Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:44:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi nhỏ, đáp khẽ về các vấn đề quân sự - Phần 4  (Đọc 358315 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thainhi_vn
Thành viên
*
Bài viết: 705


« Trả lời #500 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 01:08:23 am »

Các dòng máy bay Su thường là tiêm kích hoặc tiềm kích, còn các dòng Mig thiên về không chiến. Với các thế mạnh về tên lửa phòng không mà Việt Nam ta hiện có như S-300 thì vấn đề mua Mig không còn cấp thiết.
------------------------------
 Bác longtrec xem lại hai cái đo đỏ cái nhỉ! Grin

 Mà máy "tiềm kích" là loại máy bay gì vậy cụ? Wink

TL ơi tiếng Nga từ "Истребитель" dịch là tiêm kích , vd như : Su -33 , Su-35, Su- 37.
Còn ""Штурмовик" : dịch là máy bay cường kích  hay tiềm kích ,vd như: Su -25, Su- 39.

Còn từ "không chiến" ý tôi muốn nói đến khả năng đánh chặn của Mig.

Em chưa hiểu lắm về loại máy bay "tiềm kích" ạ.
Vì "tiêm kích" là loại máy bay chuyên đi diệt máy bay khác, còn "cường kích" theo nghĩa của từ là loại máy bay tấn công mạnh. Còn "tiềm kích" thì em chưa hiểu loại này. Hay ý nghĩa của nó là loại máy bay chuyên phục kích đánh chặn (tiềm kích: 潜击) chăng?
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #501 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 01:23:26 am »

Các dòng máy bay Su thường là tiêm kích hoặc tiềm kích, còn các dòng Mig thiên về không chiến. Với các thế mạnh về tên lửa phòng không mà Việt Nam ta hiện có như S-300 thì vấn đề mua Mig không còn cấp thiết.
------------------------------
 Bác longtrec xem lại hai cái đo đỏ cái nhỉ! Grin

 Mà máy "tiềm kích" là loại máy bay gì vậy cụ? Wink

TL ơi tiếng Nga từ "Истребитель" dịch là tiêm kích , vd như : Su -33 , Su-35, Su- 37.
Còn ""Штурмовик" : dịch là máy bay cường kích  hay tiềm kích ,vd như: Su -25, Su- 39.

Còn từ "không chiến" ý tôi muốn nói đến khả năng đánh chặn của Mig.

Em chưa hiểu lắm về loại máy bay "tiềm kích" ạ.
Vì "tiêm kích" là loại máy bay chuyên đi diệt máy bay khác, còn "cường kích" theo nghĩa của từ là loại máy bay tấn công mạnh. Còn "tiềm kích" thì em chưa hiểu loại này. Hay ý nghĩa của nó là loại máy bay chuyên phục kích đánh chặn (tiềm kích: 潜击) chăng?


Theo từ điển Nga-Nga chú thích thì máy bay tiềm kích là loại máy bay với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất từ trần bay cao.

 Xin nói qua về Su-25T loại tiềm kích.
-Nhiệm vụ: Được thiết kế chủ yếu để tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép.
-vũ khí mang theo: Su-25T có 10 điểm treo vũ khí ở 2 cánh, trong đó có 8 điểm treo bom tối đa không quá 500kg/điểm. Hai điểm còn lại dành để treo tên lửa không đối không tầm ngắn P-60 hoặc tên lửa không đối đất lazer dẫn đường X-25ML , X29L, S-25L.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2010, 01:48:56 am gửi bởi longtrec » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #502 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 05:23:28 am »

Theo những gì tôi nhớ từ môn vật lý lớp 6 thì "tiềm là lặn, vọng là nhìn, kính tiềm vọng là kính dùng cho tàu ngầm"

Vậy có thể suy ra máy bay "tiềm kích" là những loại máy bay có thể tắt máy "lặn" trong mây để rình "phang" các máy bay khác.

Chứ những loại máy bay "với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất từ trần bay cao" thì theo hiểu biết từ trần kiến thức tương đối thấp của tôi thì sách báo vở ở ta vẫn gọi là "cường kích" hoặc "ném bom" thôi ạ.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #503 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 07:28:09 am »

Em thì hiểu nôm na có 3 loại này :

1/ Máy bay tiêm kích thuần : Không có khả năng đánh mặt đất, hoặc có nhưng không đáng kể; bọn này có tầm bay ngắn, chủ yếu để bảo vệ căn cứ, mục tiêu; nhiệm vụ chuyên nghiệp là đánh chặn, không đối không
Ví dụ : Mig 21

2/ Máy bay cường kích : Bọn này vừa có khả năng không chiến, vừa có khả năng đánh mặt đất, thậm chí là cả đánh biển
Ví dụ : Su 30

Xu hướng của máy bay hiện đại ngày nay là theo hướng này, multi role.

Thật ra thì chỉ có ông Liên Xô ngày xưa là phát triển mạnh dòng tiêm kích thuần để bảo vệ lãnh thổ, còn như Mỹ, với quan điểm diều hâu đánh thằng khác, nó đã có tư duy sản xuất máy bay thân to, hai động cơ, đa nhiệm, tầm bay rộng, cả đánh không lẫn đánh đất từ cách đây 50 năm, cụ thể như gã F4 Fantom trứ danh


3/ Bọn thứ 3 - Máy bay ném bom tiền duyên - Bọn này khác hẳn hai bọn trên, khả năng không chiến được giảm thiểu hết cỡ, thiết kế phục vụ chuyên đánh mặt đất, đặc điểm là tốc độ bay thấp, giáp dày, trang bị vũ khí nhiều, chuyên dùng ném bom chế áp mặt trận, hỗ trợ trực tiếp bộ binh hoặc làm các nhiệm vụ độc lập như diệt xe tăng, cứ điểm phòng ngự
Bọn này thì hiện nay Mỹ có A10, Nga có dòng Su25 xx mà bác Longtrec đã nêu
Logged
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #504 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 07:43:50 am »

Thật ra thì chỉ có ông Liên Xô ngày xưa là phát triển mạnh dòng tiêm kích thuần để bảo vệ lãnh thổ, còn như Mỹ, với quan điểm diều hâu đánh thằng khác, nó đã có tư duy sản xuất máy bay thân to, hai động cơ, đa nhiệm, tầm bay rộng, cả đánh không lẫn đánh đất từ cách đây 50 năm, cụ thể như gã F4 Fantom trứ danh
Cái này có vẻ hơi... chủ quan bác ạ  Grin. Việc máy bay đa nhiệm xuất hiện chủ yếu là do tiến bộ của công nghệ cùng với mục đích tiết kiệm chi phí, hơn nữa trong không quân Mỹ chúng không hề thay thế hoàn toàn nhiệm vụ của máy bay tiêm kích. Nói về tiêm kích đơn thuần, vào thời đại phản lực, Mỹ bắt đầu với F-86, đến đỉnh cao thì của hải quân có F-14, của không quân có F-15 (khả năng tấn công mặt đất của F-15 chỉ được đưa vào năm 1984, của F-14 là năm 1992).
Logged
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #505 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 08:23:58 am »

Các bác cho cháu hỏi, cái gì làm đạn pháo phản lực không có cánh ổn định (ví dụ như đạn của pháo phản lực H-12) xoay được sau khi rời bệ phóng ạ? Có phải trong ống phóng có khương tuyến hay không?
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #506 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 08:53:32 am »

Hì, theo phân loại máy bay chiến đấu cánh cố định nói chung của thế giới thì:

- Tiêm kích: là loại máy bay chuyên dùng để đánh chặn không quân địch trên vùng trời mặt trận, vùng trời của mình. Đặc điểm là tốc độ cao, tầm hoạt động ngắn, vũ khí chuyên về đối không. MiG-21 của ta dùng trong KCCM thuộc về loại này. Tiêm ở đây mang nghĩa mũi nhọn.

- Cường kích: là loại chuyên đánh mặt đất. Đặc điểm là tốc độ thấp (so với tiêm kích), vũ khí chủ yếu là không đối đất.

- Máy bay ném bom: tên đã nói rõ mục đích sử dụng và trang bị vũ khí chủ yếu của nó.

Đây là định nghĩa nguyên bản, sau này người ta phát triển các loại máy bay đa dụng, đa nhiệm vì nó phù hợp xu thế của KQ thế giới là dùng cùng một loại máy bay vào nhiều nhiệm vụ, trang bị vũ khí theo nhiệm vụ cụ thể. Cụ thể với người Nga thì dòng MiG thiên về sản xuất tiêm kích, dòng Su thiên về máy bay cường kích và đa nhiệm. Tất nhiên, khái niệm này cũng là tương đối thôi. MiG-21bis có khả năng tiến công mặt đất dù vẫn ưu tiên nhiệm vụ tiêm kích, Su-22 thiết kế cánh thay đổi góc (cánh cụp, xòe) để làm được nhiệm vụ tiêm kích nhưng vẫn ưu tiên nhiệm vụ cường kích. Đến dòng Su-27 và các biến thể của nó thì đa nhiệm trở thành tiêu chuẩn bắt buộc và họ máy bay này đáp ứng tốt cả hai nhiệm vụ đó.

Như vậy, bài viết của bác longtrec: "Các dòng máy bay Su thường là tiêm kích hoặc tiềm kích, còn các dòng Mig thiên về không chiến" chưa chuẩn ở chỗ coi "tiêm kích" và "không chiến" là hai loại máy bay, trong khi cái "không chiến" chỉ nói lên nhiệm vụ của "tiêm kích". Grin Còn máy bay "tiềm kích" thì đúng là chưa nghe thấy bao giờ thật, mình cũng như bác altus cứ nghĩ tiềm là lặn, là mật,... cơ! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #507 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 08:55:48 am »

Vụ tiêm, tiềm, cường kích này có lẽ xuất hiện từ thời anh Tàu Tưởng với công nghệ máy bay cánh quạt chạy bằng động cơ đốt trong và vũ khí là súng pháo, bom thường.

Máy bay tiêm kích (đánh nhẹ = máy bay chống mục tiêu hạng nhẹ bằng vũ khí hạng nhẹ) dùng chống mục tiêu trên không là các loại máy bay không có giáp hoặc giáp nhẹ bằng súng hay pháo đối không. Các loại máy bay tương ứng trong tiếng ta là máy bay khu trục.

Máy bay cường kích (đánh mạnh = máy bay chống mục tiêu hạng nặng bằng vũ khí hạng nặng) dùng chống mục tiêu mặt đất là các mục tiêu kiên cố cố định hay xe tăng thiết giáp, hoặc đánh chế áp trận địa bằng pháo hay bom. Các loại máy bay trong tiếng ta như máy bay phóng pháo, máy bay ném bom bổ nhào.

Máy bay tiềm kích (đánh lén hay đánh luồn sâu = máy bay chống mục tiêu bằng cách đánh lén, đánh luồn sâu, đánh mật tập) dùng chống mục tiêu sau chiến tuyến. Từ này được du nhập và thịnh hành trong miền Nam trước đây. Thời kỳ máy bay tiêm kích phản lực từ này được mở rộng sang dùng cho các máy bay tiêm kích đánh chặn bám đuôi theo dẫn đường mặt đất (Mig-21, F-5), máy bay tiêm kích bom đánh luồn sâu phía sau chiến tuyến (Su-17/22, Mig-27, F-105, F-4), hay máy bay tiêm kích bom đánh luồn sâu mật tập ở độ cao thấp như F-111, Su-24). Các loại máy bay tiêm kích đa năng như Su-30 cũng có nhiệm vụ đánh luồn sâu và kiểm soát vùng trời sau chiến tuyến đối phương tới 250 km nên cũng có thể coi là máy bay tiềm kích và thực tế đã được các bác cựu trào gọi là máy bay tiềm kích từ lâu rồi Grin
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #508 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 09:03:04 am »

Các bác cho cháu hỏi, cái gì làm đạn pháo phản lực không có cánh ổn định (ví dụ như đạn của pháo phản lực H-12) xoay được sau khi rời bệ phóng ạ? Có phải trong ống phóng có khương tuyến hay không?
--------------------------------------------------
 Đạn pháo phản lực cánh đuôi (H-12, BM-21,...) có chốt định hướng gắn trên thân động cơ, nó trượt theo rãnh xoắn trong lòng nòng pháo để tạo cho đạn tốc độ quay ban đầu. Sau khi ra khỏi nòng, các cánh ổn định sẽ bung ra. Cánh này được lắp nghiêng khoảng 10 so với trục dọc của đạn để tạo quay chậm của đạn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #509 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 09:16:31 am »



Các Bác ơi cho Nhà Cháu hỏi đây có phải là Xe mang Súng phun nước đời mới của CHLB Nga không ạ ?

Nhà Cháu thấy xanh xanh đỏ đỏ như Xe cứu hỏa Nhà Mình ấy.
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM