Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Năm, 2024, 03:16:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần II)  (Đọc 311892 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Razzi
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #430 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 10:21:47 am »

Ho MiGia ơi, mỗi chuyến bay của một phi công được tính giờ như sau : thời bọn tôi bay thì tính giờ bay để tích lũy theo từng chuyến một được tính từ thời điểm máy bay cất cánh đến khi máy bay tiếp đất, thời bây giờ thì tính từ thời điếm máy bay mở máy cho đến khi lăn về tắt máy. Mỗi chuyến bay đều được ghi chép cẩn thận vì trên Đài chỉ huy khi bay huấn luyện đều có nhân viên ghi giờ theo dõi. Từng ngày bay, sau khi kết thúc ban bay thì bộ phận huấn luyện phải chịu trách nhiệm cộng giờ cho từng phi công theo từng ngày bay và tổng thời gian tích lũy cho đến ngày bay gần nhất. Thời gian của từng chuyến bay thì phụ thuộc vào tính chất bài bay, nhưng thường thì là 30 phút một chuyến bay huấn luyện, còn xuất kích chiến đấu thì chẳng biết thế nào.

Cháu chào chú Phicôngtiêmkích,
Cháu cũng là con của một phi công tiêm kích có lẽ cũng bạn đi chung đoàn học bay của chú, nhưng bố cháu sinh năm 41, cũng được bổ nhiệm Trung đoàn trưởng cùng năm với chú ở phía nam, nhớ vào khoảng nửa cuối những năm 80 bố cháu có được tặng 1 cái đồng hồ mặt dưới có khắc dòng chữ mà cháu nhớ không chính xác lắm đại loại tặng phi công 1.000 giờ bay, năm ấy hình như chỉ có 2 người được tặng, xung quanh cái đồng hồ ấy cũng có nhiều thông tin đồn thổi là bị thay ruột gì gì đó, lúc ấy có người hỏi bố cháu thì ông chỉ nói rất nhẹ nhàng, cả đoàn đi học hàng trăm người giờ còn bao nhiêu người sống , trải qua Mỹ, tây nam... mà thế này có gì mà phàn nàn, 1.000 giờ bay này là công của bao nhiêu người góp vào....( cháu được bố cho cái đồng hồ ấy - nhưng ngay sau khi vào đại học , cháu bị lấy trộm mất ở ký túc xá - đến giờ cháu vẫn thấy ngại với bố mà không dám nói ra). Bố cháu rất ít kể gì về chuyện chiến tranh, nếu có hỏi thì ông cũng chỉ bảo : các con có thể tự hào về bố là sống và chiến đấu không có gì để phải xấu hổ cả, ông rất hiền mà nói như thế . thỉnh thoảng có các chú, bác đến chơi , bố cháu cũng chỉ ngồi cười - nhưng lúc ấy nhìn ông thật hạnh phúc giữa bạn bè mà trêu nhau chuyện lười chơi thể thao cuối ngày, chuyện học tiếng nga ( đến giờ ông vẫn dạy được cho cháu), chuyện tai bị tê chà xát bằng tuyết như chú hướng dẫn.....
Thế hệ của chú và bố cháu thật đáng tự hào về cách sống, cách chiến đấu... luôn là tấm gương sáng cho bọn trẻ như chúng cháu học hỏi và noi gương.
Cháu chúc chú khỏe để thực hiện các dự án mà mình tham gia và gia đình hạnh phúc.
Logged
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #431 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 10:34:25 am »

Cháu chào bác PCTK!
Cháu gửi tới bác và các chú clip mới nhất về KQVN- biên đội Su-30:
http://www.youtube.com/watch?v=xcE6E8IuG5I
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #432 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 08:29:57 pm »

 Trong tấm ảnh tôi không nhận được người quen. Thực ra, số chuyên gia Liên-xô là phi công có rất ít, chỉ mấy người thôi. Các thày huấn luyện cho chúng tôi bay đêm và bay ngày thì có một số khoa mục đặc biệt hoặc những bài bay với những động tác đặc biệt. Có những chuyên gia sang chỉ làm nhiệm vụ bay thử sau khi máy bay lắp ráp rồi về nước. Lâu lắm rồi chúng tôi không còn được gặp lại các chuyên gia, các thày bay nữa.
 Razzi hoàn toàn có quyền tự hào về người cha của mình. Để đạt được 1000 giờ bay trên loại máy bay phản lực là phải tốn không biết bao nhiêu là công sức đấy. Đã có lần tôi giải trình về giờ bay tích lũy của một phi công rồi. Cho tới bây giờ thì số phi công đạt được 1000 giờ bay trở lên không có nhiều lắm đâu.
 Ngày nay tôi về Ninh Bình thăm gia đình người phi công anh hùng Đỗ Văn Lanh. Anh là người đã lập được kỳ tích trong đời bay. Ấy là khi chiến đấu về, máy bay hết sạch dầu, chết máy vì chẳng còn gì "nuôi" động cơ. Sở chỉ huy lệnh cho anh nhảy dù, nhưng anh không muốn rời bỏ con "chiến mã" của mình, quyết tâm đưa được nó về hạ cánh an toàn trên sân bay Đa Phúc. Kỳ tích ấy cho đến thời điểm này thì chưa có một phi công nào trên thế giới bay với loại máy bay MiG-21 làm được cả. Chỉ tiếc là anh đã hy sinh trong một chuyến bay huấn luyện sau thời gian chiến tranh. Những con người như thế là bất tử. Mãi mãi về sau này các thế hệ còn nhắc đến kỳ tích của anh.
 Cám ơn tieuthienvuong đã cung cấp cho clip quý giá. Hy vọng sẽ thường xuyên nhận được hơn nữa. Càng xem những cảnh về bay thì lại càng nhớ bầu trời cồn cào hơn, càng nhớ về các đồng đội nhiều hơn.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #433 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 09:58:48 pm »

Vâng, bác phicongtiemkich. Trên trang nhat-nam.ru có hồi ức về những ngày công tác ở Việt Nam của 2 chuyên gia KQ Liên Xô giai đoạn 68-69, kèm theo nhiều ảnh chụp họ cùng các bạn chiến đấu Việt Nam. Dưới đây là link dẫn đến trang hồi ức của họ. Sau mấy chục năm họ vẫn giữ những tình cảm tốt đẹp về Việt Nam.
1. Piotr Isaev:
http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/memory47.html



2. Evgheny Ansiferov:
http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/memory54.html
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #434 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 07:18:29 pm »


 Việc huyphongssi hỏi về Trần Hữu Thắng trước kia ở 931 thì có lẽ vào cái thời điểm Thắng ở 931, tôi đã rời đó rồi ( tôi chỉ ở từ 1979 đến 1983 thôi mà ). Có vấn đề gì không, huyphongssi ơi ?
 

Cậu Thắng này cũng dân Yên Bái gốc nhưng về 931 gần đây thôi thưa anh. Cậu này là sĩ quan chính trị, đại tá, hiện công tác ở Phòng Tổ chức QC và nói có biết anh.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #435 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 07:30:21 pm »

Trận không kích đầu tiên.

Đọc cuốn ‘Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) – Nhìn từ hai phía’, mà bác phicongtiemkich Nguyễn Công Huy là 1 tác giả, đã tạo cho Baoleo tôi cảm hứng, để thử bình luận về một sự kiện còn ít người biết đến.

Cuốn sách này hiện đã có một lượng lớn sách nối bản được đưa ra thị trường với mức chiết khấu có chỗ lên tới 40%.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
VHSTMT
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #436 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 07:49:40 pm »

Trận không kích đầu tiên.

Đọc cuốn ‘Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) – Nhìn từ hai phía’, mà bác phicongtiemkich Nguyễn Công Huy là 1 tác giả, đã tạo cho Baoleo tôi cảm hứng, để thử bình luận về một sự kiện còn ít người biết đến.

Cuốn sách này hiện đã có một lượng lớn sách nối bản được đưa ra thị trường với mức chiết khấu có chỗ lên tới 40%.

bác chỉ giúp chỗ bán ở HN với, tks.
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #437 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2013, 09:44:31 am »

Em đọc quyển "Các đơn vị MIG17 và MIG19 trong chiến tranh Việt Nam" của tác giả István Toperczer. Tác giả chắc cũng là giáo viên mô tả học viên Việt Nam chăm chỉ nhưng cần gấp đôi thời gian tập để được bay đơn so với học viên các nước khác. Khi trả lời 1 học viên Hung về người Việt Nam trong huấn luyện, ông giáo viên Nga trả lời: "Khi 5 học viên Việt Nam bay lên bằng MIG17 thì cần 12 phi công Nga lên theo để đưa họ về từ trên trời". Các bác học viên Việt Nam hồi ấy cũng hay bị đưa máy bay ra ngoài thềm cỏ khi hạ cánh, với học viên Cu Ba hay Hung thì sẽ bị phạt bay 1 tuần, nhưng học viên Việt Nam thì được bay ngay ngày hôm sau... Đọc nhưng khó khăn của các bác hồi ấy như vậy mà khi về nước vẫn làm cho phi công Mỹ với mấy nghìn giờ bay, trên máy bay hiện đại hơn, hệ thống chỉ huy (ngay cả thời gian về sau) đầu đủ hơn vẫn phải thán phục!
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #438 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 03:25:12 pm »

 Chào các đồng đội ! Vừa rồi tôi mắc một số việc của gia đình nên bây giờ mới lại nối lại liên lạc được. Ảnh của phi công chuyên gia Liên-xô, tôi gắn bó với thày Isaep vì thày dạy bay đêm cho số anh em ở Đại đội 5 của chúng tôi. Kỷ niệm về các thày thì nhiều và chắc các thày cũng vậy.

 Cuốn sách "Những trận không chiến..." tôi không biết đã được nối bản hay chưa nhưng hình như đã được bán ở hiệu sách Tân Việt, phố Đinh Lễ thì phải.

 Huyphongssi ạ, chắc là Thắng biết tôi đấy. Cuốn tôi viết về 931 - về cái Trung đoàn KQ ở Đồi Cọ ấy với những kỷ niệm chẳng bao giờ quên với những tháng năm sống ở Yên Bái được đặt tên là "Đi xa ngoảnh lại" đã được duyệt xong bản bông, chuẩn bị in chính thức rồi. Tôi sẽ tìm cách liên lạc với Thắng.
 Hiện tôi đang bận bịu tìm tư liệu để viết về người phi công anh hùng từng lập kỳ tích trong đời bay là hạ cánh khi động cơ không làm việc trong trận đánh ngày 24-5-1972 nên có thể sẽ ít thời gian liên lạc ơới các đồng đội hơn. Các đồng ôội thông cảm cho tôi nhé !
Logged
Kiki
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #439 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 09:58:13 pm »

Chú Phi công tiêm kích ơi, cháu vừa trở về từ Lê-nin-grad (St Petersburg) sau một chuyến đi ngắn. Chỉ vài ngày dạo bờ Neva cháu đã hiểu tại sao những người từng có thời gian ở Nga (Liên xô) lại gắn bó với đất nước này đến như thế. Cháu chúc chú và các bác các chú (cả bố cháu nữa) sẽ có một chuyến thăm nước Nga, thăm trường cũ một ngày thật gần đây.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM