Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:43:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ niệm chiến trường KRALANH-Đoàn 476, Qk7 - Nguyễn Đại Trí  (Đọc 207924 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #220 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 08:21:16 pm »


       Nhân đây con củng báo cho các bác các chú biết là con có hai niền vui,1 là con đã thi đậu đại học- 2 là con đã tìm được ba con.
                                                                                                                                                Con Pins kon

      Bác chúc mừng Pinskon đã thi đậu đại học. Bác mừng bố con cháu đã tìm được nhau, chúc bố con cháu hạnh phúc. Mong cháu cố gắng học hành, rèn luyện tốt và thành đạt.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
hungdung1003
Thành viên
*
Bài viết: 284



« Trả lời #221 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 09:04:41 pm »

     ... ...
      Anh nằm xuống để bao người được sống
      Thông tuyến đường để có xe qua
      Có một ngày hát khúc khải hoàn ca
      Ba ngọn tháp người Campuchia nhớ mãi.

Pinskon gửi tặng tất cả các bác tham gia chiến trường K, trong đó có.......con.!

     Pinskon!
     Theo bác thì cháu nên sửa dòng thơ dưới cùng đi.
     Bác nghĩ, cũng ý đó thì dùng câu: "Dân Chùa Tháp-Campuchia nhớ mãi" thì đúng hơn. Phải không cháu?


     Các chú các bác thương mến !
     Con rất xúc động khi bài thơ của con được các bác quan tâm, con mới vừa rời ghế nhà trường con chưa hiểu nhiều về những chặng đường lịch sử của đất nước CPC, con chỉ dựa trên những bài viết của các bác ngẫu hứng làm thơ tặng các bác các chú. Vâng ! con xin nghe theo lời của các bác chỉnh sửa cho tròn ý.
       Nhân đây con củng báo cho các bác các chú biết là con có hai niền vui,1 là con đã thi đậu đại học- 2 là con đã tìm được ba con.
                                                                                                                                                                  
                                                                                                                                                                  Con Pins kon
@Pins kon:Chúc mừng cháu thi đậu đại học..bài thơ của cháu rất hay cám ơn cháu.
 @Kings:Chúc Mừng bác song hỷ lâm môn...hai con gái đậu đại học cã hai....
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2012, 05:47:15 am gửi bởi hungdung1003 » Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #222 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 11:01:57 pm »



Chào bác chủ và các bác tham gia topic. Lâu rày theo dõi mạch bài của các bác thật vui và ý nghĩa tình cảm, nhất là niềm vui của bác chủ và cháu Pinskon, Tôi không giám chen vào. Nay có câu hỏi của bác Zibacau. Tôi xin mạo muội chen ngang một bài để trình bày mấy ý về AngkorWat như sau: Theo cuốn “Lịch sử Kampuchea” của đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội năm 1980 tôi được đọc ở chương nói về công cuộc xây dựng đền thành của các Varman (vua, lãnh chúa) và đế chế Angkor thì Wat được xây dựng vào khoảng năm thứ 5 trước Công nguyên. Công trình do vua Suryawarman II xây dựng trong 30 năm ròng trong một khu rừng rậm ở phía Bắc Campuchia.Đây là một vị vua rất giỏi về kiến trúc, về binh pháp và rất hiếu chiến, đã từng có ý định xâm lược các nước lân bang trong đó có Đại Việt thời nhà Lý. Phạm vi xây dựng của công trình này khoảng 600km2 ở tỉnh Siem Reap, trong đó có hàng chục ngôi đền cổ được phát hiện, trong đó Angkor Wat là điểm nhấn hoàn hảo nhất của văn hóa kiến trúc đền thành. Bảy tháng năm 1981 khi đóng quân tại trạm trung chuyển hàng hóa cho mặt trận 479 trên đường Monivon thành phố SR, tôi đã nhiều lần trèo lên tận tháp cao Angkor Wat qua cái thang bằng sắt do người Kampuchea làm tạm cho du khách lên xuống dễ dàng vì tất cả những bậc đá đã mòn vẹt do hàng triệu du khách lên xuống trong nhiều thế kỉ. Tôi quan sát công trình kiến trúc Angkor Wat gồm các khối đá xếp vào nhau không có chất kết dínhmà tôi mườn tượng đến kĩ thuật xây dựng các công trình kim tự tháp của các Pharaoh Ai Cập, với công trình đại diện nổi tiếng Khéóp. Theo tín ngưỡng của người Khơ-me, chỉ có thần linh mới tồn tại dưới dạng tượng đá. Trong trường hợp đền Angkor Wat, tượng đá lưu giữ linh hồn các vị chúa tể của thần linh.
    Sự hoàn hảo về cấu trúc, sự cân đối, hài hòa về tỷ lệ của công trình cũng như các bức điêu khắc của Angkor Wat làm cho công trình này được coi là một trong những đền đài tinh xảo nhất thế giới.
    Ở Siem Reap còn có Angkor Thom chếch về phía Tây Nam Angkor Wat mà người ta gọi hai quần thể này là “Đế thiên, Đế thích” tức là đền thờ Trời và thờ Phật. Các bác cứ nhớ lại hàng nghìn năm trước, những bàn tay kỳ diệu của con người đã tạc lên từ những khối đá vô tri thành hình hài tuyệt mỹ và sống động của người thiếu nữ, nhất là những đường cong hoàn hảo của cô gái dâng rượu (nàng Apsara) hiện đại hơn cả cái mà ta cho hiện đại ngày nay. Đó là tất cả hơi thở cuộc sống, của tình yêu, của sự đam mê trần thế đã phả vào cả những chốn đền đài được coi là linh thiêng nhất! Hay chính người nghệ sĩ của nghìn năm trước đã tạc vào thời gian ý nguyện muôn đời: Tình yêu và cái đẹp, khát vọng sống, khát vọng tình yêu, vẻ đẹp phồn thực in dấu ấn trên những vũ công Apsara. ( Qua tìm hiểu hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ. Tôi đã mô tả về văn hóa và cao hơn đó là “Tín ngưỡng phồn thực” trong Re: Tâm sự đời tôi). Đó là bờ vai thon nhỏ của những hình hài tuyệt mỹ bằng đá mà thấy như chạm phải thịt da mềm mại, nồng ấm truyền cảm đến ngất ngây.

 Khu vực giá trị nhất và cũng là điều vĩ đại nhất trong Angkor Wat là những bức điêu khắc đá trên bức tường dài khoảng 2km. Những bức điêu khắc này mô tả dáng điệu khác nhau của các vũ công Apsara. Có lần tôi và anh(Thành râu) lái xe của đơn vị leo lên tháp trung tâm Angkor Wat cao khoảng 200 m được tạo bởi ba khối hình chữ nhật là bề mặt của 3 độ thu nhỏ dần phía trên. Tạo ra 5 ngọn tháp, trong đó có một ngọn chính giữa, 4 ngọn ở 4 góc tạo nên một dáng kiến trúc độc đáo của Angkor Wat. Càng lên cao, tháp càng thu nhỏ lại giống như nụ sen. Kiểu kiến trúc kỳ diệu này tạo cho tôi sự tò mò và lái xe chạy theo đường vòng ngoài cái hồ bao quanh đền ngắm nhìn thì bất cứ chỗ nào cũng có thể thấy được cả 5 ngọn tháp, và càng xa càng thấy hùng vĩ. Và hình tượng 5 ngọn hoàn hảo nhất khi đứng ở ngôi chùa ở mặt hồ chính nơi đặt hình tượng Linga (dương vật) bằng đá của vị vua cuốicùng của đế chế Angkor. Dưới nền hành lang của các tầng tôi nhận thấy vô vàn, có thể tới hàng trăm tấn phân dơi và các loại thằn lằn, tắc kè chuột núi sống dưới đó. trên các vòm hang thì có nhiều loài dơi với hàng triệu cá thể treo tòn teng mà phát ra âm thanh nhỏ nhưng chói tai và không thèm bay khi người tới gần. Tuy thời gian tôi đến Angkor Wat thì mấy ngọn bên ngoài bị cụt nhưng tôi mường tượng ra lá cờ của mặt trận dân tộc giải phóng KPC và nước Cộng hòa nhân dân Kampuchea lúc đó có 5 ngọn tháp là có lý. Mà có lẽ sau mấy chục năm nay nhà nước Kampuchea và các tổ chức văn hóa thế giới đã tôn tạo, phục chế hoàn hảo hơn nhiều.
  Xuất phát từ thần thoại Ấn độ, sau ảnh hưởng những công cuộc Ấn hóa thì ngôi đền nổi tiếng này là bản sao  vũ trụ thu nhỏ bằng đá. Năm ngọn tháp tượng trưng cho 5 đỉnh núi Meru (núi thần Meru là nơi ở của thần Vishnu là vị thần sáng tạo, bên cạnh thần Bharama và thần hủy diệt Siva trong truyền thuyết Hindu giáo). Các bác cũng biết đất nước Kampuchea và một số nước Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng của các công cuộc truyền bá văn hóa của ấn độ trong đó dấu ấn sâu sắc là đạo Balamon. Như vậy trả lời bác thì Angkor Wat phải là năm tháp. Còn tại sao hình trên quốc kì thời Khơ me đỏ chỉ có 3 tháp và bây giờ cũng chỉ có ba tháp thì tôi chưa kịp tìm hiểu. Mong các bác nào cập nhật được thông tin này tham gia thảo luận cho rôm rả. Chúc bác chủ và các bác tham gia topic vui khỏe. Nếu các bác cảm thấy không hài lòng thì cảnh báo để tôi xóa.

  ******88
  
 Xin lỗi bác Kings chủ nhà .

         Xin lỗi Vetran : Bác nên xem lại bài viết của mình về Ăngkor ở những mục tôi đã mạn phép đổi màu . Những số liệu này bác lấy từ các bài viết của các trang Web khác , không chính thống . Sai lạc nhiều :
  Ví dụ : Tháp chính ĂNGKOR cao 200m ? !
 Xin thưa với bác Bậc thang đá dốc 45 độ , mặt bậc rất hẹp + mòn vẹt , ta phải đặt dọc chân theo bậc và đi nghiêng mới lên nổi . Mỗi bậc cao 30cm -> leo 200m = 700 bậc , bác phải mất hàng trăm phút . Nhưng tôi leo lên chỉ mất < 20 phút . Hồi đó chưa có thang sắt đâu bác ơi .
  Rồi bức tường chạm khắc đá của Ăngkor Vat ... dài 2km . Trong khi khuôn viên đền có #1km x #1 km ...

  Nói về Ăngkor : E88F302MT479 chúng tôi gắn bó nhiều nhiều lắm . Thực tế tôi thấy như vậy đấy VeTran ạ
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2012, 11:11:17 pm gửi bởi svailo » Logged
hungdung1003
Thành viên
*
Bài viết: 284



« Trả lời #223 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 06:06:57 am »

 ******88
  
 Xin lỗi bác Kings chủ nhà .

         Xin lỗi Vetran : Bác nên xem lại bài viết của mình về Ăngkor ở những mục tôi đã mạn phép đổi màu . Những số liệu này bác lấy từ các bài viết của các trang Web khác , không chính thống . Sai lạc nhiều :
  Ví dụ : Tháp chính ĂNGKOR cao 200m ? !
 Xin thưa với bác Bậc thang đá dốc 45 độ , mặt bậc rất hẹp + mòn vẹt , ta phải đặt dọc chân theo bậc và đi nghiêng mới lên nổi . Mỗi bậc cao 30cm -> leo 200m = 700 bậc , bác phải mất hàng trăm phút . Nhưng tôi leo lên chỉ mất < 20 phút . Hồi đó chưa có thang sắt đâu bác ơi .
  Rồi bức tường chạm khắc đá của Ăngkor Vat ... dài 2km . Trong khi khuôn viên đền có #1km x #1 km ...

  Nói về Ăngkor : E88F302MT479 chúng tôi gắn bó nhiều nhiều lắm . Thực tế tôi thấy như vậy đấy VeTran ạ
Tháng 01năm 1978 đai đội tôi có dừng chân ở Xiêm Riệp đóng quân gần khách sạn Sianúc tôi cũng có diệp vào thăm đền Ăngco. đúng như lời Svailo nói bật thang rất hẹp mòn rất khó đi, lúc ấy đền hư hại rất nhiều các tượng bị ngã nghiên đầu một nơi thân một nơi trông rất điêu tàn nhưng rất tiếc tôi chỉ thăm được có một đền mà thôi..
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2012, 03:45:40 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #224 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 03:04:59 pm »

    Chúc  mừng Gia đình nhà Kings- PingsKon.
Tặng Bác con- Bổ con Ông bạn Già Tấm ảnh.



 
 
Logged
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #225 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 03:30:15 pm »

******88
  
 Xin lỗi bác Kings chủ nhà .

         Xin lỗi Vetran : Bác nên xem lại bài viết của mình về Ăngkor ở những mục tôi đã mạn phép đổi màu . Những số liệu này bác lấy từ các bài viết của các trang Web khác , không chính thống . Sai lạc nhiều :
  Ví dụ : Tháp chính ĂNGKOR cao 200m ? !
 Xin thưa với bác Bậc thang đá dốc 45 độ , mặt bậc rất hẹp + mòn vẹt , ta phải đặt dọc chân theo bậc và đi nghiêng mới lên nổi . Mỗi bậc cao 30cm -> leo 200m = 700 bậc , bác phải mất hàng trăm phút . Nhưng tôi leo lên chỉ mất < 20 phút . Hồi đó chưa có thang sắt đâu bác ơi .
  Rồi bức tường chạm khắc đá của Ăngkor Vat ... dài 2km . Trong khi khuôn viên đền có #1km x #1 km ...

  Nói về Ăngkor : E88F302MT479 chúng tôi gắn bó nhiều nhiều lắm . Thực tế tôi thấy như vậy đấy VeTran ạ

         Tôi củng có đến Angkor rất nhiều lần trong thời gian đóng quân tai Xiên Riệp ,chỉ vào xem và biết rằng đền Angkor được xây dựng bằng đá chồng lên nhau còn những thông số kỹ thuật hoặc kết cấu chiều cao từng ngọn tháp thì tôi không rõ. Chúng ta xem số liệu trên mạng đôi khi có những nhằm lẩn đó là chuyện bình thường mà ai củng gặp phải. Đúng là đền Angkor có năm ngọn tháp bị gảy  mất hai còn lại ba ngọn nguyên vẹn,theo suy đoán của tôi  nhà nước CPC lấy hình ảnh trên lá cờ chỉ có 3 ngọn tháp là lấy hình ảnh hiện tại của đất nước CPC sau khi hồi sinh thoát khỏi nạn diệt chủng của Pôn Pốt , còn hiện nay có phục chế hoặc tôn tạo trở lại đẹp cách mấy thì củng không còn nguyên bản và giữ nguyên giá trị của công trình .
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2012, 03:44:12 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #226 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 04:54:35 pm »

Tôi củng có đến Angkor rất nhiều lần trong thời gian đóng quân tai Xiên Riệp ,chỉ vào xem và biết rằng đền Angkor được xây dựng bằng đá chồng lên nhau còn những thông số kỹ thuật hoặc kết cấu chiều cao từng ngọn tháp thì tôi không rõ. Chúng ta xem số liệu trên mạng đôi khi có những nhằm lẩn đó là chuyện bình thường mà ai củng gặp phải. Đúng là đền Angkor có năm ngọn tháp bị gảy  mất hai còn lại ba ngọn nguyên vẹn,theo suy đoán của tôi  nhà nước CPC lấy hình ảnh trên lá cờ chỉ có 3 ngọn tháp là lấy hình ảnh hiện tại của đất nước CPC sau khi hồi sinh thoát khỏi nạn diệt chủng của Pôn Pốt , còn hiện nay có phục chế hoặc tôn tạo trở lại đẹp cách mấy thì củng không còn nguyên bản và giữ nguyên giá trị của công trình .

 Lịch sử Angko có năm tháp , thời kỳ Pon Pot làm gẫy 2 tháp nhưng đến bây giờ 2 tháp gẫy đã được khôi phục .
- Còn quốc kỳ của Campuchia: Từ năm 1863 quốc kỳ của Campuchia đã chỉ có 3 tháp thôi. Có thời kỳ quốc kỳ của Campuchia 5 tháp là: 79-89
89-91 mỗi thời kỳ quốc kỳ Campuchia 5 tháp một kiểu, nhưng lịch sử quốc kỳ của Campuchia chỉ có 3 tháp thôi .
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2012, 07:53:47 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #227 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 06:57:22 pm »

   ******88
     Ăngkor Vat

  Tôi lại nhớ rằng : 5 ngọn tháp chính của Ăngkor Vat , không bị đổ ngọn nào , rất nguyên vẹn . Hai ngọn tháp bị đổ là của vòng thành thứ 2 , phía cổng Tây  .
   Dân bản địa phum Sara_Sroong ( hồ đá vua tắm ) nói : do pháo bắn , hồi Khơmer đỏ đánh nhau với Lon non những năm đầu 70 . Không rõ pháo của bên nào .

   Còn 3 ngọn tháp : Nếu từ xa nhìn vào khu trung tâm đền , theo hướng đúng chính Tây , hoặc chính Đông , chính Nam ,hay chính Bắc  thì sẽ chỉ luôn thấy 3 ngọn tháp (dù là đền có 5 tháp chính ): 1 lớn ở giữa ( tháp chính trung tâm của đền ) , 2 tháp nhỏ thấp hơn ở 2 bên - Hai ngọn tháp nhỏ phía sau đã bị 2 tháp phía trước che khuất .

   Cờ 3 tháp có từ thời vua Shihanuck .
 Phải chăng là : Nhìn từ 4 hướng  ĐÔNG-TÂY-NAM-BẮC về Ăngkor , biểu tượng quyền uy  tinh thần và vật thể - Cămpuchia của Shihanuck , sẽ chỉ vẫn nguyên cùng 1 biểu tượng hình ảnh vậy , bất kể xu hướng chính trị nào ...  4 phuơng .  Shihanuck luôn nhìn về 4 hướng... như nhau !
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #228 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 08:21:21 pm »

 Không rõ các bác còn nhớ lá cờ 5 tháp của lính bác Hênh những ngày tháng đầu tiên GP Campuchia không?

 Lần đầu chúng tôi thấy xuất hiện lá cờ 5 tháp của lực lượng quân sự bác Hênh MTDTGP Campuchia chiều ngày 5.1.1979 tại bến phà Neak Luong. Những chuyến xe chở lính bác Hênh với lá cờ đỏ 5 tháp màu vàng bay phần phật theo chiều gió, mỗi xe khoảng 20 lính bác Hênh quân trang mới tinh với quần giống của lính ta và áo thì nắp túi ngực phẳng vuông góc chứ không có gân giữa thân túi áo ngực như của ta, đầu đội mũ bánh tiêu giống mũ công nhân của VN thời trước 30.4.1975, chân đi giày hoặc dép cao su QK7 giống lính ta, trang bị vũ khí cơ bản là AK và bao xe đeo ngực, ba lô xanh TQ hoặc màu cỏ úa do QK7 may. Họ đứng trên sát thành xe hỏi vọng xuống đường người dân K chạy loạn đang đi trên đường quay về hướng Đông, chúng tôi không biết tiếng K khi đó nhưng vẫn có thể hiểu rằng họ đang hỏi thăm nhau về quê quán người thân.

 Ngày đó nhìn 5 tháp trên lá cờ MTDTGP Campuchia trông buồn cười lắm, với 5 tháp giống y như đầu 5 quả đạn M79 được xếp dựng đứng lên bên dưới một đống M79 nằm ngang và hôm vào GP sân bay Puchentong chúng tôi cũng gặp 1 đống đạn M79 của địch vứt lại khi bỏ chạy, buồn tay khi ngồi nghỉ trong giờ tuần tra quanh vị trí đóng quân, nhóm chúng tôi thi nhau ngồi xếp hình 5 tháp của lá cờ Mặt trận của bác Hênh bằng đạn M79 vàng chóe trên đầu. Grin

 Campuchia hôm nay với nhiều thay đổi, từ đảng phái chính trị đến thành phần chính quyền nên không còn hình dáng lá cờ 5 tháp của MTDTGP Campuchia đã từng tung bay khắp đường phố Phnom Penh những ngày đầu mới GP.

 Giờ đây sau nhiều năm rồi có bác nào còn nhớ hình dáng màu sắc lá cờ của Pôn Pốt không? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #229 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2012, 09:31:01 pm »

đây là quốc kỳ campuchia thời ponpot .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM