha con Cường trinh sát
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4527_zps8f7965fc.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4527_zps8f7965fc.jpg.html)







Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 18 Tháng Mười, 2014, 10:11:22 am
 ... Tiêp

 Hai bác f5 và f320 tạm biệt HNoi tiến quân sang Bac ninh
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4550_zps61dc2aba.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4550_zps61dc2aba.jpg.html)

 Nhập cuộc nhà bác Hồng c9 bên Bắc ninh
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4600_zps62edeb21.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4600_zps62edeb21.jpg.html)

 Chủ nhà cầm chịnh tuyên bố : Hết chai thằng Caoboy Mỹ này thì mớiđc về
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4601_zpsc5dca7ca.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4601_zpsc5dca7ca.jpg.html)

 Chuyện nhỏ hai bác khoèo tay f5 và f31 tăng tốc trước
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4609_zpsf2aca7f5.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4609_zpsf2aca7f5.jpg.html)

 Loáng caí riệu hết bác f320 thủ luôn chai vào ngực và yêu câu tiếp riệu Làng vân nút lá chuối khô..
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4608_zps7875ff6c.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4608_zps7875ff6c.jpg.html)

 Tôi phải kêu hết xe buyt xin ngủ lại nếu uốn tiếp, mọi người mới kết thúc vì maiâi cũng có việc
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4570_zpscc13d8d3.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4570_zpscc13d8d3.jpg.html)

 Về Hanoi tối muộn hai bác f5 và f320 khoác vai nhau rất tình cảm, tôi cho rằng như thế nó vững chắc hơn thì phải...
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4612_zps78a92920.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4612_zps78a92920.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sudoan5 trong 18 Tháng Mười, 2014, 12:55:29 pm
    Cuộc gặp gỡ đột xuất ngoài dự kiến, nhấc điện thoại gọi Đức Cường để biết bạn bao giờ về quê?, thì đầu kia trả lời em đang ở nhà anh “Cọc chèo” và có mỗi một mình buồn lắm, vậy tôi đến ngay nhé tôi trả lời!, làng Võng thị ven hồ Tây chẳng mấy đã đến rồi đèo bạn vun vút nhằm hướng hồ Gươm thẳng tiến. Quá trưa rồi mời bạn về hàng bia Hàng Thùng dùng bữa cũng giới thiệu lần trước chúng tôi đã đón tiếp bác Vanpho ở đây. Cuối giờ chiều lại đưa bạn hiền về vị trí nơi xuất phát làng Võng thị.
   Từ lúc về thăm Bắc ninh, gặp lại QYV 110 những kỷ niệm đẹp xưa lại tái hiện như mới ngày nào, một cuộc tình dang dở. Suối Hoa nơi gần nhà cô bạn là một khu tập thể của y bác sỹ bệnh viện và một vài y bác sỹ trong khoa tôi điều trị biết tình cảm của chúng tôi rồi mẹ cô nói với con mình: hôm nào con đưa nó về nhà để mẹ biết mặt!,và tôi được bạn cùng về nhà sau khi xuất viện như tôi đã kể. Với vết thương trên tay mang nhiều dị tật khi tuổi đời còn trẻ luôn nghĩ về tương lại mai sau nên nhiều năm liền phải đi rất nhiều QYV trên miền Bắc không còn cơ hội về với người xưa, thời gian thấm thoát thoi đưa mỗi người đã an bài và đã gửi một lá thư duy nhất cho cô bạn rằng: để gìn giữ hạnh phúc của nhau chúng ta nên có một khoảng cách an toàn đừng để nó gần thêm  và nhận một  lá thư hồi âm  thì biết rằng cô bạn cũng nhất trí với quan điểm này. Giờ đây những kỷ niệm xưa chỉ trong khoảnh khắc nhưng chứa đầy xao xuyến.

   Tâm sự những điều mà không phải lúc nào cũng nói được cùng bạn hiền bên hồ Gươm.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017368_zps86f9526a.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017368_zps86f9526a.jpg.html)

   Lại lên “Cơn nghiền nét” ;D
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017371_zpsb1503689.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017371_zpsb1503689.jpg.html)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: phuockhanh trong 18 Tháng Mười, 2014, 02:13:33 pm
P/K xin chúc mừng cuộc hội ngộ cua Đưc Cường và Sư đoạn 5! Cuộc hội ngộ vui và cảm động quá và nhất là hai cựu chiến binh cũng lại nhớ (và có thể có cuộc hội ngô) của chuyện "xưa ấy" thì thật là vui, thật xao xuyến, thật cảm động có phải không? Nhất là Sưddoan5 lại có sự giao ước thật nhiều ý nghĩa! Nhiều lúc P/K bảo là lính xưa phải có những cuộc hẹn hò "nửa mừng, nửa lo" thì mới phải lính thời chiến. Mừng vì được gặp người thương vụng nhớ thầm, lo bị lộ vì bảo vệ biét được ấy nhỉ?
Hôm nay nghe đầu óc nặng, có lẽ vì thời tiết bắt đầu giao mùa, ngồi lật dở những bài của f302 thấy nhớ những ngày ở Mi Mút, đường 7, cao điểm 62, bình độ 50, phum Sâm, Sở hai, rừng cao su; nhất là rừng cao su mà P/k đã chỉ đạo cho 1 đại đội pháo binh phát tuyến rộng hàng trăm mét, dài tói hàng cây số...Và nhớ nhất là trận tổng công kích mà Đưc Cường cũng nằm sát f31 đấy..
P/K xin chaò và chúc sức khỏe mọi người!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 18 Tháng Mười, 2014, 02:19:11 pm
Chào bác Thắng và anh em Hà thành đáng kính
Chẳng có một thứ ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết tâm trạng của lão Phở @ khi xem những bức hình và những dòng lưu bút của anh em đồng đội trong Nam, ngoài Bắc dành cho Đức Cường. Có thể nói rằng,mấy hôm nay Đức Cường là trung tâm của những cuộc trò chuyện, giaolưu ở Hà thành. Thật là "ghen" với Đức Cường quá! :o
Sư trưởng f5 kính mến.
   Ở nhà quê mười giờ cũng đã khuya lắm rồi đấy bác ạ.Cảnh vật nơi thôn cùng xóm vắng đã chìm sâu vào giấc ngủ sau một ngày làm việc vất vả, chỉ có tiếng côn trùng rả rích,nỉ non nữa thôi. Đang thiu thiu ngủ, bỗng chuông điện thoại đổ vang. Quái! Ai gọi vào lúc này nhỉ?
  Thường ngày,những cuộc gọi vào lúc này,không có tin dữ của anh em nội ngoại, thì cũng là giáo viên báo cáo con ốm:Anh Phở@ ơi con em ốm ...anh cho người dạy thay cho em tý nhé.....Bác Thắng có biết không. Những lúc như vậy khó điều người đi dạy thay lắm. Nó khó như điều quân bác ạ.
Thấy tôi lưỡng lự không muốn nhấc máy vợ dục: Thì nghe đi....giúp chị em đi....sắp 20 tháng 10 rồi đấy...
Hóa ra là điện thoại của sư trưởng.Bác làm em giật cả mình.
Đức Cường thân mến.
Chúng ta thật hạnh phúc khi được giao lưu và gặp gỡ với anh em đồng chí đồng đội khắp mọi miền đất nước. Có được hạnh phúc này, trước hết là phải cảm ơn VMH phải không bạn? Nhìn những tấm ảnh đã ghi lại bước chân của bạn trên những địa danh mà bạn đi qua, lão Phở biết bạn đang bồi hồi xúc động khi được trở về với quá khứ trẻ trung thuở nào.Vui mừng vì những thành đạt của mình.Nhưng chắc cũng có những nuối tiếc vì một quá khứ một đi không trở lại.Phải thế không?
  Chúc bạn có một chuyến đi đầy ý nghĩa


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 18 Tháng Mười, 2014, 03:50:16 pm
      Nhìn anh Đức Cường trong bộ quân phục, thấy ĐC trẻ và khác hơn thường ngày! Với ĐC và các anh các chị, bộ quân phục có lẽ không mấy khó khăn để có được nó, để khoác lên mình... Nhưng với NYCL nó sang trọng lắm, thiêng liêng lắm, và xa vời lắm! Cả một đời mơ ước, NYCL cũng không có được. Bởi vậy trái tim NYCL dường như đập rộn hơn, cổ họng dường như nghẹn thắt....
     Chúc anh ĐC có chuyến đi thật ý nghĩa!


 Tặng bạn NYCL người rất hâm mộ bộ quân phục của người lính tấm hình bạn tôi Đức Cường lính trinh sát f320 QĐ3. Đang hiên ngang đứng dưới chân cầu Lỏng biên Hanoi
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/imagejpg1_zps30a55833.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/imagejpg1_zps30a55833.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sudoan5 trong 18 Tháng Mười, 2014, 05:45:07 pm
    Gớm, mới đây thôi cha con Đức Cường sao câu nệ thế!, trước khi về quê chiều nay lại đến nhà tôi chào, tiện cũng hỏi thăm sức khỏe sau bữa nhậu chiều qua nhưng mọi người vẫn bình an vô sự. Vinh dự được gia chủ anh em “cọc chèo” của Đức Cường là đại tá tại ngũ trong BTTM – QĐNDVN, thú thật một buổi tao ngộ chúng ta uống rượu hết mình, nâng ly nhiều lắm, mà cũng oải cho tôi vì cách xưng hô chưa đúng với lời yêu cầu(bằng anh với chú em) với gia chủ nên mỗi khi xưng hô anh tôi là lại bị 1 chén rượu “Phạt” ;D, rốt cuộc càng say thì càng nhớ quy định này vì nghĩ bụng nếu không nhớ thì rượu “Phạt” sẽ làm tôi không nhớ nổi tên mình và…hết đường về nhà ;D.
   Chiều nay cha con Đức Cương sẽ trên ô tô về nhà, chúc thượng lộ bình an!.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sudoan5 trong 18 Tháng Mười, 2014, 11:08:45 pm
  Bắc ninh. Chúng ta cùng trở về miền ký ức, bác Zin Ba Cầu và @Đức Cường đã từng học nơi này thời lính còn rất trẻ, chúng tôi muốn cùng nhau chụp một tấm ảnh làm kỷ niệm nhưng anh lính ở vọng gác không đồng ý(vì có biển báo cấm quay phim chụp ảnh) vì thế cho nên tôi chộp nhanh khi ngồi nấp sau lưng bác Zin trên xe máy. Nếu có thể chưa đúng mong hai bác đính chính lại thông tin giúp.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017330_zps59244e3f.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017330_zps59244e3f.jpg.html)

(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017331_zpsc3e77222.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017331_zpsc3e77222.jpg.html)

   Cuối cùng thì cũng được một kiêu ảnh ;D.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017334_zpsf0116797.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017334_zpsf0116797.jpg.html)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 19 Tháng Mười, 2014, 12:15:30 am
      NYCL xin cảm ơn anh Zin Ba Cầu vì tấm ảnh "người lính trinh sát ĐC trong bộ quân phục đứng hiên ngang ở chân cầu Long Biên" ạ! Tiện đây, anh cho NYCL hỏi là linh trinh sát thường có cái đầu "lạnh" và trái tim cũng "lạnh" phải không ạ? Bởi khi đi làm nhiệm vụ mà "nóng" thì dễ bị thất bại phải không anh Zin Ba Cầu?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: pb47vp trong 19 Tháng Mười, 2014, 07:43:28 am
Nhập cuộc nhà bác Hồng c9 bên Bắc ninh
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/IMG_4600_zps62edeb21.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/IMG_4600_zps62edeb21.jpg.html)
Chào các bác,em ngắm mãi các món trên mâm mà chả thấy món đặc sản của sứ Kinh bắc đâu? Sao bác Hồng không trổ tài làm món chuối nấu giả ba ba tiếp khách quí nhỉ.
 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 19 Tháng Mười, 2014, 10:04:02 am
 Bắc ninh. Chúng ta cùng trở về miền ký ức, bác Zin Ba Cầu và @Đức Cường đã từng học nơi này thời lính còn rất trẻ, chúng tôi muốn cùng nhau chụp một tấm ảnh làm kỷ niệm nhưng anh lính ở vọng gác không đồng ý(vì có biển báo cấm quay phim chụp ảnh) vì thế cho nên tôi chộp nhanh khi ngồi nấp sau lưng bác Zin trên xe máy. Nếu có thể chưa đúng mong hai bác đính chính lại thông tin giúp.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017330_zps59244e3f.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017330_zps59244e3f.jpg.html)

(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017331_zpsc3e77222.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017331_zpsc3e77222.jpg.html)

   Cuối cùng thì cũng được một kiêu ảnh ;D.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017334_zpsf0116797.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017334_zpsf0116797.jpg.html)



 Xin xác nhận hành vi vi phạm chụp hình của bác f5 là có sự tiếp tay của tôi . Tôi nghĩ biển cấm với người có hành vi và mục đích xấu chứ anhem chúng tôi trông tuổi tác, quân dung ít nhiều có nét của người ccb , chúng tôi lại có lời trình bầy nên HỌ cũng quay đi cho chúng tôi sống lại với cảm xúc một thời với nơi này, cái cổng doanh trại QDNDVN này

 Còn xin đính chính thông tin này : Tôi với ĐC có thời gian cùng học trên Sơn tây Tôi hoc trường SQSHKTOTO, còn ĐC hoc trường SQ hóa học, trường SQ công binh ở bắc ninh này là ĐC học lần 2 sau khi dời QD3 và trg SQHH về BTL công binh...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 19 Tháng Mười, 2014, 11:34:09 am
     NYCL xin cảm ơn anh Zin Ba Cầu vì tấm ảnh "người lính trinh sát ĐC trong bộ quân phục đứng hiên ngang ở chân cầu Long Biên" ạ! Tiện đây, anh cho NYCL hỏi là linh trinh sát thường có cái đầu "lạnh" và trái tim cũng "lạnh" phải không ạ? Bởi khi đi làm nhiệm vụ mà "nóng" thì dễ bị thất bại phải không anh Zin Ba Cầu?

Cái điều mà bạn hỏi về cái Đầu " lạnh " và trái tim " nóng, hay lạnh " của lính trinh sát thì tôi nghĩ thế này
  Khi người ta phải tập chung suy nghĩ điều gì, đặc biệt là có yếu tố sống chết, quan trọng thì phải có cái đầu lạnh nó sẽ đủ tỉnh táo và lý trí sử lý và quyết đoán vấn đề sự việc sát và đúng với thực tế nhất

 Với người lính nói chung và lính trinh sát nói riêng thì chúng tôi đều có cái đầu phải lạnh ( cái đầu mà nóng là mất bình tĩnh, là ấm đầu ) là hỏng việc, khg hoàn thành nhiệm vụ ,nhưng trái tim phải luôn luôn nóng thì mới đủ năng lượng hoạt động nuôi cơ thể và trí não đc chứ bạn. Có điều Trái tim tôi nghĩ nó có nhiều ngăn nhiều ngăn nhỏ như lời một bài hát . Ngăn dành  cho quê hương, đất nước, ngăn cho gia đình ... Và ngăn nào to hay  nho giành cho mình mà thôi bạn à
(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/imagejpg1_zpsaf64a9c6.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/imagejpg1_zpsaf64a9c6.jpg.html)

 Gửi tặng bạn NYCL tấm hình này nữa xem anh lính trinh sát xưa độ hiên ngang chắc vẫn còn . Độ nóng của trái tim nhiệt tình với đồng đội cũ cũng vẫn còn ...



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 19 Tháng Mười, 2014, 08:59:54 pm
xuãnv338 chào duccuong. Chào các anh sudoan5 f5, anh zinbacau f302. Thật là vui! Cuộc hội ngộ nối cuộc hội ngộ. Rất tiếc là hôm qua thứ bảy xuanv338 cũng có mặt tại Hà Nội. Bận việc riêng nên xa mạng không biết duccuong đang ở Hà Nội hôm đó, lúc được các anh nói hai cha con duccuong đã lên tàu vô xứ Nghệ. như vậy các thành viên đã lần lượt được gặp nhau ngoài đời thật là đằm thắm. xuanv338 xin chúc mừng cuộc hội ngộ của các anh, em.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 20 Tháng Mười, 2014, 10:02:49 am
  NYCL xin bái phục sự lí giải của anh Zin Ba Cầu! Cảm ơn vì tấm hính người lính trong bộ quân phục thứ hai! Vẫn đàng hoàng chứ hiên ngang hay k thì có lẽ NYCL không thể biết được ạ! Kính chúc anh sức khỏe, niềm vui để có nhiều cuộc hội ngộ như thế nữa anh Zin Ba Cầu nhé!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Mười, 2014, 07:34:25 am
"    Cuộc gặp gỡ đột xuất ngoài dự kiến, nhấc điện thoại gọi Đức Cường để biết bạn bao giờ về quê?, thì đầu kia trả lời em đang ở nhà anh “Cọc chèo” và có mỗi một mình buồn lắm, vậy tôi đến ngay nhé tôi trả lời!, làng Võng thị ven hồ Tây chẳng mấy đã đến rồi đèo bạn vun vút nhằm hướng hồ Gươm thẳng tiến. Quá trưa rồi mời bạn về hàng bia Hàng Thùng dùng bữa cũng giới thiệu lần trước chúng tôi đã đón tiếp bác Vanpho ở đây. Cuối giờ chiều lại đưa bạn hiền về vị trí nơi xuất phát làng Võng thị.
   Từ lúc về thăm Bắc ninh, gặp lại QYV 110 những kỷ niệm đẹp xưa lại tái hiện như mới ngày nào, một cuộc tình dang dở. Suối Hoa nơi gần nhà cô bạn là một khu tập thể của y bác sỹ bệnh viện và một vài y bác sỹ trong khoa tôi điều trị biết tình cảm của chúng tôi rồi mẹ cô nói với con mình: hôm nào con đưa nó về nhà để mẹ biết mặt!,và tôi được bạn cùng về nhà sau khi xuất viện như tôi đã kể. Với vết thương trên tay mang nhiều dị tật khi tuổi đời còn trẻ luôn nghĩ về tương lại mai sau nên nhiều năm liền phải đi rất nhiều QYV trên miền Bắc không còn cơ hội về với người xưa, thời gian thấm thoát thoi đưa mỗi người đã an bài và đã gửi một lá thư duy nhất cho cô bạn rằng: để gìn giữ hạnh phúc của nhau chúng ta nên có một khoảng cách an toàn đừng để nó gần thêm  và nhận một  lá thư hồi âm  thì biết rằng cô bạn cũng nhất trí với quan điểm này. Giờ đây những kỷ niệm xưa chỉ trong khoảnh khắc nhưng chứa đầy xao xuyến.

   Tâm sự những điều mà không phải lúc nào cũng nói được cùng bạn hiền bên hồ Gươm."
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/P1017368_zps86f9526a[/i].jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/P1017368_zps86f9526a.jpg.html)
-----------------------------------------------------------------------------

 Chiều thu buồn man mác. Những chiếc lá vàng cuốn theo chiều gió  lả tả rơi xuống mặt bờ hồ báo hiệu đã  cuối mùa . Cả hai chúng tôi cùng trải lòng tâm sự kể về một thời đóng quân  trên đất kinh bắc . Câu chuyện của bác sư đoan 5 lam tôi liên tưởng đến “chuyện riêng đời quân ngũ ” mà ducuong đã có dịp kể trên trang mvh này.
Cũng như nhiều mối tình khác cho dù đã trong thời bình nhưng âm hưởng chiến tranh và hình ảnh của chiếc áo màu xanh vẫn còn nguyên giá trị. Bác sư đoàn 5 đã kể câu chuyên mà lâu nay bác đã để yên trong một góc trái tim. Có lẽ không có chuyến đi lên đất kinh bắc thăm nhà bác hongc9d3 thì nhịp đập không loạn nhịp và  trái tim không bị thức giấc phải không bác F5?.
Bắt đầu từ chuyện cô nứ sinh học lớp 10 có thói quen vào xem truyền hình và người thương binh hằng tối  vẫn lấy gế  sẵn chờ đợi cô gái đến để được ngồi cạnh. Rồi đến hình ảnh hằng buổi sáng cô nữ sinh nấu cháo đưa vào sớm dể còn kịp đi học khi bác F5 phải mổ tái phát vết thương lần hai rõ ràng đang nhen nhóm tình cảm của hai người bạn trẻ . Vết thương nặng ở tay phải mới mổ lại lần hai  đã làm bác F5 không  thể tự mình ăn được và cô gái tuổi mới 17 tuổi  đã bón cho bác từng  thìa cháo. Ducuong  thật sự xúc động  trước ngĩa cử của cô gái. Có lẽ trái tim sắt đá cũng phải rung động thôi bác sư đoàn 5 ah?!
Cô gái kinh bắc đó có tên là Mến. Một cái tên thật đồng quê và có lẽ nó như đã nói thay nhân cách của cô.Ngày ra viện bác chọn bộ quân phục mới nhất ra tận nhà để cảm ơn gia đình và cô gái. Người bố của cộ là một TB nặng. Có lẽ vì vậy mà cô gái đã có thêm  đồng minh và anh thương binh trẻ đẹp trai người Hà nội có những bát cháo thật đượm đà tình quê,
cô thôn nữ có Làn da trắng và con mắt to đen tròn như bác miêu tả có lẽ cũng như bao cô gái trẻ đẹp khác trên quê hương quan họ. Với khuôn mặt như vậy . Ân ngĩa nhân hậu như vậy mà trái tim bác không xao xuyến mới là chuyện lạ!
Cái bắt tay tạm biệt mà bác đã kể trong đêm trăng thanh ,cũng giống cái bắt tay của duccuong khi tạm biệt cô gái Lam Giang ở cổng trường đại học Vinh. Cái bắt tay thật dài như để truyền hơi ấm cho đến lúc cô gái khẽ khàng rút tay ra...
Mối tình được khép  lại bởi  bác về tiếp tục ôn thi Đại học, Bốn năm học sau đó đã không thể cho bác cơ hội để tìm lại,gặp gỡ trả ơn  . Một ánh chớp thoáng qua trong cuộc đời để đến hôm nay về đất quan  họ bác sư đoàn năm phải bâng khuâng..
Tấm lòng của cô gái đó cũng là tấm lòng  như bao cô gái “ trên quê hương quan họ ” của người phụ nữ Việt nam. Họ không chỉ là hậu phương vững chắc mà còn là niềm tin nguồn cổ vũ chúng ta những người lính chiến đấu ngoài mặt trận.
Duccuong viết những dòng này thay cho lời chúc mừng chị em phụ nữ thành viên trên trang MVH nhân ngày phụ nữ việt nam 20-10 vừa qua.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 22 Tháng Mười, 2014, 07:47:07 am

                 Chào bác Đức Cường! Chào các bác! Tranphu341 chúc mừng bác chủ vừa có chuyến du hý miền Kinh Kỳ, Kinh Bắc thật vui. Bác đã gặp được rất nhiều anh em mà mới kỳ thanh, kỳ hình, kỳ chữ. Lần này thì bác được diện kiến thực sự. Bác lại còn cùng bác Thắng Su doan5 cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa. Thật tuyệt vời!

                 Tranphu341 một lần nữa xin được chúc mừng bác, chúc bác thật sự khỏe mạnh và luôn có nhiều niềm vui cùng những câu chuyện đang rất hấp dẫn của mình!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sudoan5 trong 22 Tháng Mười, 2014, 01:24:48 pm
    Quân y viện 110 Bắc ninh, ở đây tôi đã được phẫu thuật 2 lần như bác Đức Cường nói dùm, vết thương ở cổ tay đã làm bàn tay rủ xuống, bác sỹ chỉnh hình rất cố gắng để phục hồi chức năng cho bàn tay ngửa lên để nâng được bát cơm nhưng không khắc phục được trong khi tay phải đang đau (khi thuốc giảm đau đã hết) tay trái thì truyền dịch rồi được sự chăm sóc của cô bạn đã vơi đi cái đau nhưng thêm đầy tình nghĩa khó phai, thời gian triền miên QYV tiếp sau như : viện 103 – 105 – 108 – 109…sau cuối, cánh tay phải đã được xử lý như ngày hôm nay. Tạm ổn, không thể mỹ mãn hơn được tôi quyết định dừng đi viện rồi về trại thương binh (khu điều dưỡng TB Miêu nha, Từ liêm Hà nội). Ở đây đa phần toàn TB nặng các thời kỳ từ chống Pháp cho đến BGTN (đoàn 587), quanh năm ngày tháng chỉ an điều dưỡng rồi đi chơi…Tự nhủ thầm đời trai trẻ còn rất nhiều hy vọng để thương binh “tàn nhưng không phế” tôi đã cùng nhóm đồng chí của mình theo học lớp ôn thi đại học rồi thi đậu trường Lao động – Thương binh &Xã hội (được cộng 2 điểm), ra trường về công tác ở Sở TB Hà nội…Và đã “hạ cánh” an toàn. Thời gian đã phóng khoáng cho tôi lại gần với viện mười (110) Bắc ninh rồi lại vô tình chia cách chúng tôi để nghĩa tình xưa không trọn vẹn, bây giờ tự nhủ mình “tình chỉ đẹp khi còn dang dở” âu cũng tại số trời và bây giờ lại nghĩ giá như lúc bấy giờ mà có…điện thoại di động thì nó sẽ khác đi nhiều nhiều các bác nhỉ?! ;D.
   Bác Đức Cường à ! Chiều qua anh Hồng C9 đã qua nhà tôi và tôi đã thực hiện đúng như lợi bác dặn, và anh hứa sẽ tìm lại cô bạn xưa của tôi để khi đó chúng tôi sẽ mừng khi được gặp lại nhau bằng những lời chào thân ái : Chào bà, bà và gia đình chắc vẫn khỏe?, chúng ta cùng chúc nhau hạnh phúc!.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Mười, 2014, 09:15:52 pm
Chào các bác cựu.
Duccuong mới về đến nhà chiều nay. Khi đọc lại bài viết sáng nay gửi trên mới thấy nhiều lỗi quá. lý do bởi mượn máy láp tốp của cháu thêm nữa không mang theo kính nên chỉ " tác ngiệp"một tý là mắt bị nhoè ngay.
Mấy ngày vừa rồi duccuong rời Hà nội lên thị xã Phú thọ thăm mấy đồng chí vừa là bạn, vừa là chỉ huy đại đội 20 f320 khi ở chiến trường k. Tất cả họ đều là lính nhập ngũ 1974 và có nhiều câu chuyện thật hay duccuong sẽ viết lại sau.
Bác jin - Hôm qua không ở lại nhà bác lâu được vì đã hẹn con trai đến nhà bác để chở về nhà bác Nguyễn thế Tân ( sư đoàn trưởng 320 mới nghỉ ). Cả thằng bạn cọc chèo cũng có mặt vui lắm. Khi còn ở bên K bác Tân này mới chỉ là đại đội trưởng c8d8e64.
Ducccuong cảm ơn sự nhiệt tình đón tiếp của bác jin, bác sư đoàn 5, hongc9. Đặc biệt là binh yên, quangcan dù rất bận công việc và ở xa vẫn hành quân về để tổ chức buổi hội ngộ.
Anh tranphu và chị chích ah. Nơi hội ngộ của lính đại đội 20 F320 qua các thời kỳ là ở TP thái bình đấy.Ở đấy rất nhiều lính c20 F320 nhưng họ là lính thời kỳ chống Mỹ . Anh Trác nguyên là đại đội trưởng c20 khi duccuong mới biên chế vào trinh sát sư đoàn là hội trưởng nhà ở TP Thái bình . Năm sau theo kế hoạch c20f320 sẽ có cuộc tổ chức lớn tại TP Thái binh.duccuong sẽ có cơ hội gặp gỡ giao lưu với các bác.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 23 Tháng Mười, 2014, 03:51:12 pm
Đức cường ra Hà nội tìm đến thăm gia đình đồng chí chính trị viên đại đội. Tại tư gia, tôi đã được đọc tập văn thơ của ban liên lạc đồng đội c20F320 do anh Nguyễn công Trác làm trưởng ban liên lạc. Tập thơ này được tặng cho các thành viên về gặp mặt tại TP Thái bình ngày 20 tháng 4 năm 2010.

Tháng 3/1979. Nhiều cán bộ ở quân đoàn 3 có kinh ngiệm chiến đấu được điều ra để bổ sung cho các đơn vị phía bắc. Trong đó có đại đội trưởng đại đội 20F320. Duccuong xin trích 2 bài thơ của người đi và người ở lại được chép lại trong sổ tay của hai người lính. Mời  các bác cựu đọc để hiểu thêm về tình đồng chí chúng ta .
Dưới đây là bài thơ của đồng chí nguyễn công trác.


                      Chào đồng đội

                                         Tặng em nguyễn hùng Mạnh
               Ngày mai anh xa Mạnh ra đi
               Dù biết có ngày sẽ chia ly
               Sao anh bỗng thấy lòng lưu luyến
               Lúc tạm biệt em biết nói gì…?


               Đã bốn năm rồi em biết anh
               Mối tình đồng đội giữa chiến tranh
               Gian khổ máu xương tình nghĩa nặng
               Nên bước chân đi dạ chẳng đành.

               Anh sẽ nhớ em nhớ suốt đời
               Cho dù hai đứa sống hai nơi
                Em vẫn trong anh và ký ức
                Vẫn sống trong nhau chẳng tách rời.

              Anh mong em sẽ “ Mạnh” luôn luôn
               Đừng trà, thuốc ,riệu những lúc buồn.
               Hãy gắng làm thơ và ca hát
               Để đời vui khoẻ bớt cô đơn

               Anh gửi muôn vàn tình thân ái
               Xin chào những đồng đội hai mươi(c20)
               Cảm ơn tình nghĩa bao chiến sỹ
               Sinh tử cùng anh chục năm trời
              
               Anh bước chân đi dạ vẫn vương
               Hai đầu đất nước gữi biên cương
               Em ở tây nam , anh ở bắc.
               Như ở bên nhau, một chiến trường.
          
                                                    Hậu cứ núi Bà đen Tây ninh
                                                           Đêm 20/3/1979
                                                            Nguyễn công Trác


Và đây là bài thơ “ tiễn anh ” của đồng chí Mạnh.Chiến sỹ trinh sát c20f320.

                               Tiễn anh

               Em tiễn anh đi giữa mùa khô
               Tây ninh miền đất bỏng căm thù
                Mảnh đất anh em mình chiến đấu
               Đỏ ngầu cát bụi những trang thơ…
              
           …còn nhớ hôm nào em với anh
               Súng nặng trên vai núi giăng thành
               Lần mò từng bước vào đồn địch
               Chông xóc vào chân đỏ dày xanh.

               Còn nhớ hôm nào dưới mái tranh
               Rừng sâu pháo địch bắn ùng oành
               Vẫn có thuốc trà bàn dã chiến
               Chuyện thơ , chuyện giặc đến tàn canh

              Còn nhớ hôm nào giữa rừng sâu
              Địch vây tứ phía pháo chặn đầu
              Mìn bẫy giăng hàng anh vẫn dặn :
              Bình tĩnh tự tin chớ có sầu…

             Kỷ niệm về anh có rất nhiều
              Đã khắc vào em tựa phù điêu.
              Mười hai năm ấy đời quân ngũ
              Đại trưởng niềm tin trắng cọc tiêu

             Ngày mai anh nhận lệnh ra đi
             Mặt trận nơi ấy cũng biên thuỳ
             Vẫn súng thép với đời vui chiến sỹ
             Như mười năm trước có hề chi.

              Xin chúc anh thượng lộ bình an
             Giữ dìn sức khoẻ bước vững vàng.
              Trên con đường mới đời chinh chiến.
              Hẹn anh ngày lịch sử sang trang.

                                         Tây ninh ngày 21/3/1979
                                          Em Nguyễn hùng Mạnh    
                                                                    

Thưa các đồng chí .
Cuộc chia tay diễn ra dưới chân núi  bà đen , hậu cứ của đơn vị khi sư đoàn tác chiến tại Lò gò. Anh nguyễn công Trác ra bắc được điều động về sư đoàn 311 QK1. Sau này anh giữ chức trưởng phòng trinh sát quân khu 1 cho đến ngày nghỉ hưu .Còn anh Mạnh trở vào cùng chúng tôi chiến đấu cho đến ngày ra bắc.
 Thơ chiến sỹ được viết bằng máu và nước mắt. chính vì vậy ta không cần đánh giá hay , dở .Cái chính là tâm hồn của hai người lính trong gian khổ hy sinh vẫn tràn đầy hy vọng , tràn đầy nhựa sống .Tự ta viết ra không cần tô vẽ bằng những lời hoa mỹ mà vẫn đẹp như HOA phải không các bác?!        
              


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: phamvanminh trong 24 Tháng Mười, 2014, 10:21:08 am
Thơ tình cảm đồng đội mộc mạc quá đúng,quá hay,đầy xúc động,chẳng cần tô vẽ ,mắm muối gì nhưng chứa đầy giá trị nhân văn giữa người với người chỉ có ở lính.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Mười Một, 2014, 09:56:00 pm
    

  Vừa rồi duccuong ra  thị xã Phú thọ thăm các đồng đội C20 F320A QĐ 3 . Sau 35 năm anh em mới gặp nhau nhưng vẫn nhận ra ngay . Thế mới biết kỷ niệm chiến tranh của người lính có sức sống như thế nào . Ở TX Phú thọ có ba đồng chí đều nhập ngũ 1974 vào C20 . Cả ba đều là trung đổi trưởng . Đó là đồng chí Phạm Văn Quý hiện phó chủ tịch mặt trận tổ quốc phường trường thịnh . đồng chí Trần nguyên Thắng Chủ tịch hội CCB phương Phong châu, đồng chí Trần ngọc Thạch ( Sau này chuyển ngành . Hiện công tác tại ngân hàng nông ngiêp Thị xã Phú thọ ). Sau này khi chiến dịch giải phóng mở thì đồng chí Phạm văn Quý lên đại đội phó .  khi ở đơn vị tôi biết những chuyến luồn sâu vào Đầm be liên lạc với lực lượng phản chiến ly khai là gian khổ phức tạp nhất . Vì vậy duccuong liền đề nghị các anh kể lại và duccuong đã gi chép chuyến bắt liên lạc đầu tiên .  
                                  


                                               Nhiệm vụ đặc biệt .


                                                                             (Gi theo lời kể của đồng chí Trần nguyên Thắng ,
                                                                         Chủ tịch CCB phường Phong châu Thị xã Phú thọ )


Khoảng tháng 9 năm 1978. Bấy giờ ở K đang mùa mưa . Đại đội 20 trinh sát sư đoàn 320 đóng quân cạnh hồ nước gần bản Đỏ . Phía trên cao điểm 202 thuộc huyện My mút . Nơi đây là căn cứ sở chỉ huy sư đoàn 450 của Khơ me đỏ .

Thông thường , vào mùa mưa ta và địch đều chuyển sang phòng thủ nghỉ ngơi củng cố lực lượng . Nhưng với sư đoàn 320 mùa mưa 1978 vẫn phải đánh địch , để tạo thế chiến lược chuẩn bị cho chiến dịch giúp bạn giải phóng . Mà nhiệm vụ trước mắt là móc nối đưa lực lượng phản chiến ra căn cứ .
Một hôm tôi cùng anh em trong trung đội đang đánh bài “ tiến lên ”thì đồng chí Chung liên lạc đại đội chạy xuống nói :
 
-   Mời anh lên đại đội nhận nhiệm vụ .

Ban chỉ huy đại đội là một cái nhà âm nửa chìm nửa nổi lợp bằng mái tăng . Tôi bước vào đã thấy đồng chí Đàm Nhân Sa trưởng ban trinh sát và ban chỉ huy đang ngồi chờ sẵn . Đã nhiều lần nhận nhiệm vụ nhưng chưa khi nào tôi thấy trưởng ban xuống trực tiếp giao nhiệm vụ thế này mà thông thường chúng tôi phải lên ban để nhận nhiệm vụ . Linh cảm báo tôi biết rằng sẽ có nhiệm vụ gì đặc biệt đây .

Quanh chiếc bàn dã chiến được đan bằng lau sậy .Vẫn có trà Thái do anh em cán bộ đi phép hay về việt nam công tác mang sang .  Trà được pha trong chiếc ăng gô US vẫn không làm giảm đi độ tinh khiết vốn có của đất trà Thái nguyên  . Bát nước trà nóng bốc hơi nghi ngút , mùi hương lan toả nhè nhẹ ... .  Sau khi hỏi thăm tình hình sức khoẻ , gia đình… . Đồng chí trưởng ban đứng dậy nói :

- Hiện nay lực lượng phản chiến của Pôn pốt họ đã vào rừng chiến đấu lập căn cứ tại vùng cao điểm 52 ( ? ) phía đông Đầm be ( phía tây sê rê kấk ) . Lực lượng cách mạng của bạn yêu cầu chúng ta vào đưa lực lượng của bạn và dân ra ngoài . Trong số lực lượng bạn ở đây có 5 đồng chí trước đây là uỷ viên trung ương Đảng . Điểm xuất phát của ta sẽ là bản Phum lou . Chúng ta phải vượt qua tuyến phòng thủ dày đặc của địch , củ thể là sư đoàn 450 mới vào được toạ độ bắt liên lạc . Lực lượng trinh sát c20 có 12 trinh sát .Được tăng cường 5 đồng chí trinh sát quân đoàn . Đại đội trưởng chỉ huy chung .Yêu cầu phải lựa chọn những trinh sát viên có sức khoẻ . bản lĩnh chiến đấu , tinh thông ngiệp vụ . Để bảo đảm nhiệm vụ thắng lơi , sư đoàn giao cho E48 đi cùng . Nếu bị lộ sẵn sàng đánh địch mở đường tiến để hoàn thành nhiệm vụ . Khi đưa dân và lực lượng phản chiến ra , ba tiểu đoàn E48 sẽ làm hành lang bảo vệ an toàn cho dân . Lực lượng trinh sát có nhiệm vụ ngiên cứu đường đi và dẫn đường .

Thông tin liên lạc bằng máy 15w do trung đoàn 48 đảm nhận .

 Tín hiệu bắt liên lạc : Tổng số đạn bắn tín hiệu liên lạc hỏi + đáp là 5 viên . Kiểm tra lại tổng bằng 8 viên . Hỏi ( bằng tiếng Việt) : “ ai?” trả lời là " Pên " tên một  lục thum của họ . Cả hai bên khi ra bắt tay liên lạc phải đeo súng , nòng súng hướng lên trên và cột vải trắng . Thời gian dự kiến đi về 6 ngày . Chỉ huy đội hình luồn sâu là đồng chí sư đoàn phó Hà xuân Bính . Sau đây các đồng chí về chuẩn bị lương thực thực phẩm ,đạn dược, bông băng cá nhân, thuốc chống muỗi . Về bảo đảm quân y đã có quân y trung đoàn 48 đi cùng . Đúng 10 giờ sáng mai có mặt tại sở chỉ huy trung đoàn 48 nhận nhiệm vụ trực tiếp sư đoàn giao .

Hiện nay bạn đang cử nhiều tổ ra bắt liên lạc với quân đội viêt nam . Nên phạm vi liên lạc không giới hạn . Trong quá trình hành quân các đồng chí cần cận trọng khi bắt tay liên lạc , tránh bắn nhầm , gây tổn thất cho bạn vì bạn đang rất cần lực lượng .

Nhận nhiệm vụ xong tôi trở về trung đội . Các đồng chí trong ban chỉ huy cùng đồng chí Sa trưởng ban trinh sát sư đoàn ở lại ngiên cứu đường hành quân làm nhiệm vụ .

Về đến trung đội , anh em vẫn đang “ chiến đấu ” trên cỗ bài . Nhìn mấy gương mặt trẻ trung bị quẹt lọ ngẹ , tiếng cười nói trêu chọc rôm rả khu rừng . Tim tôi chợt thắt lại , chỉ vài ngày nữa thôi trong số họ liệu có trở về đầy đủ . Tôi sinh hoạt trung đội quán triệt nhiệm vụ đặc biệt này . Lựa chọn những trinh sát viên có kinh ngiệm và bản lĩnh chiến đấu đủ 10 đồng chí . Một số lính mới tôi chưa cho đi tham gia chuyến này. Buổi chiều, sau khi thanh toán 6 ngày lương thực thực phẩm , phân đội trinh sát do đại đội trưởng Lê thanh Trung lên đường làm nhiệm vụ . Hai giờ sau chúng tôi đã có mặt tại Sở chỉ huy trung đoàn 48 . Đồng chí sư đoàn phó đã có mặt tại đây từ buổi sáng để kiểm tra công tác chuẩn bị của trung đoàn . Tất cả chúng tôi được đồng chí sư đoàn phó phổ biến quán triệt tính chất , ý nghĩa nhiệm vụ của đợt công tác đặc biệt này...(Còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 03 Tháng Mười Một, 2014, 07:42:30 am
(Tiếp theo )                        NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT


…Chúng tôi ngiên cứu đường đi mà ban trinh sát vạch sẵn . Đó là đường dích dắc do góc phương vị thay đổi liên tục bởi phải vòng trách các làng bản , cao điểm , nơi nghi địch sẽ bố trí các trận địa chốt . Từ điểm xuất phát là bản Phum lou , từ đây không còn rừng cao su nữa mà chỉ là rừng cây lúp xúp gần như bằng phẳng . Với địa hình như thế này dễ đi , dễ quan sát , nhưng cũng dễ bị địch phát hiện . Phương pháp đi là toán trinh sát chia làm ba tổ . Đại đội trưởng một tổ , trung đội trưởng trung đội 1 là Nguyễn văn Quý một tổ . Và một tổ do tôi chỉ huy . 5km đầu , tổ đồng chí Quý đi trước sau đó đến tổ tôi ,còn tổ của đại đội trưởng đi cùng chỉ huy sư đoàn . Sau khi trinh sát bảo đảm an toàn thì đội hình E48 cùng chỉ huy mới hành quân . Với đội hình “ đuôi ”dài như này rất dễ bị địch phát hiện . Đánh địch để đi chỉ là điều bắt buộc . Đường đi dự kiến hai ngày , Mỗi ngày 10 -12km . Ở đây mật độ đóng quân của địch rất dày vì chúng phải đối phó với cả lực lượng nổi dậy .

Sáng hôm sau chúng tôi hành quân theo lộ trình vẽ trên bản đồ . Những cây số đầu tiên sẽ vô cùng khó khăn vì khả năng gặp địch là nhiều nhất. Tổ của anh Quý đi đầu . Anh Quý người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn , cũng như tôi trưởng thành trong chiến đấu , người cùng quê Phú thọ . Khoảng cách giữa các trinh sát viên là 5m chúng tôi cắt rừng tiến về phía địch . Cứ đi được khoảng 400 -500m thì tổ 2 quay lại đón dẫn chỉ huy và trung đoàn 48 . Lúc đó ngiễm nhiên tổ chúng tôi sẽ trở thành tổ cảnh giới cho đội hình vận động . Do đã được trinh sát đi trước nên các đồng chí bộ binh đi sau phải mang vác nặng nên anh em đi ào ào chứ không phải rón rén như chúng tôi . Bộ phận sau cùng là thông tin đường dây . Trung đoàn hành quân đến đâu rải dây theo đến đó . Anh em phải nguỵ trang rất kỹ để thám báo địch khó phát hiện .

 Khi chúng tôi rời tuyền duyên phòng ngự khoảng 2km thì trinh sát viên quê Bắc giang nhập ngũ 1976, tên là Khôi đi đầu phát hiện một tốp lính Miên đang theo lối mòn đi tới . Họ mang súng không theo quy ước nên chúng tôi rất lưỡng lự để giải quyết tình huống . Khu vực này địch, ta và lực lượng phản chiến ở thế răng cài nên đại trưởng ở gần đó lệnh cứ tiến hành bắt liên lạc . Tốp người mặc áo đen vũ trang đến quá gần nên chúng tôi dùng tiếng Việt để hỏi . Anh Quý cảnh giác quát hỏi :

- Ai ?

Theo quy định nếu là lực lượng phản chiến sẽ trả lời tên theo quy ước đã thông báo cho cả hai phía thì phải trả lời là “ Pên ”. Nhưng họ đã vùng bỏ chạy .  Vừa chạy vừa hô : “ Duôn , Duôn ”.
Những tràng AK của trinh sát sư đoàn nổ giòn bắn đuổi . Khẩu M79 do đại đổi trưởng Lê thanh Trung giữ, bắn chặn đường rút chạy của địch . Địch vừa chạy vừa bắn trả yếu ớt . Do nằm trong rừng cây lúp xúp, tầm quan sát hạn chế nên chúng tôi không tiêu diệt tại chỗ được tên nào . Cả đội hình e48 ở sau vẫn “ im lặng ” vì không thấy gì, mà phía trước là lực lượng trinh sát . Chúng tôi báo cáo tình hình với đồng chí sư đoàn phó Hà xuân Bính . Đồng chí lắng nghe nhưng trong ánh mắt thủ trưởng, chúng tôi hiểu  đồng chí không hài lòng về cách xử lý tình huống của chúng tôi .

Đồng chí nói :

- Chúng ta đã bị lộ . Nhưng vẫn phải hành quân thực hiện nhiệm vụ . Lực lượng phản chiến đang rất mong chúng ta vào . Từ bây giờ phải hết sức cảnh giác sẵn sàng chiến đấu đánh địch .

Đoàn quân lại hối hả nhanh chóng lên đường .
Đến trưa chúng tôi gặp đường lớn phải tổ chức vượt đường . Có ý kiến cho rằng đội hình lớn thế này tổ chức vượt qua phải mất ít nhất là 40 phút , rất dễ bị lộ bởi thi thoảng vẫn thấy địch hành quân nhỏ lẻ hay vận chuyển LTTP ,đạn dược lên tuyến trước bằng xe bò , nếu muốn bảo đảm độ an toàn cao thì chờ vượt đêm . Nhưng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đã thôi thúc chỉ huy quyết định nhanh chóng tổ chức vượt qua . Khác với cách tổ chức vượt đường trước đây . Chúng tôi chọn địa điểm vượt là nơi có đường vòng để khuất tầm nhìn đối phương . Trinh sát chúng tôi phải phong toả quan sát hai đầu đường từ xa cho bộ binh vượt qua . Tất cả đều tiến hành mau lẹ , khẩn trương . Khi đội hình sắp vượt hết thì trinh sát phát hiện một tốp địch xuất hiện từ xa đang di chuyển đến . Chúng tôi lùi lại báo chỉ huy không cho bộ binh vượt đường nữa mà nằm im chờ lệnh . Trinh sát chúng tôi chỉ đủ vài phút xoá dấu vết do bàn chân đi ngang đường để lại rồi ẩn trong đám cỏ tranh . Cả đội hình im lặng chờ đợi . Địch có đến 70-80 tên , Có lẽ đây là một đại đội đang luân phiên lên thay chốt . Chúng mang vác khá nặng vừa đi vừa trò chuyện nhí nhố . Một thằng như là chỉ huy bỗng rẽ vào vệ đường ngay trước chỗ tôi nằm đứng nhìn . Tôi nâng khẩu AK lên . Nhưng không . Thì ra hắn đi “tè”. Hú vía . Cả đội hình địch đi qua ngay trước mũi súng hoả lực của trung đoàn 48. Nhưng tất cả yên lặng thở phào nhẹ nhõm , chẳng biết may cho ai nữa …( Còn nữa )


T/b : đuccuong nhờ bạn Quangcan hay bác nào biết đưa giúp mảnh bản đồ vùng có địa danh Đầm be- sê rê câk-phum lou thuộc huyện My mút k.Trân trọng cảm ơn  :o


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 03 Tháng Mười Một, 2014, 01:41:47 pm
Trích dẫn
...Khoảng tháng 9 năm 1978. Bấy giờ ở K đang mùa mưa . Đại đội 20 trinh sát sư đoàn 320 đóng quân cạnh hồ nước gần bản Đỏ . Phía trên cao điểm 202 thuộc huyện My mút . Nơi đây là căn cứ sở chỉ huy sư đoàn 450 của Khơ me đỏ ....Đồng chí trưởng ban đứng dậy nói :

- Hiện nay lực lượng phản chiến của Pôn pốt họ đã vào rừng chiến đấu lập căn cứ tại vùng cao điểm 502 ( ? ) Bắc Đầm be ( phía tây sê rê kấk ) . Lực lượng cách mạng của bạn yêu cầu chúng ta vào đưa lực lượng của bạn và dân ra ngoài . Trong số lực lượng bạn ở đây có 5 đồng chí trước đây là uỷ viên trung ương Đảng . Điểm xuất phát của ta sẽ là bản Phum lou ....

Không biết có phải là cao điểm 52: Ph Prâlaõh Tbong nằm ở phía trên (tây) Phum Srê Kâk/ Sê rê kâk,  ;).

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/dambe_zpsd36d530d.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/dambe_zpsd36d530d.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 03 Tháng Mười Một, 2014, 09:25:41 pm
Có lẽ đúng đấy quangcan ạ.Cao điểm 52 chứ không phải cao điểm 502 . 35 năm rồi mà !. Trí nhớ của các CCB không vẹn toàn do quy luật thời gian bên cạch đó phải bươn bả lo toan với cuộc sống ... Nhìn bản đồ quangcan đưa lên để minh chứng địa danh , sự kiện trong bài  viết . Duccuong thấy rằng căn cứ quân ly khai sẽ nằm ở hướng Đông Đầm be thì đúng hơn là phía bắc . Và rất có lý vì hướng đông là hướng về Việt nam . Bởi Đầm be nằm hướng Tây bắc phum lou ,theo đường thẳng trên bản đồ khoảng 27-28 km .Duccuong xin đính chính lại .
Cảm ơn bạn quangcan rất nhiều .

Cả tối nay ngồi nhìn bản đồ để hoài niệm . Theo duccuong . Bản đỏ mà lính QĐ3 thường gọi là phum chập ka. Trước khi giải phóng , nơi đây là kho hậu cần của sư đoàn 450 khơme đỏ .

Nơi đóng quân của c20 F320 trong bài viết trên cách phía tây nam phum chập ka 1km . Nếu bản đồ 1/50.000 thì sẻ thấy có một hồ nước nhỏ nơi tụ thuỷ của con suối .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 06:39:50 am
      

 ( tiếp theo )                      Nhiệm vụ đặc biệt



…Chờ chúng khuất hẳn chúng tôi tiếp tục công việc của mình . Đội hình lại chuyển động về phía trước . Khoảng một giờ sau tổ tôi được lệnh lên thay phiên cắt đường . Tôi giao đồng chí Cài cắt đường đi trước , Tôi đi thứ hai cách 3-5 m đủ để nghe khi kiểm tra nhắc nhở , điều chỉnh . Quá trưa chúng tôi mới  được lệnh nghỉ tại chỗ theo đội hình ăn tạm để  tiếp tục hành quân . Mọi người đều đang nhai lương khô riêng bộ phận thông thông tin 15w đang gửi những bức điện báo cáo tình hình ra cục 2 ( trinh sát chúng tôi có nhiều nhiệm vụ phải báo cáo Trực tiếp cục2 và ban trinh sát ) thì tiếng súng cuối đội hình E48 rộ lên . Tiếng hoả lực rền vang cùng những luồng khói do B40, B41 phụt ra mù mịt một góc trời . Chúng tôi đi trước không gặp địch mà phía sau bị đánh . Vậy là bị lộ và chúng đã tập kích . Rất có thể do đường dây điện thoại bị lộ chúng lần theo . Cũng có thể do hậu quả gặp toán địch cách đây 2 giờ . Trung đoàn 48 sau những phút bất ngờ đã triển khai thành đội hình chiến đấu . Sau gần 4 giờ đánh địch , chúng phải rút chạy. Nhưng bên ta hy sinh 6 đồng , bị thương 10 đồng chí . Bị động do lúc cả trung đoàn đang ăn ,chúng ta chưa kịp lắp giá súng cho các loại hoả lực chủ yếu ( 12,7li , DKZ , Đại liên …) . Nên hoả lực chưa kịp phát huy . Sáu đồng chí hy sinh , một số bị thương , thiệt hại như vậy là lớn .

Tình hình đã được chỉ huy sư đoàn báo cáo ra bộ qua máy 15w xin ý kiến . Bởi  mới chỉ đi được 1/3 quãng đường . không thể đưa tử sỹ đi theo . Cấp trên lệnh quay trở lạị điểm xuất phát Phum lou giải quyết công tác tử sỹ và chờ phương án tiền nhập khác. Nhưng nhiệm vụ không thay đổi . Lúc này trời đã gần tối chúng tôi và cả đội hình trung đoàn 48 lần theo đường dây mãi gần sáng thì về đến phum lou .

Sáng sớm ra nhìn nhau , ai cũng buồn vì nhiệm vụ không những không hoàn thành mà còn bị thiệt hại nặng .

 Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sư đoàn không thay đổi . Khoảng 9 giờ sáng .Tôi , anh Quý và đồng chí đại đội trưởng và toán trưởng trinh sát quân đoàn tăng cường lên tư lệnh sư đoàn tiếp tục nhận nhiệm vụ . Thấy chúng tôi thủ trưởng Bính tươi cười nói :
 - Tôi biết mắt tôi và các đồng chí sâu lắm rồi . Rất mệt. Nhưng cấp trên lệnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Bộ tổng tham mưu lệnh cho sư đoàn lựa chọn phương án chiến đấu mới . Nguyên nhân đã rõ . Do đội hình luồn sâu lớn như vậy thật khó giữ được bí mật . Để gữi được bí mật đội hình luồn sâu . Bộ binh chỉ cần 10 đồng chí sử dụng hoả lực bảo vệ đội hình khi cần thiết là đủ . Bộ phận ít ỏi này do hẳn tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Trịnh xuân Lan chỉ huy. Như vậy quân số của đoàn ( cả năm trinh sát K28 quân đoàn ) giờ chỉ còn 33 người . Chúng tôi được thông báo chỉ được nghỉ tiếp  đêm nay cho lại sức , sáng mai tiếp tục lên đường .

Sáng dậy. Sau khi ăn cơm no thay buổi trưa , cả đội hình làm nhiệm vụ đặc biệt lên đường . Góc phương vị không thay đổi chỉ khác điểm xuất phát cách vị trí cũ khoảng vài trăm mét , mục đích để không theo đường mòn cũ . Chúng tôi chỉ gặp địch một lần nhưng vòng trách vượt qua đó là thói quen của lính trinh sát . Đội hình giờ đây ít nhưng tinh , dễ dàng luồn tránh hay ẩn nấp . Tuy vậy , chúng tôi vẫn chia tổ như trước để còn ứng cứu lẫn nhau . Sư đoàn phó Hà xuân Bính là một người cán bộ trải qua trận mạc mà trưởng thành như nhiều cán bộ khác của sư đoàn . Trước khi về làm tư lệnh phó sư đoàn ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 52 . Tuy là chỉ huy sư đoàn nhưng thỉnh thoảng tự ông vượt lên trước đi cùng với trinh sát . Đó là hành động thay lời động viên tốt nhất . Làm an lòng chiến sỹ ...( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 10:31:24 am
     

 ( tiếp theo )                      Nhiệm vụ đặc biệt




 Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sư đoàn không thay đổi . Bộ lệnh cho sư đoàn lựa chọn phương án chiến đấu mới . Nguyên nhân đã rõ . Do đội hình luồn sâu lớn như vậy thật khó giữ được bí mật . Đồng chí Lê thanh Trung đề nghị phương án luồn sâu mới . Đó là bộ phận vào móc nối , bắt tay liên lạc với lực lượng ly khai chủ yếu là trinh sát . Bộ binh chỉ cần 10 đồng chí sử dụng hoả lực bảo vệ đội hình khi cần thiết là đủ . Bộ phận ít ỏi này do hẳn tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Trịnh xuân Lan chỉ huy. Như vậy quân số của đoàn ( cả năm trinh sát K28 quân đoàn ) giờ chỉ còn 33 người . Chúng tôi được thông báo chỉ được nghỉ một đêm lại sức , sáng mai tiếp tục lên đường .

Sáng dậy. Sau khi ăn cơm no thay buổi trưa , cả đội hình làm nhiệm vụ đặc biệt lên đường . Góc phương vị không thay đổi chỉ khác điểm xuất phát cách vị trí cũ khoảng vài trăm mét , mục đích để không theo đường mòn cũ . Chúng tôi chỉ gặp địch một lần nhưng vòng trách vượt qua đó là thói quen của lính trinh sát . Đội hình giờ đây ít nhưng tinh , dễ dàng luồn tránh hay ẩn nấp . Tuy vậy , chúng tôi vẫn chia tổ như trước để còn ứng cứu lẫn nhau . Sư đoàn phó Hà xuân Bính là một người cán bộ trải qua trận mạc mà trưởng thành như nhiều cán bộ khác của sư đoàn . Trước khi về làm tư lệnh phó sư đoàn ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 52 . Tuy là chỉ huy sư đoàn nhưng thỉnh thoảng tự ông vượt lên trước đi cùng với trinh sát . Đó là hành động thay lời động viên tốt nhất . Làm an lòng chiến sỹ ...( còn nữa )


            Chào Bác chủ! Chào các bác! Câu chuyện của bác chủ hay và hấp dẫn quá. Đúng là đời lính chúng mình vẫn cứ thích nghe thích đọc những câu chuyện bùng bình, gay cấn như thế này. Những chuyện này trong chính sử không thể có được mà chỉ có trong trí nhớ của các ccb mình. Nên chuyện được kể, được viết ra người thật việc thật rất có giá trị bây giờ và cho con cháu chúng ta sau này.

             Về phần bôi đỏ Tranphu341 hơi thắc mắc tý tẹo  ;D là : Sao Sư đoàn phó Hà Bính trực tiếp đi trong tốp 33 người này mà ông lại không chỉ huy trực tiếp mà lại là Tiểu đoàn trưởng chỉ huy nhỉ. Mong bác chủ nói lại dùm nhé hi hi  ;D ;D ;D

             Chúc bác chủ Đức Cường cùng gia đình luôn vui khỏe và bác kể nhanh nhanh lên tý nhé!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 12:31:17 pm
     

 ( tiếp theo )                      Nhiệm vụ đặc biệt




 Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sư đoàn không thay đổi . Bộ lệnh cho sư đoàn lựa chọn phương án chiến đấu mới . Nguyên nhân đã rõ . Do đội hình luồn sâu lớn như vậy thật khó giữ được bí mật . Đồng chí Lê thanh Trung đề nghị phương án luồn sâu mới . Đó là bộ phận vào móc nối , bắt tay liên lạc với lực lượng ly khai chủ yếu là trinh sát . Bộ binh chỉ cần 10 đồng chí sử dụng hoả lực bảo vệ đội hình khi cần thiết là đủ . Bộ phận ít ỏi này do hẳn tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Trịnh xuân Lan chỉ huy. Như vậy quân số của đoàn ( cả năm trinh sát K28 quân đoàn ) giờ chỉ còn 33 người . Chúng tôi được thông báo chỉ được nghỉ một đêm lại sức , sáng mai tiếp tục lên đường .

Sáng dậy. Sau khi ăn cơm no thay buổi trưa , cả đội hình làm nhiệm vụ đặc biệt lên đường . Góc phương vị không thay đổi chỉ khác điểm xuất phát cách vị trí cũ khoảng vài trăm mét , mục đích để không theo đường mòn cũ . Chúng tôi chỉ gặp địch một lần nhưng vòng trách vượt qua đó là thói quen của lính trinh sát . Đội hình giờ đây ít nhưng tinh , dễ dàng luồn tránh hay ẩn nấp . Tuy vậy , chúng tôi vẫn chia tổ như trước để còn ứng cứu lẫn nhau . Sư đoàn phó Hà xuân Bính là một người cán bộ trải qua trận mạc mà trưởng thành như nhiều cán bộ khác của sư đoàn . Trước khi về làm tư lệnh phó sư đoàn ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 52 . Tuy là chỉ huy sư đoàn nhưng thỉnh thoảng tự ông vượt lên trước đi cùng với trinh sát . Đó là hành động thay lời động viên tốt nhất . Làm an lòng chiến sỹ ...( còn nữa )


            Chào Bác chủ! Chào các bác! Câu chuyện của bác chủ hay và hấp dẫn quá. Đúng là đời lính chúng mình vẫn cứ thích nghe thích đọc những câu chuyện bùng bình, gay cấn như thế này. Những chuyện này trong chính sử không thể có được mà chỉ có trong trí nhớ của các ccb mình. Nên chuyện được kể, được viết ra người thật việc thật rất có giá trị bây giờ và cho con cháu chúng ta sau này.

             Về phần bôi đỏ Tranphu341 hơi thắc mắc tý tẹo  ;D là : Sao Sư đoàn phó Hà Bính trực tiếp đi trong tốp 33 người này mà ông lại không chỉ huy trực tiếp mà lại là Tiểu đoàn trưởng chỉ huy nhỉ. Mong bác chủ nói lại dùm nhé hi hi  ;D ;D ;D

             Chúc bác chủ Đức Cường cùng gia đình luôn vui khỏe và bác kể nhanh nhanh lên tý nhé!
Có lẽ Đức Cường liên hệ trong những lần đi bám địch khác chăng?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 12:50:40 pm
Chào bác tranphu 341 :

Ý kiến của bác đúng là tư duy của con nhà tham mưu đấy. Thực chất cả bộ binh lẫn trinh sát chỉ đi dẫn đường và bảo vệ cho sư đoàn phó làm việc với bạn . Dĩ nhiên là sư đoàn phó  chỉ huy toàn rồi .Tất cả là 33 người . 10 người lính BB bình thường chỉ At hay Bt chỉ huy là đủ. Song do tính chất nhiệm vụ nên tiểu đoàn trưởng trịnh xuân lan chỉ huy 10 người này để tổ chức chiến đấu và trực tiếp chiến đấu .
 Bác phải đọc cả đoạn trước nữa thì không nhầm ."...Bộ binh chỉ cần 10 đồng chí sử dung hoả lực bảo vệ đội hình khi cần thiết là đủ"
" Bộ phận ít ỏi này... " là 10 đ/c bộ binh . 10 đ/c này chỉ sử dung hoả lực B40,B41,trung liên, đại liên chứ không ai được mang AK.
Lính trinh sát trang bị 100% AK. Phóng lựu M79 một khẩu do đại đội trưởng giữ. Hay nói cách khác phó tư lệnh sư đoàn chỉ làm việc với đ/c đại đội trưởng ts và tiểu đoàn trưởng BB thôi ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 03:52:42 pm


Không biết có phải là cao điểm 52: Ph Prâlaõh Tbong nằm ở phía trên (tây) Phum Srê Kâk/ Sê rê kâk,  ;).

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/dambe_zpsd36d530d.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/dambe_zpsd36d530d.jpg.html)
[/quote]
  Chòa Đức Cường! Ngày đó PK đang ở khu vực cao điểm 62, bình độ  50 trên đường 7 ở Mi Mút có được nghe chuyện sư 320 đi làm nhiệm vụ này. Hôm nay được Đức Cường kể lại rất hồi hộp và  được biết chi tiết của câu chuyện có thật trong cuộc chiến biên giới Tây Nam. Đức Cường kể tiếp đi.
 Theo PK nhớ bản đồ quân sự đẩu chữ viết chỉ hướng bắc, vậy thì vị trí Ph Prâlaõh Tbong phải là hướng bắc của  Srê kâk chứ ? 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 06:18:54 pm
Đúng vậy bác phuockhanh ah. Đầu chữ trên bản đồ luôn là hướng bắc vì vậy dễ dàng xác định các hướng khác còn lại . Duccuong viết trung thành với lời kể . 35 năm rồi , nhớ vậy là tốt lắm . May nhờ quangcan đưa giúp bản đồ vùng này lên thì thấy một số chỗ vị trí địa danh nhớ chưa chuẩn lắm . Nhưng củng chẳng cần phải sửa làm gì.

Chuyến ra HN vừa rồi sau khi lên bác hongc9d3 chơi thì duccuong đi TX Phú thọ hôm sau . Để viết câu chuyện trên , đt phải để trên bàn liên tục để " phỏng vấn " đồng chí Thắng đấy . Viết xong rồi còn phải đọc cho trung đội trưởng Thắng nghe duyệt rồi mới cho lên MVH :-\ ;D

Đây là chuyến đi đầu tiên . Sau này đại đội 20 F320 đi vài chuyến nữa . Chuyến sau cùng ngày 6/12/1979 đi cùng trinh sát quân đoàn . Bị vướng mìn . Đồng chí Phẻm lính 76 người Hà bắc hy sinh tại chỗ , đồng chí Thắng ( nay đang là chủ tịch hội CCB phường phong châu TX Phú thọ ) người kể câu chuyện này , bị thương xuyên ngực . Hai mảnh khác vào tay và mắt . Một mảnh khác xuyên nắp địa bàn đeo trước ngực và găm lại trên địa bàn . Khênh một buổi mới về đơn vị . Sau đó Đồng chí được về viện 175 từ My mút bằng máy bay trực thăng. 10 tháng sau đồng chí ra viện lên đơn vị chơi thăm anh em và lấy mấy tháng phụ cấp hàm thượng sỹ mà trong chiến đấu quản lý có trách nhiệm giũ giùm cho anh em . Lúc này đơn vị vừa ra xã khôi kỳ Đại từ- bắc thái.

Cảm ơn bác phuockhanh đã quan tâm đến đời quân ngũ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 07:54:09 pm
 Đúng là phải có những ccb như Đức Cường mới được nghe lại những câu chuyện thật và gay cấn cùng súc động như thế. Chúc Đức Cưởng khỏe và khai thác nhiều chuyện của lính - sư đoàn Đồng bằng, cách đây ba, bốn chục năm rồi. Hai tiểu đoàn lính ở Dục Mỹ thấy mới có Đức Cường suất hiện có đúng không nhỉ? 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 08:42:45 pm
Sai rồi bác phuockhanh ơi ;D. Còn một người nữa huấn luyên tại quân trường lam sơn .Đó là chủ Re: THỜI ÁO XANH QUÂN TÌNH NGUYỆN . Tên tác giả là vaphothotu . Nay đổi thành Re : THỜI ÁO XANH TRÊN ĐẤT BẮC . tác giả Phan vuong và vaphothotu là một . Y là lính trinh sát tiểu đoàn 4 E52 . Ra quân , chàng về thi đậu và học tại trường đại học sư phạm Vinh . Bác bố trí thời gian xem . Có nhiều chuyện hay lắm.

Cho duccuong hỏi : Ngày xưa bác huấn luyện chiến sỹ mới ở đó à? Khung huấn luyện là của F10 mà! Sau này bổ sung quân lên tây ninh thì vào 320 tất :-\ :-\ . vào được một đêm mà có thằng phải khênh ra sáng hôm sau rồi bác. Ngay trong đêm đầu tiên đã bị tập kích thì phải chiến thôi .

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Mười Một, 2014, 06:45:52 am
            
                                        ( Tiếp theo )              Nhiệm vụ đặc biệt


… Trời sắp tối chúng tôi xác định một số vật chuẩn trên đường hành tiến để dễ kiểm tra khi trời tối hẳn . Đêm mênh mông , tiếng côn trùng rền rĩ hoà  trong tiếng sột soạt của cành lá do chiến sỹ trinh sát gạt đường để đi . Thỉnh thoảng le lói ánh sáng dạ quang của địa bàn Mỹ do cán bộ kiểm tra và giơ về phía sau để người đi sau dễ nhận biết .Trinh sát chúng tôi mang vác nhẹ . Thương nhất cánh bộ binh cõng hoả lực lại còn phải gùi vài quả đạn nữa . Nên mỗi khi thay phiên được đi sau nghỉ ngơi , chúng tôi giúp đỡ phần nào gánh nặng cho anh em . Chúng tôi đi cho đến lúc nghe tiếng suối chảy róc . Anh em trinh sát biết rằng đã đi được 2/3 chặng đường . Đồng chí sư đoàn phó lệnh cho dừng lại nghỉ và điểm tâm tối . Tôi nhìn đồng hồ qua ánh sáng do địa bàn phát ra đã 22 giờ .

Đêm thứ nhất trôi qua trong thanh bình . Mọi người đều ngủ ngon sau một ngày vất vả . Chúng tôi chẳng ai được nói chuyện . Trao đổi công việc mới được “ rỉ tai ” thì thầm đủ nghe , nhất là việc tranh luận xác định vị trí đứng hay lựa chọn đường hướng đi khoa học nhất . Mờ sáng chúng tôi đã lên đường . Trước lúc đi chúng tôi không quên tiến hành xoá dấu vết, nhặt vỏ bao lương khô hay mẩu thuốc ... Màn sương hôm đó giăng đầy trở thành bức mành nguỵ trang cho chúng tôi thật tốt . Cả buổi sáng chúng tôi phải vượt đường mòn ba lần . Từng người vượt qua trong sự cảnh giới phía trước và hai đầu đường nên rất lâu . Quá trưa chúng tôi mới dừng lại nghỉ ngơi và ăn lương khô . Nơi nghỉ là nương rẫy của đồng bào k dấu vết canh tác vẫn còn chưa lâu . Đồng chí sư đoàn phó đi một vòng động viên bộ đội và nhắc các bộ phận :

  - Bắt đầu từ đây phải chú ý bắt liên lạc bằng mật khẩu quy ước . Chú ý động tác mang súng của họ đầu súng có cột vải hay không để nhận biết .

 Đồng chí còn nói rằng trong lực lượng phản chiến ly khai có nhiều người học tập , đào tạo tại Việt nam . Bộ phận này biết tiếng việt nên sẽ trực tiếp ra tìm “ bắt tay ” với chúng ta . Theo bạn thông báo , vùng bắc Đầm be này do lực lượng nổi dậy đang kiểm soát . Song khơ me đỏ thỉnh thoảng mới đanh vào vì nó còn lo đối phó với Việt nam  . Tuy vậy chúng ta phải cảnh giác, trách“ con dao hai lưỡi ”phải đổ máu vô ích .
Khoảng 5 giờ chiều . Bởi mùa mưa nên trời nhiều mây . Vì vậy , có cảm giác trời sắp tối . Chúng tôi đã nhìn thấy một phum ( bản ) dài có người ở . Mọi người khẳng định đã đến đúng khu vực bắt liên lạc theo hiệp đồng . Chúng tôi dừng lại quan sát và nghĩ “ kế sách”để bắt liên lạc . Muốn sang phải vượt qua con đường chạy ngang trước mặt cách hơn 100m ,qua cách đồng nhỏ mới vào phum được . Đang ngồi thì đồng chí Trung đại đổi trưởng trinh sát nói với thủ trưởng Bính :

- Tôi lên phía trước xem sao đã nhé .

Nói rồi anh đi khom tiến ra đường . Đại đội trưởng của chúng tôi tốt ngiệp khoa trinh sát trường  sỹ quan lục quân 1 . Anh nhanh nhẹn đẹp trai và thông minh . Xử lý tình huống mau lẹ . Chả vậy mà cô sinh viên Đại học tổng hợp sử tên là Lan yêu mê mệt . Gủi thư thường xuyên ,và sau này là vợ anh . Mối tình này cũng nhiều thăng trầm trong đại đội hồi đó ai cũng biết .

Không mấy chốc chúng tôi nghe ba phát súng nổ rất gần . Tất cả mọi người nằm rạp xuống chờ đợi . Nhưng không .Tất cả lại trở về im lặng . Tôi nói với thủ trưởng bính :

-   Em nghĩ họ bắt liên lạc đấy thủ trưởng ạ! Xin thủ trưởng bắn tín hiệu bắt liên lạc ?

Đồng chí trưởng toán trinh sát quân đoàn đi tăng cường cũng lên tiếng đế theo :

-   Ra bắt liên lạc thủ trưởng ạ. Đúng tín hiệu hỏi - đáp.

Thủ trưởng Bính nói :

 - Cậu sang trái vài chục mét tiến hành đi .

Tôi nhanh chóng vận động sang trái để đánh lạc hướng tiếng nổ ,giấu đội hinh trú quân . Tôi bắn hai phát rồi chờ đợi .

Phía bên kia im lặng . Có lẽ họ đang chờ sự xuất hiện của chúng tôi . Đồng chí sư đoàn phó lệnh bắn tín hiệu bằng quy ước khác để kiểm tra . Tôi lại giương súng lên bắn 5 phát . Phía đối diện trả lời bắn 3 phát.

Không nghi ngờ gì nữa chúng tôi phải tiến hành ra để cùng “ nhận diện ” . Tổ tôi được lệnh ra đường trước. Tôi nhắc mọi người đeo súng chứ không được cầm tay. ..



(Còn nữa )




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: quangcan trong 05 Tháng Mười Một, 2014, 03:48:50 pm
Tóm lại là dân trinh sát thì chỉ xài hàng 50K, :)

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/DamBe_zps654db95a.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/DamBe_zps654db95a.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Mười Một, 2014, 04:57:55 pm
Một lần nữa cảm ơn bạn quangcan đã viện trợ . Đúng vậy. lính trinh sát ở K chúng tôi thường dùng bản đồ " 50 k " này thôi ( 1/ 50.000cm). Đây là bản đồ cấp chiến thuật ấy mà . Còn khi đi luồn sâu thì dùng bản đồ cấp chiến dịch 1/ 100.000 để tầm bao quát hoạt động được xa hơn . Tất cả bản đồ đều được bọc trong bao bóng để chống nước mưa , chống rách . Các vị trí cần thiết đều được gi chép đánh dấu gi trên mặt túi bóng bằng bút màu chuyên dùng . Bởi các vị trí đóng quân thay đổi liên tục nên phải xoá , mà bản đồ đâu có nhiều . Khi đi công tác ( bám địch ) bản đồ được bỏ trong áo trước ngực hoặc bỏ trong gùi .

Nhìn bản đồ này thấy rõ hơn bản đồ của USA in ;D. Nhất là ký hiệu địa hình , địa vật ,các con suối , đường mòn nơi tụ thuỷ ( ao hồ ...) Hình dáng của làng bản ...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: xuanv338 trong 05 Tháng Mười Một, 2014, 06:49:10 pm
 xuanv338 chào chủ nhà Duccuong. Chào các bác. Phải nói duccuong viêt truyện khỏe ngang đánh giăc. Hai luồng truyện cùng lúc. Một là câu truyện rất đằm thắm lãng mạn của cô bạn anh f5 còn dang trăn trở. Mà sao cái anh f5 về bao nhiêu năm rồi mà không bào giờ nghĩ đến tìm lại bạn xưa ít nhất ta ơn công chăm sóc. Câu truyện duccuong được nghe và viết lại thật hay. chỉ trăn trở nỗi khi viết những dòng này làm duccuong lại thổn thức cảm nhạn về cái nắm tay của mình với Lam Giang.

    Chuyện của anh lính trinh sát có nhiệm vụ đặc biệt lôi kéo nhiều anh lính trận trở về với duccuong. duccuong viết truyện đánh nhau nhưng lại rất khéo đưa về dưới dạng văn học nên đọc nó cứ mềm mại câu văn. Quang can là lớp trẻ nhưng lại có đầu phân tích chiến lược có thương hiệu đấy. Các cụ CCB phải kính nể QC duccuong ạ. Thật là tiếc cậu ấy đẻ muộn quá! Mẹ cậu đẻ sơm tý nữa biết đâu. giờ đang là ngồi cái chỗ bac P...Q...Thanh...  ;D. Nói vụng tý.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 07:03:41 am
    

            (Tiếp theo )                           Nhiệm vụ đặc biệt




…Phát hiện ra chúng tôi , phía bên kia đường họ cũng bước ra  khoảng 4 đến 5 người . Cách chúng tôi khoảng 70 -80m . Súng họ mang đúng quy định cột vải trắng trên nòng . Một tay còn lại họ giơ bàn tay, giơ mũ vẫy vẫy . Tổ anh Quý cũng như cánh bộ binh nằm yên theo dõi sẵn sàng hỗ trợ chúng tôi khi bị bất ngờ tấn công . Hai bên vẫn chưa tiến lại mà đứng nhìn nhau . Bỗng người đi đầu nói gì đó với bọn họ rồi một mình quay lại . Chỉ vài phút sau gần hai chục người xuất hiện , họ đều mang trang bị trong các lùm cây bước ra mặt đường . Lúc này thủ trưởng Bính mới cho tất cả anh em ra . Cả hai đoàn quân bắt tay nhau , thậm chí nhiều người ôm chầm lấy nhau , khuân mặt đều rạng rỡ với nụ cười XA MA KHI . Đối với họ , đó là sự thoả mãn sau bao ngày chờ mong . Đất nước họ đang lầm than trong bể máu . Họ rất cần sự giúp đỡ và Việt nam đã có mặt .
Người chỉ huy lực lượng ly khai ở đó nói bằng tiếng Việt rất sõi :

 - Chúng tôi đã được thượng cấp cho biết hôm nay hoặc ngày mai các anh sẽ vào . Suốt từ sáng nay chúng tôi chia thành nhiều tổ chờ các anh . Thượng cấp chúng tôi đang chờ các anh . Mong lắm .Bây giờ các anh đi theo tôi .

Sau đó anh ta nói gì đó với lính ly khai . Tôi thấy họ giải tán ngay . Có lẽ họ đã hoàn thành nhiệm vụ .
Lúc bấy giờ chúng tôi mới thấy vắng mất anh Trung  . Chúng tôi nói chưa thể đi vì thiếu một người , phải tổ chức tìm ngay . Chúng tôi kể lại cho người sỹ quan phản chiến đó nghe thì anh ta nói :

 - Tôi cùng mấy người đang đi trên đường chợt phát hiện có người . Nhưng ông đó cũng đã phát hiện ra chúng tôi . Tôi nghi liền rút súng ngắn ra bắn ba phát tín hiệu “ hỏi ” . Nhưng người đó không  bắn trả lời mà bỏ chạy theo hướng này .

Nói rồi anh ta chỉ tay về phia khác đường đi của chúng tôi . Tất cả mọi người đều đổ xô đi tìm đại đội trưởng ngay vì trời sắp tối sẽ nguy hiểm . Người sỹ quan của bạn cũng xin đi tìm nhưng chúng tôi không cho đi theo .

 Lúc này chúng tôi chẳng sợ gì nữa . Vừa đi vào rừng vừa gọi to :

 - Anh Trung ơi , anh  Trung ơi?...

Tiếng kêu vang rừng , khua cả bầy chim đang trở về tổ giáo  giác bay . Điều mong đợi đã đến  . Anh Trung đã nhìn thấy chúng tôi . Từ trong bụi cây anh  bước ra , quần áo rách tơi tả . Mọi người đều xúm lại vui mừng . Rồi anh kể lại cho tôi nghe :

 - Tao hỏi không thấy nó trả lời . Thấy nó tút súng , mà tao thì mang M79 mới chết chứ ! Sự phản xạ tự nhiên tao buộc phải chạy . Vì đang chạy nghe tiếng súng cứ tưởng nó bắn mình . Có đếm bao nhiêu viên đạn đâu !. Nếu hôm nay tao cầm AK thì mấy thằng đó đi “ đứt ” rồi . Anh đã nghĩ đến tình huống mất liên lạc thì anh sẵn sàng cắt đường về đơn vị sáng sớm mai đấy .

Mọi người đều vui mừng bởi sự vẹn toàn . Thật hú vía .

Chúng tôi đi vào phum theo hướng dẫn của viên sỹ quan trẻ . Vẫn đội hình như thế . Tôi và đại đội trưởng đi ngay sau viên sỹ quan đó , cả hai chúng tôi đều to cao và khá điển trai . Trên một cây thốt nốt cao ngoài rìa làng , có một người khoác súng  ngực đeo ống nhòm đang trèo xuống . Chà ! đài quan sát của họ đây. Tôi thầm nghĩ đúng là chiến tranh du kích!. Những người dân trong làng nhìn chúng tôi một cách lạ lẫm như người ngoài hành tinh xuống . Có một số bàn tay trên nhà sàn vẫy vẫy như bày tỏ sự thân thiện . Viên sỹ quan là một người tính xởi lởi . da ngăm đen , tóc xoăn tít . Anh vừa đi , vừa nói chuyện bằng tiếng Việt . Anh tốt ngiệp sỹ quan đặc công tại Việt nam . Học tận Hà nội ( Xuân Mai ). Chức vụ là đại đội trưởng đặc công của sư đoàn phản chiến . Đây là một chàng trai được đào tạo quân sự cơ bản , có nhận thức về xã hội sâu sắc . Anh cho biết những người cộng sản Căm phu chia chân chính có rất nhiều trong mọi tầng lớp xã hội , nhưng họ chưa tìm được tổ chức nào để tham gia lật đổ chế độ hà khắc độc tài này .. .( còn nữa )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 05:53:13 pm
    Chuyện của bạn kể gửi tạp chí VNQD đc đấy. Đơn vị phản chiến này của bạn có phải của tiểu đoàn trưởng Hemsonrin mà trinh sát e429 f302 cũng đi đón chăng .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 06:30:12 pm
CHào bác jin  : Xem trên Pbook biết bác đi Yên bái về!
Cảm ơn bác, nhưng không phải đâu bác jin ơi . Các sư đoàn đều phải vào móc nối đưa họ ra ngoài . Rất nhiều địa phương vùng đơn vị tác chiến đều có lực lượng ly khai . Theo duccuong Ở thời điểm đó F302 không thể từ Lò gò xuyên qua đường 7 . qua nghã ba Krechs hay Phum sâm rồi phải xuyên qua quân đoàn 3 để vào Đầm be được  ;D.
Còn Hêm xom rin nghe nói là sư đoàn trưởng sư đoàn ly khai của quân khu đông bắc.( Kra chê , Plâyveng ,Công phông chàm , Na ki ri...) . Hình như F10 đưa ra thì phải.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: phuockhanh trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 10:07:02 pm
Chào Đức Cường và Zin Ba Cầu cùng các bạn! Chuỵện ta bắt liên lạc với lưc lượng phản chiến chống lại Pôn Pốt năm 1978 thì nhiều đơn vị được giao và đưa lực lượng này ra ngoài, nhất là hướng của QĐ 3. Tôi có đọc chuyện nói về việc này. Như e 24 và e 28 đều đón lực lượng phản chiến cả dân và lính tới 1000 đến 2000 người.
Còn e 66, mà cụ thể là D8 vào cuối tháng 10-1978 đi bắt liên lạc và đón ông Hêng Xom-rin là sư đoàn trưởng từ 1976 và ông Rô Bi Chủ nhiệm hậu cần Quân khu 203. Lực lường của hai ông có khoảng 200 người nhưng khi phản chiến tổ chức đi thì gặp quân Pôn Pốt, hai bên nổ súng, số chết, số chạy toán loạn lại vấp phải mìn và lạc không tập hợp lại được. Khi ta bắt được liên lạc chỉ còn 7 người trong đó có hai ông trên. Ông Hêng Xom rin còn bị thu đồng hồ Omega. Khi dẫn ông ta về phía sau ông mới nói và đơn vị phải tìm ra người thu là một đại đội phó mới đưa ra. Chính trị viên tiểu đoàn còn bị chính ủy đe nếu không ra thì kỷ luật đầu tiên.
Chào cac ccb!
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 07:41:45 pm
 

  Chào bác phuockhach - Đúng vậy. Đơn vị nào đưa ông Hiêm xom rin ra bây giờ vẫn là ẩn số vì chưa có tài liệu chính thống của một cuộc hội thảo nào khảng định . Nhưng cá nhân duccuong thì nghĩ rằng hướng quân đoàn 3 đưa ra. Lý do đã một lần được đọc hồi ký của trung tướng nguyễn quốc Thước ( nguyên phó tư lênh TMT quân  đoàn 3 )   đã trực tiếp phỏng vấn , khai thác Hiêm xom rin tại My mút .
Chúng ta cũng nên nhớ đã là nhân vật chính trị , không ai họ cho biết quý danh khi tiếp xúc với những người đưa ra. Chỉ các lục thum với nhau mới biết thôi .
Mời các bác xem "tiếp nhiệm vụ đặc biệt" mà do lính C20 F320 chiến đấu ở K kể chuyện...



 ( Tiếp theo)                                   Nhiệm vụ đặc biệt


  
…Người sỹ quan trẻ đưa chúng tôi  vào một ngôi nhà rộng . Trong nhà , có năm người đàn ông đã luống tuổi như đang ngồi chờ . Họ ăn mặc thường phục khá giống nhau . Tất cả đều đeo súng ngắn K59. Họ bắt tay lần lượt từng người cho đến hết . Sau đó chỉ có hai đồng chí , sư đoàn phó Hà xuân Bính và đại đội trưởng Lê thanh Trung ở lại để bàn công việc , còn tất cả sang mấy nhà gần đó nghỉ ngơi tự lo bữa cơm tối .

 Thông tin đã đến giờ hẹn lên máy . Hai chiến sỹ nặng nhọc quay ga lô máy 15w . Tiếng tút tút của ma níp đang chuyển những bức điện đầu tiên về Hà nội . Có lẽ Bộ tổng tham mưu đang nóng lòng chờ đợi thông tin về chuyến đi này . Chúng tôi được biết đại đội đặc công do chàng sỹ quan kia chỉ huy có nhiệm vụ bảo vệ năm vị cán bộ trung ương này . Có một người tên là Mười Xu , cái tên nghe rất đậm chất Nam bộ .
 
Sau hai ngày ăn lương khô bây giờ mới được ăn cơm , lại có canh rau tươi nữa nên mọi người đều có bữa cơm ngon miệng . Tôi ăn cùng mâm với thủ trưởng Bính . Vừa ăn , đồng chí vừa trao đổi với anh em  :

 - Bên Bạn ( lực lượng ly khai ) đề nghị ta đưa dân ra vùng tự do hoặc sang Việt nam . Số lượng khoảng 1 vạn người . Dân ở đây chủ yếu là dân tộc chàm , sống phía đông và bắc Đầm be . Trước hết , lần này nhờ ta đưa ra một ít là con em gia đình cán bộ . Nhưng tôi không nhất trí vì không bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân được . Nguyên do để về Việt nam phải vượt qua phòng tuyến dày đặc quân khơ me đỏ . Lần này chúng ta sẽ dẫn 5 vị cán bộ trung ương này và đại đội đặc công ra vùng quân đội Việt nam kiểm soát . Sư đoàn đã đồng ý như vậy .

 Chúng tôi chỉ được ở lại một đêm . Sáng hôm sau tổ chức trở về ngay .   theo kế hoạch , lực lượng bạn sẽ đi trước dẫn đường trong phạm vi lực lượng ly khai kiểm soát . khi đến gần khu vực tranh chấp thì trinh sát chúng ta lên dẫn đường .

Sáng dậy.  Mọi người đều ăn no để bảo đảm hành quân cả ngày . Chúng tôi được lệnh của trên phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho bạn trong mọi tình huống . Bởi đây sẽ là nguồn cán bộ hiếm hoi sau này sẽ lãnh đạo đất nước Căm phu chia . Họ dẫn chúng tôi đi qua những lối mòn rất nhỏ . Trong số họ có những người lính là thổ dân nên để hành trình về Mi mút , họ chẳng cần đi bằng địa bàn hay bản đồ mà chẳng bao giờ bị lạc . Chúng tôi đi hết phạm vi do lực lượng ly khai quản lý thì thủ trưởng Bính xin cho pháo bắn vào những nơi nghi có địch mai phục . Bộ phận thông tin 15W làm việc theo qui định vào giờ chẵn là lên máy liên lạc . Nghĩa là sau hai giờ một lần lên máy vào đầu giờ . Cũng phải gi nhận con đường họ dẫn đi vừa an toàn lại vừa nhanh . Du kích là phải .

Trong một bức điện trên chỉ đạo , nội dung là : " luôn nhắc bộ đội , hết sức cảnh giác “ người hai mặt ” cài cắm  . Trong quá trình hành quân tác chiến , đề phòng sự xâm nhập của địch lẻn vào đội hình ta ". Chính vì vậy chúng tôi rất cảnh giác để trách sự đột nhập của lính Khơ me đỏ chui vào đội hình . Để tránh bắn nhầm trong phạm vi bạn kiểm soát, lính đặc công của bạn đi trước dẫn đường dưới sự nhất trí của trinh sát ta . Đến gần trưa , để xuyên qua vùng khơ me đỏ kiểm soát thì trinh sát ta lên cắt đường đi bằng góc phương vị .

 Công tác tham mưu trong tính toán đường đi có ý nghĩa quyết định thắng lợi nhiệm vụ của trinh sát . Chúng tôi phải tiến hành vòng tránh nhiều lần khi đi qua các bãi tráng , ao hồ hay vòng vượt qua các cao điểm nơi nghi lực lượng khơ me đỏ đóng quân . Sau những lần vòng vượt qua thì phải “trả lại góc ” để giữ đúng phương hướng đường đi nếu không sẽ lạc ngay vào vùng địch . Để qua khu vực trọng điểm bảo đảm tuyệt đối an toàn , vài lần chúng tôi phải lên trước kiểm tra rồi mới quay lại đón đoàn  … (Còn nữa )




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 06:45:51 am
                  
  
                    ( tiếp theo và hết )                   Nhiệm vụ đặc biệt




… Một buổi chiều hành quân với tốc độ nhanh nhưng vẫn giữ được bí mật an toàn tuyệt đối . Lúc này trời đã sắp tối . Lệnh không dừng nghỉ lao ăn tối đã được phát ra . Lính bạn cơm đùm còn lính ta có lương khô . Ai đói cứ tự nhiên ăn , vừa đi vừa ăn . Biết bạn khó khăn , anh em chúng tôi san sẻ khẩu phần ăn trên đường . Có lẽ những người lính ly khai này sẽ nhớ suốt đời hình ảnh giữa hai quân đội chia nhau miếng lương khô , cùng chuyền tay nhau nắp nước bi đông .

. Đêm đó trăng thượng tuần rất sáng nên chúng tôi đi cho đến lúc trăng lặn thì gặp một con đường lớn .  chỉ huy đoàn cho đội hình lùi lại nghỉ trong rừng . Lúc đó khoảng 10 giờ đêm . Dù biết bộ đội rất mệt nhưng đồng chí vẫn lệnh bộ phận đi bảo vệ của D3 phải tổ chức canh gác . Chúng tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ bởi đây là đêm thứ ba rồi .

Sáng dậy , chúng tôi chẳng vội gì . Để kiểm tra xác đinh chính xác vị trí đứng trước khi đi vào chốt của ta . Chúng tôi đề nghị thủ thủ trưởng Bính xin cho pháo bắn vài quả theo số lượng yêu cầu vào một toạ độ quy đinh để từ đó dễ dàng xác định vị trí đứng của đoàn . Chỉ ít phút sau 4 phát đạn pháo đã nổ ở phia sau . Không có gì sai sót . Phía trước mặt chúng tôi sẽ là tuyến phòng ngự của tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 như thông báo .

Chúng tôi ra đến đường chưa kịp tổ chức vượt thì có tiếng hô từ phía bên kia :

 -Ai?

Đây là địa bàn giáp ranh . Chúng tôi đoán chắc đây là lính ta . Vì thủ trưởng Bính thông báo cho chúng tôi biết sẽ có bộ binh dông lên đón trách bắn nhầm . Mọi người đều nói :

 - Lính trinh sát C20 đây .

Họ ùa lại đón chúng tôi . Đúng như thông báo , họ đã rời chốt từ trưa qua đến đây đón để bảo vệ đoàn . Theo lời của một đồng chí sỹ quan chỉ huy, họ phát hiện ra chúng tôi từ đêm qua và họ đã điện thoại về sư đoàn . Chúng tôi hỏi lý do tại sao các đồng chí biết thì anh em nói rằng đêm qua họ phát hiện có nhiều tiếng động và tiếng người nói cả tiếng Miên lẫnViệt!.
 
 Mọi người đều giật mình .Thì ra đêm qua mấy ông lính đặc công của họ cứ nghĩ đã ra đến vùng của ta rồi nên nói chuyện nhiều . Chúng tôi có đến nhắc nhở họ vài lần và bị lính gác của ta phát hiện .
Về đến trung đoàn bộ 64. Chúng tôi thấy có một số xe tải ở đó . Nghe nói để chở người anh em ra thị trấn My mút . Ở đó sẽ cấp quần áo thuốc men cho họ . Còn chúng tôi về đơn vị nhận nhiệm vụ mới tiếp theo.

Sau này về đơn vị , anh em chúng tôi còn đi vài chuyến nữa .Dấu vết của gần 150 người đi tất yếu trở thành lối mòn . Vì vậy, những lần sau dễ đi hơn nên thời gian ngắn hơn nhiều . Bạn sau này cũng hiệp đồng với ta tự tổ chức đưa dân ra bằng con đường đó . Tôi có được nghe câu chuyện cảm động của một người lính trung đoàn 52 kể . Có một người mẹ bế con theo đoàn di tản ra My mút . Phát hiện lính Khơ me đỏ  , đoàn ẩn nấp vào rừng , người mẹ đành lấy tay bịt miệng con đang khóc . Khi tốp lính Pốt đi qua thì đứa con cũng tắc thở trên tay người mẹ .  

Chuyến cuối cùng phân đội chúng tôi vào Đầm be trinh sát chuẩn bị chiến dịch đúng trước ngày giải phóng K một tháng . Ngày 6/12/1978 . Một chiến sỹ tên là Phẻm , lính 1976 quê Hà bắc dẫm phải mìn khi đi chưa đến Sê sê cấk .  Đồng chí hy sinh còn tôi phải về viện quân y 175 bằng trực thăng nằm 7 tháng .

Căm phu chia giải phóng nhưng chiến tranh chưa kết thúc . Đơn vị vẫn phải chuyển ra bắc nhận nhiệm vụ mới . Tôi đến thăm đại đội đúng lúc đơn vị đang làm công tác chuẩn bị đón huân chương . Đại đội tôi được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng . Tôi bỗng nhớ đến bao chiến sỹ anh hùng đã ngã xuống …

Những nhân vật trong hồi ký trên , tôi được biết đồng chí sư đoàn phó Hà xuân Bính  sau này là đại tá hiệu trưởng trường quân chính quân đoàn 3 . Đồng chí đại đội trưởng Lê thanh Trung sau này là Đại tá trưởng phòng trinh sát quân đoàn 3 và chị Lan vợ anh là Thượng tá công tác ở Cục cơ yếu BTTM . Gia đình đại đội trưởng hiện ở Hà nội , sống rất hạnh phúc . Còn đồng chí Quý sau này lên trưởng ban trinh sát trung đoàn 48 , rồi chuyển ra ngoài . Nay đang là phó chủ tịch mặt trận tổ quốc phường Trường thịnh TX Phú thọ gần nhà tôi .

Những người lính C20 qua các thời kỳ cứ 5 năm một lần tổ chức gặp nhau tại TP thái bình vào dịp 30/4 . Tất cả họ đêu từ mặt trận trở về . Đó là môi trường khắc nghiệt để rèn luyện và thử thách nhân cách , bản lĩnh con người . Mỗi lần gặp nhau , cả đại đội quấn quýt như những đứa con trong một gia đình lớn sau những ngày đi xa...

                                              
                                                           *     *

                                                              *
 T/B : Duccuong chân thành cảm ơn bác tranphu341 , bác phukhanh, bác PhạmvanMinh , Chị XuanV, vapho,bác zinbacau đặc biệt là quangcan cùng tất cả các bác đã đọc và chia sẻ .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 09:17:22 am

            Chào Đức Cường! Chào các bác! Đọc chuyện kể của bác chủ thá thật hay, thật cảm động. Đúng là những chuyện này và còn rất nhiều những câu chuyện tương tự khác của một thời đã qua. Cao hơn là tính nhân văn của Dân Tộc Việt. Lịch sử Đất Nước Cănpuchia, lịch sử của Dân Tộc Khơme phải ghi nhớ trung thực sự cứu giúp thót khỏi nạn diệt chủng.

            Chúng ta cảm động và thật vui khi giờ đây bạn, Đất nước bạn, Dân tộc bạn đã thật sự hồi sinh và phát triển. Chúng ta những người lính giờ đây đã già hoặc đang rất còn khó khăn trong cuộc sống. Nhưng chúng ta vẫn thật tự hào vì chúng ta đã cống hiến tuổi trẻ cho bạn, Cao hơn là cho đất nước ta hòa bình, thật sự thanh bình trong mấy chục năm qua. Chấm dứt cuộc chiến tranh tại biên giới Tây Nam mà thực chất là nó bắt nguồn từ phía Bắc.

            @ Đọc chuyện bạn viết thật thích. Với cách kể chuyện mộc mạc không gầm gì, không diễn tả lăng xê sự ác liệt, nhưng chúng mình đều thấy được nhưng cái khó, những cái khổ và sự hy sinh của chúng ta như thế nào. Tranphu341 rất cảm ơn bác chủ cảm ơn những người lính trinh sát c20 của Sư đoàn 320 đã làm lên được những chiến công. Nhưng kỳ tích.

             Cứ 5 năm những người lính này lại gặp nhau tại tp Thái Bình. Ô thật tuyệt vời. Đức Cường có thể cho Tranphu341 địa chỉ của ai đó để có cơ hội nào Tranphu341 được giao lưu nhé.

             Kết thúc chuyện Đức Cường đã cho mọi ngươì biết về cuộc sống hiện tại của các nhân vật. Còn phía bạn những người được "móc" ra thì sao. Nhất là ngừoi đại đội trưởng đặc công đã từng học tại VN âý

              @ Riêng về đồng chí Đại đội trưởng đi lạc thì thật đáng trách. Sao đi làm nhiệm vụ quan trọng trong vùng địch như vậy mà lại chỉ mang có 1 khẩu súng M79. Thường là phải mang thêm ak và có thể lại phải cả súng ngắn k54 nữa chứ. Hơi khó hiểu vầ trường hợp này.

               Chúc bác chủ cùng gia đình có nhiều sức khỏe và mong bác khác thác được nhiều chuyện như thế này nữa. Kính!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:17:27 am
Cảm ơn bác tranphu341 . Thắc mắc của bác rất có lý .
 Khi viết đoạn trên , duccuong vẫn băn khăn như vậy nên đã điện thoại hỏi lại người kể chuyện và điện thoại cho anh Lê thanh Trung . Nhưng đó vẫn là sự thật trần trụi bác ah. lúc đó đang  nghỉ lao nên anh cho anh em nghỉ ngơi ( thương lính mà ) , chỉ đi một mình lên trước có khoảng 100m xem tình hình . không nghĩ rằng bị lưc lượng ly khai phát hiện . Anh đành phải bỏ chạy nên mất phương hướng rồi mới lạc chứ không phải đi lạc .

Ở bên đó Khi trinh sát đi bám địch trong toán phải có một khẩu M79 là hoả lực của phân đội , còn lại mang AK xếp + lựu đạn . khi bị đuổi dùng M79 để bắn chặn . Đi trong vùng địch không ai trụ lại cả bởi TS ít người .

Mấy ngày nay điện thoại " reng " liên tục vì anh em C20 đọc rồi yêu cầu phải sửa thêm một số chi tiết hoặc họ tên nhân vật câu chuyện cho đúng anh ah .

Còn số phận của những người anh em lính ly khai ta đưa ra duccuong không thể có thông tin gì. Bó tay...com thôi.

Ở TP Thái bình có rất đông lính C20 thời kỳ đánh Mỹ . Khi duccuong vào C20 ( Lò gò ) thì anh Nguyễn công trác là đại đội trưởng , sau này anh lên ban trinh sát thì anh lê thanh Trung lên đại đội trưởng . Anh Trác nhà ở TP Thái bình , là bạn của @ nguyentrongluan ( Re: lính tây nguyên ). Nguyên trung tá trợ lý phòng tác chiến quân khu 1 . Hiện anh là trưởng ban liên lạc C20 F320.
Nhà Bác Trác ở số 5 phố Phạm đơn Lễ Tổ 28 Phường Bồ xuyên TP thái bình . ĐT : 01666821321.

Thân ái .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vanthang341ht trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 07:31:28 pm
       Chào Đức Cường, chào các bạn.
       Lâu không vào trang của chú nhưng VT vẫn theo giõi bài viết của Đức Cường. Hôm qua anh em thường trực Ban LL CCB sư đoàn 341 Hà Tĩnh ra Vinh có việc. Tôi có điện cho vaphothotu là sẽ gặp mặt nhau tại Vinh nếu thời gian cho phép nhưng mãi tới 19h anh em mới kéo nhau đi ăn tối tại nhà hàng Xanh do đ.c Thái Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà Nước khu vực II tổ chức nên VT lỗi hẹn với hai bạn. VT nghĩ tối quá nhỡ uống xong hai bạn về đi lại xa quá không an toàn. Hẹn có ngày nào đó chúng tôi ra Vinh có đk thời gian sẽ gặp nhau bạn nhé.
      Chúc Đức Cường, Vaphothotu và gia đình mạnh khoẻ-hạnh phúc. Chúc hai bạn viết đề tay về sư đoàn 320 anh hùng.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 08:02:44 pm
Rừng Lò Gò đây Đức Cường ơi.
Những khu rừng như thế này chắc Đức Cường chưa quên chứ? Mấy ngày nay, lão Vapho@ lang thang trên mạng cố tìm một dấu tích của chiến trường xưa. Tìm mãi ...mới thấy bức ảnh này.Nó không làm lạc đề của bạn đâu. Giúp bạn sống lại với những ngày nằm rừng, luồn rừng, cắt rừng đi trinh sát.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 09:17:21 pm
Bức ảnh tự nhiện đẹp quá . Nó như một công viên hoang vu . Đã bao lần đi bám địch qua rừng khoọc như thế  này . Rừng khoọc lò gò , rừng khoọc mênh mông dưới chân núi Tượng lăng ( Ta keo ) ...Nhìn cây cỏ duccuong đoán rằng bức ảnh được chụp cuối mùa mưa khi những lá koọc vàng già cỗi chưa kịp rung và loài cây khác loài đã phủ lớp chồi mon . Cỏ sau mùa mưa rất tốt đã hoa râm bởi một ít màu vàng xen lẫn trong bạt ngàn màu xanh . Đúng vậy vapho@ ah . Ở miền bắc không có loài cây này bởi nó được mọc chủ yếu vùng rừng bằng và khí hậu hai mùa .
Cảm ơn Vapho đã hiểu được tâm trang duccuong .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: phamvanminh trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:18:38 pm
Rừng Lò Gò đây Đức Cường ơi.
Những khu rừng như thế này chắc Đức Cường chưa quên chứ? Mấy ngày nay, lão Vapho@ lang thang trên mạng cố tìm một dấu tích của chiến trường xưa. Tìm mãi ...mới thấy bức ảnh này.Nó không làm lạc đề của bạn đâu. Giúp bạn sống lại với những ngày nằm rừng, luồn rừng, cắt rừng đi trinh sát.
Nhờ bạn tìm một rừng kho ọc lá chuyển màu nâu đỏ dưới đất là những lớp lá khô phủ kín mặt đất,những ụ mối xen kẽ với từng khóm le khô trắng,đó là cánh rừng hoang khi đánh lên cao điểm 175 địa bàn E 8 F5 năm 83,một ấn tượng không bao giờ quên.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 09 Tháng Mười Một, 2014, 07:38:05 am
Chào mọi người.
Sau mấy chục năm chẳng nhớ được nhiều.Nhưng trong kí ức sâu thẳm của lão Phở@ rừng khooc vẫn mênh mông.Sống mãi. Nếu lão nhớ không nhầm thì xen giữa rững khoọc là một số vườn mía của dân.Sau khi bị thương ở Lò gò lão Phở được về điều trị ở bệnh xá trung đoàn, sau đó thì được đi học một lớp trinh sát cấp tốc ngắn hạn do c20,e 52 mở.Lần đầu tiên cầm bản đồ, địa bàn đi thực địa là đột nhập vào vườn mía của dân ở rừng khoọc đấy Đức Cường ạ. Càng đi sâu vào suối Đa ha rừng càng rậm rạp ta và địch khó phát hiện ra nhau. Nhiều lần "cắt rừng" sút "đâm" phải địch.Có lần lão Phỡ@ đi trinh sát trở về thì gặp một con suối cạn. Cả đội hình theo suối cạn đi.Đến ngã ba con suối, lão Phở rẽ trái.Đi được khoảng 2 mét thì thấy một tên Miên đang đứng trên bờ suối.Hai bên phát hiện ra nhau.Lão Phỡ nhanh chóng vọt lùi về phía sau. Tên Miên cũng vội vàng vọt qua bên kia suối. Lão kê Ak lên bờ suối nhắm về phía tên Miên vừa nhảy sang làm mấy viên thì bỗng nghe một tiếng nổ: "rầm" trên bờ suối, ngay trên đầu mình.Lão thấy cả lão và tên Miên có cách xử lí tình huống thật giống nhau.Chẳng bên nào kịp bắn ngay mà tìm cách ẩn nấp, sau đó mới nổ súng.  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Mười Một, 2014, 04:41:27 pm
Cách đây gần một năm .Trong bài “ sư đoàn bộ bị bao vây ” Trang 32- Re : ĐỜI QUÂN NGHŨ . duccuong đã kể câu chuyện sư đoàn bộ sư đoàn 320A bị địch bao vây và giải vây một ngày ròng rã . Trận đánh giải vây được kể lại dưới con mắt của một người lính trinh sát sư đoàn .

 Còn đây là cái tầm  nhìn bao quát của đồng chí sư đoàn trưởng Khuất duy Tiến mà gần đây duccuong đã đọc trong cuốn hồi ký của ông viết về trận sư đoàn bị bao vây tại ngã ba Xa la đó . đuccuong xin trích đoạn trong trang 328, 329 "ký ức đời binh ngiệp" của trung tướng . Mời các bác cựu đọc và nhận đinh những điều giống khác nhau trong một cuộc chiến đấu .



“…Tôi giao cho anh trần ngọc Chung sư phó trực tiếp chỉ huy một số đơn vị cản phá quân địch , bảo vệ ngã tư Xa la – một mắt xích quan trọng trong đội hình hành tiến của sư đoàn .

Sáng ngày 4/2 địch tổ chức tấn công . Chúng đánh khá bài bản . Pháo bắn dọn đường cho bộ binh và xe tăng , xe bọc thép xông vào trận địa ta . Sau hai giờ chiến đấu với hai tiểu đoàn có xe tăng , thiết giáp hỗ trợ , đại đội 4 hết đạn phải lùi về sát sở chỉ huy sư đoàn . Bọn địch ở phía tây xa la hò hét trong máy bộ đàm “ bắt sồng bọn chỉ huy ” . Phía tây, các sỹ quan phòng chính trị và đại đội một bám công sự chờ địch . Xe tăng PT 76 và xe bọc thép của ta vẫn án binh bất động . Chưa thấy ta xuát hiện , hoả lực chống tăng địch cho rằng “ đây là chỗ mền nhất ” . Pháo lại bắn , xe tăng T58 hùng hổ lao vào . Trợ lý cán bộ Nguyễn thanh Trường xách b40 trườn lên . Quả đạn đầu tiên hớt khẩu 12,7 ly trên tháp pháo .Quả thứ hai hụt tầm nổ nổ trước mũi chiếc T58 . Tuy kết quả không cao nhưng hai phát B40 của Trường cũng đẩy xe tăng địch lùi ra .

 Ở hướng đông xa la , ta và địch dành đi giật lại cả buổi sáng , hơn một tiểu đoàn địch vượt qua bờ đập phía nam Phum Sóp hy , lách vào vười đại đội hai tiểu đoàn 17 công binh . Xạ thủ B40 hy sinh , trung đội trưởng Dương văn Thanh bám dọc bờ cỏ bắn liền hai phát hốt đi một mảng địch . Chúng lại tràn vào . Dương văn thanh hy sinh . Địch bu lại , nguyễn văn Lý nâng quả mìn claay mo . Lý điểm hoả mìn nổ Lý nhô lên mặt đập ngơ ngác lẩm bẩm khi thấy pôn pốt bắt cả trẻ con 14-15 tuổi vào lính .

Sở chỉ huy sư đoàn cách trận địa vài trăm thước vẫn bình tĩnh lạ thường .
Từ sáng đến chiều các chiến sỹ bảo vệ Sa la đều thấy một người lính già cao và gầy khắc khổ tay kẹp súng tiểu liên bình thản đến chạy chỗ này, chỗ khác chỉ huy cả bộ binh , cơ quan và xe tăng chiến đấu . Người lính già ấy là Lữ đoàn trưởng lữ đoàn thiết giáp 273 Trần doãn Kỷ .

11h30 phút từ phía nam đại đội 3 tiểu đoàn một trung đoàn 48 do đồng chí Nguyễn quang vinh trung đoàn phó chỉ huy và từ hướng bắc tiểu đoàn 6 trung đoàn 52 do đồng chí Dương văn Niên  trung đoàn trưởng chỉ huy cùng xe tăng , xe bọc thép tiến về hợp vây địch cùng các phân đội bảo vệ sở chỉ huy từ trong đánh thốc ra kẹp vào giữa .

16 giờ ngày 4/2 , cuộc phản kích quy mô trung đoàn tăng cường bằng hiệp đồng binh chủng vào khu vực xa la bị bẻ gãy.

Trận Xa la một lần nữa khẳng định : quân khu tây nam địch còn khá đông lực lượng và nhiều binh khí kỹ thuật nên chúng rất ngoan cố …”


                                
T/b : Đồng chí thượng tá sư đoàn phó Trần ngọc Chung hy sinh do bị địch phục sau đó không lâu . Còn “người lính già ” trên , đồng chí Trần doãn Kỷ sau này ông là tư lệnh binh chủng tăng – thiết giáp.




    


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 10 Tháng Mười Một, 2014, 10:01:32 pm
  Vậy là ngôi nhà của anh ĐC đã xây những viên gạch cuối cùng! Cho NYCL ghé vào chút, kẻo mai mốt ngái ngôi rồi, có muốn ghé cũng cửa đóng then cài, NYCL tủi thân! Bước hành quân của chàng Trinh sát nhanh quá, hào hùng quá, NYCL chân yếu tay mềm theo không đặng. Chuyện nào ĐC viết cũng hay. Lời văn không trau chuốt, ngữ pháp và chính tả còn nhiều lỗi nhưng một mạc chân tình, nghe thân thương lắm! Đã về hưu rồi mà bước quân hành vẫn dẻo, NYCL xin bái phục ĐC! Chúc anh sức khỏe tiếp tục tiến lên nhé!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: vaphothotu trong 11 Tháng Mười Một, 2014, 07:38:58 pm
Sao NYCL lại nghĩ ngôi nhà này sẽ đóng?
Theo lão Vapho@ nghĩ thì ngôi nhà này, DC sẽ không đóng đâu, mà Dc sẽ xây thêm cho nó tầng hai: Đời quân ngũ(Tầng 2). Bởi lẽ Đời quân ngũ đã có thương hiệu thật khó quên trên Vmh rồi.
Xin chúc mừng DC, chúc mừng cho Đời quân ngũ đã trở thành sợi dây kết nối anh em  bạn bè ...đồng đội của DC trên khắp mọi miền đất nước.

 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Tien Đen D29 trong 12 Tháng Mười Một, 2014, 12:58:50 am
Rừng Lò Gò đây Đức Cường ơi.
Những khu rừng như thế này chắc Đức Cường chưa quên chứ? Mấy ngày nay, lão Vapho@ lang thang trên mạng cố tìm một dấu tích của chiến trường xưa. Tìm mãi ...mới thấy bức ảnh này.Nó không làm lạc đề của bạn đâu. Giúp bạn sống lại với những ngày nằm rừng, luồn rừng, cắt rừng đi trinh sát.

     Chào bác vaphothotu:

Bức ảnh đẹp quá, lâu lắm tôi mới lại nhìn thấy rừng khộp này. Làm tôi nhớ lại mấy chục năm trước bên chiến trường K.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 18 Tháng Mười Một, 2014, 09:37:15 pm
Duccuong chân thành cảm ơn bạn Đậu hữu Thuận nguyên là lính trinh sát K28 quân đoàn 3 đã xem và điện thoại trực tiếp góp ý bổ sung vào bài viêt " Nhiệm vụ đặc biệt".
Bạn Đậu hữu Thuận sau này là trưởng ban trinh sát bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia lai. Rồi làm Tham mưu trưởng huyện đội Đắc đoa tỉnh Gia lai. trong chiến đấu , nhiều lần đã đi tăng cường cho trinh sát sư đoàn 320 .
Hy vọng bạn sẽ đọc thường xuyên và đăng ký tham gia thành viên trang DỰNG NƯỚC - GIỮ NƯỚC.
Chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 28 Tháng Mười Một, 2014, 11:43:46 am
 Đã lâu không thấy Đức Cường.
Đọc truyện bác viết về nhiệm vụ đặc biệt của bác lại nhớ thời vác súng lặn lội đi bộ trong rừng, lúc qua đường cũng trải tăng, rút tăng xóa dấu vết, cũng luôn sẵn sàng vứt ba lô "lặn" :D ;D ;D. Nhưng trinh sát các bác dùng M79 lúc luồn sâu sao không dùng đạn bi nhỉ. Lúc đó bác Trung mà dùng lọai đạn này thì gần 20 viên bi bay thẳng ra có khi gây họa ;D ;D ;D.
 Mong bác khỏe và đều tay viết


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Mười Một, 2014, 08:06:14 am
Chào bác hong c9d3E886 , chào các bác cựu binh.

Khá lâu không viết gì. Hôm nay vào MVH mở trang nhà thì thấy bạn hongc9d3 bàn luận trường hợp đồng chí đại đội trưởng ts Lê thanh Trung sử dụng M79 trong bài " nhiệm vụ đặc biệt " mà duccuong viết trong re " đời quân ngũ ".
Đúng vậy. Theo như đ/c Trung nói thì nếu hôm đó mang súng AK thì bên bạn bị vài người là chắc bởi đồng chí này rất gan dạ và nhanh nhẹn .
 
Trong biên chế của trinh sát , mỗi tiểu đội, hoặc một toán ts đi nắm địch chỉ mang một khẩu M79 còn lại là AK. Khẩu M79 này thường là tiểu đội trưởng hoặc Bt hay xạ thủ bắn tốt giữ. Hay nói cách khác là phải chọn người bởi rất quan trong với lính trinh sát khi bị địch truy đuổi vì Đó là hoả lực duy nhất. Trong  đạn M79 có nhiều đầu đạn mảnh bằng bi chứ không có súng M79 bắn bi . Quân đội Mỹ gọi súng này là cối cá nhân. Vì thực chất nó được cấu tạo để bắn cầu vồng như súng cối .
 
Đồng chí này sau này là trưởng phòng trinh sát quân đoàn 3.

Thân ái. Hẹn tái ngộ ở cả hai quê.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 29 Tháng Mười Một, 2014, 09:27:33 pm
Chào bác hong c9d3E886 , chào các bác cựu binh.

Khá lâu không viết gì. Hôm nay vào MVH mở trang nhà thì thấy bạn hongc9d3 bàn luận trường hợp đồng chí đại đội trưởng ts Lê thanh Trung sử dụng M79 trong bài " nhiệm vụ đặc biệt " mà duccuong viết trong re " đời quân ngũ ".
Đúng vậy. Theo như đ/c Trung nói thì nếu hôm đó mang súng AK thì bên bạn bị vài người là chắc bởi đồng chí này rất gan dạ và nhanh nhẹn .
 
Trong biên chế của trinh sát , mỗi tiểu đội, hoặc một toán ts đi nắm địch chỉ mang một khẩu M79 còn lại là AK. Khẩu M79 này thường là tiểu đội trưởng hoặc Bt hay xạ thủ bắn tốt giữ. Hay nói cách khác là phải chọn người bởi rất quan trong với lính trinh sát khi bị địch truy đuổi vì Đó là hoả lực duy nhất. Trong  đạn M79 có nhiều đầu đạn mảnh bằng bi chứ không có súng M79 bắn bi . Quân đội Mỹ gọi súng này là cối cá nhân. Vì thực chất nó được cấu tạo để bắn cầu vồng như súng cối .
 
Đồng chí này sau này là trưởng phòng trinh sát quân đoàn 3.

Thân ái. Hẹn tái ngộ ở cả hai quê.
  Tôi biết rõ khi C9 ở K, C phó hay Btr hoặc B phó thường mang loại súng M79 của Mỹ nó nhẹ hơn hơn AK và có 2 loại đạn kèm theo. Loại có đầu tròn màu vàng thường dùng bắn cầu vòng, khi nổ tạo nhiều mảnh nhỏ xoắn. Loại đạn thứ 2 có đầu bằng nhựa đen, khi bắn các viên bi bắn thẳng như súng săn bác ạ. Vào tới Ăng co, tư vụ trưởng của đơn vị vẫn phát loại đạn này, tôi chưa bắn nó lần nào lên không biết tác dụng ra sao ;D ;D ;D. Còn cơm có món cá "gỗ" mầu đen. Khi đó phải ngồi chẻ nhỏ như đóm đem ninh mãi mới nhai được, món này thử rồi vẫn nhớ mùi ;D ;D ;D Sau này thì tôi không biết còn có loại đạn đó không, lắc nó kêu lọc sọc? Cát tút giống nhau, khác mỗi phần đầu, đạn bi nhìn ngắn tũn y như đồ bỏ đi
 Có việc ra HN ới nhau cái nhé


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Mười Hai, 2014, 02:35:53 pm
                                      

                                                  Thịt Heo ở chiến trường



Sắp đến ngày thành lập quân đội . Tôi lại nhớ về một kỷ niệm đón ngày tết quân đội ở chiến trường Căm phu chia.

Chả là anh em C20 ở hậu cứ Bầu cỏ (sát chân núi Bà Đen), nuôi được một con lợn hơn hai tạ. Trông nó như một con nghé . Nhân có xe chở hàng sang My mút ( Công phông chàm ) nên đã đưa nó sang để kịp nuôi bộ đội ăn tết Nguyên đán . Lúc này đơn vị chúng tôi đóng quân  trong rừng cao su , phía trên bản Đỏ nhưng chưa đến bản Phum lu. Tại vị trí này, đại đội tôi đã tổ chức nhiều chuyến luồn sâu vào Đầm be và trinh sát chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng .

 Chúng tôi ở đây có lẽ phải đến 3 tháng . Bởi khi mới đến vẫn đang trong mùa mưa , mà bấy giờ đã là mùa khô . Con lợn thật to , nhưng do khi nuôi bị xích chân nên nó bị lở loét rồi nhiễm trùng . Dòi bọ lúc nhúc trong đùi nên chúng tôi phải gắp bắt ra , rồi sát trùng kéo dài sự sống cho nó , để thịt đúng thời điểm có ý nghĩa .

Do ăn uống kham khổ, nên anh em háo hức “nhìn hắn ”mà thèm . không những vậy mà cánh lính sư đoàn bộ thấy anh em chúng tôi hay dắt đi nên nên cũng đều biết .Thế rồi chúng tôi được lệnh chuẩn bị chiến dịch phản công . Tất cả vật chất trang bị từ cá nhân đến tập thể phải gọn nhẹ nhất . Thế là không phải chờ đến tết Nguyên Đán . Ngày 22/12 năm đó chúng tôi tổ chức mổ nó tại chiến trường . Nơi chúng tôi trú quân xa nguồn nước . Để làm thịt nó sach sẽ ngon lành thì không đơn giản . Nước phục vụ phải cử hẳn một tiểu đội khênh . Phương tiện vận chuyển để khênh chỉ có một nồi quân dụng và một chiếc tăng TQ loại dày được cột túm lại trên đòn khênh ( đơn vị các bác khênh nước thế nào ? ) .Chúng tôi đào một hố sâu chừng nửa mét rồi trải tăng xuống. Xung quanh được cột một số cành cây để treo tăng lên hòng khi mưa , nước khỏi bắn đất vào .

 Rau thơm , riệu, đậu phụng … anh em hậu cứ mua gửi sang . Với đại đội tôi thì việc đó không khó vì có hẳn một tiểu đội thông tin vô tuyến . Cần mua gì thì điện về hậu cứ . Xe vận tải có trách nhiệm phải đưa sang . Vì hậu cần sư đoàn gần như ngày nào cũng có xe đi về , qua lại biên giới .Lúc bấy giờ ở biên giới không có hải quan hay biên phòng kiểm tra như bây giờ nên cánh lái cứ thế mà chạy vô tư . Vì vậy, vẫn có rau, gia vị để làm dồi . Còn riệu cả can . Lần đầu tiên đĩa hai ngăn được đầy đĩa thịt . Chúng tôi được ăn tập trung gần bếp chứ không đưa về các trung đội để tạo nên không khí vui vẻ . Lính chiến trường hẳn ai cũng biết ca cóng . Chiếc cóng là nắp đáy của nửa bi đông . Đại đội trưởng “ quyết” mỗi tiểu đội một cóng riệu . ( dung tích khoảng 0,5l ? ) .

  Tôi còn nhớ ban chỉ huy đại đội “ quyết ” biếu cho Ban trinh sát và Ban quân nhu , mỗi ban một kg thịt !.  Ý là cảm ơn ban quân nhu công đã giúp đỡ chở hộ con lợn từ VN sang . Còn ban trinh sát là cấp trên, chỉ huy nghiệp vụ trực tiếp thì đương nhiên rồi . Chưa bao giờ kể từ ngày sang K mà đại đội chúng tôi đầy đủ như thế này .  Bởi bình thường các tiểu đội phải đi bám địch độc lập hay tăng cường cho các trung đoàn , thì làm sao đủ quân số ? . Vì vậy bữa liên hoan hôm nay thật đông vui nhiều ý nghĩa . Sau bữa liên hoan . Vào buổi chiều chúng tôi được Ban chỉ huy đại đội phổ biến “ sắp tới sư đoàn sẽ tiến về đồng bằng ”. Lúc đó chúng tôi còn là chiến sỹ B1, B2( binh nhất , binh nhì ) như một đứa trẻ mới lớn , cấp trên nói thế nào là chỉ biết nghe và làm như thế . Chứ không thể biết đó là chiến dịch giải phóng K sắp bắt đầu .

Thưa các đồng chí!

 Dấu ấn buổi liên hoan trên chiến trường thật vui . Nhưng đây cũng là buổi gặp mặt cuối cùng của nhiều đồng chí .Bởi chỉ sáng hôm sau thôi ,các toán trinh sát đã phải lần lượt lên đường chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng . Nghĩa là chúng tôi cũng vĩnh viễn không bao giờ gặp lại đồng đội trong buổi liên hoan đó . Nhiều người bạn của chúng tôi đã hy sinh khi trinh sát chuẩn bị chiến dịch .

 Ra Bắc.
 Nhiều cuộc gặp gỡ lính C20 F320A thời kỳ 1978-1979 đã tái ngộ trên nhiều vùng quê . Cho dù ở đất kinh kỳ hay miền trung gió cát . Khi gặp nhau , anh em vẫn nhớ , vẫn nhắc tới bữa thịt heo liên hoan giữa chiến trường hôm ấy . Vâng, con heo què chân được đưa từ Việt nam sang đã gắn với kỷ niệm của lính C20 . Bởi sau buổi liên hoan đó , cũng là buổi chia tay vĩnh biệtcủa nhiều chí nguyện quân C20 F320 Qđ3 trên chiến trường K .












Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 17 Tháng Mười Hai, 2014, 03:07:18 pm
   Chào đức Cường

 Đọc chuyện của bạn rất chi là chuyện hàng ngày của lính Nhưng bây giờ sau mấy chục năm về đời thường rồi nên ngẫm lại vẫn có một chút gì đấy rất xót xa cho người lính. Buồn nhất là những người vĩnh viễn khg trở về .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 17 Tháng Mười Hai, 2014, 05:04:06 pm

           Chào bác chủ! Chào các bác!

           Chuyện kể về thịt heo tại chiến trường dịp 22/12/79 ấy với các bác thì thật là quá đàng hoàng hi hi.. ;D ;D ;D. Còn chỗ Tranphu341 thì không được như vậy. Đón ngày 22/12/79 là vào ngày 20/12 sớm 2 ngày. Tại khu vực Búa Lớn Bến Sỏi đi lên khoảng 3-4 km. Nhưng điều đáng nói là bữa ăn Tết Quân đội đó trong làn đạn pháo, trong làn đạn DKZ cùng cả đạn 12,7 của Pốt. Chúng đã ép sát đơn vị Tranphu. Chúng chiếm cả rừng Hòa Hội rộng lớn mà bên kia là khu vực Lò Gò xóm giữa chắc là khu vực đơn vị Đức Cường sang. Tình hình đã thật căng thẳng. Chúng đã mò vào tân Bến Sỏi lữ xe tăng 22 của quân đoàn chốt giữ. Anh em gác thế nào mà để trinh sát, đặc công của Pốt chất rơm đốt 2 xe tăng của ta.

            Ngày 23/12 đơn vị Tranphu341 mới có lệnh tổng tiến công tiêu diệt bọn này như đã kể. Nhưng điều Tranphu341 cũng muốn chia sẻ là : Bữa cơm đó ban chỉ huy đại đội 4 người + thêm quản lý, cùng Quản trị trưởng là 6 người thì chưa đầy 3 tháng sau hy sinh 3 người.

            Chúc bác luôn khỏe và tiếp kể những câu chuyện về một thời chinh chiến!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 18 Tháng Mười Hai, 2014, 08:41:04 am
Chào bác tranphu341 chào các bác :

Thế ra lúc đó bác ở bến sỏi à? Bến sỏi hình như ở trên Trảng bàng nhưng dưới xóm giữa ( Đường 20 ). Nơi Sư đoàn 320 tác chiến trước đây là căn cứ của chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN là trung tâm cuả cuộc càn quét Gian sơn xity 1971 đó bác .

 Ngày 22/12/1979, Đại đội 20 của ĐC hội quân liên hoan .Để rồi ngày hôm sau chia tay đi phục vụ chiến dịch giải phóng . Đó cũng là buổi chia tay vì nhiều người không bao giờ gặp lại . Họ đã hy sinh trong chiến đấu . Vì vậy , chuyên “ thịt heo ở chiến trường ” là chuyện thường ngày ở chiến trường . Nhưng với những người lính C20 E320 ai cũng nhớ bởi buổi liên hoan cũng là buổi chia tay vĩnh viễn nhiều đồng đội.

 Đời quân ngũ đã đi qua 60 trang. Cũng là đi qua quãng đời tuổi trẻ của mình . Biết bao kỷ niệm vui, buồn của một thời cầm súng, duccuong đã tâm sự trên trang mạng . Duccuong chân thành cảm ơn các anh ,các chị thành viên MVH đã động viên , sẻ chia cùng đồng hành hơn một năm qua . Duccuong cảm ơn trang MÁU VÀ HOA đã cho ĐC được kết nối với nhiều người bạn CCB mới , trên mọi vùng quê .

Duccuong dự định vẫn tiếp tục mở phần 2 để viết về những người lính trinh sát C20 Anh hùng .

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: phuockhanh trong 18 Tháng Mười Hai, 2014, 02:51:47 pm
Phước Khánh vẫn theo sát người chiến sỹ năm xưa trên mỗi trang. Chờ đón trang mới của Đức Cường và chúc Đước Cường viết khỏe như đã từng viết!
Xin chào và hẹn gặp lại!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: sydinh63d8 trong 22 Tháng Mười Hai, 2014, 07:18:48 pm
Chào duccuong chỗ tôi ở hiện nay có nhiều anh em lính 82 , công tác tại E268 , 269 .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 23 Tháng Mười Hai, 2014, 07:42:57 pm
Chào sydinh 63d8:

Hôm nay ở ngoài Bắc đang rất rét. Nếu gửi được thì gửi cho các bạn Nam bộ một ít để thưởng thức ;D.

Lính nhập ngũ vào đơn vị trung đoàn 269 BTL công binh là cùng đơn vị rồi đó. Nhưng anh em nhập ngũ năm 1982 thì duccuong không thể biết vì lúc đó đang ở Sơn tây chưa ra trường. Cuối năm 1886 lúc đó đã ra trường nhận công tác . duccuong mới sang K lại lần 2 ở E 269 . Năm 1986-1987 ở ban tác chiến , đóng quân ở gần bến phà công phông chàm. Mùa khô Năm 1988 thi công trên tuyến đường 56 cùng với d2,d3 e269. Mình làm trợ lý tác chiến trung đoàn. bạn hỏi xem có ai biết mình không? Tôi nghĩ lúc đó anh em đã ra quân rồi. Qua Sydinh, Cho mình gửi lời chào đến anh em CCB E 269 nhé .

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 25 Tháng Mười Hai, 2014, 11:42:19 am

               Chào bác chủ Đức Cường! Căn nhà với nhiều tình cảm và tiếng cười cùng những câu chuyện một thời chiến trận của bác chủ đã đầy ắp.

               Tranphu341 cùng bạn đọc đề nghị bác chủ xây cất nhà mới để anh em được đến chúc mừng Tân gia hi hi  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: dungthanhcong trong 28 Tháng Mười Hai, 2014, 09:21:05 am

Bài viết của Đức Cường đã cho ta nhớ lại quãng thời gian máu và hoa.
Những hình ảnh và cảm xúc không thể nào quên, dù chỉ là một chút địa danh hoặc một trận đánh nhưng cũng gợi lại cho ta một thời để nhớ, anh em bốn bể cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trên đất K.
Vừa rồi tôi cũng cùng đồng đội thăm lại Quân trường Lam sơn ở Dục Mỹ-Ninh Hòa, Phú Khánh, rồi vào đến Tân Biên, Lò Gò , Xa Mát...thăm anh em tại Nghĩa trang Tân Biên để ôn lại những kỷ niệm mà mình cùng anh em đồng đội trải qua.

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1068_zpsdce02eb1.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1068_zpsdce02eb1.jpg.html)

Đi qua cầu Dục Mỹ này là đến quân trường Lam Sơn

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1148_zpsc481157e.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1148_zpsc481157e.jpg.html)

Ban quản Lý rừng Lò Gò-Xa Mát

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1151_zps8ddf0ea4.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1151_zps8ddf0ea4.jpg.html)

(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1152_zps3e53e799.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1152_zps3e53e799.jpg.html)

Chứng tích ghi tội ác của của Pôn Pốt tại Lò Gò

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1142_zps558ff7d6.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Duc%20My_Tan%20Bien/IMG_1142_zps558ff7d6.jpg.html)

Nghĩa trang Tân Biên-Tây Ninh.





Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: tranphu341 trong 28 Tháng Mười Hai, 2014, 11:10:51 am

            Chào bác chủ Đức Cường, chào các bác! Bác chủ nhà có câu chuyện chiến đấu của anh em đồng đội Hội trưởng hội Nghi Lộc thật hay. Đúng là người thực việc thực. Những năm tháng không thể nào quên.

              Có nhiều cái phải đổi mới trong cuộc sống. Đúng. Nhưng cũng có nhiều điều không thể thay đổi được vì nó là quá khứ. Những diễn biến và sự kiện trong quá khứ. Thế mà vừa rồi có Hoa Hậu phát biểu là hát bài " Vì nhân dân quên mình" phải đổi mới. Không hiểu là các cháu, các người đẹp muốn đổi mới như thế nào nữa đây hi hi..

             Tranphu341 Chúc bác chủ cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui cuộc sống!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: Đức Cường trong 28 Tháng Mười Hai, 2014, 02:03:04 pm
Cảm ơn bác tranphu đã chiếu cố đến với "Đời quân ngũ" bằng những lời động viên đầy ngĩa tình đồng đội. Duccuong sẽ có dịp gần nhất đến thăm bác TRÁC ( Nguyên Ct C20 F320A )  và anh , trên quê hương Thái bình .

Chào bác dungthanhcong:

Duccuong tôi ấp ủ một lần lên tây ninh thăm lại vùng đất lò Gò nhưng chưa thể. Hôm nay bác giới thiệu mấy bức ảnh mà cách đây 36 năm duccuong cùng đồng đội đã chiến đấu giữ từng tấc đất tổ quốc.
Dcuong không ngờ đường 20 bây giờ đã trở thành đường một chiều , đẹp như thế . Hơn nữa Lò gò - Xa mát ,đã trở thành nơi di tích lịch sủ. Bác có theo đường 20 vào đến Km số 0? nơi đường 20 gặp dòng sông vàm cỏ tây vòng quay trở về Xóm giũa rồi về lại trảng bàng? Tại đó tháng 5/1979 duccuong từ k về để nhặt xác tử sỹ mà trước đây chưa lấy được. Duccuong cùng mấy chiến sỹ đứng ở Km 0 đó . không hiểu sao duccuong đã giẫm bàn chân lên cột mốc đó để bây giờ nhớ mãi.

Bức ảnh cầu Dục mỹ 37 năm rồi vẫn như cũ . Hồi đó ( năm 1977- 3/1978 ) trên mặt cầu phía bên phải hướng đèo phượng hoàng . có một lỗ thủng to , do pháo binh ta bắn năm 1975 . duccuong đã nhiều lần theo xe đơn vị ra đây múc nước chỏ bằng Téc về đơn vị.

Duccuong đang tích cực tìm bạn THUẬN C6 D5 cho bác. Chắc tối nay sẽ có thông tin . bác chờ nhé.
Ghi chú :
Trang " đời quân ngũ " chỉ còn ba lần vào nữa là bị khoá theo quy định . Duccuong sẽ thông tin cho bác trên trang LINH TAY NGUYEN của bác NTL . Bác thường xuyên theo dõi để tìm bạn chiến đấu tên là Thuận c6 d5 F52 nhé ;D

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ
Gửi bởi: NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH trong 28 Tháng Mười Hai, 2014, 11:24:42 pm
    Chào anh chủ Đức Cường! Chào các anh các chị trên diễn đàn!
    Ngôi nhà của anh ĐC đến phút cuối vẫn tấp nập khách khứa. Thế mới biết anh chủ có duyên đến mức nào! Có lẽ cái duyên lớn nhất của anh ĐC chính là sự thật "người thật việc thật" như anh Tranphu341 đã nói. Mọi lí thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xinh tươi! Chúc anh chủ ĐC mạnh khỏe, dẻo dai bước quân hành để kể chuyện chiến công, chiến tranh cho mọi người nghe nữa!