Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:03:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 11  (Đọc 126086 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #50 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 04:47:54 pm »

Diệm còn mời Thom sơn (Thompson), một chuyên gia của quân đội Anh dày dạn kinh nghiệm chống chiến tranh du kích ở Malaixia, làm cố vấn cho chính quyền Sài Gòn; cử các phái đoàn sang nghiên cứu kinh nghiệm chống du kích, dồn dân ở Malaixia, Philíppin...

Tại miền Nam Việt Nam, bộ máy chỉ đạo bình định của chính quyền Sài Gòn và hệ thống cố vấn Mỹ lồng xen được thiết lập, củng cố từ trung ương tới các tỉnh. Chúng dự tính gom 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp chiến lược trong tổng số 17.000 ấp trên toàn miền Nam. 

Với sự tăng viện về đô la, vũ khí, thiết bị chiến tranh, đội ngũ cố vấn và lực lượng yểm trợ Mỹ, trong những năm 1961 - 1962, chính quyền và quân đội Sài Gòn dồn sức vào việc gom dân, lập ấp chiến lược bằng nhiều thủ đoạn và biện pháp khốc liệt, đẫm máu. Chúng mở nhiều cuộc hành quân càn quét sử dụng các loại vũ khí, khí tài hiện đại và triển khai các chiến thuật tân kỳ như “thiết xa vận”, “trực thăng vận”; vận dụng các thủ đoạn tác chiến “bủa lưới phóng lao”, “trên đe dưới búa”, “phượng hoàng vồ mồi” đánh phá dữ dội phong trào cách mạng miền Nam, đánh sâu vào toàn bộ hệ thống căn cứ kháng chiến của ta . . .


Hỗ trợ cho nỗ lực bình định ở miền Nam, Mỹ - Diệm đẩy mạnh cuộc chiến tranh bí mật chống phá miền Bắc. Chúng tung nhiều toán biệt kích, gián điệp vào sâu trong nội địa móc nối với bọn phản động phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, dùng máy bay U2 trinh thám vùng biên giới Việt - Lào nhằm chuẩn bị cho việc mở rộng chiến tranh.

Đối với Lào, từ giữa năm 1961, Mỹ công khai thiết lập phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự (MAAG) cho phái thân Mỹ, gồm 16.000 nhân viên; tăng cường viện trợ quân sự, thúc đẩy quân nguỵ Lào mở các cuộc tiến công vùng giải phóng Pa thét Lào, đẩy mạnh nỗ lực bình định ở các vùng chúng kiểm soát. Đối với Campuchia, Mỹ gia tăng sức ép hòng buộc nước này phải từ bỏ chính sách trung lập, ngấm ngầm chi tiền cho thế lực thân Mỹ Lon non - Trích Ma tắc chống phá và tiến tới lật đổ Chính phủ Xihanúc. 

Toàn bộ nỗ lực chiến tranh trên đây của Mỹ đặt cách mạng miền Nam trước thử thách mới, buộc nhân dân ta ở vào tình thế phải tiến hành kháng chiến để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tháng 1-1961, Bộ Chính trị họp bàn về phương hướng nhiệm vụ, công tác trước mắt của cách mạng miền Nam, đã nhận định rằng: Mỹ và chính quyền Sài Gòn quyết dùng bạo lực tiêu diệt cách mạng, nên phương hưởng giành thắng lợi sắp tới của ta phải bằng cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa của nhân dân để lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam.

Muốn vậy, phương châm đấu tranh giờ đây là: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự. Cũng tại cuộc họp này, một loạt vấn đề quan trọng liên quan tới sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài của cách mạng miền Nam như xây dựng lực lượng chính trị và quân sự, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng căn cứ địa, thống nhất cơ quan chỉ đạo các cấp, tăng cường công tác chính trị - tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. . . cũng được Bộ Chính trị chú trọng đề cập.

Cũng trong tháng 1 - 1961 , thực hiện chủ trương tăng cường chỉ đạo của Trung ương đối với cách mạng miền Nam mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ uỷ. Đây là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương, gồm một số uỷ viên Trung ương được Ban Chấp hành Trung ương cử ra và uỷ nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác đảng ở miền Nam 1. Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Bộ Chính trị thay mặt Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Các cấp uỷ quân khu cũng được tăng cường những cán bộ dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo phong trào.

Ngày 25-2-1961, Bộ Chính trị quyết định đổi Tổng Quân uỷ thành Quân uỷ Trung ương 2; Quân uỷ Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo công tác quân sự ở miền Nam. 


___________________________
1. Đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) - nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ được cử làm Bí thư Trung ương Cục. Các đồng chí Trần Lương (Trần Nam Trung), Phan Văn Đáng (Hai Văn), Nguyễn Văn Xô, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bướng (Ba Bướng), Trần Văn Quang là uỷ viên.
2. Quân uỷ Trung ương gồm 14 đồng chí: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Chu Văn Tấn, Song Hào, Hoàng Văn Thái, Lê Quang Đạo, Trần Văn Trà, Trần Quý Hai, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Độ. Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Quân uỷ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #51 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 04:50:49 pm »


Ngay sau khi kiện toàn lại tổ chức, Quân uỷ Trung ương đã họp bàn những nội dung công tác lớn về việc chi viện và tổ chức lực lượng quân sự ở miền Nam. Trong phiên họp ngày 23-3-1961, Thường trực Quân uỷ Trung ương đã quyết định phương hướng cho cách mạng miền Nam.

Theo đó, về lực lượng, chọn lựa cán bộ, nhân viên công tác ở các ngành cần thiết, có kinh nghiệm, đưa vào phục vụ việc xây dựng lực lượng tại chỗ ở miền Nam; đồng thời, đưa các khung cán bộ hoặc các đơn vị đầy đủ quân số vào làm nòng cốt cho việc xây dựng, tăng cường lực lượng vũ trang và trực tiếp chiến đấu. 

Về vật chất, trước hết và chủ yếu là vũ khí, khí tài, thuốc chữa bệnh. Về đường chi viện, chủ yếu là bằng đường bộ, theo các hướng: đường trong nước, đường dọc theo biên giới Việt - Lào và đường đi sâu vào nội địa nước bạn Lào.  Trong điều kiện các chiến trường ở miền Nam dễ bị chia cắt để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương quyết định điều chỉnh địa giới các khu và thành lập bộ tư lệnh các quân khu. Toàn Nam Bộ chia thành các quân khu Đông Nam Bộ (T1), Trung Nam Bộ (T2), Tây Nam Bộ (T3) , Sài Gòn - Gia Định (T4) . Khu vực miền Trung chia thành Khu V và Khu VI.

Ngày 27-7-1961, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 6 được thành lập.  Về mặt lãnh đạo, chỉ huy các quân khu ở Nam Bộ và Khu VI đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam; Khu V trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

Tháng 9-1961, đề án về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị được Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương thông qua, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang miền Nam. Đề án xác định rõ phương hướng cơ bản của nhiệm vụ trọng đại này là phát triển lực lượng tại chỗ và đưa dần các đơn vị chủ lực từ miền Bắc vào.

Lúc này, các xí nghiệp quốc phòng trên miền Bắc được lệnh khẩn trương sửa chữa và sản xuất một số loại vũ khí như súng trường, súng cối, tiểu liên, đạn và lựu đạn để đáp ứng yêu cầu trước mắt của lực lượng vũ trang miền Nam. Đoàn vận tải 559 cũng được tăng thêm quân số, trang bị thêm phương tiện để đẩy mạnh công tác vận chuyển, bảo đảm hành quân chi viện chiến trường. 

Những chủ trương đúng đắn, kịp thời và sự nỗ lực cao của Đảng và nhân dân ta là đảm bảo cho lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam từng bước phát triển.  Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang miền Nam được thống nhất lại, lấy tên là Quân giải phóng miền Nam. Tháng 7-1961, Trung ương Cục quyết định thành lập trung đoàn chủ lực miền Nam mang mật danh Q761*.

Sự ra đời của trung đoàn chủ lực đầu tiên này đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. Đồng thời, lực lượng du kích, bộ đội địa phương cũng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

Đến cuối năm 1961, các quân khu đã xây dựng được 11 tiểu đoàn bộ đội chủ lực, quân số mỗi tiểu đoàn khoảng 500 người, trang bị chủ yếu là vũ khí từ miền Bắc đưa vào và một số thu được của địch. Bộ đội địa phương các tỉnh, huyện trên toàn miền Nam có khoảng 24.500 người. Du kích, tự vệ các địa phương có khoảng 100.000, trang bị bằng các loại vũ khí tự tạo và thu được của địch. Hệ thống tổ chức, chỉ huy từ miền xuống quân khu, tỉnh, huyện, xã cũng từng bước được củng cố, kiện toàn. Vùng giải phóng, vùng căn cứ dược giữ vững, mở rộng, tạo chỗ đứng chân vững chắc cho lực lượng vũ trang, lực lượng cách mạng miền Nam. .

Song song với quá trình xây dựng và phát triển lực lượng, quân dân các địa phương miền Nam đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang trên ba vùng chiến lược rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị. Vượt qua những thử thách, khó khăn, trong năm 1961, quân, dân miền Nam đã đánh hơn 15.000 trận lớn, nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch, thu hàng nghìn khẩu súng các loại.


_____________________________
* Trung đoàn gồm hai tiểu đoàn bộ binh, một số phân đội trợ chiến và ba cơ quan là tham mưu, chính trị, hậu cần. Mãi đến ngày 9-2-1962, hai tiểu đoàn (I và 2) cùng các đơn vị trực thuộc mới được bổ sung đủ quân số và trung đoàn mới chính thức làm lễ ra mắt tại Trang Dài (Tây Ninh) với tên gọi Trung đoàn 1 bộ binh.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #52 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 05:52:37 pm »


Được sự hỗ trợ của đòn tiến công quân sự, phong trào đấu tranh chính trị tiếp tục có bước phát triển rộng khắp. Hơn 33 triệu lượt người đã tham gia các cuộc đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù và làm công tác binh vận. Mặc dù địch điên cuồng phản kích nhưng vùng giải phóng rộng lớn xuất hiện trong phong trào đồng khởi vẫn được giữ vững và củng cố với hơn một vạn thôn, xã và xấp xỉ 6 triệu dân. Nhờ đó, nguồn nhân lực và hậu cần tại chỗ đảm bảo được một phần quan trọng cho sự phát triển của lực lượng cách mạng.

Tuy nhiên, năm đầu chuyển từ khởi nghĩa vũ trang sang chiến tranh cách mạng, quân dân các địa phương miền Nam chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về tổ chức lực lượng về xây dựng và phát triển thế trận chiến tranh nhân dân trên ba vùng chiến lược, về sự kết hợp phương châm “hai chân”, “ba mũi”... Vì vậy, ở nhiều địa phương, phong trào đấu tranh còn yếu, lực lượng còn bị tổn thất lớn . . . 

Bước vào năm 1962, tình hình này cũng chưa được cải thiện. Lúc này, một số lượng lớn cố vấn, một số đơn vị “yểm trợ chiến đấu’ và các đơn vị biệt kích Mỹ cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại được đưa vào miền Nam.  Được Mỹ tăng cường chi viện và dưới sự điều hành của hệ thống cố vấn Mỹ, quân đội Sài Gòn, suốt năm 1962, ráo riết và liên tục mở hàng ngàn cuộc hành quân càn quét, hành quân bình định với quy mô lớn, nhỏ và thời gian dài, ngắn khác nhau, đánh phá dữ dội các vùng căn cứ, vùng giải phóng, hỗ trợ cho chương trình bình định, thực hiện kế hoạch dồn, gom 10 triệu nông dân miền Nam vào 16.000 ấp chiến lược mà thực chất là các trại tập trung  1 hòng tách Việt cộng ra khỏi dân chúng để dễ bề tiêu diệt.

Trong các cuộc hành quân đó, quân đội Sài Gòn dưới sự điều hành của cố vấn Mỹ dùng trực thăng chở quân và xe thiết giáp M. 113 có sức cơ động nhanh, bất ngờ mở các cuộc tiến công vào bất cứ khu vực nào. Với trực thăng vũ trang và các loại pháo lớn, nhỏ, quân Mỹ có thể bắn quá hoặc chi viện hoả lực cho các đơn vị quân đội Sài Gòn một cách kịp thời và mạnh mẽ, trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình.

Dựa vào ưu thế áp đảo trên không, trên sông nước, trong một thời gian dài (từ giữa năm 1961 đến hết năm 1962), Mỹ và quân đội Sài Gòn đã gây tổn thất nặng nề cho lực lượng cách mạng miền Nam, gây hoang mang trong nhân dân và một bộ phận các đơn vị vũ trang Quân giải phóng non trẻ. Trong nhiều trường hợp, bộ đội, du kích ta hoàn toàn bị bất ngờ, không cách nào chống đỡ, buộc phải phân tán nhỏ lẻ, rút lui dưới sự quần đảo, truy đuổi gắt gao của máy bay trực thăng vũ trang Mỹ trên bầu trời hay bị sự truy kích của xe thiết giáp M. 113 trên mặt đất. Đã có không ít đơn vị vũ trang cấp đại đội, trung đội Quân giải phóng bị loại khỏi vòng chiến đấu; nhiều cán bộ, chiến sĩ bị bắt; nhiều làng mạc, thôn ấp, vùng giáp ranh, vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến bị bom đạn và chất độc hoá học tàn phá nặng nề; nhiều khu vực hậu cứ nằm sâu giữa bơng biền hay miền rừng núi. . . bị uy hiếp dữ dội và liên tục. 

Thiếu đi sự hỗ trợ của đòn tiến công quân sự, phong trào phá ấp chiến lược ở nhiều địa phương miền Nam bị chống lại, bị chùng xuống. Các cấp lãnh đạo, chỉ huy, ở chừng mực nào đó, tỏ ra lo lắng và lúng túng trong việc đề ra phương hướng, biện pháp chỉ đạo quân và dân ta đối phó với các thủ đoạn tác chiến mới của kẻ thù.

Kết quả là trong 9 tháng đầu năm 1962, địch đã gây cho ta những thiệt hại nặng nề: 36.200 người hy sinh, bị thương và bị bắt, trong đó có 25.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Vùng đồng bằng sông Cửu Long địch lấn chiếm 2 triệu dân, cơ sở cách mạng bị bật ra ngoài các thôn xã, du kích, cán bộ phải phân tán sang các xã bạn chưa bị địch dồn, nhờ chỗ đứng chân. Vùng đồng bằng Khu V chỉ còn 904 thôn có cơ sở với 700 đảng viên trong tổng số 3.829 thôn, do đó địch lập ấp chiến lược khá dễ dàng...  vấn đề thiết yếu và cấp bách đặt ra cho quân và dân ta ở miền Nam lúc bấy giờ là: để đánh thắng các biện pháp chiến lược của địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt, cần phải tìm cách đánh thắng các chiến thuật mới của quân đội Sài Gòn.


_____________________________
1. Có thể hình dung về mô hình ấp chiến lược mà Mỹ - Diệm ra sức xây dựng ở các địa phương miền Nam thời kỳ này như những trại giam trá hình. Chung quanh mỗi ấp là ba lượt hàng rào (bằng tre và dây thép gai) bao bọc, giữa mỗi hàng rào có hào rộng 2 m, sâu 1, 5 m có cắm chông, gài mìn. ở bốn phía của hệ thống hàng rào và hào giao thông này là những bốt gác. Khi đêm xuống, các cổng ra vào ấp đều đóng kín. Ở những nơi xung yếu, bên cạnh ấp có đồn lính bảo an. Trong mỗi ấp có một ban trị sự, đứng đầu là những tên ấp trưởng, ấp phó khét tiếng tàn ác. Các hộ gia đình trong ấp được phân loại để giám sát, khống chế lẫn nhau. Mỗi ấp có một nhà thờ Thiên chúa giáo. Tất thảy mọi sinh hoạt như học tập, cải huấn, đấu tố ma chay, cưới xin... đều diễn ra tại nhà thờ và phải xin phép ban trị sự ấp.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #53 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 05:54:07 pm »


Trước tình hình trên, Trung ương Cục Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam phân công các uỷ viên, các cán bộ dày dạn kinh nghiệm xuống tăng cường cho các tỉnh, các đơn vị, địa phương. Tháng 11-1962, Hội nghị dân quân, du kích Nam Bộ lần thứ nhất được triệu tập tại căn cứ Dương Minh Châu nhằm đúc rút kinh nghiệm để chỉ đạo việc đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, thống địch càn quét, phá ấp chiến lược và xây dựng làng xã chiến đấu.

Để đưa phong trào cách mạng miền Nam tiến lên trong năm 1963, từ ngày 6 đến ngày 10-12-1962, Bộ Chính trị họp bàn và ra Nghị quyết về tình hình, phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Bộ Chính trị khẳng định rằng sau một năm đương đầu với chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, phong trào cách mạng miền Nam “vẫn bảo tồn và phát triển được lực lượng, đã gây cho địch nhiều thiệt hại và giành thêm những thắng lợi mới” 1.

Tuy vậy, trong quá trình phát triển, phong trào cách mạng miền Nam cũng gặp những khó khăn và biểu lộ những nhược điểm mới: lực lượng của Đảng phát triển chưa đều, sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng tuy đã có tiến bộ, nhưng đôi khi còn chủ quan, bị động, lúng túng, thiếu linh hoạt, sắc bén; lực lượng vũ trang nhìn không còn yếu, thành phần giữa các thứ quân chưa cân xứng, căn cứ địa và các vùng giải phóng còn hẹp, sự chỉ đạo của Trung ương chưa được tập trung và chưa nâng lên mức tương xứng với yêu cầu chỉ đạo tình hình một nửa nước có chiến tranh 2.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn đấu tranh giữa ta và địch và để đưa cuộc cách mạng của ta ở miền Nam phát triển lên một bước vững chắc, phù hợp với mọi khả năng có thể xảy ra, Nghị quyết Bộ Chính trị chỉ ra một số phương hướng công tác sắp tới, tập trung vào các mặt như phát triển du kích chiến tranh mạnh mẽ và rộng khắp, đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường công tác mặt trận, đẩy mạnh công tác đô thị, xây dựng Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng...

Những tháng cuối của năm 1962 và đầu năm 1963, lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương miền Nam khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, rút kinh nghiệm, tìm cách đánh địch, chống càn, phá ấp chiến lược sao cho eo hiệu quả, thì trận ấp Bắc nổ ra. Đây là cuộc đụng đầu về quân sự quy mô tương đối lớn so với trước đó, diễn ra giữa lúc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang dồn sức mong hoàn tất kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, dự tính kết thúc vào giữa năm 1963 và trong khi quân, dân ta đang gấp rút tìm cách đương đầu và đánh thắng lực lượng quân sự địch, trước hết là các thủ đoạn chiến thuật của chúng Ấp Bắc gồm hai ấp nhỏ là Tân Bình và Tân Thới thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lây, tỉnh Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang ngày nay) .

Nhìn trên bản đồ, đó là một rẻo màu xanh ba bề bị bao bọc bởi đồng lúa, sình lầy, hệ thống kênh rạch; xa về phía nam chừng 3- 4 km là lộ 4 (nay là Quốc lộ 1) và xa hơn về phía tây chừng 6 km là con lộ 12. Còn về phía bắc và phía đông, rẻo đất này cách các con kênh Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Tấn Thành chừng 2-3 km. Trên địa bàn có chiều dài khoảng 4 km, chiều rộng chừng 400 m ấy, ngày 2-1-1963, đã diễn ra cuộc đọ súng không cân sức nếu xét về quân số, vũ khí, hoả lực, trang bị kỹ thuật.

Lực lượng ta ở đây chỉ có 1 đại đội tăng cường thuộc Tiểu đoàn 261 chủ lực Khu VIII, 1 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho, 1 trung đội trợ chiến, 1 trung đội địa phương huyện Châu Thành cùng lực lượng dân quân, du kích tại chỗ, do Tiểu đoàn trưởng Hai Hoàng (tức Nguyễn Văn Điều) chỉ huy. 

Về phía địch, chúng sử dụng vào đây 3 tiểu đoàn của Sư đoàn 7 thuộc Vùng 4 chiến thuật, 1 chiến đoàn bảo an tỉnh Định Tường, 1 tiểu đoàn dù thuộc lực lượng dự bị chiến lược Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, một số đại đội biệt kích, dân vệ, và 51 cố vấn Mỹ. Hỗ trợ cho lực lượng này là 3 tàu chiến bao vây ở hướng đông bắc, 1 chi đoàn thiết giáp lội nước M. 113 chở quân đột phá, 15 trực thăng và 7 máy bay vận tải C. 123 chở quân đổ bộ và quân dù, 5 trực thăng vũ trang có gắn súng liên thanh và các dàn hoả tiễn chi viện hoả lực 8 máy bay ném bom, 4 chiếc L.19 làm nhiệm vụ trinh sát và chỉ huy, hàng chục khẩu pháo, cối yểm trợ hành quân và đánh phá mục tiêu...

Thoạt đầu, chỉ huy cuộc tiến công là viên Đại tá Tơ lệnh Sơ đoàn 7 Bùi Đình Đàm và viên cố vấn sư đoàn Giôn Pôn Van (John Paul Vang); tiếp đó, có thêm viên Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn 4 Huỳnh Văn Cao, Thiếu tướng Tham mưu trưởng liên quân Trần Thiện Khiêm tham gia. Mục tiêu của cuộc tiến công này là nhằm tiêu diệt gọn đơn vị chủ lực Quân giải phóng miền Nam, qua đó  chứng tỏ hiệu lực và sức mạnh của quân đội Sài Gòn với trang bị, vũ khí, hoả lực yểm trợ và chỉ đạo của cố vấn quân sự Mỹ.


_________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 23, tr.814.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 23, tr. 816-817. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #54 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 05:55:29 pm »


Không nao núng quyết tâm lực lượng vũ trang ta tại ấp Bắc kiên quyết trụ lại và chống càn. Dựa vào hệ thống công sự trận địa hầm hào được chuẩn bị sẵn, quân ta đã chiến đấu ròng rã suốt một ngày, đánh thắng các đợt tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 450 tên (trong đó có cố vấn và nhân viên kỹ thuật Mỹ), bắn rơi 5 trực thăng, phá huỷ 3 xe bọc thép, đánh chìm 1 tàu chiến sông, làm thất bại hoàn toàn cuộn hành quân đầy tham vọng của địch. Khi màn đêm buông xuống, các đơn vị của ta bí mật vượt qua vòng vây của địch, rút lui an toàn về căn cứ Đồng Tháp Mười. 

Chiến thắng ấp Bắc gây tiếng vang lớn đối với dư luận trong nước và trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Đây là lần đầu tiên trên địa hình đồng bằng lực lượng vũ trang giải phóng và du kích ta đã thực hiện thắng lợi trận đánh quy mô cỡ tiểu đoàn với lực lượng địch đông hơn gấp 10 lần, có trang thiết bị, vũ khí, hoả lực và sức cơ động vượt trội; đánh thắng các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của địch, mở ra khả năng hiện thực ta có thể đánh thắng chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. “Kể từ trận ấp Bắc, Mỹ thấy không thể thắng được ta” và “đã công khai nói lên sự mất tin tưởng đó” 1

Phát huy khí thế chiến thắng, ngày 8-4-1963, Trung ương Cục miền Nam quyết định phát động phong trào Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công. Từ đây, lực lượng vũ trang ta trên khắp các chiến trường chẳng những kiên quyết trụ lại đánh địch, chống càn mà còn chủ động mở nhiều đợt tiến công quân sự, hỗ trợ đắc lực cho phong trào phá ấp chiến lược, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, vùng làm chủ. 

Trong cuộc chiến đấu đó, vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, quân, dân các địa phương miền Nam vừa phát triển lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân trên ba vùng chiến lược, vừa đẩy mạnh tiến công địch cả về chính trị, quân sự, binh vận, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đánh thắng các nỗ lực chiến tranh của địch. Năm 1963, quân, dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 7 vạn tên (có 600 tên Mỹ), phá huỷ, phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, thu một khối lượng lớn các loại vũ khí,  phá 2.895 ấp chiến lược trong số 6.164 ấp mà địch lập ra, phá thế kìm kẹp và giải phóng gần 9 triệu dân. . . 

Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang đang trên đà lớn mạnh, tháng 10-1963, Bộ Chính trị quyết định thành lập Quân uỷ Miền và Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, thay cho Ban quân sự Miền.  Những thắng lợi trong năm 1963 của quân dân ta trên các chiến trường tác động mạnh tới phong trào đấu tranh của nhân dân vùng đô thị, ảnh hưởng sâu sắc tới mâu thuẫn nội bộ chính quyền Diệm và giữa chính quyền Diệm với Mỹ.

Biểu hiện tập trung những tác động đó là sự bùng nổ cuộc đấu tranh của Phong trào Phật giáo bắt đầu từ Huế vào tháng 5-1963 và phong trào này, ngay lập tức, đã lan nhanh ra khắp miền Nam đặc biệt là ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Đỉnh cao của phong trào là việc hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 1l-6- 1963 để phản đối chính quyền Diệm đàn áp Phật giáo.

Ngay sau đó, ngày 16-6, 70 vạn người dân Sài Gòn đã xuống đường biểu tình, làm rung chuyển chính quyền Ngô Đình Diệm. Mỹ buộc phải thay ngựa giữa dòng bằng cách bật đèn xanh cho tướng lĩnh Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm đảo chính lật đổ anh em Diệm - Nhu (1- 11-1963) mong tạo thế ổn định về chính trị để Mỹ đẩy mạnh nỗ lực chiến tranh.

Sau ngày Diệm - Nhu bị lật đổ, Tổng thống Mỹ Kennơđi bị ám sát (22- 11- 1963), Phó Tổng thống Giônxơn thay Kennơđi tiếp tục tăng viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn, đẩy mạnh nỗ lực chiến tranh hòng giành một thắng lợi quyết định trong khuôn khổ chiến lược chiến tranh đặc biệt vào cuối năm 1965. Song, từ sau Diệm đổ, chính quyền Sài Gòn luôn luôn xáo động, không ổn định, những cuộc đảo chính, phản đảo chính, thanh trừng lẫn nhau liên tiếp xảy ra. Ngày 30-1-1964, Nguyễn Khánh lại lật đổ Dương Văn Minh vừa thay Diệm.

Tháng 12-1963, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara cầm đầu phái đoàn quân sự cấp cao sang khảo sát tình hình tại Việt Nam đã đề nghị Tổng thống Mỹ Giônxơn triển khai ngay một kế hoạch bí mật chống phá miền Bắc Việt Nam và điều chỉnh lại chiến lược của Mỹ cho phù hợp với tình hình hiện tại. Theo đó, Mỹ yêu cầu Chính phủ Sài Gòn bố trì lại toàn bộ lực lượng quân đội nhằm bảo đảm cho các tỉnh xung quanh Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long; tăng nhân viên quân sự, nhân viên phái đoàn quân sự Mỹ (MACV); chuẩn bị các chương trình bình định thiết thực và hiệu quả.


___________________________
1. Lê Duẩn: Thư vào Nam, Sđd, tr. 69.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #55 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 05:58:08 pm »


Các đề xuất trên đây của Mắc Namara, sau đó, được Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đưa ra kiến nghị khẩn cấp nhằm cứu vãn tình hình miền Nam, tập trung vào ba nội dung chủ yếu:

- Mở rộng quyền hạn Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

- Đẩy mạnh các hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam và ngăn chặn sự thâm nhập từ miền Bắc qua Lào vào miền Nam Việt Nam.

- Tăng lực lượng yểm trợ Mỹ vào miền Nam Việt Nam.

Trước chuyển biến mới của tình hình trong nước và quốc tế Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp Hội nghị lần thứ chín (tháng 12-1963) đã ra Nghị quyết quan trọng về đường lối và chủ trương lãnh đạo cách mạng miền Nam.  Về cách mạng miền Nam, hội nghị chủ trương trong khi kiên trì phương châm chiến lược đánh lâu dài, “cần tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết giành cho được những thắng lợi có tính quyết định trong mấy năm tới” 1 . Hội nghị đề ra hai mục tiêu chủ yếu mà cách mạng miền Nam phải phấn đấu trong thời gian trước mắt:

1. Tiêu diệt từng bộ phận quân đội địch, tạo điều kiện làm tan rã hoàn toàn lực lượng quân sự, chỗ dựa chính của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam;

2. Làm thất bại kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lược của địch.

Để thực hiện các mục tiêu chủ yếu trên đây, không những quân, dân miền Nam phải cố gắng vượt bậc mà Đảng và nhân dân miền Bắc cũng phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về chính trị, tơ tưởng và tổ chức; phải tăng cường chi viện kịp thời, mạnh mẽ về mọi mặt cho cách mạng miền Nam; đồng thời ra sức tăng cường lực lượng kinh tế và quốc phòng miền Bắc, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch. 

Về đường lối quắc tê, hội nghị chủ trương cùng các đảng anh em khôi phục và tăng cường đoàn kết giải quyết cáe mối bất đồng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tích cực ủng hộ phong trào chống chủ nghĩa đế quốc và thực dân, ra sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới. kể cả nhân dân Mỹ, đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. 

Lúc này, Mắc Namara và Taylo lại sang Sài Gòn (từ ngày 8-3 đến ngày 12-3-1964) 2 để biểu thị sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Nguyễn Khánh và đốc thúc chính quyền này đẩy mạnh nỗ lực chiến tranh. Sau đó, khi về Mỹ, phái đoàn Mắc Namara - Taylo đệ trình lên Giônxơn nhưng kiến nghị mới và những kiến nghị này đã được Tổng thống Mỹ phê duyệt, trở thành bị vong lục Về hành động an ninh quốc gia số 288, ngày 17-3-1964, mà nội dung cơ bản là tăng cường hiệu lực chỉ huy trực tiếp của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, tăng viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn, tiến hành các hoạt động khiêu khích, đe doạ, phung phá, gây sức ép đối với miền Bắc Việt Nam. . .

Trên thực tế, từ những tháng đầu năm 1964, Mỹ thay đổi toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp Mỹ ở Sài Gòn, tăng lực lượng cố vấn, yểm trợ Mỹ từ 22.400 người năm 1963 lên 26.200 năm 1964 tăng viện trợ vũ khí, thiết bị chiến trường cho quân đội Sài Gòn, điều chỉnh thế bố trí chiến lược trên chiến trường, đẩy mạnh chương trình bình định, đặc biệt ở những vùng “ưu tiên quốc gia”; tăng cường các hoạt động chống phá miền Bắc, tìm cách lôi kéo, gây sức ép đối với chính phủ hai nước Lào, Campuchia và ra sức lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung hòng cô lập cách mạng Việt Nam. 

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, công tác chỉ đạo và chi viện cho chiến trường miền Nam được xúc tiến mạnh mẽ. Quân uỷ Trung ương tăng cường một số cán bộ có kinh nghiệm xây dựng chủ lực và chỉ huy tác chiến tập trung vào Nam Bộ, Tây Nguyên, Khu V*; chỉ đạo Miền và các quân khu khẩn trương xây dựng lực lượng chủ lực, hình thành từng bước các bộ chỉ huy chiến dịch. Một số trung đoàn chủ lực được huấn luyện và trang bị rời hậu phương miền Bắc vào Nam, tăng cường cho khối chủ lực sẵn có trên chiến trường. Trong điều kiện cuộc chiến tranh ngày càng gia tăng cả về quy mô và cường độ, để xây dựng Tây Nguyên thành chiến trường đánh tiêu diệt lớn, ngày 1-4-1964, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Tây Nguyên, lấy mật danh là Mặt trận B3. Miền Đông Nam Bộ cũng từng bước được xây dựng thành chiến trường đánh tiêu diệt lớn . . .


_________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd t. 24, tr.839.
2. Tướng Uyliam Oétmolen thay Háckin làm Tư lệnh các lực lượng quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam; Mác xoen Taylo thay Cabốtlốt làm Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn.
* Đồng chí Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn, Chu Huy Mân, Trần Độ Hoàng Cầm, Nguyễn Hoà...
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #56 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 05:58:59 pm »


Ngày 27-3-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt tại Hà Nội. Đây là cuộc vận động chính trị lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở thời điểm trọng đại, khi đế quốc Mỹ đang ráo riết chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Trong Báo cáo chính trị đọc tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, nếu đế quốc Mỹ “liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại”.

Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phổ biến rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Tháng 4 - 1964, Ban Bí thư ra chỉ thị phát động phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai”, ra sức xây dựng bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam.  Được hậu phương miền Bắc chi viện khá mạnh mẽ và toàn diện, lực lượng cách mạng miền Nam tiếp tục có bước phát triển, đặc biệt là lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Đến cuối năm 1964, lực lượng vũ trang miền Nam đã có 11 trung đoàn và 15 tiểu đoàn chủ lực, 25 tiểu đoàn và 90 đại đội bộ đội địa phương, 20 vạn du kích. Sự phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân, đặc biệt là sự lớn mạnh của khối chủ lực gắn liền với việc mở rộng hậu phương, căn cứ địa tại chỗ trên các chiến trường. Vào năm 1964, các căn cứ địa của cách mạng miền Nam từ miền tây các tỉnh đồng bằng Trung Bộ và Tây Nguyên đến miền Đông Nam Bộ tới Trung và Tây Nam Bộ đã thành một hệ thống liên hoàn. Vùng giải phóng tiếp tục được củng cố, mở rộng. . .

Trên cơ sở thế trận và lực lượng được tăng cường, quân, dân các chiến trường, các địa phương miền Nam hên tiếp mở các đợt hoạt động quân sự và phá ấp chiến lược trên diện rộng. Lực lượng vũ trang ba thứ quân đẩy mạnh tiến công địch, chặn đánh quyết liệt các cuộc hành quân càn quét của chúng. Trong quá trình đó, trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang ta, nhất là của bộ đội chủ lực ngày càng được nâng lên; tác chiến của bộ đội chủ lực nâng từ quy mô cấp tiểu đoàn lên đến trung đoàn. Nhiều trận đánh, chủ lực và bộ đội  địa phương ta tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn địch như trận tiêu diệt Tiểu đoàn 17 quân đội Sài Gòn .

Ở Bến Tre (tháng 5-1964), trận An Lão (tháng 8-1964), trận Kỳ Sanh ở Quảng Nam (tháng 8-1964) . . . Trong khi đó, ở vòng trong, lực lượng đặc công, biệt động mở các cuộc tập kích táo bạo vào một số căn cứ và cơ quan đầu não địch như trận tập kích sân bay Tân Sơn Nhất (ngày 18-l-1964), phá huỷ 60 máy bay; đánh mìn rạp Kinh Đô (ngày 16-2-1964) làm chết và bị thương 150 lính Mỹ; trận đánh tàu Card trọng tải 15.000 tấn, chở 19 máy bay lên thẳng cập cảng Sài Gòn (ngày 2-5-1964), giết chết 15 tên Mỹ, khiến địch kinh hoàng.

Kết hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự, quân, dân các địa phương miền Nam đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, vùng làm chủ. Điểm nổi bật của phong trào chống phá bình định thời kỳ này là tính rộng khắp của phong trào, là sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và hiệu quả giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng nhân dân; là sự hình thành hệ thống làng xã chiến đấu liên hoàn ở những vùng mới giải phóng. . .

Kế hoạch bình định năm 1964 của địch, về cơ bản đã phá sản. Số ấp chiến lược địch gom được lúc cao nhất trong tháng 6-1963 là 7.512, sụt xuống 4.672 ấp cuối năm đó và chỉ còn 3.300 ấp cuối năm 1964, nhưng ngay cả số ấp còn lại thì cũng chỉ có khoảng 5% là đạt tiêu chuẩn mà chúng đề ra.  Nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa những thắng lợi, quân và dân ta ở miền Nam đã giành được, tháng 9-1964, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra chủ trương tranh thủ thời cơ cố gắng đánh bại hoàn toàn quân nguy trước khi quân Mỹ nhảy vào. Bộ Chính trị giao cho Quân uỷ Trung ương Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị kế hoạch chiến lược và chỉ đạo lực lượng vũ trang Miền và các quân khu thực hiện các trận đánh lớn, tiêu diệt và làm tan rã đài bộ phận quân đội Sài Gòn.

Tăng cường cán bộ lãnh đạo cho cách mạng miền Nam, tháng 9-1964, Bộ Chính trị cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Uỷ viên Bộ Chính trị, vào miền Nam. Cùng đi với đồng chí có nhiều cán bộ cao cấp, những người nhiều kinh nghiệm xây dựng chủ lực, lãnh đạo và chỉ huy tác chiến tập trung. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, tháng 10-1964, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh chỉ thị mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964 - 1965 trên khắp chiến trường miền Nam.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #57 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 10:20:47 pm »


Chấp hành chỉ thị của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, sau một thời gian chuẩn bị, các chiến trường mở một số chiến dịch tiến công quy mô tương đối lớn, thời gian dài, trên một địa bàn rộng.

Ở miền Đông Nam Bộ, Quân uỷ, Bộ chỉ huy Miền mở chiến dịch Bình Giã, sử dụng 2 trung đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn hoả lực Miền, 2 tiểu đoàn chủ lực Quân khu 7, 1 tiểu đoàn chủ lực Quân khu 6 và các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, du kích các xã, ước tính lên tới 7.000 quân, tiến công địch trên một địa bàn rộng khoảng 500 km2 thuộc các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hoà, Bình Thuận.

Ngày 2- 12-1964, chiến dịch Bình Giã mở màn bằng trận tiến công ấp chiến lược Bình Giã của Đại đội 445 bộ đội địa phương tỉnh  Bà Rịa. Tuy trận đánh không thành, nhưng buộc địch phải điều Tiểu đoàn biệt động quân 38 xuống phía tây nam Đức Thạnh để giữ ấp Bình Giã. Đêm 7- 12, quân ta đánh lại ấp Bình Giã và pháo kích chi khu quân sự Đất Đỏ. Địch buộc phải mở cuộc hành quân Bình Tuy 33 trong khu vực tứ giác Đức Thạnh - Xuân Sơn - Xuân Khai - Long Nhung nhằm diệt và đẩy lực lượng ta ra khỏi khu vực tác chiến.

Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt và kéo dài đến ngày 3- 1-1965 mới kết thúc. Trong khoảng thời gian đó, quân ta kết hợp các chiến thuật phụt kính, bao vây tiến công vào các cánh quân cửa lực lượng biệt động, lính thuỷ đánh bộ, lính cộng hoà nguy ở phía tây lộ, phía nam Bình Giã và ở Quảng Giáo, lộ 15, Hoài Đức, Tánh Linh, v.v.. Kết quả của chiến dịch Bình Giã, ta tiêu diệt 1.755 tên, bắt 193 tên, phá huỷ một số lớn phương tiện chiến tranh của địch, thu nhiều vũ khí, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy phá từng mảng ấp chiến lược ven đường số 2, đường số 15 thuộc các huyện Đất Đỏ, Long Thành, Nhơn Trạch, giải phóng huyện Hoài Đức, mở rộng căn cứ Hát Dịch nối với Chiến khu Đ và căn cứ của tỉnh Bình Thuận thuộc Khu VI.

Chiến thắng Bình Giã đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt là không tránh khỏi. Bộ Quốc phòng Mỹ thú nhận “Bình Giã là một thất bại trông thấy của quân đội Sài Gòn”. Qua Bình Giã “Quân đội Việt Nam cộng hoà không đủ sức đương đầu với Việt cộng” 1

Ở Khu V, Bộ Tư lệnh Quân khu sử dụng Trung đoàn 2 chủ lực quân khu (thiếu 1 tiểu đoàn), Tiểu đoàn 409 đặc công, cùng lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Bình Định và hai huyện An Lão 2, Hoài Nhơn tiến công chi khu quân sự An Lão mở đầu đợt hoạt động Đông Xuân trên địa bàn Khu V, nhằm diệt địch phát động nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược giải phóng vùng đồng bằng phì nhiêu nơi đây. 

Trận đánh diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8- 12- 1964. Toàn bộ lực lượng địch chiếm đóng ở An Lão bị loại khỏi vòng chiến đấu, quân tăng viện cũng bị ta đánh thiệt hại nặng; thương vong lên tới gần 700 tên. Được đòn quân sự hỗ trợ, nhân dân nổi dậy diệt ác, phá kìm, giải phóng hoàn toàn huyện An Lão. 

Với chiến thắng An Lão, lần đầu tiên ở Khu V, bộ đội ta vận dụng thành công chiến thuật vây điểm, diệt viện và đánh dịch đổ bộ đường không, mở ra khả năng bộ đội ta đánh tiêu diệt từng đơn vị lớn địch, phá vỡ từng khu vực phòng thủ rộng của chúng. Đây là bước phát triển mới về thế và lực của lực lượng vũ trang Khu V.

Phối hợp với chiến dịch An Lão, các địa phương khác trên địa bàn Quân khu 5 đẩy mạnh tiến công quân sự, hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân. Lực lượng vũ trang quân khu tiến công cứ điểm Chóp Chài - cách thị xã Tuy Hoà 9 âm về phía tây và diệt gọn lực lượng cứu viện. Lực lượng vũ trang Quảng Nam đánh địch trong thị xã Tam Kỳ, pháo kích cứ điểm Cây Sanh. Tại Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, lực lượng vũ trang ta tiến công vào một số căn cứ, chi khu, quận lỵ địch, đánh thắng nhiều cuộc càn của chúng. 

Sau chiến thắng An Lão, Quân khu 5 mở tiếp đợt hoạt động mùa Xuân năm 1965, tiến công và nổi dậy rộng khắp, trọng điểm trên ba hướng là Bình Định và đông Gia Lai, Quảng Nam, bắc Kon Tum. Lực lượng vũ trang ta tiến công địch ở cứ điểm Việt An (Quảng Nam), ở Dương Liễu - Đèo Nhông (hướng Bình Định), tập kích trại lính Mỹ Hôlôuây và sân bay Cù Hanh (ở thị xã Plâyku), tiến công các đồn bốt ở Đắc Giao, Đắc Long. Đánh thắng cuộc phản kích của hai trung đoàn chủ lực quân Sài Gòn và một tiểu đoàn lính biệt động lên Kon Tum . . .


________________________
1. Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ..., Tlđd, t.2, tr.25. 
2. An Lão là một huyện thuộc tỉnh Bình Định, nằm gọn trong khu vực thung lũng sông An Lão với chiều dài 22 km và chiều rộng 4 km. Địch thiết lập tại đây một chi khu quân sự do hai đại đội bảo an, một trung đội lính cộng hoà và một trung đội súng cối trấn giữ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #58 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 10:22:42 pm »


Kết quả đợt hoạt động Đông Xuân 1964 - 1965, đặc biệt đòn tiến công của chủ lực Quân giải phóng trên các chiến trường miền Nam, đã đẩy chiến lược chiến tranh đặc biệt đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Trước tình hình đó, chính quyền Mỹ một mặt ráo riết chuẩn bị cho sự thay đổi chiến lược chiến tranh, mặt khác, gia tăng cáe hoạt động chống phá miền Bắc và đẩy mạnh nỗ lực quân sự ở miền Nam. 

Ngày 7-2- 1965, Mỹ dùng không quân mở cuộc tiến công Mũi lao lửa 1 (Fleiming Dart 1), đánh phá Vĩnh Linh, Đồng Hới (Quảng Bình). Tiếp đó, ngày 13-2, chúng mở tiếp Mũi lao lửa 2, đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 19 trở vào. Bắt đầu từ ngày 2-3, chúng triển khai chiến dịch ném bom, bắn phá rộng rãi miền Bắc với tên gọi Sấm rền (Rolling Thunder) . 

Ngày 8-3-1965, 2 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng. Cuộc chiến đã vượt quá khuôn khổ chiến lược chiến tranh đặc biệt, mang những yếu tố của một cuộc chiến tranh cục bộ. . . Chiến tranh đang lan ra miền Bắc .

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3-1965) chủ trương “chiến thắng eho kỳ được cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức độ cao nhất của địch ở miền Nam và tích cực chống lại và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân, hải quân của địch ngày càng ác liệt hơn ở miền Bắc.  Đồng thời chúng ta phải hết sức cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng đối phó để có thể thắng địch nếu chúng biến cuộc chiến tranh ở miền Nam hiện nay thành cuộc chiến tranh cục bộ, hoặc chúng gây ra cuộc chiến tranh cục bộ ở cả hai miền Nam Bắc chúng ta” 1.

Nhiệm vụ cơ bản trước mắt của quân và dân ta là: “Tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng cả nước giành thắng lợi quyết   định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra” 2.

Đối với miền Bắc, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương chủ trương: Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, hết sức coi trọng nhiệm vụ phòng thủ. . . để chống lại có hiệu quả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ, tích cực chi viện cho miền Nam và giúp đỡ cách mạng Lào. Trong tình hình cả nước có chiến tranh với mức độ và hình thức khác nhau, Trung ương xác định: “Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn, nhưng hậu phương ấy cũng đang có chiến tranh hạn chế và đang trực tiếp chiến đấu” 3. Vì vậy, trong hội nghị này, Trung ương quyết định chuyển hướng xây dựng nền kinh tế miền Bắc vào thời chiến để một mặt phù hợp với tình hình địch đánh phá, mật khác đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội thời chiến.

Bằng Nghị quyết 11, Ban Chấp hành Trương ương Đảng đã chủ động đi trước một bước chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức, về chiến đấu và xây dựng cho nhân dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc bước vào cuộc đọ sức trực tiếp với quân Mỹ.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hội nghị chính trị đặc biệt, và Sắc lệnh động viên thời chiến (27-4-1965), Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh chỉ thị cho eáe chiến trường đẩy mạnh tác chiến của bộ đội chủ lực, có những đợt hoạt động về chiến dịch cùng một lúc trên nhiều hướng, kết hợp tiến công quân sự với khởi nghĩa của quần chúng ở từng khu vực. 

Tháng 5- 1965, cuộc tiến công Hè Thu của quân dân ta trên chiến trường miền Nam bắt đầu.

Ở miền Đông Nam Bộ, Trung đoàn 1 (Trung đoàn Bình Giã) và Trung đoàn 2 chủ lực Quân giải phóng đánh chiếm phần lớn thị xã Phước Long, và chi khu quân sự Phước Bình, đập vỡ tuyến phòng thủ mạnh của quân đội Sài Gòn ở Sông Bé (11-5-1965). Tiếp đó, trong ba ngày từ ngày 9-6 đến ngày 12-6-1965, quân ta mở đợt hai chiến dịch, tiến công chi khu quân sự Đồng Xoài phía nam thị xã Phước Long 34 km - cứ điểm mạnh của địch trùm lên ngã tư quốc lộ 14 và tỉnh lộ 2, bảo vệ phía bắc Sài Gòn; đánh tan các cánh quân giải cứu, làm chủ toàn bộ chi khu quân sự này của địch.


___________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 26, tr. 105.
2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 26, tr. 109, 110.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #59 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 10:26:32 pm »

Sau chiến dịch, Trung đoàn 2 được vinh dự mang tên Trung đoàn Đồng Xoài Trung tuần tháng 7-1965, các đơn vị chủ lực Quân giải phóng bước vào đợt ba, tiến công địch ở Bầu Bàng, đánh chiếm Bù Đốp, buộc địch rút khỏi Bù Gia Mập. Ngày 22-7-1965, chiến dịch Đồng Xoài kết thúc. Từ đây, trên chiến trường Nam Bộ, quân chủ lực Sài Gòn có chiều hướng co lại, né tránh đụng độ với chủ lực ta.

Ở Khu V, từ ngày 29-5-1965, Trung đoàn 1 chủ lực Quân khu 5 và lực lượng vũ trang địa phương huyện Sơn Tịnh tiến công cứ điểm Gò Cao (còn gọi là Ba Gia) - một trong ba cứ điểm thuộc khu tam giác phòng ngự phía tây tỉnh Quảng Ngãi, mở đầu chiến dịch tây Sơn Tịnh (hoặc còn gọi là chiến dịch Ba Gia). Sau ba ngày chiến đấu có sự phối hợp chặt chẽ của nhân dân và du kích, quân ta đã đánh diệt quân địch trong cứ điểm, đánh tan cát cánh quân ứng cứu, hoàn toàn làm chủ trận địa, tiêu diệt, đánh thiệt hại 4 tiểu đoàn địch.  Trung đoàn 1 sau đó mang tên là Trung đoàn Ba Gia.

 Đây là lần đầu tiên trên chiến trường Khu V, một trung đoàn .  chủ lực của ta tiến công tiêu diệt một chiến đoàn chủ lực địch, trong đó có 1 tiểu đoàn thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược của quân nguỵ. Chứng tỏ sức mạnh và trình độ đánh tiêu diệt của chủ lực Quân giải phóng được nâng lên một bước mới.

Nhân đà thắng lợi, nhân dân các huyện Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Sơn Hà nổi dậy phá 100 ấp chiến lược, giải phóng hoàn toàn 27 xã với 20 vạn dân giành quyền làm chủ.

Bộ Quốc phòng Mỹ nhận xét về trận Ba Gia như sau: “Trận này kéo dài trong mấy ngày và kết thúc bằng sự thất bại hoàn toàn của quân đội Việt Nam cộng hoà. Hai tiểu đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn. Ba Gia là một tin khẩn cấp hoặc ít nhất cũng khẩn cấp đối với một số sĩ quan Mỹ đã được chứng kiến trận đó” 1.

Cuối tháng 5-1965, ở Tây Nguyên, Trung đoàn 320 và Tiểu đoàn 952 tiến công tiêu diệt quận ly Lệ Thanh, phục kích và giành thắng lợi trên đường 19- tây, bắt sống tên Phó tỉnh trưởng Plâyku; bao vây Đức Cơ. ở hướng Kon Tum, cuối tháng 6-1965, Trung đoàn 101 đánh chiếm cứ điểm PÔ Cô, trại lực lượng đặc biệt Tumơrông; lực lượng vũ trang Kon Tum tiến công tiêu diệt một số chốt từ Đắc Tô đến Đắc Pét . . .

Bước sang tháng 7- 1965, trên chiến trường Khu V, Trung đoàn 1 Quân giải phóng trở lại hoạt động ở Ba Gia. Tại đây, trung đoàn nổ súng tiến công cứ điểm Gò Cao lần thứ hai và giành thắng lợi: diệt Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 51 quân Sài Gòn, phá huỷ 8 xe quân sự, thu 170 khẩu súng các loại. Sau trận này, trung đoàn rút về đứng chân tại Vạn Tường. . .   

Đòn tiến công quân sự của lực lượng vũ trang ba thứ quân trên khắp chiến trường hỗ trợ cho nhân dân các địa phương nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng. ở Khu V, kết thúc đợt hoạt động Hè năm 1965, ta đã phá hàng trăm ấp chiến lược, đưa tổng số ấp chiến lược bị phá trên toàn khu lên tới hơn 2.000 trong tổng số 2.800 ấp mà địch đã lập. Ở Nam Bộ, ta phá rã, phá banh 4/5 tổng số ấp địch lập tại đây.

Đợt hoạt động Hè Thu 1965 là đòn tiến công quyết định làm thất bại kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara. Trong đợt hoạt động này, bằng việc kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, mà chiến dịch tiến công Đồng Xoài và Ba Gia là điển hình hợp thành cột mốc đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược chiến tranh đặc biệt, đẩy chính quyền Sài Gòn lún sâu thêm vào cuộc khủng hoảng chính trị.

Dù vậy, với tiềm lực và sức mạnh quân sự, kinh tế dồi dào, với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ chưa từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam.  Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân, dân ta, đứng trước thử thách to lớn do hành động phiêu lưu quân sự mới của đế quốc Mỹ trên cả hai miền Nam, Bắc.


II- XÂY DỰNG MIỀN BẮC THÀNH HẬU PHƯƠNG CHIẾN LƯỢC CỦA CẢ NƯỚC,
ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA KHÔNG QUÂN, HẢI QUÂN MỸ


Chống phá miền Bắc là một nỗ lực thường xuyên, gắn bó chặt chẽ và ngày càng gia tăng theo nhịp độ chiến tranh trên bộ ở miền Nam của đế quốc Mỹ.

Về phía ta, ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc được xác định là nền tảng, là gốc rễ của sự nghiệp đấu tranh hoàn thành độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc. Củng cố, xây dựng miền Bắc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9- 1960) chủ trương phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, biến miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước; xem đó là nhân tố giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, đối với sự đấu tranh thống nhất nước nhà.


__________________________________
1. Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ..., Tlđd, t.2, tr.88.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM