Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:01:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC  (Đọc 82178 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 02:58:20 pm »

At-4 thì có 1 ống phụt chính ở đuôi thôi
Có mỗi ống phụt chính ở đuôi thì nó phải lái bằng cánh nhỉ?
Mà động cơ phụt thẳng kiểu đó cái dây không cháy thì cũng lạ?
Tôi xếp hàng sau bác bục két hỏi việc này  Grin
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 03:10:37 pm »

Ơ không bác nào hưởng ứng em à  Sad
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16363.msg228689.html#msg228689

Nhà em nghĩ về vấn đề dây thì lâu nhất nó cũng bị nung khoảng 11 s nên chỉ cần dây bọc chịu nhiệt tốt thì nó sém không đến lõi đâu bác vi tính ạ
À để em thử lấy dây điện thử phát ; các bác nhé ; sẽ báo kết quả  Grin

Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 03:22:58 pm »

Nhà em nghĩ về vấn đề dây thì lâu nhất nó cũng bị nung khoảng 11 s
Làm gì mà nung đến 11s. Nó rải dây mang theo chứ có phải kéo dây từ bệ ra đâu mà nung lâu thế. Chỉ bao nhiêu phần giây thôi. Nhưng nhiệt cao và sức phụt mạnh dây khó chịu đựng.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 03:30:06 pm »

À nhà em tính cái phần dây sát đuôi nhất mà bác ; nó sát động cơ chính nhất ; trường hợp xấu nhất là đuôi lửa nó quét thẳng vào dây

Nhưng đang tính cái gì dấy hả bác ? nếu là liều phụ đẩy ra khỏi ống thì dây chả phải chịu mấy đâu .Dây ở trước ; liều phụ ở sau ; đuôi ống thoát lửa . Nhà em nghĩ động cơ chính mới là nguy hiểm chứ ạ  Huh
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 07:19:00 pm »

Một số thông tin cơ bản:

- AT-4 có phương pháp ngắm bắn bán chủ động (SACLOS) theo nguyên lý 2 điểm: kính ngắm và mục tiêu (tốc độ từ 60km/h trở xuống).

- Đạn 9M111 của AT-4 có động cơ phóng riêng rẽ với động cơ tăng tốc - hành trình, động cơ phóng đặt phía sau đạn 9M111 trong ống phóng ТПК.

- Đạn 9M111 thiết kế theo kiểu "con vịt" nên cánh lái ở trước cánh nâng.

- Sau khi ra khỏi ống phóng, đạn 9M111 quay quanh trục dọc theo chiều kim đồng hồ với tần số 10 vòng/giây nhờ cánh nâng nghiêng một góc 2015' so với trục dọc.

- Đạn 9M111 chỉnh tầm, hướng nhờ hai đôi cánh lái bố trí đối xứng qua trục dọc, nguyên lý lái theo cảm ứng điện từ nhận tín hiệu từ bộ tọa độ và lệnh điều khiển của HAY.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #55 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 11:51:10 pm »

Một số thông tin cơ bản:

- AT-4 có phương pháp ngắm bắn bán chủ động (SACLOS) theo nguyên lý 2 điểm: kính ngắm và mục tiêu (tốc độ từ 60km/h trở xuống).

- Đạn 9M111 thiết kế theo kiểu "con vịt" nên cánh lái ở trước cánh nâng.


Tưởng mỗi em nhầm, hóa ra thủ trưởng cũng nhầm Grin

- Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 "Фагот" sử dụng Hệ thống điều khiển bán tự động theo đường ngắm thẳng (Система полуавтоматического наведения на линию прицеливания) hay còn gọi theo tiếng Anh là SACLOS (Semi-Automatic Command to Line of Sight) với phương pháp bắn 3 điểm (Метод трёх точек - Т/Т).

- Đạn chống tăng 9M111 có cánh lái mũi còn gọi là cánh vịt ("Утка")

Trích dẫn từ: tientt82
À thế nhà em hiểu chưa rõ về khái niệm phóng nóng lạnh   
Cảm ơn các bác đã đính chính

Nguồn của em bây giờ phải xem lại cẩn thận thôi ; ở đuôi ống phóng nó chú thích стартовый газогенератор ; chứ không phải пороховой стартер

Phóng như đạn 9M111 được gọi là "phóng mềm" Grin

"стартовый газогенератор" có thể hiểu là buồng đốt liều phóng, còn "пороховой стартер" là tầng chứa thuốc phóng


Bộ thi hành chỉ điều khiển 1 trong số 4 ống phụt phản lực của đạn Malyutka.
Theo sơ đồ này thì 4 ống phụt sẽ bố trí như cái ống có điều khiển ở 4 góc. Còn dây thì chắc phải rải từ đuôi tên lửa dù nó để ở đâu mới là hợp lý.

Cuộn dây ở số 4 đấy bác  vitính

Số 4 là cuộn dây nhưng không phải dây dẫn lệnh.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 08:43:25 am »

Một số thông tin cơ bản:
- AT-4 có phương pháp ngắm bắn bán chủ động (SACLOS) theo nguyên lý 2 điểm: kính ngắm và mục tiêu (tốc độ từ 60km/h trở xuống).
- Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 "Фагот" sử dụng Hệ thống điều khiển bán tự động theo đường ngắm thẳng với phương pháp bắn 3 điểm (Метод трёх точек - Т/Т).
Phóng như đạn 9M111 được gọi là "phóng mềm" Grin
"стартовый газогенератор" có thể hiểu là buồng đốt liều phóng, còn "пороховой стартер" là tầng chứa thuốc phóng
Số 4 là cuộn dây nhưng không phải dây dẫn lệnh.
Điều khiển bắn 3 điểm là đúng theo chức năng của hệ thống điều khiển. Nói 2 điểm là từ thao tác của trắc thủ.
Trắc thủ bám điểm ngắm vào mục tiêu (chỉ thị mục tiêu), còn hệ thống điều khiển phải đọc được "đèn hồng ngoại" (là điểm thứ ba) ở đuôi đạn để tính ra lượng điều khiển đưa đạn đến mục tiêu do trắc thủ chỉ thị. Bản chất vẫn là 3 điểm nhưng một điểm đã chuyển cho hệ thống đảm nhiệm còn trắc thủ chỉ quan tâm 2 điểm thôi.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 06:44:26 pm »

@ huyphongssi: tớ nói "ngắm bắn theo nguyên lý 2 điểm" chính là ý nhắm vào việc phân biệt giữa AT-4 và anh trai nó là AT-3 đấy! Grin 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 07:10:26 pm »

@ huyphongssi: tớ nói "ngắm bắn theo nguyên lý 2 điểm" chính là ý nhắm vào việc phân biệt giữa AT-4 và anh trai nó là AT-3 đấy! Grin 

Ra là thủ trưởng bảo ngắm bắn chứ không phải điều khiển. Vậy mà em cứ tưởng bở Grin
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
ngtrunghieuasm
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #59 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 07:24:53 pm »

Tìm kiếm mãi mới ra được một loại tên lửa chống tăng có điều khiển nữa của  nhà ta đó là loại 3M11 Fleyta  Nato định danh là AT-2 Swatte, loại được trang bị khá hạn chế không biết bây giờ còn sử dụng không. Chủ yếu trang bị cho trực thăng Mi-24A.
[img border="1" src="http://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:AT-2c_Swatter.JPG"[/img]
+AT-2 Swatter là một loại tên lửa chống tăng có điều khiển của Liên Xô, sử dụng hệ điều khiển bằng vô tuyến MCLOS.

+Tên lửa được phát triển tại phòng thiết kế OKB-16, nó được phát triển là một loại ATGM hạng nặng cùng thời với loại AT-1 nhằm trang bị cho cả trực thăng và lực lượng mặt đất, tuy nhiên nó quá nặng để trang bị cho bộ binh cơ động.

+ Tên lửa sử dụng hệ điều khiển bằng vô tuyến thay cho dây dẫn, điều này giúp tên lửa bay nhanh hơn, tuy nhiên việc điều khiển bằng vô tuyến rất dể bị gây nhiễu đặc biệt khi công kích các xe tăng có hệ thống gây nhiễu điện tử  hiện đại.

+ AT-2 Swatter gặp phải nhiều vấn đề về kỷ thuật như loại AT-1 như tên lửa có tầm bắn hạn chế không đáp ứng được yêu cầu đề ra, vấn nữa là tên lửa có độ tin cậy trong chiến đấu khá kém. Về sau một phiên bản cải tiến của 3M11 là 9M17 (AT-2B) được phát triển, tên lửa có vẽ bề ngoài rất giống nhau nhưng tầm bắn đạt đến 3.5km.Tên lửa được chấp nhận trang bị rộng rải cho quân đội vào năm 1968.

+ Thông số kỷ thuật: Dài 1160mm, đường kính:148mm, khối lượng chiến đấu: 29kg (từ phiên bản AT-2B), tầm bắn từ hiệu quả từ 500-3500 mét, tốc độ:150-170m/s, khả năng xuyên giáp: 500mm với giáp RHA.

Tại Việt Nam AT-2 Swatter tham chiến lần đầu  trong chiến dịch biên giới Tây Nam 1979 cùng với sự xuất hiện tham chiến của trực thăng tấn công hạng nặng Mi-24A.Với trang bị hỏa lực hạng nặng AT-2 cùng với Mi-24A đã lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt rất nhiều xe tăng, xe thiết giáp, xe cơ giới, củng như các tiền đồn của Khơ me đỏ cho đến tận năm 1986 khi lực lượng Khơ me đỏ bị đẩy lùi tới  biên giới Thái Lan.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM