Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:46:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 11  (Đọc 126079 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #40 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 01:37:59 am »


Trái lại địch bị động về toàn cục, chúng không thể cai trị được theo ý muốn của chúng. Chính do lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng, chủ yếu là công nông đã làm thất bại về căn bản chính sách phản động của địch trong mấy năm qua. Thắng lợi căn bản ấy của phong trào cách mạng miền Nam làm cho tình hình chính trị, kinh tế, xã hội miền Nam càng khủng hoảng trầm trọng hơn, nội bộ địch càng mâu thuẫn hơn, địch sẽ gặp nhiều khó khăn mà không sao chúng thoát ra được. Tình hình ấy sẽ làm cho địch càng bị động, càng bị cô lập hơn” 1.

Xứ uỷ chỉ rõ những hạn chế của phong trào là sử dụng vũ trang tuyên truyền hỗ trợ thúc đẩy đấu tranh chính trị chưa đúng mức, có nơi cố thủ quá, đối phó với địch chưa tương xứng, có nơi không dám sử dụng cho nên địch có lấn lướt uy thế đấu tranh của quần chúng làm thiệt hại cơ sở cách mạng khá trầm trọng.

Xứ uỷ rút ra bài học thắng lợi trong mấy năm qua là:Ta đã biết dựa vào lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu, lấy đấu tranh chính trì rộng rãi của quần chúng là chính và giữ thế công khai hợp pháp của phong trào. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh chống các chính sách của địch để đưa cách mạng tiến lên.

Xứ uỷ đề ra nhiệm vụ căn bản trước mắt là:

1. Giữ vững và đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, lấy đấu tranh chính trị rộng rãi và mạnh mẽ của quần chúng làm chính, đồng thời kết hợp hoạt động vũ trang để chống chính sách khủng bố tàn bạo, chính sách bóc lột vơ vét, chính sách cướp nước và bán nước nô dịch dân tộc và gây chiến của Mỹ - Diệm. Ngăn chặn và đẩy lùi từng bướt mọi chính sách của địch, đẩy địch vào thế bị động và cô lập hơn nữa về chính trị, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.

2. Ra sức xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng tồn tại trong phong trào, tích cực tích trữ và bảo tồn lực lượng cách mạng để khi có điều kiện nắm lấy thời cơ chiến thắng hoàn toàn kẻ địch, giành lấy thắng lợi cuối cùng 2.
 
Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ căn bản trước mắt thành công, Xứ uỷ nhắc nhở các đảng bộ địa phương: “Cần phải tích cực khắc phục kịp thời những khuynh hướng sai lầm của tư tưởng bi quan, dao động, hữu khuynh, rụt rè, co rút, không dám đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng, đồng thời chống tư tưởng manh động phiêu lưu, nôn nóng muốn dốc lực lượng ra đấu tranh, hoặc muốn phát động du kích chiến tranh, coi thường khả năng đấu tranh chính trị của quần chúng. . .

Cần phải nhận rõ rằng: mọi hoạt động võ trang hiện nay đều nhằm phục vụ cho phong trào đấu tranh chính trị, hỗ trợ thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền khi có đủ điều kiện và thời cơ thuận lợi. Do đó eần thấu suốt nguyên tắc “sử dụng lực lượng võ trang hiện nay chỉ là một chiến thuật để phục vụ chiến lược đấu tranh chính trị của quần chúng, mở rộng sự sử dụng có tính chất chiến lược là sai lầm nhưng không sử dụng theo phương châm chiến thuật kịp thời có mức độ thì cũng không đúng” 3 .

Giữa lúc khí thế cách mạng đang lên, quần chúng đang ở vào tình thế “không thể sống như trước được nữa”, còn chính quyền Diệm cũng “không thể tiếp tục thống trị theo ý muốn của chúng”, Nghị quyết Xứ uỷ Nam Bộ lần thứ tư và Nghị quyết Trung ương 15 được phổ biến đến các đảng bộ đã thổi bùng phong trào nổi dậy đồng loạt ở Nam Bộ, tạo nên một cao trào cách mạng làm chuyển biến cục diện chiến trường.

Ngay sau khi Hội nghị Xứ uỷ, tháng 12- 1959, Hội nghị Liên tỉnh uỷ miền Trung Nam Bộ (gồm các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang) được tổ chức. Hội nghị nhận định: Các tỉnh miền Trung Nam Bộ đã trải qua một thời kỳ đen tồi, cơ sở cách mạng bị tổn thất, có nơi tổn thất nghiêm trọng, nhưng lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân vẫn một lòng, một dạ quyết tâm kháng chiến đến cùng.

Trước tình hình bức xúc trong toàn khu, mặt khác được chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung khích lệ, quán triệt Nghị quyết Trung ương 15 và Nghị quyết Xứ uỷ lần thứ tư Liên tỉnh uỷ miền Trung Nam Bộ chủ trương:


_______________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 20, tr. 978-979. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 20, tr. 985-986.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 20, tr.987-988.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #41 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 09:53:04 am »


Đối với các tỉnh tiếp giáp căn cứ Đồng Tháp Mười, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang hỗ trợ nhân dân nổi dậy, phá thế kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ thôn ấp, mở rộng căn cứ du kích, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị nổi dậy khởi nghĩa đồng loạt.

Đối với các tỉnh do địch kiểm soát hoàn toàn, ta có ít cơ sở, cần phải khẩn trương tổ chức, xây dựng lực lượng chính trị, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường hoạt động diệt ác, hỗ trợ cho khởi nghĩa. 

Liên tỉnh uỷ quyết định tháng 1-1960, phát động quần chúng nổi dậy trong toàn khu (Khu VIII) .  Nhằm bảo đảm cho cuộc nổi dậy thắng lợi, Liên tỉnh uỷ chỉ đạo các tỉnh có lực lượng vũ trang mạnh, hoạt động có hiệu quả, khí thế cách mạng đang lên phải hỗ trợ cho các tỉnh phong trào còn yếu. Cụ thể: Kiến Phong hỗ trợ An Giang, Kiến Tường; Long An hỗ trợ Mỹ Tho, Gò Công. 

Thực hiện chỉ đạo của Liên tỉnh uỷ, trong tháng 1-1960, hàng loạt tỉnh ở Trung Nam Bộ đã đồng loạt nổi dậy. Trong số đó, nổi bật nhất là cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre. Đây là một tỉnh nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre cũng là nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường. 

Trong các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, hàng loạt cán bộ, đảng viên tỉnh Bến Tre bị địch bắt và thủ tiêu. Nhiều cơ sở đảng, cơ sở quần chúng bị tan vỡ. Tính đến cuối năm 1959, địch đã sát hại 2.519 cán bộ, đảng viên, bắt 17.000 người.  Trong 115 xã chỉ có 18 xã có chi bộ đảng. Mặc dù vậy địch không khuất phục nổi người dân Bến Tre.  Cuối năm 1959 đầu năm 1960, tình thế cách mạng xuất hiện, Tỉnh uỷ Bến Tre, dưới sự chỉ đạo của Liên tỉnh uỷ Trung Nam bộ đã tổ chức cho nhân dân nổi dậy làm cuộc đồng khởi thành công.

Cuộc đồng khởi bắt đầu vào ngày 17-1-1960 từ ba xã điểm là Định Thuỷ, Bình Khánh, Phước Hiệp thuộc huyện Mỏ Cày, sau đó lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày và các huyện khác trong tỉnh.

Tại Định Thuỷ, 8 giờ sáng, tổ hành động diệt Tổng đoàn dân vệ Minh Đạt (11 tên) do Đội Tý chỉ huy, một tổ khác kết hợp với cơ sở nội tuyến vận động anh em binh sĩ ở đồn Vàm Nước’ Trong nổi dậy phá đồn, diệt ác ôn, giải tán tề xã thu vũ khí.

Sát với Định Thuỷ là Phước Hiệp. Cuộc nổi dậy ở đây bắt đầu lúc 18 giờ. Các tổ hành động cùng nhân dân bao vây đồn đần vệ và trụ sở Hội đồng xã. 20 giờ tổ hành động dùng loa truyền quân lệnh của Tiểu đoàn 502 gọi địch trong đồn ra hàng, nhưng chúng ngoan cố chống cự 1.

Lúc này, với số súng thu được của địch ở xã Định Thuỷ, tỉnh đã lập bốn tiểu đội vũ trang. Lập tức, một tiểu đội được điều sang hỗ trợ cho Phước Hiệp. Nhưng cả đêm 17-1, ta không giải quyết được đồn . Sáng 18- 1 , địch tăng cường lính bảo an từ quận về ứng cứu, bị ta đánh diệt; bọn địch trong đồn hoảng sợ, đang đêm (18-1), chúng bỏ đồn chạy về quận.  Thừa cơ, nhân dân san bằng đồn và trụ sở Hội đồng xã, giải tán tề xã, tề ấp, giải phóng toàn xã vào sáng ngày 19-1-1960. 

Ở xã Bình Khánh, địch đánh hơi thấy quần chúng chuẩn bị nổi dậy, chúng tăng cường lực lượng công an quận về xã để giữ an ninh. Ngày 18-1-1960, tổ hành động dùng mưu cướp súng địch, bắt sống chúng rồi nổi trống mõ phát lệnh đồng  khởi. Quần chúng bao vây đồn dân vệ, lùng bắt tề điệp, phát loa kêu gọi địch đầu hàng. Địch chống trả quyết liệt. Một tổ vũ trang của tỉnh được điều tới hỗ trợ. Đến ngày 20- 1- 1960, đồn Bình Khánh bị san bằng, toàn xã được giải phóng.

Đồng khởi hoàn toàn thắng lợi tại ba xã điểm. Từ đây phong trào lan nhanh ra toàn tỉnh. Trong vòng một tuần lễ (từ ngày 17 đến ngày 24-l-1960), 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trộm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú đều nhất tề nổi dậy. Có 22 xã giải phóng hoàn toàn, 25 xã khác giải phóng cơ bản.


________________________
1. Bến Tre cho đến lúc đồng khởi vẫn chưa thành lập được một đơn vị vũ trang nào, để làm nòng cốt trong việc diệt ác trừ gian, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, thanh niên được tập hợp thành những tổ hành động lấy danh nghĩa Tiểu đoàn 502.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 09:54:59 am »


Trong tuần lễ đồng khởi, trên 300 tề điệp, dân vệ, ác ôn bị bắt, 37 đồn bị bức rút, bức hàng. Ta thu 150 súng cùng nhiều đạn và lựu đạn. Với số vũ khí thu được của địch, tỉnh thành lập đại đội vũ trang đầu tiên mang phiên hiệu 264. 

Cùng với Bến Tre, thực hiện chủ trương chung của Liên tỉnh uỷ Trung Nam Bộ, các tỉnh Long An, Kiến Phong, Kiến Tường, Mỹ Tho, Gò Công và An Giang cũng phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm giành quyền làm chủ nông thôn.

Mặc dù không thống nhất về thời gian (có tỉnh thì nổi dậy tháng 1, có tỉnh tháng 2) do đặc điểm riêng của mỗi tỉnh, nhưng đợt đồng khởi lớn đầu tiên đã diễn ra trên khắp các tỉnh miền Trung Nam Bộ. Nhìn chung, các tỉnh đều giành được thắng lợi với những mức độ khác nhau, có tỉnh thắng lợi còn hạn chế (Gò Công, Mỹ Tho) . Song những thành công và chưa thành công trong đợt đồng khởi lớn này đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong chỉ đạo khởi nghĩa của Đảng ta.

Các tỉnh miền Tây Nam Bộ, do so sánh tương quan lực lượng địch, ta ở đây khác với các tỉnh miền Trung Nam Bộ, nên Liên tỉnh uỷ miền Tây không có chủ trương nổi dậy đồng loạt trong toàn khu (Khu IX) mà tuỳ điều kiện cụ thể từng tỉnh tổ chức cho quần chúng nổi dậy theo khả năng của mình.

Tại Cà Mau, ngày 6- 1 1- 1960, một bộ phận của Tiểu đoàn Ngô Văn Sở tiến công cứ điểm Hòn Khoai (cách đất liền 20 km), sau đó bộ đội cùng du kích và nhân dân nổi dậy diệt và bức rút các đồn dân vệ, giải phóng các xã Viên An, Tân ân.  Phong trào phát triển đến tận thị xã Cà Mau. 

Ở Rạch Giá, ngày 13-2-1960, Đại đội 202 của Tiểu đoàn Ngô Văn Sở tập kích địch tại Xẻo Cạn. Ngày 15-2-1960, Đại đội 203 (Tiểu đoàn Ngô Văn Sở) tiến công chi khu Gò Quào.  Cùng thời gian, Tiểu đoàn Lê Quang ở Hà Tiên hỗ trợ nhân dân trong khu trù mật Ba Thê phá tan hệ thống kìm kẹp, đốt hết nhà cửa trở về quê cũ. . . Cùng với các trận đánh của lực lượng vũ trang, quần chúng khắp nơi trong toàn tỉnh nổi dậy, phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở cơ sở, giành quyền làm chủ. :

Cũng như Rạch Giá, Cà Mau, hầu khắp các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ đã nổi dậy khởi nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Cùng với phong trào nổi dậy đồng loạt, lực lượng vũ trang địa phương (tỉnh, huyện, xã) vừa hình thành và phát triển đã phát huy ngay vai trò tích cực của mình, làm nòng cốt cho quần chúng đấu tranh giành quyền làm chủ. 

Một tuần sau đồng khởi ở Bến Tre, ngày 25- 1- 1960, tại miền Đông Nam Bộ, trận đánh Tua Hai gây tiếng vang lớn.  Năm 1959, Xứ uỷ đã chỉ thị cho Ban quân sự Liên tỉnh miền Đông Nam Bộ đẩy mạnh hoạt động vũ trang và phải đánh cho được một trận lớn làm thôi động toàn miền, tạo cơ sở cho nhân dân đồng loạt khởi nghĩa giành chính quyền ở cơ sở. 

Tháng 1-1960, Hội nghị cán bộ quân sự miền Đông Nam Bộ họp ở Bàu Giá (Tây Ninh) . Sau khi cân nhắc, tính toán các phương án, hội nghị đã quyết định đánh Tua Hai - căn cứ Trung đoàn 32 nguỵ.

Tua Hai thuộc Tràng Sụp, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) nằm trên đường 22 đi Kông Ông Chàm (Campuchia) cách thị xã Tây Ninh 7 km. Lực lượng định đóng trong căn cứ, theo phúc trình của Đại tá Nguyễn Hữu Có - Tư lệnh Quân khu 1 nguỵ, là 1.694 tên. Trong số đó, 180 tên đang hành quân bảo vệ an ninh trong dịp Tết. 200 tên được phép về nhà, 424 tên biệt phái công tác xa, còn lại trong căn cứ 890 tên, có 343 tân binh. Đây không chỉ là căn cứ trung đoàn mà còn là nơi huấn luyện biệt kích và bàn đạp để quân nguỵ mở các hành quân đánh phá căn cứ cách mạng. 

Tua Hai cũng là nơi ta xây dựng được cơ sở nội tuyến khá mạnh. Tại đây ta tổ chức cả một chi bộ chịu sự lãnh đạo từ bên ngoài của một huyện uỷ viên, có lúc là tỉnh uỷ viên chuyên trách.

Tham gia đánh Tua Hai có 3 đại đội bộ binh, 1 đại đội đặc công trực thuộc Ban Quân sự Miền cùng bộ đội địa phương tỉnh Tây Ninh. Chỉ huy trận đánh có các đồng chí: Nguyễn Hữu Xuyến - Chỉ huy trưởng, Mai Chí Thọ - Chính trị viên, Lê Thanh - Chỉ huy phó 1.


____________________________
1. Xem: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh - Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Chiến thắng Tua Hai và phong trào đồng khởi ở miền Đông Nam Bộ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.173.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #43 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 09:56:00 am »


Nhằm vào đêm 28 Tết (tức đêm 25 rạng ngày 26-1-1960), khi binh lính địch đã về nghỉ Tết khá đông, ta nổ súng tiến công căn cứ. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng loạn không kịp đối phó.

Nguyễn Hữu Có trong phúc trình ngày 1-2-1960 đã thừa nhận: “Sức kháng cự của Tiểu đoàn 1 và 2, Trung đoàn 32 dường như không có vì bị tấn công bất ngờ và các kho vũ khí bị chiếm . . . sự kháng cự của đội trọng pháo rất yếu ớt vì đa số binh sĩ không có súng” 1.
 
Sau 3 giờ, ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Kết quả, ta diệt Sở Chỉ huy Trung đoàn 32, diệt và làm tan rã Tiểu đoàn 1 và 2, tiêu hao Tiểu đoàn 3, bắt giáo dục thả tại chỗ 500 tù binh, thu gần 1.000 súng các loại. Địch thú nhận, chúng chết và bị thương 76, mất 783 súng các loại. 

Tua Hai là trận đánh lớn diệt được nhiều địch, thu được nhiều vũ khí nhất của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam kể từ sau khi Hiệp đinh Giơnevơ được ký kết. Nó đánh dấu bước phát triển mới về trình độ tổ chức, chỉ huy và hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang miền Đông.

Điều quan trọng hơn là chiến thắng mang ý nghĩa chính trị to lớn. Địch hoang mang không biết rõ thực lực ta ra sao mà dám tiến công vào căn cứ trung đoàn chủ lực mạnh của chúng. Nhiều tên ác ôn, thậm chí cả Tỉnh trưởng Tây Ninh lo sợ một căn cứ trung đoàn còn bị ta tiến công như vậy thì việc tiến công vào thị xã chắc cũng không khó khăn gì. Điều này làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên, đêm đến phải trốn đi nơi khác vì sợ “chủ lực Bắc Việt tiến công” .  Tua Hai như tiếng kèn hiệu lệnh cho cuộc nổi dậy đồng loạt không chỉ ở Tây Ninh mà cả miền Đông Nam Bộ. 

Ở Tây Ninh, chỉ trong một thời gian ngắn sau chiến thắng Tua Hai, quân và dân trong tỉnh đã nhất tề đứng lên, quét sạch bộ máy kìm kẹp của địch ở nông thôn, dồn địch về thị xã, thị trấn, gỡ 30 đồn trong tổng số 60 đồn bốt của địch.  Trong 49 xã, tỉnh giải phóng hoàn toàn 24 xã, giải phóng cơ bản 19 xã. Tề điệp và dân vệ tan rã từ 70 đến 80%. Lực lượng vũ trang Tây Ninh phát triển nhanh chóng.

Tháng 2- 1960, tỉnh thành lập tiểu đoàn đầu tiên: Tiểu đoàn 14. Các huyện có các đại đội C40 (Châu Thành), C41 bến Cầu), C315 (Dương Minh Châu), C245 (thị xã)... Các xã xây dựng các đội du kích (trong 49 xã, có 44 xã lập đội du kích).

Đến hết quý I năm 1960, hầu khắp các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ đều đã nổi dậy tiến công địch giành quyền làm chủ ở mức độ khác nhau.

Nằm giữa địa bàn miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định tuy không nổi dậy đồng loạt, mạnh mẽ như các tỉnh khác bởi lực lượng địch tập trung ở đây quá mạnh. Song, trong hai tháng 2 và 3-1960, nhân dân các xã Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức và một số ấp thuộc xã An Nhơn Tây, Trung Lập, Bắc Củ Chi (tỉnh Gia định) đã nổi dậy giành quyền làm chủ. 

Ở nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn, Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị. Trọng tâm hành động là mở đợt đấu tranh vạch trần tội ác chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, đồng thời kết hợp đòi quyền dân sinh, dân chủ cho quần chúng lao động.  Tính chung, trong đợt đồng khởi lớn đầu tiên (đầu năm 1960) với hai ngọn cờ tiêu biểu là Bến Tre và Tây Ninh, ta đã làm tan rã một mảng lớn bộ máy kìm kẹp của địch ở cơ sở. 

Thắng lợi bước đầu này đã làm cho địch hết sức cay cú và hoang mang. Để trấn an tinh thần binh lính nguỵ và giành lại những gì đã mất, Diệm một mặt, tăng cường hành quân càn quét các vùng nông thôn ở đồng bằng Nam Bộ, nhất là các trọng điểm Bến Tre, Kiến Phong, Kiến Tường, Long An...  mặt khác, chúng tăng cường kiểm soát chặt chẽ dân chúng, đóng thêm đồn bốt. . . Mặc dù vậy, Mỹ - Diệm không ngăn nổi phong trào của quần chúng, ngược lại còn bị thêm tổn thất. 

Ngày 25-3-1960, quân đội Sài Gòn mở cuộc hành quân lớn với gần 10.000 quân gồm lính thuỷ đánh bộ, dù, biệt động...  đánh vào ba xã điểm đồng khởi của tỉnh Bến Tre là Bình Khánh, Phước Hiệp và Định Thuỷ. Đi đến đâu chúng bắn giết, đốt phá, cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ tới đó. Tỉnh uỷ quyết định phát động quần chúng đấu tranh trực diện với địch, đồng thời huy động phụ nữ kéo ra quận, tố cáo tội ác đòi địch phải rút quân. Lực lượng vũ trang bám trụ bên trong, lừa thế đánh địch, bảo vệ cơ quan lãnh đạo và nhân dân, đồng thời tìm cách rút khỏi vòng vây an toàn.


__________________________
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh - Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Chiến thắng Tua Hai và phong trào đồng khởi ở miền Đông Naln Bộ, Sđd, tr. 178 .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 09:58:37 am »

Ngày 1-4, nhân dân ba xã Định Thuỷ, Bình Khánh, Phước Hiệp “tản cơ ngược ra thị trấn Mỏ Cày, tố cáo lính địch càn quét, cướp của giết người, hãm hiếp phụ nữ, đưa kiến nghị đòi chính quyền tỉnh phải rút quân khỏi ba xã điểm, bồi thường thiệt hại cho dân. Trước sức đấu tranh của quần chúng, tên đại diện cho Diệm, Tỉnh trưởng Bến Tre và tên đại tá chỉ huy cuộc hành quân phải ra lệnh lui quân. Trong cuộc đấu tranh này, “Đội quân tóc dài” của phụ nữ Bến Tre ra đời. Đó là điểm nổi bật và cống hiến xuất sắc của phong trào đồng khởi Bến Tre về sự kết hợp các phương thức đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận (ba mũi giáp công).

Tháng 7-1960, Xứ uỷ Nam Bộ tổ chức Hội nghị lần thứ năm. Hội nghị nhận định: “Từ Hội nghị Xứ uỷ lần thứ tư (9-1959) đến nay, do chúng ta chấp hành đúng đắn nghị quyết của Trung ương Đảng: đẩy mạnh đấu tranh chính trị có kết hợp với hoạt động võ trang, lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, tình hình chung ở nông thôn Nam Bộ đã biến chuyển có lợi cho cách mạng. Uy thế quần chúng lên cao, tương quan lực lượng giữa ta và địch có những thay đổi quan trọng:

“Chính sách khủng bố ác liệt và quân sự quy mô của chúng không thể làm cho quần chúng chùn bước. Mặc dầu chúng cố gắng xuyên tạc tình hình thực tế ở nông thôn, cố lừa bịp quần chúng và nội bộ chúng, gian xảo đổ lỗi cho bọn tay sai bên dưới, nhưng chúng cũng không thể che giấu bộ mặt thật. Dơ luận rộng rãi trong và ngoài nước chẳng những kết án chính sách tàn bạo của chúng mà ngày càng thấy rõ chúng đang suy yếu và nhất định bị sụp đổ. . .  Trước phong trào quẩn chúng, trong thời gian qua, địch đã phô bày tất cả những nhược điểm không thể khắc phục được” 1 . . .

Trên cơ sở nhận định và đánh giá trên, Xứ uỷ đề ra phương hướng công tác trước mắt là: “Phát động các từng lớp nhân dân ở nông thôn cũng như ở thành thị một phong trào đấu tranh rộng rãi mạnh mẽ để giữ vững thắng lợi và tiếp tục tiến công chính trị làm cho địch càng thất bại và bị động hơn nữa trên mọi mặt, nhằm đánh lui từng bước âm mưu, chính sách của địch, đưa phong trào tiến lên từng bước dần dần tạo điều kiện và thời cơ cho cuộc khởi nghĩa đánh đổ toàn bộ chính quyền Mỹ - Diệm. Ra sức tích cực xây dựng lực lượng vũ trang và bố trí rộng khắp để đủ sức ứng phó với mọi tình thế. Tích cực xây dựng căn cứ cách mạng” 2

Về nhiệm vụ cụ thể, Xứ uỷ xác định: “Tích cực đẩy mạnh đấu tranh chính trị có kết hợp đấu tranh vũ trang đúng mức để tiếp tục phá thế kìm kẹp, giữ vững và mở rộng thế chủ động ở nông thôn, đồng thời phải hết sức chú trọng đẩy mạnh phong trào đô thị” 3 .

Phát huy thắng lợi của đồng khởi đợt 1 và để kỷ niệm lần thứ 15 ngày Nam Bộ kháng chiến (23-9- 1945), Xứ uỷ chỉ thị cho các tỉnh Nam Bộ nhất loạt nổi dậy vào tháng 9- 1960.  Thực hiện chỉ đạo của Xứ uỷ, Liên tỉnh uỷ miền Tây Nam Bộ quyết định phát động toàn khu nổi dậy đồng loạt vào ngày 14-9-1960, còn Liên tỉnh uỷ miền Trung Nam Bộ chọn đúng ngày Nam Bộ kháng chiến (23-9).

Toàn Nam Bộ bừng bừng khí thế đồng khởi đợt 2, giải phóng thêm nhiều xã ấp, gỡ hàng loạt đồn bốt, diệt hàng trăm tên ác ôn.  Tính đến cuối năm 1960, toàn Nam Bộ ta đã đánh 1.602 trận, diệt 16.500 tên địch, thu 5.400 súng, bức rút và diệt 175 đồn bốt, nhân dân đã giành được quyền làm chủ 865 xã trong tổng số 1. 193 xã toàn Nam Bộ. Riêng ở Trung Nam Bộ có 505 xã thì ở 400 xã, tề ấp bị quét sạch.  Miền Tây Nam Bộ, 50% số tề xã bị tan rã, 1/3 số tề còn lại tê liệt.

Phân Cục tình báo Trung ương Mỹ ở Sài Gòn thừa nhận: “Vào cuối năm 1960, toàn bộ vùng nông thôn nam và tây nam Sài Gòn và một số vùng phía bắc Sài Gòn đã bị cộng sản kiểm soát ½ và bao vây Sài Gòn. Đấu tranh chính trị phát triển mạnh ở các tỉnh Kiến Hoà (Bến Tre), Vĩnh Long, Long An, Định Tường, An Xuyên, Ba Xuyên, An Giang, Bình Dương, Tây Ninh và Bình Tuy” 4

Thắng lợi của đồng khởi ở Nam Bộ tác động mạnh đến phong trào cách mạng trên toàn miền Nam.  ở Trị - Thiên, với đặc điểm là khu đệm nối giữa miền Bắc xã hội chủ nghĩa và miền Nam, để tránh kích thích địch gia tăng hành động quân sự quá sớm và để tránh những ảnh hưởng không có lợi về chính trị và đối ngoại, Đảng chỉ đạo:Hoạt động quân sự hạn chế, không rầm rộ. Chấp hành chỉ đạo của trên, Tỉnh uỷ Quảng Trị và Thừa Thiên chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang tự vệ, nắm thời cơ phát động quần chúng nổi dậy ở miền núi.


_________________________
1, 2 . Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đảng toàn tập , Sđd, t. 21, tr.1059-1060, 1072.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 21, tr.1073.
4. Lê Quốc Sản: Cuộc đọ sức thần kỳ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991, tr.83.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2009, 10:01:36 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #45 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 10:03:40 am »


Ở Khu V, sau khởi nghĩa ở Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi, địch tăng cường khủng bố, đàn áp gây cho ta nhiều khó khăn. Đầu năm 1960, mặc dù số cơ sở bị vỡ đã giảm bớt, một số cơ sở bị đánh phá đã được phục hồi, một số cơ sở mới được xây dựng, phong trào cách mạng ở Liên khu V căn bản đã được giữ vững, song điều kiện để cho những cuộc nổi dậy cục bộ ở các tỉnh đồng bằng phát triển thành cao trào đồng khởi như ở Nam Bộ thì chưa đủ.

Từ thực tiễn tình hình liên khu, tháng 4-1960, Hội nghị Liên khu uỷ Khu V chủ trương: “Mạnh dạn phát động quần chúng ở căn cứ miền núi vũ trang chống địch càn quét, đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang của tỉnh, khu, khẩn trương xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ địa vững chắc để làm chỗ dựa cho đồng bằng” 1.

Sau Hội nghị Liên khu uỷ, tháng 7- 1960, Liên khu uỷ quyết định mở đợt hoạt động đấu tranh chính trì kết hợp với quân sự trong toàn khu nhằm mở rộng và phát triển Tây Nguyên và miền tây các tỉnh đồng bằng thành một khu căn cứ tương đối hoàn chỉnh, giành quyền làm chủ ở một số khu vực giáp ranh miền núi với đồng bằng, phá lỏng thế kìm kẹp ở đồng bằng.

Mở đầu đợt hoạt động, ngày 31-7-1960, đơn vị 2/9, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận tiến công vào khu tập trung Bắc Ruộng và chi khu quân sự quận ly Hoài Đức. Chỉ sau ít phút chiến đấu ta diệt và bắt sống 300 tên địch, thu 150 súng các loại, giải phóng 5.000 dân khỏi khu tập trung. 

Chưa đầy một tháng sau - trận Bắc Ruộng, ngày 29-8-1960, tại Ninh Thuận, một bộ phận lực lượng vũ trang Liên tỉnh 3* cùng lực lượng vũ trang tỉnh tiến công hai đồn Tà Lú, Ma Ty, bao vây đồn Suối Đầu trong suốt ba ngày buộc lực lượng địch ở đây phải tháo chạy. Hơn 5.000 đồng bào bị dồn về đây đã nổi dậy phá banh khu tập trung trở về quê cũ làm ăn. Cùng thời gian, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hoà, hàng vạn đồng bào trong các khu:dồn Gia Lê, Thác Trại, Cây Dầu, Tà Lương, Suối Hai nổi dậy phá khu dồn trở về làng cũ.

Trên địa bàn Tây Nguyên, dưới sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc cùng nổi dậy phá các khu tập trung, trở về làng cũ làm ăn và xây dựng chính quyền cách mạng. Tính chung, toàn khu đến cuối 1960, đã có 3.200 thôn trên 5.721 thôn ở miền núi, nhân dân đã giành được quyền làm chủ.

Ở đồng bằng, đáng chú ý là cuộc nổi dậy của nhân dân Tuy Hoà (Phú Yên). Tại đây, thực hiện chỉ đạo của tỉnh đối với các huyện đồng bằng trong việc diệt ác trừ gian, Tuy Hoà đã chọn những tên ác ôn khét tiếng để tiêu diệt. Trong số này có tên Y Chi - cảnh sát quận. Việc trừng trị hàng loạt tên ác ôn đã làm cho quân nguỵ trong huyện hoang mang, ngược lại quần chúng bừng bừng khí thế cách mạng, đòi nổi dậy đánh đổ chính quyền địch ở cơ sở.

Trong bối cảnh đó, Tỉnh uỷ quyết định phát động quần chúng nhân dân vùng lên. Điểm nổi dậy đầu tiên là Hoà Thịnh. Theo kế hoạch đã vạch sẵn, đêm 22- 12- 1960, Đào Công Văn - Trung đội trưởng trung đội dân vệ là cơ sở nội tuyến của ta, tập trung toàn bộ vũ khí của trung đội lại và tuyên bố cho quân lính tự do đi lại, chơi bời tạo điều kiện cho các đội vũ trang công tác của huyện đánh trụ sở Hội đồng xã, mít tinh tuyên bố giải tán nguỵ quyền tay sai, thành lập chính quyền nhân dân tự quản. 

Đồng khởi ở Hoà Thịnh thắng lợi, kéo theo các xã khác như Hoà Đồng, Hoà Tân, Hoà Xuân, Hoà Hiệp, Hoà Mỹ cũng vũ trang nổi dậy diệt ác, phá kìm xoá bỏ chính quyền địch, lập chính quyền nhân dân tự quản. Đây là huyện đồng bằng đầu tiên của Khu V đồng khởi thành công. Đến cuối năm 1960, ở đồng bằng, ta đã xây dựng được cơ sở ở 904 trên 3.829 thôn. Tuy phong trào còn nhỏ yếu nhưng đây là một chuyển biến quan trọng của các tỉnh đồng bằng.

Nhìn lại một năm đồng khởi, dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương lần thứ 15, với sự năng động, nhạy bén, sáng tạo của các đảng bộ địa phương trên toàn miền Nam, phong trào đồng khởi đã nổ ra và giành được thắng lợi. Bằng bạo lực chính trị của quần chúng là chủ yếu, có lực lượng vũ trang hỗ trợ, nhân dân ta đã nổi dậy, đánh đổ chính quyền địch ở cơ sở, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân trên nhiều vùng nông thôn rộng lớn từ Nam Bộ đến rừng núi Tây Nguyên và đồng bằng Khu V.


________________________________
1. Nghị quyết Liên khu uỷ Liên khu V (4-1960), tài liệu lưu trữ tại Phòng Khoa học Công nghệ Môi trường Quân khu 5.
* Gồm các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 10:26:50 am »


Tính đến cuối năm 1960, ta đã giành quyền làm chủ ở 1.363 xã trên toàn miền Nam, (trong đó, Nam Bộ là 984 xã, Khu 5 là 379 xã), giải phóng 5.600.000 1 dân. phong trào đã huy động tời hàng triệu người tham gia đấu tranh chính trị trực diện, giành 17 vạn héc ta đất bị Mỹ - Diệm cướp trả về cho nông dân.

Đây “thực chất là cao trào khởi nghĩa của quần chúng, bao gồm những cuộc khởi nghĩa từng phần để giành thế mạnh về chính trị, xây dựng một hình thức chính quyền ở thôn, xã, hình thành bước đầu lực lượng vũ trang của nhân dân. Những cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên như thế chỉ có thể là kết quả của phong trào đấu tranh chính trị lâu dài, quyết liệt của quần chúng, của một phong trào sâu rộng, không phải chỉ trong mấy xã mà tạo thành thế liên hoàn bao gồm nhiều huyện, nhiều tỉnh, có như thế, thành quả của khởi nghĩa mới giữ được” 2

Thắng lợi của đồng khởi trong những năm 1959 - 1960 thật vĩ đại. Nó đã “giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ” 3 . Nó đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng của cách mạng miền Nam, từ thế giừ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, phát triển cao trào cách mạng ra toàn miền Nam với sự kết hợp cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. 

Đồng khởi ở miền Nam thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn, chẳng những thể hiện thành công đường lối độc lập, tự chủ của Đảng ta trong tình hình quan điểm chính trị của hệ thống xã hội chủ nghĩa phức tạp, mà còn chứng tỏ cho thế giới biết không phải miền Bắc xúi giục như Mỹ - Diệm tuyên truyền vu khống, mà tự thân đồng bào miền Nam nổi dậy chống chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm được Mỹ nuôi dưỡng.

Sau đồng khởi, dư luận trên thế giới (kể cả ở Mỹ) đều thừa nhận rằng do chế độ Diệm - Nhu độc tài đàn áp dã man những người kháng chiến cũ, nên “tức nước” phải “vỡ bờ”, nhân dân Nam Bộ phải nổi dậy chống chính quyền Diệm, đó là cuộc nổi dậy không có sự can thiệp của miền Bắc. Do đó, khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ.

Giữa lúc cao trào đồng khởi của nhân dân miền Nam diễn ra mạnh mẽ, tại Thủ đô Hà Nội, từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Dự đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn nửa triệu đảng viên cả nước.

Nhiệm vụ của đại hội là:

- Quyết định đường lối chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đường lối đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.

- Quyết định đường lối tổ chức để tăng cường sức chiến đấu và sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng.

- Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng. 

Đại hội xác định nhiệm vụ cách mạng của cả nước: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới” 4 .
 
Ngày 20- 12- 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Mặt trận chủ trương “đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc” 5.



________________________________
1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 1 10.
2. Lê Duẩn. Thư vào Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội,1985, tr.40. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 34, tr. 214.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, i 21, tí. 512.
5. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961, tr.9.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2009, 04:42:28 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 04:43:43 pm »


Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm. Nó đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng và là một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá về sự kiện trọng đại này: “Một mặt trận của nhân dân đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi là một lực lượng tất thắng. Hiện nay, trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm, đồng bào ta ở miền Nam cũng có “Mặt trận dân tộc giải phóng” với chương trình hoạt động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó, có thể đoán rằng đồng bào miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, nước nhà nhất định sẽ thững nhất, Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” 1.

Từ sau tháng 7- 1954, nhân dân ta bước vào cuộc đấu tranh mới với đặc điểm đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nửa nước phía bắc có hoà bình, nửa nước phía nam cuộc chiến tranh đơn phương do Mỹ tiến hành bằng các chiến dịch tố cộng, diệt cộng bằng Luật 10/59, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, bằng những cuộc càn quét, ruồng bố của quân đội, cảnh sát, chính quyền Ngô Đình Diệm đã dìm phong trào cách mạng ở miền Nam trong biển máu. Hiệp định Giơnevơ bị Mỹ phá hoại, cách mạng Việt Nam ở miền Nam bị thoái trào.

Trong khi đó công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc còn mới mẻ, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Địch lại ra sức phá hoại hòng ngăn cản sự phát triển của miền Bắc. Khó khăn chồng chất đè nặng lên đôi vai người dân miền Bắc vừa được giải phóng. Những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ, Trung ương Đảng chưa có đường lối và phương pháp cách mạng phù hợp sát với tình hình cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong hoàn cảnh Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa thực thi đường lối cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau.

Đây là thời kỳ cách mạng Việt Nam ở miền Bắc cũng như ở miền Nam gặp muôn vàn khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.

Song, từ trong khó khăn, vấp váp, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch kịp thời rút kinh nghiệm và nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Đảng bộ miền Nam, đã ra Nghị quyết 15 xác định mục tiêu và phương hướng tiến lên của cách mạng Việt Nam:

Miền Bắc phải tiến lên chủ nghĩa xã hội làm “cái gốc”, “cái nền” cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; miền Nam phải lấy sức mạnh vũ trang để đánh đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, lập nên chính quyền cách mạng của nhân dân. Nghị quyết Trung ương 15 đáp ứng kịp thời nguyện vọng của nhân dân miền Nam đã thổi bùng những cuộc khởi nghĩa từng phần thành phong trào đồng khởi, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới thời Aixenhao, đưa phong trào cách mạng Việt Nam ở miền Nam chuyển sang thời kỳ tiến hành chiến tranh cách mạng với phương pháp đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị trên cả ba vùng chiến lược.


Chương II

ĐÁNH THẮNG CÁC BƯỚC LEO THANG CHIẾN TRANH,
GÓP PHẦN LÀM PHÁ SẢN CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU PHẢN ỨNG LINH HOẠT CỦA ĐẾ QUỐC

I- ĐÁNH THÂNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MỸ Ở MIỀN NAM

Cuộc Đồng khởi năm 1960 của nhân dân ta ở miền Nam đã đánh sập bộ máy cai trị của chế độ Diệm ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Khu V, Tây Nguyên, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Mỹ - Diệm đã dày công xây dựng từ năm 1955 đến năm 1959, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang thời kỳ phát triển mới.


______________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr.349.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 04:45:37 pm »


Vào lúc đó, tình hình Lào cũng diễn biến bất lợi cho Mỹ. Ngày 9-8-1960, Đại uý Coongle cầm đầu một bộ phận sĩ quan, binh lính thuộc lực lượng dù, làm đảo chính lật đổ chính quyền Phuminôxavẳn thân Mỹ, và yêu cầu Việt Nam dân chủ cộng hoà giúp đỡ cuộc kháng chiến của Lào.

Nội chiến ở Lào bùng nổ. Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng Pa thét Lào đẩy mạnh tiến công, giải phóng nhiều vùng quan trọng.  Theo đề nghị của Chua - Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp Lào, Liên Xô, Trung Quốc bắt đầu viện trợ vũ khí cho Lào. 

Trước tình hình đó, Mỹ định đưa 30.000 quân của các nước trong khối Hiệp ước SEATO vào Đông Dương theo kiến nghị của Ngoại trưởng Mỹ Đến Raxeơ, nhưng không được Anh và Pháp ủng hộ. Hơn nữa, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara, trước khi có bất cứ cam kết gì ở Đông Dương, Mỹ còn phải “cân nhắc, so sánh Lào với các vấn đề thế giới khác” 1.

Bởi vì, lúc bấy giờ, vấn đề Béclin đã trở nên căng thẳng đến mức Bộ Quốc phòng Mỹ “đang dự tính chuyển 6 sư đoàn - khoảng 90.000 quân chiến đấu, đến châu Âu”, nếu vậy “’không thể tưởng tượng được rằng Mỹ lại có khả năng làm như vậy và tiến hành một cuộc chiến ở Đông Nam A mà không có cuộc tổng động viên” 2.  Cũng vào thời điểm này, chiến lược quân sự toàn cầu Trả đũa ồ ạt cùng với những chính sách và các phương pháp thực hiện chiến lược đó được triển khai từ năm 1953 qua hai nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, đã không mang lại kết quả như tính toán ban đầu của Mỹ.

Mỹ chẳng những không ngăn chặn được sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, Trung Quốc mà còn bị Liên Xô vượt lên về chế tạo vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân 3. Phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục đang dâng lên mạnh mẽ...

Lên thay Aixenhao làm Tổng thống nước Mỹ trong lúc chính sách đối ngoại của Mỹ đang đứng trước những thách thức lớn lao, Kennơđi và chính quyền ông ta, trên cơ sở đánh giá lại toàn bộ tình hình thế giới và trong nước, đã chấp nhận phương hướng chiến lược quân sự toàn cầu mới do M. Tay lơ đề xướng, mang tên Phản ứng linh hoạt.

Thực hiện chiến lược mới này, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì và phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược làm “lá chắn”, làm công cụ răn đe; đồng thời phát triển lực lượng thông thường để tiến hành cuộc chiến tranh hạn chế, đảm bảo cho Mỹ tránh được đụng độ với các nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa, nhưng lại vẫn có thể giành được thắng lợi ở các nơi khác bằng cách chủ động tạo ra ưu thế trong từng cuộc chiến tranh cụ thể do Mỹ lựa chọn như cuộc chiến tranh Việt Nam.

Căn cứ vào việc sử dụng lực lượng và phương thức tiến hành chiến tranh hạn chê’ được phân thành hai hình thức là chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ. Hai hình thức chiến tranh hạn chế này là bộ phận quan trọng trong chiến lược quân sự toàn cầu mới của Mỹ, được giới quân sự Mỹ đánh giá là công cụ hiệu quả để phản ứng linh hoạt, đáp lại những thách thức quân sự đặt ra cho nước Mỹ; là lưỡi kiếm tiến công sắc bén vào những nơi nguy hiểm nhất đối với quyền lợi của Mỹ và đồng minh.

Cuối năm 1960, ở miền Nam Việt Nam, phong trào cách mạng phát triển, uy hiếp mạnh chế độ Ngô Đình Diệm. Xuất phát từ nhận định đấy là phong trào nổi dậy của lực lượng tại chỗ do miền Bắc xúi giục, chính quyền Kennơđi quyết định chuyển sang dùng chiến tranh đặc biệt để đối phó. Đặc điểm của loại chiến tranh này là sử dụng quân đội tay sai bản xứ làm công cụ tiến hành chiến tranh với đô la, vũ khí của Mỹ, do Mỹ chỉ huy.

Để triển khai thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ đã cử sang miền Nam Việt Nam “phái đoàn kinh tế đặc biệt” do E. Stalây thuộc Viện Nghiên cứu Stanphót dẫn đầu, giúp Diệm xây dựng chương trình bình định miền Nam.

Cuối tháng 7-1961, phái đoàn này trình lên Tổng thống Mỹ Kennơđi bản báo cáo trong đó yêu cầu chính phủ Mỹ tăng thêm viện trợ về quân sự và kinh tế, phục vụ cho kế hoạch bình định miền Nam. Kế hoạch này gồm ba giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn mang ý nghĩa quyết định.


______________________________
1,2. Robert S.Mc Manara: Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 tr.50.
3. Năm 1953, Mỹ mất độc quyền bom khinh khí và đến năm 1957, việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất đã làm chấn động sâu sắc chính giới Mỹ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 04:47:25 pm »


Giai đoạn này dự kiến trong vòng 18 tháng (kể từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962) sẽ cơ bản bình định xong miền Nam bằng cách triển khai mạnh mẽ việc dồn dân vào 16.000 ấp chiến lược để triệt phá cơ sở cách mạng ở vùng nông thôn; phát triển quân đội Sài Gòn gồm quân chính quy, bảo an, dân vệ, đồng thời tăng cường lực lượng yểm trợ Mỹ nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam; thiết lập hệ thống cứ điểm chốt chặn ở biên giới và giới tuyến quân sự tạm thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát vùng biên để ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam; đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh bí mật chống phá miền Bắc, hỗ trợ cho nỗ lực bình định ở miền Nam. 

Tiếp đó, ngày 10-8-1961, một phái đoàn nữa do hai thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ là Tay lo và Rôstâu dẫn đầu sang miền Nam. Phái đoàn này sau khi tìm hiểu tình hình tại chỗ, đã đề xuất một chương trình tham gia có giới hạn mà thực chất là “quan điểm tổng quát của Mỹ về vai trò mới của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam” 1. Vai trò mới này tuy bề ngoài Mỹ vẫn cố giấu mặt, trá hình nhưng thực chất, bằng việc “tham gia có giới hạn”, Mỹ đang cố gắng giành toàn quyền chỉ huy, điều hành cuộc chiến tranh về tay mình.

Những kiến nghị của phái đoàn Tay lo - Rôstâu chính là sự bổ sung vào những chủ trương của phái đoàn Stalây đưa ra hồi tháng 7-1961 để trở thành một kế hoạch hành động tương đối hoàn chỉnh của Mỹ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Kế hoạch này được Hội đồng An ninh quốc gia và Tổng thống Mỹ Kennơđi chính thức chấp thuận trong bản Bị vong lục ngày 22-11-1961: Về hành động an ninh quốc gia số 111, nhan đề: Giai đoạn đầu của chương trình Việt Nam .

Ngày 8-2-1962, phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) được chuyển thành Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (MACV) do Đại tướng P. Hakin (Paul Harkins) thay Mácga làm Tư lệnh. Dưới quyền chỉ huy điều hành của MACV, số lượng cố vấn và các đơn vị yểm trợ Mỹ không ngừng tăng lên.  Nếu năm 1960, hai lực lượng này ở miền Nam mới chỉ 1.077 tên, thì năm 1962, con số đó lên tới 10.640 tên, bao gồm 2.360 cố vấn và 8.280 quân yểm trợ.

Ngoài lực lượng cố vấn và các đơn vị yểm trợ, Mỹ còn đưa vào miền Nam một khối lượng lớn vũ khí, thiết bị chiến tranh, tăng thêm viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.  Với sự tăng viện của Mỹ, quân đội Sài Gòn nhanh chóng gia tăng về số lượng 2, cải tiến về biên chế, tổ chức, hệ thống chỉ đạo, chỉ huy; đổi mới công tác huấn luyện theo phương hướng đối phó hiệu quả với chiến tranh du kích và phong trào nổi dậy của nhân dân. Lực lượng bảo an, dân vệ cũng tăng nhanh về số lượng, được trang bị các loại vũ khí mới, từng bước đủ khả năng thay thế các đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ “phòng thủ diện địa”.

Từ cuối năm 1962, các đơn vị hoàn chỉnh thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ được đưa vào làm nhiệm vụ xây dựng, phát triển lực lượng đặc biệt của quân đội Sài Gòn. Lực lượng này đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong hệ thống các đồn trại dân sự chiến đấu được thiết lập ở những vùng tranh chấp, trên các tuyến hành lang, dọc theo đường biên giới với Lào và Campuchia, nhằm hỗ trợ cho công tác bình định, mở rộng vùng kiểm soát, chống thâm nhập và tạo thế bao vây, chia cắt các vùng căn cứ, các tuyến hành lang vận chuyển của ta.

Để tăng cường khả năng chỉ huy và tận dụng hiệu quả lực lượng quân đội vào công tác bình định, từ tháng 4-1961, hệ thống tổ chức chiến trường theo từng quân ri khu được chuyển thành vùng chiến thuật. Mỗi vùng chiến thuật do một quân đoàn chủ lực đảm nhiệm với đủ thành phần quân địa phương và các quân binh chủng yểm trợ (pháo binh, công binh, thiết giáp, biệt động, biệt kích, không quân, hải quân...).Dưới vùng chiến thuật là khu chiến thuật. Tiếp đó là tiểu khu (tỉnh), khi khu (quận, huyện).

Lực lượng yểm trợ Mỹ được bố trí xuống từng vùng chiến thuật. Cố vấn Mỹ có mặt khắp các vùng chiến thuật, khu chiến thuật, tiểu khu chiến thuật và các trung tâm huấn luyện, các cơ quan điều hành tác chiến . . .

Phục vụ cho chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ bỏ tiền thuê hàng chục cơ quan nghiên cứu, trường đại học, tổ hợp công nghiệp . . . nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, đưa vào sản xuất nhiều loại thiết bị, vũ khí mới; nghiên cứu, thử nghiệm các chiến thuật chống du kích, chống nổi dậy; thiết lập cơ quan phát triển khả năng tác chiến nhằm ứng dụng những phát minh, sáng chế mới trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự vào cuộc chiến tranh Việt Nam.


_______________________
1. Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ..., Tlđd, t.1, tr. 141.
2. Từ 7 sư đoàn bộ binh năm 1960, lực lượng chính quy của quân đội Sài Gòn tăng tới 9 sư đoàn bộ binh, một số tiểu đoàn dù, tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ với tổng quân số 206.000 tên vào năm 1963.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM