Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:22:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 11  (Đọc 126079 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #130 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:20:29 pm »

Trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh chiến dịch Quảng Trị biết địch chiếm Cửa Việt, đã ra lệnh cho đồng chí Cường và Đào Dũng chỉ huy phòng thủ hướng Cửa Việt phải lập tức đánh chiếm lại cảng, đồng thời báo cáo xin ý kiến Bộ Tổng tư lệnh. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đồng ý với ý kiến của đồng chí Lê Trọng Tấn và điện ra lệnh “phải dành chiếm lại ngay, lấy lại Cửa Việt cho bằng được”! Và dặn là phải cố gắng đưa xe tăng T54 vào. 

Đồng chí Lê Trọng Tấn trực tiếp ra lệnh cho Lữ đoàn xe tăng 203 và các trận địa pháo 130 mm hiệp đồng tác chiến chi viện cho Cửa Việt, đồng thời cho các sư đoàn bộ binh tuyển chọn 9 đội súng chống tăng điều khiển bằng hữu tuyến; phân công các đồng chí Cao Văn Khánh, Doãn Tuế, Phó Tư lệnh chiến dịch trực tiếp chỉ huy.

Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị tư tưởng cho bộ đội và tổ chức lực lượng, viện lý do cần thay quân như địch đã làm hôm trước, ta đưa xe tăng và các đội chống tăng áp sát đội hình địch. Ngày 31-1-1973, dưới sự chi viện mạnh mẽ của pháo binh biến dịch và xe tăng, Trung đoàn bộ binh 101, thuộc Sư đoàn 325, hai tiểu đoàn bộ binh 47 và 10, thuộc Sư đoàn bộ binh 304, Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 66 phối hợp với Sư đoàn bộ binh 320 phản công tiêu diệt quân địch, lấy lại Cửa Việt, đẩy địch lùi về vị trí cũ trước ngày 27-1-1973.  Được bộ đội chủ lực hỗ trợ, lực lượng vũ trang Quảng Trị luồn vào sau lưng địch, diệt ác, mở vùng làm chủ thêm 46 thôn, ấp.

Tuy phải ký Hiệp định Pa ri, nhưng mưu toan của chính quyền Sài Gòn là xoá thế “da báo”, “cài răng lược” giữa vùng của Chính phủ Cách mạng lâm thời với vùng chúng còn tạm thời kiểm soát để tạo thế có lợi tiếp tục lấn chiếm các vùng còn lại. Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho cảnh sát, quân đội thẳng tay đàn áp, khủng bố nhân dân miền Nam một cách dã man. Thiệu cho phép bắn giết tại chỗ không thương tiếc những người biểu tình hoan hô hiệp định, hoan hô hoà bình, bắn chết những quân nhân, viên chức đào ngũ hoặc tìm cách tiếp xúc tỏ tình anh em với những người cách mạng”.

Thiệu doạ sẽ diễn ra một cuộc “tắm máu” sau khi Mỹ rút là điều không tránh khỏi. Đồng thời với việc dùng quân đội, cảnh sát hành quân càn quét, lấn chiếm vùng giải phóng, thực hiện chiến dịch tràn ngập lãnh thổ, chính quyền Thiệu tìm mọi cách ngăn cản, phá hoại triển khai Ban liên hợp quân sự bốn bên và hai bên trung ương, khủng bố các Tổ liên hợp quân sự khu vực. 

Theo thoả thuận của bốn bên tại Hội nghị Pa ri, chính quyền Sài Gòn có trách nhiệm cho máy bay đón Đoàn đại biểu của Chính phủ Cách mạng lâm thời trong Ban liên hiệp quân sự hai bên và bốn bên tại sân bay Thiện Ngôn vào Tân Sơn Nhất. Nhưng phía Sài Gòn đã tráo trở, đúng vào giờ và địa điểm hẹn đón đoàn ta, chúng đã cho máy bay ném bom sân bay Thiện Ngôn - nơi đoàn ta đang đợi.

Do ta cảnh giác, đoán trước được âm mưu của địch, nên đoàn đã khôn khéo tránh không bị thiệt hại. Qua việc này thấy rõ phía Mỹ và Sài Gòn cố tình vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của Nghị định thư về các ban liên hợp quân sự. Khi đoàn ta đã vào được Trại Đa vít (Davis), phía Mỹ và Sài Gòn tìm mọi cách gây khó khăn cho đoàn ta từ việc đi lại, ăn ở trong khu vực Trại Đa vít.

Chúng còn dùng tổ chức Thiên Nga trong ngành an ninh quân đội cải trang làm nhà thầu cung cấp hậu cần cho phái đoàn ta trong Trại Đa vít, rồi bí mật đặt máy nghe trộm tin tức. Ngay trong phiên họp đầu tiên bốn bên, phía Mỹ gây rắc rối đòi các thành viên trong đoàn ta trình giấp uỷ nhiệm, mặc dù các thành viên trong Ban liên hiệp quân sự của ta đã có thẻ ngoại giao và được các bên thông báo cho nhau ở Hội nghị Pari.

Mỹ và Sài Gòn còn tìm đủ thứ lý do để không thực hiện 11 điều ưu đãi và miễn trừ cho phái đoàn Liên hợp quân sự bốn bên và hai bên trung ương của ta. Nghiêm trọng hơn là chính quyền Thiệu tổ chức lực lượng quân đội, cảnh sát phục kích, gây rối, hành hung các đoàn ta trong Tổ liên hợp quân sự các khu vực.

Ở khu vực 4 Phan Thiết, đoàn ta bị quân đội Sài Gòn phục kích bắn chết 4 đồng chí. Ở Plâyku, Buôn Ma Thuộc, Huế, Đà Nẵng, Đức Phổ, Tam Kỳ... cảnh sát nguỵ giả danh côn đồ khiêu khích, hành hung các đoàn ta, kết hợp với bắn pháo, ném bom đã gây cho ta nhiều thương vong, không triển khai được các ban liên hợp quân sự khu vực, để phía Sài Gòn dễ thao túng, phá hoại hiệp định.

Chúng còn sơn lên máy bay, xe bọc thép các ký hiệu của Uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế, Uỷ ban liên hợp quân sự, giả danh các tổ chức này xâm phạm các vùng giải phóng của ta, nhưng họ lại lớn tiếng tố cáo ta vi phạm hiệp định, đưa tên lửa SAM2 vào Quảng Trị, bao vây đồn Tống Lê Chân,- bắn rơi máy bay của Uỷ ban quốc tế ở Ly Tôn . . .

Tống Lê Chân là vị trí cô lập nằm sâu trong vùng giải phóng tỉnh Bình Phước (Bình Long và Phước Long cũ) do một đại đội biệt kích đóng giữ, vì không có đường tiếp tế, chúng buộc phải bỏ chạy. Còn vụ Ly Tôn (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị), một máy bay lên thẳng của Uỷ ban quốc tế do phi công Mỹ lái cố ý bay chệch hành lang quy định, xâm phạm vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, bị bộ đội ta bắn rơi làm chết hai sĩ quan Hungari, 2 sĩ quan Inđônêxia.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #131 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:21:20 pm »

Mỹ và Sài Gòn lợi dụng việc này tố cáo ta vi phạm hiệp định, kích động dư luận thế giới. Nhưng hai đoàn Hungan và Ba Lan trong Uỷ ban quốc tế ủng hộ ta đấu tranh đã thuyết phục Uỷ ban kết luận “vụ Ly Tôn” là lỗi của người lái máy bay bay sai hành lang quy định. 

Trong khi ở trong nước, chính quyền Sài Gòn được Mỹ ngấm ngầm ủng hộ, phá hoại việc -thi hành hiệp định, thì tại hội nghị La Celle Saint Cloud từ ngày 19-3 đến ngày 30-5- 1973, Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời và Đoàn đại biểu của chính quyền Sài Gòn họp bàn việc thi hành Hiệp định Pari, nhưng phía Sài Gòn luôn giở luận điệu “miền Bắc xâm lược miền Nam”, miền Bắc phải rút quân. Họ phủ nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời, phủ nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội: hai vùng kiểm soát mà Hiệp định Pari đã long trọng công nhận. Họ đòi giải quyết vấn dề miền Nam theo khuôn khổ Hiến pháp của Sài Gòn.

Rõ ràng chính quyền Sài Gòn đã vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của Hiệp định Pari mà họ là một bên trong bốn bên đã ký. Tại Hội nghị La Ceue Saint Cloud, Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời tập trung đấu tranh dòi phía Mỹ và Sài Gòn nghiêm chỉnh thực thi ba vấn dề cấp bách mà Hiệp đinh Pari đã quy định là: ngừng bắn, trao trả người của hai bên bị bắt; thực hiện tự do, dân chủ.

Theo Hiệp định Pari quy dính, trong thời hạn 90 ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực (kể từ 24 giờ GMT ngày 27- 1- 1973, tức là 7 giờ ngày 28- 1- 1973) hai bên miền Nam Việt Nam sẽ bàn bạc thống nhất ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam. Nhưng do chính quyền Sài Gòn ngoan cố phá hoại, nên những cuộc thảo luận tại Hội nghị La Celle Saint Cloud không đi đến kết quả. Ngày 25-4- 1973, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu nhân danh Chính phủ Cách mạng lâm thời dưa ra đề nghị 6 điểm:

1. Chấm dứt ngay mọi xung đột, triệt để tuân theo mọi điều khoản vc ngừng bắn.

2. Trao trả ngay tất cả nhân viên dân sự bị bắt, bị giam giữ tại miền Nam Việt Nam.

3. Bảo dàm ngay và dầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam.

4. Thành lập Hội đồng quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc.

5. Tiến hành tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam Việt Nam.

6. Giải quyết vấn đề lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam.

Sáu điểm Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đưa ra được dư luận đồng tình ủng hộ. Nhiều chính phủ, nhiều tổ chức chính trị - xã hội trên thế giới lên tiếng ủng hộ lập trường đúng đắn và có thiện chí của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Giáo hoàng J.Pôn VI cũng bày tỏ cảm tình với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và hoan nghênh việc ký Hiệp định Pari. 

Tại Sài Gòn, trong phiên họp của Ban liên hợp quân sự hai bên ở Tân Sơn Nhất, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đoàn Ban liên hợp quân sự hai bên của Chính phủ Cách mạng lâm thời cũng đưa ra đề nghị 5 điểm nhằm thúc đẩy ngừng bắn lâu dài, chấm dứt xung đột. Song, bị phía Sài Gòn phản dối. Họ luôn luôn xuyên tạc sự thật, trì hoãn việc trao trả nhân viên dân sự, quân sự bị bắt, bị giam giữ còn lại của hai bên.

Qua quá trình đấu tranh căng thẳng, đến tháng 3- 1974. Sài Gòn mới trao trả cho ta 5.075 nhân viên dân sự, 130 nhân viên quân sự mà lẽ ra họ phải trao trả trong năm 1973. Cuộc đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari diễn ra gay gắt. Tiếng súng trên chiến trường vẫn không chấm dứt. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ngoan cố và xảo quyệt chủ trương thực hiện khẩu hiệu “Trên hoà bình, dưới chiến tranh, ngoài hoà hợp, trong bình định lấn chiếm”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #132 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:51:31 pm »

Chỉ tính từ ngày Hiệp đinh Pa ri có hiệu lực đến tháng 3- 1974, suốt từ Quảng Trị đến Cà Mau, lợi dụng sự kìm chế của ta, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở 40.000 cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời, trong đó có nhiều cuộc hành quân quy mô cấp sư đoàn hoặc tương đương lấn chiếm vùng giải phóng Cửa Việt (Quảng Trị), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Ngô Trang, Trung Nghĩa (Kon Tum), Làng Dịt, Đức Cơ (Gia Lai), Vùng 4 Kiến Tường, Vùng 20-7 và Chương Thiện (đồng bằng sông Cửu Long), vùng bắc Củ Chi, Tràng Bàng, Tống Lê Chân (Đông Nam Bộ)... Nhiều vùng giải phóng có từ trước năm 1968 như vùng Gò Nổi huyện Điện Bàn, vùng Đại Lộc huyện Duy Xuyên (Quảng Nam)... chính quyền Thiệu cũng ngang nhiên lấn chiếm.

Tính đến tháng 10-1973, chính quyền Sài Gòn đã lấn chiếm thêm 900 ấp, xã, đóng thêm 530 đồn, bốt. Theo số liệu tổng kết của chính quyền Sài Gòn thì số ấp quân sự loại A năm 1972 chúng mới kiểm soát được 4.721 ấp, nhưng cuối năm 1973 đã tăng lên 5.508 ấp. Cũng trong thời gian này, phía chính quyền Sài Gòn leo thêm một nấc thang nghiêm trọng, bất chấp sự phản đối của nhân dân trong nước và quốc tế, chúng mở các chiến dịch ném bom, bắn pháo có tính chất huỷ diệt dối với các thị trấn, làng mạc, khu dông dân cơ trong vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời, gây nên cảnh tàn phá, chết chóc đau thương chẳng kém thời kỳ chiến tranh.

Đầu tháng 3-1973, Quân uỷ Trung ương họp đánh giá tình hình miền Nam về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao dể có chủ trương cho phù hợp, nhằm chặn đứng hành động lấn chiếm đất đai, phá hoại hoà bình của địch. Các đồng chí trong Quân uỷ Trung ương phát biểu rất sôi nổi, nghiêm túc tự kiểm điểm trách nhiệm của mình và nêu ra những suy nghĩ về phương hướng chỉ dạo cách mạng miền Nam, giúp cho Quân uỷ kết luận: Địch đang tìm mọi cách phá hoại hiệp định, phá hoại hoà bình... Địch sẽ mở những cuộc hành quân an ninh, cảnh sát, tiếp tục đẩy mạnh bình định, diệt hạ tầng cơ sở cách mạng.

Quân uỷ Trung ương xác định: Chúng ta chủ trương ra sức củng cố hoà bình, đòi triệt để thi hành hiệp định, tích cực phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, luôn sẵn sàng dập tan mọi hành động của địch chống phá hiệp định, gây lại chiến tranh. Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang là ra sức củng cố tổ chức, nàng cao chất lượng chiến đấu nhằm đáp ứng yêu cẩu mới của cách mạng, đồng thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tham gia đấu tranh chính trị của quần chúng, xây dựng căn cứ địa và vùng giải phóng vững mạnh ở miền Nam, luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu gây lại chiến tranh của địch.

Ngày 27-3-1973, Bộ Chính trị họp mở rộng, đánh giá tình hình thi hành Hiệp định Pa ri, đề ra phương hướng đấu tranh đối với Mỹ và thảo luận phân công giữa Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam trong việc chỉ đạo các phái đoàn liên hợp quân sự của ta ở Trại Đa vít. . .

Kết luận hội nghị, dông chí Lê Duẩn nhất trì dể Trung ương Cục trực tiếp chỉ đạo các Ban liên hợp quân sự: Quân uỷ Trung ương chỉ đạo quân sự. Đồng chí Lê Duẩn khẳng định: Mỹ đã thực sự rút quân, nhưng chưa chấm dứt dính líu; nguỵ còn ngoan cố phá hoại hiệp định. Ta cần tranh thủ xây dựng mọi mặt, đấu tranh quy trách nhiệm cho Mỹ, buộc đối phương phải thi hành hiệp định.

Trong những tuần lễ đầu thi hành hiệp định chưa thể coi ở miền Nam thật sự hết tình trạng chiến tranh. Nguyên Văn Thiệu ra lệnh cho quân đội dẩy mạnh hành quân càn quét, hành quân bình định, tiếp tục chiến dịch tràn ngập lãnh thổ, lấn chiếm vùng giải phóng của Chính phủ Cách mạng lâm thời, hòng triệt tận gốc hạ tầng cơ sở cách mạng ở thôn, ấp. 

Chính quyền Thiệu coi đó là nhiệm vụ trọng tâm năm 1973, có thể “giải quyết toàn bộ 75% cuộc chiến tranh”. Nguyễn Văn Thiệu nói “thắng là đây, mà thua cũng là đây”. Rõ ràng chính quyền Sài Gòn được Mỹ ủng hộ đã đặt nhiệm vụ lấn chiếm, bình dính, diệt trừ cộng sản là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, chứ không phải nhiệm vụ thực thi Hiệp định Pari. 

Theo dõi sát tình hình thi hành hiệp định, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy địch tìm mọi cách không thi hành hiệp định, chúng chỉ lợi dụng hiệp định để chống phá ta. Tháng 6- 1973, Bộ Chính trị họp với các đồng chí bí thư, tư lệnh từ chiến trường ra, chủ trương: Kiên quyết giữ vững hoà bình, không chủ động gây ra xung đột quân sự, gây ra nội chiến, ra sức giữ vững và phát huy những thắng lợi đã giành được, củng cố và tăng cường thực lực về mọi mặt, tranh thủ thuận lợi mới, khả năng mới, để đưa cách mạng tiến lên bằng cao trào chính trị có lực lượng vũ trang hậu thuẫn. Đây là chủ trương đúng phù hợp với tình hình lúc bấy giờ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #133 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:52:08 pm »

Dựa vào chủ trương của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Trung ương Cục miền Nam và Khu uỷ Khu V, Mặt trận Tây Nguyên dã chỉ đạo cho các lực lượng vũ trang, chính trị, binh vận kiên quyết đấu tranh chống địch lấn chiếm, giữ vững những vùng đã giải phóng. giữ vững hoà bình, đồng thời tích cực thực hiện kế hoạch thời cơ, tranh thủ cắm cờ, giữ đất xác định chủ quyền của mình. 

Trong ba tháng đầu năm 1973, những cuộc cắm cờ, lấn đất giành dân diễn ra ồ ạt, căng thẳng, quyết liệt giữa ta và địch suốt từ bờ nam sông Bến Hải đến tận mũi Cà Mau. Ta cắm cờ, địch đem quân đánh phá nhổ cờ của ta, cắm cờ của chúng. Địch cắm cờ, ta lại nhổ; cứ thế giằng co quyết liệt suất hai tháng sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực. Thương vong của hai bên ta và địch ngày càng tăng lên.

Tuy vậy, ở các chiến trường, một mặt ta kiềm chế, tìm mọi cách tiếp xúc với phía bên kia để bàn việc thi hành hiệp định, mặt khác nơi nào địch ngoan cố lấn chiếm, ta buộc phải đánh trả. Tình hình miền Nam lúc này vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, nhiều nơi đã im tiếng súng, nhưng nhiều nơi khác cuộc chiến lại rất ác liệt.

Các cuộc tiếp xúc giữa bộ đội ta với quân đội Sài Gòn tại các “nhà hoà hợp” có thuốc lá Điện Biên, chè Thái Nguyên từ miền Bắc gửi vào, hai bên cùng hút thuốc, uống nước, bàn chuyện ngừng bắn, quan hệ, hoà bình, nhưng rồi đâu lại vào đấy Ngừng bắn, hoà hợp ở chỗ này, địch lại lấn chiếm ở chỗ khác.

Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu xảo trá và ngoan cố quá mức, buộc lực lượng vũ trang giải phóng phải phản công diệt và đẩy lùi quân ngụy Sài Gòn khỏi các vùng chiếm đóng trái phép như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Ngô Trang, Đắc Rơ Cót (Kon Tum), Cái Bè, vùng bắc Cai Lậy, vùng 4 Kiến Tường, Chương Thiện (đồng bằng sông Cửu Long), Củ Chi, Trang Bàng, Tống Lê Chân (Đông Nam Bộ)... 

Quân và dân ta đang tích cực phản công và tiến công giành lại những vùng đã bị địch lấn chiếm, phong trào đang lên, thì tháng 5- 1973, Khu uỷ Khu VIII mở hội nghị phổ biến chỉ thị của Trung ương Cục và Quân uỷ Miền. Đồng chí Dương Cự Tẩm, Chính uỷ quân khu truyền đạt chỉ thị của Miền về công tác lãnh đạo chính trị, giáo dục tư tưởng cho lực lượng vũ trang là: Rút lực lượng vũ trang về phía sau để củng cố, xây dựng: tránh thế “da báo”, “cài răng lược”, đấu tranh buộc địch thi hành hiệp định, tiến tới thành lập Chính phủ liên hiệp ba thành phần. Đồng chí Bảy Hiệp (Lê Thái Hiệp) trong Ban Nghiên cứu của Trung ương Cục được cử đến dự cũng phát biểu nhấn mạnh phải ổn định tình hình.

Đây là một chủ trương sai lầm, nhiều cán bộ cấp khu, tỉnh phản ứng, không nhất trí với chủ trương trên, dã nổ ra cuộc tranh luận gay gắt, nhưng vì chỉ thị của trên nên phải miễn cưỡng thi hành. Sai lầm nghiêm trọng hơn nữa là cũng trong thời gian này (cuối tháng 5- 1973) Ban Binh vận Miền triệu tập hội nghị binh vận từ cấp huyện trở lên để phổ biến chủ trương đấu tranh, nói là của Trung ương lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu binh vận là chiến lược. Ta phải hoà hợp dân tộc, xoá bỏ hận thù, phải “xanh vỏ, đỏ lòng”, biến người của địch thành người của ta, thực hiện 5 cấm chỉ:

1. Cấm tấn công địch.

2. Cấm pháo kích.

3. Cấm đánh địch càn quét.

4. Cấm xây dựng xã, ấp chiến đấu.

5. Cấm diệt đồn bốt. Đánh đồn phải xin chỉ thị của Quân uỷ Miền.

Đây là chủ trương hết sức tai hại, thể hiện tư tưởng hoà bình chủ nghĩa, mất hết ý chí chiến đấu, mất cảnh giác cách mạng đã gây ra những tổn thất về sinh mệnh, của cải, đất đai, làm cho cuộc đấu tranh của nhân dân lao đao.

Ở Khu V, mặc dù không có “5 cấm chỉ”, nhưng do không nhận thức được tính chất phức tạp của cuộc dấu tranh mới và âm mưu xảo quyệt của dịch: một số cán bộ lãnh đạo nảy sinh tư tưởng sợ gây căng thẳng, muốn hoà hoãn với địch, giữ thế ổn định, nên phân tán các sư đoàn chủ lực thành những đơn vị nhỏ tăng cường cho các tỉnh đưa về nông thôn cùng nhân dân giữ đất.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #134 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:52:24 pm »

Trong khi đó, một số địa phương lại chủ trương rút lực lượng vũ trang cắm trong vùng sâu tạo thế “cài răng lược” về vùng giải phóng để không tạo ra sự đối đầu quyết liệt với địch... Kết quả là nhiều xã ở Quảng Nam đã giải phóng từ năm 1960, trong chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ, địch không làm gì được, thì nay bị địch lấn chiếm, đảng viên bị tách khỏi quần chúng.

Ở Tây Nguyên, bộ đội chủ lực không phân tán thành những đơn vị nhỏ, nhưng phải giăng ra trên các tuyến trực tiếp tiếp xúc, bị động chống đỡ vất vả với các cuộc tiến công lấn chiếm của quân đội Sài Gòn, chỉ khi ta tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt căn cứ Chư Nghé (Lệ Minh) thì địch mới co lại.

Kết quả chủ trương sai lầm và những nhận thức lệch lạc trên đây đã tạo cho chính quyền Sài Gòn những tháng đầu năm 1973 tiến công lấn chiếm các vùng giải phóng của ta mà không bị trừng trị. Từ ngày 21-1 đến ngày 5-3-1973, địch đã vi phạm hơn 344.000 vụ, gồm 39.000 cuộc hành quân lấn chiếm, 250.000 cuộc hành quân cảnh sát, hành quân bình định; hơn 36.000 vụ bắn phá bằng đại bác. 17.000 lượt máy bay trinh sát vũ trang và ném bom vùng giải phóng.

Chính quyền Sài Gòn đã bắt giam, tra tấn dã man 40.000 người dân yêu nước, yêu hoà bình, tán thành ngừng bắn, hoà hợp dân tộc Chúng đã bắn chết, làm bị thương 10.000 người dân vô tội khác. Chỉ lấy ví dụ một tỉnh Quảng Ngãi, từ ngày 28- 1-1973 đến ngày 28- 12-1973, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cho quân lính càn quét triệt hạ 85 thôn, xã, giết 1.400 dân thường, thiêu huỷ 10.000 ngôi nhà dân, 92 trường học, phá nát gần 4.000 mẫu ruộng, vườn.

Trước tình hình trên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kịp nhận thấy ta có khuyết diềm và sơ hở trong chủ trương đấu tranh, đánh giá địch chưa đúng, chủ quan coi thường địch... Do đó nhiều nơi ở chiến trường ta đối phó bị động trước hành động vi phạm hiệp định của địch. 

Ngày 28-6- 1973, Quân uỷ Trung ương họp, nhận định tình hình đấu tranh thi hành hiệp định có thể diễn ra hai khả năng: hoặc là hoà bình được duy trì, Hiệp định Pa ri từng bước được thực hiện, phong trào cách mạng miền Nam có điều kiện thuận lợi phát triển; hoặc là chiến tranh tiếp tục dưới hình thức và mức độ khác trước, vừa lấn chiếm và chống lấn chiếm, vừa đấu tranh hoà bình hoà hợp dân tộc.

Nếu chiến tranh diễn ra, một khi quân Mỹ đã rút về nước, chúng khó có khả năng quay trở lại. Mỹ có thể dùng không quân, hải quân bắn phá, yểm trợ cho quân nguỵ Sài Gòn, nhưng chúng không thể đảo ngược được tình thế. Quân uỷ Trung ương chủ trương, cố gắng cao nhất thực hiện khả năng một, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khả năng hai. Nghị quyết Quân uỷ Trung ương được Bộ Chính trị nhất trí thông qua.

Song, diễn biến ở chiến trường trên thực tế khả năng một không diễn ra. Địch tiếp tục vi phạm hiệp định ngày càng nghiêm trọng hơn, nhưng chúng lại tố cáo vi phạm.  Cuối tháng 6- 1 973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21. Hội nghị kéo dài nhiều ngày thảo luận tình hình bảy tháng thi hành Hiệp định Pari, thấy rõ những khuyết điểm của lãnh đạo là đánh giá âm mưu địch không đúng, chủ trương đấu tranh không sát với tình hình, chủ quan, hữu khuynh, mất cảnh giác, làm cho nhiều địa phương không nắm chắc chủ trương “hoà hợp dân tộc” của Trung ương, đấu tranh lừng chừng, do dự, chập choạng về phương hướng, khiến địch lợi dụng thừa cơ lấn chiếm vùng giải phóng, giành dân ở các vùng tranh chấp, vùng giáp ranh, nhiều nơi ta đã bị mất thế “cài răng lược”.

Tại hội nghị này, tổng kết 18 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ban Chấp hành Trung ương rút ra được những bài học kinh nghiệm giành thắng lợi có tính quy luật là luôn luôn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công và phương pháp cách mạng bạo lực, dựa trên lực lượng chính tn và lực lượng vũ trang, thực hiện phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, đánh địch bằng ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: âm mưu của đế quốc Mỹ là tiếp tục dùng nguỵ quyền Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành một quốc gia riêng với chế độ chính trị thân Mỹ. Mỹ sẽ viện trợ mọi mặt quân sự, kinh tế, tài chính để chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu thực hiện ý đồ của Mỹ là tiến công lấn chiếm xoá bỏ vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #135 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:53:38 pm »

Chính sách cơ bản của Mỹ đối với Nam Việt Nam vẫn là thực hiện học thuyết Níchxơn, áp đặt cho được chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ, chia cắt lâu dài đất nước ta.  Để thực hiện âm mưu chiến lược trên đây, đế quốc Mỹ cố duy trì chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và đội quân nguỵ tay sai, giúp đỡ, viện trợ cho chúng tăng cường sức mạnh về mọi mặt, dùng bạo lực phản cách mạng để duy tn sự thống tn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Âm mưu trước mắt của Mỹ là duy trì sức mạnh ở mức độ nhất định để thực hiện chiến lược ngăn đe thực tế ở Đông Nam á, kiềm chế phong trào cách mạng Việt Nam và Đông Dương, Đông Nam Á, tạo điều kiện bao vây, bóp nghẹt cách mạng Việt Nam. Mỹ còn lợi dụng xu thế hoà hoãn trên thế giới, lợi dụng mâu thuẫn trong phe xã hội chủ nghĩa, dùng những thủ đoạn ngoại giao, quan hệ văn hoá, kinh tế và chính sách cân bằng lực lượng giữa các nước lớn, giữa các nước trong khu vực để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, nguỵ quân, nguỵ quyền miền Nam có những mặt yếu rất cơ bản là chính trị, mà chỗ mạnh tạm thời về quân sự của chúng không thể bù đắp được. Chính sách cai trị độc tài phát xít của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã gây ra những bất bình trong nhân dân, do đó sự chống đối của nhân dân đối với chính quyền Sài Gòn tay sai Mỹ ngày càng mạnh mẽ.

Cho nên quá trình phát triển của chính quyền Sài Gòn là quá trình đi xuống. Trong khi đó, từ sau khi quân Mỹ rút về nước, mặc dù ta còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung thế và lực của cách mạng miền Nam mạnh hơn bất kỳ thời nào trước đó. So sánh lực lượng đôi bên, ta mạnh hơn hẳn địch.

Song, trong những tháng đầu thi hành hiệp định, địch chủ động tiến công ta; ta bị động đối phó là do ta có khuyết điểm, mất cảnh giác chứ không phải do địch mạnh. Từ nhận định đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 chỉ rõ thời cơ chiến lược sẽ đến. Phương hướng chủ động, tích cực có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng của cả nước hiện nay là “luôn luôn giương cao ngọn cờ hoà bình và chính nghĩa, đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, buộc địch phải thi hành hiệp định để thắng địch.

Vấn đề giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết, vừa cơ bản trong giai đoạn mới” 1.

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới được Hội nghị Trung ương lần thứ 21 xác định là: “Tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giai cấp tư sản mại bản và bọn địa chủ phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tập trung mũi nhọn vào đế quốc Mỹ và tập đoàn thống trị tư sản mại bản, quan liêu, quân phiệt, phát xít, tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ, đang thống trị trong vùng địch kiểm soát; đẩy lùi và thắng địch từng bước; đi đến xoá bỏ chính quyền tay sai của Mỹ, xoá bỏ chế độ thực dân mới, thiết lập một chính quyền dân tộc dân chủ thật sự, thực hiện hoà hợp dân tộc, thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào Mỹ” 2.

Hoàn thành được cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam trong điều kiện có pháp lý của Hiệp định Pa ri là một quá trình đấu tranh lâu dài, gay go, phức tạp trên nhiều mặt. Ta phải kéo địch xuống từng bước và thắng chúng từng bước, tạo thời cơ tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trong quá trình đấu tranh thực hiện một chính quyền thật sự dân tộc dân chủ, cách mạng miền Nam có thể trải qua nhiều bước quá độ và chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con dường bạo lực cách mạng. Vì vậy, cách mạng miền Nam phải luôn luôn nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.

Trước mắt, cách mạng miền Nam phải hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao một cách hết sức chủ động, linh hoạt, tuỳ theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp giữa các mặt trận đó cho thích hợp để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari về Việt Nam, không ngừng giữ vững, phát triển lực lượng, cách mạng về mọi mặt, thắng địch từng bước và chủ động trong si tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiến lên.


__________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.34, tr.233. .
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.233.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #136 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:54:31 pm »

Để hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, ta phải lấy khẩu hiệu hoà bình, độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hoà hợp dân tộc để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, phân hoá hàng ngũ địch, cô lập tập đoàn thống trị tay sai Mỹ ở miền Nam. Đồng thời chú trọng củng cố liên minh công nông, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tích cực tranh thủ lực lượng thứ ba.

Hội nghị Trung ương lần thứ 21 còn chỉ ra rằng, địch đang dùng hành động quân sự đánh phá, lấn chiếm vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Pari một cách có hệ thống. Ta phải sử dụng lực lượng vũ trang và chính trị kiên quyết phản công và tiến công địch để giữ vững và phát huy quyền chủ động mọi mặt của cách mạng. Hướng phản công và tiến công của ta phải nhằm mục tiêu đánh bại kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch, đặc biệt là vùng đồng bằng và vùng giáp ranh.

Đối với vùng giải phóng (cả căn cứ địa), nhiệm vụ của ta là đoàn kết toàn dân, toàn quân, vừa sản xuất, vừa chiến đấu phải xây dựng mạnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế và phải giữ vững vùng giải phóng bằng mọi cách.  Đối với vùng tranh chấp giữa ta với địch, ta phải giữ vừng thế và lực của cách mạng, từng bước chuyển lên phải nắm cho được dân, xây dựng và phát triển được thực lực của ta. Từ đó đưa phong trào đấu tranh của Duẩn chúng tiến lên.  Phương châm đấu tranh của ta vẫn kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp và không hợp pháp. Tuỳ lực lượng so sánh ở từng vùng mà vận dụng các hình thức và phương pháp đấu tranh cho phù hợp, linh hoạt và chủ động.

Đối với vùng địch kiểm soát, ta cấn lãnh đạo quần chúng đấu tranh hợp pháp chống các hình thức đàn áp, kìm kẹp của địch, đòi chính quyền địch phải thực hiện các yêu cầu thiết thân của quần chúng gắn với việc đòi thi hành Hiệp định Pa ri. Phải nắm cho được quần chúng thông qua việc vận động đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi từng việc, từng khẩu hiệu cụ thể nhơ đòi được tự do đi lại làm ăn, chống sinh hoạt giá cả đắt đỏ, chống thất nghiệp, v.v.. tránh chung chung, từ đó nâng dần phong trào lên. Thông qua phong trào đấu tranh mà xây dựng, củng cố tổ chức đảng, tổ chức quần chúng.

Đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 xác định: “Hoàn thành giải phóng dân tộc là sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là quy luật phát triển hiện nay của sự nghiệp cách mạng cả nước . . .

Phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi hiện có, ra sức khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân, phù hợp với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, làm cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa tiến bộ nhanh chóng về mọi mặt, luôn luôn làm chỗ dựa vừng chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng nhằm hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

Trong khi đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố quốc phòng, miền Bắc phải tiếp tục làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với cách mạng miền Nam và tích cực đấu tranh để Hiệp định Pa ri về Việt Nam được thi hành nghiêm chỉnh.

Phải tăng cường chi viện cách mạng miền Nam trên các mặt đấu tranh chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Góp phần xây dựng vùng giải phóng về mọi mặt kinh tế, văn hoá, giao thông vận tải, quốc phòng. Phải có kế hoạch toàn diện của miền Bắc để chi viện cách mạng miền Nam- trong mọi tình huống” 1.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lẩn này còn xác định nhiệm vụ của nhân dân ta đối với Lào và Campuchia là đoàn kết, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ và xây dựng đất nước theo con đường của mỗi nước là nguyên tắc chủ đạo trong mối quan hệ của nhân dân ta với nhân dân Lào, Campuchia.

 Đảng ta chủ trương tăng cường đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa và tăng cường đoàn kết quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của các tổ chức dân chủ quốc tế để tạo sức mạnh đánh thắng địch.


______________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.241-242.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #137 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:55:49 pm »

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắt, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 đề ra tám công tác chính cần nắm vừng và làm thật tốt:

Một là, trong bất kỳ tình huống nào, ta cũng phải nắm vững lực lượng vũ trang, củng cố, phát triển và tăng cường ba thứ quân thật vững mạnh.

Hai là, giành dân, giành quyền làm chủ của nhân dân ở khắp nông thôn, thành thị là nhiệm vụ chính trị hàng đầu hiện nay của phong trào cách mạng miền Nam. 

Ba là, tiến hành công tác binh vận, một mũi tiến công rất quan trọng để buộc địch từng bước phải đi vào hoà bình, hoà hợp dân tộc và làm tê liệt, tan rã hàng ngũ địch.

Bốn là, thành thị là nơi ta có khả năng tập hợp nhiều lực lượng để đấu tranh chính trị mạnh mẽ với địch. Do đó cần nắm vững yêu cẩu tập hợp và tổ chức quần chúng cơ bản, đặc biệt coi trọng công tác vận động công nhân xây dựng thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào, thành lực lượng nòng cốt trong mặt trận đấu tranh của nhân dân thành thị. Phải làm cho phong trào của từng ngành, từng giới trở thành lực lượng chính trị mạnh trong phong trào đấu tranh của nhân dân thành thị.

Năm là, ra sức xây dựng và củng cố vùng giải phóng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong tình hình mới. Vùng giải phóng phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, quân sự kinh tế, văn hoá để làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh.

Sáu là, tăng cường công tác mặt trận và công tác của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Tiến tới hình thành một mặt trận rộng hơn Mặt trận dân tộc giải phóng, nhằm đoàn kết, tranh thủ các giai cấp, tôn giáo, dân tộc, các nhân sĩ, các lực lượng hoà bình, dân tộc, dân chủ ở miền Nam và Việt kiều ở nước ngoài để chững Mỹ và tay sai.

Bảy là, công tác ngoại giao phải nắm vững pháp lý của Hiệp định Pari về Việt Nam, giương cao ngọn cờ hoà bình và lập trường chính nghĩa của ta, kiên quyết, kịp thời vạch trần trước dư luận trong nước và dư luận thế giới về mọi âm mưu, hành động vi phạm Hiệp định Pari của địch. Tranh thủ Việt kiều ở nước ngoài tán thành và ủng hộ các giải pháp của ta . . .  Chỉ đạo đấu tranh ở Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam Việt Nam ở Pari, ở các phiên họp của Ban liên hiệp quân sự hai bên trung ương và các phiên họp khác có liên quan đến việc thi hành hiệp định.

Tám là, công tác đảng phải tăng cường lãnh đạo tư tưởng mà nội dung chủ yếu là làm cho cán bộ, quân và dân thấu suốt sâu sắc tình hình, nhiệm vụ, phương hướng, chủ trương, chính sách của Đảng trong giai đoạn mới, bồi dưỡng tinh thần cách mạng tiến công, kiên trì cách mạng, nâng cao cảnh giác, chống mọi khuynh hướng hoà bình chủ nghĩa. Ra sức nâng cao công tác tổ chức của Đảng lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị trước mắt. Đảng bộ miền Nam phải mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải đoàn kết, nhất trí để lãnh đạo cách mạng. . .

Ngày 6-7-1973, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng kết luận Hội nghị. Đồng chí nêu rõ: chúng ta luôn nêu cao ngọn cờ hoà bình, chính nghĩa, đấu tranh thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari. Chúng ta không muốn gây ra chiến tranh, gây ra nội chiến, nhưng nếu kẻ địch ngoan cố tiếp tục chiến tranh, thì ta sẽ tiến hành chiến tranh cách mạng để thắng địch, giải phóng hoàn toàn miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà.

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao với kết luận của đồng chí Lê Duẩn.  Sau hội nghị, Trung ương phân công đồng chí Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị và đồng chí Vũ Tuân, Chánh văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp, rà soát, chỉnh lý nội dung, bố cục, ngôn ngữ đúng với ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương và kết luận hội nghị của đồng chí Bí thư thứ nhất.

Cuối cùng, Nghị quyết 21 được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trì thông qua ngày 13-10-1973 và khẳng định “Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiên công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiên lên” 1 . Đây là quyết tâm lớn của Đảng, thể hiện nguyện vọng và ý chí của toàn dân, toàn quân ta.


________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.232.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #138 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:56:28 pm »

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 21 (khoá III) là một trong những văn kiện lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng, là phương hướng chỉ đạo đưa cách mạng Việt Nam ở miền Nam vượt qua một trong những thời điểm gay go nhất của cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai.

Nó là đường lối cơ bản chỉ đạo cách mạng và chiến tranh cách mạng ở miền Nam sau thắng lợi của Hội nghị Pari, làm chuyển biến tình hình cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong giai đoạn kết thúc chiến tranh từ cuối năm 1973 đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng. 

Sau khi có Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương soi sáng, tư tưởng hữu khuynh, do dự trong một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và những sai lầm, vấp váp trong chỉ đạo đấu tranh ở các chiến trường được khắc phục. Từ Quảng Trị đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta đều kiên quyết phản công, tiến công đẩy lùi địch lấn chiếm vùng  giải phóng mà không sợ vi phạm Hiệp định Pari.

Quân và dân ta chẳng những phản công tại các khu vực chúng hành quân càn quét, lấn chiếm, mà còn giành quyền đánh thẳng vào các căn cứ xuất phát hành quân của địch nhơ thị xã, thành phố, căn cứ. Đây là nét mới trong tiến công dịch thời kỳ sau khi có Hiệp định Pari. 

Ở chiến trường đồng bằng ven biển Khu V, ta và địch vẫn ở trong thế giằng co, địch lấn chiếm, ta chống lấn chiếm. ớ vùng giáp ranh, Sư đoàn 2 và Sư đoàn 3 chủ lực Quân khu 5 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phản công đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm của sư đoàn 2 và 22 nguỵ, đồng thời tiến công tiêu diệt các điểm chốt của quân nguỵ ở phía đông huyện Quế Sơn, phía tây huyện Hoài Nhơn, giữ vững ba khu vực bàn đạp quan trọng Hiệp Đức (Quảng Nam), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Hoài Ân (Bình Định). ớ các khu vực này, ta xây dựng thế phòng ngự vững chắc, bộ đội chủ lực của ta và chủ lực địch trực tiếp tiếp xúc với nhau. 

Ở Tây Nguyên, chủ lực ta và chủ lực địch cũng ở hình thái trực tiếp tiếp xúc với nhau ở bắc Kon Tum, Thanh An, Đức Cơ (Gia Lai). Ngày 22-9-1973, các chiến sĩ Sư đoàn 320 tiến công tiêu diệt cứ điểm Chư Nghé (Lệ Minh) do Tiểu đoàn biệt động biên phòng 80 của nguy đóng giữ. Chiến thắng Chư Nghé là đòn trừng trịích đáng của quân, dân Tây Nguyên, đánh vào hành động phá hoại Hiệp định Pari của địch.

Trận ChưNghé làm lộ rõ âm mưu và khả năng của địch là nếu ta đánh mạnh thì chúng co lại, phản ứng yếu ớt; nếu ta phân tán lực lượng dàn mỏng trên các tuyến tiếp xúc đấu tranh chính trị, binh vận, tflì địch lấn tới, hành quân càn quét thực hiện chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm các vùng đã giải phóng của ta.

Chiến thắng Chơ Nghé ngoài ý nghĩa trừng trị địch vi phạm Hiệp định Pari, nó còn mở ra cho ta triển vọng và thời cơ phát triển tiến công tiêu diệt các cứ điểm đóng sâu trong vùng căn cứ để hoàn chỉnh vùng giải phóng, tạo thế chiến trường.

Lúc này địch đang tập trung lấn chiếm bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kế hoạch bình định trong năm 1973, địch dự kiến tiến hành ba bước:

- Bước một, từ tháng 3 đến tháng 5, tập trung lấn chiếm bình định Chương Thiện.

- Bước hai, từ tháng 6 đến tháng 9, lấn chiếm, bình định U Minh.

- Bước ba, từ tháng 10 đến tháng 11-1973, bình định Cà Mau và củng cố các vùng đã lấn chiếm được. 

Thủ đoạn của địch là tập trung lấn chiếm, bình định từng khu vực trọng điểm, sau đó phát triển rộng ra xung quanh. Dùng quân sự để lấn chiếm, bình định là chính, kết hợp với thủ đoạn hoà hoãn tiếp xúc ở một số vùng khác, làm cho ta mất cảnh giác. Những nơi hoà hoãn địch dùng phong toả kinh tế, kết hợp với chiến tranh chính trị và tâm lý để gây sức ép và lôi kéo quần chúng.

Mục tiêu lấn chiếm, bình định Chương Thiện địch nhằm vào ba huyện Long Mỹ, Gò Quào, Giồng Riềng.  Ngày 3-2- 1973, địch dùng Sư đoàn 21 lấn chiếm đóng đồn ở kênh 13 xã Vĩnh Viễn, chi khu Ngang Dừa, Long Mỹ, Ngã Năm, Thạnh Phú... Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết tâm sử dụng lực lượng chủ lực quân khu kiên quyết tiến công và phản công tiêu diệt quân địch, giải phóng đất đai.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #139 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:56:55 pm »

Ngày 6-5- 1973, bộ đội ta mở loạt trận tiến công vào các cánh quân của dịch đi càn quét và các đồn bốt của chúng ở vùng kênh 13, chi khu Long Mỹ, Ngang Dừa và Giồng Riềng, đánh thiệt hại 4 tiểu đoàn bảo an, bức địch rút bỏ hệ thững đồn bốt ở khu vực này. Ngày 15-5-1973, pháo binh Quân khu 9 bắn phá sân bay Trà Nóc, phá hỏng 8 máy bay, làm nổ một kho đạn... 

Tỉnh Sóc Trăng, lực lượng vũ trang dành bại địch lấn chiếm ở huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu- Lich Hội Thượng, Mỹ Tú, diệt nhiều sinh lực địch, giữ vững địa bàn.

Cà Mau, quân và dân trong tỉnh kiên quyết tiến công địch lấn chiếm, mở rộng vùng làm chủ dọc tuyến sông Bảy Tháp. 

Ở Vĩnh Trà, trong 15 ngày đầu tháng 5, Trung đoàn 3 phối hợp với nhân dân đánh diệt hội đồng xã nguy ở Thới Hoà, diệt 3 đồn địch ở xã Thới Thuận, phục kích dịch đi càn ở Bình Ninh, Tam Bình diệt một số đội bảo an, bảo vệ được các xã đã giải phóng.

Trong đợt tiến công tháng 5, Quân khu 9 đã diệt, bức hàng, bức rút 73 đồn. Thắng lợi quan trọng trong đợt chống địch lấn chiếm là ta đã giữ được vùng ruột Hậu Giang (Chương Thiện), làm cho kế hoạch lấn chiếm Chương Thiện đợt 1 của địch bị thết bại nặng. Ta giữ vững được địa bàn then chốt, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, phát triển vùng tranh chấp, làm chuyển biến vùng kìm kẹp và đô thị, thu hút kìm chân lực lượng địch ở Chương Thiện, tạo thuận lợi cho các tỉnh trong quân khu tiến công giành thắng lợi.

Bị thất bại, nhưng nguỵ quyền Sài Gòn không từ bỏ âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng, chúng vừa lớn tiếng tố cáo ta vi phạm hiệp định, vừa tập trung quân lấn chiếm bình định đợt 2. Song, qua đợt 1, lực lượng địch có bước suy yếu mới, nên chúng phải hạ thấp chỉ tiêu, yêu cầu lấn chiếm so với đợt 1.

Lần này địch tập trung lấn chiếm Chương Thiện và phong toả U Minh. Trước hết là hoà hoãn với ta ở khu vực Ba Hồ để đưa lực lượng xuống lấn chiếm vùng tây nam Long Mỹ. Trong đợt lấn chiếm này, địch chủ trương vừa chiếm đất, giành dân vừa cướp lúa gạo để ép dân phải theo chúng, đồng thời cũng để triệt nguồn tiếp tế lương thực cho bộ đội ta, chúng gọi đây là kế hoạch Trần Khánh Dư.

Để thực hiện kế hoạch Trần Khánh Dư, địch vẫn duy trì Sư đoàn 7 bộ binh ở Tiền Giang để yểm trợ và lấn chiếm Vùng 4 Kiến Tường; Sư đoàn 9 yểm trợ và lấn chiếm cướp lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng, - Bạc Liêu; Sư đoàn 21 đảm trách yểm trợ và lấn chiếm các tỉnh Chương Thiện, Rạch Giá, Cà Mau, trọng điểm là Chương Thiện. Địch điều thêm 7 tiểu đoàn bảo an của các tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong về Chương Thiện, nâng tổng số đơn vị địch ở vùng ruột Hậu Giang (Chương Thiện) lên 68 tiểu đoàn.

Nắm được âm mưu, kế hoạch lấn chiếm đợt 2 của địch, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 hạ quyết tâm lãnh đạo lực lượng vũ trang và nhân dân kiên trì bám trụ địa bàn, kiên quyết đánh bại địch càn quét lấn chiếm, bình định và cướp lúa gạo. Địa bàn trọng điểm tác chiến được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 xác định: Vùng ruột Hậu Giang. Bộ Tư lệnh quân khu chỉ đạo cho các đơn vị chủ lực, địa phương đánh mạnh, liên tục ở Chương Thiện, thu hút, kìm chân và tiêu diệt một bộ phận lấn chiếm quan trọng của quân đội Sài Gòn, tạo thuận lợi cho các tỉnh trong quân khu tiến công và nổi dậy hoàn chỉnh vùng giải phóng.

Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, kết hợp đánh vừa, đánh nhỏ đều khắp, kết hợp tiến công và nổi dậy, trong tháng 6- 1973, Trung đoàn 20 chủ lực Quân khu 9 bao vây tiến công Liên đoàn biệt động quân số 7 ở Rạch Chùa. diệt Tiểu đoàn 86, đánh thiệt hại tiểu đoàn 62 và 76. Ở phía nam Long Mỹ, trung đoàn bộ binh 2 và 10 chủ lực quân khu tiến công diệt 6 đồn, hoàn chỉnh vùng giải phóng nam Long Mỹ.

Ở phía bắc huyện Long Mỹ, ngày 8-6- 1973, Trung đoàn 16 - Sư đoàn 9 nguỵ đổ quân chiếm khu vực Đồng Gò, Xẻo Môn Cạn, đánh chiếm Cái Cao. Sáng ngày 9-6, Tiểu đoàn 309 tiến công vào các cụm quân địch, tiêu hao một số số địch còn lại buộc phải rút về Cần Thơ củng cố, nhưng chúng lại đưa Tiểu đoàn bảo an 428 xuống thay thế. Ngày 1 1 6- 1973, địch tiếp tục lấn chiếm Cái Cao. Tiểu đoàn 309 của ta bám trụ tại chỗ, đánh bại cuộc lấn chiếm của quân nguy, giữ vững vùng làm chủ.

Tháng 9- 1973, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định mở đợt hoạt động quân sự rộng khắp trong toàn khu, đánh bại âm mưu lấn chiếm bình định của địch. Chấp hành mệnh lệnh của quân khu, ngày 10-9- 1973, Trung đoàn 10 tiến công địch đóng ở đồn Chùa Miên, Xẻo Chích. Bộ đội địa phương và du kích huyện Thạnh Trị đánh địch lấn chiếm vùng Mỹ Quái, bao vây bức địch rút đồn Láng Sơn, Mỹ Tho.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM